Tài liệu Kinh nghiệm phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam: 71
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 194- Tháng 7. 2018
Kinh nghiệm phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm
tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
Phạm Tiến Mạnh
Ngày nhận: 14/05/2018 Ngày nhận bản sửa: 05/06/2018 Ngày duyệt đăng: 24/07/2018
Tại mỗi quốc gia, vốn đầu tư mạo hiểm đóng vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển, giúp các doanh nghiệp với các ý tưởng mới táo
bạo có điều kiện tiếp cận vốn và kinh nghiệm quản lý từ các nhà đầu
tư cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. Việt Nam đang trong quá
trình chuyển mình để hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
rất cần thiết việc huy động vốn thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm; do
đó, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã đi trước thành công, có
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội tương đồng là cần thiết. Thông
qua việc học hỏi kinh nghiệm từ nước bạn Trung Quốc, chúng ta sẽ
có cái nhìn tổng quan hơn về quá trình hình thành và phát t...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
71
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 194- Tháng 7. 2018
Kinh nghiệm phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm
tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
Phạm Tiến Mạnh
Ngày nhận: 14/05/2018 Ngày nhận bản sửa: 05/06/2018 Ngày duyệt đăng: 24/07/2018
Tại mỗi quốc gia, vốn đầu tư mạo hiểm đóng vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển, giúp các doanh nghiệp với các ý tưởng mới táo
bạo có điều kiện tiếp cận vốn và kinh nghiệm quản lý từ các nhà đầu
tư cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. Việt Nam đang trong quá
trình chuyển mình để hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
rất cần thiết việc huy động vốn thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm; do
đó, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã đi trước thành công, có
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội tương đồng là cần thiết. Thông
qua việc học hỏi kinh nghiệm từ nước bạn Trung Quốc, chúng ta sẽ
có cái nhìn tổng quan hơn về quá trình hình thành và phát triển quỹ
đầu tư mạo hiểm ở quốc gia này, đồng thời rút ra được các bài học
cần thiết cho Việt Nam.
Từ khóa: Vốn đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư mạo hiểm.
1. Lời mở đầu
rong những giai
đoạn đầu phát
triển, quỹ đầu tư
mạo hiểm được
coi là những cá
nhân hoặc nhóm nhà đầu tư sẵn
sàng cung cấp vốn cho những
dự án với ý tưởng mới, khám
phá mới hoặc các phát minh
mới của một cá nhân không có
đủ nguồn lực để tiếp tục công
việc của mình, hay không đủ
điều kiện để ngân hàng cấp vốn
cho. Trên thực tế, quỹ đầu tư
mạo hiểm là thuật ngữ ám chỉ
các tổ chức kinh doanh vốn
mạo hiểm, tức là điều phối
nguồn vốn từ các nhà đầu tư
đang có vốn nhàn rỗi, sẵn sàng
chấp nhận rủi ro để đầu tư
vào các dự án đang thiếu vốn,
có triển vọng trong tương lai,
nhưng không chắc chắn về kết
quả đầu tư bởi chưa có sự kiểm
chứng từ kết quả sản phẩm. Tuy
nhiên cách hiểu phổ biến nhất
về quỹ đầu tư mạo hiểm là một
lượng vốn nằm dưới sự quản lý
chuyên nghiệp, được huy động
với mục đích là thực hiện các
khoản đầu tư vốn cổ phần trực
tiếp, được quản lý chủ động
vào các công ty tư nhân có khả
năng tăng trường nhanh, hoặc
tham gia góp vốn ở giai đoạn
ý tưởng; và với một chiến lược
thoái vốn đã được xác định rõ
ràng (Christofidis và Debande,
2001).
Quỹ đầu tư mạo hiểm thường
có chiến lược đầu tư vào một
số lĩnh vực có khả năng tăng
trưởng nhanh, với lợi nhuận
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
72 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018
lớn như các ngành công nghệ
cao, do đó quỹ đầu tư mạo
hiểm có thể coi là quỹ tăng
trường, đồng thời đây là loại
quỹ có tính chuyên biệt hóa
cao (specialized funds). Bên
cạnh đó, một số quỹ đầu tư
mạo hiểm được lập ra với
mục đích tập trung đầu tư
vào một địa bàn hoặc một
quốc gia nhất định (country
funds) hoặc để chuyên đầu
tư vào quỹ đầu tư mạo hiểm
khác nhằm chia sẻ rủi ro đầu
tư (quỹ trung gian- fund of
funds). Quỹ đầu tư mạo hiểm
có vai trò rất quan trọng trong
nền kinh tế, đó là: (1) Cung
cấp vốn đầu tư mạo hiểm cho
các doanh nhân mạo hiểm tại
các giai đoạn đầu của doanh
nghiệp; (2) cung cấp vốn đầu
tư cho các đối tác nhằm mục
đích mua bán, sáp nhập doanh
nghiệp; (3) hỗ trợ về mặt kinh
nghiệm quản lý, tư vấn về góc
độ luật pháp cho các doanh
nghiệp mới thành lập.
Xây dựng và phát triển quỹ
đầu tư mạo hiểm là một quá
trình, đòi hỏi sự tham gia từ
nhiều phía, như từ chính nhu
cầu nhận vốn đầu tư từ các
doanh nhân mạo hiểm; nhu
cầu đầu tư từ các nhà đầu tư
mạo hiểm; và đặc biệt là sự
trợ giúp của chính phủ. Chính
vì vậy, tìm hiểu kinh nghiệm
xây dựng và phát triển quỹ
đầu tư mạo hiểm tại các quốc
gia khác là cần thiết để giúp
Việt Nam xây dựng và phát
triển hệ thống quỹ đầu tư mạo
hiểm của riêng mình.
2. Kinh nghiệm phát triển
quỹ đầu tư mạo hiểm tại
Trung Quốc
Quan điểm về vốn đầu tư
mạo hiểm lần đầu được đem
ra thảo luận tại Trung Quốc
vào năm 1985, trong “Quyết
định cải cách Hệ thống Khoa
học và Công nghệ” của chính
quyền Trung ương. Trước giai
đoạn phát triển này và sau khi
ban hành chính sách mở cửa
và cải cách nền kinh tế năm
1978, di sản của nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung cũng
như tất cả các quyết định liên
quan đến sản xuất và đầu tư
đều được kiểm soát và tập
trung vào tay chính quyền, do
đó không có các doanh nghiệp
tư nhân, không có khởi sự
doanh nghiệp, không có quỹ
đầu tư mạo hiểm hoặc các
tầng lớp doanh nhân ở Trung
Quốc.
Ngày nay người Trung Quốc
hiểu thuật ngữ vốn đầu tư mạo
hiểm cũng giống như trên thế
giới, đó là nhìn chung vốn
đầu tư mạo hiểm là một khoản
đầu tư vào các dự án có khả
năng tăng trưởng cao, rủi ro
lớn, thường là các hãng công
nghệ cao và cần vốn để đầu tư
phát triển sản phẩm có tiềm
năng tăng trưởng, dưới dạng
góp vốn cổ phần thay vì vay
nợ. Theo đó, như một phần
của vốn cổ phần tư nhân, thuật
ngữ vốn đầu tư mạo hiểm
nhìn chung không bao hàm
việc đầu tư để mua đứt doanh
nghiệp, mà các công ty cổ
phần tư nhân sẽ mua số lượng
cổ phần lớn đủ để chi phối các
công ty hiện tại hoặc các công
ty trưởng thành từ các chủ sở
hữu hiện tại.
Trải qua quá trình hình thành
và phát triển, chính quyền
Trung Quốc đã xác định một
số vấn đề cấp thiết nhất nhằm
xây dựng và phát triển quỹ
đầu tư mạo hiểm tại quốc gia
này. Đó là: (1) Vấn đề pháp
lý; (2) vấn đề nguồn vốn;
và (3) vai trò của thị trường
chứng khoán (TTCK).
2.1. Khung pháp lý và cơ chế
quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm
Đối với hệ thống pháp luật tại
Trung Quốc, các điều luật liên
quan đến vốn mạo hiểm có thể
được chia thành 3 loại chính:
(1) Các điều luật quốc gia
được ban hành bởi Quốc hội
và Ủy ban thường vụ Quốc
hội như Luật Chứng khoán,
Luật Công ty, Luật Công
ty hợp danh, Luật Tín thác
(Trust Law) và Luật Các quỹ
đầu tư chứng khoán sửa đổi
2013 (Luật quỹ mới); (2) Các
quy định hành chính được ban
hành bởi Hội đồng Nhà nước
và các bộ ngành dưới Hội
đồng Nhà nước, đó là “Các
biện pháp tạm thời để quản
lý doanh nghiệp đầu tư khởi
nghiệp 2005”; (3) Các quy
định mang tính đặc thù được
ban hành bởi các nhà lập pháp
địa phương. Trước khi chính
quyền trung ương đưa ra các
điều khoản để đánh giá các
công ty khởi nghiệp, các chính
quyền thành phố như Bắc
Kinh, Thượng Hải và Thâm
Quyến đã ban hành rất nhiều
các quy định đặc thù của mình
nhằm hỗ trợ các quỹ đầu tư
mạo hiểm trong việc huy động
vốn mạo hiểm trong phạm vi
của mình. Thêm vào đó, có
rất nhiều hướng dẫn có liên
quan do Hiệp hội Quỹ đầu tư
chứng khoán Trung Quốc và
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
73Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018
Hiệp hội Quỹ đầu tư cổ phiếu
Trung Quốc ban hành.
Đối với cơ chế pháp luật đặc
thù của đầu tư mạo hiểm,
khía cạnh chính mà cơ chế tại
Trung Quốc khác Mỹ ở chỗ
nền tảng quy định tại Trung
Quốc dựa trên sự phân loại
của các tổ chức tài chính và
sản phẩm mà họ cung cấp.
Ví dụ, các quỹ đầu tư được
thành lập dưới dạng các
công ty tín thác và được điều
chỉnh bởi Ủy ban Quản lý
ngân hàng Trung Hoa (the
China Banking Regulatory
Commission- CBRC), trong
khi các công ty chứng khoán
và các công ty quản lý quỹ,
các sản phẩm tài chính của họ
được điều chỉnh bởi Ủy ban
Quản lý chứng khoán Trung
Quốc (the China Securities
Regulatory Commission-
CSRC). Trên thực tế, Ủy ban
Cải cách và phát triển quốc
gia (the National Development
and Reform Commission-
NDRC) và CSRC luôn cạnh
tranh để giành quyền quản lý
lĩnh vực vốn cổ phần tư nhân
và quỹ đầu tư mạo hiểm tại
Trung Quốc. Chính sự không
rõ ràng và thống nhất trong
việc quản lý này đã làm cản
trở sự phát triển của lĩnh vực
đầu tư mạo hiểm và sự không
thống nhất các quy định liên
quan đối với các đối tượng
tham gia thị trường.
Nhằm làm rõ trách nhiệm
pháp lý của các cơ quan khác
nhau trong Chính phủ và tạo
ra một cơ chế điều hành hoạt
động trong lĩnh vực đầu tư
mạo hiểm được minh bạch,
các nhà làm luật Trung Quốc
đang trong quá trình sửa đổi
các điều luật và các quy định
liên quan nhằm điều hành
hiệu quả các quỹ đầu tư mạo
hiểm. Một điểm đổi mới đáng
ghi nhận, đó là sự ra đời của
một khuôn khổ pháp lý mới
dành riêng cho lĩnh vực vốn
cổ phần tư nhân và quỹ đầu tư
mạo hiểm ở Trung Quốc thông
qua việc ban hành Quy định
về Đăng ký các nhà quản lý
quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân
và Nộp hồ sơ của các quỹ đầu
tư mạo hiểm tư nhân, bản thí
điểm thực hiện vào năm 2014
do Hiệp hội Quản lý tài sản
Trung Quốc (AMAC) ban
hành; và các biện pháp tạm
thời để quản lý và giám sát
Quỹ đầu tư tư nhân vào năm
2014.
Theo khuôn khổ pháp lý mới
này, quyền soạn thảo các quy
định và luật pháp liên quan
đến vốn cổ phần tư nhân và
lĩnh vực đầu tư mạo hiểm đã
được chuyển từ NDRC sang
CSRC, sau đó được ủy quyền
cho AMAC. Như vậy, hiện
nay CSRC là cơ quan ban
hành các quy định chính về
các lĩnh vực liên quan đến các
quỹ đầu tư mạo hiểm, nhằm
quản lý và giám sát chúng
hiệu quả. Lập trường hiện nay
của CSRC về các quy định
của lĩnh vực đầu tư mạo hiểm
cũng giống Mỹ, khi cho rằng
thị trường này không nên bị
áp đặt với nhiều quy định
bắt buộc cứng nhắc, mà nên
chủ yếu dựa vào sự tự điều
tiết, điều chỉnh của chính nó.
Thêm vào đó, các quy định do
SCRC ban hành nên tập trung
vào các quy định liên quan
đến các nhà quản lý quỹ, hơn
là tập trung vào bản thân quỹ
đầu tư. Do vậy, các biện pháp
tạm thời của SCRC ra đời
nhằm thúc đẩy việc ghi danh
của các nhà quản lý quỹ đầu
tư mạo hiểm, thống kê về các
quỹ đầu tư với AMAC, cũng
như thiết lập các cơ chế hợp
lý đối với các nhà đầu tư đủ
điều kiện.
Đối với chính sách thuế, từ
năm 2007, nhiều chính quyền
địa phương đã ban hành các
chính sách thuế đặc thù nhằm
hỗ trợ cho sự phát triển của
các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tại
Thượng Hải và Bắc Kinh, thuế
thu nhập cá nhân đối với các
thành viên góp vốn vào quỹ
đầu tư mạo hiểm được giảm
trừ còn 20% (so với đầu tư
vào lĩnh vực khác là 35%).
Đồng thời, năm 2007 Bộ Tài
chính và Cục Thuế Nhà nước
Trung Quốc ra thông báo về
các chính sách thuế có liên
quan đến quỹ đầu tư mạo
hiểm, quy định nếu quỹ đầu
tư mạo hiểm đầu tư vào các
doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh
vực công nghệ cao (high-tech
SMEs) từ hai năm trở lên,
được phép sử dụng 70% giá
trị đầu tư để giảm trừ thuế, bắt
đầu tư năm thứ ba cho đến khi
khấu trừ hết.
Để khuyến khích các doanh
nhân khởi nghiệp tập trung
vào lĩnh vực mạo hiểm, công
nghệ cao, theo Điều 28, Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp
của Trung Quốc (sửa đổi vào
năm 2008), thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với các
công ty trong lĩnh vực công
nghệ cao được giảm xuống
từ 25% xuống 15%. Ngoài
ra, theo Điều 57 của luật này,
nếu các công ty công nghệ
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
74 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018
cao đặt tại một số địa điểm
nhất định được quy định
trước, thì còn được lợi thuế bổ
sung. Cụ thể, nếu các doanh
nghiệp này đặt tại Phố Đông
(Pudong)- Thượng Hải; Thâm
Quyến (Shenzhen), Sán Đầu
(Shantou), Chu Hải (Zhuhai),
Hạ Môn (Xiamen) và Hải
Nam (Hainan), có thể được
miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp trong hai năm đầu cho
tới năm đầu tiên có doanh thu
từ sản phẩm sáng tạo, sản xuất
ra; thêm vào đó, các doanh
nghiệp này còn được giảm
một nửa số thuế thu nhập
doanh nghiệp theo luật định
(25% đối với lĩnh vực công
nghệ cao) từ hai đến ba năm
sau đó (Cai, 2010).
2.2. Nguồn vốn của quỹ đầu
tư mạo hiểm
Bảng 1 cho thấy, số lượng nhà
đầu tư tham gia vào quỹ đầu
tư mạo hiểm tại Trung Quốc
đa phần là các nhà đầu tư tư
nhân, chiếm tỷ trọng lớn qua
các năm; trong khi số lượng
nhà đầu tư tổ chức chiếm tỷ
trọng nhỏ hơn. Tuy nhiên khi
xét đến giá trị vốn huy động,
các nhà đầu tư tư nhân chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ, dưới 3%
mỗi năm; trong khi các nhà
đầu tư tổ chức chiếm trên 80%
qua các năm.
Bảng 2 cho thấy, các tổ chức
tài chính như ngân hàng/ dịch
vụ tài chính, các công ty bảo
hiểm, các quỹ đầu tư chiếm tỷ
trọng khiêm tốn trong lượng
vốn đầu tư vào quỹ đầu tư
mạo hiểm so với các công ty
và tập đoàn tại nước này.
Việc số lượng các cá nhân và
doanh nghiệp chiếm ưu thế
chứ không phải các quỹ đầu
tư, quỹ hưu trí và các công
ty bảo hiểm trong lĩnh vực
đầu tư mạo hiểm tại Trung
Quốc có thể được giải thích
bởi hai lý do chính: Thứ nhất,
tại quốc gia này có rất nhiều
cá nhân giàu có sẵn sàng bỏ
vốn để đầu tư; Thứ hai, hậu
quả của việc hạn chế đầu tư
vốn cổ phần tư nhân trong các
thập kỷ trước, làm cho các
nhà đầu tư tổ chức như quỹ
đầu tư quốc gia và các công
ty bảo hiểm không có đủ thời
gian để tích lũy vốn đầu tư.
Tuy nhiên, việc nhiều nhà
đầu tư cá nhân tham gia đầu
tư trong lĩnh vực đầu tư mạo
hiểm (tỷ lệ tăng từ 2,1% năm
2012 lên 2,7% năm 2015) đã
tạo ra nhiều vấn đề trong quá
trình hoạt động của các quỹ
đầu tư mạo hiểm. Rất nhiều
nhà đầu tư cá nhân thuộc thế
hệ giàu có thứ nhất, tài sản
của họ kiếm được sau mở cửa
và cải cách kinh tế năm 1978,
ít có sự hiểu biết về lĩnh vực
tài chính, khả năng chấp nhận
rủi ro thấp hơn so với các
nhà đầu tư tổ chức. Do đó, họ
không sẵn lòng giao tiền của
mình cho bên thứ ba để đầu
tư, mà có xu hướng muốn tự
định đoạt vốn đầu tư của mình
bằng việc tự mình lựa chọn
các công ty để đầu tư.
Vốn đầu tư của Chính phủ
được ghi nhận là một trong
những nguồn vốn đầu tư
quan trọng nhất đối với các
doanh nhân đầu tư, chỉ xếp
sau nguồn vốn tín dụng ngân
hàng. Nhiều quốc gia đã cung
cấp nhiều chương trình khác
nhau để hỗ trợ các doanh nhân
khởi nghiệp như các quỹ đầu
tư mạo hiểm do Chính phủ
tài trợ nhằm tài trợ cho các
dự án của các doanh nhân trẻ.
Ví dụ chương trình Yozma
của Israel, CORFU của Chile,
WFG của Đức và ESVF của
Singapore. Tương tự như vậy,
Chính phủ Trung Quốc đã cấp
vốn cho các dự án đầu tư mạo
hiểm cho các start-up công
nghệ thông qua nhiều chương
Bảng 1. Tỷ trọng về số lượng nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015
Các cá nhân và gia đình giàu có 46,10 50,20 50,80 54,40
Các công ty và tập đoàn 19,50 17,20 16,60 14,90
Các công ty đầu tư 4,70 5,90 6,10 8,50
Khác 29,70 26,70 26,50 22,20
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Zero2IPO, 2016
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
75Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018
trình hỗ trợ của Chính phủ
như Quỹ đổi mới cho các công
ty công công nghệ (IFTBF),
Quỹ đầu tư công nghiệp, Quỹ
định hướng Chính phủ. Các
dữ liệu nghiên cứu từ năm
2008 cho thấy, 80% vốn đầu
tư của các quỹ đầu tư mạo
hiểm là do Chính phủ đứng
đằng sau hỗ trợ đầu tư.
2.3. Vai trò của thị trường
chứng khoán trong phát triển
quỹ đầu tư mạo hiểm
Việc thoái vốn đầu tư mạo
hiểm được coi là giai đoạn
quan trọng, bởi nó sẽ ghi nhận
doanh thu và lợi nhuận thực
sự của thương vụ đầu tư. Điều
kiện tiên quyết đối với một thị
trường vốn mạo hiểm, là việc
tồn tại một kênh thoái vốn
hiệu quả, tính thanh khoản cao
để cho các nhà đầu tư dễ dàng
thu được tiền mặt. Do vậy,
TTCK đóng vai trò rất quan
trọng cho sự phát triển của thị
trường vốn mạo hiểm. Black
& Gilson (2000) cho rằng, tại
các quốc gia có TTCK phát
triển, cho phép các nhà tư bản
mạo hiểm thoái vốn thuận lợi
hơn thông qua việc phát hành
cổ phiếu ra công chúng (IPO).
Với điều kiện thực tế tại
Trung Quốc có nhiều doanh
nghiệp với các quy mô khác
nhau, Chính phủ Trung Quốc
rất linh hoạt khi tạo ra các sàn
giao dịch chứng khoán với các
điều kiện, tiêu chuẩn niêm yết
khác nhau đáp ứng được nhu
cầu thoái vốn của thị trường.
Tại Trung Quốc, có ba kênh
thoái vốn dành cho các công
ty mạo hiểm, đó là sàn giao
dịch cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa (SME Boards);
sàn giao dịch cho các công ty
Bảng 3. Các kênh thoái vốn chính trên thị trường vốn mạo
hiểm Trung Quốc
Năm IPO M&A Chuyển nhượng cổ phiếu*
2015 257 280 197
2014 172 111 70
2013 33 76 58
2012 144 31 44
2011 312 55 41
2010 331 24 20
2009 82 6 24
2008 43 6 27
2007 100 13 29
2006 30 25 12
Nguồn: Zero2IPO và China Venture, 2016
* Không bao gồm nghiệp vụ mua đứt và mua lại cổ phiếu (Management
buyouts và buybacks)
Bảng 2. Tỷ lệ vốn huy động của quỹ đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015
Cá nhân và gia đình giàu có 2,10 2,50 2,60 2,70
Các công ty và tập đoàn 32,20 29,70 29,90 29,50
Công ty đầu tư và quỹ đầu tư 33,10 35,00 34,70 34,20
Quỹ hưu trí 24,70 24,80 24,30 22,90
Tổ chức từ thiện 0,80 0,70 0,70 0,70
Công ty bảo hiểm 1,10 1,00 1,10 1,10
Ngân hàng/ dịch vụ tài chính 3,80 3,00 2,90 2,80
Các tổ chức liên quan đến chính phủ 2,20 3,00 3,10 5,40
Khác 0,00 0,30 0,70 0,70
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Zero2IPO, 2016
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
76 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018
đang tăng trưởng (ChiNext)
và sàn giao dịch gọi vốn cổ
phần quốc gia (New Third
Board).
SME Boards được thành lập
năm 2005, với mục tiêu tạo ra
hệ thống TTCK nhiều tầng,
và cung cấp nơi huy động
vốn dễ dàng cho các SME tại
Trung Quốc. Tuy nhiên, thực
tế cho thấy, cho đến nay SME
Boards không phải là nơi phù
hợp để các nhà tư bản mạo
hiểm thoát vốn. Lý do chính là
yêu cầu niêm yết nghiêm ngặt
tại sàn này, với các yêu cầu
niêm yết và ngưỡng niêm yết
hầu hết giống sàn giao dịch
lớn như sở giao dịch Thâm
Quyến và Thượng Hải. Ví dụ
yêu cầu công ty niêm yết phải
đáp ứng được 3 năm liên tiếp
có lãi, không ít hơn 30 triệu
NDT, dòng tiền cộng dồn
trong 3 năm liền kề ít nhất 50
triệu NDT, doanh thu thường
niên ít nhất 300 triệu NDT
Do vậy, các yêu cầu này đã
lọc và loại ra gần hết các công
ty nhận vốn đầu tư mạo hiểm.
ChiNext được thành lập tháng
10/2009 tại Sở giao dịch
chứng khoán Thâm Quyến.
Mặc dù ChiNext được coi là
NASDAQ tại Trung Quốc,
nhưng trên thực tế nó khác
NASDAQ ở chỗ mục tiêu chủ
yếu của nó là thu hút các công
ty thuộc lĩnh vực công nghệ
cao, các công ty tăng trưởng
cao niêm yết và giao dịch tại
ChiNext, trong khi NASDAQ
không tập trung vào một lĩnh
vực hoặc loại hình công ty cụ
thể nào cả. Lý do ChiNext thu
hút được nhiều doanh nghiệp
niêm yết tại đây do điều kiện,
yêu cầu của nó “dễ chịu” hơn
SME Boards. Ví dụ một doanh
nghiệp chỉ cần yêu cầu có giá
trị thị trường không ít hơn 30
triệu NDT sau IPO là có thể
được xem xét niêm yết tại
ChiNext, trong khi tại SME
Board là 50 triệu NDT. Yêu
cầu về lợi nhuận để được niêm
yết tại ChiNext cũng thấp hơn
so với sàn kia.
Tại Mỹ, NASDAQ được
coi là nơi rất quan trọng và
thuận tiện để các quỹ đầu
tư thoái vốn tại các công ty
mình đầu tư, thì tại ChiNext,
yêu cầu về tài chính và tính
thanh khoản lại rất khắt khe
và không linh hoạt. Ví dụ,
NASDAQ có nhiều lựa chọn
cho các doanh nghiệp để niêm
yết như NASDAQ Capital
Market dành cho các công ty
có giá trị vốn hóa thị trường
nhỏ; NASDAQ Global Market
dành cho các công ty có vốn
hóa thị trường trung bình
và NASDAQ Global Select
Market dành cho các công ty
có vốn hóa thị trường lớn. Đối
với ChiNext, chỉ cho phép
xem xét 2 tiêu chuẩn về lợi
nhuận: (1) Tổ chức phát hành
phải có lợi nhuận 2 năm liền
kề lớn hơn 10 triệu NDT, năm
sau phải cao hơn năm trước;
và (2) doanh thu các năm liền
kề phải lớn hơn 50 triệu NDT,
tăng trưởng ít nhất 30% trong
2 năm liền trước khi niêm yết.
Mặc dù các điều kiện trên sẽ
làm giảm hiện tượng đầu cơ
và bảo vệ các cổ đông tốt hơn,
nhưng nó sẽ gây khó khăn cho
các công ty khởi nghiệp dưới
góc độ lợi nhuận của công ty.
Hệ thống báo giá và giao dịch
vốn cổ phần quốc gia, còn
được gọi với tên New Third
Board, là sở giao dịch chứng
khoán quốc gia Trung Quốc,
với mục tiêu nhắm đến là các
công ty nhỏ và vừa, được
thành lập năm 2006. Đây là
sàn giao dịch với tiêu chuẩn
Nguồn: Zero2IPO và China Venture, 2016
Hình 1. Số thương vụ và giá trị thoái vốn trên thị trường chứng khoán của các công ty mạo
hiểm Trung Quốc
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
77Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018
niêm yết thấp nhất. Để được
niêm yết và giao dịch trên
New Third Board, yêu cầu
doanh nghiệp cần có thời gian
hoạt động ít nhất 2 năm; trong
khi tại các sàn khác là 3 năm;
về lợi nhuận, cũng chỉ yêu
cầu doanh nghiệp làm ăn có
lãi trước thời điểm IPO, hoặc
đối với số lượng cổ đông,
với các sàn khác yêu cầu số
lượng cổ đông phải ít nhất là
200, thì đối với New Third
Board có thể nhỏ hơn 200
cổ đông; ngoài ra, không có
yêu cầu về dòng tiền, tài sản
ròng hoặc giá trị vốn hóa thị
trường Tuy nhiên, đối với
các nhà đầu tư khi mua bán
cổ phiếu tại New Third Board
lại có yêu cầu khá rõ ràng và
khắt khe. Ví dụ với các nhà
đầu tư cá nhân, yêu cầu phải
có giá trị chứng khoán nắm
giữ ít nhất 3 triệu NDT, ít
nhất 2 năm kinh nghiệm đầu
tư chứng khoán, hoặc có nền
tảng kiến thức về tài chính,
kế toán. Do vậy, đối tượng
giao dịch tại sàn này chủ yếu
là các nhà đầu tư tổ chức như
công ty chứng khoán, công ty
bảo hiểm, quỹ đầu tư chứng
khoán, quỹ đầu tư tư nhân,
quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các
nhà đầu tư nước ngoài.
2.4. Bài học rút từ Trung
Quốc trong quá trình xây
dựng và phát triển quỹ đầu tư
mạo hiểm
Thứ nhất, cần tạo điều kiện
thuận lợi để thành lập và hoạt
động quỹ đầu tư mạo hiểm.
Dưới góc độ quản lý của nhà
nước, cần thống nhất cơ quan
quản lý loại hình quỹ đầu tư
này. Bên cạnh đó, cần linh
hoạt các điều kiện thành lập
quỹ đầu tư mạo hiểm trong
các điều kiện, giai đoạn khác
nhau giúp cho các cá nhân, tổ
chức mong muốn đầu tư mạo
hiểm được góp vốn, thành lập
loại hình quỹ này. Điều này sẽ
giúp các nhà đầu tư được bảo
vệ khi họ được đầu tư chính
thống dưới hình thức quỹ đầu
tư mạo hiểm, hơn là việc tự
góp vốn đầu tư vào các doanh
nghiệp, ở các dạng góp vốn
với các điều kiện pháp lý chưa
rõ ràng. Chính điều này đã
tận dụng, thu hút nguồn lực
tập trung cho quỹ đầu tư mạo
hiểm tại nhiều tầng lớp nhà
đầu tư của Trung Quốc.
Thứ hai, đa dạng hóa cơ chế
thoái vốn của quỹ đầu tư mạo
hiểm. Để làm được điều này,
Chính phủ Trung Quốc đã tạo
ra nhiều sàn giao dịch chứng
khoán khác nhau, với các điều
kiện niêm yết phù hợp với
từng loại chất lượng, quy mô
doanh nghiệp.
Thứ ba, với đặc thù nhiều
doanh nghiệp nhỏ và vừa mới
được thành lập sau giai đoạn
cải cách, quỹ đầu tư mạo hiểm
tại Trung Quốc được hướng
đến đối tượng được đầu tư
là các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, các doanh nghiệp khởi
nghiệp. Mục tiêu của Trung
Quốc là hướng đến các đối
tượng doanh nghiệp tư nhân,
các doanh nhân khởi nghiệp,
bởi chính họ là nhân tố giúp
tăng trưởng kinh tế ở mọi khu
vực trong đất nước, đồng thời
thúc đẩy sáng tạo, tinh thần
kinh doanh trong mọi tầng lớp
nhân dân.
Thứ tư, tập trung nguồn vốn
đầu tư cho lĩnh vực công nghệ
cao, trong đó chính phủ phải
đóng vai trò chủ đạo trong
định hướng cũng như phân bổ
nguồn vốn trong lĩnh vực này.
Việc Trung Quốc thành lập
các Quỹ đổi mới cho các công
ty công công nghệ (IFTBF),
Quỹ đầu tư công nghiệp, Quỹ
định hướng Chính phủ đã thể
hiện quyết tâm của quốc gia
này trong quá trình đổi mới
công nghệ, bắt kịp với trình
độ công nghệ kỹ thuật với các
quốc gia phát triển trên thế
giới.
3. Khuyến nghị dành cho
Việt Nam
Nhằm tạo điều kiện để xây
dựng và phát triển quỹ đầu tư
mạo hiểm tại Việt Nam, có thể
học hỏi những bài học kinh
nghiệm từ Trung Quốc, qua
đó có những biện pháp để thúc
đẩy quá trình này được nhanh
và hiệu quả, đáp ứng được
nhu cầu đầu tư trong xã hội,
giúp Việt Nam bắt kịp trình
độ công nghệ, kỹ thuật của
các quốc gia phát triển trên
thế giới:
Thứ nhất, cần thiết xóa bỏ
các điều kiện cản trở sự hình
thành và phát triển của quỹ
đầu tư mạo hiểm, giúp các nhà
đầu tư mạo hiểm tiếp cận dễ
dàng nguồn vốn mạo hiểm.
Ví dụ theo quy định hiện nay,
muốn thành lập quỹ đầu tư
mạo hiểm đại chúng ở Việt
Nam vẫn cần tuân theo quy
định thành lập quỹ đầu tư
đại chúng theo Luật Chứng
khoán, trong đó quy định số
vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ
đồng (tương đương gần 2,5
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
78 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018
triệu USD), số lượng nhà đầu
tư tối thiểu là 100; trong khi
trên thực tế, ngân sách đầu tư
mạo hiểm của các nhà đầu tư
tư nhân, nhà đầu tư thiên thần1
chỉ dao động trong khoảng
5.000- 50.000 USD; chính
điều này đã không khuyến
khích các nhà đầu tư tư nhân
tham gia đầu tư mạo hiểm,
dẫn đến các quỹ đầu tư mạo
hiểm cũng gặp khó khăn khi
huy động vốn.
Thêm vào đó, pháp luật cần
thiết khuyến khích sự đa dạng
hóa các hình thức đầu tư khác
nhằm thu hút các nguồn lực
đầu tư mạo hiểm trong công
chúng, Nhà nước nên tham
gia bằng cách thành lập một
quỹ của Chính phủ, trong đó
cam kết Chính phủ sẽ đồng
hành cùng nhà đầu tư, sẽ đầu
tư một khoản tương ứng, thậm
chí nhiều hơn cùng các nhà
đầu tư trong các dự án đầu tư
mạo hiểm; sau đó khi dự án đã
lớn mạnh, Nhà nước có thể rút
vốn dần ra, chuyển hướng đầu
tư sang các dự án khác. Điều
này sẽ giúp các nhà đầu tư và
các cá nhân khởi nghiệp tin
tưởng vào sự hỗ trợ của Chính
phủ, khuyến khích thành lập
và khởi sự doanh nghiệp.
Thứ hai, phát triển TTCK
thứ cấp, đa dạng hình thức
thoái vốn của doanh nghiệp.
Việc phát triển TTCK đóng
vai trò quan trọng trong việc
huy động vốn và thoái vốn
1 Nhà đầu tư thiên thần (Angel
investors) là các cá nhân giàu có,
cấp vốn cho các doanh nghiệp
bằng chính tiền của mình, thường
yêu cầu quyền sở hữu một phần
công ty; khác với các nhà đầu tư
mạo hiểm- thường quyên tiền hay
kêu gọi người khác đóng góp để
thành lập một quỹ đầu tư.
đầu tư mạo hiểm. Thông qua
phát triển TTCK minh bạch,
hiệu quả, giúp công chúng
đầu tư tin vào sự hoạt động
của TTCK, giúp các quỹ đầu
tư huy động vốn được dễ
dàng. Bên cạnh đó, với sự
phát triển của TTCK, các hoạt
động thoái vốn từ các dự án
mạo hiểm của quỹ đầu tư mạo
hiểm được diễn ra tốt hơn, với
chí phí thấp hơn như các hoạt
động IPO, mua bán sáp nhập
doanh nghiệp Tuy nhiên với
đặc thù TTCK tại các quốc
gia đang phát triển như Việt
Nam, với quy mô và tuổi đời
các doanh nghiệp đa dạng, cần
thiết tạo ra các sàn giao dịch
chứng khoán với các yêu cầu
khác nhau, đáp ứng được nhu
cầu niêm yết, cũng như giao
dịch chứng khoán đối với mỗi
loại hình, tiêu chuẩn doanh
nghiệp khác nhau, qua đó
giúp các nhà đầu tư có nhiều
lựa chọn cho bản thân, cũng
như phù hợp với các mục tiêu
đầu tư khác nhau của các nhà
đầu tư với các khẩu vị rủi ro
khác nhau. Tại Việt Nam, hiện
đã có 3 sàn giao dịch chứng
khoán, tuy nhiên điều kiện
niêm yết về vốn điều lệ khá
cao: HOSE là 120 tỷ đồng
trở lên; HNX 30 tỷ đồng trở
lên; UPCOM 10 tỷ đồng trở
lên. Điều này gây khó khăn
cho các doanh nghiệp mới
thành lập được niêm yết và
giao dịch, huy động vốn trên
TTCK. Vì vậy, cần thiết tạo
ra một sàn giao dịch riêng
dành cho các doanh nghiệp
nhỏ hơn, nhưng có ý tưởng và
triển vọng kinh doanh trong
tương lai.
Thứ ba, đối tượng chính của
quỹ đầu tư mạo hiểm là khu
vực kinh tế tư nhân, các SME.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm tại
Việt Nam cần thiết phải có
chiến lược rõ ràng đầu tư vào
các công ty tư nhân, các SME.
Thực tế tại Việt Nam, các
công ty tư nhân, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ SMEs
chiếm phần đa số cả về số
lượng và quy mô, vì thế cần
thiết phải tập trung vốn đầu tư
cho đối tượng doanh nghiệp
này, nhằm tạo động lực và
nguồn lực cho họ phát triển,
giúp các doanh nghiệp này
linh hoạt hơn trong vấn đề huy
động vốn đầu tư, tập trung
chất xám để phát triển sản
xuất kinh doanh, đổi mới công
nghệ, đáp ứng tốt nhu cầu
của thị trường. Việc giúp các
doanh nghiệp này tiếp vận vốn
từ các quỹ đầu tư mạo hiểm,
sẽ xóa đi trở ngại của các
doanh nghiệp nhỏ, mới thành
lập không có khả năng tiếp
cận vốn vay từ các ngân hàng
hoặc các định chế tài chính
khác, đặc biệt trong trường
hợp các dự án có yêu cầu
vốn lớn, thời gian đầu tư lâu
dài. Ngoài ra, các quỹ đầu tư
mạo hiểm có thể chia sẻ kinh
nghiệm quản lý, điều hành,
giúp vực dậy các công ty tư
nhân, các doanh nghiệp nhỏ
và vừa để họ lớn mạnh hơn,
qua đó giúp chính các quỹ đầu
tư mạo hiểm đẩy nhanh quá
trình thu hồi vốn đầu tư của
mình.
Thứ tư, lĩnh vực mà quỹ đầu
tư mạo hiểm lựa chọn đầu tư
thường là lĩnh vực công nghệ
cao . Tại các quốc gia trên thế
giới, việc phát triển quỹ đầu
tư mạo hiểm thường gắn với
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
79Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018
Tài liệu tham khảo
1. Black, B. S., & Gilson, R. J. (2000). Does Venture Capital Require an Active Stock Market? SSRN Electronic Journal.
2. Đào Lê Minh. (2003). Quỹ đầu tư mạo hiểm và khả năng hình thành, phát triển ở Việt Nam. Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Cấp Bộ.
3. Lin, L. (2015). Re-engineering a Venture Capital Market: The Case of China. NUS Working Paper 2015/007 NUS Centre for
Law & Business Working Paper 15/04.
4. Lin, L. (2016). Venture Capital and the Structure of Stock Market: Lessons from China. NUS Centre for Banking & Finance
Law Working Paper.
5. Poterba, J. (1989). Venture capital and capital gains taxation. Tax Policy and the Economy, 3, 47–67.
Thông tin tác giả
Phạm Tiến Mạnh, Thạc sĩ
Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng
Email: manhpham@hvnh.edu.vn
Summary
Venture Capital Fund Development- Experiences from China and lessons for Vietnam
In any nations, venture capital plays an important role in the development process, enabling firms with risk and
new ideas to access capital and management experiences from individual and organizational investors at home
and abroad. Vietnam is in the process of moving towards the 4.0 Industrial Revolution, which is necessary to
mobilize capital through venture capital funds. Therefore, it is essential to learn from the experiences of successful
countries with similar economic, political and social conditions. By learning from Chinese counterparts, we will
have a better overview of the formation and development of venture capital fund in this country, as well as have
the lessons for Vietnam.
Keywords: Venture Capital Fund, Vietnam.
Manh Tien Pham, Fellows
Faculty of Finance, Banking Academy
mục tiêu phát triển khoa học
công nghệ để phát triển kinh
tế của quốc gia đó. Thông qua
việc phát triển khoa học công
nghệ, đặc biệt lĩnh vực công
nghệ cao, sẽ giúp các lĩnh vực
có liên quan có sự phát triển
về trình độ và năng suất lao
động. Tại Việt Nam, làn sóng
cách mạng công nghiệp 4.0
đang được triển khai rầm rộ
tại các lĩnh vực trong nền kinh
tế, với sự tham gia của tất cả
các bộ, ngành. Nhưng thực tế
tại các quốc gia cho thấy, lĩnh
vực nên đầu tư trọng tâm là
lĩnh vực phần mềm, bởi nó có
thể tận dụng được tiềm năng
trí tuệ của người Việt Nam,
mà không cần đầu tư cơ sở hạ
tầng, thiết bị quá lớn. ■
tiếp theo trang 70
Thương mại số 02/TT/LB
ngày 3/10/1995 nhưng nay đã
hết hạn. Vì vậy, chính phủ cần
có những quy định cụ thể về
lãi suất cho vay của dịch vụ
rất phổ biến ở Việt Nam này.
5. Kết luận
Từ kinh nghiệm quản lý hoạt
động tín dụng đen tại Trung
Quốc cho thấy, để hạn chế
những rủi ro của hoạt động
này tại Việt Nam thì việc tăng
cường điều tiết, kiểm soát
hoạt động tín dụng đen. Tuy
nhiên, chính phủ Việt Nam
cũng nên thận trọng không
tạo ra quá nhiều rào cản và
hạn chế hệ thống này bởi quá
nhiều quy định có thể ảnh
hưởng tiêu cực đến các tổ
chức cho vay khác (như một
số các ngân hàng nước ngoài)
trong bối cảnh các hoạt động
tín dụng đen đã thận trọng
và khôn ngoan hơn trong các
hoạt động cho vay. ■
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_cua_ths_pham_tien_manh_7706_2129828.pdf