Tài liệu Kinh nghiệm xây dựng môi trường học tiếng Anh của trường sĩ quan chính trị: 90 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v TRAO ĐỔI
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, đặc biệt kể từ khi Chỉ
thị 89/CT-BQP ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ
quốc phòng về “Nâng cao chất lượng dạy và học
ngoại ngữ trong các nhà trường Quân đội” được
ban hành, trường Sĩ quan Chính trị được coi là một
trong những điểm sáng về mô hình xây dựng môi
trường học ngoại ngữ của toàn quân nói chung và
khối các nhà trường Quân đội nói riêng. Nhận thức
được tầm quan trọng của ngoại ngữ trong chương
trình giáo dục-đào tạo của Nhà trường trong xu
thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay
của Quân đội ta, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà
trường cùng với lãnh đạo, chỉ huy các cấp và mọi
lực lượng sư phạm của Nhà trường đã quyết tâm
ĐẶNG QUỐC TUẤN*
*Trường Sĩ quan Chính trị, nevercomeback1102@gmail.com
Ngày nhận bài: 12/02/2019; ngày sửa chữa: 16/4/2019; ngày duyệt đăng: 15/5/2019
KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TIẾNG ANH
CỦA TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ
cụ th...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm xây dựng môi trường học tiếng Anh của trường sĩ quan chính trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v TRAO ĐỔI
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, đặc biệt kể từ khi Chỉ
thị 89/CT-BQP ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ
quốc phòng về “Nâng cao chất lượng dạy và học
ngoại ngữ trong các nhà trường Quân đội” được
ban hành, trường Sĩ quan Chính trị được coi là một
trong những điểm sáng về mô hình xây dựng môi
trường học ngoại ngữ của toàn quân nói chung và
khối các nhà trường Quân đội nói riêng. Nhận thức
được tầm quan trọng của ngoại ngữ trong chương
trình giáo dục-đào tạo của Nhà trường trong xu
thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay
của Quân đội ta, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà
trường cùng với lãnh đạo, chỉ huy các cấp và mọi
lực lượng sư phạm của Nhà trường đã quyết tâm
ĐẶNG QUỐC TUẤN*
*Trường Sĩ quan Chính trị, nevercomeback1102@gmail.com
Ngày nhận bài: 12/02/2019; ngày sửa chữa: 16/4/2019; ngày duyệt đăng: 15/5/2019
KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TIẾNG ANH
CỦA TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ
cụ thể hóa Chỉ thị 89/CT-BQP của Bộ trưởng Bộ
quốc phòng thành những mục tiêu cụ thể nhằm
xây dựng môi trường dạy và học của trường Sĩ
quan Chính trị thực sự “chuyên ngữ”, đặc biệt là
môi trường học tiếng Anh.
2. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔI
TRƯỜNG HỌC TIẾNG ANH CỦA TRƯỜNG
SĨ QUAN CHÍNH TRỊ
2.1. Thường xuyên tăng cường công tác
lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai quyết liệt việc
thực hiện Chỉ thị 89
Sau khi Chỉ thị số 89/CT-BQP được ban hành,
Đảng ủy trường Sĩ quan Chính trị đã ra Nghị quyết
TÓM TẮT
Môi trường học ngoại ngữ có vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu trong việc nâng cao
chất lượng dạy và học ngoại ngữ. Trong thời gian qua, trường Sĩ quan Chính trị đã có những mô
hình hay, cách làm sáng tạo trong việc xây dựng môi trường học tiếng Anh hiệu quả. Trong bài
viết này, tác giả khái quát và chia sẻ những kinh nghiệm phong phú, phương pháp tổ chức linh
hoạt và mô hình hoạt động đa dạng, hiệu quả trong xây dựng môi trường học tiếng Anh của trường
Sĩ quan Chính trị trong những năm vừa qua. Đây là những gợi ý hữu ích để các nhà trường quân
đội tham khảo và vận dụng.
Từ khóa: Trường Sĩ quan Chính trị, kinh nghiệm, môi trường ngoại ngữ
91KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
TRAO ĐỔI v
số 211-NQ/ĐU chuyên đề về “Lãnh đạo nâng cao
chất lượng dạy và học ngoại ngữ đến năm 2020
và những năm tiếp theo”, đồng thời “lãnh đạo đổi
mới mạnh mẽ phương pháp dạy, học; hoàn thiện
sửa đổi chương trình chi tiết môn học sát với từng
đối tượng. Thường xuyên cập nhật nội dung vào
giảng dạy; thực hiện học mới, ôn cũ, lồng kết
khối lượng kiến thức cơ bản, cơ sở với kiến thức
chuyên nghành” (Đảng ủy trường Sĩ quan Chính
trị, 2016, tr.2) và “đẩy mạnh phong trào học ngoại
ngữ trong toàn trường theo hướng chuẩn hóa trình
độ trình độ các đối tượng và gắn với thi đua, khen
thưởng, thực hiện nghiêm việc kiểm tra, phúc tra
thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ cho các đối tượng”
(Đảng ủy trường Sĩ quan Chính trị, 2016, tr.3). Từ
đó, chất lượng và trình độ ngoại ngữ của các chủ
thể trong Nhà trường đã từng bước được nâng lên
và bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực.
Lãnh đạo, chỉ huy các cấp thường xuyên quan
tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào học
tiếng Anh của đơn vị. Số lượng, chất lượng giảng
viên tiếng Anh từng bước được nâng cao. Phần lớn
cán bộ, học viên tích cực, tự giác, chủ động trong
học tiếng Anh. Hệ thống giáo trình, tài liệu, cơ sở
vật chất phục vụ cho dạy và học tiếng Anh từng
bước được bổ sung, hoàn thiện theo hướng chuẩn
hóa và ngày càng hiện đại.
Bên cạnh đó, lãnh đạo, chỉ huy các cấp Nhà
trường thường xuyên giáo dục, tuyên truyền
nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán
bộ, giảng viên, học viên và nhân viên trong toàn
trường về tầm quan trọng và sự cần thiết của tiếng
Anh trong xu thế hiện nay, qua đó đa số những đối
tượng trên đã có nhận thức đúng đắn, có ý thức
tốt, trách nhiệm cao trong tự học nâng cao trình độ
tiếng Anh; trong đổi mới nội dung, phương pháp
nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong
toàn trường.
Lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, khoa giáo viên
và đơn vị của Nhà trường đã chủ động quán triệt,
triển khai và cụ thể hóa Chỉ thị 89/CT-BQP của
Bộ Quốc phòng và Nghị quyết số 211-NQ/ĐU của
Đảng ủy Nhà trường thành Nghị quyết lãnh đạo
năm học, thành những yêu cầu nhiệm vụ cụ thể
trong từng giai đoạn, từng năm học; gắn chất lượng
nâng cao trình độ tiếng Anh với đánh giá, phân
loại cán bộ và bình xét thi đua khen thưởng hàng
năm. Do đó, phong trào và chất lượng học tiếng
Anh của Nhà trường ngày càng được nâng lên.
2.2. Đổi mới nội dung chương trình, giáo
trình, phương pháp dạy và học tiếng Anh cũng
như phương pháp thi, đánh giá trình độ tiếng
Anh của người học
Đối với các lớp học viên hiện nay, Nhà trường
đã thực hiện tách lớp nhằm tăng cường cơ hội
tương tác giữa thầy và trò trong quá trình lên lớp,
qua đó giúp học viên có nhiều cơ hội được thể hiện
khả năng tiếng Anh của mình qua thực hành các
kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ. Đồng thời, thông qua
việc tách lớp, giảng viên bao quát lớp học tốt hơn,
tiếp xúc với học viên nhiều hơn, tương tác trực tiếp
với học viên, tổ chức được nhiều hơn hoạt động
ngôn ngữ trong lớp học. Kết quả là giảng viên sẽ
biết được chính xác, cụ thể năng lực tiếng Anh của
học viên như thế nào, nổi trội hay yếu kém những
mặt nào, cần bổ sung và nâng cao về kiến thức
hay là kỹ năng ngôn ngữ để từ đó kịp thời cập
nhật, bổ sung kiến thức cho học viên; điều chỉnh
phương pháp giảng dạy cho phù hợp cũng như
hướng dẫn cho học viên thực hành kỹ năng ngôn
ngữ hiệu quả hơn. Điều này đã giúp cho học viên
thực sự tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh trong giao
tiếp hàng ngày, qua đó đã phần nào góp phần xây
dựng môi trường học tiếng Anh của trường Sĩ quan
Chính trị hiệu quả hơn.
Giáo trình, tài liệu bổ trợ dạy học tiếng Anh
hiện nay của Nhà trường cũng đã được cập nhật,
đổi mới phù hợp với chương trình, mục tiêu giáo
dục - đào tạo của từng đối tượng học viên. Hiện
nay, những giáo trình hiện tại đang được sử dụng
trong giảng dạy tiếng Anh của Nhà trường đều
là những giáo trình, tài liệu đang được nhiều nhà
trường Quân đội sử dụng làm tài liệu giảng dạy
(New cutting edge). Ngoài ra, Nhà trường cũng
92 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v TRAO ĐỔI
đã tiến hành tự biên soạn Tập bài giảng tiếng Anh
chuyên từ chính trị-quân sự để bổ sung kiến thức
chuyên nghành cho người học. Chính vì vậy, phần
nào đã đáp ứng được đúng nhu cầu học ngoại ngữ
trên lớp cũng như ngoài lớp của học viên.
Phương pháp đánh giá, kiểm tra ngoại ngữ
hiện nay của Nhà trường đã được đổi mới hoàn
toàn, phù hợp với xu thế đánh giá ngoại ngữ chung
hiện nay. Nhà trường đã tổ chức kiểm tra, đánh giá
toàn diện cả 4 kỹ năng ngôn ngữ của học viên. Các
bài thi kỹ năng có tính phân loại cao, qua đó đánh
giá chính xác năng lực tiếng Anh của học viên.
Qua mỗi lần kiểm tra từng phần, từng đơn vị, cơ
quan chức năng cùng với khoa chuyên ngành, nhất
là giảng viên tiếng Anh cùng nhau rút kinh nghiệm
quá trình kiểm tra, đánh giá, từ đó phát huy những
mặt tích cực, điều chỉnh những mặt hạn chế. Do đó,
kết quả của các đơn vị trong những lần thi sau đều
tốt hơn so với những lần thi trước. Nếu những lớp
lần đầu tiếp cận thi 4 kỹ năng, tỷ lệ đạt yêu cầu trở
lên chỉ khoảng 45% - 55%, thì tỷ lệ đạt yêu cầu trở
lên đối với những lớp thi sau khoảng 60% trở lên,
thậm chí có những lớp đạt 100%. Điều đó có thể
khẳng định rẳng chất lượng dạy và học tiếng Anh
của Nhà trường ngày càng được nâng lên rõ rệt.
Ngoài ra, năm học 2017-2018, Nhà trường
còn chủ động tổ chức thi thử tốt nghiệp tiếng Anh
cho các đối tượng học viên chuẩn bị tốt nghiệp
ra trường nhằm đánh giá tổng quát trình độ tiếng
Anh của học viên, từ đó xây dựng kế hoạch dạy và
học tiếng Anh cho học viên phù hợp với yêu cầu
“chuẩn” đầu ra về tiếng Anh theo yêu cầu của Bộ
Quốc phòng cho học viên những khóa tiếp theo.
Đây chính là một trong những mục tiêu, là động
lực to lớn để mỗi học viên nêu cao tinh thần tự học
nâng cao trình độ tiếng Anh của mình, đáp ứng tốt
mục tiêu, yêu cầu giáo dục-đào tạo của Nhà trường.
2.3. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, nâng cao
trình độ tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ và giảng
viên, nhất là giảng viên tiếng Anh
Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ tiếng
Anh cho đội ngũ cán bộ và giảng viên luôn là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng
úy, Ban giám hiệu Nhà trường cũng như của lãnh
đạo, chỉ huy các cấp bởi vì đây là một trong những
lực lượng quyết định chất lượng dạy và học cũng
như phong trào tiếng Anh của Nhà trường. Trong
thời gian qua, đặc biệt sau khi Chỉ thị số 89/CT-
BQP của Bộ Quốc phòng được ban hành và Nghị
quyết số 211-NQ/ĐU của Nhà trường ra đời, Nhà
trường luôn tạo điều kiện, cơ hội tốt nhất để đội
ngũ cán bộ và giảng viên được bồi dưỡng, học tập
nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Từ năm
học 2011-2012 trở lại đây, Nhà trường thường
xuyên cử giảng viên ngoại ngữ đi học tập nâng
cao trình độ tiếng Anh ở Đoàn 871 cũng như học
tập ngắn hạn ở nước ngoài nhằm đáp ứng ngày
càng tốt hơn mục tiêu giáo dục-đào tạo của Nhà
trường cũng như yêu cầu của xu thế phát triển
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh
đó, Nhà trường cũng tạo điều kiện cho những
giảng viên ngoại ngữ không đúng chuyên ngành
tiếng Anh được đi học chuyển đổi và nâng cao
chất lượng ngoại ngữ phù hợp với chương trình,
mục đích giảng dạy ngoại ngữ của Nhà trường.
Trong đợt thi IELTS ngày 23/3/2019 tại Bristish
Council vừa qua, những giảng viên này đều đạt
được Band score ít nhất là 6.5 trở lên. Điều đó cho
thấy, chất lượng và trình độ của đội ngũ giảng viên
không ngừng được nâng lên, đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhiệm vụ chuyên môn nói riêng và mục
tiêu giáo dục-đào tạo của Nhà trường nói chung.
Với quan điểm “cán bộ là cái gốc của mọi công
việc” và “ngoại ngữ là công cụ giao tiếp không
thể thiếu của người cán bộ chính trị trong thời kỳ
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng” (Đảng ủy
Trường Sĩ quan Chính trị, 2016), từ năm học 2009
-2010 đến nay, Nhà trường liên tục mở các lớp tiếng
Anh trình độ A1 và A2 (theo khung năng lực ngoại
ngữ 6 bậc áp dụng ở Việt Nam hiện nay - VSTEP)
do đội ngũ giảng viên tiếng Anh của trường đảm
nhiệm cho đối tượng là cán bộ và giảng viên trong
toàn trường. Đặc biệt năm học 2017-2018, Nhà
trường còn chủ động liên kết với Đại học Quốc
gia Hà Nội mở lớp tiếng Anh trình độ B1 cho đội
93KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
TRAO ĐỔI v
ngũ cán bộ và giảng viên của Nhà trường. Những
đồng chí được tuyển chọn tham gia các lớp này
đều là những người có nền tảng tiếng Anh cơ bản
tương đối tốt, là những cán bộ và giảng viên được
đơn vị bồi dưỡng để phát huy và xây dựng phong
trào học tiếng Anh của đơn vị mình. Sau khi tham
gia các lớp tiếng Anh này, các đồng chí đã phát
huy tốt kiến thức được trang bị, từ đó xây dựng và
thúc đẩy các phong trào tự học tiếng Anh của đơn
vị mình. Đặc biệt đối với những đồng chí là cán bộ
quản lý đơn vị học viên, sau khi kết thúc chương
trình tiếng Anh của Nhà trường, các đồng chí đã
thực sự không những là hạt nhân trong các phong
trào tự học tiếng Anh của đơn vị, mà còn là tấm
gương để học viên noi theo, là người thầy thứ hai
trong việc xây dựng chương trình, tổ chức phương
pháp và hướng dẫn học viên tự học nâng cao trình
độ tiếng Anh.
2.4. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoại
khóa, các hoạt động bổ trợ tiếng Anh
Nhằm phát triển và nhân rộng phong trào học
tiếng Anh trong toàn trường, trong những năm qua,
hoạt động ngoại khóa tiếng Anh luôn nhận được sự
quan tâm sâu sát của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà
trường cũng như sự hưởng ứng nhiệt tình và tham
gia đông đảo của tất cả lực lượng sư phạm trong
Nhà trường. Có thể nói rằng, kể từ khi Chỉ thị số
89/CT-BQP của Bộ Quốc phòng ra đời, trường Sĩ
quan Chính trị là một trong những điểm đến tham
quan lý tưởng về mô hình hoạt động ngoại khóa
của các nhà trường Quân đội. Các hoạt động ngoại
khóa ngoại ngữ được tiến hành đa dạng về hình
thức, phong phú về nội dung, chặt chẽ về tổ chức,
và được tổ chức thường xuyên ở nhiều cấp độ khác
nhau, đồng thời nhận được sự quan tâm, ủng hộ và
tham gia nhiệt tình của lãnh đạo, chỉ huy các cấp
cũng như các lực lượng sư phạm trong trường.
Thực tế cho thấy, các hoạt động ngoại khóa
tiếng Anh ở trường Sĩ quan Chính trị hiện nay đã
trở thành một nếp sinh hoạt không thể thiếu trong
hoạt động thường nhật của các đơn vị, gắn chặt với
đời sống và sinh hoạt hàng ngày của học viên. Qua
đó, chất lượng cũng như phong trào học tập tiếng
Anh của Nhà trường đã được nâng lên rõ rệt. Các
mô hình hoạt động ngoại khóa tiếng Anh hiện nay
của Nhà trường đã hình thành, được nhân rộng,
thu hút được sự tham gia đông đảo của mọi người
và qua đó đã chứng minh được hiệu quả rõ rệt của
mình. Một số mô hình hoạt động ngoại khóa tiếng
Anh tiêu biểu của Nhà trường bao gồm:
Câu lạc bộ tiếng Anh: Ngay từ khi mới xuất
hiện, Câu lạc bộ tiếng Anh, dưới sự quản lý, điều
hành trực tiếp của các giảng viên tiếng Anh, đã
nhận được sự quan tâm sâu sát cũng như sự kỳ
vọng của tất cả lực lượng trong trường. Những
buổi đầu tiên đi vào hoạt động, mặc dù còn nhiều
bỡ ngỡ, khó khăn trong việc tổ chức, thiết kế mô
hình, nội dung và cách thức tiến hành hoạt động
nhưng Câu lạc bộ đã tạo được tiếng vang và tầm
ảnh hưởng lớn tới phong tròa học tập tiếng Anh
trong toàn trường. Chính vì vậy, nhận thấy tính ưu
việt của Câu lạc bộ tiếng Anh, Đảng ủy, Ban Giám
hiệu Nhà trường đã quyết định thành lập Câu lạc
bộ tiếng Anh của Nhà trường dưới sự điều hành,
quản lý trực tiếp của Đoàn thanh niên Nhà trường.
Đây chính là tiền đề để các Câu lạc bộ tiếng Anh
của các đơn vị ra đời và đi vào hoạt động. Đến nay,
Câu lạc bộ đã đi vào hoạt được 5 năm với rất nhiều
thành tích ấn tượng được ghi nhận. Trong 5 năm
qua, Câu lạc bộ tiếng Anh của Nhà trường cũng
như của các đơn vị thường xuyên phối hợp xây
dựng, đổi mới nội dung chương trình, cách thức tổ
chức cũng như: tổ chức các buổi giao lưu giữa Câu
lạc bộ tiếng Anh của Nhà trường với các cơ sở giáo
dục ngoại ngữ trên địa bàn đóng quân; giao lưu
Câu lạc bộ tiếng Anh của Nhà trường với các Nhà
trường quân đội khác; tổ chức các hoạt động gắn
liền nhân các ngày, các dịp lễ lớn của đất nước,
của Quân đội và của Nhà trường. Ngoài ra, Câu
lạc bộ tiếng Anh của các đơn vị còn thường xuyên
tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao
chất lượng học ngoại ngữ cho học viên như: mỗi
ngày một vài từ vựng, mỗi tuần một cấu trúc ngữ
pháp; các biển bảng, băng rôn đều được viết bằng
song ngữ Việt-Anh; xây dựng các cặp, nhóm học
viên giúp đỡ nhau học tiếng Anh Với những mô
94 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v TRAO ĐỔI
hình hay, phương pháp tổ chức sáng tạo như vậy,
Câu lạc bộ tiếng Anh của Nhà trường cũng như
Câu lạc bộ ngoại ngữ ở các đơn vị trong trường đã
trở thành điểm đến tham quan hấp dẫn về cách làm
sáng tạo nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ
của nhiều học viện, nhà trường trong Quân đội.
Trong năm học 2017-2018, Câu lạc bộ tiếng Anh
của Nhà trường đã đón nhiều đoàn của các học
viện Nhà trường trong Quân đội đến tham quan và
giao lưu như Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện
Hậu cần, Trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội,
Trường Sĩ quan Lục quân 1, Học viện Quân y
Chương trình phát thanh nội bộ bằng tiếng
Anh: Tiếp nối sự thành công của Câu lạc bộ tiếng
Anh, chương trình phát thanh nội bộ bằng tiếng
Anh của Nhà trường và đơn vị ra đời nhằm kế thừa
và phát huy cũng như đa dạng hóa các hoạt động
ngoại khóa nâng cao chất lượng dạy và học tiếng
Anh của Trường Sĩ quan Chính trị. Mặc dù thời
lượng dành cho mỗi chương trình không nhiều
(khoảng 10 - 15 phút/1 buổi) nhưng chương trình
này đã có sự lan tỏa và ảnh hưởng không nhỏ tới
mỗi cá nhân trong Nhà trường. Các chủ đề của
chương trình rất đa dạng phong phú như: đất nước,
con người, văn hóa, lịch sử, Quân đội Việt Nam,
những chủ đề liên quan tới các nước nói tiếng
Anh được chọn lọc kỹ lưỡng, biên tập công phu
trước khi phát sóng. Mỗi chương trình phát thanh
là một chủ đề mới lạ, hấp dẫn được chuyển tải
hoàn toàn bằng tiếng Anh. Những số đầu tiên phát
sóng, mọi người còn cảm thấy ngỡ ngàng, xa lạ
và khó tiếp thu thông tin bởi nhiều yếu tố cản trở
về ngôn ngữ, thì nay hình thức học tập “thụ động”
này đã và đang được triển khai rộng rãi ở tất cả
các đơn vị trong toàn trường. Qua đó, phong trào
và chất lượng học tiếng Anh của Nhà trường ngày
càng được nâng lên.
Mô hình tự học nâng cao trình độ tiếng Anh
của đội ngũ sĩ quan: Có thể nói đây là mô hình
học ngoại ngữ hoàn toàn mới ở trường Sĩ quan
Chính trị nhưng mang lại hiệu quả rất rõ rệt. Trước
hết, Đảng ủy Ban Giám hiệu Nhà trường đã đi đầu
chủ động xây dựng kế hoạch tuần, tháng hoàn toàn
bằng tiếng Anh và duy trì hội họp, giao ban bằng
tiếng Anh nhằm khuyến khích, cổ vũ và động viên
tất cả lãnh đạo, chỉ huy các cấp cũng như đội ngũ
sĩ quan toàn trường học tiếng Anh. Để đáp ứng tốt
những thay đổi như vậy, sĩ quan thuộc các cơ quan,
các khoa giáo viên và đơn vị trong toàn trường đều
chủ động, tích cực tự học tiếng Anh; so sánh, đối
chiếu lịch công tác của Nhà trường để tự xây dựng
kế hoạch công tác của đơn vị mình bằng tiếng
Anh. Ngoài ra, các đơn vị còn chủ động xây dựng
kế hoạch học tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ của
mình. Ví dụ như Khoa Văn hóa, Ngoại ngữ đã chủ
động sắp xếp lịch sinh hoạt, công tác của Khoa để
duy trì đều đặn chương trình bồi dưỡng tiếng Anh
cho đội ngũ giảng viên của Khoa vào chiều thứ 4
hàng tuần. Kết quả là, tất cả giảng viên của Khoa
đều cơ bản nắm và vận dụng được tiếng Anh cơ
bản, một số đồng chí còn có thể sử dụng tiếng Anh
để đọc và xử lý tài liệu chuyên nghành. Hoặc tại
một số đơn vị cấp đại đội, chỉ huy đơn vị đề nghị
cán bộ và học viên trong đơn vị khi tham gia giao
ban phải sử dụng tiếng Anh nhằm khuyến khích tất
cả mọi người trong đơn vị mình tích cực, chủ động
tự học tập nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.
Có thể khẳng định rằng, phong trào tự học tiếng
Anh của đội ngũ sĩ quan của Nhà trường chính là
một trong những động lực to lớn để học viên noi
theo, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ phong trào học
tập tiếng Anh trong toàn trường.
Mỗi tuần một ngữ cảnh: Đây là hoạt động
thường xuyên diễn ra ở các đơn vị học viên. Song
song với các hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Anh
và Chương trình phát thanh nội bộ bằng tiếng Anh,
mô hình “Mỗi tuần một ngữ cảnh” đã sớm được
nhân rộng và có những ảnh hưởng tích cực không
nhỏ tới chất lượng và phong trào tự học tiếng Anh
của học viên. Mô hình này yêu cầu tất cả học viên
phải tham gia và đảm nhiệm tất cả các vai trong
ngữ cảnh được phân công, do đó, dù muốn hay
không thì tất cả học viên phải tham gia với ý thức
và trách nhiệm cao nhất để ngữ cảnh được tổ chức
thực hiện thành công. Có thể nói, đây chính là
một trong những mô hình hoạt động ngoại khóa
kết hợp rõ ràng nhất kiến thức trên lớp học với
hoạt động ngoài giờ lên lớp, là mô hình “học mà
95KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
TRAO ĐỔI v
chơi, chơi mà học” thu hút sự tham gia đông đảo
của học viên. Thông qua mô hình này, học viên
vừa được “học mới, ôn cũ”, vừa được trau dồi kiến
thức chuyên nghành, vừa phát huy tính chủ động,
sáng tạo của mỗi cá nhân, qua đó góp phần nâng
cao năng lực chuyên nghành, hình thành và phát
triển nhân cách tốt đẹp của người cán bộ chính trị
trong tương lai.
Ngoài những mô hình nổi bật trên, tại các đơn
vị trong trường Sĩ quan Chính trị còn xây dựng và
nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng tạo
để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ của
Nhà trường như: sử dụng tiếng Anh trong tổ chức
“Sinh nhật đồng đội”, kết hợp hoạt động ngoại
khóa tiếng Anh với hoạt động ngoại khóa chuyên
ngành, tổ chức giao lưu bằng tiếng Anh với các
đơn vị kết nghĩa trên địa bàn đóng quân Có thể
nói, những mô hình này đã góp phần không nhỏ tới
ý thức tự học ngoại ngữ của mỗi cá nhân trong đơn
vị, đồng thời thúc đẩy phong trào tự học tiếng Anh
của toàn trường.
2.5. Phát huy tối đa vai trò tư vấn, giúp đỡ
và hiệp đồng giữa các đơn vị của Nhà trường
trong xây dựng phong trào tự học tiếng Anh
Có thể khẳng định đây là một trong những yếu tố
then chốt, quyết định tới sự thành công của các mô
hình và phong trào học tập nâng cao trình độ tiếng
Anh của Nhà trường. Hiện nay, các mô hình hoạt
động cách thức tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình
độ tiếng Anh cho các lực lượng của Nhà trường luôn
được tiến hành chặt chẽ, uyển chuyển, nhịp nhàng
giữa các lực lượng tham gia trong Nhà trường.
Việc tổ chức, tiến hành các mô hình nâng cao
chất lượng dạy và học tiếng Anh ở trường Sĩ quan
Chính trị hiện nay luôn nhận được sự quan tâm,
ủng hộ và tham gia nhiệt tình của đông đảo của các
chủ thể trong Nhà trường. Các hoạt động này được
tổ chức quy mô, đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các khâu, các bước và phù hợp với từng đối
tượng cũng như mục tiêu, yêu cầu giáo dục-đào
tạo của Nhà trường.
Trước hết, căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nội
dung, chương trình đào tạo và nhiệm vụ của từng
đối tượng, Nhà trường, các cơ quan chức năng,
các khoa giáo viên, nhất là Khoa Văn hóa, Ngoại
ngữ, và các đơn vị quản lý học viên đã chủ động,
tích cực xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội
dung và chương trình cho các lực lượng khoa học,
cụ thể, tỉ mỉ, sát với thực tiễn mục đích, yêu cầu
giáo dục-đào tạo, với nhiệm vụ của Nhà trường và
đơn vị. Các chương trình, mô hình xây dựng môi
trường học tiếng Anh cấp Nhà trường cũng như
cấp đơn vị đã luôn bám sát với yêu cầu giáo dục-
đào tạo trong từng giai đoạn cụ thể của học viên,
phản ánh đúng nhu cầu thực tế của học viên.
Tại trường Sĩ quan Chính trị hiện nay, Nhà
trường và các đơn vị quản lý học viên đã xác định
và sử dụng nhiều hình thức, phương pháp và biện
pháp tổ chức xây dựng môi trường học ngoại ngữ
hiệu quả. Thông qua môi trường tiếng Anh, người
học không những được củng cố và nâng cao kiến
thức và kỹ năng ngôn ngữ Anh, qua đó còn rèn
luyện bản lĩnh chính trị, rèn luyện và nâng cao các
kỹ năng mềm cũng như nâng cao tay nghề công tác
Đảng, công tác chính trị của người cán bộ chính trị.
Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện
mô hình xây dựng môi trường ngoại ngữ cho
người học, cán bộ, giảng viên, đặc biệt là cán bộ
quản lý đơn vị và giảng viên tiếng Anh đã phối
hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và hiệu quả các khâu,
các bước tổ chức, qua đó, các mô hình này không
những vận hành trơn chu mà còn đạt được hiệu
quả như mong muốn, thậm chí có những chương
trình kết quả thu được ngoài sự mong đợi, được
Thủ trưởng Ban Giám hiệu, lãnh đạo, chỉ huy các
phòng, khoa giáo viên và đơn vị đánh giá rất cao
như các hội thi Olympic tiếng Anh, các chương
trình giao lưu tiếng Anh với các đơn vị trong và
ngoài Nhà trường trên địa bàn đóng quân
3. KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, nâng cao chất lượng dạy-
học tiếng Anh nói chung và nâng cao trình độ tiếng
96 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v TRAO ĐỔI
EXPERIENCE IN BUILDING THE ENGLISH LEARNING ENVIRONMENT
AT THE POLITICAL OFFICERS COLLEGE
DANG QUOC TUAN
Abstract: The foreign language learning environment plays an important and indispensable
role in improving the teaching and learning foreign languages quality. In recent years, the
Political Officers College has had good models, creative approaches to build an effective English
learning environment. In this article, the author generalized and shared rich experience, flexible
organizational methods and various effective forms of activities in creating an English language
setting of the Political Officers College in recent years. These are helpful recommendations for
other military schools to make consultation and application.
Keywords: Political Officers College, experience, foreign language learning environment
Received: 12/02/2019; Revised: 16/4/2019; Accepted: 15/5/2019
Anh cho tất cả lực lượng trong Nhà trường nói riêng
cũng như xây dựng môi trường thực sự “chuyên
ngữ” để mọi người đều có cơ hội học tập, tự học
tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ luôn là
một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng
ủy, Ban Giám hiệu cũng như lãnh đạo chỉ huy các
cấp của trường Sĩ quan Chính trị. Bằng sự quan
tâm, chỉ đạo sát sao, sự vào cuộc quyết liệt, kịp
thời của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, sự hưởng ứng
nhiệt tình của các lực lượng sư phạm trong Nhà
trường, sự linh hoạt, sáng tạo cũng như sự phối
hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, khoa giáo viên
và đơn vị quản lý học viên Nhà trường trong xây
dựng các mô hình học và tự học tiếng Anh, trường
Sĩ quan Chính trị đã và đang trở thành một trong
những môi trường “chuyên ngữ” được đánh giá
cao trong khối các nhà trường Quân đội hiện nay./.
Tài liệu tham khảo:
Bộ Quốc phòng (2016), Chỉ thị số 89/CT-BQP “Về một
số nhiệm vụ cấp bách nâng cao chất lượng dạy và
học ngoại ngữ trong hệ thống nhà trường quân
đội”, Hà Nội.
Cục Nhà trường - Bộ Tổng tham mưu (2016), “Hướng
dẫn về phúc tra đào tạo sĩ quan cấp phân đội tốt
nghiệp năm 2017”, Hà Nội.
Đảng ủy Trường Sĩ quan Chính trị (2016), Nghị quyết
số 211-NQ/ĐU về “Lãnh đạo nâng cao chất lượng
dạy và học ngoại ngữ đến năm 2020 và những năm
tiếp theo”, Bắc Ninh.
Đảng ủy Trường Sĩ quan Chính trị (2017), Nghị quyết
lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018,
Bắc Ninh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_nghiem_xay_dung_moi_truong_hoc_tieng_anh_cua_truong_si_quan_chinh_tri_1948_2171706.pdf