Tài liệu Kiến thức hành vi thái độ về phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 274
KIẾN THỨC HÀNH VI THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG CHỐNG
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA BÀ MẸ NUÔI CON DƯỚI 5 TUỔI
Hà Mạnh Tuấn*, Thái Thanh Thủy**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức, hành vi, thái độ đúng về phòng bệnh TCM của các bà mẹ nuôi con dưới 5
tuổi và xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức đúng về phòng bệnh TCM.
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu định lượng cắt ngang mô tả được thực hiện tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ
9/2014 đến tháng 7/2015. Phỏng vấn các bà mẹ bằng bảng câu hỏi về kiến thức, hành vi và thái độ đã được đánh
giá độ tin cậy với có hệ số cronbach’s alpha là 0,67. Các biến chính là dân số học, nguồn cung cấp thông tin, kiến
thức, thái độ, hành vi. Xác định mối liên quan PR bằng phân tích đa biến với phần mềm STATA 12.0.
Kết quả: Có 368 bà mẹ được phỏng vấn; tuổi trung bình 32,32 ± 5,38; nguồn thông tin cho các mẹ từ sách
báo/ tivi/ radio/...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức hành vi thái độ về phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 274
KIẾN THỨC HÀNH VI THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG CHỐNG
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA BÀ MẸ NUÔI CON DƯỚI 5 TUỔI
Hà Mạnh Tuấn*, Thái Thanh Thủy**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức, hành vi, thái độ đúng về phòng bệnh TCM của các bà mẹ nuôi con dưới 5
tuổi và xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức đúng về phòng bệnh TCM.
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu định lượng cắt ngang mô tả được thực hiện tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ
9/2014 đến tháng 7/2015. Phỏng vấn các bà mẹ bằng bảng câu hỏi về kiến thức, hành vi và thái độ đã được đánh
giá độ tin cậy với có hệ số cronbach’s alpha là 0,67. Các biến chính là dân số học, nguồn cung cấp thông tin, kiến
thức, thái độ, hành vi. Xác định mối liên quan PR bằng phân tích đa biến với phần mềm STATA 12.0.
Kết quả: Có 368 bà mẹ được phỏng vấn; tuổi trung bình 32,32 ± 5,38; nguồn thông tin cho các mẹ từ sách
báo/ tivi/ radio/ internet chiếm tỷ lệ 92,7%, tài liệu truyền thông 92,4%, nhân viên y tế (53,8%), tổ trưởng tổ dân
phố (23,9%), bạn bè (6,6%); tỷ lệ kiến thức chung đúng là 77,7%, điểm trung bình là 13,95 ± 2,11; tỷ lệ thái độ
chung đúng là 87%, điểm trung bình là 5,99 ± 0,66; tỷ lệ hành vi đúng chung là 64,4%, điểm trung bình là 4,80
± 0,76; các yếu tố có liên quan tích cực đến kiến thức đúng là từ: ti vi / radio / internet (PR=7,7 [2,8 – 20,7]), từ
tài liệu truyền thông (PR=2,6 [1,0 – 6,8]), từ nhân viên y tế (PR=5,5, [2,9 – 10,4]).
Kết luận: Tỷ lệ kiến thức chung đúng là 77,7%, tỷ lệ thái độ chung đúng là 87%, tỷ lệ hành vi đúng chung
là 64,4%. Các yếu tố có liên quan tích cực đến kiến thức đúng là nguồn thông tin từ: ti vi / radio / internet, từ tài
liệu truyền thông, từ nhân viên y tế. Kiến thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi về phòng
bệnh TCM có cải thiện tốt nhờ vào truyền thông giáo dục sức khỏe. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của truyền
thông giáo dục sức khỏe cần chú ý đến nội dung, hình thức thông tin và người cung cấp thông tin.
Từ khóa: bệnh tay chân miệng; bà mẹ có con dưới 5 tuổi; kiến thức hành vi thái độ.
ABSTRACT
KNOWLEDGE, PRACTICES, ATTITUDES OF MOTHERS HAVING CHILDREN UNDER 5 YEARS
OLD ABOUT HAND FOOT MOUTH DISEASES
Ha Manh Tuan, Thai Thanh Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 274 - 280
Objective: To identify the rate of right knowledge, practice, attitude of mothers having children under 5
years old and factors relating to the right knowledge about the prevention of hand foot mouth disease.
Methods: A qualitative cross sectional study was carried out in Children’s hospital 2 from 9/2014 - 7/2015.
The mothers were interviewed with a questionnaire about knowledge, practices, attitudes analyzed reliability with
Crohnbach’s alpha of 0,67. Main variables were demographic, sources of information, knowledge, pratices,
attitudes. The relation was identified with PR by multivariable analysis of software STATA 12.0.
Results: There were 368 mothers enrolled in the study; mean age was 32,32 ± 5,38 years old; sources of
information provided to the mothers came from newspaper/ television/ radio/ internet accounting for 92,7%,
information materials 92,4%, health staff 53,8%, head of residential quarter (23,91%), friends (6,56%); the rate of
right knowledge were 77,7%, average score 13,95 ± 2,11; the rate of right attitude were 87%, average score 5,99 ±
* Đại Học Y Dược TP.HCM ** BV Nhi Đồng 2, TK Tâm Lý
Tác giả liên lạc: TS. BS Hà Mạnh Tuấn , ĐT: 0903311709, Email: hamanhtuan@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 275
0,66; the rate of right practice were 64,4%, average score 4,80 ± 0,76; the factors having positive affect to the right
knowledge were sources of information coming from newspaper/ television/ radio/ internet (PR=7,7 [2,8 – 20,7]),
information materials (PR=2,6 [1,0 – 6,8]), health staff (PR=5,5, [2,9 – 10,4]).
Conclusion: The rate of right knowledge were 77,7%, the rate of right attitude were 87%, the rate of right
practice were 64,4%; the factors having positive affect to the right knowledge were sources of information coming
from newspaper/ television/ radio/ internet, information materials, health staff. The knowledge, attitude and
practice of the mothers having children under 5 years old on the prevention of HFMD have been improved
significantly thanks to health promotion. In order to improve the efficiency of health promotion, the content of
information, way of information and information providers should be paid attention.
Key words: hand foot mouth diseases; mothers having children under 5; knowledge, practice and attitude.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền
nhiễm do Enterovirus gây ra, có thể gây thành
dịch lớn, xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới,
nhưng rất thường xảy ra ở khu vực châu Á -
Thái Bình Dương(13). Tại Việt nam bệnh TCM là
một trong ba bệnh truyền nhiễm có số người
mắc bệnh cao nhất từ 120.000 đến 150.000 ca
hàng năm(2). Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tháng –
5 tuổi, có thể gây tử vong nếu có biến chứng
nặng và không được phát hiện xử trí kịp thời.
Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh, và chưa có
thuốc điều trị đặc hiệu, do đó việc nâng cao kiến
thức của các bà mẹ để có thể hành vi và thái độ
đúng trong việc phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị
tay chân miệng là một trong những biện pháp
chính để kiểm soát bệnh(2). Đã có nhiều nghiên
cứu về kiến thức thái độ hành vi của các bà mẹ
về bệnh TCM ở nhiều địa phương và các hoàn
cảnh khác nhau cho những kết quả thay đổi tùy
theo dân số nghiên cứu(1,4,5,6,11,12). Nghiên cứu
khảo sát các đối tượng là các bà mẹ đưa con đến
khám bệnh tại bệnh viện vì những lý do khác để
xác định tỷ lệ kiến thức, hành vi, thái độ đúng về
phòng bệnh TCM của các bà mẹ nuôi con dưới 5
tuổi và các yếu tố liên quan đến kiến thức đúng
về phòng bệnh TCM để làm rõ thêm về kiến
thức thái độ hành vi của cộng đồng trong việc
phòng bệnh TCM giúp cho việc phòng bệnh
TCM trong cộng đồng hiệu quả hơn.
Mục tiêu
1. Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ, hành vi
đúng về phòng chống bệnh TCM của các bà mẹ
nuôi con dưới 5 tuổi.
2. Xác định yếu tố liên quan đến kiến thức
đúng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu định tính, cắt ngang mô tả
Đối tượng nghiên cứu
Các bà mẹ đưa con đến khám tại phòng
khám bệnh của bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng
9/2014 đến tháng 7/2015, thỏa các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chọn vào: 1) Bà mẹ tuổi từ 18 trở
lên; 2) Bà mẹ có con dưới 5 tuổi chưa lần nào
mắc bệnh TCM; 3) Tỉnh táo, có lắng nghe, hiểu
và trả lời bằng tiếng Việt; 4) Đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: 1) Người trả lời câu hỏi
không trực tiếp chăm sóc trẻ; 2) Người trả lời câu
hỏi đã tham gia phỏng vấn trước đây.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu ước lượng theo công thức tính cỡ
mẫu trong nghiên cứu cắt ngang:
2
2
2/1 )1(
d
PPZ
n
với P = 43% theo một nghiên cứu của
T.T.A.Đào(4), sẽ có n= 308, cộng với 10% mất mẫu,
cỡ mẫu được tính là 339.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 276
Thu thập số liệu
Mẫu được chọn ngẫu nhiên theo 2 giai
đoạn, ngẫu nhiên phòng khám, và ngẫu nhiên
bệnh nhân. Mỗi ngày 5 bệnh nhân x 7 ngày /
tuần x 12 tuần. Mỗi bà mẹ sẽ được phỏng vấn
bằng một bộ câu hỏi về phòng bệnh TCM gồm
5 phần: 1) thông tin chung (6 câu); 2) nguồn
thông tin tiếp cận (01 câu); 3) kiến thức (7 câu);
4) thái độ (7 câu); 5) hành vi (6 câu). Bộ câu hỏi
đã được tiến hành phỏng vấn thử trên 30
người mẹ và có hệ số cronbach’s alpha chung
là 0,67. Ngưỡng để đánh giá có đúng hay
không về kiến thức, hành vi và thái độ là trên
2/3 câu trả lời đúng cho mỗi phần.
Xử lý số liệu
Các biến rời sẽ trình bày theo tỷ lệ phần
trăm. Khi so so sánh hai tỷ lệ dùng phép kiểm
2 hay phép kiểm chính xác Fisher. Độ mạnh
của sự phối hợp sẽ được tính bằng PR
(Prevalence Rate). Giá trị p <0,05 với kiểm
định hai phía được xem là có ý nghĩa thống
kê. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm
STATA 12.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Có 368 bà mẹ đủ tiêu chuẩn được phỏng vấn
(Bảng 1). Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu
32,32 ± 5,38, tuổi nhỏ nhất là 20, lớn nhất là 47.
Dân tộc Kinh chiếm đa số (89,7%), trình độ học
vấn của những bà mẹ chủ yếu là từ cấp 3 trở lên.
Người làm việc tự do (nội trợ, buôn bán) cao gần
gấp 1,5 lần so với người làm công chức viên
chức; nơi cư trú là các tỉnh cao hơn một ít so với
thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ các bà mẹ có 1 con
dưới 5 tuổi cao gần gấp đôi những bà mẹ có ≥ 2
con dưới 5 tuổi. Nguồn thông tin từ sách báo,
tivi, radio và internet chiếm tỷ lệ cao nhất 92,7%,
tài liệu truyền thông (tờ rơi) chiếm tỷ lệ 92,4%, kế
đến là nhân viên y tế (53,80%), tổ trưởng tổ dân
phố (23,91%); thông tin từ bạn bè (6,56%) và từ
người quen có con đã mắc bệnh TCM chiếm tỷ lệ
rất thấp (1,63%).
Kiến thức thái độ hành vi phòng bệnh tay chân
miệng của các bà mẹ
Điểm trung bình của kiến thức là 13,95 ± 2,11,
tối thiểu là 7 điểm, tối đa là 17 điểm. Tỷ lệ kiến
thức chung đúng là 77,7% (Bảng 2).
Điểm trung bình của thái độ là 5,99 ± 0,66, tối
thiểu 3 điểm, tối đa 7 điểm. Tỷ lệ thái độ chung
đúng là 87% (Bảng 3).
Điểm trung bình của hành vi là 4,80 ± 0,76,
tối thiểu 3 điểm, tối đa 6 điểm. Tỷ lệ có hành vi
chung đúng là 64,4% (Bảng 4).
Những yếu tố có liên quan đến kiến thức
phòng bệnh tay chân miệng
Các biến số về dân tộc, nghề nghiệp, nơi cư
trú, và số con dưới 5 tuổi không có liên quan đến
kiến thức đúng qua phân tích đơn biến (Bảng 5).
Chỉ có tuổi trên 30 của các bà mẹ là liên quan có
ý nghĩa đến kiến thức đúng qua phân tích đơn
biến, nhưng không có ý nghĩa qua phân tích đa
biến (p = 0,09). Các yếu tố có liên quan đến kiến
thức đúng là nguồn cung cấp thông tin qua phân
tích đơn biến và đa biến. Bà mẹ tiếp cận nguồn
thông tin từ ti vi / radio / internet; từ tài liệu
truyền thông (tờ rơi, bướm); từ nhân viên y tế có
liên quan đến kiến thức đúng qua phân tích đa
biến và đơn biến. Riêng đối với việc không tiếp
cận thông tin từ tổ trưởng tổ dân phố lại có liên
quan đến kiến thức đúng qua phân tích đa biến.
Bảng 1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu (N = 368)
Đặc tính dân số Tần số Tỷ lệ(%)
Nhóm tuổi
< 30 tuổi 159 43,2
≥ 30 tuổi 209 56,8
Tuổi trung bình 32,32 ± 5,38
Dân tộc
Kinh 330 89,7
Khác (Hoa, Khmer..) 38 10,3
Trình độ học vấn
< Cấp 3 12 3,3
≥ Cấp 3 356 96,7
Nghề nghiệp
Công nhân, viên chức 140 38,0
Nghề tự do 228 62,0
Cư trú
Tp.HCM 161 43,8
Tỉnh khác 207 56,2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 277
Đặc tính dân số Tần số Tỷ lệ(%)
Số con dưới 5 tuổi
1 con 242 65,8
≥ 2 con 126 34,2
Nguồn thông tin
Sách báo/ tivi/ radio/ internet 341 92,7
Tài liệu truyền thông 340 92,4
Nhân viên Y tế 198 53,8
Tổ trưởng tổ dân phố 88 23,9
Bạn bè 24 6,6
Người quen có con đã mắc
bệnh TCM
6 1,6
Bảng 2. Tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng theo nhóm kiến thức
về phòng bệnh tay chân miệng (N = 368)
Nội dung câu hỏi Đúng Tỷ lệ(%)
Đường lây lan của bệnh TCM
Tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị bệnh. 336 91,3
Chạm vào vật dụng có mầm bệnh 360 97,8
Các biểu hiện của bệnh TCM
Sốt 341 92,7
Loét miệng, họng 359 97,6
Nổi bóng nước ở miệng, tay, chân 303 82,3
Các biến chứng của bệnh TCM
Viêm não, màng não 253 68,8
Tổn thương tim 277 75,3
Nhiễm trùng máu 252 68,5
Bệnh thường xảy ra ở trẻ <5 tuổi 345 93,8
Nơi trẻ dễ mắc bệnh TCM
Ở nhà 35 9,5
Ở nhà trẻ, trường mầm non 355 96,5
Ở khu dân cư đông đúc 324 88,0
Ở siêu thị, khu vui chơi 246 66,9
Chưa có vaccine phòng ngừa 347 94,3
Những giải pháp phòng bệnh TCM cho trẻ
Thường xuyên rửa tay trẻ và người giữ trẻ 340 92,4
Rửa vật dụng và lau sàn nhà với dung
dịch Sát khuẩn
366
99,5
Cách ly trẻ với trẻ đang bị bệnh TCM 297 80,7
Kiến thức chung 286 77,7
Bảng 3. Tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng theo nhóm thái độ về
phòng bệnh tay chân miệng (N = 368)
Nội dung câu hỏi Đúng Tỷ lệ(%)
Rửa tay trẻ trước khi ăn là cần thiết 359 97,6
Rửa tay trẻ sau khi đi tiêu là cần thiết 364 98,9
Rửa tay mẹ trước khi cho trẻ ăn là cần
thiết
367 99,7
Rửa tay mẹ trước khi chăm sóc trẻ là cần
thiết
365 99,2
Dùng dung dịch khử khuẩn lau sàn nhà,
bàn ghế ít nhất 1 lần/tuần là cần thiết
327 88,9
Dùng dung dịch khử khuẩn ngâm, rửa đồ
chơi của trẻ ít nhất 1 lần/tuần là cần thiết
350 95,1
Trẻ bị bệnh TCM nên nghỉ đi học hay
cách ly
295 80,2
Thái độ chung 320 87,0
Bảng 4. Tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng theo nhóm hành vi
về phòng bệnh tay chân miệng (N = 368)
Nội dung câu hỏi Đúng Tỷ lệ(%)
Mẹ có rửa tay trước khi chăm sóc trẻ 368 100
Mẹ có rửa tay sau khi chăm sóc trẻ 368 100
Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng /
dung dịch khử khuẩn
333 90,5
Rửa tay trẻ sau khi đi chơi những nơi
công cộng về
365 99,2
Có dùng dung dịch khử khuẩn ngâm, rửa
đồ chơi của trẻ ít nhất 1 lần/tuần
99 26,9
Có dùng dung dịch khử khuẩn lau sàn
nhà, bàn ghế ít nhất 1 lần/tuần
228 62,0
Hành vi chung 237 64,4
Bảng 5. Kết quả phân tích đơn và đa biến với những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức
Yếu tố PR (KTC 95%) đơn biến p PR (KTC 95%) đa biến p
Nhóm tuổi
Tivi/radio/internet
Tài liệu truyền thông
Nhân viên y tế
Tổ dân phố
1,7 (1,0–2,8)
3,7 (1,6–8,1)
7,8 (3,4-17,6)
3,7 (2,2– 6,4)
3,6 (1,6– 7,8)
0,03
0,001
0,001
0,001
0,001
1,6 (0,9 – 2,9)
7,7 (2,8 – 20,7)
2,6 (1,0 – 6,8)
5,5 (2,9– 10,4)
6,0 (2,5 – 14,6)
0,09
< 0,001
0,04
< 0,001
< 0,001
BÀN LUẬN
Khi phân tích về kiến thức phòng bệnh của
mẫu nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tỷ lệ kiến
thức đúng cao (77,7%). Trong đó những bà mẹ
biết rõ về đường lây bệnh TCM (91,3 – 97,8%),
lứa tuổi mắc bệnh (93,8%), biểu hiện đặc trưng
của bệnh (82,7 – 92,3%), bệnh chưa có vắc -xin
phòng bệnh (94,3%), nơi trẻ dễ mắc bệnh: siêu
thị, khu vui chơi, nhà trẻ, trường mầm non, khu
dân cư đông đúc (67 - 96,5%), bà mẹ biết thường
xuyên rửa tay cho trẻ và người giữ trẻ trong
phòng bệnh (92,4%) chiếm tỷ lệ rất cao và cao
hơn nhiều so với nghiên cứu trước đây tại Việt
Nam(1,4,5,6,8,12). Điều này có thể lý giải do tác động
của biện pháp truyền thông ngày càng tốt hơn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 278
và do trình độ học vấn của các bà mẹ trong mẫu
khảo sát cao, hầu hết là trình độ từ cấp 3 trở lên.
Riêng về khả năng lây truyền bệnh từ nguồn
lây ở nhà chỉ có 9,5 % bà mẹ trả lời đúng. Nguồn
lây nhiễm tại gia đình từ cha mẹ, anh chị em
được tăng thêm nếu có thói quen vệ sinh kém đã
được chứng minh qua các nghiên cứu của nhiều
tác giả(3,13). Điều này cần ghi nhận để có những
lưu ý cho chương trình giáo dục sức khỏe phòng
bệnh TCM, cần nhấn mạnh nhà ở cũng là một
nguồn lây nhiễm bệnh TCM quan trọng.
Đối với các biện pháp phòng ngừa lây lan
bệnh TCM, các kết quả của chúng tôi ghi nhận tỷ
lệ các bà mẹ biết các biện pháp cơ bản cũng rất
cao từ 80,7 - 99%. Kết quả này tương đồng với
các nghiên cứu về kiến thức hành vi thái độ của
người nuôi trẻ về bệnh TCM trước đây(5,6,11). Điều
này cho thấy vấn đề phòng lây lan bệnh là mối
quan tâm hàng đầu của các bà mẹ, mặc dầu các
kiến thức khác về phòng bệnh TCM trong các
khảo sát trước đây có thể thấp hơn so với nghiên
cứu của chúng tôi nhưng cách làm thế nào để
phòng lây lan bệnh luôn là mối quan tâm hàng
đầu của các bà mẹ. Điểm mạnh này cần tiếp tục
phát huy trong truyền thông giáo dục sức khỏe
về bệnh TCM. Tỷ lệ các bà mẹ có thái độ đúng về
phòng bệnh TCM là rất cao (89,6%) trong nghiên
cứu của chúng tôi. Kết quả này có tương đương
với các nghiên cứu khác(6,9,10). Điều này có được
cũng nhờ ảnh hưởng tích cực của các biện pháp
truyền thông đã làm gia tăng nhận thức của các
bà mẹ và từ đó dẫn đến các thái độ đúng về việc
phòng ngừa bệnh TCM ở các bà mẹ nuôi con
dưới 5 tuổi.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ
lệ bà mẹ có hành vi chung đúng về phòng bệnh
TCM còn thấp 64,40 % so với yêu cầu 67%. Khi
phân tích kết quả thấp về hành vi đúng trong
phòng bệnh TCM, chúng tôi ghi nhận điều này
bị ảnh hưởng do tỷ lệ thấp các bà mẹ biết dùng
các dung dịch sát khuẩn để lau rửa sàn nhà, nơi
trẻ sinh hoạt và rửa các đồ chơi vật dụng trẻ sử
dụng (26,9 – 60%). Do đó trong truyền thông
giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ cần phải lưu ý
thực hành này đối với các bà mẹ, đồng thời cũng
phải cung cấp thông tin đúng về việc chọn lựa
và dùng dung dịch sát khuẩn cho phù hợp.
Trong khi đó 100% bà mẹ đều biết cách rửa tay
trước và sau chăm sóc trẻ, rửa tay cho trẻ. Đây là
một điều rất tốt trong thực hành phòng bệnh
TCM, và là kết quả của việc tuyên truyền phòng
bệnh. Hành vi này cần được tiếp tục củng cố và
duy trì để giúp cho việc phòng các bệnh lây lan
qua đường tiêu hóa và hô hấp rất thường xảy ra
ở trẻ em.
Bà mẹ ở nhóm tuổi từ 30 trở lên có tỷ lệ kiến
thức đúng về phòng bệnh TCM cao gấp 1,3 lần
bà mẹ ở nhóm tuổi dưới 30 sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê trong phân tích đơn biến. Điều
này có thể lý giải dựa trên giả thuyết những bà
mẹ lớn tuổi mới sinh con đầu lòng nên việc tìm
hiểu kỹ chăm sóc sức khỏe trẻ nhiều hơn so với
những bà mẹ nhỏ tuổi. Tuy nhiên, khi khảo sát
đa biến thì yếu tố này không còn ý nghĩa thống
kê (p> 0,05).
Chúng tôi không ghi nhận mối liên hệ giữa
các yếu tố dân tộc, nơi cư trú, trình độ học vấn,
nghề nghiệp và số con với kiến thức về phòng
bệnh TCM. Điều này cũng được ghi nhận trong
nghiên cứu của tác giả T.T.A.Đào(4). Tuy nhiên
trong nghiên cứu của tác giả T.T.A.Đào có ghi
nhận có liên hệ giữa dân tộc với kiến thức phòng
bệnh TCM. Sự khác biệt này là do trong do dân
số nghiên cứu của tác giả T.T.A.Đào có tỷ lệ khá
cao người dân tộc thiểu số gần 60% và trình độ
học vấn còn thấp nên khả năng tiếp nhận các
kiến thức về phòng bệnh có thể chưa cao, vì thế
biến số dân tộc ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê
đối với kiến thức đúng về phòng bệnh.
Trong nghiên cứu này ghi nhận các yếu tố có
liên quan đến kiến thức đúng đó là nguồn thông
tin. Các nguồn thông tin ảnh hưởng tích cực đến
kiến thức đúng đó là: thông tin từ
tivi/radio/internet (PR=7,7; [2,8-20,7]), nhân viên
y tế (PR=5,5; [2,9 – 10,4]), tài liệu truyền thông
(PR=2,6; [1,0 – 6,8]). Điều này cho thấy nếu
nguồn thông tin tốt, và được truyền thông trực
tiếp, đúng cách và dễ hiểu thì hiệu quả sẽ tăng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 279
lên rất cao. Kết quả này một lần nữa khẳng định
vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe trong
đó nguồn thông tin và cách truyền thông đóng
vai trò quan trọng trong việc tạo ra kiến thức
đúng cho các bà mẹ. Ngoài ra trong nghiên cứu
này cũng ghi nhận nếu nguôn thông tin chưa tốt,
hay gián tiếp như từ tổ dân phố, hay qua bạn bè,
người mẹ có con đã mắc bệnh TCM thì hầu như
không có ảnh hưởng tốt lên việc hình thành kiến
thức đúng cho các bà mẹ.
Nghiên cứu này cũng ghi nhận sự khác biệt
về tỷ lệ kiến thức đúng chung (77,7%), tỷ lệ hành
vi đúng chung (64,4%), và tỷ lệ thái độ đúng
chung (81,8%) của các bà mẹ, và cũng chưa thấy
có mối liên quan rõ rệt giữa kiến thức đúng và
thái độ, hành vi đúng. Sự khác biệt này cũng ghi
nhận trong các khảo sát trước đây của các tác giả
Việt Nam(8,12). Đây cũng chính là điểm cần khắc
phục trong các chiến dịch truyền thông giáo dục
sức khỏe tiếp theo làm thế nào nâng cao cả kiến
thức, thái độ và tăng cường hướng dẫn thực
hành phòng bệnh cho các bà mẹ để góp phần gia
tăng hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe
cho nhân dân.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ kiến thức chung đúng là 77,7%, tỷ lệ
thái độ chung đúng là 87%, tỷ lệ hành vi đúng
chung là 64,4%. Các yếu tố có liên quan tích cực
đến kiến thức đúng là nguồn thông tin từ: ti vi /
radio / internet, từ tài liệu truyền thông, từ nhân
viên y tế. Kiến thức, thái độ và hành vi của các
bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi về phòng chống tay
chân miệng đã cải thiện đáng kể trong thời gian
gần đây dưới tác động của các biện pháp truyền
thông giáo dục sức khỏe mặc dầu có một số kiến
thức cũng như thực hành cần được tiếp tục cải
tiến. Để nâng cao kiến thức về phòng chống
bệnh TCM trong biện pháp truyền thông giáo
dục sức khỏe cần chú ý đến nội dung, nguồn
thông tin, người cung cấp thông tin, hình thức
thông tin để làm gia tăng kiến thức đúng từ đó
làm thay đổi hành vi và thái độ đúng trong
phòng chống bệnh tay chân miệng của các bà mẹ
nuôi con dưới 5 tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thanh Bình, Vũ Thị Minh Hạnh (2013). "Thực trạng thái
độ và hành vi thực hành của nhóm chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi và
đề xuất giải pháp tuyền thông". Y học Thực Hành, 7(875):pp.21-
24.
2. Bộ Y tế (2012). “Quyết định 581/QĐ-BYT về việc ban hành
hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh tay chân miệng”.
URL: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-
te/Quyet-dinh-581-QD-BYT-giam-sat-va-phong-chong-benh-
tay-chan-mieng-135592.aspx, (access on 20.12.2017).
3. Chen KT, Lee TC, Chang HL, Yu MC, Tang LH (2008).
"Human Enterovirus 71 Disease: Clinical Features,
Epidemiology, Virology and Management". The Open
Epidemiology Journal, 1(8):pp.10-16.
4. Trần Thị Anh Đào và cộng sự (2014). "Kiến thức và thực hành
về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai". Y Học Thực Hành,
23(911):pp.1-6.
5. Trần Đỗ Hùng, Dương Thị Thùy Trang (2013). "Khảo sát kiến
thức chăm sóc bệnh nhi tay chân miệng của các bà mẹ tại bẹnh
viện Nhi đồng Cần Thơ". Y Học Thực Hành, 6(873):pp.60-65.
6. Nguyễn Tri Khoa (2012). “Kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tai
Quận 11, TP. HCM năm 2012”. Luận văn tốt nghiệp, Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
7. Lou ML, Lin DJ (2006). "Exploration of the healthy behaviors
against enterovirus and its related factors in the caregivers of
preschool-age children", Hung Kuang Journal, 49:pp.145-162.
8. Phạm Vũ Bích Ngọc (2010). “Kiến thức, thái độ, thực hành về
bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại phường
Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai năm 2010”. Luận
văn tốt nghiệp, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Othman N, Ismail WNHW, Othman CN, Lamin RAC, Nor
SM, Mazlan NN (2012). "Knowledge, Attitude and Practices
regarding Hand, Foot and Mouth disease (HFMD) of visitors in
hospital Tengku Ampuan Afzan, Pahang, Malaysia".
Technology,Science, Social sciences and Humanities International
Conference 2012, Universiti Teknologi MARA, Malaysia, p. 1-10.
URL:
https://www.researchgate.net/publication/266203598_Knowled
ge_Attitude_and_Practices_
Regarding_Hand_Foot_and_Mouth_Disease_HFMD_of_Visito
rs_in_Hospital_Tengku_Ampuan_Afzan_Pahang.
10. Charoenchokpanit R, Pumpaibool T (2013). "Knowledge
attitude and preventive behavior towards hand foot and
mouth disease among caregivers of children under five years
old in Bangkok, Thailand". Journal of Health Research,
27(5):pp.281-286. URL:
286_ruttiya.pdf.
11. Võ Thị Tiến, Tạ Văn Trầm (2014). "Kiến thức, thái độ, hành vi
của bà mẹ về phòng chống bệnh tay chân miệng". Y Học Thành
phố Hồ Chí Minh, 16(S4):pp.83-92.
12. Nguyễn Văn Tuyền (2012). “Kiến thức, thái độ, thực hành về
bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở các trường
mẫu giáo tại phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình
Dương năm 2012”. Luận văn tốt nghiệp, Đại học Y Dược Thành
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 280
phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. World Health
Organization (2011). A guide to clinical management and
public health response for hand, foot and mouth (HFMD).
URL:
nicalmanagementofHFMD.pdf?ua=1
13. Xie YH, Chongsuvivatwong V, Tan Y, Tang ZhZ, Sornsrivichai
V, McNeil EB (2015). "Important roles of public playgrounds in
the transmission of hand, foot, and mouth disease". Epidemiol
Infect, 143(7):pp.1432-41. DOI: 10.1017/S0950268814002301.
14. Yang SC, Fee CY, Su CF, et al. (2010). "Knowledge about and
attitude toward enterovirus 71 infections: A survey of parents
and teachers at kindergartens in Taiwan". American Journal of
Infection Control, 38(4):pp.e21-e24. DOI:
10.1016/j.ajic.2009.11.008.
Ngày nhận bài báo: 27/10/17
Ngày nhận phản biện 25/12/17
Ngày bài báo được đăng:
15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_hanh_vi_thai_do_ve_phong_chong_benh_tay_chan_mieng.pdf