Tài liệu Không gian văn hoá trong truyện cổ tích Hàn Quốc: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00028
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 21-28
This paper is available online at
KHÔNG GIAN VĂN HOÁ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH HÀN QUỐC
Lưu Thị Hồng Việt
Khoa Đông Phương học - Trường Đại học Đà Lạt
Tóm tắt. “Không gian nghệ thuật” là một phương diện thi pháp quan trọng của sáng tác
văn học, có vai trò xây dựng thế giới nghệ thuật, thể hiện quan điểm của người sáng tác
về con người, xã hội và cuộc sống. Không gian văn hoá xuất hiện trong truyện cổ tích bao
gồm: không gian gia đình, không gian lễ hội, và không gian chợ, làng, kinh thành... Các
không gian này giúp chúng ta hiểu hơn về nghệ thuật của truyện cổ tích Hàn Quốc và sự đa
dạng, phong phú trong văn hoá dân gian của người Hàn Quốc.
Từ khóa: Không gian văn hoá, truyện cổ tích Hàn Quốc.
1. Mở đầu
Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Không gian nghệ thuật (KGNT) là khái niệm của thi
pháp học chỉ hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sự mô hình hoá thế giới c...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Không gian văn hoá trong truyện cổ tích Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00028
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 21-28
This paper is available online at
KHÔNG GIAN VĂN HOÁ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH HÀN QUỐC
Lưu Thị Hồng Việt
Khoa Đông Phương học - Trường Đại học Đà Lạt
Tóm tắt. “Không gian nghệ thuật” là một phương diện thi pháp quan trọng của sáng tác
văn học, có vai trò xây dựng thế giới nghệ thuật, thể hiện quan điểm của người sáng tác
về con người, xã hội và cuộc sống. Không gian văn hoá xuất hiện trong truyện cổ tích bao
gồm: không gian gia đình, không gian lễ hội, và không gian chợ, làng, kinh thành... Các
không gian này giúp chúng ta hiểu hơn về nghệ thuật của truyện cổ tích Hàn Quốc và sự đa
dạng, phong phú trong văn hoá dân gian của người Hàn Quốc.
Từ khóa: Không gian văn hoá, truyện cổ tích Hàn Quốc.
1. Mở đầu
Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Không gian nghệ thuật (KGNT) là khái niệm của thi
pháp học chỉ hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sự mô hình hoá thế giới của tác giả.
KGNT trong tác phẩm mang tính biểu trưng và quan niệm” [dẫn lại 4;7]. Nghiên cứu về không
gian nghệ thuật trong truyện cổ tích, tác giả Nguyễn Việt Hùng có bài viết Tính hai mặt của không
gian nghệ thuật truyện cổ tích [4] đã chỉ rõ các đặc điểm của không gian nghệ thuật truyện cổ tích
là những đặc điểm vừa thống nhất, vừa đối lập với nhau bởi vì, đó là các phương diện của không
gian nghệ thuật, làm nên chỉnh thể không gian truyện cổ tích mà thiếu đi một trong hai vế thì đối
tượng không toàn vẹn và không còn là “mô hình về thế giới” của thể loại; đồng thời, chúng ta cũng
không có cái nhìn đầy đủ về không gian nghệ thuật của truyện cổ tích.
Ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu về văn hoá, văn học Hàn Quốc đã được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm, tuy nhiên, nghiên cứu về không gian trong đó có không gian văn hoá trong truyện
cổ tích Hàn Quốc vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu làm sáng tỏ. Vì vậy, trong phạm vi bài
viết, chúng tôi nghiên cứu không gian văn hoá trong truyện cổ tích Hàn Quốc qua không gian gia
đình, không gian lễ hội, không gian chợ, làng, kinh thành để từ đó hiểu hơn về nghệ thuật của
truyện cổ tích và văn hoá dân gian của dân tộc Hàn.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Không gian gia đình
Không gian gia đình được dân gian Hàn phản ánh rất sinh động, rõ nét là một trong những
vấn đề cơ bản của thể loại cổ tích. Trong không gian ấy tồn tại những mối quan hệ đa dạng và
Ngày nhận bài: 15/2/2015 Ngày nhận đăng: 20/5/2015
Liên hệ: Lưu Thị Hồng Việt, e-mail: vlluuviet@gmail.com
21
Lưu Thị Hồng Việt
phức tạp, bao gồm quan hệ cha mẹ - con cái, chồng - vợ, anh - em, mẹ ghẻ - con chồng, mẹ chồng
- nàng dâu. Ngoài ra, không gian gia đình còn là nơi bình yên, là chốn quay về, nơi đời sống sinh
hoạt hàng ngày diễn ra rõ nét và thể hiện văn hóa truyền thống trong tín ngưỡng, phong tục...
2.1.1. Từ không gian ngôi nhà đến không gian gia đình
Người Hàn luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình. Mỗi gia đình đều cố gắng ổn
định cuộc sống bằng việc xây dựng một ngôi nhà dù đó là ngôi nhà đơn sơ hay kiên cố. Trong
truyện cổ tích của người Hàn, nhà ở không được tác giả dân gian miêu tả cụ thể, chi tiết, chỉ được
đề cập đến rất ít để giới thiệu về hoàn cảnh của nhân vật giàu hay nghèo và thường được giới thiệu
ngay ở phần mở đầu của truyện: “Ngày xửa, ngày xưa có bảy anh em nhà nọ sống cùng với bà
mẹ goá của mình trong một ngôi nhà nhỏ (...) Dù rằng cuộc sống của họ rất nghèo khổ nhưng họ
vẫn sống vui vẻ.” (Chuyện bảy anh em chòm sao Bắc Đẩu) [6;199], “Nhà của anh không khác gì
một cái lều bé tí xíu” (Công chúa Pyonggang và anh ngốc Ondal) [6;358]. Hình ảnh túp lều đã
nói lên cuộc sống nghèo khó, vất vả của các nhân vật nhưng nó cũng có vị trí quan trọng khẳng
định sự tồn tại của gia đình, là nơi để các thành viên trong gia đình cùng chung sống, gắn bó và
chia sẻ; còn nhà ở của những nhân vật giàu có là ngôi nhà to lớn, có mái ngói (Bán bóng râm
của cây, Diệt cướp dưới lòng đất, Ân đức của cái nghèo). Theo nhà nghiên cứu Jean Chevalier và
Alain Gheerbrant, “ngôi nhà coi như ở trung tâm thế giới, là hình ảnh của vũ trụ” [2;677]. Theo
Bachelard: “ngôi nhà là con người nội tâm, các tầng gác, tầng hầm và tầng áp mái tượng trưng cho
các trạng thái đa dạng của tâm hồn (...) Ngôi nhà cũng là một biểu tượng nữ tính mang ý nghĩa là
nơi ẩn thân, là người mẹ, là sự bảo vệ, là lòng (bụng) mẹ.” [2;678]. Như vậy, ngôi nhà là nơi cư
trú, bảo vệ, che chở cho mỗi gia đình, là không gian giúp con người có cuộc sống ổn định và phát
triển về vật chất, tinh thần.
2.1.2. Gia đình - không gian của tình thương yêu, đùm bọc
Tác giả dân gian Hàn quan tâm phản ánh các mối quan hệ trong gia đình qua đó khẳng định
gia đình là không gian của tình thương yêu, của mối gắn kết giữa các thành viên. Các mối quan hệ
không thể thiếu trong mỗi gia đình đó là quan hệ vợ - chồng. Tình cảm vợ chồng thắm thiết mặn
nồng đã tạo nên một không gian gia đình lí tưởng. Trong xã hội cũ, con người phải sống theo lễ
giáo phong kiến vì thế không ai được làm theo ý thích, mong ước của riêng mình, nhất là trong
hôn nhân, luôn phải nghe theo sự sắp đặt của những người bề trên. Người dân trong xã hội phong
kiến mong ước một xã hội công bằng, lí tưởng mà ở đó không có sự phân biệt sang hèn, thân phận,
địa vị và những người yêu nhau sẽ được đến với nhau. Gia đình có tiếng nói chung khi có nền tảng
là tình yêu và không gian gia đình ấm cúng, hạnh phúc đã tiếp thêm sức mạnh giúp mỗi người vượt
qua mọi khó khăn. Vị trí của người phụ nữ trong gia đình được khẳng định thông qua những việc
nhỏ như khuyên chồng làm những việc tích cực giúp đỡ gia đình (Tại sao người đàn ông bị biến
thành con trâu) đến những hành động giúp đỡ chồng làm nên sự nghiệp lớn: dạy chồng biết chữ,
biết giao tiếp đúng mực với mọi người đến những việc quan trọng hơn như giúp đỡ chồng trong
việc học binh thư, nghệ thuật quân sự (Người vợ thông minh, Công chúa Pyonggang và anh ngốc
Ondal) đã chứng tỏ tài năng, phẩm hạnh đáng quý của người phụ nữ.
Bên cạnh việc chăm lo về đời sống vật chất, gia đình nào cũng mong muốn có con cái.
Quan niệm truyền thống của người Hàn coi việc sinh con như một nhiệm vụ cơ bản và quan trọng
nhất của gia đình. Trong truyện cổ tích, tác giả dân gian Hàn đã phản ánh khao khát có con của
mỗi gia đình qua nhiều truyện: Cậu bé chỉ có nửa thân người, Chuyện Nho sinh nghèo, Bốn dũng
sĩ. Sau khi có con, mọi người trong gia đình đều quan tâm đến việc giáo dục con cái thành người:
22
Không gian văn hoá trong truyện cổ tích Hàn Quốc
dạy con biết nói, biết lao động, biết và hiểu đạo lí ở đời... Ai cũng dành tình cảm tốt đẹp nhất cho
con, cố gắng lao động tạo ra của cải vật chất để nuôi con và mong muốn con cái được học hành.
Truyện Chuyện Nho sinh nghèo có nhân vật nho sinh tuy nghèo nhưng tốt bụng, giúp đỡ những
người nghèo khổ hơn mình. Phẩm chất, tính cách cao đẹp của vợ chồng nho sinh nghèo đã giúp họ
nuôi dạy con cái thành đạt, gia đình trở nên thịnh vượng.
Nhìn vào mỗi gia đình trong truyện cổ tích, ta thấy người Hàn đã phản ánh chân thực hiện
thực cuộc sống của những gia đình tồn tại mâu thuẫn giữa anh em xuất phát từ việc phân chia, kế
thừa tài sản. Nhân vật người anh là Non Pu trong truyện Hưng Pu và Non Pu đối xử với em mình
như kẻ hầu người hạ. Khi gia đình người em lâm vào cảnh nguy khốn, Non Pu tỏ ra khinh bỉ, xua
đuổi em tàn nhẫn. Cuối cùng người anh đã phải trả giá cho hành động của mình, Non Pu trở nên
nghèo khó còn người em được hưởng cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. Các truyện cổ tích về tình
anh em thường xây dựng nhân vật người anh và người em với phẩm chất, tính cách đối lập; kết thúc
truyện người anh bị trừng phạt nhưng đó không phải là cách kết thúc truyện duy nhất. Tác giả dân
gian Hàn Quốc còn có kết thúc truyện nhấn mạnh sự bao dung, độ lượng của người em đã cảm hoá
nhân vật người anh. Sự đùm bọc, giúp đỡ của người em đối với người anh khi người anh gặp khó
khăn đã chứng tỏ gia đình là không gian của sự đùm bọc lẫn nhau. Lời nói, hành động xuất phát
từ trái tim nhân hậu của người em đã khiến người anh cảm động, nhận ra lỗi lầm và sửa chữa lỗi
lầm, trở thành một người tốt: Cây gậy của những con Tokkaebi, Hưng Pu và Non Pu. Trong mỗi
gia đình, sự yêu thương luôn có sức cảm hoá mọi thành viên, để mỗi thành viên hoàn thiện nhân
cách và giúp gia đình có sự gắn kết chặt chẽ trong mọi hoàn cảnh. Người Hàn có quan niệm: bất
kì ai cũng có thể sửa mình và trở nên một người có đạo đức, con người nên tha thứ, khoan dung
lẫn nhau; biết quan tâm đến nhau, sống có tình thương và trách nhiệm. Các mối quan hệ trong gia
đình cần được điều hoà vì gia đình là nền tảng của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân
cách của mỗi người.
2.1.3. Gia đình - không gian của sự trở về
Ý nghĩa quan trọng của không gian gia đình đối với các nhân vật được người Hàn phản
ánh rõ nét. Các nhân vật muốn thay đổi số phận, không chấp nhận một không gian sống nhỏ, hẹp,
nghèo nàn, nhân vật đã từ giã gia đình và ra đi với hy vọng kiếm được nhiều tiền, đổi thay cuộc
sống. Có nhiều nhân vật trở về với gia đình sau khi có được thành công nhưng cũng có nhân vật từ
lúc bước chân ra đi cũng là lúc phải đối mặt với những khó khăn, gian khổ, không người sẻ chia.
Trên hành trình ấy, nhân vật nhận thấy gia đình là tất cả, mong muốn, khát khao sớm trở về với tổ
ấm gia đình. Trở về với gia đình, nhân vật nhận được tất cả tình cảm chân thành của mọi người.
Những người thân luôn lo lắng và vui mừng mở rộng vòng tay đón những người thân đi xa trở về:
Cháo giun đất, Tại sao người đàn ông bị biến thành con trâu. Mở đầu của truyện Cháo giun đất kể
về nạn hạn hán làm cho ruộng đồng khô cạn, lúa ngô chết héo khiến mọi người rơi vào hoàn cảnh
khó khăn, đói khổ. Đây là nguyên nhân khiến nhân vật người chồng phải ra đi tìm kiếm công việc
để có tiền trang trải cho gia đình. Tuy truyện không kể về nhân vật làm những công việc gì sau
khi xa gia đình nhưng chi tiết: “Một hôm, người con trai trở về nhà mang theo rất nhiều thức ăn”
[6;220] đã cho chúng ta thấy nhân vật có kết quả tốt đẹp, sự trở về của nhân vật người chồng cùng
với thành quả lao động đã giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Ở truyện Tại
sao người đàn ông bị biến thành con trâu, tác giả dân gian Hàn xây dựng nhân vật người chồng
với tính cách lười biếng, bỏ nhà ra đi vì không thể chịu đựng được những lời khuyên của vợ mà
anh cho đó là những lời cằn nhằn: “Anh ta tươi cười hớn hở đi ra khỏi nhà mang theo hai cuộn vải
mà vợ anh ta đã phải thức rất nhiều đêm mới có thể dệt được” [6;252]. Từ khi bước chân ra đi,
23
Lưu Thị Hồng Việt
nhân vật phải đối mặt với nhiều khó khăn: anh bị biến thành con trâu, phải lao động vất vả hàng
ngày, bị đòn roi, bị đói. Khi đó, anh đã nghĩ đến gia đình, nhận ra lỗi lầm của bản thân vì quá lười
biếng nên bị trừng phạt. Truyện vừa khuyên răn con người nên biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm,
vừa khẳng định ý nghĩa thiêng liêng của gia đình: “Khi anh ta về nhà, vợ của anh ta rất vui mừng
khi thấy chồng (...) Kể từ hôm ấy, anh ta bắt đầu lao động chăm chỉ hơn bất kì một người nào ở
trong làng và cùng với vợ con sống một cuộc sống hạnh phúc cho tới mãn đời” [6;258]. Gia đình
luôn là chốn bình yên, là không gian của sự trở về của các nhân vật, giúp nhân vật nhận ra ý nghĩa
đích thực của cuộc sống và hướng tới những điều tốt đẹp.
2.1.4. Gia đình - nơi trao truyền tín ngưỡng, phong tục
Không gian gia đình còn là nơi đời sống sinh hoạt hàng ngày diễn ra qua những công việc
bình thường như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, may vá quần áo. Các nhân vật thể hiện chu
toàn những công việc gia đình không chỉ có nhân vật là con người bình thường mà còn có những
nhân vật mang lốt vật như nàng ốc sên trong truyện Nàng tiên ốc. Không gian gia đình còn là nơi
thể hiện văn hóa truyền thống dân tộc qua tín ngưỡng, phong tục như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và người Hàn bắt nguồn từ niềm tin rằng linh hồn
người chết vẫn còn tồn tại trong thế giới chúng ta và ảnh hưởng tới cuộc sống của con cháu. Đây
là niềm tin và động lực để thế hệ con cháu sống và hành động đúng đắn, cố gắng biến những khát
khao, mơ ước thành hiện thực: Tài sản thừa kế của ba anh em trai. Tín ngưỡng thờ tổ tiên cũng
luôn được người Hàn đặt lên vị trí hàng đầu để tỏ lòng hiếu thảo, thành kính của con cái đối với
cha mẹ. Bất kì người con nào cũng luôn nghĩ rằng cha mẹ khi mất đi, tuy không còn trên thế gian
về mặt thể xác nhưng linh hồn thì luôn dõi theo từng bước đi, từng ý nghĩ của con cái: “Anh nghĩ
rằng bây giờ mỗi chúng ta phải ra đi tìm con đường làm ăn cho riêng mình. Có lẽ mỗi người sẽ
chọn một con đường khác nhau. Nhưng chúng ta phải tụ họp lại đây khi tới ngày giỗ cha vì chúng
ta phải chuẩn bị một mâm cỗ để cúng cho cha” (Tài sản thừa kế của ba anh em trai) [6;298]. Qua
không gian gia đình chúng ta cũng hiểu thêm về các phong tục của người Hàn về trang phục, ăn,
uống: làm các loại bánh truyền thống vào ngày Tết, uống rượu trong những ngày đặc biệt, phong
tục cúng giỗ, hôn nhân...
2.2. Không gian lễ hội
Trong suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mùa nào cũng có những lễ hội quan trọng của
người Hàn Quốc gắn với nền sản xuất nông nghiệp, gắn với lịch sử và có cả lễ hội phong tục tín
ngưỡng. Vào các ngày hội xuân được mở ra từ đầu năm bằng Tết năm mới, nhân dân Hàn Quốc
bao giờ cũng có những lễ nghi thiêng liêng đồng thời cũng thật vui vẻ, ý nghĩa như: tế lễ đất trời,
làm các món ăn, các loại bánh truyền thống, tổ chức các trò chơi dân gian. . . “vào mùa xuân con
người thường làm bánh và đi leo núi, họ ăn bánh và ngắm phong cảnh” [6;110] (Bí mật về vẻ ngoài
của cóc). Ở Hàn Quốc còn có lễ hội hoa anh đào được tổ chức ở thành phố cảng Chinhae vào mùa
xuân khi hoa anh đào nở rộ nhằm tưởng nhớ đô đốc hải quân Yi Sun-shin, người lãnh đạo quân đội
đẩy lùi cuộc xâm lược của Nhật vào năm 1592-1598. Lễ hội tiến hành trong 12 ngày gồm nhiều
tiết mục hay như: ngắm hoa anh đào nở, lễ tế đô đốc Yi, các trò chơi cổ truyền. Trong cổ tích Hàn
Quốc, tác giả có kể tới lễ hội này: “- Cô ơi, mùa xuân sẽ đến đâu trước vậy ạ? - À, chắc là mùa
xuân sẽ đến chỗ khu đất hội họp của làng mình. Ji Hoon mừng rỡ chạy ngay đến đó. Ở đó có nhiều
người đang ngồi ngắm hoa đào” (Con đường có mùa xuân tới) [3;13]. Mùa xuân là mùa cây cối
đâm chồi nảy lộc, khí hậu ấm áp, quang đãng và rất phù hợp để tổ chức lễ hội, mọi người di chuyển
đến lễ hội được dễ dàng, thuận tiện hơn, từ đó tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người đi dự hội.
24
Không gian văn hoá trong truyện cổ tích Hàn Quốc
Không gian lễ hội không thể thiếu những loài hoa đẹp. Sắc màu và vẻ tươi tắn của các loài hoa
làm cho lòng người thêm rạo rực, tràn đầy sức sống.
Vào tháng ba, lễ hội dân gian Samil được tổ chức ở Chiangnyong-gum thuộc
Kyongsangnam-do, ngoài phần lễ nghi, những trò chơi được tổ chức tại lễ hội nổi bật nhất là
đấu bò và kéo co. Tháng năm tại thành phố Namwon thuộc tỉnh Bắc Chun (Chung Yang) có lễ hội
mùa xuân. Đây là một ngày hội đặc sắc của nghệ thuật cổ điển Hàn Quốc, một ngày hội ca múa.
Các cô gái ăn mặc trang phục dân tộc, biểu diễn tiết mục ca múa để tỏ lòng kính trọng và ngưỡng
mộ người phụ nữ chung thủy tên là Choon Hyang. Nàng là một người phụ nữ xinh đẹp, thủy chung
được tác giả dân gian kể rất chi tiết trong truyện cổ tích Choon Hyang - Hương mùa xuân. Truyện
ca ngợi tình yêu cao đẹp, lòng chung thuỷ của nữ nhân vật chính. Nữ nhân vật chính được đặt trong
hoàn cảnh có người yêu đi xa. Trong thời gian xa cách nhau, Choon Hyang bị viên quan cậy quyền
cậy thế ép buộc nàng làm thiếp. Nàng luôn kiên quyết từ chối và một mực bảo vệ tình yêu, giữ
vững lòng thuỷ chung son sắt với người yêu của mình. Nàng vẫn thầm chờ mong ngày người yêu
trở về dù cho bản thân nàng có phải chịu bao đau đớn cực hình, có phải chịu cảnh tù đày. Càng
trong gian khổ, trong hoàn cảnh khắc nghiệt con người với tình yêu cao cả như nữ nhân vật chính
trong truyện càng ngời sáng vẻ đẹp phẩm chất, đạo đức. Tình yêu đã giúp nàng Choon Hyang vượt
qua tất cả mọi thử thách lớn lao của cuộc đời. Nàng sống với một niềm tin mạnh mẽ vào tình yêu
và lòng chung thuỷ. Dù cho người yêu của mình có trở nên một kẻ nghèo khổ, khốn khó, có tàn
tạ thế nào đi chăng nữa thì cô gái vẫn một lòng yêu thương, kính trọng người yêu và lo lắng cho
người mình yêu. Truyện có kết thúc có hậu: nữ nhân vật chính đã được chính người yêu của mình
giải thoát (người yêu của cô gái đỗ đạt và giữ chức vụ cao trong triều). Cô gái được hưởng một
cuộc sống hạnh phúc, được mọi người yêu mến, khâm phục còn viên quan gian ác bị trừng phạt
thích đáng. Truyện giúp ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa của lễ hội ngợi ca, tưởng nhớ Choon Hyang -
người phụ nữ Hàn Quốc thủy chung, mẫu mực.
Đến tháng chín, tháng của mùa thu, tập trung những lễ hội lớn của nghệ thuật dân gian Hàn
Quốc. Vào dịp lễ hội, các đội nghệ thuật dân gian được tập hợp ở khắp các địa phương, họ đóng vai
những người nông dân, đeo mặt nạ có hóa trang, múa hát và biểu diễn những nghi lễ dân gian. Các
trò diễn hấp dẫn được diễn ra sôi nổi như phóng lao, đốt đuốc, kéo co. . . Lễ hội không thể thiếu
những lời ca, tiếng hát cùng với những điệu múa dân gian, điều này được thể hiện rõ nét trong lễ
hội Chongsong Ariang diễn ra vào tháng mười, tổ chức ở Chongsong thuộc Kangwondo, đây là
cuộc thi hát dân gian với những người thi biểu diễn khúc Arang. Do đó ở truyện Cái bướu biết hát
có đoạn kể về các nhân vật hát, nhảy múa suốt đêm, đây là một dấu hiệu của lễ hội. Các lễ hội đã
đem đến cho con người niềm vui, sự lạc quan và tin vào tương lai. Lễ hội còn mang tính chất thực
hành tín ngưỡng thể hiện qua những hội “vô già” cúng Phật, mọi người từ già tới trẻ, từ trai tới gái
ở khắp nơi tụ họp về lễ hội để cầu nguyện và tham gia những việc làm từ thiện. Đối với mỗi người
dân Hàn Quốc việc tới chùa lễ Phật, cầu mong sự may mắn, hạnh phúc được phản ánh qua truyện
Sự ngạc nhiên của nhà sư với chi tiết: một cô gái thường xuyên đến ngôi chùa gần nhà để cầu xin
Phật cho cô lấy được người chồng là một vị quan châu. Tại Hàn Quốc, Khổng giáo có vị trí rất
quan trọng. Có rất nhiều lễ hội mang tính chất lễ nghi tín ngưỡng bắt nguồn từ tục thờ Khổng Tử,
tập trung vào tháng hai và tháng tám. Lễ hội ở Sokchouje là một lễ hội nổi tiếng với dấu ấn của
tư tưởng Khổng giáo thể hiện ở tất cả các hành động của hội như các nghi thức lễ được tiến hành
nhằm tưởng nhớ, ca tụng các nhà hiền triết của Trung Quốc và Hàn Quốc.
Hàn Quốc với nhiều lễ hội được tổ chức trong năm đã phản ánh triết lí, lẽ sống và mơ ước
của nhân dân, lễ hội là dịp để con người có những khoảng thời gian nghỉ ngơi, vui chơi sau những
ngày lao động mệt nhọc, vất vả. Đây cũng là dịp để con người gặp gỡ, giao lưu và tạo những mối
25
Lưu Thị Hồng Việt
quan hệ tốt đẹp. Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của người
dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Không gian lễ hội đã chứng tỏ nhu cầu
sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của người dân, qua đó giáo dục
cho mọi thế hệ những bài học quý giá. Hành trình đến không gian lễ hội của người Hàn Quốc là
đến với một sinh hoạt văn hoá thiêng liêng, duy trì tinh thần bình đẳng. Cũng qua không gian lễ
hội mà chúng ta thấy được nét đẹp riêng trong văn hoá Hàn Quốc.
2.3. Không gian chợ
“Chợ” là nét văn hoá độc đáo trong đời sống tinh thần của người Hàn từ xưa cho đến nay.
Chợ là không gian diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, phản ánh tình hình kinh tế của
từng vùng, miền. Đến không gian này, tất cả mọi người có cơ hội hiểu nhau hơn, từ những người
xa lạ cũng dần trở nên gần gũi qua giao tiếp, ứng xử: Tại sao người đàn ông bị biến thành con trâu,
Con hổ và người vợ bán than, Con hổ cao thượng, con rùa biết nói đã kể về không gian chợ gắn
liền với các hoạt động mua bán, trao đổi hoàng hoá của nhân vật, phản ánh đời sống sinh hoạt của
của người dân hai nước. Các mặt hàng được bán, mua thường là vải, lụa, gạo, bánh gạo, tôm cá,
dầu, than, củi, lưới đánh cá, quạt, con dao... đến các loài gia súc, gia cầm cho ta thấy đời sống sinh
hoạt của người Hàn xưa luôn gắn bó với nông nghiệp và các nghề thủ công. Hoạt động mua, bán
đã góp phần giúp cuộc sống của nhân vật ổn định hơn, có cơ hội trở nên giàu có. Chợ là nơi tụ họp
đông người, đến chợ cũng là để gặp gỡ mọi người, giao lưu tình cảm. Mọi người vui vẻ chia sẻ mọi
thông tin mà mình biết cho người khác nên các nhân vật trong truyện cổ tích được xây dựng đến
không gian chợ để tìm người, hỏi những thông tin cần thiết (Con rết ngàn năm).
2.4. Không gian làng
Làng là đơn vị cư trú cơ sở, một cơ cấu kinh tế - xã hội, văn hoá quan trọng trong thiết chế
hành chính Hàn Quốc. Qua các truyện cổ tích: Khói bay nghi ngút, Gạo thượng hạng, đá thượng
hạng, Rùa và Thạch Anh, Tài sản thừa kế của ba anh em trai, Khi tượng Phật khóc ra máu, Kén
dâu, Chàng trai cứu bốn mạng người, Ô và giầy rơm, Bí quyết gia đình hoà thuận, Shim Ch’ong -
người con gái hiếu thảo,... chúng ta thấy làng xã ở Hàn Quốc thời xưa có nhiều điểm tương đồng
với làng xã ở Việt Nam. Theo mở đầu của các câu chuyện, Hàn Quốc có các dạng làng như: làng
ven biển, làng trên đảo, làng ven đồi, làng ven sông... Các làng chủ yếu làm nông nghiệp, có làng
làm thủ công (gốm, tơ lụa, đúc đồng, chạm khắc đồ gỗ...) và có làng gần sông, biển thường gắn với
hoạt động đánh bắt cá... Các hình ảnh quen thuộc của làng xã được kể tới trong truyện đó là cây
tre, các xóm ngõ, các công trình kiến trúc tín ngưỡng và tôn giáo như đình, đền, chùa... Hình ảnh
làng xã còn gắn với cây cổ thụ toả bóng mát quanh năm. Làng là một xã hội thu nhỏ, đóng kín, có
tục lệ riêng, là biểu hiện của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước mang tính tự cấp tự túc là chủ yếu.
Trong làng xã có những quy định nghiêm ngặt, nếu ai vi phạm sẽ bị làng lên án, mọi người xa lánh
và những ai có đạo đức phẩm chất sáng ngời được làng xã ngợi ca, tin yêu. Giữa người với người
trong làng xã có mối quan hệ gần gũi, gắn gó. Mọi người trong trong làng xã đều có tinh thần đùm
bọc, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, giúp nhau giải quyết mâu thuẫn
trong gia đình. Điều này được phản ánh qua các truyện cổ tích: Bí quyết gia đình hoà thuận, Con
dâu dạy dỗ mẹ chồng, Shim Ch’ong - người con gái hiếu thảo.
Làng xã Hàn Quốc thường có những ngày lễ hội để cố kết các thành viên, mang đến nhiều
niềm vui cho dân làng sau những thời gian lao động vất vả: Bí mật về vẻ ngoài của cóc, Con đường
có mùa xuân tới, Sự ngạc nhiên của nhà sư. Người dân Hàn khi đến lễ hội đều mong ước những
điều tốt đẹp, tỏ lòng biết ơn đến các vị thần đã phù hộ cho làng xã và là không gian mọi người gặp
26
Không gian văn hoá trong truyện cổ tích Hàn Quốc
gỡ, giao tiếp, chia sẻ mọi tâm tư, tình cảm. Khi nghiên cứu về lễ hội làng ở Hàn Quốc, nhà nghiên
cứu Lê Quang Thiêm đã chỉ rõ: từ thời kì đồ đồng (khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IV trước công
nguyên), nghề nông nghiệp lúa nước vốn bắt nguồn từ khu vực Đông Nam Á cổ đại phía nam sông
Dương Tử qua cư dân Hoa Hạ ở lưu vực sông Hoàng Hà đã thâm nhập vào bán đảo Hàn và từ đó
trở thành loại hình kinh tế chủ yếu của người Hàn. Điều kiện đất đai, núi rừng, sông suối, khí hậu
thường xuyên tác động đời sống con người. Con người luôn phải quan hệ với tự nhiên, chinh phục
và thuần phục tự nhiên. Trong cuộc sống lao động còn có nghỉ ngơi, giải trí. Cuộc sống cộng đồng,
đặc biệt là tổ chức làng là một sự cố kết đời này qua đời khác tạo thành truyền thống không chỉ
cho hiện tại mà cả với quá khứ, với những lực lượng, giá trị vô hình quyện với hữu hình hiện thực
mà con người luôn hướng tới gửi gắm [10;254]. Chính vì điều đó mà lễ hội làng là một sinh hoạt
tinh thần tín ngưỡng truyền thống quan trọng. Như vậy, ở Hàn Quốc có các lễ hội diễn ra ở làng
xã, đây là nét tương đồng trong văn hoá dân gian của Hàn Quốc và Việt Nam, là điều kiện thuận
lợi để hai nước gần nhau hơn, hiểu nhau hơn.
2.5. Không gian kinh thành
Kinh thành là nơi tấp nập, nhộn nhịp, hoạt động buôn bán phát triển, hàng hoá phong phú,
đa dạng và có nhiều loại hàng hoá chỉ có người ở kinh thành biết còn đối với người nông dân thì
hoàn toàn xa lạ. Phản ánh hiện thực này, người Hàn có chuyện Thiếp trong gương: không gian kinh
thành rộng lớn “Sau vài ba ngày đi hết đường này phố kia” [7;397], có nhiều cửa hàng và có tiệm
chuyên bán hàng cho phụ nữ: “Ngày hôm sau, đi hết nơi này đến nơi khác, cuối cùng ông cũng tìm
được chỗ bán hàng cho đàn bà con gái” [7;398]. Truyện có nhiều tình huống phản ánh sự hiểu biết
của người dân xưa quanh năm sống nơi thôn dã, ít được tiếp xúc với thế giới rộng lớn bên ngoài
nên nhiều thứ đã trở nên xa lạ, khó hiểu đối với họ: nhân vật người chồng lên kinh thành thăm
cảnh quan, trước khi đi, người vợ dặn chồng mua một cái lược nhưng người chồng không biết cái
lược như thế nào và đã mua nhầm cái gương. Tình huống nhầm lẫn thứ hai tiếp tục diễn ra: người
vợ chưa biết đến cái gương là gì, khi chồng mua về cái gương, người vợ nhìn vào thấy có khuôn
mặt mình trong đó nhưng không biết là khuôn mặt của mình lại nghi là chồng có người vợ khác.
Cái gương làm cho mọi người trong gia đình hiểu nhầm người chồng, mọi chuyện chỉ kết thúc khi
chiếc gương bị vỡ. Câu chuyện cho ta thấy sự đối lập rất lớn về cuộc sống nơi kinh thành và cuộc
sống nơi thôn quê của người Hàn xưa. Không gian kinh thành còn là nơi có nhiều điều kiện thuận
lợi để nâng cao sự hiểu biết, phát triển tài năng của mỗi người: Người vợ thông minh, Công chúa
Pyonggang và anh ngốc Ondal, Choon Hyang. Các nhân vật sau một quá trình học tập đã tến kinh
thành dự thi, đỗ đạt và làm quan trong triều là niềm tự hào của người thân, quê hương. Có nhiều
nhân vật đến kinh thành không chỉ để dự thi mà còn muốn thử thách bản lĩnh của bản thân trên
hành trình đi tìm hạnh phúc lứa đôi, hành trình thử vận may: Hạt kê đổi vợ. Kinh thành là nơi ở
của vua, quý tộc, quan lại, cũng là nơi đến của những người bình dân để tỏ lòng thành với nhà vua.
Các nhân vật hiền lành, lương thiện, thông minh được vua yêu quý, ban thưởng đã thể hiện khao
khát của người bình dân về một chế độ xã hội tốt đẹp, công bằng (Con trâu đổi lấy quả hồng).
3. Kết luận
Cổ tích là một trong những thể loại có quan hệ không ít đến tín ngưỡng, phong tục của mỗi
dân tộc. Và những tín ngưỡng, phong tục bao giờ cũng có sức kích thích nghệ thuật sáng tạo cổ
tích của người Hàn xưa. Không gian trong truyện cổ tích là một phương diện thi pháp của thể loại
truyện cổ tích, mang đặc trưng thể loại rất rõ, thể hiện quan điểm của nhân dân về con người, xã
27
Lưu Thị Hồng Việt
hội và cuộc sống của các vùng miền, qua nhiều thời gian. Không gian văn hoá trong truyện cổ tích
Hàn Quốc được phản ánh qua không gian gia đình, không gian lễ hội, chợ, làng, kinh thành. Các
không gian này góp phần làm cho cốt truyện phát triển, phản ánh phạm vi hoạt động của nhân vật,
phản ánh đời sống vật chất và đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của dân tộc Hàn. Qua đó, tác
giả dân gian Hàn muốn giáo dục cho mọi thế hệ con cháu của đất nước mình những bài học quý
giá, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thắp sáng niềm tin về một tương lai
tốt đẹp. Ngày nay, cách ứng xử và suy nghĩ của người Hàn luôn chịu ảnh hưởng bởi những tư tưởng
và tôn giáo đã xuyên suốt lịch sử Hàn Quốc từ bao thế kỉ dù nền kinh tế đã hiện đại hóa, nhưng
người Hàn Quốc vẫn ghi nhớ và tuân theo lối sống của tổ tiên. Ở Hàn Quốc cũng như ở nhiều nước
khác trên thế giới, những hủ tục lạc hậu đã dần bị bãi bỏ còn những tín ngưỡng, phong tục tốt đẹp,
lành mạnh sẽ được duy trì, phát triển cùng với những lễ hội để tạo dựng một cuộc sống đầy đủ về
vật chất, phong phú về tinh thần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thị An, 2003. Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người
Việt, Tổng tập Văn học dân gian người Việt (tập 19, nhận định và tra cứu). Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, tr.724-744
[2] Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, 1997. Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới. Nxb Đà Nẵng.
[3] Kang Jeong Hoon, 2008. Con đường có mùa xuân tới (Truyện cổ tích Hàn Quốc). Nxb Giáo
dục, TP.HCM.
[4] Nguyễn Việt Hùng, 2006. Tính hai mặt của không gian nghệ thuật truyện cổ tích. Tạp chí Văn
hoá dân gian số 2, 2006, tr.7-14.
[5] Jeon Hye Kyung, 2005. Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam thông qua tìm
hiểu sự tích động vật. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[6] Đặng Văn Lung (chủ biên), 1998. Truyện cổ Hàn Quốc. Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
[7] Seo Jeong Oh, 2011. 100 truyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc. Nxb Hội Nhà văn.
[8] Nguyễn Bá Thành, 1996. Tương đồng văn hoá Việt Nam - Hàn Quốc. Nxb Văn hoá-Thông tin,
Hà Nội.
[9] Trần Ngọc Thêm, 2008. Văn hóa Korea (tập bài giảng dành cho sinh viên ngành Hàn Quốc
học). Trường Đại học Đà Lạt.
[10] Lê Quang Thiêm, 1998. Văn hoá, văn minh và yếu tố văn hoá truyền thống Hàn. Nxb Văn
học, Hà Nội.
[11] Cho Myeong Sook, Vương Thị Hoa Hồng (dịch và biên soạn), 2007. Những truyện cổ hay
Hàn Quốc. Nxb Viện nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn - Việt.
ABSTRACT
Cultural space in the fairy tales of Korean
Art space is an important poetics aspect of literary, it has a constructive role in the art world,
it reflects the views of the creators about human society and life. Cultural space appears in Korean
fairy tales including family space, festival space, market space, the village, the capital. The space
helps us understand more about the art of Korean fairy tales and the variety, abundance in folklore
of Korea.
Keywords: Cultural space, Korean fairy tales.
28
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3574_lthviet_5133_2193056.pdf