Kiếc thức- Thái độ-thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh phổ thông trung học tỉnh Ninh Thuận năm 2004

Tài liệu Kiếc thức- Thái độ-thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh phổ thông trung học tỉnh Ninh Thuận năm 2004: KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ-THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC TỈNH NINH THUẬN NĂM 2004 Lê Trọng Lưu*, Nguyễn Đỗ Nguyên** TÓM TẮT Một điều tra cắt ngang được tiến hành tại tỉnh Ninh thuận nhằm đánh giá mức độ kiến thức, thái độ, và thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh phổ thông trung học năm học 2003-2004 toàn tỉnh. Mẫu nghiên cứu gồm 800 học sinh được chọn bằng lỹ thuật chọn cụm ngẫu nhiên, và phân tầng theo các khối lớp 10, 11, 12. Kết quả cho thấy về phòng chống HIV/AIDS, tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng là 46,7%, thái độ đúng là 64,5%, và thực hành đúng là 61,8%. Khảo sát mối liên quan giữa thực hành với kiến thức, thái độ, kiểm soát theo trình độ học vấn, giới, dân tộc của học sinh cho thấy trình độ học vấn có liên quan đến thực hành; khi trình độ học vấn tăng lên một khối lớp thì khuynh hướng ...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiếc thức- Thái độ-thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh phổ thông trung học tỉnh Ninh Thuận năm 2004, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ-THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC TỈNH NINH THUẬN NĂM 2004 Lê Trọng Lưu*, Nguyễn Đỗ Nguyên** TÓM TẮT Một điều tra cắt ngang được tiến hành tại tỉnh Ninh thuận nhằm đánh giá mức độ kiến thức, thái độ, và thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh phổ thông trung học năm học 2003-2004 toàn tỉnh. Mẫu nghiên cứu gồm 800 học sinh được chọn bằng lỹ thuật chọn cụm ngẫu nhiên, và phân tầng theo các khối lớp 10, 11, 12. Kết quả cho thấy về phòng chống HIV/AIDS, tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng là 46,7%, thái độ đúng là 64,5%, và thực hành đúng là 61,8%. Khảo sát mối liên quan giữa thực hành với kiến thức, thái độ, kiểm soát theo trình độ học vấn, giới, dân tộc của học sinh cho thấy trình độ học vấn có liên quan đến thực hành; khi trình độ học vấn tăng lên một khối lớp thì khuynh hướng thực hành đúng tăng lên 1,27 lần, với OR=1,27; KTC 95% (1,05-1,54). Kiến thức, thái độ, giới, dân tộc không liên quan đến thực hành. Giáo dục sức khỏe cần được tăng cường cho học sinh lớp 10, 11, khu vực dân tộc ít người. Duy trì khai thác các kênh truyền thông có hiệu quả như truyền hình, báo chí, phát thanh. SUMMARY KNOWLEDGE, ATTITUDE, AND PRACTICE CONCERNING PREVENTION OF HIV/AIDS AMONG SECONDARY HIGH SCHOOL STUDENTS IN NINH THUAN, 2004 Le Trong Luu, Nguyen Do Nguyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 100 – 104 A cross-sectional survey was conducted in 2004 among the secondary high school students in Ninh thuan province, aiming at assessing the students’ knowledge, attitude, and practice concerning HIV/AIDS prevention. The study sample comprised of 800 students randomly selected with cluster sampling technique, and stratified by grade 10, 11, and 12. The proportion of students having correct knowledge, attitude, and practice was 46.7%, 64.5%, and 61.8%, respectively. After controlled for the confounding effect of educational level, sex, and race; the correct practice was found associated with an increasing of educational level, with OR=1.27; and 95% CI of OR (1.05-1.54). Students of one school year higher were 1.27 times more likely to practice correctly than their lower colleagues. Health education activities should be focused on students of grades 10, 11, ethnic minorities, and using currently effective mass media via television, newspaper, and broadcasting. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, đến nay có khoảng 42 triệu người nhiễm HIV/AIDS trên tòan thế giới, và đại dịch HIV/AIDS đã thực sự trở thành một thách thức đối với nhân loại, cản trở sự phát triển xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe giống nòi(2). Ở Việt Nam, HIV/AIDS được ghi nh ận ở tất cả 64/64 tỉnh thành phố. Tính đến tháng 12, 2003 tổng số nhiễm HIV trên toàn quốc là 74.680 ca, số AIDS là 11.424 ca, và tử vong 6.415 ca. Dịch không chỉ xảy ra ở những đối tượng nguy cơ cao như trước đây mà đã lan sang cộng đồng, tập trung nhiều ở lứa tuổi dưới 30. Một số địa phương đã phát hiện nhiễm HIV/AIDS trong học sinh, sinh viên. Tại Ninh thuận, công tác giáo dục sức * Trung tâm Y tế Dự phòng Ninh Thuận ** Bộ môn DT T ịch tễ, Khoa Y tế công cộng, Đại Học Y Dược TP. HCM 100 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 khỏe về phòng chống HIV/AIDS đã được tiến hành liên tục trong nhiều năm, với các hình thức truyền thông đại chúng trong cộng đồng cũng như giáo dục trong chương trình phổ thông. Tuy nhiên, với 479 ca dương tính, HIV/AIDS đã là một vấn đề sức khỏe quan trọng của địa phương do tỉ lệ nhiễm khá cao, và tính chất lan truyền trong cộng đồng. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xác định tỉ lệ học sinh phổ thông trung học tại Ninh thuận có kiến thức đúng, thái độ chấp nhận, và thực hành đúng về phòng chống HIV/AIDS, sự tiếp cận các nguồn thông tin; và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành của học sinh kiểm soát theo trình độ học vấn, giới, dân tộc. Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin cơ bản để lập kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Thiết kế nghiên cứu Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Năm 2004, tại tỉnh Ninh thuận. Mẫu nghiên cứu Dân số mục tiêu của nghiên cứu là học sinh phổ thông trung học đang học tại tỉnh Ninh thuận, năm học 2003-2004, gồm 12.745 học sinh thuộc 9 trường phổ thông trung học toàn tỉnh. Theo một số nghiên cứu trước đây tại Việt nam trong cộng đồng và trong sinh viên học sinh(1,3,4,5,6), tỉ lệ người có kiến thức, hoặc thái độ, hoặc thực hành đúng thay đổi trong khỏang 48,9% đến 99,2%. Để có 95% tin tưởng xác định được tỉ lệ của một lọai kiến thức, hoặc thái độ, hoặc thực hành đúng là 52,3%, với sai số cho phép là 5%, hiệu quả thiết kế của mẫu cụm là 2, và bù 5% cho mất mẫu, cỡ mẫu được ước lượng là 804 học sinh, làm tròn thành 800. Mẫu được chọn qua 2 bước, ở bước 1 được phân tầng theo khối lớp 10, 11, và 12, để tỉ lệ số học sinh của từng khối trong mẫu tương đương với tỉ lệ tương ứng trong dân số. Ở bước 2, kỹ thuật chọn mẫu cụm bậc 1 được áp dụng, với cụm là lớp, được chọn ngẫu nhiên đơn theo danh sách các khối lớp. Tất cả học sinh trong các lớp được chọn sẽ được đưa vào nghiên cứu, trừ những học sinh vắng mặt hoặc từ chối tham gia. Thu thập dữ kiện Sử dụng bộ câu hỏi tự điền có hướng dẫn gồm 19 câu hỏi. Cán bộ phụ trách thu thập dữ kiện là những người đang công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng, được tập huấn trước để có thể giải thích câu hỏi của học sinh, nhưng không gợi ý trả lời. Học sinh không cần ghi tên để tránh tâm lý e ngại trả lời. Bảng câu hỏi được thu hồi ngay sau khi điền xong. Phân tích dữ kiện Mô tả tần số và tỉ lệ các thuộc tính; sự tiếp cận các kênh truyền thông; kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh. So sánh các tỉ lệ với phép kiểm χ2 ở mức ý nghĩa 5%. Mức độ kết hợp được ước lượng bằng tỉ số số chênh (OR), và khoảng tin cậy 95% (KTC 95%) của OR. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành được kiểm soát theo trình độ học vấn, giới, dân tộc, bằng phân tích phân tầng, và hồi qui logistic. Dữ kiện được nhập, xử lý bằng phần mềm EPI-INFO 6.04d, và phân tích bằng phần mềm STATA 6.0. KẾT QUẢ Trong số 800 học sinh được chọn, có 781 trả lời phỏng vấn, tỉ lệ mất mẫu là 2,37%, do học sinh vắng mặt ở lớp vào thời điểm điều tra. Bảng 1 Những đặc tính của mẫu nghiên cứu (N=781) Đặc tính n (%) Lớp 10 340 43,5 Lớp 11 234 29,9 Trình độ học vấn Lớp 12 207 26,5 Nam 370 47,4 Giới Nữ 411 52,6 Kinh 655 83,9 Dân tộc Khác 126 16,1 101 Bảng 2. Tiếp cận với các nguồn thông tin (N=781) Nguồn thông tin n Tỉ lệ% Truyền hình 758 97,1 Báo chí 717 91,8 Trường học 689 88,2 Phát thanh 687 86,8 Bạn bè-gia đình 520 66,6 Pano-Apphích-Tờ rơi 420 53,8 Cán bộ y tế 402 51,5 Khác 398 51,0 Bảng 3. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS (N=781) Nội dung Tần số Tỉ lệ% Biết đúng đường lây truyền HIV 569 72,9 Biết đúng về khả năng điều trị AIDS 608 77,9 Biết đúng về phát hiện nhiễm HIV 766 98,1 Biết đúng về phòng lây truyền HIV 546 69,9 Kiến thức chung về HIV/AIDS 365 46,7 Chấp nhận sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục ngòai hôn nhân 592 75,8 Thái độ đúng đối xử người nhiễm HIV 717 91,8 Sẵn sàng xét nghiệm HIV 711 91,0 Thái độ chung về HIV/AIDS 504 64,5 Sử dụng riêng dao cạo râu ở nam (n= 370) 258 69,7 Sử dụng riêng bàn chải đánh răng (n=780) 580 74,4 Sử dụng riêng kềm cắt móng tay (n=777) 542 69,8 Có quan hệ tình dục ngòai hôn nhân (n=780) 4 0,5 Có sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục ngòai hôn nhân (n=4) 1 25,0 Không sử dụng ma túy (n=777) 776 99,9 Không tiêm chích trong sử dụng ma túy (n=1) 1 100,0 Sử dụng bơm kim tiêm riêng trong tiêm chích (n=0) 0 0 Thực hành chung (n=772) 526 61,8 Tỉ lệ nam và nữ tương đối đồng đều. Sự phân bố dân tộc trong mẫu tương đương với phân bố dân tộc của tòan tỉnh (Bảng 1). Nguồn thông tin được tiếp cận nhiều nhất là truyền hình, báo chí, trường học, và phát thanh (Bảng 2). Tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng về phát hiện nhiễm HIV là cao nhất, kế đến là về khả năng điều trị, đường lây, và phòng lây. Tỉ lệ có kiến thức chung đúng là 46,7%. Kiến thức chung được định nghĩa là đúng khi tất cả các kiến thức đều đúng (Bảng 3). Đa số học sinh có thái độ đúng trong đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Tỉ lệ học sinh sẵn sàng xét nghiệm khi nghi ngờ cũng cao, kế đến là tỉ lệ chấp nhận sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục ngòai hôn nhân. Tỉ lệ có thái độ chung đúng là 64,5%. Thái độ chung được định nghĩa là đúng khi tất cả thái độ đều đúng. Tỉ lệ học sinh có thực hành chung đúng chiếm 61,8% (Bảng 3). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiến thức đúng của học sinh lớp 12 (K12) và học sinh lớp 10 (K10), với OR=1,65, KTC 95% (1,16-2,35), p=0,00; và kiến thức đúng của học sinh nam so với nữ, OR=0,75, KTC 95% (0,56-0,99), p=0,05 (Hình 1). Đối với thái độ chung về HIV/AIDS ở dân tộc kinh và dân tộc ít người, ở học sinh nam và học sinh nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01) (Hình 2). Kết quả phân tích hồi qui logistic cho thấy khi trình độ học vấn tăng lên một khối lớp, khuynh hướng thực hành chung tăng 1,27 lần (KTC 95% 1,05-1,54), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,01) (Bảng 4). Bảng 4. Các yếu tố liên quan với thực hành chung về phòng chống HIV/AIDS của học sinh Các yếu tố OR thô (KTC 95%) p OR điều chỉnh (KTC 95%) p Nam* 0,76 (0,56-1,03) 0.09 0,75 (0,55-1,03) 0,08 Dân tộc kinh** 1,41 (0,95-2,10) 0.09 1,30 (0,86-1,95) 0,21 Lớp 1,30 (1,08-1,56) 0.01 1,27 (1,05-1,54) 0,01 Kiến thức chung 1,41 (1,03-1,91) <0.01 1,24 (0,90-1,71) 0,18 Thái độ chung 1,37 (1,01-1,88) 0.05 1,29 (0,92-1,79) 0,14 * So với giới nữ, ** với dân tộc ít người. 41.2% 48.7% 53.6% 42.9% 50.1% 48.1% 39.7% 0 . 0 % 2 5 . 0 % 5 0 . 0 % 7 5 . 0 % K 1 0 K 1 1 K 1 2 * N a m N ư õ * K i n h D T k h a ù c * P < 0 , 0 5 Hình 1. Kiến thức chung về HIV/AIDS phân bố theo các đặc tính của mẫu 102 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 41.2% 48.7% 53.6% 42.9% 50.1% 48.1% 39.7% 0.0% 25.0% 50.0% 75.0% K10 K11 K12 * Nam Nữ * Kinh DT khác * P < 0,05 Hình 2. Thái độ chung về HIV/AIDS phân bố theo những đặc tính của mẫu BÀN LUẬN Những đặc tính của mẫu Học sinh phổ thông trung học trong toàn tỉnh chiếm tỉ lệ 79,6% tổng dân số từ 16-18 tuổi. Sự phân bố các khối lớp trong mẫu tương đương với phân bố trong dân số học sinh, tỉ lệ nam tương đương với nữ, phù hợp với cơ cấu dân số tự nhiên của tỉnh. Học sinh dân tộc kinh chiếm tỉ lệ cao hơn dân tộc khác (Bảng 1). Cỡ mẫu đủ lớn, tỉ lệ mất mẫu thấp (2,37%), mẫu nghiên cứu mang tính đại diện cao. Nguồn thông tin về HIV/AIDS Đa số học sinh thu nhận thông tin từ truyền hình, báo chí, phát thanh. Việc duy trì sử dụng các kênh truyền thông này là cần thiết. Vẫn còn 12% số học sinh không thu nhận thông tin từ nhà trường (Bảng 2), vì vậy cần tăng cường phối hợp hơn nữa giữa y tế và giáo dục. Kiến thức về HIV/AIDS Tỉ lệ học sinh có kiến thức về phát hiện nhiễm HIV là cao nhất (98,1%) (Bảng 3), tương đương với kết quả điều tra của Ngô Văn Tán tại Bến tre (99,2%)(3). Tỉ lệ kiến thức đúng về khả năng điều trị AIDS là 77,9%, và đây là thông tin cần được bổ sung vào thông điệp truyền thông trong thời gian tới. Tỉ lệ học sinh có kiến thức chung là 46,7% (Bảng 3), cao hơn kết quả của Nguyễn Văn Hiếu (Hải Phòng) (38,8%)(4). So với từng kiến thức, kiến thức chung chiếm tỉ lệ thấp. Điều này chứng tỏ nhiều học sinh có kiến thức đúng nhưng chưa đầy đủ. Kiến thức chung là kiến thức cơ bản nhất giúp cho học sinh quyết định những hành vi của bản thân, do đó, hiểu biết không đầy đủ có thể đưa đến những thực hành sai. Kiến thức chung của học sinh lớp 12 cao hơn so với lớp 10 trong khi không có sự khác biệt giữa lớp 11 và lớp 10 (Hình 1). Đa số các trường phổ thông trung học tại Ninh thuận có giáo dục phòng chống HIV/AIDS, bắt đầu từ lớp 10. Sự tích lũy kiến thức lặp lại qua các năm giúp cho học sinh lớp 12 có kiến thức đúng cao hơn so với lớp 10. Học sinh nữ có kiến thức chung đúng nhiều hơn nam (Hình 1), có lẽ do nữ chịu khó tham gia tìm hiểu về HIV/AIDS thông qua các đợt sinh hoạt, thi tìm hiểu, ngoại khóa do trường lớp tổ chức. Học sinh dân tộc kinh và dân tộc ít người có kiến thức chung không khác biệt nhau, có lẽ do điều kiện và mức độ tiếp cận với thông tin về HIV/AIDS là như nhau. Thái độ về HIV/AIDS Tỉ lệ học sinh có thái độ đối xử đúng với người nhiễm HIV/AIDS là 91,8% (Bảng 3), tương đương với kết quả của Đinh Sĩ Hiền (Miền Trung) (90,0%)(1), Võ Minh Phúc (Bạc Liêu) (92,2%)(6), và Phạm Thanh Thành (Bình Thuận) (91,5%)(5). Vẫn còn 8,2% học sinh có thái độ đối xử chưa đúng với người nhiễm HIV, có thể xuất phát từ tâm lý sợ hãi căn bệnh vẫn còn tồn tại trong cộng đồng. Đây là hậu quả của việc gắn HIV/AIDS với những hành vi xã hội không cho phép, và với những hình ảnh truyền thông ghê sợ gây sự ngộ nhận trong cộng đồng đối với căn bệnh này. Có 91% học sinh chấp nhận xét nghiệm máu khi nghi ngờ nhiễm HIV (Bảng 3). Tỉ lệ thái độ chung ở học sinh nam cao hơn học sinh nữ. Đây là ý kiến xung quanh những vấn đề có khả năng xảy ra khi tiếp xúc, chung sống với người nhiễm, hoặc đối diện với việc đi xét nghiệm HIV, hoặc sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục ngòai hôn nhân. Những khả năng này dễ được chấp nhận đối với những đối tượng có tính cách mạnh mẽ như nam giới hơn là nữ giới. 103 Học sinh dân tộc kinh có thái độ chung cao gấp 3 lần so với học sinh dân tộc ít người (Hình 2). Các nghiên cứu trước đây không đề cập đến yếu tố này, có lẽ do dân số nghiên cứu không bao gồm dân tộc ít người. Học sinh dân tộc kinh sống tập trung nhiều ở các trung tâm tỉnh lỵ và thị xã, là những nơi có nhiều trung tâm xét nghiệm, tư vấn, sự tiếp cận với những thông tin, hình ảnh trực quan về người nhiễm HIV/AIDS, thậm chí có thể đã từng biết hoặc tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS nhiều hơn học sinh dân tộc ít người. Đa phần học sinh dân tộc kinh mạnh dạn hơn học sinh dân tộc ít người trong vấn đề này. Thực hành phòng chống HIV/AIDS Tỉ lệ học sinh có thực hành chung đúng là 61,8% (Bảng 3). Kết quả này tương đương với kết quả của Nguyễn Văn Hiếu (Hải Phòng) (56,0%)(4). Tỉ lệ học sinh khối lớp trên thực hành chung đúng gấp 1,27 lần so với khối lớp dưới liền kề. Nói cách khác, khi trình độ học vấn được tăng lên một khốp lớp thì thực hành chung đúng tăng lên 1,27 lần (Bảng 4). Học sinh có học vấn cao thì nhận thức sẽ cao hơn, chín chắn hơn, cũng như các hành vi ngày càng có chuyển biến, khả năng xử lý vấn đề tốt hơn. Không có mối liên quan giữa kiến thức chung, thái độ chung với thực hành chung. Những thực hành dùng chung dao cạo râu, kềm cắt móng tay có thể là thói quen từ lâu trong sinh hoạt hàng ngày của các gia đình, đặc biệt ở nông thôn. Hiện tượng này khá phổ biến khi các gia đình thường chỉ có một dụng cụ để dùng chung cho mọi người trong gia đình. Đối với học sinh còn đi học, thực hành cá nhân lệ thuộc vào thói quen của gia đình. Như vậy, kiến thức chung và thái độ chung chỉ là điều kiện cần để thay đổi thực hành. Ngoài điều kiện cần còn phải có điều kiện đủ, đó là điều kiện để thay đổi hành vi, thí dụ các vật dụng cá nhân phải sẵn có. Bên cạnh đó, nếu trong gia đình không có người nhiễm HIV/AIDS thì việc sử dụng riêng một vật dụng như đồ cắt móng tay có thể sẽ được cho là không cần thiết. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tỉ lệ học sinh có kiến thức chung về HIV/AIDS là không cao, 46,7%, nhưng tỉ lệ trả lời đúng từng loại kiến thức khá cao. Tỉ lệ học sinh có thái độ đúng là 64,5%, và thực hành đúng là 61,8%. Trình độ học vấn tăng lên một khối lớp thì khuynh hướng thực hành đúng tăng 1,3 lần. Kiến thức, thái độ, giới, dân tộc không liên quan đến thực hành. Truyền hình và báo chí là những nguồn thông tin phổ biến nhất mà học sinh thu nhận kiến thức về HIV/AIDS. Cần cải tiến nội dung truyền thông. Ngoài những thông tin về đường lây, cách phát hiện, khả năng điều trị AIDS, cách phòng lây, khuyến cáo thực hiện những hành vi đúng như sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm riêng, thông điệp cần nhấn mạnh sự nguy hiểm của căn bệnh, giúp cho đối tượng cảnh giác tự phòng bệnh cho bản thân. Nhấn mạnh giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, thay đổi những hình ảnh quá mức về người nhiễm, tránh gây tâm lý sợ hãi trong cộng đồng. Ưu tiên tăng cường về nội dung, thời lượng cũng như tần suất đối với các khối lớp 10, và lớp 11. Tăng cường truyền thông đối với khu vực dân tộc ít người sinh sống, có thể chuyển đổi, phát hành những thông tin bằng tiếng dân tộc để dễ tiếp cận hơn. Duy trì khai thác các kênh truyền thông có hiệu quả như truyền hình, báo chí, phát thanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Sĩ Hiền và CS. Nghiên cứu hành vi phòng chống HIV/AIDS của cộng đồng qua phân tích kết quả điều tra KABP miền Trung 1997. Tập san y tế dự phòng. Viện Pasteur Nha Trang số 1.1998:73− 82. 2. Lê Trường Giang. Báo cáo hoạt động phòng chống AIDS 10 năm thành phố Hồ Chí Minh.2000. 3. Ngô Văn Tán. Kiến thức− Thái độ− thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh phổ thông trung học tại thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre, năm 2002. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y khoa, chuyên ngành y học dự phòng. 4. Nguyễn Văn Hiếu. Điều tra kiến thức− thái độ− lòng tin− thực hành (KABP) về HIV/AIDS của cộng đồng dân cư 3 quận nội thành Hải Phòng. Tạp chí VSPD. Hội VSPD Việt Nam. Tập VI số 2(28).1996:80− 83. 5. Phạm Thanh Thành. Kiến thức-Thái độ-Thực hành về HIV/AIDS của sinh viên Cao đẳng sư phạm Bình Thuận năm 2002. Luận văn tốt nghiệp chiên khoa cấp I, chuyên ngành YTCC. 6. Võ Minh Phúc. Khảo sát kiến thức− thái độ− lòng tin− thực hành (KABP) về AIDS của học sinh cấp III tỉnh Bạc Liêu. Kỷ yếu công trình NCKH về HIV/AIDS 1997− 1999. Bộ Y Tế. 2000:199− 203. 104

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkiec_thuc_thai_do_thuc_hanh_ve_phong_chong_hivaids_cua_hoc_s.pdf
Tài liệu liên quan