Kiến thức và thực hành bán thuốc điều trị tiêu chảy trẻ em của nhân viên nhà thuốc tư nhân tại thị trấn Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Tài liệu Kiến thức và thực hành bán thuốc điều trị tiêu chảy trẻ em của nhân viên nhà thuốc tư nhân tại thị trấn Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 306 KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH BÁN THUỐC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY TRẺ EM CỦA NHÂN VIÊN NHÀ THUỐC TƯ NHÂN TẠI THỊ TRẤN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI Phạm Thị Thu Thủy*, Nguyễn Lâm Vương* TÓM TẮT Mở đầu: Tiêu chảy là bệnh đứng thứ hai trong các bệnh mắc nhiều nhất ở khu vực phía Nam Việt Nam. Khi có trẻ bị tiêu chảy, người dân thường có xu hướng tìm đến các nhà thuốc hay quầy thuốc tây đầu tiên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức và thực hành của nhân viên nhà thuốc tây trong bán thuốc điều trị tiêu chảy ở trẻ em. Mục tiêu: Mô tả kiến thức, báo cáo thực hành và thực hành thực tế trong bán thuốc điều trị tiêu chảy ở trẻ em theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế của 44 nhân viên nhà thuốc. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát 44 nhà thuốc, quầy thuốc trên thị trấn Trảng Bom. Nghiên cứu được thực hiện theo hai phầ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức và thực hành bán thuốc điều trị tiêu chảy trẻ em của nhân viên nhà thuốc tư nhân tại thị trấn Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 306 KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH BÁN THUỐC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY TRẺ EM CỦA NHÂN VIÊN NHÀ THUỐC TƯ NHÂN TẠI THỊ TRẤN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI Phạm Thị Thu Thủy*, Nguyễn Lâm Vương* TÓM TẮT Mở đầu: Tiêu chảy là bệnh đứng thứ hai trong các bệnh mắc nhiều nhất ở khu vực phía Nam Việt Nam. Khi có trẻ bị tiêu chảy, người dân thường có xu hướng tìm đến các nhà thuốc hay quầy thuốc tây đầu tiên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức và thực hành của nhân viên nhà thuốc tây trong bán thuốc điều trị tiêu chảy ở trẻ em. Mục tiêu: Mô tả kiến thức, báo cáo thực hành và thực hành thực tế trong bán thuốc điều trị tiêu chảy ở trẻ em theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế của 44 nhân viên nhà thuốc. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát 44 nhà thuốc, quầy thuốc trên thị trấn Trảng Bom. Nghiên cứu được thực hiện theo hai phần: tình huống giả định để mô tả thực hành thực tế và bộ câu hỏi tự điền để mô tả báo cáo thực hành của nhân viên nhà thuốc trong bán thuốc điều trị tiêu chảy trẻ em. Kết quả: 75% nhân viên nhà thuốc biết ít nhất ba dấu hiệu mất nước và 93,2% biết ít nhất ba dấu hiệu cảnh báo khi đánh giá tình trạng trẻ tiêu chảy. Tuy nhiên, trong thực hành thực tế, tỷ lệ nhân viên nhà thuốc khai thác dấu hiệu mất nước ở trẻ là 2,3% và dấu hiệu cảnh báo là 9,3%. Men vi sinh (93,2%) và Oresol (90,9%) là hai nhóm thuốc được lựa chọn nhiều nhất trong báo cáo thực hành của nhân viên nhà thuốc, trong khi thực hành thực tế cho thấy hai nhóm thuốc được bán nhiều nhất là men vi sinh và thuốc chống tiêu chảy với tỷ lệ đều là 69,8%. Ngoài ra, tỷ lệ nhân viên nhà thuốc có tư vấn cho khách hàng trong thực hành thực tế cũng thấp hơn nhiều so với báo cáo thực hành của họ. Kết luận: Kết quả của nghiên cứu này cho thấy kiến thức và thực hành thực tiễn của nhân viên nhà thuốc không phải lúc nào cũng song hành cùng nhau. Mặc dù các nhân viên nhà thuốc có kiến thức về xử trí tiêu chảy trẻ em nhưng thực hành thực tế cho thấy các nhân viên nhà thuốc vẫn còn nhiều hạn chế trong việc đánh giá, lựa chọn thuốc và tư vấn trường hợp trẻ tiêu chảy như theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế. Từ khóa: tiêu chảy, thực hành, nhân viên nhà thuốc, trẻ em. ABSTRACT KNOWLEDGE AND PRACTICE REGARDING THE TREATMENT OF PEDIATRIC DIARRHEA AMONG PHARMACISTS IN TRANG BOM TOWN, DONG NAI PROVINCE Pham Thi Thu Thuy, Nguyen Lam Vuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 306 - 313 Background: Diarrhea is the second most common disease in the South of VietNam. A large number of people attend primary care for their children who have diarrhea from private pharmacies. We conducted this study to explore knowledge and practice of pharmacists in the treatment of pediatric diarrhea in private pharmacies. * BM Thống kê-Khoa YTCC, Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Phạm Thị Thu Thủy ĐT: 01227905800 Email: phamthuthuy9336@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 307 Objectives: To describe knowledge, self-reported practice and actual practice of 44 pharmacists in the treatment of pediatric diarrhea compared with recommendation of the World Health Organization (WHO) and the Ministry of Health. Method: The setting was 44 pharmacists in 44 private pharmacies at TrangBom town of DongNai province. The study was separated into two phases: a simulated client to record actual practice and a structured questionnaire to descirbe the knowledge and self-reported practice of pharmacy staffs in treatment of pediatric diarrhea. Results: 75% and 93.2% of interviewed staffs correctly named ≥3 dehydration signs and ≥3 warning signs of a child with diarrhea that prompted an immediate visit to a health facility, respectively. However, 2.3% and 9.1% of them asked in terms of actual practice. Almost all pharmacy staffs interviewed named probiotics (93.2%) as the most frequently recommended type of product, followed by Oresol (90.9%). However, results of simulated client surveys indicated that probiotics (69.8%) and antidiarrheals (69.8%) were the most commonly dispensed drugs in their actual practice. A similar trend was seen regarding consultations and advice, whereas many surveyed staffs knew consultation contents, only a few provided them to caregivers. Conclusion: Results of the study show that knowledge and practice of pharmacy staffs are not always correlated with each other. Despite their knowledge, their practice were inappropriate in patient evaluation, using of Oresol and other medications and client consultation as recommended the WHO and the Ministry of Health. Keywords: diarrhea, practice, pharmacy staff, children MỞ ĐẦU Tiêu chảy cấp là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em tại các nước đang phát triển. Hầu hết tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi (chiếm 72%) và gây ra gánh nặng bệnh tật cao nhất ở khu vực hạ Sahara Châu Phi và khu vực Đông Nam Á(20). Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2015, có 525977 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy, chiếm 9% số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong trên thế giới; trong đó Việt Nam có 2261 trẻ tử vong, chiếm 7% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy(22). Từ năm 1978, khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Qũy nhi đồng Liên hợp quốc khuyến cáo sử dụng liệu pháp bù dịch bằng dung dịch Oresol (ORS) như một biện pháp chính yếu để phòng ngừa mất nước trong tiêu chảy, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy đã giảm đáng kể từ 4,5 triệu xuống còn 1,8 triệu trẻ(24). Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo tiếp tục cho trẻ ăn, bú sữa mẹ và bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy trong và sau thời gian bệnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc kê toa thuốc với dung dịch ORS như đã khuyến cáo vẫn còn thấp(6,7,14,15,18). Mặc dù phương pháp điều trị tiêu chảy khá đơn giản và dễ dàng tiếp cận, nhưng việc kê toa thuốc điều trị không phù hợp vẫn còn phổ biến, dẫn tới sự gia tăng chi phí cũng như các phản ứng bất lợi của thuốc gây ra cho trẻ. Đặc biệt, ở những nước đang phát triển, các nhà thuốc và quầy thuốc tây là nơi người dân thường xuyên ghé đến để tự mua thuốc và được nhận tư vấn điều trị tiêu chảy; bởi các đặc điểm dễ dàng tiếp cận, luôn có sẵn những loại thuốc cần thiết cũng như sự phục vụ nhanh chóng, thuận tiện và giá thành rẻ từ các nhà thuốc(8). Tuy nhiên, nhân viên nhà thuốc (NVNT) không phải lúc nào cũng khuyên dùng các loại thuốc hoặc phác đồ điều trị phù hợp hoặc đầy đủ và có thể gây ra các biến Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 308 chứng ở trẻ em bị tiêu chảy(11). Kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Đức tại năm tỉnh thành ở Việt Nam đã cho thấy các nhân viên nhà thuốc vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc khai thác bệnh sử, cung cấp thông tin cũng như tư vấn cho trẻ em tiêu chảy(14). Mặt khác, sự yếu kém về kiến thức điều trị tiêu chảy trẻ em của hầu hết các nhân viên nhà thuốc cũng là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến thực hành điều trị không đúng(18). Tại Việt Nam, khi có trẻ bị tiêu chảy, người dân thường không đưa trẻ đi khám bác sĩ hay đến bệnh viện, thường có xu hướng tìm đến các nhà thuốc hay quầy thuốc tây đầu tiên. Tuy nhiên, các thông tin về điều trị tiêu chảy trẻ em tại các nhà thuốc tây tại nước ta vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả kiến thức và thực hành bán thuốc điều trị tiêu chảy trẻ em của NVNT dựa theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế, qua đó, đề ra các biện pháp khắc phục phù hợp. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 7 năm 2017. Địa điểm nghiên cứu: thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Đối tượng nghiên cứu Các nhân viên của nhà thuốc, quầy thuốc tây tại thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Cỡ mẫu Chúng tôi lấy cỡ mẫu toàn bộ với việc xin danh sách tất cả 47 nhà thuốc, quầy thuốc có đăng ký hoạt động tại Phòng Y tế huyện tại thị trấn Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai năm 2017. Trong đó, có 2 nhà thuốc và 45 quầy thuốc đều đạt GPP. Phương pháp thu thập dữ kiện Chúng tôi tiến hành thu thập dữ kiện theo 2 phần: Phần 1: Thực hành bán thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ em của NVNT Chúng tôi sử dụng phương pháp giả định tình huống (simulated clients). Phương pháp này đã được áp dụng trong nhiều nghiên cứu về quản lý tiêu chảy tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có tại Việt Nam(5,6,7,12,14,15). Chúng tôi giả định 1 tình huống tiêu chảy thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi trong cộng đồng. Phiếu đánh giá phần thực hành được dựa trên phần đánh giá thực hành của nhóm nghiên cứu PATH với sự tham vấn của các chuyên gia lâm sàng từ Bệnh viện Bạch Mai. Người hỗ trợ là một người mẹ (khoảng 30 – 35 tuổi) của một bé trai đang bị tiêu chảy và tìm đến nhà thuốc, quầy thuốc để mua thuốc điều trị cho bé. Người hỗ trợ sẽ được tập huấn kỹ về tình huống tiêu chảy được đặt ra (Bảng 1). Phần 2: Kiến thức và báo cáo thực hành bán thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ em của NVNT Một tuần sau khi thực hiện phương pháp giả định tình huống, nghiên cứu viên sẽ đến từng nhà thuốc vào cùng ngày, cùng thời gian đã thực hiện giả định tình huống tại nhà thuốc đó, nhằm nâng cao khả năng gặp lại cùng một NVNT đã được khảo sát trước đó (13-15). Nghiên cứu viên sẽ thực hiện phần đánh giá này dựa theo bộ câu hỏi soạn sẵn, được xây dựng dựa trên bộ câu hỏi của nhóm nghiên cứu PATH với sự tham vấn của các chuyên gia lâm sàng từ Bệnh viện Bạch Mai. Tất cả các câu hỏi đều được thiết kế với một định dạng đóng. Các lựa chọn trả lời đã được cung cấp nhưng không được nhắc nhở bởi người phỏng vấn. Ví dụ, những người được phỏng vấn được hỏi những lời khuyên họ sẽ cung cấp cho người chăm sóc. Các câu trả lời sau đó được so sánh với danh mục kiểm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 309 tra bao gồm các lựa chọn như phòng ngừa mất nước, đảm bảo dinh dưỡng, thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu mất nước và ghé thăm bác sĩ nếu tình hình không cải thiện hoặc đang trở nên tồi tệ hơn. Bảng 1: Nội dung tình huống giả định “Con trai 14 tháng tuổi của tôi bị tiêu chảy. Nó đi phân lỏng 4 lần ngày hôm qua. Tôi rất lo lắng. Liệu tôi có thể làm gì bây giờ?” Tình huống 1 Tình huống 2 NVNT trả lời KHÔNG HỎI: - - Anh/ Chị có biết tôi nên tìm ai hay đến đâu để tìm kiếm sự giúp đỡ không? - Con trai của tôi có thể xảy ra những chuyện gì? - Tôi có cần biết thêm những điều gì không? Sau khi giải thích những điều bạn có thể làm, NVNT đề nghị các loại thuốc và cung cấp cho bạn thêm một vài thông tin/ lời khuyên Mua thuốc được NVNT bán. Sau khi giải thích những điều bạn có thể làm, NVYT đề nghị các loại thuốc mà không cung cấp thêm thông tin/ lời khuyên nào Tiếp tục hỏi thêm các câu sau: - Con trai của tôi có thể xảy ra những chuyện gì? - Tôi có cần biết thêm những điều gì không? - Nếu con trai tôi không khỏi thì nên đưa cháu đi đâu? Sau đó, mua thuốc được NVNT bán. Nếu NVNT hỏi bạn những câu hỏi về các triệu chứng về tình trạng tiêu chảy của bé, BẠN SẼ TRẢ LỜI: không đau bụng, không khát nước, không nôn, không sốt và chưa được uống thuốc gì; bé nặng 10kg. Phân tích thống kê Các dữ liệu sau khi thu thập được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 13.0. Phép kiểm Mc Nemar được sử dụng để so sánh tỷ lệ kiến thức và báo cáo thực hành với tỷ lệ thực hành thực tế trong bán thuốc điều trị tiêu chảy trẻ em theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế của NVNT theo 3 nhóm: Đánh giá tình trạng trẻ bệnh, Thuốc điều trị tiêu chảy, Hướng dẫn cách sử dụng ORS, tư vấn và biện pháp phòng ngừa tiêu chảy. KẾT QUẢ Bảng 2: Đặc điểm của NVNT được khảo sát dựa trên bộ câu hỏi (N=44) Đặc điểm n (%) Giới nữ 32 (72,7) Tuổi (năm) 39,9 ± 9,3 Trình độ chuyên môn Dược sĩ chuyên khoa cấp II 0 (0,0) Dược sĩ chuyên khoa cấp I 1 (2,3) Dược sĩ đại học 9 (20,5) Dược tá 0 (0,0) Dược sĩ trung học 34 (77,2) Thời gian hành nghề (năm) 11,6 (6–16) Tham gia lớp tập huấn nâng cao kỹ năng hành nghề (lần) 3,9±2,7 Chủ đề sức khoẻ có bao gồm bệnh tiêu chảy 24 (66,7) Trong quá trình khảo sát, có 1 quầy thuốc không hoạt động trong thời gian nghiên cứu và 2 quầy thuốc không tìm thấy theo địa chỉ đăng ký hoạt động. Như vậy, nghiên cứu đã được tiến hành khảo sát phần kiến thức và thực hành trên 44 nhà thuốc và quầy thuốc. Đánh giá tình trạng trẻ bệnh Trong đánh giá tình trạng trẻ, số NVNT biết ≥3 dấu hiệu mất nước và ≥3 dấu hiệu cảnh báo lần lượt là 75% và 93,2% nhưng chỉ có 2,3% NVNT khai thác các dấu hiệu này trong thực hành thực tế, số NVNT có khai thác các dấu hiệu mất nước và dấu hiệu cảnh báo lần lượt là 2,3% và 9,1%. Các sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Thuốc điều trị tiêu chảy Đối với các nhóm thuốc trong điều trị tiêu chảy, NVNT lựa chọn men vi sinh, ORS và khoáng chất trong báo cáo thực hành lần lượt với 93,2%, 90,9% và 34,1%. Tuy nhiên, thực hành thực tế chỉ ra rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc bán thuốc của NVNT với 69,8% men vi sinh (p=0,002), 6,3% ORS (p<0,001) và 11,6% khoáng chất (p=0,007). Tương tự, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc kết hợp ORS với kẽm và kết hợp Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 310 ORS với các nhóm thuốc khác trong báo cáo thực hành và thực hành thực tế của NVNT (p<0,001). Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc bán thuốc kháng sinh cho khách hàng trong cả 2 phần báo cáo (13,6%) và thực tế (11,6%) với p=0,655. Hướng dẫn sử dụng ORS, tư vấn và biện pháp phòng ngừa tiêu chảy Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ hướng dẫn sử dụng ORS bằng cách “Pha với một lượng chính xác nước”, “Sử dụng trong vòng 24 giờ” và “Uống càng nhiều nước càng tốt” trong kết quả khảo sát dựa trên bộ câu hỏi và giả định tình huống với p<0,001. Tương tự, cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong hướng dẫn “Không pha với sữa, canh, nước trái cây, nước giải khát” và đầy đủ các hướng dẫn giữa báo cáo thực hành và thực hành thực tế của NVNT với lần lượt p=0,003 và p=0,014. Trong phần tư vấn , tỷ lệ NVNT biết lời khuyên “phòng ngừa mất nước” là 68,2% nhưng chỉ có 29,5% NVNT tư vấn lời khuyên này cho khách hàng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tương tự, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa báo cáo thực hành và thực hành thực tế của NVNT về tư vấn việc “đảm bảo dinh dưỡng”, “thường xuyên kiểm tra dấu hiệu mất nước, dấu hiệu cảnh báo” và “đến khám bác sĩ ngay lập tức khi cần” với p<0,001. Trong tư vấn các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy, kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa báo cáo thực hành và thực hành thực tế của NVNT đối với việc tư vấn “Rửa tay thường quy”, “Sử dụng nguồn nước sạch “, “Thực phẩm an toàn” và “Tiêm ngừa vắc xin” với p<0,001. Tỷ lệ NVNT biết biện pháp “Bú sữa mẹ” là 22,7% nhưng cũng chỉ có 2,3% NVNT cung cấp biện pháp này cho khách hàng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,007. Bảng 3: Đặc điểm kiến thức và thực hành bán thuốc điều trị tiêu chảy trẻ em theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế của NVNT Đặc điểm n (%) P Bộ câu hỏi (N=44) Giả định tình huống (N=44) Đánh giá tình trạng trẻ Dấu hiệu mất nước (có) 33 (75) 1 (2,3) p<0,001 Dấu hiệu cảnh báo (có) 41 (93,2) 4 (9,1) p<0,001 Thuốc điều trị tiêu chảy** Men vi sinh 41 (93,2) 30 (69,8) 0,002 ORS 40 (90,9) 7 (16,3) p<0,001 Thuốc chống tiêu chảy 19 (43,2) 30 (69,8) 0,028 Khoáng chất 15 (34,1) 5 (11,6) 0,007 Kháng sinh 6 (13,6) 5 (11,6) 0,655 Kết hợp thuốc** ORS đơn thuần 0 (0,0) 0 (0,0) ORS + Kẽm 15 (34,1) 2 (4,7) p<0,001 ORS và các loại thuốc khác 25 (56,8) 4 (9,3) p<0,001 Không có ORS 4 (9,1) 36 (83,7) p<0,001 Hướng dẫn cách sử dụng ORS Pha với một lượng chính xác nước 43 (97,7) 7 (15,9) p<0,001 Sử dụng trong vòng 24 giờ 31 (70,5) 4 (9,1) p<0,001 Uống càng nhiều nước càng tốt 27 (61,4) 2 (4,4) p<0,001 Không pha với sữa, canh, nước trái cây, giải khát 9 (20,5) 0 (0,0) 0,003 Đầy đủ hướng dẫn* 6 (13,6) 0 (0,0) 0,014 Tư vấn Phòng ngừa mất nước 30 (68,2) 13 (29,5) p<0,001 Đảm bảo dinh dưỡng 39 (88,6) 7 (15,9) p<0,001 Thường xuyên kiểm tra dấu hiệu mất nước, cảnh báo 28 (63,6) 2 (4,5) p<0,001 Đến khám bác sĩ ngay lập tức khi cần *** 39 (88,6) 1 (2,3) p<0,001 Đầy đủ lời khuyên * 21 (47,7) 1 (2,3) p<0,001 Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy Rửa tay thường quy 42 (95,5) 0 (0,0) p<0,001 Sử dụng nguồn nước sạch 42 (95,5) 1 (2,3) p<0,001 Thực phẩm an toàn 42 (95,5) 5 (11,4) p<0,001 Tiêm ngừa vắc xin 18 (40,9) 2 (4,7) p<0,001 Bú sữa mẹ 10 (22,7) 1 (2,3) 0,007 Đầy đủ biện pháp* 8 (18,2) 0 (0,0) 0,005 * Chọn tất cả các hướng dẫn/lời khuyên/biện pháp nêu trước đó. **N=43 trong phần giả định tình huống. *** “Khi cần” tức là khi trẻ có dấu hiệu mất nước hoặc dấu hiệu cảnh báo, và khi diễn tiến bệnh của trẻ xấu hơn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 311 BÀN LUẬN Đánh giá tình trạng trẻ bệnh Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các NVNT còn nhiều thiếu sót trong việc tiếp cận khai thác bệnh sử cũng như đánh giá tình trạng bệnh của trẻ tiêu chảy. Mặc dù phần lớn các NVNT có kiến thức về dấu hiệu mất nước (75%) và dấu hiệu cảnh báo (93,2%) trong tiêu chảy ở trẻ em, nhưng thực tế chỉ có một số ít NVNT khai thác về dấu hiệu mất nước (2,3%) và dấu hiệu cảnh báo (9,1%). Kết quả này tương đồng với các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện trước đây tại Nigeria(13) và năm tỉnh thành ở Việt Nam(14). Trên thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ rằng, đa số các NVNT đều khẳng định về sự quan trọng của việc khai thác thông tin bệnh của trẻ tiêu chảy với 80,9% tại Thổ Nhĩ Kỳ(1), 92,6% tại Nigeria(13) và 98,9% tại Trinidad(9). Tuy nhiên, tương tác ngắn ngủi giữa nhân viên và khách hàng tại nhà thuốc, quầy thuốc - điểm đến của một lượng lớn khách hàng mỗi ngày và thời gian hạn hẹp dành cho mỗi khách hàng - cũng có thể là nguyên nhân khiến các NVNT không thể khai thác thêm nhiều thông tin bệnh(14,18). Một giả thuyết khác chúng tôi đưa ra cho điều này là các rào cản như thiếu kỹ năng giao tiếp, khai thác bệnh, đặc điểm của mỗi khách hàng và thái độ đối với các loại thuốc được bán không cần kê toa, có thể là nguyên nhân khiến các NVNT dù có kiến thức nhưng không áp dụng vào thực hành(19,21). Thuốc điều trị tiêu chảy Theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế, bất kỳ loại tiêu chảy nào cũng nên sử dụng ORS để phòng ngừa, điều trị mất nước và bổ sung kẽm để giảm mức độ và thời gian bệnh(3,24). Trong khi đó, các loại thuốc chống tiêu chảy không được khuyến cáo cho trẻ tiêu chảy cũng như không sử dụng kháng sinh trong trường hợp tiêu chảy phân nước(3,23). Kết quả trong phần báo cáo thực hành của chúng tôi cho thấy hầu hết các NVNT lựa chọn men vi sinh (93,2%) và ORS (90,9%) để điều trị tiêu chảy cho trẻ em, kế tiếp là thuốc chống tiêu chảy (43,2%) và khoáng chất (34,1%). Trong đó, chỉ có hơn một phần ba số NVNT có kết hợp sử dụng ORS với kẽm theo như khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế. Mặt khác, kết quả trong phần thực hành thực tế chỉ ra rằng men vi sinh và thuốc chống tiêu chảy là hai nhóm thuốc được NVNT bán nhiều nhất với tỷ lệ là 69,8%. Trong khi đó, ORS và kẽm chỉ chiếm 16,3% và 11,6%; cũng như tỷ lệ kết hợp ORS với kẽm là 4,7%. Kết quả này tương tự với những nghiên cứu giả định tình huống tại Việt Nam và các nước khác trước đây, với tỷ lệ ORS và kẽm được bán ra cũng rất thấp(7,10,12, 18). Chúng tôi đặt ra giả thuyết rằng các NVNT không đủ tự tin về hiệu quả của ORS trong điều trị tiêu chảy như kết quả của một nghiên cứu tại Nigieria đưa ra(13). Trong khi đó, lợi nhuận mà các NVNT thu được từ men vi sinh thường cao hơn nhiều so với các loại thuốc khác(6) và cho đến hiện nay cũng chưa có báo cáo bất lợi nào về việc sử dụng men vi sinh trong điều trị tiêu chảy được ghi nhận(2,17). Bên cạnh đó, sự thiếu hụt kiến thức với gần một nửa số NVNT lựa chọn nhóm thuốc chống tiêu chảy trong phần báo cáo thực hành (43,2%) có thể dẫn đến kết quả trong cuộc khảo sát này. Một giả thuyết khác chúng tôi đặt ra ở đây là các NVNT điều trị theo kinh nghiệm và bán thuốc điều trị triệu chứng thay vì phòng ngừa mất nước, tương tự với một báo cáo tại Guatemala(4). Ngoài ra, vấn đề đáp ứng tâm lý nhanh chóng hết bệnh sau khi uống thuốc của khách hàng, một trong những yếu tố để họ quyết định quay trở lại nhà thuốc hay không, cũng có thể là một nhân tố trong việc bán thuốc chống tiêu chảy của NVNT. Tư vấn cho khách hàng của NVNT Kết quả trong phần báo cáo thực hành của nghiên cứu này cho thấy các NVNT có kiến thức về các hướng dẫn, lời khuyên, biện pháp phòng ngừa tiêu chảy, nhưng kiến thức của các NVNT không đầy đủ. Mặc dù những Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 312 NVNT có bán ORS đều tư vấn cho khách hàng cách sử dụng ORS (15,9%) nhưng không có NVNT nào hướng dẫn đầy đủ các chỉ dẫn cho khách hàng cũng như tỷ lệ NVNT biết được đầy đủ các hướng dẫn cũng rất thấp (13,6%). Kết quả này tương tự với một nghiên cứu tại năm tỉnh thành lớn ở Việt Nam, tỷ lệ NVNT tư vấn đầy đủ cách sử dụng ORS là 0%(14). Điều này có thể đặt giả thuyết rằng sự thiếu hụt kiến thức của NVNT dẫn đến những thông tin cung cấp cho khách hàng không đáng kể. Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng có hơn số NVNT không tư vấn gì thêm cho khách hàng sau khi bán thuốc mặc dù đa số các NVNT đều biết các lời khuyên cần thiết cung cấp cho khách hàng với gần một nửa số NVNT biết được đầy đủ các lời khuyên. Hơn thế nữa, các vấn đề cần chú trọng trong điều trị tiêu chảy trẻ em lại ít được các NVNT tư vấn, với tỷ lệ phòng ngừa mất nước, đảm bảo dinh dưỡng, thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu mất nước hoặc dấu hiệu cảnh báo và thời điểm cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức (2,3% - 29,5%). Tương tự với các nghiên cứu ở Việt Nam và các nước đang phát triển khác, chất lượng và số lượng lời khuyên từ các NVNT khá hạn hẹp(16). Kết quả trong phần thực hành thực tế tư vấn các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ em tiếp tục phác họa một bức tranh hoàn toàn trái ngược với báo cáo thực hành của NVNT. Thay vì đưa ra các hướng dẫn phòng bệnh tại nhà như họ đã báo cáo thực hành (rửa tay thường quy, sử dụng nguồn nước sạch, thực phẩm an toàn, tiêm ngừa vắc xin, bú sữa mẹ), hơn một nửa số NVNT có tư vấn đã đề nghị khách hàng cho trẻ uống men tiêu hóa sau khi hết bệnh (64,7%). Điều này có thể được giải thích bởi động cơ tối đa hóa doanh thu của các nhà thuốc, như kết quả của một nghiên cứu tại Trinidad đã ghi nhận(9). Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể khiến các NVNT dù có kiến thức nhưng không áp dụng vào thực hành là do các rào cản như thiếu kỹ năng giao tiếp, đặc điểm của mỗi khách hàng và thái độ đối với các loại thuốc được bán không cần kê toa(19, 21). Không những thế, các nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho thấy rằng để đưa kiến thức vào thực hành, để giữ vững thực hành tốt và để thúc đẩy thực hành nhà thuốc tốt, việc tập huấn và giám sát hỗ trợ vẫn chưa là đủ(14). KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kiến thức và thực hành trong việc bán thuốc điều trị tiêu chảy trẻ em của nhân viên nhà thuốc tây tại thị trấn Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai vẫn còn nhiều thiếu sót đáng kể. Với sự phổ biến và hàng loạt các nhà thuốc, quầy thuốc hiện nay đang hoạt động, kiến thức và thực hành thực tiễn của nhân viên nhà thuốc không phải lúc nào cũng song hành cùng nhau. Để đảm bảo rằng thực hành của nhân viên nhà thuốc đáp ứng đúng hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế đưa ra, một chương trình can thiệp toàn diện, có mục tiêu đầy đủ và được pháp luật thực thi nghiêm ngặt cần được các nhà quản lý y tế xem xét đến. Bên cạnh đó, giáo dục cho người dân về nguy cơ của việc sử dụng và tìm đến các nhà thuốc, quầy thuốc tây cũng cần được quan tâm nhằm cải thiện hành vi tìm kiếm sức khỏe của cộng đồng hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aktekin M, Erozgen C, Donmez L (1998), "Pharmacy approach to a case of acute diarrhoea with dehydration in Antalya, Turkey". Public Health, 112 (5): 323-6. 2. Allen SJ, Martinez EG, Gregorio GV, Dans LF (2010), "Probiotics for treating acute infectious diarrhoea". Cochrane Database Syst Rev, (11): Cd003048. 3. Bộ Y tế (2009), Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em, Hà Nội, tr.7-32. 4. De Valverde C (1989), "The pharmacy: a health resource". Arch Latinoam Nutr, La farmacia: recurso de salud, 39 (3): 365-81. 5. Diwan V, Sabde YD, Bystrom E, De Costa A (2015), "Treatment of pediatric diarrhea: a simulated client study at private pharmacies of Ujjain, Madhya Pradesh, India". J Infect Dev Ctries, 9 (5): 505-11. 6. Driesen A, Vandenplas Y (2009), "How do pharmacists manage acute diarrhoea in an 8-month-old baby? A simulated client study". Int J Pharm Pract, 17 (4): 215-20. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 313 7. Foroughinia F, Zarei P (2016), "Evaluation of knowledge, attitude, and practice of community pharmacists toward administration of over-the-counter drugs for the treatment of diarrhea in children: A pretest-posttest survey". Journal of Research in Pharmacy Practice, 5 (3): 200-204. 8. Goel P, Ross-Degnan D, Berman P, Soumerai S (1996), "Retail pharmacies in developing countries: a behavior and intervention framework". Soc Sci Med, 42(8) : 1155-61. 9. Karim R, Ramdahin P, Boodoo JR, Kochhar A, Pinto Pereira LM (2004), "Community pharmacists' knowledge and dispensing recommendations for treatment of acute diarrhoea in Trinidad, West Indies". Int J Clin Pract, 58 (3): 264-7. 10. Mesut Sancar, Elif Tezcan, Betul Okuyan, Izzettin FV (2011), "Assessment of the Attitude of Community Pharmacists and Pharmacy Technicians towards Diarrhea: A Simulated Patient Study in Turkey". Tropical Journal of Pharmaceutical Research, 14 (8): 1509-1515. 11. Minh PD, Huong DT, Byrkit R, Murray M (2013), "Strengthening pharmacy practice in vietnam: findings of a training intervention study". Trop Med Int Health, 18 (4): 426- 34. 12. Nguyễn Minh Nhân (2016), Đặc điểm phân bố nhà thuốc và thực trạng bán thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy trẻ em tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2016. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng, khoa Y tế Công cộng đại học Y Dược TP. HCM, tr.25-38. 13. Ogbo PU, Aina BA, Aderemi-Williams RI (2014), "Management of acute diarrhea in children by community pharmacists in Lagos, Nigeria". Pharm Pract (Granada), 12 (1): 376. 14. Pham DM, Byrkit M, Pham HV, Pham T, Nguyen CT (2013), "Improving pharmacy staff knowledge and practice on childhood diarrhea management in Vietnam: are educational interventions effective?". PLoS One, 8(10):e74882. 15. Saengcharoen W, Lerkiatbundit S (2010), "Practice and attitudes regarding the management of childhood diarrhoea among pharmacies in Thailand". Int J Pharm Pract, 18 (6):323-31. 16. Smith F (2009), "The quality of private pharmacy services in low and middle-income countries: a systematic review". Pharm World Sci, 31 (3): 351-61. 17. Szajewska H, Setty M, Mrukowicz J, Guandalini S (2006), "Probiotics in gastrointestinal diseases in children: hard and not-so-hard evidence of efficacy". J Pediatr Gastroenterol Nutr, 42 (5): 454-75. 18. Van Duong D, Van Le T, Binns CW (1997), "Diarrhoea management by pharmacy staff in retail pharmacies in Hanoi, Vietnam". International Journal of Pharmacy Practice, 5 (2): 97-100. 19. Walker A, Watson M, Grimshaw J, Bond C (2004), "Applying the theory of planned behaviour to pharmacists' beliefs and intentions about the treatment of vaginal candidiasis with non-prescription medicines". Fam Pract, 21(6):670-6. 20. Walker CL, et al. (2013), "Global burden of childhood pneumonia and diarrhoea". Lancet, 381(9875): 1405-16. 21. Watson MC, Bond CM (2004), "The evidence-based supply of non-prescription medicines: barriers and beliefs". International Journal of Pharmacy Practice, 12 (2):65-72. 22. WHO (2015), report: WHO and Maternal and Child Epidemilology Estimation Group (MCEE) estimates 2015. 23. World Health Organization (2005), report "Treatment of Diarrhoea", pp.25-6. 24. World Health Organization (2006), Implementing the New Recommendations on the Clinical Management of Diarrhoea, WHO, Geneva, pp.1-5. Ngày nhận bài báo: 01/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thuc_va_thuc_hanh_ban_thuoc_dieu_tri_tieu_chay_tre_em_c.pdf
Tài liệu liên quan