Tài liệu Kinh nghiệm giảm nghèo thành công tại xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông - Phạm Văn Kiên: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
43
KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO THÀNH CÔNG TẠI XÃ THUẬN HÀ, HUYỆN
ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG
Phạm Văn Kiên(1) - Nguyễn Đình Chính(2)
Nguyễn Cao Thịnh(3)
Trong khuôn khổ đề tài khoa học “Nghiên cứu kinh nghiệm giảm nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn”, xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông đã được lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu điển
hình về kinh nghiệm thoát nghèo thành công. Từ kết quả nghiên cứu ở xã Thuận Hà, nhóm nghiên cứu đã tìm ra
những kinh nghiệm hay về các giải pháp, cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện sự nghiệp giảm nghèo, từ đó
có thể nhân rộng cho những địa bàn đặc biệt khó khăn có điều kiện tương tự. Đồng thời đưa ra những khuyến
nghị với Trung ương và địa phương về chính sách giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn trong giai đoạn tới.
Từ khóa: Giảm nghèo, kinh nghiệm giảm nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã Thuận Hà huyện Đắk Song
tỉnh Đắk Nông
Tỉnh Đắk Nông thuộc vùng Tây Nguyên, có
nhiều thành phần dân tộc...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm giảm nghèo thành công tại xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông - Phạm Văn Kiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
43
KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO THÀNH CÔNG TẠI XÃ THUẬN HÀ, HUYỆN
ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG
Phạm Văn Kiên(1) - Nguyễn Đình Chính(2)
Nguyễn Cao Thịnh(3)
Trong khuôn khổ đề tài khoa học “Nghiên cứu kinh nghiệm giảm nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn”, xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông đã được lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu điển
hình về kinh nghiệm thoát nghèo thành công. Từ kết quả nghiên cứu ở xã Thuận Hà, nhóm nghiên cứu đã tìm ra
những kinh nghiệm hay về các giải pháp, cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện sự nghiệp giảm nghèo, từ đó
có thể nhân rộng cho những địa bàn đặc biệt khó khăn có điều kiện tương tự. Đồng thời đưa ra những khuyến
nghị với Trung ương và địa phương về chính sách giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn trong giai đoạn tới.
Từ khóa: Giảm nghèo, kinh nghiệm giảm nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã Thuận Hà huyện Đắk Song
tỉnh Đắk Nông
Tỉnh Đắk Nông thuộc vùng Tây Nguyên, có
nhiều thành phần dân tộc. Hiện nay, dân di cư tự do
vào Đắk Nông ngày càng tăng, hộ nghèo là đồng
bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ cao, đặc
biệt là đồng bào DTTS tại chỗ. Trong thời gian qua,
nhằm đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo cho đồng bào
DTTS, bên cạnh việc triển khai thực thi các chính
sách giảm nghèo do Trung ương ban hành và sự tài
trợ của các tổ chức quốc tế, tỉnh Đắk Nông cũng
ban hành những chính sách đặc thù phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Cùng với sự
vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự
nỗ lực của người dân vươn lên thoát nghèo, trong
giai đoạn 2011-2015, Đắk Nông đã đạt được nhiều
thành tựu trong công tác giảm nghèo, một số xã
đã được công nhận là xã thoát nghèo thành công,
trong đó có xã Thuận Hà, huyện Đắk Song.
1. Khái quát về xã Thuận Hà
Được thành lập năm 2007, Thuận Hà là xã
nằm ở biên giới Việt Nam - Campuchia, nằm ở
phía Tây huyện Đắk Song, cách trung tâm huyện
17 km, có 7 thôn và 2 bản thuộc diện đặc biệt khó
khăn (ĐBKK). Đến năm 2015, toàn xã có 1.621 hộ,
dân số 6.469 người với 14 dân tộc sinh sống, trong
đó đồng bào DTTS chiếm khoảng 30%, chủ yếu là
đồng bào DTTS ở vùng núi phía Bắc di cư vào như
Dao, Tày, Nùng, Hoa, Mường.
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 5.643 ha,
trong đó: Đất nông nghiệp 4.809,98 ha; đất lâm
nghiệp 392,21 ha; đất nuôi trồng thủy sản 64,05 ha;
đất chưa sử dụng 9,43 ha. Đất đai của Thuận Hà khá
màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị
cao như hồ tiêu, cà phê và các cây rau màu khác.
Về giao thông: Toàn xã có 75 km đường giao
thông, giao thông nội vùng và 11 km đường quốc
lộ 14C. Hiện tại có 16 km đường nhựa và đường bê
tông, còn lại là đường đất; nhiều tuyến đường đi lại
còn gặp khó khăn trong mùa mưa.
Hệ thống cấp điện: Các thôn trong xã đã có
điện lưới, nhưng do địa bàn rộng, dân cư ở rải rác
nên chỉ khoảng 50 đến 60% số hộ dân được dùng
điện lưới trực tiếp, số còn lại phải tự góp tiền để
kéo điện về nên chi phí tốn kém và phải trả giá cao.
Về tình hình phát triển kinh tế: Sản xuất nông
nghiệp là sinh kế chính của nhân dân trong xã. Năm
2015, tổng diện tích cây hằng năm là 2.431 ha,
trong đó cây ngô 563 ha, sản lượng đạt 4.185 tấn;
lúa có 30 ha, sản lượng đạt 178 tấn; khoai lang 865
ha, sản lượng đạt 10.155 tấn. Diện tích cây lâu năm
là 2.858 ha gồm: Cà phê 2.391 ha, sản lượng 4.969
tấn; hồ tiêu 408 ha (trong đó 177 ha đã cho thu
hoạch) sản lượng đạt 443 tấn. Những năm gần đây
do hồ tiêu được giá nên đang được mở rộng diện
tích, thay thế cho cây cà phê, rau màu. Các loại cây
ăn quả có giá trị cao như bơ, sầu riêng được trồng
xen canh làm cây che bóng cho cây cà phê cũng
mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân trong
xã. Ngành chăn nuôi cũng có bước phát triển: Đàn
trâu, bò có 191 con; đàn lợn có 1250 con; đàn dê có
300 con; đàn gia cầm có 30.000 con.
Ngày nhận bài: 01/10/2016. Ngày duyệt đăng: 5/11/2016
(1)(2)(3)Ủy ban Dân tộc; e-mail: nguyencaothinh@cema.gov.vn
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
44 Số 16 - Tháng 12 năm 2016
Các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa
bàn xã cũng đang từng bước phát triển đa dạng về
quy mô, hình thức tổ chức, đáp ứng phần nào nhu
cầu của nhân dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội. Trên địa bàn xã có 78 doanh nghiệp và cơ
sở kinh doanh thương mại, dịch vụ đang hoạt động.
2. Thực trạng giảm nghèo ở xã Thuận Hà
giai đoạn 2011 – 2015
2.1. Thực trạng nghèo và các nguyên nhân nghèo
Theo số liệu thống kê rà soát đến năm 2015
ở xã Thuận Hà còn 308 hộ nghèo (theo tiêu chí
cũ) với 1.286 khẩu, chiếm tỷ lệ 22,45% tổng số hộ
trong xã; số hộ cận nghèo là 147 hộ với 644 khẩu,
chiếm 10,71%. Tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS cao
hơn so với người Kinh: Năm 2011, số hộ nghèo là
người DTTS có 115 hộ, chiếm 33,53% số hộ đồng
bào DTTS; số liệu tương ứng của năm 2015 là 98
hộ và 23,28%.
Xã Thuận Hà có tới gần 95% số hộ nghèo do
thiếu vốn đầu tư sản xuất và sử dụng vốn kém hiệu
quả. Phần lớn các hộ nghèo thường không có hoặc
có rất ít vốn đầu tư cho sản xuất, khi sản xuất bị rủi
ro thì không còn khả năng tái đầu tư. Mặt khác, do
thiếu vốn nên các hộ nghèo không có khả năng đầu
tư vào những cây trồng lợi thế ở địa phương, có giá
trị kinh tế cao như hồ tiêu, cây ăn quả. Một nguyên
nhân quan trọng nữa là thiếu đất canh tác, nhiều hộ
thanh niên trẻ mới lập gia đình chỉ được bố mẹ cho
một ít đất để ở và sản xuất hoặc những hộ mới di cư
đến thiếu đất sản xuất. Thu nhập của họ chủ yếu từ
làm thuê, phụ thuộc vào mùa vụ. Một nguyên nhân
khá quan trọng dẫn đến nghèo là các hộ gặp rủi ro
trong đời sống, ốm đau kéo dài, chi phí chữa bệnh
tốn kém nhưng không lao động được và trở thành
nghèo khổ.
Theo ý kiến trả lời phỏng vấn của các cán bộ
quản lý các cấp: 75% số cán bộ xã, 100% cán bộ
huyện, 55% cán bộ tỉnh đánh giá nguyên nhân chủ
yếu gây nghèo là thiếu vốn đầu tư cho sản xuất;
87,5% số cán bộ xã, 87,5% số cán bộ huyện và 55%
số cán bộ tỉnh đánh giá nguyên nhân chủ yếu gây
nghèo là thiếu kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; 50%
cán bộ cấp xã, 75% cán bộ cấp huyện và 66,66%
cán bộ cấp tỉnh đánh giá nguyên nhân chủ yếu gây
nghèo là thiếu đất sản xuất nông nghiệp; 37,7% số
cán bộ xã, 37,7% số cán bộ huyện và 33,33% số
cán bộ tỉnh cho rằng thiếu lao động, đông người
ăn theo cũng là nguyên nhân làm cho nhiều hộ bị
nghèo, nhất là các hộ đồng bào DTTS.
Bảng 1: Kết quả khảo sát nguyên nhân nghèo của các
hộ nghèo xã Thuận Hà năm 2015
Nguồn: Số liệu do UBND xã Thuận Hà cung cấp
Qua khảo sát thực tế cho thấy các ý kiến đánh giá
của các cán bộ quản lý các cấp các nhận định khá
xác đáng, bởi lẽ qua các cuộc hội thảo nhóm với
nông dân cũng có thu được những kết quả phân tích
nguyên nhân nghèo tương tự như vậy.
Bảng 2: Tỷ lệ ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về
nguyên nhân chủ yếu gây nghèo (ĐVT:%)
Nguồn: Tổng hợp ý kiến trả lời phỏng vấn của cán
bộ quản lý các cấp tại tỉnh Đắk Nông
TT Nguyên nhân gây nghèo
Đối tượng trả lời phỏng vấn
Cán bộ
xã
Cán bộ
huyện
Cán bộ
tỉnh
1
Thiếu đất sản xuất nông
nghiệp
50,00 75,00 66,66
2
Thiếu lao động, đông
người ăn theo
37,50
37,50 33,33
3
Thiếu kỹ thuật sản xuất
nông nghiệp
87,50
87,50 55,00
4
Thiếu vốn đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh
75,00
100,00 77,70
5
Thời tiết khắc nghiệt, sản
xuất nông nghiệp rủi ro cao
12,50
50,00 22,00
TT Chỉ tiêu
Số hộ
nghèo
(hộ)
Tỷ lệ nghèo theo
các nguyên nhân
(%)
1 Số hộ nghèo 308 100,00
Các nguyên nhân gây nghèo
1
Thiếu vốn sản xuất/sử dụng
vốn kém hiệu quả
292 94,81
2 Thiếu đất canh tác 127 41,18
3
Thiếu phương tiện sản xuất
41 13,31
4 Thiếu lao động 37 12,01
5 Đông người ăn theo 43 13,96
6 Có lao động nhưng thiếu việc làm 4 1,3
7
Không biết cách làm ăn, thiếu
tay nghề
6 1,95
8 Ốm đau nặng 85 27,57
9 Mắc bệnh tệ nạn xã hội 0 0
10 Chây lười lao động 1 0,32
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
45Số 16 - Tháng 12 năm 2016
Có một nguyên nhân rất quan trọng nữa mà
không ai muốn nhắc đến trong cuộc hội thảo nhóm
nhưng lại nhắc đến rất nhiều bên lề hội nghị, trong
giờ nghỉ giải lao đó là ý thức tự vươn lên thoát
nghèo của người nghèo còn rất yếu, phần lớn các hộ
nghèo đều có tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ từ Nhà
nước, đặc biệt là các hộ nghèo là DTTS tại chỗ.
Sinh kế chủ yếu của đồng bào DTTS tại chỗ
là nông nghiệp nhưng do ảnh hưởng của chế độ
mẫu hệ nên người đàn ông DTTS tại chỗ gần như
không có quyền quyết định trong các hoạt động
kinh tế. Tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại, nhận
thức về cuộc sống và xã hội của đồng bào DTTS
tại chỗ còn đơn giản, cách thức tổ chức sản xuất
chưa tiến bộ, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm
truyền thống nên năng suất cây trồng, vật nuôi
không cao, thu nhập thấp. Một bộ phận đáng kể
đồng bào DTTS tại chỗ vẫn đang trong tình trạng
tự ti, lối sống bàng quan, khép kín, chấp nhận cuộc
sống hiện tại.
2.2. Tình hình triển khai thực hiện các
chính sách giảm nghèo ở xã Thuận Hà
Trong nhiều năm qua, Thuận Hà đã triển khai
thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo của
Trung ương và địa phương đối với các hộ DTTS
nghèo và các hộ nghèo, cụ thể như sau:
- Chính sách tín dụng: Đa số các hộ nghèo
được vay vốn tín chấp từ ngân hàng chính sách xã
hội, mức vay tối đa là 30 triệu đồng. Các hộ DTTS
ở địa bàn ĐBKK được vay vốn phát triển sản xuất
theo Quyết định 54/QĐ-TTg ngày 04/12//2012 của
Thủ tướng Chính phủ, mức vay tối đa là 8 triệu
đồng/hộ. Một số hộ DTTS nghèo và hộ nghèo
có nhu cầu được hỗ trợ 5 triệu đồng và được vay
tín dụng tối đa không quá 15 triệu đồng/hộ (thời
gian vay 5 năm, mức lãi suất 0,1%/tháng) để mua
sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông
nghiệp hoặc làm các nghề khác để tăng thu nhập
theo Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của
Thủ tướng Chính phủ. Ngoài chính sách của Trung
ương, tỉnh Đắk Nông cũng có chính sách hỗ trợ các
hộ DTTS nghèo về lãi suất vay ngân hàng thương
mại, tuy nhiên, các hộ nghèo rất khó tiếp cận do
không có tài sản thế chấp.
- Chính sách hỗ trợ sản xuất, đất sản xuất và
trồng rừng: Các hộ nghèo được hỗ trợ miễn phí tập
huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và được hỗ trợ
một phần kinh phí khi tham gia các mô hình trình
diễn kỹ thuật. Hiện tại xã Thuận Hà không còn quỹ
đất nên không thực hiện được chính sách hỗ trợ đất
sản xuất cho người nghèo thiếu đất. Các hộ dân tộc
nghèo được hưởng chính sách hỗ trợ bằng hiện vật
cho sản xuất và đời sống (giống cây trồng; giống
vật nuôi; thuốc thú y; muối iốt) theo Quyết định
102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng
Chính phủ. Mức hỗ trợ là 80.000 đồng/khẩu/năm
theo quy định đối với người dân thuộc hộ nghèo ở
xã khu vực II, xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo
vùng khó khăn.
- Chính sách dạy nghề và tạo việc làm: Tại
xã Thuận Hà chưa triển khai được chính sách dạy
nghề cho người nghèo vì sau khi học nghề phi nông
nghiệp người lao động không có vốn mở mang
ngành nghề.
- Chính sách hỗ trợ về nhà ở và nước sinh
hoạt: Một số hộ nghèo trong xã khó khăn về nhà
ở đã được hỗ trợ làm nhà ở theo Quyết định số
33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ
nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 với
định mức kinh phí 30 triệu đồng/hộ.
- Chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo:
Con em hộ dân tộc nghèo trong xã học được miễn
học phí các cấp học phổ thông. Học sinh ở các
trường dân tộc nội trú còn được hưởng chính sách
hỗ trợ lương thực.
- Chính sách hỗ trợ về y tế và chăm sóc sức
khỏe: Theo QĐ 289/QĐ-TTg ngày 18/03/2008 của
Thủ tướng Chính phủ, các hộ nghèo được điều
chỉnh mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế từ 80.000/
người lên 130.000 đồng/người, các thành viên hộ
cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện được
hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế.
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng theo Chương
trình 135: Xã Thuận Hà được hỗ trợ xây dựng cơ sở
hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh
và dân sinh theo QĐ 551/QĐ-TTg ngày 04/04/2013
của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, có thể thấy trong thời gian qua ở xã
Thuận Hà đã triển khai thực hiện khá nhiều chính
sách liên quan đến công tác giảm nghèo. Tuy nhiên,
các nội dung hỗ trợ của các chính sách lại khá dàn
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
46 Số 16 - Tháng 12 năm 2016
trải, mỗi chính sách lại có cơ chế triển khai thực
hiện khác nhau nên gây ra những khó khăn, phức
tạp trong khâu tổ chức thực hiện. Một số chính sách
hỗ trợ mang tính cào bằng nên chưa đáp ứng được
nhu cầu hỗ trợ của từng đối tượng nghèo khác nhau
và gây nên tình trạng người nghèo có tâm lý trông
chờ, ỷ lại vào Nhà nước và không có động cơ vươn
lên thoát nghèo.
2.3. Kết quả triển khai thực hiện các chính
sách hỗ trợ giảm nghèo ở xã Thuận Hà
Sự hỗ trợ của Trung ương thông qua các
chính sách giảm nghèo ở vùng ĐBKK kết hợp với
các chính sách của tỉnh và sự hỗ trợ của các tổ chức
quốc tế thông qua triển khai thực hiện các dự án hỗ
trợ phát triển như dự án WB, đã góp phần tích
cực vào việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
và xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ
phát triển kinh tế xã hội của xã. Các kết quả đã đạt
được trong việc triển khai thực hiện các chính sách
giảm nghèo trong những năm gần đây tại xã Thuận
Hà như sau:
- Năm 2010 đã hỗ trợ mua phân bón cho 85
hộ nghèo với số tiền 204 triệu đồng; mua máy cắt
cỏ cho 51 hộ nghèo gần 98 triệu đồng. Năm 2014
hỗ trợ 53 hộ mua máy cắt cỏ với số tiền gần 177
triệu đồng. Năm 2015 hỗ trợ 39 hộ mua máy bơm
thuốc sâu với số tiền 140,4 triệu đồng. Năm 2016,
hỗ trợ phân bón cho 96 hộ với số tiền 205,38 triệu
đồng. Từ năm 2009 đến 2015, Nhà nước đã hỗ trợ
cho các hộ nghèo, đồng bào DTTS tại xã Thuận Hà
28,5 tấn phân bón, 106 máy cắt cỏ, 19.000 cây cà
phê, 48 con bò giống.
- Trong 2 năm 2013-2014, xã Thuận Hà đã
làm được 4 tuyến đường giao thông nông thôn với
tổng chiều dài 4,95 km.
- Xây dựng 2 đập giữ nước và một số hồ đập
do dân tự đào đắp cùng với hệ thống kênh mương
mới xây dựng đã chủ động nước tưới cho 80% diện
tích gieo trồng trong xã.
- Xây được 13 ngôi nhà tình nghĩa, nhà cho
người nghèo với số tiền 340 triệu đồng và 15 ngôi
nhà theo Chương trình 167 của Chính phủ với số
tiền 464 triệu đồng; Bộ đội biên phòng tỉnh hỗ trợ
xây dựng 13 ngôi nhà mái ấm nơi biên cương với
số tiền 345 triệu đồng.
3. Kết quả giảm nghèo và điển hình thoát
nghèo ở xã Thuận Hà
Thuận Hà là một trong số ít xã được công
nhận là xã thoát nghèo của huyện Đắk Song nói
riêng, tỉnh Đắk Nông nói chung. Năm 2011, số
hộ nghèo toàn xã là 340 hộ với 1.448 nhân khẩu,
chiếm 29,59%, đến năm 2015, số hộ nghèo toàn
xã còn 308 hộ với 1.286 khẩu, chiếm tỷ lệ 22,45%
(theo tiêu chí cũ). Số hộ cận nghèo năm 2011 của
xã có 95 hộ với 420 khẩu, chiếm tỷ lệ 8,27%, năm
2015, số hộ cận nghèo có 147 hộ với 644 khẩu,
chiếm 10,71%.
Tuy nhiên, theo báo cáo của lãnh đạo UBND
xã Thuận Hà, sau khi rà soát số lượng hộ nghèo và
cận nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều thì tỷ lệ hộ
nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn xã đã tăng trở
lại. Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và
thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở xã Thuận Hà thời
gian qua đã có một số hộ nghèo thoát nghèo thành
công, dưới đây là một số trường hợp điển hình:
3.1. Trường hợp 1: Gia đình chị Phạm Thị
Huyền thoát nghèo nhờ được hỗ trợ tín dụng và
sử dụng vốn vay có hiệu quả
Gia đình chị Phạm Thị Huyền ở xã Thuận
Hà có 6 nhân khẩu, trong đó có 3 lao động, sinh kế
chính của gia đình chị là sản xuất nông nghiệp. Với
4.000 m2 đất nông nghiệp, những năm trước đây gia
đình chị Huyền trồng cà phê chè nhưng năng suất cà
phê thấp, giá cả cà phê lại lên xuống thất thường nên
thu nhập của gia đình chị rất thấp, đời sống kinh tế
của gia đình hết sức khó khăn và được xếp vào diện
hộ nghèo.
Năm 2013, được sự hỗ trợ của chính quyền
địa phương, gia đình chị Huyền được vay 20 triệu
đồng từ ngân hàng chính sách xã hội và Chi hội phụ
nữ thôn hỗ trợ cho vay thêm 5 triệu đồng. Có vốn,
gia đình chị chuyển đổi vườn cà phê sang trồng
hồ tiêu, ngoài ra gia đình chị còn phát triển chăn
nuôi lợn nái, lợn thịt và nuôi gà. Đến nay đã có 600
trụ tiêu cho thu hoạch, sản lượng hồ tiêu thu được
2.000 kg, với giá bán 160.000-170.000 đồng/1
kg hạt tiêu và thu nhập thêm từ chăn nuôi lợn, gà
thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của gia đình chị
Huyền đạt trên 200 triệu đồng/năm. Hiện tại chị
vẫn được ngân hàng cho vay 30 triệu đồng để phát
triển sản xuất.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
47Số 16 - Tháng 12 năm 2016
Gia đình chị Phạm Thị Huyền là một điển
hình tiêu biểu thoát nghèo do biết sử dụng hiệu quả
vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội và trợ giúp
của Chi hội phụ nữ thôn.
3.2. Trường hợp 2: Gia đình ông Phạm Văn
Tiếp thoát nghèo nhờ chuyển đổi phương án sản
xuất đúng hướng
Với quy mô diện tích đất sản xuất nông
nghiệp của gia đình ông Phạm Văn Tiếp ở xã Thuận
Hà là 2,7 ha thì không phải là ít nhưng gia đình ông
Tiếp lại rơi vào tình trạng hộ nghèo bởi vì vợ chồng
ông thường xuyên đau ốm. Nhưng quan trọng hơn
là đường giao thông vào khu vực ông cư trú và sản
xuất không có, đi lại rất khó khăn nên sản xuất ra
nông sản phải thuê người chở ra các điểm thu mua
mới bán được. Những năm trước, với diện tích đất
sản xuất 2,7 ha nhưng không có vốn nên gia đình
ông Tiếp chủ yếu trồng bắp cải, trồng ngô, nhưng
cứ được mùa lại mất giá nên thu nhập của gia đình
ông rất bấp bênh.
Với số vốn vay của ngân hàng chính sách xã
hội được 30 triệu đồng, gia đình ông Tiếp mạnh
dạn chuyển đổi một phần diện tích thường trồng
ngô và rau sang trồng hồ tiêu và các loại cây ăn
quả. Đến năm 2015 gia đình ông Tiếp đã có 1.000
trụ tiêu cho thu hoạch, 1 ha cà phê trồng xen bơ,
mít. Thu nhập năm 2015 của gia đình ước đạt 200
triệu đồng.
Nhờ chuyển đổi phương án sản xuất đúng
hướng và biết cách sử dụng vốn vay có hiệu quả,
gia đình ông Tiếp đã thoát nghèo.
4. Những bài học kinh nghiệm thoát nghèo
ở xã Thuận Hà
Những thành tựu trong công tác giảm nghèo
và thoát nghèo ở xã Thuận Hà, huyện Đắk Song,
tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua là rất đáng trân
trọng. Qua khảo sát thực tế tại xã Thuận Hà, các
kinh nghiệm thành công trong sự nghiệp giảm
nghèo và thoát nghèo ở xã Thuận Hà được tổng kết
lại như sau:
4.1. Bài học 1: Cần có sự vào cuộc một
cách quyết liệt của toàn thể hệ thống chính trị địa
phương trong việc triển khai thực hiện các chính
sách hỗ trợ giảm nghèo
Theo đánh giá của lãnh đạo và nhân dân trong
xã, sự vào cuộc một cách quyết liệt của cả hệ thống
chính trị xã Thuận Hà là yếu tố góp phần quan trọng
nhất vào sự thành công của sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội. Tại địa phương đã xác định thực hiện
mục tiêu giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị đặc biệt
quan trọng. Đảng bộ xã thường xuyên, lãnh đạo và
giám sát chặt chẽ việc thực thi các chính sách giảm
nghèo của chính quyền và các tổ chức chính trị xã
hội. Cán bộ chuyên môn phụ trách công tác giảm
nghèo được UBND xã giao nhiệm vụ cụ thể từ khâu
rà soát hộ nghèo đến việc tham mưu thực hiện chính
sách giảm nghèo.
Các tổ chức chính trị xã hội (MTTQ, Hội Phụ
nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh
niên) phối hợp chặt chẽ với chính quyền trong công
tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, vận
động nhân dân và phối hợp với chính quyền tổ chức
triển khai các chính sách giảm nghèo nhằm đảm bảo
hỗ trợ đúng đối tượng. Các chính sách giảm nghèo
được thực hiện hiệu quả tại xã do có sự giám sát
chặt chẽ của người dân cũng như các tổ chức chính
trị, xã hội.
4.2. Bài học 2: Xác định chính xác nguyên
nhân gây nghèo đối với từng đối tượng hộ nghèo
để thực thi chính sách hỗ trợ phù hợp với từng hộ.
Kinh nghiệm phát triển kinh tế và giảm nghèo
ở xã Thuận Hà cho thấy công tác điều tra phân loại
hộ nghèo theo các nguyên nhân càng chính xác thì
việc triển khai các chính sách giảm nghèo càng đạt
hiệu quả cao. Chỉ có xác định chính xác nguyên
nhân gây nghèo với từng hộ nghèo thì mới xác định
được đúng các nhu cầu hỗ trợ của từng hộ, từ đó
giúp các hộ phát triển sinh kế một cách hiệu quả
để giảm nghèo. Các trường hợp điển hình về thoát
nghèo thành công nêu trên là những minh chứng cụ
thể về phát triển sinh kế đúng hướng và sử dụng có
hiệu quả đồng vốn đầu tư.
4.3. Bài học 3: Hỗ trợ phát triển sinh kế cho
người nghèo để họ tự vươn lên thoát nghèo
Để phát triển sinh kế cho các hộ nghèo, các
địa phương cần rà soát điều chỉnh qui hoạch ngành
nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng phát huy
lợi thế của địa phương để tạo ra các sản phẩm hàng
hóa có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các sản phẩm
đặc sản. Các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người
nghèo cần tập trung vào các nội dung: Hỗ trợ về
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
48 Số 16 - Tháng 12 năm 2016
đất sản xuất cho người nghèo; hỗ trợ người nghèo
tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi để đầu tư phát
triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa hoặc chuyển
đổi sinh kế từ sản xuất nông nghiệp sang các hoạt
động phi nông nghiệp; tổ chức lại sản xuất nông
nghiệp, hỗ trợ phát triển các hình thức kinh tế hợp
tác để trợ giúp người nghèo trong sản xuất, kinh
doanh nông nghiệp.
4.4. Bài học 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các
thôn bản là điều kiện quan trọng để phát triển sản
xuất và lưu thông hàng hóa, giúp giảm chi phí sản
xuất và thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển từ
đó tạo động lực thoát nghèo
Qua phân tích các nguyên nhân thành công
về phát triển kinh tế và giảm nghèo nhanh ở xã
Thuận Hà trong giai đoạn 2011-2015 cho thấy việc
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
bằng nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình 135 trong
thời gian qua, đặc biệt là phát triển hệ thống giao
thông liên xã, liên thôn có đóng góp rất to lớn và
quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
và thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở xã Thuận Hà.
Hệ thống giao thông trục chính được xây dựng đã
góp phần lưu thông vât tư, hàng hóa thuận lợi vừa
tiết kiệm chi phí sản xuất cho nhân dân vừa tiêu thụ
sản phẩm dễ dàng và thúc đẩy các hoạt động dịch
vụ phát triển.
4.5. Bài học 5: Đẩy mạnh hoạt động trợ
giúp các hộ nghèo về nâng cao trình độ kỹ thuật
sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc trợ giúp người nghèo phát triển kinh tế
để thoát nghèo
Thông qua thực hiện các chính sách hỗ trợ
phát triển kinh tế-xã hội ở các địa bàn ĐBKK, công
tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ sản xuất nông nghiệp mới cho người nghèo ở
xã Thuận Hà được hết sức quan tâm. Nhiều lớp tập
huấn cho người nghèo về tiến bộ kỹ thuật sản xuất
các loại cây trồng, vật nuôi đã được tổ chức. Một số
mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp có
sự tham gia của người nghèo đã được triển khai. Qua
các lớp tập huấn kỹ thuật và tham gia các mô hình
trình diễn kỹ thuật sản xuất tiến bộ, trình độ canh
tác nông nghiệp của người dân nói chung, các hộ
nghèo nói riêng ở xã Thuận Hà đã từng bước được
nâng cao. Việc ứng dụng các kiến thức kỹ thuật sản
xuất nông nghiệp vào sản xuất đã giúp cho các hộ
nghèo nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng
cao năng suất lao động và cải thiện thu nhập, từng
bước thoát nghèo.
4.6. Bài học 6: Khuyến khích hộ nghèo
nâng cao nhận thức và nỗ lực thoát nghèo với tinh
thần tự lực cánh sinh kết hợp với sự trợ giúp của
Nhà nước.
Thực tế ở xã Thuận Hà cho thấy, tỷ lệ hộ
nghèo là đồng bào DTTS từ miền Bắc di cư vào
thấp hơn nhiều so với đồng bào DTTS tại chỗ. Có
được kết quả đó chính là do họ hết sức nỗ lực phát
triển kinh tế với tinh thần tự lực là chính, không quá
trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Các
trường hợp điển hình về thoát nghèo thành công ở
Thuận Hà cũng cho thấy các hộ nghèo muốn thoát
nghèo nhanh thì phải tự nỗ lực vươn lên. Do vậy,
cần phải có các biện pháp khuyến khích các hộ
nghèo nâng cao nhận thức và nỗ lực phát triển kinh
tế, hạn chế sự trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
4.7. Bài học 7: Các chính sách hỗ trợ giảm
nghèo của Nhà nước cần được điều chỉnh, đổi mới
cho phù hợp thực tế của từng vùng, miền
Thực tế triển khai các chính sách giảm nghèo
ở xã Thuận Hà đã cho thấy hệ thống chính sách
hiện hành đang bộc lộ những hạn chế, bất cập:
Chính sách tín dụng chưa phù hợp với nhu cầu đầu
tư trồng cây lâu năm do lượng vốn cho vay thấp;
Chính sách hỗ rợ hộ nghèo theo QĐ 102/QĐ-TTg
không mấy hiệu quả do mức hỗ trợ thấp và hỗ trợ
theo phương thức cào bằng, mặt khác việc tổ chức
thực hiện chính sách còn bất cập; mức hỗ trợ theo
chính sách hỗ trợ sản xuất, đất sản xuất và trồng
rừng quy định tại QĐ 54/QĐ-TTg quá thấp, không
đáp ứng được nhu cầu trợ giúp của hộ nghèo; nguồn
lực thực hiện chính sách không đủ, bố trí ngân sách
thực hiện chính sách còn dàn trải; cách thức tổ chức
thực hiện các chính sách còn thiếu xuyên suốt; cơ
chế thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ đối với các xã
ĐBKK còn cứng nhắc, phức tạp chưa phù hợp với
thực tế; cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ chưa tạo
động lực cho hộ nghèo thoát nghèo. Những điểm
bất cập đó trong hệ thống chính sách cần được
nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
49Số 16 - Tháng 12 năm 2016
Xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk
Nông là một trong số ít xã ở tỉnh Đắk Nông được
công nhận thoát nghèo. Có được thành tựu to lớn
đó trước hết phải kể đến sự hỗ trợ to lớn của Nhà
nước thông qua các chính sách hỗ trợ giảm nghèo
ở các địa bàn ĐBKK và sự nỗ lực của toàn Đảng,
toàn dân xã Thuận Hà. Tuy nhiên, có một câu hỏi
đang đặt ra là: Tại sao cũng với một hệ thống chính
sách như vậy được triển khai nhưng hiện nay tốc
độ giảm nghèo ở nhiều xã ĐBKK còn rất chậm và
rất khó thoát nghèo?. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
các bài học kinh nghiệm thoát nghèo thành công ở
xã Thuận Hà là việc làm có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn.
Những kinh nghiệm thoát nghèo thành công ở
xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông được
rút ra từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và triển
khai thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo
của Trung ương và địa phương tại xã Thuận Hà. Đó
là những bài học quý, có thể áp dụng ở những địa
phương có điều kiện tương tự xã Thuận Hà./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ, 2010, Nghị định số 55/2015/
NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngày
09/6/2015.
2. Thủ tướng Chính phủ, 2016: Quyết định
số 12/2016/QĐ-TTg ngày 11/03/2016 về việc tiếp
tục thực hiện Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày
18/7/2012 và Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày
26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Thủ tướng Chính phủ, 2014: Quyết định số
495/QĐ-TTg ngày 08/04/2014 về Điều chỉnh, bổ
sung Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/02/2013
của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt danh sách
xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện
đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm
2015.
4. Thủ tướng Chính phủ, 2013: Quyết định
số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 về phê duyệt chính
sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho
hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở
xã, thôn ĐBKK.
5. Thủ tướng Chính phủ, 2013: Quyết định
số 551/QĐ-TTg ngày 04/04/2013 về phê duyệt
Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng,
hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó
khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản
ĐBKK.
6. Thủ tướng Chính phủ, 2012: Quyết định số
154/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 về ban hành
chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với
hộ dân tộc thiểu số ĐBKK giai đoạn 2012-2015.
7. Chi cục Thống kê huyện Đắc Song, tỉnh
Đắc Nông 2016: Niên giám thống kê huyện Đắc
Song, năm 2015.
8. Ủy ban nhân dân xã Thuận Hà: Báo cáo
tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và an
ninh quốc phòng năm 2015, phương hướng nhiệm
vụ năm 2016.
9. Ủy ban nhân dân xã Thuận Hà: Báo cáo
tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và an
ninh quốc phòng năm 2014, phương hướng nhiệm
vụ năm 2015.
ABSTRACT
POVERTY REDUCTION SUCCESSFUL EXPERIENCES IN THUAN HA COMMUNE OF
DAK SONG DISTRICT OF DAK NONG PROVINCE
In the framework of scientific topic “Researching poverty reduction experience in some especially
difficult communes, Thuan Ha commune, Dak Song district, Dak Nong province were chosen as case studies of
poor drainage successful experience. From the research results in Thuan Ha commune, the team has found the
experience or solutions, mechanisms and policies and implementing poverty reduction, which can be replicated
for specific geographical areas particularly similar difficult conditions. At the same time make recommendations
to central and local policy on poverty reduction in poor communes in the coming period.
Keywords: Poverty reduction, poverty reduction experience, difficult communes, Thuan Ha commune
of Dak Song district of Dak Nong Province.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 113_510_1_pb_5688_2151932.pdf