Tài liệu Khóa luận Văn hoá kinh doanh Nhật Bản và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Văn hoá kinh doanh Nhật
Bản và những lưu ý cho
doanh nghiệp Việt Nam khi
xâm nhập thị trường
MỤC LỤC
--- ---
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I. Vai trò của thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu Việt
Nam
1
I. Khái quát chung
1. Khái quát chung về nước Nhật 1
a. Điều kiện tự nhiên, dân số 1
b. Chính trị 1
c. Kinh tế xã hội 2
d. Văn hoá 4
2. Khái quát về quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản 5
a. Về chính trị 5
b. Về kinh tế 6
c. Về hợp tác lao động 7
d. Về văn hoá giáo dục 8
e. Về du lịch 8
II. Vai trò của thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu Việt
Nam
9
1. Ngoại thương hai nước Việt Nam – Nhật Bản 9
2. Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sang Nhật 12
Trọng tâm xuất khẩu vào Nhật những năm tới 13
3. Đánh giá về tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật 18
4. Nhật Bản – thị trường đầy hứa hẹn của hàng hoá Việt Nam 20
4.1. Thị trường hàng hóa rộng lớn và đa dạng hoá 20
4.2. Tính mở với hàng hoá nước...
87 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Văn hoá kinh doanh Nhật Bản và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Văn hoá kinh doanh Nhật
Bản và những lưu ý cho
doanh nghiệp Việt Nam khi
xâm nhập thị trường
MỤC LỤC
--- ---
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I. Vai trò của thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu Việt
Nam
1
I. Khái quát chung
1. Khái quát chung về nước Nhật 1
a. Điều kiện tự nhiên, dân số 1
b. Chính trị 1
c. Kinh tế xã hội 2
d. Văn hoá 4
2. Khái quát về quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản 5
a. Về chính trị 5
b. Về kinh tế 6
c. Về hợp tác lao động 7
d. Về văn hoá giáo dục 8
e. Về du lịch 8
II. Vai trò của thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu Việt
Nam
9
1. Ngoại thương hai nước Việt Nam – Nhật Bản 9
2. Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sang Nhật 12
Trọng tâm xuất khẩu vào Nhật những năm tới 13
3. Đánh giá về tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật 18
4. Nhật Bản – thị trường đầy hứa hẹn của hàng hoá Việt Nam 20
4.1. Thị trường hàng hóa rộng lớn và đa dạng hoá 20
4.2. Tính mở với hàng hoá nước ngoài 22
4.3. Những nỗ lực trong xúc tiến nhập khẩu và chính sách mở
cửa thị trường
22
4.4. Xu hướng thay đổi cơ cấu nhập khẩu của Nhật Bản – cơ
hội tốt cho hàng xuất khẩu của Việt Nam
24
Chương II. Những đặc trưng và văn hoá kinh doanh trên thị trường
Nhật Bản
27
I. Thị trường Nhật Bản 27
1. Đặc trưng văn hoá của thị trường Nhật 27
Yếu tố con người và văn hóa tác động và hình thành nên nét
đặc trưng của thị trường Nhật Bản
27
a. Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hoá nước ngoài 29
b. ý thức tôn trọng những giá trị truyền thống 30
c. óc thẩm mỹ và tính cầu toàn 31
d. Xu hướng thu nhỏ và đa dạng hoá 32
2. Phân phối hàng hoá trên thị trường Nhật Bản 33
a. Hệ thống bán hàng 33
b. Các mối quan hệ 36
c. Phương thức bán hàng trên thị trường 36
3. Hệ thống thanh toán 37
II. Người tiêu dùng Nhật Bản 38
1. Những yếu tố quyết định tới tiêu dùng của người Nhật
a. Thu nhập 38
b. Tuổi tác và lối sống 39
2. Các tiêu chuẩn đánh giá hàng hóa của người tiêu dùng Nhật
Bản
41
a. Thời trang 41
b. Hình thức của hàng hoá 42
c. Chất lượng 44
d. Nhãn hiệu hàng 45
e. Giá cả 45
f. Môi trường 46
3. Những xu hướng tiêu dùng mới 46
III. Doanh nghiệp Nhật Bản và cách làm việc trong doanh nghiệp 47
1. Văn hoá trong doanh nghiệp 47
a. ý thức tôn trọng lễ nghi và thứ bậc 47
b. Cách ứng xử trong công việc 48
c. ý thức làm việc 50
2. Thói quen đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản 52
a. Lễ nghi và thứ bậc 52
b. Coi đàm phán như một cuộc đấu tranh thắng bại 53
c. Tránh xung đột bằng cách thoả hiệp 54
d. Tìm hiểu rõ đối tác trước khi đàm phán 54
e. Thao túng nhật trình của đối tác 55
f. Lợi dụng điểm yếu của đối thủ 55
g. Thảo luận đến từng chi tiết 55
Chương III. Giải pháp và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi
thâm nhập thị trường Nhật Bản
57
I. Xu hướng phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam –
Nhật Bản
57
1. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản 57
2. Bức tranh dự báo về quan hệ Nhật Việt 59
a. Hàng xuất khẩu Việt Nam sang Nhật 60
b. Thị trường gia công tại Việt Nam 60
3. Những tổ chức – cây cầu nối liền Việt Nam - Nhật Bản 62
II. Những kiến nghị nhà nước 63
1. Xác định rõ vị trí của thị trường Nhật trong xuất khẩu của Việt
Nam
63
2. Cải tổ và hoàn thiện hệ thống pháp lý để tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
63
3. Có chính sách khuyến khích 64
4. Xây dựng hình ảnh quốc gia 65
III. Những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị
trường
67
1. Tiếp cận thị trường 67
a. Thông qua một doanh nhân hoặc một tổ chức có uy tín giới
thiệu
67
b. Tham gia các triển lãm, hội chợ thương mại 68
c. Tham gia hội nghị và các đoàn đàm phán thương mại 68
d. Sử dụng các phương tiện thông tin công cộng, đặc biệt là
Internet
69
2. Đàm phán 69
a. Tìm hiểu kỹ đối tác đàm phán 70
b. Sử dụng phiên dịch 71
c. Tác phong ăn mặc, tặng quà và sử dụng danh thiếp 72
d. Chuẩn bị kỹ nội dung và các điều khoản đàm phán chi tiết 72
đến mức có thể
e. Giữ thái độ bình tĩnh và lắng nghe trong cuộc đàm phán 73
f. Nắm bắt được ý đồ của đối phương 74
3. Thâm nhập thị trường 75
a. Xây dựng một thương hiệu vững chắc 75
b. Nâng cao chất lượng của hàng hoá 76
c. Hợp lý hoá giá cả để tăng sức cạnh tranh 79
d. Tạo dựng uy tín trong thuơng mại 79
e. Khắc phục những tập quán kinh doanh chưa tương đồng 80
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
--- ---
Ngày 21 tháng 9 năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập
quan hệ ngoại giao. Kể từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước ngày càng mở rộng và
đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ giao lưu kinh tế, chính trị ngày càng tăng lên.
Hiện nay, Nhật Bản là nước có ODA viện trợ lớn nhất cho Việt Nam. Và
Nhật Bản cũng đứng thứ 2 trong danh sách những nước đầu tư trực tiếp vào Việt
Nam. Không chỉ như vậy, với dân số khoảng 127 triệu người và GDP hàng năm
vào khoảng 4500 tỉ USD ( khoảng 500 ngàn tỉ Yên), Nhật Bản luôn là một thị
trường xuất khẩu đầy hứa hẹn đối với bất kỳ một quốc gia nào.
Với chủ trương của Đảng và nhà nước “ Củng cố vị trí ở các thị trường
quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm thị trường và bạn
hàng mới. Tạo một số thị trường và bạn hàng lâu dài về những mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu, giảm xuất qua các thị trường trung gian”, trong những năm gần đây, số
lượng doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các đối tác Nhật Bản ngày càng nhiều.
Đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, để xâm nhập thị trường thì
việc tìm hiểu về tập quán kinh doanh của Nhật Bản là vô cùng cần thiết. Nhưng
không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để tìm hiểu một cách cụ thể và
kỹ lưỡng. Vì vậy, với Khoá luận tốt nghiệp “ Văn hoá kinh doanh Nhật Bản và
những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường”, hi vọng có thể
giúp các doanh nghiệp có một cái nhìn sơ lược về thị trường Nhật Bản để có những
sách lược cụ thể và hiệu quả khi làm ăn với Nhật Bản nói chung và khi xuất khẩu
nói riêng.
Cấu trúc Khoá luận gồm có 3 phần :
Chương I : Vai trò của thị trường Nhật đối với xuất khẩu của Việt Nam.
Trong phần này có giới thiệu về nước Nhật ( vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế,
chính trị), về mối quan hệ thương mại giữa hai nứơc và tiềm năng phát triển của thị
trường Nhật
Chương II : Đặc trưng và văn hoá kinh doanh trên thị trường Nhật Bản :
tìm hiểu cụ thể về thị trường Nhật – những đặc trưng văn hoá, hệ thống phân phối,
thanh toán, đặc tính của người tiêu dùng cũng như các tập quán làm việc, cung cách
làm việc trong doanh nghiệp Nhật Bản, cách đàm phán của các doanh nghiệp Nhật
Bản.
Chương III:Những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị
trường. ở đây nêu ra cả những biện pháp vĩ mô cho nhà nước và cả những chú ý
cho các doanh nghiệp cụ thể.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Văn Hồng, ngưòi đã trực tiếp
hướng dẫn em khi thực hiện đề tài này, các bạn lưu học sinh Việt Nam tại Nhật và
các thầy cô giáo đã giúp đỡ em tìm tài liệu hoàn thành khoá luận này.
CHƯƠNG I
VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NƯỚC NHẬT
a. Điều kiện tự nhiên, dân số
Nhật Bản nằm ở ngoài khơi phía Đông Châu á, với tổng diện tích là
377.815 km2, bao gồm 4 đảo chính : Honshu, Kyushu, Hokkaido và Shikoku và
khoảng 4000 đảo nhỏ khác theo hình cánh cung. Khí hậu ôn hoà, có 4 mùa rõ rệt.
Có sự phân hoá khí hậu khác nhau khá rõ giữa các vùng. Mùa hè nóng ẩm, bắt đầu
vào khoảng giữa tháng 7, mùa đông bắt đầu khoảng tháng 11. Khí hậu phong phú
với lượng mưa nhiều đã góp phần làm nên một thảm thực vật khá đa dạng.
Nhật Bản khá nghèo nàn về tài nguyên khoáng sản. Hầu hết các nguyên vật
liệu thiết yếu đều phải nhập từ nước ngoài. Hiện nay, Nhật Bản phải NK hơn 99%
nhu cầu về dầu thô; 100% khoáng Bô xít dùng sản xuất nhôm, thép; hơn 97% than
đá…
Địa hình của Nhật Bản khá phức tạp. Ba phần tư diện tích của Nhật Bản là
núi và cao nguyên. Sông ngòi ngắn và dốc, đồng bằng nhỏ hẹp. Nằm trong vành đai
núi lửa, ở Nhật hiện nay vẫn còn 77 núi lửa đang hoạt động, và các trận động đất
xảy ra thường xuyên. Tuy vậy, những ngọn núi lửa này đã mang lại vô số những
suối nước nóng là điểm du lịch và chữa bệnh cho hàng triệu du khách mỗi năm.
b. Chính trị
Theo Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản theo thể chế quân chủ lập hiến kiểu
Anh, trong đó Nhà vua là biểu tượng của đất nước và là sự thống nhất của dân tộc,
là nguyên thủ tượng trưng về mặt đối ngoại; nhà nước được tổ chức theo chế độ
tam quyền phân lập : quyền lập pháp thuộc về Thượng nghị viện và Hạ nghị viện,
Hành pháp là Nội các và Tư pháp là Toà án.
Chính phủ hiện nay là chính phủ liên hiệp của 3 Đảng : Đảng dân chủ tự do
( LDP ), Công Minh (Koumei ) và Bảo thủ. Ngoài ra còn có các đảng Xã hội dân
chủ (JSP), Đảng cộng sản (JCP)
Thủ tướng Nhật Bản hiện tại là Koizumi Junichiro, Chủ tịch đảng LDP
trong hai nhiệm kỳ liên tiếp. Sau một thời gian tỉ lệ ủng hộ giảm sút ( 42% ) do
những bê bối tài chính trong nội bộ Đảng cầm quyền cũng như tình hình kinh tế
không có biến chuyển, bằng nỗ lực khai thông quan hệ với Bắc Triều Tiên, tỉ lệ ủng
hộ ông Koizumi đã tăng thành 60%.
c. Kinh tế xã hội
Nền kinh tế Nhật Bản đang hồi phục dần dần kể từ sau mức tăng trưởng âm
1998. Năm 2000, mức tăng trưởng kinh tế Nhật Bản là 1,7%, tăng 0,8% so với năm
1999. Mức chi cho tiêu dùng , chiếm 60% GDP, đã giảm 0,6% so với năm trước.
Tuy nhiên, GDP của Nhật Bản vẫn đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Thuỵ Sĩ và trên Hoa
Kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật năm 2000 là khoảng 51654 tỉ Yên, nhập
khẩu khoảng 40938 tỉ Yên, tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 10% ( số liệu của
Bộ Tài chính Nhật Bản). Cán cân thương mại thường xuyên xuất siêu. Những sản
phẩm xuất khẩu chính là lương thực, sản phẩm dệt may, hoá chất, kim loại, máy
móc ( thiết bị văn phòng, sản phẩm điện tử),… Trong đó xuất khẩu những sản
phẩm liên quan đến công nghệ thông tin, thiết bị truyền thông, dụng cụ đo lường
điện tử, v.v tăng lên nhanh chóng. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thịt, thuỷ
sản, nguyên liệu thô, nhiên liệu thô, v.v.
BẢNG : THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2000
Nguồn : Comparative Economic and Financial Statistics – Bank of Japan
Dân số Nhật Bản vào tháng 1 năm 2001 là 127 triệu người, mật độ dân số
297,5 người/km2. Tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản là 77 với nam và 84
với nữ, trong khi tỉ lệ sinh chỉ có 1,34 con/phụ nữ ( số liệu năm 99) vì vậy Nhật
Bản đang phải đối mặt với vấn đề rất lớn là tình trạng lão hoá dân số. Điều này
cũng dẫn đến một loạt những hậu quả kinh tế xã hội khác.
Tỉ lệ biết chữ trong xã hội Nhật là 99%. Các tôn giáo chính là Đạo Thần,
Đạo Phật và đạo Cơ đốc. Chỉ có 5,3% dân số trong ngành nông nghiệp, còn lại làm
trong các ngành dịch vụ (63,2%) và công nghiệp (31,5%). Các nhà máy lớn tập
trung ở các thành phố, và ở đó ngành công nghiệp dịch vụ phát triển mạnh. Dân số
tập trung đông ở các thành phố, trong đó có cả những thanh niên từ nông thôn lên
thành phố lập nghiệp. Tính đến tháng 11 năm 1999, toàn nước Nhật có 672 thành
phố trong đó 11 thành phố có dân số trên 1 triệu người. Chỉ tính riêng khu vực 3
thành phố lớn là Tokyo, Osaka, Nagoya đã tập trung 44% dân số cả nước.
BIỂU : DÂN SỐ NHẬT BẢN THEO CÁC VÙNG.
Tháng 1năm 2000. Đơn vị :1000 người
8139
3433
2173 2599 1825
1344
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
Tokyo Nagoya Sapporo
Nguồn : JETRO
d. Văn hoá
Tuy cũng là một cường quốc trên thế giới về kinh tế nhưng Nhật Bản có
một sức hấp dẫn mạnh mẽ không giống Mỹ hay bất kỳ một nước Châu Âu nào
khác, đó chính là sức hút từ một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Một toà nhà
chọc trời xây cạnh ngôi đền cổ kính, hay những đồ tiện nghi - thành quả của khoa
học kỹ thuật hiện đại được dùng trong căn phòng làm bằng giấy trải thảm Tatami
với cửa lùa… tất cả đó là sự kết hợp hài hoà giữa cái cũ và mới tạo nên một nước
Nhật huyền bí. Đến Nhật bạn đừng lấy gì làm lạ khi thấy một người đàn ông Nhật
Bản rất thành đạt trong kinh doanh nhưng vẫn dành thời gian tham gia vào việc tập
luyện cùng những người láng giềng cho lễ hội truyền thống. ở Nhật, một năm có 14
ngày quốc lễ và hàng trăm lễ hội tại các địa phương. Nhiều lễ hội truyền thống
được bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng được biến đổi để phù hợp với đặc điểm tự
nhiên và gần gũi với tập quán Nhật Bản. Không ít những lễ hội là dịp người dân
người thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, hoa cỏ, hương vị của những món ăn truyền
thống và thích ứng với những biến đổi của thời tiết lúc giao mùa. Khi theo dõi từng
lễ hội hàng năm, ta sẽ thấy văn hoá Nhật Bản thấm đậm màu sắc của đạo Shinto,
đồng thời lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ đạo Phật.
2. Khái quát về quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
Nhật Bản và Việt Nam đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày
21/9/2003. Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ
hợp tác Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng, thay đổi về chất và dần đi
vào chiều sâu. Các mối quan hệ chính trị, giao lưu văn hoá không ngừng được mở
rộng.
a. Về chính trị:
Hàng năm đều có các cuộc gặp cấp cao. Thủ tướng Nhật Bản đã đến thăm
Việt Nam 4 lần : Murayama 8/1994, Hashimoto 1/1997, Obuchi 12/1998, Koizumi
4/2002. Từ năm 1993 đến nay, Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Bộ
trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đã sang thăm Nhật Bản. Chỉ tính riêng trong
năm 2002, có các chuyến thăm của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (10/2002), Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (2/2002), chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng
Koizumi ( 04/2002), Chủ tịch Thượng viện Watanuki ( 1/2002). Lãnh đạo hai
nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản theo phương châm “ đối
tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Phương châm này đã được cụ thể hoá trong chuyến
thăm và làm việc tại Nhật Bản vào tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Phan Văn
Khải
Cơ chế đối thoại đã được hình thành. Ngoài đối thoại chính trị ở cấp Bộ
trưởng và Thứ trưởng Ngoại giao đã có cơ chế đối thoại, an ninh và quốc phòng.
Hai bên đã trao đổi tuỳ viên quân sự, mở Tổng lãnh sự quán tại TP Hồ Chí Minh
và Osaka. Có nhiều hoạt động ngoại giao khác cũng đã được tiến hành.
Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam, hỗ trợ Việt
nam hội nhập vào khu vực và thế giới ( APEC, WTO, ASEM, ARF,…), coi trọng
quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm trọng. Việt Nam ủng hộ
Nhật là thành viên thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc mở rộng, làm
thành viên HĐBA/LHQ, và vận động Nhật Bản ủng hộ Việt Nam ứng cử làm
thành viên thường trực của HĐBA/LHQ mở rộng,..
b. Về kinh tế :
Hợp tác kinh tế kỹ thuật với Nhật Bản đối với Việt Nam thực sự bắt đầu từ
việc cử đoàn điều tra Chính phủ về hợp tác kinh tế sang Việt Nam hồi tháng 1/2001.
Quỹ Hợp tác kinh tế với nước ngoài (OECF) và Cơ quan Hợp tác quốc tế
Nhật Bản và nhiều tổ chức khác đã đặt trụ sở tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Về xuất nhập khẩu :Hiện nay, Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
Theo số liệu của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), năm 2002, kim
ngạch xuất khẩu của VN vào Nhật Bản đạt 2,2 tỉ USD, so với 2,5 tỉ USD năm
2001. Năm nay, con số này có thể đạt xấp xỉ 3 tỉ USD ( giá trị xuất khẩu của hai
nước tương đương nhau). Hai nước đã dành cho nhau thuế suất Tối huệ quốc từ
năm 1999. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng giá trị trao đổi thương mại 2
chiều trong 6 tháng đầu năm 2003 đạt hơn 2,8 tỉ USD, trong đó xuất khẩu Việt
Nam chiếm 1,369 tỉ.
Về đầu tư : Đầu tư trực tiếp của Nhật vào Việt Namđến 1/2/2003 có tổng
cộng 369 dự án với tổng số vốn đăng ký là 163 triệu USD, gấp 2 lần năm 2000. 6
tháng đầu năm nay có thêm 21 dự án với tổng trị giá 55 triệu USD. Năm 2002,
tổng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt 102 triệu USD với 48 dự án, giảm
56% so với năm 2001 và giảm 10 lần so với thời kỳ kỷ lục 96-97. Tính đến đầu
năm 2003, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam là 4,3 tỉ USD ( số liệu của Tổng
cục Hải quan)
Vào ngày 14/11/2003, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoriko Kawaguchi đã ký kết Hiệp định về tự do,
xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa Nhật Bản và Việt Nam nhằm thúc đẩy hơn nữa về
giao lưu kinh tế hai nước. Hiệp định này được xác định là một hiệp định kiểu mới
với nhiều điểm tích cực, ví dụ : về nguyên tắc, dành đối xử quốc gia ngay từ giai
đoạn cấp phép đầu tư và cấm việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ gây trở ngại cho đầu
tư.
Ngày 5/12/2003, Sáng kiến chung Nhật Việt về cải thiện môi trường đầu tư
tại Việt Nam đã được hoàn tất và ký xác nhận giữa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu
tư Võ Hồng Phúc với đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hattori Norio.
Về viện trợ phát triển chính thức ODA : Hiện nay Nhật Bản là nước có
ODA dành cho Việt Nam lớn nhất.Từ năm 1992 – 2002 đạt khoảng 8,2 tỉ USD,
trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1 tỉ USD, chiếm khoảng 40% tổng khối
lượng ODA mà cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam. Năm tài khoá 2001, mặc
dù kinh tế gặp nhiều khó khăn, Nhật Bản vẫn duy trì ODA cho Việt Nam ở mức
cao 91,6 tỉ Yên ( khoảng 710 triệu USD) tăng 8% so với năm 2000. Năm 2002 là
92,4 tỉ Yên (747 triệu USD), năm 2003 là 93,3 tỉ Yên, đều tăng 6 đến 7% so với
năm trước. Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật dành cho
Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là : phát triển nguồn nhân lực và xây dựng
thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông
nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế;
bảo vệ môi trường.
c. Về hợp tác lạo động :
Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử 16000 tu nghiệp sinh Việt Nam sang
Nhật. Với tỉ lệ người ở độ tuổi hưu trí chiếm tới 17% Nhật Bản được đánh giá là
một thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam trong thời gian 5 -10 năm tới.
Hiện nay có khoảng 6500 người Việt nam làm việc tại Nhật ( số liệu của Cục quản
lý lao động nước ngoài) với thu nhập ổn định. Tuy nhiên thời gian gần đây nổi lên
vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn tại Nhật ( cao nhất trong số các nước cử lao
động sang Nhật) gây khó khăn cho việc hợp tác lao động.
d. Về văn hoá giáo duc:
Về văn hoá :Hai nước đang triển khai các chương trình đào tạo con người,
chương tình thanh niên ASEAN ( 100 người/năm) và trao đổi các đoàn văn hoá,
những tình nguyện viên, chuyên gia. Hàng năm có từ 1 đến 2 dự án viện trợ không
hoàn lại về văn hoá do chính phủ Nhật Bản cấp, ví dụ thiết bị học ngoại ngữ, thiết
bị bảo quản tư liệu Viện Hán – Nôm , Bảo tàng lịch sử, Xưởng phim hoạt hình
Việt Nam.
Về giáo dục : Hàng năm chính phủ Nhật Bản cấp học bổng cho khoảng trên
100 học sinh sinh viên Việt Nam sang Nhật đào tạo. Trong những năm gần đây, số
học sinh du học tự túc cũng tăng lên. Tổng số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
khoảng 1000 người. Trong 5 năm từ 1994 đến 1999, chính phủ Nhật đã viện trợ
9,5 tỉ Yên để xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và ven biển đang
bị thiên tai.
e. Về du lịch :
Năm 2001 có 220.000 lượt khách du lịch Nhật đến Việt Nam. Năm 2002,
con số này là gần 300.000 lượt người, tăng 30%. Lượng khách du lịch không giảm
ngay cả sau vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ. Thậm chí trong dịch SARS vừa rồi thì Việt
Nam vẫn là một trong những điểm đến tin cậy của du khách Nhật.
Tháng 12/2000 và tháng 4/2001 Festival Việt Nam đã được tổ chức tại
Tokyo nhằm giới thiệu về Việt Nam và thúc đẩy khách du lịch. Tháng 4/2003,
nhân chuyến đi thăm và làm việc của Thủ tướng Phan Văn Khải, đường bay Hồ
Chí Minh – Fukuoka đã được mở, tạo thuận lợi cho du lịch Nhật Bản và là cơ hội
lớn cho Việt Nam về thị trường du lịch và xuất khẩu tại chỗ.
II. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU VIỆT
NAM
1. Ngoại thương hai nước Việt Nam – Nhật Bản:
Nhật Bản hiện là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn thứ hai trên thế giới, sau
Mỹ, đồng thời là nước nhập khẩu lớn với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới
300 – 400 tỉ USD. Hiện nay dân số Nhật Bản khoảng 127 triệu người và GDP hàng
năm lên tới 4500 tỉ USD ( khoảng 500 ngàn tỉ Yên) thì rõ ràng đây là một thị
trường đầy hứa hẹn.
Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào ngày 21 tháng 7 năm
1973, quan hệ thương mại hai nước đã có nhiều bước tiến đáng kể. Những năm
1973 – 1986, quan hệ thương mại hai nước không nhiều, do những lý do như chính
trị phức tạp, áp lực cản trở từ Mỹ,… nhưng xuất nhập khẩu vẫn tăng đều qua các
năm. Ví dụ năm 1973 tổng kim ngạch hai chiều là 13 triệu USD (NK : 5 triệu, XK:
8 triệu), năm 1974 là 51 triệu ( NK : 21 triệu, XK : 30 triệu), năm 1976 là 216 triệu
( NK :167 triệu , XK :49 triệu) ( số liệu của JETRO). Các mặt hàng xuất khẩu
chính là nhiên liệu, nguyên liệu và sản phẩm cá. Từ năm 1976, Nhật Bản đã là bạn
hàng lớn thứ 2, sau Mỹ.Thực tế cho thấy thị trường Nhật Bản đã chấp nhận hàng
hoá Việt Nam và triển vọng sẽ còn tăng hơn nữa. Tuy rằng lượng hàng NK từ Việt
Nam còn chiếm tỷ trọng rất rất nhỏ trong tổng kim ngạch NK của Nhật Bản nhưng
con số này không ngừng tăng qua các năm: năm 1997 là 0,62%; năm 1998 là
0,624%; năm 1999 là 0,632% và năm 2000 là 0,69% (Số liệu từ Bộ Tài chính Nhật
Bản). Việt Nam đã có những mặt hàng thuộc bốn nước xuất khẩu hàng đầu sang
Nhật: Than gầy, quần áo nữ, áo khoác và áo gió nam, khăn bông làm bếp và vệ
sinh, áo lót phụ nữ, mực, tôm đông lạnh….
BIỂU ĐỒ : NGOẠI THƯƠNG NHẬT VIỆT GIAI ĐOẠN 1991 – 2000
( Nguồn : www.jetro.go.jp )
Quan hệ thương mại Việt – Nhật đã có những bước phát triển khá tốt đẹp
trong thời gian qua. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đều tăng qua
các năm, trừ năm 1998 do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế trong
khu vực. Những năm 1997-2000, xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật đã đạt mức 1,6
– 2,6 tỉ USD, gấp ba lần năm 1991. Tỉ trọng của Nhật trong xuất khẩu Việt Nam
giảm dần qua các năm 1995 -1998, nhưng tăng dần từ năm 1998 đến nay. Năm
1991, tỉ trọng của Nhật là 34,5%, đến năm 1997 giảm xuống còn 16-17%, năm
1999 – 2000 là trên 18% ( số liệu : Niên giám thống kê 2000). Đến năm 2001 là
18,5% và 2002 chỉ còn có 14,6%. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật cũng
tăng đỉnh điểm vào năm 2001 và sau đó giảm dần. Nguyên nhân của việc này là do
hàng hoá mà Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là nhiên liệu thô và nông sản, những mặt
hàng này trong những năm gần đây xuống giá nhiều trên thị trường thế giới và chịu
tác động của quy luật giá cánh kéo trên thị trường.
BẢNG : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT ( 1991 -
2003)
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Kim
ngạch
(triệu
USD)
719 834 937 1179 1461 1546 1675,4 1514,5 1786,3 2621,7 2510 2438 2089
Tỉ
trọng
(%)
34,5 32,3 31,4 30,3 26,8 21,3 18,2 16,2 13,1 18,3 18,5 14,6 14,0
Tăng
trưởng
(%)
15,9 12,4 25,9 23,9 5,8 8,4 - 9,6 17,9 46,8 -4,2 -3,8 ---
(Nguồn: Đến năm 2000 : Niên giám thống kê 2000. Từ 2001 : Tổng cục Hải quan)
Riêng năm 2003 chỉ lấy số liệu 9 tháng đầu năm, --- : không so sánh được
Nhật Bản hiện là đối tác quan trọng của Việt Nam. Thị trường Nhật thường
chiếm tỉ lệ rất cao trong hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2000, tỉ trọng của thị
trường Nhật trong xuất khẩu của Việt Nam là 18,3%, năm 2001 là 18,5%, năm
2002 là 14,6%, năm 2003 là 14%.
BIỂU : XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM NĂM 2002 THEO THỊ TRƯỜNG
3% 4%
14%
14%
9%8%
48%
Anh §øc Mü NhËt B¶n Trung Quèc Australia C¸c níc kh¸c
Nguồn : Số liệu của JETRO
2. Cơ cấu hàng xuất khẩu sang Nhật
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật tương đối đơn giản, trong
đó trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm mới qua sơ chế ( những năm đầu thập
kỷ 90 nguyên liệu thô và sản phẩm mới qua sơ chế chiếm tới 90%). Những mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật chủ yếu là dầu thô, hải sản, dệt may và
than đá. Những mặt hàng này thường xuyên chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu
của ta vào Nhật trong những năm gần đây.
BẢNG : CƠ CẤU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT TỪ
1998 -2003
( Đơn vị : Nghìn USD)
2000 2001 2002 2003
Kim ngạch Tỉ
trọng
Kim ngạch Tỉ
trọng
Kim
ngạch
Tỉ trọng Kim ngạch Tỉ
trọng
1. Cà phê 20.947 0.80 17.858 0.71 15.594 0.64 13.997 0.67
2. Cao su 5.669 0.22 5.229 0.21 10.447 0.43 8.373 0.40
3. Dỗu thô 502.387
19.16
384.686
15.33
249.857
10.25
239.800 11.4
7
4. Chè 2.946 0.11 1.655 0.07 2.988 0.12 3.232 0.15
5. Gạo 2.542 0.10 4.124 0.16 951 0.04 6.236 0.30
6. Giày dép 78.150 2.98 64.404 2.57 53.920 2.21 45.495 2.18
7. Hải sản 488.022
18.62
474.755
18.92
555.442
22.78
451.070 21.5
8
8. Dệt may 619.581
23.63
591.501
23.57
489.950
20.10
355.039 16.9
9
9. Đồ mỹ
nghệ
35.327
1.35
25.159
1.00
43.176
1.77
35.194
1.68
10. Rau quả 11.729 0.45 14.527 0.58 14.527 0.60 12.064 0.58
TỔNG XK 2.621.658 2.509.802 2.438.144 2.089.821
(Nguồn : Số liệu năm 2001, 2002, 2003 : Tổng cục Hải Quan. Số liệu năm 2000 :
Thời báo kinh tế Việt nam số tháng 7 năm 2001.) Riêng năm 2003 chỉ lấy số liệu 9
tháng đầu năm.
Trong 9 tháng đầu năm 2003 cũng có sự thay đổi trong một số mặt hàng
xuất khẩu. Hạt tiêu, hạt điều và lạc nhân bắt đầu được chấp nhận trên thị trường
Nhật và có kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn. ( Hạt điều : 2.197 triệu USD, hạt
tiêu 252 ngàn USD, lạc nhân 827 ngàn USD ). Ngoài ra còn có thêm một số mặt
hàng mới như đồ chơi trẻ em, đồ gỗ ( 98 triệu USD), đồ nhựa (29,4 triệu USD), xe
đạp và linh kiện (2,4 triệu USD ) ( số liệu của Tổng cục Hải Quan) cũng bắt đầu có
kim ngạch lớn.
Trọng tâm đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật những năm tới :
Trọng tâm đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật trong những năm tới đây sẽ là :
hàng dệt may, hải sản, giày dép và sản phẩm da, than đá, cao su, rau quả, thực
phẩm chế biến, chè, gốm sứ và sản phẩm gỗ.
Hàng dệt may :
Hiện nay hàng dệt may của Việt Nam đã xuất khẩu vào Nhật với kim ngạch
khá cao ( năm 2001 là 591 triệu USD, năm 2002 là 490 triệu USD). Với kim ngạch
khoảng 400 – 500 triệu USD/năm nhưng thị phần của hàng dệt may của ta tại Nhật
chỉ có khoảng 2% trong khi Trung Quốc 65%, Italia 8%, Hàn Quốc 6%. Thái Lan,
dù đang mất dần thị trường cũng vẫn chiếm được 2% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may của Nhật. Để tăng cường xuất khẩu hàng dệt may, các doanh nghiệp Việt Nam
cần chú trọng hơn nữa đến sản xuất dệt kim bởi khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu
dệt may của Việt Nam là hàng dệt kim. Mục tiêu sẽ là thị trường đại chúng, chưa
phải là thị trường quần áo cao cấp bởi năng lực sản xuất và mẫu mã của chúng ta
chưa thể có chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian tới. Mục tiêu đề ra cho ngành là
năm 2005 đạt 0,8 đến 1,1 tỉ USD xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật.
Hải sản:
Hải sản của Việt Nam, nhất là tôm, đang được thị trường Nhật Bản đánh giá
cao. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu hải sản của Việt Nam vào Nhật đã đạt mức 340
– 350 triệu USD/năm. Hầu hết lượng tôm, mực đông lạnh chào hàng của ta đều
được khách hàng Nhật đặt mua. Gần đây cá ba sa cũng đã bắt đầu được chào đón
trên thị trường Nhật. Tuy nhiên, do yêu cầu của thị trường Nhật rất khắt khe, đặc
biệt là những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các
doanh nghiệp Việt nam cần phải quan tâm hơn nữa thì mới có thể nâng cao giá bán
và tính hấp dẫn. Việc lấy xác nhận trước về chất lượng ( pre-certification) đóng vai
trò rất quan trọng vì nó góp phần làm giảm chi phí phát sinh trong quá trình hàng
hoá lưu thông tại Nhật. Ví dụ : chi phí lưu kho lạnh tại Nhật có thể lên tới 80
USD/ngày cho 1 container, chi phí giám định khoảng 130 USD. Nếu không có giấy
xác nhận của hệ thống pre-certification, hàng hoá có thể phải lưu kho bãi đến 7
ngay. Trong khi đó, nếu có giấy xác nhận, hàng hoá có thể được thông quan trong
ngày, tiết kiệm ít nhất hơn 500 USD cho 1 container 20 feet.
Mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho ngành là khoảng 10%/năm để đến năm
2005 đạt kim ngạch xuất khẩu vào Nhật 700 USD.
Giày dép và sản phẩm da :
Kim ngạch xuất khẩu giày dép vào Nhật còn khá khiêm tốn. Tuy số liệu
thống kê của Hải Quan Nhật Bản lớn hơn nhiều so với thống kê của Hải Quan Việt
Nam ( Hải quan Nhật cho biết năm 97 đã xuất vào Nhật 79 triệu USD, 98 khoảng
42 triệu trong khi số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy 98 chỉ xuất được khoảng
27,3 triệu USD). Năm 2001 là 64,4 triệu USD, năm 2002 là 53,9 triệu USD ( Tổng
cục Hải quan Vn). Nhưng cho dù căn cứ vào số liệu của Nhật hay của Việt Nam thì
kim ngạch như vậy còn khiêm tốn so với tiềm năng trên 1 tỉ USD/ năm của ngành
da giày Việt Nam. Cũng do ảnh hưởng của các nguyên nhân như đã trình bày ở trên.
Trong thời gian tới, sau khi Chính phủ Nhật dành cho ta chế độ thuế MFN,
các doanh nghiệp thuộc ngành da giày cần hết sức quan tâm đến việc đẩy mạnh
xuất khẩu vào Nhật bởi việc này vừa tạo điều kiện phát triển ngành, vừa giúp cho
ngành tránh được quota của EU. Mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho ngành trên thị
trường này là trên 20%/năm.
Than đá :
Lượng than đá xuất khẩu sang Nhật hiện đã đạt tới 1,4 triệu tấn/năm, chiếm
hơn 40% lượng than xuất khẩu của ta. Tuy gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ
tại Nhật nhưng lượng than xuất khẩu của chúng ta vẫn tăng đều đặn. Nhìn chung
vấn đề duy nhất đặt ra cho ngành than trong thời gian tới là tiếp tục củng cố và
vững chắc các đầu mối tiêu thụ tại Nhật.
Cao su:
Thuế nhập khẩu dành cho mặt hàng cao su của Nhật là 0%. Tuy nhiên kim
ngạch xuất khẩu sang Nhật còn hạn chế chỉ khoảng 6 -10 triệu USD/năm và sản
lượng khoảng 10 – 15 ngàn tấn. Lý do là do chủng loại cao su của Việt Nam không
thích hợp với thị trường Nhật ( Nhật chủ yếu mua cao su RSS của Thái Lan). Vì
vậy để đẩy mạnh xuất khẩu, cần chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong ngành cao su,
cụ thể làm giảm tỉ trọng cao su 3L, tăng tỉ trọng cao su SR. Ngoài việc chuyển đổi
cơ cấu sản phẩm cao su thiên nhiên cần phối hợp giữa các doanh nghiệp thuộc
ngành cao su và Tổng công ty hoá chất để tìm hiểu khả năng liên kết với Nhật trong
việc phát triển công nghiệp chế biến cao su vào thị trường Nhật.
Rau quả, thực phẩm chế biến và chè xanh :
Rau quả, thực phẩm chế biến và chè xanh là những mặt hàng hoàn toàn có
khả năng xâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật. Hàng năm Nhật nhập khẩu
khoảng 3 tỉ USD rau quả nhưng Việt Nam mới bán được cho Nhật khoảng 10 -15
triệu USD, chiếm chưa đầy 0,5% thị phần. Tiềm năng phát triển các mặt hàng này
là rất lớn vì người Nhật có nhu cầu cao về hành, cải bắp, gừng, ớt, chuối, bưởi, cam,
dứa, xoài và đu đủ, những loại được trồng phố biến ở nước ta. Rau quả Việt Nam
có một số loại được người Nhật chấp nhận nhưng nhìn chung thì còn yếu kém về
mặt chất lượng và đảm bảo thời gian giao hàng.
Người Nhật Bản rất thích món ăn Việt Nam, vì không có nhiều dầu mỡ như
món ăn Trung Quốc và có nhiều rau xanh tốt cho sức khoẻ. Đó cũng là một trong
những nguyên nhân quan trọng khiến cho lượng du khách tới Việt Nam tăng vọt
trong những năm gần đây. Món ăn được ưa chuộng nhất là nem cuốn, cả nem sống
và nem rán. Món tráng miệng được yêu thích là bánh flan. Điều này rất thuận lợi
cho Việt Nam khi muốn xuất khẩu những sản phẩm thực phẩm chế biến vào thị
trường Nhật như chả giò, tôm bao bột, …Điều quan trọng là phải tạo ra thói quen
tiêu dùng hàng thực phẩm chế biến của Việt Nam bằng cách giới thiệu và quảng bá
cách chế biến. Cá ba sa là một ví dụ của sự thành công đó. Đầu tháng 8 vừa rồi,
nhờ vào việc tổ chức một hội chợ giới thiệu các sản phẩm và các cách chế biến mà
người dân Nhật Bản đã bắt đầu biết tới và tiêu dùng cá ba sa.
Do thực phẩm nhập khẩu vào Nhật phải trải qua các khâu kiểm tra hết sức
khắt khe về vệ sinh thực phẩm nên ngoài việc thực hiện các biện pháp đáp ứng tiêu
chuẩn vệ sinh của Nhật như vừa nêu các doanh nghiệp của ta nên chú trọng hợp tác
liên doanh với Nhật để đáp ứng đúng thị hiếu tiêu dùng ( như nhà máy chè Sông
Cầu, Bắc Thái đã làm và làm tốt trong thời gian qua.) Mục tiêu kim ngạch đặt ra là
20 triệu USD vào năm 2005.
Đồ gốm sứ:
Đây cũng là mặt hàng có tiềm năng phát triển rất lớn tại thị trường Nhật.
Nhập khẩu đồ gốm sứ của Nhật đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Hiện
nay Anh đang dẫn đầu danh sách những nước bán đồ gốm sứ vào Nhật trong
những năm cuối của thế kỷ 20, do người Nhật chuộng các sản phẩm mang mác
Châu Âu. Tuy nhiên thị phần của Trung Quốc, Thái Lan và các nước Châu á khác
đang tăng dần. Đồ gốm sứ của Việt Nam đã có mặt tại Nhật Bản nhưng thị phần
còn khá khiêm tốn ( khoảng 5 triệu USD/năm) dù thuế suất nhập khẩu rất thấp ( 0 –
3%). Đây là mặt hàng ta có thể nâng kim ngạch lên mức độ cao nếu các nhà sản
xuất quan tâm hơn nữa đến gốm sứ khâu tạo hình và đặc điểm hệ thống phân phối
trên thị trường Nhật .
Trước đây hàng gốm sứ, tương tự như mọi sản phẩm thủ công mỹ nghệ
khác, được phân phối qua kênh truyền thống : sản phẩm – nhập khẩu – bán buôn –
bán lẻ. Gần đây kênh phân phối đã có những thay đổi lớn. Các công ty thuơng mại
( công ty nhập khẩu ) gần như rút khỏi thị trường để nhường chỗ cho các siêu thị
và các nhà kinh doanh bán lẻ trực tiếp liên hệ với người sản xuất. Đây là điểm rất
đáng chú ý bởi nó sẽ thay đổi hoàn toàn phương thức chào hàng cổ điển ( chào cho
các công ty thương mại). Các doanh nghiệp Việt Nam nên nắm bắt xu hướng này
để liên hệ trực tiếp, có thể qua mạng, với các siêu thị lớn của Nhật. Do sở thích của
người tiêu dùng là rất khác nhau, nên việc thuờng xuyên thay đổi mẫu mã là hết sức
quan trọng.
Những hàng thủ công tinh xảo của Việt Nam vẫn được khách Nhật rất ưa
chuộng. Đặc biệt là những hàng thêu tay, túi xách có đính cườm, đồ bằng sừng …
nhờ lợi thế giá rẻ hơn của Nhật và có nhiều mẫu đẹp.
Sản phẩm gỗ :
Người Nhật, do văn hoá và sở thích có nhu cầu sử dụng đồ gỗ khá lớn. Tuy
ý thức về vấn đề môi trường đang ngày càng tăng nhưng chưa đến mức khắt khe và
vô lý như Anh và một số nước EU khác. Đây là mặt hàng chúng ta có lợi thế, vì
nguồn tài nguyên dồi dào, lại không phải qua kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh. Tuy
nhiên có một vấn đề đối với đồ gỗ là do thời tiết ở Nhật và ở Việt Nam khác nhau
nên cần chú ý tránh để đồ gỗ bị cong vênh do thay đổi độ ẩm. Các cơ quan chức
năng cần hết sức quan tâm tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin cho các doanh
nghiệp trong nước. Quan trọng nhất là những thông tin có liên quan đến chế độ
thuế nhập khẩu, giá nhập khẩu, phuơng thức phân phối…
Ví dụ như sản phẩm gỗ nhập khẩu có thể phân phối theo kênh nhà xuất
khẩu – nhà thiết kế và lắp ráp tại Nhật – nhà bán lẻ thì sẽ có lợi hơn là xuất khẩu
trực tiếp sản phẩm hoàn chỉnh vì có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển và bảo
quản dọc đường.
3. Đánh giá về tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật
Tuy kim ngạch xuất khẩu và số lượng xuất khẩu tăng đều qua các năm
nhưng hiện nay Việt Nam vẫn chỉ là một bạn hàng nhỏ của Nhật. Tỉ trọng của Việt
Nam trong kim ngạch nhập khẩu của Nhật thật sự là rất nhỏ bé, chưa đến 1%. Với
những thuận lợi về vị trí địa lý, về truyền thống giao lưu và tính bổ sung lẫn nhau
của cơ cấu hàng hoá nhập khẩu giữa hai nước thì tỉ trọng nói trên là khá nhỏ bé so
với tiềm năng. Theo một số nhà phân tích thì do những nguyên nhân chủ yếu sau :
1. Các doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu thông tin về thị trường Nhật. Chủ yếu
là do chi phí tốn kém đã cản trở việ tìm hiểu thị trường của các doanh nghiệp.
Các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Thương Mại, Bộ Kế hoạch đầu tư có
tiến hành nghiên cứu thị trường Nhật nhưng thông tin còn khá rời rạc, chưa
mang tính hệ thống và chưa xây dựng đựơc phương thức phổ biến những
thông tin đó cho các doanh nghiệp.
2. Tuy quan hệ thương mại khá phát triển, kim ngạch hai chiều hàng năm lên
tới 4 tỉ USD nhưng tới nay Nhật Bản và Việt Nam vẫn chưa thoả thuận được
về việc Nhật dành cho Việt Nam chế độ MFN đầy đủ. Mặc dù Nhật Bản có
dành cho Việt Nam chế độ thuế quan phổ cập GSP nhưng diện mặt hàng có
lợi ích thiết thực đối với Việt Nam không nhiều. Nhiều mặt hàng của Việt
Nam ( chủ yếu là nông sản, giày dép) khi nhập khẩu vào Nhật vẫn phải chịu
mức thuế cao hơn mức thuế mà Nhật dành cho Trung Quốc và các nước
ASEAN. Việc này đã hạn chế đáng kể tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam
vào Nhật.
3. Gần đây, sau những nỗ lực đàm phán của bộ Thương Mại, phía Nhật đã cam
kết dành cho Việt Nam chế độ thuế Nhập khẩu MFN. Đây sẽ là động lực mới
cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên vẫn cần đẩy mạnh đàm phán
để Nhật dành cho chúng ta MFN đầy đủ, trên mọi phương diện liên quan đến
quản lý Nhập khẩu chứ không chỉ riêng Thuế Nhập khẩu.
4. Sau thoả ước Plaza 9.1985, đồng Yên tăng giá nhanh chóng. Sự tăng giá của
đồng Yên và sau đó là sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng đã buộc các công
ty Nhật phải di chuyển sản xuất ra nước ngoài, đặc biệt là tới khu vực châu á
để cắt giảm chi phí. Việt Nam , do những hạn chế về cơ sở hạn tầng, về trình
độ của lực lượng lao động và phưong thức quản lý trong thời kỳ 85-90 đã
không bắt kịp làn sóng này nên không thể đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu
vào Nhật.
Hiện nay các nước đang phát triển cung cấp hơn 50% lượng hàng hoá nhập
khẩu vào Nhật ( riêng khu vực Châu á khoảng 36%) và phần nhiều trong số
này được sản xuất tại các nhà máy chuyển giao từ Nhật.
5. Khủng hoảng và suy thoái kinh tế liên tục của Nhật Bản. Nhật Bản lâm vào
tình trạng suy thoái đầu tiên vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20,
sau khi nền kinh tế bong bóng tan vỡ. Đến năm 1996 có dấu hiệu hồi phục
nhưng sau đó do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á 1997 và sự
kiện 11/9 tại Mỹ, nền kinh tế Nhật lại gặp khó khăn nghiêm trọng. Liên tục
giảm phát đã ảnh hưởng đến chi tiêu và đầu tư của Nhật, qua đó cũng ảnh
hưởng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu của ta sang Nhật.
4. NHẬT BẢN - THỊ TRƯỜNG ĐẦY HỨA HẸN CỦA HÀNG HOÁ
VIỆT NAM::
Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã trải qua một quá trình lịch sử phát triển lâu dài với những thành quả tốt đẹp dành cho cả hai
bên. Đó là nền tảng vững chắc khẳng định rằng trong thời gian tới, quan hệ đó còn phát triển hơn nữa. Bên cạnh việc cung cấp máy móc thiết bị
tiên tiến phục vụ cho công cuộc công nghệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam, Nhật Bản sẽ luôn là một thị trường rộng lớn chào đón hàng hoá Việt
Nam. Theo đánh giá của chuyên gia Takeshi Arai ( JETRO Việt Nam) thì mặc dù thị trường Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam (
chiếm 16 -17% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước) nhưng nếu nhìn từ góc độ Nhật Bản thì nhập khẩu của Việt Nam vào Nhật quả là còn
khiêm tốn. 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam vào Nhật là hải sản, dệt may, than đá và dầu thô mới chỉ thoả mãn một tỉ lệ rất nhỏ so với
nhu cầu của Nhật. Hải sản mới chỉ chiếm 2,7 – 2,9%, may mặc 2,8%, dầu thô 1,7 – 1,9%.
4.1. Thị trường hàng hoá rộng lớn và đa dạng hoá:
Hiện nay, dân số của Nhật Bản là 127 triệu người. Nhật Bản hiện là thị
trường tiêu thụ hàng hoá lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ, đồng thời là nước nhập
khẩu lớn với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 300 – 400 tỉ USD. GDP hàng
năm lên tới 4500 tỉ USD ( khoảng 500 ngàn tỉ Yên). Một đặc điểm của Nhật Bản là
khoảng cách không xa giữa người giầu và người nghèo và đa số là tầng lớp có thu
nhập trung bình. Theo như kết quả của tăng trưởng nhanh chóng và ổn định của nền
kinh tế Nhật Bản từ những năm 1960 đến những năm 1980, thu nhập của tầng lớp
trung lưu tăng mạnh đã tạo ra thị trường hàng hoá rộng lớn. Việc nâng cao chất
lượng cuộc sống và lối sống cá nhân được phản ánh trong nhu cầu hàng hoá đa
dạng, tạo ra nhiều cơ hội đáng kể cho việc thâm nhập thị trường.
KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU THEO KHU VỰC VÀ TỪNG
NƯỚC
( THÁNG 1 – 6 NĂM 2002 )
(1000 USD, %)
Kim ngạch % thay đổi so với năm trước Tỉ lệ
Khu vực/ Quốc
gia Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân XK NK XK NK
Tổng 194.627.919 156.755.810 37.872.108 -7,0 -14,2 100,0 100,0
Châu á 81.837.648 67.876.519 13.961.129 -2,5 -11,8 42,1 43,3
Đông á 78.899.830 64.625.490 14.274.340 -2,2 -11,6 40,5 41,2
ASEAN 26.155.264 24.058.409 2.096.855 -7,9 -16,6 13,4 15,4
Asian NIEs 43.626.468 17.033.186 26.593.283 -4,5 -20,5 22,4 10,9
Trung Quốc 17.236.468 27.880.651 -10.644.183 11,0 -0,8 8,9 17,8
Singapore 6.827.529 2.465.654 4.361.874 -14,5 -18,6 3,5 1,6
Thailand 5.852.455 4.937.598 914.857 -3,7 -7,6 3,0 3,2
Malaysia 5.193.075 5.341.280 -148.206 -11,1 -23,8 2,7 3,4
Indonesia 2.978.786 6.246.950 -3.268.164 -9,5 -19,5 1,5 4,0
Viet Nam 936.456 1.112.429 -175.973 9,4 -11,3 0,5 0,7
Châu Đại dương 4.771.193 7.749.666 -2.978.474 4,0 -9,6 2,5 4,9
Bắc Mỹ 60.369.523 31.880.835 28.488.688 -9,0 -17,0 31,0 20,3
NAFTA 62.967.998 33.142.803 29.825.195 -8,9 -16,5 32,4 21,1
Trung Mỹ 8.379.626 4.495.842 3.883.783 -9,1 -10,7 4,3 2,9
MERCOSUR4 973.993 1.457.846 -483.853 -42,1 0,5 0,5 0,9
Châu Âu 31.538.936 22.743.063 8.795.873 -16,6 -11,6 16,2 14,5
EU 28.837.088 20.195.081 8.642.008 -17,2 -11,9 14,8 12,9
Đức 6.490.314 5.627.402 862.912 -24,3 -10,8 3,3 3,6
Pháp 2.930.902 2.858.619 72.283 -11,8 -11,1 1,5 1,8
Anh 5.814.500 2.526.735 3.287.765 -8,4 -20,2 3,0 1,6
Italia 2.225.724 2.460.962 -235.239 -22,1 -7,2 1,1 1,6
Đan Mạch 275.091 988.093 -713.002 -5,8 -5,7 0,1 0,6
Thuỵ Sĩ 733.845 1.505.659 -771.814 -29,1 -8,0 0,4 1,0
Nga và khối SEV 553.244 1.579.557 -1.026.313 48,2 -29,8 0,3 1,0
Trung Đông 4.993.776 17.886.846 -12.893.070 8,6 -23,7 2,6 11,4
Châu Phi 2.183.913 2.542.702 -358.789 -5,5 7,5 1,1 1,6
Nam Phi 734.256 1.305.838 -571.582 -1,2 -14,4 0,4 0,8
APEC 147.646.965 109.411.260 38.235.705 -4,8 -13,7 75,9 69,8
Đông á : Asian NIEs, ASEAN4, Trung Quốc
Asian NIEs: CHDCND Triều Tiên, Đài Loan, Hong Kong, Singapo
ASEAN4: Thailand, Malaysia, Philippines, Indonesia
NAFTA: U.S.A., Canada, Mexico, Puerto Rico (U.S.A.)
MERCOSUR4: Brazil, Argentina, Paraguay, Uruguay
EU : 15 nước thành viên
APEC: U.S.A., Canada, Mexico, Chile, Australia, New Zealand,
Papua New Guinea, P,R, China, Asian NIEs, ASEAN4, Brunei, Viet
Nam, Nga, Peru.
Nguồn : Bộ Tài chính Nhật Bản
4.2. Tính mở đối với hàng hoá nước ngoài
Một trong những đặc tính của người Nhật là tính hiếu kỳ và nhạy cảm với
văn hoá nước ngoài. Cùng với sự phát triển của du lịch và giao lưu văn hoá hợp tác,
số người Nhật đi du lịch và nghiên cứu, làm việc tại nước ngoài ngày càng tăng,
đồng nghĩa với việc các sản phẩm nước ngoài thiết kế và chức năng không có ở
Nhật đang được biết đến rộng rãi và người tiêu dùng Nhật Bản cũng dễ dãi hơn đối
với hàng hoá nhập khẩu và văn hoá nước ngoài. Các ngôi nhà Nhật Bản truyền
thống tồn tại song song bên cạnh những ngôi nhà hiện đại với phong cách phương
Tây. Trên bàn ăn xuất hiện kết hợp ca các món ăn thuần Nhật và các món ăn của
Tây phương. Những sản phẩm của nước ngoài, không chỉ hàng hoá tiêu dùng ngày
càng được ưa thích hơn. Một dấu hiệu cho thấy sự phổ biến của các sản phẩm nước
ngoài là việc cá nhân người tiêu dùng Nhật Bản muốn trực tiếp đặt hàng từ nước
ngoài. Những sản phẩm giải trí như phim truyền hình, trò chơi điện tử theo phong
cách nước ngoài cũng khá phổ biến.
4.3. Những nỗ lực trong xúc tiến nhập khẩu và chính sấch mở cửa thị
trường:
Nhìn vào bảng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản ở phần trên, ta
thấy Nhật thường xuyên rơi vào tình trạng xuất siêu. Nhật Bản đã và đang rất nỗ
lực để sửa chữa sự mất cân đối trong thương mại với nhiều nước trong những năm
gần đây. Ví dụ như tháng 10 đã được coi như tháng mở rộng nhập khẩu trong nhiều
năm, tổ chức các sự kiện trên cả nước để hiểu sâu hơn ý nghĩa của việc nhập khẩu
trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện nay, Nhật Bản là một trong những
nước phát triển thực hiện tự do hoá nhập khẩu sâu rộng nhất. Biện pháp chính sách
căn bản và lâu dài được chính phủ Nhật Bản coi trọng đó là nới lỏng các quy chế
kiểm soát hàng nhập khẩu. Nhật Bản đã chủ động đưa ra sáng kiến lập vòng đàm
phán Tokyo trong khuôn khổ của GATT và cùng với Mỹ là nước tham gia tích cực
nhất để thảo luận các vấn đề xung quanh việc giảm các hàng rào thuế quan và phi
thuế quan, và đã đi tiên phong trong việc giảm thuế quan hơn nữa đối với phần lớn
các mặt hàng nhập khẩu vào Nhật Bản. Kết quả là Nhật Bản có mức thuế quan
nhập khẩu rất thấp, hầu hết mức thuế quan được phân bố trong khoảng từ 0 - 10%,
trong khi của Mỹ là 0 - 20% và Châu Âu là 0 - 15%. Cùng với các biện pháp mở
cửa thị trường như miễn giảm thuế nhập khẩu, giảm hay xoá bỏ hạn ngạch nhập
khẩu chính phủ cũng cố gắng để đơn giản hoá thủ tục hải quan và nhập khẩu như
đơn giản các yêu cầu về giấy chứng nhận, công nhận và sử dụng các số liệu kiểm
tra của nước ngoài. Nhật Bản cũng dần sửa đổi các tập quán nhập khẩu cho phù
hợp với các chế độ và nguyên tắc quốc tế, ví dụ như chế độ tiêu chuẩn công nghiệp
JIS và tiêu chuẩn nông nghiệp JAS của Nhật Bản được sửa đổi cho phù hợp và hoà
nhập với chế độ tiêu chuẩn hiện hành trên thế giới.
Các bịên pháp khuyến khích NK khác như thành lập các khu tiếp cận nước
ngoài (Foreign Access Zones: FAZ) cũng rất được Chính phủ Nhật quan tâm. Các
khu FAZ xúc tiến đẩy mạnh quá trình NK bằng việc tập trung vào các hoạt động,
công việc kinh doanh hay các điều kiện, cơ sở liên quan đến NK ở cảng biển, sân
bay và các vùng phụ cận. Chính phủ cũng cho xây dựng cơ sở bán buôn và chế biến
hàng NK, đồng thời hỗ trợ cho các cơ sở phân phối và triển lãm hàng, tăng cường
biện pháp khuyến khích về thuế và tài chính cho các hoạt động NK và đẩy mạnh
việc cung cấp thông tin liên quan đến NK.
Trong quan hệ với Việt Nam, từ 26/5/1999, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức dành cho nhau Quy chế tối huệ quốc về thuế. Đây rõ
ràng là một cơ hội làm ăn lớn cho các Doanh nghiệp Việt Nam có hàng xuất sang Nhật bởi vì với quy chế này, nhiều thuế suất cho các mặt hàng
XK được cắt giảm đáng kể.
4.4. Xu hướng thay đổi cơ cấu nhập khẩu của Nhật Bản – cơ hội tốt cho
hàng xuất khẩu của Việt Nam:
Có thể nói không quá rằng ngoại thương đã đóng góp hơn 50% cho sự thần
kỳ của kinh tế Nhật Bản ngày nay. Trải qua thời gian, hình thái ngoại thương của
Nhật Bản đã có nhiều thay đổi đáng kể. Cho đến những năm 70, Nhật Bản chủ yếu
nhập khẩu từ nước ngoài nguyên nhiên liệu, gia công chúng thành sản phẩm rồi
xuất khẩu đi. Như vậy trong cơ cấu nhập khẩu, tỷ trọng nguyên nhiên liệu rất lớn.
Người ta gọi đây là "Kakou boeki" tức là hình thức ngoại thương gia công. Với
hình thức này, thặng dư trong cán cân thương mại quốc tế của Nhật Bản tăng mạnh,
đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ nước ngoài, Nhật Bản buộc phải hạn chế xuất
khẩu một số mặt hàng như ô tô, vô tuyến…Thời gian sau đó, việc xuất khẩu hàng
hoá sang các nước ngày càng khó khăn do các hàng rào thuế quan và phi thuế quan,
thêm vào đó là Đồng Yên tăng giá, ngoại thương Nhật Bản chuyển sang một hình
thái mới. Các công ty Nhật Bản tăng cường xây dựng chi nhánh và tiến hành sản
xuất tại các nước đang phát triển. Một phần sản phẩm được sản xuất ở các nước
này lại được nhập về Nhật Bản. Cơ cấu hàng hoá Xuất nhập khẩu có sự thay đổi rõ
rệt: tỷ trọng nhập khẩu dầu thô, than đá, quặng…giảm dần, thay vào đó, các sản
phẩm như máy móc văn phòng, ô tô, quần áo…được nhập khẩu ngày càng nhiều.
Bởi vì người ta thấy rằng việc các sản phẩm này còn rẻ hơn là sản xuất trong nước.
Các Công ty Nhật Bản khai thác lợi thế về khoa học công nghệ, tập trung sản xuất
những máy móc tinh vi, đòi hỏi kỹ thuật cao XK sang Mỹ và Châu âu. Để phục vụ
cho nhu cầu công nghiệp hoá của các nước đang phát triển, các Công ty Nhật Bản
tập trung sản xuất thép, nhựa, máy cái…Sự thay đổi về cơ cấu NK này được thể
hiện rõ trong biểu đồ dưới đây:
CƠ CẤU HÀNG NHẬP KHẨU
Năm 1970
(1)
13.6%
(2) 35,4% (3) 29,7% (4) 30,3%
Năm 1990
13,4 12,
1
24,2 50,3
Năm 1998
14,8 7
,8
15,3 62,1
(Nguồn: Bộ tài chính Nhật Bản )
*Trong đó: (1) Hàng lương thực, thực phẩm.
(2) Nguyên liệu: lông cừu, quặng, gỗ……
(3) Nhiên liệu: dầu thô, khí Gas thiên nhiên, than…
(4) Thành phẩm
Vậy thì những thay đổi trên có lợi gì cho hàng hoá Việt Nam? Từ trước tới
nay, cơ cấu hàng XK từ Việt Nam sang Nhật còn khá đơn giản, nguyên nhiên vật
liệu chiếm tỷ trọng lớn, các sản phẩm đã qua công nghiệp chế tạo chế biến còn rất
ít và hầu như chưa có sản phẩm kỹ thuật cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
chính phủ Việt Nam đang tiến hành các biện pháp hạn chế XK sản phẩm thô bằng
cách đánh thuế XK rất cao đối với nguyên nhiên vật liệu, khuyến khích XK thành
phẩm, đặc biệt là các mặt hàng có giá trị lớn. Kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài, xây
dựng thêm nhiều nhà máy, khu công nghiệp và khu chế xuất chuyên sản xuất hàng
hoá cho XK. Chất lượng hàng hoá được nâng lên đáng kể có thể đáp ứng yêu cầu
khó tính của khách hàng ngoại đặc biệt là khách hàng Nhật. Đó là trong công
nghiệp. Còn thủ công nghiệp thì một tin mừng với các nhà sản xuất hàng thủ công
Việt Nam, gần đây trên thị trường Nhật Bản đang xuất hiện khuynh hướng mới,
giới tiêu thụ thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, ngày càng tỏ ra ưa chuộng các loại quà
tặng và các sản phẩm trang trí nội thất được sản xuất thủ công với nguyên liệu tự
nhiên, phản ánh truyền thống văn hoá đặc thù Châu á.. Các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ Việt Nam vốn rất được ưa chuộng ở Nhật, nay lại càng có nhiều cơ hội xâm
nhập hơn. Trong lĩnh vực nông nghiệp, với hơn 125 triệu dân, hàng năm Nhật Bản
tiêu thụ một lượng lương thực thực phẩm khổng lồ trong khi sản xuất trong nước
không đáng là bao. Đó thực sự là một thị trường lý tưởng cho gạo, hải sản, rau quả
…Việt Nam.
Chương II
NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ VĂN HOÁ KINH DOANH TRÊN THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN
I. THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1. Đặc trưng văn hoá của thị trường Nhật
Những nét đặc trưng của thị trường Nhật Bản đã được hình thành bởi các yếu
tố khác nhau như vị trí địa lý, tình hình kinh tế chính trị, xã hội… Trong đó có thể
nói rằng yếu tố con người và văn hoá Nhật Bản đã đóng vai trò hết sức to lớn trong
việc tạo dựng nên một thị trường Nhật Bản như ngày nay.
Yếu tố con người và văn hoỏ tỏc động và hỡnh thành nờn nột đặc trưng
của thị trường Nhật Bản
Một đặc điểm của người Nhật là mức độ thuần nhất cao của họ, nếu khụng kể
thiểu số người Ainu hiện nay cũn khoảng 18000 người sống ở Hokkaido và
Sakhalin thỡ tất cả người Nhật đều thuộc về cựng một chủng tộc (Mongoloid) và
chỉ núi một thứ ngụn ngữ riờng. Người Nhật rất tự hào về sự thuần nhất đú, và
hỡnh thành nờn trong xó hội một lũng tự hào dõn tộc hiếm cú trờn thế giới, thậm
chớ nú đó tạo nờn một bức tường cản để chống lại cỏc gaijin ( nguời nước
ngoài),vớ dụ : rất nhiều người lớn tuổi cho rằng dựng hàng nước ngoài, kết hụn với
người nước ngoài là khụng yờu nước. Mặc dự quan niệm này gần đõy đó cú xu
hướng giảm đi, nhưng những cụng ty nước ngoài đụi khi vẫn gặp khú khăn trong
việc tuyển dụng nhõn viờn cú trỡnh độ đại học hoặc cú thõm niờn lõu năm do làn
súng chống đối lại cỏc ụng chủ nước ngoài.
Khụng giống như cỏc nước ở Trung Đụng phần đụng theo đạo Hồi và Ấn Độ
chủ yếu theo Ấn Độ giỏo, ở Nhật Bản cú nhiều loại tụn giỏo khỏc nhau, từ tụn
giỏo thực hành như Đạo Thần (Shinto) đến cỏc tụn giỏo dõn gian truyền thống như
Đạo Phật, Đạo Thiờn chỳa. Song khụng cú tụn giỏo nào giữ vai trũ chi phối trong
xó hội. Vỡ thế, thị trường Nhật khỏ đa dạng và phong phỳ về nhu cầu. Chỳng ta
hẳn cũn nhớ Mc Donal phải thay đổi loại bỏnh Hamburger nhõn thịt bũ truyền
thống của mỡnh ở Ấn Độ hay bị tẩy chay vỡ dựng mỡ lợn ở Malaysia do ảnh
hưởng của văn hoỏ chủ đạo, nhưng hầu như việc này khụng diễn ra trờn thị trường
Nhật Bản.
Một đặc điểm khỏc của văn hoỏ và xó hội Nhật Bản là sự cựng tồn tại song
song giữa cỏc yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại. Cỏc lý tưởng của người Nhật
Bản bị ảnh hưởng đỏng kể của cỏc giỏo lý Khổng Giỏo trong thời kỳ Tokugawa,
đến nỗi ngay cả ngày nay những lợi ớch của nhúm vẫn cũn được coi trọng hơn lợi
ớch cỏ nhõn. Lũng trung thành với gia đỡnh mở rộng và với chủ gia đỡnh, với cụng
ty và với đất nước, tất cả đều được bắt nguồn từ tư tưởng Khổng giỏo. Chớnh
những giỏo lý Khổng giỏo cũng đó khuyến khớch người Nhật tiết kiệm hơn là tiờu
dựng vỡ vậy mà đó đúng gúp phần đỏng kể vào mức tiết kiệm cao của người Nhật
Bản. Sau Minh Trị Duy Tõn, cỏc lý tưởng phương Tõy đó du nhập sang. Song cho
đến chiến tranh thế giới lần thứ hai khi cỏc lý tưởng này bổ sung cho nhau, thỡ
chỳng vẫn chưa phỏt triển lắm, tư tưởng truyền thống vẫn ngự trị.
Sự tồn tại của cỏc yếu tố cũ và mới cũng cú thể thấy được qua lối sống của
người Nhật. Cỏc ngụi nhà Nhật Bản truyền thống thường tồn tại bờn cạnh cỏc ngụi
nhà hiện đại mang phong cỏch phương Tõy. Ngoài ra nú cũn được thể hiện qua
thực phẩm của người Nhật Bản. Ngày nay cỏc gia đỡnh hầu như ăn kết hợp cả mún
ăn thuần Nhật và mún ăn theo kiểu Tõy. Nhỡn chung giới trẻ cú xu hướng thớch ăn
đồ Tõy hơn vỡ nú vừa phong phỳ vừa tiện lợi cũn người già vẫn cú xu hướng thớch
cỏc mún ăn Nhật hơn.
Về con người Nhật Bản mang những nột đặc trưng riờng hỡnh thành nờn
những nột độc đỏo riờng cú của văn hoỏ Nhật, nú mang sắc thỏi khỏ rừ ràng và
đồng nhất, cú thể nhận thấy qua quỏ trỡnh lịch sử lõu đời cũng như cú thể quan sỏt
được trong những sinh hoạt hiện tại
a. Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hoá nước ngoài
Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào lại nhạy bén về văn hoá của
nước ngoài như người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình
bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng
chính đang diễn ra với Nhật. Và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng
thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và
chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là những
động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến.
Việc nhanh nhạy với văn hoá của nước ngoài đã góp phần hình thành nên xu
thế hướng ngoại của người Nhật trong những năm gần đây. Ví dụ như phong trào
học tiếng Anh, phong trào ăn đồ Việt Nam, phong trào thích văn hoá Mỹ,…Chúng
ta có thể bắt gặp dấu ấn của tất cả các nước ở trên thị trường Nhật : Mỹ, Anh, Pháp,
Trung Quốc, Việt Nam,…
Thị trường Nhật khá nhạy cảm và sẵn sàng tiếp thu những sản phẩm mới.
Công viên Disney Land hoàn toàn không thành công ở Pháp, nhưng Disney Land
tại Tokyo là một trong những công viên có doanh thu lớn nhất trong hệ thống
Disney Land toàn cầu. Người Nhật cũng thích những sản phẩm mới và có thể áp
dụng được những hình ảnh đã thành công ở các nước khác. Ví dụ như hãng Borden
đã bán kem nhãn hiệu Lady Borden và pho mát Borden được đóng gói và dán nhãn
tiếng Anh, giống hệt như sản phẩm của hãng đã bán ở Mỹ và rất thành công.
Một ví dụ khác là mặc dù người Nhật trước đây phần lớn ăn cá và ăn cơm,
nhưng cũng dễ dàng tiếp nhận sản phẩm của Mc Donald và hiện nay, công ty Mc
Donald hiện cũng đang càng ngày càng mở rộng phạm vi của mình trên khắp nước
Nhật.
Thị trường Nhật rất nhạy cảm với những thay đổi bên ngoài. Cụ thể là họ
luôn luôn đánh giá, tìm xem hiện giờ nước ngoài đang có những công nghệ gì,
những nước nào đang dẫn đầu về GDP, và ngay lập tức tìm cách để học tập và
vươn lên. Thậm chí đôi khi ở Nhật người ta còn dễ dàng tìm thấy những sản phẩm
của những hãng nước ngoài hơn là ở chính bản xứ.
b. ý thức tôn trọng những giá trị truyền thống
Tuy vậy, thị trường Nhật cũng có một đặc điểm là mặc dù rất nhạy cảm với
văn hoá nước ngoài, nhưng người Nhật rất ý thức về tài sản văn hoá của họ, những
giá trị truyền thống chưa bao giờ bị mai một. Những ngành nghề truyền thống
không những không giảm đi mà còn ngày được cải tiến kỹ thuật và trở nên tinh tế
hơn. Những công ty đã thành công tại Nhật phần lớn là đều có những cải tiến sản
phẩm của mình cho phù hợp với văn hoá Nhật.
Công ty General Milks đưa vào thị trường Nhật Bản loại bột làm bánh Betty
Cracker, loại bột này đã thành công ở một số nước Châu á vì chế biến rất đơn giản,
có thể nấu thành bánh ngay trong nồi cơm điện. Nhưng loại bột này đã hoàn toàn
thất bại. Lý do là vì các bà nội trợ Nhật rất coi trọng sự tinh khiết trong nồi cơm
của họ và cho rằng muì bánh sẽ làm hỏng sự tinh khiết đó.
Một ví dụ khác là bánh Hamberger và Sanwich ở Nhật. Mặc dù Mc Donald đã
xâm nhập thành công vào thị trường Nhật, nhưng do thói quen truyền thống của
người Nhật đó là mọi món ăn đều ít, mỗi thứ một chút nên bánh Hamburger ở đây
cũng nhỏ hơn ở Châu âu rất nhiều ( nhưng giá thì không đổi !!) và có rất nhiều thứ
gia vị đi kèm. Mùi vị của Mc Donald và KFC cũng thay đổi khá nhiều để phù hợp
với người Nhật.
Như vậy, vừa nhạy cảm và sẵn sàng tiếp thu văn hoá nước ngoài, vừa
cố gắng bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc chính là 2 dòng chủ lưu trong văn
hoá kinh doanh Nhật Bản.
c. óc thẩm mỹ và tính cầu toàn
Người Nhật có xu hướng ưa chuộng những thứ cầu kỳ và tinh xảo. Có thể
nhận thấy các sản phẩm Made in Japan đều có một sự hoàn hảo đáng kinh ngạc.
Với những người sản xuất, họ cố gắng để làm sản phẩm hoàn hảo tới mức có
thể. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt mình làm đã cân đối
chưa, có phải trau chuốt gì không, mặc dù khi làm vậy anh ta sẽ mất nhiều thời gian
hơn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân Nhật
Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì ngoài mục đích lợi nhuận họ còn muốn đạt được
một mục tiêu kháckhông kém phần quan trọng, đó là cảm giác thoải mái khi hoàn
thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong công
việc của mình, luôn tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá
nhân của mình, họ xem công việc của họ không những là “ hoạt động kinh tế” mà
còn là “hoạt động thẩm mỹ”
Đối với người tiêu dùng cũng vậy, họ luôn đòi hỏi rất cao đối với sản phẩm về
mặt thẩm mỹ. Có thể thấy hàng hoá được bày bán trên thị trường Nhật đều rất đẹp.
Và đây cũng là một trong những nguyên nhân vì sao hàng thủy sản và hàng hoa quả
của chúng ta không xuất được nhiều sang thị trường Nhật. Bao bì của chúng ta quá
đơn giản và nhàm chán, không gây được ấn tượng tốt cho người Nhật.
Ngay cả trong lĩnh vực đơn giản nhất là ăn uống thì người Nhật cũng yêu cầu
thẩm mỹ rất cao. Những hộp cơm Bento, hay những món ăn của Nhật đều được bày
hết sức đẹp đẽ và tinh tế. Ngay cả bát đĩa để dùng cũng thay đổi theo mùa. Điều
này là điều mà các nhà kinh doanh cần phải chú ý. Trước đây, cá basa của Việt
Nam hoàn toàn không xuất khẩu được sang Nhật, một phần do chưa có phương
pháp quảng cáo và những hoạt động xúc tiến phù hợp, mặt khác do người dân Nhật
không thấy sự hấp dẫn trong những sản phẩm đó. Nhưng sau khi hội chợ xúc tiến
được tổ chức tại Tokyo vào đầu năm 2003 vừa rồi, trong đó những món ăn từ cá
basa được bày hết sức đẹp đẽ và mùi vị phù hợp, hiện nay Việt nam đã bắt đầu xuất
khẩu được những lô hàng cá Basa đầu tiên.
Tính cầu toàn còn thể hiện trong việc luôn cố gắng hiểu chính xác từng khái
niệm, nhiều khi cứng nhắc. Vào những năm 60, có một doanh nghiệp Việt Nam đặt
hàng 100 chiếc ấm sứ Nhật với điều khoản “ cho phép hư hại 10%”. Một tháng sau,
doanh nghiệp này nhận được hai lô hàng : một lô hàng là 100 chiếc ấm sứ hoàn
hảo, còn lô kia là “ 10% không hoàn hảo theo đúng yêu cầu của hợp đồng”. Đây là
một điều cần phải lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam, vì các doanh nghiệp Việt
Nam thường cho phép một khoản dung sai khá lớn trong công việc, từ đó có thể
dẫn tới những mâu thuẫn khi thực hiện hợp đồng. Dĩ nhiên cùng với sự giao lưu
ngày càng mạnh, nhiều doanh nghiệp Nhật cũng dần hiểu ra những thói quen giao
dịch của doanh nghiệp Việt Nam, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta tự cho
phép mình được làm sai.
d. Xu hướng thu nhỏ và đa dạng hoá
Tiết kiệm và căn cơ là một trong những đặc tính của nguời dân Nhật. Mức tiết
kiệm của người Nhật ở mức cao nhất thế giới, có những thời điểm chiếm tới 25%
thu nhập. Người Nhật luôn có tâm lý trân trọng những của cải và luôn cảm thấy
phải tiêu dùng đúng mức. Họ sẽ cảm thấy lãng phí hay đúng hơn là thiếu sự trân
trọng ( mottanai) nếu ném bỏ vật gì đi chỉ vì nó đã cũ, nếu sử dụng chúng không
cẩn thận. Họ cũng quan niệm rằng chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết cũng là
mottanai, trong trường hợp này nó mang nghĩa thiếu trân trọng cha ông.
Có thể thấy điều này trong xu hướng thu gọn và đa tính năng hoá các sản
phẩm. Thông thường nhà ở Nhật nhỏ hẹp, và vì thế họ cố gắng làm sao tiết kiệm
diện tích tối đa và càng nhiều tính năng càng tốt, càng tiện dụng càng tốt. Ví dụ như
loại điện thoại di động mà công ty NTT mới tung ra đầu năm 2003 có rất nhiều
chức năng : có thể kết nối mạng internet tốc độ cao, nghe nhạc và có nhiều chức
năng khác, và hình dáng thì giống như một chiếc đồng hồ đeo tay, rất tiện lợi nên
đã nhanh chóng được ưa chuộng, mặc dù giá thành mỗi chiếc điện thoại như vậy
không hề rẻ. Cũng như các sản phẩm gia dụng, có thể nhận thấy bao giờ một chiếc
tủ lạng National của Nhật cũng nhỏ hơn, nhẹ hơn, và nhiều ngăn hơn là một chiếc
cùng dung tích của Nga.
Cũng như vậy, các hãng ô tô của Mỹ hầu như không xâm nhập được vào thị
trường Nhật. Lý do là vì ô tô của các hãng sản xuất của Nhật nhỏ gọn hơn, phù hợp
hơn với đường phố Nhật, ít gây ô nhiễm môi trường hơn và có nhiều chức năng hỗ
trợ khi ngồi trên xe hơn.
Công ty P&G khi xâm nhập vào thị trường Nhật phát hiện ra rằng các bà nội
trợ Nhật rất cố gắng giữ gìn sạch sẽ cho con cái, và họ thay tã thường xuyên cho
con hơn là ở Mỹ. Do đó, họ đưa ra loại tã giấy Ultra Pamper, hút ẩm tốt hơn, và
giúp cho việc thay tã thường xuyên ít phức tạp hơn. Họ cũng làm cho miếng tã
mỏng hơn và có thể xếp gọn vào trong một chiếc hộp nhỏ hơn. Ultra Pamper đã
thành công rực rỡ và dẫn đầu thị trường tại Nhật Bản.
Như vậy, tất cả những yếu tố trên đã tạo nên truyền thống riêng có của Nhật,
hình thành nên phong cách Nhật đặc trưng, và cũng chính những yếu tố này đã tác
động và hình thành nên những nét đặc trưng khác biệt của thị trường Nhật Bản.
2. Phân phối hàng hóa trên thị trường Nhật Bản
a. Hệ thống bán hàng
Hệ thống bán hàng trên thị trường Nhật là một mạng lưới phức tạp với nhiều
hãng bán buôn lớn và nhiều hãng bán lẻ. Phương thức bán hàng của Nhật nói chung
là phức tạp và khó lý giải, yếu tố quan trọng nhất là quan hệ con người. Rất nhiều
nhà sản xuất Nhật cũng muốn phá vỡ hệ thống bán hàng truyền thống này bằng
cách giảm bớt các hãng buôn trung gian, nhưng lại vì quan hệ nhân tế giữa họ với
nhau quá bền vững nên hệ thống này vẫn còn được tồn tại đến nay. Tuy nhiên cũng
đã có nhà sản xuất thành công trong việc trực tiếp đưa sản phẩm của mình đến cho
cửa hàng bán lẻ như các nhà sản xuất dược phẩm, hoá mỹ phẩm.
ở Nhật có hai loại hãng sản xuất : một loại thông qua một nhà đại lý bán
hàng duy nhất để bán sản phẩm cho cửa hàng bán lẻ, loại sản phẩm này gọi là sản
phẩm phân phối độc quyền. Còn một loại khác bán sản phẩm cho hãng buôn cấp 1,
rồi hãng bán buôn cấp 2, rồi hãng bán buôn cấp 2 lại phân phối sản phẩm cho hãng
bán buôn cấp 3, … và loại sản phẩm này gọi là “ thông hàng”
Theo thống kê của Nhật thì hiện nay có khoảng 23000 hãng bán buôn cấp I
có đăng ký và hàng nghìn hãng không có đăng ký. Trong số các hãng cấp I này lại
có hàng trăm hãng độc chiếm hàng đầu gọi là hãng buôn “ hạng A” gồm các công
ty mậu dịch lớn, có lịch sử lâu đời đã xây dựng quan hệ nhân tế chặt chẽ với các
nhà sản xuất. Những hãng bán buôn này chủ yếu là trực tiếp mua hàng ở các hãng
sản xuất và bán lại cho các hãng bán buôn khác. Sản phẩm đến được cửa hàng bán
lẻ ít nhất phải qua hai hãng bán buôn trở lên. Các hãng bán buôn cấp II cũng muốn
mua trực tiếp từ nhà sản xuất, nhưng vì họ bị đại lý độc quyền của hãng buôn cấp I
khống chế nên không thể thực hiện được.
Nếu phân loại theo hình thức, thì hệ thống phân phối gồm có : siêu thị,chợ
trời, bách hoá,…
Xin lấy ví dụ về hệ thống phân phối ở Tokyo
Các siêu thị
Người Nhật chia các khu buôn bán ở Tokyo ra nhiều loại. Xịn nhất và hàng
hoá cũng đắt nhất thế giới là khu Ginza, ở giữa trung tâm thành phố, gần khu vực
Hoàng cung và nhà ga Tokyo. Các công ty nổi tiếng của Nhật như Sony, Sanyo đều
lập trụ sở chính với những toà nhà chọc trời xây ở hai bên phố. Hàng hoá ở đây đều
là hàng hiệu nổi tiếng trên thế giới và giá cả thì cực đắt. Ginza dành cho giới
thượng lưu, nhưng không tấp nập.
Khu thương mại sôi động nhất ở Tokyo chính là Shinjuku, nhiều kiến trúc
mới, hiện đại. Đây là nơi có nhiều siêu thị khổng lồ với trưng bày các sản phẩm có
model mới nhất thế giới : máy tính, máy in, máy ảnh, ti vi… Có nhiều cửa hàng hạ
giá, vì người Nhật thay đổi mẫu mốt rất nhanh, thậm chí chỉ vài tháng giá đã giảm
đến hơn một nửa.
Nếu chỉ riêng về đồ điện tử, ở Tokyo có khu Akihabara được mệnh danh là
“thành phố điện tử” – nơi tập trung nhiều nhất các siêu thị điện tử, dọc hai bên vỉa
hè cũng bày la liệt hàng. ở đây có hệ thống cửa hàng có tên là Laox dành riêng cho
người nước ngoài. Thậm chí giá còn được giảm nếu xuất trình hộ chiếu. Nước Nhật
dùng điện 110V, nhưng cũng có nhiều đồ điện 220V sản xuất riêng để dành xuất
khẩu.
Một loạt hệ thống siêu thị mini rải đều khắp các phố và các hang cùng ngõ
hẻm. Những cửa hàng phục vụ 24/24 và những máy bán hàng tự động có ở khắp
nơi, cứ khoảng 200 m lại có một máy bán hàng tự động với giá chỉ đắt hơn bình
thường khoảng 20% ( ở Châu Âu ít nhất là 100%). Những siêu thị và máy bán hàng
này chủ yếu phục vụ hàng tiêu dùng thường ngày. Ngay cả một miếng thịt cũng
được đóng gói đẹp đẽ và cân chính xác từng gram. Đắt nhất là các loại thịt bò, cá
và thịt lợn. Gạo cũng rất đắt, chỉ có thịt gà là tương đối rẻ.
Không thể không nhắc tới hệ thống cửa hàng “ 100 Yên” bán đủ mọi thứ,
trong đó có nhiều hàng hoá xuất xứ từ Trung Quốc như đồ sứ, văn phòng phẩm,
bánh kẹo đồng hạng mức 100 Yên ( khoảng 13.000 đ). Cũng có thể tìm được nhiều
đồ mỹ phẩm, đồ kỷ niệm Nhật Bản chính hiệu ở đây.
Chợ trời
Một trong những khu chợ đông đúc họp chủ yếu ngoài trời, bán thực phẩm,
quần áo, vật dụng được giảm giá đến 30 – 40% so với các nơi khác ở Tokyo là chợ
trời Amey Yokocho ở gần ga Ueno. Có thể tìm thấy ở đây nhiều rau cỏ và nhất là
hải sản tươi sống. Có cả những gia vị và thức ăn của các nước như Trung Quốc,
Việt Nam như xì dầu, tương ớt, mắm tôm, bánh phở, rau húng,…
Ngoài ra còn có những khu chợ đồ cũ họp rải rác theo thời gian và ở các địa
điểm luân phiên khác nhau. Đồ đạc ở đây chủ yếu là đồ dùng cũ, nhưng vẫn còn rất
tốt và giá rẻ, đặc biệt là máy tính, máy ảnh, quần áo,…
b. Các mối quan hệ
Trên thị trường Nhật Bản, mối quan hệ có tác dụng rất lớn, nó thể hiện rất rõ
trong hợp đồng thương mại, khi nhà sản xuất có quan hệ mật thiết với hãng bán
buôn và hãng bán lẻ thì họ sẽ bị một áp lực xã hội và áp lực tâm lý. Vì vậy cho dù
trên thị trường có sự thay đổi gây bất lợi cho họ song họ vẫn tiếp tục giữ mối quan
hệ này. Ngoài ra, giữa các nhà sản xuất cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau,
nếu như một công ty nào đó đang tìm nhà cung ứng mới, thì nhà cung ứng hiện tại
có thể cùng với nhà cung ứng khác của ngành hàng đó thao túng giá cả, đề phòng
sự thay đổi giá cả, khiến cho công ty này khó có thể tìm được nhà cung ứng nào
khác có khả năng ưu đãi hơn.
Đây cũng là một trong những nét rất đặc trưng của thị trường Nhật. Mối
quan hệ giữa các nhà kinh doanh rất quan trọng, và nó góp phần tạo nên mối quan
hệ theo chiều dọc giữa các công ty. Do đó, các nhà kinh doanh nếu đã có một mối
quan hệ với nhau thì gần như là mối quan hệ đó sẽ kéo dài mãi mãi. Đây có thể là
một điểm yếu làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.
c. Phương thức bán hàng trên thị trường
Đối với bán buôn :
Muốn bán được sản phẩm ở các cửa hàng lớn thì nhân viên bán hàng phải
thông qua mối quan hệ nào đó hoặc qua giới thiệu để tiếp xúc được với nhân viên
nghiệp vụ của bộ phận nhập hàng của cửa hàng đó còn nếu không thì rất khó có thể
tự mình thực hiện được ý đồ. Do vậy khi đi bán hàng cần phải có kế hoạch tiếp xúc,
lựa chọn người giao tiếp, tối thiểu phải ngang hàng với người mình định gặp. Ngoài
ra người bán hàng trên thị trường Nhật còn phải chú ý tới vấn đề quyết toán của
công ty và hãng buôn Nhật vì các công ty mỗi năm có 2 lần dự toán, mà ngoại trừ
trường hợp đặc biệt nếu công ty đó không tiến hành dự toán một loại sản phẩm nào
đo thì ngưòi bán hàng cũng không thể tiến hành đàm phán đối với mặt hàng đó và
như thế sẽ phải chờ đến thời gian sau. Bên cạnh đó khi đi đàm phán đối với một
mặt hàng nào thì cần phải chuẩn bị đầy đủ tỉ mỉ các tài liệu liên quan, điều này hết
sức quan trọng.
Đối với bán lẻ :
ở Nhật, do hệ thống bán lẻ như siêu thị, cửa hàng, máy bán hàng tự động rất
nhiều nên hầu như không có hình thức gõ cửa bán hàng trực tiếp. Và dường như
người Nhật không thích hình thức bán hàng này, vì nó có vẻ như xâm phạm đời tư
cá nhân. Nhưng với các đồ ăn hoặc hàng hoá tiêu dùng thì dịch vụ gọi điện mang
hàng tới lại được ưa thích.
Một đặc điểm không kém độc đáo của hệ thống bán lẻ tại Nhật là hệ thống
cửa hàng “ 100 Yên”. Tại đây có rất nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau và giá thì
đồng hạng là 100 Yên một món. Những cửa hàng này rất được ưa chuộng và góp
phần đáng kể vào việc kích thích tiêu dùng.
3. Hệ thống thanh toán
Có thể thanh toán bằng tiền mặt, séc hoặc thẻ tín dụng. Nhưng hiện nay hình
thức được sử dụng nhiều nhất là thẻ tín dụng và thanh toán qua ngân hàng. Vì
người Nhật có thói quen sử dụng vé tháng trong các dịch vụ nên việc chuyển khoản
qua ngân hàng rất có giá trị. Ngoài ra khi giao dịch với các doanh nghiệp trong và
ngoài nước thì sử dụng ngân hàng an toàn hơn và tiện lợi hơn.
Có một lưu ý khi mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng là đa số các ngân hàng
không chấp nhận chữ ký cá nhân mà chỉ chấp nhận con dấu, cũng như không chấp
nhận Passport mà chỉ chấp nhận ID do cơ quan phụ trách cấp mới làm được. Hệ
thống ATM tại các ngân hàng chỉ hoạt động đến 21h, nhưng các máy ATM công
cộng thì vẫn hoạt động 24/24. Có một số ngân hàng không muốn làm các dịch vụ
chuyển tiền ra nước ngoài, ví dụ như có trường hợp muốn chuyển một món đồ trị
giá 10 USD sẽ phải chịu phí từ 35 USD đến 70 USD. Nhưng nhìn chung thì hệ
thống ngân hàng của Nhật khá an toàn và hiện đại.
II. NGƯỜI TIÊU DÙNG NHẬT BẢN
Người tiêu dùng là nhân tố quan trọng nhất mà các nhà kinh doanh cần phải
nghiên cứu. Vì một hàng hoá có bán được hay không là phụ thuộc vào việc nó có
được người tiêu dùng chấp nhận hay không ? Đặc biệt là với thị trường Nhật – một
thị trường còn khá mới mẻ với đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
1. Những yếu tố quyết định tới tiêu dùng của người Nhật
Tập quán tiêu dùng bắt nguồn từ văn hoá truyền thống và không phải là bất biến. Nó chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố:
a. Thu nhập:
Trước đây, do chế độ làm việc cả đời tức là thanh niên ngay sau khi tốt
nghiệp trung học hay đại học sẽ kiếm việc làm và làm việc ở công ty đó đến khi về
hưu thì tiền lương dựa cơ bản vào thâm niên làm việc ở công ty. Tuy nhiên ngày
nay người ta đang có xu hướng trả lương theo khả năng làm việc nhiều hơn. Bên
cạnh lương tháng, hầu hết người lao động được thưởng một năm 2 lần. Tiền thưởng
mỗi lần bằng khoảng 1 đến 3 tháng lương. Đối với người lao động, các chi phí sinh
hoạt bình thường hàng ngày được thanh toán từ lương tháng còn tiền thưởng được
để tiết kiệm hay dùng cho các cuộc mua sắm tốn kém và trả tiền vay ngân hàng.
Tiền thưởng được phát vào tháng 6 hoặc tháng 7 và tháng 12, trùng với thời gian
tặng quà ở Nhật. Do đó, tiền thưởng góp phần tạo ra 2 đỉnh điểm về sức mua trong
năm. Thời gian nhận tiền thưởng cũng là thời gian mua sắm. Vào thời gian này
người tiêu dùng mua các mặt hàng đắt tiền, đồ phụ trợ và hàng tiêu dùng lâu năm
như ô tô, tủ lạnh… Chính vì vậy, thời gian nhận tiền thưởng cũng là thời kỳ có
nhiều cơ hội bán hàng nhất, cả hàng nội địa lẫn hàng ngoại nhập. Ngoài lương và
tiền thưởng ra, người lao động còn được nhận một khoản phúc lợi của công ty. Tất
cả các khoản thu nhập tạo nên ngân sách gia đình. Theo thống kê, 73,4% thu nhập
của ngân sách gia đình lao động Nhật Bản dùng để trang trải các chi phí sinh hoạt.
Chi phí về nhà ở và giáo dục của Nhật Bản thuộc vào một trong những nước cao
nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, ngày nay người Nhật ngày một chi tiêu nhiều hơn
cho các hoạt động vui chơi, giải trí.
b. Tuổi tác và lối sống
Mỗi độ tuổi có một lối sống khác nhau, điều này có ảnh hưởng không nhỏ
tới xu hướng tiêu dùng của toàn xã hội. Chúng ta có thể thống kê nhu cầu theo từng
độ tuổi như sau :
Nhi đồng : Có một hiện tượng xảy ra ở Nhật Bản là hiện nay dân số đang
già đi một cách đáng báo động. Nguyên nhân là do các phụ nữ Nhật Bản hiện tại ít
chịu sinh con ( số con trung bình của 1 phụ nữ Nhật là 1.36 - thống kê của chính
phủ năm 2001) và số người chọn sống độc thân ngày càng tăng lên. Nhưng cũng
chính vì nguyên nhân này mà trẻ em ngày càng được chăm sóc tốt hơn và được
dành nhiều ưu đãi hơn. Thậm chí bởi vì ít con nên người Nhật sẵn sàng bỏ tiền ra
nhiều hơn cho các sản phẩm dành cho trẻ em. Hàng hoá dành cho các em thường là
đồ chơi, quần áo, sách vở,.. càng ngày càng tinh xảo và nhiều chức năng.
Thanh niên : Học sinh trung học và sinh viên Nhật Bản khá năng động.
Ngoài thời gian học tại trường, họ thường tìm kiếm các công việc làm thêm. Bên
cạnh trang trải tiền phương tiện đi học, họ bỏ tiền túi để ăn uống, mua đĩa nhạc,
xem phim ảnh và tham gia các hoạt động trong dịp lễ và ngày nghỉ cuối tuần. Do
đặc trưng của lứa tuổi, những người này dễ dàng chạy theo mốt và không quan tâm
lắm đến sự nổi tiếng của nhãn hiệu như người có tuổi. Xu hướng hưởng thụ cá nhân
cũng xuất hiện. Những hàng hoá nào càng nhiều chức năng giải trí và thời trang
càng được ưa chuộng, còn chất lượng thì cũng không đòi hỏi nhiều. Công ty điện
thoại di động… là một ví dụ điển hình. Chất lượng máy điện thoại của công ty này
thì bình thường, nhưng do có nhiều trò chơi, kiểu dáng đẹp và có nhiều chương
trình khuyến mãi nên dễ dàng thu hút cảm tình của giới trẻ.
Một bước chuyển biến quan trọng trong lứa tuổi này là lập gia đình. Hiện
nay, tuổi lập gia đình của Nhật Bản khá muộn so với các nước khác : 28 tuổi với
nam và 26 tuổi với nữ. Nhưng càng ngày số người độc thân càng tăng lên. Tuy vậy,
thị trường tiêu dùng do tổ chức đám cưới, du lịch trong tuần trăng mật và mua sắm
đồ đạc cho gia đình mới tạo ra rất lớn. Những hàng hoá này thường là đồ điện tử,
đồ dùng gia đình nhiều chủng loại và tính bền rất quan trọng. Ví dụ như : tủ lạnh, ti
vi, lò vi sóng, đồ gỗ,…
Trong gia đình, người nội trợ là người kiểm soát ngân sách. Bên cạnh việc
quản lý chi tiêu của gia đình, các bà nội trợ có trách nhiệm to lớn khác như dạy dỗ
trẻ, tiết kiệm tiền cho việc học tập của con cái, mua nhà, và ra quyết định cho hầu
hết các cuộc mua sắm. Còn các ông chồng thường lên chức ở tuổi 30 - 40, vào tuổi
này họ quan tâm nhiều hơn đến thu nhập hàng tháng và chi phí sinh hoạt. Đàn ông
thường tự mua các hàng hoá liên quan tới vẻ bề ngoài như đồng hồ, giầy…, các
dụng cụ thể thao và đồ phụ trợ, tiêu tiền ở các sân Gôn. Họ cũng mua sắm hàng
hoá dùng cho sở thích cá nhân như sách, thiết bị thu thanh, máy tính …Và thường
không để ý nhiều tới việc mua sắm linh tinh như đồ lót, bít tất, nhu yếu phẩm hàng
ngày…Các quyết định mua sắm hàng hoá chủ chốt sẽ do hai vợ chồng bàn bạc.
Người già: Người già chiếm một tỉ lệ rất cao trong xã hội Nhật Bản. Mặc dù
60 tuổi là tuổi về hưu bắt buộc ở Nhật Bản nhưng phần lớn sau đó họ tìm các công
việc mới, 3/4 đàn ông 60 - 64, 1/2 đàn ông 65 - 69 tuổi vẫn làm việc. Lý do kinh tế
không phải là lý do chính cho việc đi làm sau khi về hưu, mà còn do việc tăng tuổi
thọ và tình trạng sức khoẻ tốt hơn. Người già có thu nhập từ lương hưu, tiền đi làm.
Những người già có sức khoẻ tốt vẫn chơi các môn thể thao như bóng vồ và đi du
lịch. Cùng với việc tăng số lượng người già sẽ giúp cho sự tăng trưởng của thị
trường tương lai cho các sản phẩm như thiết bị bảo vệ sức khoẻ, máy trợ thính,
răng giả, xương nhân tạo…
2. Các tiêu chuẩn đánh giá hàng hoá của người tiêu dùng Nhật Bản
Như chúng ta đã biết, người tiêu dùng Nhật Bản có những yêu cầu khá cao đối với hàng hoá. Vì vậy, việc nghiên cứu những tiêu chuẩn
giá trị của người tiêu dùng Nhật Bản là bước quan trọng khi định xâm nhập thị trường.
a. Thời trang:
Như đã nói ở trên, người Nhật rất nhạy cảm với văn hoá nước ngoài, và cũng vì thế, họ dễ dàng chấp nhận những hàng hoá mang xu
hướng thời trang. Các chiến dịch quảng cáo rầm rộ và việc trên các tạp chí xuất hiện những trang chủ đề về hàng hoá đôi khi tạo ra sự phát triển
mạnh các hàng hoá ở các thành phố lớn, đông dân của Nhật. Nhưng điều này cũng đặt ra cho các hãng sản xuất phải liên tục đổi mới mẫu mã và
quảng cáo liên tục nhằm tạo ra nhu cầu nhất thời. Không có ở một thị trường nào mà tính update được đề cao như ở đây, đặc biệt là hàng hoá tiêu
dùng trong giới trẻ. Ví dụ như điện thoại di động, chỉ vài tháng là hết mốt, và giá cả thì sụt tới mức không thể tưởng tượng. Một loại điện thoại di
động mới ra có thể có giá vài nghìn đến vài trăm nghìn Yên một chiếc, nhưng chỉ vài tháng sau hết mốt thì xuống giá chỉ còn 1 Yên ( khoảng 130
đồng Việt Nam !!!) – một cái giá gây sửng sốt cho bất kỳ một người nào chưa từng tiếp xúc với thị trường Nhật. Vì vậy những hãng này thuởng
sử dụng chiến lược Marketting “ hớt váng” ( tung ra giá thật cao trong thời gian đầu). Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra là do mạng điện thoại của
Nhật khá đặc biệt và sử dụng trong nước Nhật ( điện thoại ở Việt Nam và các nước khác không dùng được ở Nhật cũng như điện thoại di động ở
Nhật không thể dùng với mạng di động ở Việt Nam). Những hàng hoá thực phẩm thì có thời gian sống dài hơn một chút.Ví dụ, trong món tráng
miệng "Natadekoko" và "Ice Beer" từng một thời là các hàng hoá bán chạy và sau một năm chúng mới trở nên lỗi thời. Trong việc bán các sản
phẩm như mỳ ăn liền, quà ăn vặt, nhiều sản phẩm đưa ra giới thiệu năm một. Một số ngay lập tức thất bại, số sản phẩm khác thì bán chạy trong
một hay hai năm đầu rồi sau đó biến mất khỏi thị trường.
Cách suy nghĩ cũng làm ảnh hưởng đến xu hưóng thời trang. Giới trẻ thường không chú trọng lắm đến uy tín lâu năm của nhãn hiệu mà chỉ
quan tâm đến tính hữu ích hiện tại. Đây là một thị trường rộng mở và khá dễ tính. Nhiều hãng ô tô mới đã vạch riêng chiến lược thiết kế ô tô cho
những khách hàng trẻ tuổi của họ, những công dân thế hệ N (*) , rất cởi mở trong suy nghĩ và là khách hàng tiềm năng của họ trong 5 đến 10 năm
tới. Spite thì rất thành công khi đưa ra khẩu hiệu “ Hãy lắng nghe cơn khát của bạn”.
Đối với người có tuổi thì tính thời trang không quan trọng bằng chất lượng và uy tín nhãn hiệu.
* Thuật ngữ mới dùng để chỉ giới trẻ, có nhiều cách lý giải cho chữ N : new ( mới ), Net ( mạng),…
b.Hình thức của hàng hoá
Màu sắc : Một vài tiêu chuẩn về màu sắc khác nhau cũng tồn tại ở Nhật, dựa trên sự kết hợp các tiêu chuẩn truyền thống với các ảnh
hưởng của phương Tây. ở các gia đình truyền thống, người ta nói chung chấp nhận màu nâu đất của nệm rơm và sàn nhà, màu hỗn hợp cát xây
tường và màu gỗ dùng trong xây dựng. Người Nhật thích những vật dụng có màu sắc tự nhiên, nhẹ nhàng, đường nét thanh thoát tạo cảm giác
khoan thai, dễ chịu và không gây ấn tượng quá mạnh. Người già trước kia thường chọn thời trang có gam màu nhẹ và dịu nhưng hiện nay, mỗi
người thích một nhóm màu khác nhau tuỳ theo thị hiếu của họ mà không phụ thuộc vào tuổi tác. Đối với thời trang của nam, nữ thanh niên, màu
sắc thay đổi phụ thuộc vào mùa. Màu sắc của các đồ dùng cá nhân cũng trở nên tươi tắn, sinh động hơn, cho nên sẽ không thấy gì làm lạ khi ra
đường bạn gặp những bạn trẻ nhuộm tóc xanh đỏ và mang trên mình điện thoại, ba lô…có màu sắc sặc sỡ. ( đôi khi những người lớn tuổi cũng
thích nhuộm tóc tím ngắt hoặc đỏ hung)Một loại sản phẩm nên có nhiều màu sắc khác nhau khi bán tại Nhật Bản bởi vì các nhà cố vấn bán hàng
sẵn sàng đưa ra các lời khuyên về màu sắc phù hợp nhất với dáng người và vẻ mặt của từng người hay các màu sắc thích hợp nhất với thị hiếu cá
nhân.
Bao gói : Người tiêu dùng Nhật Bản rất coi trọng bao gói sản phẩm, vì nó không chỉ là thứ để bảo vệ sản phẩm mà nó đã được nâng lên
thành một nghệ thuật có lịch sử lâu đời. Người thợ Nhật Bản lấy lệ tiết và mỹ học làm nguyên tắc chỉ đạo, xác lập tiêu chuẩn và hình thức bao gói
vô cùng tinh xảo ít có nước nào sánh kịp.
Truyền thống bao gói ở Nhật chia làm 2 loại : Bao gói thực phẩm và bao gói quà tặng. Vật liệu làm nên bao gói cũng hết sức cầu kỳ và
được chọn lựa cẩn thận. Thậm chí, thời gian làm bao gói và thời gian làm sản phẩm gần bằng nhau. Yêu cầu cao của người tiêu dùng đối với chất
lượng và bao gói được thương gia Nhật chú ý vì quan niệm đối với bao gói đẹp, tinh xảo, cẩn thận đã bắt rễ sâu trong con người Nhật. Tuy nhiên,
điều này vẫn chưa được nhiều thương gia nước ngoài chú ý đến.
ở các siêu thị vào dịp lễ Ochugen và Oseibo ( hai dịp tặng quà trong năm) thưòng có rất nhiều hàng hoá với các chủng loại bao gói
khác nhau, thậm chí có riêng cả một bộ phận chuyên gói quà cho khách. Các bao gói thuờng rất nhã nhặn và đẹp chứ ít khi loè loẹt phô truơng.
Điều này có thể là một kinh nghiệm tốt cho Việt Nam khi xâm nhập thị trường.
Phù hợp với tiêu chuẩn của phụ nữ : Điều này có vẻ hơi phi lý, nhưng trên thị trường tiêu dùng của Nhật thì phụ nữ là đối tượng đáng
được quan tâm nhất. Theo thống kê, ở Nhật khoảng 80% chi tiêu cá nhân là của phụ nữ. Đa số các sản phẩm thiết kế phải hợp mắt phụ nữ cho dù
đó là sản phẩm dành cho nam giới vì mua sắm đồ dùng trong gia đình hay cho chồng thì người quyết định cuối cùng vẫn là phụ nữ.
Kích cỡ : Nói chung người Nhật không thích phô trương, vì thế, theo bản tính của họ, họ thường ưa chuộng những hàng hoá có kích cỡ
nhỏ gọn và nhiều chức năng. Có thể nhận thấy hàng hoá xuất xứ từ Nhật Bản thuờng có xu hướng tiết kiệm không gian tối đa có thể nhưng
khoảng không gian sử dụng lại mở rộng hết mức. Cũng có nhiều kích cỡ và màu sắc cho cùng một loại sản phẩm
c. Chất lượng:
Xét về mặt chất lượng hàng hoá, người tiêu dùng Nhật Bản nằm trong
số những quốc gia có đòi hỏi cao nhất trên thế giới. Những khiếm khuyết mà ở các
quốc gia khác không thành vấn đề như một vết xước nhỏ, đường viền không cân
hay màu sơn bị mờ trong một sản phẩm thì ở Nhật Bản đều bị coi là hàng hoá hỏng.
Theo một trong những Công ty bán lẻ lớn nhất Nhật Bản, người tiêu dùng có chung
một phàn nàn về những khiếm khuyết mà đa số hàng hoá đều mắc phải. Một lỗi
nhỏ, chẳng hạn như một vết xước nhỏ trên đồ gia dụng là hay bị phàn nàn nhất. Do
người tiêu dùng trở nên chán nản ngay cả những vết xước như vậy nên đội ngũ
nhân viên ở phòng khách hàng của các nhà bán lẻ thấy rằng cần phải hết sức thận
trọng trong việc sắp xếp đóng gói hàng. Còn đối với hàng hoá là thực phẩm thì tính
an toàn trong chất lượng được đặt lên hàng đầu. Người tiêu dùng Nhật Bản đề ra
các tiêu chuẩn về độ bền và chất lượng cao cho những hàng hoá công nghiệp và tạo
ra yêu cầu mà các sản phẩm khác nhau phải tuân theo. Việc đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng này của các hãng sản xuất Nhật Bản đã đem đến những sự tiến bộ trong chất
lượng hàng hoá và ngược lại các sản phẩm chất lượng cao đã tạo nên danh tiếng
cho các hãng sản xuất của Nhật Bản. Việc đóng gói có chất lượng cao cũng được
người Nhật cho là cần thiết. Ngoài một số hàng tặng phẩm, nói chung ngày nay
người tránh đóng gói quá kỹ để tiết kiệm nguyên liệu.
Nhu cầu về bảo hành hàng hoá rất cần thiết, người tiêu dùng muốn những
hàng hoá có thể tin cậy và những dịch vụ sau bán hàng giúp họ hài lòng. Khi người
tiêu dùng đã mua một hàng hoá mà chất lượng không vừa ý, ngay lập tức họ sẽ
chuyển sang mua sản phẩm nhãn hiệu khác. Nếu có một vấn đề nào đối với sản
phẩm sản xuất ra, người tiêu dùng Nhật Bản hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết
ngay lập tức.
Một trong những yêu cầu nữa là chất lượng hàng hoá phải ổn định. Có thể
hàng hoá ngay từ đầu đã không phải là loại tốt nhất so với các sản phẩm cùng loại,
nhưng nhất thiết chất lượng không được thay đổi theo chiều hướng xấu đi
d. Nhãn hiệu hàng hoá :
Với người tiêu dùng Nhật Bản, nhãn hiệu hàng hoá cũng là một yếu tố đáng
được xem xét tới. Những người lớn tuổi thường lựa chọn những nhãn hiệu danh
tiếng, có chất lượng cao và đã được khẳng định. Giới trẻ Nhật thì ít hơn, trừ khi
nhãn hiệu đó gắn liền với biểu tượng thời trang. Ví dụ như quần bò Levi’s khi vào
thị trường Nhật đã gây được uy tín tốt và giới trẻ Nhật Bản sẵn sàng trả thêm 40%
để mua chúng hơn là mua quần Jean mác nội địa.
Có thể nhận thấy những hãng lớn trên thị trường Nhật hiện nay đều đã có
lịch sử từ rất lâu đời. Ví dụ như nhãn hiệu MITSUBISHI đã có từ những năm cuối
thế kỷ 19, hay HONDA cũng có lịch sử lâu dài từ khoảng 100 năm nay.
d. Giá cả :
Trong suốt thời gian diễn ra cái gọi là nền kinh tế "Bong bóng" bắt đầu từ
cuối những năm 1980, các sản phẩm đắt tiền bán rất chạy. Nhưng từ năm 1991, khi
nền kinh tế "Bong bóng" tan vỡ kéo theo một cuộc suy thoái lâu dài thì để kiểm
soát chi tiêu, người tiêu dùng mua sắm các loại hàng hoá rẻ hơn. Do đồng Yên tăng
giá việc sản xuất ở nước ngoài phát triển mạnh mẽ, và cùng với việc giới thiệu các
mặt hàng nước ngoài mới đã giúp người tiêu dùng có thể mua được nhiều hàng hoá
nhập khẩu với giá rẻ. Các cửa hàng hạ giá là nơi thu hút đông người tiêu dùng mua
các thiết bị điện gia đình, máy ảnh và các hàng hoá tiêu dùng khác. Các bà nội trợ
có thói quen đi chợ hàng ngày để mua đồ tươi sống, họ nắm bắt được giá cả và luôn
thích mua hàng giá rẻ ở các siêu thị, cửa hàng bách hoá (ở đây cũng phải nói thêm
rằng, không giống như ở Việt Nam, hàng hoá trong siêu thị của Nhật Bản thường rẻ
hơn so với hàng hoá bán tại các cửa hàng bán lẻ bên ngoài). Tuy vậy, đối với hàng
thời trang cao cấp như túi sách, giầy hay các sản phẩm phục vụ thị hiếu cá nhân
như sản phẩm thể thao, mỹ phẩm… sự nhận thức về hàng hoá có nhãn hiệu đã ăn
sâu vào tiềm thức người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ trả nhiều tiền để mua các
hàng hoá có nhãn hiệu nổi tiếng lại có chất lượng, độ tin cậy cao và thể hiện địa vị.
e. Môi trường :
Đây cũng là xu hướng chung của thế giới. Gần đây, mối quan tâm ngày càng
cao tới các vấn đề ô nhiễm ở các đô thị đã nâng cao ý thức sinh thái của người tiêu
dùng. Những sản phẩm dùng một lần ( ví dụ : đũa) ngày càng bị hạn chế, do thải ra
nhiều rác và làm tổn hại môi trường. Người ta thống kê được rằng để sản xuất ra
lượng đũa dùng một lần cho nước Nhật trong 1 năm thì phải cần đến nhiều khu
rừng lâu năm ở Đông Nam á. Các cửa hàng bách hoá và các doanh nghiệp đang
loại bỏ việc đóng gói quá đáng, các hộp giấy đi sữa được thu hồi và dùng lại, các
sản phẩm dùng một lần ngày càng bị hạn chế, hàng hoá có thể tái chế phát triển
mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các nông sản trồng bằng phương pháp cấy ghép, quần áo
làm từ sợi bông và các sản phẩm bảo vệ môi trường giống như vậy đang thu hút
người tiêu dùng.
Ngoài ra, còn có một biểu hiện nữa là việc cố gắng giảm càng nhiều càng tốt những hoá chất và phụ gia khi đưa vào chế biến thực
phẩm và các đồ dùng.
3. Những xu hướng tiêu dùng mới :
Những sản phẩm dịch vụ mang tính giải trí đơn thuần :
Hiện nay, trên thị trường Nhật Bản, những chương trình TV hay truyện tranh mang tính chất giải trí đơn thuần rất được ưa chuộng.
Ví dụ như chương trình truyền hình với toàn thông tin “ vô bổ ” Toribia no Izumi với các thông tin kiểu như nhện không thể tạo lưới một cách
chính xác khi uống cà phê đã thu hút một lượng rất đông khán giả ( 20% khán giả bình chọn cho chương trình – theo video reseach survey ở khu
vực Kanto). Những cuốn sách tương tự như vậy : Thể dục trí óc, Tìm hiểu sự bí ẩn của họ tên, … đã bán được khoảng 12 triệu bản và tái bản
khoảng 200 lần. Giải thích cho nguyên nhân này, nhà văn Haruo Ikari cho rằng đó là những thông tin đơn giản và đó là nguồn giải trí mà hiện nay
người Nhật đang tìm kiếm.
III. DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN VÀ CÁCH LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP :
1. Văn hóa trong doanh nghiệp :
a. Ý thức chung về coi trọng lễ nghi và thứ bậc :
Xã hội Nhật Bản luôn được biết đến như là một xã hội chính thống, ý thức đẳng cấp rất cao, nó buộc mọi người phải có lễ nghi và trật
tự thứ bậc trong quan hệ, không chỉ trong gia đình mà còn trong cả các mối quan hệ xã hội.
Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức
cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được
thể hiện trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng cao thì càng
ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần sự
hướng dẫn nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi với từng đối tượng xã hội cụ
thể. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng ( sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia đình
mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjongo). Người nào nói không đúng cách có thể bị xem như là người thiếu hiểu biết không được học
hành đầy đủ.
Chính vì lý do này mà các nhân viên mới bao giờ khi vào công ty cũng phải trải qua một khoá đào tạo về văn hoá trong công ty, từ
cách chào hỏi, đi đứng, cách nói chuyện điện thoại,.. Các công ty cho rằng phong cách của nhân viên thể hiện bộ mặt của công ty và coi việc có
biết ứng xử theo đúng những phép xã giao cơ bản hay không là một trong những tiêu chuẩn để tuyển chọn nhân viên.
Kính ngữ : Kính ngữ được sử dụng rất đa dạng và phức tạp. Kính ngữ trong tiếng Nhật có 3 lối nói : lối nói lễ phép, lối nói kính trọng
và lối nói khiêm nhường tự nhún mình. Chẳng hạn khi nói với cấp trên của mình ở công ty thì dùng lối nói kính trọng, nhưng khi nói với người
ngoài công ty về người ấy thì lại phải dùng lối nói khiêm nhường. Kính ngữ không những thể hiện mối quan hệ trên dưới mà còn thể hiện mối
quan hệ trong ngoài. Nếu không biết dùng kính ngữ phù hợp với đối tượng mình giao tiếp sẽ bị coi là thiếu giáo dục.
Cúi người khi chào : Đây cũng là một tập quán đặc biệt của Nhật. Khi chào hỏi, khi nhờ vả, khi xin lỗi, cũng như khi cám ơn, người
Nhật đều cúi người. Thậm chí như khi nói chuyện điện thoại, biết rằng mình và người đối thoại không nhìn thấy nhau, nhưng nhiều người vẫn bất
giác cúi người để biểu thị sự tôn trọng hay biết ơn. Có 3 kiểu cúi người : “ chào nhẹ” thường dùng khi gặp khách hay cấp trên ở hành lang, đầu chỉ
hơi cúi chào. Thứ hai là kiểu “ chào bình thường”, cúi người thấp hơn một chút khi chào tương đối trịnh trọng. Cuối cùng là kiểu “ chào lễ phép”,
cúi thấp hẳn người xuống, dùng khi chào một cách trịnh trọng như chào khách. Ngoài ra cách để tay cũng khác nhau tuỳ nam nữ.
Bắt tay vốn không có trong tập quán chào hỏi của người Nhật nhưng khi chào hỏi người nước ngoài, người Nhật cũng thường bắt tay.
Có thể nói đây là ví dụ về tính linh hoạt trong lối ứng xử của người Nhật.
Ý thức tôn trọng thứ bậc, tính kỷ luật còn thể hiện ở việc luôn luôn có một người phụ trách chung cho một nhóm làm việc và những
người khác luôn phải nghe theo sự chỉ đạo của người đó. Những hoạt động thường xuyên phải báo cáo lên bằng văn bản và hầu như không bao
giờ có sự làm trái lại sự phân công ở cấp trên Nếu có sự thay đổi, dù là nhỏ nhất và dù là có lợi cũng cần phải báo cáo bằng văn bản lên trên cho
cấp lãnh đạo và chỉ khi nào được sự đồng ý ở trên mới được tiến hành. Điều này đôi khi tạo ra sự cứng nhắc trong công việc, nhưng nó tạo ra sự
đồng bộ thống nhất cho tất cả mọi người và góp phần làm giảm chi phí kinh doanh.
b. Cách ứng xử trong công việc :
Khi vào công ty , các nhân viên mới bao giờ cũng phải trải qua 2 giai đoạn giáo dục : giáo dục cơ bản và giáo dục chuyên môn. Việc
giáo dục nhân viên được tiến hành một cách triệt để kèm theo nhiều quy định chặt chẽ, nhất là ở những công ty lớn có truyền thống lâu đời. Tuy
nhiên, từng công ty có thể có cách giáo dục riêng mang sắc thái của công ty đó nhằm duy trì mặt thống nhất của tổ chức, có ý thức vì mục đích
chung và tiến hành hiệu quả các công việc kinh doanh. Tất cả các công ty, dù lớn hay nhỏ, đều có rất nhiều những quy định cụ thể từ cách quyết
định vấn đề, phạm vi trách nhiệm, quyền hạn, cách thực thi cho đến đạo đức của nhân viện, trang phục, cách ứng xử giao tiếp với khách,.. Dưới
đây là một vài ví dụ
Cách ứng xử qua điện thoại : Các công ty Nhật cho rằng ứng xử qua điện thoại của nhân viên là một tiêu chuẩn để người ngoài đánh
giá công ty, điều này thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sự thành bại trong công việc. Vì vậy nhân viên luôn được huớng dẫn phải có ý thức rằng
mình là bộ mặt của công ty khi gọi và nhận điện thoại. Thậm chí có những quy định chi tiết như khi có điện thoại gọi đến, nhân viên phải cầm
máy ngay trong một hoặc hai tiếng chuông và xưng tên công ty. Nếu muộn hơn khi cầm máy phải nói “ Xin lỗi đã để quý khách chờ lâu”,…
Giữ đúng hẹn : các nhân viên luôn được yêu cầu phải giữ đúng hẹn, tuyệt đối không để khách chờ. Việc đến trước 5 phút so với giờ
hẹn là một trong những quy định sơ đẳng nhất. Thậm chí có người còn cố ý vặn nhanh đồng hồ đeo tay của mình lên 5 phút.
Giao hàng cho khách đúng thời gian quy định cũng là một nguyên tắc bất di bất dịch. Công ty nào không giao hàng đúng hạn định sẽ
gây trở ngại cho khách hàng, đánh mất sự tín nhiệm và khó nhận được các đơn đặt hàng tiếp theo. Vì vậy, các công ty Nhật luôn cố gắng khắc
phục mọi khó khăn để giữ đúng hẹn.
Hẹn trước qua điện thoại : Trước khi đến thăm một công ty cần gọi điện thoại trước. Và nếu vì lý do gì đó không thể đến đúng giờ
hẹn cũng phải gọi điện thoại trước.
Coi trọng hình thức : Chú ý đến hình thức là phép lịch sự và rất được coi trọng trong môi trường kinh doanh. Tuỳ vào ngành nghề và
loại công việc mà có trang phục khác nhau nhưng những người làm công việc giao dịch cần phải đặc biệt lưu ý. Trang phục sạch sẽ, phù hợp với
hoàn cảnh không chỉ ảnh hưởng đến uy tín cá nhân mà còn ảnh hưởng tới uy tín công ty.Thậm chí có công ty còn quy định chi tiết đến cả cách để
đầu tóc, móng tay, cà vạt,... Comple được dùng phổ biến, ngay cả đối với những người lao động không làm việc trong văn phòng. Sau khi đến chỗ
làm, họ thay trang phục, mặc quần áo lao động và hết ngày lại mặc comple trở về nhà.
Một biểu hiện khác là việc chuẩn bị giấy tờ tài liệu cho cuộc họp luôn phải chuẩn bị dưới những hình thức thống nhất. Công việc bao
giờ cũng phải tiến hành từ việc hoàn thiện hình thức sau đó mới tiếp tục cụ thể hoá từng nội dung. Ví dụ trước một cuộc họp bao giờ cũng phải có
bản tóm tắt về nội dung cuộc họp, và việc đọc trước bản tóm tắt nội dung chính này và chuẩn bị ý kiến của mình được coi là việc làm không thể
thiếu không chỉ với người phát biểu mà cả với những người tham gia.
Thoả thuận trong kinh doanh : Việc trao đổi kinh doanh không nhất thiết phải tiến hành ở văn phòng. Tất nhiên là phần lớn các việc
trao đổi kinh doanh được tiến hành tại văn phòng nhưng cũng có không ít những cuộc thoả thuận được tiến hành trong những bữa tối. Những bữa
chiêu đãi như vậy được tiến hành ngoài giờ và được tính vào chi phí kinh doanh. Chi phí này cũng được Sở Thuế chấp nhận không đánh thuế
trong một giới hạn nào đó.
Tặng quà : Người Nhật nói riêng và người phương Đông nói chung rất thích được tặng quà. Khi hai doanh nghiệp làm việc với nhau
thì việc trao đổi quà tặng với người đại diện là hết sức cần thiết. Nên có quà cho công ty và quà cho cá nhân người đại diện. ( Sở dĩ có điều này là
vì với người Nhật thì quan hệ cá nhân cũng rất quan trọng). Quà tặng thì tuỳ theo mức độ quan hệ và khả năng của doanh nghiệp, nhưng nói
chung không nên tặng quà quá lớn, vì người Nhật rất coi trọng việc có đi có lại, nếu tặng quà lớn mà không đáp lễ nổi họ sẽ cảm thấy mất mặt. Có
thể tặng những sản phẩm của công ty hoặc những catalog giới thiệu,…Nhớ chú ý đến bao gói vì người Nhật thích những quà tặng tinh tế và được
bao gói cẩn thận. Chú ý không tặng quà có 4 chiếc hoặc tặng cây cho người ốm.
c. Ý thức làm việc:
Say mê công việc : Nhắc đến nguời Nhật ai cũng có thể liên tưởng tới những người rất ham làm việc, rất say mê với công việc đến
mức người phương Tây đã mô tả với hàm ý mỉa mai là người Nhật mắc bệnh “ Nghiện làm việc ” hoặc thậm chí là “ động vật kinh tế ”. Số giờ
làm việc của người Nhật khoảng 21000 giờ/năm, nhiều hơn người Mỹ khoảng 10% và nhiều hơn người Tây Âu khoảng 15%. Không chỉ vậy,
người Nhật còn tự nguyện làm thêm giờ cho công ty dưới nhiều hình thức khác nhau. Mặc dù số ngày nghỉ có lương chỉ khoảng 10 đến 20
ngày/năm nhưng rất ít người sử dụng hết số này. Việc làm thêm giờ đến tận khuya được coi là rất bình thường ở Nhật, thậm chí có những
salaryman ( công nhân viên chức ) còn cảm thấy xấu hổ khi về nhà đúng giờ sau giờ làm việc. Họ thường quan niệm “ làm hết việc chứ không
phải làm hết giờ” và sẽ cảm thấy không hài lòng nếu không hoàn thành tốt công việc của mình, thậm chí có những công nhân đau khổ đến phát
khóc vì chất lượng sản phẩm kém. Có thể nói, việc nhẫn nại, kiên trì, nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã ăn sâu vào ý thức của những người lao
động Nhật Bản.
Có ý thức tập thể và phân công trách nhiệm rõ ràng : Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Trong công việc người
Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hoà hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau rất
gay gắt song cũng có lúc bắt tay với nhau để có thể cùng đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy điều tối kỵ là làm
mất danh dự tập thể. Giá trị của một cá nhân được đánh giá thông qua vị trí và thành tích của tập thể mà anh ta thuộc về.
Trong một tập thể, mọi người đều cố gắng vì công việc chung. Mỗi người được phân công rõ ràng cụ thể về phạm vi trách nhiệm và
quyền hạn, và tất cả cùng cố gắng vì công việc chung, không câu nệ. Các giám đốc có thể làm việc chung một văn phòng ( khác với Việt Nam), và
gần như không bao giờ quan tâm đến việc của người khác. Các nhân viên có thể được hưởng cùng một mức lương nếu cùng làm công việc như
nhau, không phân biệt cũ mới. ( có thể thấy ngay phong cách này tại các nhà máy của Nhật tại khu công nghiệp Thăng Long)
Việc coi trọng ý thức tập thể còn thể hiện ở việc các lãnh đạo của Nhật thường hoà mình với các đồng nghiệp, đặt tập thể lên trên cá
nhân, và qua đó đạt được vị trí cao nhất, lãnh đạo bằng sự đoàn kết chứ không bằng mệnh lệnh như các lãnh đạo của Mý. Người Nhật cũng có
quan niệm riêng về định hướng kế hoạch lâu dài. Với phương Tây, các chiến lược thường rõ ràng và xác định, được đưa ra bởi các chuyên gia
chiến lược và được viết thành những kế hoạch theo khuôn mẫu. Trong khi đó ở Nhật, chiến lược đưa ra bởi tập thể và đưa ra bằng sự tưởng tượng
và nhiệm vụ hơn là các kế hoạch chính xác. Việc luân chuyển người giữa các bộ phận và hệ thống làm việc suốt đời khiến cho họ có cái nhìn toàn
diện về công ty như một chiến lược gia. Và thông lệ là mọi người phải bắt đầu từ những công việc thấp kém nhất, có nghĩa là tổng giám đốc cũng
biết được việc gì đang diễn ra trong những ngõ ngách trong công ty của mình.
Ý thức trách nhiệm : ý thức này ăn sâu vào tiềm thức của người Nhật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn Văn hoá kinh doanh Nhật Bản và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường.pdf