Tài liệu Kinh nghiệm bước đầu trong phẫu thuật lấy sỏi qua da trên thận móng ngựa: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 400
KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU TRONG PHẪU THUẬT LẤY SỎI QUA DA
TRÊN THẬN MÓNG NGỰA
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Nguyễn Tuấn Vinh*, Lê Trọng Khôi*, Nguyễn Xuân Chiến*,
Trương Phạm Ngọc Đăng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trình bày một số kinh nghiêm bước đầu trong phẫu thuật lấy sỏi qua da đường hầm nhỏ (Mini
PCNL) trên thận móng ngựa
Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hàng loạt trường hợp. Từ 6-2016 đến 10-2017 chúng tôi đã
phẫu thuật 3 trường hợp Mini PCNL trên thận móng ngựa. Tất cả trường hợp đều cho bệnh nhân nằm sấp và sử
dụng C-arm để định vị, trong đó có 2 trường hợp tiếp cận sỏi từ đài trên và 1 trường hợp từ đài giữa, sử dụng
đường hầm vào thận nhỏ với kích thước là 16-20 Fr. Kích thước sỏi trung bình 30mm, trong đó có 2 trường hợp
sỏi đơn độc một bên, trường hợp còn lai sỏi cả 2 thận, tất cả đều được tán sỏi bằng LASER. Không có biến chứng
nặng th...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm bước đầu trong phẫu thuật lấy sỏi qua da trên thận móng ngựa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 400
KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU TRONG PHẪU THUẬT LẤY SỎI QUA DA
TRÊN THẬN MÓNG NGỰA
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Nguyễn Tuấn Vinh*, Lê Trọng Khôi*, Nguyễn Xuân Chiến*,
Trương Phạm Ngọc Đăng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trình bày một số kinh nghiêm bước đầu trong phẫu thuật lấy sỏi qua da đường hầm nhỏ (Mini
PCNL) trên thận móng ngựa
Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hàng loạt trường hợp. Từ 6-2016 đến 10-2017 chúng tôi đã
phẫu thuật 3 trường hợp Mini PCNL trên thận móng ngựa. Tất cả trường hợp đều cho bệnh nhân nằm sấp và sử
dụng C-arm để định vị, trong đó có 2 trường hợp tiếp cận sỏi từ đài trên và 1 trường hợp từ đài giữa, sử dụng
đường hầm vào thận nhỏ với kích thước là 16-20 Fr. Kích thước sỏi trung bình 30mm, trong đó có 2 trường hợp
sỏi đơn độc một bên, trường hợp còn lai sỏi cả 2 thận, tất cả đều được tán sỏi bằng LASER. Không có biến chứng
nặng theo phân độ Clavien Dido. Hẹn tái khám sau 1 tháng, định nghĩa sạch sỏi khi sỏi vụn không lớn hơn 3mm
trên KUB.
Kết quả: Cả 2 trường hợp sạch sỏi sau 1 tháng tái khám, trường hợp còn lại tán ngoài cơ thể (ESWL) bổ
sung. Thời gian phẫu thuật trung bình của 3 trường hợp là 97 phút. Thời gian nằm viện trung bình là 3 ngày sau
phẫu thuật, rút thông tiểu và thông thận sau 2 ngày. Không có trường hợp nào có biến chứng trong khi phẫu
thuật và giai đoạn hậu phẫu. Một trường hợp có nhiễm khuẩn tiết niệu khi tái khám, điều trị nội khoa ổn định.
Kết luận: Kết quả trên cho thấy mức độ khả thi khi thực hiện lấy sỏi qua da (mini PCNL) trên thận móng
ngựa bởi PTV có kinh nghiệm.
Từ khóa: Lấy sỏi qua da đường hầm nhỏ, thận móng ngựa.
ABSTRACT
PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY IN HORSESHOE KIDNEY: OUR FIRST EXPERIENCE
Nguyen Phuc Cam Hoang, Nguyen Tuan Vinh, Le Trong Khoi, Nguyen Xuan Chien,
Truong Pham Ngoc Dang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 400 - 404
Background: To review our experience of Mini PCNL in horse shoe kidneys.
Methods: Between August 2016 and October 2017 we performed PCNL in 3 horse shoe kidneys with
calculi. Percutaneous puncture was made with patient in prone position. PCNL access tract was made in upper
pole of the kidney in 2 (66%) while 1 (33%) had midpole access with 20Fr diameter. Our mean stone diameter
was 30 mm, 1 patients had bilateral calculi. Success and complication rates (according to the classification of
Clavien Dido) were also determined. SFR >3mm with C arm
Results: Stone clearance after primary PCNL was achieved in 2 kidneys. 1 patient underwent single session
ESWL for residual stones and became stone free improving our complete stone clearance rate after auxiliary
procedure to 100%. Mean hospital stay for these patients was 2 days. None of our patients developed post PCNL
bleeding or wound infection.
Conclusion: Percutaneous nephrolithotomy can be used in patients with horseshoe kidney if the patient
* Bệnh viện Bình Dân, Tp.HCM
Tác giả liên lạc: PGS. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng ĐT: 0913719346 Email: npchoang@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 401
selection is appropriate and the surgeon is experienced enough.
Key words: Mini PCNL, shoe kidneys.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thận móng ngựa là bệnh lý bất thường của
thận với tỉ lệ mắc bệnh khoảng 1/400-500 và tỉ lệ
giới tính nữ: nam khoảng 2:1(3). Dị tật bẩm sinh
hệ tiết niệu này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và
người ta thường nhận thấy có tỷ lệ cao hơn trên
kết quả sinh thiết thận ở tử thi nhỏ tuổi. Bệnh lý
này do bất thường khi hình thành thận trong giai
đoạn bào thai
Hình 1. Thận móng ngựa
Do bất thường về giải phẫu học về hệ thống
bài tiết nước tiểu vì vậy bệnh nhân dễ nhiễm
trùng tiết niệu, dễ ứ đọng và bế tắc dòng tiểu
gây ra biến chứng thường gặp trên thận móng
ngựa như là sỏi thận (tỷ lệ khoảng 20-60%)(2).
Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây còn cho
thấy có những rối loạn chuyển hóa gây ra hiện
tượng tạo sỏi trên hầu hết các bệnh nhân này(6) .
Chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể được lựa chọn
trên những bệnh nhân này với trường hợp
những sỏi kích thước nhỏ nhưng tỷ lệ sỏi vụn
tống xuất còn thấp. Với kích thước sỏi trên 2cm,
phẫu thuật lấy sỏi qua da (PCNL) là lựa chọn
hợp lý hơn mặc dù có những bất thường về giải
phẫu gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật
thậm chí có những trường hợp biến chứng
nặng nề đã được ghi nhận trên y văn(7,11). Vì vậy
trong nghiên cứu này chúng tôi muốn trình bày
những khó khăn gặp phải trong những trường
hợp ban đầu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ tháng 6-2016 đến tháng 10-2017, tại
bệnh viện Bình Dân có 3 bệnh nhân sỏi thận
trên bệnh lý thận móng ngựa có chỉ định phẫu
thuật Mini PCNL. Triệu chứng chính của
nhóm bệnh nhân này là đau vùng hông lưng,
thỉnh thoảng có tiểu máu đại thể. Các bệnh
nhân này được nhập viện làm đủ các xét
nghiệm tiền phẫu, có cấy nước tiểu nếu tổng
phân tích nước tiểu gợi ý có nhiễm trùng tiết
niệu. Nếu có nhiễm trùng tiết niệu có hay
không có bế tắc thì điều trị theo phác đồ
hướng dẫn điều trị của Bệnh viện Bình Dân và
Hội Tiết Niệu – Thận học Việt Nam (VUNA),
đến khi tổng phân tích nước tiểu về bình
thường mới bắt đầu tiến hành phẫu thuật. Tất
cả bệnh nhân được phẫu thuật PCNL đều
được dùng kháng sinh dự phòng 1 giờ trước
phẫu thuật. Kích thước (đo theo đường kính
lớn nhất) và số lượng sỏi được xác định trên
phim chụp hệ niệu có sửa soạn (KUB). Tất cả
các bệnh nhân đều được chụp cắt lớp điện
toán đa lát cắt dựng hình mạch máu (MSCT-
A) hệ niệu để chuẩn bị cho phẫu thuật. Tất cả
bệnh nhân và thân nhân được giải thích rõ
ràng những khả năng biến chứng trong và sau
khi phẫu thuật có thể xảy ra.
Hình 2. Kết quả MSCT của sỏi thận trên thận
móng ngựa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 402
Hình 3 Hình định vị trí và chọc vào đài trên thận
móng ngựa
Theo y văn và kinh nghiệm trong những
trường hợp thận móng ngựa, để tránh những
thương tổn do bất thường cấu trúc thận (lệch
trục đài thận) và mạch máu nên ưu tiên chọn
đường vào thường ở đài trên và đài giữa(9,10).
Loạt này chúng tôi sử dụng C-arm làm
phương tiện định vị đường chọc dò vào đài
thận có bơm thuốc cản quang theo thông niệu
quản đặt ngược dòng, trong trường hợp đài
thận ứ nước nhiều chúng tôi có thể sử dụng
siêu âm hỗ trợ.
Về kích thước đường hầm, chúng tôi sử
dụng phẫu thuật mini PCNL do đó chỉ nong
đường hầm đến số 20 Fr, và dùng LASER tán
vụn sỏi gắp ra bằng rọ. Ngày đầu sau phẫu
thuật, bệnh nhân được chụp KUB kiểm tra,
sau đó rút thông niệu quản. Ngày thứ hai,
bệnh nhân được rút thông tiểu, kẹp thông
thận kiểm tra rút sau đó. Sau 1 tháng bệnh
nhân tái khám được kiểm tra TPTNT, siêu âm,
KUB. Định nghĩa sạch sỏi khi vụn sỏi còn lại
nhỏ hơn 4mm trên KUB.
Hình 4. Đặt thông niệu quản và chọc đường hầm đài trên
KẾT QUẢ
Tất cả có 3 bệnh nhân đều là nữ, từ 28-46
tuổi. Trong đó 2 bệnh nhân sỏi đơn độc thận P,
bệnh nhân còn lại sỏi ở cả 2 thận. Kích thước sỏi
trung bình 30mm, nằm ở bể thận và đài trên. Cả
3 trường hợp trên đều chưa tán sỏi ngoài cơ thể
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 403
và chưa có tiền căn ngoại khoa. Trong 3 bệnh
nhân đó có 1 trường hợp bị nhiễm khuẩn đường
tiết niệu được điều trị theo phác đồ sử dụng
kháng sinh phân tầng nhóm I của bệnh viện
Bình dân (kiểm tra lai xét nghiệm) sau khi ổn
định cho nhập viện để phẫu thuật. Tất cả các
trường hợp đều tiếp cận được sỏi, hai trường
hợp tiếp cận sỏi bằng đường hầm vào thận ở đài
trên, trường hợp còn lại đi vào đài giữa sử dụng
phương pháp “mắt bò”.
Hình 5. Kết quả 1 tháng sau phẫu thuật
Chúng tôi sử dụng thuốc cản quang bơm
qua thông niệu quản định vị đài thận cần can
thiệp dưới C-arm qua 2 mặt phẳng để chọc dò.
Các trường hợp trên đều được tán vụn sỏi bằng
laser, 2 trường hợp kiểm tra sau 1 tháng dưới C-
arm sạch sỏi với tỷ lệ sạch sỏi 66,7% còn 1 trường
hợp mảnh sỏi khoảng 6-7mm di chuyển không
tìm được trong cuộc mổ, nên quyết định tán sỏi
ngoài cơ thể bổ sung sau đó. Trường hợp này 1
tháng sau, bệnh nhân được tán sỏi ngoài cơ thể
kiểm tra lại thấy sỏi đã nát vụn. Không có trường
hợp nào cần truyền máu, và có biến chứng
nhiễm khuẩn trong lúc hậu phẫu. Tất cả các
trường hợp đều được dặt thông thận, được kẹp
kiểm tra và rút trong ngày hậu phẫu thứ 2.
BÀN LUẬN
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng lên mức độ
thành công của phẫu thuật PCNL trong
trường hợp thận móng ngựa. Vị trí thận trong
trường hợp thận móng ngựa nằm thấp hơi
xoay ra trước so với giải phẫu bình thường(5,8).
Do đó làm cho việc tiếp cận vào các đài thận
khó khăn, đường hầm vào thận sẽ dài hơn gây
khó khăn khi tìm sỏi và cần máy soi dài hơn
hoặc phải dùng ống soi mềm. Mặt khác vị trí
bất thường như vậy làm cho các cơ quan lân
cận đặc biệt là đại tràng có khả năng nằm sau
thận với tỷ lệ theo y văn là 1%(9,11). Năm 1985,
liên quan của thận móng ngựa và đại tràng
được báo cáo lần đầu tiên do đó để tránh
trường hợp tổn thương đại tràng, các bệnh
nhân trong loạt này được chụp MSCT bụng
chậu trước phẫu thuật(1,2). Và việc chọn lựa
đường hầm vào thận móng ngựa ưu tiên vị trí
cạnh cột sống, và đường vào ở đài trên và giữa
thuận tiện cho hướng tiếp cận sỏi ở các vị trí
đài thận còn lại(13). Đồng thời khi định vị trên
C-arm đài dưới thận nằm chồng ảnh lên cột
sống, khi nghiêng Carm để định vị cho mặt
phẳng thứ hai thì vị trí đài thận dưới thường
đi ra sau vị trí thông niệu quản, nên PTV
không thể lấy thông niệu quản làm đường
biên an toàn như trường hợp bình thường(2,4).
Trường hợp thận bình thường khi tiếp cận đài
trên ở vị trí khá cao, thường vào giữa sườn 11-
12 nên có khả năng tổn thương màng phổi,
tràn dịch màng phổi. Trong trường hợp thận
móng ngựa, thận thường sẽ nằm thấp nên việc
tiếp cận dễ dàng hơn, trong 3 trường hợp này
có 1 bệnh nhân thận nằm cao và sỏi chỉ nằm ở
bể thận nên quyết định chọn đường vào đài
giữa. Trường hợp chọn đường vào đài giữa
chúng tôi quyết định chọn phương pháp “bull
eye” vì chiếu 2 mặt phẳng trên Carm, hình
ảnh đài giữa xoay ra trước nên khó chọc vào
đài thận.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 404
Niệu quản trong những trường hợp này đa
số xuất phát từ phần trên của bể thận và thường
có kèm theo bệnh lý hẹp khúc nối và nhiều
trường hợp tạo sỏi ở bể thận do đó việc đặt
thông niệu quản có thể không thành công(8,14), khi
đó PTV có thể sử dụng siêu âm để định vị kim.
Trên y văn một số trường hợp sỏi phức tạp hơn
phải dùng ống soi mềm để tiếp cận sỏi các đài,
các bệnh nhân chúng tôi tiếp cận chỉ là sỏi đơn
giản với kích thước cũng tương đối lớn nên
không phải dùng đến ống mềm. Mạch máu nuôi
bất thường của thận móng ngựa xuất phát từ
nhiều nhánh lên tỷ lệ bất thường lên đến 70%,
máu nuôi cực dưới hay eo thận có thể từ động
mạch thận, động mạch mạc treo tràng dưới,
động mạch chậu ngoài hoặc chậu chung(3). Do đó
dựng hình mạch máu thận là cần thiết cho an
toàn khi chọn lựa đường vào, nếu đường vào đài
trên không thích hợp như không dãn hay thận
nằm cao(4,5,6)
KẾT LUẬN
Phẫu thuật lấy sỏi qua da trên thận móng
ngựa không thực sự khó hơn thận bình thường.
Trên y văn chưa có thống kê số lượng lớn để có
những nhận định thực sự có ý nghĩa. Nhóm
nghiên cứu tin rằng PCNL là lựa chọn tốt cho
thận móng ngựa vì ESWL vẫn có những điểm
không thuận lợi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-Otaibi K, Hosking DH(1999). Percutaneous stone removal
in horseshoe kidneys. J Urol;162 pp:674-7.
2. Esuvaranathan K, Tan EC, Tung KH, Foo KT (1991). Stones in
horseshoe kidneys: results of treatment by extracorporeal
shock wave lithotripsy and endourology. J Urol;146 pp:1213-5.
3. Evans RM(1997). Percutaneous access in difficult kidney.
Textbook of endourology. 1st ed. Philadelphia: WB Saunders. p. 114-
28.
4. Jones DJ, Wickham JE, Kellett MJ(1991). Percutaneous
nephrolithotomy for calculi in horseshoe kidneys. J Urol;145
pp:481-3.
5. Lampel A, Hohenfellner M, Schultz-Lampel D, Lazica M,
Bohnen K, Thürof JW (1996). Urolithiasis in horseshoe
kidneys: therapeutic management. Urology;47 pp:182-6
6. Mullins RJ, Borofsky MS, York N, Patel AA, Lingeman JE.
(2015). Transgluteal CT-guided percutaneous renal access for
percutaneous nephrolithotomy in a pelvic horseshoe kidney J
Endourol Case Reports 1(1)p: 27-29.
7. Munver R, Delvecchio FC, Newman GE, Preminger
GM(2001). Critical analysis of supracostal access for
percutaneous renal surgery. J Urol.;166 p:1242-6.
8. Osther PJ, Razvi H, Liatsikos E, Averch T, Crisci A, Garcia JL,
Mandal A, de la Rosette J; The CROES PCNL Study Group.
(2011). Percutaneous nephrolithotomy among patients with
renal anomalies: patient characteristics and outcomes; a
subgroup analysis of the clinical research office of the
endourological society global percutaneous nephrolithotomy
study. J Endourol 25(10) p:1627-1632.
9. Ozden E, Bilen CY, Mercimek MN, Tan B, Sarikaya S, Sahin A
(2010). Horseshoe kidney: does it really have any negative
impact on surgical outcomes of percutaneous
nephrolithotomy? Urology 75(5) p:1049-1052.
10. Prakash G et al (2017). Outcome of percutaneous
nephrolithotomy in anomalous kidney: Is it different?. Urol
Ann 9(1):23-26.
11. Raj GV, Auge BK, Weizer AZ et al (2003). Percutaneous
management of calculi within horseshoe kidneys. J Urol.
2003;170:48-51.
12. Shokeir AA, El-Nahas AR, Shoma AM, Eraky I, El-Kenawy M,
Mokhtar A, El-Kappany H (2004). Percutaneous
nephrolithotomy in treatment of large stones within horseshoe
kidneys. Urology 64(3):426-429.
13. Trần Lê Linh Phương, Phó Minh Tín, Lê Mạnh Hùng (2013).
Nhân một trường hợp lấy sỏi qua da trên sỏi thận tái phát
hình móng ngựa Tạp chí Y hoc TPHCM, tập 17 số 1 trang 367-
370
14. Yohannes P, Smith AD (2002). The endourological
management of complications associated with horseshoe
kidney. J Urol ;168 p:5-8.
Ngày nhận bài báo: 03/01/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/01/2018
Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_nghiem_buoc_dau_trong_phau_thuat_lay_soi_qua_da_tren_th.pdf