Tài liệu Khóa luận xây dựng chương trình quản lý báo cáo trong ngân hàng: H co
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Xuân Hưng
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁO CÁO
TRONG NGÂN HÀNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
HÀ NỘI - 2010
`
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Xuân Hưng
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁO CÁO
TRONG NGÂN HÀNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
Cán bộ hướng dẫn: TS. Trương Anh Hoàng.
Cán bộ đồng hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Hùng.
HÀ NỘI - 2010
`
LỜI CAM KẾT
Tác giả xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Xây dựng chương trình quản lý báo
cáo trong ngân hàng” là do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trương Anh
Hoàng thuộc Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội và sự giúp đỡ của
các anh: Nguyễn Phúc Đồng, Nguyễn Quang Thái, Nguyễn Đức Thắng, Trần Lê Khoa,
Nguyễn Quang Cường thuộc Công ty Cổ phần hệ thống thông tin FPT. Mọi trích dẫn
và tài liệu tham khảo mà tác giả sử d...
94 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận xây dựng chương trình quản lý báo cáo trong ngân hàng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H co
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Xuân Hưng
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁO CÁO
TRONG NGÂN HÀNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
HÀ NỘI - 2010
`
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Xuân Hưng
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁO CÁO
TRONG NGÂN HÀNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
Cán bộ hướng dẫn: TS. Trương Anh Hoàng.
Cán bộ đồng hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Hùng.
HÀ NỘI - 2010
`
LỜI CAM KẾT
Tác giả xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Xây dựng chương trình quản lý báo
cáo trong ngân hàng” là do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trương Anh
Hoàng thuộc Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội và sự giúp đỡ của
các anh: Nguyễn Phúc Đồng, Nguyễn Quang Thái, Nguyễn Đức Thắng, Trần Lê Khoa,
Nguyễn Quang Cường thuộc Công ty Cổ phần hệ thống thông tin FPT. Mọi trích dẫn
và tài liệu tham khảo mà tác giả sử dụng đều có ghi rõ nguồn gốc.
Trong quá trình xây dựng chương trình demo tác giả đã sử dụng một số chương
trình có sẵn của công ty và xây dựng các chương trình riêng cho mình. Cụ thể tác giả
đã xây dựng chương trình client trên máy trạm ở các đơn vị. Chương trình web server
trên trung tâm ngân hàng các anh Nguyễn Quang Thái và Trần Lê Khoa đã giúp đỡ tác
giả xây dựng.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam kết trên.
Hà nội, ngày 07 tháng 05 năm 2010
Nguyễn Xuân Hưng
`
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cô giáo, thầy giáo ở Trường Đại học Công
nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác giả
trong thời gian tác giả học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến thầy Trương Anh Hoàng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tác
giả có thể hoàn thành khóa luận này.
Tác giả xin cảm ơn các bạn sinh viên trong lớp K51CNPM cũng như các anh
(chị) trong cơ quan tác giả đang thực tập đã chia sẻ với tác giả những kinh nghiệm học
tập và giúp đỡ tác giả trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, xin cảm ơn
các anh: Nguyễn Phúc Đồng, Nguyễn Quang Thái, Nguyễn Đức Thắng, Trần Lê Khoa,
Nguyễn Quang Cường và chị: Văn Thị Hồng Phúc thuộc Công ty Cổ phần hệ thống
thông tin FPT đã hỗ trợ tích cực cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo ra
sản phẩm cho khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù khóa luận này đã được hoàn thành với tất cả sự cố gắng của bản thân,
nhưng khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Kính mong nhận được sự
nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để tác giả có thể khắc phục những
thiếu sót của mình.
`
TÓM TẮT
Tài liệu khóa luận tốt nghiệp gồm hai phần chính:
Phần thứ nhất: Nghiên cứu về mục đích, yêu cầu bài toán và các công nghệ sẽ áp
dụng trong bài toán. Từ kết quả nghiên cứu các vấn đề trên tác giả đưa ra các giải pháp
hợp lý áp dụng, giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài toán. Các giải pháp bao gồm:
Giải pháp 1: Phân quyền nhóm người sử dụng, người sử dụng theo từng
đơn vị.
Giải pháp 2: Sử dụng dịch vụ web (tiếng Anh: web service) tạo kết nối
giữa Client đặt tại các đơn vị ngân hàng với Server đặt tại trung tâm ngân
hàng.
Giải pháp 3: Sử dụng công nghệ Entrust bảo mật đường truyền và dữ liệu
trong quá trình truyền tin.
Phần thứ hai: Áp dụng các giải pháp đã đưa ra ở phần thứ nhất phân tích, thiết kế
cho bài toán cũng như đưa ra được sản phẩm cuối cùng. Từ đó rút ra được các kết
luận, hướng phát triển cho khóa luận.
`
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN .............................................................3
1.1 Mục đích và yêu cầu của bài toán....................................................................3
1.2 Khảo sát hiện trạng thực tế và tính cấp thiết của bài toán ................................5
1.2.1 Tính cấp thiết của bài toán...............................................................................5
1.2.2 Khảo sát hiện trạng thực tế ..............................................................................6
1.3 Các giải pháp và công nghệ áp dụng vào giải quyết bài toán ...........................8
1.3.1 Các giải pháp áp dụng giải quyết bài toán........................................................8
1.3.2 Các công nghệ áp dụng vào bài toán................................................................9
1.4 Các chức năng theo yêu cầu bài toán..............................................................12
1.4.1 Chức năng trên chương trình Client...............................................................12
1.4.2 Chức năng trên Server ...................................................................................13
CHƯƠNG 2 – PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ BÀI TOÁN...........................................14
2.1 Nội dung phân tích........................................................................................14
2.1.1 Tổng hợp yêu cầu..........................................................................................14
2.1.2 Phân tích yêu cầu chức năng..........................................................................15
2.1.3 Biểu đồ ca sử dụng ........................................................................................18
2.1.4 Biểu đồ lớp phân tích ....................................................................................19
2.1.5 Các biểu đồ trạng thái....................................................................................20
2.2 Nội dung thiết kế ...........................................................................................27
2.2.1 Các biểu đồ tuần tự cho các chức năng ..........................................................27
2.2.2 Biểu đồ lớp chi tiết cho từng chức năng.........................................................39
2.2.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu ....................................................................................42
2.2.4 Thiết kế chi tiết màn hình giao diện các chức năng........................................50
CHƯƠNG 3 – HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ VẬN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH.........76
3.1 Yêu cầu hạ tầng để cài đặt hệ thống với chương trình client..........................76
3.1.1 Yêu cầu hệ thống...........................................................................................76
3.1.2 Yêu cầu môi trường.......................................................................................76
3.2 Hướng dẫn vận hành chương trình trên client................................................76
3.2.1 Các bước thực hiện nhập và gửi báo cáo cho ngân hàng ................................76
3.3 Hướng dẫn vận hành chương trình trên web server .......................................79
3.3.1 Các bước thực hiện tạo đơn vị, người sử dụng và biểu mẫu báo cáo ..............79
KẾT LUẬN................................................................................................................81
`
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 Biểu đồ ca sử dụng .....................................................................................18
Biểu đồ 2 Biểu đồ lớp phân tích..................................................................................19
Biểu đồ 3.1 Trạng thái chức năng thêm NNSD của lớp NNSD ...................................20
Biểu đồ 3.2 Trạng thái chức năng sửa NNSD của lớp NNSD......................................21
Biểu đồ 3.3 Trạng thái chức năng phân quyền NNSD của lớp NNSD.........................21
Biểu đồ 3.4 Trạng thái chức năng thêm người dùng của lớp NSD...............................22
Biểu đồ 3.5 Trạng thái chức năng sửa thông tin NSD của lớp NSD ............................23
Biểu đồ 3.6 Trạng thái chức năng phân quyền NSD của lớp NSD ..............................24
Biểu đồ 3.7 Trạng thái chức năng tạo mới báo cáo của lớp báo cáo ............................25
Biểu đồ 3.8 Trạng thái chức năng sửa báo cáo của lớp báo cáo...................................26
Biểu đồ 4.1 Tuần tự chức năng đăng nhập ..................................................................27
Biểu đồ 4.2 Tuần tự chức năng tìm kiếm báo cáo .......................................................28
Biểu đồ 4.3 Tuần tự chức năng tìm kiếm NSD...........................................................29
Biểu đồ 4.4 Tuần tự chức năng thêm NNSD ...............................................................30
Biểu đồ 4.5 Tuần tự chức năng sửa NNSD .................................................................31
Biểu đồ 4.6 Tuần tự chức năng thêm NSD..................................................................32
Biểu đồ 4.7 Tuần tự chức năng sửa thông tin NSD .....................................................33
Biểu đồ 4.8 Tuần tự chức năng thêm báo cáo .............................................................34
Biểu đồ 4.9 Tuần tự chức năng sửa báo cáo................................................................35
`
Biểu đồ 4.10 Tuần tự chức năng phê duyệt báo cáo ....................................................36
Biểu đồ 4.11 Tuần tự chức năng hủy phê duyệt báo cáo .............................................37
Biểu đồ 4.12 Tuần tự chức năng gửi báo cáo ..............................................................38
Biểu đồ 5.1 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng đăng nhập ................................................39
Biểu đồ 5.2 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng tìm kiếm báo cáo......................................39
Biểu đồ 5.3 Biểu đồ lớp chức năng tìm kiếm NSD .....................................................39
Biểu đồ 5.4 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng thêm NNSD .............................................40
Biểu đồ 5.5 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng thêm NSD ................................................40
Biểu đồ 5.6 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng thêm báo cáo ............................................41
Biểu đồ 5.7 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng phê duyệt báo cáo ....................................41
Biểu đồ 5.8 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng gửi báo cáo ..............................................41
`
DANH MỤC HÌNH GIAO DIỆN TRÊN CLIENT
Hình 1.1 Cấu hình hệ thống ........................................................................................50
Hình 1.2 Đồng bộ dữ liệu ...........................................................................................51
Hình 1.3 Cấu hình báo cáo .........................................................................................52
Hình 1.4 Tạo mới nhóm sử dụng ................................................................................53
Hình 1.5 Phân quyền sử dụng báo cáo cho nhóm sử dụng...........................................54
Hình 1.6 Sửa thông tin nhóm sử dụng.........................................................................55
Hình 1.7 Xóa nhóm sử dụng .......................................................................................56
Hình 1.8 Tạo mới người sử dụng ................................................................................57
Hình 1.9 Phân quyền cho người sử dụng ....................................................................58
Hình 1.10 Sửa thông tin người sử dụng ......................................................................59
Hình 1.11 Thiết lập lại mật khẩu người sử dụng .........................................................60
Hình 1.12 Tạo mới báo cáo.........................................................................................61
Hình 1.13 Sửa dữ liệu báo cáo....................................................................................62
Hình 1.14 Phê duyệt báo cáo ......................................................................................63
Hình 1.15 Hủy phê duyệt báo cáo...............................................................................64
Hình 1.16 Gửi báo cáo................................................................................................65
Hình 1.17 Thay đổi mật khẩu .....................................................................................66
`
DANH MỤC HÌNH GIAO DIỆN TRÊN WEB SERVER
Hình 2.1 Tạo đơn vị....................................................................................................67
Hình 2.2 Tạo người dùng............................................................................................67
Hình 2.3 Phân quyền chức năng .................................................................................68
Hình 2.4 Tạo mẫu báo cáo..........................................................................................69
Hình 2.5 Thêm trường trong tạo mẫu báo cáo.............................................................70
Hình 2.6 Thêm các chỉ tiêu trong chức năng thêm mẫu báo cáo..................................70
Hình 2.7 Sửa mẫu báo cáo ..........................................................................................71
Hình 2.8 Cập nhật biểu mẫu báo cáo ..........................................................................71
Hình 2.9 Xem mẫu báo cáo ........................................................................................72
Hình 2.10 Xem biểu mẫu báo cáo...............................................................................72
Hình 2.11 Phê duyệt báo cáo ......................................................................................73
Hình 2.12 Khóa báo cáo .............................................................................................73
Hình 2.13 Chọn báo cáo để mở khóa báo cáo .............................................................74
Hình 2.14 Mở khóa báo cáo........................................................................................75
Hình 2.15 Chọn báo cáo để xem báo cáo ....................................................................75
`
BẢNG THUẬT NGỮ TIẾNG ANH VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT Thuật ngữ Định nghĩa
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 CSDL Cơ sở dữ liệu
3 NSD Người sử dụng
4 NNSD Nhóm người sử dụng
5 SSL Secure Sockets Layer: bảo mật đường truyền
6 Client Máy trạm
7 Server Máy chủ, trung tâm
8 Mail Thư điện tử
`
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của Công nghệ thông tin
(CNTT), con người ngày càng được giải phóng dần với các công việc chân tay và bài toán
khoảng cách về địa lý. Trước kia mỗi khi cần liên lạc hay gửi thư, người ta tốn bao công
sức như: phải mua phong bì, dán tem, đem phong bì thư ra bưu điện, và bác đưa thư sẽ
vận chuyển thư cho người nhận. Nhưng ngày nay, chỉ với một vài thao tác đơn giản kích
chuột là con người đã có thể truyền đạt các thông điệp cho nhau cho dù có bị xa cách về
địa lý.
Các sản phẩm ứng dụng của CNTT len lỏi vào trong từng lĩnh vực của cuộc sống
như: truyền tin, giải trí, nghiên cứu, và các công việc hằng ngày. Con người luôn khai
thác triệt để các lợi ích mà sản phẩm ứng dụng của CNTT mang lại. Nó giúp cho con
người giải quyết công việc nhanh hơn, đơn giản hơn và chính xác hơn.
Với sự phát triển ngày càng tiến bộ của các sản phẩm CNTT, các sản phẩm này có
thể giúp cho các cá nhân, các tổ chức không chỉ làm việc gói gọn trong một đơn vị, một
không gian nhất định mà nó giúp cho các cá nhân, các tổ chức có thể làm việc trực tuyến
trao đổi thông tin qua các mạng internet, các web service để có thể làm việc và giao dịch
cùng nhau.
Ngân hàng là một cơ quan, tổ chức bao gồm rất nhiều các đơn vị không chỉ ở trong
nước mà còn ở ngoài nước (đối với các ngân hàng đa quốc gia). Mà trong mỗi đơn vị đó
lại chỉ được sử dụng một số biểu mẫu báo cáo nhất định và không được sử dụng chung
của nhau. Hàng tháng, hàng quý thì mỗi đơn vị, cơ quan trực thuộc ngân hàng phải cập
nhật báo cáo, số liệu gửi về ngân hàng.
Việc cách xa về địa lý cũng như các báo cáo, số liệu thường xuyên phải cập nhật về
ngân hàng đã gây ra những khó khăn nhất định cho việc chuyển báo cáo, số liệu về ngân
hàng của các đơn vị. Vì thế áp dụng sản phẩm CNTT vào việc gửi và phê duyệt báo cáo
trong ngân hàng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nó sẽ giúp cho ngân hàng quản lý được
các báo cáo từ các đơn vị gửi về cũng như giúp cho các đơn vị giải quyết việc gửi báo
cáo, số liệu về ngân hàng đơn giản hơn, đỡ tốn kém và bảo mật hơn.
`
2
Bài toán sẽ được xây dựng trên 3 nền tảng công nghệ CNTT được sử dụng phổ biến
nhất ngày nay. Đó là:Dịch vụ web (web service), công nghệ phân quyền và công nghệ bảo
mật đường truyền internet (Secure Sockets Layer: SSL). Việc sử dụng các công nghệ này
sẽ giúp cho bài toán được giải quyết tối ưu các yêu cầu. Dịch vụ web sẽ tạo ra được mối
liên hệ giữa chương trình client ở các đơn vị với web server trên trung tâm ngân hàng.
Công nghệ phân quyền sẽ giúp giải quyết vấn đề quản lý đơn vị và các biểu mẫu báo cáo
theo đơn vị. Công nghệ bảo mật đường truyền internet giúp giải quyết vấn đề bảo mật
thông tin khi gửi dữ liệu trên đường truyền internet.
`
3
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN
1.1 Mục đích và yêu cầu của bài toán
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được sử dụng rộng rãi trong tất cả các
ngành, các lĩnh vực như: giải trí, truyền tin, nghiên cứu. Việc sử dụng Công nghệ thông
tin vào công việc giúp cho con người giải quyết công việc nhanh hơn, đơn giản hơn, cũng
như giải quyết được bài toán về khoảng cách địa lý và đặc biệt là đảm bảo được tính an
toàn và tin cậy cho người sử dụng.
Ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Trong ngân hàng bao gồm rất nhiều các
đơn vị với các lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy việc quản lý và truyền số liệu, báo cáo
của mỗi đơn vị về ngân hàng trung tâm trở nên rất quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ
đòi hỏi các số liệu, báo cáo được bảo mật an toàn mà cần phải quản lý một cách chi tiết
nhất như: mỗi đơn vị chỉ sử dụng một số dữ liệu và báo cáo khác nhau, các báo cáo phải
được phê duyệt qua người quản trị trong mỗi đơn vị trước khi được đưa về trung tâm
ngân hàng, sau khi báo cáo, số liệu được chuyển về ngân hàng. Người quản lý phải nắm
bắt được báo cáo của từng đơn vị được thống kê theo từng tháng, từng quý khác nhau.
Bài toán quản lý và phê duyệt báo cáo trong ngân hàng được xây dựng như sau:
Ngân hàng gồm rất nhiều các đơn vị, chi nhánh nhưng mỗi đơn vị lại ở
những địa điểm khác nhau. Mặt khác mỗi đơn vị chỉ sử dụng một loại báo cáo, số liệu và
không thể dùng các báo cáo của các đơn vị khác. Như vậy cần phải giải quyết bài toán
khoảng cách địa lý của mỗi đơn vị và bài toán quản lý loại báo cáo, số liệu của các đơn vị
khác nhau.
Ngoài ra hàng tháng, hàng quý các đơn vị phải tổng hợp và chuyển số liệu
về trung tâm ngân hàng. Do đó vấn đề chuyển các số liệu về trung tâm được đặt ra. Ta có
thể dùng các biện pháp như: cử người vận chuyển từ đơn vị đến trung tâm, gửi qua đường
bưu điện. Nhưng các biện pháp vừa nêu trên sẽ gây ra các vấn đề như: mất công đi lại vận
chuyển, thất lạc dữ liệu, tốn các khoản chi phí.
Như vậy việc áp dụng CNTT vào quản lý và phê duyệt báo cáo trở nên rất
cần thiết. Đặc biệt với sự phát triển ngày càng mạnh của Internet, CNTT sẽ giúp cho
`
4
những nhân viên ngân hàng giải quyết được các vấn đề như: chuyển báo cáo, số liệu; lữu
trữ các dữ liệu.
Nếu sử dụng CNTT trong việc truyền dữ liệu thì việc truyền dữ liệu phải
được bảo mật, dữ liệu phải được toàn vẹn không bị thay đổi hay mất mát. Điều này rất
quan trọng. Bởi nếu các thông tin trong ngân hàng mà bị kẻ gian lấy được sẽ ảnh hưởng
lớn đến các dữ liệu và nguy cơ gây ra các thiệt hại lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy việc
bảo mật dữ liệu toàn vẹn trở lên hết sức quan trọng. Nó là vấn đề quan trọng mà chương
trình phải đáp ứng được tốt nhất.
Tóm lại bài toán được đưa ra với mục đích chính: xây dựng một chương trình phần
mềm sao cho thỏa mãn các yêu cầu:
Quản lý các biểu mẫu báo cáo và báo cáo của mỗi đơn vị trên một cơ sở dữ
liệu (CSDL). Để mọi người trong đơn vị có thể cùng khai thác và sử dụng. Chương trình
cũng phải cung cấp cho người dùng trong đơn vị các quyền khác nhau để đáp ứng được
các chức vụ cũng như các quyền trên thực tế của các nhân viên có trong đơn vị như: tạo
báo cáo, phê duyệt báo cáo, gửi báo cáo. Sau khi các báo cáo đã được phê duyệt thì nó sẽ
được gửi lên CSDL trung tâm của server để người quản trị tại trung tâm có thể nắm bắt
được các báo cáo của các đơn vị.
Quản lý việc truyền dữ liệu giữa các đơn vị với trung tâm chính của ngân
hàng. Trên CSDL trung tâm của ngân hàng phải tạo được kêt nối tới CSDL của chương
trình client phía đơn vị để có thể gửi và truyền dữ liệu giữa hai CSDL. Việc quản lý này
sẽ giúp cho người dùng ở đơn vị có thể truyền dữ liệu báo cáo lên CSDL trung tâm. Cũng
như việc lấy các thông tin của biểu mẫu báo cáo từ server về client.
Đảm bảo được sự toàn vẹn dữ liệu trong quá trình truyền, gửi. Đây là yêu
cầu quan trọng nhất của chương trình. Việc toàn vẹn dữ liệu trong quá trình truyền, gửi sẽ
giúp cho các thông tin của ngân hàng không bị rò rỉ ra bên ngoài gây ra các tổn thất
nghiêm trọng cho ngân hàng.
`
5
1.2 Khảo sát hiện trạng thực tế và tính cấp thiết của bài toán
1.2.1 Tính cấp thiết của bài toán
Ngày nay, việc sử dụng tin học để truyền dữ liệu và thông tin đã trở nên rất phổ
cập. Tất cả các viên chức trong nhà nước, người làm việc văn phòng đều sử dụng rất
thành thạo tin học văn phòng và internet. Người ta dùng tin học hằng ngày, hằng giờ,
người ta dùng nó trong công việc cũng như để trao đổi thông tin, giải trí sau mỗi giờ làm
việc vất vả. Các ứng dụng của CNTT đặc biệt là internet đã trở nên rất gần gũi với dân
văn phòng. Nó giúp cho công việc của người văn phòng giảm đi rất nhiều và đơn giản
hơn. Ta có thể lấy ví dụ như: ngày xưa khi thời Internet chưa thịnh hành chúng ta vẫn
phải viết thư bằng tay rồi gửi qua bưu điện, thư có thể bị thất lạc, hư hỏng, mất nội dung.
Còn ngày nay chỉ với một vài thao tác đơn giản người ta đã có thể nói chuyện với nhau,
trao đổi thông tin với nhau khi ngồi cách xa nhau rất nhiều (có thể lên tới nửa vòng trái
đất). Ví dụ các phần mềm ứng dụng như: Yahoo, Skype.
Chính vì vậy việc đưa các sản phẩm phần mềm của tin học vào quản lý công việc và
sử dụng chúng như một công cụ sẽ giúp cho con người cắt giảm được bao chi phí, công
sức. Ngoài ra nó còn đem lại sự tin tưởng tuyệt đối cho người dùng về bảo mật thông tin
toàn vẹn.
Ở đây ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Ta thấy việc quản lý báo cáo, dữ
liệu của từng đơn vị sẽ trở nên rất khó khăn và phức tạp nếu không áp dụng sản phẩm
phần mềm vào quản lý. Tác giả xin lấy ví dụ như sau:
Mỗi tháng, mỗi quý các đơn vị sẽ lần lượt gửi các số liệu báo cáo về trung
tâm. Nếu không sử dụng phần mềm các đơn vị sẽ phải cử người gửi theo đường bưu điện
hay tự mang đến trung tâm. Điều đó sẽ đem đến các tổn thất kinh phí vận chuyển ngoài ra
nó còn có thể gây ra các mất mát về dữ liệu.
Mỗi số liệu báo cáo được lưu vào các tài liệu giấy. Như vậy chỉ sau một thời
gian hoạt động ngân hàng sẽ phải bỏ ra bao nhiêu nhà kho để quy hoạch và chứa các báo
cáo số liệu quan trọng.
Và nếu ngân hàng sử dụng phần mềm vào quản lý và phê duyệt báo cáo. Việc quản
lý báo cáo sẽ trở nên thật dễ dàng. Ta có thể hiểu theo sau:
`
6
Người soạn báo cáo chỉ việc tải mẫu báo cáo trên server về, sau đó dựa theo
mẫu đó điền thông tin cho các trường báo cáo. Sau khi báo cáo được soạn xong người sử
dụng NSD lưu vào CSDL và chờ cho báo cáo được phê duyệt và gửi đi.
Sau khi báo cáo được tạo xong. Nó sẽ có trạng thái là ‘chờ phê duyệt’.
Người dùng có quyền phê duyệt báo cáo sẽ phê duyệt báo cáo đó để báo cáo đó có thể gửi
đi. Và NSD có quyền gửi báo cáo sẽ gửi báo cáo đã được phê duyệt lên server trung tâm
hoặc hủy phê duyệt báo cáo nếu báo cáo đó không đạt.
Việc truyền báo cáo từ các đơn vị về trung tâm cũng trở nên đơn giản hơn.
Báo cáo sẽ được gửi dưới đường truyền internet đảm bảo tính bảo mật thông tin toàn vẹn
mà không mất công đi lại gây hao tổn về sức người và kinh phí vận chuyển.
Các báo cáo cũng không phải lưu dưới dạng giấy tờ nữa mà sẽ được lưu
trong bộ nhớ của máy tính. Nó vừa không tốn kém về tiền giấy tờ mà đặc biệt sẽ không bị
tốn về không gian lưu trữ và rất được bảo mật. Các báo cáo được lưu trong CSDL sẽ giúp
cho người dùng có thể tìm kiếm một cách dễ dàng.
Như vậy theo tác giả việc xây dựng một chương trình quản lý và phê duyệt báo cáo
trong ngân hàng qua internet trở nên thật cần thiết. Và nếu chương trình được áp dụng và
đưa vào thực tế nó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các nhân viên tại ngân hàng cũng như đem
lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nước nhà.
1.2.2 Khảo sát hiện trạng thực tế
Theo thực tế thì mỗi đơn vị sẽ quản lý một loại báo cáo và các số liệu khác nhau.
Các số liệu, báo cáo đó phải được bảo mật và phải do các đơn vị tự quản lý. Sau đó các số
liệu, các báo cáo được thống kê theo từng tháng, quý sẽ được gửi lên trung tâm ngân
hàng. Các đơn vị sẽ sử dụng mã đơn vị của đơn vị mình để xác định các biểu mẫu báo cáo
mà đơn vị đó được phép khai thác. Sau đó NSD khi tạo báo cáo sẽ căn cứ theo biểu mẫu
báo cáo của đơn vị mà tạo đúng các dữ liệu.
Trong bài toán này các dữ liệu, số liệu, các báo cáo đều được chuyển về dạng chữ
hoặc bảng tính. Các số liệu sẽ được lưu theo các trường của file Micrsoft Excel. Mỗi báo
cáo sẽ là một file Excel. Các báo cáo sẽ có các trạng thái khác nhau như: chờ phê duyệt,
đã phê duyệt chờ gửi và đã gửi. Mỗi người dùng sẽ sử dụng các chức năng riêng của mình
`
7
để khai thác các báo cáo. Người có thể tạo mới báo cáo, người có thể phê duyệt và người
có thể gửi. Hay có người dùng có cả ba quyền trên.
Đường truyền internet ngày nay được sử dụng phổ biến trong việc chuyền thông tin
hay các dữ liệu khác nhau. Ví dụ như: gửi file đính kèm trong mail, tải file lên server. Với
rất nhiều công nghệ bảo mật đường truyền, đường truyền internet đang trở thành một
trong những công cụ đường truyền tốt nhất hiện nay. Nó được sử dụng trong mọi lĩnh
vực: kinh tế, quân sự, chính trị. Tất cả các thông tin quan trọng đều được internet truyền
tải. Như vậy việc sử dụng internet làm đường truyền dữ liệu các báo cáo là hoàn toàn phù
hợp.
Trong thực tế mỗi khi báo cáo hay quyết định được phê duyệt đều được căn cứ theo
chữ ký của người phê duyệt. Để xác thực thông tin đó là chính xác. Ở đây thay vì xác
thực chữ ký. Người phê duyệt báo cáo sẽ đăng nhập vào tài khoản của mình và chọn chức
năng phê duyệt báo cáo. Khi đó CSDL sẽ cập nhật xem ai đã phê duyệt báo cáo đó
Sau khi khảo sát thực tế và căn cứ vào yêu cầu bài toán. Bài toán có thể xây dựng
theo sơ đồ sau:
`
8
1.3 Các giải pháp và công nghệ áp dụng vào giải quyết bài toán
1.3.1 Các giải pháp áp dụng giải quyết bài toán
Sau khi đọc yêu cầu bài toán và khảo sát hiện trạng thực tế. Tác giả xin đưa ra các
giải pháp giải quyết bài toán như sau:
Đối với yêu cầu quản lý các biểu mẫu báo cáo theo các đơn vị. Tác giả sử dụng giải
pháp là: quản lý các biểu mẫu báo cáo tập trung. Mỗi đơn vị sẽ được cấp một mã đơn vị
duy nhất, thông qua mã đơn vị trung tâm ngân hàng sẽ định nghĩa các biểu mẫu báo cáo
cho từng đơn vị. Trong quá trình tạo đơn vị trên CSDL trung tâm ngân hàng người quản
lý phải phân quyền sử dụng biểu mẫu báo cáo cho đơn vị đó. Mỗi đơn vị sẽ sử dụng một
cơ sở dữ liệu riêng để lưu các báo cáo. Sau mỗi tháng, quý các báo cáo đã được chọn phê
duyệt sẽ được truyền từ cơ sở dữ liệu ở đơn vị lên cơ sở dữ liệu của trung tâm. Trong mỗi
đơn vị, chương trình client lại cung cấp công nghệ phân quyền sử dụng cho mỗi NSD. Ví
dụ: NSD có quyền nhập báo cáo, quyền gửi báo cáo, quyền phê duyệt báo cáo, quyền
tổng hợp.
Đối với yêu cầu truyền dữ liệu từ các đơn vị về server trung tâm của ngân hàng. Các
đơn vị sẽ truyền dữ liệu qua đường truyền internet bằng một chương trình web service.
Tác giả sử dụng web service để tạo kết nối từ chương trình client của các máy trạm mỗi
đơn vị đến CSDL của trung tâm ngân hàng. Sau khi chương trình client kết nối tới web
service trên trung tâm ngân hàng, nó sẽ sử dụng các hàm được xây dựng để truyền dữ liệu
lên CSDL của trung tâm ngân hàng.
Đối với yêu cầu toàn vẹn dữ liệu trên đường truyền. Ta có thể sử dụng công nghệ
bảo mật đường truyền internet SSL để tạo đường truyền an toàn, đảm bảo tính chính xác
và bảo mật cho báo cáo. Khi sử dụng công nghệ SSL, đường truyền internet giữa máy
trạm client và máy chủ server phía trung tâm ngân hàng sẽ được bảo mật hoàn toàn. Nó
giúp cho việc truyền dữ liệu trở nên an toàn hơn và được bảo mật hơn.
`
9
1.3.2 Các công nghệ áp dụng vào bài toán
1.3.2.1 Dịch vụ web (webservice)
Dịch vụ web[1] (tiếng Anh: web service) là sự kết hợp các máy tính cá nhân với các
thiết bị khác, các cơ sở dữ liệu và các mạng máy tính để tạo thành một cơ cấu tính toán ảo
mà người sử dụng có thể làm việc thông qua các trình duyệt mạng.
Bản thân các dịch vụ này sẽ chạy trên các máy phục vụ trên nền Internet chứ không
phải là các máy tính cá nhân, do vậy có thể chuyển các chức nǎng từ máy tính cá nhân lên
Internet. Người sử dụng có thể làm việc với các dịch vụ thông qua bất kỳ loại máy nào có
hỗ trợ web service và có truy cập internet, kể cả các thiết bị cầm tay. Do đó các web
service sẽ làm Internet biến đổi thành một nơi làm việc chứ không phải là một phương
tiện để xem và tải nội dung.
Điều này cũng sẽ đưa các dữ liệu và các ứng dụng từ máy tính cá nhân tới các máy
phục vụ của một nhà cung cấp dịch vụ web. Các máy phục vụ này cũng cần trở thành
nguồn cung cấp cho người sử dụng cả về độ an toàn, độ riêng tư và khả nǎng truy nhập.
Các máy phục vụ ứng dụng sẽ là một phần quan trọng của các web service bởi vì
thường thì các máy phục vụ này thực hiện các hoạt động ứng dụng phức tạp dựa trên sự
chuyển giao giữa người sử dụng và các chương trình kinh doanh hay các cơ sở dữ liệu của
một tổ chức nào đó.
Một số nhà quan sát ngành công nghiệp này cho rằng web service không thực sự là
một khái niệm mới và phản ánh một phần không nhỏ khái niệm mạng máy tính vốn đã trở
nên quen thuộc trong nhiều nǎm qua. Web service chủ yếu dựa trên một lời gọi thủ tục từ
xa không chặt chẽ mà có thể thay thế các lời gọi thủ tục từ xa chặt chẽ, đòi hỏi các kết nối
API phù hợp đang phổ biến hiện nay. Dịch vụ web sử dụng XML chứ không phải C hay
C++, để gọi các quy trình.
[2]Tuy nhiên các chuyên gia khác lại cho rằng web service là một dạng API dựa trên
phần mềm trung gian, có sử dụng XML để tạo phần giao diện trên nền Java 2 (J2EE) hay
các server ứng dụng .NET. Giống như các phần mềm trung gian, web service sẽ kết nối
server ứng dụng với các chương trình khách hàng.
`
10
1.3.2.2 Công nghệ phân quyền sử dụng theo nhóm người sử dụng(NNSD) và NSD.
Công nghệ này tác giả thực hiện theo phương pháp:
Xây dựng tất cả các quyền sử dụng cho NNSD và NSD. Căn cứ theo từng NNSD và
NSD người quản trị sẽ phân các quyền tương ứng. Mỗi người trong đơn vị sẽ có một
quyền hạn riêng của mình. Người quản trị sẽ căn cứ vào đó để phân quyền cho NSD. Còn
đối với NNSD sẽ được phân quyền để sử dụng các biểu mẫu báo cáo cho phép. Trong một
đơn vị có thể sử dụng nhiều biểu mẫu báo cáo khác nhau nhưng NNSD chỉ được sử dụng
một vài biểu mẫu báo cáo trong đó (có thể là tất cả các biểu mẫu). Như vậy sau khi phân
quyền sử dụng biểu mẫu báo cáo cho NNSD. NNSD sẽ biết được mình có thể khai thác
các loại báo cáo nào.
Sau khi phân quyền, NNSD và NSD chỉ có thể sử dụng các quyền đã được cấp.
Trong quá trình đăng nhập chương trình sẽ kiểm tra quyền sử dụng của mỗi NSD để hiện
thị các chức năng tương ứng. Và đối với mỗi NSD của mỗi NNSD chương trình sẽ kiểm
tra xem NNSD đó có thể khai thác các loại báo cáo nào để cho NSD có thể khai thác.
1.3.2.3 Công nghệ SSL
Ngày nay công nghệ SSL được sử dụng thường xuyên và phổ biến trong lĩnh vực
truyền tin trên mạng internet. Các dịch vụ mail hiện tại sử dụng công nghệ SSL để đính
kèm và gửi các tệp tin cũng như nội dung của mail.
[3]Công nghệ SSL là giao thức đa mục đích được thiết kế để tạo ra các giao tiếp
giữa hai chương trình ứng dụng trên một cổng định trước nhằm mã hoá toàn bộ thông tin
đi/đến, mà ngày nay được sử dụng rộng rãi cho giao dịch điện tử như truyền số hiệu thẻ
tín dụng, mật khẩu, số bí mật cá nhân (PIN) trên Internet
Điểm cơ bản của SSL được thiết kế độc lập với tầng ứng dụng để đảm bảo tính bí
mật, an toàn và chống giả mạo luồng thông tin qua Internet giữa hai ứng dụng bất kỳ, thí
dụ như web server và các trình duyệt khách (browsers).
Giao thức SSL dựa trên hai nhóm con giao thức là giao thức “bắt tay” (handshake
protocol) và giao thức “bản ghi” (record protocol). Giao thức bắt tay xác định các tham số
giao dịch giữa hai đối tượng có nhu cầu trao đổi thông tin hoặc dữ liệu, còn giao thức bản
`
11
ghi xác định khuôn dạng cho tiến hành mã hoá và truyền tin hai chiều giữa hai đối tượng
đó.
[4]Chứng thực điện tử thường được xác nhận rộng rãi bởi một cơ quan trung gian (là CA -
Certificate Authority) như RSA Data Sercurity hay VeriSign Inc., một dạng tổ chức độc
lập, trung lập và có uy tín. Các tổ chức này cung cấp dịch vụ “xác nhận” số nhận dạng của
một công ty và phát hành chứng chỉ duy nhất cho công ty đó như là bằng chứng nhận
dạng (identity) cho các giao dịch trên mạng, ở đây là các máy chủ webserver.
Sau khi kiểm tra chứng chỉ điện tử của máy chủ (sử dụng thuật toán mật mã công khai,
như RSA tại trình máy trạm), ứng dụng máy trạm sử dụng các thông tin trong chứng chỉ
điện tử để mã hoá thông điệp gửi lại máy chủ mà chỉ có máy chủ đó có thể giải mã. Trên
cơ sở đó, hai ứng dụng trao đổi khoá chính (master key) - khoá bí mật hay khoá đối xứng
- để làm cơ sở cho việc mã hoá luồng thông tin/dữ liệu qua lại giữa hai ứng dụng chủ
khách. Toàn bộ cấp độ bảo mật và an toàn của thông tin/dữ liệu phụ thuộc vào một số
tham số: (i) số nhận dạng theo phiên làm việc ngẫu nhiên; (ii) cấp độ bảo mật của các
thuật toán bảo mật áp dụng cho SSL; và (iii) độ dài của khoá chính (key length) sử dụng
cho lược đồ mã hoá thông tin.
[5]Các thuật toán mã hoá và xác thực của SSL được sử dụng bao gồm (phiên bản 3.0):
DES - chuẩn mã hoá dữ liệu (ra đời năm 1977), phát minh và sử dụng của
chính phủ Mỹ
DSA - thuật toán chữ ký điện tử, chuẩn xác thực điện tử), phát minh và sử
dụng của chính phủ Mỹ
KEA - thuật toán trao đổi khoá), phát minh và sử dụng của chính phủ Mỹ
MD5 - thuật toán tạo giá trị “băm” (message digest), phát minh bởi Rivest;
RC2, RC4 - mã hoá Rivest, phát triển bởi công ty RSA Data Security;
RSA - thuật toán khoá công khai, cho mã hoá va xác thực, phát triển bởi
Rivest, Shamir và Adleman;
RSA key exchange - thuật toán trao đổi khoá cho SSL dựa trên thuật toán
RSA;
SHA-1 - thuật toán hàm băm an toàn, phát triển và sử dụng bởi chính phủ
Mỹ
SKIPJACK - thuật toán khoá đối xứng phân loại được thực hiện trong phần
cứng Fortezza, sử dụng bởi chính phủ Mỹ
Triple-DES - mã hoá DES ba lần.
`
12
Cơ sở lý thuyết và cơ chế hoạt động của các thuật toán sử dụng về bảo mật bên trên hiện
nay là phổ biến rộng rãi và công khai, trừ các giải pháp thực hiện trong ứng dụng thực
hành vào trong các sản phẩm bảo mật (phần cứng, phần dẻo, phần mềm).
1.4 Các chức năng theo yêu cầu bài toán
1.4.1 Chức năng trên chương trình Client
1.4.1.1 Chức năng quản trị hệ thống
Chức năng quản trị hệ thống sẽ bao gồm các chức năng nhỏ sau:
Cấu hình hệ thống. Cấu hình các tham số đầu vào, tùy chọn một số chức năng
cho chương trình.
Đồng bộ dữ liệu. Đồng bộ báo cáo về client.
Cấu hình báo cáo. Cấu hình báo cáo với mẫu báo cáo tương ứng.
Quản lý NNSD.
Quản lý NSD.
Khóa/ Mở khóa người sử dụng
1.4.1.2 Chức năng nghiệp vụ
Đối với chức năng nghiệp vụ sẽ bao gồm các chức năng nhỏ sau:
Tạo mới báo cáo. Tạo ra một báo cáo mới và nhập dữ liệu.
Sửa báo cáo. Sửa các báo cáo đã có trong Cơ sở dữ liệu.
Xóa báo cáo. Xóa các báo cáo không được phê duyệt hoặc đã kết thúc khỏi
Cơ sở dữ liệu.
Phê duyệt báo cáo. Chức năng này sẽ được người có chứng thực điện tử sử
dụng để phê duyệt báo cáo từ đơn vị gửi lên để chuyển nó về server của ngân
hàng.
Hủy duyệt báo cáo
Gửi báo cáo. Báo cáo sẽ được gửi lên server.
Quản lý và xem báo cáo. Báo cáo sẽ được xem dưới dạng file Excel.
`
13
1.4.1.3 Chức năng chung
Chức năng chung sẽ bao gồm các chức năng nhỏ sau:
Thông tin cá nhân.
Thay đổi mật khẩu.
Tra cứu lịch sử hệ thống.
Tra cứu trợ giúp.
Sao lưu cơ sở dữ liệu.
Phục hồi cơ sở dữ liệu.
1.4.2 Chức năng trên Server
1.4.2.1 Chức năng quản trị
Quản lý người dùng.
Phân quyền chức năng.
Quản lý đơn vị.
1.4.2.2 Chức năng quản lý mẫu báo cáo
Thêm mẫu báo cáo.
Sửa mẫu báo cáo.
Xem mẫu báo cáo.
Tải mẫu báo cáo dưới dạng file Excel lên.
1.4.2.3 Chức năng quản lý báo cáo
Phê duyệt báo cáo.
Khóa báo cáo.
Mở khóa báo cáo.
Xem báo cáo.
`
14
CHƯƠNG 2 – PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ BÀI TOÁN
2.1 Nội dung phân tích
2.1.1 Tổng hợp yêu cầu
2.1.1.1 Yêu cầu người dùng
Trên server sẽ được xây dựng bằng trình duyệt web. Nó sẽ giúp cho người quản trị
server có thể cập nhật dữ liệu thường xuyên. Việc sử dụng trình duyệt web cũng giúp cho
người quản trị ở mỗi đơn vị sẽ được cập nhật các sự thay đổi từ trên server như: các biểu
mẫu từ server, các thông tin.
Trên phía client phần mềm quản lý báo cáo phải mang đặc thù của phần mềm quản
lý. Nó phải giúp cho người dùng thao tác đơn giản và hiệu quả với các chức năng quản lý.
Các chức năng chương trình phải đảm bảo được các tình huống xảy ra trong quá trình
quản lý báo cáo. Như: thêm báo cáo, xóa duyệt báo cáo
Tất cả các báo cáo phải được lưu trữ cận thận, bảo mật thông tin và có thể thống kê
theo từng quý, từng thời gian nhất định. Để đảm bảo cho việc toàn vẹn dữ liệu báo cáo và
việc tìm kiếm báo cáo. Nó giúp cho việc quản lý báo cáo trở nên đơn giản hơn. Người
dùng không mất công đi lục lại cả đống báo cáo đã được gửi về như trước nữa.
2.1.1.2 Yêu cầu chức năng
Chương trình quản lý báo cáo trong ngân hàng là ứng dụng dạng web-client được
xây dựng để tổng hợp và kết xuất báo cáo. Thông tin cập nhập qua 2 kênh form client và
web browser. Thông tin được khai thác thông qua giao diện web. Web browser là trình
duyệt mà người sử dụng dùng để truy cập tới thông tin và phần mềm công cụ được quản
lý bởi chương trình client ở mỗi đơn vị.
Web server thực hiện hai chức năng cơ bản:
Tiếp nhận yêu cầu về thông tin của người sử dụng qua form client và web
browser.
Giao tiếp với CSDL server để khai thác thông tin theo yêu cầu của người sử
dụng.
Quy trình xử lý yêu cầu từ hệ thống client như sau:
`
15
Hệ cơ sở dữ liệu client (SQL express) lưu báo cáo nhập từ phần mềm client.
Hệ cơ sở dữ liệu client thông qua web service upload dữ liệu lên web server.
Web server tiếp nhận yêu cầu thông tin và sau đó sẽ trao đổi thông tin với
CSDL server.
2.1.1.3 Yêu cầu phi chức năng
Máy trạm client phải được cài các phần mềm hỗ trợ việc chạy chương trình: SQL
express 2005, hệ điều hành windown
Máy trạm có kết nối internet.
Trên máy chủ server sử dụng cơ sở dữ liệu Oracle và chương trình Tomcat để tạo
server.
Máy chủ xây dựng một webservice để chương trình client trên máy trạm kết nối đến
và làm việc.
Sử dụng công nghệ SSL trong việc bảo mật đường chuyền internet.
2.1.2 Phân tích yêu cầu chức năng
2.1.2.1 Quản trị hệ thống
Chức năng cấu hình hệ thống. Chức năng này giúp người dùng cấu hình các
tham số đầu vào khi bắt đầu chạy chương trình client. Người dùng nhập mã đơn vị để gửi
lên server lấy các thông tin về các biểu mẫu báo cáo mà đơn vị đó được phép khai thác và
sử dụng.
Chức năng đồng bộ dữ liệu. Sau khi mã đơn vị được nhập và lưu vào CSDL
của chương trình client. NSD sử dụng chức năng đồng bộ dữ liệu để kết nối tới CSDL
trung tâm ngân hàng để lấy các thông tin về các biểu mẫu báo cáo mà đơn vị đó được
phép khai thác và sử dụng. Nó giúp cho người dùng thiết lập được cơ sở dữ liệu, kết nối
tới server.
Chức năng cấu hình báo cáo. Đây là chức năng mà sau khi chương trình
client ở máy trạm đơn vị đã đồng bộ dữ liệu lên CSDL trung tâm của ngân hàng, người
quản trị ở mỗi đơn vị sẽ tải biểu mẫu báo cáo ở web server trên trung tâm ngân hàng về và
tạo đường dẫn cho mỗi biểu mẫu báo cáo mà đơn vị được sử dụng.
`
16
Tạo NNSD và phân quyền. Chức năng này giúp cho người quản trị hệ thống
tạo ra các nhóm người dùng khác nhau. Ở đây mỗi đơn vị có thể có các nhóm người dùng
khác nhau. Sau khi nhóm người dùng được tạo ra, người quản trị sẽ phân quyền sử dụng
các chức năng của chương trình cho nhóm đó. Người quản trị cũng có thể sửa đổi hoặc
xóa một nhóm người dùng nào đó.
Tạo người sử dụng trong NNSD và phân quyền. Chức năng này giúp người
quản trị hệ thống tạo ra các người sử dụng và phân quyền cho người sử dụng. Trong mỗi
nhóm sẽ có những người sử dụng khác nhau với các quyền hạn khác nhau như: người
dùng đưa báo cáo, người dùng soạn báo cáo, người dùng phê duyệt báo cáo. Sau khi
người sử dụng được tạo ra, người quản trị hệ thống sẽ thiết lập các quyền hạn riêng cho
người dùng theo các chức năng mà NNSD đã có. Các thông tin và mật khẩu của người sử
dụng cũng được sửa chữa, cập nhật. Người quản trị cũng có thể xóa người dùng.
Chức năng khóa và mở khóa người dùng. Chức năng này giúp người quản
trị hệ thống kiểm soát được số người dùng đang hoạt động cũng như tạm dừng hoạt động.
2.1.2.2 Nghiệp vụ
Tạo mới báo cáo. Chức năng này phục vụ người sử dụng tạo ra các báo cáo
mới để gửi lên cấp trên chờ phê duyệt. Sau khi báo cáo mới được tạo ra, người sử dụng
cũng có thể dùng các chức năng: sửa báo cáo, xóa báo cáo để thay đổi báo cáo hay hủy bỏ
báo cáo.
Chức năng phê duyệt và hủy phê duyệt báo cáo. Chức năng này chỉ có
người dùng có quyền phê duyệt báo cáo mới được sử dụng. Sau khi phê duyệt báo cáo
xong, báo cáo sẽ ở trạng thái chờ gửi. Người dùng cũng có thể sử dụng chức năng hủy
phê duyệt báo cáo nếu như báo cáo đó chưa đạt để gửi lên ngân hàng nhà nước.
Gửi báo cáo. Đây là chức năng giúp cho báo cáo chuyển từ client lên
server. Chương trình client ở máy trạm đơn vị sẽ kết nối tới CSDL trung tâm ngân hàng
để gửi các thông tin của các trường trong báo cáo đó. Sau đó trên web server trung tâm
ngân hàng sẽ tạo ra file báo cáo Excel với dữ liệu đã nhận được từ client.
Chức năng quản lý báo cáo và xem báo cáo (dưới dạng file Excel). Báo cáo
sẽ được quản lý trong cơ sở dữ liệu của phía client. Khi người dùng chọn chức năng xem
báo cáo. Báo cáo đó sẽ được mở dưới dạng Excel.
`
17
2.1.2.3 Chức năng chung
Chức năng thông tin cá nhân. Chức năng này giúp người dùng có thể sửa
đổi, thêm bớt các thông tin cá nhân của mình.
Chức năng thay đổi mật khẩu. Người dùng cũng có thể thay đổi mật khẩu
của mình. Sau khi được cung cấp tên người dùng và mật theo chuẩn. Người dùng nên sử
dụng chức năng này để đổi mật khẩu đảm bảo tính bảo mật thông tin người dùng.
Sao lưu cơ sở dữ liệu và phục hồi cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu sau khi sao
lưu sẽ được lưu trong 1 file .bak. Mỗi khi dữ liệu có xảy ra vấn đề người dùng có thể sử
dụng file sao lưu cơ sở dữ liệu đó để phục hồi.
`
18
2.1.3 Biểu đồ ca sử dụng
Biểu đồ 1 Biểu đồ ca sử dụng
`
19
2.1.4 Biểu đồ lớp phân tích
Biểu đồ 2 Biểu đồ lớp phân tích
`
20
2.1.5 Các biểu đồ trạng thái
2.1.5.1 Biểu đồ trạng thái chức năng thêm NNSD của lớp NNSD
Biểu đồ 3.1 Trạng thái chức năng thêm NNSD của lớp NNSD
Các trạng thái trong chức năng thêm NNSD của lớp NNSD:
Người dùng nhập các thông tin về NNSD sau đó chương trình sẽ kiểm tra.
Nếu các thông tin hợp lệ chương trình sẽ cho phép người dùng lưu các thông tin
NNSD vào CSDL.
Nếu các thông tin không hợp lệ chương trình sẽ quay lại trạng thái nhập các thông
tin về NNSD.
Sau khi lưu thành công thông tin vào CSDL hoặc nhập dữ liệu không thành công,
người dùng có thể chọn đến trạng thái kết thúc cua chức năng.
`
21
2.1.5.2 Biểu đồ trạng thái chức năng sửa NNSD của lớp NNSD
Biểu đồ 3.2 Trạng thái chức năng sửa NNSD của lớp NNSD
Các trạng thái trong chức năng sửa NNSD của lớp NNSD:
Người dùng chọn NNSD cần sửa.
Sau đó người dùng có thể thay đổi các thông tin NNSD hoặc hủy thay đổi thông
tin.
Sau khi người dùng thay đổi thông tin thành công chương trình sẽ chuyển sang
trạng thái lưu các thông tin đã thay đổi và chuyển sang trạng thái kết thúc.
2.1.5.3 Biểu đồ trạng thái chức năng phân quyền NNSD của lớp NNSD
Biểu đồ 3.3 Trạng thái chức năng phân quyền NNSD của lớp NNSD
`
22
Các trạng thái trong chức năng phân quyền NNSD của lớp NNSD:
Người dùng chọn NNSD. Sau đó chọn tiếp các quyền mà NNSD được phân hoặc
hủy bỏ chức năng phân quyền.
Sau khi các quyền của NNSD được chọn chương trình sẽ chuyển sang trạng thái
lưu thông tin vào CSDL.
Sau khi lưu thông tin vào CSDL hoặc chọn hủy phân quyền thì chương trình đều
dẫn đến trạng thái kết thúc.
2.1.5.4 Biểu đồ trạng thái chức năng thêm người dùng của lớp NSD
Biểu đồ 3.4 Trạng thái chức năng thêm người dùng của lớp NSD
Các trạng thái của chức năng thêm NSD:
Người dùng nhập các thông tin NSD sau đó chức năng chuyển sang trạng thái
‘Nhập xong các thông tin’. Từ trạng thái này chức năng có thể đi đến 2 trạng thái: ‘Chờ
lưu thông tin’ và ‘Nhập lại các thông tin’ .
Khi chức năng ở trạng thái: ‘Chờ lưu thông tin’ chương trình sẽ lưu các thông tin
NSD vào CSDL và chuyển sang trạng thái ‘kết thúc’.
`
23
Còn khi chức năng ở trạng thái: ‘Nhập lại các thông tin’. Chức năng sẽ có thể
chuyển sang 2 trạng thái: ‘Nhập lại thông tin’ và ‘kết thúc’
2.1.5.5 Biểu đồ trạng thái chức năng sửa thông tin của NSD của lớp NSD
Biểu đồ 3.5 Trạng thái chức năng sửa thông tin NSD của lớp NSD
Các trạng thái trong chức năng sửa thông tin NSD:
Người dùng chọn NSD sau đó chức năng có thể chuyển sang các trạng thái: ‘Bỏ
chọn’ hoặc ‘Đã thay đổi thông tin’.
Chức năng ở trạng thái ‘Bỏ chọn’ sẽ chuyển sang trạng thái ‘Kết thúc’.
Chức năng ở trạng thái ‘Đã thay đổi thông tin’ có thể chuyển sang trạng thái ‘Bỏ
chọn’ hoặc lưu các thông tin đã thay đổi để chuyển sang trạng thái ‘kết thúc’.
`
24
2.1.5.6 Biểu đồ trạng thái chức năng phân quyền người dùng của lớp NSD
Biểu đồ 3.6 Trạng thái chức năng phân quyền NSD của lớp NSD
Các trạng thái trong chức năng phân quyền NSD của lớp NSD:
Người dùng chọn NSD. Sau đó chọn tiếp các quyền mà NSD được phân hoặc hủy
bỏ chức năng phân quyền.
Sau khi các quyền của NSD được chọn chương trình sẽ chuyển sang trạng thái lưu
thông tin vào CSDL.
Sau khi lưu thông tin vào CSDL hoặc chọn hủy phân quyền thì chương trình đều
dẫn đến trạng thái kết thúc.
`
25
2.1.5.7 Biểu đồ trạng thái chức năng tạo mới báo cáo của lớp báo cáo
Biểu đồ 3.7 Trạng thái chức năng tạo mới báo cáo của lớp báo cáo
Các trạng thái của chức năng tạo mới báo cáo:
Người dùng chọn tạo báo cáo. Chức năng sẽ ở trạng thái ‘Nhập báo cáo’.
Sau đó người nhập báo cáo chọn file và chuyển sang trạng thái ‘Đã chọn file’.
Sau khi chức năng ở trạng thái ‘Đã chọn file’ chương trình sẽ chuyển sang trạng
thái ‘Báo cáo hoàn thành’ hoặc trạng thái ‘kết thúc’.
Khi chức năng ở trạng thái ‘Báo cáo hoàn thành’ chức năng sẽ lưu thông tin vào
CSDL và chuyển sang trạng thái kết thúc.
`
26
2.1.5.8 Biểu đồ trạng thái chức năng sửa báo cáo của lớp báo cáo
Biểu đồ 3.8 Trạng thái chức năng sửa báo cáo của lớp báo cáo
Các trạng thái của chức năng sửa báo cáo:
Người dùng chọn báo cáo cần sửa. Chức năng sẽ chuyển sang trạng thái ‘Đã chọn
báo cáo’
Ở trạng thái ‘Đã chọn báo cáo’ chức năng có thể chuyển sang trạng thái ‘Báo cáo
đã sửa’ hoặc trạng thái ‘kết thúc’.
Khi chức năng ở trạng thái ‘Báo cáo đã sửa’ chức năng sẽ chuyển sang trạng thái
‘kết thúc’ qua các thao tác: ‘chọn hủy’ hoặc ‘Lưu các thông tin đã sửa’
`
27
2.2 Nội dung thiết kế
2.2.1 Các biểu đồ tuần tự cho các chức năng
2.2.1.1 Biểu đồ tuần tự cho chức năng đăng nhập
Biểu đồ 4.1 Tuần tự chức năng đăng nhập
Các bước thao tác:
Người dùng nhập tên đăng nhập và mật khẩu tương ứng.
Chương trình sẽ kiểm tra tên đăng nhập và mật khẩu qua bảng CSDL NSD.
Sau đó chương trình sẽ xác thực đăng nhập thành công hay không?
`
28
2.2.1.2 Biểu đồ tuần tự cho chức năng tìm kiếm báo cáo
Biểu đồ 4.2 Tuần tự chức năng tìm kiếm báo cáo
Các bước thao tác:
Chọn form giao diện báo cáo.
Nhập thông tin tìm kiếm.
Chương trình sẽ tạo câu truy vấn tới bảng CSDL báo cáo.
Sau khi có kết quả tìm kiếm. Chương trình hiện thị lên màn hình kết quả tìm
kiếm cho người dùng.
`
29
2.2.1.3 Biểu đồ tuần tự cho chức năng tìm kiếm NSD
Biểu đồ 4. 3 Tuần tự chức năng tìm kiếm NSD
Các bước thao tác:
Chọn form giao diện NSD.
Nhập thông tin tìm kiếm. Chương trình sẽ tìm kiếm theo 2 tiêu chí: Họ tên
và tên đăng nhập của NSD.
Chương trình sẽ tạo câu truy vấn tới bảng CSDL NSD.
Sau khi có kết quả tìm kiếm. Chương trình hiện thị lên màn hình kết quả tìm
kiếm cho người dùng.
`
30
2.2.1.4 Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm NNSD
Biểu đồ 4.4 Tuần tự chức năng thêm NNSD
Các bước thao tác:
Người dùng chọn chức năng NNSD.
Sau đó nhập các thông tin về NNSD.
Chương trình sẽ kiểm tra các thông tin nhập vào xem có đúng với định dạng
chưa.
Sau đó sẽ thực hiện lệnh truy vấn thêm SQL vào bảng CSDL NNSD.
`
31
2.2.1.5 Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa NNSD
Biểu đồ 4.5 Tuần tự chức năng sửa NNSD
Các bước thao tác:
Người dùng chọn chức năng sửa NNSD.
Sau đó nhập các thông tin về NNSD.
Chương trình sẽ kiểm tra các thông tin nhập vào xem có đúng với định dạng
chưa.
Sau đó sẽ thực hiện lệnh truy vấn cập nhật SQL vào bảng CSDL NNSD.
`
32
2.2.1.6 Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm NSD
Biểu đồ 4.6 Tuần tự chức năng thêm NSD
Các bước thao tác:
Người dùng chọn chức năng thêm NSD.
Sau đó nhập các thông tin về NSD.
Chương trình sẽ kiểm tra các thông tin nhập vào xem có đúng với định dạng
chưa.
Sau đó sẽ thực hiện lệnh truy vấn thêm SQL vào bảng CSDL NSD.
`
33
2.2.1.7 Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa thông tin NSD
Biểu đồ 4.7 Tuần tự chức năng sửa thông tin NSD
Các bước thao tác:
Người dùng chọn chức năng sửa thông tin NSD. Sau đó nhập các thông tin
của NSD.
Chương trình sẽ kiểm tra các thông tin vừa nhập có đúng với định dạng
không?
Sau đó chương trình thực hiện truy vấn cập nhật SQL vào CSDL bảng
NSD.
`
34
2.2.1.8 Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm báo cáo
Biểu đồ 4.8 Tuần tự chức năng thêm báo cáo
Các bước thao tác:
Người dùng chọn chức năng thêm báo cáo.
Nhập các thông tin cho báo cáo.
Chương trình kiểm tra sau đó tạo truy vấn cập nhật thêm báo cáo.
Nếu báo cáo được thêm thành công hay không thành công chương trình sẽ
thông báo cho người dùng biết.
`
35
2.2.1.9 Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa thông tin báo cáo
Biểu đồ 4.9 Tuần tự chức năng sửa báo cáo
Các bước thao tác:
Người dùng chọn chức năng cập nhật báo cáo.
Nhập các thông tin cho báo cáo.
Chương trình kiểm tra sau đó tạo truy vấn cập nhật thông tin báo cáo.
Nếu báo cáo được cập nhật thành công hay không thành công chương trình
sẽ thông báo cho người dùng biết.
`
36
2.2.1.10 Biểu đồ tuần tự cho chức năng phê duyệt báo cáo
Biểu đồ 4.10 Tuần tự chức năng phê duyệt báo cáo
Các bước thao tác:
Người dùng chọn chức năng phê duyệt báo cáo.
Chọn phê duyệt báo cáo.
Chương trình sẽ tạo ra truy vấn SQL cập nhật báo cáo đó đã được phê
duyệt.
Chương trình trả về kết quả thông báo: báo cáo đã được phê duyệt thành
công.
`
37
2.2.1.11 Biểu đồ tuần tự cho chức năng hủy duyệt báo cáo
Biểu đồ 4.11 Tuần tự chức năng hủy phê duyệt báo cáo
Các bước thao tác:
Người dùng chọn chức năng hủy phê duyệt báo cáo.
Chọn báo cáo cần hủy phê duyệt.
Chương trình sẽ tạo ra truy vấn SQL cập nhật báo cáo đó đã được hủy phê
duyệt.
Chương trình trả về kết quả thông báo: báo cáo đã được hủy phê duyệt
thành công.
`
38
2.2.1.12 Biểu đồ tuần tự cho chức năng gửi báo cáo
Biểu đồ 4.12 Tuần tự chức năng gửi báo cáo
Các bước thao tác:
Người dùng chọn chức năng gửi báo cáo.
Chương trình sẽ kiểm tra báo cáo và tạo câu truy vấn SQL xác định báo cáo
đã được gủi đi lên server.
Chương trình sẽ báo kết quả gửi báo cáo thành công.
`
39
2.2.2 Biểu đồ lớp chi tiết cho từng chức năng
2.2.2.1 Biểu đồ lớp chi tiết cho chức năng đăng nhập
Biểu đồ 5.1 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng đăng nhập
2.2.2.2 Biểu đồ lớp chi tiết cho chức năng tìm kiếm báo cáo
Biểu đồ 5.2 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng tìm kiếm báo cáo
2.2.2.3 Biểu đồ lớp chi tiết cho chức năng tìm kiếm NSD
Biểu đồ 5.3 Biểu đồ lớp chức năng tìm kiếm NSD
`
40
2.2.2.4 Biểu đồ lớp chi tiết cho chức năng thêm NNSD
Biểu đồ 5.4 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng thêm NNSD
2.2.2.5 Biểu đồ lớp chi tiết cho chức năng thêm NSD
Biểu đồ 5.5 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng thêm NSD
`
41
2.2.2.6 Biểu đồ lớp chi tiết cho chức năng thêm báo cáo
Biểu đồ 5.6 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng thêm báo cáo
2.2.2.7 Biểu đồ lớp chi tiết cho chức năng phê duyệt báo cáo
Biểu đồ 5.7 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng phê duyệt báo cáo
2.2.2.8 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng gửi báo cáo
Biểu đồ 5.8 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng gửi báo cáo
`
42
2.2.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu
2.2.3.1 Danh sách các bảng và mô tả
TT Tên bảng Mô tả
1 Parameter Tham số hệ thống
2 Role Quyền của người dùng
3 UserProfile Thông tin người dùng
4 Report Phụ lục báo cáo
5 Norm Các chỉ tiêu
6 Field Trường giá trị
7 Report_Parameter Tham số của báo cáo
8 Report_Timeline Báo cáo theo thời gian
9 RPT_TL_Detail Chi tiết báo cáo theo thời gian
10 Report_Trans_His Lưu lịch sử báo cáo theo thời gian
11 AuditInformation Lưu vết hệ thống
12 Company Lưu thông tin các đơn vị trong hệ thống
13 CompanyInReport Quan hệ đơn vị gửi báo cáo với báo cáo
14 ConfigData Bảng lưu thông tin cấu hình hệ thống
15 Report_SignDigital Bảng kiểm tra chữ ký điện tử
16 User Tài khỏan thành viên hệ thống
17 UserInCompany Quan hệ thành viên và đơn vị báo cáo
18 UserInRole Quan hệ thành viên và loại quyền
2.2.3.2 Thiết kế chi tiết các bảng
Bảng Parameter
Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả
PRM_ID INIQUEIDE
NTIFIER
Tên tham số
PRM_NAME NVARCHAR 128 Tên tham số
PRM_TYPE INT Kiểu dữ liệu tham số:
0: Numeric
`
43
1: Varchar2
2: Date
PRM_VALUE NVARCHAR 128 Giá trị tham số
CREATED_BY INIQUEIDE
NTIFIER
* Quan hệ với UserId trong
bảng User
* Người tạo:Có giá trị bằng
User Id
STATE INT Trạng thái
0: Không hoạt động
1: Đang hoạt động
2: Xoá
NOTE NVARCHAR 128 Ghi chú
Bảng Role
Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả
RoleId INIQUEIDE
NTIFIER
Khóa duy nhất
RoleLeve INT Các mức role
RoleName NVARCHAR 256 Tên vai trò được định nghĩa
ứng với từng mức hệ thống
Description NVARCHAR 256 Mô tả chi tiết các mức
Telephone NVARCHAR 256
Address NVARCHAR 256
Url NVARCHAR 256
Email NVARCHAR 256
`
44
Bảng UserProfile
Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả
UserId INIQUEIDE
NTIFIER
Khóa duy nhất
Gender NVARCHAR 50 Các mức role
Name NVARCHAR 256 Tên vai trò được định nghĩa
ứng với từng mức hệ thống
Birthday NVARCHAR 256 Mô tả chi tiết các mức
Mobile NVARCHAR 50
Website NVARCHAR 256
Address NVARCHAR 256
Bảng Report
Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả
REPORT_ID BIGINT 10
CODE NVARCHAR 128 Mã báo cáo
NAME NVARCHAR 128 Tên báo cáo
NOTE NVARCHAR 128 Ghi chú
CREATED_BY UNIQUEIDE
NTIFIER
* Quan hệ với UserId trong
bảng User
* Người tạo:Có giá trị bằng
UserId
STATE BIGINT 10 Có các giá trị trong bảng
Parameter, tương ứng với
Prm_Name = Rpt_State
PARENT_REPORT_ID BIGINT 10 Thuộc báo cáo cha nào
ORDINAL BIGINT 10 Số thứ tự của báo cáo
TYPE BIGINT 10 Có các giá trị trong bảng
`
45
Parameter, tương ứng với
Prm_Name = Rpt_IO
CREATED_DATE DATE 7 * Ngày tạo báo cáo
CHANGED_DATE DATE 7 * Ngày sửa chữa báo cáo
REPORT_TYPE BIGINT 10 Có các giá trị trong bảng
Parameter, tương ứng với
Prm_Name = Rpt_Type
DATA_SCALE NVARCHAR 512 Phạm vi đọc dữ liệu
NORM_START NVARCHAR 512 Phạm vi hàng chỉ tiêu
FIELD_START NVARCHAR 512 Phạm vi cột
NORM_CHECKSUM NTEXT Mã checksum định dạng mẫu
báo cáo
FIELD_CHECKSUM NTEXT Mã checksum định dạng mẫu
báo cáo
LINK_TEMPLATE NVARCHAR 1024 Đường dẫn file template báo
cáo
Bảng Norm
Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả
NORM_ID BIGINT 10
CODE NVARCHAR 128 Mã chỉ tiêu
NAME NVARCHAR 128 Tên chỉ tiêu
CREATED_BY UNIQUEIDE
NTIFIER
10 * Quan hệ với UserId trong
bảng User
* Người tạo:Có giá trị bằng
UserId
CREATED_DATE DATE 7 * Ngày tạo chỉ tiêu
STATE BIGINT 10 Có các giá trị trong bảng
Parameter, tương ứng với
Prm_Name = Rpt_State
`
46
REPORT_ID BIGINT 10 * Quan hệ với Report_ID trong
bảng Report
* Xác định chỉ tiêu thuộc báo
cáo nào
PARENT_NORM_ID BIGINT 10 Thuộc chỉ tiêu cha nào
ORDINAL BIGINT 10 Số thứ tự của chỉ tiêu
CHANGED_DATE DATE 7 * Ngày sửa chữa chỉ tiêu
Bảng Field
Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả
FIELD_ID BIGINT 10
CODE NVARCHAR 128 Mã trường giá trị
NAME NVARCHAR 128 Tên trường giá trị
CREATED_BY BIGINT 10 * Quan hệ với UserId trong
bảng User
* Người tạo:Có giá trị bằng
UserId
CREATED_DATE DATE 7 * Ngày tạo trường giá trị
STATE BIGINT 10 Có các giá trị trong bảng
Parameter, tương ứng với
Prm_Name = Rpt_State
REPORT_ID BIGINT 10 * Quan hệ với Report_ID trong
bảng Report.
* Xác định trường giá trị này
thuộc báo cáo nào
PARENT_FIELD_ID BIGINT 10 Thuộc trường giá trị cha nào
ORDINAL BIGINT 10 Số thứ tự của trường
CHANGED_DATE DATE 7 * Ngày sửa chữa trường giá trị
`
47
Bảng Report_parameter
Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả
RPT_PRM_ID BIGINT 10
REPORT_ID BIGINT 10 * Quan hệ với Report_ID trong
bảng Report
* Xác định báo cáo
PRM_NAME NVARCHAR 128 Tên tham số
PRM_TYPE BIGINT 10 Có các giá trị trong bảng
Parameter, tương ứng với
Prm_Name = Data_Type
PRM_VALUE NVARCHAR 128 Giá trị tham số
CREATE_BY UNIQUEIDEN
TIFIER
10 * Quan hệ với UserId trong
bảng User
* Người tạo:Có giá trị bằng
UserId
STATE BIGINT 10 Có các giá trị trong bảng
Parameter, tương ứng với
Prm_Name = Rpt_State
Bảng Report_timeline
Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả
REPORT_TIMELINE
_ID
UNIQUEIDEN
TIFIER
10
REPORT_ID BIGINT 10 * Quan hệ với Report_ID trong
bảng Report
* Xác định báo cáo
USER_ID BIGINT 10
CREATED_DATE DATE 7 * Ngày tạo báo cáo (ngày gửi
báo cáo vào hệ thống)
`
48
CHANGED_DATE DATE 7 * Ngày sửa chữa báo cáo
REPORT_MONTH INT 10 Xác định thời gian báo cáo
(tháng)
REPORT_QUARTER INT 10 Xác định thời gian báo cáo
(quý)
REPORT_YEAR INT 10 Xác định thời gian báo cáo
(năm)
STATE INT 10 Có các giá trị trong bảng
Parameter, tương ứng với
Prm_Name = Rpt_Tl_State
CREATED_BY UNIQUEIDEN
TIFIER
512
Người phê duyệt báo cáo
APPROVE_BY UNIQUEIDEN
TIFIER
512
Người phê duyệt báo cáo
APPROVE _DATE DATE 7 * Ngày phê duyệt báo cáo
CertificateSubject NVARCHAR 800 Tên file chứng thư số dùng để
ký duyệt
Bảng Company
Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả
CompanyId UNIQUEIDEN
TIFIER
CompanyName NVARCHAR 250
Address NVARCHAR 250
Description NTEXT Ngày truyền báo cáo
Email NVARCHAR 250
Telephone NVARCHAR 250
`
49
Bảng ConfigData
Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả
ConfigDataId UNIQUEIDE
NTIFIER
CompanyCode NVARCHA
R
800
IsLogFile BIT
CertificateSubject NVARCHA
R
800
IsValidateTemplate BIT
IsValidateData BIT
Bảng User
Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Mô tả
UserId UNIQUEIDE
NTIFIER
UserName NVARCHAR 250
Password NVARCHAR 128
Email NVARCHAR 256 Ngày truyền báo cáo
IsLockedOut BIT
CreateDate Date
LastLoginDate Date
LastLogoutDate Date
LastPasswordChangedD
ate
Date
LastLockedOutDate Date
`
50
2.2.4 Thiết kế chi tiết màn hình giao diện các chức năng
2.2.4.1 Các màn hình giao diện chức năng trên Client
2.2.4.1.1 Cấu hình hệ thống
Hình 1.1 Cấu hình hệ thống
Người dùng nhập các thông tin bao gồm:
Mã đơn vị: là mã đơn vị mà đơn vị được server cung cấp.
Mở file cấu hình chương trình: giúp cho người sử dụng có thể thay đổi các
thông tin cấu hình.
Chọn nút: ‘Lưu thông tin’ để lưu các thay đổi vào CSDL và nút: ‘Thoát’ để
thoát khỏi chức năng cấu hình hệ thống.
`
51
2.2.4.1.2 Đồng bộ dữ liệu
Hình 1.2 Đồng bộ dữ liệu
Người dùng thao tác với các nút như sau:
Nút: ‘Kiểm tra liên kết’ để kiểm tra xem mã đơn vị đã hợp lệ và đường truyền
đã tốt chưa?
Nút: ‘Đồng bộ’ để chương trình client trên máy đơn vị kết nối đến server và
đồng bộ dữ liệu từ trến server ứng với mã đơn vị đó.
Nút: ‘Tạm dừng’ để tạm dừng quá trình đồng bộ.
Nút: ‘Thoát’ để thoát khỏi chức năng đồng bộ.
Sau khi đồng bộ thành công sẽ có cửa sổ thông báo như trên.
`
52
2.2.4.1.3 Cấu hình báo cáo
Hình 1.3 Cấu hình báo cáo
Người dùng thao tác với chức năng này như sau:
Sau khi các biểu mẫu báo cáo mà đơn vị đó có thể sử dụng đã có.
Người quản lý đơn vị sẽ phải down các biểu mẫu tương ứng về và tạo đường
dẫn cho các báo cáo đó.
Sau khi tạo xong các đường dẫn. Người dùng sẽ chọn nút: ‘Lưu thay đổi’ để
lưu các thay đổi vào CSDL.
`
53
2.2.4.1.4 Tạo nhóm sử dụng
Hình 1.4 Tạo mới nhóm sử dụng
Người dùng sẽ nhập các thông tin bao gồm:
Tên nhóm: là tên nhóm sẽ được tạo. Số lượng ký tự tối đa: 30 ký tự, tối thiểu:
1. Kiểu biến: string.
Liên hệ: là tên và địa chỉ người đại diện cho nhóm đó. Số lượng ký tự tối đa:
30 ký tự, ký tự tối thiểu: 1. Kiểu biến: string.
Email: của nhóm đó hoặc của ngươi liên hệ. Số lượng ký tự tối đa: 50 ký tự.
Kiểu biến: string. Chương trình sẽ kiểm tra xem email có đúng khuôn dạng?
Số điện thoại: của nhóm đó hoặc của ngươi liên hệ. Số lượng ký tự tối đa: 15
ký tự. Kiểu biến: int.
`
54
2.2.4.1.5 Phân quyền nhóm sử dụng báo cáo
Hình 1.5 Phân quyền sử dụng báo cáo cho nhóm sử dụng
Người dùng thao tác với chức năng này như sau:
Sau khi nhóm đã được tạo. người dùng chọn nhóm và chọn chức năng phân
quyền sử dụng báo cáo.
Màn hình hiện lên danh sách các báo cáo. Người dùng chọn các báo cáo mà
nhóm đó được sử dụng.
Chọn nút: ‘Lưu thông tin’ để lưu lại vào CSDL.
`
55
2.2.4.1.6 Sửa nhóm sử dụng
Hình 1.6 Sửa thông tin nhóm sử dụng
Người dùng nhập các thông tin bao gồm:
Người dùng sẽ chọn nhóm sử dụng sau đó chọn nút: ‘Sửa nhóm sử dụng’ và
các thông tin của nhóm sử dụng đó sẽ được sửa lại.
Sau khi nhập các thông tin về nhóm sử dụng người dùng chọn nút: ‘Lưu
thông tin’ để lưu lại trên CSDL và nút: ‘Nhập lại’ để nhập lại các thông tin.
`
56
2.2.3.1.7 Xóa nhóm sử dụng
Hình 1.7 Xóa nhóm sử dụng
Người dùng thực hiện các thao tác:
Màn hình hiện lên các danh sách nhóm. Người dùng chọn 1 hoặc nhiều nhóm
để xóa. Nhưng chỉ chọn 1 nhóm duy nhất để sửa.
Khi chọn xong các nhóm cần xóa. Người dùng chọn nút: ‘Xóa nhóm sử dụng’
chương trình sẽ hiện lên cửa sổ: ‘Xác nhận’.
Và chọn nút: ‘Quyền sử dụng báo cáo’ để xem quyền sử dụng báo cáo của
nhóm đó.
`
57
2.2.4.1.8 Tạo người sử dụng
Hình 1.8 Tạo mới người sử dụng
Người dùng nhập các thông tin bao gồm:
Tên đăng nhập: tên người dùng để đăng nhập vào chương trình. Số lượng ký
tự tối đa: 30 ký tự, tối thiểu: 1. Kiểu biến: string.
Mật khẩu và nhắc lại mật khẩu: dùng để bảo mật khi đăng nhập. Số lượng ký
tự tối đa: 50 ký tự, tối thiểu: 5. Kiểu biến: string.
Quyền: quyền sử dụng của người dùng như: ‘Quyền nhập báo cáo’, ‘Quyền
phê duyệt báo cáo’…
Họ và tên, giới tính, email, địa chỉ, website: là các thông tin của người riêng
của người dùng.
`
58
2.2.4.1.9 Phân quyền sử dụng cho người dùng
Hình 1.9 Phân quyền cho người sử dụng
Người dùng thao tác với chức năng này:
Người dùng chọn người dùng sau đó chọn chức năng phân quyền sử dụng.
Chương trình sẽ hiện lên danh sách các nhóm đã có trong CSDL.
Sau khi chọn nhóm phân quyền sử dụng. Người dùng chọn nút: ‘Lưu thông tin’
để lưu các thông tin vào CSDL và chọn nút: ‘Thoát’ để thoát khỏi chức năng
này.
`
59
2.2.4.1.10 Sửa người sử dụng
Hình 1.10 Sửa thông tin người sử dụng
Người sử dụng thao tác với chức năng này như sau:
Chọn NSD cần thay đổi thông tin.
Điền đầy đủ thông tin cần thay đổi: quyền, họ và tên, giới tính…
Chọn nút: ‘Lưu thông tin’ để cập nhật những thay đổi. Và ‘nhập lại’ để nhập
lại các thông tin.
`
60
2.2.4.1.11 Thiết lập lại mật khẩu người sử dụng
Hình 1.11 Thiết lập lại mật khẩu người sử dụng
Người sử dụng thao tác với chức năng này như sau:
Đây là chức năng giành cho trường hợp người dùng bị quyên mật khẩu.
Khi đó người quản trị Admin sẽ có thể khởi tạo lại mật khẩu cho người dùng.
Và mật khẩu mặc định cho người dùng chính là tên đăng nhập của người
dùng đó.
`
61
2.2.4.1.12 Tạo mới báo cáo
Hình 1.12 Tạo mới báo cáo
Người dùng thao tác với chức năng này như sau:
Người dùng sẽ chọn mã báo cáo của biểu mẫu báo cáo trước khi tạo mới. Sử
dụng nút: ‘Mở báo cáo’ để mở một file báo cáo đúng theo biểu mẫu báo cáo
đó.
Sau đó người dùng nhập từ bàn phím các số liệu cho báo cáo.
Để lưu báo cáo đó vào trong CSDL người dùng chọn nút: ‘Lưu thông tin’, để
lưu lại file đó chọn nút: ‘Lưu file’, và chọn ‘Thoát’ để thoát khỏi chương
trình.
`
62
2.2.4.1.13 Sửa báo cáo
Hình 1.13 Sửa dữ liệu báo cáo
Người dùng thao tác với chức năng này như sau:
Người dùng chọn báo cáo. Sau đó chọn chức năng sửa báo cáo.
Màn hình giao diện chương trình sẽ xuất hiện như hình 1.13. Người dùng
nhập các thông tin cần thay đổi.
Để lưu thông tin vào CSDL người dùng chọn nút: ‘Lưu thông tin’.
Để lưu thành file Excel khác, người dùng chọn nút: ‘Lưu file khác’.
Và chọn ‘Thoát’ để thoát khỏi chức năng này.
`
63
2.2.4.1.14 Phê duyệt báo cáo
Hình 1.14 Phê duyệt báo cáo
Người dùng thao tác với chức năng này như sau:
Người dùng chọn báo cáo sau đó chọn chức năng phê duyệt báo cáo.
Màn hình chương trình sẽ hiện lên như trên. Để phê duyệt báo cáo người
dùng chọn nút: ‘Phê duyệt’.
Và chọn nút: ‘Thoát’ để thoát khỏi chức năng.
`
64
2.2.4.1.15 Hủy duyệt báo cáo
Hình 1.15 Hủy phê duyệt báo cáo
Người dùng thao tác với chức năng này như sau:
Người dùng chọn báo cáo sau đó chọn chức năng hủy phê duyệt báo cáo.
Màn hình chương trình sẽ hiện lên như trên. Để hủy phê duyệt báo cáo người
dùng chọn nút: ‘Hủy phê duyệt’.
Và chọn nút: ‘Thoát’ để thoát khỏi chức năng.
`
65
2.2.4.1.16 Gửi báo cáo
Hình 1.16 Gửi báo cáo
Người dùng thao tác với chức năng này như sau:
Người dùng chọn báo cáo sau đó chọn chức năng gửi báo cáo.
Màn hình chương trình sẽ hiện lên như trên. Để gửi báo cáo người dùng chọn
nút: ‘Gửi báo cáo’ và chọn nút: ‘Tạm dừng’ để tạm dừng việc gửi báo cáo.
Và chọn nút: ‘Thoát’ để thoát khỏi chức năng.
`
66
2.2.4.1.17 Thay đổi mật khẩu
Hình 1.17 Thay đổi mật khẩu
Người sử dụng thao tác với chức năng này như sau:
Người dùng chọn chức năng thay đổi mật khẩu.
Nhập mật khẩu hiện tại: là mật khẩu người đó đang dùng.
Sau đó nhập mật khẩu mới và nhác lại mật khẩu để bảo mật.
Khi người dùng chọn nút: ‘Lưu thay đổi’ mật khẩu của người dùng sẽ được
lưu lại trên CSDL còn chọn ‘Thoát’ để thoát khỏi chức năng này.
`
67
2.2.4.2 Các màn hình giao diện chức năng trên web server
2.2.4.2.1 Chức năng tạo đơn vị
Hình 2.1 Tạo đơn vị
Người sử dụng thao tác với chức năng này như sau:
Tên đơn vị: là tên khai báo của một đơn vị thuộc ngân hàng. Kiểu dữ liệu là:
string. Số lượng ký tự tối đa: 20 ký tự, số lượng ký tự tối thiểu: 1ký tự. Vùng
dữ liệu không được bỏ trống.
Mã đơn vị: là mã đơn vị của một đơn vị thuộc ngân hàng. Kiểu dữ liệu là:
string. Số lượng ký tự tối đa: 50 ký tự, ký tự tối thiểu: 1 ký tự. Vùng dữ liệu
không được bỏ trống.
Kiểu đơn vị: ta có thể chọn lựa kiểu đơn vị có sẵn trong danh sách.
2.2.4.2.2 Chức năng tạo người dùng
Hình 2.2 Tạo người dùng
Người dùng nhập các thông tin khai báo:
Tên tài khoản: là tên đăng nhập của tài khoản đó. Kiểu dữ liệu: varchar2. Số
lượng ký tự tối đa: 30, tối thiểu: 1. Vùng dữ liệu bắt buộc.
`
68
Chi tiết tài khoản: là các thông tin chi tiết về tài khoản đó. Kiểu dữ liệu:
varchar2. Số lượng ký tự tối đa: 30, tối thiểu là: 1. Vùng dữ liệu có thể bỏ
trống.
Mã đơn vị: là đơn vị mà tài khoản đó trực thuộc. Kiểu dữ liệu: varchar2. Ký
tự tối đa: 30, ký tự tối thiểu: 1. Vùng dữ liệu bắt buộc.
Địa chỉ hòm thư điện tử: là địa chỉ thư điện tử của tài khoản. Kiểu dữ liệu:
varchar2. Phải được nhập đúng với khuôn của mail. Số lượng ký tự tối đa: 50,
tối thiểu: 1. Vùng dữ liệu có thể bỏ trắng và bổ sung sau.
Số điện thoại: là số điện thoại liên lạc của tài khoản: number(15). Có thể bỏ
trống và bổ sung sau.
Quyền truy cập: mặc định chương trình là tài khoản sẽ có quyền truy cập.
Nếu không tích vào quyền truy cập tài khoản đó sẽ không đăng nhập và sử
dụng được.
Nhóm quyền: được chọn lựa theo nhóm quyền có trong danh sách để phân
quyền cho tài khoản.
2.2.4.2.3 Chức năng phân quyền chức năng
Hình 2.3 Phân quyền chức năng
Người sử dụng thao tác với chức năng này như sau:
Người dùng chọn: ‘Tìm tài khoản’ để chọn tài khoản cho việc phân quyền.
`
69
Tiếp theo chọn: ‘Tìm báo cáo’ để chọn lựa báo cáo mà tài khoản trên sẽ được
phân quyền.
Sau đó người dùng chọn lựa các quyền có trong danh sách để thiết lập quyền
cho tài khoản đối với báo cáo đó.
2.2.4.2.4 Chức năng tạo mẫu báo cáo
Hình 2.4 Tạo mẫu báo cáo
Người sử dụng thao tác với chức năng này như sau:
Mã báo cáo: được lấy theo tên các biểu mẫu báo cáo đã tải lên. Kiểu dữ liệu:
varchar2. Ký tự tối đa: 20 ký tự, tối thiểu: 1. Vùng dữ liệu bắt buộc.
Tên báo cáo: Là dòng khai báo tiêu đề của báo cáo. Kiểu dữ liệu: varchar2.
Ký tự tối đa: 20 ký tự, tối thiểu: 1. Vùng dữ liệu bắt buộc.
Ghi chú: Tạo ra khi chú cho mẫu báo cáo.
Trạng thái: Người dùng có 2 lựa chọn giá trị trạng thái báo cáo là Đang hoạt
động hoặc Không hoạt động. Mặc định, hệ thống luôn đặt trạng thái báo cáo
là “Đang hoạt động”.
Vùng dữ liệu: Định nghĩa vùng nhập các số liệu báo cáo.
Ví dụ: Vùng dữ liệu của báo cáo PL2.1 là !$C$8:$G$24.
Sau khi thêm mới thành công biểu mẫu báo cáo màn hình hiện lên:
`
70
Hình 2.5 Thêm trường trong tạo mẫu báo cáo
Người sử dụng thao tác với chức năng này như sau:
Tên trường: Bạn khai báo tên các cột (Các cột khai báo là các cột người dùng
nhập số liệu).
Ví dụ: Trong Hình 2.5 người dùng khai báo các cột bao gồm: Kỳ gốc.
Mã trường: để phân biệt các trường với nhau. Kiểu dữ liệu: int. Vùng dữ liệu
bắt buộc.
Số thứ tự trường: Số thứ tự trường được định nghĩa theo thứ tự cột dữ liệu
báo cáo. Kiểu dữ liệu: int. Vùng dữ liệu bắt buộc.
Trạng thái trường: Người dùng chỉ được chọn 1 trong 2 trạng thái “Đang hoạt
động” hoặc “Không hoạt động”. Mặc định khi người dùng không chọn lại
trạng thái, hệ thống luôn thiết lập trạng thái là “Đang hoạt động”.
Người dùng có thể chọn lựa 2 nút: ‘Thêm mới’ và ‘Tiếp theo’. Khi người dùng chọn
nút: ‘Thêm mới’ thì màn hình sẽ tiếp tục hiện lên như hình 2.5 để người dùng tiếp tục
thêm trường. Còn sau khi người dùng thêm các trường thành công. Người dùng chọn nút:
‘Tiếp theo’ để thực hiện việc thêm các chỉ tiêu.
Hình 2.6 Thêm các chỉ tiêu trong chức năng thêm mẫu báo cáo
`
71
Người sử dụng thao tác với chức năng này như sau:
Tên chỉ tiêu: Tên dòng mà người dùng khai báo nhập số liệu.
Mã chỉ tiêu: Để xác định các chỉ tiêu. Kiểu dữ liệu: int
Số thứ tự chỉ tiêu: Được định nghĩa theo thứ tự các chỉ tiêu khai báo trong
báo cáo. Kiểu dữ liệu: int
Trạng thái chỉ tiêu: Người dùng có 2 lựa chọn giá trị trạng thái gồm “Đang
hoạt động” hoặc “Không hoạt động”. Mặc định khi người dùng không chọn
lại trạng thái, hệ thống luôn thiết lập trạng thái là “Đang hoạt động”.
2.2.4.2.5 Chức năng sửa mẫu báo cáo
Hình 2.7 Sửa mẫu báo cáo
Người sử dụng thao tác với chức năng này như sau:
Khi người dùng chọn nút: ‘Sửa đổi’. Người dùng mới có thể nhập lại các dữ
liệu của biểu mẫu báo cáo. Sau đó màn hình giao diện sẽ hiện lên:
Hình 2.8 Cập nhật biểu mẫu báo cáo
Người dùng chọn nút: ‘Cập nhât’ để cập nhật các thay đổi của các trường
của biểu mẫu báo cáo.
`
72
Chọn ‘Quay lại’ để không thay đổi và ‘Xem truớc tham số’ để mở biểu mẫu
báo cáo.
2.2.4.2.6 Chức năng xem mẫu báo cáo
Hình 2.9 Xem mẫu báo cáo
Người sử dụng thao tác với chức năng này như sau:
Người dùng sẽ nhập các dữ liệu báo cáo để tìm biểu mẫu báo cáo mình cần
xem.
Sau khi hiện kết quả tìm kiếm trả về danh sách các báo cáo. Người dùng sẽ
chọn một biểu mẫu báo cáo tương ứng. Khi đó màn hìn sẽ hiện lên như sau:
Hình 2.10 Xem biểu mẫu báo cáo
`
73
2.2.4.2.7 Chức năng phê duyệt báo cáo
Hình 2.11 Phê duyệt báo cáo
Người sử dụng thao tác với chức năng này như sau:
Tháng báo cáo: là tháng mà các báo cáo được gửi lên (nếu báo cáo là báo cáo
tháng). Khoảng nhập là từ 1 đến 12.
Quý báo cáo: là quý mà các báo cáo được gửi lên (nếu báo cáo là báo cáo
quý).
Năm báo cáo: là năm các báo cáo được gửi lên. Dữ liệu: 2000 – năm hiện tại.
Mã báo cáo: là mã của các biểu mẫu báo cáo.
Người dùng chọn nút: ‘Tìm kiếm’ để tìm ra các báo cáo.
Sau khi có danh sách các báo cáo. Người dùng lựa chọn các báo cáo để phê
duyêt. Chọn nút: ‘Phê duyệt’ để phê duyệt.
2.2.4.2.8 Chức năng khóa báo cáo
Hình 2.12 Khóa báo cáo
`
74
Người dùng nhập các thông tin bao gồm:
Tháng báo cáo: là tháng mà các báo cáo được gửi lên (nếu báo cáo là báo cáo
tháng). Khoảng nhập dữ liệu từ 1 – 12 là các tháng hợp lệ.
Quý báo cáo” là quý mà các báo cáo được gửi lên (nếu báo cáo là báo cáo
quý).
Năm báo cáo: là năm các báo cáo được gửi lên. Dữ liệu: 2000 – năm hiện tại.
Đơn vị báo cáo: là đơn vị đã gửi báo cáo.
Người dùng chọn nút: ‘Tìm kiếm’ để tìm ra các báo cáo.
Sau khi có danh sách các báo cáo. Người dùng lựa chọn các báo cáo để khóa báo
cáo. Chọn nút: ‘Khóa báo cáo’ để khóa các báo cáo đã chọn.
2.2.4.2.9 Chức năng mở khóa báo cáo
Hình 2.13 Chọn báo cáo để mở khóa báo cáo
Người dùng nhập các thông tin bao gồm:
Tháng báo cáo: là tháng mà các báo cáo được gửi lên (nếu báo cáo là báo cáo
tháng). Khoảng dữ liệu từ 1- 12 là dữ liệu hợp lệ.
Quý báo cáo” là quý mà các báo cáo được gửi lên (nếu báo cáo là báo cáo
quý).
Năm báo cáo: là năm các báo cáo được gửi lên. Dữ liệu: 2000 – năm hiện tại.
Đơn vị báo cáo: là đơn vị đã gửi báo cáo.
Người dùng chọn nút: ‘Tìm kiếm’ để tìm ra các báo cáo.
`
75
Sau khi có danh sách các báo cáo. Người dùng lựa chọn các báo cáo để mở khóa báo
cáo. Sau khi chọn báo cáo màn hình giao diện sẽ xuất hiện:
Hình 2.14 Mở khóa báo cáo
Sau đó người dùng nhập ngày bắt đầu mở khóa và ngày kết thúc. Sau đó chọn
nút: ‘Mở khóa báo cáo’ để hoàn thành việc mở khóa báo cáo.
2.2.4.2.10 Chức năng xem báo cáo
Hình 2.15 Chọn báo cáo để xem báo cáo
Người dùng nhập các thông tin bao gồm:
Kiểu báo cáo: để biết xem báo cáo theo tháng hay theo quý?
Tháng báo cáo: là tháng mà các báo cáo được gửi lên (nếu báo cáo la báo cáo
tháng). Khoảng dữ liệu từ 1 – 12 là dữ liệu hợp lệ.
Quý báo cáo” là quý mà các báo cáo được gửi lên (nếu báo cáo là báo cáo
quý).
Năm báo cáo: là năm các báo cáo được gửi lên. Dữ liệu: 2000 – năm hiện tại.
Đơn vị báo cáo: là đơn vị đã gửi báo cáo.
`
76
CHƯƠNG 3 – HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ VẬN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH
3.1 Yêu cầu hạ tầng để cài đặt hệ thống với chương trình client
3.1.1 Yêu cầu hệ thống
Để hệ thống cài đặt được và chạy ổn định thì cần các yêu cầu phần cứng tối như sau:
Hệ điều hành: Windows Server 2003; Windows Server 2008; Windows
Vista; Windows 7; Windows XP service pack 2 hoặc cao hơn.
Bộ xử lý: chíp Pentium 1GHz trở lên.
RAM: 512 MB.
Dung lượng ổ cứng: 2G.
Màn hình: 800 x 600, 256 colors trở lên.
3.1.2 Yêu cầu môi trường
Framework: ‘Microsoft .NET framework 3.5 Service Pack 1’ hoặc cao hơn.
Other: ‘Window Installer 3.1’ hoặc cao hơn.
Cơ sở dữ liệu: ‘SQL 2005 Server Express Edition’ hoặc ‘SQL 2005 Server’.
Internet: Đường truyền ADSL.
Microsoft Office: Phiên bản 2003 hoặc cao hơn.
3.2 Hướng dẫn vận hành chương trình trên client
3.2.1 Các bước thực hiện nhập và gửi báo cáo cho ngân hàng
`
77
Các bước chính:
Nhập báo cáo: nhập báo cáo, sửa báo cáo, xóa báo cáo, xem báo cáo.
Phê duyệt báo cáo: phê duyệt báo cáo, hủy phê duyệt báo cáo, xem báo cáo.
Gửi báo cáo.
Để tạo và gửi được báo cáo đến server người dùng cần thực hiện lần lượt các bước
sau:
Bước 1: quản trị hệ thống phần mềm client thực hiện các công việc sau:
Đăng nhập vào chương trình với tên đăng nhập: administrator và mật
khẩu (mặc định): 111111. Ngay sau khi đăng nhập thành công tài khoản
quản trị hệ thống này, người sử dụng nên đổi mật khẩu để bảo mật chương
trình.
Cấu hình hệ thống: cấu hình các tham số đầu vào cho chương trình, hoặc tuỳ
chọn 1 số chức năng cho chương trình. Đây là yêu cầu bắt buộc phải thực
hiện khi chương trình được khởi tạo.
Đồng bộ dữ liệu: mỗi một đơn vị báo cáo thực hiện tạo và gửi một số báo cáo
nhất định được quy định trong server của ngân hàng. Việc đồng bộ dữ liệu
nhằm cập nhật các báo cáo theo qui định về cơ sở dữ liệu tại đơn vị. Đây
chính là điều kiện cần để phần mềm có thể tạo và gửi được báo cáo lên server
trung tâm của ngân hàng.
Tạo người sử dụng và phân quyền: trước tiên quản trị hệ thống phải tạo nhóm
sử dụng và phân quyền sử dụng báo cáo cho các nhóm. Sau đó quản trị hệ
thống thực hiện tạo người sử dụng và gán người sử dụng vào các nhóm.
Bước 2: Người sử dụng với quyền nhập báo cáo:
Đăng nhập vào chương trình với tên đăng nhập và mật khẩu do người quản trị
của đơn vị cấp. Người sử dụng nên đổi mật khẩu sau lần đăng nhập đầu tiên
để đảm bảo tính bảo mật.
Thực hiện chức năng tạo mới báo cáo. Sau khi chọn loại báo cáo cần tạo.
Người sử dụng chọn tới file chưa báo cáo (hoặc biểu mẫu báo cáo đó) sau đó
mở lên và điền các thông tin vào báo cáo đó. Sau khi tạo báo cáo xong người
`
78
sử dụng có thể xem, sửa, xóa báo cáo do mình tạo ra. Báo cáo tạo xong sẽ ở
trạng thái chờ phê duyệt báo cáo.
Bước 3: Người sử dụng với quyền phê duyệt báo cáo:
Đăng nhập vào chương trình với tên đăng nhập và mật khẩu do người quản trị
của đơn vị cấp. Người sử dụng nên đổi mật khẩu sau lần đăng nhập đầu tiên
để đảm bảo tính bảo mật.
Thực hiện chức năng phê duyệt báo cáo. Khi người sử dụng đăng nhập vào
hệ thống và người sử dụng có quyền phê duyệt báo cáo. Thì các báo cáo của
đơn vị sẽ hiện lên và người sử dụng có thể lựa chọn các báo cáo để xem và
phê duyệt. Báo cáo sau khi phê duyệt có thể gửi lên ngân hàng hoặc có thể
hủy duyệt báo cáo.
Bước 4: Người sử dụng với quyền Gửi báo cáo:
Đăng nhập vào chương trình với tên đăng nhập và mật khẩu do người quản trị
của đơn vị cấp. Người sử dụng nên đổi mật khẩu sau lần đăng nhập đầu tiên
để đảm bảo tính bảo mật.
Thực hiện chức năng gửi báo cáo. Báo cáo sau khi được gửi đi có trạng thái
“Báo cáo chờ khóa”. Theo định kỳ, ngân hàng thực hiện khóa báo cáo lại để
tiến hành khai thác dữ liệu. Người sử dụng tại đơn vị không được phép gửi
lại báo cáo nếu báo cáo đã bị khóa.
`
79
3.3 Hướng dẫn vận hành chương trình trên web server
3.3.1 Các bước thực hiện tạo đơn vị, người sử dụng và biểu mẫu báo cáo
Các bước chính:
Tạo biểu mẫu báo cáo.
Tạo đơn vị.
Tạo người sử dụng.
Phân quyền sử dụng báo cáo.
Người quản trị hệ thống trên server thực hiện các việc sau:
Đăng nhập vào hệ thống với tên đăng nhập: Senioradmin với mật khẩu mặc
định: abc123456. Sau khi đăng nhập thành công người quản trị nên đổi mật
khẩu để bảo mật chương trình
`
80
Tạo ra các biểu mẫu báo cáo theo quy định. Tức là các biểu mẫu báo cáo đã
được ngân hàng thông qua và phê duyệt cho từng đơn vị khác nhau. Các biểu
mẫu sẽ được xác định qua mã báo cáo và tên báo cáo. Mỗi biểu mẫu báo cáo
sẽ được định dạng bởi một file exel.
Tạo ra đơn vị mà trực thuộc ngân hàng. Mỗi đơn vị sẽ có mã đơn vị riêng.
Mỗi đơn vị sẽ phải gửi các thông tin để người quản trị có thể cập nhật. Và
qua đó xác định xem đơn vị đó có thể sử dụng các biểu mẫu báo cáo nào.
Tạo ra người sử dụng. Đây chính là người quản trị của đơn vị và đơn vị đó sẽ
phải cung cấp các thông tin của người quản trị đơn vị cho người quản trị hệ
thống. Sau đó NSD sẽ được phân vào đơn vị tương ứng của mình.
Sau khi NSD đã được tạo. Người quản trị hệ thống sẽ dựa vào đơn vị đó có
thể sử dụng biểu mẫu báo cáo nào để phân quyền sử dụng báo cáo của người
dùng đó cho biểu mẫu báo cáo tương ứng.
`
81
KẾT LUẬN
Trong phần đầu, luận văn đã đưa ra được mục đích và yêu cầu của bài toán. Và dựa
vào tính cấp thiết cũng như khảo sát thực tế tác giả đã xây dựng lên các chức năng của
chương trình trên cả client và server.
Căn cứ vào các yêu cầu của bài toán, tác giả đã lựa chọn và sử dụng các công nghệ:
dịch vụ web và SSL để giải quyết bài toán. Qua đó đồ án cũng đã nêu lên được khái niệm
cũng như các ứng dụng của dịch vụ web và công nghệ SSL.
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng để viết tài liệu
phân tích thiết kế cho bài toán. Phần phân tích và thiết kế bài toán, tác giả đã tập hợp các
yêu cầu người dùng cũng như yêu cầu chức năng của chương trình để phân tích và thiết
kế các biểu đồ cho các chức năng. Qua các biểu đồ phân tích đó người lập trình sẽ xây
dựng các chức năng và các hàm hỗ trợ để chương trình ít mắc lỗi nhất.
Khóa luận cũng đã thiết kế được các giao diện cho từng chức năng để qua đó hỗ trợ
cho quá trình lập trình. Tuy các giao diện chưa thật sự đẹp và thể hiện được hết ý tưởng
của tác giả. Nhưng tác giả đã cố gắng thiết kế sao cho giao diện phù hợp với những người
làm trong ngân hàng như vệ: màu sắc, ngôn từ…
Tuy sản phẩm đồ án chưa thật sự hoàn thiện nhưng tác giả cũng đã cố gắng hoàn
thiện chương trình. Tác giả đã cố gắng nghiên cứu về các công nghệ áp dụng trong đồ án
để có được giải pháp giải quyết bài toán tốt nhất.
`
CHÚ THÍCH
[1] Khái niệm dịch vụ web (Tiếng Anh: web service) được đưa ra trong bài báo:
[2] Các dạng của web service được đưa ra bởi Hà Tiến Thành trong chương 4
cuốn Hướng dẫn cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng Windows Server 2003.
[3] Định nghĩa về công nghệ bảo mật đương truyền SSL được đưa ra trong bài
báo:
[4] Chứng thực điện tử: CA (Certificate Authority) được đưa ra trong bài báo điển
tử: Tìm hiểu Secure Socket Layer (SSL) và cách thức hoạt động của SSL. Nguồn:
socket-layer-%28ssl%29-va-cach-thuc-hoat-dong-cua-ssl/?wap2.
[5] Các thuật toán mã hóa của công nghệ SSL: được đưa ra trong chương 3 trong
cuốn SSL & TLS Essentials của tác giả Stephen A. Thomas.
`
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
[1]Đoàn Văn Ban. Phân tích, thiết kế hướng đối tượng bằng UML. Nguồn: Viện
công nghệ thông tin. Chương 2, 3.
[2]Nguyễn Ngọc Bình Phương - Thái Thanh Phong. Các giải pháp lập trình C#.
Nguồn: Nxb Giao thông Vận tải.
[3]Trần Đình Quế - Nguyễn Mạnh Sơn. Phân tích thiết kế hệ thống thông tin.
Nguồn: Học viện Bưu chính viễn thông.
[4]Hà Tiến Thành. Hướng dẫn cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng Windows
Server 2003. Nguồn: Internet. Chương 4.
Tài liệu tiếng Anh:
[1]Craig Larman. Applying UML and Patterns. Nguồn: Internet.
[2]Dieter Fensel. Enabling Semantic Web Services. Nguồn: Internet. Tiểu mục 1.4.
[3]Stephen A. Thomas. SSL & TLS Essentials. Nguồn: Internet. Chương 3, 5.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁO CÁO TRONG NGÂN HÀNG.pdf