Kĩ năng xúc cảm - Xã hội của học sinh Tiểu học

Tài liệu Kĩ năng xúc cảm - Xã hội của học sinh Tiểu học: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0075 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 61-69 This paper is available online at KĨ NĂNG XÚC CẢM - XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Lê Mỹ Dung Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến thực trạng kĩ năng xúc cảm- xã hội của học sinh ở trường tiểu học hiện nay.Kĩ năng xúc cảm- xã hội ở học sinh tiểu học được thể hiện ở 4 khía cạnh (kĩ năng hợp tác, kĩ năng đồng cảm, kĩ năng kiểm soát xúc cảm, kĩ năng giải quyết xung đột) với mức độ khác nhau.Có sự khác biệt rõ rệt về kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh nam và nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Môi trường gia đình của học sinh; Đặc điểm tâm lí học sinh; Mối quan hệ giáo viên - học sinh; Môi trường cộng đồng xung quanh là các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học. Từ khóa: Kĩ năng, xúc cảm, xúc cảm - xã hội, kĩ năng xúc cảm - xã hội. 1. Mở đầu Ngày nay xã hội chúng ta đang được đánh g...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kĩ năng xúc cảm - Xã hội của học sinh Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0075 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 61-69 This paper is available online at KĨ NĂNG XÚC CẢM - XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Lê Mỹ Dung Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến thực trạng kĩ năng xúc cảm- xã hội của học sinh ở trường tiểu học hiện nay.Kĩ năng xúc cảm- xã hội ở học sinh tiểu học được thể hiện ở 4 khía cạnh (kĩ năng hợp tác, kĩ năng đồng cảm, kĩ năng kiểm soát xúc cảm, kĩ năng giải quyết xung đột) với mức độ khác nhau.Có sự khác biệt rõ rệt về kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh nam và nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Môi trường gia đình của học sinh; Đặc điểm tâm lí học sinh; Mối quan hệ giáo viên - học sinh; Môi trường cộng đồng xung quanh là các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học. Từ khóa: Kĩ năng, xúc cảm, xúc cảm - xã hội, kĩ năng xúc cảm - xã hội. 1. Mở đầu Ngày nay xã hội chúng ta đang được đánh giá bằng một chuẩn mực mới, tập trung vào những phẩm chất cá nhân như: Tính sáng tạo, sự đồng cảm, khả năng tự kiểm soát bản thân, khả năng thích ứng/giải quyết các vấn đề của bản thân và khả năng thuyết phục. Các phẩm chất trên nằm trong cấu trúc của một loại trí tuệ mới - trí tuệ xúc cảm. Năng lực này cần thiết cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người và cần thiết cho mọi lứa tuổi của đời người. Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển các phẩm chất nhân cách và trí tuệ cho trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam. Luật Giáo dục ban hành năm 2005 đã xác định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở” [8]. Quá trình lớn lên của mỗi đứa trẻ chính là quá trình trải nghiệm, tập nhiễm, học các kĩ năng xúc cảm - xã hội để giúp chúng thích ứng và thành công trong các hoạt động cùng hoặc với người khác. Khởi xướng, thiết lập những mối quan hệ hợp tác, đồng cảm, chia sẻ, chủ động đề nghị người khác giúp đỡ, biết kiềm chế.v.v... là những kĩ năng xúc cảm- xã hội tiêu biểu một cá nhân thể hiện trong các hoạt động cùng hoặc với người khác. Những hành vi đề nghị người khác giúp đỡ, thể hiện sự vui mừng, biết nói lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, động viên, thông cảm khi người khác gặp chuyện buồn, khen ngợi người khác khi họ làm được việc tốt.v.v... là những bằng chứng cụ thể ở người có kĩ năng xã hội tốt. Sớm phát triển các kĩ năng xã hội này để giúp trẻ thành công trong việc thiết lập, duy trì mối quan hệ tốt với người khác là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục, giúp trẻ đạt được sự thành công học đường. Đúng như Karen Stone McCown khẳng định: “Cuộc sống xúc cảm của trẻ có ảnh hưởng lớn tới việc học tập của chúng. Phải khỏe về xúc cảm cũng giống như phải giỏi về môn Toán hay môn Văn vậy” [5] và Schutz và Ngày nhận bài: 13/2/2015. Ngày nhận đăng: 3/5/2015. Liên hệ: Lê Mỹ Dung, e-mail: dungtamly@yahoo.com. 61 Lê Mỹ Dung Lanehart (2002) đã viết khi đề cập đến một vấn đề đặc biệt của xúc cảm trong giáo dục: “Xúc cảm liên quan mật thiết đến hầu như mọi khía cạnh của quá trình giảng dạy và học tập, do đó, sự hiểu biết về bản chất của xúc cảm trong bối cảnh trường học là rất cần thiết” [10]. Việc làm rõ thực trạng kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học làm cơ sở để đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực là cần thiết giúp kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi không mong muốn có thể xảy ra, thúc đẩy hành vi tích cực của học sinh và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở nhà trường phổ thông. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí luận về kĩ năng xúc cảm- xã hội của học sinh tiểu học Khái niệm kĩ năng (KN). Kĩ năng được hiểu một cách thông thường là biết thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó có kết quả. Song bản chất kĩ năng là gì lại được các nhà khoa học nghiên cứu và đề cập đến ở những góc độ khác nhau. Khuynh hướng thứ nhất xem kĩ năng như là mặt kĩ thuật của thao tác, hành động hay hoạt động. Đại diện cho quan niệm này là các tác giả: V.A.Crucheski, A.G. Côvaliôp, Trần Trọng Thuỷ... Theo V.A. Kruchetxki “kĩ năng là thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những kĩ thuật, những phương thức đúng đắn” [7;88]. Trong cuốn “Tâm lí học cá nhân” A.G. Côvaliôp cũng xem “kĩ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động” [2;11]. Khi bàn về kĩ năng, Trần Trọng Thuỷ cũng cho rằng: Kĩ năng là mặt kĩ thuật hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kĩ thuật hành động có kĩ năng [9;49]. Khuynh hướng khác xem xét kĩ năng ở góc độ rộng hơn khi xem nó như biểu hiện của năng lực cá nhân và cũng là điều kiện cần thiết để có năng lực trong một lĩnh vực nhất định.Tiêu biểu là các tác giả: N.D. Levitôv, K.K. Platônov, G.G.Gôlubep, A.V. Petrôvxki, P.A. Rudic, X.I. Kixêgôp, Nguyễn Quanh Uẩn, Trần Quốc Thành...Tác giả X.I. Kixêgôp cho rằng: “Kĩ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả hệ thống các hành động phù hợp với các mục đích và điều kiện của hệ thống này” [6;18]. Trong “Từ điển Tâm lí học” do Vũ Dũng chủ biên thì: “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đó được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [4;132]. Từ những phân tích các nghiên cứu trên, theo chúng tôi, kĩ năng được hiểu là “Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết có kết quả một nhiệm vụ mới. Khái niệm xúc cảm. Xúc cảm là những rung động thể hiện thái độ của chủ thể đối với đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của cá nhân hoặc đáp ứng hay không đáp ứng những yêu cầu của xã hội và được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ (khuôn mặt, tư thế, cử chỉ điệu bộ). Khái niệm xúc cảm- xã hội. Xúc cảm - xã hội là xúc cảm thể hiện trong mối quan hệ với người khác. Theo Bernard: "... Xúc cảm - xã hội tích cực bao gồm trạng thái hạnh phúc, cảm giác an toàn, có mối quan hệ tích cực với những người khác, quan tâm đến lợi ích của người khác, tham gia tích cực và thể hiện tốt nhất trong các hoạt động (nghệ thuật, âm nhạc, thể thao, học tập...). Xúc cảm - xã hội tích cực cũng còn tồn tại khi có sự vắng mặt và lâu dài của các cảm xúc tiêu cực (giận dữ, lo âu, trầm cảm, căng thẳng...), các hành vi chống xã hội (bắt nạt, cô lập), hành vi không lành mạnh (rượu, thuốc lá,...) và thành tích học tập thấp"[1]. Khái niệm kĩ năng xúc cảm - xã hội. Theo Ellas et al.(1997) xác định kĩ năng xúc cảm xã hộilà” khả năng để hiểu, quản lí và thể hiện các khía cạnh xã hội vàxúc cảm của cá nhân cho phép quản lí thành công các nhiệm vụ trong cuộc sống như học tập, hình thành và duy trì các mối quan hệ, giải quyết các vấn đề hàng ngày và thích nghi với các yêu cầu phức tạp của sự tăng trưởng và 62 Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học phát triển” [1;2]. Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học, theo chúng tôi là “sự vận dụng tri thức, kinh nghiệmvào việc nhận diện xúc cảm của bản thân, hiểu xúc cảm của người khác, tự kiềm chế/ kiểm soát xúc cảm để hợp tác, đồng cảm, thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tích cực với Thầy Cô, bạn bè và những người khác”. Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học biểu hiện ở 4 khía cạnh, cụ thể là: Hợp tác, đồng cảm, kiểm soát xúc cảm và giải quyết vấn đề trong tương tác xã hội: - Hợp tác biểu hiện ở những hành vi chia sẻ tài liệu, tuân thủ cam kết hoặc cùng chung sức hoàn thành một công việc, cùng phối hợp hành động trong một lĩnh vực nào đó nhằm một mục đích chung. - Đồng cảmbiểu hiện ở sự quan tâm, trân trọng tình cảm, ý kiến, mong muốn được chia sẻ, đồng thời thấu hiểu những khó khăn riêng và biết cách chia sẻ tâm tư, tình cảm với với bạn bè, thầy cô và người khác. - Kiểm soát xúc cảm biểu hiện biết kiềm chế trong các tình huống xung đột; biết cách kiềm chế xúc cảm hoặc biết tự làm chủ tình cảm của mình không để những nhu cầu, mong muốn, hoàn cảnh hoặc người khác chi phối. - Giải quyết vấn đề trong tương tác xã hội biểu hiện ở khả năng nhận diện tình huốnggây mâu thuẫn, lựa chọn phương án và đưa ra các quyết định để giải quyết vấn đề, tình huống đó một cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân nhằm tạo được mối quan hệ hợp tác, đoàn kết trong nhóm/ tập thể lớp. Các mặt biểu hiện ở các khía cạnh được dựa vào để xây dựng một thang đo dành cho học sinh tiểu học (lớp 4 và lớp 5) với 4 mức độ đánh giá khác nhau, từ mức “Thấp” nhất (“Chưa bao giờ”) đến mức “Cao” nhất (“Rất thường xuyên”), với điểm quy ước về mặt định lượng tương ứng với 1 điểm và 4 điểm. Các mức khác nằm ở khoảng giữa các mức này với điểm tương ứng là 2, 3 điểm. Kết quả bước đầu được đánh giá dựa trên điểm trung bình đạt được ở mỗi biểu hiện trên toàn bộ mẫu khách thể. Qua đó có thể cung cấp về thực trạng biểu hiện kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh. 2.2. Thực trạng biểu hiện kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học Chúng tôi tiến hành nghiên cứu kĩ năng xúc cảm - xã hội trên 1398 học sinh ở 12 trường tiểu học trên địa bàn (nội thành và ngoại thành) thuộc thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh trong năm học 2014 - 2015 với các phương pháp điều tra (sử dụng thang tự đánh giá đã được chuẩn hóa), phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu [3]. Dưới đây là kết quả nghiên cứu về kĩ năng xúc cảm- xã hội của học sinh tiểu học và những biểu hiện cụ thể ở từng khía cạnh của kĩ năng này: Bảng 1. Mức độ kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học Mức độ Kĩ năng xúc cảm - xã hội Số lượng % Yếu/ Chưa đạt 207 14,8 Trung bình 975 69,7 Khá 167 11,9 Tốt 49 3,6 Tổng số 1398 100 Kết quả nghiên cứu cho thấy: Phần lớn (69,7%) học sinh tiểu học (lớp 4 và lớp 5) có kĩ năng xúc cảm - xã hội ở mức trung bình; Số học sinh cón yếu/ chưa đạt ở kĩ năng này chiếm tỉ lệ 14,8%, trong khi đó, chỉ có 3,6% học sinh có kĩ năng xúc cảm- xã hội ở mức tốt (Bảng 1). 63 Lê Mỹ Dung Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học biểu hiện ở nhiều khía cạnh (hợp tác, đồng cảm, kiểm soát cảm xúc và giải quyết vấn đề trong tương tác xã hội) và với mức độ khác nhau.Cụ thể là: - Hợp tác: Phần lớn học sinh (67,3%) có kĩ năng hợp tác ở mức trung bình; Số học sinh có kĩ năng này ở mức khá và tốt chỉ chiếm 16,5% và còn 16,2% học sinh có kĩ năng này ở mức yếu/ chưa đạt. Phần lớn học sinh (> 65%) tự đánh giá thực hiện thường xuyên cáchành động “Xin phép trước khi dùng đồ đạc của người khác”; “Lắng nghe người lớn khi họ đang nói với mình”; “Hoàn thành bài tập ở nhà và công việc được nhóm giao đúng hẹn”; Tuy nhiên, các em (25 - 30%) còn gặp khó khăn khi “Tổ chức thực hiện một nhiệm vụ theo nhóm/tổ”; “chơi với các bạn dù họ khác mình về nhiều điểm” và “lắng nghe và dễ dàng thỏa thuận với các bạn trong nhóm” (Bảng 2). Bảng 2. Tự đánh giá của học sinh về biểu hiện kĩ năng hợp tác (N = 1398) TT Biểu hiện % Thườngxuyên Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ bậc 1 Con kết bạn dễ dàng 55,9 2,78 0,89 9 2 Trước khi dùng đồ đạc của người khác, con có xin phép 86,7 3,46 0,73 1 3 Trong lớp, con tích cực tham gia vào các công việc ở tổ/nhóm 62,8 2,89 0,90 6 4 Hoàn thành bài tập ở nhà đúng hẹn 76,8 3,21 0,89 3 5 Con lắng nghe người lớn khi họ đang nói với mình 85,2 3,45 0,81 2 6 Hoàn thành công việc được nhóm giao đúng hẹn 68,2 3,00 0,92 4 7 Con lắng nghe và dễ dàng thỏa thuận với các bạn trong nhóm 63,7 2,85 0,87 8 8 Dễ chơi với các bạn dù họ khác mình về nhiều điểm 62,1 2,86 0,97 7 9 Không gặp khó khăn mỗi khi tổ chức thực hiện một nhiệm vụ theo nhóm/tổ 74,3 2,89 0,89 5 10 Khi cô giao việc theo nhóm, các bạnthích chọn con vào nhóm của họ 38,9 2,37 0,92 10 (Điểm trung bình cao nhất = 4; Điểm trung bình thấp nhất = 1) Qua dự giờ quan sát ở lớp học, chúng tôi thấy: Trong giờ học, học sinh giúp đỡ nhau trong khi làm việc nhóm theo yêu cầu của giáo viên, các em lắng nghe ý kiến của các bạn, thảo luận và cùng nhau thống nhất ý kiến và cử một bạn đại diện lên trình bày kết quả làm việc của nhóm. Ở tình huống khác, khi được cô phân công trực nhật, các em trong tổ biết phân công nhau mang dụng cụ đầy đủ, phân công công việc hợp lí theo sức khỏe và giới tính, làm việc và hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt công việc được giao... - Đồng cảm: Phần lớn học sinh (68,5%) có kĩ năng đồng cảm ở mức trung bình; Số học sinh có kĩ năng này ở mức khá và tốt chiếm 18,5% và còn 12,9% học sinh có kĩ năng này ở mức yếu/ chưa đạt. Học sinh tự đánh giá thường xuyên thể hiện kĩ năng đồng cảm thông qua hành động “Hỏi thăm, động viên khi người khác gặp chuyện buồn”; “Thông cảm với người khác khi họ gặp điều không may mắn”; “Khi bạn tâm sự chuyện buồn, cố gắng lắng nghe để hiểu và chia sẻ”; “Mỉm cười, vẫy tay hoặc gật đầu chào khi gặp người khác” (Bảng 4). Qua quan sát ở trường học, chúng tôi thấy: Có học sinh thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với các em nhỏ, với bạn bè và người lớn trong 64 Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học mọi tình huống. Khi đang chơi ở sân trường, một học sinh thấy một em học ở lớp dưới vấp ngã, em đã đỡ dậy và dỗ bé nín khóc; Trong giờ học, một học sinh làm mất bút, các bạn đã đi tìm hộ.... Khi phỏng vấn sâu, các em kể: “Khi mẹ bị ốm, em đã giúp mẹ giặt quần áo, nấu cơm, đun nước và cho mẹ uống thuốc”; “Có một lần, em nhìn thấy một bạn gái bị các bạn trai trêu chọc và bạn ấy khóc. Em lại gần và nói: “Sao cậu lại trêu con gái vậy? Các cậu có xin lỗi không?” và các bạn trai đã xin lỗi bạn ấy”.. Bên cạnh đó, kết quả tự đánh giá của học sinh cho thấy, học sinh tiểu học gặp khó khăn trong việc nhận biết, hiểu cảm xúc của người khác và bày tỏ cảm xúc của bản thân, điều này hạn chế sự đồng cảm của các em với người khác. Có 81,8% học sinh không “dễ dàng nói cho người khác biết điều mình cảm nhận”; 63,4% học sinh “Không biết khi nào mọi người cảm thấy khó chịu khi họ không nói ra”; 48% học sinh “ không hiểu người khác khi họ bực tức, cáu giận/ không biết khi nào người bạn thân của mình không vui”(Bảng 3) Bảng 3. Tự đánh giá của học sinh về biểu hiện kĩ năng đồng cảm (N = 1398) TT Biểu hiện % Thườngxuyên Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ bậc 1 Con mỉm cười, vẫy tay hoặc gật đầu chào người khác 63,1 2,92 0,96 5 2 Con lắng nghe bạn tâm sự khi họ có chuyện rắc rối 66,1 2,93 0,98 4 3 Con cố gắng hiểu người khác khi họ bực tức, cáu giận 52,0 2,58 0,98 7 4 Hỏi thăm, động viên khi người khác gặp chuyện buồn 73,2 3,09 0,90 1 5 Con có thể biết khi nào người bạn thân của mình không vui 54,9 2,68 1,00 6 6 Thông cảm với người khác khi họ gặp điều không may mắn 69,4 3,00 0,91 2 7 Các bạn trong lớp gặp chuyện rắc rối thích tâm sự cùng con 34,4 2,25 0,95 9 8 Con biết khi nào mọi người cảm thấy khó chịu, mặc dù họ không nói ra 36,6 2,27 0,96 8 9 Con dễ dàng nói cho người khác biếtđiều mình cảm nhận 28,2 2,10 0,91 10 10 Khi bạn tâm sự chuyện buồn, con cố gắng lắng nghe để hiểu và chia sẻ 65,7 2,93 0,94 3 (Điểm trung bình cao nhất = 4; Điểm trung bình thấp nhất = 1) - Kiểm soát cảm xúc: Phần lớn học sinh (70,7%) kiểm soát cảm xúc ở mức trung bình; Số học sinh có kĩ năng này ở mức khá và tốt chiếm 15,3% và còn 13,9% học sinh có kĩ năng này ở mức yếu/ chưa đạt (Bảng 4). Phần lớn học sinh tiểu học, không thường xuyên “cãi cọ, gây gổ với các bạn” (87,3%); “không cáu giận, khi người khác không đáp lại mong muốn của mình” (84,1%);Tuy nhiên, khi bị bạn hoặc người khác trêu, chỉ có 37,4% học sinh “Bỏ qua không để ý đến những người hay trêu mình”, “không giận dữ khi người khác nổi cáu với mình” (39,1%), “Nghe bố mẹ trách mắng mà không giận dữ” (53,2), còn lại phần lớn học sinh khó kiềm chế cảm xúc và thường có hành động, 65 Lê Mỹ Dung lời nói phản kháng lại (Bảng 5). Điều này có thể lí giải xuất phát từ đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học.Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, tính dễ xúc cảm được thể hiện ở dễ bộc lộ, các em thường bộc lộ xúc cảm một cách hồn nhiên, chân thật và chưa biết ngụy trang. Ngoài ra, xúc cảm của các em còn mong manh, chưa bền vững và chưa sâu sắc.Qua dự giờ và quan sát ở trường/ lớp học, chúng tôi thấy rõ hơn những biểu hiện này ở các tình huống học tập, vui chơi của các em. Trong tình huống, bị các bạn trêu trêu/ đánh/ giật sách/vẩy mực, phần lớn học sinh thường có hành động hoặc lời nói phản kháng lại (nói to, đánh, giật lại...), một số khác thì có phản ứng tránh né, bỏ đi... Bảng 4. Tự đánh giá của học sinh về biểu hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc (N = 1398) TT Biểu hiện % Thườngxuyên Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ bậc 1 Bỏ qua không để ý đến những người hay trêu mình 37,4 2,33 1,02 8 2 Khi không thích điều gì hoặc bực bội với ai, con phải nói ngay 41,6 2,40 1,01 7 3 Con không giận dữ khi người khác nổi cáu với minh 39,1 2,31 1,01 9 4 Nghe bố mẹ trách mắng mà không giận dữ 53,2 2,65 1,03 4 5 Không cáu giận, khi người khác không đáp lại mong muốn của mình 84,1 3,22 0,86 2 6 Con có khả năng nhẫn nhịn, kiềm chế khi gặp những chuyện bực mình 40,6 2,40 0,95 5 7 Con có thể giữ được bình tĩnh khi gặp chuyện gây bực bội, tức giận 40,0 2,40 0,96 6 8 Con không cãi cọ, gây gổ với các bạn 87,3 3,30 0,82 1 9 Con biết phải làm thế nào để giữ được bình tĩnh 49,3 2,59 0,94 10 10 Con không hay bực bội về nhiều chuyện 79,4 3,03 0,93 3 (Điểm trung bình cao nhất = 4; Điểm trung bình thấp nhất = 1) - Giải quyết vấn đề trong tương tác xã hội: Phần lớn học sinh (70,7%) có kĩ năng giải quyết vấn đề ở mức trung bình; Số học sinh có kĩ năng này ở mức khá và tốt chiếm 15,3% và còn 13,9% học sinh có kĩ năng này ở mức yếu/ chưa đạt. Phần lớn học sinh tiểu học (52,5%) giải quyết vấn đề trong tình huống xung đột với các bạn hoặc người khác theo cách “nhờ người lớn giúp đỡ, can thiệp”; Có 49,1% học sinh đã “cố nghĩ ra nhiều giải pháp, rồi chọn một” để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, số học sinh có kĩ năng giải quyết vấn đề còn ít, các em chưa biết cách tự giải quyết xung đột với người khác; Chỉ có 32,2% học sinh nói “Sự việc nên kết thúc ở đây ” khi mọi người trong nhà/ trong lớp có sự tranh luận hoặc cãi cọ quá đáng”; hoặc “Cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của bạn để hiểu tại sao bạn tức giận” (43,6%); “biết cách thuyết phục bạn mình mỗi khi có bất đồng” (42,6%) (Bảng 5) Dự giờ và quan sát ở trường/ lớp học, chúng tôi thấy các em gặp khó khăn trong việc giải quyết các tình huống như: “Là lớp trưởng nhưng nói các bạn không nghe”; “Bạn cho mượn sách, nhưng làm rách sách của bạn và bị bạn mắng”; “Một học sinh vào lớp với quần áo bẩn do bị ngã khi chơi đã bị các bạn trong lớp trêu chọc. Học sinh này tỏ ra rất tức giận và bỏ đi ra ngoài lớp”; 66 Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học “Các bạn không cho chơi cùng”;... Các em chỉ giải quyết sự việc bằng cách tránh né, bỏ đihoặc phản ứng tiêu cực như cãi lại, đánh lại. Khi phỏng vấn, các em cho biết: “Một hôm, ở lớp em không đánh bạn, nhưng cô giáo vẫn đánh em. Em rất buồn và khóc”; “Có lần, em bị mẹ mắng oan và vì ba đã để máy tính của mẹ ra ngoài, mẹ đã hiểu nhầm là em làm, em rất giận, lúc ấy em không biết nói gì, chỉ đi vào phòng với vẻ mặt hằm hằm”.... Bảng 5. Tự đánh giá của học sinh về biểu hiện kĩ năng giải quyết vấn đề trong tương tác xã hội (N = 1398) TT Biểu hiện % Thườngxuyên Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ bậc 1 Con nhờ người lớn giúp đỡ, can thiệp khi bị trẻ khác đánh hoặc trêu 52,5 2,60 0,93 2 2 Con biết nói: “ Sự việc nên kết thúc ở đây ” khi mọi người trong nhà có sự tranh luận hoặc cãi cọ quá đáng 32,2 2,05 1,06 10 3 Cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của bạn để hiểu tại sao bạn tức giận 43,6 2,40 0,97 7 4 Con có thể nghĩ ra những câu trả lời hay cho những câu hỏi hóc búa 29,8 2,14 0,87 9 5 Con có thể nghĩ ra nhiều cách trả lời cho một câu hỏi khó 35,1 2,31 0,88 8 6 Khi các bạn gặp chuyện rắc rối hay hỏi ý kiến con về cách giải quyết 38,6 2,41 0,90 6 7 Con biết cách thuyết phục bạn mình mỗi khi có bất đồng 42,6 2,45 0,92 5 8 Khi giải quyết một vấn đề, con cố nghĩ ra nhiều giải pháp, rồi chọn một 49,1 2,60 1,09 3 9 Con nghĩ ra những cách khác nhau để giải quyết vấn đề 46,6 2,51 0,91 4 10 Để giải quyết một vấn đề, con thường cố gắng đến cùng 57,7 2,80 0,92 1 (Điểm trung bình cao nhất = 4; Điểm trung bình thấp nhất = 1) - So sánh theo giới tính: Học sinh nữ có kĩ năng hợp tác, kĩ năng đồng cảm, kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng xúc cảm - xã hội (2,94đ; 2,75đ; 2,45đ và 2,60đ) tốt hơn so với học sinh nam(2,84đ; 2,57đ; 2,39đ và 2,52đ), sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Riêng ở kĩ năng kiểm soát xúc cảm, sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê (p = 0,02). - So sánh theo khu vực nội và ngoại thành: Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh ở khu vực ngoại thành (2,57đ) tốt hơn so với học sinh ở khu vực nội thành (2,54đ), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tuy nhiên, học sinh ngoại thành (2,93đ) có kĩ năng hợp tác tốt hơn so với học sinh ở nội thành (2,85đ), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,00. - Học sinh có cha mẹ là cán bộ viên chức với nghề nghiệp là giáo viên, kĩ sư, bác sĩ (2,63đ) có kĩ năng xúc cảm - xã hội tốt hơn so với các em có cha mẹ có nghề nghiệp khác (làm ruộng, công nhân, buôn bán, nội trợ...) ( 0,05. 67 Lê Mỹ Dung 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở Bảng 7 cho thấy: Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kĩ năng xúc cảm của học sinh tiểu học là môi trường gia đình của học sinh (2,96đ). Trẻ ở tuổi này thường xuyên cần đến sự hỗ trợ của người lớn về mọi mặt. Phạm vi hoạt động và giao tiếp của trẻ lứa tuổi tiểu học nhìn chung chưa rộng, giới hạn chủ yếu trong gia đình và nhà trường, vì vậy đây là những nơi đầu tiên người lớn cần quan tâm sao cho đứa trẻ cảm thấy thoải mái thực sự. Có như vậy trẻ mới sẵn sàng thiết lập các mối quan hệ qua lại với những người xung quanh, sẵn sàng thực hiện các yêu cầu của người lớn. Qua khảo sát, số học sinh (khoảng 20%) có gia đình không thuận lợi, kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ đi làm xa ít quan tâm chăm sóc thường xuyên về vật chất lẫn tinh thần, tình cảm và sự giáo dục của gia đình, điều này tạo tâm lí mặc cảm, tự ti, khó kiềm chế cảm xúc, dễ cáu giận, khó đồng cảm và hợp tác với người khác. Yếu tố thứ hai là đặc điểm tâm lí học sinh (2,82đ). Quan sát có thể thấy, những HS thuộc loại khí chất mạnh mẽ thường dễ tức giận, thể hiện sự phấn khích nhanh và ở mức độ lớn hơn so với những trẻ khác trong lớp học hoặc ngoài sân trường, có biểu hiện thái quá về xúc cảm trong khi chơi trò chơi, tranh luận. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, điều dễ nhận thấy trong tính cách của các em là tính xung động trong hành vi, tức là khuynh hướng hành động ngay lập tức dưới tác động của các kích thích bên trong và bên ngoài mà không kịp suy nghĩ, cân nhắc. Điều này được quy định, trước hết, bởi sự điều chỉnh của ý chí đối với hành vi ở các em còn yếu. Ngoài ra, ở một số em có vốn từ biểu thị xúc cảm ít, thường trải nghiệm xúc cảm khó khăn, ít có khả năng trong việc xác định yếu tố cụ thể gây nên xúc cảm, vì vậy dễ biểu lộ những phản ứng không thích hợp trong các tình huống xã hội, phản ứng mạnh mẽ nếu bị trêu chọc hoặc cảm thấy xấu hổ. Yếu tố thứ ba là mối quan hệ giáo viên - học sinh (2,82đ); Ở trường tiểu học, giáo viên là người có uy tín mạnh mẽ nhất đối với học sinh trong lớp học và nguồn gốc của sự tập trung mạnh nhất của xúc cảm. Các nghiên cứu đã cho thấy, có mối tương quan giữa mối quan hệ tiêu cực của giáo viên và học sinh với những khó khăn điều chỉnh xúc cảm, thành tích học tập và xúc cảm tiêu cực của học sinh đối với trường học. Ngoài ra, đánh giá của giáo viên không công bằng, có định kiến, chưa đồng cảm với những khó khăn gặp phải của học sinh, biểu hiện xúc cảm tiêu cực của giáo viên (hét lên và trút bực tức vào học sinh khi đang tức giận) có xu hướng gợi xúc cảm tiêu cựcvà khó chia sẻ, đồng cảm từ phía học sinh. Bảng 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học TT Yếu tố Điểm trungbình Độ lệch chuẩn Thứ bậc 1 Nội dung chương trình giáo dục tiểu học 2,29 0,64 9 2 Sự quan tâm của giáo viên 2,79 0,40 5 3 Mối quan hệ giáo viên-học sinh 2,82 0,39 3 4 Đặc điểm tâm lí học sinh 2,82 0,38 2 5 Mối quan hệ giáo viên-cha mẹ học sinh 2,53 0,56 7 6 Môi trường gia đình của học sinh 2,96 0,20 1 7 Môi trường cộng đồng xung quanh 2,80 0,40 4 8 Văn hóa truyền thống 2,48 0,54 8 9 Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 2,61 0,53 6 (Điểm trung bình cao nhất = 4; Điểm trung bình thấp nhất = 1) 68 Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học 3. Kết luận Trước sự thay đổi và sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, kĩ năng xúc cảm - xã hội giúp con người có thể hòa nhập và thích nghi với sự thay đổi của xã hội một cách tích cực nhất, để đảm bảo an toàn và khỏe mạnh cho đời sống thể chất cũng như tinh thần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực trạng kĩ năng xúc cảm xã hội của học sinh tiểu học hiện nay được thể hiện ở 4 khía cạnh (hợp tác, đồng cảm, kiểm soát xúc cảm, giải quyết xung đột) đạt ở mức trung bình. Môi trường gia đình của học sinh; Đặc điểm tâm lí học sinh; Mối quan hệ giáo viên - học sinh; Môi trường cộng đồng xung quanh là các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học. Các yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học, nó góp phần chỉ ra nguyên nhân và qua đó cũng làm cơ sở đưa ra các biện pháp sự phạm cần thiết nhằm góp phần rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực cho học sinh tiểu học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Autralian Council for Educational Reseach (2012), Social- Emotional Wellbeing Survey (Report) [2] Côvaliôp A.G., 1976. Tâm lí học cá nhân. Nxb Giáo dục. [3] Lê Mỹ Dung, 2013. Nghiên cứu biện pháp rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực cho học sinh tiểu học. Đề tài cấp Bộ, mã số B2013-17-31. [4] Vũ Dũng, 2000. Từ điển Tâm lí học. Nxb Khoa học Xã hội. [5] Daniel Goleman, 2002. Trí tuệ xúc cảm. Làm thế nào để biến những cảm xúc của mình thành trí tuệ. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [6] Kixêgôp X.I., 1973. Hình thành các kĩ năng, kĩ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện nền giáo dục đại học. Người dịch: Vũ Năng Tinh, Tư liệu thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [7] Kruchetxki V.A., 1981. Những cơ sở của tâm lí học sư phạm. Tập 1, Nxb Giáo dục. [8] Luật Giáo dục. Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội, 2007. [9] Trần Trọng Thủy, 2000. Tâm lí học lao động. Tài liệu giảng dạy Cao học, Viện Khoa học Giáo dục. [10] Schutz, P. A., & Lanehart, S. L., 2002. Introduction: Emotions in Education. Educational Psychologist, 37(2), 67-68. [11] Sue Cornwell, Jill Bundy, 2009. The emotional curriculum: a journey towards emotional literacy. London: SAGE. ABSTRACT Social-emotional skills of students at the elementary school The article refers to the reality of social-emotional skills of students at the elementary school today. Social-emotional skills in elementary school students is shown in 4 ways (cooperative skills, skills of empathy, emotional control skills, problemsolving skills) to varying degrees. There are distinct differences in terms of social-emotional skills of men and women, this difference is statistically significant. The family environment of the student; Psychological characteristics of students; Relationship of teacher-student; Theenvironment surrounding communities are factors that affect the social-emotional skills of elementary school students. Keywords: Skill,emotion,social- emotion,social-emotional skills. 69

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3539_lmdung_0808_2193043.pdf
Tài liệu liên quan