Tài liệu Khởi phát chuyển dạ bằng bóng đôi foley cải tiến trong trường hợp thai lưu từ 25 tuần có vết mổ sanh cũ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 127
KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG BÓNG ĐÔI FOLEY CẢI TIẾN
TRONG TRƯỜNG HỢP THAI LƯU TỪ 25 TUẦN CÓ VẾT MỔ SANH CŨ
Huỳnh Nguyễn Khánh Trang *, Trương Thị Bích Hà *, Phạm Minh Khội Nguyên**,
Nguyễn Thị Anh Phương**
TÓM TẮT
Background: Từ năm 1991 đến nay trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu so sánh hiệu quả của thông bóng
đôi so với các phương pháp khởi phát chuyển dạ (KPCD) khác, các kết quả cho thấy đây là một phương thức an
toàn, hiệu quả.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ KPCD đến sanh ngả âm đạo trên các trường hợp thai lưu từ 25 tuần có tiền sử mổ
sinh trước đó.
Phương pháp: Nghiên cứu báo cáo loạt ca đánh giá hiệu quả của KPCD bằng bóng đôi Foley cải tiến trong
28 trường hợp thai lưu từ 25 tuần có vết mổ cũ (VMC) từ 01/2017 đế 12/2018 tại Bệnh viện Hùng Vương.
Kết quả: Tỷ lệ KPCD thành công là 28/28 (100%) với Bishop cổ tử cung khi rút hay bóng tự rớt trung bình 7,2 điểm. Sanh ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khởi phát chuyển dạ bằng bóng đôi foley cải tiến trong trường hợp thai lưu từ 25 tuần có vết mổ sanh cũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 127
KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG BÓNG ĐÔI FOLEY CẢI TIẾN
TRONG TRƯỜNG HỢP THAI LƯU TỪ 25 TUẦN CÓ VẾT MỔ SANH CŨ
Huỳnh Nguyễn Khánh Trang *, Trương Thị Bích Hà *, Phạm Minh Khội Nguyên**,
Nguyễn Thị Anh Phương**
TÓM TẮT
Background: Từ năm 1991 đến nay trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu so sánh hiệu quả của thông bóng
đôi so với các phương pháp khởi phát chuyển dạ (KPCD) khác, các kết quả cho thấy đây là một phương thức an
toàn, hiệu quả.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ KPCD đến sanh ngả âm đạo trên các trường hợp thai lưu từ 25 tuần có tiền sử mổ
sinh trước đó.
Phương pháp: Nghiên cứu báo cáo loạt ca đánh giá hiệu quả của KPCD bằng bóng đôi Foley cải tiến trong
28 trường hợp thai lưu từ 25 tuần có vết mổ cũ (VMC) từ 01/2017 đế 12/2018 tại Bệnh viện Hùng Vương.
Kết quả: Tỷ lệ KPCD thành công là 28/28 (100%) với Bishop cổ tử cung khi rút hay bóng tự rớt trung bình 7,2 điểm. Sanh
ngả âm đạo tự nhiên có 19/28 (67,9%); sanh ngả âm đạo có can thiệp thủ thuật 9/28 (32,1%). Thời gian trung bình từ khởi
phát đến Bishop 7 điểm là 20,9 ± 2,3 giờ. Thời gian trung bình từ KPCD đến sanh 31,7 ± 7,6 giờ .
Kết luận: KPCD bằng bóng đôi Foley cải tiến là một phương pháp KPCD an toàn và hiệu quả có thể được
xem xét trong các trường hợp có vết mổ sanh cũ, đặc biệt trong các trường hợp thai lưu trong tam cá nguyệt 2,3.
Từ khóa: tiền sử mổ sinh, khởi phát chuyển dạ, Foley bóng đôi cải tiến
ABSTRACT
MODIFIED DOUBLE BALLOON FOLEY CATHETER FOR LABOUR INDUCTION IN WOMEN HAVING
STILLBIRTH FROM 25 WEEKS OF GESTATION AGE AND PREVIOUS CESAREAN SECTION
Huynh Nguyen Khanh Trang, Truong Thi Bich Ha, Pham Minh Khoi Nguyen, Nguyen Thi Anh Phuong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 127 - 131
Background: Since 1991, there have been numerous studies comparing the efficacy of double balloon
catheter in labor induction (IOL) versus other methods. Results show that this method is a safe and effective.
Objectives: To determine the prevalence of IOL on vaginal birth in stillbirth from 25 weeks with previous
caesarean section.
Methods: A series case studies evaluating the efficacy of IOL in Modified double-balloon Foley catheter in 28
cases of stillbirth at least 25 weeks of gestation age with previous caesarean section, from 1/2017 to 12/2018 at
Hung Vuong Hospital.
Results: Success rate of IOL was 28/28 (100%), the average of cervical Bishop score when
withdrawing the catheter or falling by itselfl is 7.2. Natural vaginal birth 19/28 (67.9%); having vaginal
operated 9/28 (32.1%). The mean time from beginning of IOL to Bishopat 7 was 7.9 ± 2.3 hours. Mean
time from IOL to birth was 31.7 ± 7.6 hours.
Conclusion: Modified double-balloon Foley catheter is a safe and effective IOL method that can be
considered in cases of previous caesarean section, particularly in those with stillbirth during the second
trimester or third trimester.
*Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch **Bệnh viện Hùng Vương
Tác giả liên lạc: PGS TS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015 Email: tranghnk08@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 128
Key words: previous caesarean section, induction of labor, modified double-baloon Foley catheter
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khởi phát chuyển dạ (KPCD) được định
nghĩa là một quá trình kích thích nhân tạo tử
cung để gây ra chuyển dạ. KPCD có khuynh
hướng ngày càng gia tăng trên thế giới. Tần suất
này tăng gấp đôi từ 9,5% lên 23,2% tại Hoa Kỳ từ
năm 1991-2011(11). KPCD được chỉ định khi lợi
ích (cho mẹ và/hoặc thai) lớn hơn so với nếu tiếp
tục thai kỳ. Các chỉ định KPCD thường gặp: Ối
vỡ non, tăng huyết áp trong thai kỳ, thiểu ối, tim
thai thai không đảm bảo, thai quá ngày, bệnh lý
nội khoa của mẹ như tăng huyết áp mãn, đái
tháo đường(1).
Có nhiều phương pháp KPCD như các biện
pháp dùng thuốc (Prostaglandin, Oxytocin) hoặc
các biện pháp cơ học (đặt que nong, đặt túi nước,
bóng đơn Foley, bóng đôi của hãng COOK).
Từ năm 1991 đến nay trên thế giới có rất nhiều
nghiên cứu đánh giá hiệu quả của thông bóng
đôi so với các phương pháp khởi phát chuyển dạ
(KPCD) khác, các kết quả cho thấy đây là một
phương thức an toàn, hiệu quả, ít gây cơn gò
cường tính như Prostaglandin E2. Tại Bệnh viện
Hùng Vương, từ năm 2015 chúng tôi đã nghiên
cứu bóng đôi Foley cải tiến KPCD trên thai
trưởng thành ghi nhận an toàn và hiệu quả, và
đã được Bộ y tế công nhận vào tháng 6/2016 (số
2462/QĐ-BYT).
Thai chết lưu là thai đã chết trong tử cung
trước khi được tống xuất ra ngoài, chiếm khoảng
15 – 20% trong thai kỳ, thường xảy ra trong tam
cá nguyệt 1 và 2. Tỷ lệ < 1% xảy ra vào tam cá
nguyệt 3 cua thai kỳ. Chẩn đoán chủ yếu dựa
vào siêu âm. Việc sử trí trong thực hành lâm
sàng thai lưu trong tử cung ở thai phụ có tiền sử
sinh mổ trước đây là một tình trạng khó khăn
đối với bác sĩ sản khoa. Với sự miễn cưỡng hiện
tại của các bác sĩ sản khoa để thực hiện việc khởi
động và thực hiện quá trình sinh ngả âm đạo
trên thai phụ có tiền sử mổ sinh trước đó
(vaginal birth after cesarean vaginal birth after
cesarean - VBAC). Với tỷ lệ mổ sinh mổ tăng lên
hiện nay đạt 31,1% và tỷ lệ thai chết trong tử
cung xảy ra ở 0,6% số lần sinh, tình huống thai
chết trong tử cung trên thai phụ có mổ sinh
trước đây đang trở nên phổ biến hơn(10,11).
KPCD trên thai kỳ có vết mổ sanh cũ ghi
nhận hơn 70% trên thế giới, nhưng tại Việt Nam
hiện nay đa số các trường hợp có vết mổ cũ mổ
sanh khi có thai đều kết thúc với mổ sanh trở lại.
Các biện pháp KPCD cơ học trên thai kỳ có
VBAC ghi nhận khả năng thành công cao và ít
nguy cơ cơ với vết mổ sanh cũ hơn. Với câu hỏi:
KPCD với bóng Foley đôi cải tiến trên các
trường hợp thai lưu có tiền sử mổ sanh trước đó
có hiệu quả? Chúng tôi tiến hành thực hiện
nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ KPCD đến sanh ngả âm đạo
trên các trường hợp thai lưu từ 25 tuần có tiền sử
mổ sinh trước đó.
Khảo sát thời gian từ KPCD đến khi Bishop
cổ tử cung hơn 7 điểm, tỷ lệ cần dùng Oxytocin
thêm, tính an toàn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Báo cáo loạt ca lâm sàng.
Dân số nghiên cứu
Các trường hợp thai lưu có vết mổ sanh cũ,
tuổi thai từ 25 tuần tại khoa Sản Bệnh, Bệnh viện
Hùng Vương, từ tháng 1/2017 đến tháng
12/2018.
Tiêu chuẩn chọn vào
Sản phụ có một thai đã được chẩn đoán là
thai lưu hoặc thai dị tật. Tuổi thai ≥ 25 tuần (tính
theo siêu âm trong 3 tháng đầu). Có vết mổ sanh
với phương pháp mổ lần trước là mổ ngang
đoạn dưới tử cung. Bishop trước KPCD < 4
điểm. Không có nhau tiền đạo trung tâm. Đồng
ý tham gia nghiên cứu sau khi được tư vấn và
giải thích mục đích của nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Vết mổ sanh cũ ≥ 2 lần. Có bệnh lý nội khoa
hoặc ngoại khoa chống chỉ định sanh ngả âm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 129
đạo. Con to > 4000 gr. Nghi ngờ bất xứng thai-
chậu. Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả KPCD
Thành công
Nếu Bishop ≥ 7 điểm trong vòng 24 giờ sau
đặt bóng đôi Foley cải tiến, rút bóng hay thời
điểm tự rớt bóng.
Thất bại
Nếu sau khi đặt ống thông bóng Foley cải
tiến 24 giờ mà Bishop < 7 điểm xem như KPCD
thất bại. Có tác dụng ngoại ý hoặc biến chứng
trầm trọng (nhau bong non, rối loạn cơn gò tử
cung không điều chỉnh được bằng thuốc giảm
co, vỡ tử cung, ra huyết âm đạo lượng nhiều).
Những trường hợp này nếu xảy ra chưa đến thời
gian đánh giá hiệu quả xem như KPCD thất bại.
Phương tiện
Bóng đôi Foley cải tiến
Hệ thống gồm thông bóng Foley 20F và 30F
lồng vào nhau. Kỹ thuật khởi phát chuyển dạ
bằng bóng đôi Foley cải tiến đã được Bộ y tế Việt
Nam công nhận năm 2016. KPCD bằng thông
bóng đôi cải tiến từ thông Foley 20F và 30F, bơm
60ml nước cất vào mỗi bóng, bóng trong sát lỗ
trong CTC, bóng ngoài sát lỗ ngoài CTC.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu (n= 28)
Đặc điểm Số trường hợp
(%)
Tuổi trung bình (năm) 33,7±5,4
BMI 25,4
Chỉ định KPCD
Thai lưu, TSG
Thai lưu, ĐTĐ thai kỳ
Thai lưu, chậm tăng trưởng
Thai lưu, đa dị tật nặng
5 (17,9)
7 (25,0)
9 (32,1)
7 (25,0)
TQ (giây)
TCK (giây)
Fibrinogen/máu (g/L)
12 ± 1,0
28 ± 2,6
2,8 ± 0,7
Chiều dài kênh CTC (mm) 30,8 ± 8,6
Bảng 2. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả KPCD
Yếu tố Trung bình Số ca (%)
Dùng Laminaire chuẩn bị cổ tử cung
Điểm số Bishop sau khi rút/rớt bóng (điểm)
8,8 ± 1,4
15 (53,6)
Thay đổi Bishop (điểm)
Thời gian KPCD đến Bishop≥7 điểm (giờ)
Thời gian từ KPCD đến sinh (giờ)
Dùng Oxytocin sau khi rút/rớt bóng
Dùng Oxytocin chỉnh gò tử cung (giờ)
7,9 ± 1,6
20,9 ± 2,3
31,7 ± 7,6
10,2 ± 2,6
25 (89,3)
Sinh ngả âm đạo tự nhiên
Sinh ngả âm đạo có thủ thuật
12 (42,9)
16 (57,1)
Cân nặng thai nhi sau sanh (gram) 2785 ± 1021
Máu mất sau sanh (gram) 259 ± 108
Thời gian nằm viện (ngày) 5 ± 3
BÀN LUẬN
Thai chết trong tử cung là một chấn thương
nặng nề về tâm lý cho người phụ nữ và gia đình
sản phụ. Những rối loạn tâm lý có thể nặng nề
hơn trong trường hợp bị kéo dài khoảng thời
gian từ lúc chẩn đoán thai lưu đến khi KPCD
(trên 24 giờ), hoặc sự chờ đợi thấy thai nhi càng
lâu, hoặc không nhớ được trong thai kỳ có yếu
tố nào khiến thai chết(14). Do đó, việc chấm dứt
thai kỳ càng sớm cho các trường hợp thai lưu là
hết sức cần thiết để làm giảm nhẹ tổn thương
tinh thần này cho sản phụ, cũng như giảm bớt
các nguy cơ biến chứng khác do thai lưu gây nên
như rối loạn chức năng đông máu, nhiễm trùng.
Tuy nhiên, việc chọn lựa biện pháp CDTK trên
các trường hợp thai lưu có VMC là điều hết sức
cân nhắc vì còn phải xem xét đến khả năng có
thai lại và khả năng sanh trong tương lai của
người phụ nữ(11).
Một số sản phụ với thai kỳ có vết mổ sanh cũ
nhưng phải có chỉ định chấm dứt thai kỳ cở tam
cá nguyệt hai. Mặc dù các nghiên cứu được công
bố với cỡ mẫu nhỏ, kết quả cũng cho thấy rằng,
những sản phụ được khởi phát chuyển dạ bằng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 130
prostagladin (bao gồm misoprostol) có kết cục
giống với các sản phụ không có sẹo mổ cũ (như
thời gian vào chuyển dạ, khởi phát chuyển dạ
thất bại, và tỉ lệ các biến chứng)(4,6-8,Error!
Reference source not found.,13). Hơn nữa, nhiều
nghiên cứu về chủ đề này cho thấy rằng tần suất
vỡ tử cung trong các nghiên cứu này nhỏ hơn
1%(2,8,9). Đối với những sản phụ này, nong và
gắp thai cũng như khởi phát chuyển dạ với
prostaglandin chuẩn bị cổ tử cung thuận lợi có
thể là một lựa chọn hợp lý(3,16).
Trong loạt ca trên đây của chúng tôi cho thấy
vấn đề chuẩn bị tạo thuận lợi cho cuộc chuyển
dạ sanh ngả âm đạo bắng phương pháp cơ học
với Laminaire rồi bóng đôi Foley cải tiến cũng
đã cho thấy hiệu quả rất khả quan trong việc
khởi phát chuyển dạ ở các thai kỳ trong tam cá
nguyệt 2 và có vết mổ sanh cũ. Sau khi rút bóng
hay bóng Foley tự rớt, cổ tử cung thường đủ
điều kiện để sanh tự nhiên hay can thiệp thủ
thuật. Ưu điểm lớn nhất có lẽ là do không gây
nên nhiều cơn co và tạo áp lực trong buồng tử
cung. Đây có thể là một phương pháp giúp thay
thế cho prostagladin trong khởi phát chuyển dạ
khi phương pháp này có những khuyết điểm
như: thay đổi liều lượng tuỳ tuổi thai, kinh
nghiệm, khám âm đạo nhiều lần trong quá trình
đặt thuốc.
Đối với những sản phụ với thai phụ tuổi thai
sau 28 tuần với tình trạng thai lưu và vết mổ
sanh cũ, làm chín muồi CTC với thông Foley có
tỷ lệ vỡ tử cung tương tự với chuyển dạ tự
nhiên(5,15) và đây có thể là một trợ thủ đắc lực
cho những bệnh nhân với CTC không thuận lợi.
Bởi vì nguy cơ về phía thai trong các trường hợp
này không còn nữa, thử thách sanh ngả âm đạo
nên được khuyến khích sau khi đã có sự đánh
giá, tiên lượng bởi các bác sĩ sản khoa và các bác
sĩ hỗ trợ, cũng như tư vấn cho người nhà.
Trong khảo sát của chúng tôi, khởi phát
chuyển dạ bằng thông Foley cải tiến cũng đã
cho thấy tính hiệu quả, an toàn đối với những
thai lớn sau 28 tuần. Tuy nhiên nghiên cứu đòi
hỏi cỡ mẫu nhiều hơn để cho ra các kết luận
thuyết phục. Đồng thời cần có thêm các nghiên
cứu so sánh trực tiếp giữa hai phuơng pháp
bóng đôi Foley cải tiến và các phương pháp
khác trong khởi phát chuyển dạ trên các
trường hợp tương tự.
HẠN CHẾ
Do là báo cáo loạt ca nên các kết quả thu
được giúp cho viện thực hiện những nghiên cứu
thiết kế mạnh hơn trong tương lai. Bên cạnh đó,
dân số nghiên cứu là những đối tượng hết sức
đặc biệt nên việc thu thập về số lượng và thời
gian là một thách thức.
KẾT LUẬN
Qua 28 trường hợp trong 2 năm tại Bệnh
viện Hùng Vương, với phương pháp dùng bóng
Foley đôi cải tiến khởi phát chuyển dạ, chúng tôi
ghi nhận:
Tỷ lệ KPCD thành công là 28/28 (100%) với
Bishop cổ tử cung khi rút hay bóng tự rớt trung
bình 7,2 điểm.
Sanh ngả âm đạo tự nhiên có 19/28 (67,9%);
sanh ngả âm đạo có can thiệp thủ thuật 9/28
(32,1%).
Thời gian trung bình từ khởi phát đến
Bishop 7 điểm là 20,9 ± 2,3 giờ. Thời gian trung
bình từ KPCD đến sanh 31,7 ± 7,6 giờ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ACOG (2010). “Vaginal birth after previous cesarean delivery”.
Obstet Gynecol, 116(2 Pt 1):pp. 450-63.
2. Berghahn L, Christensen D, Droste S (2001). “Uterine rupture
during second-trimester abortion associated with misoprostol”.
Obstet Gynecol, 98(5 Pt 2):p.976-7.
3. Berghella V, Airoldi J, O'Neill AM et al (2009). “Misoprostol for
second trimester pregnancy termination in women with prior
caesarean: a systematic review”. BJOG, 116(9)
:pp.1151-7.
4. Bhattacharjee N, Ganguly RP, Saha SP (2007). “Misoprostol for
termination of mid-trimester post-Caesarean pregnancy”. Aust
N Z J Obstet Gynaecol, 47(1):pp.23-5.
5. Boyle A, Preslar JP, Hogue CJ et al (2017). “Route of Delivery in
Women With Stillbirth: Results From the Stillbirth Collaborative
Research Network”. Obstet Gynecol, 129(4): pp.693-698.
6. Daponte A, Nzewenga G, Dimopoulos KD et al (2006). “The use
of vaginal misoprostol for second-trimester pregnancy
termination in women with previous single cesarean section”.
Contraception, 74(4):pp.324-7.
7. Daskalakis GJ, Mesogitis SA, Papantoniou NE et al (2005).
“Misoprostol for second trimester pregnancy termination in
women with prior caesarean section”. BJOG, 112(1):pp.97-9.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 131
8. Debby A, Golan A, Sagiv R et al (2003). “Midtrimester abortion
in patients with a previous uterine scar”. Eur J Obstet Gynecol
Reprod Biol, 109(2):pp.177-80.
9. Goyal V (2009). “Uterine rupture in second-trimester
misoprostol-induced abortion after cesarean delivery: a
systematic review”. Obstet Gynecol, 113(5):pp.1117-23.
10. Hamilton BE, Martin JA, Ventura SJ (2007). “Birth: preliminary
data for 2006”. Natl Vital Stat Rep, 56(7):1–18.
11. MacDorman MF, Munson Ml, Kirmeyer S (2007). “Fetal and
perinatal mortality, United States, 2004”. Natl Vital Stat Rep,
56(3):1–20.
12. Marinoni E, Santoro M, Vitagliano MP et al (2007). “Intravaginal
gemeprost and second-trimester pregnancy termination in the
scarred uterus”. Int J Gynaecol Obstet, 97(1):pp.35-9.
13. Martin JA, Hamilton BE, Ventura SJ et al (2013). “Births: final
data for 2011”. Natl Vital Stat Rep, 62(1):pp.1-69, 72.
14. Radestad I, Nordin C, Steineck G et al (1996). “Stillbirth is no
longer managed as a nonevent: a nationwide study in Sweden".
Birth, 1996. 23(4):p. 209-15.
15. Ramirez MM, Gilbert S, Landon MB et al (2010). “Mode of
delivery in women with antepartum fetal death and prior
cesarean delivery”. Am J Perinatol, 27(10):pp.825-30.
16. Schneider D, Bukovsky I, Caspi E (1994). “Safety of
midtrimester pregnancy termination by laminaria and
evacuation in patients with previous cesarean section”. Am J
Obstet Gynecol, 171(2):pp.554-7.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/3/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoi_phat_chuyen_da_bang_bong_doi_foley_cai_tien_trong_truon.pdf