Kiểm soát tình trạng thay đổi độ sâu gây mê bằng BIS trong gây mê phẫu thuật bụng

Tài liệu Kiểm soát tình trạng thay đổi độ sâu gây mê bằng BIS trong gây mê phẫu thuật bụng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 74 KIỂM SOÁT TÌNH TRẠNG THAY ĐỔI ĐỘ SÂU GÂY MÊ BẰNG BIS TRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT BỤNG Nguyễn Văn Chinh**, Nguyễn Kỳ Tài*, Võ Đức Chiến*, Chung Nguyễn Anh Hùng* TÓM TẮT Mở đầu: Nghiên cứu này nhằm kiểm tra việc theo dõi độ mê bằng chỉ số BIS có kiểm soát tình trạng thay đổi độ sâu trong gây mê và giúp giảm lượng thuốc mê propofol, ổn định mạch, huyết áp trong quá trình khởi mê cũng như giảm lượng sevoflurane duy trì mê ở phẫu thuật bụng. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 66 bệnh nhân người cao tuổi từ 65 - 85 được phẫu thuật ở bụng, tất cả khởi mê bằng phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích propofol và duy trì mê bằng sevoflurane. Nhóm BIS gồm 33 trường hợp và điều chỉnh độ mê theo sơ đồ Gurman. Nhóm không BIS gồm 33 trường hợp và điều chỉnh độ mê dựa trên các dấu hiệu lâm sàng....

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm soát tình trạng thay đổi độ sâu gây mê bằng BIS trong gây mê phẫu thuật bụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 74 KIỂM SOÁT TÌNH TRẠNG THAY ĐỔI ĐỘ SÂU GÂY MÊ BẰNG BIS TRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT BỤNG Nguyễn Văn Chinh**, Nguyễn Kỳ Tài*, Võ Đức Chiến*, Chung Nguyễn Anh Hùng* TÓM TẮT Mở đầu: Nghiên cứu này nhằm kiểm tra việc theo dõi độ mê bằng chỉ số BIS có kiểm soát tình trạng thay đổi độ sâu trong gây mê và giúp giảm lượng thuốc mê propofol, ổn định mạch, huyết áp trong quá trình khởi mê cũng như giảm lượng sevoflurane duy trì mê ở phẫu thuật bụng. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 66 bệnh nhân người cao tuổi từ 65 - 85 được phẫu thuật ở bụng, tất cả khởi mê bằng phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích propofol và duy trì mê bằng sevoflurane. Nhóm BIS gồm 33 trường hợp và điều chỉnh độ mê theo sơ đồ Gurman. Nhóm không BIS gồm 33 trường hợp và điều chỉnh độ mê dựa trên các dấu hiệu lâm sàng. Xử lý số liệu bằng phần mền thống kê STATA 13,0. Kết quả: Lượng propofol trung bình trong giai đoạn khởi mê nhóm bệnh nhân có sử dụng BIS (55,2 ± 6,2 mg), ít hơn nhóm bệnh nhân không sử dụng BIS (67,2 ± 8,1 mg), với p = 0,001, sự thay đổi mạch và huyết áp trong quá trình khởi mê cả hai nhóm hầu như ít thay đổi, có mối tương quan tuyến tính nghịch, vừa giữa BIS và nồng độ propofol tại não trong quá trình khởi mê (r = -0,53, p = 0,001), phương trình hồi qui tuyến tính BIS = 89 – 13 × Ce-propofol, lượng sevoflurane trung bình tiêu thụ trong nhóm bệnh nhân sử dụng BIS giảm 20% so với nhóm bệnh nhân không sử dụng BIS, với p = 0,003. Kết luận:Nhờ có BIS theo dõi độ sâu trong gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích rất có hiệu quả và an toàn trong quá trình khởi mê ở người cao tuổi, giảm 20% lượng sevoflurane trong duy trì mê. Từ khóa: Chỉ số lưỡng phổ, phẫu thuật bụng, propofol, sevoflurane, kiểm soát nồng độ đích, nồng độ propofol huyết tương, nồng độ propofol tại não. ABSTRACT MONITORING THE STATE TRANSITION OF THE DEPTH ANAESTHESIA BY BIS PECTRAL INDEX IN ABDOMINAL SURGERY Nguyen Van Chinh, Nguyen Ky Tai, Vo Duc Chien, Chung Nguyen Anh Hung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 74 – 79 Background: This study to examine whether or not there is monitoring indicators of anesthesia with BIS monitoring the state transition of the depth anaesthesia and reduces the anesthetic propofol, stable pulse, blood pressure during induction and maintenance of anesthesia reduces sevofluane abdominal surgery. Methods: We performed clinical trial randomized 66 patients controlled on elderly people from 65-85 abdominal surgery, all of induction of anesthesia with intravenous propofol target concentration control and maintaining anesthesia with sevoflurane. BIS group includes 33 cases and adjust the scheme Gurman maze. None BIS group includes 33 cases and adjust the maze based on clinical signs. Data analysis using STATA software 13.0. Results: The average amount of propofol in the induction phase patients using BIS (55.2 ± 6.2) mg less than the group of patients not using BIS (67.2 ± 8.1) mg with p = 0.001, changes in pulse and blood pressure during *Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Thành phố Hồ Chí Minh. **Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: PGS. TS. BS Nguyễn Văn Chinh, ĐT: 0903885497, Email: chinhnghiem2006@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 75 induction of anesthesia both groups hardly changed, with a linear inverse correlation, just between BIS and propofol concentrations in the brain in the process of induction (r = -0.53, p = 0.001), the linear regression equation BIS = 89 - 13 × Ce- propofol, sevoflurane average amount consumed in the group of patients using BIS decreased 20%, with p = 0.003. Conclusions: Thanks to BIS monitor depth of anesthesia intravenously control target levels are very effective and safe during induction of anesthesia in the elderly, 20% reduction in the amount maintaine sevoflurane anesthesia. Keywords: Bispectral index, abdominal surgery, propofol, sevoflururane, target controlled infusion, Cp- propofol, Ce-propofol. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, người gây mê hồi sức chuẩn bị phương pháp gây mê cho bệnh nhân dựa vào những yếu tố sinh học của người bệnh như: giới tính, tuổi, cân nặng, chỉ số BMI và dấu hiệu lâm sàng. Trong lúc phẫu thuật, quá trình gây mê được điều chỉnh dựa vào kinh nghiệm của người gây mê hồi sức, kết hợp với các dấu hiệu sinh tồn có được từ các thiết bị hỗ trợ. Do đó, người gây mê hồi sức, dựa trên kinh nghiệm chủ quan của bản thân, phải tổng hợp tất cả thông tin từ các thiết bị, cùng với những thông tin sinh học, dấu hiệu lâm sàng để đưa ra quyết định điều chỉnh trong quá trình gây mê. Nghiên cứu nhằm phát triển thêm phương pháp để theo dõi sự thay đổi các giai đoạn trong quá trình gây mê và đáp ứng cá nhân của mỗi bệnh nhân đối với quá trình gây mê. Bằng cách theo dõi đáp ứng khác nhau của bệnh nhân trong quá trình gây mê, liều lượng thuốc mê cho bệnh nhân sẽ được tối ưu hóa cho từng bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu này sẽ được áp dụng để kiểm soát tốt hơn quá trình gây mê như là tránh gây mê nông hoặc quá sâu, ngăn ngừa tỉnh mê trong khi phẫu thuật và rút ngắn thời gian tỉnh mê. Hơn nữa, nghiên cứu này sẽ được áp dụng để phát triển thiết bị mới trong tương lai để theo dõi độ mê sâu bằng cách kết hợp tín hiệu EEG và dữ liệu sinh học của bệnh nhân để cá nhân hóa chỉ số độ sâu gây mê cho từng bệnh nhân, điều này sẽ làm giảm sự đánh giá chủ quan bằng kinh nghiệm của người gây mê. Chính vì thế theo hướng dẫn của BIS giúp kiểm soát nồng độ propofol hiệu quả khi khởi mê, ổn định mạch, huyết áp, đảm bảo độ mê đủ sâu để tiến hành đặt nội khí quản an toàn và trong quá trình duy trì mê tránh nguy cơ thức tỉnh, giảm lượng thuốc mê thể khí, thiết lập nguyên tắc dùng thuốc vận mạch, xử trí thay đổi huyết động một cách kịp thời(15,16,17) Mục tiêu nghiên cứu Xác định tổng lượng trung bình propofol trong quá trình khởi mê. Lượng sevoflurane tiêu thụ trung bình trong quá trình duy trì mê. Xác định mối tương quan giữa BIS với nồng độ thuốc mê propofol tại não trong quá trình khởi mê. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, không mù. Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân từ 65 - 85 tuổi, được phẫu thuật bụng từ tháng 11 - 2015 đến 6 - 2018, tại Bv Nguyễn Tri Phương, có ASAII-III, thời gian phẫu thuật < 4 giờ, không dị ứng với propofol, không suy tim nặng (phân suất tống máu < 35%), BMI < 23, men gan (SGOT, SGPT) < 2 lần bình thường, Creatinine máu < 200 umol/l, không rối loạn đông máu, nghe và trả lời bằng tiếng Việt. Phương pháp tiến hành Tại phòng phẫu thuật bệnh nhân được gắn các thiết bị theo dõi như ECG, Sp02, đặt đường truyền tĩnh mạch kim 18G, huyết áp động mạch không xâm lấn. Nhóm bệnh nhân theo dõi độ mê bằng BIS chuẩn bị như sau: lau trán bênh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 76 nhân bằng alcool, đợi khô để dán điện cực như đề nghị của nhà sản xuất, trong gây mê nên duy trì BIS 40 - 60. Bệnh nhân được chia thành hai nhóm: 33 trường hợp được theo dõi bằng BIS (nhóm I), 33 trường hợp theo dõi độ mê dựa trên dấu hiệu lâm sàng (nhóm II). Tất cả bệnh nhân hai nhóm được khởi mê từ từ bằng TCI, cài đặt nồng độ propofol ban đầu Cp = 2 mcg/ml, sau mỗi phút tăng lên 0,5 mcg/ml. Đối với nhóm I, khi BIS = 50 chích dãn cơ rocuronium 0,5 mg/kg đợi 3 phút đặt nội khí quản, còn nhóm II khi OASS = 1, chích dãn cơ rocuronium 0,5 mg/kg cũng đợi 3 phút đặt nội khí quản. Cả 2 nhóm duy trì thuốc mê thể khí sevoflurane và oxy, với lưu lượng khí mới 2 lít/phút và có theo dõi nồng độ khí mê, CO2 bằng máy gây mê Dragger. Nhóm I điều chỉnh độ mê theo sơ đồ Gurman, nhóm II chỉnh độ mê dựa trên dấu hiệu lâm sàng và duy trì mạch, huyết áp trong khoảng ± 20% so với giá trị ban đầu. Dùng các thuốc vận mạch như nicardipine, ephedrine khi cần, tắt sevoflurane sau khi đóng da xong. Ghi nhận các trị số nồng độ Cp-propofol, Ce-propofol, mạch, huyết áp tại các thời điểm khởi mê, % sevoflurane tại các thời điểm duy trì mê và BIS tại các thời điểm suốt quá trình phẫu thuật. Phân tích và xử lý số liệu Tất cả phương pháp thống kê và phân tích được thực hiện bằng phần mềm STADA 13.0. Biến số định lượng có phân phối chuẩn được trình bày bằng giá trị trung bình, độ phân tán với độ lệch chuẩn. Nếu không có phân phối chuẩn được trình bày bằng giá trị trung vị, và mô tả độ phân tán bằng giá trị lớn nhất và nhỏ nhất hoặc bằng khoảng tứ phân vị. So sánh sự khác biệt giữa các tỉ lệ (biến số định tính) dùng phép kiểm chi bình phương (X2). So sánh sự khác biệt giữa các trung bình (biến số định lượng) của 2 mẫu độc lập dùng phép kiểm t. Hệ số tương quan r (theo Pearson) để đánh giá sự tương quan giữa 2 biến số định lượng liên tục. p < 0,05 được coi là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của bệnh nhân trước phẫu thuật Bảng 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trước phẫu thuật Đặc điểm Nhóm BIS Không BIS p Giới tính Nam (TH, %) 16 (48,48) 19 (57,58) 0,459 Nữ (TH, %) 17 (51,52) 14 (42,42) Tuổi (năm) TB ± ĐLC 71,6 ± 5,5 70,8 ± 6,8 0,6074 Cân nặng (kg) TB ± ĐLC 46,2 ± 5,1 44,6 ± 5,4 0,2489 BMI (kg/m 2 ) TB ± ĐLC 18,7 ±1,8 18,7 ±1,7 0,6974 TB: trung bình, ĐLC: độ lệch chuẩn, TH: trường hợp. Lượng propofol trong quá trình khởi mê của hai nhóm Bảng 2. Lượng propofol trong quá trình khởi mê của hai nhóm Đặc điểm Nhóm BIS Không BIS p Liều propofol (mg) TB ± ĐLC 55,2 ± 6,2 67,2 ± 8,1 0,001 Sự thay đổi mạch tại các thời điểm của hai nhóm trong quá trình khởi mê Bảng 3. Sự thay đổi mạch tại các thời điểm của hai nhóm trong quá trình khởi mê Thời điểm Mạch Nhóm BIS (lần/phút) Không BIS (lần/phút) p T2 72 ± 0,9 69,3 ± 0,7 0,02 T3 71 ± 0,8 69,6 ± 0,9 0,34 T4 70 ± 0,6 68,7 ± 0,8 0,25 T5 69,6 ± 0,8 68,5 ± 0,7 0,29 T6 69,6 ± 0,8 67,2 ± 0,6 0,02 Sự thay đổi huyết áp trung bình tại các thời điểm của hai nhóm trong quá trình khởi mê Bảng 4. Sự thay đổi huyết áp trung bình tại các thời điểm của hai nhóm trong quá trình khởi mê Thời điểm HATB Nhóm BIS (mmHg) Không BIS (mmHg) P T2 100 ± 8 97 ± 7 0,07 T3 95 ± 8 93 ± 6 0,65 T4 90 ± 7 88 ± 7 0,22 T5 88 ±6 85 ± 7 0,09 T6 88 ± 6 76 ± 6 0,001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 77 Nồng độ propofol tại não (Ce- propofol) và BIS tại các thời điểm khởi mê Bảng 5. Nồng độ propofol tại não (Ce- propofol) và BIS tại các thời điểm khởi mê Thời điểm Ce propofol (mcg/ml) BIS T3 TB ± ĐLC NN-LN 1,1 ± 0,1 9 – 1,3 87,4 ± 3,1 82 - 91 T4 TB ± ĐLC NN-LN 1,4 ± 0,26 1,1 - 1,7 79,7 ± 5,0 74 - 86 T5 TB ± ĐLC NN-LN 1,7 ± 0,3 1,3 - 2,1 68,5 ± 4,7 64 -74 T6 TB ± ĐLC NN-LN 2,0 ± 0,4 1,5 – 2,5 50 NN: nhỏ nhất , LN lớn nhất. Thời gian phẫu thuật, lượng sevoflurane trong giai đoạn duy trì mê Bảng 6. Thời gian phẫu thuật, lượng sevoflurane trong giai đoạn duy trì mê Nhóm BIS Không BIS p Lượng sevoflurane (ml/giờ) 23,9 ± 6,2 29,9 ± 9,2 0,0031 BÀN LUẬN Lượng thuốc propofol trong giai đoạn khởi mê với TCI có sử dụng BIS và không sử dụng BIS Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá khởi mê bằng propofol dưới hướng dẫn của BIS, tổng liều propofol trung bình (bảng 2) nhóm bệnh nhân có sử dụng BIS (55,2 ± 6,2 mg), còn nhóm bệnh nhân không có sử dụng BIS (67,2 ± 8,1 mg) khi khởi mê. Tác giả Ercan Gurses(5), thấy rằng nhóm dùng BIS giảm được 43% lượng propofol trong giai đoạn khởi mê so với nhóm dùng dấu hiệu lâm sàng để theo dõi độ mê lần lượt với lượng propofol là 84,3 ± 11,4 mg so với 147 ± 12,1 mg (nhóm không có BIS). Nghiên cứu của Liu(13), khi phân tích kết quả thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đánh giá hiệu quả của BIS trong gây mê phẫu thuật về trong ngày: tiêu thụ propofol ít hơn có ý nghĩa trong nhóm được gây mê bằng BIS so với nhóm chứng (1253 mg so với 946 mg ở nhóm BIS). Theo Gan(6), trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có nhóm chứng, mù, đa trung tâm về BIS cho thấy giảm 23% propofol sử dụng và giúp điều chỉnh propofol trong phẫu thuật (nhóm BIS lượng propofol truyền là 116 mcg/kg/phút so với nhóm không BIS là 136 mcg/kg/phút). Tác giả Villeret I(20) với nồng độ ce-propofol 0,9 mcg/ml có thể sử dụng an toàn để gây mê đặt nội khí quản với bệnh nhân người cao tuổi. Tại Việt Nam, tác giả Châu Thị Mỹ An(4), cho thấy liều khởi mê 1,6 - 2,1 mg/kg, p = 0,001). Nguyễn Văn Chinh(15), đánh giá sự thay đổi BIS trong gây mê TCI trên phẫu thuật tổng quát đã cho thấy liều khởi mê 1,47 ± 0,06 mg/kg. Nguyễn Thị Như Hà(17), liều trung bình trong lúc khởi mê 100 ± 1,2 mg nhóm BIS, so với 125 mg ± 2,1 mg nhóm không sử dụng BIS. Đánh giá sự thay đổi mạch, huyết áp trung bình quá trình khởi mê của hai nhóm Sự thay đổi mạch Trong quá trình khởi mê cả hai nhóm, một nhóm có hướng dẫn sử dụng BIS để theo dõi và một nhóm được đánh giá dựa vào mức độ an thần theo thang điểm OAA/S vì có lẽ chúng tôi khởi mê từ từ theo từng nấc nên từ giai đoạn T3 đến giai đoạn T5 (bảng 3) mạch hầu như không thay đổi, giai đoạn T2 mạch cao hơn nhẹ ở nhóm BN sử dụng BIS (nhóm BN sử dụng BIS: 72 ± 0,9; nhóm BN không sử dụng BIS: 69,3 ± 0,7, p = 0,02), nhưng đến giai đoạn T6 (BIS: 69,6 ± 0,8; không BIS: 67,2 ± 0,6, p = 0,02) mạch ở nhóm BIS giảm nhẹ, còn nhóm không sử dụng BIS thì BN ngủ sâu hơn nhiều vì có thể do đánh giá chủ quan dựa vào mức độ an thần (OAA/S=1) của chúng tôi ở mỗi bệnh nhân khác nhau. Nghiên cứu của Ali (2009)(1), thực hiện trên 90 bệnh nhân chia ngẫu nhiên 3 nhóm, so sánh hiệu quả của 3 kỹ thuật gây mê (sevoflurane (s), isoflurane (i), gây mê kiểm soát nồng độ đích bằng propofol (p), đánh giá dựa trên huyết động và tính hồi phục cho những bệnh nhân u tuyến yên được phẫu thuật nội soi qua đường mũi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 78 dưới sự hướng dẫn của BIS. Tác giả đã kết luận bệnh nhân sử dụng nhóm propofol thì ổn định mạch, huyết áp khi đặt nội khí quản. Sự thay đổi về huyết áp trung bình Trong nghiên cứu của chúng tôi sự thay đổi huyết áp tương đối ổn định, huyết áp trung bình từ thời điểm T3 đến T5 thay đổi nhưng không có ý nghịa thống kê (bảng 4), nhưng đến thời điểm T6 (BIS: 88 ± 6 mmHg; không BIS: 76 ± 6 mmHg, p = 0,001) thì huyết áp trung bình nhóm bệnh nhân không sử dụng BIS giảm nhiều hơn có thể là lúc này lượng propofol lên não nhiều hơn, ngủ sâu hơn. Tác giả Liu(12), nhận thấy huyết áp trung bình khi khởi mê nhóm S1 (Ce-propofol: 2,7 mcg/ml) thấp hơn nhẹ so với nhóm S3 (Ce-propofol: 2,8 mcg/ml). Tác giả Jung(9), mô tả một trường hợp 79 tuổi tụt huyết áp nặng (60/30 mmHg) kèm theo ngưng thở 6 phút và mạch còn 30 lần/phút, cũng như tác giả XU Chuan-Ya(22), cũng báo cáo có 7 trường hợp tụt huyết áp sau khi tiêm propofol. Điều này có thể lý giải do thiết kế nghiên cứu khác nhau, chúng tôi dùng hệ thống kiểm soát nồng độ đích TCI còn tác giả truyền liên tục hay lặp lại. Xét về mối tương quan giữa BIS và nồng độ propofol tại não trong giai đoạn khởi mê. Nghiên cứu của chúng tôi thấy tương quan giữa BIS và nồng độ propofol tại não (Ce propofol) là mối tương quan nghịch, vừa (r = - 0,53, p = 0,001), phương trình hồi qui tuyến tính BIS = 89 – 13 × Ce-propofol. Tác giả Irwin(7), khi nghiên trên 60 bệnh nhân phẫu thuật tổng quát, đã thấy được sự liên quan giữa nồng độ hiệu quả của propofol 50 (CP50) là 2,66 mcg/ml, tương ứng với giá trị BIS là 68. Nguyễn Thị Như Hà(17), nghiên cứu đánh giá hiệu quả của BIS trong gây mê phẫu thuật tim trên người lớn đã thấy có mối tương quan nghịch, yếu giữa BIS và nồng độ propofol tại não Ce -propofol (r = -0,27, p = 0,027) trong giai đoạn khởi mê. Lượng thuốc sevoflurane sử dụng trong quá trình duy trì mê của hai nhóm Lượng sevoflurane trong nghiên cứu của chúng tôi giảm 20%. Jeliish(8), sevoflurane thích hợp hơn propofol trong quá trình duy trì mê phẫu thuật nội soi ở bệnh nhân cao tuổi. Tác giả Nabaweya(14), 60 bệnh nhân lớn tuổi phẫu thuật tổng quát, đã giảm 32% lượng sevoflurane, BIS 50 - 60, giai đoạn duy trì và 55 - 70 gần kết thúc cuộc phẫu thuật. Tác giả Sebel(19), bệnh nhân phẫu thuật tổng quát đã giảm 20 - 30% lượng sevoflurane. Tác giả Nguyễn Thị Như Hà(17), nghiên cứu hiệu quả của theo dõi BIS trên sự tiêu thụ sevoflurane trong phẫu thuật tim người lớn đã tiết kiệm 17% lượng thuốc mê sevoflurane. KẾT LUẬN Xác định mức độ mê của người bệnh là một yêu cầu cần thiết và quan trọng. Quá trình này đòi hỏi phải có những điểm mốc hướng dẫn quá trình gây mê, đi từ mê nông (độ mê quá nhẹ), đến độ mê sâu (tức độ mê quá nhiều), hay ngược lại, làm sao cho phù hợp với từng loại phẫu thuật và từng giai đoạn của phẫu thuật, cho từng người bệnh. Hơn nữa, một khi đã xác định được độ mê chính xác thì người gây mê có thể dùng một số lượng thuốc mê ít nhất, nhưng phải đủ đảm bảo cho cuộc phẫu thuật tiến hành thuận lợi và quan trọng nhất là phải đảm bảo được an toàn cho bệnh nhân, tránh dùng thuốc gây mê quá nhiều, bởi vì hầu hết thuốc mê đều là thuốc độc, những thuốc này thường gây độc hại, gây ra những tai biến, biến chứng rất nguy hại cho người bệnh. Nghiên cứu này, gây mê trong phẫu thuật bụng ở người cao tuổi, khi theo dõi độ mê bằng chỉ số BIS bằng phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích rất có hiệu quả và an toàn trong quá trình khởi mê ở Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 79 người cao tuổi, giảm 20% lượng sevoflurane trong duy trì mê. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ali Z, Prabhakar H, Bithal PK, Dash HH ( 2009), “Bispectral index-guided administration of anesthesia for transsphenoidal resection of pituitary tumors: a comparison of 3 anesthetic techniques”, J Neurosurg Anesthesiol, 21, pp.10-15. 2. Alkire MT, Hudezt AG, Tononi G (2008), “Target controlled infusion in anaesthetic practice”, Consciousne Astra Zeneca, pp.1-20. 3. Cazalà JBLJ, Servin F (2009), Anesthetic agents used in TCI, 2nd Edition, pp. 33. 4. Châu Mỹ An, Nguyễn Ngọc Anh (2011), “Gây mê tĩnh mạch toàn diện bằng propofol kiểm soát nồng độ đích trong phẫu thuật bụng”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 15 (3), tr.179-181. 5. Ercan Gurses et al (2004) “Assessing Propofol Induction of Anesthesia Dose Using Bispectral Index Analysis”, Anesth Analg, 98, pp. 128-31. 6. Gan TJ, Glass PS, Windsor A et al (1997) “Bispectral index monitoring allows faster emergence and improved recov-ery from propofol, alfentanil, and nitrous oxide anesthesia”, Anesthesiology, 84, pp. 808-815. 7. Irwin MG, Hui TW, Milne SE & Kenny GN (2002) “Propofol effective concentration 50 and its relationship to bispectral index”. Anaesthesia, 57, pp. 242–248. 8. Jellish WS, Lien CA, Fontenot HJ, Hall R (1996) “The comparative effects of sevoflurane versus propofol in the induction and maintenance of anesthesia in adult patients.”, 82, pp.479-485. 9. Jung M. Hofmann C. Kiesslich R. Brackertz A (2000). “Improved sedation in diagnostic and therapeutic ERCP: propofol is an alternative to midazolam.” Endoscopy, 32, pp. 233-238. 10. Kirkpatrick T, Cockshott ID, Douglas EJ (1988). “Pharmacoki- netics of propofol (Diprivan) in elderly patients”, Br J Anaesth, 60, pp. 146-150. 11. Lichtenstein DR. Jagannath S. Baron TH et al. (2008). “Sedation and anesthesia in GI endoscopy.” Gastrointest Endosc, 68, pp. 815-826. 12. Liu SH, Wei W, Ding GN (2009) “Relationship between depth of anesthesia and effect-site concentration of propofol during induction with the target-controlled infusion technique in elderly patients”, Chinese Medical Journal, 122, pp.935-940. 13. Liu SS (2004) “Effects of Bispectral Index monitoring on ambulatory anesthesia: a meta-analysis of randomized controlled trials and a cost analysis”. Anesthesiology, 101, pp.311-315. 14. Nabaweya Mostafa Kamal, S.H. Omar, et al (2009) “Bispectral index monitoring taillors clinical anesthetic delivery and reduces anesthetic drug consumption”. J.Med. Sci, 9, pp.10-16. 15. Nguyễn Văn Chinh, Nguyễn Văn Chừng (2013), “Theo dõi BIS trong gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích”, Tạp chí Y Học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 17 (1), tr. 169-173. 16. Nguyễn Thị Quý (2012) “Gây mê tĩnh mạch với kiểm soát nồng độ đích” Tạp chí Y Học thành phố Hố Chí Minh, 16 (2), tr. 15-27. 17. Nguyễn Thị Như Hà, Nguyễn Thị Qúy (2013), “Đánh giá lợi ích của BIS trong việc theo dõi độ sâu gây mê trong quá trình phẫu thuật tim hở”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 885 (21) tr.97. 18. Schnider TW et al (2000), “The influence of method of administration and covariates on pharmacokinetics of propofol in adult volunteers” Anesth. 93, pp. 1085-1094. 19. Sebel PS, (2001) “Can you monitor depth of anesthesia”. International Anesthesia Reserch Society Review Course Lectures, pp 95-97. 20. Villeret I, Laffon M, Ferrandière M et al “Which propofol target concentration for ASA III elderly patients for conscious sedation combined with regional anaesthesia?” Ann Fr Anesth Reanim. 22 (3), pp.196-201. 21. Wiczling P, Bieda K, Przybyłowski K (2016), “Pharmacokinetics and Pharmacodynamics of Propofol and Fentanyl in Patients Undergoing Abdominal Aortic Surgery ”- A Study of Pharmacodynamic Drug-Drug Interactions. Biopharm Drug Dispos. 37(5): 252-63. 22. XU Chuan-ya, WU Xin-min, LU Wei, (2010), “Effect of remifentanyl on propofol pharmacokinetics with target controled infusion in elderly patients” Journal of Peking University (Health Sciences), pp.1671-1679. Ngày nhận bài báo: 31/07/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkiem_soat_tinh_trang_thay_doi_do_sau_gay_me_bang_bis_trong_g.pdf
Tài liệu liên quan