Kiến thức - Thái độ - Thực hành về thuốc viên tránh thai phối hợp, dụng cụ tử cung và bao cao su của phụ nữ đến phá thai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai

Tài liệu Kiến thức - Thái độ - Thực hành về thuốc viên tránh thai phối hợp, dụng cụ tử cung và bao cao su của phụ nữ đến phá thai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 150 KIẾN THỨC - THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH VỀ THUỐC VIÊN TRÁNH THAI PHỐI HỢP, DỤNG CỤ TỬ CUNG VÀ BAO CAO SU CỦA PHỤ NỮ ĐẾN PHÁ THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐỒNG NAI Nguyễn Vũ Khánh*, Tô Mai Xuân Hồng** TÓM TẮT Mục đích: Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích xác định tỷ lệ đúng về kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến sử dụng thuốc tránh thai phối hợp, dụng cụ tử cung và bao cao su của phụ nữ đến phá thai tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ 01/03/2016 đến 30/03/2017 tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Có 384 phụ nữ đến phá thai, đồng ý tham gia nghiên cứu và được phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn để đánh giá về kiến thức đúng, thực hành đúng và thai độ đúng liên quan đến việc sử dụng thuốc viên tránh thai phối hợp, dụng cụ tử cung và bao cao su. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ có kiến t...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức - Thái độ - Thực hành về thuốc viên tránh thai phối hợp, dụng cụ tử cung và bao cao su của phụ nữ đến phá thai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 150 KIẾN THỨC - THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH VỀ THUỐC VIÊN TRÁNH THAI PHỐI HỢP, DỤNG CỤ TỬ CUNG VÀ BAO CAO SU CỦA PHỤ NỮ ĐẾN PHÁ THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐỒNG NAI Nguyễn Vũ Khánh*, Tô Mai Xuân Hồng** TÓM TẮT Mục đích: Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích xác định tỷ lệ đúng về kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến sử dụng thuốc tránh thai phối hợp, dụng cụ tử cung và bao cao su của phụ nữ đến phá thai tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ 01/03/2016 đến 30/03/2017 tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Có 384 phụ nữ đến phá thai, đồng ý tham gia nghiên cứu và được phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn để đánh giá về kiến thức đúng, thực hành đúng và thai độ đúng liên quan đến việc sử dụng thuốc viên tránh thai phối hợp, dụng cụ tử cung và bao cao su. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức - thái độ - thực hành đúng về thuốc tránh thai kết hợp lần lượt là 30,2%, 36,4% và 72,5%; về dụng cụ tử cung là 12,8%, 83,4% và 52,7%; về bao cao su là 80,2%, 56,5% và 30,8%. Các yếu tố về nơi cư ngụ, trình độ học vấn, đã được nhân viên y tế và thời gian quan hện tình dục được xem là các yếu tố liên quan đến tỷ lệ đúng về kiến thức, thái độ và thực hành đúng về thuốc tránh thai kết hợp, dụng cụ tử cung và bao cao su. Kết luận: Cần tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt về sức khoẻ sinh sản và tư vấn ngừa thai cho phụ nữ trong cộng đồng, đặc biệt là ở nhóm đối tượng phụ nữ có thai ngoài ý muốn. Từ khóa: Bao cao su, biện pháp tránh thai, dụng cụ tử cung, thuốc viên ngừa thai. ABSTRACT KNOWLEDGE - ATTITUDE - PRACTICE RELATED TO COMBINED ORAL CONTRACEPTIVE PILLS, INTRA-UTERINE DEVICE, AND CONDOMIN WOMEN BEING UNINTENDED PREGNANCY AT DONG NAI HOSPITAL Nguyen Vu Khanh, To Mai Xuan Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 150 - 153 Purpose: The study is aimed to determine the correct rate of knowledge, attitudes and practices related to the use of combined oral contraceptives, intrauterine devices and condoms of women being unintended pregnancy at Dong Nai General Hospital. Research method: Cross sectional study was conducted from 01/03/2016 to 30/03/2017 at Dong Nai General Hospital. There were 384 women who were unintended pregnancies and wanted to terminate their pregnancies. These women gave their consent to participate in the study, and were interviewed on a prepared questionnaire to evaluate correct knowledge, proper practice and correct pregnancy related to the use of combined contraceptive pills. uterine devices and condoms. Results: The proportion of women with proper knowledge - attitude - practice of combined oral contraceptives was 30,2%, 36,4% and 72,5%, respectively; intra-uterine devices were 12,8%, 83,4% and 52,7%; condoms were 80,2%, 56,5% and 30,8% of, alternatively. The home residence, educational level, having *Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, ** Bộ môn Phụ Sản, Đại Học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: TS. Tô Mai Xuân Hồng ĐT: 0903727069 Email: tomaixuanhong@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 151 knowledge of contraception from medical staff, the duration of sexual intercourse are considered as risk factors for getting the correct rate of knowledge, attitudes and practices about the drug. combined contraceptives, intrauterine devices and condoms. Conclusions: It is neccessary to promote the seminar concerning to reproductive health and contraceptive counsultation for women in the community, especially inunintended pregnant women. Keywords: Condom, contraceptive method, intra-uterine device, oral combined contraceptive pills. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước có tốc độ tăng dân số nhanh: 1,2% mỗi năm(2,6). Từ năm 1994, chương trình kế hoạch hóa gia đình ra đời: vận động mỗi gia đình nên có 1 đến 2 con, từ đó giảm được số con sinh ra trong nữ trong độ tuổi sinh sản và tỉ suất phá thai là 2,5 lần phá thai trong một cuộc đời(2,3). Nguyên nhân do còn nhiều phụ nữ thiếu kiến thức ngừa thai và hiểu lầm phá thai là cách để hạn chế số con sinh ra trong gia đình(4). Việc phá thai ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của phụ nữ và ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức trong xã hội(4,5,7). Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ phụ nữ đến phá thai tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai có kiến thức - thái độ - thực hành đúng và các yếu tố liên quan đến kiến thức – thái độ - thực hành đúng về các biện pháp tránh thai (BPTT): thuốc viên tránh thai kết hợp (TVTTKH), dụng cụ tử cung (DCTC) và bao cao su (BCS). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang Đối tượng nghiên cứu Phụ nữ đến phá thai tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ 01/03/2016 đến 30/03/2017 Tiêu chuẩn chọn mẫu Phụ nữ đến phá thai ngoài ý muốn ở tất cả độ tuổi và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Phụ nữ phá thai vì lý do bệnh lý trong thai kỳ, phụ nữ mắc bệnh tâm thần, không hiểu tiếng Việt, hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu. Cỡ mẫu Trong đó: n: cỡ mẫu = 0,05: độ tin cậy Z = 1,96: trị số giới hạn của độ tin cậy d = 0,05 : độ chính xác hay sai số cho phép p: tỉ lệ dự kiến phụ nữ có kiến thức đúng. Để cỡ mẫu lớn nhất, chúng tôi chọn p=0,5. Vậy cỡ mẫu tối thiểu là n=384 người Trong thời gian nghiên cứu, tất cả phụ nữ thỏa điều kiện chọn mẫu sẽ được chọn vào tham gia nghiên cứu, liên tục cho đến khi đủ mẫu cần thiết thì dừng lại. Cách tiến hành Phụ nữ đến khám thai ngoài ý muốn và quyết định phá thai sẽ được mời tham gia nghiên cứu. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm sẽ được mời phỏng vấn và giải đáp thắc mắc tại phòng tư vấn khoa kế hoạch hóa gia đình. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Một số đặc điểm cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu Tuổi: dưới 20 tuổi: 2%; 20-29: 52,5%; 30-39: 37,7%; >40: 7,8%. Nơi cư ngụ: Thành thị 66,3%; Nông thôn: 33,7%. Trình độ học vấn: cấp 1 trở xuống: 4,3%; cấp 2: 13,3%; cấp 3: 47,8%; cao đẳng – Đại học: 34,7%. Nghề nghiệp: nhân viên văn phòng: 11,8%; buôn bán: 8,5%; công nhân: 49,5%; học sinh sinh viên: 11,3%; Nội trợ: 13,6%; nghề nghiệp khác: 5%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 152 Tình trạng hôn nhân: chưa lập gia đình: 31,7%; đã lập gia đình: 68,3%. Số lần phá thai: lần đầu: 68,3%; lần thứ 2: 22,4%; lần thứ 3: 7,3%; lần thứ 4 trở lên: 2%. Đã từng được tư vấn ngừa thai: 63,8%. Lý do phá thai: bị gia đình ép buộc: 5,3%; chưa làm lễ cưới: 22,1%; bận công việc – học tập: 8%; kinh tế chưa ổn định: 17,1%; đã sinh đủ số con muốn có: 46,7%; có bệnh lý không thể sinh con 6,8%; lý do khác: 3,8%. Kiến thức – Thái độ - Thực hành các BPTT Kết quả của kiến thức, thái dộ, và thực hành đúng trong các đối tượng thực hiện các dụng cụ tránh thai khác nhau được trình bày trong Hình 1. Về TVTTKH, các yếu tố liên quan đến kiến thức kiến thức đúng là: đã lập gia đình, kinh tế dư giả, phá thai nhiều lần; các yếu tố liên quan đến thái độ là tuổi, nơi cư ngụ thành thị, thời gian quan hệ tình dục, đã được tư vấn ngừa thai; yếu tố liên quan đến thực hành là thời gian quan hệ tình dục. Về DCTC, các yếu tố liên quan đến kiến thức là: nơi cư ngụ ở nông thôn, không có việc làm việc làm, trình độ học vấn cao, đã được tư vấn ngừa thai; các yếu tố liên quan đến thái độ là: nơi cư ngụ ở nông thôn, trình độ học vấn cao, thời gian quan hệ tình dục. Các đặc điểm cá nhân được khảo sát không có liên quan có ý nghĩa thống kê đến thực hành DCTC. Về BCS, yếu tố liên quan đến kiến thức là đã được tư vấn ngừa thai; các yếu tố liên quan đến thái độ là trình độ học vấn cao, thời gian quan hệ tình dục, kinh tế dư giả, đã được tư vấn ngừa thai. Các đặc điểm cá nhân được khảo sát không có liên quan có ý nghĩa thống kê đến thực hành BCS. Hình 1: Tỉ lệ phụ nữ có Kiến thức – Thái độ - Thực hành đúng về các BPTT Các yếu tố liên quan đến Kiến thức – Thái độ - thực hành các BPTT BÀN LUẬN Nghiên cứu chúng tôi cho thấy tỉ lệ phụ nữ có thực hành đúng về TVTTKH cao (72,5%) nhưng kiến thức đúng (30,2%) và thái độ đúng (36,4%) còn thấp là do TVTTKH là BPTT được phụ nữ ở thành thị và kinh tế khá giả ưu tiên tìm hiểu khi được tư vấn ngừa thai. Tuy rằng đây là BPTT có hiệu quả cao, nhưng đối với điều kiện kinh tế ở Việt Nam thì đây là BPTT tương đối tốn kém hơn BCS và DCTC nên đa số phụ nữ trong nghiên cứu ít quan tâm tìm hiểu(8,9). Thái độ đúng của phụ nữ về TVTTKH cũng còn thấp do phụ nữ không an tâm khi cho rằng thuốc ngoài tác dụng phụ có thể gây rối loạn kinh nguyệt thì còn có thể gây vô sinh về sau nếu sử dụng thuốc liên tục trong thời gian dài(1,8). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 153 Dụng cụ tử cung là BPTT được đa số những phụ nữ sống ở nông thôn, không có việc làm hoặc làm nội trợ tìm hiểu và sử dụng. Đây là BPTT thích hợp cho nhóm đối tượng này vì hiệu quả cao và chi phí thấp cho một khoảng thời gian sử dụng lâu dài. Mặc dù khảo sát của chúng tôi cho thấy phụ nữ có thái độ đúng về DCTC cao (83,4%) khi cho rằng DCTC là BPTT an toàn và hiệu quả trong một thời gian dài sử dụng, nhưng kiến thức đúng về DCTC thấp (12,8%) hơn các tác giả khác(11, 12) là do DCTC là BPTT có hiệu quả cao nên trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 21,1% phụ nữ phá thai đã từng sử dụng và tìm hiểu về DCTC. Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy phụ nữ có kiến thức đúng về BCS cao, tuy nhiên thái độ và thực hành đúng còn thấp. Vì bao cao su là BPTT được biết đến và sử dụng nhiều nhất vì tính tiện lợi, chi phí thấp. Do đó, BCS thường được phụ nữ ưu tiên tìm hiểu và được tư vấn từ nhân viên y tế nên đa số phụ nữ có kiến thức đúng về BCS. Tuy nhiên, do văn hóa phương Đông nên phụ nữ còn e ngại khi đi mua bao cao su hoặc đề nghị bạn tình sử dụng. Về việc thực hành bao cao su, do đây là BPTT được sử dụng chủ yếu bởi nam giới nên phụ nữ ít quan tâm tìm hiểu cách sử dụng nên tỉ lệ phụ nữ có thực hành đúng còn thấp. KẾT LUẬN Cần tạo điều kiện tổ chức các khóa học về chăm sóc sức khỏe sinh sản và giác dục giới tính, tình dục, các biện pháp tránh thai cho học sinh, sinh viên tại các trường học, nhằm nâng cao kiến thức – thực hành tránh thai ngoài ý muốn Có những buổi sinh hoạt tư vấn về ngừa thai với phụ nữ tại cộng đồng, đặc biệt đối với nhóm người đã từng có thai ngoài ý muốn. Cần cập nhật và nâng cao kiến thức của nhân viên y tế, cộng tác viên dân số để đảm bảo chất lượng của công tác tư vấn Kế hoạch hóa gia đình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Berek JS (2007). ”Family planing”. Novak’ Gynecology, 14th edition, chapter 3, 254-265. 2. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục Thống kê (2013). Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2013, Các kết quả chủ yếu. pp.2,26 ,320-324 3. Bộ Y tế (2013). Niên giám thống kê y tế. Nhà xuất bản Y học, pp.125-146. 4. Châu Thị Anh (2011). “Tỉ lệ thực hành đúng BPTT hiện đại và yếu tố liên quan của phụ nữ lứa tuối sinh đẻ có chồng, huyện Hóc Môn, Tp.HCM”. Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TPHCM, Phụ lục, pp.1-17. 5. Diaxon-Muller R, Germain A (1992). “Stalking the elusive “unmet need” for family planning”. Study Fam Plan, 23:pp.330- 335. 6. Haldky K, Allsworth J, Madden T, Secura GM, Peipert J (2011). “Women’s knowledge about Intrauterine Contraception”. Obstet Gynecol, 117(1):pp.48-54. 7. JCleland (2008). “Illustrative Questionnaire for Interview Surveys with Young People”. World Health Organization, 2:pp.55-3 8. Trần Thị Vấn (2006). “Tai biến – biến chứng gần của hút nạo thai và các yếu tố liên quan”. Luận văn Thạc sĩ Y học, pp.71-73. Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 9. Vũ Thị Nhung (2002). “Những tai biến và biến chứng của hút – nạo thai tại Thành phố Hồ Chí Minh” từ tháng 5/1997 đến tháng 12/1998. Luận văn tiến sĩ y học, pp.64-69. Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài báo: 17/07/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/10/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thuc_thai_do_thuc_hanh_ve_thuoc_vien_tranh_thai_phoi_ho.pdf
Tài liệu liên quan