Kiểu loại gia đình và giáo dục trẻ em trong gia đình ở Hà Nội hiện nay

Tài liệu Kiểu loại gia đình và giáo dục trẻ em trong gia đình ở Hà Nội hiện nay: Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 2 (94), 2006 21 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Kiểu loại gia đình và giáo dục trẻ em trong gia đình ở Hà Nội hiện nay nguyễn chí dũng Kiểu loại gia đình và những thay đổi của nó đã có mối liên hệ gì tới quá trình của giáo dục: từ nhu cầu, nội dung, ph−ơng pháp giáo dục đến kết quả giáo dục? Từ những thông tin thu đ−ợc trong cuộc điều tra xã hội học về ảnh h−ởng của cơ cấu gia đình tới việc giáo dục trẻ em trong gia đình1, chúng tôi rút ra một số nhận định sau: 1. Kiểu loại gia đình và nhu cầu giáo dục Tuyệt đại ý kiến đ−ợc hỏi cho rằng, dù gia đình kiểu loại nào cũng mong con, cháu mình trở thành những con ng−ời phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ. Tuy nhiên, với từng kiểu loại gia đình, nhu cầu giáo dục có một số khác biệt. Gia đình hạt nhân có phần nào chú ý đến giáo dục đạo đức, lối sống hơn gia đình mở rộng. Còn gia đình mở rộng lại có xu h−ớng chú ý đến địa vị xã hội, sự nổi tiếng ở con em mìn...

pdf7 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểu loại gia đình và giáo dục trẻ em trong gia đình ở Hà Nội hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 2 (94), 2006 21 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Kiểu loại gia đình và giáo dục trẻ em trong gia đình ở Hà Nội hiện nay nguyễn chí dũng Kiểu loại gia đình và những thay đổi của nó đã có mối liên hệ gì tới quá trình của giáo dục: từ nhu cầu, nội dung, ph−ơng pháp giáo dục đến kết quả giáo dục? Từ những thông tin thu đ−ợc trong cuộc điều tra xã hội học về ảnh h−ởng của cơ cấu gia đình tới việc giáo dục trẻ em trong gia đình1, chúng tôi rút ra một số nhận định sau: 1. Kiểu loại gia đình và nhu cầu giáo dục Tuyệt đại ý kiến đ−ợc hỏi cho rằng, dù gia đình kiểu loại nào cũng mong con, cháu mình trở thành những con ng−ời phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ. Tuy nhiên, với từng kiểu loại gia đình, nhu cầu giáo dục có một số khác biệt. Gia đình hạt nhân có phần nào chú ý đến giáo dục đạo đức, lối sống hơn gia đình mở rộng. Còn gia đình mở rộng lại có xu h−ớng chú ý đến địa vị xã hội, sự nổi tiếng ở con em mình hơn gia đình hạt nhân. Tuy rằng, sự khác biệt này là không nhiều.Ví dụ: với tiêu chí hiếu thảo, gia đình hạt nhân có 86,4% thấy rất cần phải giáo dục, tỷ lệ này ở gia đình mở rộng là 83,8%. T−ơng tự, với tiêu chí trung thực, tỷ lệ này là 84,4% và 80,3%. Với tiêu chí địa vị xã hội, gia đình hạt nhân có 25,1% muốn con cháu mình cần phấn đấu để có đ−ợc, thì tỷ lệ này ở gia đình mở rộng là 31,6%. (Xem bảng 1). ở gia đình đầy đủ và khuyết thiếu, tuy có nhu cầu giáo dục đạo đức, lối sống khá t−ơng đồng nhau nh−ng mong muốn đức tính trung thực ở con em gia đình đầy đủ mạnh mẽ hơn ở gia đình khuyết thiếu (84,4%/80,3%). Trong khi đó, nhu cầu đ−ợc đào tạo để có nghề nghiệp ổn định ở gia đình khuyết thiếu lại cao hơn gia đình đầy đủ khá nhiều (95,0%/81,6%). Ngoài ra, mong −ớc giáo dục con em mình trở thành ng−ời nổi tiếng và giàu có thì gia đình khuyết thiếu nói không cần, cao hơn nhiều so với gia đình đầy đủ (Nổi tiếng: 77,3%/60,2% và Giàu có: 40,9%/25,2%). Điều này cho 1 Đề tài do nhóm nghiên cứu của Viện Xã hội học và Tâm lý lãnh đạo, quản lý thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tiến hành Nghiên cứu tr−ờng hợp Hà Nội, năm 2004 - 2005, tại ph−ờng Trúc Bạch quận Ba Đình, ph−ờng Nghĩa Tân quận Cầu Giấy, xã Kim Chung huyện Đông Anh, xã Cổ Nhuế huyện Từ Liêm. 316 phiếu điều tra hộ gia đình, 10 cuộc thảo luận nhóm tập trung và 10 cuộc phỏng vấn sâu đã đ−ợc thực hiện. Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu phát triển châu á của Hàn Quốc đặt tại Đại học Quốc gia Hà Nội, là đơn vị tài trợ. Kiểu loại gia đình và giáo dục trẻ em trong gia đình ở Hà Nội hiện nay 22 thấy ở gia đình khuyết thiếu, sự hoàn chỉnh và ổn định trong đời sống của họ là cần hơn những giá trị khác. Nhiều gia đình có mức sống khá giả lại chú ý nhiều hơn đến giáo dục đức tính hiếu thảo, trung thực và mong muốn con em mình đ−ợc đào tạo nghề nghiệp tốt, ổn định. Những gia đình nghèo lại mong muốn con em họ trở thành ng−ời đ−ợc giáo dục để có bằng cấp cao, có địa vị xã hội và thậm chí là nổi tiếng. Đây là một trong số những thay đổi đáng chú ý về định h−ớng giá trị trong các gia đình ở Hà Nội hiện nay. Bảng 1: Yêu cầu giáo dục con của gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng (%) Loại gia đình Hạt nhân Mở rộng TT Những yêu cầu giáo dục Rất cần Cần Không cần Rất cần Cần Không cần 1. Hiếu thảo 86,4 13,6 0,0 83,8 15,4 0,9 2. Trung thực, l−ơng thiện 84,4 15,6 0,0 80,3 17,9 1,7 3. Có nghề nghiệp ổn định 81,9 18,1 0,0 83,8 14,5 1,7 4. Có bằng cấp cao 34,7 58,8 6,5 41,0 51,3 7,7 5. Có địa vị xã hội 25,1 59,8 15,1 31,6 56,4 12,0 6. Nổi tiếng 6,5 31,2 62,3 6,8 33,3 59,8 7. Giàu có 13,6 60,8 25,6 11,1 61,5 27,4 2. Kiểu loại gia đình và nội dung giáo dục: Tuy hầu hết các loại gia đình có kiểu loại khác nhau đều quan tâm giáo dục con em mình một cách toàn diện, nh−ng xét trên những tiêu chí khác nhau vẫn có sự phân biệt. Bảng 2: Nội dung giáo dục con và kiểu loại gia đình hạt nhân/mở rộng quan tâm Tổng số Gia đình hạt nhân Gia đình mở rộng TT Nội dung giáo dục Số l−ợng Tỷ lệ % Số l−ợng Tỷ lệ % Số l−ợng Tỷ lệ % 1 Tri thức tự nhiên, xã hội 210 66.5 135 67,8 75 64,1 2 Kỹ năng lao động 194 61.4 125 62,8 69 59,0 3 Đạo đức nhân cách 302 95.6 190 95,5 112 95,7 4 Truyền thống văn hóa 224 70.9 149 74,9 75 64,1 5 Giới tính 147 46.5 99 49,7 48 41,0 6 Khác 6 1.9 5 2,5 1 0,9 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Nguyễn Chí Dũng 23 Bảng số liệu trên cho thấy, nhiều gia đình hiện nay vẫn chú ý giáo dục đạo đức truyền thống cho con em mình hơn là những nội dung khác. Tuy nhiên, trên nhiều nội dung cần giáo dục, gia đình hạt nhân vẫn th−ờng có sự chú ý đến việc giáo dục cao hơn là ở gia đình mở rộng. Xét về quy mô gia đình, gia đình nhiều con chú ý giáo dục kỹ năng lao động, truyền thống văn hóa, đạo đức, nhân cách hơn là gia đình có 1 hoặc 2 con. Còn gia đình có 2 con chú ý giáo dục tri thức tự nhiên và xã hội hơn là những gia đình đông con. (Xem bảng 3). Bảng 3: Các nội dung giáo dục mà gia đình theo số con quan tâm Gia đình có 1 con Gia đình có 2 con Gia đình trên 2 con TT Nội dung giáo dục Số l−ợng Tỷ lệ % Số l−ợng Tỷ lệ % Số l−ợng Tỷ lệ % 1 Tri thức tự nhiên, xã hội 33 61,1 145 70,0 32 58,2 2 Kỹ năng lao động 30 55,6 126 60,9 38 69,1 3 Đạo đức nhân cách 52 96,3 196 94,7 54 98,2 4 Truyền thống văn hóa 35 64,8 148 71,5 41 74,5 5 Giới tính 25 46,3 96 46,4 26 47,3 6 Khác 1 1,9 4 1,9 1 1,8 Nếu xét theo những t−ơng quan khác nh− theo nơi c− trú, gia đình ở nội thành chú ý giáo dục con cháu mình về tri thức tự nhiên, xã hội, kỹ năng lao động và cả giới tính hơn gia đình ở ngoại thành. Còn xét theo mức sống thì gia đình giàu có, chú ý giáo dục nghề nghiệp cho con cháu mình hơn gia đình nghèo. Điều này cho thấy, trong những gia đình khác nhau, quan tâm giáo dục nội dung gì cho con cháu phụ thuộc, tr−ớc hết, vào những nhu cầu trực tiếp của đời sống, sau nữa mới là những giá trị khác. Phải chăng đây cũng là một xu h−ớng biến đổi nội dung giáo dục của gia đình khi mà số gia đình có mức sống khá giả ngày càng tăng lên. Với việc giáo dục lòng kính trọng với ông bà, ng−ời trên, kết quả khảo sát cho thấy trong gia đình mở rộng, trẻ em đ−ợc đánh giá là thể hiện tốt hơn sự kính trọng với ông bà, ng−ời trên. Có tới 99,2% ý kiến đ−ợc hỏi cho rằng trẻ em ở gia đình mở rộng tôn trọng và rất tôn trọng ng−ời già, tỷ lệ này ở trẻ em gia đình hạt nhân chỉ 90,7%. Ngoài ra, trong những gia đình đầy đủ, nhiều ý kiến đánh giá là trẻ em tỏ ra kính trọng ng−ời già hơn là trẻ em trong gia đình khuyết thiếu (87,0%/77,3%). Phải chăng, chính sự hoàn chỉnh của gia đình đầy đủ đã tạo ra môi tr−ờng thuận lợi cho việc giáo dục con cháu, trong đó có giáo dục lòng kính trọng với ng−ời già. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ rõ rằng, trong những gia đình ít con, con cháu thể hiện tốt hơn lòng kính trọng với ông bà, ng−ời trên hơn là trong những gia đình nhiều con. Tỷ lệ ý kiến đ−ợc hỏi đánh giá lần l−ợt nh− sau: Rất tôn trọng là 92,6%/87,4%/78,1% với các gia đình có 1con/2con/3con. Điều này cho thấy, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đảm Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Kiểu loại gia đình và giáo dục trẻ em trong gia đình ở Hà Nội hiện nay 24 bảo quy mô gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con là một yếu tố đảm bảo hiệu quả sự giáo dục cho lớp trẻ. Với việc giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma tuý, tệ nạn mại dâm và tệ nạn cờ bạc, hiện nay, đại đa số bậc cha mẹ rất lo lắng cho con cháu. Trong đó gia đình mở rộng, xem ra, có tỉ lệ lo lắng nhiều hơn là ở gia đình hạt nhân; gia đình nhiều con lo nhiều hơn gia đình ít con; gia đình khuyết thiếu lo nhiều hơn là gia đình đầy đủ; gia đình ở ngoại thành lo nhiều hơn là gia đình ở nội thành. Số liệu tổng hợp ý kiến đánh giá từ cuộc khảo sát cho thấy nh− sau: những gia đình lo lắng nhiều cho con cháu, sợ con cháu sa vào tệ nạn xã hội, cũng là những gia đình có tỉ lệ nhắc nhở con cháu phòng chống các tệ nạn xã hội nhiều hơn. Điều này cho thấy, sự gia tăng gia đình hạt nhân, gia đình ít con, sẽ là những yếu tố thuận lợi cho việc phòng ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập vào các gia đình. Song sự tăng lên của gia đình khuyết thiếu, gia đình giàu và tình trạng còn một bộ phận gia đình nhiều con, gia đình nghèo sẽ là những yếu tố không thuận lợi cho việc giáo dục con cháu trong phòng chống các tệ nạn xã hội. Nghiên cứu cũng chỉ ra những chủ thể có thể tham gia giáo dục con cháu trong gia đình, đó là tất cả những ng−ời lớn trong gia đình. Song chủ thể quan trọng nhất lại là ng−ời mẹ và sự phối hợp giữa mẹ và cha. Vai trò của ông bà trong giáo dục gia đình ở cuộc khảo sát này không đ−ợc đánh giá cao. Đây là điều cần chú ý để có những khuyến nghị, giải pháp phù hợp nhằm tăng c−ờng vai trò của các chủ thể trong giáo dục gia đình về sau. 3. Kiểu loại gia đình với ph−ơng pháp và hình thức giáo dục Ph−ơng pháp giáo dục con cháu trong gia đình quan trọng nhất là khuyên bảo, nêu g−ơng. Sau nữa là kể về truyền thống gia đình và trực tiếp truyền thụ cho con cháu những kinh nghiệm sống. Tiếp đến là giúp con cháu định h−ớng cuộc sống, giáo huấn trực tiếp và cuối cùng là h−ớng dẫn thực hành. ở đây, gia đình hạt nhân có −u thế tuyệt đối trong thực hiện các ph−ơng pháp giáo dục gia đình hơn là những gia đình mở rộng. Ngoài ra, gia đình có hai con đ−ợc đánh giá tốt nhất trong lựa chọn và sử dụng các biện pháp giáo dục con cháu đã kể trên. Riêng gia đình đầy đủ và gia đình khuyết thiếu việc sử dụng các ph−ơng pháp giáo dục tuy không khác nhau nhiều, song trong gia đình khuyết thiếu, phần lớn các ý kiến đánh giá là đã chú ý sử dụng ph−ơng pháp khuyên bảo nhiều hơn. Trong khi đó gia đình đầy đủ lại chú ý nhiều hơn đến các ph−ơng pháp giáo dục khác. Xét trên những t−ơng quan khác, đa số ý kiến đ−ợc hỏi cho rằng, dù gia đình loại nào cũng đều lấy khuyên bảo động viên tinh thần là biện pháp chính. Th−ởng tiền chỉ đ−ợc một số ít gia đình thực hiện. Tuy nhiên, xét ở mức cụ thể, gia đình có 2 con thực hiện hình thức khuyên bảo nhiều hơn các gia đình chỉ có 1 con hoặc từ 3 con trở lên (84,5%/68,5% và 76,4%). Ngoài ra, gia đình khuyết thiếu và gia đình hạt nhân cũng sử dụng hình thức này nhiều hơn là gia đình đầy đủ và gia đình mở rộng (90,9% và 84,4% so với 79,6% và 73,5%). Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Nguyễn Chí Dũng 25 Với hình thức phạt, phần lớn các gia đình chọn hình thức góp ý hoặc mắng mỏ bằng những lời lẽ có mức độ là chủ yếu. Đánh chửi, sỉ nhục là những biện pháp ít đ−ợc dùng. Tuy thế, gia đình hạt nhân vẫn có xu h−ớng sử dụng hình thức khuyên bảo nhiều hơn là ở gia đình mở rộng. Ng−ợc lại gia đình mở rộng áp dụng một số biện pháp mạnh hơn là ở gia đình hạt nhân. Cũng nh− vậy, gia đình 1 con có xu h−ớng sử dụng biện pháp mạnh hơn là gia đình có 2 con và gia đình có 2 con lại sử dụng biện pháp mạnh hơn ở gia đình có nhiều con. Điều này xem nh− một nghịch lý. Nh−ng có lẽ, do gia đình có 1 con hay chiều con từ nhỏ, do vậy, khi lớn lại phải sử dụng nhiều biện pháp mạnh hơn. Đây cũng là một trong những vấn đề cần chú ý trong việc xác định những giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục ở các gia đình trong t−ơng lai. Bảng 4: Cách thức giáo dục con cháu trong gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng Tổng số Gia đình hạt nhân Gia đình mở rộng TT Cách thức giáo dục Số l−ợng Tỷ lệ % Số l−ợng Tỷ lệ % Số l−ợng Tỷ lệ % 1. Khuyên bảo 254 80,4 168 84,4 86 73,5 2. Trực tiếp nêu g−ơng 235 74,4 159 79,9 76 65,0 3. Nêu g−ơng tốt khác 228 72,2 146 73,4 82 70,1 4. Kể về truyền thống tốt của gia đình, dòng họ 202 63,9 149 74,9 53 45,3 5. Truyền thụ kinh nghiệm sống 202 63,9 142 71,4 60 51,3 6. Định h−ớng những vấn đề quan trọng 201 63,6 139 69,8 62 53,0 7. Giáo huấn trực tiếp 159 50,3 109 54,8 50 42,7 8. H−ớng dẫn thực hành 147 46,5 107 53,8 40 34,2 4. Kiểu loại gia đình và kết quả giáo dục Điều đáng quan tâm là, trong giáo dục gia đình, kết quả giáo dục lại đ−ợc các ý kiến đánh giá tốt nhất ở những tri thức tự nhiên và xã hội, sau đến là nghề nghiệp, truyền thống văn hoá và cuối cùng là đạo đức. Phải chăng trong xã hội Việt Nam hiện nay, việc tôi luyện tri thức tự nhiên và xã hội cho con cháu đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm của không chỉ xã hội mà cả gia đình. Thể hiện rõ nhất là tình trạng học thêm đang rất thịnh hành hiện nay. Còn giáo dục truyền thống, đạo đức tuy là chức năng quan trọng của gia đình song với nhiều gia đình Hà Nội hiện nay, nhiều ng−ời coi đây là chuyện đ−ơng nhiên nên không chý ý nhiều trong đánh giá. (Xem bảng 5). Xét vấn đề theo từng kiểu kết cấu gia đình, nhiều chỉ báo đánh giá kết quả giáo dục cũng khá t−ơng đồng nhau. Nh−ng xem xét kỹ vẫn thấy, gia đình hạt nhân có kết quả giáo dục đạo đức cho con cháu tốt hơn gia đình mở rộng. Gia đình khuyết thiếu trẻ em chăm sóc ng−ời già tốt hơn gia đình đầy đủ. Gia đình có học vấn của cha Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Kiểu loại gia đình và giáo dục trẻ em trong gia đình ở Hà Nội hiện nay 26 mẹ cao hơn thì lựa chọn đ−ợc nhiều biện pháp giáo dục phù hợp hơn là gia đình cha mẹ có học vấn thấp. Riêng gia đình nghèo, kết quả giáo dục đạo đức, truyền thống tốt hơn con em gia đình giàu. Tất cả những kết quả điều tra trên cho thấy, kết quả giáo dục gia đình phụ thuộc nhiều yếu tố cả kết cấu gia đình và kiểu loại gia đình. ở đây, các yếu tố về sự gắn bó giữa vợ và chồng, trình độ học vấn và gia đạo, gia phong của từng kiểu loại gia đình có ý nghĩa quan trọng tạo nên kết quả giáo dục ở con cháu. Bảng 5: Sự thay đổi về nhận thức của trẻ em trong giáo dục phân chia theo loại gia đình hạt nhân và mở rộng Tổng số Gia đình hạt nhân Gia đình mở rộng TT Những thay đổi trong nhận thức Số l−ợng Tỷ lệ Số l−ợng Tỷ lệ Số l−ợng Tỷ lệ 1 Kiến thức khoa học Tốt hơn 281 88,9 177 88,9 104 88,9 Nh− cũ 13 4,1 10 5,0 3 2,6 Kém hơn 3 0,9 2 1,0 1 0,9 Khó đánh giá 19 6,0 10 5,0 9 7,7 2 Truyền thống văn hóa Tốt hơn 182 57,6 116 58,3 66 56,4 Nh− cũ 50 15,8 36 18,1 14 12,0 Kém hơn 46 14,6 30 15,1 16 13,7 Khó đánh giá 38 12,0 17 8,5 21 17,9 3 Trình độ nghề nghiệp Tốt hơn 201 63,6 128 64,3 73 62,4 Nh− cũ 15 4,7 11 5,5 4 3,4 Kém hơn 11 3,5 7 3,5 4 3,4 Khó đánh giá 89 28,2 53 26,6 36 30,8 4 Đạo đức nhân cách Tốt hơn 141 44,6 97 48,7 44 37,6 Nh− cũ 74 23,4 51 25,6 23 19,7 Kém hơn 46 14,6 25 12,6 21 17,9 Khó đánh giá 55 17,4 26 13,1 29 24,8 Chuyển sang kinh tế thị tr−ờng, khi số gia đình hạt nhân, gia đình ít con, gia đình mà bố mẹ có học vấn cao, có nghề nghiệp ổn định và có mức sống cao ngày càng nhiều thì giáo dục càng có thêm nhiều những yếu tố cả thuận chiều và trái chiều cho Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Nguyễn Chí Dũng 27 giáo dục. Đây là điều cần phải chú ý để có những giải pháp phù hợp cho giáo dục của từng loại gia đình trong t−ơng lai. 5. Một số giải pháp tăng c−ờng hiệu quả giáo dục gia đình trong giai đoạn hiện nay. 5.1. Đẩy mạnh giáo dục toàn diện cho lớp trẻ trong gia đình, trong đó giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cần coi là nhiệm vụ hàng đầu. Đặc biệt chú ý giáo dục đạo đức, nhân cách cho con em những gia đình mở rộng và gia đình đầy đủ. 5.2. Giáo dục tình yêu th−ơng và lòng kính trọng với ng−ời già là một phần không thể thiếu trong giáo dục đạo đức nhân cách cho thế hệ trẻ trong gia đình. ở Việt Nam, trong nhiều gia đình mở rộng, các thế hệ trẻ đã đ−ợc giáo dục tốt về điều này. Do vậy, cần chú ý nhiều hơn tới nội dung giáo dục này trong những gia đình hạt nhân, nơi mà chỉ có cha mẹ và con cái sinh sống. Để làm tốt việc giáo dục, cha mẹ cần phải nêu g−ơng tốt trong đối xử với ông bà, ng−òi thân, đồng thời phải tăng c−ờng sự thăm viếng, tiếp xúc của con, cháu với ông bà, tạo điều kiện cho ông bà quan tâm đến con cháu cũng nh− con cháu giúp đỡ, hỗ trợ ông bà. 5.3. Hiện tại, tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma túy, đang có nguy cơ lan rộng. Do vậy, cần chú ý phòng ngừa trong tất cả các kiểu loại gia đình. Song cần chú ý đến những gia đình nhiều con, gia đình khuyết thiếu, gia đình mở rộng vì ở những gia đình loại này, sự kiểm soát của bố mẹ, ng−ời thân với con cháu có phần lơi lỏng hơn. 5.4. Cần phát huy vai trò của tất cả các chủ thể trong gia đình nhất là cha mẹ, ông bà Ngoài việc tiếp tục nâng cao vai trò của ng−ời mẹ, đặc biệt chú ý tăng c−ờng hơn nữa vai trò của ng−ời cha và ông bà trong giáo dục con cháu. Việc truyền thụ tri thức, kinh nghiệm trong gia đình, việc nêu g−ơng, làm g−ơng của cha, mẹ và ng−ời trên có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là những giải pháp chính yếu nhất có thể đ−a ra để tăng c−ờng hiệu quả giáo dục gia đình trong điều kiện hiện nay. Hy vọng rằng, nó sẽ góp một phần nào đó giúp các cơ quan quản lý nhà n−ớc về gia đình và các bậc cha mẹ có cách nhìn sát thực hơn trong giáo dục con cháu ở gia đình, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam: “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững". Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso2_2006_nguyenchidung_0576.pdf
Tài liệu liên quan