Kiến thức về chăm sóc sau sinh của phụ nữ mang thai

Tài liệu Kiến thức về chăm sóc sau sinh của phụ nữ mang thai: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC SAU SINH CỦA PHỤ NỮ MANG THAI Tôn Nữ Minh Đức*, Lora Claywell**, Trần Thiện Trung*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Giai đoạn sau sinh được tính từ khi sổ nhau đến hết ngày thứ 42 sau sinh. Trong giai đoạn này, người mẹ và trẻ sơ sinh đối mặt với rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển trong tương lai. Phần lớn tử vong mẹ và trẻ sơ sinh xảy ra trong khoảng thời gian này. Kiến thức về chăm sóc sau sinh đối với bà mẹ là rất quan trọng, góp phần giảm thiểu tỷ lệ bệnh tật và tử vong, đảm bảo sức khỏe cho mẹ-con, phòng tránh và phát hiện sớm các biến chứng để chủ động đi thăm khám, điều trị kịp thời. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đạt các mức độ kiến thức về chăm sóc sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân tích 250 thai phụ quý III tại phòng khám Sản, BV Trường Đại học Y Dược Huế từ 2/2015-5/2015....

pdf10 trang | Chia sẻ: Tiến Lợi | Ngày: 01/04/2025 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức về chăm sóc sau sinh của phụ nữ mang thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC SAU SINH CỦA PHỤ NỮ MANG THAI Tôn Nữ Minh Đức*, Lora Claywell**, Trần Thiện Trung*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Giai đoạn sau sinh được tính từ khi sổ nhau đến hết ngày thứ 42 sau sinh. Trong giai đoạn này, người mẹ và trẻ sơ sinh đối mặt với rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển trong tương lai. Phần lớn tử vong mẹ và trẻ sơ sinh xảy ra trong khoảng thời gian này. Kiến thức về chăm sóc sau sinh đối với bà mẹ là rất quan trọng, góp phần giảm thiểu tỷ lệ bệnh tật và tử vong, đảm bảo sức khỏe cho mẹ-con, phòng tránh và phát hiện sớm các biến chứng để chủ động đi thăm khám, điều trị kịp thời. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đạt các mức độ kiến thức về chăm sóc sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân tích 250 thai phụ quý III tại phòng khám Sản, BV Trường Đại học Y Dược Huế từ 2/2015-5/2015. Kết quả: 250 thai phụ được chọn vào nghiên cứu. Tỷ lệ thai phụ thiếu kiến thức về chăm sóc sau sinh là 28,4%, số thai phụ có kiến ở mức trung bình là 60,4% và 11,2% thai phụ có kiến thức tốt. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức chăm sóc sau sinh với nhóm tuổi, nơi ở, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập bình quân, diện chi trả, số con, nơi khám thai, đặc điểm mang thai và nguồn tiếp cận thông tin về chăm sóc sau sinh của thai phụ. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kiến thức về chăm sóc sau sinh của phụ nữ mang thai phần lớn còn ở mức thấp và trung bình. Đề nghị tăng cường giáo dục về chăm sóc sau sinh cho thai phụ. Từ khóa: Chăm sóc sau sinh; kiến thức về chăm sóc sau sinh ABTRACT KNOWLEDGE OF POSTNATAL CARE AMONG PREGNANT WOMEN Ton Nu Minh Duc, Lora Claywell, Tran Thien Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 102 - 111 Background: Postnatal period refer to the time from placenta discharged to the end of 42 days after birth. During this period, the mother and infant face a lot of risks with significant impact on health and development in the future. Most maternal and infant deaths occurs during this period. Knowledge of postnatal care for mothers is very important, contribute to reduce morbidity and mortality, ensure maternal-child health, prevention and early detection of complications for seeking health care service in time. Objective: To determine the level of knowledge and factors related to knowledge of postpartum care among pregnant women. Methods: A descpriptive cross- sectional study, analyzed 250 pregnant women at Obstetrics Clinic, Hue University of Medicine and Pharmacy hospital from 2/2015 to 5/2015. * Đại học Y Dược Huế. ** Đại học Regis, Hoa Kỳ. *** Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: CNĐD Tôn Nữ Minh Đức ĐT: 01689128260 Email: minhductonnu@gmail.com 102 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học Results: 250 women were selected in the study. 28.4% of pregnant women have inadequate knowledge about postnatal care, 60.4% of pregnant women have moderately knowledge and 11.2% of pregnant women have good knowledge. There is significant relationship between knowledge of postnatal care and age group, residence, education, occupation, income per capita, payment type, parity, antenatal care visit’s place, pregnancy characteristics and accessible source of information on postnatal care of pregnant women. Conclusion: The study results showed that the rate of knowledge about postnatal care of pregnant women largely remain low and medium. Suggest strengthening education on postpartum care for pregnant women. Key words: Postnatal care; postnatal care knowledge ĐẶT VẤN ĐỀ điều trị kịp thời. Nếu các bà mẹ không có các kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm, vệ sinh, Những ngày đầu và những tuần đầu ngay cho bú, dinh dưỡng... sẽ có thể gây ra các hậu sau khi sinh-thời kỳ hậu sản-người mẹ và trẻ sơ quả nghiêm trọng trong quá trình chăm sóc trẻ(2). sinh đối mặt với rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng Các kiến thức về tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ lớn đến sức khỏe và sự phát triển trong tương sinh vú, vệ sinh vùng sinh dục, cải thiện chế độ (12) lai . Phần lớn tử vong mẹ và trẻ sơ sinh xảy ra ăn, tập luyện thể dục và kế hoạch hóa gia đình sẽ (15) trong khoảng thời gian này . Mỗi ngày có nâng cao sức khỏe và giảm tỷ lệ bệnh tật và tử khoảng 800 phụ nữ trên thế giới chết liên quan vong mẹ(3). đến các biến chứng của việc mang thai và sinh Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy tầm quan sản (17). Hằng năm trên thế giới có đến khoảng 3 trọng của việc đánh giá kiến thức chăm sóc sau triệu trẻ sơ sinh tử vong(16). Theo Tổ chức y tế thế sinh của thai phụ nhằm tìm hiểu khả năng tự giới, có khoảng 13% tỷ lệ tử vong mẹ, 5% tử chăm sóc và chăm sóc trẻ sau khi sinh, cũng như vong sơ sinh xảy ra vào tuần thứ nhất sau sinh phát hiện ra các thiếu sót về kiến thức và các yếu (13). Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ y tế tố liên quan để từ đó xây dựng chương trình (2011)(1), tỷ số tử vong mẹ là 68/100.000 trẻ đẻ giáo dục sức khỏe phù hợp. sống, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 15,8/1000 trẻ đẻ sống, trong đó tử vong sơ sinh ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU chiếm 70%. Đối tượng nghiên cứu Thời kỳ sau sinh được xem là giai đoạn mà Thai phụ quý III đến khám tại phòng khám sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh cần được Sản, BV Trường Đại học Y Dược Huế từ 2/2015- quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ nhiều nhất. Theo 5/2015. Tổ chức Y tế thế giới, các kỹ năng chăm sóc trước, trong và sau sinh có thể cứu sống hàng Tiêu chuẩn chọn bệnh chục ngàn phụ nữ và trẻ sơ sinh(14). Ở giai đoạn Thai phụ ≥ 18 tuổi đến khám thai quý III (3 này, nếu phụ nữ và trẻ sơ sinh nhận được các tháng cuối) tại phòng khám Sản Bệnh viện dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt sẽ không những Trường Đại học Y Dược Huế. làm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật, mà còn tạo Tiêu chuẩn loại trừ tiền đề để trẻ phát triển tốt trong tương lai cũng - Thai phụ tinh thần không tỉnh táo, không như giúp mẹ nhanh chóng hồi phục về cả thể có khả năng giao tiếp, bị điếc hoặc bị câm. chất lẫn tâm lý(13). - Thai phụ đến khám trong tình trạng bệnh Kiến thức về chăm sóc sau sinh đối với các lý nặng hoặc cấp cứu, thai phụ có thai chết lưu bà mẹ là vô cùng quan trọng, góp phần giảm tại thời điểm thăm khám. thiểu tỷ lệ bệnh tật và tử vong, đảm bảo sức Thiết kế nghiên cứu khỏe cho mẹ - con, phòng tránh và phát hiện sớm các biến chứng để chủ động đi thăm khám, Nghiên cứu mô tả cắt ngang Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 103 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Cỡ mẫu Đa số thai phụ đi khám có bảo hiểm y tế Cỡ mẫu được ước lượng theo công thức chi trả chiếm 72,8%, phần lớn thai phụ khám Z2 P 1 P thai trên 5 lần 55,6%, tỷ lệ thai phụ tham gia n 1 / 2 d 2 vào nghiên cứu mang thai con đầu lòng là 64,4%, tỷ lệ có 1-2 con là 33,6%. Hầu hết thai Trong đó phụ đi khám thai tại các bệnh viện tuyến Z: là trị số phân phối chuẩn. huyện, tỉnh, thành phố, trực thuộc Sở y tế : xác suất sai lầm loại 1, chọn = 95% Vậy chiếm 98%; 83,6% thai phụ có đi khám thai tại Z2(1- /2) = (1,96)2. các bệnh viện và phòng khám tư, 88% thai phụ d : sai số tuyệt đối, chọn d = 0,06 có đặc điểm mang thai bình thường. Tuổi thai trung bình là 34,16 ± 6,04 tuần. p : p = 0,64 (theo tác giả Phạm Phương Lan(4), Nguồn thông tin về chăm sóc sau sinh được tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chăm sóc sau sinh không thai phụ tiếp nhận nhiều nhất là từ mẹ đẻ chiếm đạt là 63,8%) 71,2%, tiếp đến là internet 63,2%, từ bạn bè 58%, n: là cỡ mẫu ước lượng. từ mẹ chồng 55,6%, số thai phụ được nhận thông n = 1,962 x 0,64 (0,36)/0,062 = 246 thai phụ tin từ nhân viên y tế khá thấp 19,2%. Chọn 250 thai phụ đủ tiêu chuẩn vào nghiên Kiến thức về chăm sóc sau sinh cứu. Kiến thức về chăm sóc trẻ sau sinh Công cụ thu thập số liệu Dinh dưỡng: Phần lớn thai phụ có kiến thức - Phỏng vấn trực tiếp người bệnh bằng bộ cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh hoặc trong vòng 1 câu hỏi được thiết kế dựa trên hướng dẫn quốc giờ đầu sau sinh chiếm 63,6%, tỷ lệ thai phụ biết gia của Bộ Y tế và các khuyến cáo mới nhất của nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong thời kỳ hậu WHO, gồm 20 câu hỏi đánh giá kiến thức, thời sản là 81,2%. gian phỏng vấn khoảng 30 phút. Vệ sinh, giữ ấm: 44,4% thai phụ biết không - Nhập số liệu và xử lý số liệu bằng phần nên tắm cho trẻ trước 24 giờ sau sinh. Đa số thai mềm SPSS 16.0 phụ biết nên giữ rốn khô và sạch chiếm 82,8%, KẾT QUẢ tuy nhiên vẫn có 4,4% thai phụ hoàn toàn không có các kiến thức về chăm sóc rốn. Tỷ lệ thai phụ Qua khảo sát kiến thức về chăm sóc sau sinh biết nên rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi trên 250 thai phụ tại Phòng khám Sản Bệnh viện chăm sóc mắt cho trẻ là 82,4% và 75,6% biết nên Trường Đại học Y Dược Huế chúng tôi có kết dùng khăn sạch, ẩm lau mắt cho trẻ hằng ngày. quả như sau Phần lớn thai phụ biết nên giữ ấm cho trẻ bằng Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu nhiều cách: 82% biết nên sử dụng nước ấm để Đa số sản phụ có độ tuổi từ 24-34 tuổi chiếm tắm cho trẻ và thực hiện nhanh, 74,4% biết nên 75,2%, tỷ lệ thai phụ là người dân tộc kinh là mặc áo cho trẻ nhiều hơn người lớn 1-2 lớp, 98%, nhóm thai phụ sống ở thành phố chiếm đa nhưng chỉ có 2% thai phụ biết cách ôm trẻ vào số 62,4%. Trình độ học vấn của thai phụ khá cao, ngực mẹ để giữ ấm cho trẻ theo khuyến cáo mới 32,8% thai phụ có trình độ Đại học/sau đại học, của Bộ y tế. không có thai phụ nào mù chữ. Phần lớn thai Dấu hiệu nguy hiểm: 24,8% thai phụ biết phụ là cán bộ, viên chức chiếm 36,4%, thu nhập được ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm của trẻ 24h bình quân đầu người trung bình là 3,49 ± 2,35 đầu sau sinh, dấu hiệu được biết đến nhiều nhất triệu VNĐ/người/tháng. là khó thở/ngưng thở chiếm 66,8%, dấu hiệu ít được biết đến nhất là vàng da 14,4%, tỷ lệ thai 104 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học phụ không biết bất kỳ dấu hiệu nào là15,6%. được biết đến nhiều nhất là chảy máu nhiều Kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm giai đoạn sau 76%, dấu hiệu ít được biết đến nhất là đau đầu sinh sớm và sau sinh muộn tốt hơn, 44,8% thai 12,4%, 15,2% thai phụ không biết bất kỳ dấu phụ có thể kể được ít nhất 5 dấu hiệu nguy hiểm hiệu nguy hiểm nào của sản phụ 24h đầu sau của trẻ thời kỳ sau sinh, dấu hiệu được biết đến sinh. Kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm giai nhiều nhất là sốt cao chiếm 84,8% và khó thở đoạn sau sinh sớm và sau sinh muộn, tỷ lệ thai 69,2%, tỷ lệ thai phụ không kể được bất kỳ dấu phụ kể được ít nhất 5 dấu hiệu nguy hiểm là hiệu nguy hiểm nào là 5,6%. 9,2%, dấu hiệu được biết đến nhiều nhất là Sốt Tiêm chủng phòng bệnh: Bệnh có thể chủng cao 75,6%, dấu hiệu ít được biết đến nhất là rò ngừa được bằng vacxin qua chương trình tiêm rỉ nước tiểu/són phân 7,2%, số thai phụ không chủng mở rộng được biết đên nhiều nhất là Sởi kể được bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào là với tỷ lệ 62%, tiếp đến là Uốn ván 61,6%, viêm gan B 58,8%, thấp nhất là Thương hàn 2,8%, tỷ lệ 11,6%. thai phụ không kể được bất kỳ bệnh gì có thể KHHGĐ phòng được bằng chủng ngừa vacxin là 14,4 %. 20,8% thai phụ biết chính xác thời điểm có Kiến thức về chăm sóc mẹ sau sinh thể bắt đầu quan hệ tình dục sau sinh là sau Dinh dưỡng và bổ sung vi chất sinh 6 tuần theo hướng dẫn của Bộ Y tế, 5,6% 75,6% thai phụ có kiến thức về dinh dưỡng thai phụ nghĩ rằng họ không có kiến thức về phù hợp thời kỳ sau sinh là ăn nhiều hơn với vấn đề này. Các biện pháp tránh thai có thể sử chế độ giàu dinh dưỡng hơn bình thường, dụng sau khi sinh được thai phụ liệt kê rất đa 64,4% thai phụ biết cần uống bổ sung Vitamin dạng, loại được biết đến nhiều nhất là bao cao A sau khi sinh, 87,2% thai phụ có kiến thức về su 88% và đặt dụng cụ tử cung 46,8%, chỉ có uống bổ sung viên Sắt sau khi sinh. 4% thai phụ không biết bất kỳ biện pháp tránh Vệ sinh thai nào có thể sự dụng sau khi sinh. Tỷ lệ thai phụ biết nên rửa vùng sinh dục Vấn đề tâm lý sau sinh: tỷ lệ thai phụ biết hằng ngày bằng nước ấm là 90,4%, số thai phụ trầm cảm sau sinh là vấn đề tâm lý mà sản có kiến thức về vệ sinh vú bằng khăn sạch, ẩm phụ có nguy cơ gặp phải sau khi sinh là 40,8%. trước và sau khi cho trẻ bú là 85,6%. Tuy niên Kiến thức chung về chăm sóc sau sinh vẫn còn 0,8% thai phụ nghĩ rằng họ hoàn toàn không nên vệ sinh tắm rửa trong thời kỳ sau Mỗi câu trả lời đúng sản phụ sẽ được 1 sinh do cử tiếp xúc với nước và 1,6% không điểm, trả lời sai sẽ được 0 điểm. Tổng số điểm biết chế độ vệ sinh phù hợp đối với phụ nữ của kiến thức đúng là 20. Nếu thai phụ có số sau sinh. điểm dưới 10 (< 50%) được xác định là thiếu Chế độ vận động nghỉ ngơi kiến thức, từ 10 đến 15 điểm (50-75%) là kiến thức trung bình, trên 15 câu đúng (> 75% tổng 82,8% thai phụ biết trong thời kỳ sau sinh, phụ nữ nên vận động nhẹ nhàng, tránh lao số điểm) là kiến thức tốt. Kết quả nghiên cứu động nặng, 62% thai phụ có kiến thức về tập trên 250 thai phụ cho thấy: 28,4% (71/250) thai thể dục nhẹ nhàng sau khi sinh 1 tuần để phụ không đủ kiến thức về chăm sóc sau sinh, chóng hồi phục sức khỏe. 60,4% (151/250) thai phụ có kiến thức ở mức Dấu hiệu nguy hiểm trung bình, 11,2% (28/250) thai phụ có kiến thức tốt. 13,6% thai phụ biết ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm của sản phụ 24h đầu sau sinh, dấu hiệu Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 105 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Liên quan giữa đặc điểm nhân trắc học và kiến thức chăm sóc sau sinh Bảng 1: Mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc sau sinh với các đặc điểm nhân trắc học Kiến thức CSSS Đặc điểm nhân trắc học P value OR 95% CI Không đạt n (%) Đạt n (%) < 24 18 (46,2) 21 (53,8) Nhóm tuổi 24 – 34 46 (24,5) 142 (75,5) 0,023 > 34 7 (30,4) 16 (69,6) Thành thị 30 (19,2) 126 (80,8) Nơi cư trú Nông thôn 38 (43,2) 50 (56,8) < 0,001 Miền núi 3 (50) 3 (50) Kinh 68 (27,8) 177 (72,2) 0,25 Dân tộc 0,140 Dân tộc thiểu số 3 (60) 2 (40) 0,04-1,56 Trình độ học vấn Mù chữ 0 0 Cấp I 7 (53,8) 6 (46,2) Cấp II 26 (47,3) 29 (52,7) < 0,001 Cấp III 18 (40,9) 26 (59,1) Trung cấp/cao đẳng 12 (21,4) 44 (78,6) Đại học/sau đại học 8 (9,8) 74 (90,2) Nghề nghiệp Cán bộ/viên chức 7 (7,7) 84 (92,3) Nghề nông/LN/TS 5 (62,5) 3 (37,5) Công nhân/thợ thủ công 25 (51) 24 (49) < 0,001 Buôn bán 7 (24,1) 22 (75,9) Nội trợ 20 (40,8) 29 (59,2) Nhân viên văn phòng 2 (18,2) 9 (81,8) Thu nhập ≤ 3,5 triệu 53 (33,3) 106 (66,7) 2,03 0,022 bình quân/ tháng > 3,5 triệu 18 (19,8) 73 (80,2) 1,10-3,74 Thuộc diện BHYT chi trả 45 (24,7) 137 (75,3) 0,53 0,035 chi trả Tự chi trả 26 (38,2) 42 (61,8) 0,29-0,96 Nhận xét: kiến thức về chăm sóc sau sinh của đầu người và diện chi trả (bảo hiểm y tế-dịch vụ) thai phụ có mối liên quan với nhóm tuổi, nơi cư của thai phụ. trú, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập bình quân Liên quan giữa đặc điểm tiền sử sản khoa với kiến thức về chăm sóc sau sinh Bảng 2: Mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc sau sinh với các đặc điểm về tiền sử sản khoa Kiến thức CSSS Đặc điểm tiền sử sản khoa Không đạt Đạt P value OR 95% CI n (%) n (%) 1-2 lần 2 (11,1) 16 (88,9) Số lần khám thai 3-5 lần 33 (35,5) 60 (64,5) 0,068 ≥ 6 lần 36 (25,9) 103 (74,1) 0 con 50 (31,1) 111 (68,9) Số con hiện có 1-2 con 18 (21,4) 66 (78,6) 0,04 ≥ 3 con 3 (60) 2 (40) Nơi khám thai Trạm y tế 14 (34,1) 27 (65,9) 0,372 Bệnh viện tuyến huyện, tỉnh 70 (28,6) 175 (71,4) 1 BV trung ương 9 (56,2) 7 (43,8) 0,016 0,28 0,10-0,79 Phòng khám tư 57 (27,3) 152 (72,7) 0,372 Khác 0 (0) 1 (100) 1 106 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học Kiến thức CSSS Đặc điểm tiền sử sản khoa Không đạt Đạt P value OR 95% CI n (%) n (%) Đặc điểm mang thai Bình thường 55 (25) 165 (75) 0,001 0,30 0,13-0,64 Bệnh lý 16 (53,3) 14 (46,7) Tuổi thai < 31 tuần 21 (25,6) 61 (74,4) 31-<36 tuần 7 (24,1) 22 (75,9) 0,603 ≥ 36 tuần 43 (30,9) 96 (69,1) Nhận xét: kiến thức của thai phụ về chăm sóc thai (bệnh viện trung ương) và đặc điểm mang sau sinh liên quan với số con hiện có, nơi khám thai của thai phụ Liên quan giữa nguồn tiếp nhận thông tin về chăm sóc sau sinh với kiến thức về chăm sóc sau sinh Bảng 3: Mối liên quan giữa kiến thức với nguồn tiếp cận thông tin chính về chăm sóc sau sinh Kiến thức CSSS Nguồn thông tin P value OR 95% CI Không đạt n (%) Đạt n (%) Cán bộ y tế 5 (10,4) 43 (89,6) 0,002 4,17 1,58-11,03 Mẹ chồng 38 (27,3) 101 (72,7) 0,677 Mẹ đẻ 49 (27,5) 129 (72,5) 0,631 Thành viên khác trong gia đình 40 (35,4) 73 (64,4) 0,026 0,53 0,31-0,93 Bạn bè 38 (26,2) 107 (73,8) 0,366 Thông tin đại chúng 18 (18,4) 80 (81,6) 0,005 2,38 1,29-4,38 Internet 31 (19,6) 127 (80,4) < 0,001 3,15 1,78-5,57 Sách, cẩm nang 12 (15) 68 (85) 0,001 3,01 1,51-6,01 Khác 0 (0) 1 1 Nhận xét: kiến thức về chăm sóc sau sinh của thành phố Huế cũng cho kết quả đa số bà mẹ có thai phụ liên quan với việc tiếp nhận thông tin kiến thức ở mức trung bình (38,1%), tỷ lệ kiến về chăm sóc sau sinh từ các nguồn: nhân viên y thức kém là 28,1% và kiến thức tốt là 33,8%. tế, thông tin đại chúng, internet, sách và cẩm Nhiều nghiên cứu trên thế giới về các mảng nang, thành viên khác trong gia đình (không kiến thức chuyên biệt chăm sóc trẻ và chăm sóc phải mẹ chồng, mẹ đẻ). mẹ sau sinh cũng cho những đánh giá tương tự. BÀN LUẬN Phần lớn phụ nữ có kiến thức về chăm sóc sau sinh ở mức trung bình. Theo Darling (3), nghiên Kiến thức về chăm sóc sau sinh cứu trên 100 sản phụ ở Libya (2014) cho thấy có Kiến thức chung về chăm sóc sau sinh được 47% sản phụ có kiến thức về tự chăm sóc sau tính theo thang điểm là tổng số điểm của các sinh ở mức trung bình, tỷ lệ đủ kiến thức là 46% nhóm kiến thức chuyên biệt. Tổng số điểm kiến và thiếu kiến thức là 7%. Một nghiên cứu khác thức đúng là 20, được phân loại thành 3 mức: của tác giả Reza Sharafi (2013)(7) trên 316 bà mẹ ở dưới 10 câu đúng (<50%) là thiếu kiến thức, từ 10 Iran về kiến thức chăm sóc trẻ sau sinh cho thấy đến 15 câu đúng (50-75%) là kiến thức trung tỷ lệ kiến thức trung bình là 78,5%, kiến thức tốt bình, trên 15 câu đúng (76-100%) là kiến thức tốt. 13,3% và kém là 8,2%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Liên quan giữa kiến thức chăm sóc sau sinh 28,4% thai phụ thiếu kiến thức về chăm sóc sau với các đặc điểm về nhân trắc học sinh, 60,4% thai phụ có kiến thức trung bình và chỉ có 11,2% thai phụ có kiến thức tốt. Tuổi Theo Đoàn Thị Ngọc Vân (2009) (11) nghiên Trong nghiên cứu chúng tôi, thai phụ tuổi từ cứu về kiến thức chăm sóc trước và sau sinh ở 24-34 có điểm kiến thức đạt chiếm tỷ lệ cao nhất Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 107 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 75,5% so với 53,8% nhóm dưới 24 tuổi và 69,6% tỷ lệ điểm đạt về kiến thức cao nhất chiếm nhóm trên 34 tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa 92,3% so với 81,8%, nhân viên văn phòng, thống kê với p= 0,023. Nhiều nghiên cứu cũng 75,9% buôn bán, 59,2% nội trợ, 49% công cho thấy tuổi của đối tượng nghiên cứu liên nhân/thợ thủ công nghề nông/lâm nghiệp, và quan đến kiến thức về chăm sóc sau sinh. Theo 37,5% thủy sản, sự khác biệt có ý nghĩa với Đoàn Thị Ngọc Vân và cộng sự (2009)(11), những p<0,001. Theo Ekechi Okereke (2013)(6) trên 540 bà mẹ trẻ dưới 35 tuổi có kiến thức về chăm sóc phụ nữ ở Nigeria cho thấy có mối liên quan trước và sau sinh tốt hơn những bà mẹ lớn tuổi. giữa nghề nghiệp (có việc làm/thất nghiệp) với Trên thế giới cũng cho thấy mối liên quan tương kiến thức chăm sóc trước, trong, sau sinh (kiến tự, Reza Sharafi (2013)(7) trên 316 bà mẹ ở Iran thức về làm mẹ an toàn), p= 0,039. cho thấy những bà mẹ ở thành thị dưới 24 tuổi Thu nhập bình quân có 2-3 con và học vấn cao thì có kiến thức chăm Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm thu sóc trẻ sau sinh ở mức cao. nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu Nơi cư trú đồng/tháng có tỷ lệ kiến thức đạt 80,2% cao hơn Nghiên cứu chúng tôi cho thấy có sự khác so với nhóm từ 3,5 triệu trở xuống (66,7%). Sự biệt có ý nghĩa thống kê về kiến thức chăm sóc khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,022. sau sinh ở các nhóm thai phụ sống ở thành thị, Phân tích về tỷ số chênh cho thấy các thai phụ có nông thôn và miền núi, p < 0,001. Nhóm thành thu nhập trên 3,5 triệu có khả năng đạt kiến thức thị có tỷ lệ điểm đạt về kiến thức cao nhất chiếm về chăm sóc sau sinh gấp 2 lần so với cá thai phụ 80,8% so với 56,8% nhóm nông thôn và 50% thu nhập thấp hơn (OR= 2,03; 1,10-3,74). Theo miền núi. Kết quả này cũng tương tự với nghiên Darling (2014) (3) nghiên cứu ở Libya, có liên cứu của Fikirte Tesfahun (10) (2014) trên 836 phụ quan giữa kiến thức chăm sóc mẹ sau sinh với nữ ở Ethiopia cho thấy những người sống ở tổng thu gia đình/tháng với p< 0,05. thành thị và có học vấn cao thì có kiến thức chăm Thuộc diện chi trả sóc sau sinh cao. Nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bảo hiểm y Học vấn tế chi trả có tỷ lệ kiến thức đạt (75,3%) cao hơn Thai phụ có trình độ học vấn càng cao thì nhóm tự chi trả (61,8%), sự khác biệt này có ý kiến thức chăm sóc sau sinh càng tốt. Nhóm thai nghĩa thống kê với p=0,035. Bệnh viện trường phụ trình độ Đại học/sau đại học có tỷ lệ điểm Đại học Y Dược Huế là nơi khám chữa bệnh ban đạt về kiến thức cao nhất 90,2%, tiếp đến là trung đầu của Cán bộ viện chức thuộc Đại học Huế. cấp/cao đẳng 78,6%, cấp III 59,1%, cấp II 52,7% Nhóm nghề nghiệp này có trình độ học vấn cao, và cấp I 46,2%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống yếu tố liên quan đến kiến thức cao về chăm sóc kê với p< 0,001. Nhiều nghiên cứu trong nước và sau sinh. trên thế giới cũng cho kết quả tương tự. Theo Liên quan giữa kiến thức với đặc điểm tiền Đoàn Thị Ngọc Vân (2009)(11), bà mẹ có trình độ sử sản khoa học vấn càng cao thì kiến thức chăm sóc trước và Số con hiện có sau sinh càng tốt. Kết quả nghiên cứu của Darling B.jiji (2014)(3) ở Libya, Fikirte Tesfahun Tỷ lệ thai phụ có kiến thức đạt cao nhất ở nhóm có 1-2 con 78,6% so với 68,9% nhóm chưa (2014)(10) ở Ethiopia và Reza Sharafi (2013)(7) ở có con và 40% nhóm có từ 3 con trở lên, sự khác Iran cũng cho thấy sự liên quan giữa học vấn và biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,044. Nhiều kiến thức chăm sóc sau sinh. nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy Nghề nghiệp mối liên quan tương tự. Theo Phạm Phương Lan Nhóm nghề nghiệp là Cán bộ/viên chức có (2014)(5), những bà mẹ có 2 con trở lên có cơ hội 108 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học về kiến thức đạt gấp 3 lần những bà mẹ có con cao gấp 4 lần những thai phụ không nhận đầu lòng (OR=2,9; 2,1-3,9) với p< 0,001. Nghiên được thông tin từ nguồn này với p=0,002 cứu của Manju Sharma (2012)(8) ở Ấn Độ, Darling (OR=4,174; 1,580-11,028). Những thai phụ (2014)(3) ở Libya cũng cho thấy mối liên quan nhận được kiến thức về chăm sóc sau sinh từ giữa số con hiện có với kiến thức chăm sóc bà mẹ các nguồn Thông tin đại chúng như tivi, đài, và trẻ em sau sinh. báo, tạp chí có cơ hội về kiến thức đạt cao gấp Nơi khám thai 2 lần những thai phụ không nhận được thông tin từ nguồn này với p=0,005 (OR=2,378;1,192- |Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 4,381). Những thai phụ nhận được kiến thức có sự khác biệt về kiến thức chăm sóc sau sinh có về chăm sóc sau sinh từ Internet có cơ hội về ý nghĩa thống kê giữa những thai phụ đi khám kiến thức đạt cao gấp 3 lần những thai phụ thai tại bệnh viện trung ương Huế và nhóm không nhận được thông tin từ nguồn này với không khám thai tại địa điểm này với p=0,016 p<0,001 (OR=3,151; 1,783-5,568). Những thai (OR=0,208;0,1-0,785). Bệnh viện trung ương Huế phụ nhận được kiến thức về chăm sóc sau sinh là tuyến cao nhất của bảo hiểm y tế tại Tỉnh từ Sách, cẩm nang có cơ hội về kiến thức đạt T.T.Huế. Phần lớn thai phụ tuyến bảo hiểm được cao gấp 3 lần những thai phụ không nhận chuyển đến đây do có các bất thường nghiêm được thông tin từ nguồn này với p=0,001 trọng mà các tuyến trước không xử lý được. (3,012;1,511-6,006). Thai phụ nhận thông tin về Thiếu hụt kiến thức chăm sóc sức khỏe là một chăm sóc sau sinh từ Thành viên khác trong trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhiều gia đình (chồng, anh chị em, ông bà... ) có cơ bệnh nói chung trong đó có các bất thường về hội về kiến thức đạt giảm 0,53 lần những thai sức khỏe của bà mẹ trẻ em. phụ không nhận thông tin với p=0,026 Đặc điểm mang thai (OR=0,53;0,31-0,93). Chúng tôi không tìm thấy Thai phụ có đặc điểm mang thai bình mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc sau thường trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ sinh với các nguồn thông tin nhận được từ mẹ đạt về kiến thức là 75% cao hơn các bà mẹ có các chồng, mẹ đẻ và bạn bè. bất thường trong quá trình thai nghén chiếm Theo Katherine K. Sink (2009)(9) nghiên cứu 46,7% sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với trên 89 bà mẹ sau sinh 2-3 tuần tuần tìm hiểu p=0,001 (OR=0,298; 0,13-0,64). Các bất thường hiệu quả của các nguồn thông tin này sau một trong quá trình thai nghén làm nhiều thai phụ quá trình các bà mẹ sử dụng để chăm sóc trẻ. Kết thấy lo lắng và tập trung tìm hiểu các kiên thức quả nghiên cứu cho thấy các nguồn tin từ nhân liên quan đến mang thai và sinh nở để vượt qua viên y tế, các lớp học tiền sản, các hướng dẫn về quá trình thai nghén một cách an toàn nhất. Hầu chăm sóc sau sinh và các ấn phẩm y học (tờ rơi, hết thời gian và sự quan tâm dành cho các kiến cẩm nang...) là những nguồn đáng tin cậy và thức về chăm sóc thai nghén. Các kiến thức về mang lại nhiều hiệu quả. Bên cạnh đó, tác dụng chăm sóc sau khi sinh trở nên ít được chú trọng của các nguồn thông tin không chính thống như hơn. Mặc khác, sự thiếu hụt kiến thức về chăm thông tin đại chúng, internet, thông tin từ người sóc sức khỏe nói chung cũng có thể là một trong thân cũng mang lại những hiệu quả tích cực. Tác những nguyên nhân của các bất thường này. giả còn ghi nhận một tỷ lệ lớn bà mẹ tìm kiếm Liên quan giữa kiến thức với nguồn thông thông tin từ người chồng, tuy nhiên các thông tin tin về chăm sóc sau sinh này tỏ ra không mấy hiệu quả. Theo Ekechi (6) Trong nghiên cứu của chúng tôi, những Okereke (2013) trên 540 phụ nữ ở Nigeria cho thai phụ nhận được kiến thức về chăm sóc sau thấy những bà mẹ có kiến thức tốt về làm mẹ an sinh từ Cán bộ y tế có cơ hội về kiến thức đạt toàn đã sử dụng các nguồn thông tin từ nhân Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 109 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 viên y tế ở phòng khám, các buổi thảo luận cộng chăm sóc sau sinh đến cộng đồng: mở các lớp đồng, từ thông tin đại chúng, bạn bè, chồng và giáo dục tiền sản, đào tạo từ xa hoặc xây dựng người thân. trang web cung cấp thông tin, giáo dục bằng tờ Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rơi, qua các phương tiện truyền thông đại vai trò quan trọng và tác động tích cực của các chúng.... Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai nguồn thông tin từ nhân viên y tế lên kiến các chương trình giáo dục sức khỏe, các đối thức chăm sóc sau sinh của thai phụ (OR= tượng có thu nhập thấp, ở nông thôn và miền 4,174; 1,580-11,028). Vì vậy, việc tăng cường và núi, có trình độ học vấn thấp, có con lần đầu, có phát huy chức năng giáo dục sức khỏe của các bất thường trong thai nghén nên được quan nhân viên y tế, đặc biệt là lực lượng điều tâm hỗ trợ nhiều hơn. dưỡng, nữ hộ sinh rất cần được khuyến khích. KIẾN NGHỊ Bên cạnh đó, với tỷ lệ sử dụng internet cao thứ Thai phụ nên tăng cường sử dụng các kênh hai (chiếm 63,2%) và tác động tích cực lớn lên thông tin về chăm sóc sau sinh từ các nguồn: kiến thức chăm sóc sau sinh (OR=3,151; 1,783- nhân viên y tế, internet, thông tin đại chúng, 5,568), internet là một kênh thông tin quan sách, cẩm nang một cách hợp lý để nâng cao trọng. Vì vậy, khi xây dựng chương trình giáo kiến thức, bảo vệ tốt sức khỏe của trẻ và của dục sức khỏe, có thể sử dụng internet như một chính thai phụ. nguồn thông tin hữu ích. Có thể cung cấp các website đáng tin cậy hoặc xây dựng website TÀI LIỆU THAM KHẢO cung cấp thông tin về chăm sóc sau sinh như 1. Bộ Y tế (2011). Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến một phần của chương trình giáo dục. 2030,: Hà Nội. KẾT LUẬN 2. Castalino F, Nayak BS, D'Souza A (2014), "Knowledge and practices of postnatal mothers on newborn care in tertiary care Kết quả nghiên cứu trên 250 thai phụ cho hospital of Udupi district". Nitte University Journal of Health Sciences, 4 (2), 98-101. thấy 28,4% (71/250) thai phụ thiếu kiến thức về 3. Darling BJiJi, Bazil Alfred Benjamin (2014), "Knowledge and chăm sóc sau sinh, 60,4% (151/250) thai phụ có attitude of postnatal mothers regarding self care after kiến thức ở mức trung bình, và 11,2% (28/250) childbirth in selected maternity centres in madurai". Journal of Science, 4 (1), pp. 40-44. thai phụ có kiến thức tốt. Có mối liên quan có ý 4. Phạm Phương Lan, Vương Tiến Hòa, Lê Anh Tuấn, Nguyễn nghĩa thống kê giữa kiến thức chăm sóc sau sinh Tuấn Hưng (2011), "Kiến thức, thực hành và nhu cầu chăm sóc sau sinh của các bà mẹ đến sinh con tại Bệnh viện Phụ Sản với nhóm tuổi, nơi ở, học vấn, nghề nghiệp, thu trung ương và Bệnh viện đa khoa Ba Vì". Tạp chí Y học dự nhập bình quân, diện chi trả, số con, nơi khám phòng, 21 (7), tr. 165-174. thai, đặc điểm mang thai và nguồn tiếp cận 5. Phạm Phương Lan, Vương Tiến Hòa, Nguyễn Thị Thùy Dương (2014), Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai thông tin về chăm sóc sau sinh (nhân viên y tế, bệnh viện trên địa bàn Hà Nội và đánh giá mô hình chăm sóc internet, thông tin đại chúng, sách/cẩm nang) sau sinh tại nhà, Luận án tiến sĩ Y tế công cộng. của thai phụ. 6. Okereke E, Aradeon S, Akerele A, Tanko M, Yisa I et al. (2013), "Knowledge of safe motherhood among women in rural Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi kiến nghị communities in northern Nigeria: implications for maternal cần tăng cường giáo dục về chăm sóc sau sinh mortality reduction". Reproductive Health 2013, 10(57). 7. Sharafi R, Esmaeeli H (2013), "Knowledge asessment of cho thai phụ, nâng cao vai trò giáo dục sức khỏe neonatal care among postnatal mothers". Iranian Journal of cho cán bộ y tế, đặc biệt là lực lượng điều dưỡng, Neonatology, 4 (1), pp. 28-31. 8. Sharma M, Sharma S (2012), "Knowledge, attitude and belief nữ hộ sinh hoạt động tại các phòng khám, trạm y of pregnant women towards safe motherhood in a rural tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Indian setting". Social Sciences Directory, 1 (1), 13-18. Khi tiến hành giáo dục sức khỏe, nên phối hợp 9. Sink Katherine K. (2009), "Seeking Newborn Information as a Resource for Maternal Support". The Journal of Perinatal nhiều kênh thông tin, nhiều phương tiện truyền Education, 18 (3), 30-38. thông để đưa những thông tin về kiến thức 10. Tesfahun F, Mazengiya F, Worku W, Kifle M (2014), "Knowledge, Perception and Utilization of Postnatal Care of 110 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học Mothers in Gondar Zuria District, Ethiopia: A Cross-Sectional 15. WHO (2013), WHO recommemdations on Postnatal care of Study". Matern Child Health J 18, 2341-2351. the mother and newborn 2013, WHO: Geneva, Switzerland. 11. Đoàn Thị Ngọc Vân, Võ Văn Thắng (2009), "Nghiên cứu kiến 16. WHO (2014), Fact sheet N°348. Maternal mortality WHO: thức, thái độ, thực hành chăm sóc trước và sau sinh của các bà Geneva, Switzerland. mẹ tại các vạn đò thành phố huế năm 2009". Tạp chí Y học 17. WHO (2014), World health statistics 2013, WHO: Geneva, thực hành, 699+700. Switzerland. 12. WHO (1998), Postpartum care of the mother and newborn: a practical guide, WHO Geneva, Switzerland. 13. WHO (2008), WHO Technical Consultation on Postpartum Ngày nhận bài báo: 24/8/2015 and Postnatal Care. Department of Making Pregnancy Safer, Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/9/2015 WHO Geneva, Switzerland. 14. WHO, Factsheet 2010, 2010: WHO: Geneva, Switzerland. Ngày bài báo được đăng: 20/10/2015 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 111

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thuc_ve_cham_soc_sau_sinh_cua_phu_nu_mang_thai.pdf