Kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến HIV của nữ học viên cơ sở cai nghiện ma túy tại huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước

Tài liệu Kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến HIV của nữ học viên cơ sở cai nghiện ma túy tại huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 80 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN HIV CỦA NỮ HỌC VIÊN CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI HUYỆN BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC Lê Văn Học* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Cai nghiện ma túy tập trung đã đưa lại những thành quả nhất định như an ninh tật tự và an toàn xã hội được cải thiện. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn lây lan các bệnh truyền nhiễm như lao, viêm gan B, viêm gan C đặc biệt là lây nhiễm chéo HIV giữa các học viên với nhau là điều khó tránh khỏi. Mục tiêu: Đánh giá kến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan trong phòng ngừa lây truyền HIV ở nhóm học viên nữ cai nghiện ma túy. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, thực hiện trên 140 học viên một Cơ sở Cai nghiện Ma túy tập trung tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Kết quả: Kiến thức chung đúng nhận biết về HIV chiếm 48,9%; Kiến thức chung đúng đường lây t...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến HIV của nữ học viên cơ sở cai nghiện ma túy tại huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 80 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN HIV CỦA NỮ HỌC VIÊN CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI HUYỆN BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC Lê Văn Học* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Cai nghiện ma túy tập trung đã đưa lại những thành quả nhất định như an ninh tật tự và an toàn xã hội được cải thiện. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn lây lan các bệnh truyền nhiễm như lao, viêm gan B, viêm gan C đặc biệt là lây nhiễm chéo HIV giữa các học viên với nhau là điều khó tránh khỏi. Mục tiêu: Đánh giá kến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan trong phòng ngừa lây truyền HIV ở nhóm học viên nữ cai nghiện ma túy. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, thực hiện trên 140 học viên một Cơ sở Cai nghiện Ma túy tập trung tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Kết quả: Kiến thức chung đúng nhận biết về HIV chiếm 48,9%; Kiến thức chung đúng đường lây truyền về HIV chiếm 78,6%; Kiến thức tiếp cận được về HIV từ báo chí chiếm 84,6%. Điểm trung bình chung trong thái độ về phòng ngừa HIV khá cao. Các hành động trong thực hành phòng ngừa lây truyền về HIV có tỷ lệ rất cao. Trong đó là thực hành “không dùng bàn chai đánh răng chung” chiếm chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết luận: Kiến thức, thái độ và thực hành đúng trong phòng ngừa lây truyền HIV tại Cơ sở Cai nghiện Ma túy tập trung chiếm tỷ lệ cao. Từ khóa: Kiến thức, thái độ, hành vi, HIV. ABSTRACT KNOWLEDGE, ATTITUDES AND ACTS RELATED TO HIV BY STUDENTS OF DRUG ADDICTS IN BU GIA MAP DISTRICT BINH PHUOC PROVINCE Le Van Hoc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 80 - 86 Background: Concentration of addictive drugs has yielded certain results such as improved disability and social security. However, the risk of spreading contagious diseases such as tuberculosis, hepatitis B, hepatitis C, especially HIV infection among practitioners, is unavoidable. Objectives: To assess the knowledge, attitudes, practices and related factors in prevention of HIV transmission among drug addicts. Method: Cross-sectional descriptive, performed on 140 trainees at a Drug Abuse Treatment Center in Bu Gia Map district, Binh Phuoc province. Results: HIV awareness about HIV accounted for 48.9%; General knowledge of HIV transmission accounted for 78.6%; Access to HIV from the media accounted for 84.6%. The overall average of attitudes towards HIV prevention is high. Actions in the prevention of HIV transmission are very high. Among them is the practice of "do not use the same toothbrush bottle" accounted for the highest proportion. Conclusion: Knowledge, attitudes and practices in preventing HIV transmission in drug detention centers are high. Key words: knowledge, attitudes, behaviors, HIV. * Bệnh viện Nhân Ái - TP.Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: CNĐD. Lê Văn Học ĐT: 0972021781 Email: hocnhanai@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 81 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính đến cuối năm 2014 trên thế giới có 36,9 triệu người nhiễm HIV hiện đang còn sống. Số người tử vong do AIDS giảm từ 1,7 triệu người năm 2011 xuống còn 1,2 triệu người năm 2014. Số người nhiễm mới HIV cũng giảm từ 2,5 triệu người trong năm 2011 xuống còn 2 triệu người trong năm 2014 (5). Từ trường hợp nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên vào tháng 12 năm 1990 ở Thành phố Hồ Chí Minh đến hết năm 2016 tại Việt Nam có 80,3% số xã, phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện báo cáo có người nhiễm HIV (2). Người nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm là đối tượng nguy cơ cao. Theo chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học khoảng 1/3 trong số những người nghiện chích ma túy có hành vi sử dụng chung bơm kim tiêm và trên 50% có hành vi tình dục không an toàn với phụ nữ mại dâm. Việc gia tăng các trường hợp phụ nữ nhiễm HIV mới được báo cáo, chiếm đến 32,5% các ca nhiễm mới, phản ánh sự lây truyền HIV từ nam giới có hành vi nguy cơ cao sang bạn tình (3). Mô hình cai nghiện ma túy tập trung đã đưa lại những thành quả nhất định như an ninh tật tự và an toàn xã hội được cải thiện. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn lây lan các bệnh truyền nhiễm như lao, viêm gan B, viêm gan C đặc biệt là lây nhiễm chéo HIV giữa các học viên với nhau là điều khó tránh khỏi. Vì khi cai nghiện ma túy tập trung thì tỷ lệ các học viên có khả năng sử dụng chung đồ dùng cá nhân như: bàn chải đánh răng, lưỡi dao cạo râu, lông mặt, dụng cụ lấy ráy tai, cắt móng tay, chân đặt biệt là dụng cụ xăm trổ lông mày, lông mi là yếu tố nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm nói chung và HIV nói riêng là rất cao. Để góp phần tìm hiểu thêm về vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài với mục tiêu (1). Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng ngừa lây truyền HIV của học viên nữ Cơ sở cai nghiện ma túy tại huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước, năm 2017. (2). Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng ngừa lây truyền HIV của học viên Cơ sở cai nghiện ma túy tại huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả Thời gian và địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được tiến hành lấy ở các khu quản lý học viên của Cơ sở cai nghiện. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 08/2017 - 09/2017. Đối tượng nghiên cứu Dân số mẫu Học viên Cơ sở cai nghiện ma túy. Dân số nghiên cứu 260 học viên tại Cơ sở cai nghiện. Cỡ mẫu Dựa vào công thức tính cỡ mẫu của Taro Yamane (1967) với 95% độ tin cậy(4) 2(*) * Trong đó: n: kích cỡ mẫu N: kích cỡ dân số (N = 260) e: mức độ sai số (e = 5%) Thay số vào công thức (*) ta có 2 => n = 140 Tiêu chuẩn chọn mẫu Tiêu chuẩn chọn vào Tuổi ≥ 18 tuổi Đồng ý tham gia nghiên cứu: Học viên tham gia nghiên cứu được giải thích rõ lợi ích của nghiên cứu và ký tên vào phiếu xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 82 Tiêu chuẩn loại ra Học viên bị mù, câm, có các bệnh lý về tâm thần. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện. Do tổng số học viên của khu 3 tại thời điểm tiến hành nghiên cứu là 260 nên chúng tôi tiến hành chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp thực hiện Số liệu thu thập Số liệu thu thập dựa vào bảng thu thập số liệu đã soạn sẵn. Cách thu thập số liệu Lập danh sách các học viên đang được quan lý tại khu 3 Cơ sở cai nghiện Phú Nghĩa, nguồn từ phòng tổ chức hành chính. Học viên đủ tiêu chuẩn chọn vào nhóm nghiên cứu được mời phỏng vấn để thu thập những thông tin cần thiết, đến khi nào đủ kích cỡ mẫu thì dừng lại. Địa điểm phỏng vấn: Tại phòng tư vấn Cơ sở cai nghiện. Điều tra viên: Người thực hiện nghiên cứu. - Bắt đầu phỏng vấn: điều tra viên giải thích rõ mục tiêu nghiên cứu và đối tượng phải đồng ý tham gia nghiên cứu mới tiến hành phỏng vấn. - Thực hiện phỏng vấn: Học viên đọc hướng dẫn trên phiếu thu thập và tự điền các dữ liệu vào bảng thu thập số liệu. Trong trường hợp có chỗ nào chưa rõ điều tra viên sẽ giải thích thêm. Trường hợp học viên mù chữ điều tra viên phải đọc cho học viên nghe để học viên đánh vào ô mà học viên cho là thích hợp hoặc điều tra viên đánh vào những ô mà có sự đồng ý của học viên. - Kết thúc phỏng vấn: cám ơn học viên đã tham gia phỏng vấn. Số liệu thu về làm sạch và được nhập dữ liệu bằng phần mềm Excel và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0. Các biến số không liên tục được tính toán theo tỷ lệ % và kiểm định sự khác biệt thống kê bằng phép kiểm khi bình phương (χ2) hay Fisher test khi > 20% tần số mong đợi trong bảng < 5. Sự khác biết có ý nghĩa thống kê với giá trị p < 0,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc diểm chung về nhân khẩu – xã hội của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Phân bố theo nhóm tuổi, giới tính của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Tuổi < 30 tuổi 94 67,1 Từ 30 - 39 tuổi 34 24,2 Từ 40 - 49 tuổi 12 8,7 ≥ 50 tuổi 0 0 Giới tính Nữ 140 100 Dân tộc Kinh 128 91,4 Hoa 12 8,6 Trình độ học vấn Mù chữ 4 2,8 Cấp 1 16 11,4 Cấp 2 68 48,6 ≥ Cấp 3 52 37,2 Nghề nghiệp Lao động tự do 92 65,8 Làm nông, buôn bán, nội trợ 24 17,2 Học sinh-sinh viện 10 7,1 Khác 10 7,1 Công chức-Viên chức 4 2,8 Hôn nhân Độc thân 56 40 Ly dị/ Ly thân 34 24,3 Sống chung ngoài hôn nhân 20 14,3 Đang sống chung với vợ/chồng 20 14,3 Góa 10 7,1 Kiến thức phòng ngừa lây truyền về HIV/AIDS Bảng 2. Kiến thức về nhận biết HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu (n = 140) Kiến thức về phòng nhận biết HIV/AIDS Đúng Sai n % n % Nhìn bề ngoài có thể nhận ra một người đã bị nhiễm HIV 42 30 98 70 HIV có thể truyền sang người khác trong khi giao hợp 84 60 56 40 Bao cao su là phương tiện có hiệu quả giảm lan truyền HIV 120 85,7 20 14,3 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 83 Kiến thức về phòng nhận biết HIV/AIDS Đúng Sai n % n % Khi nhiễm HIV sau một tháng hoặc hơn mới có kháng thể kháng HIV trong máu 76 54,2 64 45,8 Biện pháp phòng tránh lây nhiễm viêm gan B đồng thời có thể giúp phòng lây nhiễm HIV 62 44,3 78 55,7 Kiến thức chung 68 48,9 72 51,1 Bảng 3. Kiến thức về đường lây nhiễm HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu (n = 140) Kiến thức về đường lây truyền HIV/AIDS Đúng Sai n % n % HIV lây truyền qua quan hệ tình dục 138 98,6 2 1,4 HIV lây truyền qua máu và các sản phẩm của máu 118 84,3 22 15,7 HIV lây truyền qua dùng chung bơm kim tiêm 116 82,9 24 17,1 HIV lây truyền từ mẹ cho con khi sinh 116 82,9 24 17,1 HIV lây truyền khi nuôi con bằng sữa mẹ 78 55,7 62 44,3 Kiến thức chung 110 78,6 30 21,4 Bảng 4. Nguồn nguồn thông tin kiến thức về HIV Kiến thức về lây nhiễm HIV/AIDS n Tỷ lệ (%) Nguồn nguồn thông tin kiến thức về HIV mà đối tượng tiếp cận Báo chí 118 84,3 Truyền hình 98 70,0 Pano 96 68,6 Bạn bè, người thân 90 64,3 Đài radio 32 22,8 Nhân viên y tế, giao dục viên 4 2,8 Thái độ về phòng ngừa lây truyền HIV/AIDS Bảng 5. Thái độ về HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu (n = 140) Nội dung TB±ĐLC Không cảm thầy nguy hiểm khi giao tiếp, tiếp xúc thông thường với HIV. 3,41±0,87 Khi quan hệ tình dục với bạn tình phải dùng bao cao su. 3,44±0,90 Sắp xếp người nhiễm HIV dương tính ở cùng một phòng với người HIV âm tính. 1,88±0,10 Không nên chuyển trẻ nhỏ khỏi nhà nếu bố hoặc mẹ có HIV dương tính. 1,74±0,10 Người nhiễm HIV có quyền được sự chăm sóc như bất kỳ người bệnh nào khác 3,44±0,10 Điều trị nhiễm HIV là việc đáng làm vì họ thường rất yếu và dễ bị tổn thương. 3,57±0,07 Đồng cảm với người nhiễm HIV do truyền máu hơn người nhiễm HIV do nghiện. 2,72±0,10 Người nhiễm HIV nên được điều trị với sự tôn trọng như bất kỳ bệnh khác. 3, 54±0,07 Tôi cảm thông với sự khốn khổ mà người nhiệm HIV đã trải qua. 3,28±0,08 Tôi đồng cảm với người nhiễm HI từ việc Vsinh hoạt tình dục bừa bãi. 2,52±0,12 Thực hành về phòng ngừa lây truyền HIV Bảng 6. Thực hành về phòng ngừa lây truyền HIV (n = 140) Nội dung Có Không N % n % Luôn sử dụng riêng giao cạo lông mày, lông mặt. 132 94,2 8 5,8 Sử dụng riêng bàn chải đánh răng. 138 98,5 2 1,5 Luôn sử dụng riêng dụng cụ cắt móng tay. 136 97,1 4 2,9 Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. 134 95,7 6 4,3 Sử dụng riêng bơm, kim tiêm khi tiêm (chích). 136 97,1 4 2,9 Sử dụng riêng dụng cụ lấy ráy tai. 138 97,1 4 2,9 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 84 Các yếu tố liên quan giữa kiến thức và thái độ về lây truyền HIV của đối tượng nghiên cứu Bảng 7. Mối liên quan giữa kiến thức về nhận biết HIV với nhóm tuổi, học vấn, dân tộc, nghề nghiệp và hôn nhân của đối tượng nghiên cứu (n = 140) Đặc điểm Kiến thức nhận biết p Đúng Không đúng Nhóm tuổi < 30 tuổi 44(46,8) 50(53,2) 0,93 ≥ 30 tuổi 24(52,2) 22(47,8) Dân tộc Kinh 64(50) 64(50) 0,43 Hoa 4*(33,3) 8(66,7) Học vấn ≤ Cấp II 46(52,3) 42(47,7) 0,42 ≥ Cấp III 22(42,3) 30(57,7) Nghề nghiệp Lao động tư do 50(54,3) 42(45,7) 0,32 Các nghề khác 18(37,3) 30(62,7) Hôn nhân Độc thân 26(46,4) 30(53,7) 0,76 Đã lập gia đình 42(50) 42(50) * Phép kiểm Fisher Thống kê phân tích cho thấy không có sự khác biết có ý nghĩa thống kê trong mối liên quan giữa kiến thức về nhận biết HIV so với nhóm tuổi, học vấn, dân tộc, nghề nghiệp và hôn nhân của đối tượng nghiên cứu. Bảng 8. Mối liên quan giữa kiến thức về đường lây truyền HIV với nhóm tuổi, học vấn, dân tộc, nghề nghiệp và hôn nhân của đối tượng nghiên cứu (n = 140) Đặc điểm Kiến thức lây truyền p Đúng Không đúng Nhóm tuổi < 30 tuổi 74(72,3) 20(27,7) 0,96 ≥ 30 tuổi 36(78,2) 10(21,8) Dân tộc Kinh 104(81,3) 12(18,7) 0,10 Hoa 6(50) 6(50) Học vấn ≤ cấp II 68(77,3) 20(22,7) 0,73 ≥ cấp III 42(80,7) 10(19,3) Nghề nghiệp Lao động tư do 70(76,1) 22(23,9) 0,35 Các nghề khác 40(83,3) 8(16,7) Hôn nhân Độc thân 48(85,7) 8(14,3) 0,09 Đã lập gia đình 62(73,8) 22(26,2) Thống kê phân tích cho biết không có sự khác biết có ý nghĩa thống kê trong mối liên quan giữa kiến thức về đường lây truyền HIV so với nhóm tuổi, học vấn, dân tộc, nghề nghiệp và hôn nhân của đối tượng nghiên cứu. BÀN LUẬN Đặc diểm chung của đối tượng nghiên cứu Về nhóm tuổi: Số đối tượng thuộc nhóm tuổi 30 chiếm tỷ lệ cao nhất (67,1%), tiếp đến là nhóm tuổi 30 - 39 chiếm 24,2%, và nhóm tuổi 40 đến 49 chiếm 8,7%. Về giới tính: 100% là nữ giới, vì theo Quyết định thành lập, hoạt động của Cở sở là chỉ tiếp nhận đối tượng là phụ nữ nên 100% đối tượng tham gia nghiên cứu là phụ nữ là điều đương nhiên. Đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là dân tộc kinh (91,4%). Do tính đặc thù của Cơ sở là chỉ quan lý những đối tượng là người cai và sau cai nghiện có hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh nên đối tượng tham gia nghiên cứu là người dân tộc kính chiếm đa số là điều dễ hiểu. Đối tượng nghiên cứu có tình độ học vấn chủ yếu là ở cấp 2, chiếm tới gần ½ (48,6%), kế đến là cấp 3 trở lên chiếm 37,2%, có tới 2,8% đối tượng là mù chữ. Số liệu trích xuất trong bảng (1) cho ta thấy người có trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống trong nghiên cứu này chiếm đa số (62,8%). Do trình độ học vấn thấp nên họ khó kiếm việc làm, hơn thế nữa họ nhìn nhận vấn đề xã hội và sự am hiểu về pháp luật hay bệnh tật rất hạn chế. Nhiều nghiên cứu trong nước và thế giới cho biết trình độ học vấn cao có thể can thiệp vào nguyên nhân gây nhiễm HIV (6). Nhìn chung tỷ lệ cộng đồng người nhiễm HIV hoặc những người có nguy cơ lây nhiễm cao như gái mại dâm, nghiện ma túy.... phần đông họ là những người có trình độ học vấn thấp(6). Đa số tượng nghiên cứu là người lao động tự do chiếm 65,8%, kế đến là nhóm làm nông, buôn bán, nội trợ chiếm 17,2% và nhóm công chức – viên chức chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,8%. Có thể nói nghề nghiệp tự do cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tăng tỷ lệ người nhiễm HIV như hiện nay. Vì bản thân họ không có công ăn việc làm ổn định nên dễ bị bạn bè sấu lôi kéo vào con đường phi pháp trong đó có buôn bán và sử dụng các chất gây nghiện như hiện nay(1). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 85 Số người độc thân chiếm đến 40%, số người ly thân/ly dị chiếm 24,3%, sống chung ngoài hôn nhân và đang sống chung với vợ/chồng bằng nhau chiếm 14,3% và số người góa chiếm 7,1%. Kiến thức phòng ngừa lây truyền về HIV/AIDS Số liệu trong bảng 2 cho thấy có 5 câu hỏi nhận biết về HIV, chúng tôi quy ước những đối tượng trả lời đúng 3/5 câu thì đối tượng đó được xem là có kiến thức chung đúng. Như vậy, chúng ta thấy tỷ lệ tối tượng tham gia nghiên cứu có kiến thức chung đúng nhận biết về HIV trong nghiên cứu này còn kiêm tốn chưa tới ½ chiếm (48,9%), trong tiểu mục này thì câu hỏi “Nhìn bề ngoài có thể dễ dàng nhận ra một người đã bị nhiễm HIV” chiếm tỷ lệ thấp nhất (30%) và câu hỏi “Bao cao su là một phương tiện có hiệu quả giảm sự lan truyền HIV” có tỷ lệ cao nhất chiếm 85,7%. Số liệu trên cho chúng ta thấy có hơn 2/3 số đối tượng trả lời là “nhìn bề ngoài dễ dàng nhận ra HIV” là sai. Chỉ khi nào thực hiện xét nghiệm chuyên biệt mới biết được là người đó có nhiễm HIV hay không nhiễm HIV. Chính vì thế cơ sở cần phải tuyên truyền nhiều hơn để các học viên nhận biết đúng về HIV một cách đúng. Trích xuất số liệu trong bảng 3 cho thấy có 5 câu hỏi đường lây truyền về HIV, chúng tôi quy ước những đối tượng trả lời đúng 3/5 câu thì đối tượng đó được xem là có kiến thức chung đúng. Do vậy, tỷ lệ đối tượng có kiến thức chung đúng về đường lây truyền HIV trong nghiên cứu này khá cao chiếm 78,6%, tuy nhiên trong tiểu mục này câu hỏi “HIV lây truyền khi nuôi con bằng sữa mẹ” thì đối tượng trả lời đúng chiếm tỷ lệ thấp nhất (55,7%) và tỷ lệ cao nhất là câu hỏi “HIV lây truyền qua quan hệ tình dục” chiếm tới 98,6%. Từ kết quả này chúng tôi đề nghị Phòng y tế kết hợp với Phòng văn hóa giáo dục dạy nghề của cơ sở tăng cường tuyên truyền nhiều hơn để các học viên nhận biết đúng về 3 đường lây truyền HIV cơ bản một cách khác quan, khoa học. Trích dẫn số liệu trong bảng 4 đã khắc họa cho chúng ta thấy toàn cảnh nội dung bức tranh nguồn thông tin kiến thức về HIV mà đối tượng tiếp cận được là rất đa dạng, trong đó tiếp cận được từ các nguồn như: báo chí: truyền hình: Pano: bạn bè, người thân: nhân viên y tế, gáo dục viện có tỷ lệ tương ứng là: 84,3%: 70: 86,6%: 64,3%: 22,8%: 2,8%. Một điểm đáng lưu ý trong khía cạnh này là nguồn thông tin kiến thức về HIV mà đối tượng tiếp cận được từ nhân viên y tế, giáo dục viên là thấp nhất chiếm (2,8%)? Trong khi đó nhân viên y tế, giáo dục viên là những người thường xuyên tiếp xúc với đối tượng để giải đáp, chia sẻ những thông tin, kiến thức về pháp luật, y học trong đó có kiến thức cơ bản về HIV/AIDS. Từ kết quả nghiên cứu này chúng tôi đề nghị Phòng y tế cơ sở kết hợp với Phòng giáo dục văn hóa dạy nghề tích cực tuyên truyền kiến thức phòng ngừa lây truyền về HIV một cách thường xuyên, liên tục để các học viện nhận biết đúng các đường lây truyền của HIV để họ phòng ngừa tốt hơn. Thái độ về phòng ngừa lây truyền HIV/AIDS Nhìn chung điểm trung bình trong mục thái độ của đối tượng nghiên cứu về lây truyền HIV trong nghiên cứu này khá cao. Điều đó chứng tỏ đối tượng tham gia nghiên cứu có cái nhìn tích cực và khoa học về HIV, huy vọng đến một giai đoạn nhất định nào đó sẽ không còn sự kỳ thị và thế giới sẽ thanh toán hết căn bệnh thế kỷ này. Thực hành về phòng ngừa lây truyền HIV Trích xuất số liệu trong bảng (6) cho ta thấy điểm thực hành về phòng ngừa lây truyền HIV trong từng câu hỏi trong nghiên cứu này rất cao. Đây là một tín hiệu tốt, hạn chế sự lây truyền HIV trong môi trường cai nghiện tập trung. KẾT LUẬN Nhóm tuổi < 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất; Trình độ học vấn từ cấp 2 trỡ xuống chiếm đa số. Kiến thức chung đúng nhận biết về HIV chiếm 48,9%; Kiến thức chung đúng đường lây truyền về HIV chiếm 78,6%; Kiến thức tiếp cận được về HIV từ báo chí chiếm 84,6%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 86 Điểm trung bình chung trong thái độ về phòng ngừa HIV khá cao. Các hành động trong thực hành phòng ngừa lây truyền về HIV có tỷ lệ rất cao. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ trong việc phòng ngừa lây truyền về HIV so với đặc điểm tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, học vấn và hôn nhân của mẫu nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2007), Báo cáo kinh nghiệm các mô hình cai nghiện ma túy giai đoạn 2001-2006. 2. Bộ Y tế (2016), Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2015. 3. Cục phòng chống HIV/AIDS (2013), Kết quả giám sát trọng điểm và giám sát hành vi 2012. 4. Prof. Fumio Yamazaki and Thai Thanh Ha. (2002) Report on AIT Library User Survey. Asian Institute of Technology, May 2002. 5. UNAIDS (2016), Báo cáo cập nhật tình hình dịch HIV/AIDS toàn cầu năm 2015. 6. Vũ Văn Chiểu, Nguyễn Thị Minh Tâm (2009), “Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tình dục không an toàn của người tiêm chích ma túy tại Việt Nam”, Tạp chí y học thực hành Bộ Y tế, tr 189-193. Ngày nhận bài báo: 17/12/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/02/2018 Ngày bài được đăng: 20/04/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thuc_thai_do_va_hanh_vi_lien_quan_den_hiv_cua_nu_hoc_vi.pdf
Tài liệu liên quan