Kiến thức, thái độ và thực hành về đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường typs 2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Kiến thức, thái độ và thực hành về đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường typs 2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 185 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh*, Nguyễn Phương Thảo*, Thái Thanh Trúc* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý nội tiết thường gặp và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong, tàn tật và tiêu tốn chi phí y tế hàng đầu trên thế giới. Tuy vậy, ĐTĐ có thể phòng ngừa được. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có kiến thức, thái độ, thực hành về ĐTĐ và đánh giá tính tin cậy của thang đo đánh giá kiến thức về ĐTĐ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 200 bệnh nhân đến khám phòng khám chuyên khoa Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Dữ liệu được thu thập qua hình thức phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi soạn sẵn. Bộ câu hỏi được soạn dựa vào bộ câu hỏi điều tra về các yế...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ và thực hành về đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường typs 2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 185 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh*, Nguyễn Phương Thảo*, Thái Thanh Trúc* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý nội tiết thường gặp và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong, tàn tật và tiêu tốn chi phí y tế hàng đầu trên thế giới. Tuy vậy, ĐTĐ có thể phòng ngừa được. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có kiến thức, thái độ, thực hành về ĐTĐ và đánh giá tính tin cậy của thang đo đánh giá kiến thức về ĐTĐ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 200 bệnh nhân đến khám phòng khám chuyên khoa Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Dữ liệu được thu thập qua hình thức phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi soạn sẵn. Bộ câu hỏi được soạn dựa vào bộ câu hỏi điều tra về các yếu tố liên quan của bệnh không truyền nhiễm theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, có chỉnh sửa cho thích hợp với hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức, thái độ và thực hành tốt về ĐTĐ lần lượt là 71,5%; 96% và 89,5%. Những bệnh nhân thuộc dân tộc Kinh, có trình độ học vấn cao, chưa kết hôn, được chẩn đoán ĐTĐ khi <50 tuổi, có kèm tăng cholesterol trong 12 tháng qua thì có kiến thức về ĐTĐ tốt hơn nhóm còn lại. Những bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ sớm (<50 tuổi) và có mức tiêu thụ muối nhiều/rất nhiều có thái độ về điều trị ĐTĐ tốt hơn. Bệnh nhân đã sống với ĐTĐ trên 5 năm và có trình độ học vấn cao thì có thực hành các vấn đề liên quan đến điều trị ĐTĐ tốt hơn nhóm còn lại. Thang đo kiến thức đái tháo đường có Alpha Cronbach ở mức 0,88. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức, thái độ và thực hành tốt chung về bệnh ĐTĐ của nghiên cứu cao. Thang đo kiến thức ĐTĐ có tính tin cậy cao và có thể ứng dụng trong các nghiên cứu trong tương lai. Can thiệp trong tương lai cần tập trung vào nhóm có các đặc điểm nguy cơ cao. Từ khóa: đái tháo đường, độ tin cậy của thang đo ABTRACT KNOWLEDGE, ATTITUDE, AND PRACTICE OF TYPE II DIABETES PATIENTS AT HO CHI MINH CITY UNIVERSITY MEDICAL CENTER Huynh Ho Ngoc Quynh, Nguyen Phuong Thao, Thai Thanh Truc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 185 – 191 Background: Diabetes is a common chronic disease and has played a crucial role in the increase of mortality, disability and treatment cost worldwide. However, diabetes can be prevented. The objective of this study is to examine the percentage of patients who have good knowledge, attitude and practice in diabetes treatment, as well as to evaluate the reliability of questionnaires used to measure patients’ knowledge in diabetes. Methods: Cross-sectional study in 200 diabetes patients was conducted. Participants were recruited from people who went to HCMC University Medical Center for specialized examination. Data were collected through face-to-face interviews with designed questionnaires. The questionnaire was developed based on the World Health Organization STEPS instrument (WHO, 2005) with minor changes adapted to the Vietnamese context. *Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh ĐT: 0909592426 Email: hhnquynhytcc@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 186 Results: The percentages of patients who have good knowledge, attitude and practice in diabetes are 71.5%, 96%, and 89.5%, respectively. The number of patients with good knowledge of diabetes is higher in the group with these characteristics: belong to Kinh ethnic group, have a high level of education, unmarried, were diagnosed with diabetes at the age of under 50, and have high blood cholesterol in the past 12 months. The percentage of patients with good attitude is higher in patients who were diagnosed with diabetes at the age of under 50 and those who had high/very high salt consumption. Patients who have been suffering from diabetes for more than 5 years and have a high level of education also have better practice in diabetes treatment than others. Cronbach’s alpha coefficient of the measurement scale for diabetes knowledge is 0.88. Conclusion: The overall percentages of patients with good knowledge, attitude and practice in diabetes treatment are relatively high. The measurement scale for diabetes knowledge shows high reliability thus can be applied in future studies. Later interventions should be focused on high-risk patients who necessitate an increase in knowledge, attitude, and practice in diabetes treatment. Key words: type 2 diabetes, reliability of scale ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý nội tiết thường gặp và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong, tàn tật và tiêu tốn chi phí y tế hàng đầu trên thế giới(3). Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), hiện nay trên thế giới đã có hơn 415 triệu người trưởng thành đang bị bệnh ĐTĐ trong đó có 193 triệu người không hề biết mình bị bệnh. Nếu không có giải pháp phù hợp số người mắc đái tháo đường sẽ tăng lên 642 triệu người vào năm 2040(9). Tại Việt Nam, tình hình mắc ĐTĐ có chiều hướng tăng nhanh và đáng báo động ở các thành phố lớn, vùng đô thị hóa, khu công nghiệp. Trong vòng 5 năm từ 2010 –2015, tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ toàn quốc đã tăng gần gấp đôi (từ 2,6% lên 4,1%) và tiền ĐTĐ tăng hơn gấp đôi (từ 1,5% lên 3,5%)(5). ĐTĐ đang trở thành một gánh nặng cho chính người bệnh, xã hội và ngành y tế. Tại Việt Nam, một nghiên cứu tại Thái Bình cho thấy có hơn 50% người dân từ 30 – 64 tuổi không có kiến thức về ĐTĐ(4). Nghiên cứu tổng hợp trên 13159 người dân trên cả nước cho thấy tỉ lệ kiến thức phòng chống ĐTĐ đạt 17%, kiến thức về trị bệnh đạt 16,3% và kiến thức về yếu tố nguy cơ chỉ đạt 2,1%(6). Việc nâng cao kiến thức, thái độ và thay đổi hành vi trong thực hành đái tháo đường là vấn đề cần quan tâm của tất cả cộng đồng. Có kiến thức đúng có thể giúp mọi người đánh giá nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ, thúc đẩy họ tìm cách điều trị và chăm sóc đúng cách(8). Ngoài ra, việc thiếu hụt các công cụ đánh giá được chuẩn hóa để khảo sát có thể làm cho thiếu các nghiên cứu và bằng chứng khoa học có giá trị cho việc can thiệp, giáo dục và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân ĐTĐ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát tỷ lệ bệnh nhân có kiến thưc, thái độ, thực hành về đái tháo đường và các yếu tố liên quan. Bên cạnh đó nghiên cứu còn xây dựng và đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của thang đo đánh giá kiến thức về đái tháo đường. Kết quả nghiên cứu góp phần xác định mức độ đồng thời gợi ý các yếu tố liên quan từ đó có những định hướng công tác truyền thông, giáo dục người dân về tuân thủ điều trị đái tháo đường. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Được thực hiện từ 01/11/2018 đến 30/11/2018 trên 200 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, đến khám chuyên khoa tại Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh được chẩn đoán ĐTĐ và đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu được thu thập qua hình thức phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi soạn sẵn. Bộ câu hỏi được soạn dựa vào bộ câu hỏi điều tra về các Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 187 yếu tố liên quan của bệnh không truyền nhiễm theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2005), có hiệu chỉnh dựa trên ý kiến đóng góp của các chuyên gia để phù hợp với hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam. Xử lý dữ liệu Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm Stata 14. Các số thống kê mô tả được trình bày theo dạng tần số và tỉ lệ đối với các biến số định tính; và trung bình và độ lệch chuẩn đối với các biến số định lượng. Kiểm định Chi bình phương hoặc Fisher được dùng khi thích hợp nhằm xét mối liên quan của các yếu tố đến kiến thức, thái độ, hành vi về ĐTĐ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05. Đánh giá công cụ nghiên cứu qua việc phân tích tính tin cậy bằng chỉ số Alpha Cronbach và hệ số tương quan giữa câu với thang đo. KẾT QUẢ Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ tham gia nghiên cứu trả lời đúng các kiến thức về bệnh ĐTĐ dao động từ 47,0% lên đến 98,0%. Nhìn chung, tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức tốt chung về bệnh ĐTĐ của nghiên cứu này là tương đối cao (71,5%.). Sau khi đánh giá thì thang đo kiến thức về đái tháo đường còn lại 25 câu hỏi và cho thấy tính tin cậy rất cao với chỉ số alpha Cronbach ở mức 0,88. Tất cả hệ số tương quan của câu với thang đo đều trên mức 0,30 (Bảng 1). Bảng 1: Thang đo đánh giá và tỷ lệ các kiến thức về ĐTĐ Đặc điểm TB & ĐLC Tương quan câu với thang đo Alpha Cronbach Kiến thức tốt Tần số Tỉ lệ % Hút thuốc lá chủ động / thụ động làm nặng thêm các biến chứng bệnh ĐTĐ 3,6 (1,0) 0,38 0,88 94 47,0 Kiểm soát HA là cần thiết đối với bệnh nhân ĐTĐ 4,2 (0,7) 0,58 0,87 171 85,5 Bệnh nhân ĐTĐ nên kiểm soát được cân nặng của mình (n=199) 4,4 (0,8) 0,66 0,87 178 89,4 Ăn dư thừa năng lượng có liên quan đến béo phì/rối loạn chuyển hóa đường 4,4 (0,7) 0,68 0,87 174 87,0 Ít VĐTL có thể liên quan đến các RL chuyển hóa 4,3 (0,7) 0,68 0,87 175 87,5 Bệnh ĐTĐ nếu không được điều trị, lượng đường trong máu sẽ tăng (n=199) 4,6 (0,5) 0,51 0,87 195 98,0 Nếu ông/bà bị ĐTĐ, con ông/bà có nguy cơ cao bị ĐTĐ 3,7 (1,0) 0,47 0,87 118 59,0 Các vết cắt và trầy xước trên bệnh nhân ĐTĐ hồi phục chậm hơn người bình thường 4,3 (0,9) 0,42 0,87 175 87,5 ĐTĐ có thể làm tổn hại thận 4,1 (0,8) 0,56 0,87 143 71,5 ĐTĐ có thể gây mất cảm giác ở bàn tay, ngón tay và bàn chân 4,2 (0,8) 0,55 0,87 151 75,5 ĐTĐ có thể làm tổn hại tới võng mạc mắt 4,3 (0,8) 0,61 0,87 161 80,5 Triệu chứng chóng mặt và đổ mồ hôi là dấu hiệu của hạ đường huyết 4,0 (0,9) 0,53 0,87 138 69,0 Đi tiểu thường xuyên và khát là dấu hiệu của lượng đường trong máu cao 4,0 (0,9) 0,53 0,87 139 69,5 Bệnh nhân ĐTĐ nên cẩn thận hơn khi cắt móng chân, tay (n=199) 4,3 (0,7) 0,58 0,87 185 93,0 Có thuốc điều trị dứt điểm bệnh ĐTĐ (n=199) 1,7 (1,2) 0,43 0,88 156 78,4 Đường huyết lúc đói 210 mg/dl là bình thường 1,4 (0,9) 0,45 0,87 170 85,0 Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn 4,5 (0,6) 0,65 0,87 192 96,0 Cách theo dõi bệnh ĐTĐ tốt nhất là kiểm tra đường 4,5 (0,6) 0,57 0,87 191 95,5 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 188 Đặc điểm TB & ĐLC Tương quan câu với thang đo Alpha Cronbach Kiến thức tốt Tần số Tỉ lệ % huyết trong máu Có hai tip bệnh ĐTĐ chính: Tip 1-phụ thuộc insulin và Tip 2-không phụ thuộc insu 3,7 (0,9) 0,48 0,87 105 52,5 Trong điều trị bệnh ĐTĐ, uống thuốc có thể thay thế ăn kiêng hay tập thể dục 2,2 (1,3) 0,42 0,88 138 69,0 BN ĐTĐ cần ăn chế độ ăn khác người bình thường 4,5 (0,8) 0,42 0,87 181 90,5 Bệnh ĐTĐ làm giảm tuổi thọ 4,3 (0,8) 0,45 0,87 178 89,0 Điều trị insulin làm nặng hơn các triệu chứng bệnh ĐTĐ 2,3 (1,1) 0,49 0,87 104 52,0 Giảm lượng carbohydrate (cơm, bún, phở, mì, hủ tiếu) có thể làm giảm lượng đường 4,5 (0,6) 0,51 0,87 192 96,0 Giảm lượng đường ăn vào sẽ giảm lượng đường huyết trong cơ thể 4,5 (0,6) 0,51 0,87 192 96,0 143 71,5 Bệnh nhân có thái độ tốt về bệnh ĐTĐ như quan tâm đến việc kiểm soát bệnh ĐTĐ của mình và việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chiếm tỷ lệ trên 95%. Tỷ lệ bệnh nhân có thái độ và thực hành tốt chung của nghiên cứu này lần lượt là 96,0% và 89,5% (Bảng 2). Bảng 2: Tỷ lệ các thái độ và thực hành đái tháo đường Đặc điểm Thái độ tốt Tần số Tỉ lệ % Tầm quan trọng kiểm soát ĐTĐ 195 97,5 Tầm quan trọng dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ 193 96,5 Thái độ chung 192 96,0 Thực hành tốt Nắm được triệu chứng sớm về ĐTĐ 48 24,0 Tự kiểm tra được mức đường huyết (n=199) 196 98,5 Sử dụng được kết quả đường huyết 176 88,0 Uống thuốc thường xuyên 196 98,0 Thực hành chung 179 89,5 Phần lớn bệnh nhân tham gia nghiên cứu là nữ (62,8%), dân tộc Kinh (95%), độ tuổi trung bình là 55,7 ± 11,7. Hơn 1/3 đối tượng đã hoàn thành cấp 3 trở lên và tự làm chủ những công việc kinh doanh của mình (34,5%). Đa số bệnh nhân không mắc tăng huyết áp (60%) nhưng có 53,6% bệnh nhân bị thừa cân/béo phì. Bệnh nhân có trình độ học vấn càng cao có tỷ lệ kiến thức tốt và thực hành tốt về ĐTĐ hơn những bệnh nhân có trình độ học vấn thấp (p lần lượt <0,001 và 0,022). Bệnh nhân dân tộc Kinh có tỷ lệ kiến thức tốt về ĐTĐ cao hơn những bệnh nhân dân tộc khác (p = 0,033), và những bệnh nhân đã kết hôn cũng có kiến thức tốt hơn những người chưa kết hôn hoặc đã ly thân/ly dị/góa (p = 0,008). Ngoài ra, người sống cùng là vợ hoặc chồng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức tốt về bệnh ĐTĐ (p = 0,009) (Bảng 3). Bảng 3: Liên quan giữa đặc điểm đối tượng đến kiến thức, thái độ, thực hành về ĐTĐ Đặc điểm n (%) Kiến thức tốt p Thái độ tốt p Thực hành tốt p Học vấn Dưới cấp 1 52 (26,0) 26 (50,0) <0,001 ¢ 47 (90,4) 0,091 ¢ 46 (88,5) 0,022 ¢ Hoàn thành cấp 1 45 (22,5) 28 (62,2) 43 (95,6) 35 (77,8) Hoàn thành cấp 2 34 (17,0) 24 (70,6) 34 (100) 32 (94,1) Hoàn thành cấp 3trở lên 69 (34,5) 65 (94,2) 68 (98,6) 66 (95,7) Dân tộc Kinh 190 (95,0) 139 (73,2) 0,033 ¢ 184 (96,8) 0,054 ¢ 172 (90,5) 0,074 ¢ Khác 10 (5,0) 4 (40,0) 8 (80,0) 7 (70,0) Tình trạng hôn nhân (n=199) Chưa kết hôn 6 (3,0) 5 (83,3) 0,008 ¢ 5 (83,3) 0,101 ¢ 6 (100) 0,419 ¢ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 189 Đặc điểm n (%) Kiến thức tốt p Thái độ tốt p Thực hành tốt p Đã kết hôn 162 (81,4) 122 (75,3) 157 (96,9) 146 (90,1) Ly thân/Ly dị/ Góa 31 (15,6) 15 (48,4) 29 (93,5) 26 (83,9) Người sống cùng Vợ/chồng 160 (80,0) 120 (75,0) 0,009 ¢ 155 (96,9) 0,136 ¢ 144 (90,0) 0,080 ¢ Con ruột/con dâu 23 (11,5) 10 (43,5) 22 (95,7) 18 (78,3) Khác 17 (8,5) 13 (76,5) 15 (88,2) 17 (100) ¢Kiểm định chính xác Fisher Hầu hết bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ trong vòng 5 năm trở lại. Độ tuổi được chẩn đoán lần đầu là ≤50 (46,2%). Số lượng bệnh nhân trả lời đã được bác sĩ chẩn đoán mắc THA không cao hơn nhiều so với không được bác sĩ chẩn đoán mắc THA (52,0% so với 46,0%). Đa số bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán tăng Cholesterol/mỡ máu (60,0%). Kết quả cho thấy, thời điểm chẩn đoán ĐTĐ càng lâu thì kiến thức tốt và thực hành tốt về ĐTĐ sẽ càng cao hơn so với những người chẩn đoán ĐTĐ gần đây (p lần lượt là 0,029 và 0,031). Ngoài ra, những bệnh nhân có tăng Cholesterol/mỡ máu trong 12 tháng vừa qua có tỷ lệ kiến thức tốt hơn những bệnh nhân không hoặc không biết (p = 0,033) (Bảng 4). Trong tổng số BN ĐTĐ tham gia nghiên cứu 26,0% từng hút thuốc trong quá khứ, 40% đã từng uống rượu bia/sản phẩm có cồn. Trong khi đó, hiện tại có 15,5% BN còn hút thuốc lá; 25,6% BN uống rượu bia trong 12 tháng qua và 58,8% đã uống ít nhất 1 ly chuẩn với tần suất hơn 1 lần/ tháng. Các bệnh nhân ĐTĐ có số ngày ăn trái cây trong 1 tuần trung bình 4,6 ± 2,7 ngày, số ngày ăn rau củ trong 1 tuần là 6,4 ± 1,6 ngày. 82,0% bệnh nhân có thói quen sử dụng muối khi chuẩn bị thức ăn và 75% có thêm muối trước hoặc trong khi ăn. Về mức độ tiêu thụ muối của bản thân có 32,5% trả lời ở mức độ vừa phải và 19,0% ở mức độ nhiều hoặc rất nhiều. Kết quả cho thấy số ngày ăn rau củ trong 1 tuần của bệnh nhân ĐTĐ càng cao thì tỷ lệ kiến thức tốt về ĐTĐ càng cao so với những bệnh nhân ăn rau củ ít ngày trong tuần (p = 0,026) (Bảng 5). Bảng 4: Liên quan giữa tiền sử bệnh đến kiến thức, thái độ, thực hành về ĐTĐ Đặc điểm n (%) Kiến thức tốt p Thái độ tốt p Thực hành tốt p Thời điểm chẩn đoán ĐTĐ Lần đầu tiên 4 (2,0) 2 (50,0) 0,029 ¢ 3 (75,0) 0,118 ¢ 2 (50,0) 0,031 ¢ <1 năm 40 (20,0) 24 (60,0) 39 (97,5) 33 (82,5) 1 - <5 năm 60 (30,0) 40 (66,7) 57 (95,0) 53 (88,3) 5 - <10 năm 46 (23,0) 40 (87,0) 46 (100) 43 (93,5) ≥ 10 năm 50 (25,0) 37 (74,0) 47 (94,0) 48 (96,0) Tuổi lần đầu chẩn đoán ĐTĐ (n=199) <50 92 (46,2) 75 (81,5) 0,009 91 (98,9) 0,044 ¢ 86 (93,5) 0,152 50-59 67 (33,7) 44 (65,7) 64 (95,5) 59 (88,1) ≥ 60 40 (20,1) 23 (57,5) 36 (90,0) 33 (82,5) Tăng Choles/mỡ máu trong 12 tháng qua (n=126) Có 63 (50,0) 51 (81,0) 0,033 ¢ 63 (100) 0,175 ¢ 55 (87,3) 0,825 ¢ Không 55 (43,7) 33 (60,0) 52 (94,5) 48 (87,3) Không biết 8 (6,3) 5 (62,5) 8 (100) 8 (100) ¢Kiểm định chính xác Fisher Bảng 5: Liên quan giữa lối sống hành vi đến kiến thức, thái độ, thực hành về ĐTĐ Đặc điểm n (%) Kiến thức tốt p Thái độ tốt p Thực hành tốt p Đã từng hút thuốc lá Có 52 (26,0) 42 (80,8) 0,085 50 (96,2) 0,999 ¢ 45 (86,5) 0,418 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 190 Đặc điểm n (%) Kiến thức tốt p Thái độ tốt p Thực hành tốt p Không 148 (74,0) 101 (68,2) 142 (95,9) 134 (90,5) Hiện đang hút thuốc lá Có 31 (15,5) 23 (74,2) 0,718 29 (93,5) 0,359 ¢ 25 (80,6) 0,106 ¢ Không 169 (84,5) 120 (71,0) 163 (96,4) 154 (91,1) Đã từng uống rượu bia/sản phẩm có cồn Có 80 (40,0) 64 (80,0) 0,030 78 (97,5) 0,480 ¢ 73 (91,3) 0,510 Không 120 (60,0) 79 (65,8) 114 (95,0) 106 (88,3) Uống rượu bia 12 tháng qua (n=199) Có 51 (25,6) 42 (82,4) 0,044 50 (98,0) 0,682 ¢ 46 (90,2) 0,840 Không 148 (74,4) 100 (67,6) 141 (95,3) 132 (89,2) Uống ít nhất 1 ly chuẩn 12 tháng qua (n=51) Ít hơn 1 lần/tháng 20 (39,2) 17 (85,0) 0,773 ¢ 19 (95,0) 0,412 ¢ 18 (90,0) 0,999 ¢ Hơn 1 lần/tháng 30 (58,8) 24 (80,0) 30 (100) 27 (90,0) Chưa lần nào 1 (2,0) 1 (100) 1 (100) 1 (100) Số ngày ăn trái cây/tuần (TB & ĐLC) 4,6 (2,7) 4,8 (2,6) 0,106 4,7 (2,6) 0,280 4,7 (2,6) 0,339 Số ngày ăn rau củ/tuần (TB & ĐLC) 6,4 (1,6) 6,6 (1,5) 0,026 6,4 (1,6) 0,780 6,4 (1,6) 0,614 Mức độ tiêu thụ muối Nhiều/Rất nhiều 38 (19,0) 29 (76,3) 0,051 ¢ 38 (100) 0,001 ¢ 35 (92,1) 0,847 ¢ Vừa phải 65 (32,5) 40 (61,5) 59 (90,8) 57 (87,7) Ít/Rất ít 96 (48,0) 74 (77,1) 95 (99,0) 86 (89,6) Không biết 1 (0,5) 0 (0) 0 (0) 1 (100) ¢Kiểm định chính xác Fisher BÀN LUẬN Trên thế giới hiện nay, có rất ít thang đo kiến thức, thái độ, thực hành về ĐTĐ. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá tài liệu có hệ thống bằng cơ sở dữ liệu MEDLINE từ năm 1980 đến năm 2016, trong số 94 bài báo được xác định chỉ có 16 bài viết đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, đủ điều kiện sử dụng câu hỏi như một công cụ đánh giá bệnh ĐTĐ(2). Số lượng câu hỏi trong mỗi bài báo là khác nhau, cỡ mẫu được chọn khác nhau và hầu hết các nghiên cứu được tiến hành tại Ấn Độ(7). Chính vì vậy, các thang đo chưa thể thống nhất toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Vì vậy, cần một công cụ xác thực và đáng tin cậy để cải thiện và có tính thống nhất trong việc đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân ĐTĐ. Nghiên cứu sử dụng thang đo đánh giá kiến thức đái tháo đường gồm 25 câu hỏi được đánh giá có tính tin cậy cao. Tương quan câu cho kết quả >0,3. Như vậy, thang đo có thể cân nhắc và sử dụng cho các nghiên cứu trong tương lai. Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức, thái độ và thực hành tốt chung về bệnh ĐTĐ của nghiên cứu là tương đối cao (tỷ lệ lần lượt 71,5%; 96%; 89,5%). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu tại UAE với tỷ lệ kiến thức tốt là 69% tuy vậy chỉ 27% bệnh nhân có kiểm soát đường huyết tốt(3). Kết quả từ nghiên cứu này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu tại Bình Định trên đối tượng người dân 30 – 69 tuổi với tỷ lệ kiến thức chung và thực hành chung lần lượt là 10,4% và 48,7%(10). Sự khác biệt này có thể do đối tượng được chọn và địa điểm khảo sát ở 2 nghiên cứu là khác nhau và có sự đối lập về kinh tế - xã hội và do hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng các công cụ khác nhau và được thực hiện giữa các nhóm đối tượng hoặc độ tuổi khác nhau. Bệnh nhân phần lớn đều biết về tác dụng tích cực của việc tập thể dục, kiểm soát huyết áp, cân nặng đối với việc kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng đưa kiến thức này vào thực tế. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ có liên quan đáng kể đến dân tộc Kinh, đã kết hôn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 191 và sống chung, tăng Clolesterol/mỡ máu, ăn rau củ. Bệnh nhân ĐTĐ có trình độ học vấn cao có kiến thức và thực hành tốt về ĐTĐ. Bệnh nhân có thời gian bệnh lâu có thực hành tốt về ĐTĐ. Phát hiện này phù hợp với những nghiên cứu từ trước. Nghiên cứu tại Kuwaiti cho kết quả những người có trình độ học vấn thấp hơn có điểm kiến thức thấp hơn đáng kể(1). Điều này cũng hoàn toàn phù hợp, vì học vấn càng thấp thì khả năng tiếp cận thông tin cũng như cơ hội tiếp cận thông tin về giáo dục sức khỏe ít hơn, ý thức phòng bệnh có thể hạn chế hơn. Điều này gợi ý rằng, nên có những phương pháp phòng ngừa, chiến lược trên từng nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao. Có một số điểm mạnh và hạn chế cần cân nhắc trong nghiên cứu. Nghiên cứu cho thấy kết quả chính xác cao khi sử dụng thang đo có tính tin cậy tốt. Tuy nhiên, điểm hạn chế trong nghiên cứu là đây là nghiên cứu cắt ngang nên không xác định được mối quan hệ nhân quả. Bên cạnh đó, những khái niệm trong y văn còn hạn chế nên đánh giá về thái độ, thực hành vẫn còn ít và chưa đánh giá đầy đủ. KẾT LUẬN Hơn ¾ bệnh nhân ĐTĐ có kiến thức tốt về bệnh và gần như tất cả (96%) có thái độ tốt về bệnh. Gần 90% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu cho thấy có thực hành tốt về ĐTĐ. Có mối liên quan có ý nghĩa về kiến thức tốt về đái tháo đường với trình độ học vấn cao, dân tộc Kinh, chưa kết hôn, được chẩn đoán đái tháo đường khi <50 tuổi, có kèm tăng cholesterol trong 12 tháng qua. Trong khi đó, tỉ lệ thái độ tốt về ĐTĐ cao hơn trong nhóm bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ khi <50 tuổi và bệnh nhân có mức tiêu thụ muối nhiều/rất nhiều. Thực hành tốt về ĐTĐ có liên quan có ý nghĩa thống kê đến bệnh nhân có trình độ học vấn cao và bệnh nhân đã sống với bệnh ĐTĐ trên 5 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thang đo kiến thức ĐTĐ có tính tin cậy cao với alpha Cronbach ở mức 0,88; có thể ứng dụng trong các nghiên cứu trong tương lai. Đồng thời, nhu cầu can thiệp dành cho bệnh nhân ĐTĐ trong đó tập trung vào nhóm có các đặc điểm nguy cơ cao liên quan đến kiến thưc, thái độ và thực hành về ĐTĐ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al-Maskari F, El-Sadig M, Al-Kaabi JM, Afandi B, Nagelkerke N, Yeatts KB (2013). "Knowledge, Attitude and Practices of Diabetic Patients in the United Arab Emirates". PLoS One, 8(1):e52857. 2. Ismaile S, Alhosban F, Almoajel A, et al (2017). "Knowledge, Attitude and Practice Tools or Health Education Among Diabetic Patients ". Acta Informatica Medica, 238:250-252. 3. Krug EG (2016). "Trends in diabetes: Sounding the alarm". Lancet, 387(10027):1485 - 1486. 4. Lã Ngọc Quang, Nguyễn Trọng Hà, Nguyễn Quốc Việt (2011). "Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống đái tháo đường của người dân tại Thái Bình". Y học Thực hành, pp.834 5. Ministry of Health, General Department of Preventive Medicine (2016). "National survey on the risk factors on non- communicable disease (STEPS) Viet Nam, 2015". URL: https://www.who.int/ncds/surveillance/steps/VietNam_2015_S TEPS_Report.pdf. 6. Nguyễn Vinh Quang, Lê Phong, Lê Quang Toàn, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Ngọc Anh (2013). Điều tra kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh đái tháo đường tại Việt Nam năm 2011. URL: t-ct/parent/phong-chong-dai-thao-duong. 7. Rani P, et al (2008). "Knowledge of diabetes and diabetic retinopathy among rural populations in India, and the influence of knowledge of diabetic retinopathy on attitude and practice". Rural Remote Health, 8:838. 8. Reza JN, Heel Dv, Chowdhury T, Wragg A (2014). Diabetes and heart disease in Bangladeshis and Pakistanis. URL: accessed on 12/06/2019. 9. Trung tâm dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh (2019). Đái tháo đường - Gánh nặng sức khỏe toàn cầu. URL: lay-nhiem/665-Dai-thao-duong-ganh-nang-suc-khoe-toan- cau.aspx. 10. Võ Thị Bổn, Trương Quang Đạt, Phạm Đức Phúc (2015). "Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh đái tháo đường typ 2". Tạp chí Nghiên cứu Y học, /299. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_ve_dai_thao_duong_o_benh_nhan.pdf
Tài liệu liên quan