Kiến thức cơ bản về Knol

Tài liệu Kiến thức cơ bản về Knol: Kiến thức cơ bản về Knol kiến thức cơ bản Kiến thức cơ bản thì không bao giờ lỗi thời Knol là thế nào? (Hình: Ảnh chụp màn hính chính của Knol của Google - ngày 25/7/2008) Knol có thể được hiểu như: "unit of knowledge" (đơn vị kiến thức). Khi Google Knol lần đầu tiên được giới thiệu đưa thử nghiệm với giới hạn người viết vào khoảng cuối năm 2007[1] thì đã có những ý kiến rằng chúng ra đời để cạnh tranh với Wikipedia. Cho đến giai đoạn open beta - tức là "mở cho mọi người đều có thể viết các knol"[2] thì nhiều người bắt đầu quan tâm đến nó. Trên wikipedia (các phiên bản ngôn ngữ khác nhau) ở mục từ "Knol" cũng đã cập nhật các thông tin mới nhất về sự kiện này[3]. Vậy thì Knol là gì? Knol là các đơn vị kiến thức do một cá nhân đưa lên tương tự như mỗi một người tự viết về một chủ đề nào đó. Một số nhận xét rằng nó giống như các blog[11], (như vậy thì Knol cũng có vẻ giống như các entry do tôi tự viết trên blog này của tôi nhưng cụ thể hoá hơn đối với các...

pdf180 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kiến thức cơ bản về Knol, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiến thức cơ bản về Knol kiến thức cơ bản Kiến thức cơ bản thì không bao giờ lỗi thời Knol là thế nào? (Hình: Ảnh chụp màn hính chính của Knol của Google - ngày 25/7/2008) Knol có thể được hiểu như: "unit of knowledge" (đơn vị kiến thức). Khi Google Knol lần đầu tiên được giới thiệu đưa thử nghiệm với giới hạn người viết vào khoảng cuối năm 2007[1] thì đã có những ý kiến rằng chúng ra đời để cạnh tranh với Wikipedia. Cho đến giai đoạn open beta - tức là "mở cho mọi người đều có thể viết các knol"[2] thì nhiều người bắt đầu quan tâm đến nó. Trên wikipedia (các phiên bản ngôn ngữ khác nhau) ở mục từ "Knol" cũng đã cập nhật các thông tin mới nhất về sự kiện này[3]. Vậy thì Knol là gì? Knol là các đơn vị kiến thức do một cá nhân đưa lên tương tự như mỗi một người tự viết về một chủ đề nào đó. Một số nhận xét rằng nó giống như các blog[11], (như vậy thì Knol cũng có vẻ giống như các entry do tôi tự viết trên blog này của tôi nhưng cụ thể hoá hơn đối với các chủ đề), được cho phép mọi người bình luận khen chê, được người viết đóng các bình luận ở bất kỳ thời điểm nào. Sự khác biệt ở chúng là người ta có thể đặt các quảng cáo của Google vào các bài viết của mình để thu được một phần lợi nhuận từ sự quảng cáo đó bởi Google. (Giao diện soạn thảo của Knol rất gần gũi và giống các trình soạn thảo thông dụng thường gặp, chúng cho phép soạn thảo theo chế độ trực quan hoặc với các mã HTML, một mặt khác người sử dụng có thể nhập các tài liệu, văn bản từ tập tin định dạng thông dụng vào Knol như DOC, PDF. Trong khi việc soạn thảo ở Wikipedia thì khác thường, phải mất một thời gian làm quen nhất định) (Hiển thị sau khi soạn thảo) Họ đã nói gì về nhau? Google và Wikipedia ấy Bởi vì cả Knol và Wikipedia cùng do mọi người đóng góp kiến thức, do đó thì việc sử dụng kiến thức như một sự tham chiếu sang nhau có được hay không? Sự phát triển của nó như thế nào? Tầm ảnh hưởng ra sao giữa Knol và Wikipedia? Cedric Dupont, giám đốc của Knol đã tự tin nói với phóng viên Cnet đại ý rằng "Nếu như Knol thành công thì nó sẽ giúp đỡ cho Wikipedia, knol sẽ là nguồn tham khảo cho Wikipedia", cuối cùng thì ông ta cũng nói rằng "Mục đích cuối cùng của Knol là cải thiện kết quả tìm kiếm"[4]. Jimmy Wales[8], một trong số những người sáng lập ra Wikipedia, cho rằng bây giờ vẫn còn quá sớm để nhận định Knol có khả năng cung cấp một lượng thông tin lớn đủ sức cạnh tranh với Wikipedia hay không. Ông ta nói: "Knol giống như một dạng nền tảng blog hợp tác chứa nhiều ý kiến cá nhân hơn là một cuốn từ điển bách khoa"[4]. Qua những lời phát biểu ở trên thì ông Cedric Dupont có vẻ hơi tự tin về sự làm nguồn dẫn cho Wikipedia, điều này có thể đúng trong thời gian hiện tại (khi các knol đang có chất lượng cao trong quá trình chuẩn bị), nhưng trong tương lai thì số lượng các knol nhiều hơn, chất lượng không còn đồng đều và khó có thể có đủ uy tín để tuân theo điều kiện làm nguồn dẫn cho các mục từ trên Wikipedia. Jimmy Wales cho rằng đó chỉ là những blog với những ý kiến cá nhân thì tôi nghĩ rằng có thể ông ta chưa xem một số knol, ở đó chúng được đầu tư một cách khá kỹ lưỡng. Ví dụ một knol do hai tác giả Tom Lue và Alan Shindel viết có tựa đề Female Sexual Function and Dysfunction, đã sử dụng rất nhiều dẫn chứng, hình ảnh và được chỉnh sửa nhiều lần (cho đến thời điểm tôi viết thì nó có 59 dẫn chứng hoặc chú thích, chỉnh sửa 37 lần). Ví dụ về knol này cho thấy chúng có thể tương đương với các bài chọn lọc ở Wikipedia[14]. Tôi thì không rõ rằng Google đưa ra Google Knol này có nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của Wikipedia trên thị trường tìm kiếm sắp tới hay không, bởi vì Wikipedia thì cũng có các tham vọng nhảy vào lĩnh vực tìm kiếm với cơ chế kết quả do người sử dụng đánh giá, và được Jimmy Wales tự tin rằng sẽ hiệu quả hơn cả Google và Yahoo[17][18]. Cho dù hiệu quả của các công cụ tìm kiếm của Wikipedia có đúng như mong đợi hay không thì nó cũng gây ra sự lo ngại cho Google. Một cách nhìn trong cuộc chiến Google Knol và Wikipedia Ở đây thì tôi chỉ so sánh giữa Google Knol và Wikipedia trong thời điểm hiện tại, nếu như sau này thấy nhiều người đọc tiếng Việt chưa hiểu về Knol và kết hợp ở đâu đó đã nói nhưng chưa đúng ý mình suy nghĩ thì sẽ viết một entry giới thiệu về Knol một cách cụ thể hơn. J i m m y a l e s c ó l o l ắ n g ? Ả n h : t h e o i e t n a m N e t Knol thì tôi mới thử đăng ký để phục vụ cho entry này, còn Wikipedia thì tôi đã có một kinh nghiệm khá lâu với nó trước khi ngừng viết để lập ra blog này. Sự dừng lại không có nghĩa là tôi có nhiều mâu thuẫn với Wikipedia để có thể nói xấu về nó trong các sự so sánh dưới đây. Hỗ trợ ngôn ngữ Knol hiện nay chưa hỗ trợ nhiều ngôn ngữ như Wikipedia, do đó chúng khó có các tham chiếu các phiên bản ngôn ngữ khác nhau để có thể xem các mục từ trên ngôn ngữ này với các ngôn ngữ khác để có thể cập nhật, bổ sung các mục từ lẫn nhau. Do có các liên kết tham chiếu sang các mục từ khác nên các wikipedian[10] thông thạo ngoại ngữ sẽ có thể dịch từ ngôn ngữ khác sang phiên bản viết bằng tiếng bản địa của mình. Ở phiên bản tiếng Việt thì rất nhiều mục từ được dịch nguyên văn từ phiên bản tiếng Anh. Trong thời điểm hiện tại thì Knol chỉ hỗ trợ chính thức các knol ở giới hạn một số ngôn ngữ. Thực tế thì bạn có thể viết các knol bằng tiếng bản địa (như hình phía trên mà tôi lấy làm minh hoạ về giao diện soạn thảo), tuy nhiên chưa chắc knol đó đã được nhiều người đọc - một mặt khác thì sự quảng cáo thông qua tài khoản Google AdSense có thể sẽ không tạo lập được nếu bạn ở một số ngôn ngữ/quốc gia chưa được hỗ trợ (hình bên phải). Như vậy, về sự hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau thì hiện nay Knol không bằng Wikipedia. Tính mở Ở đây thì ai cũng viết được một chủ đề nào đó, do đó thì cả hai đều có tính mở rất tốt! nhưng giữa Wikipedia và Google Knol có những sự khác biệt ở tính mở như thế này: • Knol: Một người viết một đơn vị kiến thức, những người khác đóng vai trò phản biện khi comment vào đó. Người viết đó có vai trò là một người biên tập, và do đó sẽ cải thiện chất lượng của tri thức. Tất nhiên là còn có các vấn đề khác nữa về comment: Nếu như sự phản biện đó không phù hợp với ý kiến của chủ nhân thì họ sẽ không có sự điều chỉnh lại, hoặc nếu có sự điều chỉnh lại mà không viết vào bài viết rằng đã thay đổi do có sự phản hồi từ comment nọ, kia thì phần comment góp ý/phản biện đó lại trở thành thừa thãi và người ta rất có thể coi comment đó là ngớ ngẩn. Tất nhiên là việc sửa đổi và ghi lại đó phụ thuộc vào người viết knol đó, mà không có cách nào bắt buộc họ phải làm như vậy - chỉ có thể có các lời khuyên từ những người quản lý Knol mà thôi. Xét về khía cạnh phản ứng của người đọc knol thì rất có thể sau khi đọc một knol chất lượng không tốt, có những ý kiến trái ngược thì người đọc sẽ tự viết một knol khác tương đương chủ đề để "cạnh tranh", do đó dẫn đến có nhiều các knol đồng thời nhau. • Wikipedia: Một người khởi xướng một mục từ, những người khác bắt đầu viết bổ sung cho nó khiến cho nó trở lên hoàn hảo. Đây là lý thuyết của Wikipedia và nó có vẻ rất đúng, mở và hợp lý. Nhưng thực tế nó chứa rất nhiều mâu thuẫn trong lý thuyết đóng góp tri thức này: Các tranh cãi nổ ra liên miên và cần đến sự khoá các mục từ nhằm tránh phá hoại hoặc khoá các wikipedian nhũng nhiễu. Do đó, tôi nhận thấy tính mở của Knol có vẻ thực tế hơn Wikipedia. Hạn chế về chủ đề-nội dung Tính mở đã nói ở trên vẫn còn một yếu tố nữa cần nhắc đến: Đó là rào cản về mặt chủ đề và nội dung của nó (tức là cái ý chính của mỗi Knol hay các mục từ trên Wikipedia). Ở Wikipedia thì các nội dung chúng của một mục từ phải thoả mãn các điều kiện nhằm đảm bảo rằng chúng phù hợp với một bộ bách khoa toàn thư. Tuy nhiên các chủ đề còn có các điều kiện phụ khác như: Số lần xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm của Google, hoặc như các điều kiện về sự ầm ĩ khác. Chính những điều này đã khiến cho bộ bách khoa toàn thư không mang tính chất giáo dục, chạy theo thị hiếu người đọc, nhưng lại rất mâu thuẫn nhau trong phương thức hoặc mục đích phát triển. Ví dụ một sự kiện ầm ĩ về một cô diễn viên bị lộ đoạn video sinh hoạt tình dục riêng tư có thể xuất hiện trên phiên bản wikipedia bản địa nhưng những người anh hùng khác của dân tộc đó lại có thể không đủ điều kiện xuất hiện một mục từ riêng - cho dù có nhiều wikipedian thích viết về điều đó. Knol theo tôi nhận xét có vẻ như không bị các rào cản đó ngăn các người viết, họ có thể viết những gì họ thích, nhưng được người đọc chấp nhận hay không, có đánh giá cao hay không lại là một chuyện khác. Vậy thì về điểm này Knol có ưu thế hơn nhiều so với Wikipedia. Giá trị lợi nhuận cho người viết và tổ chức hỗ trợ Tôi nhận ra điều này: "Sự nhiệt tình hoặc lợi nhuận sẽ tạo ra sự bền vững của Knol hoặc Wikipedia - Nếu không có nhiệt tình thì cần đến lợi nhuận và ngược lại. Khi trẻ người ta nhiệt tình, nhưng khi già hơn người ta nghĩ đến lợi nhuận nhiều hơn. Chỉ có hai điều đó mới có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng." Knol đã được hứa trả các khoản lợi nhuận cho người viết bằng nguồn thu từ quảng cáo của Google đặt trên các knol theo cách hiệu quả đạt được, đây rõ ràng là sự khuyến khích rất lớn cho người viết. Nhưng ở Wikipedia thì tổ chức hỗ trợ đã không trả tiền cho bất kỳ người viết nào, ngay cả những sysop cũng không được nhận thù lao. So sánh điều này với Wikipedia thì các wikipedian không được hưởng bất kỳ một lợi ích nào về mặt kinh tế thì Knol đã hấp dẫn người viết hơn. Cho dù khai thác tốt về mặt thể hiện tài năng của mình bằng việc sửa đổi các mục từ trên Wikipedia thì sẽ đến một lúc nào đó các wikipedian trở lên chán nản với sở thích của mình - nhất là khi họ đã trưởng thành hơn và đối diện với cuộc sống thường nhật. Nếu như một knol được viết ra để quảng cáo rõ ràng cho một sản phẩm hay một doanh nghiệp thì sao nhỉ? điều đó có thể mang lại giá trị cho chủ thể được nhắc đến bởi knol, nhưng nếu sự quảng cáo đó là vô lý hoặc không được chấp nhận bởi người đọc (ít người đọc thì hiệu quả quảng cáo không cao) hoặc là sẽ mọc ngay một knol khác viết đúng hơn, chính xác hơn và có thể phản biện lại knol này. Một mặt khác cho dù có đạt hiệu quả bằng số người đọc knol đó, nhưng nếu như Google đã không đặt nó ở những trang đầu của kết quả tìm kiếm thì nó cũng sẽ kém hiệu quả (vì người biết đến các knol không nhiều bằng người tìm kiếm trên Internet), do đó một ai đó muốn viết các knol quảng cáo thì vẫn phải trả tiền cho Google để đặt nó lên những trang đầu tiên của danh sách kết quả tìm kiếm. Về mặt lợi nhuận cho tổ chức đã đứng ra thành lập một nơi để cho những người viết kiến thức (ở đây là Google Inc và Wikipedia) thì nhận thấy rõ ràng Google đã hưởng lợi hơn rất nhiều so với Wikipedia. Knol được lập ra với một sự rõ ràng rằng dùng cho quảng cáo và cải thiện các kết quả tìm kiếm. Wikipedia thì hoàn toàn do lòng hảo tâm của người đọc khuyên góp[9], hoặc như những thông báo khuyên góp được đặt trên mỗi đầu trang khiến cho chính những wikipedian lại bị tâm lý và tự khuyên góp cho sự tồn tại của nó. So sánh về mặt cơ sở hạ tầng đang có sẵn: Wikipedia ngày càng đối mặt với nguy cơ quá tải bởi nhiều người tra cứu. Có rất nhiều thời điểm mà người tra cứu gặp thông báo về hiện trạng quá tải kèm theo đề nghị khuyên góp nếu có thể. Google chắc chắn rằng đã có một hệ thống máy chủ hoàn toàn có thể đáp ứng được sự viết các knol và tra cứu đồng thời. Do đó, về mặt lợi nhuận cho cả cá nhân và tổ chức bảo hộ nó thì Knol vẫn hơn. Tính đúng đắn của tri thức Sự quan trọng nhất là giá trị của tri thức mang lại như thế nào? Đó chắc chắn là điều quan trọng nhất mà người đọc quan tâm đến ở mỗi đơn vị tri thức hoặc các mục từ. Đây là vấn đề đáng thảo luận, bàn cãi trong sự phát triển của cả Knol và Wikipedia. Ở Knol có vẻ như không có sự ràng buộc nào về tính đúng đắn của tri thức mang lại, có nghĩa rằng chúng hoàn toàn có thể do ý kiến chủ quan của người viết ra các knol, trong khi đó thì Wikipedia lại luôn đòi hỏi những nguồn dẫn có uy tín. Vậy thì ở đây Knol hay Wikipedia đáng tin cậy? Nếu như các knol là thể hiện sự tích luỹ, kinh nghiệm hoặc nhận thức của người viết thì chúng khó có thể tạo ra sự tin tưởng như ở Wikipedia. Nhưng với một nguyên tắc không có điều nào là sáng tạo mới, chỉ có thể là "viết theo cách hiểu của mình từ các nguồn tài liệu, tin tức có uy tín" thì Wikipedia có thể chứa các tri thức lỗi thời hoặc phụ thuộc vào tính đúng đắn của các nguồn được thừa nhận rằng có uy tín chứ Wikipedia không chú trọng tính đúng đắn[10] (khá hài hước là ngay cả Jimmy Wales cũng khuyên rằng đừng tin Wikipedia[16]. Nhiều người cũng cho rằng Wikipedia không đáng tin cậy vì ai cũng sửa đổi được - nhưng đó không phải là lý do, bởi có các công cụ quản lý đối với từng người vết để có thể sửa chữa lại những sửa đổi phá hoại. Bạn hãy thử xoá hoặc viết linh tinh vào một mục từ? Chỉ sau vài phút sau chắc chắn nó sẽ được hồi sửa trở lại[20][21]. Chính do đó sự sửa đổi tri thức đúng hay sai là do một số wikipedian kiểm soát theo khả năng của họ). Chính điều này giúp cho Wikipedia hạn chế những sự tranh cãi bất đồng, nhưng nó đã làm nản chí không ít các wikipedian mong muốn đóng góp tri thức đúng đắn nhưng lại không có nguồn nào nói đến điều đó. Nếu phóng đại một chút thì tôi có giả thuyết một câu chuyện như thế này: Tôi có thể viết một mục từ mà trong đó nói rằng "một cộng một bằng ba" miễn là có một nguồn uy tín nào đó nói điều đó, không ai cãi được (nhưng thực tế thì người ta không thể chịu được điều này - thế nên mới có những bất đồng liên miên). Do đó có thể có mâu thuẫn khi nói đến tính đúng đắn ở cả Knol và Wikipedia, người đọc cần tự kiểm định bằng các nguồn tham khảo. Đối với Knol, điều gì khiến bạn sẽ tin tưởng rằng một ai đó đã viết tri thức đúng? Tôi nghĩ rằng tuỳ thuộc vào chức danh, học hàm/học vị hay như sự uy tín đã có của người viết mà knol đó có thể tạo ra được sự tin tưởng. Như vậy thì có vẻ như Knol không chấp nhận những người viết bình thường? Điều này có thể đúng trong tình trạng hiện nay: Tôi nhận thấy đa số những người viết đều ở các trường đại học có uy tín, hoặc có các chức danh nào đó, hoặc có tên tuổi. Đây là các cảm nhận của tôi bởi thực tế thì tôi không hiểu được các tên tuổi đó hay như các nơi họ làm việc đã là có uy tín hay chưa. Sự phán đoán này có lẽ xuất phát từ ý nghĩ rằng Google Knol vừa trải qua giai đoạn thử nghiệm hẹp bởi một số người được mời, mà những người này chắc chắn không phải là những người ngẫu nhiên, vậy họ là những người có uy tín. Sự ra mắt với cộng đồng thì chắc chắn rằng phải có ít nhất những khơi mào đầu tiên đủ để người ta tin tưởng rằng đây là một nơi có thể tập hợp những người có uy tín. Bây giờ là lúc cần nói đến sự phát triển dài hơi hơn của Knol. Nó đã mở, có nghĩa là bắt đầu chấp nhận những người viết bình thường (như những người bình thường đang viết cho Wikipedia). Vậy thì những người bình thường đó có đáng tin cậy khi viết các knol hay không? Tôi lấy ví dụ về tôi và blog này: Bạn có tin tôi không? Chưa đâu!, sau khi đọc nhiều entry của tôi, bạn có tin tôi không? Cũng có thể chưa, hoặc phân vân! Sau một năm nữa mà tôi vẫn viết như thế này thì bạn có tin tôi không? Có thể lắm chứ! Đó là một sự sai lầm của bạn! Lúc nào đó tôi làm bạn tin thì nếu tôi là một kẻ xấu có thể gây ảnh hưởng đến những suy nghĩ của bạn, hướng bạn đến những điều tôi mong muốn hoặc đưa tới bạn những tri thức sai lầm bởi nhận thức hẹp của tôi.(Nếu như vậy thì chẳng có gì là đáng tin, hoặc là chúng ta sẽ trở lên luôn luôn có sự nghi ngờ? Không, nhận thức luận Phật giáo về chân lý đã chỉ ra một cách: "luôn tự mình tìm hiểu mọi vấn đề và tin tưởng vào mình"). Như vậy thì tôi thấy rằng ở sự đúng đắn của tri thức thì ở cả Google Knol và Wikipedia là ngang bằng nhau, ở phần thương hiệu để tạo ra sự tin tưởng ban đầu thì Wikipedia đã đi trước nên hiện nay đang dành được nhiều hơn lợi thế. Sự nhũng nhiễu hay phá hoại Môi trường mở sẽ luôn có sự nhũng nhiễu trong bất kỳ một hình thức nào: Knol hay Wikipedia. Sự nhũng nhiễu ở Wikipedia xuất phát từ chính nguyên tắc của hoạt động của nó: Tất cả nội dung chứa trên các mục từ đều dựa trên các quy định và sự đồng thuận. Ví dụ các mục từ về các đảng phát chính trị, chế độ xã hội, tôn giáo...thì do quan điểm khác nhau của các người viết mà chúng đã trở lên có nhiều tranh cãi, bất đồng. Chính điều đó đã tạo ra các sự bất đồng liên miên. Các wikipedian không giải quyết được sự đồng thuận, bất đồng nên đã gây ra ấm ức và hoặc là bỏ đi, hoặc là ngầm quay lại gây nhũng nhiễu, phá hoại, làm nản chí những wikipedian khác. Đối với Knol thì có thể ít xảy ra sự bất đồng và nhũng nhiễu này. Giả sử xảy ra các tranh cãi về các niềm tin tôn giáo hoặc chính trị thì chắc rằng người phản đối một ý knol được nhận xét tốt sẽ viết một knol khác để thu hút sự chú ý. Nếu như có các bất đồng đến mức đỉnh điểm thì có thể sẽ tạo ra ba phe: Đồng ý một quan điểm, phản đối một quan điểm hoặc là trung lập (không nghiêng theo bên nào). Có thể sẽ xảy ra vài trường hợp: Tạo ra các báo cáo phản hồi giả về chất lượng của một knol trái quan điểm. Để đối phó với điều này thì cần đến nhóm điều hành hoặc quản lý hiểu biết và trung lập. Vậy thì ở điểm này thì Google Knol lại có ưu thế hơn. Nhóm điều hành và sự bền vững của dự án Ở đâu có sự điều hành, điều phối hay chịu trách nhiệm về các đơn vị kiến thức giữa Knol và Wikipedia? Theo lý thuyết hoặc sự công bố của cả hai đưa ra thì đều không có những sự điều hành - tức là không có sự can thiệp vào quá trình viết các đơn vị kiến thức mở. Trên thực tế thì không có sự điều hành, quản lý và kiểm duyệt nội dung cho dù ở một mức độ nào đó sẽ dẫn đến sự hỗn loạn và nhũng nhiễu bởi các quan điểm bất đồng. Lý do thật đơn giản là môi trường mở không thể chỉ bao gồm những người có nhận thức đúng, tri thức cao và có ý thức tốt. Knol có vẻ như có một nhóm theo dõi và giải quyết các phản hồi của các knol. Sự thuận lợi ở sự điều hành Knol là không cần thiết phải lộ mặt và điều chỉnh lại các knol một cách thô bạo. Do đó sự bất đồng có thể chỉ hướng với các knol với nhau chứ không phải với Google. Nhóm điều hành của Google Knol là các nhân viên của hãng, do đó họ được hưởng lương từ những sự quản lý này - đây là một điều bình thường mà bạn tưởng chừng nói ra là vô nghĩa, nhưng nó lại rất có ý nghĩa khi so sánh với Wikipedia. Wikipedia giải quyết bất đồng dựa trên đồng thuận giữa các wikipedian, nếu quá căng thẳng thì các sysop xử lý. Theo triết lý của Wikipedia thì sysop là những wikipedian bình thường, nhưng được cộng đồng bầu chọn thêm một số quyền như xoá mục từ, cấm thành viên trong thời gian nhất định và một số quyền khác can thiệp vào hệ thống. Lý tưởng nhất là các sysop hiểu được quyền hạn và trách nhiệm của mình đến đâu để tránh lạm dụng quyền hạn đó, nhưng thực tế thì nhiều sysop không đạt được mức độ như vậy nên càng gây ra sự nhũng nhiễu ở Wikipedia. Ở Wikipedia thì sysop làm việc dựa trên tinh thần tự nguyện và không được hưởng bất kỳ một khoản lương nào. Nhiều người ngạc nhiên về điều này, nhưng đúng như vậy đó! Tri thức nói chung thì cần sự đóng góp tự nguyện mới có khả năng bền vững và không thiên vị, không vụ lợi. Thực tế thì triết lý này hợp lý với số ít người nhưng phần đông còn lại thì coi điều này là không bền vững. Trên thực tế thì những người trẻ tuổi sẽ còn hy vọng về danh vọng và họ hăng hái, nhưng khi đối mặt với mưu sinh thì ít người còn tiếp tục đóng góp nhiều được nữa - mà với đặc điểm về nhận thức tri thức của người trẻ thường có "cái tôi" cao, ít chịu tìm hiểu nên có phần nào giới hạn trong việc chia sẻ kiến thức. Như vậy thì ở điểm này Google Knol tỏ ra khá ưu thế so với Wikipedia. Vinh danh người đóng góp tri thức Một yếu tố rất quan trọng để phát triển mở rộng tri thức ra cộng đồng là sự vinh danh hoặc thừa nhận tác giả của các tri thức đó. Đây có vẻ là một ý nghĩa phụ và không đáng quan tâm trong đa số những người trí thức trên thế giới - nhưng có điều là không phải ai cũng suy nghĩ đúng như vậy. Sự coi trọng tác quyền ở Wikipedia có vẻ bị giới hạn ở chiều nhận các kiến thức từ các nguồn sẵn có rồi ghi lại cho mọi người sử dụng nhưng lại không ghi nhận công sức của những người đóng góp một cách rõ ràng trên mỗi chính các mục từ bởi vì có rất nhiều người đóng góp. Xu thế chung hiện nay là người đọc ngày một khó tính, hay đòi hỏi và có vẻ ít chú ý đến ai là người đóng góp tri thức hơn, do đó một phần nào những người đóng góp thường cảm thấy chán nản vì công sức của họ chưa được ghi nhận. Ở Wikipedia thì sự ghi nhận được hiển thị tại mỗi "Lịch sử trang" của mục từ, tuy nhiên ở đây có chữa đồng đều thông tin của rất nhiều người soạn (trong đó có cả các con bot chuyên sử sửa chính tả và tạo thêm các liên kết đến phiên bản ngôn ngữ khác) đã khiến cho sự ghi nhận đóng góp nhiều/ít không rõ rệt, mà điều này phần nào làm nản chí các Wikipedian. Thực tế thì số người xem các trang thành viên là rất ít, xem thảo luận ở mỗi trang thảo luận của mục từ hoặc xem lịch sử trang không phải là một con số đáng kể so với một mục từ[10]. Còn ở Knol thì mỗi bài viết đều được ghi rõ tác giả (hoặc nhóm tác giả của nó), trên những sự phản hồi, phản biện và đóng góp cho hoàn thiện cũng được ghi nhận người tham gia. Những knol được đánh giá bởi sự bình chọn sẽ là động lực cho những người viết tốt hơn ngoài số lợi nhuận mà có thể họ kiếm được từ quảng cáo. Đây tuy không là sự quan trọng đối với một số người viết đã qua giai đoạn thích danh vọng, nhưng ít nhất nó cũng có ích với những người trẻ hơn đang đến với sự chia sẻ tri thức mở. Knol cho phép chứng thực những tác giả theo số điện thoại hoặc thẻ tín dụng, mặc dù điều này là không bắt buộc (xem hình), nhưng nó là một yếu tố xác thực những con người thực thông qua các tham số đối chiếu cụ thể. Mục đích có vẻ như để tạo sự tin cậy và trách nhiệm thực sự đối với các knol, hoặc là dành cho sự chuyển các khoản lợi nhuận thu được đến đúng với người viết knol đó mà không phải một người khác tự nhận. So sánh với điều này thì ở Wikipedia danh tính các wikipedian hoàn toàn phụ thuộc vào sự khai báo thành tâm của họ mà không có bất kỳ sự xác thực nào. Do điều này mà các wikipedian không có sự ràng buộc nào về mặt pháp lý để chịu trách nhiệm cho các hành động vi phạm bản quyền vốn được coi trọng ở Wikipedia, hoặc là người ta lợi dụng sự dễ tính này cho các tài khoản đăng ký để gây nhũng nhiễu, phá hoại mà nếu bị cấm hay khoá thì đều không ảnh hưởng gì bởi họ tiếp tục đăng ký một tài khoản khác. Wikipedia tiếng Việt thường xuyên gặp các trường hợp như vậy khiến cho các sysop hầu như bất lực bởi không thể xác định danh tính chính xác các tài khoản của wikipedian thông qua các địa chỉ IP của họ[19]. Và do đó đối với sự ghi nhận người đóng góp tri thức thì Knol đã có lợi thế hơn Wikipedia. Ý tưởng: Ai trong số chúng ta làm điều này... Một ý tưởng về sự tập hợp Tôi chưa thấy nói đến rằng Google Knol có thể tập hợp một số entry trên blog lại thành các knol theo dạng liên kết. Có nghĩa là Knol chỉ như một sự giới thiệu đến với một entry trên blog nào đó. Điều này khiến cho tôi phát sinh ý tưởng về sự tập hợp các entry trên blog có giá trị về mặt kiến thức với cách làm của Google đối với Knol: Có nghĩa rằng chúng cũng có sự quảng cáo và chia một phần lợi nhuận cho các blogger thông qua lợi nhuận của sự quảng cáo. Cho dù ở đâu đó ở Việt Nam đang có các nơi tập hợp các blog lại[13], tuy nhiên chúng vẫn chưa thể hiện tính chuyên nghiệp hoặc đơn thuần là các mục lục giống như một bookmark trên máy tính của người sử dụng, hay như đăng ký và so sánh. Những trang web này vẫn thể hiện sự lựa chọn mang tính phù hợp với sở thích của người đọc mà không chú trọng vào tập hợp phân tích các nhóm tri thức theo từng chủ đề, hoặc hoàn toàn không mang tính khuyến khích và định hướng cho cộng đồng người viết. Một số trang web đó thực hiện với hàm ý kinh doanh do đó chúng càng chú trọng vào thị hiếu người đọc mà đây là sự phát triển có vẻ ổn định ở thời điểm hiện tại nhưng lại thiếu sự bền vững lâu dài. Nếu bạn muốn thực hiện điều đó Đó không phải là một ý tưởng dễ thực hiện bởi vì tôi nhìn thấy còn nhiều vấn đề với nó. Nhưng nếu bạn muốn làm điều đó thì có một vài suy nghĩ gợi ý của tôi về điều này: 1. Thực hiện như Google Knol nhưng tập hợp các entry theo tiếng bản địa (tiếng Việt). Đừng đi theo lối mòn rằng tạo lập một cái gì đó tương tự như Knol (bởi nó cũng như hàng loạt diễn đàn đang tồn tại) để mong rằng mọi người đến trang web của bạn để viết các đơn vị tri thức. Phương thức này thực hiện hoàn toàn giống như trang "Một trăm độ"[13] đang thực hiện nhưng ở hình thức như tôi đã nói ở đầu mục này. 2. Tốt nhất là liên kết với các đơn vị hoặc doanh nghiệp nào đó có sự ổn định cao nhằm đảm bảo rằng nơi tập hợp này có thể tồn tại lâu dài theo thời gian. Điều này tạo ra niềm tin rằng nơi này sẽ tồn tại lâu dài và tạo sự hứng thú đăng ký với các blogger chuyên nghiệp hoặc các blog mong muốn viết các đơn vị tri thức để phổ biến. Đó là sự tài trợ về tài chính của các đơn vị ổn định, đó là thương hiệu của đơn vị liên kết, là tập thể những người quản lý đã có những uy tín nhất định một cách chính thống... 3. Luôn khéo léo với các blogger chuyên nghiệp bởi thường những người viết được các đơn vị tri thức có chất lượng và hợp lý lại là những người thường coi thường danh vọng nên đừng mong họ sẽ phải nhờ cậy hoặc phụ thuộc vào bạn để khuếch chương blog của mình. Đồng thời luôn luôn khuyến khích các blogger trẻ để có thể thi đua, cạnh tranh với các blogger thành công hơn họ. Đây là những yếu tố tâm lý rất hay bị bỏ qua mà dẫn đến sự không thành công nếu không hiểu biết. 4. Đừng bao giờ hy vọng cạnh tranh với Wikipedia hoặc Google trong thời điểm này, bởi bạn không đủ sức làm điều đó. Sau một thời gian, khi bạn đã được ủng hộ từ nhiều người đọc, nhiều blogger viết bằng ngôn ngữ bản địa thì bạn có mơ ước đến sự cạnh tranh đó. 5. Lưu ý đến một số nơi đang có hơi hướng thực hiện những điều tương tự như ý tưởng này, ví dụ như trang "một trăm độ", trang tìm kiếm bằng ngôn ngữ bản địa "Xa lộ"...nên rất có thể họ sẽ tạo ra những phần mục tương tự. Bạn phải sử dụng tập hợp những người có chuyên môn và tri thức nếu muốn thực hiện những sự cạnh tranh có thể xảy ra. Đây là một ý tưởng mở đối với bạn và cũng đối với những đối thủ của bạn - chỉ có ai chiến thắng được thời gian là chiến thắng mà thôi :) Bạn có thực hiện điều đó không? Hì! hãy đừng quên báo cho tôi, bởi vì tôi sẽ tư vấn giúp bạn thêm theo khả năng của mình một cách bất vụ lợi. Tôi thì luôn mong rằng dân tộc Việt Nam sẽ không phải là nhỏ bé trước các dân tộc khác - đó cũng là tư tưởng xuyên suốt theo blog này - nên tôi mong ý tưởng này thành hiện thực bởi vì tri thức sẽ làm vinh danh dân tộc Việt Nam. Chú thích 1^. Google làm bách khoa thư cạnh tranh với Wikipedia, Việt Toàn (theo AP), đăng trên VnExpress, 17/12/2007. 2^. Knol is open to everyone, trên blog của Google. 3^. Wikipedia nói về "Knol" của Google: phiên bản tiếng Anh, và Phiên bản tiếng Việt (các entry này khá trung lập). 4^. Google's Wikipedia rival, Knol, goes public, Elinor Mills đăng trên CNET, 23/7/2008. (en) 5^. Google Knol - đối thủ Wikipedia - chính thức xuất hiện, T.DŨNG (Wall Street Journal) đăng trên Tuổi Trẻ Online, 6^. Google thử nghiệm dịch vụ tương tự Wikipedia, Thanh Hải (theo Electronista, Google Blog) đăng trên Thông tin Công nghệ, 14/12/2007 7^. Wikipedia sẽ cạnh tranh với Google? Vietnam Net theo VnMedia. 30/7/2007. 8^. Jimmy Wales được nhiều người nghĩ rằng là ông tổ, hay là cha đẻ của Wikipedia, nhưng thực ra thì điều này vẫn còn có nhiều tranh cãi. Jimmy Wales cho rằng ông là người đề xuất ra ý tưởng bách khoa toàn thư mở, nhưng ban đầu nó đã được phát triển bởi một người khác. "Bách khoa toàn thư mở" cũng là một cách dịch đã được tranh cãi nhiều bởi các thành viên đầu tiên tham gia Wikipedia tiếng Việt, trước đó chúng đã được dịch ra bằng các nghĩa khác hơn. Nếu như chúng được chấp nhận thì có lẽ đến nay chúng ta đã quen gọi Wikipedia là một từ khác. Điều này cho thấy rằng việc dịch các từ, các khái niệm mới... sang tiếng Việt để được chấp nhận rộng rãi không phải là một điều đơn giản và theo ý thích của người dịch. 9^. Giới thiệu Wikimedia, trên Wikimedia. 10^. Wikipedia hoạt động như thế nào? (Phần I), bản dịch trao đổi của Andrew McAfee (PGS, Khoa Quản lý Công nghệ và Sản xuất - ĐH Harvard - Hoa Kỳ) đăng trên tuanvietnam.net. 11^. Knol Is Googlepedia, trên SEO Tuts. (en) 12^. Tôi đã kiểm chứng kết luận này thông qua một công cụ thống kê sự đọc các trang như vậy như ở entry này. 13^. Ví dụ: Một trăm độ, một nơi tập hợp các entry được coi là hay bởi những người điều hành nhằm gắn kết các blogger, phổ biến entry của mình đến mọi người hơn. hoặc như TopBlogViet chỉ đơn thuần lựa chọn các blog lại thành một trang mục lục và các comment nhận xét (tính đến ngày 27/7/2008). 14^. Bài chọn lọc là các mục từ được cộng đồng các wikipedia bình chọn là có chất lượng tốt. Ví dụ: Từ khi ra đời đến nay Wikipedia tiếng Việt có 174 bài chọn lọc, phiên bản tiếng Anh có khoảng 2156 bài chọn lọc (tính đến ngày 29/7/2008) 15^. Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được, trên Wikipedia tiếng Việt. Có đoạn nói rằng: "Điều kiện cho việc đưa thông tin vào Wikipedia là khả năng kiểm chứng được chứ không phải tính đúng đắn, nghĩa là, người đọc phải có khả năng kiểm tra rằng nội dung được đưa vào Wikipedia đã được xuất bản bởi một nguồn đáng tin cậy, chứ không phải việc chúng ta có cho rằng nội dung đó là đúng hay không" 16^. Đừng tin ở Wikipedia, Văn Cương (Theo VnMedia) đăng trên bantincongnghe.com. 17^. Wikipedia phát triển công cụ tìm kiếm, Vũ Anh Tú (theo Informationweek và Macworld) đăng trên VTC News, 27/12/2006. 18^. Wiki sẽ cạnh tranh với Google trong lĩnh vực tìm kiếm, Văn Hân (Theo quantrimang), 30/12/2007. 19^. Vì Việt Nam thường cấp các IP động cho người sử dụng Internet nên việc xác định danh tính khó khăn hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Mời bạn xem thêm entry tôi nói một chút về điều đó. 20^. Ví dụ: thông qua trang "Thay đổi gần đây" ở Wikipedia tiếng Việt mà các wikipedian (không nhất thiết phải là các sysop) có thể hồi sửa lại các thay đổi phá hoại hoặc viết các thông tin sai lầm. 21^. Ví dụ ngẫu nhiên vào thời điểm tôi lấy dẫn chứng cho entry này. Mục từ "Trận Điện Biên Phủ" đã được sửa đổi theo sự so sánh gữa các phiên bản như thế này. Xem thêm: Vài suy nghĩ về Google Knol, Hải Nam (theo TechCrunch) đăng trên Thông tin Công nghệ, 17/12/2007. Tr Minh Linh (28/7/2008) Tác giả: minhlinh36 - 29.7.08 0 nhận xét/bình luận Thứ sáu, ngày 25 tháng bảy năm 2008 Một số kinh nghiệm về xe máy để tiết kiệm xăng Có bao giờ bạn chợt nhận thấy lượng chi phí cho nhiên liệu của chiếc xe máy của bạn không phải là con số nhỏ nữa? hoặc như suy nghĩ rằng làm cách nào để tiết kiệm nhiên liệu mà vẫn có thể khai thác hiệu quả tối đa với chiếc xe máy của mình? Hay là chỉ mua một chiếc xe máy về, đổ xăng và đi khắp nơi theo cách lái xe của mình mà không cần bận tâm gì về nó như mọi người đang từng làm? Nếu như vậy thì thật là nguy hại cho chiếc xe của bạn, tiêu tốn nhiên liệu không cần thiết và có khả năng còn gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn khi vận hành. Trong entry này tôi cố gắng giải thích những gì tôi biết về xe máy để có thể hạn chế phần nào những nguy hại và tiêu tốn không mong muốn đó. LƯỢNG TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU CỦA CHIẾC XE CỦA BẠN LÀ BAO NHIÊU? Có bao giờ bạn tự hỏi điều đó không nhỉ? Đa phần là không, bởi vì chúng ta thường đổ xăng vào bình, nổ máy, đi, đến lúc hết xăng thì lại đổ xăng vào bình, nổ máy, đi...cứ như thế mà không cần biết nó lượng tiêu thụ nhiên liệu cho nó. Ở đây, tôi muốn trình bày với bạn một phương pháp tính toán lượng tiêu thụ nhiên liệu trên chiếc xe máy của mình một cách tuơng đối chính xác mà tôi thường xuyên sử dụng cách này. Đây không phải là một sự rỗi hơi hay thừa thời gian để làm những việc như vậy, nhưng nó là một cách tốt nhất để bạn có thể nhận biết mọi điều về tình trạng chiếc xe máy của bạn. 1. Hãy chọn một thời điểm nào đó để bắt đầu, rồi bạn đổ đầy bình xăng chiếc xe của bạn. Ghi lại số công tơ mét hiển thị trên đồng hồ báo tốc độ. 2. Sau khi đi gần hết hoặc bất kỳ lúc nào mà bạn thích đổ thêm xăng: Hãy đổ đầy bình xăng, ghi lại số công tơ mét lần thứ hai, ghi lại số tiền mua xăng và nhớ về giá tiền xăng thời điểm lúc đó. Các thông số này lại nhập vào một bảng tính nào đó (Excel chẳng hạn). 3. Lần tiếp theo, cũng làm như thế. 4. Trên bảng tính Excel, hãy thiết lập các công thức để biết được với mỗi 100 km thì số lít xăng tiêu thụ của xe của bạn là bao nhiêu. 5. Cứ như vậy, sau khoảng một vài tháng, bạn sẽ biết một cách gần chính xác về lượng tiêu thụ xăng của chiếc xe của mình. Tất nhiên là càng nhiều thời gian thì con số tích luỹ càng chính xác. 6. Sau một thời gian dài, nếu thấy lượng xăng tăng lên thì có thể nghi ngờ những điều gì đó bắt đầu xuống cấp hoặc gây ảnh hưởng, bạn có thể có từ đó quyết định thay thế linh kiện, bảo dưỡng...xe của mình. Tất nhiên là cách này thì không hoàn toàn là chính xác nếu như bạn sử dụng xe máy để di chuyển một cách không đồng đều: Ví dụ đi làm, đi công tác xa bằng xe máy, chở hàng nặng nhẹ khác nhau...thì sẽ khó nhận biết được chính xác lượng xăng tiêu thụ, bởi vì chúng sẽ làm cho các thông số bị thay đổi nhiều trong các khoảng thời gian khác nhau. Có thể bạn cho rằng những thống kê này là vô nghĩa, mất thời gian, nhưng khi mà tôi đều đặn thực hiện việc đó thì tôi đã rút ra được nhiều thông số cho mình: tình trạng xe, tình trạng làm việc hay như sự điều tiết trong chi tiêu cá nhân của mình và gia đình! Tất cả đều được lên kế hoạch cho cuộc sống thường nhật. NHẬN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN XE MÁY Chiếc xe máy là phương tiện đi lại của bạn, không chỉ là vấn đề tiêu tốn nhiên liệu mà còn có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn. Hãy thử hình dung một lúc nào đó bạn đang đi xe thì lốp bị nổ, bạn không thể điều khiển được xe nữa, và có thể một tai nạn xảy ra. Để đề phòng những sự cố đáng tiếc, bạn nên bảo dưỡng chiếc xe của mình định kỳ theo đúng như hướng dẫn của nhà sản xuất. Hầu hết các loại xe máy bán ra đều có các cuốn sách hướng dẫn sử dụng, kèm theo tài liệu hướng dẫn sửa chữa các sự cố nhỏ trong phạm vi người sử dụng có thể thực hiện được. Dầu nhớt Tôi đã gặp rất nhiều người không chịu thay dầu nhớt cho chiếc xe của mình theo đúng như định kỳ của hãng sản xuất khuyến cáo. Một trường hợp nổi bật nhất là ông bố vợ của tôi ở thời kỳ mà tôi chưa lấy vợ, ông có một chiếc xe Honda 82 đời 89 mua "đập hộp" (sử dụng lần đầu tiên) mà có lẽ rằng không biết rằng cần phải thay dầu cho đến một hôm người yêu tôi(giờ tất nhiên là vợ tôi rồi ^_^) đang đi thì chết máy, sờ lốc máy nóng ran, mang ra sửa thì chỉ còn một chút nhớt đen kịt bên trong. Trường hợp thứ hai là đứa em gái tôi với chiếc xe Honda hiệu Wave anpha thì chỉ mỗi lần tôi thăm nó thì cũng tiện thể thay dầu luôn cho nó. Hai chiếc xe mà tôi kể đến thì luôn không đảm bảo độ bền, tiêu tốn nhiên liệu lớn hơn nhiều so với số tiền phải sửa chữa và thay dầu nhớt đúng theo định kỳ. Bạn có thể đã biết rằng dầu nhớt quan trọng như thế nào đối với xe máy thông qua các hình minh hoạ của hai loại động cơ đốt trong được sử dụng thông dụng hiện nay: Động cơ 4 thì và động cơ hai thì (hình minh hoạ về động cơ 4 thì ở trên, động cơ 2 thì ở dưới). Nhìn vào hình, ta nhận thấy rằng piston (phần chuyển động lên xuống liên tục) luôn luôn có sự làm việc ma sát với xy lanh. Dầu nhớt bôi trơn ở trong xe máy ở đây có phần rất quan trọng để làm giảm ma sát giữa quá trình làm việc nặng nhọc này. Nếu không thiếu dầu hoặc không có dầu hay như chất lượng dầu nhớt xuống cấp theo thời gian làm việc thì quá trình bôi trơn sẽ không hiệu quả, dẫn đến hiệu suất làm việc kém, gây tiêu tốn nhiên liệu, và thậm trí nếu hết dầu còn làm hệ thống nóng lên, gây giãn nở nhiệt và làm cho piston và xy lanh bó cứng, không thể làm việc được. Khác với các loại động cơ 4 thì, loại động cơ 2 thì sẽ dùng dầu nhớt được pha sẵn trong chính nhiên liệu đốt để bôi trơn cho piston và xy lanh. Nếu như đối với các loại xe máy 2 thì đời trước đây, việc quên pha dầu nhớt vào nhiên liệu cũng làm hư hại thiết bị. Với các loại xe 2 thì đời mới thì có vẻ như dầu nhớt pha trộn được đặt ở một ngăn riêng, mỗi khi thiếu xe sẽ phát tín hiệu báo động việc thiếu dầu nhớt pha trộn nên chúng ta ít phải lo lắng nếu chịu khó bổ xung nhớt vào bình chứa riêng biệt. Ở đây có một chi tiết thú vị rằng lý giải cho việc xe hai thì thường có khói ở ống xả - theo tôi phán đoán thì chúng được sinh ra do đốt cháy dầu nhớt trong quá trình làm việc. Thay bằng dầu nhớt nhãn hiệu gì? Câu hỏi này không quá khó: Các loại dầu nhớt có tên tuổi trên thị trường như Castrol, BP...riêng cá nhân tôi thì thường lựa chọn loại dầu nhớt Castrol Power1 cho chiếc xe Honda Futuređời đầu của mình. Thực ra thì đây chỉ là cảm tính do sự quảng cáo của nó mà thôi - tôi không đủ các kiến thức và thiết bị để có thể phân tích rằng loại dầu nhớt đó là tốt và phù hợp nhất cho xe máy. Không nên sử dụng các loại dầu nhớt có thương hiệu quá lạ mà chưa được chấp nhận rộng rãi trên thị trường trừ khi đó là một thương hiệu mới được giới thiệu ở Việt Nam nhưng đã nổi tiếng trên thế giới. Những loại dầu nhớt "chính hãng" được khuyến cáo theo như các hãng sản xuất xe máy thì lại là loại dầu mà có khả năng là đặt một hãng khác sản xuất và gắn thương hiệu của mình vào (việc này thì cũng tương tự như blog này của tôi vậy - khi copy một bài ở đâu đó mà quên ghi nguồn thì rõ ràng rằng nó đã gán mác của tôi như một sự đảm bảo nếu như bạn đã hơi tin tưởng vào tôi, nhưng thực chất thì có thể tôi chẳng hiểu gì về nó! Hehe) - đây có thể là lời khuyên duy nhất của tôi về cái sự "không nghe theo khuyến cáo của nhà sản xuất" trên các loại hướng dẫn sử dụng xe máy. Cũng không nên sử dụng các loại dầu nhớt mà bao bì của chúng có vẻ mờ ám. Cũng không nên sử dụng các loại dầu nhớt được chiết ra từ các thùng phuy lớn (cỡ 200 lít) bởi vì có thể chúng được dùng cho các máy móc lớn mà không phải dành cho xe máy của bạn nên thiếu các loại phụ gia hoặc tính chất cần thiết. Không phải là thừa khi nhắc đến các thùnh phuy chứa dầu nhớt loại này nhưn giá thấp hơn so với loại đóng hộp chứa sẵn dầu nhớt cho xe máy. Có một số ký hiệu loại dầu nhớt như 20W-50, 15W-40...nên chọn loại nào? Là câu hỏi mà trước đây tôi đã từng đặt ra. Thông số này có vẻ liên quan đến cấp độ của dầu nhớt và phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường làm việc của xe máy. Bạn chỉ cần nhớ là môi trường chứ không phải là nhiệt độ làm việc của máy. Tại sao nhiệt độ môi trường lại ảnh hưởng đến thông số này? Bạn biết rằng sau một đêm thì nhiệt độ của máy đã gần về nhiệt độ của môi trường xung quanh nó - như vậy thì nôm na là độ nhớt của dầu sẽ trở về một trạng thái nào đó. Nếu như tính chất của dầu nhớt lại không đảm bảo bôi trơn cho máy khi khởi động xe thì có nhiều khả năng là xe khó nổ, hư hại các chi tiết bên trong bởi không được bôi trơn hợp lý. Có thể bạn đang đi chiếc xe ga? Bạn sẽ thấy ngay rằng đa số xe ga khó khởi động trong tiết trời lạnh của mùa đông - đó một phần là do loại dầu nhớt mà bạn sử dụng. Xe ga thì khó thực hiện việc khuyến cáo của nhà sản xuất rằng "Dựng chân chống lên, đạp đạp vài cái mỗi khi khởi động đầu ngày" bởi vì nó quá nặng cho các hành động này - vậy nên nó khó nổ. Với chiếc xe Future của tôi thì ngay tại yếm của nó đã ghi rõ đại loại thế này: "Đóng ga hoàn toàn, khởi động bằng cần đạp". Có dở hơi quá không khi mà tay phải của chúng ta đã có một nút START để đề một nhát rồi đi? Không! Bởi vì sau một đêm thì dầu nhớt đã chảy xuống các vị trí chứa của nó, do đó lúc khởi động máy là lúc mà bên trong máy ít được bôi trơn nhất. Khi đạp vài cái sẽ giúp cho dầu được bắn văng đến các vị trí cần thiết để bắt đầu thực hiện thuận tiện cho khởi động. (Nếu bạn muốn thấy sự văng bắn của dầu khi xe vận hành thì đơn giản là chỉ cần vặn cái nút đổ dầu ra, rồi đạp vài cái - hành động này đã khiến tôi bị bắn đầy dầu vào ống chân phải khi mà muốn thử xem nó thế nào ^_^). Sự lựa chọn loại dầu nhớt sai hoặc tuỳ thích theo các ông thợ sửa xe mà không có suy nghĩ gì - vớ ngay phải ông thợ ấm ớ thay cho loại dầu nhớt mà giá mua vào của nó rẻ bèo hoặc là loại dầu nhớt tái chế đóng vào phuy thì thật là nguy hại. Bạn xem hình bên phải về mối liên quan giữa nhiệt độ môi trường và sự lựa chọn mức độ dầu nhớt hợp lý. Tôi đã chọn loại 15W-40 thay thế cho chiếc xe của mình bởi vì chúng có vẻ như phù hợp với điều kiện khí hậu của miền Bắc Việt Nam và tình trạng xe của tôi. Bao nhiêu lâu thì thay dầu nhớt một lần? Lần đầu tiên sử dụng xe thì nên thay sau khoảng 100 Km đầu tiên, lý do bởi vì lúc này các bộ phận linh kiện làm việc trong xe máy mới được sản xuất đã có thể không được làm việc trơn chu với nhau. Trong khi làm việc chúng có thể tạo ra các mạt vật liệu chế tạo bởi sự ma sát. Thay sớm trong lần đầu tiên sử dụng một chiếc xe máy là nhằm loại bỏ các mạt vật liệu (sắt, nhôm...) để chúng khỏi làm tác nhân gây mòn cho các thiết bị khác. Trong các lần kế tiếp thì tôi thay dầu sau mỗi 1.000 km vận hành. Đây có vẻ là một con số quá nhỏ đối với những người dễ dãi hoặc trên chính tài liệu hướng dẫn của hãng sản xuất xe máy (nếu tôi nhớ không nhầm thì nhà sản xuất khuyến cáo thay dầu sau mỗi 2.000 hoặc 2.500 km vận hành thì phải). Nếu như bạn chắc chắn rằng mình vận hành chiếc xe máy một cách bình thường theo đúng như khuyến cáo của nhà sản xuất thì cũng lên nghe theo lời khuyên của tài liệu hướng dẫn. Tôi thì vẫn giữ thói quen thay dầu sau mỗi 1.000 Km bởi vì lý do tôi tự cho rằng: có quá nhiều yếu tố môi trường tác động quá trình làm việc của chiếc xe nên đã thay sớm hơn so với hướng dẫn. Kiểm tra dầu nhớt định kỳ Không phải ngày nào trước khi dắt xe ra bạn đều phải kiểm tra dầu nhớt của nó, nhưng vài ngày hoặc một tuần thì bạn nên kiểm tra mức dầu nhớt còn lại trong lốc máy. Như ví dụ trên đã nhắc rồi: Luôn luôn có lượng dầu nhớt tiêu hao ra ngoài, do đó nếu với các chuyến đi dài hoặc liên tục ở tốc độ cao sẽ khiến cho lượng dầu nhớt hao đi nhanh hơn, lúc đó là lúc mà ta nên đổ bổ sung. Nếu bạn muốn tự bổ sung dầu thì đơn giản là mua riêng một hộp dầu thường dùng ở một cửa hàng bán phụ tùng xe máy nào đó để tự bổ sung theo que thăm dầu sẵn có tại mỗi lốc máy. Cách thức bổ sung theo như sách hướng dẫn kèm theo xe. Săm lốp Thay lốp định kỳ Lốp xe (mà hình như miền Nam VN gọi là vỏ xe thì phải) quá mòn khiến cho chiếc xe của bạn không còn đủ độ bám vững cần thiết với mặt đường. Bạn nên thay thế nó theo thời gian hoặc khi đã cảm thấy mòn bề mặt, mất ma sát và có dấu hiệu thoái hoá cao su chế tạo. Nếu như lốp bị mòn, điều trước hết là sự điều khiển xe của bạn sẽ không còn đảm bảo: Trong khi trời mưa hoặc các đoạn đường trơn đến mức chấp nhận được thì chiếc xe có lốp mòn khó điều khiển hơn, dễ bị trượt mỗi khi chuyển hướng điều khiển với góc lớn. Có một số quan điểm cho rằng vỏ mòn sẽ giúp cho xe đi nhanh hơn (?!), tôi thấy điều này không hợp lý. Xe chuyển động được là nhờ sự bám ma sát giữa bánh sau và mặt đường, do đó mà một chiếc lốp sau bị mòn có thể gây trượt và càng mòn nhanh hơn. Nếu như lốp xe bị mòn đến một mức tối thiểu nào đó thì xuất hiện nguy cơ không giữ được áp suất của săm xe, do đó chúng sẵn sàng gây sự cố "nổ lốp" khi đang vận hành. Thời hạn thay thế tuỳ thuộc vào độ mòn của lốp xe mà không có một thời gian chuẩn nào có thể áp dụng cho mọi xe được. Nếu như phần ma sát của lốp bị mòn, khoảng cách giữa bề mặt của lốp và phần sâu nhất của rãnh ma sát còn quá nhỏ thì bạn nên thay thế ngay. Bạn nên chú ý đến độ mòn của các lốp thường là không đồng đều nhau: Lốp sau nhanh mòn hơn lốp trước vì mức độ làm việc nặng nhọc hơn. Lốp trước thì ít mòn nhưng nếu sự cố nổ lốp trước khi đang vận hành thì lại là điều nguy hiểm hơn nhiều lần so với lốp sau - bởi vì khi nổ lốp, sự điều khiển của xe trở thành quá nặng so với sự ghì của tay bạn, nên phần nhiều là xe bị mất điều khiển và loạng choạng, đổ xe gây nguy hại cho bạn. Với tôi thì khoảng 1,5 năm thay một chiếc lốp sau, 2 năm/lần thay lốp trước. Điều này phụ thuộc vào tuỳ từng chế độ vận hành xe, loại lốp và chất lượng đường đi thường xuyên. Săm vá? Bạn có bao giờ bị xịt lốp xe bởi cán phải đinh hay chưa? Khi đó bạn thường là dắt xe đến một điểm sửa xe nào đó để vá tạm nó rồi tiếp tục cuộc hành trình. Sau đó thì cuộc sống hối hả đã khiến bạn quên mất rằng mình đã bị thủng săm và vá lại lúc trước. Rất nhiều mối nguy hiểm đang rình rập xung quanh các miếng vá săm đó: Chúng gây ra thất thoát áp suất sau một thời gian làm việc bởi chất lượng miếng vá không đảm bảo lâu bền. Phần lớn các sự tụt hơi thường ngày do các miếng vá chất lượng kém, và cũng phần lớn sự thủng săm tiếp theo cũng xuất phát từ miếng vá trước đó. Cá nhân tôi chưa bao giờ chấp nhận chiếc xe của mình có đến 2 miếng vá cùng tồn tại - và chỉ chấp nhận chúng theo kiểu "vá chín" chứ không ưa kiểu vá với các miếng vá được chế tạo sẵn rồi tiến hành theo kiểu "mì ăn liền" sau vài thao tác đơn giản. Đây là một sự khó tính riêng, bởi thực chất thì "vá chín" là một biện pháp sửa chữa lại săm một cách gần giống lại săm khi sản xuất bởi sự tái tạo lại liên kết cao su với nhau gần đạt như mức sản xuất cao su liền mạng. Thế thì tại sao lại phải thay? Bởi vì tôi chỉ có một chút cảm giác rằng nó vẫn chưa thực sự là một chiếc săm hoàn chỉnh - và miếng vá có thể vẫn hơi phồng lên một chút khiến cho tại vị trí này có thể tích tụ cặn mà thôi. Kiểm tra áp suất hơi trong bánh xe Sự kiểm tra này là một điều rất quan trọng trong khi vận hành xe bởi nó ảnh hưởng nhiều đến cả sự tiêu hao nhiên liệu và chính sự an toàn khi vận hành xe máy. Nếu bạn quan sát một chiếc lốp xe khi làm việc, bạn sẽ thấy có một phần tiếp xúc với mặt đường. Nếu lốp quá căng thì tổng thể lốp tròn và phần tiếp xúc ít nhất. Nếu lốp quá "non hơi" (áp suất hơi trong săm thấp) thì lốp sẽ xệ xuống dưới trọng lượng của bản thân xe và những người ngồi trên nó. Có một số mặt lợi hại như sau: • Khi lốp bị xệ bởi áp suất hơi bên trong săm thấp thì luôn tạo ra ma sát lớn giữa lốp xe và mặt đường gây ma sát lớn và làm cản trở chuyển động của xe, gây tiêu hao nhiên liệu lớn cho xe. Nếu bạn đi xe bị "non hơi" bạn có thể sẽ cảm thấy xe ì và không được vận hành tốt như bình thường. Không những thế, non hơi còn tăng nguy cơ bị các vật sắc nhọn đâm thủng lốp, gây nguy hại cho bạn khi vận hành xe máy. • Nếu lốp được bơm quá căng sẽ dẫn đến xe xóc nhiều khi vận hành. Đa phần thì lốp căng sẽ làm giảm ma sát có hại để tăng hiệu suất xe, nhưng bạn phải không được hưởng sự êm ái khi vận hành. Lốp quá căng trong thời tiết nóng nực cũng có thể khiến cho xuất hiện nguy cơ nổ lốp bởi vì ngay khi vận hành sự ma sát giữa lốp xe với mặt đường cũng làm lốp nóng lên, kết hợp nhiệt độ môi trường và nhiệt độ mặt đường sẽ làm nhiệt độ tại bề mặt lốp tăng cao, gây tăng thêm áp suất hơi bên trong và nhanh lão hoá bề mặt lốp. Dù thế nào thì quá căng hoặc quá non cũng có hại, do đó mà tôi luôn kiểm tra áp suất lốp xe trước khi bắt đầu cưỡi lên nó. Không mất quá nhiều thời gian đâu cho hành động này. Bạn xem hình bên phải nói về ba trạng thái của lốp (đây là minh hoạ của lốp xe hơi, nhưng cũng có thể minh hoạ gần phù hợp cho xe máy) sẽ nhận thấy điểm tiếp xúc giữa lốp và mặt đường như thế nào. Áp dụng ở xe máy thì hình minh hoạ trên khi áp suất thấp có thể cho ra hình thứ nhất và thứ hai từ trái sang, còn bơm đúng áp suất và bơm căng thì sẽ ở hình bên phải. Áp suất của hai bánh xe là không đều như nhau, thường thì bánh trước sẽ có áp suất nhỏ hơn một chút. Có sự chênh lệch như vậy bởi vì cấu tạo và chức năng của các bánh là khác nhau. Nhiên liệu Trước khi vận hành xe, luôn chú ý đến điều kiện đảm bảo để vận hành. Thường thì nhiều người chẳng chú ý gì đến điều này, mỗi buổi sáng họ dắt xe ra, nổ máy và đi! Rất nhiều các sự cố xảy ra chỉ vì sự không chú ý như vậy. Bước đầu tiên là liếc nhìn vào đồng hồ trên mặt điều khiển xe để kiểm tra lượng nhiên liệu còn lại. Hết nhiên liệu giữa đường là một điều phiền toái nhất trong các điều phiền toái mà tôi từng gặp. Nhễ nhại đẩy xe giữa đường một cách mệt mỏi. Nếu bạn bị thủng săm xe giữa đường vào một ngày nào đó thì bạn cũng có cảm giác tương tự như hết nhiên liệu vậy! Chính do đó mỗi lần trước khi đi tôi thường kiểm tra chúng như một thói quen đầu tiên. Bạn lúc nào cũng tin rằng xăng bạn mua là đúng như chỉ số octan (mà ta quen gọi là xăng 90, xăng 92, xăng 95...) của nó? (Mà có khi bạn cũng chưa biết về chúng ra sao nhỉ?[9][6]) Thực tế thì người ta bán đúng mác xăng thì không sao nhưng tôi lại thấy một số cửa hàng kinh doanh dùng xăng 90 gắn nhãn 92, rồi 92 gắn nhãn 95 để mong trục lợi từ người mua - mà nói thẳng là lừa đảo. Vậy nên căn cứ vào màu sắc[7] để biết rằng một cửa hàng nào đó có bán sai cho bạn không. Tất nhiên là những điều này là hơi thừa thãi và có vẻ như cẩn trọng quá, nhưng thực tế thì đã là như vậy. Mà đó cũng còn là nhẹ khi chưa nói đến cách thức đếm ăn gian của các nơi bán xăng đâu đấy[11]. T ỷ s ố n é n C h ỉ s ố O c t a n t ố i ư u s é ỉ s c t t i 57 2 9 6 68 0 0 78 70 4 89 20 8 (Bảng: Lựa chọn đúng loại xăng có chỉ số octan phù hợp với tỷ số nén của xe máy của bạn, không phải cứ cao là tốt - mà còn có khi gây hại) THAY ĐỔI CÁC THÓI QUEN VẬN HÀNH XE MÁY KHÔNG CÓ LỢI Thói quen về tốc độ Tốc độ điều khiển xe máy là một thói quen gây ra sự tiêu hao nhiên liệu không kém gì so với việc bảo dưỡng xe máy đã nêu ở phần trên. Nếu như hiểu về nguyên lý của hộp số xe máy nói riêng và các nguyên lý của các loại xe sử dụng động cơ đốt trong nói chung thì chúng ta sẽ hiểu được bản chất của tốc độ chuyển động và điều chỉnh lại thói quen của mình nhằm tiết kiệm nhiên liệu tối đa. Bạn thấy trên hình nguyên lý về động cơ đốt trong sẽ thấy rằng động cơ hoạt động dựa trên chuyên tắc chuyển sự tịnh tiến của xy lanh (phần đi lên, xuống) thành các chuyển động quay, và từ đây thì chuyển động quay này qua hệ thống các xích cam, côn văng, hộp số, côn lá, xích...đến bánh sau của xe máy. Toàn bộ sự truyền chuyển động đó thì luôn có một nguyên tắc xuyên suốt: Làm thế nào để chỉ với các chuyển động tịnh tiến của xy lanh đó như nhau mà lại di chuyển xe máy đi nhanh và chậm, tải nặng và tải nhẹ, có "đà"(quán tính) hay là chưa có "đà". Một chút giễn giải loằng ngoằng: Ở đây, tôi nhớ lại một câu nói nổi tiếng của Acsimet[10]: "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên". Đây là một câu nói bất hủ được giải thích từ các sách Vật lý cấp 2 mà bạn có thể đã được học rồi - và bạn chắc chắn biết được nó có ý nghĩa như thế nào. Thôi, nói thế nhưng mà cũng phải giải thích lại một chút, bởi những kiến thức tầm thường này ít người chú ý đến. Hãy nhớ lại một công thức về công cơ học[2] A = F.s; đại khái là Công = Lực x quãng đường (khỏi phải nói véc tơ làm gì, bởi vì tôi muốn trình bày với người không chuyên mà). Qua công thức này ta thấy ông Acsimet đã nói đúng: Ông ta có thể nhấc bổng trái đất lên chỉ với sức của ông thôi (lực F), nhưng quãng đường ông phải đi thì rất dài[3]. Nói dễ hiểu là: lợi về lực thì sẽ thiệt về đường đi. Thêm một ví dụ nữa dễ hình dung hơn: Bạn có bao giờ nhìn thấy bộ líp xe đạp nhiều tầng của những chiếc xe "quốc" (xe đua) không? Hình dung rằng sức đạp của bạn giới hạn như công suất của động cơ, còn sự di chuyển nặng hay nhẹ của nó hoàn toàn phụ thuộc vào cách điều chỉnh các tầng líp để cho lợi về lực thì sẽ thiệt về đường đi và ngược lại - một cách phù hợp nhất. Ở xe máy thì đóng vai trò của bộ líp nhiều tần trên là bộ hộp số[4] của xe. Bây giờ là đến phần "công suất"[5]. Ta lại có một công thức nữa như thế này: P = F.v (Công suất = Lực x vận tốc). Có lạc đề không nhỉ? Ở đây tôi chỉ muốn lấy toàn bộ những giải thích vòng vo trên cho một ý nghĩa duy nhất rằng cái khối động cơ đốt trong đó chỉ sinh ra các công đến một mức nào đó mà thôi, còn sự điều khiển tốc độ thì còn phụ thuộc vào cách thói quen vận hành xe máy của bạn. Thế là sao? Sau phần "lý thuyết" ở bên trên thì bây giờ bạn hiểu rằng chiếc xe di chuyển được chỉ nhờ sức giới hạn của phần động cơ. Mà bạn biết rằng khi bắt đầu lên xe, nổ máy, chuyển động thì lúc đó ta lại nhớ đến mối liên hệ giữa công suất phát của động cơ đốt trong của xe máy với các công thức ở trên. Lúc đầu tiên khi chuyển động: Bạn thấy rằng ở công thức P = F.v thì P cố định trong một khoảng nào đó, lúc này v rất nhỏ (vì chưa chuyển động) thì rõ ràng là F phải lớn. Như vậy khi này xe đang ở "số 1", có nghĩa là tốc độ quay động cơ cao, nhưng truyền sang bánh sau một lượng thấp hơn để cho lực lớn hơn khi mà P giao động trong khoảng nhỏ. Khi bắt đầu chuyển động và nhanh dần lên, để phù phù hợp thì cách đúng của vận hành là dần dần sang số cho phép công suất phù hợp hơn. Bạn thấy rằng nếu di chuyển xe ở tốc độ cố định thì có nghĩa rằng lúc này công suất sinh ra chỉ để tạo ra các lực thắng lực các lực ma sát và sức cản của gió đối với sự di chuyển của xe máy. Trong các trường hợp làm trái với những gì nêu trên thì xe vẫn chuyển động bình thường, nhưng thời gian tăng tốc để đạt tốc độ sẽ rất chậm. Không những thế, xe rất hại máy khi bạn ép chúng làm việc quá công suất. Tôi đã chứng kiến rất nhiều cảnh tượng khá buồn cười của các quý bà/quý cô khi đi xe máy như thế này: Nổ máy, giậm gót chân một cái cho sang số 4, xe giật khực một nhát rồi cứ thế xe phát tiếng gõ xu-páp lạch cạch mà lặc lè đi. Đây là một thói quen rất tai hại cho tuổi thọ của xe máy và lượng nhiên liệu tiêu thụ. Thật may là hiện nay các quý cô đã thích chuyển sang xe tay ga để có thể lười biếng hơn khi vận hành (và hợp thời hơn). Không ngoại lệ, vợ tôi cũng đi xe máy nữ, nhưng lại sang luôn một nhát đến số 2 rồi cứ thế đi. Tôi giải thích mãi rồi cũng kệ - bởi vì đó là thói quen và đỡ giật xe khi vận hành theo như ý kiến của vợ. Ờ, thế cũng được, đỡ khởi động xe - sang số 1 - rồi không điều khiển tay ga tốt là đâm xầm vào đâu đó thì mệt hơn là tiết kiệm nhiên liệu và bền xe :( Tại sao xe sử dụng côn tay hay chết máy khi vận hành sai Có bao giờ bạn đi thử một chiếc xe dành cho nam giới chưa nhỉ? Nói thế thì có vẻ hơi bực mình quá bởi không phải chúng ta cứ thích đi xe nữ, mà tôi cũng vậy! Ở đây thì chúng ta thường quen gọi xe có côn tay cùng bình xăng phía trước mà nữ giới không thể mặc váy để đi được là xe nam. Những ví dụ điển hình của xe nam là Win100 thời gian trước đây, hoặc cổ hơn là Simson, Misk hay như một chiếc FX125 rộ lên mấy năm gần đây tuy không có bình xăng nhưng cũng được coi là xe nam bởi chúng dùng côn tay. Đây là những sự phân biệt mang tính tương đối, bởi vì nhiều xe Vespa cũng có côn tay mà nữ giới đang ưa chuộng. Xe nam không sử dụng hộp số tự động cho cơ chế côn và ly hợp, do đó chỉ cần bạn điều khiển xe không hợp lý là có thể dẫn đến "chết máy". Trường hợp này thì công suất của động cơ không đáp ứng được so với sự điều khiển tốc độ của bạn do đó máy sẽ dừng hoạt động. Khác với xe nam thì xe nữ sử dụng côn tự động, có nghĩa là nó được thiết kế để có các bộ ly-hợp linh hoạt phân phối tải của động cơ đến bánh sau một cách giới hạn nào đó khiến cho xe không bị chết máy khi bạn điều khiển không hợp lý. Vậy thì... Như vậy thì khi bạn vận hành một chiếc xe máy nữ, bạn sẽ thấy rằng cần phải lựa chọn hợp lý nhất thời điểm tăng tốc, sang số và giữ tốc độ hợp lý khi di chuyển trên đường. Tất cả những điều này nói thì dễ lắm, nhưng đòi hỏi bạn phải biết nghe và cảm nhận động cơ, sức vận hành và từng thời điểm khác nhau. Đến khi nào đó, bạn đã tìm ra được quy luật về vận hành xe hợp lý nhất bạn sẽ thấy rằng chiếc xe bắt đầu tăng tốc độ cho đến khi đạt tốc độ ổn định thì nó hoàn toàn không bị khựng, giật trong một thời điểm nào cả. Đường phố đông đúc, mạnh ai người đó đi ở các thành phố lớn thì càng cần thiết cho bạn cần chú ý hơn đến các phương thức điều khiển xe máy. Bất kỳ một khi tăng tốc, giảm tốc phụ thuộc vào tình huống điều khiển thì càng phải chú ý đến vận hành hợp lý bởi quá trình tăng tốc độ luôn là quá trình tiêu tốn nhiều nhiên liệu nhất. Thói quen về sử dụng phanh Đây chỉ là một thói quen về an toàn, nhưng cũng có chút cá biệt khi mà tôi nhớ lại câu chuyện về chiếc xe máy của tôi. Số là có lần có một người thân của tôi mượn xe đi xa, tôi thì không thích thú lắm chuyện cho một người có xe rồi mượn người khác chỉ vì lý do "cái xe mày nó tít mượn để đi cho thích", nhưng mà cái bản tính ngại mất lòng người khác nên cũng đành cho mượn. Ôi giời, khi xe hoàn chủ thì nó đã ọc ạch, may-ơ bánh sau vàng khè. Tra hỏi mãi người mượn mới nói "Xe bốc quá, cứ rà phanh cho nó chậm lại". Khổ(nhưng cũng sướng vì được khen xe đi ngon)! Đi trăm cây số mà rà phanh thì vừa ghì máy, vừa cháy may-ơ chứ còn gì nữa. Vậy nên nếu như bạn có thói quen rà phanh khi di chuyển thì hãy bỏ qua thói quen không có lợi này nhé. Thực tế thì số người như trong ví dụ trên không phải là nhỏ bởi tôi đi trên đường mà thấy nhiều người đèn báo phanh sáng rực, nhìn chân là biết đang rà rà phanh. Ở đây không những làm giảm hiệu suất máy, tạo ma sát lớn giữa má phanh và may-ơ, tiêu tốn điện ắc quy (bởi đèn phanh hậu lấy điện từ ắc quy mà không từ bộ phát điện), mà tất cả điều đó gây tiêu hao nhiên liệu. VỤN VẶT KHÁC VỀ CÁC THIẾT BỊ LÀM TIẾT KIỆM Ở đâu đó người ta đã bán các thiết bị làm tiết kiệm nhiên liệu cho xe máy. Tôi nghĩ rằng chúng chỉ có một chút bé tí xíu về lợi ích của nó mà thôi! Lần đầu tiên là tôi thấy có một công trình khoa học gì đó nói rằng từ hoá hoặc phân cực xăng để tăng khả năng đốt cháy nhiên liệu ở ta. Tôi chẳng tin cho lắm! Việc đơn giản như lắp hai cực của một nam châm vĩnh cửu vào đường vận chuyển xăng sẽ làm chúng đốt cháy hết? Tại sao chưa thấy thế giới nói đến điều đó?. Hãy đọc thêm các bài ở phần Chú thích để thấy những vấn đề khác liên quan đến động cơ đốt trong. Hay như lắp một bộ kích điện trước đường truyền vào bu-gi để tăng điện áp đánh lửa cho các xe 4 thì? Cũng nhảm nhí nốt. Một bu gi thiết kế tốt và còn sử dụng tốt - khe hở đảm bảo sẽ sinh ra một tia lửa, tia lửa này kích hoạt sự nổ nhiên liệu để tạo sự giãn nở đột ngột mà đẩy piston theo hướng giãn nở thể tích - thế thì việc tạo tia lửa to hay tia lửa to hơm một tí (mà cũng không đảm bảo rằng điện áp cao thì tia lửa điện sẽ xoè rộng hơn) có ích gì đâu. Đó là chưa kể đến sự lệch thời điểm nổ của thiết bị đó đem lại còn gây ra quá trình đánh lửa chậm hơn thời điểm cần thiết có thể làm giảm hiệu suất của động cơ. Do đó những phương thức này thì chỉ phù hợp với một số loại xe máy đời cũ với kiểu đánh lửa cổ điển dùng cơ, không nên sử dụng trong các loại xe máy hiện đại với hệ thống đánh lửa bằng điện tử như hiện nay. TÓM LẠI LÀ... Sau một hồi viết linh tinh, tóm lại là những thứ viết ở trên rất khó áp dụng nếu bạn không hứng thú tìm hiểu kỹ càng về chúng. Bạn nên tự tìm hiểu thêm để hiểu kỹ về nguyên lý hoạt động của một chiếc xe máy, từ đó sẽ thấy sử dụng chúng một cách bền nhất, tiết kiệm nhiên liệu nhất đối với bạn. Tôi hi vọng rằng entry này gợi lên cho bạn được những hứng thú tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình một cách khoa học mà không dựa vào các phán đoán mang tính cảm tính, để rồi lại truyền lại sự cảm tính đó cho những người chưa hiểu bằng bạn, rồi tạo sự sai lầm trong nhận thức mà tôi gặp rất nhiều hiện nay. Nếu bạn là người có thói quen khi đi đường nhìn thấy thằng nào nó vượt xe qua mặt mình rồi rồ ga vượt nó như một sự hiếu thắng thì entry này không phù hợp với bạn! Và...nếu như bạn đã hiểu được cách vận hành sau khoảng vài tháng sau thì bạn nên đọc lại từ đầu tiên của mục này: Lúc đó bạn sẽ thấy lượng nhiên liệu tiêu hao cho chiếc xe máy của bạn đã giảm đi hay chưa (thấy không, phần đó không phải là vô nghĩa đâu, nó sẽ làm nản chí những người chỉ thích đọc hời hợt đấy), và có khi rằng lúc đó entry này đã dài gấp đôi hiện nay bởi vì tôi thường cập nhật vào các thắc mắc khi thấy người dùng tìm kiếm các khoá trên Internet dẫn đến blog tôi thông qua công cụ quản lý rất tốt của Sky.vn). CHÚ THÍCH 1^. "Thì" hoặc là "kỳ" gì đó, tôi không biết từ nào dùng thông dụng hơn. Có vẻ người ta hay nói "động cơ 4 thì" nhiều hơn "động cơ 4 kỳ" (?!), tất nhiên là tuỳ vùng miền khác nhau. 2^. Công cơ học, mục từ trên Wikipedia tiếng Việt. 3^. Liệu Acsimet có thể nhấc bổng trái đất?, VnExpress theo Vật lý vui. 4^. Transmission (mechanics), mục từ trên Wikipedia tiếng Anh (en). 5^. Công suất, mục từ trên Wikipedia tiếng Việt. 6^. Lựa chọn chỉ số Octan phù hợp, Trọng Nghiệp, đăng trên VnExpress. (Bài này hợp cho xe hơi nhưng bạn có thể tham khảo để hiểu thêm và lựa chọn cho các xe máy của mình. 7^. Màu sắc phân biệt chất lượng xăng, Đài Loan, đăng trên VnExpress. 8^. Nguyên nhân sự kích nổ, Trọng Nghiệp, đăng trên VnExpress 9^. Lịch sử chỉ số Octan, Trọng Nghiệp, đăng trên VnExpress 10^. Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ, KH (sưu tầm) đăng trên Khoahoc.com.vn. 11^. Nghệ An: Phát hiện 19 cơ sở gian lận xăng dầu, VnMedia theo DT, 11/8/2008/ THAM KHẢO 1. Các trang tư vấn, hỗ trợ khách hàng của các hãng: Honda Việt Nam (phần tư vấn, phần câu hỏi thường gặp), Yamaha-motor Việt Nam, Suzuki Việt Nam, bạn cũng có thể tuỳ thuộc vào các xe của mình của hãng nào để có thể nhận sự hỗ trợ của các hãng đó. 2. Tài liệu hướng dẫn theo xe máy Future của Honda Việt Nam. Tr Minh Linh (25/7/2008) (Một số ảnh trong entry sử dụng từ: Website của Honda Việt Nam, Wikimedia Commons) (Ôi giời, còn quá nhiều thứ cần viết thêm ở entry này! Mà mình viết hình như khó hiếu thật?! Hic, thiếu phần lọc gió, độ tròn của bánh sau, nhông, xích - cập nhật dần dần vậy, post đã kẻo không đạt mục tiêu chất lượng của blog. Tác giả: minhlinh36 - 25.7.08 2 nhận xét/bình luận Chủ nhật, ngày 20 tháng bảy năm 2008 Vừng ơi, mở cửa (thơ Phạm Thị Thu Thuỷ) Đại mạch ơi mở cửa ra đi nào Kiều mạch ơi, kê ơi và bột mì nữa Mở cửa ra còn gì lần lữa Ta van mày đấy, cửa ơi mở ra . Đó là chuyện của A-li-ba-ba Chỉ hai tiếng vừng ơi mà chẳng nhớ Hang-cấm-tim-em có bao giờ bỏ ngỏ Nhớ đi anh hai tiếng thôi mà Vừng ơi, là cửa sẽ mở ra Phạm Thị Thu Thuỷ (Tập thơ: "Vừng ơi, mở cửa" - Khoa Ngữ văn, ĐHTH, 1993) ___________________ Khi đọc lại bài thơ này thì tôi lại nhớ về một truyện ngắn mà tôi đã từng đọc, cái trí nhớ của tôi bây giờ thì không còn đầy đủ về nó, nhưng nội dung loáng thoáng như nói đến sự cô đơn của hai con người ở cạnh vách nhà nhau: Cô gái không được tạo hoá ban tặng một vẻ đẹp như những cô gái khác, thậm chí còn hơi có phần chưa được đẹp so với những người bình thường. Chàng trai cô đơn ở phòng chung vách cũng có hoàn cảnh giống cô gái - tạo hoá có vẻ không công bằng khi nặn ra hình hài của chàng. Trong một đêm chàng trai đã nghe thấy những tiếng rên rỉ của một cô gái ở nhà bên cạnh, chàng nghĩ cô gái xấu đến như vậy mà cũng còn có người yêu mà chàng thì không. Thực ra thì cô gái cũng đã ở trong tình trạng đau khổ tột cùng của sự cô đơn. Vì lâu quá rồi nên tôi không nhớ chính xác, nhưng có lẽ kết cục của truyện ngắn này không đẹp, cố nhớ thêm chút nữa thì có vẻ kết cục bi thảm. Có lẽ chỉ còn cảm giác rùng mình khi đọc truyện ngắn đó âm ỉ lại cho đến lúc tôi viết lời cảm nhận của bài thơ trên. Ai có yêu mới hiểu được giai đoạn yêu đơn phương, yêu thầm, yêu một mình. Có thể lúc đó những con người ấy có những xúc cảm đối nghịch chỉ trong các thời gian rất ngắn: buồn bã, vui mừng, thất vọng, vui sướng...mỗi khi nhận thấy những hành động, lời nói của người mà mình yêu. Những gì khó đạt được trong cuộc đời mới là những gì còn nhớ trong một khoảng thời gian dài của cuộc đời. Nếu ta đạt được mọi thứ gì mình mong muốn một cách quá dễ dàng thì điều đó sẽ không sống được lâu trong tâm trí mỗi con người. Thử ví dụ, nếu ta là một ngôi sao điện ảnh, hay âm nhạc để đến nỗi có rất nhiều người sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho sự cuồng nhiệt của sự hâm mộ đó thì ta có nhớ những fan đó không? Rất có thể là không. Khi ta có quá nhiều tiền từ trên trời rơi xuống thông qua cha mẹ mình để sẵn sàng mua những thứ đồ vật nào mình thích thì ta có đam mê đến đồ vật đó theo thời gian không? hay là để có một đồ vật mới hơn, mode hơn thì ta lại chạy theo nó? Tình yêu cũng thế, nếu như nó dễ dàng đến ở cả hai chiều đối với đôi bạn ngay sau cái nhìn đầu tiên cũng có thể dễ dàng tan vỡ. Người ta khó nhận ngay ra rằng tình yêu "sét đánh" đó đã bị chi phối bởi sự cảm tính bên trong: có thể là sự kiều diễm trên khuôn mặt, những bộ trang phục trên con người, những đồ trang sức đắt giá, hoặc cũng có thể là những lời nói ngọt ngào êm ái của một người. Không hẳn vậy, cũng có thể có sự diệu kỳ của của giác quan thứ sáu hay sự thần giao của một loại sóng vô hình chưa nhận thấy được bởi loài người đương đại khiến cho tình yêu hai chiều xuất hiện ngay và bền vững mãi mãi. Nhưng tôi thì nghĩ rằng điều đó hiếm thấy lắm, bởi vì đa số chúng ta không có giác quan thứ sáu hoặc như loại sóng kỳ diệu nọ. Vậy chắc là tình yêu bền vững sẽ từ đâu? Cũng có thể vẫn từ những cái nhìn đầu tiên, cũng có thể là cái nhìn thứ n...nhưng nó cần có một giai đoạn thú vị của sự khát khao dành được nó, chiến đấu vì nó để có thể có nó. Đó là tất yếu rồi, không nói thì nhiều người cũng đã nhận ra những điều như vậy. Thế nhưng không phải ai cũng dám nói, dám thổ lộ lòng mình đối với người mà mình yêu dấu. Hai người có thể cùng yêu một chiều về phía nhau, nhưng không ai dám nói, không ai dám phát ra những tín hiệu của tình yêu. "Vừng ơi..." Đơn giản vậy thôi, cô gái trong bài thơ này chỉ mong muốn một câu thổ lộ gần như thế! Cô không thể mở toang trái tim mình để thổ lộ tình yêu. Cô không giống những người con gái có cá tính mạnh mẽ để có thể dám nói, dám thể hiện, dám viết thư cho người mình yêu về tình cảm của mình. Cô không thể phát tín hiệu, nhưng trái tim cô đã sẵn sàng mở cửa chỉ sau lời nói ấy "Vừng ơi"... Nhưng phải là "vừng ơi" chứ không phải là "đại mạch, kiều mạch, kê và bột mì"! Bởi vì có những chàng trai mất cả những buổi tối chỉ để xem tivi hoặc bàn chuyện thế sự quốc tế cùng với phụ huynh của người mình yêu, hoặc như chỉ nói những điều vô nghĩa, những câu khen về con mèo, bông hoa, hay đại loại những thứ dễ nhìn thấy ở nhà người yêu. Hoặc nếu đi chơi cùng với người mình yêu lại phải cố rủ thêm những những người bạn, (để làm "chân gỗ") thì lại cố dối lòng tỏ vẻ vô tư đến giả tạo, nhưng đôi mắt của chàng trai - của người đang yêu - thì không bao giờ biết nói dối bao giờ, thế nên các nàng đều biết, và mong chờ như cô gái trong bài thơ trên. Các cô gái không mong chờ sự yếu đuối, ngây thơ hay là nét lãng mạn đến khác người ở một chàng trai, bởi vì những thứ đó có vẻ đã sẵn có trong họ. Hãy mạnh mẽ thổ lộ bằng lời nói, đừng quá uỷ mị với những câu thần chú mà có thể bạn coi là hay, nhưng nhưng lại là vô nghĩa đối với các cô gái! *** Này những chàng trai đang yêu đơn phương và đang đau khổ. Hôm nay tôi muốn nhắc các bạn rằng có một bài thơ như thế, có những câu thần chú như thế! Bạn hãy nhớ đến nó, chứ đừng nhầm lẫn với những chìa khoá vô nghĩa đại mạch, kiều mạch, kê và bột mì... nhé bạn! Thứ năm, ngày 17 tháng bảy năm 2008 Hack mật khẩu từ máy tính nội bộ Khi mà hiện nay nhiều người sử dụng đã cẩn trọng hơn đối với các mật khẩu cũng như thông tin của mình trước Internet thì vẫn còn một phương thức khác có nguy cơ làm mất kiểm soát mật khẩu của mình: Mất mật khẩu từ trên chính chiếc máy tính mà họ sử dụng. Thực sự thì tôi không muốn nói nhiều và nói quá cụ thể về những gì thực hiện việc hack mật khẩu từ các máy nội bộ, thế nhưng nếu không dẫn chứng một cách cụ thể thì lại trở thành khó tin. Thôi thì tự an ủi mình rằng mọi thứ kiến thức nếu được sử dụng đúng thì có lợi, nhưng sử dụng sai thì thành có hại hoặc trở thành phạm tội đó là tuỳ vào người sử dụng chứ không phải là do tôi làm cầu nối giúp họ. Cũng đơn giản đi khi nhớ lại phản ứng hạt nhân và bom nguyên tử, hoặc ngay như chính tôi cũng nhận thấy một sự hài hước nhưng đầy ý nghĩa của một câu chuyện cười đại ý rằng: Mỗi người đàn ông luôn luôn mang theo mình một công cụ trên cơ thể để có thể phạm tội đối với người khác giới tính...suy rộng ra thì đôi tay mình cũng thế: Lúc nó là một thứ để làm ra của cải cho xã hội, nhưng cũng có thể nó làm những điều xấu xa. Mật khẩu hệ điều hành? - Muỗi nhé! Với các hệ điều hành họ Windows thì từ loại Windows 95 cho đến Windows XP (còn thấp hơn: Windows 3.X và cao hơn: Windows Vista thì tôi chưa rõ) đều có thể loại bỏ mật khẩu của hệ điều hành để đăng nhập vào Windows như một người dùng có quyền của người quản trị hệ thống (administrator) trên chiếc máy đó vậy. Với các hệ điều hành Windows họ 9X thì bạn có thể thấy rằng chỉ cần bỏ qua mật khẩu là vẫn đăng nhập vào được Hệ điều hành, làm đủ thứ mà mình thích. Có vẻ như các hệ điều hành này của Microsoft chỉ sử dụng các người dùng như sự phân biệt các profile khác nhau cho thiết lập chế độ desktop và một vài thiết lập mang tính cá nhân khác. Ở hệ Windows 9X thì không có các khái niệm Guest, User và Administrator như các hệ điều hành Windows họ NT trở đi sau này mà ta quen dùng. Thôi, bỏ qua chuyện Windows 9X đi, có lẽ đến lúc nói về Windows XP - cái mà có thể bạn đang sốt ruột để đọc về chúng bởi có thể bạn đang sử dụng những hệ điều hành này. Đối với các hệ điều hành họ NT (NT, 2000, XP) có vẻ như cơ chế bảo mật cũng đã tốt hơn trước nhiều. Nếu như bạn không có mật khẩu của một tài khoản nào đó trong hệ điều hành thì bạn chỉ có cách ngó nhìn mà thôi! Tôi thấy khá nhiều người đã làm cách này: Tháo pin nuôi cmos để xoá mật khẩu của Windows, thực ra thì chiếc pin này chỉ dùng cấp điện cho hệ thống và các thiết đặt trong BIOS mà thôi, chúng chỉ có tác dụng xoá các mật khẩu để khởi động máy tính chứ không phải xoá đi mật khẩu đăng nhập vào hệ điều hành. Có phải rằng tôi vừa nói là nếu không có mật khẩu của Windows XP thì bạn không đăng nhập (log-in) vào Windows được không nhỉ? Thực ra có thể với bạn thì không, nhưng với những người có nhiều kinh nghiệm sử dụng máy tính thì điều này không khó một chút nào cả. Có các cách để có thể loại bỏ mật khẩu tài khoản của Windows họ NT. Quả thực là tôi đã dùng cách đó để loại bỏ mật khẩu một cách có ích đầu tiên trên một máy tính cài đặt Windows 2000 bằng tiếng Ý ở một chiếc máy tính công nghiệp. Có thể bạn cho rằng sử dụng tài khoản trống nếu ai đó lỡ vô tình không điền vào đó trong khi cài đặt hệ điều hành? Không phải, ở đây tôi đã sử dụng một tool nhỏ trên đĩa Hiren's boot CD để có thể xoá bỏ hoặc thay thế mật khẩu đối với các hệ điều hành họ Windows NT của Microsoft[3]. Đơn giản thế thôi. Và khi bạn đã truy cập được vào hệ điều hành thì bạn có thể làm mọi điều bạn thích, trong đó có cả việc xem các mật khẩu được lưu lại tự động trên các phần mềm IM, hoặc ngay như các website mà bạn đăng ký bởi chức năng lưu lại mật khẩu của chúng. Do đó, nếu bạn thách thức người khác bằng cách đặt mật khẩu truy cập vào hệ điều hành thì đó chỉ là chuyện ảo tưởng - Muỗi nhé! Vậy mà để giản tiện thì nhiều người cũng đã không thiết đặt mật khẩu đăng nhập vào hệ điều hành, hoặc là các mật khẩu rất chung chung dễ đoán kiểu như "1234". Đề phòng nó? • Khi bạn rời máy tính để ăn trưa, hoặc ra ngoài một thời gian, hãy tạm thời khoá máy lại bằng nút Windows+L • Luôn nghĩ rằng mọi người có thể có mọi quyền của bạn với chiếc máy tính công được phân cho mình sử dụng. Những sự riêng tư? Hãy mua riêng một chiếc ở gia đình của bạn. Lộ mật khẩu từ sự ghi nhớ sẵn chúng trên các phần mềm cài đặt trên máy tính Ở trên thì tôi đã viết rằng: Khi đã kiểm soát được máy tính theo quyền Administrator thì người ta có thể tìm được các mật khẩu tài khoản của bạn được ghi nhớ lưu sẵn trên trình duyệt hoặc các phần mềm độc lập khác tách rời ra khỏi trình duyệt như Yahoo! Messenger chẳng hạn. Điều đó không phải là khó Trước đây, tôi có một phần mềm có thể làm hiển thị toàn bộ mật khẩu được ghi nhớ sẵn trên bất kỳ phần mềm hoặc website nào. Nó tên là Caption-It thì phải (?!), có lẽ rằng hiện nay thì phần mềm này không còn phù hợp với các phiên bản Windows từ họ NT trở đi nữa. Tôi tin chắc rằng sẽ luôn có vài phần mềm có chức năng tương tự như vậy ở đâu đó trên Internet. Bạn có tin được không? Có thể là không tin rằng có thứ gì đó có thể làm hiện ra các ký tự mật khẩu của bạn sau những dấu (*), kiểu như ****** trong các khung để chứa mật khẩu mà bạn gõ vào. Thực chất thì các dấu *** như thế này thường nhằm hạn chế những con mắt tò mò đằng sau bạn muốn biết mật khẩu của bạn, nên nó đã được thiết kế để chỉ người gõ mật khẩu là biết được mà thôi (và thường để đảm bảo rằng bạn gõ đúng thì người ta đã thiết kế hai ô để bạn phải nhập đúng mật khẩu vào hai lần). Vậy thì đối với những người đang ngồi trước chiếc máy tính của bạn có thể biết được những mật khẩu này không? Chắc là có, bởi vì người đó cũng có quyền giống như bạn đều có quyền quản lý tối cao đối với chiếc máy tính đó - tức là có quyền Administrator. Với những phần mềm hoặc add-on trợ giúp trên trình duyệt thì không khó khăn gì lại có thể ngăn cản được mọi người biết được những gì bạn đã gõ vào phần password. Một ví dụ về cách hack password được lưu sẵn trên trình duyệt web Mozilla Firefox Thực sự thì trong ví dụ này tôi đã không có chủ đích để tìm một add-on cho Firefox để có tính năng này. Trong một lần xem có các add-on gì mới trên website dành riêng cho các add-on của Firefox thì tôi nhận thấy rằng ở trong phần "Privacy & Security" có một add- on với hình icon của nó giống như một tool trước đây tôi từng dùng để làm hiện ra các mật khẩu trong bất kỳ phần mềm ứng dụng nào chạy trên Windows họ 9X. Bạn thấy không, ngay khi nhìn thấy biểu tượng của add-on này thì đa phần là chúng ta đoán rằng mục đích của nó là nhằm hiển thị các nội dung mật khẩu đã được che dấu đi, thay thế bằng các các dấu **** để tránh các con mắt tò mò của những ai không đáng được biết mật khẩu đó. Add-on này có tên là "Unhide Passwords"[1] mà cái tên của nó đã nói lên rằng: "Không ẩn đi các password". Tôi thấy phần giới thiệu của nó như sau: "If you aren't concerned about someone looking over your shoulder and stealing your passwords, why hassle with those obfuscated password fields, where you never know whether you typed your 30 character code correctly or not..." Có nghĩa đại khái như sau: "Nếu bạn không ngại sự nhìn trộm mật khẩu của bạn từ phía sau thì bạn có thấy rằng sự phiền toái nếu như phần mật khẩu của bạn bị che mất, và liệu rằng bạn có gõ chính xác mật khẩu của bạn đến 30 ký tự không". Có vẻ như lời giới thiệu này đã nói đến ý tốt của add-on này chứ không phải nhằm hấp dẫn bạn có thể nhìn rõ mật khẩu đã được lưu sẵn trước đó. Ở đây, bạn cũng nhìn thấy rằng số lượt người tải về add-on này đã lên tới gần 100.000 lượt cho đến ngày 16/7/2008. Có lẽ rằng add-on này cũng khá hấp dẫn đối với nhiều người. Để thử nghiệm, tôi cũng thử add nó vào trình duyệt Mozilla Firefox của mình. Ngay khi bắt đầu quá trình cài đặt add-on này thì tôi đã gặp một cảnh báo như sau: Ở đây, dòng chữ lớn có nghĩa là "Chỉ cài đặt các add-on từ những người viết chúng (tác giả) mà bạn tin tưởng". Đến dây thì tôi lại nhớ đến một entry trên blog này nói về việc các add-on có thể chứa mã độc hại, hoặc là chứa chính những điều rủi ro, gây nguy hại cho thông tin của bạn[2]. Mozilla không thừa khi đưa ra cảnh báo trên bởi vì nếu như bạn chấp nhận sử dụng add- on đó thì bạn đã phải chấp nhận sự rủi ro nào đó. Xin lưu ý rằng không phải bất kỳ một add-on nào có thông báo như trên là sự rủi ro bởi vì tỉ lệ add-on có ý đồ xấu thường là khá thấp - nhưng không phải là không có. Và sau một quá trình chuẩn bị đầy đủ toàn bộ tinh thần để cài đặt add-on này, tôi bắt đầu(run run) chấp nhận cài đặt nó! Không có gì bất thường! Firewall của tôi không báo có bất kỳ một kết nối nào từ máy tính của tôi ra ngoài có tính nghi ngờ cả, chỉ có một vài kết nối thông thường mà tôi đã nhớ rằng nó đi đâu. Bạn thấy không - đó là sự cẩn trọng trước một phần mềm mới hay một add-on mới. Nhiều người trong số chúng ta thường không chú ý gì đến sự an toàn, bảo mật hoặc các phần mềm xung đột, họ cài đặt đủ thứ phần mềm được giới thiệu là hay một cách rất thoải mái. OK, bây giờ là lúc bắt đầu thử nghiệm. Tôi thử ngay với mật khẩu được lưu sẵn trên chiếc modem ADSL của mình. (Hình dưới) Ồ, bạn thấy không, nó hiển thị đầy đủ mật khẩu, nhưng trong hình minh hoạ này thì không như kiểu câu "tao thà chết chứ không khai đồng đội đang nấp trong đống rơm" để có thể hiển thị đầy đủ mật khẩu trên hình này, vậy là tôi phải xoá nó đi trước khi lấy làm minh hoạ. Như vậy bạn có thể cài add-on này để có thể lấy lại mật khẩu đối với chiếc modem của bạn mà bạn đã quên đâu mất tờ giấy bàn giao sau khi đăng ký sử dụng dịch vụ Internet với ISP của bạn. Tôi có lời khuyên vậy bởi vì một trong số những người bạn của tôi đã mua một chiếc modem ADSL để thay thế chiếc cũ bị hư hỏng, nhưng khi nhờ tôi đến thiết lập lại thì anh ta không hề có bất kỳ một thông tin gì về username và password của tài khoản với một lý do "Bọn kỹ thuật nó đến cài cài rồi cứ thế dùng thôi". Có lẽ nhiều người trong số chúng ta đều như thế! Sau đó tôi quay sang thử với việc đăng nhập vào tài khoản của Yahoo. Hình này thì bạn thấy rằng nếu không dùng add-on này thì mật khẩu chỉ ở dạng bị thay thế bởi các dấu chấm như bên phải (hic, hình này tôi xếp lộn nhau, lẽ ra đổi ngược lại phải-trái cho nhau thì tốt), nhưng khi click vào ô chứa mật khẩu trong trình duyệt Firefox thì nó đã hiện ra như phần bên trái. Tất nhiên rằng đây chỉ là một ví dụ, bởi với sự đăng nhập vào tài khoản của Yahoo thì nó không giống như hình này - bởi vì nếu bạn chọn vào dấu "Keep me signed in" thì mật khẩu của bạn đã được lưu sẵn trong máy tính rồi, mỗi lần bạn truy cập vào địa chỉ nào đó cần thiết đến sự log-in thì nó tự động luôn giúp bạn rồi. Tôi lấy ví dụ này để giúp bạn dễ hình dung đến trình chat quen thuộc Yahoo! Messenger mà bạn thường ghi lại mật khẩu mà thôi. Đây là lý do mà nhiều người sử dụng Internet tại các tụ điểm công cộng (Café Internet...) đã bị lộ mật khẩu của mình. Tôi thấy rất nhiều người đã tìm đọc một bài viết của tôi sưu tầm đưa lên blog với các từ khoá thể hiện rằng họ bị mất mật khẩu Yahoo! mail và Y!M. Để đề phòng nó? Cách tốt nhất là đừng để hệ điều hành, phần mềm hoặc các trang web lưu sẵn các mật khẩu của bạn. Tất nhiên là nếu như bạn là một người bình thường thì chắc chẳng ai chú ý đến các mật khẩu của bạn đâu (nên đừng có bị hoang tưởng rằng mọi người đều rình mò mật khẩu của bạn), nhưng nếu bạn là một người quan trọng thì tốt nhất hãy chú ý đến điều đó. Hãy nhớ mật khẩu của chính mình và đừng bao giờ sử dụng cùng một mật khẩu cho quá nhiều các tài khoản khác nhau. Đây cũng chỉ là cách đề phòng theo ý của bạn thôi, còn những hình thức khác do chính các nhà cung cấp dịch vụ, các ISP và trên chính đường truyền Internet thì bạn cũng đành chịu thôi! bởi vì trên thế gian này không có một thứ gì tuyệt đối cả - nhưng cũng đừng vì thế mà cho rằng những thứ mình có thể làm được là không quan trọng. Lộ mật khẩu từ người quản trị mạng hoặc hacker Những người sử dụng thông thường trong một mạng quản lý theo domain có thể dễ dàng bị lộ các mật khẩu và toàn bộ các thông tin được lưu trên máy tính chịu sự quản lý của Administrator trong hệ máy tính nội bộ đó. Đơn giản nhất là việc xem các màn hình hiển thị của các máy client (chính là máy tính của bạn) để kiểm soát bạn đang làm gì? (Tán gẫu qua Y!M hay là viết thư tình, làm việc công hay làm việc riêng..?). Đây là một sự quản lý các máy tính theo một mạng máy tính chung của công ty để có thể kiểm soát và bảo mật tốt hơn cho từng máy tính con trong mạng nhưng nó cũng có thể làm mất sự riêng tư của bạn. Vậy bạn có thắc mắc rằng máy tính của bạn đang sử dụng theo domain hay không? Hãy xem trong System Properties ở tab "Computer name" xem có tên domain hay không - nếu có thì máy tính của bạn đang được thiết đặt sử dụng theo domain chung của công ty bạn. Như vậy, bạn thấy rằng người quản trị mạng của một công ty rất quan trọng trong việc bảo mật toàn bộ bí mật thông tin của một công ty. Nếu bạn là người quản lý một công ty hoặc cơ quan nào đó có hệ thống máy tính quản lý theo domain, hãy đừng để người này đi khỏi công ty và mang theo những thông tin kinh doanh bí mật - hoặc đừng trả lương thấp khiến cho anh ta có thể bán các thông tin mật cho đối thủ cạnh tranh của mình (và cũng đừng bao giờ chứa các ảnh, phim xxx trong bất kỳ ngõ ngách nào trong máy tính của bạn - bởi anh ta có thể đều biết hết chúng để ở đâu để rồi có thể cười nháy mắt trong sự khó hiểu của bạn). Tuy nhiên, thật may mắn là không phải nhân viên quản trị mạng nào cũng làm được điều trên! Nhiều cơ quan ở Việt Nam tuyển các kỹ sư Công nghệ thông tin để làm người quản trị mạng, nhưng đa số các kỹ sư này lại học về lập trình, họ không hiểu về phần cứng thế nào mỗi khi máy tính bị lỗi, không biết về sửa phần mềm thế nào bởi thế giới có quá nhiều sự cố phần mềm - và đặc biệt là không hiểu thế nào về mạng để có thể thực hiện những điều trên - có thể điều đó là may mắn cho bạn! Không những thế, các máy tính còn có thể thiết lập để điều khiển từ xa - có nghĩa là người sử dụng từ xa cũng giống như ngồi trên chính máy tính của mình. Tôi ví dụ rằng ở cơ quan tôi một số phần mềm chuyên ngành cũng được hỗ trợ cài đặt, sửa chữa từ xa thông qua phương thức này. Những lúc đó, tôi thường quan sát con chuột điều khiển từ một máy tính nào đó xa tít tắp có thể điều khiển, sửa chữa, khắc phục sự cố phần mềm một cách rất thú vị. Như vậy, chưa chắc mọi thứ được lưu trên chiếc máy tính của bạn đã chỉ do bạn biết đến chúng mà không có người thứ hai. Trong các trường hợp khác như bạn đang dùng máy tính cá nhân tại nhà mình thí sao? Nếu như máy tính bị nhiễm các phần mềm độc hại thì nó có thể biến thành một chiếc máy tính ma, có nghĩa là trở thành một trong số rất nhiều những máy tính bị điều khiển từ xa trong một mạng botnet do hacker(mũ đen) nắm quyền điều khiển[4]. Khi này, không những mọi thứ trên máy bạn trở thành phơi bày trước mắt hacker, mà còn có thể đối mặt với các mối đe doạ cáo buộc rằng IP của bạn đang tấn công các website hoặc hack vào mạng của các cơ quan quan trọng hay đơn giản hơn là người làm lộ các thông tin mật của công ty thông qua các văn bản mà chỉ bạn mới biết đã được tung lên Internet. Đề phòng nó? • Rất khó đề phòng đối với một mạng sử dụng domain mà tài khoản của bạn là một user bị hạn chế quyền hoặc thậm chí là tài khoản guest. • Đối với việc đề phòng để không trở thành một máy tính ma thì bạn cố gắng sử dụng các phần mềm diệt virus mạnh nhất - và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu của nó. • Và luôn tâm niệm: Không bao giờ có sự đề phòng tuyệt đối được :( Thế thì làm thế nào bây giờ? Hic, tôi cũng đang đi tìm câu trả lời đó! Chú thích: 1^. Unhide Passwords 1.2.2 bởi Norbert Wienholz trên website tập hợp các Add-on cho trình duyệt Mozilla Firefox. 2^. Plug-in tiếng Việt cho Firefox 2 có chứa… malware, entry trên blog này: Tổng hợp từ nhiều nguồn, nói đến một plug-in cho Mozilla Firefox có chứa mã độc hại mà được rất nhiều người tải về sử dụng. 3^. Bốn bước phục hồi mật khẩu đăng nhập Windows, Hiếu Trung đăng trên E-chip. 4^. Trên 50% botnet xuất phát từ Trung Quốc, Entry tôi sưu tầm về trên blog này, có định nghĩa một chút về botnet theo nghĩa là mạng máy tính bị hacker kiểm soát. 5^. Xả stress: Xếp và nhân viên quản trị mạng, trên blog này, nói về một trong các kỹ thuật quản trị mạng. Tr Minh Linh (17/7/2008) Thứ hai, ngày 14 tháng bảy năm 2008 Nâng cấp lên Kaspersky Anti-Virus 2009 Những ai ưa chuộng sử dụng phần mềm của Kaspersky Lab để phòng vệ có thể nhận được tin mừng này: Kaspersky Lab mới đây đã cho ra mắt các phiên bản Kaspersky 2009 (hay còn gọi là tắt là KAV 8, KIS 8 theo thứ tự version) mà có thể nâng cấp từ các phiên bản cũ hơn một cách hoàn toàn miễn phí đối với người sử dụng hợp pháp[1]. Trước đây thì tôi không sử dụng phần mềm này, nhưng mới được khuyến mãi bản quyền 6 tháng cho KAV 7.0[2] nên hôm Chủ nhật vừa rồi tôi đã cài đặt nó để thử xem thế nào. Sau khi cài đặt tôi chợt nghĩ ra một phương thức quét virus với đồng thời cả hai sản phẩm phần mềm bảo mật của Kaspersky Lab và Symantec. Việc cài đặt Kaspersky Antivirus đối với tôi đã bị hoãn lại sau nhiều ngày, một phần bị bận rộn, một phần là chưa cảm thấy hứng thú cho lắm để có thể thay đổi rất nhiều thiết đặt trên chiếc máy tính để bàn để chuyển sang sử dụng phần mềm diệt virus mới. Phần nữa cũng là thấy tự nhiên nhiều người đọc được Google hướng tới đọc entry gần đây của tôi liên quan đến Kaspersky Antivirus với các từ khoá kiểu như: "Phần mềm diệt virus Kaspersky Antivirus mới nhất", "phiên bản mới nhất của Kaspersky Antivirus" khiến tôi rất suốt ruột để phải trả lời các độc giả này ...Và tất nhiên, phần cuối cùng là lời hứa của tôi trước một người đọc: A Chánh (chủ nhân blog ) về việc thử cài xem nó thế nào và sự sử dụng phức tạp ra sao[2]. Chuẩn bị cài đặt phiên bản Kaspersky Antivirus 7.0 Như tôi đã nói ở trên, tôi đã chưa cài đặt phiên bản KAV 7.0, và bây giờ thì với chiếc thẻ bản quyền 6 tháng khuyến mại trong tạp chí PC World VN (bản giấy) thì tôi mới bắt đầu chuẩn bị để cài đặt chúng trên chiếc máy tính để bàn (desktop) của mình. Tại sao lại phải chuẩn bị, có lẽ rằng lại phải mở ngoặc (tôi nghĩ rằng trên tất cả các entry ở blog này nếu là tôi viết thì có rất nhiều cái mở ngoặc đó, nó khác với các bài viết chính thống trên các website khác ở phần mở ngoặc và giọng điệu đầy tính cá nhân - TÔI, hihi)...nói tiếp này: có lẽ rằng lại phải mở ngoặc cho quá trình chuẩn bị ấy là vì sao. Số là bản trên chiếc desktop từng chinh chiến nhiều game ác liệt của tôi được cài đặt bản Windows XP Home và có bản quyền. Trên máy đó thì lại có rất nhiều phần mềm, dữ liệu về kiến thức mà tôi đã sưu tầm tích cóp được của tôi nhiều năm, nên tôi không muốn sự cài đặt này làm hư hỏng gì đó đến bản Windows này. Trước hết, tôi gỡ bỏ toàn bộ các game, phần mềm không cần thiết để làm cho phân vùng cài đặt Windows này được sạch sẽ, gọn nhẹ nhất. Sự dọn dẹp này bao gồm: Xoá hết các tập tin tạm (temp), các cache của trình duyệt web, tập tin hoán đổi của hệ điều hành thứ hai (pagefile.sys) ... Sau đó tôi dùng tiện ích tạo ảnh phân vùng là Norton Ghost phiên bản 11 (tích hợp sẵn trên các đĩa Hiren's Boot CD các phiên bản gần đây, hi vọng tôi sẽ giới thiệu một entry về nó) để tạo ra một tập tin sao lưu. Lý do sao lưu này là để lỡ có vấn đề gì xảy ra thì tôi có thể đưa hệ điều hành này trở về trạng thái cũ - như chưa từng có vấn đề gì. Tại sao lại phải khổ thế nhỉ? Ồ, tôi có các kinh nghiệm xương máu về việc cài đặt hệ điều hành với thứ bản quyền rắc rối này: Cài lại Windows vài lần (và cũng nâng cấp phần cứng vài lần) thế là trong một lần thì sau khi cài đặt, quá trình xác thực sản phẩm (Activate Windows) với Microsoft nó đã không coi bản Windows của tôi là có bản quyền nữa - nó báo sai key mặc dù tôi nhập đúng. May quá là tôi đã có một bản Ghost từ trước đây nên đã phục hồi lại, và từ đó rất cẩn trọng trong bản Windows này. (Tất nhiên rằng có những cách có thể đánh lừa Microsoft để bỏ qua quá trình xác thực sản phẩm bằng cách thay tập tin, sửa vài khoá registry...nhưng những tập tin kiểu thay thế này - hình như LegitCheckControl.dll thì phải - luôn luôn khiến tôi nghi ngờ về sự an toàn và điều gì đó của chúng). Sau khi đã ghost xong rồi, thì tôi còn cẩn thận copy tập tin ghost đó sang ổ cứng thứ hai của mình nữa, chỉ còn thiếu một sự ghi ra đĩa DVD nữa là đảm bảo an toàn tuyệt đối (hì, cẩn thận thế này thì người ta kêu già là phải - hehe). Bây giờ là lúc mà tôi gỡ bỏ phần mềm diệt virus cũ sau khi tải tập tin cài đặt Kaspersky Antivrus 7.0 từ máy chủ của PC World VN về (tôi đoán rằng NTS đã khôn khéo khi nhờ gửi các tập tin cài đặt trên PC World VN, kiểu gì thì báo này cũng phải bảo mật tốt rồi, chứ chẳng nhẽ server lại dễ bị down vì hack thì còn ra thể thống gì nữa ^_^). Phần mềm diệt virus cũ có thể đã bám rễ sâu vào hệ thống, để cẩn thận hơn thì tôi cũng lên chính website của hãng đó tải về một tool nhỏ để gỡ bỏ thêm một lần nữa cho thật sạch sẽ. Cài đặt Kaspersky Antivirus 7.0 Đây là hình ảnh tải về từ trang web của NTS (viết tắt của Nam Trường Sơn: nhà phân phối duy nhất các sản phẩm của Kaspersky Lab tại Việt Nam), bởi vì server ở Việt Nam nên tốc độ tải quả là nhanh, khoảng 100 KB/s, tuy nhiên chỉ lát nữa thôi thì bạn cần cập nhật cho cơ sở dữ liệu của phần mềm diệt virus thì bạn sẽ thấy tốc độ chậm đi nhiều đấy - bởi vì chúng được đặt tại server nước ngoài và có nhiều người truy cập đồng thời hơn là việc tải về bản cài đặt (tất nhiên nói điều này vì tôi đang ở Việt Nam, nó có thể không đúng với bạn khi ở ngoài nước). Hình: Quá trình download tại website của NTS, nhưng file lại được đặt trên máy chủ www.pcworld.com.vn Và sau khi tải xong thì tôi tiến hành cài đặt ngay, hành động cài đặt phần mềm này không phải là điều khó khăn đối với đa số những người sử dụng bình thường nên tôi không nêu ra đây. Nếu như bạn vẫn còn chưa hiểu về cách cài đặt và sử dụng các loại phần mềm này thì bạn có thể đọc thêm các tài liệu hướng dẫn sử dụng[3] trên website của nhà phân phối đại diện tại Việt Nam (NTS). Hình: Nhìn này Windows XP đã cảnh báo rằng phần mềm diệt virus của bạn đã không được cập nhật. Bạn có thể thấy khó chịu về chúng nếu như sử dụng phiên bản Windows đã nâng cấp lên SP2 hoặc SP3 nhưng chúng lại thật hữu ích đối với tình trạng an toàn, bảo mật cho bạn đấy! Một vài người sử dụng có thể chẳng bao giờ gặp cảnh báo như vậy, nguyên nhân là do để đỡ khó chịu nên những người cài đặt máy tính cho bạn đã tắt đi tính năng đó của Windows - thật là nguy hiểm nếu bạn cứ sử dụng vô tư mà không gặp bất kỳ cảnh báo nào cả. Và trong quá trình cài đặt, Kaspersky Antivirus sẽ cập nhật cơ sở dữ liệu của mình. Có vẻ như các tập tin cập nhật có dung lượng không đến nỗi lớn lắm, tôi nhận thấy mỗi tập tin có dung lượng chỉ khoảng 50 KB thôi! Đây là cách mà mỗi phần mềm diệt virus cập nhật trực tiếp thông qua Internet thường thực hiện. Cách này đảm bảo rằng mỗi lần cập nhật là nhanh nhất bởi dung lượng tải về nhỏ. Hình trên là giao diện sử dụng của phần mềm Kaspersky Antivirus 7.0, ở hình này bạn nhận thấy rằng sau khi cập nhật cơ sở dữ liệu thì thời gian gần nhất của chúng là 11h16' sáng - khi mà tôi vừa cài đặt xong lúc 14h18' chiều. Nhanh quá phải không? Mà hôm đó là ngày Chủ nhật, có nghĩa rằng có một bộ phận nào đó ở trung tâm Kaspersky Lab vẫn làm việc để đưa ra các mẫu virus mới. Một thông số nữa đáng nể đối với tôi là số lượng các loại bản ghi trong cơ sở dữ liệu của nó là rất lớn, cho đến 11h16 ngày 13/7/2008 thì nó là: 947.808. Nó chỉ ghi rằng "database records count" thôi, nhưng tôi cho rằng đó là toàn bộ các loại virus và sự biến thể của chúng cùng với các cơ sở dữ liệu khác để nhận biết thông tin nhằm chống lại các phần mềm, website độc hại... Và tất nhiên, ngay sau khi cài đặt xong thì tôi phải quét toàn bộ virus của hai ổ cứng của tôi trên chiếc máy tính để bàn, có vẻ như thời gian hoàn thành là khá lâu đấy!. Quả thật là theo thời gian thông báo thì nó mất khoảng vài tiếng. Sốt ruột quá, tôi chờ nó quét hết phân vùng đầu tiên của ổ cứng đầu tiên (cũng là chứa hệ điều hành mà phần mềm này đang được cài đặt trên nó) để đảm bảo rằng hệ điều hành đang sạch, rồi dừng nó lại. Nâng cấp lên Kaspersky Antivirus 2009 Bây giờ mới là lúc nâng cấp lên Kaspersky 2009. Sự nâng cấp miễn phí này dành cho tất cả các sản phẩm của Kaspersky (bao gồm Kasparsky AntiVirus và Kaspersky Internet Security), còn tôi vì chỉ có bản quyền KAV được khuyến mại nên tôi chú ý riêng đến KAV 2009. Tôi bắt đầu tải về phần mềm Kaspersky Antivirus 2009 và thực hiện đúng như các tài liệu hướng dẫn trên NTS để nâng cấp. Sau khi tải về, thực thi tập tin thì tôi nhận thấy phần giao diện trợ giúp cài đặt như sau: Run run đây...! Nếu như việc nâng cấp này mà không được, nó hư hỏng mất phiên bản cũ thì sao nhỉ. Thôi, nếu nó có bị làm sao thì cũng phải chịu thôi, bản quyền được khuyến mại mà - có phải bỏ tiền ra mua đâu mà ngại. Vậy là tôi click vào Next để tiếp tục quá trình wizard để cài đặt nâng cấp phiên bản Kaspersky Antivirus 7.0 lên phiên bản 2009 (hay còn gọi là 8.0). Trong quá trình cài đặt, Kaspersky Antivirus 2009 có hỏi rằng bạn có muốn thiết lập mật khẩu cho mỗi sự thay đổi, thiết đặt hoặc các câu lệnh thực hiện đối với phần mềm này hay không? Bạn nên thiết đặt cho phép bằng cách tích vào ô "Enable password protection", từ đây mỗi sự can thiệp vào thiết đặt của Kaspersky Antivirus 2009 của bạn thì đều phải nhập mật khẩu. Phần đáng ngại nhất đã qua rồi, vui quá, nó đã nhận lại tình trạng hợp pháp của phiên bản Kaspersky Antivirus 7.0 mà tôi vừa cài cách vài giờ trước. Thế là ổn. (xin lưu ý rằng hình trên tôi đã sửa lại một chút bằng cách xoá đi thông tin về sản phẩm trong License information/Number để đỡ cá nhân hoá hình ảnh). Và cũng như lần trước Windows Security Center lại thông báo rằng tình trạng cơ sở dữ liệu phần mềm diệt virus là "out of date", tôi lại phải tiến hành cập nhật lại cơ sở dữ liệu cho KAV 2009 thông qua Internet, lần này nhìn quá trình cập nhật có vẻ chuyên nghiệp hơn một chút khi nó thể hiện bằng biểu đồ như hình bên dưới. Hình: Hành động cập nhật lần này được thực hiện trên giao diện khác với lần trước, bạn có thể nhìn thấy trên hình - chúng có vẻ có giao diện đẹp hơn so với phiên bản trước. Bởi vì thời gian cài đặt nâng cấp giữa hai phiên bản Kaspersky Antivirus 7.0 và 2009 là quá ngắn (tôi chưa kịp tìm hiểu kỹ bản 7.0 thì đã nâng cấp rồi), do đó không thể so sánh kỹ lưỡng về sự khác nhau giữa hai phiên bản này. Một mặt khác tôi phải thừa nhận rằng đây là lần đầu tiên mà tôi sử dụng sản phẩm của Kaspersky Lab nên đã khó mà đánh giá chúng khác nhau như thế nào. Chỉ có thể nói về mặt giao diện thì rõ rang bản Kaspersky AntiVirus 2009 có giao diện đơn giản hơn, đẹp và có thể sẽ phù hợp với đa số người sử dụng. Trên một quan điểm cá nhân về các phần mềm diệt virus thì tôi đã từng nghĩ rằng các phần mềm nào càng cho phép can thiệp sâu vào quá trình hoạt động của chúng thì càng giúp cho người sử dụng có thể tự nhận thức, thiết đặt sao cho phù hợp nhất đối với mình. Nhưng thực tế thì có nhiều người sử dụng (hoặc thậm chí là rất nhiều người sử dụng) đã chưa đủ khả năng để thiết đặt, do vậy thì sự đơn giản có lẽ cũng là một phần hấp dẫn của các phần mềm. Người sử dụng bình thường nhìn vào và không thấy rối rắm, phức tạp nên không còn cảm giác sợ hãi khi phải sử dụng các phần mềm diệt virus được coi là mạnh nữa. *** Và một lần nữa tôi xin nhắc lại rằng: Sự nâng cấp này chỉ được thực hiện trên các phần mềm diệt virus Kaspersky Antivirus có bản quyền. Tôi không rõ các phiên bản không có bản quyền chính thức (bị sửa đổi để lừa tính năng, hoặc sử dụng các key giả đánh lừa máy chủ của Kaspersky Lab rằng cũng có bản quyền) mà rất nhiều người sử dụng hiện nay có thể thực hiện nâng cấp như thế hay không. Vì hiện nay có nhiều nơi cũng đóng gói các sản phẩm của Kaspersky Lab với bao bì, nhãn hiệu như thật nên bạn cần phân biệt rõ phần mềm của mình đang sử dụng có phải hàng thật hay là hàng giả để có thể được nâng cấp hay không. Xin xem thêm cách phân biệt trên website của Kaspersky Lab tại Việt Nam[4]. Sống chung các sản phẩm Kaspersky Lab và Symantec? Không bao giờ có chuyện đó đâu! bạn đừng hi vọng về điều đó trên cùng một hệ điều hành, bởi vì các cơ chế giám sát, phát hiện virus cũng như nghi ngờ hành động của virus và các phần mềm hiểm độc sẽ làm cho chúng nghi ngờ luôn lẫn nhau, cùng chiếm sự kiểm soát tối đa đối với các hoạt động của phần mềm cũng như duyệt các site của người sử dụng nhằm ngăn chặn mã độc. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện được điều này để có thể sử dụng cả hai sản phẩm phần mềm diệt virus được coi là có uy tín nhất hiện nay (theo đánh giá của cá nhân tôi) để cùng scan các tập tin trên máy tính của mình nhằm phát hiện các loại virus đã lây nhiễm (còn bảo vệ theo thời gian thực ngay khi có sự lây nhiễm thì chỉ có thể lựa chọn một mà thôi). • Nếu như có một máy tính, bạn cần cài hai hệ điều hành trên cùng một máy tính đó, mỗt hệ điều hành tương thích sẽ sử dụng một phần mềm của một hãng. Ở đây hệ điều hành Windows thứ nhất cài sản phẩm của Kaspersky Lab, hệ điều hành thứ hai cài sản phẩm của Symantec. Có vẻ như cách này hơi tốn kém! • Nếu như bạn có hai máy tính (ví dụ một chiếc máy tính để bàn, một chiếc máy tính xách tay) cùng có các hệ điều hành Windows thì bạn cài mỗi sản phẩm trên một máy. Sau khi cài đặt xong thì kết nối chúng với nhau thành một mạng LAN. Ở các máy cho phép chia sẻ đầy đủ các phân vùng của ổ đĩa, rồi dùng phần mềm bên máy này quét trên máy kia. Đây là cách mà tôi vừa thực hiện. Cách này luôn luôn thực hiện việc quét virus bằng cả hai phần mềm đồng thời trong một thời điểm. Phần mềm thứ nhất quét virus trên máy khác sẽ truy cập các tập tin, còn phần mềm thứ hai ở chính máy tính đó cũng sẽ luôn luôn quét virus mọi tập tin được truy cập đến. Quả thực là tôi chưa gặp virus nào cả nên chưa hiểu việc phát hiện virus thì cả hai sẽ xử lý thế nào - nhưng tôi đoán rằng nếu phần mềm diệt virus được cài trên máy được quét từ máy khác sẽ có khả năng can thiệp trước. Bạn thấy có đơn giản không?! Rất hiệu quả đấy! Chú thích: 1^. Trang chủ của website phân phối sản phẩm của Kaspersky Lab tại Việt Nam: Công ty Nam Trường Sơn (viết tắt NTS). 2^. Khuyến mãi bản quyền phần mềm Kaspersky Antivirus trên PC World VN, trên blog này - hì, bạn mà không đọc entry này và các comment ở đó thì hơi tiếc đó! 3^. Hướng dẫn sử dụng, trên website của Kaspersky Lab tại VN (NTS) 4^. Hướng dẫn phân biệt Kaspersky bản quyền và Kaspersky dỏm, trên website của NTS. Tr Minh Linh (14-15/7/2008) Tác giả: minhlinh36 - 14.7.08 0 nhận xét/bình luận Thứ bảy, ngày 12 tháng bảy năm 2008 Kinh doanh đa cấp ở Việt Nam: Cứ như là lừa đảo! Kinh doanh đa cấp (MultiLevel Marketing - viết tắt: MLM) hoặc còn dịch là "Tiếp thị nhiều tầng"[1] đã làm cho một trong số những người bạn của tôi đã ngưỡng mộ nó đến nỗi đặt địa chỉ tất cả các website, blog về kinh doanh đa cấp trên Bookmark của mình để có thể mong được bước vào đời từ phương thức kinh doanh hấp dẫn này. Tôi chợt nhớ lại câu chuyện về ông bố vợ của tôi đã trở thành một trong những mắt xích kinh doanh ấy với món hàng mua bắt buộc đầu tiên: cái máy khâu mini đa năng giá 3,5 triệu chưa được dùng bao giờ đã mấy năm nay. Ông bố vợ tôi: Người nông dân suýt trở thành nhà kinh doanh (nếu không có tôi) Ông bố vợ tôi - một người nông dân luôn mong muốn được làm giầu trên mảnh đất quê hương của mình đã từn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKiến thức cơ bản về Knol.pdf
Tài liệu liên quan