Tài liệu Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS của thân nhân bệnh nhân tại khoa nhiễm E Bệnh viện Bệnh nhiệt đới: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 164
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG NGỪA
LÂY NHIỄM HIV/AIDS CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHÂN
TẠI KHOA NHIỄM E BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI
Võ Triều Lý*, Võ Thị Thanh Xuân**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: HIV/AIDS vẫn còn là đại dịch toàn cầu nguy hiểm với tỉ lệ mắc mới và tỉ lệ tử vong cao. Bệnh
vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi cũng như chưa vắc xin phòng ngừa hiệu quả. Truyền thông giáo dục sức khoẻ
được xem là một biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa lây nhiễm HIV. Thân nhân là người trực tiếp
chăm sóc bệnh, có nguy cơ cao phơi nhiễm với máu và các dịch tiết và làm tăng khả năng lây nhiễm HIV.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ của thân nhân bệnh nhân có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng ngừa lây
nhiễm HIV/AIDS.
Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mô tả. Tất cả thân nhân bệnh nhân ≥ 18 tuổi, trực tiếp chăm sóc
bệnh nhân HIV/AIDS tại khoa nhiễm E, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 4 ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS của thân nhân bệnh nhân tại khoa nhiễm E Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 164
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG NGỪA
LÂY NHIỄM HIV/AIDS CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHÂN
TẠI KHOA NHIỄM E BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI
Võ Triều Lý*, Võ Thị Thanh Xuân**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: HIV/AIDS vẫn còn là đại dịch toàn cầu nguy hiểm với tỉ lệ mắc mới và tỉ lệ tử vong cao. Bệnh
vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi cũng như chưa vắc xin phòng ngừa hiệu quả. Truyền thông giáo dục sức khoẻ
được xem là một biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa lây nhiễm HIV. Thân nhân là người trực tiếp
chăm sóc bệnh, có nguy cơ cao phơi nhiễm với máu và các dịch tiết và làm tăng khả năng lây nhiễm HIV.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ của thân nhân bệnh nhân có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng ngừa lây
nhiễm HIV/AIDS.
Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mô tả. Tất cả thân nhân bệnh nhân ≥ 18 tuổi, trực tiếp chăm sóc
bệnh nhân HIV/AIDS tại khoa nhiễm E, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 4 đến tháng 10/2018.
Kết quả: Hơn 75% thân nhân được tiếp cận các thông tin về phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS. Trong đó,
thông tin từ nhân viên y tế còn thấp (39%). Tỉ lệ thân nhân bệnh nhân có kiến thức chung đúng, thái độ chung
đúng, thực hành chung đúng lần lượt là 57,4%, 75,8% và 40,8%. 15 trường hợp xảy ra tai nạn phơi nhiễm
HIV/AIDS trong quá trình chăm sóc. 1/3 trường hợp chưa xử lý vết thương đúng cách và 60% thân nhân không
đến bệnh viện trong vòng 72 giờ để được đánh giá tình trạng vết thương cũng như xem xét uống thuốc dự phòng
sau phơi nhiễm. Kiến thức chung đúng và thái độ chung đúng có liên quan đến thực hành chung đúng với lần
lượt là OR=1,63 (p=0,02) và OR=2,12 (p=0,006) (phân tích đa biến).
Kết luận: Kiến thức chung đúng, thái độ chung đúng, thực hành chung đúng của thân nhân bệnh nhân còn
thấp. Giáo dục sức khoẻ về phòng ngừa HIV/AIDS cần được tăng cường cho thân nhân bệnh nhân, đặc biệt cách
xử trí dự phòng sau phơi nhiễm.
Từ khoá: kiến thức, thái độ, thực hành, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS, thân nhân
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE, PRACTICE (KAP) ON PREVENTION HIV/AIDS INFECTION AMONG
THE RELATIVES AT THE WARD E, HOSPITAL FOR TROPICAL DISEASE
Vo Trieu Ly, Vo Thi Thanh Xuan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 164-169
Background: The global HIV/AIDS pandemic is still dangerous with high incidence and high mortality
rate. There is no cure as well as ineffective vaccine for this disease. Health information and education are
considered one of the most important methods to prevent HIV transmission. Relatives who take care of the
patients have high risks of blood and other body fluids exposure and increase the ability of HIV infection.
Methods: Descriptive cross-sectional study. All the relatives aged more than 18 years old who take care of
the HIV/AIDS patients at the Ward E, Hospital for Tropical Disease from April to October 2018.
Results: More than 75% of the relatives are able to have access to HIV prevention information. The
accessible source of information from the healthcare worker is still low with 39%. The rate of relatives who
*Bộ môn Nhiễm, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Võ Triều Lý ĐT: 0907411200 Email: drtrieuly@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 165
have correct knowledge, correct attitude and correct practice are 57.4%, 75.8% and 40.8%, respectively.
There are 15 cases who exposed with HIV/AIDS while caring the patients. One third of them do not have
correct wound management and 60% of the relatives do not go to hospital within 72 hours for consideration
of taking antiretroviral medicines after potential exposure. Factors associated with correct practice are correct
knowledge and correct attitude with OR=1.63 (p=0.02) and OR=2.12 (p=0.006), respectively (multivariate analysis).
Conclusion: The rate of relatives who have correct knowledge, correct attitude and correct practice are still
low. Health education on the prevention of HIV/AIDS infection should focus on them, particularly post-exposure
prophylaxis management.
Keywords: knowledge, attitude, practice, prevention of HIV/AIDS infection, relatives
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay HIV/AIDS vẫn là đại dịch nguy
hiểm, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có
thuốc chủng ngừa, biện pháp phòng bệnh chủ
yếu là truyền thông thay đổi hành vi. Việc khảo
sát kiến thức, thái độ, thực hành của từng đối
tượng nguy cơ về phòng ngừa HIV/AIDS là rất
cần thiết nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho
việc xây dựng chương trình truyền thông giáo
dục sức khỏe phù hợp.
Các nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành
chung về phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS
được thực hiện trên nhiều nhóm dân số khác
nhau và cho thấy các tỉ lệ khác nhau. Theo
Nubed và cs (2016), tỉ lệ học sinh cấp 2 cuối cấp
có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng
ngừa lây nhiễm HIV/AIDS lần lượt là 62,1%,
52,5% và 59,4%(4). Tại Việt Nam, nghiên cứu kiến
thức, thái độ, thực hành về phòng ngừa lây
nhiễm HIV/AIDS cũng được thực hiện trên
nhiều đối tượng dân số khác nhau. Kết quả các
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ có kiến thức đúng dao
động từ 46,5 - 75,1%, có thái độ đúng từ 45,5 -
74% và thực hành đúng từ 38,5 - 65,3%(1,2).
Theo nghiên cứu V.M.Quang và cs (2005),
37,2% thân nhân không được tiếp cận thông tin
về phòng chống HIV/AIDS, kiến thức chung
đúng chỉ đạt 17,2%, thái độ đúng là 19,5% và
thực hành đúng 16%(5). N.T.N.Phương và cs
(2015) tiến hành khảo sát trên 242 thân nhân
bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh Viện Bệnh
Nhiệt Đới ghi nhận kiến thức chung về phòng
ngừa lây nhiễm HIV/AIDS vẫn còn thấp, chiếm
khoảng 35,1%, tỉ lệ thân nhân có thái độ chung
đúng là 42,6%, tỉ lệ thực hành phòng chống
HIV/AIDS là 56,6%, có mối liên quan giữa trình
độ học vấn, thời gian chăm sóc và kiến thức
đúng của thân nhân(3). Sự thay đổi về kiến thức,
thái độ và thực hành của thân nhân bệnh nhân
bệnh nhân theo thời gian đóng vai trò quyết
định trong chiến lược dự phòng lây nhiễm
HIV/AIDS của các chương trình truyền thông
giáo dục sức khoẻ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Dân số nghiên cứu
Dân số đích: thân nhân bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS. Dân số nghiên cứu: thân nhân
bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang điều trị
nội trú tại khoa Nhiễm E - Bệnh viện Bệnh
Nhiệt Đới trong thời gian thu nhận mẫu.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ thân nhân bệnh nhân
HIV/AIDS có kiến thức, thái độ, thực hành đúng
về phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS.
Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức,
thái độ, thực hành đúng của thân nhân bệnh
nhân về phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS.
Cỡ mẫu
n: cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu
p: tỉ lệ thân nhân bệnh nhân HIV/AIDS có kiến thức,
thái độ, thực hành đúng về phòng ngừa lây nhiễm
HIV/AIDS. Dựa vào nghiên cứu của N.T.N.Phương và cs
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 166
(2015) khi xác định tỉ lệ thân nhân bệnh nhân HIV/AIDS
có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng ngừa lây
nhiễm HIV/AIDS lần lượt là 35,1%, 42,6%, 56,6%(3).
m: độ chính xác tuyệt đối của p, m =0,05. Cỡ mẫu cần thiết
lần lượt là 350, 376, 376 bệnh nhân. Như vậy, cỡ mẫu tối
thiểu cho nghiên cứu này là 380 bệnh nhân.
Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp dựa vào bộ câu hỏi có
cấu trúc soạn sẵn.
Xử trí và phân tích số liệu
Nhập và phân tích số liệu bằng phần
mềm SPSS 16.0, p < 0,05 được xem là có ý
nghĩa thống kê. Kết quả tính toán và phân
tích được trình bày dưới dạng bảng và biểu
đồ. Sự khác biệt về tỉ lệ giữa 2 nhóm được so
sánh bằng phép kiểm chi bình phương. Các
yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực
hành đúng được ước lượng bằng tỉ số số
chênh (OR), khoảng tin cậy (KTC) 95% và
phân tích đa biến hồi qui logistic.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Phân bố các đặc điểm dân số xã hội của mẫu
nghiên cứu (n=380)
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ %
Tuổi 18 – 40 180 47,4
Trung bình 42 ± 13,18
Giới Nam 136 35,8
Học vấn Cấp 1 104 27,3
Nghề nghiệp Tự do 304 80
MQH với BN Vợ, chồng 103 27,1
Nơi cư ngụ Tỉnh 231 60,8
Thời gian CS <7 ngày 232 61,1
Ghi nhận tuổi trung bình của mẫu nghiên
cứu 42 ± 13,18 tuổi. Nữ giới chiếm gần 2/3 mẫu
nghiên cứu. Gần 75% trường hợp thân nhân
bệnh nhân có học vấn từ cấp cấp 2 trở lên. Về
nghề nghiệp, 80% các trường hợp là lao động
tự do. Hơn 60% thân nhân bệnh nhân cư ngụ
tại các tỉnh. Chưa đến 1/3 trường hợp thân
nhân có mối quan hệ vợ hoặc chồng với bệnh
nhân. Gần 2/3 trường hợp có thời gian chăm
sóc dưới 7 ngày (Bảng 1).
Về nguồn thông tin được tiếp cận, có hơn
75% thân nhân bệnh nhân được tiếp cận các
thông tin về phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS
(Bảng 2).
Bảng 2. Tỉ lệ thân nhân bệnh nhân được cung cấp
thông tin (n=380)
Được cung cấp TT Tần số Tỉ lệ %
Có 287 75,5
Không 93 24,5
Bảng 3. Tỉ lệ nguồn thông tin được cung cấp (n=287)
Các nguồn TT tiếp cận Tần số Tỉ lệ %
Nhân viên y tế 112 39,0
Nhân viên xã hội, đoàn hội 27 9,4
Thân nhân khác 20 7,0
Sách báo, tivi, áp phích, tờ rơi 96 33,4
≥ 2 nguồn thông tin 32 11,2
Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ thân nhân bệnh
nhân được cung cấp thông tin từ nhân viên y
tế chiếm 39%, từ sách báo, tivi, áp phích, tờ rơi
33,4%. Trong khi đó nguồn tiếp cận thông tin
từ nhân viên xã hội, đoàn hội và thân nhân
khác chiếm tỉ lệ thấp nhất lần lượt là 9,4% và
7% (Bảng 3).
Bảng 4. Tỉ lệ thân nhân BN có kiến thức đúng về
đường lây HIV (n=380)
Kiến thức Tần số Tỉ lệ %
Đường lây truyền HIV 318 83,7
Có thuốc điều trị bệnh HIV 260 68,8
Điều trị không khỏi bệnh HIV 242 63,7
Điều trị tại BV sau xuất viện 294 77,4
Kiến thức chung đúng 218 57,4
Nghiên cứu ghi nhận hơn 2/3 trường hợp
thân nhân bệnh nhân biết HIV có thuốc điều trị
và khoảng 64% thân nhân nhận biết HIV vẫn
chưa có thuốc điều trị khỏi. Hơn 75% trường
hợp thân nhân muốn điều trị HIV tại bệnh viện
sau khi xuất viện. Tỉ lệ thân nhân bệnh nhân có
kiến thức chung đúng gần 60% (Bảng 4).
Ghi nhận 90% thân nhân bệnh nhân nhận
thấy việc được hướng dẫn hay cung cấp thêm
tài liệu về phòng ngừa lây nhiễm HIV là quan
trọng, sẵn sàng tham gia các lớp hướng dẫn về
phòng ngừa lây nhiễm HIV cũng như không
đồng ý với ý kiến rằng nên cách ly người bị
nhiễm HIV và gần 100% tiếp tục chăm sóc an
ủi, động viên BN nhiễm HIV. Tỉ lệ thân nhân
bệnh nhân có thái độ chung đúng chiếm hơn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 167
75% (Bảng 5).
Bảng 5. Tỉ lệ thân nhân BN có thái độ đúng về
đường lây HIV (n=380)
Thái độ Tần số Tỉ lệ %
Nhận thấy việc được hướng dẫn hay cung
cấp thêm tài liệu về phòng ngừa lây nhiễm
HIV là quan trọng
342 90
Sẵn sàng tham gia các lớp hướng dẫn về
phòng ngừa lây nhiễm HIV
335 88,2
Thái độ Tần số Tỉ lệ %
Tiếp tục chăm sóc an ủi, động viên BN
nhiễm HIV
372 97,9
Không đồng ý với ý kiến rằng nên cách ly
người bị nhiễm HIV
346 91,1
Thái độ chung đúng 287 75,8
Bảng 6. Tỉ lệ thân nhân BN có thực hành đúng về
đường lây HIV/AIDS (n=380)
Thực hành Tần số Tỉ lệ %
Có quan hệ ngoài hôn nhân 53 13,9
Sử dụng bao cao su khi QHTD ngoài hôn
nhân (n=53)
45 84,9
Sử dụng riêng bàn chải đánh răng 356 93,7
Sử dụng riêng dao cạo râu (ở nam) (n=136) 120 88,2
Sử dụng riêng kiềm cắt móng tay 337 88,7
Thực hành chung đúng 155 40,8
Gần 14% thân nhân có quan hệ tình dục
ngoài hôn nhân và có khoảng 85% trường hợp
có sử dụng bao cao su khi quan hệ. Gần 90%
thân nhân bệnh nhân sử dụng dao cạo râu, kiềm
cắt móng tay riêng và khoảng 94% thân nhân sử
dụng riêng bàn chải đánh răng. Tỉ lệ thân nhân
bệnh nhân có thực hành chung đúng thấp,
chiếm 40,8% (Bảng 6).
Bảng 7. Tỉ lệ thân nhân bệnh nhân thực hành đúng
khi xảy ra tai nạn phơi nhiễm HIV/AIDS trong quá
trình chăm sóc (n=15)
Thực hành Tần
số
Tỉ lệ
%
Có rửa vết thương với nước, xà phòng hay
dung dịch sát khuẩn khi bị kim tiêm hay vật
bén nhọn của bệnh nhân HIV/AIDS gây rách
da, chảy máu
11/15 73,3
Không nặn máu khi bị kim tiêm hay vật bén
nhọn của bệnh nhân HIV/AIDS gây rách da,
chảy máu không?
10/15 66,7
Đến bệnh viện trong vòng 72 giờ khi bị kim
tiêm hay vật bén nhọn của BN HIV/AIDS gây
rách da, chảy máu
6/15 40
Ghi nhận 15 trường hợp xảy ra tai nạn phơi
nhiễm HIV/AIDS trong quá trình chăm sóc.
Khoảng 75% trường hợp có rửa vết thương với
nước, xà phòng hay dung dịch sát khuẩn khi bị
kim tiêm hay vật bén nhọn của bệnh nhân
HIV/AIDS gây rách da, chảy máu. Tuy nhiên,
còn 1/3 trường hợp vẫn còn nặn máu khi bị kim
tiêm hay vật bén nhọn gây rách da, chảy máu.
60% thân nhân không đến bệnh viện trong vòng
72 giờ để được đánh giá tình trạng vết thương
cũng như xem xét uống thuốc dự phòng sau
phơi nhiễm (Bảng 7).
Bảng 8. Các yếu tố liên quan đến thực hành đúng về
phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS, phân tích đa biến
Đặc điểm OR KTC 95% p
Trình độ học vấn ≤ cấp 1 1,55 (0,94 - 2,57) NS
Cư ngụ ở tỉnh 1,29 (0,83 - 2,08) NS
Thời gian chăm sóc BN ≤ 1
tuần
1,26 (0,81 - 1,95) NS
Kiến thức chung đúng 1,63 (1,05 - 2,52) 0,02
Thái độ chung đúng 2,12 (1,24 - 3,62) 0,006
NS: không ý nghĩa thống kê
Kết quả ghi nhận chỉ có kiến thức chung
đúng và có thái độ chung đúng có liên quan thật
sự đối với thực hành chung đúng trong phòng
ngừa lây nhiễm HIV/AIDS của thân nhân bệnh
nhân, lần lượt với OR = 1,63 (p = 0,02) và OR =
2,12 (p = 0,006) trong khi trình độ học vấn và nơi
cư ngụ không ảnh hưởng đến thực hành đúng
của thân nhân bệnh nhân (Bảng 8).
BÀN LUẬN
Tỉ lệ thân nhân bệnh nhân được cung cấp
thông tin từ nhân viên y tế còn thấp chiếm 39%.
Từ kết quả trên cho thấy nhiệm vụ truyền thông,
giáo dục sức khỏe cho thân dân bệnh nhân của
ngành y tế chưa đúng mức. Hơn thế, tỉ lệ tiếp
cận thông tin từ nhân viên xã hội, đoàn hội và
thân nhân khác chiếm tỉ rất lệ thấp. Nguyên
nhân có thể do họ không được quan tâm hoặc họ
không muốn những người khác biết gia đình họ
có người nhiễm HIV vì sợ bị kỳ thị (Bảng 3).
Trên 90% thân nhân bệnh nhân nhận biết
tiêm thuốc, truyền dịch, chích ma túy có sử
dụng bơm tiêm với người bị nhiễm HIV,
truyền máu của bệnh nhân nhiễm HIV, bị dính
máu hay dịch tiết của bệnh nhân HIV vào vết
trầy sướt hay niêm mạc mắt có khả năng lây
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 168
nhiễm HIV (Bảng 4). Kết quả nghiên cứu cũng
tương tự như N.T.N.Phương (2015) khi ghi nhận
96% thân nhân biết khả năng lây nhiễm khi
truyền máu từ bệnh nhân HIV và 88% thân nhân
trả lời đúng rằng quan hệ tình dục không sử
dụng bao cao su có khả năng lây nhiễm bệnh(3).
Tuy nhiên, còn khoảng 20% thân nhân bệnh
nhân cho rằng bệnh HIV không truyền từ mẹ
sang con và khoảng 12% thân nhân cho rằng tiếp
xúc thông thường (bắt tay, ngồi gần, nói chuyện)
hoặc chăm sóc bệnh nhân vẫn có khả năng lây
nhiễm HIV. Điều này cho thấy rằng cần phải
tiếp tục truyền thông trong cộng đồng nhằm
giúp hiểu rõ hơn về các đường lây truyền chính
nhằm giúp người chăm sóc biết cách bảo vệ bản
thân và giảm kỳ thị đối với bệnh nhân nhiễm
HIV.
Ghi nhận 90% thân nhân nhận thấy việc
được hướng dẫn hay cung cấp thêm tài liệu về
phòng ngừa lây nhiễm HIV là quan trọng.
Đồng thời 88,2% thân nhân bệnh nhân sẵn
sàng tham gia các lớp hướng dẫn về phòng
ngừa lây nhiễm HIV (Bảng 5). Tỉ lệ này cao
hơn hẳn nghiên cứu của N.T.N.Phương (2015)
với 48,6%(3). Ngoài ra, 91,2% thân nhân bệnh
nhân không đồng ý với ý kiến rằng nên cách ly
người bị nhiễm HIV và gần 100% tiếp tục
chăm sóc an ủi, động viên BN nhiễm HIV. Từ
kết quả trên cho thấy việc tăng cường truyền
thông từ nhân viên y tế và từ các phương tiện
truyền thông khác cũng như việc sẵn lòng
tham gia các buổi hướng dẫn sẽ giúp thân
nhân bệnh nhân nắm bắt thông tin tốt hơn về
phòng ngùa lây nhiễm HIV/AIDS. Ghi nhận 53
trường hợp có quan hệ ngoài hôn nhân chiếm
tỉ lệ 14%, trong đó có 8 trường hợp (15,1%)
không sử dụng bao cao su khi quan hệ với bạn
tình. Đây là một thực trạng đáng lưu ý và cần
phải thông tin, giáo dục cho các đối tượng này
vì nguy cơ cao lây nhiễm HIV và các bệnh lây
qua đường tình dục nên cần phải áp dụng triệt
để các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm (Bảng
7).
Nghiên cứu cho thấy đa số thân nhân bệnh
nhân có thực hành đúng về phòng ngừa lây
nhiễm HIV/AIDS với 88,2% thân nhân sử dụng
dao cạo râu riêng, 88,7% sử dụng kiềm cắt
móng tay riêng và 93,7% thân nhân sử dụng
riêng bàn chải đánh răng. Kết quả nghiên cứu
này cũng thấp hơn nghiên cứu của
N.T.N.Phương (2015) khi tỉ lệ thực hành đúng
về các dụng cụ cá nhân trên lần lượt là 95%
(kiềm cắt móng tay) và 97,5% (bàn chải đánh
răng)(3). Từ đó cho thấy rằng vẫn còn không ít
thân nhân bệnh nhân không biết hoặc chủ
quan với các vật dụng cá nhân dễ gây chảy
máu. Vì vậy, cần tăng cường kiến thức đúng
về phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và giám
sát thực hành của thân nhân bệnh nhân trong
quá trình chăm sóc tại bệnh viện để thân nhân
có thực hành đúng để giảm nguy cơ lây
nhiễm.
Kiến thức chung đúng và có thái độ chung
đúng có liên quan thật sự đối với thực hành
chung đúng trong phòng ngừa lây nhiễm
HIV/AIDS của thân nhân bệnh nhân khi phân
tích đa biến. Với một nghiên cứu cắt ngang mô
tả, kết luận về mối quan hệ nhân quả là không
chắc chắn. Tuy vậy, nghiên cứu cho thấy cần
gia tăng tỉ lệ có kiến thức chung đúng và thái
độ chung đúng cho thân nhân bệnh nhân bằng
nhiều biện pháp khác nhau nhằm gia tăng tỉ lệ
thực hành đúng vì đây là thông số quan trọng,
quyết định khả năng lây nhiễm HIV/AIDS.
Nghiên cứu có một số hạn chế. Dù khảo sát
toàn bộ dân số nghiên cứu nhưng cỡ mẫu nhỏ
đã hạn chế khả năng phân tích thống kê. Sai
lệch thông tin có thể xảy ra với những câu hỏi
về quan hệ tình dục.
KẾT LUẬN
Giáo dục sức khoẻ cần được tăng cường
hơn nữa cho thân nhân bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS, trong đó vai trò của nhân viên y tế
đóng vai trò quan trọng. Thân nhân bệnh nhân
cần được chú ý trong quá trình chăm sóc bệnh
để có thể hỗ trợ và điều chỉnh thực hành đúng
nhằm phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Hải (2013). “Kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng chống HIV/AIDS của phạm nhân trại giam A20 tỉnh
Phú Yên”. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Ngọc Hội (2015). “Kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng chống HIV/AIDS của học sinh phổ thông trung học
huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận”. ĐH Y Dược TP.Hồ Chí
Minh.
3. Nguyễn Thị Ngọc Phương (2015). “Kiến thức, thái độ, thực
hành về phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS của những người
chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt
Đới TP. Hồ Chí Minh”. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
4. Nubed CK (2016). “Knowledge, attitudes and practices
regarding HIV/AIDS among senior secondary school
students in Fako Division, South West Region, Cameroon”.
BMC Public Health, 16(1), pp. 1-10.
5. Võ Minh Quang (2005). “Kiến thức, thái độ, thực hành
phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS của thân nhân bệnh nhân
AIDS tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Tp.HCM”. Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_thai_do_thuc_hanh_ve_phong_ngua_lay_nhiem_hivaids.pdf