Tài liệu Kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0037
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 120-124
This paper is available online at
KĨ NĂNG HỢP TÁC TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMHÀ NỘI
Nguyễn Minh Hải
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo đề cập đến thực trạng kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên trường
Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) trong đó bao gồm các vấn đề: Một số khái niệm cơ
bản về kĩ năng hợp tác; kết quả khảo sát thực trạng kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh
viên; các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên sư phạm.
Từ khóa: Kĩ năng, kĩ năng hợp tác trong học tập, sinh viên.
1. Mở đầu
Hợp tác trong công việc nói chung và trong học tập nói riêng có ý nghĩa to lớn trong cuộc
sống hiện đại, nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi
mỗi người lao động phải có kĩ năng hợp tác mới đáp ứng được chất lượng và hiệu quả lao độn...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0037
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 120-124
This paper is available online at
KĨ NĂNG HỢP TÁC TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMHÀ NỘI
Nguyễn Minh Hải
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo đề cập đến thực trạng kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên trường
Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) trong đó bao gồm các vấn đề: Một số khái niệm cơ
bản về kĩ năng hợp tác; kết quả khảo sát thực trạng kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh
viên; các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên sư phạm.
Từ khóa: Kĩ năng, kĩ năng hợp tác trong học tập, sinh viên.
1. Mở đầu
Hợp tác trong công việc nói chung và trong học tập nói riêng có ý nghĩa to lớn trong cuộc
sống hiện đại, nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi
mỗi người lao động phải có kĩ năng hợp tác mới đáp ứng được chất lượng và hiệu quả lao động.
Có thể nói, hợp tác là một trong những giá trị sống cần thiết đối với con người.
Trên bình diện lí luận, vấn đề hợp tác, học tập hợp tác, kĩ năng hợp tác của học sinh, sinh
viên đã được nghiên cứu bởi các tác giả như Nguyễn Cảnh Toàn [10], Nguyễn Hữu Châu [4], Đặng
Thành Hưng [5]. . . . Ở góc độ nghiên cứu thực tiễn đã có các công trình nghiên cứu vấn đề này của
các tác giả Nguyễn Ngọc Trang [11], Nguyễn Thị Quỳnh Phương [9]. . .
Yêu cầu đổi mới dạy học ở đại học hiện nay là tăng cường xemine, thảo luận nhóm, tiến
hành các bài tập nghiên cứu. . . . Điều đó đòi hỏi sinh viên cần có những kĩ năng hợp tác để cùng
nhau giải quyết những vấn đề và nhiệm vụ học tập. . .
Thực tiễn sư phạm cho thấy, việc hình thành và phát triển kĩ năng học tập nói chung, kĩ
năng hợp tác trong học tập nói riêng cho sinh viên sư phạm còn nhiều hạn chế, chưa được quan
tâm đúng mức. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của sinh viên cũng như chất
lượng dạy học sau này khi ra trường của họ. Trong khi đó, kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh
viên sư phạm nằm trong tiêu chuẩn 5 cần hình thành cho sinh viên trong đào tạo nghề - đó là năng
lực phát triển cá nhân [3]. Bởi vậy, việc nghiên cứu thực trạng kĩ năng hợp tác trong học tập của
sinh viên sư phạm là một trong những căn cứ cần thiết để có những biện pháp phát triển những kĩ
năng này cho sinh viên.
Ngày nhận bài: 20/12/2016. Ngày nhận đăng: 24/2/2017.
Liên hệ: Nguyễn Minh Hải, e-mail: hoangminhnguyenf26th@gmail.com
120
Kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Hợp tác
Hợp tác là nhu cầu tất yếu của con người, các nghiên cứu của R.Jonhson và D. Jonhson [6]
đều khẳng định, hợp tác quyết định sự thành bại của mỗi cá nhân trong xã hội. Bởi vậy có thể hiểu,
hợp tác là cùng chung sức, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc nào đó nhằm đạt được
mục đích chung.
2.1.2. Hợp tác trong học tập
Hợp tác trong học tập là phương thức hay chiến lược học tập dựa trên sự hợp tác giữa các cá
nhân người học nhằm đạt được mục đích học tập chung của nhóm trên cơ sở có sự nỗ lực chung,
chia sẻ các nguồn lực, kết quả và lợi ích học tập.
2.1.3. Kĩ năng hợp tác trong học tập
Kĩ năng hợp tác trong học tập là khả năng thực hiện có kết quả một hành động học tập dựa
trên những tri thức, kinh nghiệm đã có của người học vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập
chung của nhóm trên cơ sở có sự phụ thuộc tích cực, sự tương tác trực diện và trách nhiệm cá nhân
cao của mỗi thành viên.
* Cấu trúc của kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên (4 nhóm kĩ năng):
Nhóm kĩ năng tham gia công việc học tập nhóm; nhóm kĩ năng xây dựng và duy trì sự tin
tưởng lẫn nhau; nhóm kĩ năng giao tiếp học tập nhóm; nhóm kĩ năng giải quyết mẫu thuẫn, bất
đồng.
- Nhóm kĩ năng tham gia công việc trong quá trình học tập hợp tác gồm các biểu hiện:
+ Xác định được vị trí, vai trò của các cá nhân trong quá trình hợp tác.
+ Đảm nhiệm được các vai trò khác nhau trong quá trình hợp tác.
+ Phối hợp cùng nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
+ Tự đánh giá được bản thân.
+ Gắn trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm chung khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Nhóm kĩ năng xây dựng và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau có các biểu hiện:
+ Bày tỏ sự ủng hộ người khác bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
+ Chủ động giúp đỡ và yêu cầu bạn giúp đỡ mình trong học tập.
+ Nhận xét ý kiến bạn khác trong quá trình học tập.
+ Giải thích ý kiến của mình.
+ Khuyến khích, động viên các bạn khác cùng hợp tác.
+ Tôn trọng ý kiến người khác.
- Nhóm kĩ năng giao tiếp trong học tập hợp tác gồm các biểu hiện:
+ Thảo luận, tranh luận có tổ chức.
+ Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến nhận xét, phê bình của bạn.
+ Cầu thị, học hỏi các bạn khác.
+ Thuyết phục bạn thừa nhận ý kiến hợp lí của mình.
+ Trình bày vấn đề mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục.
121
Nguyễn Minh Hải
+ Trao đổi, thống nhất ý kiến hoặc chấp nhận ý kiến trái ngược.
+ Cùng chịu trách nhiệm trong quá trình hợp tác.
+ Chía sẻ kinh nghiệm của mình với bạn trong học tập.
- Nhóm kĩ năng giải quyết mẫu thuẫn, bất đồng có các biểu hiện:
+ Kiềm chế bực tức trong quá trình tương tác với bạn.
+ Phát hiện mâu thuẫn trong quá trình hợp tác.
+ Xử lí bất đồng một cách hợp lí, tế nhị.
+ Phản đối ý kiến của bạn một cách nhẹ nhàng, không chỉ trích.
+ Ra quyết định phù hợp trong các tình huống học tập.
+ Cùng nhau tìm cách giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong học tập.
2.2. Thực trạng kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên trường ĐHSPHN
Nghiên cứu kĩ năng hợp tác trong học tập được tiến hành trên 185 sinh viên đang học năm
thứ 3 tại các khoa: khoa văn, khoa hóa, khoa giáo dục đặc biệt trong năm học 2016-2017 của
trường ĐHSPHN. Điều tra được tiến hành bằng phiếu trưng cầu ý kiến sinh viên, dự giờ dạy học
trên lớp, nhận xét của giảng viên. Cách tính điểm cho các mức độ biểu hiện của từng kĩ năng như
sau: Không bao giờ (1 điểm); Hiếm khi (2 điểm); Thỉnh thoảng (3 điểm); Thường xuyên (4 điểm);
Rất thường xuyên (5 điểm).
Bảng 1: Kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên trường ĐHSPHN
TT Các nhóm kĩ năng ĐTB ĐLC Thứ bậc
1 Kĩ năng tham gia công việc trong quá trình học
tập hợp tác
3,80 0,44 1
2 Kĩ năng xây dựng và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau 3,75 0,45 2
3 Kĩ năng giao tiếp trong học tập 3,69 0,41 3
4 Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, bất đồng 3,52 0,48 4
Chung Kĩ năng hợp tác 3,69 0,36
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên sư
phạm đạt ở mức trung bình (ĐTB= 3,69). Tuy nhiên, trong đó nhóm kĩ năng tham gia công việc
trong quá trình học tập hợp tác đạt ở mức cao nhất (ĐTB= 3,80), còn nhóm kĩ năng giải quyết mâu
thuẫn bất đồng đạt ở mức thấp nhất (ĐTB= 3,52). Qua việc dự các giờ học trên lớp của sinh viên,
chúng tôi cũng nhận thấy các em còn lúng túng nhiều mỗi khi phải giải quyết các mâu thuẫn, khác
biệt ý kiến phát sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Trao đổi với giảng viên, nhiều thầy cô cho
rằng, kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên còn thiếu hụt và yếu do nhiều nguyên nhân, trong
đó có nguyên nhân giảng viên chưa thực sự chú trọng việc dạy học hợp tác cho sinh viên trong
quá trình giảng dạy. Điều đó cho thấy, cần phải có những biện pháp phù hợp nhằm phát triển kĩ
năng hợp tác trong học tập nói chung và kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, bất đồng của sinh viên mới
đáp ứng được yêu cầu đổi mới đào tạo nghề trong nhà trường sư phạm cũng như hoạt động nghề
nghiệp trong tương lai của họ ở nhà trường phổ thông.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên sư
phạm
Trong quá trình học tập, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng hợp tác của sinh viên sư
phạm. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này là khác nhau.
122
Kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Bảng 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng hợp tác
trong học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
TT Các yếu tố ảnh hưởng ĐTB ĐLC Thứbậc
Mức độ ảnh hưởng (%)
Không
ảnh
hưởng
Ảnh
hưởng
ít
Ảnh
hưởng
nhiều
1 Sự tự tin của sinh viên 2,95 0,27 1 ,5 4,1 95,3
2 Sự tích cực tham gia học tập của sinh
viên
2,92 0,25 2 1,6 5,7 92,7
3
Thời lượng học tập trên lớp của sinh
viên
2,25 0,34 13 5,2 64,8 30,1
4
Phương pháp giảng dạy của giảng
viên
2,67 0,54 5 1,6 30,1 68,4
5
Kĩ năng giao tiếp của giảng viên và
sinh viên 2,76 0,51 4 2,1 20,2 77,7
6
Nội dung thông tin của giảng viên
trình bày 2,59 0,48 8 5,7 30,6 63,7
7 Hình thức tổ chức hoạt động dạy của
giảng viên
2,67 0,60 5 1,0 31,1 67,9
8 Phong thái, cử chỉ, lời nói của giảng
viên
2,27 0,50 12 9,3 53,9 36,8
9 Thái độ cảm xúc của giảng viên và
sinh viên
2,54 0,62 10 2,1 42,0 56,0
10
Sự tôn trọng lẫn nhau giữa giảng viên
và sinh viên
2,77 0,54 3 1,6 20,7 77,7
11
Giảng viên thiếu thời gian hướng dẫn
sinh viên tương tác với nhau 2,33 0,47 11 10,4 47,2 42,5
12
Giảng viên chưa biết cách rèn kĩ năng
hợp tác cho sinh viên 2,58 0,66 9 4,7 33,2 62,2
13 Sinh viên chưa quen với việc hợp tác
trong học tập
2,62 0,59 6 2,6 33,2 64,2
14 Sinh viên không có nhiều cơ hội để
thực hành kĩ năng hợp tác
2,62 0,53 6 4,1 30,1 65,8
15 Giảng viên chưa chú trọng rèn kĩ năng
hợp tác cho sinh viên
2,60 0,56 8 1,0 38,3 60,6
16 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 2,11 0,52 14 16,6 56,0 27,5
Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “sự tự tin của sinh viên” có ảnh hưởng nhiều nhất đến
kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên sư phạm (ĐTB= 2,95). Tiếp đến là các yếu tố “sự tích
cực tham gia học tập của sinh viên” (ĐTB= 2,92); “sự tôn trọng lẫn nhau giữa giảng viên và sinh
viên” (ĐTB= 2,77). Yếu tố ảnh hưởng ít nhất là “cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học” (ĐTB=
2,11). Tiếp theo là các yếu tố “thời lượng học tập trên lớp của sinh viên” (ĐTB= 2,25); “phong
thái, cử chỉ, lời nói của giảng viên” (ĐTB= 2,27). Như vậy có thể nói, các yếu tố ảnh hưởng nhiều
nhất đến kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên sư phạm đều là các yếu tố chủ quan thuộc về
sinh viên và giảng viên.
123
Nguyễn Minh Hải
3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu trên sinh viên một số khoa của trường ĐHSPHN cho thấy, kĩ năng hợp
tác trong học tập của sinh viên mới chỉ đạt ở mức trung bình. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ
năng hợp tác trong học tập của sinh viên sư phạm thì sự tự tin; sự tích cực tham gia học tập của
sinh viên; sự tôn trọng lẫn nhau giữa giảng viên và sinh viên là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều
nhất đến kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên. Theo chúng tôi, để nâng cao kĩ năng hợp tác
trong học tập cho sinh viên sư phạm, giảng viên cần chú trọng hơn nữa việc dạy học hợp tác để
rèn luyện kĩ năng hợp tác cho sinh viên trong quá trình học tập, cần “kích hoạt” hơn nữa sự tự tin,
sự chủ động tích cực tham gia học tập của sinh viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ giáo dục và đào tạo, 2009. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT.
[2] Bộ giáo dục và đào tạo, 2013. Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm đào tạo
giáo viên Trung học phổ thông.
[3] Đinh Quang Báo (chủ biên), 2016. Chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm.
[4] Nguyễn Hữu Châu, 2005. Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb
Giáo dục.
[5] Đặng Thành Hưng, 2006. Dạy học hiện đại – lí luận, biện pháp, kĩ thuật, Nxb Giáo dục.
[6] Johnson D.W, Johnson R, Holubec E, 1998a. Cooperation in the classroom (6th edn). Edina
MN: Interation Book Company.
[7] Nguyễn Thu Tuấn, 2016. Đổi mới chương trình và phương thức đào tạo giáo viên theo hướng
phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng chương trình giáo dục mới.Kỉ yếu Hội thảo "Trường
sư phạm trong phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông đáp ứng chương trình
giáo dục mới", Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trang 27.
[8] Phan Trọng Ngọ, 2015. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đổi mới đào tạo giáo
viên, đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông trong thời kì Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Mã số: B2011-17-CT-01.
[9] Nguyễn Thị Quỳnh Phương, 2011. Biện pháp rèn luyện kĩ năng hợp tác cho sinh viên sư
phạm trong dạy học nhóm, Tạp chí Giáo dục, Số 271, trang 17.
[10] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) 2004. Học và dạy cách học, Nxb Đại học Sư phạm.
[11] Nguyễn Ngọc Trang, 2016. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực học tập hợp tác trong dạy
học dựa vào dự án cho sinh viên. Tạp chí Giáo dục, Số 381, trang 31.
ABSTRACT
Hanoi National University for Education students’ cooperative skills in learning
Nguyễn Minh Hải
Institute of Educational Research, Hanoi National University of Education
The article represents the Hanoi National University of Education students’ cooperative
skills in learning including following issues: several basic concepts of cooperative skills; the results
of the survey on the status of students’ cooperative skills; factors that affect students’ cooperative
skills.
Keywords: Skills, cooperative skills in learning, students.
124
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4732_nmhai_8366_2130332.pdf