Tài liệu Kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống sốt xuất huyết của người dân sống tại Bình Dương năm 2018 và các yếu tố liên quan: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 237
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
CỦA NGƯỜI DÂN SỐNG TẠI BÌNH DƯƠNG NĂM 2018
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Huỳnh Thanh Hà*, Nguyễn Bình Phương**, Nguyễn Văn Chinh*, Trần Tấn Tài*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề Những nhận định về kiến thức, thái độ về phòng chống sốt xuất huyết và hành vi tự phòng
bệnh của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn mang tính chủ quan và chưa có số liệu định lượng chứng
minh cụ thể.
Mục tiêu Xác định tỷ lệ người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương có kiến thức, thái độ, hành vi đã thực
hiện về phòng chống sốt xuất huyết năm 2018 và các yếu tố liên quan đến thói quen vệ sinh môi trường của
người dân.
Phương pháp Thiết kế cắt ngang mô tả được sử dụng trong việc phỏng vấn người dân; người thu thập dữ
kiện là cán bộ phụ trách chương trình phòng chống sốt xuất huyết của Trạm Y tế, Trung tâm Y tế
huyện/thị/thành phố thực hiện giám sát ...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống sốt xuất huyết của người dân sống tại Bình Dương năm 2018 và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 237
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
CỦA NGƯỜI DÂN SỐNG TẠI BÌNH DƯƠNG NĂM 2018
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Huỳnh Thanh Hà*, Nguyễn Bình Phương**, Nguyễn Văn Chinh*, Trần Tấn Tài*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề Những nhận định về kiến thức, thái độ về phòng chống sốt xuất huyết và hành vi tự phòng
bệnh của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn mang tính chủ quan và chưa có số liệu định lượng chứng
minh cụ thể.
Mục tiêu Xác định tỷ lệ người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương có kiến thức, thái độ, hành vi đã thực
hiện về phòng chống sốt xuất huyết năm 2018 và các yếu tố liên quan đến thói quen vệ sinh môi trường của
người dân.
Phương pháp Thiết kế cắt ngang mô tả được sử dụng trong việc phỏng vấn người dân; người thu thập dữ
kiện là cán bộ phụ trách chương trình phòng chống sốt xuất huyết của Trạm Y tế, Trung tâm Y tế
huyện/thị/thành phố thực hiện giám sát việc thu thập dữ liệu từ nhân viên các Trạm Y tế.
Kết quả Chỉ 39,5% người dân tiếp nhận thông tin từ tờ gấp/tờ bướm; chỉ 1,3% người dân nhận thức rằng
nhiệm vụ phòng chống sốt xuất huyết là nhiệm vụ của từng cá nhân; có 82,8% người dân duy trì hành vi ngủ
màn, 66,6% thường loại bỏ dụng cụ phế thải quanh nhà, 48,8% gia đình đậy kín lu/chum/vại, 46,2% thường
xuyên thay nước lọ hoa, khoảng 40% khai thông cống rãnh và 26,1% từng đề nghị hàng xóm phối hợp thực hiện
các biện pháp vệ sinh môi trường,có 55,4% sử dụng hóa chất để diệt/xua muỗi. So với người 18-24 tuổi, các
nhóm tuổi khác có tỷ lệ thực hiện vệ sinh môi trường cao hơn là có ý nghĩa thống kê (p<0,05); tương tự với người
đã từng có người thân mắc bệnh sẽ thực hiện vệ sinh môi trường cao gấp 1,50 lần (KTC95%: 1,11-1,98) so với
người chưa từng có người thân mắc bệnh; những người biết Nghị định 176/NĐ-CP có tỷ lệ thực hiện vệ sinh
môi trường cao gấp 1,70 lần (KTC95%: 1,23-2,34) so với những người không biết. Chỉ những người cho rằng
bệnh sốt xuất huyết là “rất nguy hiểm cho mình” hoặc “rất nguy hiểm cho cộng đồng” thì mới có hành vi vệ sinh
môi trườngtốt hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với những người không xem sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm.
Đồng thời, chỉ những người “rất đồng ý” mới có hành vi vệ sinh môi trường tốt hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với
những người không đồng ý.
Kết luận Đẩy mạnh việc thực thi Nghị định 176/NĐ-CP là 1 trong những yếu tố làm tăng sự tuân thủ của
người dân trong việc thực hiện vệ sinh môi trường xung quanh
Từ khóa Sốt xuất huyết, vệ sinh môi trường
ABTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE, BEHAVIOURS IN PREVENTING DENGUE FEVER OF PEOPLE LIVING
IN BINH DUONG IN 2018 AND RELATED FACTORS
Huynh Thanh Ha, Nguyen Binh Phuong, Nguyen Van Chinh, Tran Tan Tai
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 237-245
Background: Knowledge, attitude regarding preventing Dengue Fever and self-protecting behaviors of
people living in Binh Duong province is mainly subjective and has not having any proved quantity data.
* Sở Y tế Bình Dương **Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bình Dương
Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Văn Chinh ĐT: 0988341427 Email: Vanchinhcc@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 238
Objective: This study aims to identify the proportion of people living in Binh Duong province having the
knowledge, attitude, behaviors have been done to prevent dengue fever in 2018 and relevant factors to the practice
of people’s environmental hygiene.
Method: Description- Cross sectional study is used in interviewing people; data is collected by community
health station- officer responsible for the dengue fever preventing program. Health Center in Town/Province
oversees the data collecting process.
Results: Only 39.5% people receive information from brochures/leaflets; only 1.3% people know that dengue
fever prevention is themselves mission. Approximately 82.8% people sleep in net, 66.6% people always eliminate
broken – things around house, 48.8% household cover the water – containing things, and 46.2% household often
replace the water in vase, about 40% clear the drain obstruction, 26.1% asked the neighbor corporation in
implementing environmental hygiene activities, 55.4% use chemicals to kill/keep away from mosquitos.
Comparing to people at the age from 18-24, other groups have the proportion of practicing environment
hygiene higher with statistical significance (p<0.05); similar to people those have relatives diagnosed with dengue
fever, they practice environmental hygiene activities 1.50 time higher (CI 95%: 1.11-1.98) than those who never
have had any relatives diagnosed with dengue fever. People who know the Decree 176/NĐ-CP have the
proportion of practicing environmental hygiene activities 1.70 times higher than those do not know the Decree.
People who think that dengue fever is very dangerous for themselves or is very dangerous for the community have
the behavior of environmental hygiene better with statistical significance (p< 0.05) than those thought that dengue
fever is not dangerous. In parallel, people who are “very agree” will have the behavior of environmental hygiene
better with statistical significance (p<0.05) than whom say, “do not agree”.
Conclusion Boosting the implementation of Decree 176/NĐ-CP is one of the factors increasing the
compliance of people in practicing surrounding environmental hygiene.
Key words: Dengue Fever, environmental hygiene
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bình Dương là một trong những khu vực
kinh tế năng động và gia tăng nhanh dân số do
yếu tố cơ học là chủ yếu; tình trạng di dân tự do
làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp như
nhà ở, việc làm, nước sạch, vệ sinh môi trường,
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân v.v.
“Chiến dịch Tổng vệ sinh môi trường và truyền
thông phòng chống sốt xuất huyết, tay chân
miệng và zika” triển khai từ năm 2012 đến nay
huy động toàn xã hội tham gia với nhiều hoạt
động, trong đó công tác vệ sinh môi trường và
truyền thông phòng chống các bệnh dịch đã có
hiệu quả góp phần nâng cao kiến thức, chuyển
biến thái độ và thay đổi hành vi theo hướng có
lợi cho việc phòng bệnh cho bản thân, gia đình
và cộng đồng.
Tuy nhiên, tình hình sốt xuất huyết của tỉnh
Bình Dương vẫn diễn tiến khó lường, chu kỳ
dịch rút ngắn và số trung bình trong 1 chu kỳ
cao hơn giai đoạn trước đây (2017 là 404
ca/100.000 dân, 2018 là 382 ca/100.000 dân), ở
mức cao so với trung bình cả nước và các năm
trước đây (78 ca/100.000 dân vào năm 2011(6).
Nhiều tồn tại trong công tác phòng chống dịch
bệnh với nhiều nguyên nhân được nhận định
như hiệu quả phối hợp liên ngành chưa cao;
cộng tác viên chưa làm hết chức trách nhiệm vụ,
chỉ chú trọng phát tờ rơi, kiểm tra dụng cụ chứa
nước hộ gia đình quá qua loa, chưa tích cực
tuyên truyền; công tác tuyên truyền tuy rầm rộ,
nhiều hình thức nhưng mức độ tiếp nhận thông
tin của người dân vẫn chưa cao v.v.(5); đánh giá
về kiến thức, thái độ của người dân về phòng
chống sốt xuất huyết khá chủ quan, báo cáo về
hành vi của người dân trong việc tự phòng
chống sốt xuất huyết thiếu định lượng khách
quan, trìn h bày thiên về nhận định chủ quan
của chuyên trách. Từ những lý do nêu trên, để
có giải pháp tốt hơn trong công tác phòng chống
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 239
sốt xuất huyết phù hợp với thực tiễn,nghiên cứu
được tiến hành với mục tiêu như sau:
Mục tiêu
Xác định tỷ lệ người dân trên địa bàn tỉnh
Bình Dương có kiến thức, thái độ, hành vi đã
thực hiện về phòng chống sốt xuất huyết năm
2018 và các yếu tố liên quan đến thói quen vệ
sinh môi trường của người dân.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế cắt ngang mô tả thông qua phỏng
vấn người dân và quan sát thực tế hộ gia đình
về kiến thức (đặc điểm truyền bệnh, hiểu biết
về qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực
y tế, giải pháp phòng chống,), thái độ (mức
độ nguy hiểm, mức độ chấp nhận các biện
pháp tự phòng bệnh như ngủ màn, đậy kín vật
chứa nước, vệ sinh môi trường xung quanh,
biện pháp tiêu diệt muỗi và xử phạt hành
chính) và hành vi (ngủ màn/mùng, loại bỏ vật
chứa nước xung quanh, vệ sinh và đậy kín
dụng cụ chứa nước, thay nước lọ hoa, sử dụng
hóa chất diệt muỗi và huy động người khác
cùng tham gia v.v).
Thu thập dữ kiện từ tháng 5/2018 đến tháng
08/2018 tại tất cả các xã/phường/thị trấn trên địa
bàn toàn tỉnh Bình Dương với cỡ mẫu 578 được
tính dựa trên công thức ước lượng một tỷ lệ với
tỷ lệ người dân có hành vi đúng là 50%, sai lầm
loại I trong nghiên cứu là 5%, sai số cho phép là
5% và hệ số thiết kế là 1,5 nên cỡ mẫu cần thiết
cho nghiên cứu là 578 người. Tuy nhiên, để
thuận tiện cho việc phân bố số liệu mẫu cần phải
lấy tại mỗi xã/phường/thị trấn là 7 người (ước cỡ
mẫu thu thập đủ là 637 người). Kỹ thuật chọn
mẫu thuận tiện được sử dụng; cụ thể như sau:
Mỗi xã/phường/thị trấn lựa chọn 7 hộ gia đình
(mỗi nhà riêng biệt được xem như 1 hộ) để
phỏng vấn về phòng chống sốt xuất huyết của
người dân trên địa bàn tỉnh. Cách thức chọn hộ
gia đình như sau: Từ UBND xã/phường/thị trấn
đi về phía bên phải 1 km, theo trục đường, chọn
nhà đầu tiên; chọn hộ thứ 2 là nhà thứ 2 nằm
trong đường hẻm/đường cắt ngang trục đường
(đầu tiên) kể từ hộ 1 (bên phải của hướng đi);
chọn hộ thứ 3 trở đi: cứ cách một hộ (kể từ hộ 2),
chọn một hộ cho đến khi đủ 07 hộ theo yêu cầu
(trường hợp hộ không có ai ở nhà thì chọn hộ kế
tiếp, nếu là khu nhà trọ thì chọn phòng cuối
cùng của khu nhà trọ, gặp hẻm cùng/cụt thì
quay lại và trình tự chọn áp dụng như hướng
dẫn). Người đầu tiên trên 16 tuổi trong hộ mà
nhân viên y tế tiếp cận đầu tiên là người được
chọn phỏng vấn.
Tất cả các dữ kiện được nhập bằng phần
mềm Epidata 3.0 và xử lý bằng phầm mềm Stata
10.0. Tất cả dữ liệu được trình bày bằng tần số và
tỷ lệ %, sử dụng phép kiểm chi bình phương và
giá trị PR được sử dụng để đo lường mức độ liên
quan, với p<0,05 xác định có mối liên quan.
Nghiên cứu không tác động xấu lên thân thể
và tinh thần của đối tượng. Chỉ thực hiện trên
đối tượng đã đồng ý tự nguyện tham gia sau khi
đã giải thích rõ mục đích nghiên cứu, có khả
năng trả lời các câu hỏi. Thông tin cung cấp
không ghi nhận tên, địa chỉ người phỏng vấn.
Điều tra viên là cán bộ phụ trách dự án phòng
chống sốt xuất huyết của Trạm Y tế, Trung tâm
Y tế huyện/thị/thành phố đã được hướng dẫn.
Giám sát viên Sở Y tế thực hiện giám sát việc thu
thập dữ liệu.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (n=598)
Đặc điểm Tần số (tỷ lệ%)
Nam giới 282(47,2)
Dân tộc kinh 563(95,3)
Nhóm tuổi
18-24 40(6,7)
25-34 103(17,3)
35-44 132(22,2)
45-54 167(28,1)
55-64 113(19,0)
>64 39(6,6)
Nghề
nghiệp
Công nhân viên nhà
nước
68(11,4)
Nhân viên phi chính
phủ
73(12,3)
Tự làm chủ 241(40,5)
Học sinh/sinh viên 15(2,5)
Nội trợ 13(2,2)
Nghỉ hưu 102(17,1)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 240
Đặc điểm Tần số (tỷ lệ%)
Phụ thuộc/thất nghiệp 83(14,0)
Hộ khẩu thường trú 484(81,6)
Thu nhập dưới 2 triệu 25(4,4)
Có trẻ em trong nhà (dưới 15 tuổi) 343(58,0)
Vị trí nhà
Nằm trục đường nhựa 210(35,6)
Khác (đường hẻm, khu
nhà trọ v.v)
380(64,4)
Người thân mắc bệnh (cha mẹ,
con, anh/chị/em v.v )
226(37,8)
Nam giới trong nghiên cứu là 47,2% và dân
tộc kinh chiếm đa số; nhóm tuổi 18-24 chỉ chiếm
6,7%, nhóm trên 64 tuổi chiếm 6,6% và nhóm từ
45-54 tuổi chiếm cao hơn các nhóm khác chiếm
28,1%. Trong khi đó, nhóm người sống phụ
thuộc/thất nghiệp chiếm 14% thì nhóm tự làm
chủ chiếm tỷ lệ cao nhất 40,5% và nhóm nghề
chiếm tỷ lệ thấp nhất là nội trợ chỉ chiếm 2,2%.
Hầu hết có hộ khẩu thường trú chiếm 81,6%,
nhóm có thu nhập dưới 2 triệu/tháng chiếm
4,4%. Khoảng hơn ½ đối tượng tham gia nghiên
cứu có trẻ em dưới 15 tuổi trong nhà và 35,6% có
vị trí nhà nằm trên trục đường nhựa. Có đến
37,8% người tham gia nghiên cứu đã từng có
người thân mắc bệnh (Biểu đồ 1).
Biểu đồ 1. Tỷ lệ người dân có nghe về bệnh sốt xuất huyết, nguồn thông tin nhận được và kênh thông tin
thích sử dụng (n=598)
Hầu hết người dân đều đã từng nghe về
bệnh sốt xuất huyết đạt 98,5%. Kênh thông tin
phổ biến như loa/đài (78,1%), truyền hình
(72,9%); kênh từ nhân viên y tế chỉ hơn 50%, từ
tờ gấp/tờ bướm là 39,5% và từ sách báo/tranh
ảnh là 27,1%; nguồn thông tin khác dưới 10%
(trong đó, nhận thông tin từ cán bộ nhà nước
chỉ 5%).
Khoảng 65% người dân thích thông tin từ
loa/đài và truyền hình; thích thông tin từ nhân
viên y tếkhoảng 50%, từ tờ gấp/tờ bướm khoảng
30% và từ sách báo/tranh ảnh là 24%; thích nhận
từ các nguồn thông tin khác chỉ dưới 10%.
Chỉ 64% người dân biết đúng tên muỗi gây
bệnh, khoảng 2/3 biết nơi sinh sản của muỗi là
dụng cụ chứa nước ngoài nhà cao hơn biết nơi
sinh sản là dụng cụ chứa nước trong nhà (chiếm
32,8%); biết các nơi khác như lọ hoa chiếm 51,8%
và vật phế thải chứa nước đọng chiếm 72,6%
(Bảng 2).
Chỉ 16,1% người dân biết về Nghị định số
176/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh
vực y tế. Khoảng 30% cho rằng nhiệm vụ
phòng chống sốt xuất huyết là của toàn xã hội,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 241
nhiệm vụ của ngành y tế (31,3%), của gia đình
là 23,4%, của các cấp/các ngành là 13% và chỉ
1,3% đó là nhiệm vụ của từng cá nhân. Hình
thức mà người dân cho rằng tốt nhất để phòng
chống sốt xuất huyết là “Nhắc nhở của UBND
xã/phường/thị trấn” (67,1%), phạt hành chính
(22,1%) và các hình thức như tuyên truyền/vận
động chỉ chiếm 10,8%.
Bảng 2. Kiến thức về phòng chống bệnh sốt xuất
huyết (n=598)
Kiến thức về phòng chống bệnh Tần số(tỷ lệ
%)
Muỗi gây bệnh
Muỗi vằn/Aedes 383(64,0)
Muỗi nói chung 159(26,6)
Muỗi khác 6(1,0)
Không biết 50(8,4)
Nơi sinh sản của
muỗi gây bệnh SXH
Dụng cụ chứa nước
trong nhà
196(32,8)
Dụng cụ chứa nước
ngoài nhà
407(68,1)
Lọ hoa 310(51,8)
Vật phế thải có thể
chứa nước đọng
434(72,6)
Khác 25(4,2)
Nhiệm vụ phòng
chống sốt xuất huyết
Ngành y tế 187(31,3)
Toàn xã hội 177(29,6)
Gia đình 140(23,4)
Các cấp/các ngành 78(13,0)
Cá nhân 8(1,3)
Biết Nghị định số 176/NĐ-CP về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực y tế
96(16,1)
Hình thức tốt nhất để
người dân tham gia
phòng chống sốt xuất
huyết
Nhắc nhở của UBND 401(67,1)
Phạt hành chính 132(22,1)
Khác (tuyên truyền,
vận động)
63(10,8)
Bảng 3. Thái độ về phòng chống sốt xuất huyết
(n=598)
Thái độ Tần số(tỷ
lệ%)
Nguy hiểm cho người mắc
(n=596)
Rất nguy hiểm 323(54,2)
Nguy hiểm 270(45,3)
Không nguy
hiểm
3(0,5)
Nguy hiểm cho cộng đồng
(n=597)
Rất nguy hiểm 301(50,4)
Nguy hiểm 289(48,4)
Không nguy
hiểm
7(1,2)
Dọn dẹp vật chứa nước xung
quanh nhà (n=594)
Rất đồng ý 262(44,1)
Đồng ý 326(54,9)
Không đồng ý 6(1,0)
Ngủ màn/mùng để phòng Rất đồng ý 302(50,7)
Thái độ Tần số(tỷ
lệ%)
chống bệnh (n=596) Đồng ý 285(47,8)
Không đồng ý 9(1,5)
Đậy kín các vật chứa nước
trong nhà (n=592)
Rất đồng ý 256(43,2)
Đồng ý 323(54,6)
Không đồng ý 13(2,2)
Sử dụng bình xịt muỗi (n=594)
Rất đồng ý 214(36,0)
Đồng ý 354(59,6)
Không đồng ý 26(4,4)
Phạt tiền là phù hợp (khi có
vật chứa nước không an toàn
thuộc phạm vi quản lý)
(n=593)
Rất phù hợp 152(25,6)
Phù hợp 239(40,3)
Không phù
hợp
202(34,1)
Hầu hết người dân cho rằng bệnh sốt xuất
huyết là nguy hiểm cho cá nhân và cộng đồng,
nhưng tỷ lệ cho rằng “rất nguy hiểm” chỉ
khoảng 50%; Hầu hết đều chấp nhận ngủ màn,
dọn dẹp dụng cụ chứa nước xung quanh, đậy
kín các vật chứa và đa số cũng chấp nhận sử
dụng bình xịt muỗi/hương xua đuổi muổi
nhưng chỉ khoảng 2/3 cho rằng “Phạt tiền” là
phù hợp (khi có vật chứa nước không an toàn
thuộc phạm vi quản lý) (Bảng 3).
Bảng 4. Hành vi đã thực hiện trong việc phòng chống
sốt xuất huyết (n=598)
Hành vi đã thực hiện trong phòng chống sốt
xuất huyết
Tần số(tỷ
lệ%)
Ngủ màn/mùng 495(82,8)
Loại bỏ dụng cụ phế thải xung quanh nhà v.v. 398(66,6)
Sử dụng bình xịt muỗi, hóa chất, hương diệt
muỗi để xua đuổi muỗi
331(55,4)
Vệ sinh dụng cụ chứa nước 322(53,9)
Đậy kín lu/chum/vại 292(48,8)
Thường xuyên thay nước lọ hoa 276(46,2)
Khai thông cống rãnh 238(39,8)
Đề nghị hàng xóm thực hiện các biện pháp dọn
dẹp vệ sinh môi trường
156(26,1)
Khác 18(3,0)
Bảng 5. Lý do không dọn dẹp các dụng cụ có thể chứa
nước xung quanh nhà (n=598)
Lý do Tần số(tỷ
lệ%)
Không có thời gian 256(42,8)
Có nghĩ đến nhưng chưa sắp xếp để làm việc 153(25,6)
Có làm nhưng không hiệu quả 128(21,4)
Không quan tâm 52(8,7)
Thấy không ảnh hưởng gì đến mình 19(3,2)
Khác 20(3,3)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 242
Có 82,8% thực hiện ngủ màn, 66,6% loại bỏ
dụng cụ phế thải xung quanh nhà; khoảng ½ thự
hiện đậy kín lu/chum/vại và 46,2% thường
xuyên thay nước lọ hoa; khoảng 40% đã từng
khai thông cống rãnh và chỉ 26,1% đã từng đề
nghị hàng xóm thực hiện các biện pháp dọn dẹp
vệ sinh môi trường. Có đến 55,4% sử dụng bình
xịt muỗi, hóa chất, hương diệt muỗi để xua đuổi
muỗi (Bảng 4).
Có khoảng 43% người dân “Không có thời
gian” để dọn dẹp dụng cụ chứa nước trong nhà,
khoảng 1/4 “Có nghĩ đến nhưng chưa sắp xếp
thời gian thực hiện” và 21,4% “Đã từng làm
nhưng thấy không hiệu quả”; có khoảng 10%
“Không quan tâm và thấy không ảnh hưởng đến
mình” (Bảng 5).
Bảng 6. Các yếu tố liên quan đến việc vệ sinh môi trường xung quanh nhà của người dân
Yếu tố
Thực hiện vệ sinh môi trường
PR(KTC95%) p
Có Không
Nam giới 63(22,3) 219(77,7) 0,92(0,69-1,24) 0,61
Dân tộc kinh 133(23,6) 430(76,4) 1,65(0,66-4,14) 0,25
25-34
1
25(24,3) 78(75,7) 9,71(1,36-69,3) 0,02
35-44
1
38(28,8) 94(71,2) 11,51(1,63-81,2) 0,01
45-54
1
38(22,8) 129(77,2) 9,10(1,28-64,3) 0,03
55-64
1
27(23,9) 86(76,1) 9,55(1,34-68,1) 0,02
>64
1
9(23,1) 30(76,9) 9,23(1,22-69,5) 0,03
Nhân viên phi chính phủ
2
21(28,8) 52(71,2) 0,85(0,52-1,38) 0,52
Tự làm chủ
2
49(20,3) 192(79,8) 0,60(0,40-0,91) 0,02
Học sinh/sinh viên
2
3(20) 12(80) 0,59(0,20-1,71) 0,33
Nội trợ
2
2(15,4) 11(84,6) 0,45(0,12-1,69) 0,24
Nghỉ hưu
2
21(20,6) 81(79,4) 0,61(0,36-1,01) 0,06
Phụ thuộc/thất nghiệp
2
20(24,1) 63(75,9) 0,71(0,43-1,18) 0,19
Hộ khẩu thường trú 125(25,8) 359(74,2) 2,34(1,34-4,08) <0,001
Thu nhập dưới 2 triệu 8(32,0) 17(68,0) 1,40(0,77-2,53) 0,29
Có trẻ em trong nhà (<15 tuổi) 87(25,4) 256(74,6) 1,28(0,94-1,74) 0,11
Nhà mặt tiền đường nhựa 56(26,7) 154(73,3) 1,23(0,92-1,65) 0,16
Người thân mắc 66(29,2) 160(70,8) 1,50(1,11-1,98) 0,007
Rất nguy hiểm cho mình
3
98(30,3) 225(69,6) // <0,001
Nguy hiểm cho mình
3
41(15,2) 229(84,8) // 0,98
Rất nguy hiểm cho cộng đồng
3
91(30,2) 210(69,8) // <0,001
Nguy hiểm cho cộng đồng
3
47(16,3) 242(83,7) // 0,98
Rất đồng ý dọn dẹp
3
84(32,0) 178(67,9) // <0,001
Đồng ý dọn dẹp
4
54(16,6) 272(83,4) // 0,98
Biết nghị định 176 34(35,4) 62(64,6) 1,70(1,23-2,34) 0,002
1: So với nhóm 18-24 tuổi, 2:So sánh với nhân viên nhà nước; 3: So sánh với nhóm không nguy hiểm,
4: So sánh với nhóm không đồng ý.
Sự khác biệt khôngcó ý nghĩa (p>0,05) giữa
giới tính, dân tộc, ngành nghề, thu nhập và vị trí
nhà đang sinh sống với thực hiện vệ sinh môi
trường. Hộ có trẻ em (<15 tuổi) thực hiện công
tác vệ sinh môi trường tuy cao gấp 1,28 lần
những nhà không có trẻ em, nhưng khác biệt
này không có ý nghĩa (p=0,11).
So với những người 18-24 tuổi,thì các nhóm
tuổi khác thực hiện vệ sinh môi trường cao hơn
và có ý nghĩa (p<0,05); người đã từng có người
thân mắc bệnh (anh chị em/cha mẹ/con cái/họ
hàng) thì thực hiện vệ sinh môi trường cao gấp
1,50 lần (KTC95%: 1,11-1,98) so với những người
chưa từng có; những người biết nghị định
176/NĐ-CP có tỷ lệ thực hiện vệ sinh môi trường
cao gấp 1,70 lần (KTC95%: 1,23-2,34) so với
những người không biết.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 243
Chỉ những người cho rằng bệnh sốt xuất
huyết là “rất nguy hiểm cho mình” hoặc “rất
nguy hiểm cho cộng đồng” thì mới có hành vi vệ
sinh môi trường tốt hơn có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) với những người không xem sốt xuất
huyết là bệnh nguy hiểm. Đồng thời, chỉ những
người “rất đồng ý” mới có hành vi vệ sinh môi
trường tốt hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với những
người không đồng ý.
BÀN LUẬN
Người dân hầu hết đã từng nghe nói về bệnh
sốt xuất huyết. Tuy nhiên, việc hiểu đúng về
bệnh chưa thực sự như mong đợi mặc dù chiến
dịch triển khai liên tục từ năm 2012 với mục tiêu
hơn 90% hộ gia đình được vãng gia phát tờ rơi,
100% xã tuyên truyền bằng loa truyền thanh,
v.v. Cụ thể, chỉ gần 2/3 người dân biết đúng về
muỗi gây bệnh là muỗi vằn/Aedes, cao hơn kết
quả nhóm chứng trong cộng đồng dân cư (biết
nguyên nhân gây bệnh là muỗi Aedes là 48%)
được thực hiện vào năm 2007-2008 tại Khánh
Hòa và Nam định(1) và nghiên cứu vào năm
2012 tại 4 tỉnh thành phía nam với tỷ lệ trong
nghiên cứu này là 58,2%)(3); người dân chỉ chú ý
nhiều đến nơi sinh sản của muỗi là dụng cụ
chứa nước ngoài nhà (68,1%) hoặc vật phế thải
chứa nước đọng (72,6%); trong khi biết dụng cụ
chứa nước trong nhà khác là nơi sinh sản của
muỗi thì chỉ khoảng 1/3 người dân biết; tuy
nhiên, lọ hoa là vật dụng biết nhiều nhất (51,8%).
Những nội dung người dân biết là những nội
dung chủ yếu trong công tác truyền thông trong
những năm gần đây (dọn dẹp vệ sinh xung
quanh nhà, thay nước lọ hoa v.v.). Ngoài ra, vẫn
còn một nhóm người dân chưa biết đầy đủ về
nơi sinh sản của muỗi. Do vậy, cần phải có sự
thay đổi nội dung trong công tác truyền thông,
không nên chỉ nhấn mạnh lọ hoa là vật dụng
chứa nước trong nhà vì có thể sẽ vô hình chung
hình thành trong chính tiềm thức của người dân
là chỉ cần thay nước lọ hoa hằng ngày và vệ sinh
môi trường xung quanh là có thể phòng tránh
sốt xuất huyết hoặc có đánh giá kỹ lưỡng hơn về
hiệu quả của mỗi hình thức truyền thông.
Đa số người dân cho rằng đây là bệnh nguy
hiểm; tuy vậy, so với những người đánh giá
bệnh không nguy hiểm thì những người đánh
giá là nguy hiểm thì không có sự khác biệt về
thực việc vệ sinh môi trường xung quanh; chỉ
những người cho rằng bệnh rất nguy hiểm (cho
cá nhân/cộng đồng) và đã từng có người thân
mắc bệnh (có thể họ nhận thức được sự nguy
hiểm của bệnh hơn qua sự tự tìm hiểu, qua tư
vấn của nhân viên y tế và qua trải nghiệm trong
chăm sóc người bệnh) thì tỷ lệ đã từng thực hiện
vệ sinh môi trường xung quanh khắc biệt có ý
nghĩa thống kê (bảng 7). Chỉ khi người dân hiểu
được mức độ nguy hiểm của bệnh mới thôi thúc
họ thực hiện những hoạt động phòng chống; do
vậy, người dân chưa nhận thức đầy đủ về sự
nguy hiểm của bệnh và còn thờ ơ với công tác vệ
sinh môi trường (khoảng 1/3 người dân cho rằng
nhiệm vụ phòng chống sốt xuất huyết là của
ngành y tế, của toàn xã hội là 29,6% và các
cấp/các ngành chỉ 13%; trong khi, vai trò của gia
đình chỉ chiếm 23,4% và 1,3% là của cá nhân).
Chỉ khoảng 2/3 người dân đã từng thực hiện vệ
sinh môi trường xung quanh nhưng chỉ 26,1%
đã từng đề nghị hàng xóm cùng thực hiện; điều
này cho thấy việc huy động cộng đồng cùng
tham gia phòng chống sốt xuất huyết chưa được
như mong đợi; nhóm người chưa thực hiện vệ
sinh môi trường tốt chủ yếu là nhóm dưới 24
tuổi, nhóm người nhập cư (Bảng 7); điều này
phù hợp với các lý do phổ biến khi không dọn
dẹp các dụng cụ chứa nước xung quanh nhà là
không có thời gian (42,8%), chưa sắp xếp làm
(25,6%) và có khoảng 21,4% đã từng làm nhưng
không thấy hiệu quả.
Những giải pháp như dọn dẹp vật chứa
nước, đậy kín vật chứa nước, ngủ màn/ngủ
mùng được hầu hết người dân chấp nhận thực
hiện các giải pháp này; ngủ màn/mùng là cũng
là thói quen phổ biến người dân, nhưng nghiên
cứu cũng chưa đánh giá mức độ và thời gian
ngủ mùng nên chưa đánh giá đúng hành vi này;
do vậy, kết quả về tình trạng ngủ mùng trong
phòng tránh sốt xuất huyết ở người dân thực tế
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 244
có thể thấp hơn kết quả trong nghiên cứu này
(nghiên cứu năm 2012 tại 4 tỉnh thành phía nam
có tỷ lệ người dân ngủ mùng là 65,6%)(3). Hành
vi sử dụng hương muỗi/bình xịt muỗi đã đến
mức báo động (Bảng 5) và cũng tương tự với các
địa phương khác(3), nếu không được định hướng
đúng và thay đổi hành vi này của người dân sẽ
dẫn đến hệ lụy khó lường trong việc tăng sự
kháng thuốc của quần thể muỗi nói chung (muỗi
Aedes nói riêng).
Mặc dù mục tiêu của chiến dịch là trên 90%
hộ gia đình được vãng gia nhưng kiến thức về
sốt xuất huyết của người dân có được chủ yếu từ
phương tiện thông tin đại chúng như hệ thống
truyền thanh/truyền hình và đây cũng là kênh
thông tin người dân vẫn thích sử dụng; kiến
thức nhận được từ cán bộ y tế khoảng hơn 50%
và kiến thức nhận được từ tờ gấp/tờ bướm tuyên
truyền khá thấp (chỉ khoảng 40%) và chỉ khoảng
24% người dân thích nhận thông tin tuyên
truyền từ nguồn này; cung cấp thông tin tuyên
truyền qua tờ gấp/tờ bướm là nội dung bắt buộc
của chiến dịch, phải huy động nguồn kinh phí
khá lớn cho hoạt động này(5); tuy nhiên, hiệu
quả không cao và đa số người dân cũng không
thích nhận từ nguồn này. Các nghiên cứu thực
hiện tại địa phương khác cũng cho thấy điều
tương tự, nguồn thông tin về bệnh sốt xuất
huyết mà người dân nhận được từ tờ gấp/tờ
bướm chiếm khoảng từ 20-40% và nguồn thông
tin mà người dân nhận được từ các phương tiện
truyền thông đại chúng vẫn chiếm ưu thế(2,3,4).
Do vậy, cần tiếp tục duy trì hình thức trên các
phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường vai
trò của nhân viên y tế và nghiên cứu thực hiện
các giải pháp truyền thông khác trong phòng
chống sốt xuất huyết như diễu hành bằng các
nhóm xe (đạp, mô tô v.v) có các băng rôn tuyên
truyền trong các đợt chiến dịch (các giải pháp
marketing này thực hiện phổ biến trong lĩnh vực
kinh tế khi phổ biến, tuyên truyền 1 sản phẩm
mới v.v.).
Nghị định số 176/NĐ-CP về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ năm 2013
nhưng chỉ 16,1% người dân biệt được Nghị định
này; những người biết Nghị định này có tỷ lệ
thực hiện vệ sinh môi trường xung quanh cao
hơn những người không biết; tuy nhiên, chỉ
65,9% người dân cho rằng phạt tiền (khi có vật
chứa nước không an toàn thuộc phạm vi quản
lý) là phù hợp và chỉ 22,1% người dân cho rằng
“Phạt hành chính” là giải pháp tốt nhất để người
dân tham gia phòng chống sốt xuất huyết và có
đến 67,1% cho rằng cần có sự “Nhắc nhở của
UBND” là hình thức tốt nhất để người dân tham
gia phòng chống sốt xuất huyết; các giải pháp
như tuyên truyền, vận động chỉ chiếm khoảng
11%. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bình Dương
cũng chưa công bố những cá nhân,tổ chức nào bị
“Phạt hành chính” trong hoạt động phòng
chống sốt xuất huyết; mặc dù, các báo cáo tổng
kết hằng năm cho thấy những vật dụng chứa
nước như lu/khạp/vại, vỏ xe, chén nhựa/sành v.v
là những dụng cụ phổ biến ở nhà dân (tỷ lệ hộ
gia đình có dụng cụ chứa nước dao động từ 15-
30%). Do vậy, cần có sự thay đổi trong công tác
vận động người dân tham gia phòng chống sốt
xuất huyết, đó là kết hợp các giải pháp nhắc nhở
của UBND xã/phường/thị trấn kết hợp với việc
thực thi Nghị định 176/NĐ-CP đối với những cá
nhân, tổ chức vi phạm nhiều lần.
KẾT LUẬN
Thông qua việc huy độngsử dụng
nhiềuphương tiện và các hoạt động truyền
thông trong các đợt chiến dịch, đã giúp người
dân có kiến thức trong việc phòng chống sốt
xuất huyết; tuy vậy, người dân vẫn chưa hiểu
đúng về nguồn lây bệnh (chưa chú ý đến các vật
chứa nước trong nhà là nơi sinh sản của muỗi
v.v.), và chưa thật sự xem bệnh sốt xuất huyết là
bệnh nguy hiểm (chỉ khi người dân cho rằng
bệnh sốt xuất huyết là bệnh rất nguy hiểm thì
mới thực hiện vệ sinh môi trường phòng tránh
sốt xuất huyết); đẩy mạnh việc thực thi Nghị
định 176/NĐ-CP là 1 trong những yếu tố làm
tăng sự tuân thủ của người dân trong việc thực
hiện vệ sinh môi trường xung quanh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 245
ĐỀ XUẤT
Nâng cao vai trò của cộng tác viên thực hiện
nhiệm vụ vãng gia thông qua việc tăng cường
giám sát, kiểm tra, đôn đốc công tác này.
Ngưng việc phát tờ rơi/tờ gấp đại trà trong
hoạt động vãng gia của nhân viên y tế, chỉ cung
cấp cho những người có nhu cầu tìm hiểu nhằm
tránh lãng phí (có thể cung cấp tại bảng tin tại
Trạm Y tế hoặc bảng tin của UBND
xã/phường/thị trấn cho những người thực sự có
nhu cầu).
Đưa chỉ tiêu "Nhà không có lăng quăng" vào
tiêu chí Gia đình văn hóa; tổ chức tuyên truyền
về thực hiện nghị định 176/NĐ-CP và giao
UBND xã/phường/thị trấn và áp dụng các hình
thức phạt tiền hoặc nhắc nhở phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brian H K ,Tran T. T H , Nguyen H L and et al (2010).
Sustainability and Cost of a Community-Based Strategy Against
Aedes aegypti in Northern and Central Vietnam. The American
Society of Tropical Medicine and Hygiene. 82(5): 822-830.
2. Đỗ Nguyễn Thùy Nhi, Nguyễn Lâm (2009). Đánh giá kiến thức,
thái độ và thực hành sốt xuất huyết của học sinh trước và sau
triển khai dự án can thiệp tại trường trung học cơ sở Tân Hưng
huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Y học TP Hồ Chí Minh. 14(2): 1-6.
3. Đỗ Kiến Quốc, Lương Chấn Quang, Nguyễn Thị Thanh Thảo
và cộng sự (2012). Tác động của cộng tác viên lên nhận thức và
thực hành phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại khu vực phía
nam năm 2012. Y học thực hành. 10(146): 125.
4. Nguyễn Thị Hải Hà (2016). Kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng chống sốt xuất huyết tại tỉnh Khánh Hòa. Tại:
thai-do-thuc-hanh-ve-phong-chong-sot-xuat-huyet-60420.html.
Truy cập ngày 14/8/2018.
5. Sở Y tế Bình Dương. Báo cáo chiến dịch tổng vệ sinh môi trường
năm 2013-2017.
6. WHO Việt Nam. Sốt xuất huyết.
Tại:
vi/. Truy cập ngày 16/8/2009.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_thai_do_hanh_vi_phong_chong_sot_xuat_huyet_cua_ngu.pdf