Kinh nghiệm phát triển đội ngũ của một số trường Đại học và đề xuất thực hiện tại học viện dân tộc

Tài liệu Kinh nghiệm phát triển đội ngũ của một số trường Đại học và đề xuất thực hiện tại học viện dân tộc: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN Ngày nhận bài: 2/8/2018; Ngày phản biện: 13/8/2018; Ngày duyệt đăng: 20/8/2018 (1) Học viện Dân tộc; e-mail: dauthetung@cema.gov.vn Số 23 - Tháng 9 năm 2018 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN TẠI HỌC VIỆN DÂN TỘC Đậu Thế Tụng(1) Phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, công chức, viên chức quản lý trong các trường đại học và học viện (gọi chung là đội ngũ) là một trong những mục tiêu hàng đầu của các cơ sở giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý và chất lượng phục vụ, đáp ứng yêu cầu người học, yêu cầu xã hội. Đối với một cơ sở giáo dục đại học mới thành lập như Học viện Dân tộc yêu cầu này cần được quan tâm gấp bội. Chính vì lý do đó, bài viết này tập trung nghiên cứu kinh nghiệm, mô hình của một số trường đại học đã và đang làm tốt việc này, từ đó đề xuất vận dụng vào việc phát triển đội ngũ tại Học viện Dân tộc trong thời gian tới. Từ khóa: Phát tr...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm phát triển đội ngũ của một số trường Đại học và đề xuất thực hiện tại học viện dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN Ngày nhận bài: 2/8/2018; Ngày phản biện: 13/8/2018; Ngày duyệt đăng: 20/8/2018 (1) Học viện Dân tộc; e-mail: dauthetung@cema.gov.vn Số 23 - Tháng 9 năm 2018 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN TẠI HỌC VIỆN DÂN TỘC Đậu Thế Tụng(1) Phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, công chức, viên chức quản lý trong các trường đại học và học viện (gọi chung là đội ngũ) là một trong những mục tiêu hàng đầu của các cơ sở giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý và chất lượng phục vụ, đáp ứng yêu cầu người học, yêu cầu xã hội. Đối với một cơ sở giáo dục đại học mới thành lập như Học viện Dân tộc yêu cầu này cần được quan tâm gấp bội. Chính vì lý do đó, bài viết này tập trung nghiên cứu kinh nghiệm, mô hình của một số trường đại học đã và đang làm tốt việc này, từ đó đề xuất vận dụng vào việc phát triển đội ngũ tại Học viện Dân tộc trong thời gian tới. Từ khóa: Phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, công chức, viên chức quản lý; Trường đại học; Kinh nghiệm phát triển đội ngũ; Học viện Dân tộc. 1. Quan điểm về đội ngũ và phát triển đội ngũ Hiện có nhiều quan niệm, cách hiểu khác nhau về đội ngũ và phát triển đội ngũ nhưng đều có chung điểm thống nhất cho rằng: “Đội ngũ là một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng nghề nghiệp nhưng đều có chung một mục đích nhất định”. Phát triển có nghĩa là “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”1. Phát triển đội ngũ là những tác động có định hướng của các cấp lãnh đạo, quản lí làm cho đội ngũ tăng lên về số lượng, về chất lượng, hợp lí về cơ cấu tổ chức, phát huy tối đa tiềm năng của mỗi người, đáp ứng yêu cầu phục vụ và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Giữa đội ngũ và nguồn nhân lực; giữa phát triển đội ngũ và phát triển nguồn nhân lực tuy có điểm khác nhau nhưng cũng có nhiều điểm chung. Tổ chức Lao động quốc tế cho rằng: nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Theo quan niệm của Liên Hợp quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống2. 1. Hoàng Phê, (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng. 2. Nguyễn Sinh Cúc, (2014), Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 2-2014. Từ dẫn giải trên, trong bài viết này, tác giả dùng thuật ngữ phát triển đội ngũ và tập trung nghiên cứu “Phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, công chức, viên chức quản lý” trong các trường đại học. Nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo (năm 2013) đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá để đảm bảo cho thắng lợi của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2011-2020”3.Vì chất lượng giáo dục đại học suy cho cùng nó phụ thuộc lớn vào nguồn nhân lực ngành giáo dục đào tạo, nguồn nhân lực của từng trường đại học. Quan điểm trên của Đảng đã được thể chế hóa trong Luật giáo dục đại học, trong Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-20204 và một số văn bản khác. Chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục cũng đã tăng từ 15,3% tổng chi ngân sách từ năm 2001 lên 20% từ năm 2010 và duy trì ở mức này cho đến nay. Tổng hợp chung từ các văn bản, từ quan điểm của các nhà nghiên cứu, tác giả cho rằng, để phát triển đội ngũ ở trường đại học, học viện (gọi chung là đại học) cần tập trung vào 7 nội dung cơ bản sau: 1) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển đội ngũ. 2) Xây dựng hệ thống các văn bản, quy định, quy trình và tổ chức thực hiện phát triển đội ngũ. 3) Có chính sách rõ ràng về tuyển dụng, sử dụng 3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2011, Phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 139Số 23 - Tháng 9 năm 2018 đội ngũ. 4) Có chính sách tiền lương, phụ cấp và phụ cấp thu hút cởi mở. 5) Có quy định đào tạo và bồi dưỡng hướng tới từ nhu cầu tổ chức và nhu cầu từ đội ngũ. 6) Tìm và huy động được nhiều nguồn lực tài chính cho phát triển đội ngũ. 7) Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về phát triển đội ngũ tốt. Ngoài ra phát triển đội ngũ còn một số yêu cầu: yêu cầu phát triển về số lượng, yêu cầu phát triển về chất lượng, yêu cầu về cơ cấu đội ngũ, yêu cầu về môi trường làm việc, yêu cầu thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật. 2. Kinh nghiệm phát triển đội ngũ của một số trường đại học trong nước và trên thế giới - Các trường đại học lớn, ngay từ buổi ban đầu và trong quá trình phát triển thường xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược về phát triển đội ngũ, như: Đại học Thái Nguyên, trường Đại học Kinh tế Huế, trường Đại học Ngoại ngữ, trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Thủy lợi5, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, trường Đại học Khoa học Tự nhiên6, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Trong đó các trường đều chú trọng phát triển đội ngũ là tầng lớp tri thức (giảng viên, nghiên cứu viên, công chức, viên chức quản lý), những người có trình độ học vấn cao, uy tín lớn trong nhà trường và xã hội. Điều đó là vì những người có tri thức, trình độ học vấn cao thường là những người có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận sớm nhất, nhiều nhất, nhanh nhất những thông tin xã hội; lời nói, hành vi của họ có thể ảnh hưởng lớn đến dư luận chung trong nhà trường và xã hội. Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược cũng là lúc nhà trường thể hiện quyết tâm chung, quyết tâm chính trị, đặt ra các bước đi cần thiết, có tính toán, có căn cứ, có luận cứ khoa học, có tính thực tiễn, có phân đoạn thời gian để phát triển toàn diện đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, công chức, viên chức quản lý trong nhà trường. - Xây dựng các văn bản quy định, quy trình, tiêu chuẩn và tổ chức thực hiện phát triển đội ngũ, trong đó các văn bản về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách tiền lương và phụ cấp đối với đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên. Chú trọng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên cao cấp, các chuyên gia, các nhà quản lý. Các trường đại học như: Đại học Quốc gia Hà Nội7, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ chí Minh, Đại học Vinh, Đại học Đà 5. Đại học Thủy lợi, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, 6. Đại học Khoa học Tự nhiên, Chiến lược phát triển của trường, 7. Đại học Quốc Gia Hà Nội, Quyết định số 4031/2008/QĐ-ĐHQGHN ngày 02 tháng 7 năm 2008 về việc ban hành Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Nẵng8 đều chú trọng và đã làm tốt việc này. Các quy định, quy trình này sẽ thống nhất ngay từ đầu cách thức tiến hành mỗi công việc: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách tiền lương, các đãi ngộ khác (nếu có) đối với từng đối tượng cũng như thời gian, không gian thực hiện... Các quy định được ban hành trên cơ sở thống nhất cách thức thực hiện, giúp ngăn chặn cách làm thiếu thống nhất hay lúc thế này, có lúc lại thế khác có thể xảy ra. Mặt khác, các quy định, quy trình cũng sẽ góp phần tạo sức thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao về cơ sở đại học công tác nếu như có sự ưu đãi và có tính ổn định lâu dài. - Vấn đề tuyển dụng, sử dụng đội ngũ. Giáo sư Ngô Bảo Châu, Ngô Quang Hưng cho rằng: hai thành tố của cải thiện chất lượng giảng dạy và nghiên cứu là: Xây dựng đội ngũ có chất lượng cao và tận dụng nhân lực chất lượng đang có sao cho họ phát huy hết khả năng của mình, song song với đào thải từ từ nhân lực không phù hợp9. Đây cũng là điểm cần lưu ý trong công tác tuyển dụng, sử dụng, phát triển đội ngũ. Tuyển dụng, sử dụng, phát triển đội ngũ chất lượng cao có nhiều cách. Cách nhanh nhất là thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao từ nơi khác về cơ sở đào tạo. Cách khác là đào tạo từ nguồn đội ngũ đang có trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao (cách này phải có thời gian và thường thời gian khá dài, cùng với đó phải có các chính sách hỗ trợ phát triển khác mới có được). Cách nữa là tận dụng nhân lực chất lượng cao đang có do hết tuổi quản lý, kéo dài thời gian nghỉ hưu theo quy định pháp luật10 làm giảng viên, nghiên cứu viên cao cấp. Một cách làm cũng khá hay là Trung Quốc rất thành công trong việc thu hút các giáo sư nước ngoài, các nhà khoa học đầu đàn hoặc sắp sửa về hưu đến làm việc ngắn hạn, mỗi năm vài ba tháng, với mức thù lao ít hơn nhiều so với các trường đại học phương Tây phải trả, qua đây họ đã tận dụng được tri thức, uy tín của những nhà khoa học có tên tuổi4. Ở Singapore, chính sách hỗ trợ học bổng cho sinh viên tài năng với cam kết sau khi tốt nghiệp phải làm việc ít nhất 6 năm. Minh chứng tính hiệu quả của chính sách này là Singapore chỉ có 3,6 triệu dân nhưng có tới 1,8 triệu dân người nước ngoài sinh sống, làm việc tại đây, trong đó chủ yếu là những lực lượng lao động có trình độ cao11. Cách 8. Đại học Đà Nẵng, Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài của cán bộ, viên chức (Ban hành kèm theo Quyết định số 2211/QĐ-ĐHĐN ngày 30 tháng 5 năm 2016 của Đại học Đà Nẵng). 9. Ngô Bảo Châu, Ngô Quang Hưng, (2014), Xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Việt Nam, 10. Theo Điều 9. Kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu, Nghị định 141/2013/NĐ-CP, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học. 11. Phạm Việt Dũng, (2014), Kinh nghiệm một số quốc gia trong phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 140 Số 23 - Tháng 9 năm 2018 làm này rất ít trường đại học Việt Nam làm được. Các trường Việt Nam thường làm là ưu tiên tuyển chọn, cam kết cho đi đào tạo tiếp (sau đại học) đối với những sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc của trường mình đào tạo ra. Cũng chính ở Singapore, việc trở thành giáo viên là rất khó khăn, ngay nguồn đào tạo được chọn lọc từ một phần ba học sinh tốt nghiệp phổ thông đạt kết quả cao nhất. Mỗi năm, đất nước này tính toán số lượng giáo viên cần thiết và đặt chỉ tiêu thích hợp cho chương trình đào tạo sư phạm. Trung bình, chỉ có một trên tám ứng viên được chấp nhận sau quá trình tuyển chọn gắt gao này. - Chính sách tiền lương và phụ cấp. Bên cạnh thu nhập thông thường theo thang bảng lương công chức, viên chức, cán bộ khoa học giảng dạy ở một số trường có thể được hưởng thu nhập đặc biệt với nguồn từ trong và ngoài ngân sách do các trường đại học chủ động quyết định, như: chi hệ số trách nhiệm quản lý và phục vụ; chi phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước và thực tế do nhà trường quy định; chi hỗ trợ tiết giảng, công tác quản lý và phục vụ; chi tiền tàu xe nghỉ phép đối với công chức và viên chức; chi bồi dưỡng cho ban tổ chức, ban chỉ đạo hội nghị, hội thảo; chi hỗ trợ viết báo đăng trên các tạp chí khoa học12. Chính sách này một số địa phương, một số trường đã làm. Cụ thể như tại thời điểm năm 2014 Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương có Quyết định số 33/2014/QĐ-UBDT ngày 10 tháng 9 năm 2014 về việc quy định chính sách thu hút người có học hàm, học vị về công tác tại Trường Đại học Thủ Dầu Một; Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên có Quyết định số 03/2014/QĐ- UBDT ngày 25 tháng 01 năm 2014 quy định chính sách thu hút nguồn nhân lực và chính sách luân chuyển cán bộ, công chức của tỉnh Thái Nguyên Tuy nhiên, có thể nói Quảng Ninh là tỉnh có chính sách tiền lương và phụ cấp thu hút người có học hàm giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ về công tác tại trường Đại học Hạ Long với nhiều ưu điểm nổi trội. Đây có thể nói là chính sách cởi mở nhất tại thời điểm năm 2014 cho đến nay. Cụ thể chính sách này như sau13: 12. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Quy chế chi tiêu nội bộ (Ban hành kèm theo Quyết định số 1279/QĐ - ĐHKT ngày 01 tháng 08 năm 2017) quy định: Chi hỗ trợ viết bài đăng trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI, SSCI : 40.000.000 đ/bài báo; tạp chí quốc tế thuộc danh mục Scopus : 30.000.000 đ/ bài báo; tạp chí quốc tế nằm trong danh mục ABDC: 20.000.000 đ/bài báo; tạp chí quốc tế khác có chỉ số ISSN: Hỗ trợ phí đăng bài, nhưng không quá 5.000.000đ/bài; kỷ yếu hội thảo ở nước ngoài có chỉ số ISBN: Hỗ trợ 50% lệ phí đăng bài nhưng không quá 2.500.000 đ/ bài; tạp chí trong nước: 1.000.000đ/ 1 điểm công trình. 13. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số 3427/2014/QĐ- UBND, ngày 31 tháng 12 năm 2014 về việc Quy định chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc tại trường đại học Hạ Long giai đoạn 2015-2017. (Đơn vị tính: VND) Có thể thấy chính sách này đã được một số tỉnh, một số trường đại học đi trước thực hiện và cho mãi tới năm 2017 Chính phủ mới có Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2017 về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ được ban hành thống nhất trên toàn quốc. - Về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ. Chúng ta biết rằng UNESCO đã đề ra chiến lược phát triển giáo dục, gồm 21 điểm, trong đó tiến hành giáo dục suốt đời, giáo dục bằng mọi cách, giáo dục cho mọi người, xây dựng một xã hội học tập14. UNESCO cũng xác nhận 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học cách sống với mọi người, học để tự khẳng định mình. Từ quan điểm trên, nhìn ra nước bạn chúng ta thấy giáo viên Singapore phải có 100 giờ đào tạo chuyên môn mỗi năm. Họ được tiếp cận với nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp. Bộ Giáo dục và NIE (tên gọi tắt của Học viện Giáo dục Quốc gia Singapore) cung cấp học bổng cho các giáo viên muốn có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại Singapore hoặc ở nước ngoài, học toàn thời gian hoặc bán thời gian15. Năm 2017, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Nghị định quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; trong đó quy định 4 hình thức bồi dưỡng là: (1) Tập sự; (2) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; (3) Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; (4) Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 01 tuần/01 năm; một tuần được tính bằng 05 ngày học, một ngày học 08 tiết)16. Đây có thể nói là một điểm mới, có tính chất bắt buộc trong bồi dưỡng nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ hiện nay. Trước đó (năm 2015), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân 14. UNESCO, Chiến lược giáo dục mới, https://www.moet.gov.vn. 15. Thùy Linh, (2017), Vì sao chất lượng giáo viên Singapore thuộc top đầu thế giới?, https://vnexpress.net. 16. Chính phủ, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Chính sách thu hút Giáo sư Tiến sĩ Phó Giáo sư Tiến sĩ Tiến sĩ Thạc sĩ Hỗ trợ một lần 700.000.000 600.000.000 500.000.000 300.000.000 Hỗ trợ hàng tháng Không quá 10 lần mức lương cơ sở Không quá 10 lần mức lương cơ sở Không quá 7 lần mức lương cơ sở Không quá 3 lần mức lương cơ sở Hộ trợ tiền tạo lập nhà ở 4.500.000.000 4.500.000.000 3.500.000.000 2.500.000.000 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 141Số 23 - Tháng 9 năm 2018 sách nhà nước; trong đó đáng chú ý là Đề án đã xác định các nhóm đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng: (1) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cho đội ngũ nhân lực NC&PT; (2) Đào tạo, bồi dưỡng theo ê-kíp để thúc đẩy việc hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu; (3) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN ở Bộ KH&CN17. Vấn đề đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ: viên chức quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên, đều được các trường đại học trong nước và trên thế giới quan tâm, vì đây là đội ngũ quan trọng và then chốt nhất của bất kỳ một trường đại học nào muốn hướng tới sự phát triển. Các trường đại học tiên tiến thường chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đầu ngành từ các trường đại học có uy tín trong nước và trên thế giới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng đa dạng: thực hiện tại chỗ, tự đào tạo, tự bồi dưỡng, gửi đi đào tạo, bồi dưỡng, đi thực tế; trong đó việc đào tạo, bồi dưỡng qua hợp tác - liên kết đạo tạo - nghiên cứu khoa học với các trường đại học tiên tiến trên thế giới là một trong những hình thức đào tạo hiệu quả và rẻ tiền nhất. Chúng ta có thể học tập được kinh nghiệm quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học nhanh nhất, nhiều nhất, hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất. - Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính phát triển đội ngũ. Ở các nước Anh, Pháp, Đức, Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc... họ thường có tỉ lệ chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo rất lớn trong tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) luôn ở mức cao so với mức bình quân của thế giới (4%). Chẳng hạn, Hàn Quốc là 16,48%, Đức là 9,77% vào năm 2004; Hoa Kì là 13,72%, Nhật Bản là 9,17% vào năm 200518. Trong kế hoạch đầu tư xây dựng trường, bên cạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, họ đều chuẩn bị kinh phí để đầu tư xây dựng đội ngũ nghiên cứu và giảng dạy. Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương với 5% GDP (tỷ lệ này một số nước năm 2017: Anh 3,5%, Đan Mạch 6,5%, Hàn Quốc 6,3%, Mỹ 6,2%, Pháp 5,3%)19. Đây là mức rất cao so với nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên có tới 80% chi phí trên là chi cho con người (chủ yếu là tiền lương), còn lại chi cho hoạt động dạy học, 17. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2395/2015/QĐ-TTg, ngày 25.12.2015 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. 18. Nguyễn Đắc Hưng, (2007), Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tr. 23. 19. K Nguyễn, (2017), Bức tranh giáo dục các nước OECD năm 2017 có gì đặc biệt?, nâng cao chất lượng đội ngũ, giáo trình... Tỷ lệ này một số nhà khoa học cho là chưa hợp lý, cần nên cơ cấu lại. Ngoài nguồn tài chính nói trên các trường đại học thường tăng cường đăng ký và tham gia các chương trình đào tạo chất lượng cao, tiên tiến, tài năng, đạt chuẩn quốc tế, từ nguồn các chương trình đào tạo theo Đề án 91120, 16521, 59922 và các chương trình đào tạo liên kết quốc tế. Chủ động chủ trì tham gia các đề tài khoa học cấp quốc gia, cấp bộ, chương trình, đề án, dự án lớn về khoa học công nghệ nhằm thu hút đầu tư của Nhà nước, của các tổ chức quốc tế, đồng thời thúc đẩy việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế lớn để tăng cường kinh phí cho hoạt động khoa học và qua đó đầu tư phát triển đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu. Đẩy mạnh vận động tài trợ từ các nhà tài trợ, trong đó có Hội cựu sinh viên của Trường. 3. Vấn đề phát triển đội ngũ tại Học viện Dân tộc Theo chức năng, nhiệm vụ được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc giao, Học viện Dân tộc là đơn vị dự toán cấp II, có chức năng: Nghiên cứu về các dân tộc, chiến lược và chính sách dân tộc; Đào tạo trình độ đại học (bao gồm cả bồi dưỡng hệ dự bị đại học), sau đại học góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số và đội ngũ cán bộ cho vùng dân tộc và miền núi; Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, người có uy tín vùng dân tộc và miền núi23. Về nghiên cứu chiến lược và chính sách dân tộc: tại Quyết định sô 407/QĐ-UBDT, ngày 11 tháng 07 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Dân tộc”, giao nhiệm vụ cho Học viện Dân tộc: Chủ trì, phối hợp xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành công tác dân tộc; Tổ chức các hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược và chính sách dân tộc, công tác dân tộc; nghiên cứu, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi. Thực tế hiện nay Học viện Dân tộc được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tin tưởng, giao nhiều nhiệm vụ nghiên cứu 20. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 911/QĐ-TTg, ngày 17/6/2010 về việc phê duyệt “Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” (gọi tắt là Đề án 911). 21. Bộ Chính tri, Thông báo số 165-TB/TW, ngày 27- 6-2008̣ về Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” (gọi tắt là “Đề án 165”). 22. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 599/QĐ-TTg ngày 17 tháng 04 năm 2013 về việc phê duyệt đề án “Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2020” (gọi tắt là Đề án 559). 24. Ủy ban Dân tộc, Quyết định số 407/QĐ-UBDT ngày 11 tháng 7 năm 2017, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Dân tộc. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 142 Số 23 - Tháng 9 năm 2018 khoa học quan trọng hơn; các cơ quan, bộ, ngành, địa phương cũng tin tưởng giao cho Học viện và viên chức học viện nhiều đề tài cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh. Về đào tạo trình độ đại học, sau đại học, dự bị đại học: Theo đề án mở ngành đào tạo (năm 2018), dự kiến (năm 2019) Học viện Dân tộc mở 2 ngành đào tạo: (1) Ngành Quản lý công, (2) Ngành Công tác xã hội, và xin đào tạo hệ Dự bị đại học. Năm 2020 trở đi tiếp tục mở các ngành: (3) Ngành Quản lý giáo dục, (4) Ngành Kinh tế, (5) Ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, (6) Tiếng dân tộc. Về bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc: theo đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”, Học viện Dân tộc có nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho 4 nhóm đối tượng24: Nhóm đối tượng 1: Thứ trưởng; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương trực tiếp theo dõi công tác dân tộc; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số. Nhóm đối tượng 2: Cục trưởng, Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương trực tiếp theo dõi công tác dân tộc; Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy, thị ủy ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số. Nhóm đối tượng 3: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp theo dõi công tác dân tộc; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp huyện; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc huyện ủy, thành ủy, thị ủy; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học nội trú, bán trú ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số. 25. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 06 năm 2018 phê duyệt đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”. Nhóm đối tượng 4: Công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã; bí thư chi bộ, trưởng thôn ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số. Đây có thể nói là một khối lượng công việc đồ sộ, đặc biệt đối với cơ sở đại học mới thành lập. Học viện Dân tộc có làm được hay không? làm và hoàn thành nhiệm vụ đến mức nào? phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ bản nhất là số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên. - Yêu cầu phát triển đội ngũ theo đề án vị trí việc làm và theo nhiệm vụ được giao: Căn cứ hiện trạng đội ngũ Học viện Dân tộc, căn cứ nhiệm vụ chính trị được giao về nghiên cứu về các dân tộc, chiến lược và chính sách dân tộc; đào tạo trình độ đại học, sau đại học; bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, chúng tôi cho rằng yêu cầu về phát triển đội ngũ theo đề án vị trí việc làm của Học viện Dân tộc cụ thể như sau: Yêu cầu phát triển đội ngũ cần chú trọng tất cả các khâu: Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch; xây dựng được hệ thống các văn bản, quy định, quy trình và tổ chức thực hiện phát triển đội ngũ; có chính sách rõ ràng về tuyển dụng, sử dụng đội ngũ; có chính sách tiền lương, phụ cấp và phụ cấp thu hút cởi mở; có quy định đào tạo và bồi dưỡng từ nhu cầu tổ chức và đội ngũ; về lâu dài phải tìm và huy động được nhiều nguồn lực tài chính cho phát triển đội ngũ. Yêu cầu phát triển đội ngũ trong giai đoạn hiện nay cần ưu tiên phát triển đội ngũ công chức, viên chức quản lý; nghiên cứu viên; giảng viên, đáp ứng yêu cầu cấp phép đào tạo, đáp ứng yêu cầu mở ngành đào tạo (theo quy định pháp luật) và đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng kiến thức cho 4 nhóm đối tượng theo Quyết định số 771/QĐ-TTg nêu trên. Theo Đề án vị trí việc làm của Học viện năm 2019 cần 209 biên chế. Thực tế chỉ tính riêng nhu cầu về đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy đại học và dự bị đại học như sau: Nếu chỉ mở 2 ngành đào tạo đại học năm 2019, mỗi ngành giảng dạy 46-51 môn (khoảng 130 tín chỉ/ ngành); tuyển sinh 100 sinh viên/ ngành, chia thành 3 lớp, yêu cầu đội ngũ giảng viên cần 92-102 người. Tức cần 64-70 giảng viên cơ hữu (70%), số còn lại mời thỉnh giảng25. Tiếp theo là đào tạo dự bị đại học, giảng dạy 13 môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Lịch sử, Địa lý, 26. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điểm D, Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 22/2017/ TT-BGDĐT, ngày 06 tháng 9 năm 2017 ban hành “Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tao ṿà đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết đinh mở ngành đào tao trình độ đại học”. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 143Số 23 - Tháng 9 năm 2018 Tin, Anh văn, Giáo dục thể chất, Tâm lý học, Triết học, Chính trị (tuyển sinh 100 sinh viên, chia thành 3 lớp), mỗi môn ít nhất cần 2 giáo viên, yêu cầu đội ngũ giảng viên cần 26 người. Tức cần 18 giáo viên cơ hữu (70%), số còn lại mời thỉnh giảng. Như vậy tổng số số giảng viên cơ hữu chỉ tính riêng cho nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy đại học và dự bị đại học đã cần 82-86 người. Số liệu này chưa tính đến nhu cầu giảng viên bồi dưỡng cho 4 nhóm đối tượng và nghiên cứu chiến lược chính sách dân tộc. 4. Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển đội ngũ Học viện Dân tộc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trong thời gian tới Từ quan điểm về đội ngũ và phát triển đội ngũ; từ kinh nghiệm phát triển đội ngũ của một số trường đại học trong nước và trên thế giới; từ hiện trạng đội ngũ Học viện Dân tộc hiện nay; từ nhiệm vụ được giao và yêu cầu phát triển đội ngũ tại Học viện Dân tộc; chúng tôi đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để phát triển đội ngũ Học viện Dân tộc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trong thời gian tới như sau: 1) Học viện xây dựng và đề nghị Bộ trưởng ký ban hành Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Dân tộc giai đoạn 2019-2025 theo một cơ chế đặc thù cho đơn vị sự nghiệp mới thành lập, không cắt giảm biên chế mà phải tăng biên chế theo chức năng và nhiều nhiệm vụ mới được giao. 2) Song cùng với Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Dân tộc giai đoạn 2019-2025, Học viện Dân tộc phải xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản, quy định, quy trình và tổ chức thực hiện phát triển đội ngũ, như: Quy định, quy trình tiếp nhận viên chức; Quy định, quy trình ký Hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu; Quy định, quy trình kéo dài thời gian nghỉ hưu theo quy định pháp luật; Quy định, quy trình quy hoạch bổ nhiệm viên chức lãnh đạo, quản lý; Quy định, quy trình đào tạo lại, bồi dưỡng viên chức (tập sự; theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; theo yêu cầu của vị trí việc làm; theo kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc)Mục đích là để chuẩn hóa, thống nhất, khách quan, minh bạch tất cả, thực hiện đầy đủ các quy định, quy trình, nội dung, các bước công việc này; đảm bảo trong mọi điều kiện, hoàn cảnh đều thực hiện đúng và thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc. 3) Tuyển dụng, sử dụng, thu hút, tạo nguồn. Về tuyển dụng: Trước mắt ưu tiên tập trung cho tuyển dụng đội ngũ giảng viên các ngành: Tiếng Anh, Luật, Quản lý công, Ngôn ngữ tiếng dân tộc thiểu số, Giáo dục thể chất là những ngành Học viện đang có nhu cầu theo Đề án mở ngành đào tạo. Đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm dành các chỉ tiêu từ các vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc qua quá trình tinh giảm tổ chức, bộ máy, dư chỉ tiêu chuyển về cho Học viện Dân tộc để tuyển dụng bổ sung đủ đội ngũ giảng viên đáp ứng điều kiện về đội ngũ theo yêu cầu Đề án mở ngành đào. Ưu tiên đầu tiên tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển, tiếp nhận những người đã có trình độ tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư đúng ngành nghề từ các cơ sở đại học, cơ sở đào tạo khác về Học viện dân tộc. Đề nghị lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc có một số cơ chế, chính sách về tuyển dụng dành riêng cho Học viện Dân tộc, cho ngành công tác dân tộc, như: xét tuyển đặc cách đối với người có trình độ tiến sĩ trở lên; Kéo dài thời gian công tác cho những người có trình độ Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Về sử dụng: Căn cứ vào trình độ đào tạo, năng lực thực tế và đề án vị trí việc làm, khi Học viện tuyển dụng, tiếp nhận sẽ bố trí làm việc theo đúng vị trí, nhu cầu, khả năng, năng lực nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân. Về cơ bản người được đào tạo nghề nghiệp nào sẽ bố trí làm việc theo nghề nghiệp đó. Hạn chế đến mức tối đa việc bố trí rồi sau đó cho đi đào tạo lại nhằm đáp ứng nhu cầu công việc mới. Về thu hút: Học viện nên có chính sách tiền lương, tiền thưởng tốt; tạo điều kiện môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, đào tạo, phát triển nghề nghiệp tốt nhất cho công chức và viên chức, đặc biệt những người có trình độ cao. Về tạo nguồn: Học viện nên có chiến lược tạo nguồn tại chỗ bằng cách giao nhiệm vụ cho các chuyên gia, các giáo sư và phó giáo sư đào tạo lớp cán bộ trẻ qua hình thức kèm cặp trong giảng dạy, trong nghiên cứu khoa học, trong quản lý. Còn nguồn ngoài Học viện chúng ta có thể thực hiện được từ nguồn trao đổi cán bộ nghiên cứu, giảng dạy với các cơ sở liên kết và hợp tác đạo tạo, nghiên cứu khoa học. Nguồn từ các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc cũng là nguồn chúng ta phải tính đến về lâu dài. 4) Về chính sách đãi ngộ, chính sách tiền lương và phụ cấp. Học viện cần xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ trong tuyển dụng; môi trường công tác và các điều kiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý giáo dục, nhất là đối với các chức danh giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia, giảng viên, giảng viên cao cấp, có học vị tiến sĩ...; (ngoài chế độ tiền lương và thang, bảng lương của giảng viên theo tiêu chuẩn nhà nước) Bên cạnh đó giảng viên phải được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật và các chế độ đãi ngộ khác. Đồng thời Học viện xây dựng và hoàn thiện các quy định về khen thưởng, xử lý vi phạm, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 144 Số 23 - Tháng 9 năm 2018 khiếu tố và giải quyết khiếu tố liên quan đến đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cần phải đảm bảo sự công bằng, minh bạch. 5) Về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ. Học viện căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Ví dụ: Quy định về tiêu chuẩn giảng viên chính: Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy; Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên chính (hạng II); Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Đối với giảng viên chính giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị; Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin26. Ngoài ra, việc đào tạo, bồi dưỡng cho từng đối tượng cụ thể cần triển khai thêm các hình thức: - Cử các giảng viên đi học tập bồi dưỡng lớp nghiệp vụ giảng dạy đại học; Cử các giảng viên trẻ dự giờ giảng của những giảng viên có phương pháp giảng dạy tốt, có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp; Tổ chức hội giảng, thao giảng, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ; Tổ chức các cuộc thi, hội thi thiết kế bài giảng; Tổ chức các đợt đi nghiên cứu thực tế tại địa phương nhằm tăng cường kiến thức thực tế cho các giảng viên về công tác dân tộc trong hệ thống ngành dọc. - Cử cán bộ trẻ tham gia thực hiện các đề tài, đề án, dự án, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ hướng dẫn thực hiện; Tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, trao đổi nghiên cứu khoa học cấp Học viện, cấp quốc gia với sự tham gia phối hợp của nhiều tổ chức, cơ quan khác để có điều kiện tiếp cận được phương pháp nghiên cứu, cách thức thực hiện đề tài, đề án, dự án đa chiều, đa ngành đáp ứng yêu cầu nghiên cứu có tính tổng hợp của ngành công tác dân tộc; Tăng cường năng lực thực tiễn, điền dã, kiến thức về công tác dân tộc. Cử đội ngũ nghiên cứu viên đi thực tế trong thời hạn 3 đến 6 tháng tại 31. Bộ Nội vụ, Khoản 2, Điều 13, Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018, hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. các Phòng dân tộc, ở các Ban Dân tộc để có kinh nghiệm, thực tế, thực tiễn của công tác dân tộc. Từ đó có thể tham mưu đề xuất các giải pháp, chính sách phù hợp với thực tiễn đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. - Phối hợp với các cơ sở liên kết cử giảng viên, nghiên cứu viên, viên chức quản lý đi học tập, bồi dưỡng tại các cơ sở liên kết bằng hình thức hỗ trợ, tài trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho nhau, kể cả các chương trình đào tạo sau đại học. - Học viện nên tổ chức cho công chức, viên chức quản lý đi học tập mô hình quản lý của các trường đại học tiêu biểu ở Việt Nam; Thường xuyên hoặc thường niên nêu các tấm gương điển hình về hành vi đúng, chuẩn mực, tiêu biểu trong cơ quan; Tăng cường sử dụng các phần mền quản lý, cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính trong Học viện tạo ra sự nề nếp, giải quyết khoa học, chuẩn mực, nhanh chóng. 6) Huy động phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho phát triển đội ngũ. Đề nghị cấp trên và chính Học viện, cân đối lại nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng hằng năm. Ngoài ra Học viện nên sớm có chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học như các trường đại học, học viện khác. Mặt khác do nguồn kinh phí nhà nước chủ yếu cấp cho đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng công chức, viên chức, không cấp cho người lao động, vì vậy Học viện nên tạo nguồn đào tạo, bồi dưỡng từ các nguồn thu của Học viện để tạo điều kiện cho các đối tượng này cũng được đi học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác của mình. Chúng tôi hy vọng rằng, nếu thực hiện được những giải pháp và kiến nghị nêu trên, đội ngũ công chức, viên chức quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện sẽ phát triển và là nòng cốt cơ bản, quan trọng, then chốt thúc đẩy hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và trong thời gian không xa, Học viện sẽ là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học có uy tín trong hệ thống các trường Đại học, Học viện tại Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới. Tài liệu tham khảo [1] Lê Trọng Ân, Trương Văn Tuấn, (2014), Kinh nghiệm của một số quốc gia về xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 60; [2] Lê Thị Bình, (2014), Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí Phòng Giáo dục - Đào tạo, yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số 337 (Kỳ I - tháng 4); [3] Ngô Thế Dân, (2017), Quản lí, phát triển đội ngũ giảng viên Trường đại học sư phạm kĩ thuật Hưng Yên trong xu thế hội nhập quốc tế, Tạp chí Giáo dục, số 259 (Kỳ I - tháng 4); [4] Phạm Việt Dũng, (2012), Kinh nghiệm của Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 145Số 23 - Tháng 9 năm 2018 một số quốc gia trong phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, [5] Ngô Văn Hà, (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; [6] Nguyễn Thị Thu Hương, (2012), Xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28; [7] Trương Thị Hiền, (2009), Tuyển tập Tạp chí Phát triển nhân lực, NXB. Tổng hợp, TPHCM; [8] Nguyễn Đắc Hưng, (2013), Nhân tài với tương lai đất nước, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; [9] Trần Thị Bảo Khanh, (2018), Quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học khu vực đồng bằng sông Hồng ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý công; [10] Nguyễn Đăng Lăng, (2011), Các hướng tiếp cận phát triển nguồn nhân lực chủ yếu để phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kĩ thuật, Tạp chí Giáo dục, số 266 (Kỳ II - tháng 7); [11] Vũ Đức Lễ, (2017), Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Hành chính quốc gia; [12]Trường Lưu, (2018), Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, http:// www.tapchicongsan.org.vn; [13] Nghiêm Đình Vỳ, Từ cải cách giáo dục của một số nước hiện nay rút bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, [14] Dương Thị Thanh Xuân, (2017), Nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên đại học đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, [15] Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, (2008), Kinh nghiệm của một số nước về phát triển Giáo dục và đào tạo, Khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. EXPERIENCES OF TEACHING TEAM DEVELOPMENT OF SOME UNIVERSITIES AND PROPOSALS IN VIETNAM ACADEMY FOR ETHNIC MINORITES Dau The Tung Abstract: Developing the contingent of lecturers, researchers, civil servants and managers ... in universities and academies (collectively called as contingent) is one of the top targets of high educational institutions to improve the quality of training, management and service quality, meet the requirements of learners, social requirements. For a new institution of higher education such as Vietnam Academy for Ethnic minorities, this requirement needs to be taken into account. For this reason, this article focuses on studying the experiences and models of some universities that have been doing well in this field, since then proposing to develop the team at Vietnam Academy for Ethnic minorities next time. Keyword: Developing the contingent of lecturers, researchers, civil servants and administrators; University; Experience of team development; Vietnam Academy for Ethnic Minorities.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf105_478_1_pb_6298_2151953.pdf
Tài liệu liên quan