Kiến thức bản địa về sử dụng lâm sản ngoài gỗ tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

Tài liệu Kiến thức bản địa về sử dụng lâm sản ngoài gỗ tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp, tỉnh Sơn La: TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 61 - 71 61 KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ SỬ DỤNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA Đào Thị Mai Hồng, Trần Quang Khải8 Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Kiến thức bản địa trong khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có vai trò rất quan trọng trong quản lý bền vững nguồn tài nguyên. Kết quả điều tra ban đầu tại cộng đồng người Thái, Khơ Mú cho thấy người dân đã khai thác, sử dụng 70 loài LSNG: 29 loài có công dụng làm thực phẩm chiếm 41,4%, 36 loài có công dụng làm dược liệu chiếm 51,4%, 5 loài cho màu nhuộm chiếm 7,2%. Nghiên cứu đã xây dựng được bảng danh lục cho 57 loài, thuộc 41 họ khác nhau; khảo sát đa dạng về dạng sống: dạng sống thân gỗ, thân cỏ, thân leo có số loài được khai thác nhiều chiếm tỷ lệ từ 21,4 - 24,3%; Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững nguồn tài nguyên tại Khu Rừng đặc dụng Sốp Cộp. Từ khóa: Kiến thức bản địa, Khu Rừng đặc dụng Sốp Cộp, Lâm sản ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức bản địa về sử dụng lâm sản ngoài gỗ tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 61 - 71 61 KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ SỬ DỤNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA Đào Thị Mai Hồng, Trần Quang Khải8 Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Kiến thức bản địa trong khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có vai trò rất quan trọng trong quản lý bền vững nguồn tài nguyên. Kết quả điều tra ban đầu tại cộng đồng người Thái, Khơ Mú cho thấy người dân đã khai thác, sử dụng 70 loài LSNG: 29 loài có công dụng làm thực phẩm chiếm 41,4%, 36 loài có công dụng làm dược liệu chiếm 51,4%, 5 loài cho màu nhuộm chiếm 7,2%. Nghiên cứu đã xây dựng được bảng danh lục cho 57 loài, thuộc 41 họ khác nhau; khảo sát đa dạng về dạng sống: dạng sống thân gỗ, thân cỏ, thân leo có số loài được khai thác nhiều chiếm tỷ lệ từ 21,4 - 24,3%; Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững nguồn tài nguyên tại Khu Rừng đặc dụng Sốp Cộp. Từ khóa: Kiến thức bản địa, Khu Rừng đặc dụng Sốp Cộp, Lâm sản ngoài gỗ. 1. Đặt vấn đề Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn, được khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngoài rừng (FAO, 1999) [7]. Kiến thức bản địa (KTBĐ) ngày càng có vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nhưng nó cũng đang dần bị mai một đi. KTBĐ bao gồm những mối liên hệ về tinh thần, những mối liên hệ với môi trường tự nhiên và việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên. KTBĐ được coi là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một cộng đồng dân tộc (Warren, 1995) [11] tồn tại và phát triển trong từng hoàn cảnh cụ thể với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý (Luise, 1998) [10]. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về KTBĐ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về KTBĐ cũng đã bắt đầu được quan tâm, trong đó có một số liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng. Khu Rừng đặc dụng Sốp Cộp bao gồm 6 xã thuộc 2 huyện Sông Mã và Sốp Cộp tỉnh Sơn La, được thành lập tại Quyết định số 3440/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La. Với mục tiêu nhằm giữ gìn và bảo tồn nguồn gen hệ sinh thái động, thực vật rừng quý hiếm ở Sốp Cộp, góp phần phòng hộ, bảo vệ môi trường cho Sơn La nói riêng cũng như nước bạn Lào nói chung. Nơi đây là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Mường, Dao,Tày, Kháng, Lào, Ba Na. Đời sống của bà con dân tộc nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, sống phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên rừng với vốn KTBĐ phong phú trong việc khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Để quản lý LSNG một cách bền vững cũng như duy trì và bảo tồn hệ thống KTBĐ trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, cần coi trọng, tìm hiểu, nghiên cứu về hệ thống KTBĐ của từng địa phương, của từng dân tộc trong việc sử dụng nguồn lâm sản, trên cơ sở đó sẽ giúp các nhà quản lý phát huy được những ưu điểm của hệ thống KTBĐ trong quản lý LSNG một cách bền vững. 8 Ngày nhận bài: 13/12/2016. Ngày nhận kết quả phản biện: 01/03/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017 Liên lạc: Đào Thị Mai Hồng, e - mail: hongtbu@gmail.com 62 2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Điều tra xã hội học Sử dụng công cụ phỏng vấn PRA (Đánh giá nông thôn có sự tham gia). Đối tượng lựa chọn phỏng vấn: Hộ gia đình, những người tham gia vào việc khai thác các loài lâm sản và có kinh nghiệm sử dụng các loài LSNG. Số hộ tham gia vào phỏng vấn là 144 hộ, gồm 2 thành phần dân tộc: Thái và Khơ Mú. 2.2. Điều tra thực địa - Cùng các hộ dân hay đi rừng, thảo luận, lựa chọn các tuyến đường đi ngoài thực địa. - Tuyến được lựa chọn là những tuyến đường mòn người dân hay đi khai thác. - Tại mỗi điểm bắt gặp loài trên tuyến tiến hành lấy mẫu, mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái học. 2.3. Xử lý số liệu - Phân tích và phân loại mẫu: Dựa trên phương pháp hình thái so sánh, kết hợp với các bộ sách tra cứu chuyên ngành: Từ điển thực vật thông dụng - Võ Văn Chi , Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam - Phạm Hoàng Hộ, để xác định tên của loài. - Phương pháp định tính, định lượng: Các thông tin được tổng hợp dưới dạng thông tin định tính, phân tích tổng hợp kết hợp với bảng biểu, đồng thời định lượng một số các tiêu chí để đánh giá được mức độ đa dạng của lâm sản tại khu vực nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Danh lục các loài LSNG tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp Từ kết quả điều tra, đề tài phân loại, xác định và xây dựng được bảng danh lục các loài lâm sản được hai cộng đồng khai thác, sử dụng tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp (Bảng 1) [1,2,3,4,5,6,7,8]: Bảng 1. Danh lục các loài LSNG đƣợc cộng đồng ngƣời Thái, Khơ Mú khai thác, sử dụng tại Khu rừng đặc dụng Sốp Cộp STT Tên địa phương Tên phổ thông Tên khoa học Dạng sống Loài Họ 1 Cây lá khỉ Hoàn ngọc Pseuderanthemum palatiferum Radlk. Acanthaceae (Ô rô) BUI 2 Khẩu cắm Cẩm (tím) Peristrophe bivalvis L. TT 3 Xổm lôm Vón vén Urceola rosea Hooker & Arnoti Apocynaceae (Trúc đào) TL 4 Củ quành Thiên niên kiện Homalomena oculta (Lour.) Schott Araceae (Ráy) TT 5 Cọ lằng Đáng chân chim Schefflera octophylla (Lour.) Harms Araliaceae (Ngũ gia bì) GO 6 Thiên lý Thiên lý Telosma cordata (Burm. F) Merr. Asclepiadaceae (Thiên lý) TL 7 Hà thủ ô trắng Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. TL 63 STT Tên địa phương Tên phổ thông Tên khoa học Dạng sống Loài Họ 8 Ngải cứu rừng ArtemisiajaponicaThunb. Asteraceae (Cúc) TC 9 Rau Tàu bay Crassocephalum crepidioides (Benth.)S.Moore TT 10 Phắc cút Rau dớn Diplazium esculentum (Retz.) Sw. Aspidiaceae (Áo khiên) TRe 11 Măng lay Mạy lay Pseudoxytenanthera lbociliata (Munro) Bambusoideae (Họ phụ hòa thảo) (Poaceae) TRE 12 Măng hốc Mạy hốc D. hamiltonii Nees ex Arn ex Munro TRE 13 Măng đắng Vầu đắng Indosasa angustata McClure TRE 14 Cò bì mì Cây Mật Gấu Mahonia heali Carr. Berberidaceae (Hoàng liên gai ) TLG 15 Cò má Cởm Trám trắng Canarium album (Lour.) Raeusch. Burseraceae (Trám) GO 16 Cò má Bày Trám đen C. tramdenum Dai & Yakovl. GO 17 Đẳng sâm Codonofsis javanica (Blume) Hook.f.et Thom. Campanulaceae (Hoa chuông) TC 18 Tư ngoong Thài lài tía Tradescandia zebrina Hort. ex. Loud. Commelinaceae (Thài lài) TC 19 Gấc Gấc Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng Cucurbitaceae (Bầu bí) TL 20 Tai chua Tai chua Garcinia cowa Roxb. Clusiaceae (Họ Bứa) GO 21 Cò cút pá Cầu tích Cibotium barometz (L.) J. Smith Dicksoniaceae (Lông cu ly) TRe 22 Củ Mài Dioscorea persimilis Prain& Burk Dioscoreaceae (Củ nâu) TL 23 Dâu da đất Dâu da đất Baccaurea ramiflora Lour. Euphorbiaceae (Thầu dầu) GO 24 Măc kham Me rừng Phyllanthus emblica L. GO 25 Sâu vẽ Bồ cu vẽ Breynia fruticosa (L.) Hook.f. BUI 26 Co sô tô Chó đẻ răng cưa Phyllanthus urinaria L. BUI 27 Cây trẩu Cây trẩu Vernicia sp GO 28 Cây quả đen Đen Cleidiocarpon SP GO 29 Cò Hỏm Nhuộm tram Indigofera tinctoria L. Fabaceae (Đậu) BUI 30 Xạ can rẻ quạt Belamcanda chinensis (L.) DC. Iridaceae (La dơn) TT 31 Cây é rừng Hương nhu tía Ocimum tenuiflorum L. Lamiaceae (Hoa môi) TT 32 Đơn gối hạc Gối hạc Leea rubra Blunne ex Spreng Leeaceae (Gối hạc) TT 33 Co uộn Lá ngón Gelsemium elegans Loganiaceae (Mã tiền) TL 34 Rau Bợ Marsilea minuta L. Marsileaceae (Rau bợ) TT 35 Sung rừng Sung Ficus racemosa L. Moraceae (Dâu tằm) GO 64 STT Tên địa phương Tên phổ thông Tên khoa học Dạng sống Loài Họ 36 Chuối rừng Chuối rừng Musa acuminate Musaceae (Chuối) Tgia/ TT 37 Vối Vối Cleistocalyx operculatus (Roxb) Merr & Pev Myrtaceae (Sim) GO 38 Co nim Sim Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk. BUI 39 Rau mì chính Rau sắng Melientha suavis Pierre Opiliaceae (Sơn cam) GO 40 Phong lan SP Orchidaceae (Họ Lan) TL 41 Càng cua Rau càng cua Peperomia pellucid (L.) Kunth Piperaceae (Hồ tiêu) TC 42 Củ sâm rừng Sâm đất Talinum paniculatum (Jacq.) Gaertn Portulacaceae (Rau sam) BUI 43 Khua hình Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora (Thumb) Haraldson (E) Polygonaceae (Rau răm) TL 44 Co đuối Ý dĩ Coix lachryma Jobi L. Poaceae (Hòa thảo) TC 45 Cây sả Sả Cymbopogon Sp TC 46 Co ca Cỏ tranh Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. TC 47 Dây ruột gà Ba kích Morinda officinalis How. Rubiaceae (Cà phê) TL 48 Cây loét mồm Cây dạ cẩm Hedyotis capitellata Wall. ex G. Don TL 49 Mơ rừng Mơ Paederia Sp. TL 50 Đắng cảy Đắng cảy Zanthoxylum planispinum Sieb. Rutaceae (Cam) TC 51 Na rừng Na rừng Kadsura coccinea (Lem)A.C.Smith Schisandraceae (Ngũ vị) TL 52 Nhân trần Nhân trần Adenosma caeruleum R.Br Scrophulariaceae (Hoa mõn sói) TT 53 Khúc khắc Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth) Maxim. Smilacaceae (Khúc khắc) TL 54 Cây cà gai Cây cà gai leo Solanum procumbens Sw. Solanaceae (Cà) TL 55 Nó nảnh Sa nhân tím Amomum longiligulare T. L.Wu Zingiberaceae (Gừng) TT 56 Cây 7 lá Cây 7 lá 1 hoa Paris chinensis Franch. Trilliaceae (Bảy lá một hoa) TC 57 Cò Pọng Pi Bạch đồng nữ Clerodendron paniculatum L. Verbenaceae (Cỏ roi ngựa) BUI Chú thích: BUI_Bụi; TC_Thân cỏ (COL, COD); DLG_Leo thân gỗ; TT_ Thân thảo; GO_ Gỗ; TL_Thân leo; TRe_Thân rễ; TRE_Thân tre Nguồn: Số liệu điều tra hiện trường, 2015 Kết quả phân loại các loài LSNG đã xác định được tên khoa học 57/70 loài, thuộc 41 họ khác nhau.Trong đó họ Euphorbiaceae có số loài nhiều nhất là 6 loài/họ chiếm 10,5% tổng số loài đã định loại, các họ còn lại có từ 1 - 3 loài trong họ chiếm từ 1,7 - 5,3%. 65 Sự đa dạng về dạng sống: Trong quá trình phân loại thực vật dựa vào tài liệu “Tên cây rừng việt nam” đã phân loại và xác định được mức độ đa dạng về dạng sống ở Bảng 2: Bảng 2. Đa dạng về dạng sống của các loài LSNG tại Sốp Cộp STT Dạng sống Số loài Tỷ lệ 1 BUI 7 10% 2 TL 17 24,3% 3 TC 16 22,9% 4 GO 14 20% 5 DLG 1 1,4% 6 TT 10 14,3% 7 Tre 2 2,9% 8 TRE 3 4,3% Tổng 70 100% Các cây có dạng sống thân gỗ, thân cỏ, thân leo có số loài được khai thác nhiều chiếm tỷ lệ từ 21,4 - 24,3%. 3.2. Kiến thức về sử dụng các loài LSNG tại Khu rừng đặc dụng Sốp Cộp Cách sử dụng các loài LSNG của cộng đồng dân tộc tại Khu rừng đặc dụng Sốp Cộp, tỉnh Sơn La rất phong phú và đa dạng. Các loài LSNG được người dân khai thác, sử dụng đã có từ rất lâu và được thế hệ cha ông lưu truyền lại. Để thấy rõ được những kiến thức trong việc sử dụng các loài LSNG của cộng đồng người dân, đề tài đã thống kê dưới dạng bảng tổng hợp chung các kiến thức của cộng đồng và phân chia thành 3 nhóm giá trị sử dụng khác nhau (Phân nhóm theo tài liệu LSNG [7]). Kết quả tổng hợp được Bảng 3: Bảng 3. Kiến thức về sử dụng các LSNG tại Khu rừng đặc dụng Sốp Cộp STT Tên loài Dân tộc Bộ phận sử dụng Công dụng Kinh nghiệm chế biến/sử dụng STT ở danh lục I Nhóm Thực phẩm 1 Rau mì chính T Lá Rau ăn Nấu canh ăn 39 2 Phác ha T Lá Rau ăn giúp ngủ ngon Nấu canh hoặc ăn sống 3 Rau Tàu bay T, K Lá Rau ăn Lấy phần ngọn, lá non luộc làm rau ăn 9 4 Khùm lệ T Lá Chữa đau bụng nhức đầu Rửa sạch phơi khô vò nát để nấu canh 5 Thiên lý T Ngọn cành lá non Có tác dụng thanh can, sáng mắt, giải độc Nấu canh hoặc xào ăn 6 6 Chuối rừng T, K Quả Rau ăn Quả để ăn khi chín, hoa để làm nộm ăn 36 66 STT Tên loài Dân tộc Bộ phận sử dụng Công dụng Kinh nghiệm chế biến/sử dụng STT ở danh lục 7 Rau Bợ T Lá Rau ăn Nấu canh ăn 34 8 Càng cua T Cả cây Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc Nộm giấm hoặc chấm với nước thịt kho, cá kho 41 9 Khôm xi kia T Thân, lá Thuốc tốt cho sức khỏe Lá phơi khô, giã vụn, ăn sống hoặc nấu canh, thân cây làm thuốc 10 Cò má cởm T Quả Chữa tiêu chảy, ho Rửa sạch kho với thịt, cá 15 11 Dâu da đất T Quả Giúp kích thích tiêu hóa Mang quả về ăn sống 23 12 Tai chua T Quả Giúp giải độc Mang quả về phơi khô nâu canh ăn 20 13 Co nim T Quả Chữa tiêu chảy, kiết lỵ Mang quả chín về ăn 38 14 Rau dớn T, K Lá non Rau ăn hoặc đắp vết thương Rửa sạch và luộc, sào, nấu canh, ăn sống hoặc có thể giã nát đắp vào vết thương 10 15 Bờ kiên T Lá Rau ăn Rửa sạch ăn sống lá 16 Xổm lôm T Thân, lá Có tác dụng cho phụ nữ nuôi con thiếu sữa Rửa sạch nấu canh với móng giò hầm nhừ 3 17 Sung rừng K Lá Rau ăn Rửa sạch ăn sống hoặc làm nộm 35 18 Mơ rừng K Lá Có tác dụng chữa đau bụng Rửa sạch ăn sống hoặc hấp với trứng 49 19 Măng lay T, K Măng Rau ăn Luộc, xào, nấu, phơi khô nấu canh, làm măng chua, nước măng chua có thể chữa lở mồm long móng ở trâu bò 11 20 Măng hốc T, K Măng Rau ăn Luộc, xào, nấu, phơi khô nấu canh, làm măng chua, nước măng chua có thể chữa lở mồm long móng ở trâu bò 12 21 Măng đắng T, K Măng Rau ăn Luộc, xào, nấu 13 22 Lá mạ K Lá Rau ăn Ăn sống, luộc ăn, nộm ăn 23 Cây lạ lắt K Lá Rau ăn Làm gia vị đánh tiết canh 24 Đắng cảy K Lá Rau ăn Rửa sạch xào tỏi 50 25 Sâm đất K Lá Rau ăn Rửa sạch nấu canh 42 26 Bọ pít K Hoa Rau ăn Rửa sạch xào ăn 27 Chit pua K Lá Rau ăn Lá xào nấu để ăn 28 Lưm đang K Quả Ăn Quả chín về ăn 29 Lạ chăng K Lá Rau ăn Luộc ăn II Nhóm cho dược liệu 30 Vối T Lá Thuốc giải nhiệt Mang lá về đun nước uống 37 31 Ba kích T Rễ củ Chữa đau nhức xương khớp, đau lưng Rễ củ bỏ lõi phơi khô ngâm rượu uống 47 67 STT Tên loài Dân tộc Bộ phận sử dụng Công dụng Kinh nghiệm chế biến/sử dụng STT ở danh lục 32 Cây lá khỉ T Lá, cây khô chữa viêm đường tiêu hóa, lở loét Lấy lá và cây khô về sắc thành thuốc uống 1 33 Củ quành T Rễ già Chữa phong thấp nhức mỏi, thấp khớp Mang rễ về ngâm rượu làm thuốc xoa bóp 4 34 Nó nảnh T, K Quả Giúp tiêu hóa, chữa đau bụng, lỵ, tiêu chảy Quả phơi khô sắc hoặc hoàn tán để uống giúp tiêu hóa, chữa đau bụng, lỵ, tiêu chảy 55 35 Na rừng T Quả Có tác dụng tốt cho sức khỏe Bổ ra phơi khô ngâm rượu uống 51 36 Cây sả T Cả cây Nước tắm cho trẻ nhỏ Rửa sạch đun nước tắm 45 37 Củ sâm T Củ, lá Có tác dụng tốt cho sức khỏe Củ để ngâm rượu, nấu chè, đun nước uống làm thuốc bổ 17 Lặng sâm K Củ Rửa sạch phơi khô ngâm rượu kết hợp với rắn hổ mang, bìm bịp hoặc sáp ong 38 Khúc khắc T Củ, rễ Có tác dụng giải nhiệt, tốt cho sức khỏe Rửa sạch phơi khô, đun nước hoặc ngâm rượu uống 53 K Rửa sạch phơi khô rang qua, đun nước hoặc ngâm rượu uống 39 Pẩu đán T Lá Giúp ngủ ngon Rửa sạch phơi khô giã nhỏ đun nước uống 40 Co uộn T Lá Chứa những bệnh ngoài da Lấy lá giã nhỏ bôi lên vết thương, lấy một bó nhỏ 33 41 Ngải Cứu T Cả cây Dược liệu, rau ăn Chữa đau đầu, động thai, làm gia vị thức ăn 8 42 Cây cà gai T Cả cây Chữa viêm gan, xơ gan, ung thư gan Sao vàng sắc thành thuốc uống 54 43 Sâu vẽ T Lá, vỏ thân Chữa viêm họng, bỏng, mụn nhọt, rắn cắn, tiêu chảy Sắc thành thuốc uống hoặc giã nát đắp vào vết thương 25 44 Cây co tát nai T Thân, dễ Chữa đau dạ dày, giải độc, dị ứng, mụn nhọt, tiêu chảy Sắc lấy nước uống hoặc giã nát dể đắp 45 Cây loét mồm T, K Cả cây trừ rễ Chữa đau dạ dày lở loét Rửa sạch đun nước uống ngày 1 đến 2 lần 48 46 Đơn gối hạc T Rễ, lá Chữa viêm khớp, đau khớp Rễ sắc thành thuốc uống, lá giã nát đắp ngoài 32 47 Xạ can T Rễ Chữa ho, đau họng Rửa sạch giã với ít muối để ngậm 30 48 Cây é rừng T Toàn cây bỏ rễ Có tác dụng giải cảm, thanh nhiệt Sắc thành thuốc uống, để nguội trước khi uống 31 49 Nhân trần T Toàn cây trừ rễ Chữa viêm gan, vàng da, sốt, kém tiêu Phơi khô sắc thành thuốc uống 52 68 STT Tên loài Dân tộc Bộ phận sử dụng Công dụng Kinh nghiệm chế biến/sử dụng STT ở danh lục 50 Co đuối T Quả Chữa kiết lỵ, đại tràng, cơ thể suy nhược Quả phơi khô hoặc sấy khô sau đó lấy phần hạt sắc thành thuốc uống 44 51 Co khinh T Củ rễ Giải cảm có thể làm gia vị cho các món ăn Lấy củ để đánh cảm hoặc giã lấy nước uống 52 Co ca T Lấy rễ Bệnh gan Lấy rễ sắc cùng với một số vị thuốc khắc, lấy từ 3 - 5 rễ 46 53 Hà thủ ô trắng T Thân dây Có tác dụng bổ máu Dây được phơi khô sau đó thái nhỏ thành bột vo viên uống với nước 7 54 Khua hình T Củ Có tác dụng chữa bệnh gan, thận, thần kinh Rửa sạch củ đun với nước đậu đen nhiều lần sẽ được khua hình đỏ chế, dùng để ăn 43 55 Phong lan K Cả cây Đắp vết thương Giã nát đắp vào vết thương 40 56 Cây 7 lá 1 hoa T, K Củ Tốt cho sức khỏe Rửa sạch phơi khô ngâm rượu uống hoặc giã nát đắp vào vết rắn cắn 56 57 Co sô tô T Lấy lá và ngọn non Cầm máu, tiêu chảy Lấy ngọn và lá non vò nát đắp lên vết thương, ăn trực tiếp khi tiêu chảy, khi ăn lấy ba cái ngọn, còn đắp lên vết thương thì lấy khoảng một nắm tay 26 58 Cọ lằng T Rễ Lợi tiểu Rễ phơi khô rồi đun uống giúp lợi tiểu mát gan 5 59 Hom keo K Cả cây Cầm máu Giã nát hoặc phơi khô đắp vào vết thương chảy máu 60 Xôm poong K Cả cây Nước tắm cho trẻ Rửa sạch đun nước tắm 61 Lạ pờ đền K Lá Chữa bỏng Giã nát đắp vào vết bỏng 62 Cò bì mì T, K Thân, rễ Thuốc đau bụng Thái nhỏ phơi khô sau đó đun sắc uống 14 63 Cò cút pá K Lấy lông, lá Cầm máu Lấy lông, lấy lá giã nát đắp lên vết thương để cầm máu, lấy khoảng một nắm tay, tùy vào vết thương lớn hai nhỏ 21 64 Tư ngoong K Lá Chữa nhiễm trùng Mang lá về giã nát đắp vào chỗ nhiễm trùng 18 65 Cò Pọng Pi T Thân, rễ Thuốc đau bụng Dùng dễ và thân đun nước uống chữa đau bụng 57 III Nhóm cho màu nhuộm, Dầu 66 Khẩu cắm T, K Cả cây Nhuộm xôi Đun cả cây lấy nước ngâm gạo nếp nấu thành xôi 2 67 Cây quả đen T Thân Lấy dầu ở thân cây để nhuộm 28 68 Măc kham T Quả Nhuộm Rửa sạch đun lấy nước nhuộm răng hoặc gội đầu 69 Cây trẩu T Quả Cho tinh dầu Lấy hạt ép thành tinh dầu 27 70 Gấc T Quả Nhuộm xôi Lấy áo hạt trộn với gạo nếp để nấu xôi 19 Ghi chú: T: Thái; K: Khơ mú Nguồn: Số liệu điều tra, 2015 69 Kết quả Bảng 3 cho thấy: Trong tổng số các loài đã được thống kê ở trên thì số loài được cả hai cộng đồng cùng sử dụng là không nhiều có 12 loài chiếm 17,1% tổng số loài điều tra. Dân tộc Thái có kinh nghiệm sử dụng khá phong phú với 41 loài chiếm 58,6% (chưa kể các loài được cả 2 cộng đồng cùng sử dụng). Kết quả được thể hiện qua Bảng 4: Bảng 4. So sánh số lƣợng loài sử dụng giữa 2 cộng đồng Thái - Khơ mú tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp STT Thành phần dân tộc Số loài sử dụng Tỷ lệ (%) 1 Thái 41 58,6 2 Khơ mú 17 24,3 3 Thái, Khơ mú 12 17,1 Tổng 70 - Sự đa dạng về nhóm giá trị sử dụng: Các loài có cùng giá trị sử dụng được xếp vào cùng một nhóm chung. Với những giá trị sử dụng khác nhau sẽ giúp đánh giá sơ bộ về nhu cầu sử dụng những loài lâm sản của người dân trong sinh hoạt, đời sống của cộng đồng dân cư tại địa phương được nghiên cứu. Kết quả thể hiện ở Bảng 5. Bảng 5. Đa dạng về nhóm giá trị sử dụng tại Khu rừng đặc dụng Sốp Cộp STT Nhóm giá trị sử dụng Số loài Tỷ lệ (%) 1 Nhóm cho thực phẩm 29 41,4 2 Nhóm cho dược liệu 36 51,4 3 Nhóm cho màu nhuộm, dầu 5 7,1 Bảng 5 cho thấy người dân khai thác lâm sản chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong sinh hoạt đời sống hàng ngày từ việc cung cấp rau ăn hàng ngày cho đến tự chăm sóc sức khỏe của bản thân, của gia đình. Trong số các loài được người dân khai thác thì nhóm chiếm tỷ lệ cao là nhóm dược liệu 51,4%, nhóm cho thực phẩm 41,4%. - Sự đa dạng về bộ phận sử dụng: Bộ phận được khai thác sử dụng sẽ phản ánh nhu cầu của người dân trong đời sống sinh hoạt. Việc phân tích bộ phận sử dụng của các loài lâm sản có ý nghĩa quan trọng, không chỉ cho biết được bộ phận nào thường được khai thác sử dụng mà còn giúp định hướng về khai thác và sử dụng cũng như trong công tác quản lý, gây trồng bảo tồn và phát triển các loài LSNG. Kết quả được trình bày ở Bảng 6. Bảng 6. Đa dạng bộ phận sử dụng của các loài LSNG STT Bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ (%) 1 Lá 23 32,9 2 Quả, hoa 13 18,6 3 Cả cây 11 15,7 4 Thân 7 10,0 5 Măng 3 4,3 6 Rễ củ 13 18,6 70 Bảng 6 cho thấy lá là bộ phận được cộng đồng khai thác nhiều nhất chiếm 32,9%, sau đó đến quả, rể 18,6%. Cách thức khai thác cả cây có 11 loài chiếm 15,7%. 3.3. Đề xuất biện pháp quản lý, bảo tồn Cần điều tra tỷ mỷ về số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên lâm sản, có các kế hoạch về vùng khai thác lâm sản để tránh tình trạng người dân chặt phá rừng, khai thác bừa bãi. Cần có những tổ chức bảo vệ, nghiên cứu, phát triển các nguồn LSNG quý hiếm có giá trị kinh tế cho các hộ gia đình, để từ đó có ý thức bảo vệ và chăm sóc nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của người dân vào rừng trong cuộc sống. Tổ chức cho người dân tham quan một số mô hình trồng cây lâm sản. Tập huấn cho người dân về kỹ thuật nhân giống, gây trồng cũng như bảo vệ các loài thực vật. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của LSNG, giúp người dân nhận thấy được những giá trị của nguồn tài nguyên nói chung và LSNG nói riêng góp phần vào phát triển và bảo tồn bản sắc văn hóa của từng cộng đồng dân tộc. 4. Kết luận Nghiên cứu đã điều tra, xác định và lập danh lục các loài LSNG cho khu vực nghiên cứu gồm 57 loài, 41 họ thực vật khác nhau; Xây dựng được bảng kiến thức sử dụng cho 70 loài đã điều tra bao gồm 29 loài có công dụng làm thực phẩm chiếm 41,4%, 36 loài có công dụng làm dược liệu chiếm 51,4%, và 5 loài cho màu nhuộm chiếm 7,2%; Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo tồn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2000). Tên cây rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. [2] Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2006). Cẩm nang ngành Lâm nghiệp “Chương Lâm sản ngoài gỗ”. Chương trình hỗ trợ nghành lâm nghiệp và đối tác. [3] Võ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [4] Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999). Cây cỏ có ích Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [5] Võ Văn Chi (2003). Từ điển thực vật thông dụng. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. [6] Vũ Văn Chuyên (1966). Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [7] Trần Ngọc Hải (2009). Lâm sản ngoài gỗ, Giáo trình Đại học Lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp. [8] Nguyễn Tập ( 2010). Phương pháp điều tra, làm tiêu bản và xác định tên khoa học cây thuốc (thiếu tên nhà xuất bản). [9] Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc (1998). Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 71 [10] Luise, G. (1999). Methods of Indigenous Knowledge Research. Project “Assessment of Indigenous Technical Knowledge of Ethnic Minorities in Agriculture and Natural Resource Management”, IDRC, RCFEE, Hanoi. [11] Warren D. M. (1995). The Cultural Dimensions of Development, Indigennous Development System. Leiden. KNOWLEDGE OF THE INDIGENOUS PEOPLE ON USING NTFP IN SOP COP SPECIAL USE FOREST, SON LA PROVINCE Dao Thi Mai Hong, Tran Quang Khai Tay Bac University Abstract: Knowledge of indigenous people in the exploitation and use of Non-timber forest products (NTFPs) plays a significant role in sustainable management of resources. Initial investigation results in the community which Thai and Kho Mu people are minoriry shows that the people have used 70 spiecies of NTFPs in which there are 29 different species used for food supply which occupies 41.4 %, the species used to make medicine consists of 36 occupying 51.4% and there are 5 species used as natural spice occupying 7.2%; The research has created a catalog of 57 species beloging to 41 different families with a diversity of living forms: arbor, grass, creeper, which have been exploited from 21.4 to 24.3%. In the paper, I initiate a number of solutions for sustainable management NTFP resources in Sop Cop Special Use Forest. Keywords: Knowledge, non-timber forest products (NTFPs), Sop Cop speicial use forest.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf0_9784_2135912.pdf
Tài liệu liên quan