Tài liệu Kiểm chứng mô hình gây viêm loét đại tràng bằng dextran sodium sulfate(dss) trên chuột nhắt trắng swiss albino: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
19
KIỂM CHỨNG MÔ HÌNH GÂY VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG
BẰNG DEXTRAN SODIUM SULFATE(DSS) TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
SWISS ALBINO
Lê Hoàng Minh Quân*, Nguyễn Thị Cẩm Vân*, Lê Văn Đôn*, Phan Thị Mỹ Linh*, Lê Thị Lan Phương*
TÓM TẮT
Mở đầu: Viêm loét đại tràng (VLĐT) là một bệnh đa yếu tố phức tạp, gây tổn thương liên tục niêm mạc đại
tràng. Những năm gần đây, bệnh viêm loét đại tràng có xu hướng gia tăng ở các nước Châu Á nói chung và Việt
Nam nói riêng nên việc xây dựng các mô hình dược lý gây bệnh VLĐT phục vụ cho việc nghiên cứu phương
pháp điều trị là vấn đề cấp thiết. Trong số các mô hình gây VLĐT bằng hoá chất trên thực nghiệm thì mô hình
gây bệnh bằng dextran sodium sulfate (DSS) được nghiên cứu nhiều nhất.
Mục tiêu: Kiểm chứng mô hình gây VLĐT bằng DSS trên chuột nhắt trắng Swiss albino.
Phương pháp: Chuột nhắt trắng, phái đực, 7 - 10 tuần tuổi, chủngSwiss albino uống DSS 3% khoảng thời
gian 10 ngày và 15 n...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm chứng mô hình gây viêm loét đại tràng bằng dextran sodium sulfate(dss) trên chuột nhắt trắng swiss albino, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
19
KIỂM CHỨNG MÔ HÌNH GÂY VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG
BẰNG DEXTRAN SODIUM SULFATE(DSS) TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
SWISS ALBINO
Lê Hoàng Minh Quân*, Nguyễn Thị Cẩm Vân*, Lê Văn Đôn*, Phan Thị Mỹ Linh*, Lê Thị Lan Phương*
TÓM TẮT
Mở đầu: Viêm loét đại tràng (VLĐT) là một bệnh đa yếu tố phức tạp, gây tổn thương liên tục niêm mạc đại
tràng. Những năm gần đây, bệnh viêm loét đại tràng có xu hướng gia tăng ở các nước Châu Á nói chung và Việt
Nam nói riêng nên việc xây dựng các mô hình dược lý gây bệnh VLĐT phục vụ cho việc nghiên cứu phương
pháp điều trị là vấn đề cấp thiết. Trong số các mô hình gây VLĐT bằng hoá chất trên thực nghiệm thì mô hình
gây bệnh bằng dextran sodium sulfate (DSS) được nghiên cứu nhiều nhất.
Mục tiêu: Kiểm chứng mô hình gây VLĐT bằng DSS trên chuột nhắt trắng Swiss albino.
Phương pháp: Chuột nhắt trắng, phái đực, 7 - 10 tuần tuổi, chủngSwiss albino uống DSS 3% khoảng thời
gian 10 ngày và 15 ngày. Sau đó, đánh giá mức độ bệnh của chuột, tiến hành kiểm chứng mô hình sử dụng thuốc
đối chiếu làsulfasalazine liều 100 mg/kg (p.o.). Chỉ tiêu đánh giá bao gồm các tiêu chuẩn của VLĐT theo bảng
điểm của Monika Schneider (mức độ giảm cân, tính chất phân, máu trong phân, cân nặng trung bình), tỉ lệ chết
và lượng DSS tiêu thụ.
Kết quả: Chuột nhắt sử dụng DSS 3% trong thời gian 10 ngày bị giảm cân nặng, đi phân sệt và có
máu trong phân; sau 5 ngày điều trị bằng sulfasalazine 100 mg/kg, chuột phục hồi cân nặng, cải thiện tình
trạng đi phân sệt và máu trong phân, điểm đánh giá bệnh thấp hơn so với lô không điều trị là 4,3 điểm.
Chuột nhắt sử dụng DSS 3% trong thời gian 15 ngày bị giảm cân nặng, đi phân sệt, có máu trong phân và
có 4/7 chuột chết; sau 5 ngày điều trị bằng sulfasalazine 100 mg/kg, chuột phục hồi cân nặng, cải thiện tình
trạng đi phân sệt và máu trong phân, điểm đánh giá bệnh thấp hơn so với lô không điều trị là 1,33 điểm, tỉ
lệ tử vong giảm xuống còn 1/7.
Kết luận: Nghiên cứu đã kiểm chứng thành công mô hình gây VLĐT bằng DSS trên chuột nhắt trắng. Mô
hình đã được kiểm chứng với thuốc đối chứng là sulfasalazine và có thể áp dụng để đánh giá hiệu quả điều trị
VLĐT của các thuốc mới hoặc nghiên cứu cơ chế điều trị VLĐT của các thuốc.
Từ khoá: Dextran sodium sulfate, DSS, viêm loét đại tràng, sulfsalazine.
ABSTRACT
VERIFYING EXPERIMENTAL MODEL OF DEXTRAN SODIUM SULFATE (DSS)-INDUCED
ULCERATIVE COLITIS IN MICE
Le Hoang Minh Quan, Nguyen Thi Cam Van, Le Van Don, Phan Thi My Linh, Le Thi Lan Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 6 - 2016: 19 - 24
Background and Aimed: Ulcerative Colitis (UC), a complex multifactorial disease, damages the lining of
the colon continuous rectum. In recent years, the number of people suffering from this disease has increased in
Asia and Vietnam, therefore establishment of animal models for screening therapeutic agents is necessary. Among
the chemical-induced colitis models, dextran sulphate sodium (DSS)-induced colitis models are most widely used.
In this study, we investigated the dose and duration administration of dextran sodium sulfate (DSS) for causing
* Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Lê Hoàng Minh Quân ĐT: 01212112077 Email: lhminhquan@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
20
colitis model in mice.
Method: Swiss albino male mice, 7 - 10 weeks drank 3% DSS solution for10 days and 15 days. Then model
was verified by sulfasalazine 100 mg/kg (p.o.). Parameters for UC evaluation of Monika Schneider include clinical
score (weight loss, stool consistency, blood in stool, average weight), mortality and drinking quantities of DSS.
Results: Mice given 3% DSS solution orally for 10 days had weight loss, tool consistency and blood in stool;
after being treated by sulfasalazine 100 mg/kg for 5 days, mice gained weight, improved stool consistency and
blood in stool, treatment group’s clinical scores were lower than disease group (4.3 point).
Mice given 3% DSS solution orally for 15 days had weight loss, tool consistency, blood in stool and 4/7 of
mice died. After being treated by sulfasalazine 100 mg/kg for 5 days, mice gained weight, improved stool
consistency and blood in stool; treatment group’s clinical scores were lower than disease group (1.33 point),
mortality rate decreased to 1/7.
Conclusion: This research has successfully verified model for dextran sodium sulfate (DSS)-induced colitis
in mice. This model can be applied for screening anti-colitis agents and researching new drugs.
Key words: Dextran sodium sulfate, DSS, ulcerative colitis, sulfasalazine.
MỞ ĐẦU
Viêm loét đại tràng (VLĐT) là một bệnh đa
yếu tố phức tạp chưa có nguyên nhân rõ ràng(3,7)
gây tổn thương liên tục ở niêm mạc trực tràng và
có thể ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng(3).
VLĐT là một bệnh mạn tính, thuộc bệnh
viêm ruột (IBD), có đặc điểm kéo dài, hay tái
phát, gây nhiều biến chứng và có tỉ lệ tử vong
cao (3,8). Những năm gần đây, bệnh đang có xu
hướng gia tăng ở các nước Châu Á nói chung và
Việt Nam nói riêng(2). Trong nghiên cứu của La
Văn Phương (2001), VLĐT chiếm khoảng 1,7%
trong số các bệnh nhân được soi đại tràng(5).
Những bệnh nhân bị VLĐT nếu không điều trị
triệt để sau nhiều lần tái phát, có nhiều khả năng
tiếp tục phát triển thành ung thư đại tràng(3,7).
Trong khi đó, điều trị nội khoa hiện nay đang sử
dụng chỉ có thể làm thuyên giảm các triệu chứng
của VLĐT nên việc nghiên cứu xây dựng mô
hình gây bệnh VLĐT trên thực nghiệm nhằm
phục vụ cho việc nghiên cứu các thuốc điều trị là
một vấn đề cấp thiết(4,3,7,8).
Trong nhiều thập kỷ qua, có hơn 20 mô hình
động vật khác nhau về IBD đã được phát triển(4,7)
trong đó mô hình viêm đại tràng cảm ứng là mô
hình được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí
nghiệm vì đơn giản, thể hiện gần giống đặc tính
hình thái, mô bệnh học và triệu chứng của
bệnh(4,9). Mô hình sử dụng dextran sodium
sulfate (DSS) với nồng độ từ 2 - 3%, trong 5 đến
10 ngày làm tác nhân gây bệnh là một trong số
đó, mô hình này đã được nghiên cứu và sử dụng
trong việc tìm hiểu bệnh sinh trong VLĐT tại
một số phòng thí nghiệm trên thế giới(7,9).
Từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Kiểm chứng mô
hình gây VLĐT bằng DSS trên chuột nhắt trắng
Swiss albino, từ đó sử dụng mô hình này để đánh
giá tác dụng điều trị viêm loét đại tràng của các
thuốc đông và tây y trong các nghiên cứu kế
tiếp.
PHƯƠNG TIỆN– PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương tiện
Hoá chất
Dextran sodium sulfate (DSS), trọng lượng
phân tử khoảng 40 kDa, được cung cấp bởi công
ty TdB Consultancy AB, Thuỵ Điển.
Sulfasalazine 500 mg, hãng Pfizer, Mỹ.
Dụng cụ
Lồng chuyển hoá, dụng cụ thí nghiệm, dụng
cụ chăm sóc súc vật thử nghiệm.
Súc vật thử nghiệm
Chuột nhắt trắng phái đực, trưởng thành (7 –
10 tuần tuổi), chủng Swiss albino, nặng 22 – 25 g
được cung cấp bởi viện Pasteur, Tp. Hồ Chí
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
21
Minh. Chuột được nuôi ở nhiệt độ phòng với
chu kỳ 12 giờ sáng/tối, mỗi lồng một chuột, sử
dụng thức ăn là cám viên được cung cấp bởi
viện Pasteur, Tp. Hồ Chí Minhvới thành phần
bột gạo, bột bắp, carbohydrat và vitamin trong
suốt thử nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu
Dựa vàokết quả của những khảo sát trước,
chúng tôi tiến hành kiểm chứng mô hình gây
VLĐTbằng DSS theo hai điều kiện: Mô hình thứ
nhất sử dụng DSS 3% trong 10 ngày, mô hình
thứ hai sử dụng DSS 3% trong 15 ngày.
Chuột được nuôi ổn định 1 tuần trước khi
tiến hành thí nghiệm. Chuột được đánh giá mức
độ bệnh bằng bảng điểm của Monika
Schneider(10) (bảng 1).
Mô hình gây VLĐT bằng DSS 3% trong 10
ngày
Lấy 30 chuột nhắt trắng khoẻ mạnh, trọng
lượng 24 ± 2g, 7 – 10 tuần tuổi phân ngẫu nhiên
thành 2 nhóm:
Nhóm chứng (n = 7) uống nước cất tự do.
Nhóm bệnh (n = 23) cho uống DSS 3% trong
10 ngày, ngưng 2 ngày rồi đánh giá bằng thang
điểm vào ngày thứ 13, những chuột đạt 5 – 10
điểm được phân thành 2 lô:
Lô A (Bệnh) uống nước cất bằng kim đầu tù
liều 0,1 ml/10g chuột/ngày.
Lô B (Điều trị) uống sulfasalazine liều 100
mg/kg bằng kim đầu tù với thể tích 0,1 ml/10g
chuột/ngày.
Tiến hành đánh giá kết quả vào ngày 19 (sau
khi cho chuột nghỉ 2 ngày).
Mô hình gây VLĐT bằng DSS 3% trong 15
ngày
Lấy 30 chuột nhắt trắng khoẻ mạnh, trọng
lượng 24 ± 2g, 7 – 10 tuần tuổi, phân ngẫu nhiên
thành 2 nhóm:
Nhóm chứng (n = 8) uống nước cất tự do.
Nhóm bệnh cho uống DSS 3% trong 10 ngày,
ngưng 2 ngày rồi đánh giá bằng thang điểm vào
ngày thứ 13, những chuột đạt 5 – 10 điểm được
phân thành 2 lô:
Lô A (Bệnh) cho uống nước cất bằng kim
đầu tù với thể tích 0,1 ml/10g chuột/ngày, đồng
thời tiếp tục cho uống tự do DSS 3%.
Lô B (Điều trị) cho uống sulfasalazine liều
100 mg/kg bằng kim đầu tù với thể tích 0,1
ml/10g chuột/ngày, đồng thời tiếp tục cho uống
tự do DSS 3%.
Tiến hành đánh giá kết quả vào ngày 19 (sau
khi cho chuột nghỉ 2 ngày).
Bảng 1. Bảng điểm của Monika Schneider
Tiêu chí Mức độ Điểm
Giảm trọng lượng
Không giảm/tăng 0
Giảm 1-5% 1
Giảm 6-10% 2
Giảm 11-20% 3
Giảm hơn 20% 4
Tính chất phân
Thành viên 0
Phân sệt 2
Phân lỏng 4
Máu trong phân
Không có máu 0
Hồng cầu/phân (+)* 2
Chảy máu 4
* Phương pháp tìm máu trong phân bằng Aminopyrine
Phương pháp thống kê – xử lý dữ liệu
Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình
± sai số chuẩn (M ± SD). Phân tích số liệu bằng
phép kiểm t-test và Anova một chiều, một yếu tố
với phần mềm Minitab 15.0.
KẾT QUẢ
Mô hình gây VLĐT bằng DSS 3% trong 10
ngày
Sau khi gây bệnh 10 ngày bằng DSS 3%, thu
được 16 chuột đạt 5 - 10 điểm,chuột được chia
ngẫu nhiên thành 2 lô với điểm số trung bình là
6,5 điểm.
Lô A (bệnh) sau 5 ngày uống nước cất, điểm
số trung bình ở ngày thứ 19 là 5,4 điểm, giảm so
với lúc đầu 1,1 điểm.
Lô B (điều trị) sau 5 ngày điều trị với
sulfasalazine liều 100 mg/kg, điểm số trung bình
ở ngày thứ19 là 1,1 điểm, giảm so với lúc đầu 5,4
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
22
điểm và giảm so với lô A (bệnh) có ý nghĩa
thống kê với p = 0,0008 < 0,001.
Bảng 2. Điểm số trung bình của các lô
Lô Điểm số ngày 13 Điểm số ngày 19
Tỉ lệ
chết
Chứng
(Nước cất)
0 0 0/7
A (Bệnh) 6,5 ± 1,19 5,4 ± 2,33 0/8
B (Điều trị) 6,5 ± 1,19 1,1 ± 1,25
###
0/8
Ghi chú: p###< 0,001 so với nhóm bệnh.
Bảng 3. Cân nặng trung bình của các lô
Cân nặng (g) Ngày 1 Ngày 13 Ngày 19
Chứng (n = 7) 24,5 ± 0,54 32,8 ± 2,79 34,7 ± 2,76
Lô A (n = 8) 25,0 ± 0,75 25,5 ± 3,75
**
24,9 ± 5,78
*
Lô B (n = 8) 25,2 ± 0,72 27,1 ± 2,07
**
30,2 ± 2,33
*#
Ghi chú: p*< 0,05, **< 0,001 so với nhóm chứng; #< 0,05 so
với lô bệnh.
Cân nặng của lô chứng từ ngày 1 đến ngày
19 tăng dần; cân nặng của lô A (Bệnh) có xu
hướng duy trì; cân nặng của lô B (Điều trị) tăng
dần nhưng vẫn chậm hơn lô chứng.
Ngày thứ 1, cân nặng của ba lô gần như
nhau khoảng 25g (khác biệt không có ý nghĩa
thống kê).
Ngày thứ 13, cân nặng của ba lô có sự khác
biệt, với cân nặng của lô chứng cao nhất, khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,0003 < 0,001.
Tuy nhiên, giữa lô A và B khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p = 0,32 > 0,05.
Ngày thứ 19, cân nặng của ba lô có sự khác
biệt với cân nặng của lô chứng cao nhất khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p = 0,0005 < 0,001. Trong
đó, cân nặng lô B cao hơn lô A có ý nghĩa thống
kê với p = 0,04 < 0,05.
Lượng DSS trung bình chuột uống của lô A
(Bệnh) và lô B (Điều trị) từ ngày 1 đến ngày 10
gần như nhau với p = 0,89 > 0,05.
Mô hình gây VLĐT bằng DSS 3% trong 15
ngày
Sau khi gây bệnh 10 ngày bằng DSS 3%, thu
được 14 chuột đạt 5 - 10 điểm,chuột được chia
ngẫu nhiên thành 2 lô với điểm số trung bình là
6,86 điểm.
Lô A (Bệnh) sau 5 ngày uống tự do tiếp tục
DSS 3% thì điểm số trung bình ngày cuối cùng là
6 điểm, giảm 0,86 điểm so với lúc đầu nhưng tỉ lệ
chết là 4/7.
Lô B (Điều trị) sau 5 ngày uống sulfasalazine
liều 100 mg/kg đồng thời tiếp tục uống tự do
DSS 3% thì điểm số trung bình ngày cuối cùng là
4,67 điểm, giảm so với lúc đầu 2,19 điểm và giảm
so với lô A (Bệnh) 1,33 điểm, tỉ lệ chết là 1/7.
Bảng 4. Điểm số trung bình của các lô
Lô Điểm số ngày 13 Điểm số ngày 19
Tỉ lệ
chết
Chứng 0 0 0/8
A (Bệnh) 6,86 ± 1,46 6 ± 1,77 4/7
B (Điều trị) 6,86 ± 1,77 4,67 ± 1,03 1/7
Bảng 5. Cân nặng trung bình của các lô.
Cân nặng (g) Ngày 1 Ngày 13 Ngày 19
Chứng (n = 8) 23,1 ± 1,77 32,5 ± 2,78 34,8 ± 2,56
A (n = 7) 26,6 ± 2,04 21,7 ± 5,74
*
26,2 ± 1,55
*
B (n = 7) 25,3 ± 1,84 25,8 ± 4,51
*
25,5 ± 4,2
*
Ghi chú: p* < 0,05 so với nhóm chứng.
Cân nặng từ ngày 1 đến ngày 19 của lô
chứng tăng dần; cân nặng của lô A (DSS) có xu
hướng giảm rồi tăng; cân nặng của lô B (DSS +
Sulf) duy trì.
Ngày thứ 1, cân nặng của ba lô gần như
nhau khoảng 25g.
Ngày thứ 13, cân nặng của ba lô có sự khác
biệt với cân nặng của lô chứng cao nhất khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 < 0,05. Trong đó
lô B cao hơn lô A khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p = 0,16 > 0,05.
Ngày thứ 19, cân nặng của ba lô có sự khác
biệt với cân nặng của lô chứng cao nhất khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p = 0,0002 < 0,05. Trong
đó, cân nặng lô B và lô A gần bằng nhau.
Lượng DSS trung bình của lô A (Bệnh) và lô
B (Điều trị) có khác biệt nhưng không có ý nghĩa
thống kê với p = 0,27 > 0,05.
BÀN LUẬN
DSS 3% gây bệnh trên chuột nhắt trắng trong
thời gian 10 và 15 ngày với các biểu hiện giảm
trọng lượng so với lô chứng (nước cất) có ý
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
23
nghĩa thống kê, thay đổi tính chất phân (phân
sệt), có máu trong phân. Tuy nhiên, lô uống DSS
3% trong 15 ngày có chuột chết, do đó cần phải
đánh giá tỉ lệ chết và nên cho thuốc dự phòng (từ
ngày thứ 10) nếu thực hiện mô hình này.
Sau khi gây bệnh, chúng tôi quyết định chọn
những chuột bị VLĐT có điểm số từ 5 – 10 điểm
để phân vào lô tiếp theo vì những con chuột có
điểm số < 5 điểm là những con không bị bệnh
(trọng lượng không giảm hoặc tăng, phân viên,
không có máu trong phân) hoặc có biểu hiện
bệnh nhưng có tín hiệu hồi phục nhanh sau khi
ngưng DSS vào ngày thứ 10 (tăng cân, phân từ
sệt thành viên).
Sau khi kết thúc thử nghiệm, chúng tôi đã
tiến hành phẫu thuật để quan sát đại thể niêm
mạc đại tràng chuột. Kết quả cho thấy, niêm mạc
đại tràng chuột bệnh sung huyết và xuất huyết,
còn chuột bình thường không có hiện tượng này.
Hình 1. Đại tràng bình thường
Hình 2. Đại tràng gây bệnh bằng DSS
So với một số công trình nghiên cứu khác
trên thế giới như nghiên cứu H.T. Ten và cộng
sự; F. Lu và cộng sự(7) nghiên cứu này có những
nét khá tương đồng về đối tượng nghiên cứu,
tuần tuổi chuột, trọng lượng phân tử DSS. Đây là
những điều kiện rất quan trọng vì cơ chế chính
của DSS là gây độc biểu mô ruột và mất sự toàn
vẹn của lớp biểu mô, kết quả làm tăng tính thấm
niêm mạc cho phép các phân tử lớn như DSS đi
qua. Cơ chế của DSS đi qua các tế bào biểu mô
niêm mạc đến nay vẫn chưa chắc chắn. Tùy
thuộc vào nồng độ, thời gian của DSS mà chuột
có thể bị VLĐT cấp, mạn hoặc thậm chí gây ra
các tổn thương loạn sản. Quá trình bệnh phụ
thuộc vào DSS (nồng độ, trọng lượng phân tử,
thời gian DSS tiếp xúc, nhà sản xuất), di truyền
(tuổi, giới tính) và hệ vi sinh (vi khuẩn trong
nước và vi khuẩn đường ruột)của động vật
nghiên cứu.
Mô hình gây VLĐT bằng DSS 3% trong 10
ngày
Ưu điểm
Gây được bệnh VLĐT trên chuột nhắt trắng
với tỉ lệ khá cao chuột có điểm số từ 5 – 10 điểm
(69,6%) và không có chuột chết trong quá trình
nghiên cứu (tỉ lệ tử vong là 0%).
Nhược điểm
Tỉ lệ chuột VLĐT nặng (>10 điểm) tính đến
ngày thứ 13 thấp (khoảng dưới 5%).
Mô hình gây VLĐT bằng DSS 3% trong 15
ngày
Ưu điểm
Tỉ lệ chuột bị VLĐT nặng (>10 điểm) nhiều
sau 2 đợt cho uống DSS (tính đến ngày thứ 19).
Nhược điểm
Tỉ lệ chết cao (57,1%), hiện tượng chết bắt
đầu từ ngày thứ 15 trở đi (3 ngày sau khi uống
thuốc đợt 2).
Tác dụng điều trị VLĐT của Sulfasalazine
Sulfasalazine (5-aminosalicylic acid +
sulfapyridin) đã được sử dụng nhiều năm trong
việc điều trị IBD (gồm viêm loét đại tràng và
bệnh Crohn’s). Cơ chế tác dụng có thể do tác
dụng kháng khuẩn của sulfapyridin hoặc tác
dụng chống viêm tại chỗ của acid 5 -
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
24
aminosalicylic khi những chất này đến đại tràng,
bao gồm cả sự ức chế con đường chuyển hoá của
axit arachidonic (cyclooxygenase, lipoxygenase)
và yếu tố kích hoạt con đường tiểu cầu. Ngoài ra,
aminosalicylates còn ức chế sản sinh gốc oxy hoá
tự do, ức chế tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân,
các globulin miễn dịch của tương bào, ức chế sản
xuất IL-1 và yếu tố nhân kB(1,6).
Mô hình gây VLĐT bằng DSS 3% trong 10
ngày,sau đó chia lô kiểm chứng với
Sulfasalazine, kết quả cho thấy sulfasalazine có
tác dụng điều trị VLĐT thể hiện qua việc cải
thiện điểm số bệnh (giảm trọng lượng, tính chất
phân, máu trong phân) của lô điều trị so với lô
bệnh và có ý nghĩa thống kê.
Mô hình gây VLĐT bằng DSS 3% trong 15
ngày, sau khi gây bệnh trong 10 ngày bằng
DSS 3%, chia 2 lô tiếp tục cho uống DSS 3%
trong đó có một lô kiểm chứng với
sulfasalazine, kết quả cho thấysulfasalazine
vẫn có tác dụng điều trị bệnh, ngoài ra còn cải
thiện được tỉ lệ chết (lô uống DSS tiếp tục tỉ lệ
chết là 4/7, trong khi lô vừa uống DSS vừa
uống sulfasalazine tỉ lệ chết là 1/7).
Khi phân tích lượng DSS trung bình mà
chuột uống giữa các lô trong quá trình gây bệnh
(ngày 1 – ngày 10) đối với cả hai mô hình thì các
lô đều nhận được lượng DSS như nhau. Riêng
với mô hình thứ hai, sau khi phân lô rồi cho
uống DSS tiếp tục từ ngày 13 đến ngày 18 thì
lượng DSS giữa hai lô uống có khác biệt nhưng
không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy,
sulfasalazine không làm ảnh hưởng đến lượng
DSS mà chuột uống và mặc dù cho uống DSS tự
do nhưng các lô vẫn nhận được cùng một lượng
DSS.
Cơ chế tác động của sulfasalazine phù hợp
với cơ chế bệnh sinh của VLĐT. Mặc khác, kết
quả nghiên cứu cho thấy sulfasalazine có tác
dụng điều trị VLĐT trên chuột nhắt trắng gây
bệnh bằng DSS. Như vậy, DSS gây VLĐT trên
chuột nhắt trắng phù hợp với cơ chế bệnh sinh.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã kiểm chứng thành công mô
hình viêm loét đại tràng trên chuột nhắt trắng
với những điều kiện thí nghiệm như sau: Đối
tượng nghiên cứu: Chuột nhắt trắng, chuột đực,
chủng Swiss albino, 7 – 10 tuần tuổi; hoá chất:
Dextran sodium sulfate (DSS) có trọng lượng
phân tử 35 - 55 kDa; nồng độ 3%; thời gian gây
bệnh: 10 ngày hoặc 15 ngày; phương pháp:
Chuột được nuôi riêng mỗi lồng và uống DSS tự
do trong thời gian quy định; chỉ tiêu đánh
giá(theo bảng điểmMonika Schneider): Giảm
trọng lượng, tính chất phân, máu trong phân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Axelsson LG and Ahlstedt S (1993). Actions of sulphasalazine
and analogues in animal models of experimental colitis.
Inflammopharmacology, 2, pp. 219-232.
2. Fock KM, Gibson P, Ogata H, Leong R. (2014). “Introduction
to inflammatory bowel disease management- From an Asia
Pacific standpoint”. Guideline framework of inflammatory bowel
disease for Asia-Pacific region.Report from the Asia-Pacific
Working Party on Inflammatory bowel disease.
3. Hanauer SB (2006). Inflammatory bowel disease:
Epidemiology, pathogenesis and therapeutic opportunities.
Inflammatory Bowel Disease, 12, pp. 3-9.
4. Jurjusa RA, Khoury NN, Reimund MJ (2004). Animal models
of inflammatory bowel disease. Journal of Pharmacological and
Toxicological Methods, 50, pp. 81-92.
5. La Văn Phương, Bồ Kim Phương (2001). Nhận xét qua 170 ca
nội soi đại tràng tại BVĐK Cần Thơ từ 3/2000 – 12/2000”. Tạp
chí Nội khoa, 3, tr. 26-30.
6. Nielsen OH, Munck LK (2007). Drug Insight: aminosalicylates
for the treatment of IBD. Nature Reviews Gastroenterology and
Hepatology, 4(3), pp. 160-170.
7. Perse M and Cerar A (2012). Dextran Sodium Sulphate Colitis
Mouse Model: Traps and Tricks. Journal of Biomedicine and
Biotechnology, 2012, pp. 1 - 13.
8. Phạm Thị Thu Hồ (2004). Bệnh học nội khoa (dành cho đối tượng
sau đại học). Nhà xuất bản Y học, tr. 34-38.
9. Puneet KR, Kavinder S, Nirmal S, and Amteshwar SJ (2014). A
Review on Chemical-Induced Inflammatory Bowel Disease
Models in Rodents. Korean J Physiol Pharmacol, 18, pp. 279-288.
10. Schneider M (2013). Dextran Sodium Sulfate-Induced Murine
Inflammatory Colitis Model. Methods in Molecular Biology,
1031, pp. 189-195.
Ngày nhận bài báo: 30/07/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2016
Ngày bài báo được đăng: 25/11/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 019_2_6502_2171931.pdf