Kiến thức, sự tuân thủ điều trị kháng đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ

Tài liệu Kiến thức, sự tuân thủ điều trị kháng đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ BảnTập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 164 KIẾN THỨC, SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG Ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ Châu Ngọc Hoa*, Trần Kim Hoa** TÓM TẮT Mở đầu: Điều trị dự phòng đột quỵ cũng như thuyên tắc hệ thống ở bệnh nhân rung nhĩ bằng thuốc kháng đông đường uống mang lại lợi ích rõ rệt. Hiệu quả và tính an toàn của việc điều trị kháng đông chỉ được đảm bảo khi bệnh nhân có kiến thức và tuân thủ điều trị. Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, sự tuân thủ điều trị kháng đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 307 bệnh nhân rung nhĩ đang dùng kháng đông đường uống tại phòng khám Nội Tim mạch – Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ tháng 9/2017 đến tháng 4/2018. Thuốc kháng đông bao gồm kháng đông đối kháng vitamin K và kháng đông không đối kháng vitamin K. Kiến thức về thuốc kháng đông đường uống được đánh giá dựa trên bộ câu hỏi của tác g...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, sự tuân thủ điều trị kháng đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ BảnTập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 164 KIẾN THỨC, SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG Ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ Châu Ngọc Hoa*, Trần Kim Hoa** TÓM TẮT Mở đầu: Điều trị dự phòng đột quỵ cũng như thuyên tắc hệ thống ở bệnh nhân rung nhĩ bằng thuốc kháng đông đường uống mang lại lợi ích rõ rệt. Hiệu quả và tính an toàn của việc điều trị kháng đông chỉ được đảm bảo khi bệnh nhân có kiến thức và tuân thủ điều trị. Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, sự tuân thủ điều trị kháng đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 307 bệnh nhân rung nhĩ đang dùng kháng đông đường uống tại phòng khám Nội Tim mạch – Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ tháng 9/2017 đến tháng 4/2018. Thuốc kháng đông bao gồm kháng đông đối kháng vitamin K và kháng đông không đối kháng vitamin K. Kiến thức về thuốc kháng đông đường uống được đánh giá dựa trên bộ câu hỏi của tác giả Obamiro đã được chuyển ngữ và thích ứng văn hóa. Tuân thủ được xác định bằng phương pháp đếm số viên thuốc còn lại. Kết quả: Trên 307 bệnh nhân rung nhĩ có sử dụng thuốc kháng đông, tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng là 42% với điểm số trung bình là 51,6 ± 17,9 (đánh giá theo bộ câu hỏi Obamiro). Tỉ lệ tuân thủ điều trị kháng đông đường uống là 96,4%. Sau khi phân tích mối liên quan giữa các đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội, kiến thức với sự tuân thủ điều trị, tuổi và giới tính không có sự liên quan với tuân thủ điều trị kháng đông đường uống. Tỉ lệ tuân thủ điều trị cao hơn ở nhóm bệnh nhân có kiến thức về thuốc kháng đông đường uống (p = 0,03). Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về thuốc kháng đông đường uống còn thấp, bệnh nhân chưa có kiến thức đúng chủ yếu liên quan đến các vấn đề về xử trí khi dùng quá liều thuốc, ngưỡng INR, tương tác thuốc, thức ăn, rượu. Tỉ lệ bệnh nhân rung nhĩ tuân thủ điều trị kháng đông đường uống cao và có liên quan với kiến thức đúng. Từ khóa: kiến thức, thuốc kháng đông đường uống, tuân thủ điều trị ABSTRACT KNOWLEDGE, ADHERENCE TO ORAL ANTICOAGULANTS IN PATIENTS WITH ATRIAL FIBRILLATION Chau Ngoc Hoa, Tran Kim Hoa * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Suplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 164-169 Introduction: Oral anticoagulant therapy is highly effective for stroke and systemic embolism prevention in patients with atrial fibrillation. Good knowledge and high adherence are essential to ensure both efficacy and safety with oral anticoagulant therapy. Objectives: The aim of this study was to investigate the level of knowledge, the proportion of patients who have optimal adherence to oral anticoagulant therapy in patients with atrial fibrillation. Methods: A cross-sectional survey was conducted in a sample of 307 patients with atrial fibrillation taking oral anticoagulants in the cardiology clinic of Gia Đinh People Hospital, from September 2017 to April 2018. Oral anticoagulants consist of vitamin K antagonists (VKA) and non-vitamin K antagonist oral anticoagulants *Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Khoa Nội Tim Mạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định Tác giả liên lạc: BS. Trần Kim Hoa ĐT: 0909409973 Email: kimhoatranyds@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 165 (NOACs). Anticoagulation knowledge was evaluated by using the Anticoagulation Knowledge Tool (AKT), developed and validated by Obamiro. The latter was translated and culturally adapted into Vietnamese. Adherence to oral anticoagulants was assessed by pill counts. Results: Among 307 patients with atrial fibrillation taking oral anticoagulants, patients with good knowledge accounted for 42% and the mean score on the AKT was 51.6 ± 17.9. Of the 307 patients with atrial fibrillation, 96,4% reported a high level of adherence to oral anticoagulants. After analyzing the relationship between demographic, socio-economic factors, knowledge and adherence, age and gender had no relation with adherence. Patients with good anticoagulation knowledge had higher rate of adherence (p= 0.03). Conclusions: Patients with good anticoagulation knowledge had a limited rate. Factors with regard to suboptimal knowledge in patient with atrial fibrillation included management of taking too much drug, INR threshold, drug-drug interactions, diet, alcohol. The rate of adherence to oral anticoagulants in patient with atrial fibrillation was significantly high and had a good relationship with anticoagulation knowledge. Keywords: anticoagulation knowledge, adherence, oral anticoagulants ĐẶT VẤN ĐỀ Rung nhĩ là rối loạn nhịp thường gặp trên lâm sàng, làm gia tăng tần suất bệnh tật và tử vong với tỉ lệ hiện mắc là 1 - 3% và tỉ lệ này tăng theo tuổi, từ 1% ở những người nhỏ hơn 60 tuổi đến 9% ở những người trên 80 tuổi(2,9). Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 5 lần, và là nguyên nhân của 20-30% đột quỵ(25). Việc điều trị dự phòng đột quỵ cũng như thuyên tắc hệ thống ở bệnh nhân rung nhĩ bằng thuốc kháng đông đường uống mang lại lợi ích rõ rệt. Warfarin, thuốc kháng đông đối kháng vitamin K giảm đột quỵ 64%, giảm tử vong chung do mọi nguyên nhân 26%(12). Sự ra đời của thuốc kháng đông không đối kháng vitamin K bao gồm Dabigatran, Rivaroxaban, Apixaban, Edoxaban qua nhiều thử nghiệm lâm sàng so sánh với warfarin cho thấy kháng đông không đối kháng vitamin K ít nhất an toàn và hiệu quả như warfarin trong dự phòng đột quỵ cũng như thuyên tắc hệ thống ở bệnh nhân rung nhĩ(5,8,11,17,19). Hiệu quả và tính an toàn của việc điều trị kháng đông chỉ được đảm bảo khi bệnh nhân tuân thủ điều trị(1). Bên cạnh đó, kiến thức về điều trị kháng đông đối kháng vitamin K kém cũng như không đạt mục tiêu điều trị làm tăng nguy cơ xuất huyết, đột quỵ và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân(6,13). Hiện nay tại Việt Nam vấn đề sử dụng kháng đông đường uống dự phòng đột quỵ cũng hiệu quả và phổ biến, trong đó việc sử dụng thuốc kháng đông không đối kháng vitamin K ngày càng nhiều. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có vài công trình nghiên cứu về kiến thức, tuân thủ kháng đông đối kháng vitamin K trên đối tượng bệnh nhân van tim cơ học, rất ít nghiên cứu đánh giá kiến thức, sự tuân thủ kháng đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát kiến thức, sự tuân thủ điều trị kháng đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ. Ba mục tiêu cụ thể bao gồm: Xác định tỉ lệ bệnh nhân rung nhĩ có kiến thức đúng về kháng đông đường uống. Xác định tỉ lệ bệnh nhân rung nhĩ tuân thủ điều trị kháng đông đường uống. Xác định mối liên quan giữa các đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội, kiến thức với sự tuân thủ điều trị kháng đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu N= 307 bệnh nhân rung nhĩ có sử dụng kháng đông đường uống. Dân số nghiên cứu Bệnh nhân rung nhĩ trên 18 tuổi có điều trị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ BảnTập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 166 kháng đông đường uống tại phòng khám Nội Tim mạch Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ tháng 9/2017 đến tháng 4/2018. Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm: bệnh nhân trong tình trạng bệnh nặng cần nhập viện, không thể giao tiếp bằng lời nói, không thể hiểu và giao tiếp bằng tiếng Việt, bệnh nhân đã được chẩn đoán các bệnh lý về thần kinh như: sa sút trí tuệ, tâm thần phân liệt, cơn hoảng loạn, rối loạn lo âu. Phương pháp thu thập số liệu Tất cả bệnh nhân rung nhĩ có sử dụng kháng đông đường uống thỏa tiêu chí nhận vào được hỏi các đặc điểm dân số, xã hội, kinh tế, tiền căn bệnh lý. Bệnh nhận trả lời phỏng vấn của nghiên cứu viên bằng bộ câu hỏi của tác giả Obamiro đã được chuyển ngữ và thích ứng văn hóa. Phương pháp đếm số viên thuốc còn lại được thực hiện bằng cách đếm số viên thuốc kháng đông còn lại bệnh nhân mang theo của lần khám trước và tính toán dựa theo công thức: (số viên thuốc đã phát số viên thuốc còn lại) / (số viên thuốc được kê toa trong một ngày × số ngày giữa hai lần khám). Phương pháp thống kê Kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu được phân tích bằng thống kê mô tả và thống kê phân tích. Để so sánh sự khác biệt giữa các biến định tính dùng phép kiểm Chi bình phương và hiệu chỉnh theo kiểm định chính xác Fisher khi vọng trị nhỏ. Phép kiểm Mann Whitney để kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình của 2 nhóm khác nhau. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Y đức Nghiên cứu đã được chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y Dược ngày 4/8/2017. KẾT QUẢ Trong khoảng thời gian từ 9/2017 đến 4/2018 có 307 bệnh nhân rung nhĩ đang sử dụng kháng đông đường uống tại phòng khám Nội Tim mạch Bệnh viện Nhân dân Gia Định tham gia nghiên cứu. Trong đó có 257 (83,7%) bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim và 50 (16,3%) bệnh nhân rung nhĩ do bệnh van tim. Đặc điểm dân số khảo sát Tuổi trung bình của bệnh nhân rung nhĩ có sử dụng kháng đông đường uống là 68,9 ± 11,1, bệnh nhân trẻ nhất 38 tuổi, lớn nhất 95 tuổi, tỉ lệ các nhóm tuổi từ 18 đến 64 tuổi, từ 65 đến 74 tuổi và trên 75 tuổi lần lượt là 34,5%, 31,3% và 34,2%. Nữ giới chiếm tỉ lệ 55,4% cao hơn nam giới. Tỉ lệ các loại thuốc kháng đông được dùng Tỉ lệ dùng thuốc kháng đông đối kháng vitamin K (VKA) là 57,0% và nhóm thuốc không đối kháng vitamin K chiếm tỉ lệ thấp hơn 43,0%. Tỉ lệ dùng thuốc kháng đông Acenocoumarol, Warfarin, Dabigatran và Rivaroxaban lần lượt là 55,7%, 1,3%, 23,1% và 19,9%. Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về kháng đông đường uống Tỉ lệ trả lời đúng dao động từ 5% đến 40% các câu hỏi liên quan đến các vấn đề như tính an toàn của thuốc khi uống chung với thuốc kháng viêm, thuốc bổ, thảo dược, rượu, việc làm để giảm nguy cơ tác dụng phụ của thuốc, giá trị INR mục tiêu, giá trị INR trên ngưỡng, giá trị INR dưới ngưỡng, tương tác với thức ăn, vitamin K. Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức về kháng đông đường uống là 42,0% không có kiến thức là 58,0%, điểm trung bình của bộ câu hỏi là 51,6 ± 17,9, cao nhất là 88,0, nhỏ nhất là 8,0. Điểm trung bình trả lời bộ câu hỏi kiến thức của nhóm bệnh nhân dùng VKA là 49,8 ± 18,3 thấp hơn của nhóm bệnh nhân dùng NOAC là 53,9 ± 17,1, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,04 (phép kiểm Mann - Whitney U). Tuân thủ điều trị kháng đông đường uống Tỉ lệ tuân thủ điều trị kháng đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ là 96,4%, tỉ lệ tuân thủ VKA là 94,3% và của NOAC là 99,2%. Tỉ lệ tuân thủ điều trị ở nhóm bệnh nhân dùng kháng đông không đối kháng vitamin K cao hơn nhóm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 167 đối kháng vitamin K với sự khác biệt có ý nghĩa. Mối liên quan giữa các đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội, kiến thức với sự tuân thủ Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế, nơi cư trú, dân tộc, hoàn cảnh sống, thông tin về thuốc và thời gian dùng thuốc không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuân thủ và không tuân thủ. Bệnh nhân có kiến thức về thuốc kháng đông đường uống có tỉ lệ tuân thủ cao hơn bệnh nhân không có kiến thức về kháng đông đường uống với OR= 1,1 (KTC 95% 1,02- 1,1). BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức về thuốc kháng đông đường uống còn hạn chế với tỉ lệ 42% và điểm số trung bình là 51,6 ± 17,9. Điểm số trung bình của bộ câu hỏi kiến thức về thuốc kháng đông đường uống trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Destege L, Roll lần lượt là 55,8 ± 18,6 và 61,6 ± 15,8(7,18) và nhìn chung thấp hơn các nghiên cứu khác. Mặc dù phương pháp tiến hành nghiên cứu khác nhau phỏng vấn trực tiếp hay qua mạng xã hội, phương tiện khảo sát khác nhau bằng bộ câu hỏi AKT hay JAKQ và cỡ mẫu khác nhau giữa các nghiên cứu, nghiên cứu của chúng tôi một phần phản ánh thực trạng kiến thức chung về kháng đông đường uống của bệnh nhân rung nhĩ còn kém(7,14,16,18). Các khía cạnh bệnh nhân chưa có kiến thức đúng được phản ánh trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với các tác giả Roll, Konieczyńska, Ye Wang, Smith như tương tác với thuốc khác, thảo dược, vitamin, chế độ ăn, rượu, cũng như những biện pháp để làm giảm nguy cơ tác dụng phụ của thuốc, ngưỡng điều trị an toàn của INR (international Normalized Ratio)(14,18,23,24). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ tuân thủ điều trị kháng đông khá cao là 96,4% do phương pháp đánh giá về tuân thủ khác nhau giữa các nghiên cứu. Bên cạnh đó, các báo cáo về tuân thủ kháng đông không đối kháng vitamin K qua các nghiên cứu rất thay đổi từ 38,0% của Coleman tại Mỹ đến 99,7% của Schulman tại Canada(4,20). Chúng tôi nhận thấy có 2 lí do cho sự dao động lớn về tỉ lệ tuân thủ của các nghiên cứu là thời gian theo dõi và phương pháp đánh giá sự tuân thủ. Về khía cạnh thời gian theo dõi để đánh giá sự tuân thủ trong các nghiên cứu cũng dao động từ 1 tháng trong nghiên cứu của Shore tại Mỹ lên đến 2 năm của Coleman và tỉ lệ tuân thủ giảm dần theo thời gian dùng thuốc(4,22). Về phương pháp đánh giá sự tuân thủ, không có phương pháp nào là tiêu chuẩn vàng, đây cũng là lí do đưa đến sự dao động trong tỉ lệ tuân thủ. Schulman sử dụng phương pháp tỉ số sở hữu thuốc (MPR) với tỉ lệ tuân thủ rất cao gần 100%, Coleman sử dụng phương pháp tỉ lệ những ngày có thuốc (PDC) với tỉ lệ tuân thủ giảm dần theo thời gian theo dõi và khá kiêm tốn chỉ 38%. Obamiro đánh giá sự tuân thủ điều trị kháng đông trên bệnh nhân rung nhĩ tại Úc sử dụng bộ câu hỏi 8 thông số của Morisky với tỉ lệ tuân thủ trên 50%(15). Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phương pháp đếm số viên thuốc còn lại của bệnh nhân có thể ước lượng quá mức sự tuân thủ của bệnh nhân nếu bệnh nhân làm mất thuốc hay giấu số viên thuốc còn lại. Kết quả tỉ lệ tuân thủ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu khác có thể lí giải một phần do thiết kế nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu cắt ngang mô tả chỉ đánh giá sự tuân thủ tại một thời điểm, còn Schulman, Coleman, Shore theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định để đánh giá sự tuân thủ(4,20,22). Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có sự khác biệt có ý nghĩa về tuân thủ điều trị kháng đông ở hai giới nam và nữ, độ tuổi tương tự nghiên cứu của Shiga, Obamiro, Castellucci L.A, Gorst-Rasmussen(3,9,15,21). Về loại thuốc kháng đông đường uống có sự khác biệt về sự tuân thủ điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi với sự tuân thủ cao hơn ở nhóm kháng đông không đối kháng vitamin K. Kết quả này không nhất quán giữa các nghiên cứu, theo Shiga sự tuân thủ điều trị thấp hơn ở Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ BảnTập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 168 nhóm sử dụng kháng đông không đối kháng vitamin K so với warfarin trong khi một vài nghiên cứu cho thấy điều ngược lại. Chúng tôi nhận thấy những bệnh nhân có kiến thức về thuốc kháng đông đường uống có tỉ lệ tuân thủ cao hơn, và có mối liên quan giữa kiến thức với sự tuân thủ điều trị, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Roll(18). HẠN CHẾ Thiết kế nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cắt ngang mô tả, thời gian nghiên cứu là 8 tháng, cỡ mẫu nhỏ, ở một trung tâm nên chưa đại diện được dân số. Bên cạnh đó, do đặc thù về quản lí y tế cung cấp thuốc khám chữa bệnh, khó xác định một bệnh nhân dùng nhất quán một loại thuốc kháng đông trong thời gian dài mà không có những giai đoạn ngắt quãng gây khó khăn cho việc đánh giá kiến thức về thuốc kháng đông của bệnh nhân. Việc đánh giá sự tuân thủ chưa có một phương pháp nhất quán và chính xác, phương pháp đánh giá tuân thủ của chúng tôi đánh giá sự tuân thủ tại một thời điểm chưa phản ánh được hết sự tuân thủ trong thời gian dài. KẾT LUẬN Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 307 bệnh nhân rung nhĩ đang dùng thuốc kháng đông đường uống cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về thuốc kháng đông còn thấp (42%), bệnh nhân chưa có kiến thức đúng chủ yếu liên quan đến các vấn đề về xử trí khi dùng quá liều thuốc, ngưỡng INR, tương tác thuốc, thức ăn, rượu. Tỉ lệ bệnh nhân rung nhĩ tuân thủ điều trị kháng đông đường uống cao (96,4%) với phương pháp đánh giá tuân thủ bằng đếm số viên thuốc còn lại. Kiến thức về thuốc kháng đông đường uống có liên quan với sự tuân thủ mặc dù sự liên quan chưa chặt chẽ về mặt thống kê. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Beyer-Westendorf J, Ehlken B, Evers T (2016). “Real-world persistence and adherence to oral anticoagulation for stroke risk reduction in patients with atrial fibrillation”. Europace, 18 (8), pp.1150-7. 2. Bjorck S, Palaszewski B, Friberg L et al (2013). “Atrial fibrillation, stroke risk, and warfarin therapy revisited: a population-based study”. Stroke, 4 (11), pp.3103-8. 3. Castellucci LA, Shaw J, van der Salm K et al (2015). “Self- reported adherence to anticoagulation and its determinants using the Morisky medication adherence scale”. Thromb Res, 136 (4), pp.727-31. 4. Coleman CI, Tangirala M, Evers T (2016). “Medication adherence to rivaroxaban and dabigatran for stroke prevention in patients with non-valvular atrial fibrillation in the United States”. Int J Cardiol, 212, pp.171-3. 5. Connolly SJ, Ezekowitz MD, Yusuf S et al (2009). “Dabigatran versus warfarin in patients with atrial fibrillation”. N Engl J Med, 361 (12), pp.1139-51. 6. Davis NJ, Billett HH, Cohen HW et al (2005). “Impact of adherence, knowledge, and quality of life on anticoagulation control”. Ann Pharmacother, 3 (4), pp.632-6. 7. Desteghe L, Engelhard L, Raymaekers Z et al (2016). “Knowledge gaps in patients with atrial fibrillation revealed by a new validated knowledge questionnaire”. Int J Cardiol, 223, pp.906-914. 8. Giugliano RP, Ruff CT, Braunwald E et al (2013). “Edoxaban versus warfarin in patients with atrial fibrillation. N Engl J Med 369 (22), pp.2093-104. 9. Go AS, Hylek EM, Phillips KA et al (2001). “Prevalence of diagnosed atrial fibrillation in adults: national implications for rhythm management and stroke prevention: The AnTicoagulation and Risk Factors in Atrial Fibrillation (ATRIA) Study. Jama, 285(18), pp.2370-5. 10. Gorst-Rasmussen A, Skjoth F, Larsen TB et al (2015). “Dabigatran adherence in atrial fibrillation patients during the first year after diagnosis: a nationwide cohort study”. J Thromb Haemost, 13(4), pp.495-504. 11. Granger CB, Alexander JH, McMurray JJ et al (2011). “Apixaban versus warfarin in patients with atrial fibrillation”. N Engl J Med, 365(11), pp.981-92. 12. Hart RG, Pearce LA, Aguilar MI (2007). “Meta-analysis: antithrombotic therapy to prevent stroke in patients who have nonvalvular atrial fibrillation”. Ann Intern Med, 146(12), pp.857-67. 13. Kimmel SE, Chen Z, Price M, et al (2007). “The influence of patient adherence on anticoagulation control with warfarin: results from the International Normalized Ratio Adherence and Genetics (IN-RANGE) Study”. Arch Intern Med, 167(3), pp.229-35. 14. Konieczynska M, Sobieraj E, Bryk AH et al (2018). “Differences in knowledge among patients with atrial fibrillation receiving non-vitamin K antagonist oral anticoagulants and vitamin K antagonists. Kardiol Pol, 76(7), pp.1089-1096. 15. Obamiro KO, Chalmers L, Lee K, et al (2018). “Adherence to Oral Anticoagulants in Atrial Fibrillation: An Australian Survey”. J Cardiovasc Pharmacol Ther, 23(4), pp.337-343. 16. Obamiro KO, Chalmers L, Lee K, et al (2018). “Anticoagulation knowledge in patients with atrial fibrillation: An Australian survey”. Int J Clin Pract, 72(3), pp.e13072. 17. Patel MR, Mahaffey KW, Garg J, et al (2011). “Rivaroxaban versus warfarin in nonvalvular atrial fibrillation”. N Engl J Med, 365 (10), pp.883-91. 18. Rolls CA, Obamiro KO (2017). “The relationship between Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 169 knowledge, health literacy, and adherence among patients taking oral anticoagulants for stroke thromboprophylaxis in atrial fibrillation”. Cardiovascular therapeutics, 35(6), doi: 10.1111/1755-5922.12304. 19. Ruff CT, Giugliano Robert P, Braunwald Eugene, et al (2014). “Comparison of the efficacy and safety of new oral anticoagulants with warfarin in patients with atrial fibrillation: a meta-analysis of randomised trials”. Lancet, 383 (9921), pp.955-62. 20. Schulman S, Shortt B, Robinson M, et al (2013). “Adherence to anticoagulant treatment with dabigatran in a real-world setting”. J Thromb Haemost, 11(7), pp.1295-9. 21. Shiga T, Naganuma M, Nagao T et al (2015). “Persistence of non-vitamin K antagonist oral anticoagulant use in Japanese patients with atrial fibrillation: A single-center observational study”. J Arrhythm, 31 (6), pp.339-44. 22. Shore S, Ho PM, Lambert-Kerzner A et al (2015). “Site-level variation in and practices associated with dabigatran adherence”. Jama, 313(14), pp.1443-50. 23. Smith MB, Christensen N, Wang S et al (2010). “Warfarin knowledge in patients with atrial fibrillation: implications for safety, efficacy, and education strategies”. Cardiology, 116 (1), pp.61-9. 24. Wang Y, Kong MC, Lee LH, et al (2014). “Knowledge, satisfaction, and concerns regarding warfarin therapy and their association with warfarin adherence and anticoagulation control”. Thromb Res, 133(4), pp.550-4. 25. Wolf Philip A, Abbott RD, Kannel WB (1991). “Atrial fibrillation as an independent risk factor for stroke: the Framingham Study”. Stroke, 22(8), pp.983-988. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thuc_su_tuan_thu_dieu_tri_khang_dong_duong_uong_o_benh.pdf
Tài liệu liên quan