Tài liệu Khóa luận Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam: TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------------***-----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
VAI TRÒ CỦA KHỐI BRICs TRONG
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Lê Đình Vũ
Mã sinh viên : 0851010307
Lớp : Anh 8 – Khối 3 KT
Khóa : 47
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. Vũ Chí Lộc
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Ngƣời viết xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Vũ Chí Lộc đã tận tình hƣớng
dẫn, giúp đỡ ngƣời viết hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Ngƣời viết cũng xin
bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trƣờng Đại học Ngoại thƣơng
Hà Nội đã truyền đạt kiến thức và giúp đỡ ngƣời viết trong 4 năm học tập vừa qua.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm và kiến thức của ngƣời viết còn
hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Ngƣời viết rất mong nhận
đƣợc sự góp ý, chỉnh sửa của các thầy cô và bạn đọc để hoàn thiện khóa...
87 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------------***-----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
VAI TRÒ CỦA KHỐI BRICs TRONG
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Lê Đình Vũ
Mã sinh viên : 0851010307
Lớp : Anh 8 – Khối 3 KT
Khóa : 47
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. Vũ Chí Lộc
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Ngƣời viết xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Vũ Chí Lộc đã tận tình hƣớng
dẫn, giúp đỡ ngƣời viết hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Ngƣời viết cũng xin
bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trƣờng Đại học Ngoại thƣơng
Hà Nội đã truyền đạt kiến thức và giúp đỡ ngƣời viết trong 4 năm học tập vừa qua.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm và kiến thức của ngƣời viết còn
hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Ngƣời viết rất mong nhận
đƣợc sự góp ý, chỉnh sửa của các thầy cô và bạn đọc để hoàn thiện khóa luận tốt
hơn nữa.
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BRICs VÀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
TOÀN CẦU ................................................................................................................ 3
1.1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của BRICs ....................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc ra đời ....................................................................................... 3
1.1.2. Quá trình phát triển ................................................................................... 6
1.2. Vị thế của BRICs trong nền kinh tế thế giới .................................................. 12
1.2.1. Về quy mô kinh tế ..................................................................................... 12
1.2.2. Về tốc độ tăng trưởng .............................................................................. 13
1.2.3. Về dân số .................................................................................................. 15
1.2.4. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 15
1.3. Diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu................... 17
1.3.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ..................................... 17
1.3.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ............................... 21
CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA KHỐI BRICs TRONG KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH TOÀN CẦU ................................................................................................. 24
2.1. Là đầu tầu thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế thế giới............................................ 24
2.2. Là nơi cung cấp tín dụng quan trọng cho Mỹ, châu Âu, IMF khắc phục khủng
hoảng tài chính ...................................................................................................... 28
2.3. Định hình xu hƣớng phát triển mới của nền tài chính, kinh tế thế giới ......... 36
2.3.1. Đẩy nhanh việc dịch chuyển sức mạnh kinh tế từ các nước phát triển
sang các nền kinh tế mới nổi ............................................................................. 37
2.3.2. Chuyển diễn đàn chính về hợp tác kinh tế quốc tế từ G7 thành G20 ...... 39
2.3.3. Gia tăng quyền lực của các nước mới nổi tại IMF và WB ...................... 42
2.3.4. Giảm sự phụ thuộc vào đồng USD .......................................................... 45
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM ............................... 48
3.1. Việt Nam nên tham gia nhƣ thế nào vào xu thế mới của nền tài chính, kinh tế
thế giới ................................................................................................................... 48
iii
3.1.1. Trong xu thế chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ các nước phát triển sang
các nền kinh tế mới nổi ...................................................................................... 48
3.1.2. Trong quá trình chuyển dịch diễn đàn chính về hoạch định chính sách
kinh tế quốc tế từ G7 thành G20 ........................................................................ 49
3.1.3. Trong xu thế tăng quyền lực của các nước mới nổi tại IMF và WB ....... 51
3.1.4. Trong xu thế các nước giảm dần sự phụ thuộc vào đồng USD ............... 52
3.2. Khi các nguồn tín dụng truyền thống không đáp ứng đƣợc yêu cầu vốn cho
phát triển cơ sở hạ tầng do ảnh hƣởng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính, Việt
Nam nên tìm nguồn cung tín dụng mới ở đâu ....................................................... 53
3.3. Việt Nam nên làm gì khi BRICs thay thế các nƣớc phát triển trở thành đầu
tầu tăng trƣởng của kinh tế thế giới ....................................................................... 59
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 69
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt
APEC Asia - Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á - Thái Bình Dƣơng
ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
BRICs Brazil, Russia, India, China
countries
Các nƣớc Brazil, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc
BRICS Brazil, Russia, India, China,
South Africa
Các nƣớc Brazil, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc và Nam Phi
EU European Union Liên minh châu Âu
EUROZONE Khu vực sử dụng đồng tiền
chung châu Âu Euro
FED Federal Reserve System Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
G7 Group of 7 7 nền kinh tế công nghiệp phát
triển, gồm: Mỹ, Anh, Pháp,
Đức, Nhật Bản, Canada, Italia
G20 Group of 20 20 nền kinh tế lớn nhất thế
giới, gồm:
Ả Rập Saudi, Ấn Độ,
Argentina, Brazil, Canada,
Đức, Hàn Quốc, Mỹ,
Indonesia, Mexico, Nam Phi,
Nga, Nhật, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ,
Trung Quốc, Úc, Anh, Ý, và
Liên Minh Châu Âu.
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
PPP Purchasing Power Parity Sức mua tƣơng đƣơng
SDR Special Drawing Rights Quyền rút vốn đặc biệt
USD Đồng đô la Mỹ
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 1.1. GDP các nƣớc khối BRICs. ................................................................. 6
Bảng 1.2. Tốc độ tăng trƣởng GDP của các nƣớc thuộc khối BRICs. ................ 7
Bảng 1.3. 16 nền kinh tế lớn nhất thế giới từ 2001 đến 2010. ............................. 7
Bảng 1.4. Dân số các nƣớc khối BRICs từ 2001 đến 2010. ................................ 9
Bảng 1.5. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của 7 nƣớc công nghiệp phát triển G7 từ
2007-2011. ................................................................................................................ 22
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng trung bình của kinh tế thế giới. .......................... 24
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trƣởng khối G7 từ 2007 đến 2011. ................................ 24
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trƣởng trung bình của khối BRICs từ 2007 – 2011. ......... 25
Bảng 2.4. Tăng trƣởng GDP của các nƣớc khối BRICs từ 2008-2011. ............ 28
Bảng 2.5. Nợ công của các nền kinh tế thuộc OECD. ....................................... 31
Bảng 2.6. 10 nền kinh tế có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. ........................ 33
Bảng 2.7. Tỷ trọng GDP danh nghĩa của BRICs và G7 trong GDP toàn cầu. .. 37
Bảng 3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 2007 đến 2011. .......... 48
Bảng 3.2. Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. ......................... 49
Bảng 3.3. Danh sách các nƣớc không phải là thành viên G20 đƣợc mời tham dự
hội nghị thƣợng đỉnh G20. ........................................................................................ 50
Bảng 3.4. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam từ 2002-2010. ........... 54
Bảng 3.5. Tăng trƣởng tiêu dùng bình quân đầu ngƣời. .................................... 60
Bảng 3.6. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại một số thị trƣờng. .............. 64
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Tên hình và biểu đồ Trang
Biểu đồ 1.1. Giao dịch thƣơng mại nội khối BRICs. ........................................... 8
Biểu đồ 1.2. GDP bình quân đầu ngƣời các nƣớc khối BRICs tính theo PPP. ... 9
Biểu đồ 1.3. Số ngƣời có thu nhập lớn hơn 6.000 USD. ................................... 10
Biểu đồ 1.4. Tăng trƣởng thị trƣờng chứng khoán các nƣớc khối BRICs. ........ 10
Biểu đồ 1.5. Tăng trƣởng của thị trƣờng chứng khoán các nƣớc thuộc khối
BRICs so với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản từ năm 2001 đến nay. .............................. 11
Biểu đồ 1.6. Tỷ trọng GDP của BRICs và Mỹ trong GDP toàn cầu năm 2011 12
Biểu đồ 1.7. Các nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2011.................................. 13
Biểu đồ 1.8. So sánh tốc độ tăng trƣởng kinh tế của khối BRICs với tốc độ tăng
trƣởng kinh tế trung bình của thế giới. ...................................................................... 14
Biểu đồ 1.9. So sánh tốc độ tăng trƣởng kinh tế của khối BRICs với G7. ........ 14
Biểu đồ 1.10. Tỷ trọng dân số BRICs trong dân số toàn cầu năm 2011 ........... 15
Biểu đồ 1.11. 8 nƣớc có diện tích lớn nhất thế giới. .......................................... 16
Biểu đồ 1.12. Tỷ trọng diện tích lãnh thổ của BRICs so với các nƣớc trên thế
giới............................................................................................................................. 16
Biểu đồ 1.13. Giá nhà trung bình tại Mỹ giai đoạn 1963-2010. ........................ 18
Biểu đồ 1.14. Tăng trƣởng GDP của toàn cầu, các nƣớc phát triển, đang phát
triển và mới nổi. ........................................................................................................ 23
Biểu đồ 2.1. Chỉ số PMI của BRICs và các nƣớc khác. .................................... 25
Biểu đồ 2.2. Đóng góp của các nền kinh tế vào tăng trƣởng GDP toàn cầu. ........... 26
Biểu đồ 2.3. Đóng góp của cầu nội địa vào tăng trƣởng GDP thực tế trong 2
năm 2008 và 2009 của một số nƣớc. ......................................................................... 27
Biểu đồ 2.4. Số ngƣời gia nhập tầng lớp có thu nhập từ 6.000 USD trở lên. .... 39
Hình 2.1. Dự trữ ngoại hối và vàng trừ đi các khoản nợ nƣớc ngoài của các
nƣớc. .......................................................................................................................... 33
Biểu đồ 3.1. Đầu tƣ từ khu vực tƣ nhân vào cơ sở hạ tầng tại một số nƣớc ở
Đông Á giai đoạn 1990-2008. ................................................................................... 56
Biểu đồ 3.2. Đóng góp vào tiêu dùng toàn cầu của các nền kinh tế .................. 61
vii
Biểu đồ 3.3. Dự báo thu nhập bình quân đầu ngƣời của các nền kinh tế khối
BRICs. ....................................................................................................................... 62
Biểu đồ 3.4. Số ngƣời gia nhập tầng lớp có thu nhập trên 15.000 USD đến năm
2025 tại BRICs. ......................................................................................................... 63
Biểu đồ 3.5. Tiêu thụ hàng hóa trung bình trên 100 ngƣời dân tại BRICs. ....... 64
Biểu đồ 3.6. Cơ cấu nhập khẩu của các nƣớc BRICs. ....................................... 65
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã gây nhiều tác
động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển chậm
lại, nó đem đến cơ hội nhận thức rõ hơn về những chuyển động nằm sâu trong bộ
máy kinh tế toàn cầu mà trong điều kiện bình thƣờng ít có điều kiện bộc lộ. Cuộc
khủng hoảng này làm rõ những điểm yếu đồng thời cung cấp cái nhìn rõ hơn về
động lực thực sự của tăng trƣởng kinh tế thế giới và qua đó cho thấy xu thế phát
triển của nền kinh tế, tài chính toàn cầu.
Từ cuộc khủng hoảng này có thể thấy, trong khi các nền kinh tế phát triển
đều gặp khó khăn và phải vật lộn để khắc phục những hậu quả tiêu cực, các nền
kinh tế mới nổi thuộc khối BRICs nổi lên mạnh mẽ nhƣ một thế lực mới trong nền
kinh tế toàn cầu, đóng góp quan trọng vào tăng trƣởng của kinh tế thế giới. Vai trò,
vị thế của khối BRICs ngày càng đƣợc nâng cao cùng với sự chuyển dịch cán cân
kinh tế, tài chính toàn cầu từ các nền kinh tế phát triển sang các nền kinh tế mới nổi;
đẩy nhanh việc hình thành trật tự kinh tế, tài chính quốc tế mới.
Vì vậy, với việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,
nghiên cứu vai trò của khối BRICs trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu
có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Chỉ có nhận thức đúng về vai trò của khối
BRICs, qua đó hiểu rõ động lực và xu thế phát triển của kinh tế thế giới, Việt Nam
mới có thể chủ động hội nhập và tận dụng tốt các cơ hội khi tham gia vào sân chơi
chung toàn cầu.
Từ những lý do trên, ngƣời viết chọn đề tài "Vai trò của khối BRICs trong
khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam" làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp đại học.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ vai trò của khối BRICs trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
từ đó nêu lên một số vấn đề cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: khối kinh tế BRICs gồm 4 nền kinh tế mới nổi là
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
2
Đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề kinh tế; không nghiên cứu các vấn đề tôn
giáo, văn hóa…
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian:
Tháng 4/2011, tại hội nghị thƣợng đỉnh của khối, các nƣớc đã nhất trí kết nạp
thêm Nam Phi (South Africa) vào nhóm và trở thành khối BRICS. Tuy vậy, do
trong phần lớn thời gian nghiên cứu Nam Phi chƣa tham gia khối và trong khái
niệm BRICs gốc do ngân hàng Goldman Sachs đƣa ra chỉ bao gồm 4 nền kinh tế
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc nên đề tài chỉ nghiên cứu 4 nƣớc này.
+ Thời gian: giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu từ 2008 đến nay.
4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài
Đến nay, ở trong nƣớc chƣa có nghiên cứu khoa học nào về khối BRICs.
Các nghiên cứu về BRICs chủ yếu là của nƣớc ngoài, nhiều nhất là các
nghiên cứu của ngân hàng Goldman Sachs. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Goldman
Sachs chủ yếu là những nghiên cứu, dự báo về sự phát triển của các nền kinh tế
thuộc khối BRICs, từ đó đƣa ra các khuyến nghị cho khách hàng của Goldman
Sachs - phần lớn là giới đầu tƣ tài chính.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã sử dụng kết hợp các phƣơng pháp
nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp thu thập số liệu, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp
tổng hợp thông tin, phƣơng pháp phân tích, so sánh; phƣơng pháp mô tả và phƣơng
pháp hệ thống hóa.
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan về BRICs và khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chƣơng 2. Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chƣơng 3. Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam.
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BRICs VÀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
TOÀN CẦU
1.1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của BRICs
1.1.1. Nguồn gốc ra đời
Thuật ngữ BRICs là chữ viết tắt các chữ cái đầu (tiếng Anh) của tên 4 nƣớc
có tốc độ phát triển cao và dân số đông là Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India) và
Trung Quốc (China). Thuật ngữ này lần đầu tiên đƣợc Jim O’Neill, kinh tế gia
trƣởng của ngân hàng Goldman Sachs, đƣa ra năm 2001 trong nghiên cứu “Xây
dựng nền kinh tế thế giới tốt đẹp hơn - BRICs” (Building better global economic
BRICs).
Mục đích ban đầu tiến hành phân tích về BRICs, theo ngân hàng Goldman
Sachs, là nhằm xác định những nền kinh tế có thể cạnh tranh về mặt quy mô với các
nền kinh tế đã phát triển. Goldman Sachs cũng nêu lý do tại sao Brazil, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc đƣợc lựa chọn để nghiên cứu mà không phải các nƣớc có tốc độ phát
triển kinh tế nhanh khác. Đó là, nghiên cứu về BRICs không chỉ là nghiên cứu về sự
thành công của các nƣớc đang phát triển có tốc độ tăng trƣởng cao. Điều khiến
BRICs đặc biệt chính là các nền kinh tế này có quy mô lớn và có xu hƣớng thách
thức vai trò, ảnh hƣởng của các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Trong các nền
kinh tế đang phát triển, rõ ràng Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc vƣợt trội về quy
mô kinh tế và dân số. Do đó, BRICs là đối tƣợng tiềm năng nhất đáp ứng các tiêu
chuẩn của Goldman Sachs.1
Còn tác giả của thuật ngữ BRICs, Jim O’Neill, tháng 6/2009 đã trả lời phỏng
vấn trang tin CNNMoney về lý do tìm ra khái niệm này nhƣ sau: “Lúc đó tôi đang
tìm kiếm chủ đề và ý tƣởng mới. Nguyên nhân cụ thể dẫn đến việc tìm ra khái niệm
BRICs chính là sự kiện 11/9. Thông điệp ẩn giấu đằng sau sự kiện kinh hoàng này
là quá trình toàn cầu hóa vẫn cứ tiếp tục và ngày càng phát triển. Quá trình này sẽ
ngày càng phức tạp và đó không chỉ là quá trình Mỹ hóa thế giới nhƣ cách nhiều
ngƣời thƣờng nghĩ. Cho dù sự kiện 11/9 không phải là chỉ dấu trực tiếp cho điều
này, nó làm sáng tỏ ý tƣởng trong tôi và vào tháng 10 năm đó, tôi đã viết nghiên
cứu có tựa đề "Xây dựng nền kinh tế thế giới tốt đẹp hơn - BRICs". Nghiên cứu chỉ
1
Goldman Sachs, 2005, How solid are the BRICs, trang 7.
4
ra rằng không thể vận hành thế giới một cách trơn tru nếu không có sự tham gia của
các nƣớc này”.2
Trong cuộc phỏng vấn trên, Jim O'Neill cũng cho rằng: nhờ vào quá trình
toàn cầu hóa, nếu các nƣớc thuộc khối BRICs nâng cao đƣợc năng suất lao động
thông qua trao đổi buôn bán với thế giới, cộng với việc họ có sẵn dân số đông, các
nƣớc này sẽ trở thành các nền kinh tế lớn.3
Từ một khái niệm học thuật, BRICs đã chính thức trở thành một thực thể trên
thực tế.
Tháng 5/2008, Ngoại trƣởng bốn nƣớc lần đầu tiên đã gặp nhau tại
Yekaterinburg, Nga và ra thông cáo báo chí nhấn mạnh: bốn nƣớc sẽ “tăng cƣờng
đối thoại trên cơ sở tôn trọng và tin cậy lẫn nhau vì lợi ích chung, hơn nữa có quan
điểm gần gũi và giống nhau trong giải quyết vấn đề toàn cầu.” Tháng 3/2009, Bộ
trƣởng tài chính bốn nƣớc đã họp tại Horsham, Anh, thống nhất hành động, chủ
trƣơng tiến hành cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay và đòi quyền phát ngôn
lớn hơn trên diễn đang kinh tế thế giới.
Ngày 16/6/2009 Hội nghị thƣợng đỉnh BRICs đầu tiên đã họp tại
Yekaterinburg, Nga. Tại hội nghị này, các nhà lãnh đạo của bốn nền kinh tế đã đƣa
ra những nhận định về kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính. Các nguyên
thủ nhấn mạnh nhu cầu phải tăng cƣờng hợp tác trong khối BRICs về các vấn đề
kinh tế và cải cách hệ thống tài chính quốc tế cũng nhƣ cách vận hành nền kinh tế
thế giới.
Hội nghị thƣợng đỉnh khối BRICs lần thứ 2 đã đƣợc tổ chức vào tháng
4/2010 tại Brasilia, Brazil. Tại hội nghị này các nguyên thủ đã tái khẳng định nhu
cầu hợp tác chặt chẽ hơn nữa, cải cách các định chế tài chính quốc tế và bảo vệ lợi
ích của các nƣớc đang phát triển.
Hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 3 đƣợc tổ chức tại Tam Á, Trung Quốc vào
tháng 4/2011. Tại hội nghị này, Nam Phi đã đƣợc kết nạp thêm vào khối.
Hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 4 đƣợc tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ, vào
tháng 3/2012.
2
CNNMoney, For Mr.BRIC - nations meeting a milestone, truy cập lúc 9:28' ngày 28/2/2012 tại địa chỉ
3
CNNMoney, For Mr.BRIC - nations meeting a milestone, truy cập lúc 9:32' ngày 28/2/2012 tại địa chỉ
5
Ngoài các hội nghị thƣợng đỉnh nêu trên, các nƣớc trong khối còn tổ chức
hàng loạt hội nghị cấp bộ trƣởng, trong đó có thể kể đến:
- Hội nghị bộ trƣởng ngoại giao diễn ra định kỳ tại New York bên lề các kỳ
họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (United Nations General Assembly - UNGA).
- Hội nghị bộ trƣởng tài chính/kinh tế lần đầu tiên đƣợc tổ chức tháng
11/2008 tại Sao Paolo, Brazil nhằm tham vấn lẫn nhau cách ứng phó với khủng
hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu. Hội nghị bộ trƣởng tài chính/kinh tế của BRICs
còn đƣợc tổ chức định kỳ bên lề các hội nghị nhóm G20 và các hội nghị thƣờng
niên của IMF cũng nhƣ WB.
- Hội nghị bộ trƣởng nông nghiệp đƣợc tổ chức 2 lần, lần đầu tại Moscow,
Nga, ngày 26/3/2010 và lần thứ 2 tại Chengdu, Trung Quốc từ 28/10-1/11/2011.
- Hội nghị bộ trƣởng thƣơng mại khối BRICs đƣợc tổ chức tại Rio, Brazil
vào tháng 4/2010 trƣớc thềm hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 2 và tại Tam Á, Trung
Quốc ngày 13/4/2011 bên thềm hội nghị thƣợng đỉnh làn thứ 3 của khối. Các bộ
trƣởng thƣơng mại BRICs cũng gặp nhau bên lề hội nghị cấp bộ trƣởng của Tổ chức
Thƣơng mại Thế giới (World Trade Organization – WTO) lần thứ 8 tại Geneva
tháng 12/2011.
- Hội nghị quốc tế về cạnh tranh của khối BRICs đã đƣợc tổ chức 2 lần, lần
đầu tiên đƣợc tổ chức tại Kazan, Nga, ngày 1/9/2009, lần thứ 2 đƣợc tổ chức tại Bắc
Kinh, Trung Quốc từ ngày 20-22/9/2011.
- Diễn đàn doanh nghiệp khối BRICs cũng đƣợc tổ chức 2 lần, lần gần đây
nhất tổ chức tại Tam Á, bên lề hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 3 của khối vào tháng
4/2011. Tại hội nghị trên, các bên đã ký vào bản ghi nhớ các vấn đề trọng tâm trong
việc phối hợp các hoạt động kinh doanh của các nƣớc BRICs.
- Hội nghị của các ngân hàng phát triển của các nƣớc khối BRICs đƣợc tổ
chức lần đầu tiên tại Brazil vào tháng 4/2010. Tại hội nghị này, các bên đã ký bản
ghi nhớ thiết lập cơ chế phối hợp liên ngân hàng khối BRICs. Tiếp theo bản ghi
nhớ, các ngân hàng phát triển của các nƣớc thành viên khối BRICs đã ký Thỏa
thuận khung về "Hợp tác tài chính trong cơ chế hợp tác liên ngân hàng khối
BRICS" tại hội nghị thƣợng đỉnh ở Tam Á, Trung Quốc.
6
Lý giải nguyên nhân các nền kinh tế này thống nhất với nhau trở thành một
khối trên thực tế, báo BBC cho rằng đó chính là vai trò của ngoại thƣơng. “Ngoại
thƣơng là chất keo dính các nền văn hóa khác biệt lại với nhau. Thế nên, các nƣớc
nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, và Brazil nhóm lại với nhau cũng là lẽ tự nhiên. Hai
thành viên của BRICs - Ấn Độ và Trung Quốc - là hai nƣớc nhập khẩu năng lƣợng
lớn nhất. Còn hai thành viên kia - Nga và Brazil - là hai quốc gia xuất khẩu tài
nguyên lớn nhất. Nga có dự trữ khí và dầu mỏ lớn, còn Brazil thì giàu có khoáng
sản, kể cả quặng sắt. Do đó, các nhà xuất-nhập khẩu tài nguyên này không có sự lựa
chọn nào khác hơn là nhóm lại với nhau và thúc đẩy tiến trình tăng trƣởng. Ấn Độ
và Trung Quốc còn chia sẻ nét đặc thù về phụ thuộc lẫn nhau. Ấn Độ là ngƣời
khổng lồ về dịch vụ, còn Trung Quốc là nƣớc hàng đầu trong ngành sản xuất gia
công. Trong vòng 15 năm qua, thƣơng mại giữa Ấn Độ với Mỹ và Nhật hầu nhƣ bị
đình trệ, tuy nhiên với Trung Quốc thì cứ mỗi bốn năm thì giao dịch ngoại thƣơng
giữa Ấn và Trung lại tăng gần gấp đôi và dự kiến đến năm 2013 sẽ đạt mức 100 tỷ
USD”4.
1.1.2. Quá trình phát triển
- Quy mô nền kinh tế:
Kể từ năm 2001 đến 2010, GDP của các nƣớc thuộc khối BRICs không
ngừng gia tăng. Năm 2001, GDP của cả 4 nƣớc mới đạt 2.663 tỷ USD, nhƣng đến
năm 2010 đã tăng gấp gần 5 lần lên 11.221 tỷ USD.
Bảng 1.1. GDP các nƣớc khối BRICs.
Đơn vị: tỷ USD.
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Trung
Quốc
1.325 1.454 1.641 1.932 2.257 2.713 3.494 4.522 4.991 5.927
Brazil 554 504 552 664 882 1.089 1.366 1.653 1.594 2.088
Ấn Độ 478 507 599 722 834 951 1.242 1.216 1.377 1.727
Nga 307 345 430 591 764 990 1.300 1.661 1.222 1.480
BRICs 2.663 2.810 3.223 3.908 4.737 5.743 7.402 9.051 9.185 11.221
Nguồn: WB.
GDP các nƣớc thuộc khối BRICs tăng mạnh nhƣ vậy là nhờ tốc độ tăng
trƣởng kinh tế hàng năm từ 2001 đến 2010 liên tục ở mức cao. Ngoại trừ năm 2009,
4
BBC tiếng Việt, Tại sao các nước BRIC quan trọng?, truy cập lúc 10:40 ngày 15/3/2012 tại địa chỉ
7
tốc độ tăng trƣởng bình quân của 4 nƣớc chỉ đạt 2,46%, các năm còn lại đều rất cao,
trong đó cao nhất là năm 2007 với tốc độ tăng trƣởng bình quân 4 nƣớc đạt 9,66%.
Bảng 1.2. Tốc độ tăng trƣởng GDP của các nƣớc thuộc khối BRICs.
Đơn vị: %.
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Trung
Quốc
8,30 9,10 10,00 10,10 11,30 12,70 14,20 9,60 9,20 10,40
Ấn
Độ
5,22 3,77 8,37 8,28 9,32 9,27 9,82 4,93 9,10 8,81
Brazil 1,31 2,66 1,15 5,71 3,16 3,96 6,09 5,16 -0,64 7,49
Nga 5,09 4,74 7,30 7,18 6,38 8,15 8,54 5,25 -7,81 4,03
Trung
bình 4,98 5,07 6,70 7,82 7,54 8,52 9,66 6,24 2,46 7,68
Nguồn: WB.
Nhờ vào tốc độ tăng trƣởng cao, thứ hạng của các nền kinh tế thuộc khối
BRICs so với các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng gia tăng không ngừng, nhất là từ
năm 2005 trở đi.
Bảng 1.3. 16 nền kinh tế lớn nhất thế giới từ 2001 đến 2010.
Nguồn: Tác giả lập dựa trên số liệu của WB.
- Thƣơng mại nội khối:
Cùng với sự phát triển về quy mô kinh tế, thƣơng mại nội khối BRICs cũng
tăng nhanh chóng và các nền kinh tế này cũng sẽ hƣởng lợi tƣơng xứng từ việc gia
tăng thƣơng mại nội khối. Theo ngân hàng Goldman Sachs, động lực quan trọng
8
cho tăng trƣởng của BRICs bắt nguồn từ việc quy mô to lớn của quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa tại Trung Quốc và Ấn Độ tạo ra sức cầu mạnh đối với các
nguồn tài nguyên thiên nhiên mà Nga và Brazil sở hữu với số lƣợng lớn. Thƣơng
mại nội khối BRICs đã tăng mạnh trong thập kỷ vừa qua, đạt mức 165 tỷ USD năm
2008 và đứng ở mức 230 tỷ USD năm 2010, chiếm 8% thƣơng mại toàn cầu5. Thêm
vào đó, 3 trong 4 nƣớc này có đối tác thƣơng mại lớn nhất hoặc nhì là 1 thành viên
của BRICs6.
Biểu đồ 1.1. Giao dịch thƣơng mại nội khối BRICs.
Nguồn: Goldman Sachs.
- Về dân số:
Năm 2001, dân số của khối BRICs mới đạt 2,627 tỷ ngƣời, đến năm 2010 đã
đạt 2,846 tỷ ngƣời. Đối với các nƣớc thuộc khối này, dân số đông cũng góp phần
quan trọng vào việc phát triển kinh tế bằng việc cung cấp nguồn nhân lực dồi dào
với mức lƣơng thấp.
5
Vietnamplus, BRICS vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế thế giới, truy cập lúc 8:31 ngày 31/3/2012 tại địa
chỉ
gioi/20123/133106.vnplus
6
Goldman Sachs, 2010, BRICs - the investment engine gaining momentum, trang 4.
9
Bảng 1.4. Dân số các nƣớc khối BRICs từ 2001 đến 2010.
Đơn vị: triệu ngƣời.
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Trung
Quốc
1.272 1.280 1.288 1.296 1.304 1.311 1.318 1.325 1.331 1.338
Ấn Độ 1.032 1.049 1.064 1.080 1.095 1.110 1.125 1.140 1.155 1.171
Nga 146 145 145 144 143 143 142 142 142 142
Brazil 177 179 182 184 186 188 190 192 193 195
BRICs 2.627 2.654 2.679 2.704 2.727 2.751 2.775 2.798 2.822 2.846
Nguồn: WB.
- Về chất lƣợng phát triển:
Mặc dù dân số đông, GDP bình quân đầu ngƣời tính theo sức mua tƣơng
đƣơng (PPP) và số ngƣời gia nhập tầng lớp trung- thƣợng lƣu của các nƣớc thuộc
khối BRICs tăng khá nhanh, thậm chí số ngƣời gia nhập tầng lớp trung-thƣợng lƣu
của 4 nền kinh tế này còn lớn hơn của các nƣớc thuộc khối G7 cộng lại (tầng lớp
trung - thƣợng lƣu đƣợc đề cập ở đây bao gồm những ngƣời có thu nhập trên 6.000
USD/năm).
Biểu đồ 1.2. GDP bình quân đầu ngƣời các nƣớc khối BRICs tính theo PPP.
Đơn vị: USD.
Nguồn: Goldman Sachs.
10
Biểu đồ 1.3. Số ngƣời có thu nhập lớn hơn 6.000 USD.
Đơn vị: triệu ngƣời.
Nguồn: Goldman Sachs.
- Thị trƣờng chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế. Sự phát triển
kinh tế của 4 nƣớc thuộc khối BRICs còn đƣợc thể hiện ở sự phát triển của thị
trƣờng chứng khoán các nƣớc này từ năm 2001 đến 2010. Trong vòng 10 năm, chỉ
số chứng khoán của Russian traded index Nga tăng 884%, tiếp theo là H-share của
Trung Quốc với mức tăng 610%, chỉ số BSE của Ấn Độ đạt 319% và Bovespa của
Brazil đạt 294%.
Biểu đồ 1.4. Tăng trƣởng thị trƣờng chứng khoán các nƣớc khối BRICs.
Nguồn: Goldman Sachs
11
Sự tăng trƣởng của thị trƣờng chứng khoán các nƣớc khối BRICs càng ấn
tƣợng hơn khi so sánh với các thị trƣờng chứng khoán lớn nhất thế giới là Mỹ (chỉ
số SP), châu Âu (chỉ số Eurostockxx50) và Nhật Bản (chỉ số Nikkei).
Biểu đồ 1.5. Tăng trƣởng của thị trƣờng chứng khoán các nƣớc thuộc
khối BRICs so với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản từ năm 2001 đến nay.
Nguồn: Goldman Sachs.
- Ngoài ra, trong nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc nhiều vào năng lƣợng nhƣ
hiện nay, sự phát triển kinh tế còn đƣợc thể hiện ở công nghiệp năng lƣợng. Đây
chính là thành tố quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lƣợng, tự chủ về phát
triển kinh tế.
Có thể nói, nhóm BRIC đã vƣợt qua Mỹ về công nghiệp năng lƣợng. Tính tới
thời điểm tháng 6/2007, trong số 20 công ty hàng đầu trong ngành năng lƣợng thế
giới, nhóm BRICs chiếm 35% trong khi Mỹ chỉ chiếm 30%. Sự phát triển này của
BRICs là đáng nể khi trƣớc đó BRICs không có công ty nào trong danh sách này
vào thời điểm sau chiến tranh vùng vịnh năm 1991 trong khi 55% thuộc về Mỹ,
45% thuộc về châu Âu tại thời điểm đó7.
7
Báo điện tử Đại biểu Nhân dân, BRIC - Tứ trụ trong trật tự thế giới mới?, truy cập lúc 7:55 ngày 19/3/2012
tại địa chỉ
12
1.2. Vị thế của BRICs trong nền kinh tế thế giới
1.2.1. Về quy mô kinh tế
GDP danh nghĩa năm 2011 của Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Nga lần lƣợt
đạt 7.260 tỷ USD, 2.148 tỷ USD, 1.855 tỷ USD và 1.540 tỷ USD. Nhƣ vậy, GDP
của toàn khối BRICs đạt 12.803 tỷ USD, chiếm gần 20% GDP toàn thế giới (số liệu
tác giả thu thập đƣợc từ WB, IMF và Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc).
Con số này xấp xỉ GDP của Mỹ và tỷ trọng của nền kinh tế Mỹ trong nền
kinh tế thế giới. Theo ƣớc tính của Bộ Thƣơng mại Mỹ, GDP năm 2011 của nƣớc
này ƣớc đạt khoảng 15.094 tỷ USD.8
Biểu đồ 1.6. Tỷ trọng GDP của BRICs và Mỹ trong GDP toàn cầu năm
2011
Nguồn: Tác giả lập dựa trên tài liệu của WB, IMF, Bộ Thƣơng mại Mỹ và
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.
Quy mô kinh tế của khối BRICs càng thể hiện rõ nét hơn khi so sánh GDP
của 11 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2011.
8
US Department of Commerce, Gross Domestic Product: Fourth Quarter and Annual 2011 second
estimate , truy cập lúc 20:48’ ngày 4/3/2012 tại địa chỉ
13
Biểu đồ 1.7. Các nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2011.
Đơn vị: tỷ USD.
Nguồn: Tác giả lập dựa trên số liệu của WB và IMF.
Theo nghiên cứu “Đây có phải là thập kỷ của BRICs” (Is This the
“BRICs decade”) phát hành tháng 5/2010, ngân hàng Goldman Sachs dự báo GDP
toàn khối BRICs sẽ vƣợt Mỹ vào năm 2018. Còn theo Viện Khoa học Xã hội Trung
Quốc, GDP của BRICs sẽ vƣợt Mỹ vào năm 2015, sớm hơn dự đoán của Goldman
Sachs.
9
Nhƣ vậy, về mặt quy mô, BRICs sánh ngang với nền kinh tế Mỹ và là trụ
cột thứ 2 của nền kinh tế thế giới.
1.2.2. Về tốc độ tăng trưởng
Mặc dù có quy mô kinh tế khá lớn, các nƣớc thuộc khối BRICs vẫn duy trì
đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao trong nhiều năm. Trong giai đoạn từ 2002 đến 2011,
tốc độ tăng trƣởng trung bình của khối BRICs luôn cao hơn mức trung bình của thế
giới.
9
Sài Gòn Giải Phóng, Nhóm BRICS khẳng định vị thế, truy cập lúc 8:48' ngày 6/3/2012 tại địa chỉ
14
Biểu đồ 1.8. So sánh tốc độ tăng trƣởng kinh tế của khối BRICs với tốc
độ tăng trƣởng kinh tế trung bình của thế giới.
Đơn vị: %.
Nguồn: tác giả lập dựa trên số liệu của WB và IMF
So với các nền kinh tế phát triển và có cùng quy mô thuộc khối G7, tốc độ
tăng trƣởng trung bình của BRICs cũng luôn cao hơn tốc độ tăng trƣởng trung bình
của các nƣớc này.
Biểu đồ 1.9. So sánh tốc độ tăng trƣởng kinh tế của khối BRICs với G7.
Đơn vị: %.
Nguồn: tác giả lập dựa trên số liệu của WB và IMF
15
Tốc độ tăng trƣởng luôn cao hơn mức trung bình của thế giới và cao hơn các
nƣớc có cùng quy mô là lý do quan trọng khiến vị thế của BRICs ngày càng đƣợc
nâng cao trên trƣờng quốc tế.
1.2.3. Về dân số
- Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA – United Nations
For Population Activities), đến năm 2011, dân số thế giới đạt 6,97 tỷ ngƣời, trong
đó dân số của 4 nƣớc thuộc khối BRICs đạt 2,93 tỷ ngƣời, chiếm 42% dân số thế
giới.
Biểu đồ 1.10. Tỷ trọng dân số BRICs trong dân số toàn cầu năm 2011
Nguồn: tác giả lập dựa trên số liệu của UNFPA.
Dân số đông giúp các nền kinh tế BRICs có thị trƣờng nội địa rộng lớn, qua
đó duy trì đƣợc nhu cầu nội địa ở mức cao. Vì vậy, BRICs có thể duy trì đƣợc tốc
độ tăng trƣởng và giá trị GDP ở mức tƣơng đối lớn so với các nền kinh tế khác có
dân số ít.
1.2.4. Điều kiện tự nhiên
- Về diện tích, theo số liệu của WB, cả 4 nƣớc thuộc khối BRICs đều nằm
trong nhóm 8 nƣớc có diện tích lớn nhất thế giới. Tính chung diện tích cả khối,
BRICs chiếm 29% lãnh thổ thế giới.
16
Biểu đồ 1.11. 8 nƣớc có diện tích lớn
nhất thế giới.
Đơn vị: triệu km2.
Biểu đồ 1.12. Tỷ trọng diện tích lãnh
thổ của BRICs so với các nƣớc trên
thế giới.
Nguồn: Tác giả lập dựa trên số liệu của WB.
Lãnh thổ rộng lớn là điều kiện cơ bản giúp các nƣớc thuộc khối BRICs có
thể duy trì dân số đông của mình. Đồng thời, cho phép các nƣớc này có điều kiện
tìm kiếm, khai thác và kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Liên bang Mỹ (Cencus Bereau), trong 2
năm 2009 và 2010, Trung Quốc là nƣớc sản xuất hàng đầu thế giới về than đá,
nhôm, vàng, quặng sắt, đất hiếm... Nga là nƣớc sản xuất hàng đầu về dầu thô,
Niken
10. Nhìn chung, các nƣớc thuộc khối BRICs đều có nguồn tài nguyên khoáng
sản dồi dào, tạo điều kiện cho các nƣớc này có vị thế và tiếng nói quan trọng trên thị
trƣờng quốc tế.
- Về vị trí địa lý:
Nƣớc Nga rộng lớn trải dài ở giữa hai lục địa châu Âu và châu Á, đƣợc coi là
cầu nối 2 cực kinh tế quan trọng của thế giới là Tây Âu và các nền kinh tế phát triển
ở khu vực Đông Á.
Ấn Độ án ngữ khu vực Ấn Độ Dƣơng, tuyến đƣờng biển quan trọng nối
Trung Đông, châu Phi và Đông Á với châu Âu và Mỹ. Tuyến đƣờng này là nơi vận
chuyển tấp nập dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ. Đây cũng là nơi có trữ lƣợng
10
Cencus, International Statistics: Natural Resources and Energy, truy cập lúc 20:25 ngày 5/3/2012 tại địa
chỉ
17
dầu mỏ ngoài khơi rất lớn. Theo ƣớc tính, Ấn Độ Dƣơng cung cấp 40% sản lƣợng
dầu khai thác trên biển của thế giới.11
Trung Quốc nằm ở trung tâm lục địa châu Á. Vị trí trung tâm này đã giúp
Trung Quốc có thể quan hệ trực tiếp và gây ảnh hƣởng ngày càng lớn đến các nƣớc
trong khu vực, từ đó nâng cao vị thế trên trƣờng quốc tế.
Brazil nằm ở giữa khu vực Nam Mỹ. Với vị trí trung tâm cộng với diện tích
lớn (chiếm một nửa diện tích khu vực này12) và GDP cao nhất khu vực, Brazil có
điều kiện tác động, gây ảnh hƣởng đến toàn bộ khu vực này trong các vấn đề kinh
tế.
Nhƣ vậy, các nƣớc thuộc khối BRICs đều nằm ở những vị trí địa chiến lƣợc,
tạo điều kiện cho khối này có vị thế quan trọng trên trƣờng quốc tế.
1.3. Diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
1.3.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Theo Wikipedia tiếng Việt, khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua “là cuộc
khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín
dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nƣớc
trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ”.13
Về nguyên nhân của khủng hoảng, sau quá trình điều tra, ngày 13/4/2011
Thƣợng viện Mỹ công bố bản báo cáo Levin-Coburn, khẳng định cuộc khủng hoảng
tài chính lần này là hậu quả của việc sử dụng các công cụ tài chính phức tạp, rủi ro
cao; của việc xung đột các lợi ích ngầm; và thất bại của các cơ quan điều hành
chính sách, các hãng định mức tín nhiệm cũng nhƣ của chính thị trƣờng.
Khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính này là sự sụp đổ của bong bóng
nhà đất Mỹ. Trong giai đoạn 1997 và 2006, giá nhà đất Mỹ tăng 124%. Trong suốt
2 thập kỷ kết thúc vào năm 2001, tỷ số giữa giá nhà và thu nhập hộ gia đình ổn định
ở mức 2,9 đến 3,114. Trong năm 2004, tỷ số này tăng lên 4,0 và năm 2006 là 4,615.
11
CIA, The World fact book, truy cập lúc 9:13’ ngày 6/3/2012 tại địa chỉ chỉ
https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/xo.html
12
Wikipedia tiếng Việt, Brasil, truy cập lúc 22:30 ngày 6/3/2012 tại địa chỉ
13
Wikipedia tiếng Việt, Khủng hoảng tài chính 2007-nay, truy cập lúc 9:59’ ngày 12/3/2012 tại địa chỉ
2010
14
The Economist, CSI: Credit crunch, truy cập lúc 10:19' ngày 12/3/2012 tại địa chỉ
18
Giá nhà tiếp tục tăng và lập đỉnh vào năm 2007. Tình trạng bong bóng nhà đất này
khiến có rất ít hộ gia đình có thể trả tiền lãi cho việc vay tiền để mua nhà.
Biểu đồ 1.13. Giá nhà trung bình tại Mỹ giai đoạn 1963-2010.
Đơn vị: USD.
Nguồn: Cơ quan Thống kê Liên bang trực thuộc Bộ Thƣơng mại Mỹ.
Cạnh tranh giữa các công ty cho vay mua nhà thế chấp ngày càng tăng trong
khi số lƣợng ngƣời đủ tiêu chuẩn để vay nợ chỉ có hạn đã khiến các công ty cho vay
thế chấp nới lỏng các tiêu chuẩn bảo hiểm và bắt đầu hình thành các khoản cho vay
thế chấp có mức rủi ro cao hơn đối với những ngƣời vay có mức tín nhiệm thấp
hơn.
Ngày 27/2/2007, Công ty Tín dụng Địa ốc Liên bang Mỹ Freddie Mac thông
báo sẽ không mua các khoản thế chấp dƣới chuẩn rủi ro và các chứng khoán liên
quan đến thế chấp nhà.
Bắt đầu từ quý 2/2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Mỹ liên quan
đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản. Ngày 2/4/2007, Công ty Tài chính New
Century, công ty hàng đầu về các khoản thế chấp dƣới chuẩn của Mỹ, đệ đơn xin
bảo hộ phá sản. Ngày 6/8/2007, đến lƣợt Công ty Đầu tƣ Thế chấp Nhà đất Mỹ
(American Home Mortgage), một trong những Tổ chức cho vay thể chấp mua nhà
lớn nhất của Mỹ, nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
15
Bloomberg Businessweek, The financial crisis blame game, truy cập lúc 11:30 ngày 12/3/2012 tại địa chỉ
s+index+-+temp_top+story
19
Bong bóng nhà đất vỡ dẫn đến các khoản vay không thể trả đƣợc đối với các
tổ chức tài chính Mỹ. Ngày 17/8/2007, Ủy ban Thị trƣờng Mở Liên bang Mỹ
(Federal Open Market Committee - FOMC) phải đƣa ra thông báo về tình trạng bất
ổn trên thị trƣờng tài chính.
Cùng lúc đó, hàng loạt chứng khoán liên quan đến các khoản thế chấp dƣới
chuẩn bị đánh tụt hạng tín nhiệm. Ngày 1/6/2007, 2 hãng định mức tín nhiệm là
Standard and Poor's và Moody's Investor Service đã hạ mức tín nhiệm của hơn 100
loại trái phiếu liên quan đến các khoản thế chấp dƣới chuẩn. Tiếp đó, ngày
11/7/2007, Standard and Poor's đặt 612 loại chứng khoán liên quan đến các khoản
thế chấp địa ốc dƣới chuẩn vào diện cảnh báo tài chính.
Trƣớc tình hình đó, nhiều ngƣời gửi tiền ở các tổ chức tài chính này lo sợ, đã
đến rút tiền và gây ra hiện tƣợng rút tiền gửi đột biến, khiến cho các tổ chức tài
chính này càng thêm khó khăn. Để ứng phó, FED đã tiến hành các biện pháp nhằm
tăng thanh khoản của thị trƣờng tín dụng nhƣ: mua vào các loại trái phiếu Chính
phủ Mỹ thông qua thị trƣờng mở, kể cả trái phiếu của các cơ quan chính phủ Mỹ
đƣợc đảm bảo theo tín dụng nhà đất. Tháng 9/2007, FED giảm lãi suất cho vay qua
đêm liên ngân hàng (Fed fund rates) từ 5,25% xuống 4,75%. Trong khi đó, Ngân
hàng Trung ƣơng châu Âu - ECB bơm 205 tỷ USD vào thị trƣờng tín dụng để nâng
cao mức thanh khoản.
Tháng 12/2007, cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn khi các báo cáo
kinh tế cuối năm cho thấy thị trƣờng bất động sản điều chỉnh lâu hơn và quy mô
cuộc khủng hoảng cũng rộng hơn ƣớc đoán ban đầu. Tình trạng đói tín dụng trở nên
rõ ràng. FED liên tiếp giảm mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng 12/2007 và
tháng 2/2008 nhƣng không đạt kết quả nhƣ mong đợi.
Tháng 3/2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu ngân hàng Bear
Sterns nhƣng không thành công. Việc Ngân hàng dự trữ liên bang New York không
cứu đƣợc Bear Sterns và phải để công ty này bị đem bán với mức giá rẻ đã khiến
công chúng lo ngại về năng lực can thiệp của chính phủ trong việc giải cứu các tổ
chức tài chính gặp khó khăn. Sự việc này đã khiến cuộc khủng hoảng trở nên trầm
trọng hơn. Tháng 8/2008, tổ chức tài chính thuộc hàng lớn nhất và lâu đời nhất của
Mỹ là Lehman Brothers đã bị phá sản. Đến cuối năm 2008, Mỹ phải giải thể 25
20
ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2009, Mỹ phải đóng cửa thêm 52 ngân hàng
nữa16.
Thông qua quan hệ tài chính, kinh tế mật thiết của Mỹ với các nƣớc khác,
cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ đã lan rộng ra nhiều nƣớc trên thế giới. Theo
Wikipedia, cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ đã lan rộng ra hệ thống ngân hàng
châu Âu nhƣ sau17:
Nhiều tổ chức tài chính của các nƣớc phát triển cũng tham gia vào thị trƣờng
tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mỹ. Vì vậy, khi bóng bóng nhà ở của Mỹ bị vỡ, các tổ
chức tài chính này cũng gặp nguy hiểm. Những nƣớc châu Âu bị ảnh hƣởng nặng
nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ban Nha. Tháng 9/2007, ngân hàng
Northern Rock của Anh bị rút tiền gửi đột biến và phải quốc hữu hóa. Tình trạng
ngƣời dân rút tiền gửi đột biến cũng diễn ra tại các ngân hàng khác của nƣớc này.
Năm 2008, đến lƣợt ngân hàng Bradford & Bingley plc của Anh bị chia tách thành
2 đơn vị riêng biệt. Các ngân hàng khác phải đổi chủ sở hữu: Catholic Building
Society, Alliance & Leicester. Các ngân hàng London Scottish Bank và
Dunfermline Building Society phải chịu sự giám sát đặc biệt của Chính phủ Anh.
Khủng hoảng ngân hàng diện rộng đã xảy ra ở Iceland. Các ngân hàng
Glitnir, Straumur Investment Bank, Reykjavík Savings Bank bị quốc hữu hóa. Ngân
hàng Kaupthing và Landsbanki của nƣớc này cũng bị đặt dƣới sự quản lý của cơ
quan giám sát tài chính quốc gia. Đầu năm 2008, Ngân hàng Ireland bị hạ xếp hạng
tín dụng khiến giá cổ phiếu của ngân hàng này tại thời điểm đầu tháng 3/2008 giảm
99% so với mức cao nhất năm 2007. Quý I/2008, GDP của Iceland giảm 1,5%. Đầu
năm 2009, ngân hàng Anglo Irish Bank bị quốc hữu hóa. Cổ phiếu của ngân hàng
Allied Irish Banks cũng bị mất giá mạnh và ngân hàng này phải chấp nhận cải cách
để đƣợc chính phủ cho vay tái cơ cấu.
Cuối năm 2008, ngân hàng Fortis của Bỉ bắt đầu bị đem bán dần và chỉ đƣợc
giữ lại lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Ngân hàng Dexia chịu khoản lỗ 3,3 tỷ
euro và phải xin trợ giúp của Chính phủ Bỉ. Ở Hà Lan, ngân hàng ING Group đã
16
Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2010, Thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện
khủng hoảng tài chính toàn cầu, Luận văn Thạc sỹ Thƣơng mại, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, trang 16.
17
wikipedia tiếng Việt, khủng hoảng tài chính 2007-nay, truy cập lúc 15:30 ngày 12/4/2012 tại địa chỉ
E2%80%93nay
21
phải xin Chính phủ nƣớc này cho vay. Ở Đức, ngày từ đầu năm 2008, ngân hàng
BayernLB đã phải chịu những khoản lỗ lớn do tham gia vào thị trƣờng tín dụng nhà
ở thứ cấp ở Mỹ, sau đó, ngân hàng này đã phải xin trợ giúp của chính phủ liên bang.
1.3.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Cuộc khủng hoảng tài chính này đã khiến nền kinh tế toàn cầu lâm vào suy
thoái nghiêm trọng.
Khủng hoảng tài chính đã khiến tín dụng trở nên khan hiếm, tiêu dùng cá
nhân tại Mỹ suy giảm. Một mặt tiêu dùng giảm khiến hàng hóa của doanh nghiệp
khó tiêu thụ, mặt khác tình trạng thiếu vốn lại khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản
xuất, sa thải lao động. Thất nghiệp gia tăng khiến thu nhập của ngƣời dân giảm sút.
Điều này đến lƣợt nó lại khiến ngƣời dân giảm mua sắm, hàng hóa ế ẩm, sản xuất
đình trệ, nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất phải kể
đến ngành công nghiệp ô tô của Mỹ với 3 công ty hàng đầu là GM, Ford và
Chrysler. Tháng 2/2008, GM thông báo năm 2007 hãng bị lỗ 38,7 tỷ USD (trƣớc
khi trừ thuế và trả nợ). Cũng trong năm 2007, Ford lỗ 2,723 tỷ USD. Sang năm
2008, tình hình kinh doanh càng tồi tệ hơn, doanh số của 3 hãng này giảm xuống
mức thấp ngang hồi thập niên 1950. Tám tháng đầu năm 2008, Chrysler lỗ 400 triệu
USD. GM lỗ trƣớc thuế 4,2 tỷ USD chỉ riêng trong quý III/2008, trong khi Ford lỗ
2,75 tỷ USD18.
Thông qua các mối liên kết tài chính phức tạp và đan xen, khủng hoảng tài
chính Mỹ đã lan rộng ra ngành tài chính khắp các nƣớc trên thế giới, nhất là các
nƣớc phát triển. Các ngân hàng ở châu Âu, sau khi chịu thiệt hại nặng nề do vỡ
bong bóng tín dụng nhà ở thứ cấp trên thị trƣờng Mỹ, đã gặp rất nhiều khó khăn
trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng này. Để giải cứu hệ thống ngân hàng,
chính phủ các nƣớc buộc phải vay nợ nhiều hơn khiến nợ công tại nhiều nƣớc châu
Âu tăng mạnh. Điều này dẫn đến khủng hoảng niềm tin vào nợ công của các chính
phủ này, đẩy lãi suất lên cao, phá hoại sự ổn định của đồng Euro - đồng tiền chung
châu Âu. Hệ thống tài chính châu Âu rối loạn, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn
18
wikipedia tiếng Việt, Khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008-2010, truy cập lúc 12:46 ngày
12/4/2012 tại địa chỉ
%E1%BA%A1o_%C3%B4_t%C3%B4_Hoa_K%E1%BB%B3_2008-2010
22
vốn. Bên cạnh đó, để giảm nợ công, nhiều nƣớc phải thực hiện chính sách “thắt
lƣng buộc bụng” khiến tổng cầu giảm sút, nền kinh tế càng rơi vào suy thoái.
Tại Nhật Bản, tuy khu vực tài chính của nƣớc này vẫn trụ vững, nhƣng việc
có nhiều công ty Mỹ phát hành trái phiếu tại thị trƣờng chứng khoán Tokyo đã
khiến cho thị trƣờng chứng khoán của Nhật Bản bị tác động tiêu cực và ảnh hƣởng
tới khả năng huy động vốn của các công ty Nhật Bản.
Bảng 1.5. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của 7 nƣớc công nghiệp phát triển
G7 từ 2007-2011.
Đơn vị: %.
2007 2008 2009 2010 2011
Canada 2,20 0,69 -2,77 3,21 2,30
Pháp 2,29 -0,08 -2,73 1,48 1,60
Đức 3,27 1,08 -5,13 3,69 3,00
Italy 1,68 -1,16 -5,05 1,54 0,40
Nhật Bản 2,36 -1,17 -6,29 4,00 -0,90
Anh 3,47 -1,10 -4,37 2,09 0,90
Mỹ 1,94 -0,02 -3,50 3,00 1,80
Nguồn: WB
Do Mỹ và các nƣớc phát triển khác là thị trƣờng xuất khẩu quan trọng của
các nƣớc đang phát triển nên suy thoái kinh tế ở Mỹ và các nƣớc phát triển khác đã
làm giảm xuất khẩu ở các nƣớc đang phát triển, khiến kinh tế các nƣớc này giảm
tăng trƣởng. Tháng 6/2009, Viện Brookings đã có báo cáo cho rằng trong giai đoạn
2000-2007, tiêu dùng của Mỹ chiếm 1/3 tăng trƣởng tiêu dùng toàn cầu và "nền
kinh tế Mỹ đã chi tiêu quá nhiều, vay nợ quá nhiều trong nhiều năm và phần còn lại
của thế giới lại phụ thuộc vào ngƣời tiêu dùng Mỹ"19. Vì vậy, khi ngƣời Mỹ cắt
giảm chi tiêu, kinh tế nhiều nƣớc lập tức gặp khó khăn. Bên cạnh đó, do khủng
hoảng tài chính, các nguồn vốn cho vay hoặc tài trợ cho các nƣớc đang phát triển,
các nƣớc nghèo bị giảm mạnh cũng khiến kinh tế các nƣớc này càng thêm khó
khăn. Suy giảm kinh tế toàn cầu cũng khiến cầu năng lƣợng, nguyên liệu giảm,
khiến các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ và nguyên liệu bị giảm xuất khẩu và giảm tăng
trƣởng kinh tế.
19
Baily, Martin Neil & Elliott, Douglas J., 2009. The U.S. Financial and Economic Crisis: Where Does It
Stand and Where Do We Go From Here?. Brookings, trang 21.
23
Biểu đồ 1.14. Tăng trƣởng GDP của toàn cầu, các nƣớc phát triển, đang
phát triển và mới nổi.
Nguồn: IMF.
Đối với BRICs, suy thoái kinh tế tại Mỹ và các nƣớc phát triển cũng có tác
động tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế của khối này. Ấn Độ và Trung Quốc đều bị
giảm xuất khẩu nhƣng nhờ thị trƣờng nội địa rộng lớn nên tăng trƣởng kinh tế ở các
nƣớc này vẫn ở mức thực dƣơng. Nga và Brazil chịu tác động nặng nề hơn. Kinh tế
Nga thậm chí còn bị suy thoái trong năm 2009 do nƣớc này phụ thuộc quá nhiều
vào xuất khẩu dầu lửa trong khi giá dầu lửa sụt giảm mạnh trong giai đoạn khủng
hoảng kinh tế từ mức đỉnh cao trên 140 USD/thùng xuống còn hơn 30 USD/thùng.
Kinh tế Brazil cũng bị tác động tiêu cực và tăng trƣởng âm trong năm 2009 do nƣớc
này cũng phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu trong khi
giá nguyên liệu cũng sụt giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy vậy nhìn chung
kinh tế khối BRICs vẫn tăng trƣởng tốt trong giai đoạn khủng hoảng và hồi phục
nhanh hơn phần còn lại của thế giới.
24
CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA KHỐI BRICs TRONG KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH TOÀN CẦU
2.1. Là đầu tầu thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế thế giới
Do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới
rơi vào suy thoái, tăng trƣởng kinh tế bắt đầu suy giảm từ năm 2008 và nặng nề nhất
là năm 2009 khi tăng trƣởng kinh tế toàn cầu ở mức âm (-2,3%).
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng trung bình của kinh tế thế giới.
Đơn vị: %.
2007 2008 2009 2010 2011
3,98 1,44 -2,30 4,21 3,80
Nguồn: WB và IMF
Trong giai đoạn này, các nền kinh tế phát triển tăng trƣởng với tốc độ khá
thấp, trong đó có 2 năm tăng trƣởng âm là 2008 và 2009.
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trƣởng khối G7 từ 2007 đến 2011.
Đơn vị: %.
2007 2008 2009 2010 2011
2,46 -0,25 -4,26 2,72 1,30
Nguồn: WB và IMF
Trong khủng hoảng, kinh tế của các nƣớc BRICs cũng bị ảnh hƣởng tiêu cực
nhƣng đã nhanh chóng phục hồi. Dấu hiệu đầu tiêu về sự phục hồi này là chỉ số
PMI
20
.
Theo số liệu của Goldman Sachs, chỉ số PMI của Trung Quốc chạm đáy vào
tháng 11/2008, sớm hơn tất cả các nền kinh tế khác và đã phục hồi nhanh chóng sau
đó. Mặc dù chỉ số PMI của Brazil và Nga phục hồi chậm hơn so với Ấn Độ và
Trung Quốc, toàn khối BRICs vẫn vƣợt xa các nền kinh tế mới nổi khác cũng nhƣ
các nƣớc công nghiệp phát triển.
20
Chỉ số PMI (Purchasing Managers Index) là chỉ báo về tình trạng kinh tế của khu vực sản xuất. Chỉ số này
đƣợc tính dựa trên 5 chỉ báo chính: số đơn đặt hàng mới, mức độ hàng tồn kho, sản xuất, giao hàng và môi
trƣờng việc làm.
Chỉ số PMI cao hơn 50 cho thấy khu vực sản xuất đang mở rộng, chỉ số thấp hơn 50 chứng tỏ khu vực sản
xuất đang thu hẹp lại.
Nguồn: Investopedia, truy cập tại địa chỉ
25
Biểu đồ 2.1. Chỉ số PMI của BRICs và các nƣớc khác.
Nguồn: Goldman Sachs.
Nhờ sự phục hồi nhanh chóng này nên trong khi các nền kinh tế phát triển đang
gặp khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nền kinh tế mới nổi thuộc
khối BRICs có tốc độ tăng trƣởng khả quan, trong các năm 2008 và 2009, GDP toàn
khối BRICs luôn đạt tăng trƣởng dƣơng.
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trƣởng trung bình của khối BRICs từ 2007 – 2011.
Đơn vị: %.
2007 2008 2009 2010 2011
9,66 6,24 2,46 7,68 5,90
Nguồn: WB và IMF
Chính nhờ sự phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ của mình, cộng với sự suy
yếu của các nền kinh tế phát triển, đóng góp của BRICs vào tăng trƣởng kinh tế
toàn cầu đã tăng mạnh lên trên 50%. Mức đóng góp này cao gần gấp 2 lần so với
giai đoạn 2000-2007 khi trung bình đóng góp của BRICs vào tăng trƣởng hàng năm
của kinh tế thế giới chỉ ở mức 27%21.
21
Goldman Sachs, 2011, BRICs remains in the fast lane, trang 2.
26
Biểu đồ 2.2. Đóng góp của các nền kinh tế vào tăng trƣởng GDP toàn cầu.
Nguồn: Goldman Sachs.
Nhƣ biểu đồ cho thấy, vai trò của các nền kinh tế công nghiệp phát triển
trong việc dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu đã sụt giảm nghiêm trọng trong giai đoạn
khủng hoảng, thậm chí còn kéo tụt sự phát triển của kinh tế thế giới khi các nền
kinh tế này tăng trƣởng âm trong năm 2009. Các nền kinh tế mới nổi khác (không
tính BRICs) cũng có những đóng góp tích cực vào tăng trƣởng kinh tế thế giới, tuy
vậy, do quy mô các nền kinh tế này không lớn nên đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế
toàn cầu chƣa nhiều. Vì vậy, vai trò đầu tầu tăng trƣởng của nền kinh tế toàn cầu
thuộc về khối BRICs do khối này duy trì đƣợc đà tăng trƣởng cao và có quy mô
kinh tế đủ lớn. Thủ tƣớng Ấn Độ Manmohan Singh còn cho rằng chất lƣợng và khả
năng bền bỉ của tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào việc các nền kinh
tế BRICS thực hiện các biện pháp mạnh ra sao22.
Tìm hiểu sâu hơn, ta có thể thấy động lực đã giúp các nƣớc BRICs có thể
tăng trƣởng mạnh nhƣ vậy trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái chính là cầu
tiêu dùng của thị trƣờng nội địa các nƣớc này. Theo tính toán của ngân hàng
Goldman Sachs, trong 2 năm 2008 và 2009, nhu cầu tiêu dùng nội địa chính là
22
Báo Vietnamplus, BRICS đang khẳng định vị thế trên bàn cờ quốc tế, truy cập lúc 16:01 ngày 23/1/2012
tại địa chỉ
te/20114/85595.vnplus
27
thành tố đóng góp lớn nhất cho tăng trƣởng GDP của các nền kinh tế thuộc khối
BRICs
23
.
Biểu đồ 2.3. Đóng góp của cầu nội địa vào tăng trƣởng GDP thực tế
trong 2 năm 2008 và 2009 của một số nƣớc.
Nguồn: Goldman Sachs.
Do đó, các nền kinh tế BRICs ngày càng ít phải phụ thuộc vào xuất khẩu để
tăng trƣởng kinh tế. Bất chấp việc xuất khẩu sụt giảm 25%, nền kinh tế Trung Quốc
vẫn tăng 6% trong nửa đầu năm 200924. Còn tỷ trọng của xuất khẩu ròng trong GDP
của Brazil, Ấn Độ và Nga trong 2 năm 2008 và 2009 cũng ở mức thấp, thậm chí còn
đóng góp âm vào tăng trƣởng GDP thực tế (nhƣ thể hiện trong biểu đồ).
Để làm rõ hơn vai trò của thị trƣờng nội địa trong việc duy trì đà tăng trƣởng,
chúng ta nghiên cứu kỹ hơn về các nền kinh tế trong khối BRICs. Ngay trong khối
này, không phải tất cả các nền kinh tế đều chống chọi với khủng hoảng nhƣ nhau.
Trong khi Trung Quốc và Ấn Độ vẫn duy trì đƣợc tốc độ phát triển khá cao nhờ vào
thị trƣờng nội địa rộng lớn, Nga là nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất của cuộc
khủng hoảng.
23
Goldman Sachs, 2009, Global Economics Paper No 192: The Long-term Outlook for the BRICs and N-11
Post Crisis, trang 9.
24
IMF, BRICs drive global economic recovery, truy cập lúc 19:58 ngày 14/3/2012 tại địa chỉ
28
Bảng 2.4. Tăng trƣởng GDP của các nƣớc khối BRICs từ 2008-2011.
Đơn vị: %.
2008 2009 2010 2011
Trung Quốc 9,60 9,20 10,40 9,20
Ấn Độ 4,93 9,10 8,81 7,40
Brazil 5,16 -0,64 7,49 2,90
Nga 5,25 -7,81 4,03 4,10
Nguồn: tác giả lập dựa trên số liệu của WB và IMF.
Kinh tế Nga chịu tác động nặng nề nhất do nƣớc này phụ thuộc nghiêm trọng
vào xuất khẩu tài nguyên năng lƣợng. Giá dầu quốc tế tụt giảm mạnh từ mức
147USD/thùng hồi tháng 7/2008 xuống còn hơn 30USD/thùng vào tháng 12/2008
khiến thặng dự thƣơng mại Nga cũng giảm theo. Kinh tế Nga điêu đứng và đƣơng
đầu với nhiều thử thách. Nƣớc này bị khủng hoảng tài chính trong năm 2008 với giá
chứng khoán sụt giảm mạnh, đồng Rúp mất giá, một số ngân hàng bị đổ vỡ. Kinh tế
Brazil cũng bị suy thoái nhẹ do nƣớc này cũng phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên
liệu.
2.2. Là nơi cung cấp tín dụng quan trọng cho Mỹ, châu Âu, IMF khắc
phục khủng hoảng tài chính
Khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, các nền kinh tế phát triển suy thoái
nặng nề, tăng trƣởng kinh tế ở mức âm. Trong khi cầu tiêu dùng nội địa sụt giảm
nghiêm trọng, để duy trì GDP và tránh để nền kinh tế trƣợt sâu hơn vào suy thoái,
chính phủ các nƣớc phát triển đã phải triển khai các chƣơng trình kích thích kinh tế
vô cùng tốn kém.
- Các chƣơng trình kích thích kinh tế của Mỹ:
Ngày 13/2/2008, Tổng thống Mỹ Bush đã ký ban hành đạo luật Kích thích
Kinh tế năm 2008, đạo luật này cho phép chính phủ Mỹ áp dụng chƣơng trình kích
cầu tổng hợp trị giá 168 tỷ USD chủ yếu dƣới hình thức hoàn thuế thu nhập cá
nhân25.
25
AFP, Bush signs economic stimulus package, truy cập lúc 8:53' ngày 16/3/2012 tại địa chỉ
29
Trƣớc tình hình khủng hoảng tài chính vẫn diễn biến nghiêm trọng, sau khi
đƣợc Thƣợng viện và Hạ viện Mỹ thông qua, ngày 3/10/2008 Tổng thống Bush đã
ký đạo luật Ổn định Kinh tế Khẩn cấp năm 2008 trị giá 700 tỷ USD26.
Sau khi trúng cử, ngày 17/2/2009, Tổng thống Obama cũng đã ký ban hành
đạo luật Tái đầu tƣ và Phục hồi nƣớc Mỹ. Đạo luật này cho phép chính phủ Mỹ thực
hiện gói kích thích kinh tế thứ hai trị giá 787 tỷ USD27.
- Các gói kích thích, cứu trợ của châu Âu:
Ngày 26/11/2008, Ủy ban châu Âu công bố kế hoạch kích thích kinh tế trị
giá 200 tỷ Euro, tƣơng đƣơng 259 tỷ USD, để kích thích tăng trƣởng kinh tế và tạo
việc làm. Kế hoạch này sau đó đã đƣợc các nhà lãnh đạo châu Âu thông qua tại hội
nghị thƣợng đỉnh EU vào tháng 12/2008. Trong 200 tỷ Euro, có 30 tỷ Euro là từ
ngân sách của Ủy ban châu Âu, số còn lại 170 tỷ Euro là từ nguồn ngân sách của
các nƣớc thành viên28.
Bên cạnh chƣơng trình kích thích kinh tế, châu Âu còn phải triển khai các
chƣơng trình cứu trợ đối với các quốc gia chìm trong nợ nần: Hy Lạp, Ireland, Bồ
Đào Nha.
Tháng 5/2010, EU và IMF đã nhất trí chi 110 tỷ Euro, tƣơng đƣơng 146 tỷ
USD, để ngăn chặn khả năng vỡ nợ của Hy Lạp. Trong đó, đóng góp của các thành
viên EU là 80 tỷ Euro29. Tháng 7/2011, châu Âu tiếp tục thông qua gói cứu trợ 155
tỷ USD cho Hy Lạp, trong đó có hơn 53 tỷ USD là của các ngân hàng và nhà đầu
tƣ30.
26
MSNBC, Bush signs $700 billion financial bailout bill, truy cập lúc 9:10 ngày 16/3/2012 tại địa chỉ
bailout-bill/#.T2KhCcVmKjU
27
MSNBC, Obama: Stimulus lets Americans claim destiny, truy cập lúc 9:38 ngày 16/3/2012 tại địa chỉ
destiny/#.T2KntcVmKjU
28
Thanh niên, EU chi 200 tỷ Euro kích thích kinh tế, truy cập lúc 16:55 ngày 16/3/2012 tại địa chỉ
29
VnEconomy, EU IMF chi 146 tỷ USD giải cứu Hy Lạp, truy cập lúc 17:02 ngày 16/3/2012 tại địa chỉ
30
Vnexpress, Châu Âu thông qua gói cứu trợ 155 tỷ USD cho Hy Lạp, truy cập lúc 17:05 ngày 16/3/2012 tại
địa chỉ
hy-lap/
30
Tháng 11/2010, châu Âu cũng phải thông qua gói cứu trợ tài chính cho
Ireland với tổng giá trị 85 tỷ Euro, tƣơng đƣơng 113 tỷ USD. Trong đó, 22,5 tỉ Euro
đến từ IMF, 45 tỉ Euro đến từ EU và Anh và 17,5 tỉ euro còn lại do chính phủ
Ireland đóng góp31.
Tháng 5/2011, châu Âu tiếp tục phải thông qua chƣơng trình cho vay khẩn
cấp trị giá 78 tỷ Euro, tƣơng đƣơng 110,8 tỷ USD, cho Bồ Đào Nha nhằm ngăn
chặn cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng. Trong gói cứu trợ này, 2/3 giá trị do IMF
cung cáp, 1/3 còn lại do châu Âu tài trợ32.
Ngày 30/3/2012, các Bộ trƣởng tài chính thuộc Eurozone đã đạt đƣợc thỏa
thuận nâng quy mô quỹ cứu trợ chống khủng hoảng nợ lên hơn 1.000 tỷ USD. Sau
một hội nghị quan trọng ở Copenhagen, Đan Mạch, Bộ trƣởng Tài chính Áo Maria
Fekter thông báo đã đạt đƣợc thỏa thuận nâng quỹ cứu trợ của khu vực Eurozone
lên "tổng cộng hơn 800 tỷ ero” (1.067 tỷ USD). Bà Fekter cho biết 800 tỷ euro nói
trên bao gồm 500 tỷ từ quỹ Cơ chế Bình ổn châu Âu, sẽ có hiệu lực từ tháng
7/2012, cùng 200 tỷ thuộc các khoản vay đã cam kết, và 100 tỷ là các khoản vay
song phƣơng và ngân quỹ của EU33.
Do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế các
nƣớc rơi vào suy thoái, thu ngân sách của các chính phủ bị thu hẹp. Thêm vào đó,
chính phủ các nƣớc lại phải triển khai hàng loạt chƣơng trình kích thích, cứu trợ nên
gánh nặng nợ công ngày càng tăng cao. Các nền kinh tế hàng đầu nhƣ Mỹ, Anh,
Pháp, Canada đều có tỷ lệ nợ công/GDP ở mức xấp xỉ 100%.
31
Thời báo kinh tế Sài Gòn, EU thông qua gói cứu trợ Ireland, truy cập lúc 17:14 ngày 16/3/2012 tại địa chỉ
32
VTV, Châu Âu thông qua gói cứu trợ Bồ Đào Nha, truy cập lúc 17:18 ngày 16/3/2012 tại địa chỉ
33
Vietnamplus, Quỹ cứu trợ Eurozone nâng lên hơn 1.000 tỷ USD, truy cập lúc 8:23 ngày 31/3/2012 tại địa
chỉ
USD/20123/133508.vnplus
31
Bảng 2.5. Nợ công của các nền kinh tế thuộc OECD.
Đơn vị: % GDP.
Nền kinh tế 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Australia 15.5 14.4 13.7 19.4 23.6 26.8
Áo 66.4 63.4 68.4 74.4 78.2 79.9
Bi 91.6 88.0 93.0 100.0 100.2 100.3
Canada 70.3 66.5 71.1 83.4 85.1 87.8
Cộng hòa Séc 32.6 31.0 34.4 41.1 44.5 47.1
Đan Mạch 41.2 34.3 42.6 52.4 55.6 56.1
Estonia 8.0 7.3 8.5 12.7 12.5 12.3
Phần Lan 45.6 41.4 40.4 51.6 57.6 61.2
Pháp 71.2 73.0 79.3 90.8 95.2 98.6
Đức 69.8 65.6 69.7 77.4 87.1 86.9
Hy Lạp 116.9 115.0 118.1 133.5 149.1 165.1
Hungary 72.4 73.4 77.0 86.7 86.9 89.8
Iceland 57.4 53.3 102.1 119.8 125.0 127.3
Ireland 29.2 28.7 49.6 71.1 98.5 112.6
Israel 84.7 78.1 77.0 79.4 76.0 74.6
Italy 116.9 112.1 114.7 127.1 126.1 127.7
Nhật Bản 172.1 167.0 174.1 194.1 200.0 211.7
Hàn Quốc 28.5 28.7 30.4 33.5 34.6 35.5
Luxembourg 11.5 11.3 18.3 18.0 24.5 28.2
Hà Lan 54.5 51.5 64.8 67.4 70.6 72.5
New Zealand 26.6 25.7 28.9 34.4 37.8 44.1
Na Uy 59.4 57.4 55.0 49.1 49.7 56.5
Ba Lan 55.2 51.7 54.4 58.5 62.4 64.9
Bồ Đào Nha 77.6 75.4 80.7 93.3 103.6 111.9
Slovak 34.1 32.9 31.8 40.0 44.8 49.8
Slovenia 33.8 30.7 30.4 44.3 48.4 53.7
Tây Ban Nha 46.2 42.3 47.7 62.9 67.1 74.1
Thụy Điển 53.9 49.3 49.6 52.0 49.1 46.2
Thụy Sỹ 50.2 46.8 43.6 43.7 42.6 42.0
Anh 46.0 47.2 57.4 72.4 82.2 90.0
Mỹ 60.9 62.1 71.4 85.0 94.2 97.6
Nguồn: Global Finance, Public Debt as percent of GDP 2006-2013, truy cập
lúc 20:32 ngày 16/3/2012 tại địa chỉ
database/economic-data/10394-public-debt-by-country.html#axzz1pIXs2kHu
(OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - Organization for Economic
Cooperation and Development).
32
Trong khi đó, trải qua quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ suốt thập kỷ vừa
qua, dự trữ ngoại hối của các nƣớc BRICs ngày càng tăng. Cả 4 nƣớc thuộc khối
BRICs đều thuộc top 10 nền kinh tế có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, tính đến
cuối năm 2011 và đầu năm 201234.
Nổi trội nhất là Trung Quốc với khoản dự trữ ngoại hối đến cuối năm 2011
đạt 3,2 nghìn tỷ USD, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và lớn gấp 3 lần
dự trữ ngoại hối của Nhật bản - nƣớc có lƣợng dự trữ ngoại hối nhiều thứ 2 thế
giới35.
Các mốc quan trọng về tăng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc: Tháng
11/1996 đạt mức 100 tỷ USD; năm 2001 vƣợt mức 200 tỷ USD; tháng 2/2006
Trung Quốc vƣợt Nhật Bản trở thành nƣớc có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới;
tháng 10/2006 vƣợt mức 1.000 tỷ USD; tháng 6/2009 vƣợt mức 2.000 tỷ USD;
tháng 3/2011 vƣợt mức 3.000 tỷ USD. Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu ngân hàng
thuộc trƣờng đại học Kinh tế tài chính Gua Tian Jiong cho rằng: dự trữ ngoại hối
Trung Quốc tăng mạnh trong thời gian qua là do nền kinh tế Trung Quốc phục hồi
nhanh sau khủng hoảng, đạt thặng dƣ thƣơng mại lớn, thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài tăng mạnh. Ngoài ra, tỷ giá đồng nhân dân tệ có xu hƣớng tăng, chênh
lệch lãi suất ngoại tệ trong và ngoài nƣớc lớn nên dòng vốn từ nƣớc ngoài chảy vào
Trung Quốc cũng góp phần làm tăng dự trữ ngoại hối36.
Các nƣớc Nga, Brazil và Ấn Độ cũng sở hữu lƣợng dự trữ ngoại hối rất lớn,
lần lƣợt đạt 505,4 tỷ, 355,1 tỷ và 292,8 tỷ USD37.
34
Wikipedia, List of countries by foreign-exchange reserves, truy cập lúc 23:17 ngày 17/3/2012 tại địa chỉ
35
Vneconomy, Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm lần đầu trong 13 năm, truy cập lúc 21:01 ngày
17/3/2012 tại địa chỉ
lan-dau-trong-13-nam.htm
36
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Biến động dự trữ ngoại hối của các nước, truy cập lúc 22:10 ngày
17/3/2012 tại địa chỉ
dLA09_X--
AYNcAQwNzA_2CbEdFAFjmS9E!/?WCM_PORTLET=PC_7_0D497F540O8A70IOVKL3FS1GE5_WC
M&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.research/vn.sbv.research.resear
ch/6253ed004689df979d27ddac4c9fd80c
37
Wikipedia, List of countries by foreign-exchange reserves, truy cập lúc 9:43 ngày 12/4/2012 tại địa chỉ
33
Bảng 2.6. 10 nền kinh tế có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới.
Thứ tự Nền kinh tế
Dự trữ ngoại hối
(Đơn vị: triệu USD)
Số liệu
tính đến
tháng
1 Trung Quốc 3.181.100 12/2011
2
Châu Âu
(các nƣớc sử dụng đồng Euro) 1.295.840 12/2011
3 A Rập Xê Út 541.091 12/2011
4 Nga 505.391 01/2012
5 Đài Loan 385.547 12/2011
6 Brazil 355.075 01/2012
7 Thụy Sỹ 340.626 12/2011
8 Hàn Quốc 311.340 01/2012
9 Ấn Độ 292.767 01/2012
10 Hồng Kông 285.408 12/2011
11 Đức 257.006 01/2012
Nguồn: Wikipedia.
Do vậy, sau khi trừ đi các khoản nợ nƣớc ngoài, các nền kinh tế khối BRICs
vẫn thuộc nhóm nƣớc sở hữu các nguồn lực tài chính lớn nhất trên thế giới, đối lập
với Mỹ và các nƣớc Tây Âu.
Hình 2.1. Dự trữ ngoại hối và vàng trừ đi các khoản nợ nƣớc ngoài của
các nƣớc.
Nguồn: Wikipedia.
34
Để tận dụng nguồn lực tài chính này, các nƣớc phát triển thƣờng xuyên có
các cuộc thăm viếng, làm việc, nhất là với Trung Quốc để thuyết phục nƣớc này
phối hợp khôi phục đà tăng trƣởng của kinh tế nƣớc mình và thế giới.
Ngày 22/2/2009, Bộ trƣởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi Trung
Quốc tiếp tục mua trái phiếu chính phủ Mỹ để giúp huy động nguồn tài chính cho
kế hoạch kích thích kinh tế của Tổng thống Obama38.
Tuy nhiên, trƣớc việc đồng USD liên tục mất giá trên thị trƣờng tài chính
quốc tế, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng lo ngại cho kho tài sản dự trữ ngoại hối chủ
yếu là trái phiếu chính phủ Mỹ của mình. Do vậy, để thuyết phục Trung Quốc, năm
2009 Bộ trƣởng Tài chính Mỹ Tim Geithner cũng đã phải đích thân sang Trung
Quốc trấn an nƣớc này và tuyên bố các tài sản tài chính của Trung Quốc tại Mỹ rất
an toàn39.
Để tăng thêm sức thuyết phục, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã sang
Trung Quốc vào tháng 8/2011 nhằm tái cam kết với Trung Quốc rằng nƣớc này
không phải lo lắng, đồng thời kêu gọi Trung Quốc tiếp tục đầu tƣ vào trái phiếu
chính phủ Mỹ. Ông Biden đƣợc trích lời nói "(Trung Quốc) không phải lo lắng",
"chúng tôi (nƣớc Mỹ) vẫn là nơi đầu tƣ tốt nhất thế giới" và "các bạn (Trung Quốc)
rất an toàn (khi đầu tƣ trái phiếu chính phủ Mỹ)"40.
Hiện nay, trong số các chủ nợ của Mỹ, Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất. Brazil
và Nga cũng là các chủ nợ hàng đầu của nƣớc này với việc nắm giữ lƣợng lớn trái
phiếu chính phủ Mỹ. Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, tính đến cuối tháng 2/2012,
Trung Quốc, Brazil và Nga nằm trong nhóm 8 chủ nợ nƣớc ngoài hàng đầu của Mỹ,
trong đó Trung Quốc nắm giữ 1.178,9 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ các loại,
Brazil nắm giữ 225,5 tỷ USD, Nga nắm 142,1 tỷ USD41.
Ngoài Mỹ, châu Âu và IMF cũng phải trông cậy vào BRICs để huy động tài
chính phục vụ khắc phục hậu quả khủng hoảng.
38
Bloomberg, Clinton Urges China to Keep Buying Treasuries, truy cập lúc 14:54 ngày 17/3/2012 tại địa
chỉ
39
Telegraph, Geithner insists Chinese dollar assets are safe, truy cập lúc 15:09 ngày 17/3/2012 tại địa
chỉ
safe.html
40
Chinadaily, Biden gives assuarances on US debt, truy cập lúc 15:26 ngày 17/3/2012 tại địa
chỉ
41
US Treasury, Major Foreign Holders of Treasury Securities, truy cập lúc 23:20 ngày 25/4/2012 tại địa chỉ
35
Tháng 10/2010, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã gọi điện cho Chủ tịch
Trung Quốc Hồ Cẩm Đào để nói rằng châu Âu vẫn đang tìm kiếm tiền mặt và vận
động Bắc Kinh đóng một “vai trò chính” để giúp đỡ châu Âu thoát khỏi khủng
hoảng. Kể từ cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, các nhà lãnh đạo trong khu
vực này đã trải thảm đỏ với hy vọng Trung Quốc sẽ là vị cứu tinh cho “các nền kinh
tế ốm yếu” của mình42.
Cũng trong tháng 10/2010, ông Klaus Regling, Giám đốc điều hành Quỹ
bình ổn tài chính châu Âu (European Financial Stability Facility-EFSF) đã phải tới
Bắc Kinh để thuyết phục các quan chức Trung Quốc mua trái phiếu của EFSF nhằm
góp phần cứu các nƣớc đang ngập trong nợ công tại châu Âu43.
Đầu tháng 12/2011, Tổng giám đốc Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde
đã đến thăm Brazil để thuyết phục nƣớc này cung cấp thêm tài chính cho IMF nhằm
hỗ trợ cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu44.
Ngày 19/3/2012, bà Christine Lagarde cũng đã gặp Bộ trƣởng Tài chính Ấn
Độ Pranab Mukherjee tại New Delhi, Ấn Độ, để thảo luận về môi trƣờng kinh tế
toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ vẫn tiếp diễn tại Eurozone.45
Ngày 18/1/2012, IMF kêu gọi các nƣớc thành viên đóng góp thêm hơn 500
tỷ USD để chống chọi với các cú sốc tài chính toàn cầu. Tuy vậy, ngày 17/4/2012
Thứ trƣởng Tài chính Mỹ phụ trách các vấn đề quốc tế Lael Brainard khẳng định
Mỹ không có kế hoạch tăng quỹ đóng góp cho IMF đối phó với khủng hoảng46.
Trong số tiền cần huy động, các nƣớc Eurozone cam kết góp khoảng 194 tỷ USD,
Nhật Bản cam kết góp 60 tỷ USD. Nhƣ vậy, IMF phải huy động thêm rất nhiều tiền
từ các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khác là thành viên của tổ chức này.
42
Ngƣời đƣa tin, Châu Âu kêu gọi Trung Quốc giúp đỡ tài chính, truy cập lúc 13:46 ngày 18/3/2012 tại địa
chỉ
43
Vnexpress, châu Âu "cầu cứu" Trung Quốc, truy cập lúc 14:06 ngày 18/3/2012 tại địa chỉ
44
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, BRICS đang thay đổi trật tự kinh tế toàn cầu, truy cập lúc 10:00 ngày 23/1/2012
tại địa chỉ
45
Vietnamplus, Tổng giám đốc IMF thảo luận với Bộ trưởng Ấn Độ, truy cập lúc 9:11 ngày 21/3/2012 tại địa
chỉ
Do/20123/131645.vnplus
46
Vietnamplus, Mỹ khẳng định không góp thêm cho ngân quỹ IMF, truy cập lúc 23:32 ngày 25/4/2012 tại địa
chỉ
IMF/20124/136355.vnplus
36
Trong bối cảnh kinh tế thế giới nhìn chung vẫn đang gặp khó khăn, BRICs rõ ràng
là nơi mà IMF cần hƣớng đến để huy động đủ số tiền cần thiết cho quỹ.
Đáp lại những đề nghị giúp đỡ của các nƣớc phát triển, bản thân khối BRICs
cũng cho biết sẽ nghiên cứu các biện pháp để hỗ trợ những nƣớc này và đóng góp
thêm cho IMF để tăng quyền biểu quyết tại IMF.
Tháng 9/2011, nhóm BRICS (bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và
cả Nam Phi) đã họp để xem xét việc có tiến hành cung cấp các tài chính qua IMF
hay các cơ chế tài chính khác để giúp đƣa tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia phát
triển trở lại đúng hƣớng hay không. Mặc dù cuộc họp không đƣa ra đƣợc đề xuất hỗ
trợ tài chính tức thời và cụ thể nào, các nƣớc này đã kêu gọi phải có biện pháp quyết
định. Ông Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, nói
"Thông cáo báo chí của BRICS cũng nói rằng chúng ta cần phải cùng cứu xét một
hình thức hỗ trợ cho các mục đích này (nghĩa là giúp cho nền kinh tế toàn cầu).
Nhƣng có thể việc này đòi hỏi một cuộc thảo luận rộng rãi hơn, có thể trong khối
G7, G20 hay trong các dịp khác"47.
Trên thực tế, Trung Quốc cũng đã chính thức cam kết giúp châu Âu giải
quyết nợ công tại hội nghị cấp cao Trung Quốc - EU lần thứ 14 diễn ra tại Bắc Kinh
ngày 14/2/2012. Phát biểu với các nhà báo sau hội nghị, Thủ tƣớng Ôn Gia Bảo cho
biết, Trung Quốc sẵn sàng tham gia hơn nữa trong việc giúp EU giải quyết cuộc
khủng hoảng nợ công ở Eurozone. Trung Quốc đang xem xét phƣơng thức sử dụng
các quỹ giải cứu của châu Âu để đẩy lùi những nguy cơ về tài chính ở châu lục này.
Ông Ôn Gia Bảo cho biết, Trung Quốc muốn đƣợc thấy châu Âu, đối tác buôn bán
lớn nhất của nƣớc này, ổn định và thịnh vƣợng48.
2.3. Định hình xu hƣớng phát triển mới của nền tài chính, kinh tế thế
giới
Cùng với sự gia tăng sức mạnh kinh tế, BRICs đã góp phần quan trọng vào
việc định hình xu hƣớng phát triển mới của nền tài chính, kinh tế thế giới. Đó là sự
đẩy nhanh chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc mới
47
VOANEWS, Khối BRICS cứu xét việc giúp đỡ tài chính cho các nền kinh tế phát triển, truy cập lúc 14:44
ngày 18/3/2012 tại địa chỉ
48
Vietnamplus, Trung Quốc cam kết giúp châu Âu giải quyết nợ công, truy cập lúc 15:00 ngày 18/3/2012 tại
địa chỉ
cong/20122/126151.vnplus
37
nổi, đẩy nhanh việc thành lập trật tự kinh tế, tài chính quốc tế mới và hƣớng đến thế
giới đa cực, đối trọng với quyền lực của các nƣớc công nghiệp.
2.3.1. Đẩy nhanh việc dịch chuyển sức mạnh kinh tế từ các nước phát
triển sang các nền kinh tế mới nổi
Thập kỷ vừa qua chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế mới
nổi, đặc biệt là BRICs và sự suy giảm nhanh chóng của các nƣớc công nghiệp phát
triển. Sự chuyển động ngƣợc chiều này càng diễn ra mạnh mẽ hơn trong giai đoạn
khủng hoảng tài chính vừa qua.
Về quy mô kinh tế, tỷ trọng GDP của BRICs trong GDP toàn cầu đã tăng
mạnh từ mức 8,44% trong năm 2002 lên 17,8% trong năm 2010. Trong chiều ngƣợc
lại, tỷ trọng GDP của nhóm 7 nƣớc công nghiệp phát triển G7 trong GDP toàn cầu
đã giảm mạnh từ 64,7% trong năm 2002 xuống còn 50,3% trong năm 2010 (nguồn:
WB). Còn nếu tính theo sức mua tƣơng đƣơng, tỷ trọng GDP của BRICs trong GDP
toàn cầu đã tăng từ mức 1/6 trong năm 2001 lên gần 1/4 trong năm 201049.
Bảng 2.7. Tỷ trọng GDP danh nghĩa của BRICs và G7 trong GDP toàn cầu.
Đơn vị: %.
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
BRICs 8,.44 8,6 9,25 10,4 11,6 13,3 14,76 15,8 17,8
G7 64,7 63,4 61,9 59,6 57,5 54,8 52,34 52,7 50,3
Nguồn: tác giả lập dựa trên số liệu của WB.
Đáng chú ý hơn, tốc độ gia tăng tỷ trọng GDP của BRICs trong GDP toàn
cầu từ dƣới 1%/năm trong những năm 2002-2004, đã tăng mạnh lên trên 1% trong
giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, thậm chí năm 2010 tỷ trọng GDP còn
tăng 2% so với năm trƣớc đó.
Có thể nói, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, BRICs đã tăng nhanh
tỷ trọng GDP của khối trong GDP toàn thế giới, từng bƣớc thu hẹp tỷ trọng GDP
của các nƣớc công nghiệp phát triển.
Sự dịch chuyển nhanh chóng này cũng đã khiến cho chính Jim O’Neill, tác
giả của khái niệm BRICs, phải ngạc nhiên. Ông cho biết: "cả 4 nƣớc đã vƣợt quá kỳ
vọng ban đầu của tôi, đặc biệt là Trung Quốc, nƣớc đã vƣợt qua Nhật Bản sớm hơn
49
Goldman Sachs, 2010, Is this the 'BRICs decade'?, trang 1.
38
6 năm so với tôi dự đoán và hiện đã gấp đôi quy mô kinh tế nƣớc Đức. Vào cuối
năm 2011, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt gần 7,3 nghìn tỷ USD, tăng 1,4 nghìn tỷ
USD chỉ trong 12 tháng, một điều thật kinh ngạc. Nhƣ tôi thƣờng nói, trong bối
cảnh khủng hoảng tại châu Âu nhƣ hiện tại, cứ 12 tuần, Trung Quốc lại tạo ra một
nền kinh tế tƣơng đƣơng Hy Lạp. Trong năm 2011, nƣớc này tạo ra một nửa nƣớc
Anh và gần bằng 2 lần nền kinh tế Australia"50.
Thực tế, sự dịch chuyển thứ hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới từ năm
2001 đến nay là thể hiện rõ nhất của sự dịch chuyển sức mạnh kinh tế từ Tây sang
Đông. Trung Quốc đã từ vị trí thứ 6 năm 2001 vƣơn lên vị trí thứ 2 năm 2010; Nga
từ vị trí 16 năm 2001 đã vƣơn lên vị trí 11 năm 2010; Brazil từ vị trí 11 năm 2001
đã vƣơn lên vị tri thứ 7 năm 2010, Ấn Độ từ vị trí 13 năm 2001 đã vƣơn lên đứng
thứ 9 năm 2010.
Sự dịch chuyển này sẽ không dừng lại mà còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn
trong những thập kỷ sắp tới.
Theo dự báo của ngân hàng Goldman Sachs tại báo cáo Liệu đây có phải là
thập kỷ của BRICs? (Is this the 'BRICs decade') phát hành tháng 5/2010, khối
BRICs sẽ vƣợt kinh tế Mỹ vào năm 2018, Brazil sẽ vƣợt Italia vào năm 2020, Ấn
Độ và Nga sẽ lần lƣợt vƣợt các nƣớc Tây Ban Nha và Canada. Còn trong báo cáo
"Giấc mơ về BRICs đến năm 2050" (Dreaming with BRICs: The Path to 2050),
ngân hàng Goldman Sachs dự báo, quy mô kinh tế của Trung Quốc sẽ lớn hơn Mỹ
vào năm 2041 và toàn khối BRICs sẽ lớn hơn khối G6 (gồm 6 nƣớc: Mỹ, Nhật Bản,
Anh, Đức, Pháp và Italia) vào năm 2039.
Không những vậy, trong thập kỷ từ 2011-2020, BRICs sẽ đóng góp vào tăng
trƣởng GDP toàn cầu nhiều gấp 2 lần Mỹ, châu Âu và Nhật Bản (G3) cộng lại.
Đồng thời, tầng lớp trung lƣu (những ngƣời có thu nhập trên 6.000 USD và dƣới
30.000 USD/năm-ngân hàng Goldman Sachs) và thƣợng lƣu (những ngƣời có thu
nhập trên 30.000 USD/năm - ngân hàng Goldman Sachs) ở các nƣớc BRICs sẽ bùng
nổ và vƣợt trội so với tầng lớp trung-thƣợng lƣu ở 7 nƣớc công nghiệp phát triển51.
50
Jim O'Neil, Building BRICS: from conceptual category to rising reality, truy cập lúc 10:28 ngày 20/3/2012
tại địa chỉ
51
Goldman Sachs, 2010, ‘Is this the BRICs decade’?, trang 1.
39
Với việc BRICs là những nƣớc đông dân nhất thế giới, điều này có nghĩa sức mạnh
kinh tế sẽ thực sự chuyển từ G7 sang các nƣớc BRICs.
Biểu đồ 2.4. Số ngƣời gia nhập tầng lớp có thu nhập từ 6.000 USD trở
lên
Nguồn: Goldman Sachs.
2.3.2. Chuyển diễn đàn chính về hợp tác kinh tế quốc tế từ G7 thành G20
Trở lại với nguồn gốc khái niệm BRICs, lý do Goldman Sachs chọn nghiên
cứu 4 nền kinh tế Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc mà không chọn các nền kinh
tế mới nổi khác là BRICs vƣợt trội về quy mô kinh tế, dân số và có xu hƣớng thách
thức vai trò, ảnh hƣởng của các nền kinh tế phát triển trên thế giới52.
Trật tự thế giới hiện nay đƣợc xây dựng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
với hai cực ban đầu là Liên Xô và Mỹ. Sau khi hệ thống Xã hội Chủ nghĩa ở Liên
Xô và Đông Âu sụp đổ, một số ngƣời cho rằng thời của thế giới đa cực đã đến. Tuy
nhiên sau chiến tranh lạnh, phƣơng Tây, đứng đầu là Mỹ, lại có tham vọng xây
dựng một thế giới đơn cực dƣới quyền chỉ huy của mình. Với sức mạnh kinh tế và
chính trị to lớn, phƣơng Tây cố gắng áp đặt trật tự thế giới phục vụ cho lợi ích của
các nƣớc này. Theo Luận văn Thạc sỹ “Vai trò các nƣớc G7 đối với thƣơng mại
Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế Thế giới” của tác giả Hồng Phú
Cƣờng: năm 1975 ”nhóm G7 ra đời, bao gồm 7 nƣớc tƣ bản phát triển nhất thế giới:
Mỹ, Nhật, Tây Đức, Italia, Anh, Pháp và Canada” và “mục tiêu ban đầu của việc
52
Goldman Sachs, 2005, How solid are the BRICs, trang 7.
40
thành lập nhóm G7 là xem xét và cải cách những vấn đề kinh tế, các chính sách đối
ngoại của các nƣớc tƣ bản đầu đàn. Nhóm G7 đã trở thành trung tâm soạn thảo
chiến lƣợc toàn cầu của chủ nghĩa tƣ bản, nhiều thỏa thuận kinh tế giữa các nƣớc
trong nhóm đã đƣợc ký kết”53; “các hội nghị cấp cao của G7 ngày càng giữ vai trò
to lớn trong quá trình phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Mục tiêu chính của
các hội nghị này là thảo luận rộng rãi và cùng phối hợp giải quyết những vấn đề
kinh tế nhƣ: triển vọng phát triển kinh tế thế giới và thƣơng mại quốc tế, ngăn chặn
và điều tiết các cuộc khủng hoảng tài chính, các quá trình luân chuyển vốn, hoạt
động của các tập đoàn xuyên quốc gia, viện trợ cho các nƣớc đang phát triển và
nhiều nƣớc khác. Các cuộc gặp mặt thƣờng niên của nhóm G7 từng bƣớc trở thành
cơ chế soạn thảo những chính sách quốc tế toàn cầu”54.
Tháng 10/2001, Jim O’Neill, kinh tế gia trƣởng của ngân hàng Goldman
Sachs khi lần đầu tiên đƣa ra khái niệm BRICs đã dự đoán: trong vòng 10 năm tới
(kể từ năm 2001), tỷ trọng của BRICs và đặc biệt là Trung Quốc trong GDP toàn
cầu sẽ tăng lên, làm nảy sinh các vấn đề quan trọng về tác động kinh tế toàn cầu của
chính sách tài chính và tiền tệ tại BRICs. Đi đôi với điều đó, các diễn đàn hoạch
định chính sách toàn cầu nên đƣợc tổ chức lại, cụ thể, nhóm G7 cần đƣợc điều
chỉnh để kết nạp thêm các đại diện của BRICs55.
Điều này đã trở thành hiện thực khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ
ra vào năm 2008, các nền kinh tế phát triển của nhóm G7 lâm vào suy thoái trầm
trọng. Đối lập với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi, tiêu biểu
là BRICs. Để có thể khắc phục hậu quả khủng hoảng và vận hành nền kinh tế thế
giới tốt đẹp hơn, các nƣớc phát triển buộc phải mở rộng diễn đàn, chấp nhận các
quốc gia mới nổi tham gia vào quá trình hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu.
Vào năm 2009, nhóm G20 – nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi-
chính thức trở thành diễn đàn chính cho việc hợp tác kinh tế quốc tế, chức năng mà
trong 3 thập kỷ trƣớc đây vốn thuộc G7.
53
Hồng Phú Cƣờng, 2000, Vai trò các nước G7 đối với thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập vào
nền kinh tế Thế giới, Luật văn Thạc sỹ khoa học kinh tế, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, trang 8.
54
Hồng Phú Cƣờng, 2000, Vai trò các nước G7 đối với thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập vào
nền kinh tế Thế giới, Luật văn Thạc sỹ khoa học kinh tế, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, trang 9.
55
Goldman Sachs, 2001, Building better global economic BRICs, trang 1.
41
Theo Khóa luận tốt nghiệp “Vai trò của G20 trong việc đối phó với khủng
hoảng tài chính toàn cầu 2008” của tác giả Nguyễn Thị Hƣơng Giang: việc thiết kế
G20 là “nhằm mục đích tạo ra một diễn đàn để các nƣớc công nghiệp phát triển và
các nƣớc mới nổi có thể cùng nhau bàn thảo về các vấn đề kinh tế toàn cầu”, “G20
là một diễn đàn phi chính thức, khuyến khích các cuộc thảo luận mở và mang tính
chất xây dựng giữa các nƣớc phát triển và các thị trƣờng mới nổi về các vấn đề
trọng điểm liên quan tới sự ổn định kinh tế toàn cầu. Thông qua việc góp phần tăng
cƣờng năng lực của hệ thống tài chính quốc tế cũng nhƣ tạo ra các cơ hội cho đối
thoại về chính sách quốc gia, về hợp tác quốc tế và các tổ chức tài chính quốc tế,
G20 thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế trên phạm vi
toàn cầu”56.
Trong Tuyên bố chung của G20 tại hội nghị Pittsburgh năm 2009, các
nguyên thủ của nhóm G20 đã khẳng định "chúng tôi thiết kế G20 trở thành diễn đàn
chính cho việc hợp tác kinh tế quốc tế. Chúng tôi thiết lập Cơ quan Ổn định Tài
chính (FSB-Financial Stability Board) nhằm kết nạp các nền kinh tế mới nổi lớn và
hoan nghênh các nỗ lực của họ nhằm phối hợp và giám sát quá trình tăng cƣờng
năng lực điều hành tài chính".57
Lý giải cho điều này, hãng tin CBSNEWS trích dẫn tuyên bố của Nhà Trắng:
"những thay đổi mạnh mẽ trong nền kinh tế thế giới đã không luôn đƣợc phản ánh
trong cấu trúc hợp tác kinh tế toàn cầu", "hôm nay, các nhà lãnh đạo đã quyết định
G20 sẽ là diễn đàn chính cho hợp tác kinh tế quốc tế. Quyết định này cho phép có
sự tham gia của các nền kinh tế cần thiết cho việc xây dựng một nền kinh tế toàn
cầu mạnh mẽ hơn, cân bằng hơn, cho việc cải cách hệ thống tài chính và nâng cao
chất lƣợng cuộc sống của những ngƣời nghèo nhất"58.
Sự dịch chuyển diễn đàn từ G7 sang G20 phải ánh sự công nhận của thế giới
đối với ảnh hƣởng đang ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi. Với thực trạng
56
Nguyễn Thị Hƣơng Giang, 2009, Vai trò của G20 trong việc đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu
2008, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, trang 29.
57
G20-G8.com, Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo G20 tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Pittsburgh,
Mỹ, truy cập tại địa chỉ
g20/root/bank_objects/EN_declaration_finale_pittsburgh2009.pdf
58
CBSNEWS, G-20 declared top global economic council, truy cập lúc 15:01 ngày 19/3/2012 tại địa chỉ
42
kinh tế Mỹ và châu Âu đầy khó khăn nhƣ hiện nay thì tiếng nói của BRIC trong
G20 đã trở nên có trọng lƣợng hơn.
2.3.3. Gia tăng quyền lực của các nước mới nổi tại IMF và WB
Cùng với sự gia tăng sức mạnh kinh tế, các nƣớc BRICs đã luôn lên tiếng đòi
cải cách các định chế tài chính, tiền tệ toàn cầu, đòi hỏi vai trò, quyền lực lớn hơn
tại các tổ chức này. Tại hội nghị thƣợng đỉnh lần đầu tiên của khối BRICs diễn ra tại
Yekaterinbugh, Nga, tháng 6/2009, các nhà lãnh đạo BRICs đã đƣa ra tuyên bố
chung “cam kết đẩy nhanh việc cải cách các định chế tài chính quốc tế để phản ánh
những thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát
triển phải có tiếng nói và sự hiện diện to lớn hơn tại các định chế tài chính quốc
tế”59.
Tại hội nghị thƣợng đỉnh nhóm BRICs diễn ra tại Brasilia, Brazil, tháng
4/2010, các nguyên thủ BRICs đã một lần nữa yêu cầu phải cải cách hệ thống tài
chính tiền tệ toàn cầu. Tuyên bố chung nêu rõ “các thành viên G20, với đóng góp to
lớn từ các nƣớc BRIC, đã gia tăng đóng góp cho IMF. Chúng tôi ủng hộ việc tăng
vốn theo nguyên tắc chia sẻ công bằng cho Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc
tế (International Bank for Reconstruction and Development) và Công ty Tài chính
Quốc tế (International Finance Corporation) cũng nhƣ ủng hộ các ngân hàng phát
triển đa phƣơng hỗ trợ mạnh mẽ và linh hoạt hơn cho các nền kinh tế đang phát
triển”, "bất chấp những tín hiệu tích cực đầy hứa hẹn, vẫn còn nhiều việc phải hoàn
thành. Chúng tôi tin rằng thế giới ngày nay cần phải cải cách và xây dựng một kiến
trúc tài chính ổn định hơn cho phép nền kinh tế toàn cầu có thể chống cự tốt hơn với
những cuộc khủng hoảng trong tƣơng lai”.60
Tại hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 3 diễn ra vào tháng 4/2011 tại Tam Á,
Trung Quốc, các nhà lãnh đạo BRICs đã ra thông cáo chung nêu rõ, cuộc khủng
hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu đã bộc lộ những khiếm khuyết, không hợp lý
của hệ thống tài chính - tiền tệ quốc tế và bất cập trong quản trị nền kinh tế thế giới
hiện nay. Các nhà lãnh đạo BRICS đã đạt đƣợc sự nhất trí trong nhiều vấn đề nhƣ
59
BRICS Information Centre, Tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh khối BRIC lần thứ nhất tại
Yekaterinbugh, Nga, truy cập lúc 9:57 ngày 21/3/2012 tại địa chỉ
leaders.html
60
BRICS Information Centre, Tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh khối BRIC lần thứ 2 tại Brasilia,
Brasil, truy cập lúc 9:57 ngày 21/3/2012 tại địa chỉ
43
quá trình phục hồi kinh tế thế giới, cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, cải tổ cơ
chế hoạt động của IMF và WB61.
Trong khi sức mạnh kinh tế của phƣơng Tây đang dần suy giảm và các
nguồn lực cần thiết cho cứu trợ lại nằm ở các nƣớc mới nổi, các nƣớc phát triển
không còn chọn lựa nào khác, phải cam kết cải cách các định chế tài chính quốc tế
và gia tăng quyền lực của các nƣớc mới nổi tại hai định chế tài chính lớn nhất thế
giới là IMF và WB.
Trong Tuyên bố chung tại hội nghị thƣợng đỉnh nhóm G20 diễn ra tại
Pittsburgh, Mỹ, tháng 9/2009, các nhà lãnh đạo khẳng định “chuyển giao ít nhất 5%
số cổ phần của các nền kinh tế sở hữu quá nhiều cổ phần sang các nền kinh tế mới
nổi và đang phát triển-những nƣớc sở hữu quá ít cổ phần- tại IMF”, "nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc thừa nhận một cấu trúc năng động hơn tại Ngân hàng Thế
giới", "cho phép gia tăng ít nhất 3% quyền biểu quyết tại WB cho các nƣớc đang
phát triển và chuyển đổi"62.
Không chỉ dừng lại ở việc gia tăng quyền biểu quyết, các nƣớc BRICs còn
đòi hỏi phải cải cách ban điều hành và quá trình tuyển chọn ngƣời đứng đầu các
định chế tài chính quốc tế.
Trong tuyên bố chung Yekaterinburg, Nga, tháng 6/2009, nguyên thủ các
nƣớc BRICs nêu rõ "lãnh đạo và ban điều hành các định chế tài chính quốc tế phải
đƣợc bổ nhiệm thông qua một quá trình tuyển chọn cởi mở, minh bạch và dựa trên
năng lực thành tích cá nhân"63.
Vì vậy, khi Tổng giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn từ chức và các
nƣớc đang trong quá trình lựa chọn ứng cử viên cho chức vụ này, năm vị giám đốc
đại diện cho các nƣớc khối BRICS tại IMF bày tỏ quan điểm của họ trong một
tuyên bố chung: "chúng tôi lo ngại trƣớc các tuyên bố gần đây của giới chức cấp
cao châu Âu rằng vị trí giám đốc điều hành cần do ngƣời châu Âu tiếp tục đảm
61
Báo Nhân dân, Nhóm BRICS củng cố vai trò quan trọng trên thế giới, truy cập ngày 23/1/2012 tại địa chỉ
brics-c-ng-c-vai-tro-quan-tr-ng-tren-th-gi-i-1.293010?mode=print
62
G20-G8.com, Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo G20 tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Pittsburgh,
Mỹ, truy cập tại địa chỉ
g20/root/bank_objects/EN_declaration_finale_pittsburgh2009.pdf
63
BRICS Information Centre, Tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh khối BRIC lần thứ 2 tại Brasilia,
Brasil, truy cập lúc 9:57 ngày 21/3/2012 tại địa chỉ
44
trách.", "Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây tại các nƣớc phát triển thể hiện sự
khẩn thiết phải cải cách các định chế tài chính quốc tế nhằm phản ánh vai trò ngày
càng gia tăng của các nƣớc đang phát triển trong nền kinh tế thế giới."64
Mặc dù sau đó, bà Christine Lagarde, cựu Bộ trƣởng Tài chính Pháp, đƣợc
bầu làm Tổng giám đốc IMF, các nƣớc BRICs vẫn không ngừng gây áp lực đòi gia
tăng quyền lực cho mình và cải cách IMF.
Đầu tháng 12/2011, khi bà Christine Lagarde đến Brazil để thuyết phục nƣớc
này cung cấp thêm tài chính cho IMF, Bộ trƣởng Tài chính Brazil Mantega đã cam
kết đóng góp tài chính nhƣng với điều kiện IMF phải cải cách và tăng cƣờng vai trò
của BRICS tại IMF65.
Ngày 16/3/2012, IMF cho biết Hội đồng quản trị Quỹ đã phê chuẩn cả gói
các cải tổ hạn ngạch và quản trị của thể chế tài chính quốc tế này. Bà Lagarde nhấn
mạnh gói các cải tổ hạn ngạch và quản trị Quỹ bao gồm để nghị sửa đổi cải tổ Hội
đồng quản trị để thúc đẩy tạo ra một Hội đồng quản trị mới mang tính đại diện rộng
rãi hơn với tất cả các thành viên của Hội đồng đều đƣợc bầu thông qua bầu cử của
các nƣớc thành viên; tăng gấp đôi hạn ngạch của IMF, đồng thời tăng hạn ngạch của
các nền kinh tế thị trƣờng mới nổi và các nƣớc chƣa đƣợc đại diện xứng đáng trong
cơ cấu quản trị IMF66.
Không chỉ dừng lại ở IMF, BRICs cũng lên tiếng về vị trí lãnh đạo của WB.
Theo quy định, 187 thành viên WB sẽ bầu chọn ngƣời thay thế Chủ tịch Robert
Zoelick, ngƣời sẽ từ nhiệm vào ngày 30/6/2012.67
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngƣời đứng đầu WB luôn là ngƣời Mỹ.
Mặc dù đây là luật bất thành văn và khó thay đổi, nhiều nƣớc đã phản đối vấn đề
này. Nhóm BRICS đã yêu cầu WB cần cởi mở hơn để có thể tìm đƣợc các ứng cử
viên chất lƣợng cao từ những quốc gia khác. BRICS cho rằng đã đến lúc để một
ngƣời không phải công dân Mỹ đứng đầu WB vì quyền bỏ phiếu của các nƣớc mới
64
BBC tiếng Việt, Khối Brics phản đối châu Âu dẫn dắt IMF, truy cập lúc 10:29 ngày 21/3/2012 tại địa chỉ
65
Thời báo kinh tế Sài Gòn, BRICS đang thay đổi trật tự kinh tế toàn cầu, truy cập lúc 9:45 ngày 21/3/2012
tại địa chỉ
66
Vietnamplus, IMF phê chuẩn gói các cải tổ hạn ngạch và quản trị, truy cập lúc 9:17 ngày 21/3/2012 tại địa
chỉ
tri/20123/131169.vnplus
67
Vietnamplus, Chủ tịch WB Zoelick sẽ từ nhiệm vào 30/6, truy cập lúc 10:32 ngày 21/3/2012 tại địa chỉ
45
nổi và đang phát triển trên thế giới đã tăng từ 44,06% tăng lên 47,19% trong năm
2010, riêng Trung Quốc đã tăng từ 2,77% lên 4,4%68. Mặc dù cuối cùng ông Jim
Yong Kim, ngƣời Mỹ, vẫn đắc cử chức Chủ tịch WB, các nƣớc BRICs cho thấy họ
sẽ không dễ dàng tiếp tục chấp nhận cơ cấu quyền lực vốn đã tồn tại từ khi ra đời
của WB. Các nƣớc này sẽ tiếp tục tranh đấu để nâng cao quyền lực và vị thế của
mình tại WB.
2.3.4. Giảm sự phụ thuộc vào đồng USD
Với việc bơm tiền để giải cứu nền kinh tế thông qua Chƣơng trình Nới lỏng
Định lƣợng (Quantitative Easing – QE), FED đã bơm vào nền kinh tế thế giới 600
tỷ USD thông qua QE169 và 900 tỷ USD thông qua QE270.
Trong khi đó, phần lớn dự trữ ngoại hối của các nƣớc khối BRICs là các tài
sản tài chính định giá bằng USD71. Vì vậy, việc tăng cung USD của Mỹ đã khiến
đồng tiền này giảm giá nghiêm trọng và làm cho kho dự trữ ngoại hối của các nƣớc
BRICs cũng giảm giá trị theo. Để bảo toàn tài sản tài chính, các nƣớc BRICs đã kêu
gọi xây dựng một hệ thống tiền tệ mới đa dạng hơn. Tại hội nghị thƣợng đỉnh
BRICs diễn ra tại Yekaterinburg, Nga, tháng 6/2009, các nguyên thủ nhóm này đã
nhất trí ra tuyên bố chung nhấn mạnh “nhu cầu phải có một hệ thống tiền tệ quốc tế
ổn định, dễ dự đoán và đa dạng hơn đang trở nên cấp thiết". Đến hội nghị thƣợng
đỉnh tại Brasilia, Brazil, tháng 4/2010, các nhà lãnh đạo BRICs một lần nữa nhất trí
"nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự ổn định tƣơng đối của các đồng tiền
dự trữ chính và tính bền vững của các chính sách tài chính nhằm đạt đƣợc tăng
trƣởng kinh tế cao trong dài hạn" và "nhu cầu về một hệ thống tiền tệ ổn định hơn,
dễ dự đoán hơn và đa dạng hơn đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết". Tại hội
nghị thƣợng đỉnh tại Tam Á, Trung Quốc, BRICs thống nhất cho rằng "khủng
hoảng tài chính quốc tế đã bộc lộ sự thiếu hiệu quả của hệ thống tài chính, tiền tệ
68
CAND online, Nhà kinh tế Jeffrey Sachs sẽ trở thành tân Chủ tịch Ngân hàng thế giới?, truy cập lúc 10:33
ngày 21/3/2012 tại địa chỉ
69
Wallstreet Journal, Fed fires $600 billion Stimulus shot, truy cập lúc 18:40 ngày 21/3/2012 tại địa chỉ
70
CNNMoney, QE2: Fed pulls the trigger, truy cập lúc 18:43 ngày 21/3/2012 tại địa chỉ
71
Council on Foreign Relations, Quarterly Update: BRIC Financial Holdings — Dollar Appreciation
Mitigates Reserve Accumulation, truy cập lúc 18:54 ngày 21/3/2012 tại địa chỉ
reserve-accumulation/p25634
46
hiện hành" và "ủng hộ việc cải cách và nâng cấp hệ thống tiền tệ quốc tế, với một hệ
thống tiền tệ quốc tế rộng lớn hơn", "hoan nghênh việc thảo luận về vai trò của SDR
trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện tại, bao gồm cả kết cấu của rổ tiền tệ tạo nên
SDR".
Tháng 1/2011, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sỹ, Tổng thống
Nga Medvedev đã đề xuất nên đƣa thêm đồng tiền của các nƣớc BRICs vào rổ tiền
tệ để tính SDR của IMF72. Tháng 5/2011, Yi Gang, Phó Thống đốc Ngân hàng
Nhân dân Trung Quốc, đã kêu gọi IMF nên xem xét việc bổ sung đồng tiền của các
nền kinh tế mới nổi, ví dụ nhƣ các nƣớc BRICs, vào rổ tiền tệ để tính SDR. Trƣớc
đó, vào tháng 3/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu
Xuyên đã lần đầu tiên nêu lên tham vọng dài hạn của Trung Quốc trong việc thay
thế USD bằng một loại tiền siêu quốc gia giống nhƣ đồng SDR của IMF và ám chỉ
rằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc có thể là một trong các thành phần của đồng
tiền siêu quốc gia này.73
Để giảm phụ thuộc vào USD, Trung Quốc đã luôn kêu gọi các nƣớc khác sử
dụng nội tệ thay USD trong giao dịch thƣơng mại. Tháng 12/2011, Thủ tƣớng
Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tƣớng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã nhất trí thúc
đẩy hợp tác song phƣơng trên lĩnh vực tài chính, khuyến khích các công ty hai nƣớc
sử dụng nội tệ là đồng Yen và Nhân dân tệ trong buôn bán nhằm giảm rủi ro ngoại
hối74. Chính phủ Trung Quốc cũng đã triển khai thực hiện các “chính sách hoán đổi
tiền tệ” có tổng trị giá 650 tỷ Nhân dân tệ (tƣơng đƣơng 95 tỷ USD) với Argentina,
Belarus, Hong Kong, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc75. Tháng 8/2011, các quan
chức Trung Quốc đã thông báo với Chủ tịch Phòng Thƣơng mại Châu Âu tại Trung
Quốc Davide Cucino là đến năm 2015 đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ đƣợc
tự do chuyển đổi. Theo Sacha Tihanyi, một nhà chiến lƣợc của công ty Scotia
Capital có trụ sở ở Hồng Kông: "việc cho phép đồng Nhân dân tệ tự do chuyển đổi
72
RiaNovosti, Medvedev proposes including BRIC currencies into IMF's SDR, truy cập lúc 15:25 ngày
21/3/2012 tại địa chỉ
73
Reuters, China FX head proposes adding BRICS currencies to SDR -report, truy cập lúc 19:05 ngày
21/3/2012 tại địa chỉ
74
Vietnamplus, Nhật Bản và Trung Quốc tăng hợp tác song phương, truy cập lúc 14:37 ngày 10/4/2012 tại
địa chỉ
phuong/20124/134567.vnplus
75
VnExpress, Trung Quốc sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán quốc tế, truy cập lúc 14:43 ngày 10/4/2012
tại địa chỉ
47
là bƣớc quan trọng trong quá trình thúc đẩy đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền
dự trữ quốc tế và gia tăng việc sử dụng đồng tiền này trong thƣơng mại toàn cầu"76.
Đồng thời, Trung Quốc cũng đã giảm dần lƣợng trái phiếu kho bạc Mỹ mà nƣớc
này nắm giữ. Cụ thể, đến cuối tháng 12/2011, Trung Quốc đã cắt giảm nắm giữ trái
phiếu Chính phủ Mỹ xuống còn 1.151,9 tỷ USD, từ mức đỉnh 1.314,9 tỷ USD của
tháng 7/201177.
Song song với việc kêu gọi giảm phụ thuộc vào đồng USD trên trƣờng quốc
tế, các nƣớc BRICs đã chủ động triển khai các hành động nhằm hiện thực hóa mong
muốn của mình. Lâu nay, trong thƣơng mại giữa các nƣớc BRICS, đồng tiền thanh
toán thƣờng là USD, mà tỉ giá hối đoái đồng USD lại liên tục biến động. Nếu các
nƣớc BRICS thực hiện thanh toán bằng đồng nội tệ trong thƣơng mại nội khối sẽ có
thể tránh đƣợc tác động tiêu cực từ biến động tỉ giá hối đoái. Trong thời gian diễn ra
hội nghị thƣợng đỉnh BRICs tại Tam Á, Trung Quốc, vào tháng 4/2011, đại diện
Ngân hàng các nƣớc BRICS đã ký Hiệp định khung hợp tác tài chính cơ chế hợp tác
Ngân hàng các nƣớc BRICS, điều này có nghĩa là sẽ mở rộng thanh toán bằng đồng
nội tệ giữa các nƣớc BRICS và huy động vốn đồng nội tệ, thuận tiện cho thƣơng
mại và đầu tƣ78. Tại hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 4 của nhóm BRICS diễn ra tại Ấn
Độ, các nƣớc BRICS đã ký thỏa thuận về việc mở rộng các điều kiện tín dụng bằng
đồng nội tệ của 5 nƣớc trong nhóm và một bản ghi nhớ đa phƣơng của BRICS về
hiệp định thể thức xác nhận tín dụng. Thỏa thuận chính sẽ giúp giảm sự phụ thuộc
vào các đồng tiền nhƣ USD, Yên trong các giao dịch giữa các nƣớc BRICS, đồng
thời giúp giảm các chi phí giao dịch thƣơng mại nội khối. Còn hiệp định thể thức
xác nhận tín dụng quy định việc xác nhận các luồng tín dụng khi nhận đƣợc yêu cầu
từ nƣớc xuất khẩu, ngân hàng xuất khẩu hay ngân hàng nhập khẩu79.
76
Bloomberg, Yuan will be fully convertible by 2015 Chinese officials tell EU Chamber, truy cập lúc 16:06
ngày 10/4/2012 tại địa chỉ
2015-eu-chamber.html
77
US Treasury, Major Foreign Holders of Treasury Securities, truy cập lúc 11:53 ngày 26/4/2012 tại địa chỉ
78
Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, Các nước nhóm BRICS mưu cầu quyền phát ngôn trên trường quốc tế
trong thời hậu khủng hoảng tài chính, truy cập lúc 19:17 ngày 21/3/2012 tại địa chỉ
79
VOV, BRICS ký thỏa thuận hợp tác tài chính và thương mại, truy cập lúc 20:30 ngày 9/4/2012 tại địa chỉ
48
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM
3.1. Việt Nam nên tham gia nhƣ thế nào vào xu thế mới của nền tài
chính, kinh tế thế giới
3.1.1. Trong xu thế chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ các nước phát triển
sang các nền kinh tế mới nổi
Nhƣ đã trình bày trong chƣơng 2, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế,
BRICs đã góp phần đẩy nhanh việc hình thành trật tự kinh tế thế giới mới, dịch
chuyển sức mạnh kinh tế từ các nƣớc phát triển sang các nền kinh tế mới nổi.
Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
do đó cần chủ động tham gia vào xu thế chung này của nền kinh tế toàn cầu bằng
cách tăng cƣờng giao lƣu, hợp tác kinh tế với các nền kinh tế mới nổi, cụ thể là
BRICs.
Số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 2007 đến nay cũng đã
chứng minh cho xu thế này. Theo đó, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam với các nƣớc BRICs trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng, từ
mức 17,57% năm 2007 lên 21,85% năm 2011.
Bảng 3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 2007 đến 2011.
Đơn vị: tỷ USD.
2007 2008 2009 2010 2011
Tổng kim ngạch 106,67 136,60 124,08 153,18 197,39
BRICs 18,74 24,87 25,77 32,95 43,14
Tỷ trọng của BRICs 17,57% 18,21% 20,77% 21,51% 21,85%
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê.
Theo dự báo của Hội đồng Tình báo Quốc gia của Mỹ (National Intelligence
Councils – NIC), khối BRICs sẽ có tỷ trọng trong GDP toàn cầu tƣơng đƣơng với
khối G7 vào năm 2040-2050. Trong 20 năm tới, Trung Quốc sẽ có tác động đến thế
giới lớn hơn bất kỳ nƣớc nào. Nếu xu hƣớng hiện tại đƣợc tiếp tục, Trung Quốc sẽ
trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2025 và đồng thời là nƣớc nhập
khẩu lớn nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ấn Độ có thể sẽ tiếp tục đạt đƣợc
tăng trƣởng cao và đấu tranh để đƣợc trở thành một cực của thế giới đa cực. Nƣớc
49
Nga nhiều khả năng sẽ trở nên giàu có hơn và có sức mạnh lớn hơn vào năm 2025.
Không có nƣớc nào đƣợc dự báo là sẽ có thể gia tăng đƣợc sức mạnh với mức độ
nhƣ của Trung Quốc, Ấn Độ và Nga và không nƣớc nào sẽ có thể vƣơn tới vị thế
quốc tế nhƣ các nƣớc này80. Còn theo dự báo của Goldman Sachs, 4 trong 5 nền
kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050 là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil81.
Tuy nhiên, ngoại trừ Trung Quốc, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
với các nƣớc còn lại trong BRICs chƣa phản ánh đƣợc xu thế đang lên mạnh mẽ của
các nƣớc này.
Bảng 3.2. Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Đơn vị: %.
2007 2008 2009 2010 2011
Trung Quốc 14,87 14,78 17,21 17,84 18,10
Ấn Độ 1,44 1,82 1,66 1,80 1,98
Nga 0,95 1,20 1,47 1,19 1,00
Brazil 0,31 0,41 0,43 0,68 0,78
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê.
Nhƣ vậy, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế, tăng cƣờng trao
đổi buôn bán với các nƣớc BRICs nhằm tích cực tham gia vào xu thế chuyển dịch
sức mạnh kinh tế từ các nƣớc G7 sang khối BRICs.
3.1.2. Trong quá trình chuyển dịch diễn đàn chính về hoạch định chính
sách kinh tế quốc tế từ G7 thành G20
Nhƣ trong chƣơng 2 đã trình bày, do tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu, các nƣớc công nghiệp phát triển không thể tiếp tục tự mình vận
hành nền kinh tế thế giới mà buộc phải hợp tác với các nƣớc mới nổi và đang phát
triển. Thể hiện cho xu thế này là sự chuyển dịch diễn đàn chính về hợp tác kinh tế
quốc tế từ G7 thành G20.
Nếu nhƣ trƣớc đây với việc G7 là diễn đàn chính của hợp tác kinh tế quốc tế,
Việt Nam rất khó có thể đƣa đƣợc tiếng nói của mình vào quá trình hoạch định
chính sách kinh tế toàn cầu thì với việc G20 trở thành diễn đàn chính, Việt Nam đã
có thể đƣa đƣợc nguyện vọng và lợi ích quốc gia vào trong quá trình hoạch định
chính sách kinh tế thế giới.
80
National Intelligence Council, 2008, Global Trends 2025: A Transformed World, trang 29-31.
81
Goldman Sachs, 2009, Global Economics Paper No 192: The long-term outlook for the BRICs and N-11
post crisis, trang 23.
50
Theo Khóa luậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam.pdf