Kiến thức và thực hành về chăm sóc thai sản tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng năm 2015

Tài liệu Kiến thức và thực hành về chăm sóc thai sản tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng năm 2015: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 49 KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC THAI SẢN TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2015 Ngô Viết Lộc*, Lê Thị Thanh Huyền** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trên thế giới, có khoảng 830 phụ nữ tử vong mỗi ngày do các nguyên nhân liên quan đến mang thai và sinh đẻ. Tình trạng chăm sóc phụ nữ mang thai phản ánh khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo. Có chưa tới 1% các trường hợp tử vong mẹ xảy ra ở các nước phát triển trong khi đó tỷ lệ này khá cao ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong mẹ cao hơn ở vùng nông thôn, ở nhóm phụ nữ nghèo và học vấn thấp. Mục tiêu: Đánh giá kiến thức và thực hành về chăm sóc thai sản tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng năm 2015. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang nghiên cứu kiến thức và thực hành về chăm sóc thai sản được thực hiện trên 433 bà mẹ có con từ 42 ngày tuổi đến dưới 1 tuổi tại 4 xã miền núi của huyện Hòa Vang, thà...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức và thực hành về chăm sóc thai sản tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 49 KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC THAI SẢN TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2015 Ngô Viết Lộc*, Lê Thị Thanh Huyền** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trên thế giới, có khoảng 830 phụ nữ tử vong mỗi ngày do các nguyên nhân liên quan đến mang thai và sinh đẻ. Tình trạng chăm sóc phụ nữ mang thai phản ánh khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo. Có chưa tới 1% các trường hợp tử vong mẹ xảy ra ở các nước phát triển trong khi đó tỷ lệ này khá cao ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong mẹ cao hơn ở vùng nông thôn, ở nhóm phụ nữ nghèo và học vấn thấp. Mục tiêu: Đánh giá kiến thức và thực hành về chăm sóc thai sản tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng năm 2015. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang nghiên cứu kiến thức và thực hành về chăm sóc thai sản được thực hiện trên 433 bà mẹ có con từ 42 ngày tuổi đến dưới 1 tuổi tại 4 xã miền núi của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Kết quả: Có 54,3% bà mẹ có kiến thức đạt và 71,8% bà mẹ có thực hành đúng về chăm sóc thai sản. Trong đó tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức về chăm sóc trước sinh và chăm sóc trong khi sinh khá cao (60,3% và 64,2%). Kiến thức về chăm sóc sau sinh còn chiếm tỷ lệ thấp (52,9%). Kết luận: Cần có biện pháp can thiệp hiệu quả để nâng cao kiến thức về vấn đề chăm sóc thai sản cho phụ nữ mang thai qua đó sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ thực hành đúng. Từ khóa: kiến thức, thực hành, chăm sóc thai sản. ABSTRACT KNOWLEDGE AND PRACTICE OF MATERNITY CARE IN HOA VANG DISTRICT, DANANG CITY, 2015 Ngo Viet Loc, Le Thi Thanh Huyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 49 - 53 Background: There are about 830 women died that related to pregnancy and childbirth every day in the world. The status of care of pregnant women reflects the gap between rich and poor countries. There is less than 1% of maternal deaths occurred in growing countries while this ratio is high in developing countries. In addition, maternal mortality is higher in rural areas and among poor women and less educated. Objectives: To assess knowledge and practice of maternity care in Hoa Vang District, Da Nang City. Methods: A cross sectional descriptive study on knowledge and practice of maternity care was conducted on 433 mothers of children from 42 days up to 1 year old at 4 mountainous communes of Hoa Vang District, Da Nang City. Results: There are 54,3% of mothers have acceptable knowledge and right methods of maternity care practice. In which, the proportion of mothers have knowledge of prenatal care and care during childbirth is high (60.3% and 64.2%). There is a small percentage of knowledge of postnatal care with 52.9%. Conclusion: It is necessary to have interventions to improve knowledge and practice on maternity care for * Trường Đại học Y Dược Huế, **Sở Y tế Đà Nẵng Tác giả liên lạc: TS.BS. Ngô Viết Lộc ĐT: 0913492364 Email: ngovietloc@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 50 pregnant women. Key words: knowledge, practice, maternity care. ĐẶT VẤN ĐỀ Mang thai và sinh đẻ là một quá trình sinh lý bình thường nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, sự sống còn của cả mẹ và thai nhi, và có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Trên thế giới, có khoảng 830 phụ nữ tử vong mỗi ngày do các nguyên nhân liên quan đến mang thai và sinh đẻ. Tình trạng chăm sóc phụ nữ mang thai phản ánh khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo, có chưa tới 1% các trưởng hợp tử vong mẹ xảy ra ở các nước phát triển trong khi đó tỷ lệ này khá cao ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong mẹ cao hơn ở vùng nông thôn, ở nhóm phụ nữ nghèo và học vấn thấp(7). Ở Việt Nam, dù sức khỏe bà mẹ đã được cải thiện đáng kể với tỷ suất tử vong mẹ đã giảm hơn 3 lần từ 233/100.000 trẻ đẻ sống (1990) xuống còn khoảng 60/100.000 trẻ đẻ sống (2014). Tử vong trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm từ 44,4‰ (1990) xuống còn 14,9‰ (2014). Nhưng đáng chú ý là có sự khác biệt liên quan đến tử vong mẹ và tử vong trẻ giữa các vùng miền, dân tộc, nơi cư trú, thu nhập của hộ gia đình cũng như trình độ học vấn của mẹ. Tử vong sơ sinh vẫn còn cao, chiếm đến 70% số tử vong trẻ em dưới 1 tuổi. Tốc độ giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em trong những năm gần đây đã có xu hướng chậm lại. Tỷ suất tử vong mẹ còn cao ở khu vực miền núi và đồng bào dân tộc. Tỷ suất tử vong ở trẻ em đối với các dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2011 vẫn còn tăng và cao gấp 3,5 lần so với dân tộc Kinh(1,3). Hòa Vang là một huyện ngoại thành của thành phố Đà Nẵng, có nhiều dân tộc sinh sống, tại các xã miền núi tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi còn cao (18,96%0), tỷ lệ phụ nữ mang thai khám thai ≥ 3 lần còn thấp so với các địa bàn khác. Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc thai sản của các bà mẹ tại các xã miền núi thuộc huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng năm 2015. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các bà mẹ có con từ 42 ngày tuổi đến dưới 1 tuổi trong thời gian nghiên cứu đang sinh sống tại 4 xã miền núi thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp mô tả cắt ngang. - Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại 4 xã miền núi (Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Ninh, Hòa Phú) thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Thời gian nghiên cứu từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2015. - Cỡ mẫu, chọn mẫu Từ hồ sơ quản lý thai nghén tại 04 trạm y tế xã Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Ninh, Hòa Phú chúng tôi chọn ra các bà mẹ có đủ tiêu chuẩn để đưa vào danh sách nghiên cứu. Thực tế nghiên cứu 433 bà mẹ. - Kỹ thuật thu thập số liệu Tiến hành phỏng vấn các bà mẹ tại hộ gia đình dựa trên bộ câu hỏi đã soạn sẵn. - Phân tích số liệu Số liệu được thu thập và làm sạch trước khi nhập vào máy tính bằng phần mềm Epi data 3.1. Số liệu phân tích bằng phần mềm SPSS version 18.0. Các chỉ số nghiên cứu được tính theo tỷ lệ %. Đánh giá mức độ kiến thức và thực hành dựa vào điểm cắt 75%. Các biến số nghiên cứu dựa trên “Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009”. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 51 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu Tổng số 433 bà mẹ tham gia nghiên cứu trong đó độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 20 - 34 tuổi (83,1%) và thấp nhất là dưới 20 tuổi (5,1%). Nhóm dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 91%. Nhóm dân tộc khác (Cơtu và Hoa) chiếm tỷ lệ 9%. Nhóm học vấn THCS chiếm tỷ lệ 47,1%. Nhóm học vấn từ tiểu học trở xuống chiếm 7,6%. Nghề nghiệp công nhân chiếm tỷ lệ 49,2%, tiếp đến là nông dân (22,6%), các nghề khác chiếm tỷ lệ (nghề khác 13,9%, CBVC 8,1%, buôn bán 6,2%). Điều kiện kinh tế của các gia đình ở mức không nghèo (83,8%); tỷ lệ hộ cận nghèo là 10% và hộ nghèo là 6,2%. Khoảng cách từ nhà của đối tượng nghiên cứu đến CSYT gần nhất ≥ 5 km chiếm tỷ lệ (53,3%) và < 5 km (46,7%). Đa số các bà mẹ có tình trạng hôn nhân là có chồng (98,4%), tình trạng ly hôn/chưa lập gia đình chiếm tỷ lệ thấp (1,6%). Số bà mẹ sinh con lần đầu chiếm đa số 45,5%; sinh từ 3 lần trở lên chiếm 14,5%. Tỷ lệ các bà mẹ có từ 1-2 con chiếm tỷ lệ rất cao 86,4% và tỷ lệ các bà mẹ có từ 3 con trở lên chiếm 13,6%. Kiến thức và thực hành về chăm sóc thai sản của bà mẹ Bảng 1. Kiến thức về việc khám thai Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Ý nghĩa của việc khám thai Đạt 137 31,6 Không đạt 296 68,4 Số lần khám thai Đạt 380 87,8 Không đạt 53 12,2 Thời điểm đi khám thai Đạt 379 87,5 Không đạt 54 12,5 Tổng 433 100,0 Bảng 2. Kiến thức về các dấu hiệu bất thường cần đi khám thai Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Dấu hiệu bất thường cần đi khám thai ngay Biết < 3 dấu hiệu 73 16,9 Biết ≥ 3 dấu hiệu 358 82,6 Không biết 2 0,5 Tổng 433 100,0 Bảng 3. Kiến thức về lựa chọn nơi sinh của bà mẹ Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Trạm y tế 135 31,2 Trung tâm y tế 281 64,9 Bệnh viện 303 70,0 Tại nhà 2 0,5 Không biết 4 0,9 Bảng 4. Kiến thức, thực hành về chế độ dinh dưỡng, lao động, vệ sinh sau sinh Nội dung Kiến thức Thực hành Chế độ dinh dưỡng sau sinh Đạt 167 38,6 109 25,2 Không đạt 266 61,4 324 74,8 Chế độ làm việc sau sinh Đạt 279 64,4 414 95,6 Không đạt 154 35,6 19 4,4 Chế độ vệ sinh khi mang thai Đạt 216 49,9 392 90,5 Không đạt 217 50,1 41 9,5 Tổng 433 100 433 100,0 Biểu đồ 1. Thực hành về bổ sung vitamin A và khám lại sau sinh Bảng 5. Kiến thức và thực hành về chăm sóc thai sản của bà mẹ Nội dung Kiến thức Thực hành n % n % Chăm sóc trước sinh Đạt 261 60,3 372 85,9 Không đạt 172 39,7 61 14,1 Chăm sóc trong khi sinh Đạt 278 64,2 433 100 Không đạt 155 35,8 0 0 Chăm sóc sau sinh Đạt 229 52,9 251 58,0 Không đạt 204 47,1 182 42,0 Việc đánh giá kiến thức, thực hành của các bà mẹ trong nghiên cứu này dựa vào điểm kiến thức và điểm thực hành của các bà mẹ. Với một huyện thuộc ngoại thành của thành phố, địa bàn đi lại khó khăn, trình độ học vấn thấp sẽ ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành về chăm sóc thai sản của các bà mẹ. Kết quả Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 52 bảng 5 cho thấy kiến thức và thực hành về chăm sóc thai sản trước sinh và chăm sóc sau sinh khá tốt (60,3% và 64,2%). Nhưng kiến thức về chế độ dinh dưỡng, lao động, vệ sinh sau sinh còn thấp. Kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng và vệ sinh sau sinh còn hạn chế đặc biệt nhiều bà mẹ vẫn cho rằng cần ăn kiêng và kiêng tắm rửa sau sinh. Nghiên cứu của Lê Minh Thi (2003) tại Hưng Yên mô tả nhiều hành vi kiêng khem thiếu bằng chứng và không có lợi cho sức khỏe phụ nữ như: kiêng uống nhiều nước, kiêng ngủ nhiều, mặc áo dài tay, đi tất trong thời tiết nóng, không cắt móng chân, móng tay và không sử dụng biện pháp tránh thai trong thời kỳ hậu sản(5). Về thực hành Những thực hành chăm sóc trong khi sinh được đa số các bà mẹ quan tâm như: 100% bà mẹ sinh tại cơ sỏ y tế và được cán bộ y tế đỡ đẻ. Tuy nhiên thực hành sau sinh của các bà mẹ chưa được chú trọng như: tỷ lệ bà mẹ có chế độ dinh dưỡng hợp lý (25,2%); bổ sung vitamin A (70,4%) và khám lại sau sinh (59,1%). Đối chiếu với kết quả của Phạm Phương Lan tại Hà Nội tỷ lệ bà mẹ có dinh dưỡng sau sinh hợp lý là 80,4%(5). Điều này có thể do địa bàn nghiên cứu của chúng tôi tại vùng miền núi, đối tượng nghiên cứu là người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn còn thấp nên phần nào chịu ảnh hưởng của một số phong tục tập quán từ xa xưa. So với kiến thức, thực hành CSTS và CSTKS thì tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đạt và thực hành đúng về CSSS chiếm tỷ lệ thấp. Điều này có thể do bà mẹ có kiến thức về CSTS và CSTKS đạt cao hơn CSSS nên từ đó thực hành CSTS và CSTKS của bà mẹ tốt hơn. Tỷ lệ thực hành CSSS trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên của của Nguyễn Trong Quân tỷ lệ các bà mẹ có thực hành CSSS tốt 86,7%(4). Điều này có thể lý giải do công tác CSSS chưa được chú trọng. Kiến thức và thực hành chung về chăm sóc thai sản Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức chung về chăm sóc thai sản đạt là 54,3%. Tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang tỷ lệ bà mẹ có hiểu biết đúng chiếm 60,3%(6). Tuy nhiên lại cao hơn so với tác giả Nguyễn Trọng Quân tỷ lệ bà mẹ đạt kiến thức về chăm sóc thai sản là 49%(4). Sự khác biệt này có thể do phương pháp đánh giá trong các nghiên cứu khác nhau. Bảng 6. Kiến thức và thực hành đúng về chăm sóc thai sản của bà mẹ Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Kiến thức chung Đạt 235 54,3 Không đạt 198 45,7 Thực hành Đúng 311 71,8 Không đúng 122 28,2 71,8% bà mẹ có thực hành đúng về chăm sóc thai sản. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn Đoàn Thị Ngọc Vân tỷ lệ thực hành chăm sóc thai sản đúng đạt 60,4%(2). Điều này cũng hợp lý vì tỷ lệ kiến thức chăm sóc thai sản đạt trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức chung về chăm sóc thai sản đạt là 54,3%; không đạt là 45,7% trong đó: kiến thức đạt về chăm sóc trước sinh (60,3%); chăm sóc trong khi sinh (64,2%) và chăm sóc sau sinh (52,9%). Tỷ lệ các bà mẹ có thực hành chung về chăm sóc thai sản đúng là 71,8% và không đúng là 28,2% trong đó: thực hành đúng về chăm sóc trước sinh (85,9%); chăm sóc trong khi sinh (100%) và chăm sóc sau sinh (58%). Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về SKSS/KHHGĐ trong đó chú trọng nhóm bà mẹ trẻ tuổi, trẻ vị nữ thành viên, các bà mẹ người dân tộc thiểu số; cung cấp kiến thức về CSSS, các phong tục tập quán không có lợi đối với sức khỏe tới người dân. Cung cấp tốt nhất các dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho mọi người dân có nhu cầu. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2015), Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 09/01/2015 về tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh. 2. Đoàn Thị Ngọc Vân (2008), Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trước và sau sinh của các bà mẹ tại các vạn đò thành phố Huế năm 2008, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y dược Huế. 3. Nguyễn Hạnh Nguyên (2014), Thực trạng và các yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 8 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2013, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội. 4. Nguyễn Trọng Quân (2012), Nghiên cứu tình hình chăm sóc thai sản tại huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tỉnh năm 2011-2012, Luận án Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y dược Huế. 5. Phạm Phương Lan (2014), Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà Nội và đánh giá mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương. 6. Trần Thị Lài (2009), Nghiên cứu tình hình chăm sóc thai sản ở bà mẹ sinh con năm 2008 tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang, Luận án Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y dược Huế. 7. WHO (2015), 10 facts on maternal health. Ngày nhận bài báo: 29/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf049_5054_2168774.pdf