Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khoẻ của thanh niên di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại Hà Nội

Tài liệu Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khoẻ của thanh niên di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại Hà Nội: Xó hội học, số 4(112), 2010 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 22 Xã hội học thực nghiệm Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khoẻ của thanh niên di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại Hà Nội Lưu Bích NgọcP*P và Nguyễn Thị ThiềngP** 1. Bối cảnh Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ở Việt Nam, mức độ di chuyển dân cư giữa các địa phương tăng lên rất nhanh. Tại Hà Nội, tốc độ tăng dân số bình quân là 3% nhưng tăng dân số cơ học đã là 1,8%P0F1P. Tỷ lệ nhập cư tăng từ 21,2‰ vào năm 1999, lên 29,6‰ năm 2004, 35,6‰ vào năm 2005 và còn tiếp tục tăng (Hà Nội Mới, 2009)7TP1F2P7T. Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân thành phố, tính đến tháng 5/2005, dân số Hà Nội là 3.098.000 người, trong đó diện KT3 là 108.000 người và KT4 là 210.000 người. Như vậy, hai nhóm KT3 và KT4 chiếm khoảng 9,5% so với tổng dân số Hà Nội. Bên cạnh đó, dân số Hà Nội còn khoảng 110.000 học sinh, sinh viên tạm trú thường xuyên (ủy ban các vấn đề xã hội Quố...

pdf14 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khoẻ của thanh niên di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xó hội học, số 4(112), 2010 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 22 Xã hội học thực nghiệm Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khoẻ của thanh niên di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại Hà Nội Lưu Bích NgọcP*P và Nguyễn Thị ThiềngP** 1. Bối cảnh Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ở Việt Nam, mức độ di chuyển dân cư giữa các địa phương tăng lên rất nhanh. Tại Hà Nội, tốc độ tăng dân số bình quân là 3% nhưng tăng dân số cơ học đã là 1,8%P0F1P. Tỷ lệ nhập cư tăng từ 21,2‰ vào năm 1999, lên 29,6‰ năm 2004, 35,6‰ vào năm 2005 và còn tiếp tục tăng (Hà Nội Mới, 2009)7TP1F2P7T. Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân thành phố, tính đến tháng 5/2005, dân số Hà Nội là 3.098.000 người, trong đó diện KT3 là 108.000 người và KT4 là 210.000 người. Như vậy, hai nhóm KT3 và KT4 chiếm khoảng 9,5% so với tổng dân số Hà Nội. Bên cạnh đó, dân số Hà Nội còn khoảng 110.000 học sinh, sinh viên tạm trú thường xuyên (ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội, 2005). Theo số liệu điều tra biến động Dân số và kế hoạch hoá gia đình (Tổng cục Thống kê, 2007), từ 1/4/2006 đến 31/03/2007 đã có 47.123 người di cư vào thành phố Hà Nội, tương đương 1,5% tổng số dân số của Hà Nội. Uớc tính trong năm 2010, Hà Nội sẽ có từ 120 - 130 nghìn người di cư đến (Dân trí, 2008). Tháng 8/2008, Hà Nội hợp nhất với tỉnh Hà Tây và một số khu vực của tỉnh Hoà Bình và Vĩnh Phúc, do đó, tổng số dân số của Hà Nội lên tới 6.232.940 người (gồm 2 thành phố và 27 quận/huyện), số lượng người di cư đến Hà Nội, do đó cũng cao hơn. Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, 52% người di cư đến các khu vực đô thị nằm trong độ tuổi dưới 257TP2F3P7T (Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng, 2008). Những thanh niên này có thể làm việc trong các doanh nghiệp, các xí nghiệp ở khu vực kinh tế chính thức nhưng một bộ phận lớn trong số họ hiện làm việc trong các cơ sở sản xuất thuộc khu vực kinh tế phi chính thức. Người di cư đến Hà Nội, đặc biệt là nhóm thanh niên di cư đến Hà Nội đã và đang trở thành một nhân tố đóng góp vào nguồn nhân lực của Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngoài trình độ chuyên môn hay năng suất lao động, sức khoẻ của người di cư là một yếu tố cần tính đến khi xem xét đến những đóng góp về vốn nhân lực cho xã hội của họ. Yếu tố này là kết quả của hành vi chăm sóc sức khoẻ của bản thân người di cư, kết hợp với các điều kiện cung cấp dịch vụ chăm sóc * TS. Viện Dân số & Các vấn đề xã hội, Trường đại học Kinh tế quốc dân. ** PGS.TS. Viện Dân số & Các vấn đề xã hội, Trường đại học Kinh tế quốc dân. 1 Gia tăng cơ học dân số đ-ợc tính bằng chênh lệch giữa số l-ợng ng-ời di c- đến và số l-ợng ng-ời di c- đi chia cho dân số gốc 2 Hà Nội Mới (2009). Nhập cư vào Hà Nội: Thực trạng và biện pháp quản lý. Báo ra ngày 2/6/2009. 3 Trong một số thống kê mẫu, tỷ lệ này dao động từ 37% đến 66% (Vũ Thị Hồng, Patrick Gubry, Lê Văn Thành, 2003, tr 171; Tổng cục thống kê, 2005). Lưu Bớch Ngọc & Nguyễn Thị Thiềng 23 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn sức khoẻ của xã hội. Bài viết này phân tích thực trạng chăm sóc sức khoẻ của bộ phận thanh niên di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại Hà Nội, ý thức của họ đối với việc chăm sóc sức khoẻ, và hiểu biết của họ về sức khoẻ sinh sản. Cơ sở dữ liệu cho các phân tích là Điều tra về thanh niên di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại Hà Nội năm 2009 do Viện Dân số & Các vấn đề xã hội thuộc Trường đại học Kinh tế quốc dân thực hiện dưới sự tài trợ của Plan International (Dưới đây được gọi tắt là Cuộc Điều tra). Trong các phân tích, tổng quan các nghiên cứu liên quan tới di dân và sức khoẻ sẽ được sử dụng để so sánh các xu hướng theo thời gian hay giữa các vùng địa lý khác nhau. 2. Giới thiệu sơ lược về Điều tra về thanh niên di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại Hà Nội, 2009 Điều tra này được Viện dân số và CVĐXH thực hiện tháng 3 năm 2009. Nó gồm 2 hợp phần, nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Đối tượng mục tiêu của Điều tra là các thanh niên di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại Hà Nội. Cụ thể, đó là nhóm thanh niên trong độ tuổi từ 15 - 24 di cư từ khu vực nông thôn của các tỉnh lận cận và từ các huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ (Hà Nội II, trừ thành phố Hà Đông) về Hà Nội (Hà Nội I) trong vòng 5 năm trước điều tra, đã cư trú ở nơi điều tra từ 1 tháng trở lên và đang làm việc trong khu vực phi chính thức. Điều tra định lượng được thực hiện trên 903 thanh niên di cư theo đúng định nghĩa trên. Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp phân tầng, ngẫu nhiên máy móc với 4 bước: lựa chọn 3 quận/huyện nghiên cứu; lựa chọn 9 xã/phường nghiên cứu; lựa chọn tổ dân phố nghiên cứu (5 - 10 phường/xã trong 1 quận/huyện); lựa chọn đối tượng điều tra. Nghiên cứu định tính gồm 18 thảo luận nhóm và 64 phỏng vấn sâu được thực hiện ở cả địa bàn nghiên cứu tại đầu đi (huyện Lục Nam - Bắc Giang, huyện Cẩm Khê - Phú Thọ, huyện Đại Từ - Thái Nguyên). Đối tượng điều tra trong nghiên cứu định tính là các thanh niên di cư, thành viên hộ gia đình có thanh niên di cư đến Hà Nội tại các địa điểm xuất cư, lãnh đạo uỷ ban nhân dân và một số ban ngành (công an, lao động - thương binh - xã hội, hội phụ nữ, đoàn thanh niên) của các quận/huyện, xã/phường được điều tra tại Hà Nội và tại các điểm xuất cư, đại diện của các tổ chức xã hội đang thực hiện các can thiệp liên quan đến người di cư. Trong số các thanh niên nhập cư làm việc ở khu vực phi chính thức tại Hà Nội được phỏng vấn bằng bảng hỏi, 69,2% là những thanh niên ở nhóm tuổi 20 - 24; 30,8% ở nhóm tuổi 15 - 19. 65% là nam và 35% là nữ. Đa số họ chưa từng kết hôn (90,2%) và xuất thân từ nông thôn đồng bằng sông Hồng (75,2% nam và 78,4% nữ). Thanh Hoá, Nam Định, Hà Nam, Phú Thọ và Hà Tây cũ là những tỉnh có số thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức nhiều nhất. Trước khi di chuyển đến Hà Nội, đa số thanh niên làm nông nghiệp (31,7% nam và 39,0% nữ) hoặc đi học (35,4% nam và 30,5% nữ). Những thanh niên này có trình độ học vấn tương đối cao (46,3% đã tốt nghiệp trung học phổ thông và 41,7% đã tốt nghiệp trung học cơ sở) nhưng tỷ lệ đã qua đào tạo chuyên môn hay nghề còn thấp (29,0% nam và 26,1% nữ). Sau khi di chuyển đến Hà Nội, 65,8% nam và 59,7% nữ thanh Kiến thức, thỏi độ và hành vi chăm súc sức khỏe của thanh niờn di cư.. Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 24 niên đã có đăng ký tạm trú. Trên 90% số thanh niên được điều tra cho biết họ đã tìm được việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức ngay trong tuần đầu tiên đến Hà Nội. 3. Thực trạng sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ của thanh niên di cư Trong một số nghiên cứu về di dân và sức khoẻ gần đây, thực trạng sức khoẻ của người di cư thường được đánh giá bằng ba chỉ báo: (1) tự đánh giá của người di cư về tình trạng sức khoẻ của bản thân tại thời điểm điều tra; (2) tự đánh giá của người di cư về tình trạng sức khoẻ của bản thân so với trước khi di chuyển; (3) Thời gian từ lần đau bệnh phải nghỉ gần thời điểm điều tra nhất. Có thể thấy đánh giá thực trạng sức khoẻ của người di cư theo phương pháp này có hạn chế vì các đánh giá của người di cư hoàn toàn mang tính chủ quan. Ngoài ra, tình trạng “khoẻ” hay “không khoẻ” cũng có thể khác biệt tuỳ theo quan niệm của từng người dân. Việc chăm sóc sức khoẻ của người di cư thể hiện bằng 2 chỉ báo: (1) có hay không đi kiểm tra sức khoẻ trong 3 tháng trước điều tra; (2) hành vi khám chữa bệnh trong lần ốm gần nhất trước thời điểm điều tra. Tuy nhiên, đánh giá việc chăm sóc sức khoẻ của người di cư chỉ đơn thuần bằng hai chỉ báo trên cũng có hạn chế. Thứ nhất, việc đi kiểm tra sức khoẻ có thể với mục đích chăm sóc sức khoẻ nhưng có thể với mục đích khác, ví dụ như hoàn thành hồ sơ xin việc, khám tuyển nghĩa vụ quân sự... Thứ hai, hành vi khám chữa bệnh không chỉ phụ thuộc vào quan niệm về khám chữa bệnh của người dân (ưa/không ưa khám bác sỹ, thích/không thích đến bệnh viện) mà còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh (bệnh nặng bắt buộc phải đến bệnh viện điều trị). Chỉ báo về có bảo hiểm y tế cho phép đánh giá phần nào mức độ thuận lợi hay bất lợi của người di dân về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố khác như khoảng cách từ nơi cư trú tới nơi nhận dịch vụ, cơ chế vận hành của bảo hiểm y tế, tính sẵn có của các dịch vụ... + Tình trạng sức khoẻ của thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc ở khu vực phi chính thức tương đối tốt theo đánh giá chủ quan của bản thân họ Kết quả Điều tra cho thấy hầu hết thanh niên di cư (96,4% nam và 94,6% nữ) đã tự đánh giá mình có sức khoẻ tốt hoặc bình thường. Chỉ có 3,4% nam và 5,4% nữ thanh niên tự đánh giá có sức khoẻ kém tại thời điểm điều tra (Bảng 1). Tính chọn lọc trong di cư cho thấy những người di cư phải là những người có sức khoẻ tốt hơn so với người không di cư. Thanh niên lại là nhóm tuổi có lợi thế về mặt sức khoẻ hơn hẳn các nhóm tuổi khác (UNFPA, 2007)7TP3F3P7T. 3 UNFPA (2007). “Internal Migration in Vietnam: The current situation”. Hanoi, 31 pages. Lưu Bớch Ngọc & Nguyễn Thị Thiềng 25 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Bảng 1. Phân bố tỷ lệ (%) thanh niên di cư được điều tra tự đánh giá về tình trạng sức khoẻ, chia theo nhóm tuổi, giới tính Tự đánh giá về tình trạng sức khoẻ Nhóm tuổi 15 - 19 Nhóm tuổi 20 - 24 Chung Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Khoẻ/ Tốt 45,1 39,2 45,2 29,2 45,1 32,3 Bình thường 50,0 57,7 51,9 64,4 51,3 62,3 Không tốt/ Yếu 4,4 3,1 3,0 6,4 3,4 5,4 Không biết 0,5 - - - 0,2 - Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 (p nam>0,05; p nữ>0,05) + Nhiều thanh niên di cư có sức khoẻ được cải thiện sau khi di chuyển, đặc biệt là nhóm nữ 15 - 19 tuổi Tuy nhiên, nếu lấy sự kiện “di chuyển” làm mốc đánh giá, chỉ có khoảng 2/3 số thanh niên di cư cho biết sức khỏe của họ tại thời điểm điều tra so với trước khi di chuyển không có thay đổi. 27,1% nam và 18,4% nữ thanh niên cho rằng sức khoẻ của họ được cải thiện sau khi di chuyển. So sánh giữa hai nhóm tuổi 15 - 19 và 20 - 24, tỷ lệ nam thanh niên di cư cho biết sức khoẻ của họ được cải thiện tốt hơn không khác biệt giữa hai nhóm. Nhóm nữ thanh niên 15 - 19 tuổi có sức khoẻ được cải thiện hơn hẳn nhóm nữ thanh niên 20 - 24 tuổi (30,9% so với 12,8%). Song ngược lại, 10,9% nam và 13,9% nữ thanh niên cho rằng sức khoẻ của họ trở nên tệ hơn sau khi di chuyển. Đặc biệt, thực trạng sức khoẻ xấu đi lại xảy ra đối với nhóm thanh niên 20 - 24 tuổi nhiều hơn nhóm thanh niên 15 - 19 tuổi (12,6% nam và 17,4% nữ thanh niên nhóm tuổi 20 - 24 so với 7,1% nam và 6,2% nữ thanh niên nhóm tuổi 15 - 19) (Bảng 2). Bảng 2. Phân bố tỷ lệ (%) thanh niên di cư được điều tra tự đánh giá về tình trạng sức khoẻ so với trước khi di chuyển, chia theo nhóm tuổi, giới tính Tự đánh giá về sức khoẻ so với trước di chuyển Nhóm tuổi 15 - 19 Nhóm tuổi 20 - 24 Chung Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Tốt hơn 30,8 30,9 25,4 12,8 27,1 18,4 Vẫn như cũ 62,1 62,9 62,0 69,9 62,0 67,7 Xấu đi 7,1 6,2 12,6 17,4 10,9 13,9 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 (p nam>0,05; p nữ = 0,000) + Tần suất mắc bệnh nặng phải nghỉ việc trong 3 tháng trước điều tra của thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc ở khu vực phi chính thức còn cao Khoảng 1/4 thanh niên di cư được điều tra (24,9% nam và 24,0% nữ) cho biết họ chưa từng bao giờ bị ốm nặng đến mức phải nghỉ làm. Song cũng có một tỷ lệ tương tự, 24,9% nam và 29,7% nữ thanh niên cho biết họ đã từng bị ốm phải nghỉ làm trong khoảng 3 tháng trước Kiến thức, thỏi độ và hành vi chăm súc sức khỏe của thanh niờn di cư.. Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 26 thời điểm điều tra (Bảng 3). Trong Điều tra quốc gia về di dân Việt Nam 2004, chỉ có 14,7% thanh niên di cư 15 - 24 tuổi và chỉ có 11% người di cư đến Hà Nội đã ốm nặng phải nghỉ làm việc trong khoảng 3 tháng trước thời điểm điều tra (Tổng cục thống kê, UNFPA, 2006 - tr.19,20)P4F1P. Tần suất mắc bệnh như trên đã cho thấy sức khoẻ của thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức năm 2009 không hoàn toàn tốt. Bảng 3. Phân bố tỷ lệ (%) thanh niên di cư được điều tra cho biết về thời gian đau bệnh phải nghỉ việc gần nhất đến thời điểm điều tra, chia theo nhóm tuổi, giới tính Thời gian từ lần đau bệnh cuối phải nghỉ đến thời điểm điều tra Nhóm tuổi 15 - 19 Nhóm tuổi 20 - 24 Chung Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Chưa ốm phải nghỉ 26,5 27,8 24,1 22,2 24,9 24,0 Dưới 3 tháng 25,4 27,8 24,6 30,6 24,9 29,7 Từ 3 tháng -12 tháng 11,6 20,6 18,9 23,1 16,6 22,4 Trên 12 tháng 13,8 11,3 15,9 8,8 15,3 9,6 Không nhớ 22,7 12,4 16,4 15,3 18,4 14,4 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 (p nam>0,05; p nữ >0,05) + 1/3 số thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức đã đi kiểm tra sức khoẻ trong khoảng thời gian 3 tháng trước điều tra. Cuộc Điều tra đã cho thấy 29,9% nam và 32,4% nữ thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức đã đi kiểm tra sức khoẻ trong khoảng thời gian 3 tháng trước điều tra. Nhóm 20 - 24 tuổi có tỷ lệ thanh niên đi kiểm tra sức khoẻ cao hơn hẳn so với nhóm 15 - 19 tuổi (tương ứng tỷ lệ nam và nữ là 33,5% so với 21,8% và 36,2% so với 23,7%) (Hình 1). Hình 1. Phân bố tỷ lệ (%) thanh niên di cư đi kiểm tra sức khoẻ trong 3 tháng trước điều tra, chia theo nhóm tuổi và giới tính 1 Tổng cục thống kê, UNFPA (2006). “Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Di dân và sức khoẻ”. Hà Nội, Việt Nam. 167 trang. 21.8 23.7 33.5 36.2 29.9 32.4 78.2 76.3 66.5 63.8 70.1 67.6 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nhúm tuổi 15-19 Nhúm tuổi 20-24 Chung Cú đi kiểm tra SK Khụng đi kiểm tra SK - 19 2 - 24 Lưu Bớch Ngọc & Nguyễn Thị Thiềng 27 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Cuộc Điều tra này không cho phép xác định nguyên nhân vì sao thanh niên di cư lại đi kiểm tra sức khoẻ. Trong khi đó, có thể có 3 giả thuyết: (1) họ đi kiểm tra sức khoẻ để hoàn thành hồ sơ xin việc; (2) họ đi kiểm tra sức khoẻ để dự phòng, phát hiện sớm bệnh; (3) họ đi kiểm tra sức khoẻ khi cảm thấy bản thân có vấn đề sức khoẻ. Còn kết quả Điều tra di dân Việt Nam 2004 đã khẳng định người di dân thường chỉ đi kiểm tra sức khoẻ khi cảm thấy mình có vấn đề sức khoẻ chứ không phải khi có điều kiện được kiểm tra (Tổng cục Thống kê, UNFPA, 2006 - tr.76). Điều này một lần nữa khẳng định sức khoẻ của thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức không hoàn toàn tốt. + Trong lần ốm phải nghỉ gần nhất, 1/2 số thanh niên di cư đã khỏi bằng cách tự chữa trị, chỉ có 1/3 đến các cơ sở y tế để điều trị. Khi bị ốm, có 50,7% thanh niên di cư được điều tra đã tự chữa trị cho mình (không tham vấn ý kiến bác sỹ, chỉ tự đi mua thuốc về uống). Tỷ lệ nữ thanh niên tự chữa trị cao hơn hẳn so với nam thanh niên (56,0% nam so với 47,7% nữ). Xu hướng trên đây cũng tương đối dễ hiểu vì người dân Việt Nam hiện nay nói chung có thói quen tự chữa trị tại nhà khi ốm đau. Thói quen này được hình thành một phần là do khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế hạn chế, chi phí cho chữa bệnh cao so với thu nhập của người dân, đặc biệt là thanh niên di cư, nên chỉ khi bệnh nặng họ mới đến các cơ sở y tế để điều trị (Tổng cục Thống kê, UNFPA, 2006 - tr.66). 34,4% thanh niên di cư được điều tra đã tới cơ sở y tế để điều trị. Hành vi này không khác biệt giữa nam và nữ (35,0% nam so với 33,2% nữ). Tỷ lệ thanh niên không làm gì, để tự khỏi hay mời thầy thuốc đến nhà khám chữa bệnh trong lần đau ốm phải nghỉ gần đây nhất rất nhỏ (Bảng 4). Bảng 4. Phân bố tỷ lệ (%) thanh niên di cư được điều tra cho biết phương án điều trị trong lần ốm phải nghỉ gần nhất, chia theo nhóm tuổi, giới tính Phương án điều trị lần ốm phải nghỉ gần nhất Nhóm tuổi 15 - 19 Nhóm tuổi 20 - 24 Chung Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Không làm gì, tự khỏi 2,2 2,9 5,6 4,1 4,5 3,7 Tự chữa 46,3 57,1 48,4 55,6 47,7 56,0 Mời thầy thuốc đến nhà 3,0 0,0 2,0 1,2 2,3 0,8 Đến cơ sở y tế điều trị 35,1 31,4 35,0 33,9 35,0 33,2 Khác 0,7 1,4 0,3 1,2 0,5 1,2 Không nhớ 12,7 7,1 8,8 4,1 10,0 5,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 (p nam>0,05; p nữ >0,05) So sánh với kết quả của Điều tra di dân Việt Nam năm 2004 thì thấy tỷ lệ thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức trong Điều tra 2009 đã tới các cơ sở y tế để khám chữa bệnh thấp hơn hẳn so với tỷ lệ thanh niên di cư đến Hà Nội nói chung 5 năm trước đó (40,9% nam và 44,4% nữ). Sự khác biệt này có thể được giải thích bằng 2 lý do: (1) tỷ lệ thanh niên di cư đến làm việc ở khu vực phi chính thức có bảo hiểm y tế thấp; (2) thanh niên di cư đến làm việc ở khu vực phi chính thức Kiến thức, thỏi độ và hành vi chăm súc sức khỏe của thanh niờn di cư.. Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 28 có mức thu thập thấp hơn. Đây là một rào cản quan trọng đối với khả năng chi trả của thanh niên di cư cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Trong số các thanh niên di cư đã đến các cơ sở y tế để điều trị trong lần ốm bệnh gần nhất, 57,7% đã đến bệnh viện nhà nước; 32,5% đã đến trạm xá xã/phường; 15.0% đã đến bệnh viện/phòng khám tư nhân; 8,5% đã đến nhà một nhân viên y tế nào đó7TP5F5P7T. Xu hướng lựa chọn bệnh viện nhà nước hay trạm y tế xã/phường để khám chữa bệnh trong trường hợp phải đến cơ sở y tế để điều trị của thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức cũng tương tự như xu thế của người di cư đến Hà Nội trong Điều tra di dân Việt Nam trước đó 5 năm (62,9% đến bệnh viện nhà nước, 33,6% đến trạm y tế xã/phường) (Tổng cục Thống kê, UNFPA, 2006 - tr.70). + Gần 1/2 số thanh niên di cư đã có bảo hiểm y tế trước khi di chuyển. Sau khi di chuyển, 2/3 số thanh niên này đã không còn tiếp cận được với chế độ bảo hiểm y tế. Hiện tại, trong số những thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức được điều tra, chỉ có 14,0% nam thanh niên và 16,1% nữ thanh niên đã có bảo hiểm y tế. Việc này không khác biệt giữa nhóm nam thanh niên 15 - 19 và nam thanh niêm 20 - 24 (tương ứng là 10,4% và 15,6%; p>0,05) nhưng lại khác biệt giữa hai nhóm nữ thanh niên. Nữ thanh niên 20 - 24 có bảo hiểm y tế nhiều hơn nữ thanh niên 15 - 19 (19,6% so với 8,2%; p<0,05). Đáng chú ý là trước khi di chuyển, thực tế có tới 47,1% thanh niên có bảo hiểm y tế (47,3% nam và 43,6% nữ). Như vậy, có thể thấy rằng 2/3 số thanh niên này đã bị mất bảo hiểm y tế sau khi di chuyển (Hình 2). Trước khi di chuyển, nữ thanh niên nhóm tuổi 15 - 19 và 20 - 24 có mức độ sở hữu bảo hiểm y tế ngang nhau (tương ứng là 46,4% và 47,0%), nam thanh niên 15 - 19 tuổi sở hữu bảo hiểm y tế nhiều hơn nhóm nam 20 - 24 tuổi (tương ứng là 53,3% và 44,6%). Thực trạng này có thể liên quan tới tình trạng đi học và có bảo hiểm y tế học đường của nam thanh niên nhóm tuổi 15 - 19 trong thời gian trước khi di chuyển. Hình 2. Phân bố tỷ lệ (%) thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức có bảo hiểm y tế tại thời điểm điều tra và trước khi di chuyển 5 Trong lần điều trị đó, một thanh niên có thể tới hơn một cơ sở y tế. 10.4 8.2 15.6 19.6 14.0 16.1 53.3 46.4 44.6 47.0 47.3 46.8 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nhúm tuổi 15-19 Nhúm tuổi 20-24 Chung Hiện cú BHYT Cú BHYT trước khi di chuyển 15 - 20 - Lưu Bớch Ngọc & Nguyễn Thị Thiềng 29 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Nếu so sánh với tỷ lệ có bảo hiểm y tế của thanh niên di cư đến Hà Nội trong Điều tra di dân Việt Nam năm 2004, tỷ lệ có bảo hiểm y tế của thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức trong Điều tra năm 2009 thấp hơn nhiều. Trong Điều tra di dân Việt Nam năm 2004, 52,75% nam thanh niên và 44,6% nữ thanh niên di cư đến Hà Nội trong 5 năm trước đó đã có bảo hiểm y tế. Tỷ lệ có bảo hiểm y tế giữa nhóm thanh niên 15 - 19 tuổi và 20 - 24 tuổi không có khác biệt. Như vậy, có thể thấy chỉ riêng về bảo hiểm y tế, thanh niên di cư làm việc trong khu vực phi chính thức đã gặp bất lợi hơn rất nhiều. Điều tra di dân Việt Nam năm 2004 còn cho thấy trong số những thanh niên không có bảo hiểm y tế tại thời điểm điều tra, gần 60% cho biết họ không biết mua bảo hiểm y tế ở đâu hoặc họ không được mua, còn khoảng 40% cho rằng không cần có bảo hiểm y tế. Đây được coi là những hạn chế về mặt kiến thức và nhận thức của thanh niên di cư trong chăm sóc sức khoẻ. + 1/2 nam thanh niên di cư hiện đang sử dụng thuốc lá, 2/3 nam thanh niên và 1/4 nữ thanh niên di cư đã từng uống rượu/bia. Hút thuốc lá hay sử dụng rượu bai được coi là những hành vi có nguy cơ đối với sức khoẻ. 50,8% nam thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức hiện đang hút thuốc lá. Tỷ lệ nữ thanh niên hút thuốc lá rất thấp (2,5%) (Hình 3). Mức độ sử dụng thuốc lá của những thanh niên này cao hơn hẳn những thanh niên di cư đến Hà Nội trong Điều tra di dân Việt Nam năm 2004 (35,7% nam thanh niên hút thuốc). Trong số những nam thanh niên hiện đang hút thuốc, 41,0% hút dưới 5 điếu trong một ngày; 29,8% hút từ 5 - 10 điếu mỗi ngày; 12,9% hút hơn nửa bao thuốc mỗi ngày và có tới 16,3% hút hơn một bao mỗi ngày. Hình 3. Phân bố tỷ lệ (%) thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức có hút thuốc lá và từng sử dụng rượu/bia 73,2% nam thanh niên và 25,9% nữ thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức đã từng sử dụng rượu/bia (Hình 3) (Tỷ lệ này trong thanh niên 41.2 3.1 55.1 2.3 50.8 2.5 61.3 20.6 78.5 28.3 73.2 25.9 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nhúm tuổi 15-19 Nhúm tuổi 20-24 Chung Hiện cú hỳt thuốc lỏ Từng sử dụng bia/rượu 15 - 19 20 - 4 Kiến thức, thỏi độ và hành vi chăm súc sức khỏe của thanh niờn di cư.. Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 30 di cư đến Hà Nội của Điều tra 2004 tương ứng là 73,6% và 11,5%). Về tuần suất sử dụng các loại đồ uống này, trong số nam thanh niên di cư đã từng uống rượu/bia, 9,3% đã uống ít nhất một lần mỗi ngày; 12,4% uống một vài lần trong tuần; 8,6% cho biết thường uống 1 lần trong tuần; 13,6% cho biết thường uống 1 lần trong tháng; 51,2% cho biết họ chỉ uống ở các buổi liên hoan/ngày lễ tết. Trong số những nữ thanh niên di cư đã từng uống rượu, bia, phần lớn chỉ uống trong các dịp liên hoan, lễ tết (86,7%). + Thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức ít quan tâm tới chăm sóc sức khoẻ Như trên đã đề cập, khi bị ốm hoặc có vấn đề về sức khoẻ, đa số thanh niên di cư thường xử lý bằng cách tự chữa (34% nam và 41,3% nữ). Chỉ khi bệnh quá nặng, họ mới tới các cơ sở y tế để điều trị. Thanh niên di cư thường chỉ đi kiểm tra sức khoẻ khi phát hiện mình có vấn đề về sức khoẻ (có bệnh) hoặc để hoàn thành thủ tục, hồ sơ xin việc hay khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Họ không đi kiểm tra sức khoẻ với ý thức dự phòng hay phát hiện sớm bệnh tật. Ngoài hai chỉ báo trên, Điều tra của Viện Dân số & CVĐXH năm 2009 còn cho thấy 59% nam và 61% nữ thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức không biết trạm y tế gần nơi họ sinh sống nhất nằm ở địa điểm nào. 4. Hiểu biết của thanh niên di cư về sức khoẻ sinh sản - KHHGĐ Cùng với thái độ và hành vi chăm sóc sức khoẻ, kiến thức về chăm sóc sức khoẻ của thanh niên di cư là nhân tố quan trọng góp phần hình thành nên thực trạng sức khoẻ của họ. Cuộc Điều tra đã hướng vào đo lường hiểu biết của thanh niên di cư về sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình bao gồm có hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và các cách phòng tránh, kiến thức về các biện pháp tránh thai, cách sử dụng và tác hại của nạo phá thai. + Hiểu biết về tên bệnh, cách phòng tránh và chữa trị các bệnh LTQĐTD của thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức còn kém Tính bình quân, mỗi thanh niên bình quân chỉ biết 3 trong số 8 tên của các bệnh LTQĐTD đã được nêu trong bảng hỏi. 19,8% thanh niên di cư được điều tra đã không thể kể được tên của bất kỳ bệnh nào. 41,4% có thể kể được từ 1 - 3 tên của các bệnh LTQĐTD, chỉ có 14,0% có thể kể đủ tên của 6 - 8 loại bệnh LTQĐTD. Sự khác biệt về chỉ báo này giữa nam và nữ thanh niên di cư không lớn. Thanh niên di cư ở độ tuổi lớn hơn biết tên nhiều bệnh hơn. Tuy nhiên, nếu thanh niên di cư nhóm tuổi 15 - 19 có thể kể trung bình 2 tên bệnh thì thanh niên di cư ở nhóm tuổi 20 - 24 cũng chỉ có thể kể được 3 tên bệnh. Đáng chú ý là có tới 35% nam và 29% nữ thanh niên di cư nhóm tuổi 15 - 19 không kể được bất kỳ tên một bệnh LTQĐTD nào. Trong các bệnh LTQĐTD được thanh niên di cư kể tên, lậu và giang mai vẫn là 2 bệnh được thanh niên di cư biết đến nhiều nhất (66,3% và 69,1%). Sau đó là viêm gan B (55,5%). Thực tế, nhiễm nấm chlamydia và tricomonias là những bệnh Lưu Bớch Ngọc & Nguyễn Thị Thiềng 31 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn tương đối phổ biến hiện nay nhưng còn được ít thanh niên di cư biết đến (27,2% và 15,8%) (Bảng 5). Bảng 5. Phân bố tỷ lệ (%) thanh niên di cư được điều tra biết các bệnh LTQĐTD chia theo giới tính Tên bệnh LTQĐTD Nam Nữ Chung Nấm Chlamydia 25,0 31,3 27,2* Lậu 66,8 65,5 66,3 Giang mai 70,5 66,5 69,1 Hạ cam 19,3 21,8 20,2 Viêm gan B 55,5 55,4 55,5 Herpes (giời leo) sinh dục 21,0 26,3 22,8 Sùi mào gà 24,0 24,7 24,3 Tricomonias (trùng roi) 14,3 18,7 15,8 (p<0,05) Các lý do dẫn tới nhiễm các bệnh LTQĐTD được thanh niên di cư đề cập gồm có quan hệ tình dục với nhiều người mà không sử dụng bao cao su (60,2%); quan hệ tình dục với người đã nhiễm bệnh mà không sử dụng bao cao su (56,2%); không giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục (27,5%). Vẫn có 4% thanh niên di cư có nhận thức sai về các con đường lây nhiễm các bệnh LTQĐTD khi họ cho rằng bắt tay, hôm nhau, dùng chung bàn chải/khăn mặt là những nguyên nhân lây nhiễm. Dường như thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức có kiến thức về các bệnh LTQĐTD kém hơn thanh niên di cư đến Hà Nội nói chung được điều tra năm 2004. Theo kết quả của Điều tra di dân Việt Nam 2004, trên 95% thanh niên di cư đến Hà Nội biết về bệnh lậu và giang mai, trên 90% biết về viêm gan B; khoảng 90% thanh niên đề cập nguyên nhân lây nhiễm là do quan hệ tình dục không an toàn và khoảng 50% thanh niên cho rằng nhiễm các bệnh LTQĐTD là do không giữ vệ sinh cơ quan sinh dục. + Hầu hết thanh niên di cư đã từng nghe nói đến HIV/AIDS nhưng hiểu biết của họ về các con đường lây nhiễm chỉ ở mức trung bình khá. Cuộc Điều tra đã cho thấy 98,0% nữ và 97,3% nam thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức đã từng nghe và biết về HIV/AIDS. Tuy vậy, kiến thức về còn đường lây nhiễm của họ lại chỉ ở mức trung bình khá. Bình quân mỗi người chỉ nêu được 4/7 con đường lây nhiễm HIV. Sự khác biệt giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi không lớn, nhưng thực tế nhóm thanh niên di cư 20 - 24 tuổi có hiểu biết cao hơn nhóm 15 - 19 tuổi (Bảng 6). Điều này có lẽ là do độ tuổi càng lớn, trải nghiệm cuộc sống càng nhiều, hiểu biết cũng tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn còn 8,0% thanh niên di cư không hề biết đến bất kỳ con đường lây nhiễm nào. Tỷ lệ chỉ biết từ 1 - 2 con đường lây nhiễm chiếm khoảng 30% thanh niên di cư nhóm tuổi 15 - 19 và 18% nhóm tuổi 20 - 24. Kiến thức, thỏi độ và hành vi chăm súc sức khỏe của thanh niờn di cư.. Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 32 Bảng 6. Phân bố tỷ lệ (%) thanh niên di cư được điều tra biết các con đường lây nhiễm HIV/AIDS, chia theo giới tính, nhóm tuổi Các con đường lây nhiễm HIV/AIDS Nhóm tuổi 15-19 Nhóm tuổi 20-24 Chung Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Qua tiếp xúc thông thường 3,5 0,0 2,5 1,8 2,8 1,3 Lây truyền từ mẹ sang con 44,8 45,2 55,8 65,9 52,5 59,7* QHTD với người nhiễm 74,4 83,9 87,9 83,9 83,9 83,9* Muỗi đốt/động vật cắn 7,6 4,3 6,3 8,3 6,7 7,1 Tiếp xúc với máu/dịch tiết của NCH 18,0 14,0 19,8 19,8 19,3 18,1 Dùng bơm kim tiêm chung 50,0 52,7 61,8 62,7 58,2 59,7* Truyền máu không an toàn 45,3 47,3 54,8 53,5 51,9 51,6* (* p<0,05) Kiến thức của thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức về các con đường lây nhiễm HIV/AIDS cũng không tốt bằng kiến thức này của thanh niên di cư đến Hà Nội nói chung trong Điều tra di dân Việt Nam năm 2004. Trong Điều tra trước, tỷ lệ thanh niên di cư biết HIV có thể lây nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn hay dùng chung bơm kim tiêm trong tiêm chích ma tuý lên tới trên 95%. Trên 90% thanh niên di cư biết HIV lây truyền từ mẹ sang con và trên 85% biết HIV có thể lây nếu tiếp xúc với máu hay dịch tiết của người nhiễm HIV. + Hiểu biết của thanh niên di cư về các cách phòng tránh lây truyền HIV/AIDS còn chưa đạt mức trung bình Thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức trung bình trả lời đúng 5 trong số 12 tình huống về phòng tránh lây nhiễm HIV. Biện pháp phòng tránh được thanh niên di cư nhắc đến nhiều nhất là quan hệ tình dục an toàn (59,4%). Thực tế khái niệm quan hệ tình dục an toàn bao gồm rất nhiều các nội dung như sử dụng bao cao su, chung thủy, chỉ có một bạn tình, không quan hệ tình dục với gái mại dâm, kiêng giao hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên di cư nêu chính xác các biện pháp cụ thể không cao. 59,3% cho rằng cần sử dụng bao cao su, 18,2% cho rằng vợ chồng nên chung thuỷ, 16,6% cho rằng không nên quan hệ tình dục với gái mại dâm, 10,9% cho rằng chỉ nên có 1 bạn tình, 6,3% cho rằng cần kiêng giao hợp, 4,7% cho rằng không nên quan hệ tình dục đồng giới. Tránh truyền máu không an toàn được 13,0% thanh niên di cư chỉ ra và không sử dụng chung bơm kim tiêm được 45,8% nêu ra. Vẫn có 6,3% thanh niên di cư cho rằng tránh tiếp xúc với người nhiễm HIV là một biện pháp giúp phòng tránh lây nhiễm. Quan niệm này chắc chắn sẽ dẫn tới thái độ kỳ thị với người nhiễm HIV. Sự khác biệt về tuổi tồn tại theo hướng nhóm 15 - 19 tuổi có hiểu biết về các phương án phòng tránh lây nhiễm kém hơn nhóm 20 - 24 nhưng chênh lệch không lớn (Bảng 7). Lưu Bớch Ngọc & Nguyễn Thị Thiềng 33 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Bảng 7. Phân bố tỷ lệ (%) thanh niên di cư được điều tra biết các cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS, chia theo giới tính, nhóm tuổi Các con đường lây nhiễm HIV/AIDS Nhóm tuổi 15-19 Nhóm tuổi 20-24 Chung Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Quan hệ tình dục an toàn 45,9 43,0 67,3 62,7 60,9 56,8* Kiêng giao hợp 4,1 7,5 8,0 4,1 6,8 5,2 Sử dụng bao cao su 48,3 58,1 59,5 68,2 56,1 65,2* Chỉ có một bạn tình 7,6 4,3 12,1 14,3 10,7 11,3* Tránh QHTD với người bán dâm 10,5 9,7 20,6 17,1 17,5 14,8* Tránh QHTD với người đồng giới 1,2 2,2 6,8 4,6 5,1 3,9* Tránh truyền máu 7,0 10,8 13,8 17,1 11,8 15,2* Không sử dụng chung bơm kim tiêm 36,0 44,1 51,8 43,3 47,0 43,5* Chung thuỷ, một vợ/một chồng 10,5 15,1 17,8 26,3 15,6 22,9* Tránh hôn nhau 0,0 1,0 0,7 Tránh tiếp xúc với người nhiễm HIV 9,3 8,6 5,3 4,6 6,5 5,8 Tránh bị muỗi/côn trùng đốt 1,7 1,1 0,8 3,2 1,1 2,6 (* p<0,05) Tương tự như kiến thức về các con đường lây nhiễm, trình độ kiến thức về phòng tránh lây nhiễm của thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức kém hơn so với thanh niên di cư đến Hà Nội nói chung trong Điều tra năm 2004. Trong Điều tra trước, 66,3% nam và 74,9% nữ thanh niên di cư đến Hà Nội đề xuất quan hệ tình dục an toàn là một giải pháp phòng tránh lây nhiễm HIV. 75,3% nam và 73,5% nữ thanh niên di cư đề xuất sử dụng bao cao su. 79,2% nam và 74,5% nữ cho rằng không nên quan hệ với gái mại dâm. 91,0% nam và 87,6% nữ cho rằng không nên tiêm chích ma tuý. + Theo nhận thức của thanh niên di cư, nguy cơ lây nhiễm HIV của họ tương đối cao so với người không di cư Trong số thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức được điều tra, 52,3% cho rằng nguy cơ lây nhiễm HIV của người di cư luôn cao hơn người không di cư. Quan điểm này không khác biệt giữa hai nhóm nam và nữ thanh niên di cư. + Hiểu biết của thanh niên về các biện pháp tránh thai cũng như cách sử dụng còn kém. Khác với biết đến HIV/AIDS, biết về các biện pháp tránh thai thực sự là một vấn đề đối với thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc ở khu vực phi chính thức. Có tới 25.2% nam và 16.5% nữ thanh niên di cư đã không biết bất kì biện pháp tránh thai nào. Nhìn chung, nữ giới có xu hướng biết về các biện pháp tránh thai hơn nam giới. Biết về các biện pháp tránh thai cũng thay đổi theo lứa tuổi. Có tới 42.3% nam và 27.1% nữ thanh niên di cư nhóm tuổi 15 - 19 nói rằng họ không biết biện pháp tránh thai nào, trong khi tỷ lệ này ở nhóm tuổi 20 - 24 tương ứng là 17,5% và 11,9%. Kiến thức, thỏi độ và hành vi chăm súc sức khỏe của thanh niờn di cư.. Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 34 Bảng 8. Phân bố tỷ lệ (%) thanh niên di cư được điều tra biết các biện pháp tránh thai, chia theo nhóm tuổi, giới tính Các biện pháp tránh thai Nhóm tuổi 15-19 Nhóm tuổi 20-24 Chung Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Viên uống tránh thai 42,3 59,8 63,7 80,4 57,1 74,1* Bao cao su 51,1 67,0 82,0 82,2 72,4 77,5* Đặt vòng 12,1 10,3 21,0 48,9 18,2 37,0* Triệt sản nam/nữ 4,9 2,1 7,4 13,2 6,6 9,8* Xuất tinh ngoài 3,3 0,0 6,9 6,8 5,8 4,7* Tính vòng kinh 3,8 4,1 5,4 12,3 4,9 9,8* (* p<0,05) Bao cao su là biện pháp được thanh niên biết đến nhiều nhất nhưng cũng chỉ mới có 2/3 người trả lời nhắc đến biện pháp này (72,4% nam và 77,5% nữ). Sự khác biệt giữa nam và nữ về tỷ lệ biết bao cao su không lớn. Những sự khác biệt về tuổi ở vấn đề này rất rõ rệt theo chiều hướng tuổi càng lớn thì tỷ lệ biết đến biện pháp này càng cao (Bảng 8). ở độ tuổi 15 - 19 chỉ có hơn nửa số thanh niên biết đến BCS, nhưng độ tuổi 20 - 24 đã có tới 4/5 số thanh niên biết đến biện pháp này. Tuy nhiên, khoảng 20% thanh niên ở độ tuổi 20 - 24 không biết về bao cao su cũng là một khoảng trống quan trọng về mặt kiến thức cần được bù đắp. Tỷ lệ thanh niên biết về viên uống tránh thai thấp hơn so với bao cao su. Sự khác biệt về giới tính thể hiện khá đậm nét. Nữ giới biết nhiều về viên uống tránh thai hơn nam (57,1% nam và 74,1% nữ). Sự khác biệt theo tuổi vẫn tuân theo đúng quy luật tuổi càng lớn tỷ lệ biết đến viên uống tránh thai càng cao. Biện pháp đặt vòng chỉ được 37,0% nữ thanh niên và 18,2% nam thanh niên biết đến. Các biện pháp tính vòng kinh hay xuất tinh ngoài, triệt sản nam/nữ hay thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai còn ít được thanh niên di cư biết đến. Một điểm quan trọng là tỷ lệ thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc tại khu vực phi chính thức biết cách sử dụng bao cao su và viên uống tránh thai thấp. Sự khác biệt theo giới thể hiện khá rõ và khác biệt này có liên quan đến đặc tính giới trong các biện pháp tránh thai (biện pháp dành cho nam hay biện pháp dành cho nữ). Có 40,5% nam thanh niên di cư biết cách sử dụng bao cao su trong khi tỷ lệ này ở nữ thanh niên di cư là 21,0%. Ngược lại, nữ thanh niên biết đến viên uống tránh thai nhiều hơn nam (27,2% nữ so với 15,7% nam). + Tác hại của nạo phá thai còn ít được thanh niên di cư biết đến và quan tâm Thiếu kiến thức về các biện pháp tránh thai sẽ đưa thanh niên di cư đến nguy cơ mang thai ngoài ý muốn một cách dễ dàng khi mà 3/4 các thanh niên di cư được điều tra đã cho biết quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực phi chính thức đã trở nên phổ biến hoặc rất phổ biến. Tác hại chủ yếu của nạo phá thai mà nhóm thanh niên di cư nêu được là nguy cơ vô sinh (56% nam và gần 75% nữ), hiểu biết về các tác hại khác dường như còn “trắng”. Thậm chí, trên 36% nam và gần 22% nữ thanh niên di cư trả lời không biết về tác hại của nạo phá thai. Tỷ lệ không biết tác hại của nạo phá thai giảm dần theo tuổi. Nếu ở nhóm 15 - 19 tuổi có tới 48,9% nam và 35,4% nữ thanh niên di cư không biết đến tác hại của Lưu Bớch Ngọc & Nguyễn Thị Thiềng 35 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn nạo phá thai thì đến nhóm 20 - 24 tuổi, tỷ lệ này chỉ còn là 31% nam và 16% nữ. Kết quả trên cũng cho thấy sự khác biệt theo giới tính trong hiểu biết về tác hại của nạo phá thai cũng rất lớn. Có thể do nạo phá thai chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ và rất có thể các bạn nữ đã từng tiếp xúc với người lớn tuổi hơn chịu tác hại từ việc này nên hiểu biết của các nữ thanh niên di cư ở đây có cao hơn. 5. Kết luận Trong xu hướng phát triển của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng, luồng di dân đến Hà Nội đang ngày một lớn mạnh. Tỷ trọng thanh niên trong nhóm người nhập cư cũng ngày một tăng lên. Họ là nguồn nhân lực bổ sung cho Hà Nội ở cả khu vực chính thức lẫn khu vực phi chính thức. Do đặc thù của khu vực kinh tế phi chính thức, nhóm thanh niên đến làm việc trong khu vực này mang nhiều điểm yếu thế hơn. Xét riêng về sức khoẻ, theo đánh giá chủ quan của bản thân thanh niên di cư, sức khoẻ của họ tương đối tốt, nhiều thanh niên di cư có sức khoẻ được cải thiện sau khi di chuyển. Song thực tế không hoàn toàn như vậy. Nhóm thanh niên di cư này cũng bị hạn chế lớn trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Họ sử dụng thuốc lá và chất uống có cồn (rượu/bia) nhiều hơn và họ ít quan tâm tới việc chăm sóc sức khoẻ của mình hơn so với những nhóm thanh niên di cư khác. Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ của các thanh niên này cũng kém hơn của nhóm thanh niên di cư nói chung. Đặc biệt, họ rất thiếu các kiến thức quan trọng như các cách phòng tránh các bệnh LTQĐTD, phòng tránh HIV/AIDS, cách sử dụng các biện pháp tránh thai hay tác hại của nạo phá thai. Thực trạng trên cho thấy nhu cầu can thiệp giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ ở thanh niên di cư đến Hà Nội làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức đang trở nên rất cấp thiết. Tài liệu tham khảo 1. Vũ Thị Hồng, Patrick Gubry, Lê Văn Thành (2003). Con đường đi vào thành phố, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 389 trang. 2. Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005). Báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá chính sách di dân tới đô thị. Hà Nội, Việt Nam, 96 trang. 3. Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) (2005). Điều tra di cư Việt Nam 2004: Những kết quả chủ yếu. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, Việt Nam, 196 trang. 4. Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) (2006). Điều tra di cư Việt Nam 2004: Di dân và Sức khoẻ. Hà Nội, Việt Nam, 167 trang. 5. Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) (2007). Di cư trong nước: Hiện trạng ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam, 30 trang. 6. Lê Bạch Dương, Khuất Thu Hồng (2008). Di dân và bảo trợ xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ sang nền kinh tế thị trường. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, Việt Nam, 260 trang. 7. Hà Nội Mới (2009). Nhập cư vào Hà Nội: Thực trạng và biện pháp quản lý. Báo ra ngày 2/6/2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_4_2010_bich_thieng_4104.pdf