Tài liệu Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực hành bữa sáng của sinh viên Y3 Đại học y Hà Nội năm 2018-2019: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 199
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
THỰC HÀNH BỮA SÁNG CỦA SINH VIÊN Y3
ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2018-2019
Hoàng Yến Nhi*, Nguyễn Thị Hằng Nga*, Lê Xuân Hưng*, Lê Thị Giang*, Lê Đức Dũng*,
Nguyễn Thị Thùy Linh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức
khỏe và kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về bữa sáng trong độ tuổi thanh
thiếu niên, đặc biệt là đối tượng sinh viên Y- những người có cơ hội tiếp cận đầy đủ hơn về những vấn đề sức
khỏe con người.
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và xác định một số yếu tố liên quan đến việc thực hành bữa
sáng của sinh viên Y3 Đại học Y Hà Nội năm 2018-2019.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 343 sinh viên Y3 Đại học Y Hà
Nội từ tháng 12/2018- 1/2019.
Kết quả: 6...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực hành bữa sáng của sinh viên Y3 Đại học y Hà Nội năm 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 199
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
THỰC HÀNH BỮA SÁNG CỦA SINH VIÊN Y3
ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2018-2019
Hoàng Yến Nhi*, Nguyễn Thị Hằng Nga*, Lê Xuân Hưng*, Lê Thị Giang*, Lê Đức Dũng*,
Nguyễn Thị Thùy Linh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức
khỏe và kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về bữa sáng trong độ tuổi thanh
thiếu niên, đặc biệt là đối tượng sinh viên Y- những người có cơ hội tiếp cận đầy đủ hơn về những vấn đề sức
khỏe con người.
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và xác định một số yếu tố liên quan đến việc thực hành bữa
sáng của sinh viên Y3 Đại học Y Hà Nội năm 2018-2019.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 343 sinh viên Y3 Đại học Y Hà
Nội từ tháng 12/2018- 1/2019.
Kết quả: 66,5% tổng số đối tượng có kiến thức không đạt về bữa sáng, 54,3% có thái độ tiêu cực và 63,6%
không có thói quen tốt khi ăn sáng. Bên cạnh đó, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa tổng điểm thực
hành và các yếu tố sau: kiến thức, thái độ, lý do để ăn sáng, lý do không ăn sáng, thời gian thức dậy, chuyên
ngành, nơi ở, chi tiêu vào bữa sáng, thông tin từ phương tiện truyền thông đại chúng hoặc người thân và bạn bè
Kết luận: Tỉ lệ sinh viên Y3 Đại học Y Hà Nội đạt về tổng điểm kiến thức, thái độ, thực hành vẫn còn chưa
cao, chỉ chiếm 1/3-1/2 tổng số đối tượng.
Từ khóa: kiến thức -thái độ -thực hành, bữa sáng
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE, PRACTICE AND SOME FACTORS RELATED
TO THE BREAKFAST PRACTICE OF MEDICAL JUNIOR STUDENTS IN HANOI 2018-2019
Hoang Yen Nhi, Nguyen Thi Hang Nga, Le Xuan Hung, Le Thi Giang, Le Duc Dung,
Nguyen Thi Thuy Linh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 199 – 207
Background: Breakfast is the most important meal of the day, which has direct impact on physical
conditions, study and other activities. However, there have been few studies on young adults’ breakfast, especially
on Medical students who have better knowledge about health problem.
Objectives: To describe knowledge, attitude and practice of medical junior students about breakfast and to
analyze some factors related to their breakfast practice in Hanoi 2018-2019.
Subjects and research methods: A cross-sectional study was conducted on 343 medical junior students in
Hanoi from December 2018 to January 2019.
Results: 66.5% of the total sample had poor knowledge about breakfast, 54.3% had negative attitude and
63.6% did not have good practice on having breakfast. Besides, there was a statistically significant difference
*Đại học Y Hà Nội
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Xuân Hưng ĐT: 0911196443 Email: lexuanhung@hmu.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 200
(p<0,05) between sum of practice points and following factors: knowledge, attitude, reason to have breakfast,
reason not to have breakfast, time to wake up, study major, living place, spending on breakfast, information from
public communication, family and friends.
Conclusions: The prevalence of the surveyed junior students of Hanoi Medical University, who had high
point in knowledge, attitude and practice of having breakfast, was low, only accounted for one third to a half of the
total sample.
Keywords: knowledge -attitude -practice, breakfast
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày, có
vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng
lượng và khởi động quá trình chuyển hóa, trao
đổi chất sau khoảng thời gian dài ngưng ăn (10-
12 tiếng đồng hồ) từ bữa tối hôm trước. Bên cạnh
đó, một khẩu phần ăn sáng đầy đủ các chất dinh
dưỡng còn góp phần quan trọng đến việc duy trì
trọng lượng cân đối cho cơ thể(1).
Tuy nhiên trên thực tế, phần nhiều mọi
người lại thường bỏ qua hoặc chưa ý thức thành
phần dinh dưỡng bữa ăn quan trọng này. Đặc
biệt trong nhóm đối tượng là thành niên, sinh
viên. Điều tra của YunJung Bae và cộng sự tại
Đại học Hanbuk Hàn Quốc (năm 2011) cho thấy
trong số 243 sinh viên tham gia nghiên cứu có
đến 37% sinh viên không ăn sáng thường xuyên,
trong đó có 72,1% sinh viên không quan tâm tới
thành phần dinh dưỡng trong bữa sáng(7). Tại
Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Văn Hà và
cộng sự tại Đại học Ngoại Thương cũng cho hay
số sinh viên không có thói quen thường xuyên
ăn sáng chiếm tới 56% tổng số sinh viên tham
gia nghiên cứu.
Đối tượng sinh viên Y3 Đại học Y Hà Nội
ngoài trong độ tuổi thanh niên còn là nhóm đối
tượng có những đặc thù riêng, với cường độ thời
gian học dài, học nhiều, sinh viên còn phải bắt
đầu làm quen với việc đi trực bệnh viện trong
học kì 2. Đối với khoảng thời gian đầu còn chưa
quen và chưa biết phân bố thời gian cho hợp lí,
sinh viên thường bỏ qua bữa ăn sáng vì không
có thời gian hoặc ngủ dậy muộn không kịp ăn
đã phải đi học, dẫn tới hậu quả sinh viên không
nạp đủ năng lượng để học tập và làm việc, tác
động tiêu cực đến trí nhớ và khả năng nhận thức
của bản thân.
Trong xã hội hiện nay, sinh viên Y còn là
những nhân tố được đào tạo để trở thành cán
bộ chăm sóc sức khỏe tương lai của đất nước,
góp phần quan trọng đến việc hình thành
nhận thức về các vấn đề sức khỏe cho người
bệnh. Vì vậy việc đánh giá K.A.P của sinh viên
Y là vô cùng cần thiết, từ đó giúp chúng ta làm
tiền đề cho những nghiên cứu sau này và giúp
sinh viên có kiến thức tốt, thái độ và thực hành
đúng trong thực hành bữa sáng cho bản thân
và cho cộng đồng.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về thực
hành bữa sáng của sinh viên Y3 Đại học Y Hà
Nội năm 2018-2019.
Xác định một số yếu tố liên quan đến thực
hành bữa sáng của sinh viên Y3 Đại học Y Hà
Nội năm 2018-2019.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên Y3 chính quy hiện đang học tại
trường Đại học Y Hà Nội, có sức khỏe đảm bảo
được đưa vào mẫu nghiên cứu trong thời gian từ
ngày 19/12/2018 đến ngày 26/01/2019.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu
Được tính dựa vào công thức ước tính một
giá trị tỉ lệ trong quần thể:
n = Z2(1-α/2)
Trong đó:
n là cỡ mẫu tối thiểu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 201
α: mức ý nghĩa thống kê.
Z1-α/2: hệ số tin cậy. Với α = 0.05 thì Z= 1.96
p: tỉ lệ từ nghiên cứu thử. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu thử trên 50 sinh viên trường
Đại học Y Hà Nội. Sau khi tiến hành nghiên cứu
thử tính được p = 0,38 thay vào công thức tính
được cỡ mẫu của nghiên cứu.
ɛ: Khoảng sai lệch mong muốn giữa mẫu và
quần thể nghiên cứu. (với ε=0,15)
: Giá trị trung bình tổng điểm thực hành từ
nghiên cứu thử.
Vậy mẫu nghiên cứu là 343 sinh viên.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu phân tầng theo chuyên ngành học
của sinh viên Y3 chính quy theo các bước sau:
Bước 1
Lập danh sách tất cả những đối tượng là sinh
viên Y3 chính quy trường Đại học Y Hà Nội năm
2018 theo từng lớp học (có 14 lớp gồm: 5 lớp hệ
BSĐK, 9 lớp hệ cử nhân và bác sĩ).
Bước 2
Lập bảng tỉ lệ số sinh viên mỗi lớp được
chọn vào nghiên cứu trên tổng số sinh viên
khối Y3. (Tính số sinh viên mỗi lớp chọn vào
nghiên cứu theo tỉ lệ sĩ số lớp). Tổng số sinh
viên khối Y3 chính quy năm học 2018- 2019 là
970 sinh viên.
Bước 3
Dùng phần mềm Excel chọn ngẫu nhiên
sinh viên mỗi lớp tham gia nghiên cứu theo tỉ
lệ đã tính.
Bước 4
Lập danh sách những đối tượng được lựa chọn.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của đối tượng
Chúng tôi đã chọn được 343 sinh viên đủ
tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu trong đó đa số
sinh viên là nữ giới (63,3%), và học hệ bác sĩ
(70,6%). Về tình trạng nơi ở, đa số sinh viên ở trọ
(49,6%) và ở kí túc xá (37%).
Tổng điểm kiến thức có giá trị trung vị là 7,
khoảng tử phân vị 5-8, giá trị trung bình
6.43/14 câu, chiếm 46% trên tổng số câu. Tổng
điểm thái độ có giá trị trung vị là 7, khoảng tứ
phân vị là 5-9, giá trị trung bình chiếm 58,8%
trên tổng số câu. Tổng điểm thực hành có giá
trị trung vị; khoảng tứ phân vị; phần trăm giá
trị trung bình trên tổng số câu lần lượt là 17;
16-18; 76,8% (Bảng 1).
Tỉ lệ số sinh viên có tổng điểm kiến thức; thái
độ; thực hành đạt yêu cầu lần lượt là 33,5%;
45,7%; 36,4%.
Bảng 1: Tổng điểm kiến thức, thái độ và thực hành về bữa sáng
Tổng điểm TB±ĐLC % câu trả lời đúng Đạt (%) Không đạt (%)
Trung vị (Khoảng
tứ phân vị)
Tổng điểm kiến thức 14 6,43±2,6 46% 33,5 66,5 7 (5- 8)
Tổng điểm thái độ 12 7,06±2,7 58,8% 45,7 54,3 7 (5- 9)
Tổng điểm thực hành 22 16,9±2,4 76,8% 36,4 63,6 17 (16- 18)
Đối với nhóm kiến thức chung về bữa sáng,
kiến thức về tầm quan trọng của bữa sáng có số
câu trả lời chiếm tỉ lệ cao nhất là 83,1%, kiến thức
về vai trò của bữa sáng và hậu quả khi không ăn
bữa sáng đầy đủ có tỉ lệ thấp hơn hẳn, lần lượt
chiếm 14,6% và 7,3% (Bảng 2).
Đối với nhóm kiến thức về các chất dinh
dưỡng sử dụng trong bữa sáng, kiến thức về tỷ
lệ năng lượng cần cung cấp cho bữa sáng so với
cả ngày có số câu trả lời đúng cao nhất nhóm,
chiếm 30,6%. Số câu trả lời đúng kiến thức về
glucid; protein; lipit có tỉ lệ lần lượt là: 41,7%;
20,4%; 7,0% (Bảng 2).
Bảng 2: Tỷ lệ câu trả lời đúng các kiến thức liên quan
đến bữa sáng (n=343)
Biến số Tần số Tỷ lệ (%)
Nhóm kiến thức chung về bữa sáng
Kiến thức về tầm quan trọng của bữa sáng 285 83,1
Kiến thức về vai trò của bữa sáng 50 14,6
Kiến thức về hậu quả khi không ăn bữa
sáng đầy đủ 25 7,3
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 202
Biến số Tần số Tỷ lệ (%)
Nhóm kiến thức về các chất dinh dưỡng sử dụng trong bữa
sáng
Kiến thức về tỷ lệ năng lượng cần cung
cấp cho bữa sáng so với cả ngày
105 30,6
Kiến thức về thành phần các chất cần
được dung nạp trong bữa sáng
56 16,3
Kiến thức về tỷ lệ Glucid cần thiết cho bữa
sáng
143 41,7
Kiến thức về tỷ lệ Protein cần thiết cho
bữa sáng
49 20,4
Kiến thức về tỷ lệ Lipid cần thiết cho bữa sáng 24 7,0
Trong số các đối tượng trả lời về thái độ đối
với các yếu tố liên quan đến thực hành bữa sáng,
mức thái độ rất quan tâm và quan tâm cao nhất
là ở “Bảng thành phần chất dinh dưỡng trên bao
bì sản phẩm”, lần lượt chiếm tỷ lệ là 16,3% và
49,2%. Ngược lại, yếu tố về “Chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm” có tỷ lệ thái độ bình thường,
không quan tâm cao nhất, lần lượt là 43,2% và
31,2% (Hình 1).
Trong số những đối tượng tham gia điều tra
về khẩu phần ăn cá nhân, chỉ có 2,0% số sinh
viên Y3 ăn bữa sáng đạt nhu cầu năng lượng
khuyến nghị (theo tổ chức WHO), tỷ lệ sinh viên
có bữa sáng thiếu năng lượng chiếm 98%. Bên
cạnh đó, 99,7% sinh viên Y3 trong nghiên cứu có
bữa sáng không cân đối tỷ lệ các chất sinh năng
lượng (Bảng 3).
Bảng 3: Tỷ lệ thực hành bữa sáng đáp ứng nhu cầu
năng lượng và sự cân đối thành phần các chất dinh
dưỡng (n=343)
Tần số Tỷ lệ (%)
Nhu cầu năng
lượng
Đủ năng lượng 7 2,0
Thiếu năng lượng 336 98,0
Tỉ lệ G:L:P
Cân đối 1 0,3
Không cân đối 342 99,7
Hình 1: Thái độ đối với các yếu tố liên quan đến việc thực hành bữa sang
Trong số những đối tượng trả lời về tần suất
các thói quen liên quan đến việc thực hành bữa
sáng, các thói quen sai lệch là: "Sử dụng thực
phẩm, đồ uống lạnh vào bữa sáng”; “Ăn đồ ăn
nhanh trong bữa sáng”; “Ăn hoa quả thay bữa
sáng” và “Sử dụng đồ uống thay bữa sáng” có tỷ
lệ không bao giờ thực hiện cao nhất, lần lượt
chiếm 91,6%; 82,2%; 73,5% và 87,2%. Ngoài ra,
đối với thói quen uống đồ uống chứa chất kích
thích trước bữa sáng” tỷ lệ sinh viên thực hiện
hàng ngày chiếm 14,3%, trong khi đó tỷ lệ không
bao giờ thực hiện chiếm tới 37,3% (Hình 2).
Đối với thói quen tích cực “Ăn sáng sau khi
ngủ dậy 30 phút-1 tiếng” có tỷ lệ sinh viên thực
hiện 4-6 ngày/tuần cao nhất, đạt 47,5%, tỷ lệ thực
hiện hàng ngày chiếm 20,9%.
Bảng 4: Mối tương quan giữa tổng điểm kiến thức,
tổng điểm thái độ và tổng điểm thực hành (n=343)
Tổng điểm
kiến thức
Tổng điểm
thái độ
Tổng điểm
thực hành
Tổng điểm kiến thức 1,000 - -
Tổng điểm thái độ
0,4640*
0,0000
1,000
-
-
Tổng điểm thực
hành
0,3907*
0,0000
0,2378*
0,0000
1,000
-
Có mối tương quan thuận ở mức độ trung
bình (r=0,4640) giữa tổng điểm kiến thức và tổng
điểm thái độ, mối tương quan này có ý nghĩa
thống kê với p <0,001. Giữa tổng điểm kiến thức
và tổng điểm thực hành cũng là tương quan
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 203
thuận nhưng mức độ yếu (r=0,3907), mối tương
quan này có ý nghĩa thống kê với
p=0,0000<0,001, tương tự với tổng điểm thái độ
và tổng điểm thực hành (r=0,2378;
p=0,0000<0,001) (Bảng 4).
Hình 2: Tỷ lệ tần suất các thói quen liên quan đến việc thực hành bữa sáng
Bảng 5: Các yếu tố liên quan đến việc thực hành bữa sáng
Yếu tố liên quan Tổng điểm thực hành
p-value
Tên biến Giá trị của biến
Không đạt Đạt
n % n %
Nơi ở
Ở với gia đình 21 6,1 25 7,3 0,01
Ở trọ 118 34,4 52 15,2
Ở ký túc xá 79 23,0 48 14,0
Chuyên ngành Bác sĩ 165 48,1 77 22,4 0,006
Cử nhân 53 15,5 48 14,0
Thói quen thức dậy Trước 6h 15 4,4 15 4,4 <0,001
6-7h 97 28,3 90 26,2
Sau 7h 106 30,9 20 5,8
Lý do ăn sáng Đói bụng 106 30,9 28 8,2 <0,001
Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể 56 16,3 69 20,1
Thói quen bản thân 20 5,8 25 7,3
Thói quen gia đình, bạn bè 36 10,5 3 0,9
Lý do không ăn sáng Không có thời gian 73 21,3 58 16,9 0,03
Không đói 33 9,6 21 6
Thói quen bản thân 90 26,2 41 12
Thói quen gia đình, bạn bè 22 6,4 5 1,6
Đối tượng cùng ăn sáng Một mình 186 54,2 100 29,2 0,04
Gia đình 7 2,0 12 3,5
Bạn bè 25 7,3 13 3,8
Chi phí cho bữa sáng < 20.000đ 193 56,3 103 30 0,04
20.000 – 30.000đ 25 7,3 19 5,5
> 30.000đ 0 0 3 0,9
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 204
Yếu tố liên quan Tổng điểm thực hành
p-value
Tên biến Giá trị của biến
Không đạt Đạt
n % n %
Nguồn cung cấp TT-KTBS là
phương tiện TT đại chúng
Không 113 32,9 20 5,8 <0,001
Có 105 30,6 105 30,6
Nguồn cung cấp TT-KTBS là
người thân, bạn bè
Không 155 45,2 64 18,7 <0,001
Có 63 18,4 61 17,8
TT-KTBS: Thông tin- Kiến thức bữa sáng có mối liên quan giữa “Nơi ở”, “Chuyên ngành”, “Lý do ăn sáng”, “Lý do không
ăn sáng”, “Đối tượng cùng ăn sáng” và “Thói quen thức dậy”, “Chi phí cho bữa ăn sáng”, “Nguồn cung cấp TT-KTDD là
phương tiện TT đại chúng", “Nguồn cung cấp TT-KTDD là người thân, bạn bè” với tổng điểm thực hành bữa sáng với p<0,05
BÀN LUẬN
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 343
sinh viên Y3 đại học Y Hà Nội. Trong đó tỷ lệ
đối tượng là nam giới chiếm 36,7%, nữ giới
chiếm tới 63,3%. Tỷ lệ các chuyên ngành có có sự
chênh lệch lớn, cụ thể tỷ lệ bác sỹ đa khoa có tỷ
lệ cao nhất, chiếm 50,7%, hơn chuyên ngành có
tỷ lệ thấp nhất là cử nhân y tế công cộng (3,5%)
tới 47,2%. Sự khác biệt này được lý giải do chúng
tôi đã tiến hành lập bảng tỉ lệ số sinh viên mỗi
lớp được chọn vào nghiên cứu trên tổng số sinh
viên Y3, mà tổng số sinh viên là bác sỹ đa khoa
có số lượng lớn nhất nên tỷ lệ được chọn vào
nghiên cứu cũng cao nhất.
Kiến thức, thái độ, thực hành về bữa sáng của
đối tượng
Kiến thức về bữa sáng
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 83,1% đối
tượng đồng ý bữa sáng là bữa ăn quan trọng
nhất trong ngày, tỉ lệ này cao hơn so với kết quả
trong nghiên cứu của Dongxu Wang(9) và
Cebirbay MA(2) với tỉ lệ lần lượt là 68,6% và 62,6
%. Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
được 20,4% số sinh viên có kiến thức đúng về tỷ
lệ protein cần thiết cho bữa sáng, trong khi đó, tỉ
lệ này đạt 9,5% trong nghiên cứu của Sitti
Patimah(6). Nhìn chung, kết quả có dấu hiệu tích
cực khi phần lớn sinh viên có nhận thức về tầm
quan trọng của bữa sáng, nhưng khi tìm hiểu về
các kiến thức đặc thù liên quan đến dinh dưỡng
thì lại ghi nhận được tỉ lệ câu trả lời chính xác vô
cùng thấp.
Thái độ về bữa sáng
Chúng tôi đánh giá thái độ của đối tượng
đối với các vấn đề liên quan đến bữa sáng dựa
trên 4 mức độ: rất quan tâm, quan tâm, bình
thường và không quan tâm. Đối với bảng thành
phần chất dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm sử
dụng trong bữa sáng, kết quả ghi nhận được có
14% số đối tượng không quan tâm đến vấn đề
này, kết quả của Nguyễn Văn Hà tại đại học
Ngoại Thương có phần khả quan hơn với tỉ lệ là
5% sinh viên. Bên cạnh đó, có đến 74,4% sinh
viên không quan tâm đến chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm khi ăn sáng, cao hơn hẳn so với
nghiên cứu của Nguyễn Văn Hà (10% số sinh
viên). Nhìn chung, thái độ của sinh viên Y3 về
các yếu tố liên quan đến bữa sáng còn thấp, điều
này đòi hỏi cần tích cực thúc đẩy những chương
trình can thiệp, giáo dục truyền thông để giúp
sinh viên nói riêng và cộng đồng nói chung cải
thiện cách nhìn nhận về một bữa sáng lành
mạnh.
Thực hành về bữa sáng
Để tìm hiểu việc thực hành bữa sáng của
đối tượng, chúng tôi tiến hành hỏi ghi khẩu
phần bữa sáng trong 3 ngày liên tiếp. Kết quả
của nghiên cứu ghi nhận có 2% đối tượng có
bữa sáng cung cấp đủ năng lượng, 0,3% đối
tượng có bữa sáng cân đối, kết quả trên thấp
hơn nhiều so với nghiên cứu của Min C với tỉ
lệ lần lượt là 63,8% và 100% số đối tượng(5)
(theo khuyến nghị của WHO). Sự khác biệt
này có thể lý giải phần nào do quá trình phân
tích hàm lượng các chất dinh dưỡng giữa 2
nghiên cứu có sự khác nhau về công cụ xử lý
và phân tích. Nghiên cứu của chúng tôi sử
dụng bảng thành phần thực phẩm Việt Nam
của Viện Dinh dưỡng quy định, còn nghiên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 205
cứu của Min C sử dụng công cụ Can – pro 3.0
của hiệp hội Dinh dưỡng Hàn Quốc. Tuy
nhiên, qua điều tra chúng tôi cũng nhận thấy
được thực trạng chất lượng bữa sáng vô cùng
đáng báo động của sinh viên Y3, điều này đòi
hỏi sự can thiệp hợp lý để thay đổi thói quen
ăn uống, và nâng cao tình trạng sức khỏe của
sinh viên.
Bên cạnh đó, nghiên cứu chúng tôi và Sue
Reeves(7) có kết quả tương đồng nhau với tỉ lệ
lần lượt là 62,7% và 74% số đối tượng có thói
quen sử dụng đồ uống chứa chất kích thích(cà
phê, chè,..) trước bữa sáng. Trên thực tế, đối
tượng của hai nghiên cứu đều là những người
trưởng thành đang phải đối mặt với áp lực từ
công việc và học tập dẫn đến thói quen sử
dụng đồ uống chứa chất kích thích trong bữa
sáng nhằm giúp bản thân tỉnh táo, và giảm
mệt mỏi, căng thẳng. Quan điểm trên là hoàn
toàn chính xác, tuy vậy thói quen này có thể
gây nhiều tác hại cho cơ thể nếu sử dụng trà,
cà phê ngay khi thức dậy mà không được ăn
bữa sáng từ trước đó.
Một số yếu tố liên quan đến việc thực hành
bữa sáng
Mối liên quan giữa tổng điểm kiến thức và
tổng điểm thực hành (r= 0,3907) và mối liên quan
giữa tổng điểm thái độ và tổng điểm thực hành
(r= 0, 2378) của sinh viên Y3 Đại học Y Hà Nội có
tương quan tỉ lệ thuận mạnh hơn so với kết quả
nghiên cứu trên 374 học sinh tiểu học tại tỉnh
Songkhla, Thái Lan trong nghiên cứu của
Kornwika Sukkrachang(Error! Reference source not found.).
Tuy vậy, trong cả hai nghiên cứu, tương quan
này còn yếu, điều này cho thấy cần thiết phải có
các chương trình can thiệp để nâng cao khả năng
áp dụng kiến thức, thái độ vào các thói quen sử
dụng bữa sáng.
Tổng điểm thực hành có sự khác biệt
(p<0,05) đối với những yếu tố sau: nơi ở, chuyên
ngành, thời gian thức dậy, đối tượng cùng ăn
sáng, lý do ăn sáng, lý do không ăn sáng, mức
chi tiêu bữa sáng, nguồn cung cấp thông tin về
bữa sáng đến từ phương tiện TT đại chúng và
người thân, bạn bè. Nghiên cứu của Jeong Soon
You(11) trên 237 học sinh lớp 6 lại chỉ ra rằng thói
quen ăn sáng có mối liên quan mật thiết với: lý
do không ăn sáng, đối tượng cùng ăn sáng, thời
gian tập luyện thể dục, số lượng bạn bè, người
chuẩn bị bữa sáng, mức độ đói trước khi ăn
sáng, chi phí sinh hoạt tháng.
Đối với nhóm yếu tố các lý do ăn sáng, nhóm
có lý do cung cấp năng lượng và chất dinh
dưỡng cho cơ thể có 20,1% đối tượng có điểm
thực hành đạt yêu cầu, cao hơn hẳn so với các lý
do đến từ thói quen bản thân; gia đình và bạn bè
lần lượt chiếm tỉ lệ là 7,3% và 0,9%. Điều này
chứng tỏ rằng, đối tượng có kiến thức đúng đắn
về lý do ăn sáng có ảnh hưởng tích cực đến các
thói quen khi sử dụng bữa sáng. Vì vậy, việc
hiểu rõ tầm quan trọng của bữa sáng là vô cùng
cần thiết.
Đối với yếu tố lý do không ăn sáng, tỉ lệ
điểm thực hành không đạt cao nhất nằm ở lý do
thói quen bản thân chiếm 26,2%. Điều này cũng
tương tự đối với nghiên cứu của You Jeong
Soon(11) và cộng sự trên 237 học sinh nam lớp 6
tại trường tiểu học tại Daejeon, Hàn Quốc. Bên
cạnh đó, nhóm có lý do không có thời gian ăn
sáng có điểm thực hành đạt yêu cầu là 16,9%,
cao hơn với các nhóm không đói; thói quen bản
thân; và thói quen từ gia đình bạn bè.
Đối với nhóm yếu tố đối tượng cùng ăn
sáng, nhóm ăn sáng một mình có tỉ lệ điểm
thực hành không đạt chiếm 54,2%, cao hơn
17,8% so với số đối tượng có điểm thực hành
đạt yêu cầu. Tương tự, nhóm ăn sáng cùng bạn
bè có tỉ lệ điểm thực hành không đạt và đạt lần
lượt là: 7,3% và 3,8%. Ngược lại, tỉ lệ sinh viên
có tổng điểm thực hành đạt cao hơn không đạt
ở nhóm ăn sáng cùng gia đình, với tỉ lệ lần
lượt là 3,5% và 2%.
Tương tự đối với nhóm yếu tố nơi ở, nhóm
ở với gia đình là nhóm duy nhất có số đối
tượng đạt tổng điểm thực hành đạt mức yêu
cầu cao hơn không đạt, chiếm lần lượt là 7,3%
và 6,1% trên tổng số đối tượng. Qua hai yếu tố
đối tượng cùng ăn sáng và nơi ở, có thể thấy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 206
rằng, việc ăn sáng và ở cùng gia đình có ảnh
hưởng trực tiếp tích cực đến việc thực hành
bữa sáng của đối tượng.
Thời gian thức dậy có liên quan đến thực
hành bữa sáng của sinh viên Y3 ĐH Y Hà Nội.
Những sinh viên có điểm thực hành bữa sáng
đạt phần lớn là nhóm thức dậy trong khoảng 6-
7h, thời gian này là đủ để chuẩn bị và thực hiện
bữa sáng. Bên cạnh đó, nhóm đối tượng thức
dậy sau 7h có tỉ lệ sinh viên đạt về tổng điểm
thực hành bữa sáng thấp nhất và điều này hoàn
toàn phù hợp với lý do mà phần đông các bạn
cho rằng không ăn sáng là không có thời gian.
Kết quả này phù hợp với một vài nghiên cứu
trước đây của Vereecken C(8), Cuenca – García
M(4) cũng đã chỉ ra rằng việc đi ngủ muộn vào
đêm hôm trước có thể dẫn đến việc thức dậy
muộn vào sáng hôm sau và là lý do chính cho
việc không đủ thời gian để thực hiện bữa sáng
của các học sinh từ 41 quốc gia tham gia nghiên
cứu HBSC (Hành vi sức khỏe trong nghiên cứu
trẻ em ở độ tuổi đi học) hay các thanh thiếu niên
châu Âu.
Bên cạnh đó, tỷ lệ đối tượng được cung cấp
nguồn thông tin - kiến thức về bữa sáng qua
phương tiện truyền thông đại chúng (30,6%)
hoặc qua người thân, bạn bè (18,7%) có ảnh
hưởng tích cực đến hành vi sử dụng bữa sáng
của đối tượng. Đây là minh chứng cho việc cần
đẩy mạnh các công tác truyền thông đại chúng
như: loa đài, vô tuyến, báo chí nhằm tăng độ
phủ sóng các vấn đề liên quan giáo dục sức
khỏe nói chung và bữa sáng nói riêng đến với
cộng đồng.
KẾT LUẬN
Các đối tượng có kiến thức; thái độ; thực
hành về bữa sáng đạt yêu cầu có tỉ lệ còn chưa
cao, lần lượt là 33,5%; 45,7%; 36,4%.
Bên cạnh đó, khi điều tra khẩu phần bữa
sáng trong 3 ngày liên tiếp, chỉ có 2,0% số sinh
viên ăn bữa sáng đạt nhu cầu năng lượng
khuyến nghị theo WHO, và 0,3% sinh viên có
bữa sáng cân đối tỷ lệ các chất sinh năng lượng
trong bữa sáng.
Giữa kiến thức, thái độ, thực hành có mối
tương quan với nhau, đa phần những đối tượng
có kiến thức hoặc thái độ tốt sẽ có thực hành tốt.
Sự biến động của tổng điểm thực hành được
giải thích bởi sự biến thiên của các yếu tố sau:
nơi ở, chuyên ngành, thời gian thức dậy, đối
tượng cùng ăn sáng, lý do ăn sáng, lý do không
ăn sáng, mức chi tiêu bữa sáng, nguồn cung cấp
thông tin về bữa sáng đến từ phương tiện TT đại
chúng; và người thân, bạn bè.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm - Trường Đại học Y
Hà Nội (2012). Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Nhà xuất bản
Y học Hà Nội, pp.7-17.
2. Cebirbay MA, Aktas N, et al (2011). Determination of breakfast
habits and knowledge of foreign undergraduates studying at
Selcuk University in Turkey. Progress in Nutrition, 13(4):276-285.
3. Cooper SB, Bandelow S, Nevill ME, et al (2011). Breakfast
consumption and cognitive function in adolescent
schoolchildren. Physiology & Behavior, 103(5):431-439.
4. Cuenca-García M, Ruiz JR, Ortega FB, Labayen I and others
(2014). Association of breakfast consumption with objectively
measured and self-reported physical activity, sedentary time
and physical fitness in European adolescents: the HELENA
(Healthy Lifestyle in Europe by Nutrition in Adolescence).
Public Health Nutr, 17(10):2226-36.
5. Min C, Noh H, Kang YS, et al (2011). Skipping breakfast is
associated with diet quality and metabolic syndrome risk
factors of adults. Nutr Res Pract, 5(5): pp. 455–463.
6. Patimah S, Royani I, Mursaha A, et al (2016). Knowledge,
attitude and practice of balanced diet and correlation with
hypochromic microcytic anemia among adolescent school girls
in Maros district, South Sulawesi, Indonesia. Biomedical Research,
7. Reeves S, Halsey LG, McMeel Y, et al (2013). Breakfast habits,
beliefs and measures of health and wellbeing in a nationally
representative UK sample. Appetite, 60(1):51-57.
8. Vereecken C, Dupuy M, Rasmussen M, and others (2009).
Breakfast consumption and its socio-demographic and lifestyle
correlates in schoolchildren in 41 countries participating in the
HBSC study. Int J Public Health, 54(2):180–90.
9. Wang D, Shi Y, Chang C, et al (2014). Knowledge, attitudes and
behaviour regarding nutrition and dietary intake of seventh-
grade students in rural areas of Mi Yun County, Beijing, China.
Environ Health Prev Med, 19(3):179-186
10. Yeon JY, Bae YJ, et al (2011). Dietary Behaviors, Processed Food
Preferences and Awareness Levels of Nutrition Labels among
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 207
Female University Students Living in Middle Region by
Breakfast Eating. Korean J Community Nutr, 18(5):442-456.
11. You JS, Kim SM and Chang KJ (2009). Nutritional Knowledge
and Dietary Behavior of the 6th Grade Elementary School
Students in Daejeon Area by Gender and Skipping Breakfast.
Korean J Nutr, 42(3):256-267.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_thai_do_thuc_hanh_va_mot_so_yeu_tolien_quan_den_2204_2212157.pdf