Tài liệu Kiến thức thái độ thực hành vệ sinh tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2016: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 138
KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM 2016
Nguyễn Thị Kim Chi*, Nguyễn Thị Tuyết Nga*, Nguyễn Thế Quang*
TÓM TẮT
Mở đầu: Nhiệm khuẩn bệnh viện là nguyên nhân chính gây tăng tỷ lệ tử vong và mắc bệnh trong hệ thống y
tế. Vệ sinh tay được xem là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả về chi phí trong bệnh viện để phòng
tránh nhiễm khuẩn bệnh viện. Những năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động phong trào vệ sinh tay ở các bệnh viện
và trong cộng đồng tuy nhiên tỷ lệ vệ sinh tay vẫn còn thấp. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này là để xác định
kiến thức và đánh giả tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viên Nguyễn Tri Phương năm 2016.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên phân tầng.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhân viên y ...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức thái độ thực hành vệ sinh tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 138
KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM 2016
Nguyễn Thị Kim Chi*, Nguyễn Thị Tuyết Nga*, Nguyễn Thế Quang*
TÓM TẮT
Mở đầu: Nhiệm khuẩn bệnh viện là nguyên nhân chính gây tăng tỷ lệ tử vong và mắc bệnh trong hệ thống y
tế. Vệ sinh tay được xem là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả về chi phí trong bệnh viện để phòng
tránh nhiễm khuẩn bệnh viện. Những năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động phong trào vệ sinh tay ở các bệnh viện
và trong cộng đồng tuy nhiên tỷ lệ vệ sinh tay vẫn còn thấp. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này là để xác định
kiến thức và đánh giả tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viên Nguyễn Tri Phương năm 2016.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên phân tầng.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhân viên y tế tuân thủ vệ sinh tay là 64,9%, tỷ lệ nhân viên y tế có kiến
thức về vệ sinh tay là 46,4%, tỷ lệ nhân viên y tế có thực hành vệ sinh tay đúng là 26,1%. Khoa Nội Tim Mạch có
tỷ lệ tuân thủ VST tốt nhất (85,8%), ngược lại khoa Nội Cơ Xương Khớp Lão có tỷ lệ tuân thủ VST thấp nhất
(56,7%). Trong số các nhân viên y tế thì đối tượng là nữ hộ sinh có tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay cao nhất (76,0%).Tỷ
lệ nhân viên y tế tuân thủ vệ sinh tay theo 5 thời điểm của Tổ chức Y tế thế giới lần lượt là 46,8%, 83,8%, 67,0%,
67,4%, 60,6%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thực hành vệ sinh tay thường quy. Trong
đó NVYT có kiến thức đúng thì có thực hành cao hơn 2,53 lần so với NVYT có kiến thức chưa đúng.
Kết luận:Phần lớn nhân viên y tế có hiểu biết về việc rửa tay, tuy nhiên tỷ lệ thực hành vệ sinh tay chưa cao.
Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của hộ lý còn thấp, chính vì vậy việc liên tục cập nhật kiến thức và triển khai đúng các
biện pháp nhắc nhở, đốc thúc rửa tay là hết sức cần thiết.
Từ khóa: Kiến thức, thái độ, vệ sinh tay, nhân viên y tế, nhiễm khuẩn bệnh viện.
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE OF HAND HYGIENE AMONG HEATHCARE WORKERS
AT NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL, 2015
Nguyen Thi Kim Chi*, Nguyen Thi Tuyet Nga*, Nguyen The Quang*
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 3 - 2017: 138 - 141
Background: Hospital - acquired infections are the main problem rising morbidity and mortality in
healthcare setting. Hand hygiene is a simple, cost – effective vaccination against these infections at the recent time.
The Ministry of Health Vietnam has motivated a large campaign of hand hygiene in hospitals and community.
The compliance of hand hygiene is still low, according to the Ministry of Health Vietnam. We carry out the study
to identify the hand hygiene knowledge, hand hygiene practice and also evaluate the hand hygiene rate of health
care workers at Nguyen Tri Phuong hospital in 2016.
Methods: Cross – sectional study.
Sampling Methods: Stratified random sampling.
Result: The hand hygiene rate in general was 64.9%, the knowledge rate in general was 46.4% and the
* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Thế Quang ĐT: 0122 612 7126 Email: nguyenthequang03@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 139
practice rate was 26.1%. The top department where most staff s washing hands were cardiology departments
(85.86%). Geriatric department had the lowest hand hygiene practice (56.7%). Among staffs, midwifes had the
highest hand hygiene rate (76.0%). According to five – moment - hand hygiene regulation of WHO, the rate of
before contacting to patient, before doing operations, after exposing to infectious secretion, after contacting to
patient and after contacting to patient’s environment were 46.8%, 83.8%, 67.0%, 67.4%, 60,6% in sequence.
There was a significant relationship between knowledge and practice (RR= 2.53, p < 0.001).
Conclusion: While the majority of staffs had knowledge of hand hygiene, the practical rate was not high
equally. The hand hygiene practice of aid – man was low. As a result, it is necessary to usually update knowledge
and apply encouragement as well as remind staffs.
Keywords: Knowledge, practice, hand hygiene, healthcare workers, hospital – acquired infection.
ĐẶT VẤN ĐỀ
WHO đã khuyến cáo “Vệ sinh tay thường
quy với nước và xà phòng hoặc với dung dịch
sát khuẩn tay có chứa cồn là một biện pháp đơn
giản và hiệu quả phòng tránh NKBV(1,3)”. Bệnh
viện Nguyễn Tri Phương đã triển khai công tác
vệ sinh tay từ nhiều năm, hiện nay kết quả như
thế nào? Vai trò của tăng cường thực hành
phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh
viện đến đâu. Do đó tôi quyết định thực hiện
nghiên cứu đề tài: “Kiến thức – Thái độ – Thực
hành và tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay thường quy
của nhân viên y tế các khoa lâm sàng tại bệnh
viện Nguyễn Tri Phương năm 2016”.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ nhân viên y tế tuân thủ VST,
tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức đúng và thực
hành đúng về VST và các yếu tố liên quan tại
các khoa lâm sàng bệnh viện Nguyễn Tri
Phương năm 2016.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Tất cả các nhân viên y tế của các khoa lâm
sàng bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Dân số chọn mẫu
Tất cả các nhân viên y tế của các khoa lâm
sàng tại bệnh viện.
Phương pháp tiến hành
Đo lường kiến thức và thái độ về VST của
NVYT được thực hiện bằng bộ câu hỏi có cấu
trúc được thiết kế sẵn. Thời gian điền phiếu tối
đa là 20 phút, NVYT hoàn thành phiếu xong
trước thì nộp trước cho điều tra viên kiểm tra
phiếu để hạn chế bỏ sót thông tin. Sau 20 phút,
tất cả NVYT dù chưa điền phiếu xong cũng nộp
lại phiếu.
Việc tuân thủ VST được đánh giá bằng
phương pháp quan sát không tham gia và điền
vào bảng kiểm theo mẫu của WHO các cơ hội
VST của NVYT.
Phân tích và xử lý số liệu
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.15, xử
lý số liệu bằng phần mềm Stata13.0.
Số thống kê mô tả gồm: tần số và tỷ lệ phần
trăm về: đặc tính mẫu cũng như kiến thức đúng,
thái độ tốt, thực hành đúng về vệ sinh tay
thường quy.
Số thống kê phân tích: Sử dụng phép kiểm
định chi bình phương để xác định mối liên quan
giữa những biến số nền với biến số kiến thức,
thực hành vệ sinh tay với ngưỡng bức
bỏ .
Mức độ liên quan được đo bằng tỷ số tỷ lệ
hiện mắc PR và khoảng tin cậy 95%.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n=384)
Đặc tính của mẫu nghiên cứu Tần số
Tỷ lệ
(%)
Giới tính Nữ 276 71,9
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 140
Đặc tính của mẫu nghiên cứu Tần số
Tỷ lệ
(%)
Nam 108 28,1
Trình độ học vấn
Đại học và trên ĐH 138 35,9
Dưới đại học 246 64,1
Khối
Ngoại sản 146 38,0
Nội 238 62,0
Nghề nghiệp
Bác sĩ 108 28,1
Điều dưỡng 210 54,7
Nữ hộ sinh 26 6,8
Đặc tính của mẫu nghiên cứu Tần số
Tỷ lệ
(%)
Kỹ thuật viên 9 2,3
Y công, Hộ lý 31 8,1
Bảng 2: Tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức và thực
hành đúng (n=384)
Đặc tính Tần số (%)
Kiến thức đúng 178 46,4
Thực hành đúng 100 26,1
Bảng 3: Tỷ lệ nhân viên y tế tuân thủ vệ sinh tay theo 5 thời điểm vệ sinh tay (n=1665)
Kết quả
Cơ hội VST
Số cơ hội quan sát Số cơ hội có VST Tỷ lệ tuân thủ VST
Trước khi tiếp xúc trực tiếp với BN 431 202 46,9
Trước khi làm thủ thuật vôkhuẩn 352 295 83,9
Sau khi tiếp xúc với bệnhnhân 200 134 67,0
Sau khi tiếp xúc với máu, dịch củaBN 527 355 67,3
Sau khi tiếp xúc vùng xung quanh BN 157 94 60,6
Tổng 1665 1080 64,9
Bảng 4: Tỷ lệ nhân viên y tế tuân thủ vệ sinh tay theo
nghề nghiệp (n=1665)
Nghề
nghiệp
Số cơ hội được
quan sát
Số cơ hội
có VST
Tỷ lệ % tuân
thủ VST
Bác sĩ 576 331 57,5
Điều 875 621 71,0
Nghề
nghiệp
Số cơ hội được
quan sát
Số cơ hội
có VST
Tỷ lệ % tuân
thủ VST
Dưỡng
Hộ lý 125 65 52,0
NHS 30 23 76,0
KTV 38 24 63,1
Bảng 5: Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành vệ sinh tay đúng (n = 384)
Thực hành chung
Giá trị p PR (KTC 95%)
Đúng Không đúng
Kiến thức chung
Đúng 66 (37,08) 112 (62,92)
<0,001 2,53 (1,73 – 3,7)
Không đúng 30 (14,57) 176 (85,43)
BÀN LUẬN
Đặc tính mẫu nghiên cứu
Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện
trên 384 nhân viên y tế của 24 khoa lâm sàng
bệnh viện Nguyễn Tri Phương, với phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, thực hiện
qua bộ câu hỏi tự điền.
Kiến thức và thực hành tuân thủ vệ sinh tay
của đối tượng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhân viên
y tế có kiến thức đúng là 46,35%, lớn hơn kết quả
nghiên cứu của Huỳnh Minh Tuấn thực hiện tại
bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (43,6%)(6)
Một phần kết quả này là do hiệu quả công tác
đào tạo, tập huấn cho NVYT các kiến thức cơ
bản về VST trong thời gian qua mà K.KSNK
bệnh viện Nguyễn Tri Phương đem lại. tỷ lệ
thực hành đúng VST là 26,1F%, cao hơn nghiên
cứu của Đặng Thị Vân Trang (25,7%)(4).
Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo 5 thời điểm
của Tổ chức Y tế thế giới
Trong nghiên cứu này cơ hội VST được đánh
giá theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới
gồm 5 cơ hội VST. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay toàn
bệnh viện là 64,9%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số các
cơ hội VST, tỷ lệ tuân thủ rất cao ở cơ hội
“trước khi làm thủ thuật vô khuẩn” chiếm
(83,8%) và cơ hội “sau khi tiếp xúc với máu,
dịch tiết của bệnh nhân” cũng chiếm (67,4%).
Nếu NVYT không thực hiện nghiêm chỉnh
VST trước khi làm thủ thuật và sau tiếp xúc
với máu, dịch thể thì có nguy cơ gây nhiễm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 141
khuẩn cho người bệnh và chính bản thân
mình. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu
của Nguyễn Thị Kim Liên 2013 (lần lượt là
54,3% và 59,7%). Trong khi đó, tỷ lệ tuân thủ
VST ở cơ hội “trước khi tiếp xúc với bệnh
nhân” là rất thấp (46,8%). Kết quả này thấp
hơn với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị
Kim Liên năm 2013 (48,9%)(7) và cao hơn kết
quả nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai. Tại
bệnh viện Bạch Mai: Chỉ 26% NVYT thực hiện
VST trước khi thăm khám bệnh nhân và 4,2%
VST trước khi chuyển từ thao tác bẩn sang
thao tác sạch trên cùng một bệnh nhân(8) Sự
khác nhau về tỷ lệ tuân thủ VST theo từng cơ
hội cho thấy NVYT chỉ chú ý VST ở những cơ
hội có nguy cơ lây nhiễm rõ ràng, có thể dẫn
đến hậu quả xấu đối với người bệnh hoặc
chính bản thân NVYT. Còn ở những cơ hội mà
nguy cơ lây nhiễm thấp thì NVYT ít tuân thủ
VST, như vậy sẽ dự báo một nguy cơ lây
nhiễm chéo giữa các bệnh nhân với nhau do
bàn tay NVYT(2). Vì vậy cần nhắc nhở NVYT
tại các buổi tập huấn, và tăng cường giám sát
VST theo các thời điểm có tỷ lệ tuân thủ VST
thấp.
Mối liên quan giữa kiến thức VST và thực
hành VST
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
kiến thức về VST với thực hành VST. Kết quả
của nghiên cứu của Phùng Văn Thủy cũng cho
thấy có mối liên quan giữa kiến thức với thực
hành với giá trị p < 0,001(9). Tỷ lệ NVYT có kiến
thức VST đúng thực hành tốt hơn so với NVYT
không có kiến thức với giá trị p < 0,001 và PR
KTC (95%) là 2,53 (1,73 – 3,7).
KẾT LUẬN
Tỉ lệ NVYT có kiến thức, thực hành về vệ
sinh tay chưa cao cần phải tiến hành thực hiện
thường xuyên các chương trình đào tạo tập huấn
về vệ sinh tay và các chiến dịch tăng cường kiến
thức - thực hành về VSTTQ tại bệnh viện. Hơn
nữa cần phải có sự đồng thuận và cho phép từ
lãnh đạo cấp cao nhất của cơ sở cũng như từ các
khoa phòng, nhân viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CDC (2009) “Measuring and hand hygiene adherence:
overcoming the challenges.
2. CDC (2010) “Updating the Guideline Methodology of the
healthcare Infection Control Practices Advisory Committee
3. CDC (2014) “National and state healthcare associated
infections progress report
4. Đặng Thị Vân Trang và Lê Anh Thư (2010), Tỷ lệ tuân thủ rửa
tay của nhân viên y tế theo 5 thời điểm của Tổ chức Y tế thế
giới, Hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Chợrẫy.
5. David Schwegman (2008), Prevention of Cross transmission of
Microorganisms is Essential to Preventing Outbreak of Hospital –
Acquired Infections.
6. Huỳnh Minh Tuấn (2012) “Hiệu quả chương trình tập huấn vệ
sinh tay cho nhân viên y tế trên nhiễm khuẩn bệnh viện tại
bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh”.
7. Nguyễn Thị Kim Liên (2013) “Đánh giá thực hành rửa tay của
nhân viên y tế bệnh viện nhi đồng 2 năm 2013.
8. Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2007), Thực trạng kiểm soát
nhiễm khuẩn
bệnhviệnvàcôngtáckiểmsoátnhiễmkhuẩntạimộtsốbệnhviệnphí
aBắc năm 2006 - 2007, Hội nghị triển khai thông tư 18/2009/BYT-
TT về việc Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác Kiểm soát nhiễm
khuẩn tại các cơ sở khám chữa bệnh, HàNội.
9. Phùng Văn Thủy (2014) “Thực trạng và các yếu tố liên quan
đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế tại
bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
Ngày nhận bài báo: 28/10/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2016
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_thai_do_thuc_hanh_ve_sinh_tay_cua_nhan_vien_y_te_t.pdf