Khung năng lực nghề nghiệp cho học viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy - Nguyễn Văn Hiệp

Tài liệu Khung năng lực nghề nghiệp cho học viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy - Nguyễn Văn Hiệp: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 24-28 24 KHUNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Nguyễn Văn Hiệp - Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy Ngày nhận bài: 20/04/2019; ngày sửa chữa: 28/04/2019; ngày duyệt đăng: 03/05/2019. Abstract: Professional competence framework of fire fighting & prevention describes the necessary competencies for each officer and soldier to carry out the work of fire prevention and rescue. This professional competence framework includes measurable and observable work performance indicators and standards; it is a scientific basis, which has the effect of orienting teaching activities at the University of Fire Fighting & Prevention to develop professional competency for learners. Keywords: Competency, professional competency, competency framework, fire prevention and rescue. 1. Mở đầu Dạy học phát triển năng lực, phẩm chất người học là một xu hướng tất yếu của giáo dục Việt Nam và của c...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khung năng lực nghề nghiệp cho học viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy - Nguyễn Văn Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 24-28 24 KHUNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Nguyễn Văn Hiệp - Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy Ngày nhận bài: 20/04/2019; ngày sửa chữa: 28/04/2019; ngày duyệt đăng: 03/05/2019. Abstract: Professional competence framework of fire fighting & prevention describes the necessary competencies for each officer and soldier to carry out the work of fire prevention and rescue. This professional competence framework includes measurable and observable work performance indicators and standards; it is a scientific basis, which has the effect of orienting teaching activities at the University of Fire Fighting & Prevention to develop professional competency for learners. Keywords: Competency, professional competency, competency framework, fire prevention and rescue. 1. Mở đầu Dạy học phát triển năng lực, phẩm chất người học là một xu hướng tất yếu của giáo dục Việt Nam và của các nước trên thế giới hiện nay. Nghị quyết số 29-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI đã khẳng định: “Phát triển GD-ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn” [1]. Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp, Khung năng lực nghề nghiệp chính là Chuẩn đầu ra của hoạt động dạy học. Vì thế, xây dựng khung năng lực nghề nghiệp là một yêu cầu cấp thiết, cần phải được tiến hành sớm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nhận thức chung về năng lực nghề nghiệp Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Đã có nhiều khái niệm về năng lực theo các phạm trù khác nhau, dù diễn đạt theo cách nào thì năng lực đều có một số đặc điểm chung, cơ bản là: - Năng lực là kết quả của sự phối hợp (huy động tổng hợp) nhiều nguồn lực khác nhau (những tư chất sẵn có, kiến thức, động cơ, thái độ, ý chí, kĩ năng...) trong hoạt động của con người. - Năng lực chỉ tồn tại trong hoạt động. Khi con người chưa hoạt động thì năng lực vẫn còn tiềm ẩn, chỉ có thể quan sát được năng lực qua hoạt động của cá nhân ở tình huống nhất định. - Năng lực thể hiện qua mức độ thành công, tính hiệu quả của hoạt động, đó là thước đo để đánh giá năng lực. - Năng lực được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời con người, ở cả trong và ngoài nhà trường. Một năng lực nào đó có thể sẽ bị yếu hoặc mất đi nếu không được sử dụng, rèn luyện thường xuyên. Do đó, theo chúng tôi: năng lực là tổ hợp các thuộc tính của cá nhân, gồm những thành tố kiến thức, kĩ năng, thái độ, phù hợp với một lĩnh vực hoạt động cụ thể, đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả trong bối cảnh nhất định. Năng lực không mang tính chung chung, khi nói đến năng lực bao giờ cũng nói đến năng lực thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó. Trong hoạt động nghề nghiệp, con người luôn biểu hiện những khả năng nhất định để thực hiện công việc của nghề nghiệp đó. Khi thực hiện những hoạt động ấy, con người cần phải có tri thức, kinh nghiệm cần thiết tương ứng với hoạt động, có khả năng tập trung chú ý, tư duy... có như vậy, mới thực hiện hoạt động theo mục đích. Những yếu tố đó biểu hiện khả năng thực hiện hoạt động nghề nghiệp của con người, được gọi là năng lực nghề nghiệp. Năng lực nghề nghiệp tích hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ: các kĩ năng thực hành, giao tiếp, giải quyết vấn đề và các kĩ năng trí tuệ; thái độ lao động nghề nghiệp; khát vọng học tập và cải thiện; khả năng thích ứng để thay đổi; khả năng áp dụng kiến thức vào công việc; ý thức và khả năng hợp tác, làm việc cùng với người khác trong tổ, nhóm... Trong đó, các thành tố kĩ năng thực hành là biểu hiện cao nhất của năng lực nghề nghiệp. Là thành phần quan trọng của lực lượng Công an nhân dân, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là nòng cốt trong triển khai các biện pháp phòng ngừa, kịp thời chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (CNCH) các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, thường xuyên xảy ra nhiều vụ cháy, tai nạn, sự VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 24-28 25 cố làm nhiều người chết và bị thương, gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, môi trường đầu tư và an sinh xã hội. Do vậy, Trường Đại học PCCC là nơi duy nhất thực hiện chức năng và nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ PCCC và CNCH của nước ta, có trách nhiệm đào tạo đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm công tác PCCC và CNCH phải có chuyên môn nghiệp vụ cao đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Học viên của trường phải có sức khỏe theo tiêu chuẩn tuyển dụng của Bộ Công an nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ ngành lâu dài; có tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt thích ứng với môi trường công tác chiến đấu của ngành và nghề nghiệp PCCC và CNCH. Học viên khi ra trường phải có chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH được giao, gồm: - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức nghiệp vụ, xây dựng phong trào quần chúng PCCC và CNCH; - Kiểm tra, hướng dẫn và đề xuất các giải pháp an toàn PCCC; - Tổ chức hoạt động thẩm duyệt, thiết kế và nghiệm thu về PCCC đối với nhà và công trình; - Tiến hành phối hợp điều tra ban đầu vụ cháy và xử lí các vi phạm quy định về PCCC theo pháp luật; - Tổ chức, quản lí hoạt động của đội hướng dẫn kiểm tra về an toàn PCCC, đội chữa cháy chuyên nghiệp, đội CNCH chuyên nghiệp, đội quản lí phương tiện PCCC và CNCH; - Có kĩ năng chuyên sâu về phòng cháy trong xây dựng, trong các quá trình công nghệ sản xuất, thiết bị điện, tài nguyên thiên nhiên, công tác quản lí an toàn vật liệu nổ công nghiệp; - Tham mưu, đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện được các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực PCCC và CNCH; - Phân tích và giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn công tác phòng cháy, tổng kết kinh nghiệm công tác chỉ huy chữa cháy, đúc kết kinh nghiệm về công tác CNCH; - Xây dựng và tổ chức thực tập các phương án chữa cháy và CNCH; - Có khả năng đánh giá nhận định diễn biến đám cháy và tổ chức chỉ huy các hoạt động chữa cháy; - Có khả năng chuyên sâu về nhận định, đánh giá tình hình diễn biến sự cố, tai nạn và tổ chức các hoạt động CNCH; - Có khả năng thích ứng, tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ; - Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức phối hợp, làm việc theo nhóm. Hoạt động chữa cháy và CNCH là công việc hết sức phức tạp, nguy hiểm, đòi hỏi các chiến sĩ tham gia chữa cháy và CNCH phải dũng cảm, mưu trí, phối hợp, tuân thủ mệnh lệnh của chỉ huy mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì vậy, cán bộ, chiến sĩ phải được chuẩn bị chu đáo về tinh thần, tư tưởng, tâm lí, chính trị, nghiệp vụ, chuyên môn kĩ thuật, tổ chức chỉ huy và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao. Như vậy, năng lực nghề nghiệp PCCC và CNCH là tổ hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ nghề nghiệp phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của công tác PCCC và CNCH, nhằm đảm bảo thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc lĩnh vực PCCC và CNCH và đem kết quả tốt. Năng lực nói chung và năng lực nghề nghiệp PCCC và CNCH nói riêng có quan hệ chặt chẽ với kiến thức và kĩ năng. Kiến thức và kĩ năng vừa là thành phần của năng lực, đồng thời cũng là cách biểu hiện của năng lực nghề nghiệp PCCC và CNCH. Vì vậy, phát triển năng lực nghề nghiệp PCCC và CNCH có quan hệ chặt chẽ với phát triển kiến thức và nâng cao kĩ năng nghề nghiệp PCCC và CNCH cho cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời, cần phải tạo môi trường làm việc tốt giúp cán bộ, chiến sĩ có khả năng tích hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 2.2. Xây dựng Khung năng lực nghề nghiệp Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Khung năng lực nghề nghiệp PCCC và CNCH được đề xuất dựa trên cơ sở Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, chỉ rõ: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức mới vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [1]. Căn cứ theo Điều 48 (Luật Phòng cháy và Chữa cháy) [2] quy định chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PCCC. Theo Điều 5 và Điều 26, Nghị định số 83/2017/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về công tác CNCH của lực lượng PCCC [3]. Năng lực của cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác PCCC và CNCH tại các đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH theo chức năng, nhiệm vụ được giao thuộc loại năng lực nghề nghiệp, năng lực chuyên biệt, đặc trưng của lĩnh vực PCCC và CNCH. Cấu trúc của năng lực này được tích hợp bởi các loại năng lực thành phần như: năng lực chuyên môn; năng lực phương pháp; năng lực xã hội và năng lực cá nhân để thực hiện các hoạt động chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ nghiệp vụ được giao, nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của lực lượng PCCC, có thể đưa ra một cách tổng quát về Khung năng lực nghề nghiệp PCCC và CNCH như sau: 2.2.1. Năng lực chuyên môn nghề Nội dung của năng lực chuyên môn ở từng nghề có sự khác nhau, nhưng cấu trúc của năng lực chuyên môn ở mọi nghề đều giống nhau, gồm: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 24-28 26 - Phải nắm vững kiến thức chuyên môn nghề nghiệp ở mức chuyên sâu, lí thuyết chuyên môn là tri thức của kĩ năng, vì vậy, các chiến sĩ cần đạt được: Có kiến thức chuyên môn PCCC và CNCH sâu rộng, chính xác và thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, thông tin, kĩ thuật để nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ công tác; có kiến thức chuyên ngành, hiểu biết thực tiễn và khả năng liên hệ, vận dụng phù hợp khi thực hiện nhiệm vụ công tác. - Năng lực thực hành nghề: Căn cứ vào thực tiễn tại hiện trường sự cố, tai nạn, cháy nổ để cán bộ, chiến sĩ đưa ra các giải pháp, phương án hành động (từ thiếu sót, sai phạm để đưa ra cách khắc phục; đề ra các phương án cứu người và chữa cháy mang lại hiệu quả cao nhất....); có năng lực thực hành nghề nghiệp vững vàng, phải biết vận dụng kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn nghề nghiệp; thành thạo các kĩ năng của lĩnh vực chuyên môn và thường xuyên cập nhật các kĩ năng nghề nghiệp mới; biết được phương pháp huấn luyện, quy trình tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH; xây dựng được kế hoạch huấn luyện, hướng dẫn được kĩ thuật cá nhân và đội hình chữa cháy và CNCH cho cán bộ, chiến sĩ; xây dựng được phương án chữa cháy và CNCH. - Năng lực tổ chức, quản lí: Để đảm nhận vai trò tiểu đội trưởng, đội trưởng một đội nghiệp vụ, quản lí hành chính cơ sở, cần phải có năng lực: Tổ chức, quản lí hoạt động cho một đơn vị đảm bảo theo đúng chế độ quy định và có hiệu quả cao trong quá trình hoạt động (chế độ sinh hoạt, thời gian, nội dung tập luyện...); khả năng đúc rút kinh nghiệm từ thực tế công tác để đề xuất, đưa nội dung mới vào trong kiến thức, kĩ năng khi thực hiện công tác PCCC trên địa bàn được giao; có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc, đánh giá kết quả công việc; tổ chức thực tập, diễn tập phương án chữa cháy và CNCH theo quy định; có khả năng đúc rút kinh nghiệm từ thực tế công tác để đề xuất, đưa nội dung mới vào trong kiến thức, kĩ năng khi thực hiện công tác PCCC trên địa bàn được giao. 2.2.2. Năng lực thực hiện nhiệm vụ nghiệp vụ được giao Năng lực này đòi hỏi phải có những năng lực cần thiết như: - Năng lực sử dụng trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng: Nhằm mang lại hiệu quả cao nhất khi giao và sử dụng được các phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH phù hợp với tình huống, đặc thù sự cố, tai nạn, phù hợp với môi trường, với không gian và phù hợp với cá nhân người sử dụng...; có khả năng cập nhật thường xuyên và sử dụng được các phương tiện, thiết bị mới, hiện đại để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ công tác; nhận dạng được các thiết bị, dụng cụ trang bị trên phương tiện PCCC và CNCH; thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình chuẩn bị, kiểm tra, vận hành thành thạo phương tiện PCCC và CNCH cơ bản; đánh giá, xử lí và phán đoán chính xác tình trạng hoạt động của trang thiết bị, phương tiện PCCC và CNCH; phân tích tác dụng, đặc điểm kĩ thuật, ưu nhược điểm của trang thiết bị, phương tiện với công tác PCCC và CNCH; hiểu rõ nguyên lí làm việc của trang thiết bị, phương tiện để ứng dụng vào công tác PCCC và CNCH. - Năng lực biểu đạt (sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp): Ngôn ngữ là phương tiện giao, truyền tải thông tin và điều chỉnh đến người có liên quan đến công tác PCCC. Cán bộ, chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ PCCC và CNCH phải có khả năng diễn đạt tốt, có ngôn ngữ rõ ràng, có khả năng biểu cảm ngôn ngữ (nhắc nhở, hướng dẫn, điều chỉnh việc chấp hành các quy định, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, huấn luyện về PCCC và CNCH). Ngôn ngữ phải truyền đạt thông tin đảm bảo được tính chính xác, ngắn gọn, rõ ràng nhằm mang lại hiệu quả chiến đấu cao, duy trì được tính kỉ luật, thống nhất ở đơn vị chiến đấu. Trong nhiều điều kiện phải thông qua kí hiệu bằng tay, qua dây, tiếng còi, ánh sáng, qua ánh mắt để phối hợp hoạt động nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả làm việc: có khả năng giao tiếp tốt, có kĩ năng giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và các phương tiện truyền thông khác; có kĩ năng thuyết trình, vận động những vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ PCCC và CNCH trước mọi người; có khả năng diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng, đảm bảo được tính chính xác, ngắn gọn; có khả năng nắm bắt được tâm lí trong giao tiếp; có khả năng hiểu và biểu đạt được ngôn ngữ cử chỉ (hành động), tín hiệu, kí hiệu. - Năng lực đánh giá: Năng lực đánh giá rất quan trọng, giúp phát hiện được các dấu hiệu vi phạm có yếu tố nguy hiểm trực tiếp phát sinh cháy, nổ, sự cố để có thể đưa ra được các biện pháp khắc phục kịp thời; qua đánh giá để hạn chế, loại trừ các nguy hiểm trực tiếp cho tính mạng, sức khỏe của bản thân, đồng đội khi chữa cháy và CNCH (như: sụp đổ, nguy cơ nổ, bùng cháy, tai nạn thứ cấp); phân tích, đánh giá được nội dung, yêu cầu kiểm tra an toàn PCCC; phân tích, đánh giá được các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC, các hình thức xử lí vi phạm quy định về PCCC; đánh giá được các biện pháp an toàn trong chữa cháy và CNCH; đánh giá được các đặc điểm liên quan đến chiến thuật chữa cháy, đặc điểm của đám cháy xảy ra ở nhà và các dạng công trình, thiết bị; đánh giá, phân tích được đặc điểm các dạng sự cố, tai nạn tại hiện trường, hướng dẫn và tổ chức áp dụng chiến kĩ thuật CNCH tại hiện trường sự cố, tai nạn. - Năng lực làm việc với người khác và làm việc theo nhóm: Năng lực này nhằm tác động có hiệu quả với người khác (với từng người hoặc cả nhóm) gồm: sự hiểu biết và VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 24-28 27 cùng nhau đáp ứng những yêu cầu, tình huống thực tiễn của công việc PCCC và CNCH có hiệu quả với tư cách là một thành viên của nhóm để đạt mục đích. Trong công tác chữa cháy và CNCH, cán bộ, chiến sĩ phải hoạt động theo nhóm, theo đội hình nhằm đảm bảo an toàn cho nhau, cho người bị nạn và mang lại hiệu quả cao trong phối hợp sử dụng phương tiện, thiết bị và chiến thuật. Gồm có: Đảm bảo sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; đảm bảo ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ; phối hợp tốt với đồng đội khi thực hiện điều tra, kiểm tra hướng dẫn công tác PCCC và CNCH; phối hợp tốt với đồng đội khi thực hiện kĩ thuật và đội hình chữa cháy, CNCH; phối hợp quản lí an toàn cho đồng đội, nạn nhân khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và CNCH; phối hợp hoạt động của các tổ, đội với nhau khi cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và CNCH. - Năng lực giải quyết vấn đề: cán bộ, chiến sĩ rất cần khả năng nhận biết, phán đoán chính xác các nguy cơ gây nguy hiểm để đề phòng, ngăn chặn và để ra các quyết định thực hiện kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho nạn nhân, bản thân, đồng đội và hạn chế thấp nhất thiệt hại. Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ sẽ phải làm việc trong môi trường nguy hiểm (khói, nhiệt độ cao, nguy cơ sụp đổ...), hiện trường sự cố, tai nạn có diễn biến phức tạp, nhanh chóng. Vì vậy, cán bộ, chiến sĩ cần: Có khả năng nhận biết, phán đoán chính xác các nguy cơ gây nguy hiểm từ đám cháy và hiện trường sự cố, tai nạn để ra các quyết định thực hiện kịp thời nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế thấp nhất thiệt hại; biết lựa chọn các hoạt động chữa cháy và CNCH cần thiết phù hợp khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và CNCH; quyết định các hình thức xử lí vi phạm quy định PCCC và CNCH, đưa ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời nhằm không để xảy ra sự cố, tai nạn. - Năng lực lập kế hoạch: Khi đứng trước một nhiệm vụ cụ thể, người thực hiện công việc đều phải có mục đích, kế hoạch. Năng lực này được rèn luyện giúp cán bộ, chiến sĩ thực hiện lên lịch kiểm tra hướng dẫn công tác phòng cháy, tổ chức tập luyện, huấn luyện tại đơn vị theo chuyên đề, tổ chức điều tra cơ bản có liên quan đến chữa cháy và CNCH..., theo đúng thời gian được quy định của đơn vị theo từng tháng, từng quý và năm. Gồm có: Nghiên cứu các quy định có liên quan, hồ sơ của cơ sở, lên kế hoạch kiểm tra hướng dẫn công tác phòng cháy; năng lực xây dựng kế hoạch tổ chức tập luyện, huấn luyện tại đơn vị theo chuyên đề, theo nhóm; lập kế hoạch tổ chức điều tra cơ bản có liên quan đến chữa cháy và CNCH..., theo đúng thời gian được quy định của đơn vị theo từng tháng, từng quý và năm. - Năng lực thống kê và lập báo cáo: thông qua thu thập được các kiến thức, thông tin có liên quan, cán bộ, chiến sĩ cần phân tích, xử lí thông tin số liệu, dữ liệu nhằm hoàn thiện các báo cáo và đưa ra các ý kiến, các quyết định hợp lí hỗ trợ hiệu quả cho công tác PCCC và CNCH (số lượng và chất lượng của phương tiện, số lượt kiểm tra hướng dẫn với số kiến nghị, lỗi xử lí vi phạm của loại hình cơ sở...). Năng lực này được thông qua kĩ năng lựa chọn thông tin, mô hình hóa và đọc hiểu dữ liệu thông tin thống kê từ các mô hình, quan sát thông tin thống kê và mô tả số liệu bằng bảng biểu, biểu đồ. Gồm có: Có khả năng thu thập, phân tích và xử lí thông tin trong quá trình điều tra cơ bản về PCCC và CNCH, lập hồ sơ quản lí, theo dõi hoạt động PCCC và kiểm tra an toàn về PCCC; thông qua thu thập được các kiến thức, thông tin có liên quan nhằm hoàn thiện các báo cáo và đưa ra các ý kiến, các quyết định hợp lí hỗ trợ hiệu quả cho công tác PCCC và CNCH; lựa chọn thông tin, mô hình hóa và đọc hiểu dữ liệu thông tin thống kê từ các mô hình, quan sát thông tin thống kê và mô tả số liệu bằng bảng biểu, biểu đồ; khả năng quan sát thông tin thống kê để rút ra các kết luận thống kê. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Nhằm khai thác các thông tin liên quan đến nghề nghiệp (lĩnh vực PCCC và CNCH liên quan trực tiếp đến sự phát triển của nhiều ngành nghề trong xã hội) nên các kiến thức liên quan đến nghề nghiệp cần phải được cập nhật liên tục để kịp thời đáp ứng được yêu cầu phát triển của lực lượng, của từng địa phương... 2.2.3. Năng lực nghiên cứu khoa học Một trong những nhiệm vụ quan trọng của cán bộ, chiến sĩ làm công tác PCCC và CNCH là nghiên cứu khoa học để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng quản lí công tác PCCC và CNCH, phục vụ xã hội, góp phần hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi có sự cố, cháy nổ xảy ra. Để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học, trước hết cán bộ làm công tác PCCC và CNCH phải được bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học, được thực hành các kĩ năng nghiên cứu khoa học và phải tự rèn luyện, bồi dưỡng để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho bản thân. Bao gồm: Phát hiện các vấn đề nghiên cứu từ thực tiễn công tác PCCC và CNCH; thực hiện các chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản, ứng dụng, phát triển công nghệ trong lĩnh vực PCCC và CNCH; nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng kế hoạch, đưa ra các biện pháp đảm bảo an toàn trong công tác PCCC và CNCH; viết bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học; viết chuyên đề, báo cáo khoa học, tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học... Ngoài ra, năng lực học tập cũng rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động PCCC và CNCH. Năng lực học tập được thể hiện ở khả năng thực hiện các hoạt động VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 24-28 28 cá nhân về nhiệm vụ học tập, tự cập nhật, tự lĩnh hội những tri thức liên quan; qua đó, tự rèn luyện các kĩ năng liên quan đến nghề sau quá trình dạy học. Năng lực học tập của học viên luôn cần được chú trọng trong quá trình dạy học theo hướng phát triển nghề PCCC và CNCH... gồm có: Khả năng thực hiện các hoạt động cá nhân về nhiệm vụ học tập; tự cập nhật, lĩnh hội những tri thức liên quan đến công tác PCCC và CNCH; tự rèn luyện các kĩ năng liên quan đến nghề sau quá trình học tập. Như vậy, năng lực nghề nghiệp PCCC và CNCH không phải là khả năng (potential); năng lực không thể phát triển với những người có kiến thức chuyên môn không phù hợp chuyên ngành PCCC và CNCH; năng lực cũng không thể phản ánh qua bằng cấp hay quá trình công tác..., mà là cái tồn tại thực sự, làm nên sự khác biệt ở mỗi cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ PCCC và CNCH. Sự tổng hòa của hệ thống các năng lực chuyên môn, năng lực thực hiện nhiệm vụ nghiệp vụ được giao, năng lực nghiên cứu khoa học... tạo thành một tập hợp. Tập hợp những năng lực này được gọi là hệ thống năng lực chuyên môn nghề nghiệp của cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ PCCC và CNCH, hay gọi tắt là Khung năng lực nghề nghiệp PCCC và CNCH. 3. Kết luận Những năng lực chủ chốt trong Khung năng lực nghề nghiệp PCCC và CNCH được đề xuất là những năng lực có tính tổng quát, được hình thành thông qua các chương trình của nhiều môn học trong nhà trường và trong thực tiễn công tác PCCC và CNCH. Xác định và chọn lựa các năng lực then chốt cần thiết giúp học viên hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác sau này, thích ứng được với sự phát triển KT-XH đang có xu thế toàn cầu, có nền khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng và liên tục. Những năng lực này giúp học viên đối mặt được với thách thức của hiện tại, tương lai trong lĩnh vực PCCC và CNCH; xác định được mục tiêu tổng thể cho học tập và làm việc. Tài liệu tham khảo [1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Quốc hội (2001). Luật Phòng cháy và chữa cháy. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [3] Chính phủ (2017). Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy. [4] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2015). Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy. [5] Trịnh Văn Biều - Trần Thị Ngọc Hà (2016). Đổi mới giáo dục và tổ chức các hoạt động dạy học để phát triển năng lực, phẩm chất người học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 10, tr 88-91. [6] Hoàng Hòa Bình (2015). Năng lực và cấu trúc của năng lực. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 117, tr 29-32. [7] Bộ GD-ĐT (2009). Sổ tay giảng viên POHE. Dự án Giáo dục đại học Việt Nam - Hà Lan. [8] Bộ GD-ĐT (2014). Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Hội thảo khoa học, Bộ GD-ĐT. [9] Vũ Xuân Hùng (2016). Bàn về phát triển kĩ năng nghề nghiệp. Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 35, tr 32-35. GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC... (Tiếp theo trang 17) [2] Chính phủ (2012). Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020. [3] Trường Đại học Vinh (2015). Nghị quyết Đại hội đảng bộ Trường đại học Vinh lần thứ XXXI, nhiệm kì 2015-2020. [4] Trường Đại học Vinh (2018). Quyết định số 1278/QĐ-ĐHV ngày 28/12/2018 ban hành kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Vinh giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030. [5] Nguyễn Thị Xuân Lộc (2018). Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Vinh minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả. Đề tài nghiên cứu khoa học, Vinh, tháng 12/2018. [6] Nguyễn Thị Phương Thảo - Nguyễn Văn Dũng (2018). Tạo động lực làm việc thông qua biện pháp đào tạo, bồi dưỡng viên chức Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 6, tr 68-71. [7] Nguyễn Thị Thu Hương (2012). Xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học - Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, số 28, tr 110‐116. [8] Cảnh Chí Dũng (2013). Hoạt động tạo động lực cho cán bộ giảng viên trường Đại học - Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý đối với Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài cấp trường; Chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05nguyen_van_hiep_6458_2181723.pdf
Tài liệu liên quan