Tài liệu Kiến thức – thái độ - Hành vi về sàng lọc trước sinh ở quý I và các yếu tố liên quan của thai phụ tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Thuận: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 101
KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ - HÀNH VI VỀ SÀNG LỌC TRƯỚC SINH Ở QUÝ I
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA THAI PHỤ
TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH BÌNH THUẬN
Phạm Thu Huyền*, Vũ Thị Nhung**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sàng lọc trước sinh (SLTS) ở quý I thai kỳ bằng xét nghiệm combined test cung cấp cho thai
phụ thông tin để họ có thể theo dõi thai kỳ của chính mình, cũng như tình huống phải chấm dứt thai kỳ khi thai
kỳ bất thường. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy việc SLTS còn giúp ổn định tâm lý thai phụ. Tuy nhiên,
chương trình SLTS vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu trang thiết bị và nhân lực thực hiện. Một yếu tố khác cũng
gây hạn chế không nhỏ là nhận thức, hiểu biết và thái độ của thai phụ về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của
SLTS chưa được đầy đủ. Vì vậy, cần có một khảo sát về kiến thức, thái độ, hành vi về SLTS trong những đối
tượng này để có biện pháp khắc phục những t...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức – thái độ - Hành vi về sàng lọc trước sinh ở quý I và các yếu tố liên quan của thai phụ tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 101
KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ - HÀNH VI VỀ SÀNG LỌC TRƯỚC SINH Ở QUÝ I
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA THAI PHỤ
TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH BÌNH THUẬN
Phạm Thu Huyền*, Vũ Thị Nhung**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sàng lọc trước sinh (SLTS) ở quý I thai kỳ bằng xét nghiệm combined test cung cấp cho thai
phụ thông tin để họ có thể theo dõi thai kỳ của chính mình, cũng như tình huống phải chấm dứt thai kỳ khi thai
kỳ bất thường. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy việc SLTS còn giúp ổn định tâm lý thai phụ. Tuy nhiên,
chương trình SLTS vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu trang thiết bị và nhân lực thực hiện. Một yếu tố khác cũng
gây hạn chế không nhỏ là nhận thức, hiểu biết và thái độ của thai phụ về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của
SLTS chưa được đầy đủ. Vì vậy, cần có một khảo sát về kiến thức, thái độ, hành vi về SLTS trong những đối
tượng này để có biện pháp khắc phục những thiếu sót, qua đó có thể giúp chương trình SLTS đạt hiệu quả cao.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thai phụ có kiến thức đúng, thái độ đúng, hành vi đúng về SLTS ở quý
I thai kỳ và một số yếu tố liên quan trong nhóm thai phụ có tuổi thai 11 tuần – 13 tuần 6 ngày đến khám thai tại
phòng khám thai Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (TTCSSKSS) tỉnh Bình Thuận.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 383 thai phụ có tuổi thai 11 tuần – 13
tuần 6 ngày đến khám thai tại phòng khám thai TTCSSKSS tỉnh Bình Thuận trong thời gian từ tháng
11/2017 tới tháng 6/2018.
Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ thai phụ có kiến thức đúng về SLTS ở quý I thai kỳ: 20,1%, tỉ lệ thai phụ có thái
độ đúng về SLTS ở quý I thai kỳ: 30,8%, tỉ lệ thai phụ có hành vi đúng về SLTS ở quý I thai kỳ: 31,9%, những
thai phụ có thái độ đúng về SLTS có hành vi đúng gấp 1,9 lần so với nhóm thai phụ có thái độ sai về SLTS,
những thai phụ đã từng nghe về SLTS có thái độ đúng gấp 28,9 lần so với nhóm thai phụ chưa từng nghe về
SLTS, những thai phụ đã từng nghe về SLTS có hành vi đúng gấp 35,7 lần so với nhóm thai phụ chưa từng nghe
về SLTS.
Kết luận: Thai phụ tới khám thai tại TTCSSKSS tỉnh Bình Thuận có kiến thức đúng, thái độ đúng và hành
vi đúng về SLTS thấp. Mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa thái độ và việc đã từng nghe về SLTS, giữa hành vi
với thái độ, giữa hành vi với việc đã từng nghe về SLTS.
Từ khóa: kiến thức, thái độ, hành vi, sàng lọc trước sinh
ABSTRACT
KNOWLEDGE - ATTITUDES - PRACTICE REGARDING PRENATAL SCREENING IN FIRST-
TRIMESTER AND SOME RELATED FACTORS FROM REPRODUCTIVE HEALTH CENTER IN BINH
THUAN PROVINCE
Pham Thu Huyen, Vu Thi Nhung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 101 – 104
Background: The first trimester combined screening (FTS) provides information for pregnant womens to
monitor their own pregnancy and terminate pregnancy abnormalities. In addition, studies show that FTS helps to
stabilize maternal psychology. However, FTS is still limited due to the lack of equipment and human resource.
Another factor is insufficient understanding, attitude and behaviors of pregnant women regarding FTS.
Therefore, a survey on knowledge, attitudes and practice regarding FTS should be undertaken to overcome
*Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Thuận, **Hội Phụ sản TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS TS BS. Vũ Thị Nhung ĐT: 0903383005 Email: bsvnhung@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 102
shortcomings, thereby enabling FTS to be highly effective.
Objectives: To determine the prevalence of pregnant womens at 11+0 to 13+6 weeks of gestation who sought
prenatal care from Reproductive Health Center in Binh Thuan province with adequate knowledge, positive
attitude and positive practice regarding FTS and some related factors.
Study Design: A cross-sectional study of 383 pregnant women at 11+0 to 13+6 weeks of gestation who
sought prenatal care from Reproductive Health Center in Binh Thuan province from November 2017 to June
2018 was conducted.
Results: The prevalence of adequate knowledge of pregnant womans regarding FTS was 20.1%, the
prevalence of positive attitudes of pregnant womans regarding FTS was 30.8% , the prevalence of positive
practice of pregnant womans regarding FTS was 31.9%, the number of positive practices in group of pregnant
women having positive attitudes was 1.9 times more than one in group having negative attitudes, the number of
positive attitudes in group of pregnant women having heard about FTS was 28.9 times more than one in group
having never heard about FTS, the number of positive practices in group of pregnant women having heard about
FTS was 35.7 times more than one in group having never heard about FTS.
Conclusion: The number of pregnant women receiving prenatal care at Reproductive Health Center in Binh
Thuan province is low in terms of having adequate knowledge, positive attitude and positive practice regarding
FTS. There is a statistically significant association: between attitudes and having heard about FTS; between
practice and attitudes; between practice and having heard about FTS.
Key words: knowledge, attitudes, practice, prenatal screening
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh (DTBS) chiếm
khoảng 2 – 3%, tương đương khoảng 3 triệu
trẻ được sinh mỗi năm trên thế giới. Khoảng
nửa triệu trẻ trong số đó sẽ chết, số còn lại
thường xuyên phải nhập viện vì các dị tật hoặc
các biến chứng liên quan. Số trẻ này thường
chiếm 15 – 30% trong tổng số bệnh nhi nhập
viện và đòi hỏi một chi phí điều trị cao hơn so
với những nguyên nhân nhập viện khác. Thêm
vào đó, cả tỷ lệ tử vong và gánh nặng bệnh tật
đều có một tác động rất lớn đến gia đình bệnh
nhân và xã hội(3).
Với sự ra đời của siêu âm vào những năm
1970 và việc sử dụng nó một cách thường xuyên
trong các lần khám thai, những tiến bộ trong
siêu âm và các ngành công nghệ y học khác như
phân tích di truyền, xét nghiệm sinh hóa đã mở
đường cho việc SLTS.
Hiện này, tỉnh Bình Thuận mới chỉ có hai
trung tâm lớn thực hiện được chương trình SLTS
ở quý I thai kỳ bằng phương pháp combined
test, bao gồm một Bệnh viện tư nhân thực hiện
từ năm 2009 và TTCSSKSS tỉnh Bình Thuận thực
hiện từ năm 2016. Trong năm 2016, trung tâm
đã khám thai cho 19385 thai phụ, thực hiện SLTS
cho 1316 ca, trong đó phát hiện 46 ca (chiếm
3,5%) có kết quả STLS là thai kỳ nguy cơ cao.
Mặc dù chương trình SLTS ngày càng được phát
triển và mở rộng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế
do thiếu trang thiết bị và nhân lực thực hiện.
Một yếu tố khác cũng gây hạn chế không nhỏ là
nhận thức, hiểu biết và thái độ của thai phụ về ý
nghĩa cũng như tầm quan trọng của SLTS chưa
được đầy đủ. Vì vậy, cần có một khảo sát về kiến
thức, thái độ, hành vi của thai phụ đối với SLTS
để có biện pháp khắc phục những thiếu sót, qua đó
có thể giúp chương trình SLTS đạt hiệu quả cao.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ thai phụ có kiến thức đúng,
thái độ đúng và hành vi đúng về SLTS ở quý I
thai kỳ trong nhóm thai phụ có tuổi thai 11 tuần
– 13 tuần 6 ngày đến khám thai tại phòng khám
thai TTCSSKSS tỉnh Bình Thuận.
Xác định các yếu tố liên quan với kiến thức
đúng, thái độ đúng, hành vi đúng về SLTS ở quý
I thai kỳ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 103
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang.
Tham khảo theo kết quả nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Phương Tâm (2013), tỉ lệ kiến thức
đúng p=53,3%, tỉ lệ thái độ đúng p=87,7%; tác giả
Hà Quốc Đạt (2014), tỉ lệ hành vi đúng p=88,9%
với độ tin cậy 95% α sẽ là 5%, với trị số giới hạn
của độ tin cậy Z = 1,96, độ chính xác d=0,05 đưa
vào cách tính mẫu được số mẫu là 383 thai phụ.
Tiêu chuẩn chọn mẫu là những thai phụ có
tuổi thai 11 tuần – 13 tuần 6 ngày đến khám thai
tại phòng khám thai TTCSSKSS tỉnh Bình thuận
và chưa được SLTS.
Số liệu được nhập vào máy tính và xử lý
bằng phần mềm STATA 12.0. Tỉ lệ thai phụ có
kiến thức đúng, thái độ đúng và hành vi đúng
về SLTS được tính theo tỉ lệ %. Xác định các
yếu tố liên quan bằng kiểm χ2, Fisher và hồi
quy logistic với ngưỡng có ý nghĩa thống kê là
p < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 1/2018 đến tháng
6/2018, có 383 thai phụ có tuổi thai từ 11 tuần
đến 13 tuần 6 ngày đến khám thai tại phòng
khám thai của TTCSSKSS tỉnh Bình Thuận được
chọn vào nghiên cứu. Trong đó, tuổi trung bình
là 28,2 ±5,8 tuổi, đa số thuộc nhóm từ 26 tới 34
tuổi (48,6%), chủ yếu có trình độ học vấn trên
cấp 1, dân tộc Kinh chiếm đa số với tỷ lệ 95,6%,
số thai phụ theo đạo Phật chiếm 44,6%, đa số là
các thai phụ ở huyện tới khám thai (65,5%), có
40,5% thai phụ chưa sinh con lần nào. Trong
tổng số các thai phụ được khảo sát, chỉ có 10,7%
thai phụ đã từng được làm SLTS, 35,5% thai phụ
từng nhận được thông tin về chương trình SLTS.
Kiến thức về SLTS
Các đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) được
đánh giá là có kiến thức đúng khi trả lời đúng từ
9/14 câu hỏi trở lên (Bảng 1).
Trong tổng số thai phụ tham gia nghiên cứu,
chỉ có 20,1% thai phụ có kiến thức đúng về SLTS.
Kiến thức hiểu biết về nội dung các xét nghiệm
cần làm để chẩn đoán xác định thai bị DTBS là
thấp nhất (8,1%). Kiến thức hiểu biết về thời
điểm thực hiện SLTS ở quý I thai kỳ là cao nhất
(31,8%). Thái độ về SLTS.
Các ĐTNC được đánh giá là có thái độ đúng
khi trả lời đúng từ 3/5 câu hỏi trở lên (Bảng 2).
Trong tổng số thai phụ tham gia nghiên cứu, chỉ
có 30,8% thai phụ có thái độ tích cực về SLTS.
Thái độ về việc đồng ý thực hiện SLTS không
gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi chiếm tỉ lệ
thấp nhất (27,2%). Thái độ về việc đồng ý tiếp
tục thai kỳ trong những trường hợp thai bất
thường có thể chữa được sau khi sinh có tỉ lệ cao
nhất (78,6%) (Bảng 2).
Hành vi về SLTS
Các ĐTNC được đánh giá là có hành vi đúng
khi trả lời đúng cả 2 câu hỏi (Bảng 3).
Đa số các đối tượng phân vân không biết có
nên làm SLTS không (59,5%). Tuy nhiên, sau khi
được nghe nhân viên y tế tư vấn về SLTS, số thai
phụ chấp nhận thực hiện SLTS tăng từ 34,2% lên
tới 85,1%, hành vi đúng về SLTS của các thai phụ
tăng từ 31,9% lên tới 80,7%.
Bảng 1: Kiến thức về SLTS
Đặc tính
Đúng Sai
n % n %
Kiến thức về việc biết những thai phụ nào có thể sinh con bị DTBS 59 15,4 324 84,6
Kiến thức về mục đích của SLTS 96 25,1 287 74,9
Kiến thức về giới hạn của SLTS 72 18,8 311 81,2
Kiến thức về thời điểm thực hiện SLTS ở quý I thai kỳ 122 31,8 261 68,2
Kiến thức về nội dung các xét nghiệm SLTS trong quý I thai kỳ 120 31,3 263 68,7
Kiến thức về cách đọc kết quả SLTS là nguy cơ cao 80 20,9 303 79,1
Kiến thức về cách đọc kết quả SLTS là nguy cơ thấp 66 17,2 317 82,8
Kiến thức về xử lý kết quả SLTS là nguy cơ cao 89 23,2 294 76,8
Kiến thức về xét nghiệm cần để chẩn đoán xác định thai bị DTBS 31 8,1 352 91,9
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 104
Đặc tính
Đúng Sai
n % n %
Kiến thức về tai biến của chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau 49 12,8 334 87,2
Kiến thức về quản lý thai kỳ nguy cơ cao 101 26,4 282 73,6
Kiến thức về quyền lựa chọn CDTK 91 23,8 292 76,2
Kiến thức về tầm quan trọng của SLTS 84 21,9 299 78,1
Kiến thức về ảnh hưởng tâm lý của việc thực hiện SLTS 83 21,7 300 78,3
Kiến thức về SLTS 77 20,1 306 79,9
(KTC 95%) (0,16-0,24)
Bảng2: Thái độ về TVTTKC
Đặc tính
Đúng Sai
n % n %
Thái độ về sự cần thiết của SLTS ở quý I thai kỳ 126 32,9 257 67,1
Thái độ về sự an tâm về sức khỏe thai nhi khi được SLTS ở quý I thai kỳ 104 27,1 279 72,9
Thái độ về việc thực hiện chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau nếu kết quả SLTS là thai
kỳ nguy cơ cao
107 27,9 276 72,1
Thái độ về việc CDTK ở những trường hợp thai bất thường có thể chữa được sau
khi sinh ra
301 78,6 82 21,4
Thái độ về việc CDTK ở những trường hợp thai bất thường không thể chữa được
sau khi sinh ra
178 46,5 205 53,5
Thái độ về SLTS 118 30,8 265 69,2
(KTC 95%) (0,26-0,36)
Bảng 3: Hành vi về TVTTKC
Đặc tính Tần số (N=383) Tỉ lệ (%)
Đồng ý làm xét nghiệm SLTS cho con mình ở quý I thai kỳ
Có 131 34,2
Không 24 6,3
Lý do không làm SLTS (N=24)
Chưa đủ điều kiện 1 4,2
Đứa trước bình thường nên đứa này bình thường 3 12,5
Gia đình không có ai bị dị tật bẩm sinh nên sinh con bình thường 3 12,5
Sinh con bị dị tật vẫn nuôi 15 62,5
Thuận theo tự nhiên 2 8,3
Không biết 228 59,5
Sau khi nghe cán bộ y tế tư vấn, đồng ý làm xét nghiệm SLTS cho con mình ở quý I thai kỳ
Có 326 85,1
Không 36 9,4
Không biết 21 5,5
Đồng ý tuyên truyền về SLTS cho mọi người cùng biết 312 81,7
Hành vi đúng trước khi nhận được thông tin về SLTS 122 31,9
(KTC 95%) (0,27-0,37)
Hành vi đúng sau khi nhận được thông tin về SLTS 309 80,7
Phân tích mối liên quan giữa kiến thức, thái độ,
hành vi với nhau và với các yếu tố ảnh hưởng
Kiến thức đúng về SLTS cao hơn ở nhóm
thai phụ làm viên chức nhà nước (PR=1,7), sống
tại thành phố (PR=1,9), không theo đạo (PR=1,9),
hiện tại có một con (PR=1,6), đã từng làm SLTS
(PR=6,1), nhận thông tin về SLTS từ bác sĩ và
nhân viên y tế (PR=1,7), nhận thông tin về SLTS
từ phương tiện truyền thông đại chúng (PR=1,6).
Thái độ đúng về SLTS cao hơn ở nhóm thai
phụ không theo đạo (PR=1,7), đã từng làm SLTS
(PR=3,8), từng nghe về SLTS (PR=33,9).
Hành vi đúng về SLTS thấp hơn ở nhóm thai
phụ theo đạo Phật (PR=0,6), cao hơn ở nhóm thai
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 105
phụ đã từng làm SLTS (PR=3,8), từng nghe về
SLTS (PR=57,7).
Nhóm thai phụ có kiến thức đúng về SLTS
có thái độ đúng về SLTS gấp 6,0 lần so với nhóm
thai phụ có kiến thức sai về SLTS. Nhóm thai
phụ có kiến thức đúng về SLTS có hành vi đúng
về SLTS gấp 5,0 lần so với nhóm thai phụ có kiến
thức sai về SLTS. Nhóm thai phụ có thái độ
đúng về SLTS có hành vi đúng về SLTS gấp 15,1
lần so với nhóm thai phụ có thái độ sai về SLTS.
Khi đưa các yếu tố vào phân tích đa biến,
ta thấy: không còn yếu tố nào liên quan tới
kiến thức về SLTS, những thai phụ đã từng
nghe về SLTS có thái độ đúng gấp 28,9 lần so
với nhóm thai phụ chưa từng nghe về SLTS,
những thai phụ đã từng nghe về SLTS có hành
vi đúng gấp 35,7 lần so với nhóm thai phụ
chưa từng nghe về SLTS, những thai phụ có
thái độ đúng về SLTS có hành vi đúng gấp 1,9
lần so với nhóm thai phụ có thái độ sai về SLTS.
BÀN LUẬN
Mẫu nghiên cứu này không đại diện cho
cộng đồng dân số của toàn tỉnh Bình Thuận, mà
chỉ đại diện cho cộng đồng thai phụ đến khám
thai tại TTCSSKSS tỉnh Bình Thuận. Vì thế, kết
quả nghiên cứu chưa thể áp dụng cho cộng đồng
dân số Bình Thuận mặc dù cũng đạt được một
số kết quả có thể dùng để tham khảo.
Tỷ lệ người có kiến thức đúng về SLTS trong
nghiên cứu này là 20,1%. Kết quả này có sự khác
biệt rất lớn với kết quả nghiên cứu của tác giả Hà
Quốc Đạt (hiểu biết đầy đủ: 4,1%, hiểu biết một
phần: 47,7%)(1,2), thấp hơn so với kết quả nghiên
cứu của các tác giả Nguyễn Thị Phương Tâm
(53,3%)(4), Trần Văn Trị (38%)(6), Schoonen M.
(89%)(5). Do các nghiên cứu sử dụng các bộ câu
hỏi khác nhau và thang đo đánh giá kiến thức
chung về SLTS của các thai phụ cũng khác nhau
nên kết quả so sánh chỉ có tính chất tương đối.
Kiến thức về từng yếu tố của SLTS thấp do trong
nghiên cứu này chỉ có 35,5% thai phụ đã từng
nghe về SLTS. Kết quả cũng chỉ ra rằng số thai
phụ đã từng nghe về SLTS có hiểu biết rất sơ sài.
Điều này có nghĩa là ngoài việc tuyên truyền
SLTS chưa được phổ biến rộng rãi thì việc tuyên
truyền SLTS cũng chưa thực sự mang lại hiệu
quả cao.
Tỷ lệ người có thái độ đúng về SLTS là
30,8%, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của
các tác giả Nguyễn Thị Phương Tâm (88,7%)(4),
Youssef RENE (77,5%)(9), Schoonen M (51,3%)(5).
Do các đối tượng tham gia nghiên cứu của các
tác giả Nguyễn Thị Phương Tâm(4), Youssef
RENE(9), Yanikkerem E(8), Ternby E(7), Schoonen
M(5) đều nhận được thông tin về STLS trước khi
trả lời bảng khảo sát về thái độ nên thái độ với
SLTS tích cực hơn so với các thai phụ trong
nghiên cứu này. Mặt khác, việc quyết định chấm
dứt thai kỳ (CDTK) còn tùy thuộc vào từng tôn
giáo và mỗi nơi thực hiện khảo sát có đặc điểm
tôn giáo hoàn toàn khác nhau.
Sau khi được nghe nhân viên y tế tư vấn đầy
đủ về SLTS, số thai phụ đồng ý làm xét nghiệm
SLTS cho con mình ở quý I thai kỳ tăng từ 34,2%
lên 85,1%. Đa số lý do không thực hiện là do thai
phụ vẫn quyết định nuôi bất kể con bị DTBS.
Điều này xuất phát một phần từ tình cảm mẹ
con. Họ cho rằng dù có ra sao họ cũng chăm sóc
và yêu thương con của mình. Đây là truyền
thống văn hóa của Phương Đông. Một lý do
khác góp phần vào tỷ lệ không chấp nhận SLTS,
chấp nhận nuôi con bị DTBS là sự nghiêm cấm
của giáo lý Phật giáo và Thiên Chúa giáo không
muốn CDTK khi có chỉ định y khoa. Có 81,7%
thai phụ đồng ý tuyên truyền về SLTS cho mọi
người cùng biết. Điều này rất cần thiết vì thai
phụ chính là nguồn nhân lực tuyên truyền đông
đảo lại tạo được tin tưởng vì chính bản thân đã
làm SLTS.
Nhóm thai phụ làm viên chức nhà nước có
tỉ lệ kiến thức đúng về SLTS gấp 1,7 lần so với
nhóm thai phụ làm nghề khác (nội trợ, thợ
may,thợ cắt tóc,...). Nhóm thai phụ làm viên
chức nhà nước có công việc ổn định, thu nhập
từ mức trung bình trở lên, cùng với đó là khả
năng nhận thức cao nên họ có thể dễ dàng tiếp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 106
cận và hiểu các thông tin về chương trình SLTS
từ nhiều nguồn thông tin.
Những thai phụ sống tại thành phố có tỷ lệ
kiến thức đúng về SLTS gấp 1,9 lần so với nhóm
thai phụ sống tại các huyện. Thai phụ sống tại
thành phố có điều kiện được tiếp xúc với các
chương trình chăm sóc y tế đầy đủ hơn, được
tuyên truyền thông tin nhiều hơn nên sẽ có kiến
thức đầy đủ hơn.
Nhóm thai phụ không theo đạo có tỉ lệ kiến
thức đúng gấp 1,9 lần, thái độ đúng gấp 1,7 lần
so với nhóm thai phụ theo đạo Phật. Nhóm thai
phụ theo đạo Phật có hành vi đúng về SLTS
giảm 40% so với nhóm thai phụ không theo đạo.
Xuất phát từ văn hóa truyền thống Phương
Đông, những thai phụ theo đạo Phật thường
không muốn chấm dứt thai kỳ nếu phát hiện
thai bị DTBS không thể chữa được sau khi sinh.
Nhóm thai phụ hiện tại có một con có kiến
thức đúng về SLTS gấp 1,6 lần so với nhóm
thai phụ chưa có con. Nhóm thai phụ đã có
một con đã có kinh nghiệm về việc mang thai,
cơ hội được tiếp xúc với chương trình SLTS
nhiều hơn. Mặt khác, đa số thai phụ thuộc
nhóm này có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên
nên có khả năng tiếp nhận kiến thức về SLTS.
Còn đối với nhóm thai phụ đã có đủ từ 2 con
trở lên, do đa số thai phụ thuộc nhóm này có
trình độ văn hóa từ cấp 2 trở xuống nên khả
năng tiếp nhận kiến thức về SLTS bị hạn chế.
Nhóm thai phụ đã từng làm SLTS có kiến
thức đúng về SLTS gấp 6,1 lần, thái độ đúng
gấp 3,8 lần, hành vi đúng gấp 3,8 lần so với
nhóm thai phụ chưa từng làm SLTS. Do đã
từng làm SLTS ở thai kỳ trước nên nhóm thai
phụ này hiểu được tầm quan trọng của SLTS,
vì thế có thái độ đúng hơn về SLTS, dễ dàng
chấp nhận thực hiện SLTS hơn.
Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05
giữa kiến thức về SLTS và từng nghe về SLTS.
Ngoài ra cũng ghi nhận nhóm thai phụ đã từng
nghe về SLTS có thái độ đúng gấp 33,9 lần, hành
vi đúng gấp 57,7 lần so với nhóm thai phụ chưa
từng nghe về SLTS. Những thai phụ đã từng
nhận được thông tin về SLTS sẽ có kiến thức
đúng nhiều hơn, từ đó sẽ có thái độ đúng và
hành vi đúng nhiều hơn.
Nhóm thai phụ nhận thông tin về SLTS từ
người thân có hành vi đúng về SLTS cao nhất
(96,8%). Do tâm lý của người nhận được thông
tin từ người thân sẽ có cảm giác tin tưởng nên
mặc dù có thể chưa hiểu biết đầy đủ về SLTS
nhưng các thai phụ vẫn thực hiện SLTS cho
con của mình. Nhóm thai phụ tự tìm hiểu
thông tin về SLTS có hành vi đúng về SLTS
thấp nhất (75,0%). Đa số đối tượng tham gia
nghiên cứu có trình độ học vấn từ cấp 3 trở
xuống nên khả năng tự tìm hiểu thông tin về
SLTS sẽ không được đầy đủ. Vì nhận thức hạn
chế và chưa đầy đủ nên sẽ dẫn tới quyết định
không đúng đắn về SLTS.
Nhóm thai phụ có kiến thức đúng về SLTS
có thái độ đúng về SLTS gấp 6,0 lần so với nhóm
thai phụ có kiến thức sai về SLTS. Nhóm thai
phụ có kiến thức đúng về SLTS có hành vi đúng
về SLTS gấp 5,0 lần so với nhóm thai phụ có kiến
thức sai về SLTS. Nhóm thai phụ có thái độ
đúng về SLTS có hành vi đúng về SLTS gấp 15,1
lần so với nhóm thai phụ có thái độ sai về SLTS.
Nhìn chung, các thai phụ có kiến thức đúng về
SLTS sẽ có thái độ đúng về STLS, từ đó sẽ dẫn
tới hành vi đúng về SLTS. Đây là cơ sở để y tế
nói chung tại tỉnh Bình Thuận và nói riêng tại
các huyện, xã trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh truyền
thông, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận
thức cho người dân về SLTS. Từ đó, người dân
có thái độ đúng và hành vi đúng về SLTS.
Khi phân tích đa biến, ta không thấy yếu tố
nào liên quan tới kiến thức về SLTS. Điều này có
thể do cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ và năng lực mẫu
không đủ để phân tích đa biến. Những thai phụ
đã từng nghe về SLTS có thái độ đúng gấp 28,9
lần so với nhóm thai phụ chưa từng nghe về
SLTS. Những thai phụ đã từng nghe về SLTS có
hành vi đúng gấp 35,7 lần so với nhóm thai phụ
chưa từng nghe về SLTS. Những thai phụ có thái
độ đúng về SLTS có hành vi đúng gấp 1,9 lần so
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 107
với nhóm thai phụ có thái độ sai về SLTS.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ thai phụ có kiến thức đúng về sàng
lọc trước sinh ở quý I thai kỳ tại TTCSSKSS
tỉnh Bình Thuận là 20,1%, thái độ đúng là
30,8%, hành vi đúng là 31,9%. Những thai phụ
đã từng nghe về SLTS có thái độ đúng gấp 28,9
lần so với nhóm thai phụ chưa từng nghe về
SLTS. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
thái độ về SLTS, đã từng nghe về SLTS với
hành vi về SLTS. Cần nâng cao hiểu biết của
nhân viên y tế về sàng lọc trước sinh để hướng
dẫn các thai phụ tham gia chương trình tầm
soát lệch bội. Đồng thời, cần tập trung phương
pháp tuyên truyền, giáo dục về sàng lọc trước
sinh cho thai phụ ở vùng sâu vùng xa, cần đa
dạng hóa các hình thức truyền thông giáo dục
sức khỏe, nội dung giáo dục về sàng lọc trước sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Eroglu K, Daack-Hirsch S, Akyüz A et al (2016). "Women's
knowledge and utilization of prenatal screening tests: A Turkish
study". URL: https://pearl.plymouth.ac.uk/handle/10026.1/8084.
2. Hà Quốc Đạt (2014). "Tỉ lệ thai phụ chấp nhận sàng lọc trước
sinh và các yếu tố liên quan, tại Bệnh viện thống nhất Đồng
Nai". Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, pp.68-94.
3. Mazer P, Gischler S. J, Koot H. M et al (2008). "Impact of a child
with congenital anomalies on parents (ICCAP) questionnaire; a
psychometric analysis". Health and Quality of Life Outcomes,
6(1):pp.102.
4. Nguyễn Thị Phương Tâm (2013). "Kiến thức - thái độ - thực
hành của thai phụ về sàng lọc trước sinh tại huyện Thủ Thừa,
tỉnh Long An". Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, pp.59-73.
5. Schoonen M, Wildschut H, Essink-Bot ML et al (2012). "The
provision of information and informed decision-making on
prenatal screening for Down syndrome: a questionnaire-and
register-based survey in a non-selected population". Patient
Education and Counseling, 8(3):pp.351-359.
6. Ternby E, Ingvoldstad C, Annerén G et al (2015). "Information
and knowledge about Down syndrome among women and
partners after first trimester combined testing". Acta obstetricia et
gynecologica Scandinavica, 94(3):pp.329-332.
7. Trần Văn Trị (2012). "Kiến thức, thái độ, thực hành của thai phụ
về chương trình sàng lọc trước sinh tại 05 quận - huyện thành
phố Hồ Chí Minh". Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, pp.60-84.
8. Yanikkerem E, Ay S, Çiftçi A. Y et al (2013). "A survey of the
awareness use and attitudes of women towards Down
syndrome screening". Journal of Clinical Nursing, 22(11-
12):pp.1748-1758.
9. Youssef RENE, El-Weshahi HT, Ashry MH (2017). "Knowledge,
attitudes and beliefs of women in the reproductive age towards
prenatal screening for congenital malformations, Alexandria-
Egypt". International Journal of Reproduction, Contraception,
Obstetrics and Gynecology, 6(5):pp.1707-1712.
Ngày nhận bài báo 30/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 08/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_thai_do_hanh_vi_ve_sang_loc_truoc_sinh_o_quy_i_va.pdf