Không gian bán công cộng và sự hình thành dư luận xã hội: nghiên cứu trường hợp quán cà phê ở hà nội

Tài liệu Không gian bán công cộng và sự hình thành dư luận xã hội: nghiên cứu trường hợp quán cà phê ở hà nội: 72 Xó hội học, số 2 - 2009 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Sự kiện - Nhận định KHễNG GIAN BÁN CễNG CỘNG VÀ SỰ HèNH THÀNH DƯ LUẬN XÃ HỘI: NGHIấN CỨU TRƯỜNG HỢP QUÁN CÀ PHấ Ở HÀ NỘI NGUYỄN QUí THANH - TRỊNH NGỌC HÀP0F1 1. Đặt vấn đề Khụng gian cụng cộng (public space) là một khu vực hay một nơi chốn cú tớnh chất mở rộng đối với tất cả mọi người khụng kể giới tớnh, chủng tộc, dõn tộc, độ tuổi hay mức sống [1]. Đú là một nơi chốn mà mọi người đến đú cú thể tự do cựng xỏc định và bàn luận về những vấn đề chung của xó hội, về cỏc lĩnh vực cụng cộng (public sphere). Núi cỏch khỏc, đú là nơi mà những cỏ nhõn hay những nhúm xó hội cựng chia sẻ những mối quan tõm chung và cú thể tỡm thấy những nhận định chung [2, 86). Vớ dụ, đú là cỏc đường phố, cỏc quảng trường, cỏc cụng viờn, một số nơi như thư viện hay một số toà nhà của chớnh quyền v.v. Khụng gian bỏn cụng cộng (semi-public space), một mặt mang một phần đặc tớnh của khụng gian cụng cộng, nhưng m...

pdf10 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Không gian bán công cộng và sự hình thành dư luận xã hội: nghiên cứu trường hợp quán cà phê ở hà nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
72 Xã hội học, số 2 - 2009 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Sù kiÖn - NhËn ®Þnh KHÔNG GIAN BÁN CÔNG CỘNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH DƯ LUẬN XÃ HỘI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP QUÁN CÀ PHÊ Ở HÀ NỘI NGUYỄN QUÝ THANH - TRỊNH NGỌC HÀP0F1 1. Đặt vấn đề Không gian công cộng (public space) là một khu vực hay một nơi chốn có tính chất mở rộng đối với tất cả mọi người không kể giới tính, chủng tộc, dân tộc, độ tuổi hay mức sống [1]. Đó là một nơi chốn mà mọi người đến đó có thể tự do cùng xác định và bàn luận về những vấn đề chung của xã hội, về các lĩnh vực công cộng (public sphere). Nói cách khác, đó là nơi mà những cá nhân hay những nhóm xã hội cùng chia sẻ những mối quan tâm chung và có thể tìm thấy những nhận định chung [2, 86). Ví dụ, đó là các đường phố, các quảng trường, các công viên, một số nơi như thư viện hay một số toà nhà của chính quyền v.v. Không gian bán công cộng (semi-public space), một mặt mang một phần đặc tính của không gian công cộng, nhưng mặt khác, một số qui tắc đối với hành động của những người tiếp cận có thể được đặt ra giống như việc tiếp cận các không gian tư nhân (private space). Thí dụ, những người chủ các không gian bán công cộng đó có thể đưa ra những qui định về ăn mặc, về hành vi, về quảng cáo v.v.[1]. Nói cách khác, trong không gian công cộng các cá nhân vừa có cảm giác đó là một nơi mình có thể đến, nói chuyện và thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau (công cộng và riêng tư), nhưng đồng thời họ cũng nhận thấy cần phải tuân thủ những qui định được những người chủ sở hữu đặt ra. Với tính chất như vậy, những người đến đây có thể tìm thấy một góc riêng cho mình. Sự thu hẹp các không gian công cộng [3] do thương mại hoá và tư nhân hoá dẫn nhu cầu của người dân tìm kiếm những khu vực thay thế ở các địa hạt khác. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các quán cà phê không có hay có sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông hiện đại như cà phê wifi, cà phê bóng đá (truyền hình vệ tinh), các trung tâm mua bán v.v. với tư cách như những không gian bán công cộng là điều đáng quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, những nghiên cứu về không gian công cộng ở Việt Nam thường được tiếp cận dưới góc độ kiến trúc, qui hoạch và quản lý đô thị mà còn ít những nghiên cứu về không gian công cộng từ góc độ của khoa học xã hội. Hơn thế, các nghiên cứu về không gian bán công cộng ở Việt Nam hoàn toàn vắng bóng trong khoa học xã hội nói chung, của xã hội học nói riêng. Những nghiên cứu ban đầu của chúng tôi cho thấy rằng, khác với nhiều nước, người Việt Nam dường như ít có thói quen thảo luận những vấn đề chung, những 1 PGS.TS, Đại học Quốc gia Hà Nội CN, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Quý Thanh Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 73 vấn đề công cộng ở những không gian công cộng. Họ dường như lựa chọn những không gian hoàn toàn mang tính chất riêng tư như là tại nhà mình hoặc ở những không gian công cộng nhưng lại có tính chất riêng tư, nơi họ vẫn có thể tụ họp cùng những người bạn của mình để thảo luận về các vấn đề quan tâm. Thêm vào đó, tại các đô thị lớn như Hà Nội không gian công cộng đang bị thu hẹp do quá trình tư nhân hoá, thương mại hoá. Chính vì vậy, các quán cà phê - một không gian bán công cộng chính là một lựa chọn tốt cho những người muốn trò truyện, thảo luận ở bên ngoài gia đình với bạn bè, đồng nghiệp hay kể cả với người lạ về những vấn đề khác nhau đang diễn ra trong xã hội cũng như về các vấn đề riêng tư. Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu xem những vấn đề chung của xã hội được thảo luận như thế nào trong các quán cà phê - một dạng không gian bán cộng cộng rất phổ biến ở Việt Nam. Những câu hỏi nghiên cứu chính chúng tôi đặt ra ở đây là "thành phần xã hội của những người đến các quán cà phê họ là ai?’, "các cá nhân thảo luận về những chủ đề gì trong các quán cà phê?’, ‘những chủ đề trên các phương tiện truyền thông đại chúng được các cá nhân này thảo luận tại đó như thế nào?’ 2. Khung lý thuyết về "lĩnh vực công cộng" của Jurgen Habermas Khái niệm "không gian công cộng" hay khái niệm "không gian bán công cộng" có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với khái niệm "lĩnh vực công cộng". Lĩnh vực công cộng là "một địa hạt mà là nơi chốn thoải mái để các công dân tranh luận, cân nhắc thiệt hơn, thoả thuận thống nhất và hành động" [4]. Vì vậy, để có nền tảng lý thuyết phù hợp trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng khung lý thuyết về lĩnh vực công cộng của J. Habermas. Theo đó, ông đã liệt kê ra những đặc trưng của sự tự do và bình đẳng mà cần thiết cho một “tình huống phát biểu lý tưởng” trong một xã hội dân chủ. Tuy nhiên, thành viên của các lĩnh vực công cộng cũng phải tôn trọng những qui tắc nhất định của “tình huống phát biểu lý tưởng”. Những đặc trưng đó là: 1. Mọi chủ thể có kiến thức (trình độ) để nói và hành động đều được tham dự thảo luận. 2. Mọi người đều được nhận định mọi vấn đề.; đều được đưa mọi sự nhận định vào thảo luận, đều được bày tỏ thái độ, mong muốn và nhu cầu của mình. 3. Không một diễn giả nào bị ngăn ngừa trong việc thực thi các quyền của họ như được trình bày tại mục (1) và (2), bằng bất kỳ sự ép buộc bên trong hoặc bên ngoài nào [4] Trong nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng, các định đề mà Habermas nói về lĩnh vực công cộng có thể áp dụng khi nghiên cứu không gian bán công cộng - trường hợp quán cà phê ở Việt Nam. 3. Phương pháp, mẫu và quá trình thu thập dữ liệu Đây là một nghiên cứu định tính vì vậy phương pháp thu thập dữ liệu chính được Không gian công cộng và sự hình thành dư luận xã hội... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 74 sử dụng là quan sát có tham dự và các phỏng vấn bán cấu trúc. Chúng tôi đã soạn thảo và thử nghiệm một bảng kiểm (checklist) dùng để ghi nhận thông tin trong quá trình quan sát. Để tham dự, nghiên cứu viên cũng đã trực tiếp đến các quán café và hành động như một khách hàng thực sự. Để giảm bớt tính chất chủ quan của thông tin thu được, hoạt động quan sát được chúng tôi tiến hành vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày cũng như vào các ngày khác nhau trong tuần cũng được thực hiện tại những khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Địa bàn nghiên cứu được chọn có chủ đích theo chiến lược "tiêu chí" với 4 quán cà phê nằm theo trục đô thị hoá từ khu vực ngoài vi (Hà Đông), đến khu vực gần trung tâm Hà Nội - đường Huỳnh Thúc Kháng. Chiến lược chọn mẫu này nhằm mục đích thu thập thông tin về các thành phần người đến quán cà phê khác nhau. Địa điểm quan sát tại 4 quán cà phê có sự khác biệt về vị trí, về nội thất. Việc quan sát được thực hiện tổng số 20 lần, với 5 lần tại mỗi quán. Các đặc trưng chính của 4 quán cà phê này được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Các đặc trưng chính của các quán cà phê được nghiên cứu STT Quán Đặc điểm 1 Nam Hải Quán cà phê “Nam Hải” nằm trên đường Nguyễn Trãi, gần các trường đại học, các nhà máy, cơ quan lớn. Quán có mức giá đồ uống phù hợp với túi tiền của sinh viên và người lao động có thu nhập trung bình. 2 8X Café “8X Café” đặt tại tầng 1 thuộc 1 toà nhà tại làng Sinh viên Hacinco, đường Nguỵ Như Kon Tum. Khách hàng của quán chủ yếu là sinh viên có điều kiện kinh tế khá giả, người lao động có thu nhập trung bình khá trở lên. 3 Moonlight Quán cà phê “Moonlight” nằm gần ngã tư địa phận giáp ranh Hà Nội cũ – Hà Đông, tỉnh Hà Tây (cũ), gần Bến Xe và cạnh trường đại học Đại Nam. Đối tượng khách hàng là những người có thu nhập trung bình khá trở lên. Quán nằm ở vị trí thuận lợi kinh doanh và được bày trí đẹp mắt. 4 Nắng Sài Gòn “Nắng Sài Gòn” là quán cà phê nằm tại ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng, có vị trí đẹp, bày trí sang trọng, lịch sự. Phần lớn khách hàng có điều kiện kinh tế khá giả. Nguyễn Quý Thanh Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 75 4. Các phát hiện Thành phần của công chúng Công chúng ở đây chính là những người khách hàng của các quán cà phê. Theo các lý thuyết về dư luận xã hội, họ có thể chính là các chủ thể của dư luận xã hội [5, 49]. Chúng tôi quan tâm đến câu hỏi là những thành phần công chúng xuất hiện ở các quán cà phê họ là ai. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Thành phần của công chúng Đặc điểm “Nam Hải” “8X Café” “Moonlight” “Nắng Sài Gòn” Độ tuổi Thanh niên; Trung niên Thanh niên Thanh niên; Trung niên Thanh niên; Trung niên Trình độ học vấn Cao đẳng, đại học Phổ thông trung học; Cao đẳng, đại học Cao đẳng, đại học; Sau đại học Cao đẳng, đại học; Sau đại học Nghề nghiệp Cán bộ, công nhân viên các cơ quan, nhà máy xung quanh Sinh viên các trường đại học, cao đẳng Cán bộ, viên chức; Kinh doanh, buôn bán Cán bộ, viên chức; Kinh doanh, buôn bán Mức sống Trung bình Trung bình; Khá giả Khá giả Giàu có Do vị trí nằm tại khu vực có nhiều nhà máy, cơ quan, trường học, quán cà phê Nam Hải thu hút khách hàng thuộc nhóm công nhân và các viên chức nhà nước. Quán này cung cấp dịch vụ bình dân, phù hợp với nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình. Khách hàng tới đây chủ yếu là thanh niên hoặc trung niên, đã đi làm, và có trình độ cao đẳng, đại học. Trong khi đó, quán 8X Café nằm giữa khu làng sinh viên Hacinco và những văn phòng cho các công ty tư nhân thuê cho nên có đối tượng khách hàng bao gồm cả học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng. Những người đến đây hầu hết có trình độ cao đẳng, đại học, tuy nhiên, cũng có những học sinh phổ thông thuộc dạng khá giả. Đa phần khách hàng ở đây đa số thuộc thế hệ 8X (sinh những năm 80 của thế kỷ 20) và trẻ hơn. Quán Moonlight nằm ở vị trí giữa điểm giao nhau giữa quận Thanh Xuân và quận Hà Đông. Quán có nhóm đối tượng khách hàng khá đa dạng. Những người thường lui Không gian công cộng và sự hình thành dư luận xã hội... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 76 tới đây là cán bộ nhà nước, nhân viên văn phòng và những người làm dịch vụ, buôn bán v.v. với trình độ học vấn phần lớn cao đẳng, đại học. Về độ tuổi, có cả những khách hàng thuộc nhóm trung niên và thanh niên, nhưng khách hàng là trung niên chiếm phần lớn. Họ có mức sống khá giả, đủ điều kiện đứng sử dụng và tiếp cận những sản phẩm, dịch vụ cung cấp tại quán này. Quán cà phê Nắng Sài Gòn nằm ở giao điểm của những con đường phố lớn, gần trung tâm thành phố. Chính vì vậy, nhóm khách hàng ở đây thường là những người có học vấn cao, từ cao đẳng, đại học, đa số thuộc lứa tuổi trung niên, nghề nghiệp khá đa dạng, bao gồm doanh nhân, cán bộ, nhân viên văn phòng, trí thức, nhưng chủ yếu là những doanh nhân giàu có. Các chủ đề được thảo luận Vấn đề thứ hai mà chúng tôi quan tâm, đó là các nhóm công chúng thảo luận, trao đổi về những vấn đề gì tại các không gian bán công cộng - quán cà phê. Tóm tắt về kết quả nghiên cứu được trình bày trong hình 1. Hình 1. Các chủ đề được thảo luận Hình 1 cho thấy các nhóm công chúng tại các quán cà phê thảo luận về những vấn đề không khác nhau nhiều lắm. Có thể thấy mọi nhóm công chúng ở các quá cà phê đều thảo luận về những vấn đề cá nhân của các thành viên trong nhóm, những vấn đề Quán Nam Hải Quán Moonlight Quán 8X Café Nắng Sài Gòn Các vấn đề cá nhân/liên cá nhân/tổ chức Các vấn đề xã hội Các vấn đề kinh tế Các vấn đề đời sống văn hoá/lối sống Nguyễn Quý Thanh Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 77 liên cá nhân (xung đột, hợp tác) hay nhưng vấn đề thuộc về cơ quan, tổ chức mà họ là thành viên. Tuy nhiên, đối với từng nhóm đối tượng với những đặc điểm về lứa tuổi, nghề nghiệp, mức sống, học vấn, nội dung thảo luận có sự khác biệt. Những nhóm thanh niên, học sinh sinh viên thường có xu hướng bàn luận tới những vấn đề thuộc văn hoá, lối sống như các sản phẩm tiêu dùng đang được ưu chuộng, các loại mốt hiện hành v.v. Trong khi đó, những nhóm trung niên có học vấn và thu nhập cao lại thường thảo luận về những vấn đề kinh tế - xã hội và đưa ra những phân tích, nhận định của họ về sự lên xuống của thị trường chứng khoán, vấn đề môi trường ô nhiễm, an toàn vệ sinh thực phẩm, sự lên xuống của giá cả tiêu dùng. Hộp 1 cung cấp cho chúng ta thí dụ về một chủ đề cụ thể được thảo luận: vấn đề giá xăng. Hộp 1: Nhóm nhân viên văn phòng và việc giảm giá xăng Quan sát và phỏng vấn kéo dài 90 phút, được thực hiện tại quán cà phê Nam Hải, vào lúc 12h40 đến 14h10, vào một ngày làm việc trong tuần tháng 12 năm 2008. Thành phần: Nhóm nhân viên văn phòng ở công ty giầy Thượng Đình, gồm 3 nam và 2 nữ; có 2 nam và 1 nữ ở độ tuổi thanh niên, 2 người còn lại ở độ tuổi trung niên và nắm giữ chức vụ cao hơn 3 thanh niên. Chủ đề: Họ thảo luận về nhiều vấn đề như những việc nội bộ trong cơ quan, tiền lương, giá cả thị trường và đặc biệt là giá xăng. Chủ đề giá xăng giảm thu hút được hầu hết các ý kiến từ 5 thành viên. Quá trình và nội dung thảo luận: Trước những vấn đề đưa ra trao đổi, nhóm ở độ tuổi thanh niên tỏ ra tôn trọng và lắng nghe ý kiến, nhận định của “cấp trên”. Nhiều vấn đề được đưa ra, nhưng vấn đề xuất hiện nhiều nhất và được thảo luận một cách sôi nổi nhất của cả nhóm là việc giảm giá xăng liên tiếp, nhưng mức giảm ít trong những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11 năm 2008. Hầu hết ý kiến của các thành viên đều cho rằng việc giảm giá như vậy chưa hơp lý và lý do để giảm ít có nhiều điểm gây tranh cãi. Tất cả đều nhất trí với ý kiến cho rằng, giá xăng cần giảm mạnh chứ không nên giảm nhiều lần, mỗi lần giảm từ 500 đến 1.000 đồng. Nhóm thanh niên đặt ra những câu hỏi “Tại sao” đối với nhóm trung niên, và nhóm trung niên đưa ra những câu trả lời theo quan điểm của họ. Qua việc thảo luận về giảm giá xăng, họ đưa ra và bàn luận về cuộc sống, về công việc, về tiền lương và giá cả như giá các phương tiện giao thông công cộng có thể giảm, giá cả các mặt hàng thiết yếu trên thị trường có thể giảm theo. Không gian công cộng và sự hình thành dư luận xã hội... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 78 Truyền thông đại chúng và sự thảo luận tiếp diễn tại không gian bán công cộng Chúng tôi đã có những phỏng vấn với những người đến các quán cà phê nhằm xác định xem các nguồn thông tin về những vấn đề công cộng được các cá nhân thu nhận là những nguồn nào, sự tiến nối thảo luận các vấn đề được nêu trên các phương tiện truyền thông đại chúng ra sao. Chúng ta đã biết dư luận xã hội được hình thành như là kết quả của một quá trình thảo luận xã hội [5, 46]. Đồng thời lý thuyết "thủ lĩnh ý kiến" của Lazarsfield, Berelson và Gaudet (1948) [6] nhấn mạnh đến vai trò của những giao tiếp, thảo luận liên cá nhân trong viêc định hình ý kiến, quan điểm của cá nhân. Qua quan sát và phỏng vấn, chúng tôi thấy rằng nguồn thông tin cho các thảo luận khá đa dạng. Những thông tin được thảo luận tại những quán cà phê đa phần đều xuất phát từ truyền hình, từ Internet và báo in. Phương tiện đài phát thanh không còn được ưa chuộng để thu thập thông tin. Trong số những loại phương tiện truyền thông đại chúng được sử dụng để thu thập thông tin cho những cuộc thảo luận, truyền hình và Internet trở thành hai nguồn thông tin chính, với mức độ sử dụng ngang nhau. Các loại ấn phẩm vẫn được sử dụng nhiều để cập nhật thông tin, tuy không nhiều như Internet hay truyền hình. Tuy nhiên, có thể thấy, các nhóm công chúng tại quán 8X Café, với đặc trưng là nhóm trẻ tuổi, chủ yếu thu thập về vấn đề thảo luận trên Internet hoặc một phần từ truyền hình chứ họ hầu như không tiếp cận với các ấn phẩm cũng như đài phát thanh. Trong trường hợp thảo luận về giảm giá xăng ở trên, những thông tin về việc giá xăng giảm được nhóm nhân viên văn phòng lấy từ các báo in, từ truyền hình, và đặc biệt là từ Internet. 5. Thảo luận Kết quả nghiên cứu dường như cho thấy rằng không gian tại các quán cà phê không dành cho đại chúng. Xét từ phía các quán cà phê, thành phần công chúng dường như được "sàng lọc một cách không chính thức" thông qua giá dịch vụ, hình thức bài trí cũng như vị trí của quán cà phê. Mỗi quán cà phê được thiết kế phục vụ một nhóm đối tượng nhất định dựa trên độ tuổi, học vấn, mức sống v.v. Những công chúng không nằm trong nhóm có tiêu chí phù hợp với một quán cà phê nào đó không hoàn toàn bị loại trừ một cách chính thức. Tuy nhiên, họ thường khó hoà nhập với các nhóm khác và khó thảo luận một cách tự nhiên về các vấn đề họ quan tâm tại đây với những người lạ. "Sự sàng lọc không chính thức" có thể sẽ dẫn đến một hệ quả tiếp theo là chính những người vượt qua sự "sàng lọc" sẽ có khả năng là những nhóm tham gia sẽ định hình quan điểm được coi là của "đại chúng" về một vấn đề nào đó của xã hội. Nói cách khác, đúng theo Habermas đã nhận định không phải toàn thể đại chúng đều tham gia vào các quá trình thảo luận xã hội mà chí một bộ phận nhỏ của đại chúng [4]. Bộ phận này, ở không gian bán công cộng họ có thể là những nhóm nam giới, có trình độ học vấn từ trung bình đến cao trong xã hội, từ trẻ đến nhóm trung niên, công nhân viên Nguyễn Quý Thanh Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 79 chức, có thu nhập từ trung bình đến khá. Nói cách khác công chúng (public) hữu danh và hữu hình hơn nhiều so với đại chúng (mass). Công chúng chính là các nhóm năng động nhất trong việc hình thành cái gọi là "quan điểm chung" của xã hội về một vấn đề nào đó. Xét từ phía công chúng, những cá nhân tham gia lĩnh vực công cộng không có sự phân biệt về địa vị. Nhưng, rõ ràng tự bản thân các nhóm công chúng ý thức thấy rằng họ phải có trình độ, khả năng nhất định, điều kiện nhất định để có thể tập hợp lại và bàn luận về những vấn đề quan tâm. Quan sát cho thấy, các nhóm xã hội tự thấy mình đáp ứng đủ những tiêu chí của sự "sàng lọc không chính thức" mới tham dự một cách chủ động vào những cuộc thảo luận tại những không gian bán công cộng. Chính cơ chế "sàng lọc không chính thức" này đã khiến cho những người "không đáp ứng tiêu chuẩn" không đến các quán này và từ đó không tham gia vào các thảo luận. Rất có thể, những nhóm công chúng bị "sàng lọc không chính thức" sẽ tham gia thảo luận về các vấn đề công cộng tại những không gian khác, thí dụ, trong không gian công cộng ảo trên Internet. Tuy nhiên, với sự phát triển hiện tại của Internet ở Việt Nam, ý nghĩa sự tham gia của những nhóm công chúng này trong sự hình thành quan điểm chung của xã hội sẽ không phải là cao. Các chủ đề thảo luận tại các không gian công cộng tập trung nhiều vào các vấn đề kinh tế xã hội mang tính công cộng hay riêng tư, ít có những thảo luận về các chủ đề chính trị - xã hội. Theo Habermas những chủ đề thảo luận ở không gian công cộng cho rằng phạm vi của những vấn đề thảo luận là không giới hạn. Tuy nhiên, tại các không gian bán công cộng - quán cà phê, chủ đề được thảo luận chỉ tập trung ở các về kinh tế, xã hội, văn hoá, lối sống và những thông tin khác bao gồm những thông tin về công việc, đời tư, kinh nghiệm sống v.v. Chúng tôi nhận thấy, có ít các thảo luận tại các quán cà phê về các chủ đề chính trị - xã hội. Như vậy, nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận, trên thực tế, không hoàn toàn giống với những đặc điểm của chủ đề thảo luận mà Habermas đã trình bày trong lý thuyết về lĩnh vực công cộng của mình. Nói cách khác, ở Việt Nam, những chủ đề thảo luận trong các không gian bán công cộng - quán cà phê dường như hẹp hơn so với quan điểm của Habermas. Các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là phương tiện truyền thông kiểu mới Internet là nguồn cung cấp các sự kiện quan trọng cho việc thảo luận tại các không gian bán công cộng - quán cà phê. Trường hợp nhóm nhân viên thảo luận về việc giảm giá xăng đã trình bày ở trên cho thấy thảo luận liên cá nhân là một trong những mắt xích lan toả, mở rộng dư luận xã hội. Một lần nữa điều này khẳng định những quan điểm của Lazarsfield, Berelson và Gaudet [6] về vai trò của những giao tiếp liên cá nhân trong việc hình thành những quyết định cá nhân và định hình dư luận xã hội theo nhiều bậc truyền thông (Multi-Flow Communication). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các phương tiện truyền thông đại chúng kết nối mạnh mẽ tới địa hạt của không gian bán công cộng. Qua đây, có thể thấy truyền thông đại chúng, đặc biệt là Internet đã góp phần không nhỏ vào việc cung cấp thông tin, các vấn đề để thảo luận, thu hút những “nhóm tinh hoa” sử dụng dịch vụ Không gian công cộng và sự hình thành dư luận xã hội... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 80 (tại quán cà phê) và tạo lập những không gian thảo luận kiểu mới theo hướng phi vật thể. Có thể nói, ngồi trong một quán cà phê wifi, chúng ta vừa có cảm giác làm việc trong không gian riêng lại vừa có cảm giác về sự chia sẻ với bạn bè hoặc những người xung quanh. Mặc dù thông tin về những sự kiện xã hội quan trọng thường được công bố trên những phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng với mỗi cá nhân, dựa trên các kinh nghiệm cũng như hệ giá trị của mình sẽ có những nhận thức và cách đánh giá khác nhau trước mỗi vấn đề. Những đánh giá đó được thảo luận, được thống nhất, được khách quan hoá để giảm bớt những những nhận định mang màu sắc chủ quan, chúng được chia sẻ cho những cá nhân khác trong các mối quan hệ xã hội. Như chúng ta đã biết dư luận xã hội được hình thành khi các cá nhân có thông tin về vấn đề, có cơ hội để trao đổi về nó và có không gian phù hợp dành cho thảo luận về các thông tin về sự kiện mà các cá nhân thu được. Không gian bán công cộng - quán cà phê là một không gian phù hợp vì nó tạo thuận lợi sự lan toả của dư luận xã hội bằng việc cung cấp không gian để các nhóm công chúng có thể tập hợp, thoải mái giao tiếp về những vấn đề chung, nhưng lại vẫn đảm bảo một sự riêng tư nhất định. Điều này dường như phù hợp với đặc điểm tính cách của người Việt Nam là muốn thảo luận về những vấn đề chung của xã hội những ở một bối cảnh khá riêng tư. Quán cà phê cũng phù hợp cho việc truyền tải và thu nhận thông tin đa dạng và đa chiều về những vấn đề chung, cùng với các không gian công cộng khác. Bằng việc cung cấp một không gian bán mở cho các nhóm công chúng mang những đặc điểm xã hội nhất định "tập hợp” và thảo luận, quán cà phê - một không gian bán công cộng, góp phần đáng kể vào việc hình thành và phát triển dư luận xã hội trong xã hội Việt Nam. 6. Kết luận Những luận điểm chính mà chúng tôi rút ra từ các câu trả lời cho câu hỏi nghiên của chúng tôi là các quán cà phê - không gian bán công cộng là một địa hạt mà công chúng có thể đến để thảo luận về các vấn đề chung của xã hội. Tuy nhiên, các không gian bán công cộng này cũng có sự "sàng lọc" đối với các nhóm công chúng khiến những người tham gia thảo luận xã hội có xu hướng là các nhóm "tinh hoa" hơn là đại chúng. Các chủ đề thảo luận khá đa dạng, nhưng ít có sự hiện diện của các chủ đề chính trị - xã hội. Quán cà phê - không gian bán công cộng có sự kết nối các phương tiên truyền thông đại chúng thông qua việc thảo luận các thông tin do các phương tiện này cung cấp. Nói một cách khác, khi những không gian công cộng bị thu hẹp cùng với quá trình đô thị hoá, các không gian bán công cộng sẽ đóng vai trò là những diễn đàn thay thế đế các nhóm xã hội thảo luận về những vấn đề công cộng. Đây chính là một địa hạt để từ đó quan điểm chung, dư luận xã hội được thảo luận và hình thành. Với tính chất của một nghiên cứu thăm dò, định tính, các phát hiện, kết luận về vai trò của quán cà phê - không gian bán công cộng trong sự hình thành dư luận xã hội sẽ là những gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo để kiểm chứng chúng về mặt định lượng. Nguyễn Quý Thanh Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 81 Tài liệu tham khảo [1] Public Space, trong từ điển mở trục tuyến wikepedia, có tại Public_space, truy cập lần cuối ngày 26 tháng 4 năm 2009. [2] Hauser, Gerard (1998). "Vernacular Dialogue and the Rhetoricality of Public Opinion". Communication Monographs 65 (2). [3] Võ Kim Cương, Không gian công cộng đang hẹp dần, báo cáo khoa học tại Hội thảo chuyên đề "Đô thị hóa và cuộc sống đô thị trong tương lai ở Việt Nam - Bàn về không gian công cộng trong đô thị" tháng 08/2005 [4] Habermas, Jurgen. "Discourse Ethics: Notes on Philosophical Justification." Moral Consciousness and Communicative Action. Trans. Christian Lenhart and Shierry Weber Nicholson. Cambridge: MIT Press, 1980. [5] Nguyễn Quý Thanh (2006): Xã hội học về Dư luận xã hội, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội [6] Lazarsfield, Berelson và Gaudet (1948): The People’s Choice: How the Voters Make up his mind in a Predential Campaign (second edition). New York: Columbia University Press.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso2_2009_nguyenquythanh_4198.pdf
Tài liệu liên quan