Tài liệu Kiến thức thái độ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu năm 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 160
KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU
NĂM 2017
Đỗ Thị Thúy Liễu*, Lưu Thị Mỹ Tiên*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ và mối liên quan giữa kiến thức, thái
độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Kiến thức chiếm tỷ lệ cao nhất biết sữa đầu tiên là sữa non 100%, lợi ích của sữa non 100%, lợi ích
cho bé khi NCBSM là 100%, biết thời gian ăn dặm lúc 6 tháng tuổi của trẻ chiếm 96%, duy trì nguồn sữa chiếm
90,6%, lợi ích cho mẹ khi NCBSM là 88,6%, bé bú mẹ khi nào cai sữa chiếm 86,9%, thấp nhất không biết hạn chế
của sữa công thức chiếm 23,7%. Thái độ NCBSM: Tỷ lệ chiếm cao nhất đồng ý bú mẹ sớm sau sanh càng sớm
càng tốt chiếm 94%, bú mẹ hoàn toàn theo nhu cầu chiếm 94%, cho bé bú ban đem chiếm 90,8%, bú ...
10 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức thái độ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 160
KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU
NĂM 2017
Đỗ Thị Thúy Liễu*, Lưu Thị Mỹ Tiên*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ và mối liên quan giữa kiến thức, thái
độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Kiến thức chiếm tỷ lệ cao nhất biết sữa đầu tiên là sữa non 100%, lợi ích của sữa non 100%, lợi ích
cho bé khi NCBSM là 100%, biết thời gian ăn dặm lúc 6 tháng tuổi của trẻ chiếm 96%, duy trì nguồn sữa chiếm
90,6%, lợi ích cho mẹ khi NCBSM là 88,6%, bé bú mẹ khi nào cai sữa chiếm 86,9%, thấp nhất không biết hạn chế
của sữa công thức chiếm 23,7%. Thái độ NCBSM: Tỷ lệ chiếm cao nhất đồng ý bú mẹ sớm sau sanh càng sớm
càng tốt chiếm 94%, bú mẹ hoàn toàn theo nhu cầu chiếm 94%, cho bé bú ban đem chiếm 90,8%, bú mẹ hoàn toàn
4 đến 6 tháng chiếm 90%, đồng ý lời khuyên lợi ích NCBSM là 88%, đồng ý NCBSM là biện pháp bảo vệ sức
khỏe cho mẹ và bé chiếm 86,6%, không đồng ý cho bé uống nước sau mỗi cử bú chiếm 86,5%, không đồng ý cho
bú them sữa công thức vài ngày chờ sữa mẹ lên chiếm 86,3%. Thái độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ liên
quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Kết luận: Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa thái độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ.
Từ khóa: Sữa mẹ.
ABSTRACT
ABSTRACTINTRODUCTION TO INTRODUCTION CHILD SUPPORTERS AND RELATED FACTORS
AT THE MISSION INTERNATIONAL HOSPITAL IN 2017
Do Thi Thuy Lieu, Luu Thi My Tien
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 160 – 169
Objective: The description descriptation, the status, implementation of childing with parent mother in the
Products of the European Institute of European European 2017. Specify the relationship relationship between the
comment, the status, the implementation of the parent with the care of the care of the care of the Parent of the
European 2017.
Method: Crosscut description description for parsing.
Result: Results for the relationship found with the current action with milk mother
Conclusion: Knowledge of breastfeeding: knowledge of the highest percentage of knowledge about the first
milk is 100% colostrum, the benefits of colostrum 100%, the benefit of breastfeeding 100%, the time Maintaining
a milk supply of 90.6%, benefits for mother in breastfeeding was 88.6%, breastfeeding when weaning accounted
for 86.9%, the lowest known restrictions of formula milk accounted for 23.7%.
Breastfeeding: The highest proportion of consent for early initiation of breastfeeding was as early as
possible, accounting for 94%, exclusive breastfeeding was 94%, breastfeeding was 90.8% 4% to 6 months of
exclusive breastfeeding, 88% consent to breastfeeding counseling, 86% for breastfeeding and 86%, do not agree to
give milk to drink water after each feed accounted for 86.5%, not agree to feed milk formula for several days to
*Bệnh viện Quốc Tế Phương Châu.
Tác giả liên lạc: ĐD.Đỗ Thị Thúy Liễu, ĐT: 0919327890, Email: lieudtt@phuongchau.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 161
breast milk accounted for 86.3%. Attitude and practice of breastfeeding were statistically significant (p < 0.05).
Key word: Grow kids by mom milk.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) luôn được
quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà ở khắp nơi
trên thế giới. Tầm quan trọng, việc duy trì, lợi ích
của nuôi trẻ bằng sữa mẹ và các phương pháp
nuôi dưỡng trẻ nhỏ luôn được ưu tiên trong các
chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông
về bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, về phòng,
chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. NCBSM là biện
pháp tự nhiên mang lại nhiều lợi ích về kinh tế,
nhiều hiệu quả bảo vệ sức khỏe bà mẹ và bé(4,5).
Sữa mẹ chứa hàng trăm thành phần dinh dưỡng
và các yếu tố bảo vệ giúp tăng cường khả năng
miễn dịch cho cơ thể của bé. Đặc biệt, sữa non là
dòng sữa đầu tiên do bầu vú tiết ra rất giàu năng
lượng, vì vậy ngay trong giờ đầu sau sinh cần
cho bé bú mẹ(3). Nhiều năm trước đây các nhà
nghiên cứu đã biết sữa mẹ cung cấp nhiều ích lợi
cho sức khỏe của bé, hạ thấp tỷ lệ: tiêu chảy, phát
ban, dị ứng thức ăn và nhiều vấn đề Y Khoa nữa,
khi so sánh với những bé được nuôi bằng sữa
bò(6). Bà mẹ NCBSM giúp phát triển mối quan hệ
gần gủi yêu thương, gắn bó tình cảm mẹ con(4).
Ngoài ra việc NCBSM rất kinh tế vì có thể tiết
kiệm cho nhà nước hàng triệu USD vào việc sản
xuất, vận chuyển phân phối các sản phẩm, thực
phẩm dùng để chữa trị, phục hồi cho các trẻ em
bị suy dinh dưỡng. Mặc dù lợi ích như vậy, hầu
hết các bà mẹ ở Việt Nam chưa thực hiện tốt cho
bé bú đúng phương pháp.
Theo UNICEF ước tính 1,3 triệu trẻ chết
hàng năm bởi không được NCBSM hoàn toàn
trong vòng sáu tháng đầu mà được nuôi bằng
các thực phẩm bổ sung khác(9). Theo Anthony
Bloomberg, đại diện UNICEF ở Việt Nam thì
chỉ có chưa đến 1/3 các bà mẹ NCBSM trong 4
tháng đầu. Tỷ lệ trung bình Thế Giới là
khoảng 40%. Tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng
sữa mẹ ở Việt Nam giảm xuống còn 5% khi bé
được 4 – 6 tháng tuổi. Đây là một trong các
vùng có tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
thấp nhất và có thể ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của trẻ nhỏ. Thêm vào đó là trong cuộc
sống hiện đại, người phụ nữ không có nhiều
thời gian dành cho con bú. Nguyên nhân chủ
yếu là thái độ xã hội, trong đó thiếu sự hỗ trợ
của cộng đồng, nhất là người chồng. Các bậc
ông, bà, thiếu kiến thức và các bà mẹ chưa ý
thức được vai trò quan trọng của việc NCBSM.
Nhân viên y tế có thể giúp bà mẹ có những
quyết định nuôi dưỡng trẻ tốt hơn. Tại Việt
Nam, hầu hết phụ nữ mang thai được chăm
sóc trước sinh. Các bà mẹ thường đi khám thai
nhiều lần trong suốt thời gian mang thai và đa
số sinh con tại bệnh viện, nhà hộ sinh hoặc cơ
sở y tế ở địa phương. Trong thời gian này,
nhân viên y tế sẽ có cơ hội để tư vấn, hỗ trợ và
cung cấp thông tin giáo dục cho phụ nữ, giúp
họ biết cách nuôi dưỡng trẻ tốt nhất. Để tìm
hiểu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành
của các bà mẹ về vấn đề này, nên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi
con bằng sữa mẹ tại khoa sản Bệnh viện Quốc tế
Phương Châu năm 2017.
Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái
độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ tại khoa
sản Bệnh viện Quốc tế Phương Châu năm 2017.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tất cả các sản phụ sanh tại Bệnh viện Quốc
Tế Phương Châu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả các sản phụ sanh tại Bệnh viện Quốc
tế Phương Châu thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ
(theo phương pháp chọn ngẫu nhiên hệ thống).
Tiêu chuẩn loại trừ
Trẻ bệnh lý nặng hoặc sanh non đang điều
trị, cách ly mẹ.
Những sản phụ có bệnh lý không cho
phép NCBSM: suy tim, lao phổi, HIV, ung thư
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 162
đang điều trị hóa chất, đang dùng thuốc
chống động kinh.
Những sản phụ không có khả năng trả lời:
những người câm điếc hay tâm thần.
Sản phụ không đồng ý phỏng vấn.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
Cỡ mẫu
Được tính theo công thức ước lượng một tỷ
lệ trong quần thể. Trong đó:
n là cỡ mẫu.
α: xác suất sai lầm loại 1 = 0,05.
Z1-α/2: giá trị tương ứng của hệ số tin cậy
với α = 0,05 (mức ý nghĩa α = 5%) thì Z1-α/2 = 1,96.
Theo nghiên cứu của tác giả Tôn Thị Anh Tú
và Nguyễn Thu Tịnh (2011) cho thấy có 33,34%
bà mẹ có kiến thức đúng về cho con bú sữa(8).
Áp dụng công thức trên ta có n = 322, chúng
tôi chọn bằng 350.
KẾT QUẢ
Đa số tỷ lệ trong độ nhóm tuổi 25 đến 35 tuổi
chiếm 57%, nhóm tuổi nhỏ 25 tuổi chiếm 28%,
nhóm tuổi trên 35 tuổi chiếm 15%. Tỷ lệ con so
chiếm 52% cao hơn con rạ chiếm 48%. Đa phần
dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao 81%, Hoa chiếm
11%, khơmer chiếm 8%.
Bảng 1. Thông tin tuổi, số lần sanh, dân tộc của đối
tượng nghiên cứu
Đặc tính n Tỷ lệ %
Nhóm tuổi
< 25 tuổi 99 28
25 – 35 tuổi 199 57
> 35 tuổi 52 15
Số lần sanh
Con so 182 52
Con rạ (≥ 1 lần) 168 48
Dân tộc
Kinh 284 81
Hoa 38 11
Khơmer 28 8
Dân tộc khác 0
Công chức chiếm tỷ lệ cao nhất 32,3%, tự
kinh doanh buôn bán nhỏ 21,7%, công nhân viên
chiếm 18,6, nội trợ chiếm 10,3%, cán bộ quản lý
chiếm 9,7%, làm nghề tự do chiếm 2,9%, nghề
nông chiếm 2,9%, thấp nhất là sinh viên chiếm
1,7%. Trình độ học vấn chiếm cao nhất chiếm
46%, cao đẳng/ trung cấp chiếm 39%, trình độ
khác chiếm 12%, thấp nhất trình độ trên đại học
chiếm 3%. Thu nhập từ 4 đến 6 triệu chiếm cao
nhất 48%, trên 6 triệu chiếm 47%, từ 2 đến 4 triệu
chiếm thấp nhất 5%.
Bảng 2. Đặc điểm nghề nghiệp, trình độ học vấn,
thu nhập đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp n p
Sinh viên 6 1,7
Công nhân viên 65 18,6
Công chức/ viên chức 113 32,3
Tự kinh doanh buôn bán nhỏ 76 21,7
Cán bộ quản lý 34 9,7
Nội trợ 36 10,3
Làm nghề tự do 10 2,9
Nghề nông 10 2,9
Trình độ học vấn
Trên đại học 11 3
Đại học 160 46
Cao đẳng/ trung cấp 136 39
Khác 43 12
Thu nhập hàng tháng
<2 triệu 0 0
Từ 2 – 4 triệu 18 5
Từ 4 – 6 triệu 168 48
Trên 6 triệu 164 47
Kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng
nghiên cứu
Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của đối
tượng nghiên cứu.
Bảng 3. Nguồn thông tin về NCBSM của sản phụ
Nguồn thông tin về NCBSM n %
Qua bạn bè người thân 264 75.6
Qua tạp chí, báo đài, tranh ảnh, tờ rơi 35 10
Qua lớp giáo dục tiền sản 30 8.6
Không biết 20 5.7
Nguồn thông tin đa số qua người thân chiếm
75,6%, qua tạp chí, báo đài, tranh ảnh, tờ rơi
chiếm 10%, qua lớp tiền sản chiếm 8,6%.
Nghiên cứu sử dụng 8 biến số để đo lường
kiến thức của sản phụ về nuôi con bằng sữa mẹ.
7/8 biến số đạt 80% kiến thức nuôi con bằng sữa
mẹ, nhưng kiến thức chiếm tỷ lệ cao nhất biết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 163
sữa đầu tiên là sữa non 100%, lợi ích của sữa non
100%, lợi ích cho bé khi NCBSM là 100%, biết
thời gian ăn dặm lúc 6 tháng tuổi của trẻ chiếm
96%, duy trì nguồn sữa chiếm 90,6%, lợi ích cho
mẹ khi NCBSM là 88,6%, bé bú mẹ khi nào cai
sữa chiếm 86,9%, thấp nhất không biết hạn chế
của sữa công thức chiếm 23,7%.
Bảng 4. Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của đối
tượng nghiên cứu
Kiến thức về NCBSM n %
Biết được sữa đầu tiên là sữa non nên
cho bé bú
350 100
Biết được lợi ích của sữa non 350 100
Biết được lợi ích cho bé khi NCBSM 350 100
Biết được lợi ích cho mẹ khi NCBSM 310 88,6
Biết được những hạn chế khi nuôi bé
bằng sữa nhân tạo
83 23,7
Biết được cần làm gì để giúp mình duy
trì nguồn sữa
317 90,6
Biết được thời gian từ 6 tháng trở lên
mới cho bé ăn dặm
336 96
Biết được nên cho bé bú mẹ đến khi
nào thì cai sữa
304 86,9
KT chung đúng về NCBSM (8đ)
99,4
0,6
Kết quả kiến thức
Hình 1. Kiến thức chungvề nuôi con bằng sữa mẹ
của đối tượng nghiên cứu
Qua hình 1 cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết kiến
thức chung đạt 99,4%, không đạt 0,6%.
Thái độ về nuôi con bằng sữa mẹ của đối tượng
nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng 9 biến số để đo lường
thái độ của sản phụ về nuôi con bằng sữa mẹ. Tỷ
lệ chiếm cao nhất đồng ý bú mẹ sớm sau sanh
càng sớm càng tốt chiếm 94%, bú mẹ hoàn toàn
theo nhu cầu chiếm 94%, cho bé bú ban đem
chiếm 90,8%, bú mẹ hoàn toàn 4 đến 6 tháng
chiếm 90%, đồng ý lời khuyên lợi ích NCBSM là
88%, đồng ý NCBSM là biện pháp bảo vệ sức
khỏe cho mẹ và bé chiếm 86,6%, không đồng ý
cho bé uống nước sau mỗi cử bú chiếm 86,5%,
không đồng ý cho bú them sữa công thức vài
ngày chờ sữa mẹ lên chiếm 86,3%.
Bảng 5. Thái độ về nuôi con bằng sữa mẹ của đối
tượng nghiên cứu
TĐ về NCBSM n %
Đồng ý sữa mẹ là tốt nhất phù hợp với nhu
cầu phát triển của trẻ
308 88
Đồng ý lời khuyên về lợi ích của việc NCBSM
là hoàn toàn đúng
309 88,3
Đồng ý NCBSM là biện pháp bảo vệ sức
khỏe cho mẹ và bé
303 86,6
Đồng ý cho bé bú mẹ ngay sau sanh càng
sớm càng tốt để trẻ bú được sữa non
329 94
Đồng ý cho bé bú mẹ hoàn toàn theo nhu
cầu của bé khi bé đòi bú.
329 94
Đồng ý nên cho bé bú mẹ ban đêm 318 90,8
Không đồng ý cho bé uống nước sau mỗi lần
bú mẹ vì sữa mẹ đã đủ nước
303 86,5
Đồng ý cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 4 – 6
tháng đầu
315 90
Không đồng ý cho bú thêm sữa công thức
vài ngày trong khi chờ đợi mẹ lên sữa
302 86,3
TĐ chung phù hợp về NCBSM
56,3
43,7
Kết quả thái độ
Hình 2. Thái độ chungvề nuôi con bằng sữa mẹ của
đối tượng nghiên cứu
Thái độ chung đúng đạt 56,3%, không đạt
chiếm 43,7%.
Thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của đối
tượng nghiên cứu
Bảng 6. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của đối
tượng nghiên cứu
TH về NCBSM n %
Cho bé bú sớm trong 2 giờ đầu sau sanh 349 99.7
Không cho bé uống thêm nước sau mỗi
cử bú
316 90.3
Cách đặt bé vào vú đúng 307 87.7
Có vắt bỏ sữa thừa sau mỗi cử bú 294 84
Cho bé bú theo nhu cầu cả ngày và đêm 333 95.1
Tư thế cho bé bú đúng 317 90.6
Cách cho bé ngậm bắt vú đúng 320 91.4
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 164
Tỷ lệ cho trẻ bú sau 2 giờ đầu sau sanh đạt
99,7%, thấp đạt 84% không vắt sữa thừa sau mỗi
cử bú.
57.1
42.9
Kết quả thực hành
Đạt
Không đạt
Hình 3. Thực hành đúng về nuôi con bằng sữa mẹ
của đối tượng nghiên cứu
Thực hành chung đạt 57,31%, không đạt
chiếm 42,9%.
Mối tương quan giữa kiến thức, thái độ, thực
hành của đối tượng nghiên cứu
Một số yếu tố liên quan đến số lần sanhvới
thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của đối tượng
nghiên cứu
Bảng 7. Liên quan giữa số lần sanh với thực hành
nuôi con bằng sữa mẹ
Biến số
Thực hành NCBSM
X
2
p
Đạt (%)
Không đạt
(%)
Số lần
sanh
Con so 29,4 22,3
0,5 >0,05
Con rạ 27,7 20,3
Kết quả bảng cho thấy không liên quan giữa
số lần sanh với thực hành NCBSM.
Một số yếu tố liên quan trình độ học vấn với
thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 7. Liên quan giữa trình độ học vấn với thực
hành NCBSM
Biến số
Thực hành NCBSM
X
2
p
Đạt (%) Không đạt (%)
Trình độ
học vấn
Trên đại
học
2,6 0,6
0,2 >0,05
Đại học 26,6 19,1
Cao đẳng/
trung cấp
22 16,9
Khác 21 6,3
Kết quả cho thấy không liên quan giữa trình
độ học vấn với thực hành NCBSM.
Một số yếu tố liên quan thu nhập với thực hành
nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 8. Liên quan giữa thu nhập thu nhập với thực
hành nuôi con bằng sữa mẹ
Biến số
Thực hành NCBSM
X2
p
Đạt (%)
Không đạt
(%)
Thu
nhập
Từ 2 đến 4 triệu 3,4 1,7
0,7 >0,05 Từ 4 đến 6 triệu 27,1 20,9
Trên 6 triệu 26,6 20,3
Kết quả cho thấy không liên quan giữa thu
nhập với thực hành NCBSM.
Một số yếu tố liên quan nghề nghiệp với thực
hành nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 9. Liên quan giữa nghề nghiệp với thực hành
nuôi con bằng sữa mẹ
Biên số
Thực hành NCBSM
X
2
p
Đạt (%)
Không
đạt (%)
Nghề
nghiệp
Sinh viên 0,6 1,1
0,376 >0,05
Công nhân viên 10,6 8
Công chức/ viên
chức
18,9 13,4
Kinh doanh
buôn bán
12,9 8,9
Cán bộ quản lý 6,6 3,1
Nội trợ 4,3 6
Làm nghề tự do 1,4 1,4
Nghề nông 2 0,9
Kết quả cho thấy không liên quan giữa thu
nhập với thực hành NCBSM.
Một số yếu tố liên quan dân tộc với thực hành
nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 10. Liên quan giữa dân tộc với thực hành nuôi
con bằng sữa mẹ
Biến số
Thực hành NCBSM X
2
p
Đạt (%) Không đạt (%)
Dân tộc
Kinh 45,7 34,3
0,4 >0,05
Hoa 7,3 4,3
Khơmer 4,1 4,1
Khác 0 0
Kết quả cho thấy không liên quan giữa dân
tộc với thực hành NCBSM.
Một số yếu tố liên quan kiến thức với thực
hành nuôi con bằng sữa mẹ
Kết quả cho thấy không liên quan giữa kiến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 165
thức với thực hành NCBSM.
Bảng 11. Liên quan giữa kiến thức với thực hành
nuôi con bằng sữa mẹ
Biến số
Thực hành NCBSM
X
2
p
Đạt (%)
Không đạt
(%)
Kiến
thức
Đạt 57,1 42,3
0,1 > 0,05 Không
đạt
0 0,6
Yếu tố liên quan thái độ với thực hành nuôi con
bằng sữa mẹ
Bảng 12. Liên quan giữa thái độ với thực hành nuôi
con bằng sữa mẹ
Biến số
Thực hành NCBSM
X
2
p
Đạt (%)
Không đạt
(%)
Thái độ
Đạt 35,1 21,1
0,023 <0,05
Không đạt 22 21,7
Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa thái
độ với thực hành NCBSM.
BÀN LUẬN
Đặc điểm cá nhân của các sản phụ tham gia
nghiên cứu
Qua phỏng vấn 350 bà mẹ đến sinh tại
khoa sản, Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
cho thấy đa số các bà mẹ nằm trong nhóm tuổi
từ 25 đến 35 (57%), đa số các bà mẹ có việc làm
ổn định (88%) Đa số bà mẹ có kinh tế gia đình
từ trung bình trở lên chiếm tỷ lệ 95%, hầu hết
các đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn
trung cấp trở lên chiếm 88%. Đối tượng
nghiên cứu đa phần là dân tộc kinh chiếm đa
số (81%). Điều này cũng phù hợp với đặc điểm
của người Việt Nam.
Số bà mẹ sinh con lần đầu (52%) và sinh con
từ 2 lần trở lên (48%) khá đồng đều, tỷ lệ này
thuận lợi cho việc phân tích kiến thức và thực
hành về NCBSM vì đa số các bà mẹ sinh con lần
đầu chưa có kinh nghiệm về NCBSM.
Kiến thức, thái độ, thực hành của sản phụ về
nuôi con bằng sữa mẹ
Kiến thức của sản phụ về nuôi con bằng sữa mẹ
Tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức chung đúng về
NCBSM trong nghiên cứu là 99,4%, kết quả này
cao hơn kết quả nghiên cứu của Tôn Thị Anh Tú
và cộng sự tại Bệnh viện Nhi đồng (2011) là
38%(7). Sự khác biệt về tỷ lệ này là do từng thời
điểm nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu khác
nhau, dựa vào các kết quả nghiên cứu của các tác
giả trên cho thấy xu hướng về kiến thức NCBSM
ngày càng tăng, cụ thể năm 2000 là 2%, năm 2011
là 4% và nghiên cứu là 99,4%.
Kiến thức về NCBSM cho từng vấn đề đạt
kết quả tương đối cao, cụ thể như lợi ích NCBSM
đạt 100%, thời gian cho trẻ bú sữa non đạt 100%,
hiểu biết về lợi ích cho mẹ về NCBSM 88,6%, biết
cần cho bú cả ngày lẫn đêm đạt 63,8%, biết rõ
thời gian cần cho trẻ ăn dặm là 96%, biết hạn chế
sữa công thức 24% và có đến 87% biết rõ thời
gian nên cai sữa.
Kiến thức về NCBSM cho từng vấn đề đạt
kết quả tương đối cao, cụ thể như lợi ích NCBSM
đạt 62,7%, thời gian cho trẻ bú sữa non đạt 80%,
sữa non có ngay sau sinh đạt 75,5%, hiểu biết về
lợi ích của NCBSM hoàn toàn đạt 80,5%, biết cần
cho bú cả ngày lẫn đêm đạt 63,8%, biết rõ thời
gian cần cho trẻ ăn dặm là 77,8%, biết phải duy
trì cho trẻ bú mẹ khi trẻ bị bệnh chiếm 8% và có
đến 72,5% biết rõ thời gian nên cai sữa. Bên cạnh
đó những bà mẹ có kiến thức không đúng về lợi
ích cho con và cho mẹ khi cho bú sữa non lần
lượt là 73,5% và 71,5%, về NCBSM hoàn toàn
trong tháng đầu lên đến 94,7%, về cho trẻ bú
theo nhu cầu là 76,5%, về những hoạt động
nhằm giúp tăng tiết sữa là 65%.
Về từng chi tiết cho thấy tỷ lệ các bà mẹ biết
cho trẻ bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh
trong nghiên cứu là 80%, tỷ lệ này tương đương
với tỷ lệ nghiên cứu của tác giả Alive và Thrive
(78,8%)(2), nhưng cao hơn nhiều so với 2 nghiên
cứu của Ali Mohamed Al-Binali (31%)(1) và Tôn
Thị Anh Tú & Nguyễn Thu Tịnh (69,4%)(8).
Tuy nhiên hiểu rõ về lợi ích sữa non thì kết
quả trong nghiên cứu thấp hơn rất nhiều so
với các tác giả trên. Tỷ lệ các bà mẹ hiểu được
lợi ích khi cho con bú sữa non trên cả bà mẹ và
con là 55% thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 166
trong nghiên cứu của của Tôn Thị Anh Tú &
Nguyễn Thu Tịnh (91,8)(8), 89,3% của tác giả
Ali Mohamed Al-Binali và 74,4% của Alive và
Thrive(1,2). Điều này cho thấy, mặc dù các bà
mẹ trong nghiên cứu này có tỷ lệ biết nên cho
con bú sớm khá cao, nhưng chưa thật sự hiểu
rõ lợi ích của sữa non. Vì vậy, chúng ta cần
tăng cường công tác tư vấn trước và sau sinh
cũng như công tác truyền thông, đặc biệt chú
ý đến các bà mẹ sinh con lần đầu.
Về việc cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong
tháng đầu, kết quả nghiên cứu (52,8%), tỷ lệ này
tương đương với nghiên cứu của tác giả Tôn Thị
Anh Tú và Nguyễn Thu Tịnh (48%)(8) và nghiên
cứu của tác giả Alive và Thrive (52,5%)(2) cao hơn
nghiên cứu của tác giả Ali Mohamed Al-Binali
(28,1%)(1). Theo kết quả nghiên cứu của Tôn Thị
Anh Tú và Nguyễn Thu Tịnh (2011)(8) cho thấy có
đến 8% đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng
về lợi ích sữa mẹ; 91,8% biết sữa non rất quý và
cần thiết cho trẻ sơ sinh, có 48% là có kiến thức
đúng về bú mẹ hoàn toàn trong tháng đầu. Điều
này cho thấy các bà mẹ trong nghiên cứu của 2
tác giả này cao hơn so với kiến thức của các bà
mẹ trong nghiên cứu, điều này có thể lý giải do
đối tượng nghiên cứu này là các sản phụ vừa
sinh con trong vòng 1 tuần lễ đầu, trong đó con
so chiếm đến 50,8%. Ngoài ra có thể do thời gian
nằm viện lâu hơn, trong tình trạng trẻ ốm đau
nên các bà mẹ này có nhiều cơ hội được tiếp xúc
với nhân viên y tế, được hướng dẫn, tư vấn về
lợi ích NCBSM, lợi ích của sữa non cũng như
thời gian NCBSM hoàn toàn. Từ kết quả nghiên
cứu để nâng cao kiến thức của các bà mẹ
NCBSM cần tập trung vào các yếu tố như: Cho
trẻ bú theo nhu cầu (23,5%), lợi ích cho trẻ khi trẻ
được bú sữa non (26,5%), lợi ích cho mẹ khi cho
trẻ bú sữa non (28,5%) và cách nuôi con bằng sữa
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (35%). Các yếu
tố này có thể can thiệp được bằng các phương
pháp truyền thông như tư vấn thông qua nhân
viên y tế thôn bản vãng gia, lồng ghép trong tư
vấn khám thai và truyền thông đại chúng trên
loa đài tại địa phương. Bên cạnh đó cũng tăng
cường công tác tư vấn trực tiếp của nhân viên y
tế tại bệnh viện, cụ thể là các bác sỹ, nữ hộ sinh
trực tiếp tham gia tư vấn, hướng dẫn trong quá
trình điều trị và chăm sóc trước sinh hoặc sau
sinh tại bệnh viện nhằm nâng cao kiến thức của
các bà mẹ về NCBSM.
Thái độ của sản phụ về nuôi con bằng sữa mẹ
Thái độ của các bà mẹ trong nghiên cứu,
nếu tính từng vấn đề thì có những vấn đề đạt
được câu trả lời đúng khá cao, cụ thể là có đến
80% cho là trẻ sinh ra nên được NCBSM,
71,3% biết phải cho con ăn bổ sung khi trẻ
được 6 tháng tuổi, 67% biết phải vệ sinh trước
khi cho bé bú mẹ, và 54% biết chỉ nên cai sữa
khi bé được 24 tháng tuổi, 37,5% biết cần cho
con bú ngay trong vòng 1 giờ đầu; 48,8% biết
sau khi sinh nên cho bé bú sữa non; 48% biết
nên cho trẻ bú cả ngày và đêm.
Trong nghiên cứu này tác giả đã phỏng vấn
200 bà mẹ có con dưới 1 năm tuổi đưa con đến
khám tại phòng khám ngoại trú nhi tại Dharan,
một thành phố lớn của Nepal, cho thấy gần 100%
các bà mẹ đều biết cần phải cho con bú mẹ,
nhưng họ lại không có những thái độ đúng về
cách cho con bú như chỉ có 41,5% biết nên cho
con bú sớm sau khi sinh từ 0 phút đến một giờ
và có đến 95% cho con bú sữa non cao hơn so với
nghiên cứu là 7% các đối tượng cho rằng cho con
bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và sau khi
sinh nên cho trẻ bú sữa non 48,7%. Sự khác biệt
này là do dân số chọn mẫu trong nghiên cứu của
Chaudhary RN & cộng sự là những phụ nữ đưa
con có độ tuổi dưới hoặc bằng 12 tháng đến
khám bệnh tại khoa ngoại trú nhi của một bệnh
viện tại Nepal, những phụ nữ này chắc chắn
trong quá trình sinh nở hoặc trong những lần
đưa trẻ đi khám bệnh trước đó đã có nhiều dịp
được nhân viên y tế tư vấn về lợi ích cũng như
cách thực hành về NCBSM, nhờ đó họ có thái độ
về NCBSM tốt hơn nhóm đối tượng trong
nghiên cứu, phần lớn là con so (50,8%) nên có
thể chưa từng được nhân viên y tế tư vấn, cũng
như có đến 75,5% bà mẹ sống ở nông thôn nên
điều kiện tiếp xúc với những thông tin về truyền
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 167
thông sức khỏe có phần kém hơn những phụ nữ
sống tại thành phố lớn như Dharan. Từ đó, một
số yếu tố cần quan tâm nhằm nâng cao thái độ
về NCBSM tốt hơn như: Nuôi con bằng sữa mẹ
hoàn toàn đến khi trẻ được 6 tháng tuổi (39,3%),
cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh (37,5%).
Thực hành của sản phụ về nuôi con bằng sữa
mẹ
Kết quả nghiên cứu về thực hành đúng của
các bà mẹ cho thấy tỷ lệ thực hành đúng chung
là 2%. Nhìn riêng từng vấn đề, đối tượng nghiên
cứu có thực hành tốt theo trình tự sau: 72,3% biết
cần cho trẻ nằm gần mẹ kể cả ngày và đêm đối
với bà mẹ sinh thường và 8% đối với bà mẹ mổ
đẻ; 69,7% biết phải vệ sinh trước khi cho trẻ bú
đối với bà mẹ sinh thường và 70,4% đối với bà
mẹ mổ đẻ; 68% biết tư thế cho trẻ bú đúng ở
những bà mẹ sinh thường và 69,8% ở những bà
mẹ mổ đẻ; 54,1% biết nên cho trẻ bú mẹ hoàn
toàn và bú theo nhu cầu ở những bà mẹ sinh
thường, nhưng ở những bà mẹ sinh mổ chỉ có
3%; 50,2% những bà mẹ sinh thường biết cách
cho trẻ ngậm bắt vú đúng và 53,3% ở những bà
mẹ mổ đẻ, tuy nhiên, bên cạnh đó, một phần lớn
các bà mẹ có thực hành không đúng như: có đến
83,5% không biết cần phải vắt bỏ sữa dư sau mỗi
lần cho bú ở những bà mẹ sinh thường và 92,9%
ở những bà mẹ mổ đẻ; 97,5% cho trẻ ăn dặm
thêm thức ăn bổ sung ngoài sữa mẹ ở những bà
mẹ sinh thường.
So sánh với nghiên cứu của Lê Thị Yến Phi
thực hành đúng chỉ có 4% thấp hơn nhiều so với
nghiên cứu là 52%. Tuy nhiên, xét trên từng vấn
đề thì cho thấy nghiên cứu của Lê Thị Yến Phi có
thực hành đúng cao hơn so với nghiên cứu này,
cụ thể là có đến 77% bà mẹ cho trẻ bú sớm trong
vòng 1 - 2 giờ đầu so với nghiên cứu chỉ có 28,6%
cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau sinh; 83%
biết cho trẻ bú đúng tư thế so với 68% ở bà mẹ
sinh thường và 69,8% bà mẹ đẻ mổ trong nghiên
cứu; 41% vắt bỏ sữa thừa sau mỗi cử bú so với
16,5% bà mẹ sinh thường và 7,1% bà mẹ đẻ mổ
trong nghiên cứu; 80% cho con bú cả ngày lẫn
đêm so với 54,1% ở bà mẹ sinh thường và ở bà
mẹ mổ đẻ chỉ có 7,1 trong nghiên cứu. Nguyên
nhân sự khác biệt này có thể là do đặc điểm về
đối tượng nghiên cứu, thời điểm nghiên cứu
cũng như khác biệt về địa điểm nghiên cứu.
So với kết quả nghiên cứu của RN
Chaudhary(7), tỷ lệ cho bú sớm trong vòng một
giờ đầu sau sinh cao hơn nghiên cứu này (41,5%
so với 28,6%); 90% các bà mẹ cho con bú cả ngày
lẫn đêm cao hơn nghiên cứu (54,1% ở những bà
mẹ sinh thường và 3% những bà mẹ mổ đẻ); Tuy
nhiên, tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ bú đúng tư thế
cũng thấp hơn nghiên cứu (40% so với 50,1% ở
những bà mẹ sinh thường và 69,8% những bà
mẹ mổ đẻ). Kết quả nghiên cứu của All
Mohamed Al- Binali cho thấy dù tỷ lệ thực hành
cho con bú ngay trong vòng một giờ đầu là 1%,
cao hơn so với nghiên cứu là 28,6%. Điều này
được giải thích trong nghiên cứu của All
Mohamed Al- Binali, theo tác giả này, tỷ lệ cho
con bú ngay trong vòng một giờ đầu cao là do
ảnh hưởng từ tôn giáo (đạo Hồi), % đối tượng
nghiên cứu có đạo Hồi, và việc thực hành cho
con bú đã được giáo dục cho tất cả tín đồ Hồi
giáo. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số yếu tố
có tỷ lệ thực hành thấp như: Bà mẹ không cho trẻ
ăn thêm thức ăn ngoài sữa mẹ trước khi cho trẻ
bú sữa mẹ có tỷ lệ là 7% ở bà mẹ sinh thường. Bà
mẹ vắt bỏ sữa dư sau mỗi lần cho bú là 16,5% ở
bà mẹ sinh thường và 7,1% những bà mẹ mổ đẻ.
Chỉ có 28,6% cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ
đầu sau sinh. Các yếu tố này có thể can thiệp
bằng cách các bác sỹ, nữ hộ sinh trực tiếp tư vấn
hướng dẫn thực hành cho trẻ bú ngay sau sinh
để nâng cao các kỹ năng thực hành về nuôi con
bằng sữa mẹ.
Yếu tố liên quan với kiến thức, thái độ, thực
hành về NCBSM của các sản phụ
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan giữa các
đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với kiến
thức, thái độ và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
cho thấy các yếu tố như: tuổi, số lần sinh, nghề
nghiệp, nơi ở, kinh tế hộ gia đình, dân tộc chồng,
những bà mẹ từ 24 tuổi trở lên có kiến thức, thái
độ, thực hành đúng về NCBSM cao hơn so với
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 168
những bà mẹ dưới 24 tuổi. Đồng thời, các bà mẹ
có 2 con trở lên có kiến thức, thái độ và thực
hành về NCBSM tốt hơn những bà mẹ mới sinh
con lần đầu. Kết quả này cho thấy bà mẹ càng
lớn tuổi và có số lần sinh từ 2 lần trở lên có kiến
thức, thái độ và thực hành tốt về việc NCBSM.
Điều này phù hợp với thực tế, khi họ được trãi
nghiệm nhiều lần thì họ sẽ có kinh nghiệm càng
nhiều, sự hiểu biết và thực hành cũng tăng. Đây
cũng là những kinh nghiệm giúp các nhà chuyên
môn có thể phân loại đối tượng giáo dục, truyền
thông trong khi thiết kế dịch vụ chăm sóc trước,
trong và sau sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
những bà mẹ có kinh tế gia đình từ trung bình
trở lên có kiến thức, thái độ, thực hành về
NCBSM cao hơn so với những bà mẹ kinh tế
dưới trung bình. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng,
những bà mẹ dân tộc kinh có kiến thức, thái độ,
thực hành về NCBSM cao hơn so với những bà
mẹ dân tộc khác dân tộc kinh.
Ở Việt Nam nói chung và địa bàn nghiên
cứu (Cần thơ) nói riêng, tỷ lệ dân tộc kinh
chiếm đa số, chỉ một số ít là dân tộc thiểu số.
Đặc điểm của người dân tộc thiểu số do ảnh
hưởng bởi phong tục tập quán và lối sống còn
lạc hậu, vả lại điều kiện sống của họ còn gặp
nhiều khó khăn do ở vùng sâu, vùng xa nơi
hẻo lánh. Điều này cũng ảnh hưởng đến kiến
thức, thái độ và thực hành về việc NCBSM.Kết
quả kiểm tra cũng cho thấy kiến thức và thái
độ là yếu tố bảo vệ. Những bà mẹ có kiến thức
và thái độ về NCBSM đạt sẽ có hơn 1 lần cơ
hội thực hành về NCBSM đạt.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố
liên quan với kiến thức, thái độ và thực hành
nuôi con bằng sữa mẹ như: tuổi, số lần sinh,
nghề nghiệp, nơi ở, kinh tế hộ gia đình, dân
tộc, người sống cùng sản phụ, được cán bộ y
tế hướng dẫn, được chồng và người thân hỗ
trợ. Các yếu tố liên quan này là cơ sở khoa học
nhằm giúp chúng ta xác định đối tượng đích
can thiệp một cách có hiệu quả như tăng
cường cung cấp nguồn thông tin từ các thông
tin đại chúng, lồng ghép vào trong các chương
trình vãng gia của nhân viên y tế khóm ấp để
đối tượng tiếp cận được và công tác tư vấn
trực tiếp của các bác sỹ, nữ hộ sinh tại bệnh
viên nhằm cải thiện kiến thức, thái độ và thực
hành về nuôi con bằng sữa mẹ.
KẾT LUẬN
Kiến thức NCBSM: kiến thức chiếm tỷ lệ cao
nhất biết sữa đầu tiên là sữa non 100%, lợi ích
của sữa non 100%, lợi ích cho bé khi NCBSM là
100%, biết thời gian ăn dặm lúc 6 tháng tuổi của
trẻ chiếm 96%, duy trì nguồn sữa chiếm 90,6%,
lợi ích cho mẹ khi NCBSM là 88,6%, bé bú mẹ
khi nào cai sữa chiếm 86,9%, thấp nhất không
biết hạn chế của sữa công thức chiếm 23,7%.
Thái độ NCBSM: Tỷ lệ chiếm cao nhất đồng
ý bú mẹ sớm sau sanh càng sớm càng tốt chiếm
94%, bú mẹ hoàn toàn theo nhu cầu chiếm 94%,
cho bé bú ban đem chiếm 90,8%, bú mẹ hoàn
toàn 4 đến 6 tháng chiếm 90%, đồng ý lời
khuyên lợi ích NCBSM là 88%, đồng ý NCBSM
là biện pháp bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé
chiếm 86,6%, không đồng ý cho bé uống nước
sau mỗi cử bú chiếm 86,5%, không đồng ý cho
bú them sữa công thức vài ngày chờ sữa mẹ lên
chiếm 86,3%.
Thái độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ
liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-Binali AM (2012), "Breastfeeding knowledge, attitude and
practice among school teachers in Abha female educational
district, southwestern Saudi Arabia", Int Breastfeed J, 7 (1), pp. 10.
2. Alive, Thrive (2012), "Báo cáo điều tra ban đầu: báo cáo toàn văn điều
tra 11 tỉnh. Hà Nội, Việt Nam", pp. xi.
3. Bộ môn Nhi, Trường Đại Học Y Hà Nội (2009), "Nuôi con bằng
sữa mẹ", Bài giảng nhi khoa tập 1, nhà xuất bản Y học, tr. 7-8, 218-
223, 226-228, 235,236.
4. Fielding JE (2010), "A Framework for Public Health in the
United States", Public Health Reviews, 32 (1), pp. 174-189.
5. Huỳnh Văn Tú, Nguyễn Vũ Linh (2010), "Thực trạng nuôi con
bằng sữa mẹ trong thời gian nằm viện sau sinh tại bệnh viện phụ sản
nhi bán công Bình Dương-2009", Hội nghị Khoa học Kỹ thuật
Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010, 14 (2), tr. 366-370.
6. Subbiah N (2003), "A study to assess the knowledge, attitude,
practice and problems of postnatal mothers regarding
breastfeeding", Nurs J India, 94 (8), pp. 177-9.
7. Shah T, Chaudhary RN, Raja S (2011), "Knowledge and
practice of mothers regarding breast feeding: a hospital
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 169
based study", Knowledge and practice in breast feeding, 9
(3), pp. 1994-200.
8. Tôn Thị Anh Tú, Nguyễn Thu Tịnh (2011), "Kiến thức-thái độ-
thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 6
tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1 từ 1/12/200 đến 30/04/2010",
Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15 (1), tr. 186-191.
9. Vandale-Toney S, Rivera-Pasquel ME, Kageyama-Escobar MdlL
(1997), "Breast feeding and weaning: a survey in rural
communities of Mexico", Salud Publica Mex, 39 (5), pp. 412-9.
Ngày nhận bài báo: 10/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_thai_do_thuc_hanh_nuoi_con_bang_sua_me_va_cac_yeu.pdf