Tài liệu Khóa luận Ứng dụng khóa phân loại hình thái và vùng 16s rrna trên dna ty thể trong định danh cá bột thuộc họ pangasiidae: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
********000********
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG KHÓA PHÂN LOẠI HÌNH THÁI VÀ VÙNG 16S
rRNA TRÊN DNA TY THỂ TRONG ĐỊNH DANH CÁ BỘT
THUỘC HỌ Pangasiidae
Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2003 – 2007
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN KIỀU DỢI
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
********000********
ỨNG DỤNG KHÓA PHÂN LOẠI HÌNH THÁI VÀ VÙNG 16S
rRNA TRÊN DNA TY THỂ TRONG ĐỊNH DANH CÁ BỘT
THUỘC HỌ Pangasiidae
Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. NGUYỄN VĂN HẢO NGUYỄN KIỀU DỢI
ThS. NGUYỄN VIẾT DŨNG
KS. NGUYỄN NGUYỄN DU
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2007
iii
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại Học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả quý thầy
cô đã tạo điều kiện tốt và truyền đạt kiến t...
72 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Ứng dụng khóa phân loại hình thái và vùng 16s rrna trên dna ty thể trong định danh cá bột thuộc họ pangasiidae, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
********000********
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG KHÓA PHÂN LOẠI HÌNH THÁI VÀ VÙNG 16S
rRNA TRÊN DNA TY THỂ TRONG ĐỊNH DANH CÁ BỘT
THUỘC HỌ Pangasiidae
Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2003 – 2007
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN KIỀU DỢI
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
********000********
ỨNG DỤNG KHÓA PHÂN LOẠI HÌNH THÁI VÀ VÙNG 16S
rRNA TRÊN DNA TY THỂ TRONG ĐỊNH DANH CÁ BỘT
THUỘC HỌ Pangasiidae
Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. NGUYỄN VĂN HẢO NGUYỄN KIỀU DỢI
ThS. NGUYỄN VIẾT DŨNG
KS. NGUYỄN NGUYỄN DU
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2007
iii
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại Học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả quý thầy
cô đã tạo điều kiện tốt và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tại
trƣờng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Hảo đã tận tình chỉ bảo
và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Chƣơng Trình Thuỷ Sản Ủy Hội Sông MêKông đã
hỗ trợ kinh phí cho tôi thực hiện đề tài này.
Tôi đặc biệt cảm ơn anh Nguyễn Nguyễn Du, anh Nguyễn Viết Dũng đã tận
tâm, nhiệt tình hƣớng dẫn trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn anh Lâm Ngọc Châu, anh Nguyễn Văn Phụng phòng
Nguồn Lợi Thủy Sản cùng chị Trì Thanh Thảo, anh Cao Thành Trung, anh Chu
Quang Trọng phòng Thí Nghiệm Sinh Học Phân Tử đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi hòan thành tốt đề tài.
Sau cùng tôi xin cảm ơn gia đình cùng bạn bè thân yêu lớp Công Nghệ Sinh
Học k29 đã chia sẽ cùng tôi những vui buồn trong thời gian học cũng nhƣ hết lòng
hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN KIỀU DỢI
iv
ABSTRACT
Morphological study plays important role in post-larvae fish taxonomy of the
family Pangasiidae that contributes significantly to economy of the MeKong River
Basin. However, this method bring limit true results. therefore we analysised the
level of genetic diversity (A partial region of mitochondrial 16S rRNA gene,
approximately 568 base pairs) of three catfish species to support morphological
method.
In this study, 976 specimens, originating from Mekong and Bassac River
(from june 2006 to september 2006) were analysed morphologically. The result, the
family Pangasiidae rate of 36,56% per in total specimens in 2006; three species (P.
hypophthalmus, P. larnaudii, P. macronema) rate of 33,63% per in total
Pangasiidae specimens and individual rate of 11,36% per in total number
Pangasiidae.
All Pangasiidae specimens of 2006 don’t analysised DNA because DNA
was broke by formol. 26 individuals (size from 15 mm to 30 mm) from 64
specimens (6/2007) were add from three species: P. hypophthalmus, P. larnaudii, P.
macronema. All specimens were sequenced and compared with standard sequence
in genbank. This result, Sequences of 8/9 samples P. hypophthalmus similary with
P. hypophthalmus (DQ334282, DQ334385, DQ334287). The exception of H1
sample, with one mutation at site nucleotide 26 to GenBank (DQ334282 –
DQ334289); Sequences of 9 samples P. macronema similary from 99% to 100%
sequences of P. macronema to GenBank (DQ334314); Sequences of 8 samples P.
larnaudii similary 100% sequences of three haplotypes P. larnaudii (DQ334303,
DQ334312, DQ334313). All in all, findings from this study demonstrated that
morphological method correspond with three species P. hypophthalmus, P.
larnaudii, P. macronema.
v
TÓM TẮT
Khóa phân loại hình thái đóng một vai trò quan trọng trong việc định danh cá
bột và cá con thuộc họ Pangasiidae vốn có ý nghĩa về kinh tế đối với vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Tuy nhiên, phƣơng pháp này cho độ chính xác nhất định. Vì vậy
chúng tôi phân tích sự khác nhau ở mức độ di truyền cụ thể là vùng 16S rRNA (xấp xỉ
568 bp) trên DNA ty thể (mt DNA) ở 3 loài (đã có sẵn dữ liệu trên ngân hàng gene) để
hỗ trợ phƣơng pháp định danh hình thái.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện phân loại bằng hình thái 976 mẫu cá
thu từ tháng 6/2006 đến tháng 9/2006 trên hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. Kết quả
họ Pangasiidae chiếm 36,56% so với tổng mẫu thu đƣợc năm 2006; 3 loài phân tích (P.
hypophthalmus, P. larnaudii, P. macronema) chiếm 33,63% so với tổng mẫu
Pangasiidae thu đƣợc nhƣng số lƣợng chỉ chiếm 11,36% so với tổng lƣợng cá thể họ
Pangasidae.
Các mẫu cá năm 2006 sau khi khi phân tích hình thái không phân tích đƣợc
DNA (do DNA bị hủy trong formal), 26 cá thể từ 64 mẫu cá bột thu từ 22/6/2007 đến
tháng 30/6/2007 đƣợc bổ sung của 3 loài nêu trên với kích thƣớc khác nhau (từ 15 mm
– 30 mm), giải trình tự và đối chiếu với các trình tự chuẩn trên ngân hàng genbank để
kiểm tra lại độ tin cậy của phƣơng pháp phân tích hình thái. Kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:
Trình tự 8/9 mẫu loài P. hypophthalmus tƣơng đồng 100% với trình tự 3
kiểu gen P. hypophthalmus trên ngân hàng gene (DQ334282, DQ334285, DQ334287).
Riêng mẫu H1 có một đột biến thay thế nucleotide ở vị trí thứ 26 so với tám kiểu gene
tham khảo trên ngân hàng gene.
Trình tự 9 mẫu phân tích loài P. macronema giống từ 99% - 100% trình tự
P. macronema trên ngân hàng gene (DQ334314).
Trình tự 8 mẫu loài P. larnaudii tƣơng đồng 100% với trình tự 3 kiểu gen P.
larnaudii trên ngân hàng gene (DQ334303, DQ334312; DQ334313).
Tóm lại, qua kết quả so sánh trình tự của 26 mẫu thuộc 3 loài phân tích với trình
tự dữ liệu chuẩn trên ngân hàng gene đã khẳng định đƣợc khoá phân loại hình thái đối
với các loài mà chúng tôi đƣa ra là phù hợp.
vi
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
Lời cảm tạ .................................................................................................................. III
Abstract .................................................................................................................... IV
Tóm tắt ....................................................................................................................... V
Mục lục ..................................................................................................................... VI
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ IX
Danh sách các hình ..................................................................................................... X
Danh sách các bảng và biểu đồ ................................................................................ XI
Chƣơng 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài .................................................................................................. 2
1.3. Nội dung đề tài ................................................................................................. 2
Chƣơng 2. TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
2.1. Tình hình nghiên cứu định danh các loài cá ..................................................... 3
2.1.1. Nghiên cứu thế giới ....................................................................................... 3
2.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc .................................................................................. 4
2.2. Phƣơng pháp định danh hình thái định loại một số loài cá bột và cá con thuộc
họ Pangasiidae ........................................................................................................ 5
2.3. Phƣơng pháp sinh học phân tử ứng dụng định loại một số loài cá .................. 8
2.3.1. Phƣơng pháp RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism) ......... 8
2.3.2. Phƣơng pháp RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) ................ 8
2.3.3. Phƣơng pháp AFLP (Amplified Fragment Length Polymorphism) .......... 8
2.3.4. Phân tích DNA ty thể (mtDNA) ................................................................ 9
vii
2.3.5. Phƣơng pháp PCR.................................................................................... 11
2.3.6. Phƣơng pháp giải trình tự bằng hệ thống sắc ký tự động ........................ 12
Chƣơng 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ......................................................... 13
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện ..................................................................... 13
3.2. Vật liệu ........................................................................................................... 13
3.2.1. Mẫu cá...................................................................................................... 13
3.2.2. Hóa chất ................................................................................................... 13
3.2.4. Thiết bị và dụng cụ .................................................................................. 14
3.3. Phƣơng pháp ................................................................................................... 15
3.3.1. Phƣơng pháp thu và định danh hình thái mẫu cá bột .............................. 15
3.3.2. Phƣơng pháp tách chiết mtDNA bằng phenol-chloroform...................... 16
3.3.3. Phƣơng pháp PCR khuếch đại vùng 16S trên mtDNA ............................ 16
3.3.4. Phƣơng pháp điện di acid nucleotide trên gel agarose ............................ 17
3.3.5. Phƣơng pháp giải trình tự ........................................................................ 18
3.3.6. Phƣơng pháp so sánh các trình tự ............................................................ 18
3.4. Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 18
3.4.1. Định danh phân loại bằng hình thái các loài cá bột thuộc họ Pangasiidae
........................................................................................................................... 18
3.4.1.1. Giai đoạn định tính ............................................................................ 18
3.4.1.2. Giai đoạn định lƣợng ........................................................................ 20
3.4.2. Ghi nhận các điểm đặc trƣng của cá bột trƣớc khi phân tích DNA ......... 21
3.4.3. Xác định và phân tích vùng 16S rRNA trên mtDNA .............................. 22
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 23
4.1. Kết quả định danh phân loại bằng hình thái các loài cá bột thuộc họ
Pangasiidae ........................................................................................................... 23
4.1.1. Kết quả hình thái phân loại ...................................................................... 23
4.1.2. Kết quả giai đoạn định tính ...................................................................... 25
viii
4.1.2.1. Phân tích mẫu xuất hiện họ Pangasiidae so với tổng mẫu thu đƣợc
năm 2006 ........................................................................................................ 25
4.1.2.2. Phân tích mẫu xuất hiện loài nghiên cứu so với tổng mẫu
Pangasiidae .................................................................................................... 27
4.1.3. Kết quả giai đoạn định lƣợng .................................................................. 29
4.1.3.1. Tỉ lệ số lƣợng cá thể của 3 loài cá phân tích và các loài khác .......... 29
4.1.2.4. Tỉ lệ số lƣợng cá thể của mỗi loài cá phân tích so với tổng lƣợng cá
thể họ Pangasiidae ......................................................................................... 31
4.2. Ghi nhận các điểm đặc trƣng của cá bột trƣớc khi phân tích DNA ............... 33
4.3. Xác định và phân tích vùng 16S rRNA trên mtDNA ..................................... 34
4.3.1. Nhân dòng vùng gen mã hóa 16S rRNA ................................................. 34
4.3.2. Phân tích trình tự vùng 16S rRNA trên mtDNA của các mẫu cá ............ 38
4.3.2.1. Định danh 9 mẫu thuộc loài P. macronema ...................................... 38
4.3.2.2. Định danh 9 mẫu thuộc loài P. hypophthalmus ................................ 40
4.3.2.3. Định danh 8 mẫu thuộc loài P. larnaudii. ......................................... 42
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 44
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 44
5.2. Tồn tại ............................................................................................................. 45
5.3. Đề xuất ............................................................................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 46
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 50
ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
bp Cặp bazơ
DNA Deoxyribonucleic acid
mtDNA Mitochondrial DNA
rRNA Ribosomal Ribonucleotide acid
S Svedberg – đơn vị đo lƣờng vận tốc lắng
PCR Polymerase chain reaction
RFLP Restriction Fragment Length Lolymorphism
RAPD Random Amplified Polymorphic DNA
AFLP Amplified Fragment Length Polymorphism
Taq Thermus aquaticus
UI Unit
UV Ultra violet
P. hypophthalmus Pangasianodon hypophthalmus
P. larnaudii Pangasius larnaudii
P. macronema Pangasius macronema
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ctv Cộng tác viên
x
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 2.1. Pangasianodon hypophthalmus Sauvage (1878), 15 mm ........................... 6
Hình 2.2. Pangasius larnaudii Bocourt, 1866. 16 mm. .............................................. 6
Hình 2.3. Pangasius macronema Bleeker, 1851. 15 mm. .......................................... 7
Hình 2.4: H.2.5a. Cấu tạo tổng quát của ty thể. .......................................................... 9
Hình 2.5. Các picks màu quan sát trên máy Scan ..................................................... 12
Hình 4.1. Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878), 17 mm ........................ 33
Hình 4.2. Pangasius larnaudii Bocourt, 1866. 20 mm ............................................. 34
Hình 4.3. Pangasius macronema Bleeker, 1851. 15 mm ......................................... 34
Hình 4.4. Sản phẩm PCR khuếch đại vùng 16S rRNA trên mtDNA từ một số mẫu
năm 2006 và năm 2005 ............................................................................................. 35
Hình 4.5: Sản phẩm PCR khuếch đại vùng 16S rRNA trên mtDNA từ vài mẫu cá
đại diện ...................................................................................................................... 38
Hình 4.6: Các điểm khác nhau về trình tự vùng 16S rRNA trên mtDNA của 9 mẫu
cá P. macronema ....................................................................................................... 39
Hình 4.7: Sự tƣơng đồng trình tự vùng 16S rRNA trên mtDNA của 9 mẫu cá P.
hypophthalmus .......................................................................................................... 41
Hình 4.8: Sự tƣơng đồng trình tự vùng 16S rRNA trên mtDNA của 8 mẫu cá P.
larnaudii ................................................................................................................... 43
xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ TRANG
Bảng 2.1. Số lƣợng các tia vi của P. macronema và P. siamensis (nguồn: Apichart
Termvidchakorn,2003) ................................................................................................ 7
Bảng 4.1. Kích thƣớc các mẫu cá phân tích .............................................................. 37
Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ họ Pangasiidae thu đƣợc trên tổng mẫu thu năm 2006 ............... 25
Biểu đồ 4.2. Sự phân bố của tổng lƣợng mẫu xuất hiện cá thể họ Pangasiidae ....... 25
Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ % mẫu xuất hiện loài phân tích và tổng mẫu Pangasiidae thu
đƣợc ........................................................................................................................... 27
Biểu đồ 4.4. Sự phân bố về lƣợng mẫu xuất hiện loài nghiên cứu so với lƣợng mẫu
Pangasiidae .............................................................................................................. 27
Biểu đồ 4.5. Tỉ lệ % số lƣợng cá thể của 3 loài cá phân tích và các loài khác ......... 29
Biểu đồ 4.6. Sự phân bố về số lƣợng các loài nghiên cứu so với tổng lƣợng
Pangasiidae ............................................................................................................... 29
Biểu đồ 4.7. Tỉ lệ % cá thể của từng loài phân tích trong tổng lƣợng cá thể họ
Pangasiidae ............................................................................................................... 31
Biểu đồ 4.8. Sự phân bố về số lƣợng từng loài nghiên cứu so với tổng lƣợng
Pangasiidae ............................................................................................................... 31
1
Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đồng Bằng Sông Cửu Long nƣớc ta thuộc khu vực hạ lƣu sông Mekong, vốn
có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú. Các kết quả nghiên cứu về sự đa dạng và
sự thay đổi thành phần các loài cá sẽ giúp ích cho việc quản lý và phát triển chiến
lƣợc cho nghề nuôi trồng thủy sản tại khu vực này.
Phƣơng pháp định danh trong phân loại học đóng vai trò quan trọng vào việc
xác định sự đa dạng các loài cá trong tự nhiên. Theo truyền thống, phƣơng pháp
định danh dựa trên các đặc điểm hình thái là phƣơng pháp đã đƣợc phát triển lâu đời
và có độ tin cậy. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp có thể khó phân biệt đƣợc sự
khác nhau giữa những loài có quan hệ gần, do có sự giới hạn về một số đặc trƣng về
hình thái học, đặc biệt khi mẫu vật là cá bột, hơn nữa công tác bảo quản mẫu cá
cũng có thể làm thay đổi màu sắc tự nhiên của cá dẫn đến khó khăn khi phân loại
một số lƣợng lớn mẫu trong thời gian dài.
Gần đây, cùng với sự phát triển và hiểu biết về sinh học phân tử, nhiều chỉ
thị sinh học phân tử đã đƣợc nghiên cứu và ứng dụng nhƣ là một công cụ hỗ trợ đắc
lực cho công tác định danh các loài cá. Định danh các loài cá dựa vào vật liệu di
truyền cho độ chính xác cao. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp định danh trên cơ sở phân
tích DNA bộ gen thƣờng gặp một số khó khăn do bộ gen có kích thƣớc lớn, một gen
có thể có nhiều bản sao trên nhiều locus, mỗi locus có nhiều allen khác nhau ... Mặt
khác, cá chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi môi trƣờng, nên có thể mang nhiều biến dị di
truyền trên DNA bộ gen làm cho việc phân tích kết quả lại gặp càng nhiều khó
khăn. Các chỉ thị phân tử dùng trong định danh và nghiên cứu di truyền thƣờng là
những trình tự có tính bảo tồn cao trong cùng một loài và biến dị khác biệt giữa các
loài, vì thế các gen mã hóa ribosomal RNA (rRNA) là một ứng viên tốt dùng định
danh các loài sinh vật. Việt Nam hiện nay chƣa có nghiên cứu công bố về phân loại
cá dựa vào bộ gen. Trong nghiên cứu này chúng tôi bƣớc đầu “Ứng dụng khóa
2
phân loại hình thái và vùng 16S rRNA trên DNA ty thể trong định danh cá bột
thuộc họ Pangasiidae”. Nhằm hỗ trợ định danh một số loài cá có giá trị kinh tế quan
trọng thuộc họ Pangasiidae trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
1.2. Mục tiêu đề tài
Ứng dụng một số chỉ tiêu trong hệ thống phân loại hình thái vào phân loại cá bột
thuộc họ Pangasidae để xác định số lƣợng và tỷ lệ các loài Pangasianodon
hypophthalmus, P. larnaudii, P. macronema trong các mẫu thu đƣợc từ tháng
6/2006 đến tháng 9/2006 trên hai nhánh sông Tiền và sông Hậu ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long.
Sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử để kiểm tra đánh giá độ tin cậy của khóa phân
loại hình thái nêu trên.
1.3. Nội dung đề tài
Định danh các mẫu cá thu đƣợc trên hai nhánh sông Tiền và sông Hậu thuộc
Đồng Bằng Sông Cửu Long trong năm 2006 và 64 mẫu cá bột bổ sung thu từ
22/6/2007 đến 30/6/2007.
Giải trình tự 26 cá thể (vùng 16S rRNA mã hóa bởi mtDNA) các loài: P.
hypophthalmus, P. larnaudii, P. macronema thu vào tháng 6/2007.
So sánh trình tự gen trên mtDNA mã hóa vùng 16S rRNA của một số mẫu phân
tích với trình tự có sẵn trên ngân hàng genbank (dữ liệu di truyền) để kiểm tra và
đánh giá phƣơng pháp định danh hình thái truyền thống sử dụng trên cá bột.
3
Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu định danh các loài cá
2.1.1. Nghiên cứu thế giới
Các loài cá thuộc họ Pangasiidae (cá da trơn) đƣợc nhiều nhà khoa học trên
thế giới quan tâm từ rất lâu do đặc tính cho thịt ngon, dồi dào trong tự nhiên và đặc
biệt có giá trị kinh tế cao.
Hàng loạt các công trình nghiên cứu phân loại cá Pangasiidae ra đời trên
nguyên tắc chung là dựa vào các đặc điểm hình thái bên ngoài. Theo tác giả Roberts
và Vidthayanon (1991), họ cá tra (Pangasiidae) vùng Đông Nam Á gồm hai giống:
giống Helicophagus Bleeker, 1858, giống này có hai loài; giống Pangasius
Valenciennes, 1840 có 19 loài. Sau đó, tác giả Walter J. Rainboth (1996), đã bổ
sung thêm ba giống mới là Laides Jordan, 1919; Pangasianodon Chevey, 1930 và
Pteropagasius Flowe, 1937. Tuy nhiên, việc định danh các loài cá thuộc họ
Pangasiidae đều dựa vào một số các đặc trƣng chung: số tiết cơ, số lƣợng vi, số
lƣợng và hình dạng răng, vị trí sắc tố xuất hiện và hình dạng cơ thể. Ngoài ra, tác
giả Gehrke (1991), cũng công bố dữ liệu về ảnh hƣởng thức ăn tự nhiên lên sự phát
triển của cá bột. Đặc biệt là xây dựng bộ hình mô tả điểm đặc trƣng gần 500 loài cá
trên sông MeKong. Riêng Apichart Termvidchakorn từ năm 1983 đã tiến hành
nghiên cứu về sự phân bố và phát triển của cá Caragid ở sông Kuroshio và các vùng
lân cận Cho đến năm 2003 ông mới xuất bản bộ hình cá bột và cá con thuộc lƣu vực
sông Mekong, với 62 loài khác nhau thuộc 21 họ và 14 bộ.
Việc phân loại dựa vào hình thái để phân biệt các loài cá thuộc họ
Pangasiidae đem lại nhiều dữ liệu có giá trị. Tuy nhiên, công tác định danh cá bột
và cá con dựa vào các chỉ tiêu bên ngoài cho độ chính xác nhất định do cá có kích
thƣớc quá nhỏ và chƣa trƣởng thành. Vì vậy, việc phát triển các chỉ thị di truyền
phân tử (DNA marker) có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ định danh các loài cá bột
4
và cá con. Các kỹ thuật hiện nay đang đƣợc ứng dụng rộng rãi trong thuỷ sản để tạo
ra các DNA marker nhƣ: RFLP, RAPD, AFLP (xem mục 2.3.1; 2.3.2 và mục 2.3.3).
Ngày nay, các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm việc định danh hình thái cá
bột và cá con dựa vào vùng 12S rRNA và vùng 16S rRNA trên DNA ty thể
(mtDNA) (xem mục 2.3.4).
2.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam, các nghiên cứu phân loại bằng hình thái cá nƣớc ngọt Đồng
Bằng Sông Cửu Long tuy đã bắt đầu từ lâu nhƣng đến nay chƣa có một tài liệu nào
hoàn chỉnh, đặc biệt là các loại cá bột và cá con thuộc họ Pangasiidae. Mai Đình
Yên và cộng sự (1962) thống kê thành phần loài của một số loài cá bột và cá con
vớt đƣợc trên sông Hồng ở Hà Nội, tuy nhiên lại ít đề cập đến việc mô tả chi tiết
hình thái từng loài ở giai đoạn cá bột và con. Sau đó hàng loạt các tác giả cũng công
bố số liệu về thành phần loài nhƣ: Mai Đình Yên và cộng sự (1979), Trƣơng Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng (1993), Nguyễn Bạch Loan (1998). Các tác giải trên
đều dựa vào số lƣợng các tia vi; hình dạng các tia vi, thân và miệng; hình dạng và
số lƣợng răng để định danh một số loài cá thuộc họ Pangasiidae. Sau đó, tác giả
Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Bạch Loan (1999) cũng đƣa ra một số chỉ tiêu đặc
trƣng và bộ hình về phân loại một số cá con thuộc họ Pangasiidae tƣơng đối hoàn
chỉnh.
Đến nay, Việt Nam vẫn chƣa có một công bố nào về ứng dụng các chỉ thị di
truyền phân tử để định danh các loài cá bột và cá con thuộc họ Pangasiidae. Nhìn
chung, phân loại cá nƣớc ngọt trên sông Cửu Long hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó
khăn do thiếu dữ liệu. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến việc bảo tồn nguồn tài
nguyên cá vốn có của vùng.
5
2.2. Phƣơng pháp định danh hình thái định loại một số loài cá bột và cá con
thuộc họ Pangasiidae
Ngày nay, việc định danh một số loài cá thuộc họ Pangasiidae dựa vào nhiều
nguồn dữ liệu khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc thực hiện của phƣơng pháp này là
dựa vào các điểm đặc trƣng bên ngoài nhƣ: chiều dài thân, màu sắc (màu sắc trên
đầu, trên thân, trên các tia vi), số tia vi (vi hậu môn, vi ngực, vi bụng, vi lƣng). Các
chỉ tiêu trên quan sát dƣới kính hiển vi với độ phóng đại 40 lần. Ngoài ra, ngƣời ta
còn phân biệt các chỉ tiêu trên theo cách khác. Theo Apichart TermvidChakorn
(2003) các loài cá thuộc họ Pangasiidae đều trải qua bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn
có điểm đặc trƣng khác nhau:
o Giai đoạn ấu trùng non: chiều dài thân khoảng 10 mm – 15 mm, còn
túi noãn hoàn, vi lƣng chƣa nhìn thấy.
o Giai đoạn ấu trùng trung gian: chiều dài thân khoảng 15 mm – 18 mm,
tia vi lƣng mới xuất hiện nhƣng còn dính màng vi.
o Giai đoạn ấu trùng già: chiều dài thân khoảng 19 mm – 34 mm, vi
lƣng không còn dính màng vi.
o Giai đoạn cá con: chiều dài thân khoảng 35 mm – 50 mm, đầy đủ tia
vi hình thái, không còn các màng vi. Ở giai đoạn nầy các điểm đặc
trƣng của mỗi loài thể hiện tƣơng đối đầy đủ.
Ngoài ra, Apichart Termvidchakorn (2003) mô tả các chỉ tiêu để phân biệt
một số loài cá bột thuộc họ Pangasidae nhƣ sau:
Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878: Giai đoạn chiều dài cơ thể khoảng
15 mm, cơ thể giống hình cái rìu nhỏ, miệng trên và ruột ngắn. Cơ thể có sắc tố đen
trên đầu và phần bụng của thân, sắc tố đen trên vi đuôi. Đến khi chiều dài thân
khoảng 30 mm, các tia vi mọc tƣơng đối đầy đủ: vi lƣng có 1 tia cứng và 6 tia
mềm, vi hậu môn có 1 tia cứng và 29 – 30 tia mềm, vi ngực có một tia cứng và 8 –
9 tia mềm, vi bụng có 8 tia mềm.
6
Hình 2.1. Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878; 15 mm
Pangasius larnaudii Bocourt, 1866: Giai đoạn chiều dài thân khoảng 15 mm:
có hắc tố trên đầu, thân và trên cuống đuôi, màng bụng đƣợc bao phủ bởi hắc tố, vi
đuôi có hắc tố. Đến giai đoạn chiều dài cơ thể khoảng 30 mm: thân dài, miệng
rộng, ruột ngắn, có hắc tố trên đầu, thân, vi lƣng và vi đuôi. Số lƣợng các tia vi: vi
lƣng có 1 tia cứng và 7 tia mềm; vi hậu môn có 1 tia cứng và 28 – 32 tia mềm; vi
ngực có 1 tia cứng và 9 tia mềm; vi bụng có 6 tia mềm.
Hình 2.2. Pangasius larnaudii Bocourt, 1866; 16 mm.
Pangasius macronema Bleeker, 1851: Giai đoạn chiều dài thân khoảng 15
mm, cơ thể có hắc tố trên đầu và thân, màng bụng có hàng hắc tố. Giai đoạn
khoảng 30 mm: cơ thể có hình cái rìu, miệng trên có hình cầu, có hắc tố trên đầu và
thân. Số lƣợng các tia vi: vi lƣng có 1 tia cứng và 7 tia mềm; vi hậu môn có 1 tia
cứng và 30 – 33 tia mềm; vi ngực có 1 tia cứng và 9 tia mềm; vi bụng 1 tia cứng và
6 tia mềm.
7
Hình 2.3. Pangasius macronema Bleeker, 1851; 15 mm
Theo Nguyễn Văn Hảo (2005) thì mô tả hình thái đặc trƣng của một số loài
cá thuộc họ Pangasiidae nhƣ sau:
P. hypophthalmus: Thân dài, dẹp về phía đuôi, đầu và mõm hơi dẹp bằng,
khoảng cách hai mắt rộng, răng trên xƣơng lá mía 2 đốm tách rời nhau, mỗi đốm
này nối liền với đốm răng xƣơng khẩu cái và song song với răng hàm trên.
P. larnaudii: Thân dài, phần trƣớc tròn và dẹp dần về phía đuôi, gốc vây
lƣng thẳng dốc, đầu dẹp bằng, mõm tù, hai hàm trên đều nhau, răng hàm nhỏ mịn,
răng xƣơng lá mía xếp thành hai đốm rời nhau và nối với đốm răng xƣơng khẩu cái
ở bên hoặc làm thành một vòng cung liên tục.
P. marcronema: Thân dài, dẹp bên, đầu rộng dẹp bằng, mõm ngắn hàm trên
nhô ra hơn hàm dƣới, răng hàm nhỏ mịn, râu dài kéo quá gốc vi ngực, mắt to lƣng
thẩm. P. macronema trông rất giống P. siamensis nhƣng nhìn kỹ có một vài điểm
khác nhau là: Đƣờng lƣng hơi lõm xuống, đầu hình chóp nhọn, hơi dẹp bên, râu dài
đến gốc vi bụng (dài hơn P. macronema), số lƣợng các tia vi của hai loài nhƣ sau:
P. siamensis P. macronema
Vi lƣng I,7 I,6
Vi hậu môn 34 - 36 31 - 33
Vi ngực I, 10 - 11 I, 8 – 11
Vi bụng i, 6 i, 8
Bảng 2.1. Số lƣợng các tia vi của P. macronema và P. siamensis (nguồn: Apichart
TermvidChakorn, 2003).
8
2.3. Phƣơng pháp sinh học phân tử ứng dụng định loại một số loài cá
2.3.1. Phƣơng pháp RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism)
Là phƣơng pháp đa hình chiều dài các đoạn cắt giới hạn. Nguyên tắc phƣơng
pháp là sau khi thực hiện phản ứng cắt bộ gen bằng một enzyme cắt giới hạn xác
định, từ đó xác định đƣợc có hay không có sự thay đổi một đoạn trình tự DNA qua
kết quả điện di để có thể phát hiện sự khác biệt về đa dạng di truyền của đối tƣợng
đang nghiên cứu. Enzyme nhận biết các vị trí cắt tại 4, 5, 6 hay 8 bp trên dãy trình
tự và cắt tại điểm nhận biết. Kết quả cho ra các đoạn DNA với kích thƣớc khác
nhau đƣợc quan sát trên gel agarose, nhận biết các đọan cần phân tích bằng cách
cho lai các đoạn trên với một probe đặc biệt, tiếp tục quan sát trên gel điện di, đoạn
nào gắn với probe là đoạn cần tìm (Dodgson và ctv, 1997). Khó khăn lớn nhất trong
phƣơng pháp RFLP là xác định mức độ đa hình thấp, khó thực hiện và tốn nhiều
thời gian. Vì vậy, phƣơng pháp này ít đƣợc ứng dụng trong thủy sản.
2.3.2. Phƣơng pháp RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA)
Kỹ thuật này đƣợc phát triển đầu tiên bởi Welsh và MeClelland (1990);
Williams và ctv (1990). Khuếch đại DNA với mồi ngẫu nhiên, chiều dài khoảng 8 –
10 bp. Kỹ thuật này đƣợc ứng dụng rộng rãi trong thủy sản, hàng loạt các kết quả
nghiên cứu đã ứng dụng kỹ thuật này rất thành công ở một số loài thủy sinh vật:
Partis và Wells (1996) sử dụng marker RAPD để phân loại thành công nhiều loài
cá, phân tích cấu trúc của tảo biển do Van Oppen và ctv (1996), phân tích cấu trúc
của tôm sú do Klibunga và ctv (2000).
2.3.3. Phƣơng pháp AFLP (Amplified Fragment Length Polymorphism)
Tƣơng tự nhƣ RFLP, nhƣng AFLP là sự kết hợp giữa hai phƣơng pháp RFLP
và RAPD, nghiên cứu đa hình chiều dài các đoạn nhân. Mồi ở đây không thiết kế
ngẫu nhiên mà thiết kế trên trình tự của adaptor và gắn thêm một nucleotide chọn
lọc ở đầu 3’, sau đó gắn tiếp 3 nucleotide. Bấy giờ những trình tự nào có gắn với
adaptor mới đƣợc khuếch đại bằng mồi đặc hiệu với adaptor, điều này có ý nghĩa
9
chọn lọc chặt chẽ hơn các trình tự DNA cần khuếch đại. Young và cộng sự (2001)
đã sử dụng phƣơng pháp AFLP tạo ra 133 loại marker trong đó có 23 loại đƣợc
dùng để chẩn đoán phân biệt các loại cá Hồi. Phƣơng pháp APLP cho độ chính xác
cao tuy nhiên ít đƣợc ứng dụng rộng rãi trong thủy sản do vấn đề kinh tế.
2.3.4. Phân tích DNA ty thể (mtDNA)
H. 2.4a H. 2.4b
Hình 2.4: Hình.2.4a: cấu tạo tổng quát của ty thể (Alberts, 1994). Hình. 2.4b: cấu tạo mtDNA
dạng vòng.( Sutovsky và cộng sự, 1999).
Ở động vật, vật liệu di truyền có trong nhân và một số ít trong ty thể. Ti thể
đƣợc xem nhƣ trung tâm cung cấp năng lƣợng của tế bào. Do ty thể nằm trong tế
bào chất của giao tử cái (trứng) vì thế các gene trên DNA ty thể (mtDNA) tuân theo
quy luật di truyền theo tế bào chất (Birky và cộng sự, 1989). MtDNA ít bị tác động
của môi trƣờng nên ít bị biến dị di truyền (Spinger và Douzery, 1996). Dựa vào
những đặc điểm nêu trên, mtDNA đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các kỹ thuật sinh
học phân tử. Đặc biệt là vùng mã hóa các phân tử ribosomal RNA (16S rRNA và
12S rRNA) rất đƣợc quan tâm ứng dụng phục vụ trong công tác nghiên cứu sự phát
sinh loài và định danh loài do chúng có tính bảo tồn cao và kích thƣớc vừa phải
thuận lợi cho việc phân lập, giải trình tự và phân tích trình tự vật liệu di truyền.
10
Các nghiên cứu về mtDNA ứng dụng trong thủy sản
Do cấu trúc và điểm di truyền đặc biệt nêu trên nên mtDNA marker ngày càng
đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu sự đa dạng nguồn vật nuôi thủy sản gồm: cá
Chình (Avise và cộng sự, 1986), cá Lam của (Graves và cộng sự, 1992), cá Đù đỏ
(Gold và cộng sự 1993), cá Mập (Heist và Gold, 1999). Kết hợp với sinh tin học
(bioinformatics), mtDNA đƣợc sử dụng thành công trong việc xây dựng cây phân
loài. Đầu tiên là công trình nghiên cứu của Wheeler và Honeycutt (1988), sau đó là
Smith (1989), Hillis (1993) đều sử dụng trình tự rRNA để quan sát các điểm đột
biến và ứng dụng để xây dựng cây phát sinh loài. Đặc biệt là thành công của
Douzery và Catzeflis (1995) đã giải trình tự vùng 12S rRNA mtDNA nhiều loài để
nghiên cứu sự phân loại của động vật có xƣơng sống. Pouyaud và cộng sự (2000)
thành công về ly trích DNA của cá da trơn Pangasiidae và sử dụng cặp mồi chuyên
biệt (thiết kế bởi Chang và cộng tác viên, 1994) khuếch đại vùng 12S trên mtDNA,
sau đó giải trình tự để quan sát sự khác biệt về khoảng cách di truyền giữa các loài
thuộc họ Pangaiidae qua cây phân loài. Tƣơng tự, Gustiano và cộng sự (2003) phân
tích 907 mẫu cá giống Pangasius thuộc họ ca da trơn Pangasiidae thu từ một số
nƣớc Đông Nam Á nhƣ: Việt Nam, Malaysia, Indonesia chỉ ra sự khác biệt về trình
tự vùng 12S rRNA trên mtDNA của các loài thuộc giống Pangasius ở mức độ từng
base pairs. Vùng 12S rRNA trên mtDNA đƣợc sử dụng để thiết kế mồi. Sau đó giải
trình tự đƣợc 737 nucleotide trên vùng 12S mtDNA của tất cả các loài thuộc giống
Pangasius, và đã xác định các trình tự khác nhau của các mẫu cá phân tích. Kết quả
đƣợc quan sát rõ qua cây phân loài là hầu hết các loài P. kunyit thu từ Việt Nam và
Indonesia có khoảng cách di truyền rất gần nhau, d = 0,003; P. macronema (từ
Indonesia) và P. polyuanodon (thu từ Việt Nam) là d = 0,004; P. djambal và P.
bocourti có d = 0,005. Một nhóm cá P. kunyit thu từ sông Mekong Việt Nam và P.
kunyit thu từ miền Bắc Borneo Malaysia giống nhau đến 77,2%, có khoảng cách di
truyền là d = 0,01. Quan sát nhiều loài khác cũng có kết quả tƣơng tự: P. humeralis
và P. nieuwenhuisii d = 0,006. Nhìn chung, tất cả các nghiên cứu trên đều giải quyết
một vấn đề chung là sử dụng ƣu điểm của mtDNA để xác định mối quan hệ về di
11
truyền của các cá thể cùng loài ở nhiều vị trí địa lý khác nhau và cho ra kết quả rất
thỏa mãn mà phƣơng pháp phân tích hình thái khó giải thích đƣợc.
Pangasiide đƣợc xác định là họ có nhiều loài cá có ý nghĩa kinh tế của vùng
sông MeKong, Tác giả Na-Nakorn và cộng sự (2006) đã thực hiện nghiên cứu hơn
600 cá thể, trong đó có 143 cá thể là Pagasianodon gigas (thu từ Cambodia và Thái
Lan), 95 cá thể Pangasianodon hypophthalmus và 435 cá thể thuộc 7 loài, trong đó
5 loài Pangasius: P. bocourti, P. conchopphilus, P. larnaudii, P. macronema, P.
sanitwongsei và hai giống với hai loài sau: Helicophagus waandersii,
Pteropangasius pleurotaenia. Cặp mồi đƣợc thiết kế chuyên biệt để khuếch đại
vùng 16S trên mtDNA (vùng này có chiều dài 568 bp), sau đó giải trình tự và xây
dựng cây phát sinh loài để quan sát sự đa dạng về di truyền của 5 giống, 9 loài thuộc
họ Pangasiidae. Kết quả có 56 haplotypes từ 9 loài Pagasiidae đã đƣợc xác định.
Trong đó, loài có số lƣợng haplotype cao nhất là P. larnaudii với 11 kiểu và loài có
số lƣợng haplotypes thấp nhất là P. macronema với 2 kiểu. Khi quan sát từ vùng
16S rRNA, sự khác nhau giữa các haplotypes về trình tự nucleotide là rất ít, chỉ từ
một đến ba điểm đột biến. Ở tất cả các loài, sự khác biệt giữa các haplotypes ở mức
độ từ thấp đến trung bình là 0,118 – 0,667 và sự khác biệt gữa các nucleotide thì ở
mức rất thấp: 0,0002 – 0,0016. Ngoài ra, trong kết quả của nghiên cứu này ngƣời ta
còn thấy gần nhƣ tất cả các loài đều xuất hiện đột biến. Điều này đƣợc biện luận
rằng có khả năng do họ Pangasiidae phân bố quá rộng, mặt khác do xuất hiện từ rất
lâu nên có thể bị tiến hóa theo thời gian. Các kết quả trên cho thấy, khi quan sát và
so sánh trình tự mtDNA giải quyết đƣợc nhiều vấn đề trong việc định danh các loài
cá, về quan hệ di truyền một cách nhanh chóng mà phƣơng pháp định danh hình
thái khó giải quyết đƣợc.
2.3.5. Phƣơng pháp PCR
Phƣơng pháp PCR do Karl Mullis và cộng sự phát minh năm 1985, thực chất
đây là phƣơng pháp tạo dòng in vitro. Với sự tham gia của một enzyme chịu nhiệt
DNA polymerase (ví dụ Taq polymerase) (Sake và ctv, 1985; Haase và ctv, 1990).
12
Khi DNA polymerase họat động tổng hợp một mạch DNA mới từ mạch khuôn khi
có sự hiện diện của mồi chuyên biệt. Mồi là những đoạn oligonucleotide có khả
năng bắt cặp bổ sung với một đầu của mạch khuôn và DNA polymerase sẽ nối dài
mồi để hình thành mạch mới. Khi ta cung cấp hai mồi chuyên biệt, một mồi xuôi
(sens primer) và một mồi ngƣợc (antisens primer), bắt cặp bổ sung với hai đầu của
trình tự DNA, các triphosphate deoxyribonucleotid sẽ đƣợc enzyme Taq gắn bổ
sung vào đầu 3’OH của mồi.
2.3.6. Phƣơng pháp giải trình tự bằng hệ thống sắc ký tự động
Đây là phƣơng pháp giải trình tự cải tiến từ phƣơng pháp Sager. DNA đƣợc
nối dài với sự xúc tác của enzyme DNA polymerase, có sự tham gia của trình tự
mồi ngắn bổ sung với mạch đơn cần giải trình tự, dNTP’s và các thành phần cần
thiết khác, cùng một lƣợng nucleotide có 2’,3’-dideoxyribose đƣợc đánh dấu bằng
chất phát huỳnh quang (bốn màu cho bốn loại bazơ khác nhau). Sau đó, sản phẩm
PCR chứa hỗn hợp các đoạn DNA khi đi qua một điện di mao quản sẽ đƣợc phân
tách và phát huỳnh quang khi đƣợc kích thích bởi tia laser. Trình tự DNA đƣợc ghi
lại thông qua tín hiệu huỳnh quang thu đƣợc trên đồ thị sắc ký.
Hình 2.5. Các picks màu quan sát trên máy Scan. Pick màu xanh là vị trí của bazơ Adenine (A),
pick màu đỏ là vị trí của bazơ thymine (T), pick màu đen là vị trí của bazơ Guanine (G), cuối
cùng là pick màu tím là vị trí của bazơ Cytosine (C).
13
Chƣơng 3
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện
Thời gian nghiên cứu: từ 19/03/2007 – 20/07/2007.
Địa điểm thực hiện: Phòng Nguồn Lợi và Khai Thác Thuỷ Sản Nội Địa và
Trung Tâm Quốc Gia Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trƣờng và Phòng Ngừa Dịch Bệnh
Thủy Sản Khu Vực Nam Bộ thuộc Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II.
3.2. Vật liệu
3.2.1. Mẫu cá
Các mẫu cá họ Pangasiidae có chiều dài từ 15 mm– 30 mm đƣợc thu vào
mùa lũ năm 2006 (từ tháng 6-2006 đến tháng 9-2006) và tháng 6/2007, từ hai nhánh
sông Tiền và sông Hậu, hiện đang đƣợc lƣu giữ tại Phòng Nguồn Lợi và Khai Thác
Thủy Sản Nội Địa, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2.
3.2.2. Hóa chất
NaOH-SDS (sodium dodecyl sulfate): 40%, 100 ml dung dịch này gồm có: NaOH
0,5N, 2 g/100 ml: 5 ml; SDS 0,25%, 0,25 g/100ml: 5 ml; cuối cùng cho nƣớc vào
đủ 100 ml.
Phenol-chloroform-isoamyl alcohol (PCI, 25:24:1): hòa tan 25 ml phenol, 24 ml
chloroform và 1 ml isoamyl ancohol.
Ethanol 75 %, ethanol 100%.
Sodium acetate 3M, pH 5.2: 10 ml dung dịch này gồm: 2,46 g muối CH3COONa
(3M= 246); khoảng 4 ml nƣớc cất, sau đó chuẩn pH 5.2 với CH3COOH. Thêm nƣớc
vừa đủ 10 ml.
TBE 10X (tris borate EDTA) (pH = 8,3) 10 X: Hòa tan 108 g tris và 55 g boric acid
trong khoảng 600 ml H2O. Sau đó thêm 9,8 g EDTA (ethylene diamine tetra acetic)
14
và chỉnh thể tích bằng H2O cho đủ 1 lít. TBE 1X sử dụng trong điện di: pha 100 ml
TBE 10X cho nƣớc cất và đủ 1lít.
Dung dịch nạp mẫu bromophenol 6X: 0,25% (w/v) bromophenol blue và 40% (v/v)
glycerol.
Ethidium bromide: hòa tan 50 mg ethidium bromide trong 5 ml nƣớc cất hai lần và
bảo quản trong chai tránh sáng.
3.2.4. Thiết bị và dụng cụ
Thiết bị và dụng cụ dùng trong phân tích hình thái
o Kính hiển vi sôi nổi với độ phóng đại 40 lần.
o Thƣớc kẽ ôli, đĩa petri và các thiết bị hỗ trợ cho việc định loại.
o Các dụng cụ kéo, kẹp, kim.
Thiết bị và dụng cụ dùng trong phân tích DNA
* Thiết bị sử dụng
- Máy Vortex (Zx3 Velp).
- Máy block nhiệt khô.
- Máy ly tâm.
- Máy PCR (Thermocycle – Biorad).
- Bộ điện di (Biorad Hybaid).
- Bàn đọc UV (White/UV Transillminator).
- Tủ mát, tủ lạnh -200C (Liebherr).
- Tủ cấy vô trùng (Laminar – Box).
- Cân phân tích.
- Lò viba.
15
* Dụng cụ sử dụng
- Pipettman loại 100 – 1000 µl; 10 – 100 µl; 0,5 – 10 µl.
- Đầu tip tƣơng ứng với các loại pipet man.
- Eppendorf loại 0,2 ml, 0,5 ml và 1,5 ml.
- Các chai lọ đựng hoá chất, vật mẫu.
- Đèn cồn, kéo, kẹp, chày nhựa.
3.3. Phƣơng pháp
3.3.1. Phƣơng pháp thu và định danh hình thái mẫu cá bột
Sử dụng mẫu đã đƣợc thu từ tháng 6/2006 đến tháng 9/2006, trên hai nhánh
sông Tiền và sông Hậu. Mẫu đƣợc thu mỗi ngày 4 lần: 5giờ sáng, 11 giờ, 17 giờ và
23 giờ trên mỗi nhánh sông (mỗi lần thu đƣợc tính là một mẫu). Mẫu đƣợc thu bằng
lƣới Bongo net có kích thƣớc mắt lƣới 2a = 1 mm. Sau đó cố định mẫu bằng formol
5% và bảo quản trong ethalnol 20%, lƣu giữ tại Bộ Môn Ngƣ Loại Học, Phòng
Nguồn Lợi và Khai Thác Thủy Sản Nội Địa. Từ các mẫu đƣợc lƣu giữ, chúng tôi
lần lƣợt tách và lựa ra các cá thể họ Pangasiidae, để riêng từng mẫu và ghi nhận lại:
Vị trí thu mẫu, thời gian thu mẫu, số lƣợng Pangasiidae từ mẫu ban đầu.
Các số liệu sau khi ghi nhận, đƣơc xử lý với các hàm trong Access và Excel.
Mẫu bổ sung thu từ 22/6/2007 – 30/6/2007, ngày hai lần trên mỗi nhánh
sông với hai ngƣ cụ: lƣới Bongo net có kích thƣớc mắt lƣới 2a = 1 mm và đáy nhỏ.
Sau đó mẫu đƣợc bảo quản trong ethalnol 95%.
Từ các mẫu chứa họ Pangasiidae đem quan sát dƣới kính hiển vi sôi nổi với
độ phóng đại 40 lần, kết hợp cùng với các tài liệu phân loại để xác định cụ thể từng
loài riêng biệt: P. hypophthalmus, P. larnaudii, P. macronema. Ba lọ nhựa có dán
nhãn riêng biệt đƣợc sử dụng để lƣu giữ tất cả các cá thể ứng với mỗi loài trên.
Đồng thời ghi lại các thông tin liên quan nhƣ: Vị trí thu mẫu, thời gian thu mẫu, số
lƣợng từng loài: P. hypophthalmus, P. larnaudii, P. macronema.
16
Trong quá trình định loại, chúng tôi cố gắng phân loại hết tất cả các loài có
trong họ Pangasiidae. Sỡ dĩ chúng tôi chú trọng đến ba loài trên là vì trên ngân
hàng genbank đang lƣu giữ ba loài trên.
3.3.2. Phƣơng pháp tách chiết mtDNA bằng phenol-chloroform
Cắt một góc vi đuôi của mỗi cá thể cho vào eppendoff và nghiền nhuyễn với
400 µl dung dịch NaOH-SDS để phá vỡ tế bào. Sau đó biến tính protein bằng cách
nung ở 1000C trong 7 phút và làm lạnh nhanh 5 phút. Đem ly tâm 5 phút với 13000
vòng/phút, hút 350 µl dịch nổi cho vào ống eppendoff mới. Tiếp tục thêm 350 µl
dung dịch phenol: chlorofrom: Isoamyl và vortex mạnh, ly tâm trong 2 phút ở tốc
độ 13000 vòng/phút. Thu nhận 300 µl dịch nổi phía trên vào ống tip mới (Bƣớc này
đƣợc lặp lại lần hai nếu thấy lớp protein tủa trắng giữa dịch nổi và pha phenol-
cloroform còn nhiều) Thêm vào vào khoảng 30 µl (1/10 thể tích dịch trong DNA)
dung dịch 3M sodium acetate pH 5.2. Dùng ngón tay búng mạnh nhiều lần vào ống
tip, sau đó cho 2.5V ethanol 100% lạnh vào, vortex và giữ trong tủ -200C trong 30
phút để DNA tủa. Ly tâm 13000 vòng/phút trong 5 phút rồi đổ bỏ phần dịch nổi và
giữ lại phần cặn có chứa nucleic acid. Thêm vào phần cặn tủa 1 ml ethanol 70% để
rửa muối có trong cặn tủa, úp ngửa vài lần. Ly tâm 13000 vòng/phút trong 5 phút.
Dùng pipete hút bỏ ethanol, làm khô cặn trong block nhiệt khô ở nhiệt độ 560C cho
đến khô hoàn toàn. Hoà tan cặn lóng DNA bằng 100 µl nƣớc cất trong block nhiệt
khô khoảng 500C trong 10 phút, sau đó sử dụng ngay hay bảo quản trong tủ -200C.
3.3.3. Phƣơng pháp PCR khuếch đại vùng 16S trên mtDNA
Vùng trình tự gen mã hóa 16S rRNA đƣợc khuếch đại từ mtDNA theo
phƣơng pháp PCR (Na-Nakorn và cộng sự, 2006). Cụ thể nhƣ sau: mỗi phản ứng
PCR (50 µl) gồm: 25 µl PCR Master mix (Promega, Mỹ), 0,5 µl mỗi mồi 16Sar
5’CGCCTGTTTAACAAAAACAT-3,) và 16Sbr 5’CCGGTCTGAACTC-
AGATCATGT 3’ (mỗi mồi có nồng độ 50 pm/µl); mtDNA từ mẫu cá: 2 µl; nƣớc
cất: vừa đủ 50 µl.
17
Chu kỳ nhiệt trong phản ứng PCR: Bƣớc thứ nhất (1 chu kỳ), DNA đƣợc
biến tính ở 940C trong 3 phút. Bƣớc thứ hai (30 chu kỳ), biến tính DNA trong 30
giây, sau đó hạ nhiệt độ xuống 500C/30 giây để DNA và mồi bắt cặp. Nâng nhiệt độ
lên 720C/30giây. Bƣớc thứ ba (1 chu kỳ), nối dài cuối cùng 720C/10 phút. Cuối
cùng là hạ xuống 40C.
3.3.4. Phƣơng pháp điện di acid nucleotide trên gel agarose
Nguyên tắc của phƣơng pháp điện di dựa vào các đặc tính của các acid
nucleic. Đó là các đại phân tử tích điện âm đồng đều trên khắp bề mặt nên khi chịu
tác động của một điện trƣờng, chúng sẽ di chuyển về cực dƣơng của điện trƣờng.
Thông thƣờng ngƣời ta sử dụng gel agarose để phân tích các đoạn có kích thƣớc từ
0,5 – 20 kb. Gel đƣợc đổ trên một giá thể nằm ngang và điện di theo phƣơng ngang.
Để đọc kết quả điện di ngƣời ta bổ sung một lƣợng ethidium bromide, chất này cho
phép gắn xen vào giữa các base của các acid nucleic, dƣới tác dụng của tia tử ngoại
sẽ phát huỳnh quang, qua đó xác định đƣợc vị trí của các đoạn DNA trên gel. Để
ƣớc lƣợng kích thƣớc của các đoạn DNA cần phân tích thì ngƣời ta dùng thang
DNA (tập hợp nhiều đoạn DNA đã biết kích thƣớc) để so sánh với các vạch của sản
phẩm PCR.
Nồng độ gel agarose dùng phân tích sản phẩm PCR vùng 16S rRNA của
mtDNA là 1%. Cân 1 g gel agarose hòa với 100 ml dung dịch đệm điện di TBE 1X.
Đun agarose trong lò viba khoảng 2 phút sau đó đem ra lắc đều đồng nhất mẫu, đun
tiếp tục khoảng 2 phút nữa, đem ra ngoài lắc đều dƣới vòi nƣớc mạnh. Đến khi
agarose còn khoảng 500C cho vào 5,3 µl ethidium bromide 1%, lắc nhẹ theo cổ tay
cùng chiều và ngƣợc chiều kim đồng hồ đến khi đều thì đổ vào khuôn đã gắn lƣợc,
chờ gel đông thì rút lƣợc ra.
Dùng 10 µl mẫu sản phẩm PCR trộn đều với 2 µl dung dịch nạp mẫu loading
dye 6X. Dùng pipete hút 10 µl đặt vào giếng gel, điện di 30 phút trong dung dịch
đệm TBE 1X với dòng điện 100V. Đặt gel dƣới tia UV và quan sát kết quả.
18
3.3.5. Phƣơng pháp giải trình tự
Trong nghiên cứu này, sản phẩm khuếch đại là vùng 16S rRNA trên
mtDNA. Sản phẩm PCR đƣợc gửi đến công ty Công nghệ Sinh Học Nam Khoa (Tp.
Hồ Chí Minh) để giải trình tự trực tiếp nhờ thể thống giải trình tự mao quản tự động
(CEQ 8000, Beckman Coulter). Sản phẩm PCR đƣợc giải trình tự trên cả hai mạch
để có độ chính xác cao bằng hai mồi đặc hiệu 16Sar và 16Sbr.
3.3.6. Phƣơng pháp so sánh các trình tự
Trình tự vùng 16S trên mtDNA của cá Pangasiidae sau khi giải xong đƣợc
phân tích bằng chƣơng trình BLAST ( Sau
đó kiểm chứng lại kết quả định danh bằng hình thái, sử dụng phần mềm DNAMAN
để xem sự khác biệt và sự bảo tồn về trình tự của các loài.
3.4. Bố trí thí nghiệm
3.4.1. Định danh phân loại bằng hình thái các loài cá bột thuộc họ
Pangasiidae
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng cách thu mẫu theo Dự Án Di Cƣ
Cá Trên Sông MeKong năm 2006 ở hai nhánh sông Tiền (tại xã Vĩnh Xƣơng) và
sông Hậu (tại xã Quốc Thái). Tổng mẫu cá thu đƣợc từ tháng 6/2006 – tháng 9/2006
là 976 mẫu và 64 mẫu bổ sung đƣợc thu từ 22/6/2007 – 30/6/2007. Quá trình định
danh phân loại bằng hình thái trãi qua hai giai đoạn.
3.4.1.1. Giai đoạn định tính
Phân tích mẫu có họ Pangasiidae so với tổng mẫu thu đƣợc năm 2006
Số lƣợng các mẫu có xuất hiện các loài thuộc họ Pangasiidae đều đƣợc chọn
ra và ghi nhận lại. Ở giai đoạn này, chỉ xác định có hoặc không có sự xuất hiện cá
họ Pangasiidae trong mẫu cá thu đƣợc, mẫu có mặt bất cứ một cá thể nào thuộc họ
Pangasiidae cũng đƣợc tính là một mẫu (mẫu cá có họ Pangasiidae). Ngƣợc lại,
19
mẫu không có bất cứ một cá thể nào thuộc họ Pangasiidae thì đƣợc tính là mẫu họ
khác. Các công thức đƣợc tính nhƣ sau:
Tỉ lệ họ Pangasiidae thu đƣợc trên tổng mẫu thu năm 2006:
% mẫu cá có họ Pangasiidae = (tổng số mẫu cá có họ
Pangasiidae/tổng số lƣợng mẫu thu đƣợc)*100%.
% mẫu họ khác = (tổng số mẫu không có cá họ
Pangasiidae/tổng số lƣợng mẫu thu đƣợc)*100%.
Tần suất xuất hiện cá họ Pangasiidae ở các tháng khác nhau trong mùa và ở các
thời điểm khác nhau trong ngày:
Cộng và so sánh tất cả các mẫu có họ Pangasiidae xuất hiện trong từng
tháng: Tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9.
Tƣơng tự, cộng và so sánh tất cả các mẫu có họ Pangasiidae xuất hiện trong
từng thời điểm: buổi sáng (5:30 – 6:30 phút), buổi trƣa (11:30 - 12:30 phút), buổi
chiều (17:15 – 18:15 phút) và nữa đêm (23:30 – 0:30 phút).
Phân tích mẫu xuất hiện loài nghiên cứu so với tổng mẫu Pangasiidae
Từ các mẫu đã chọn, lấy ra các cá thể thuộc họ Pangasiidae cho vào lọ mới (mẫu
Pangasiidae, trong mẫu này chỉ có cá thuộc họ Pangasiidae). Từ các mẫu này, tiếp
tục xác định có hay không có sự có mặt của một trong ba loài nghiên cứu, mẫu có
mặt bất cứ một cá thể nào thuộc 3 loài phân tích cũng đƣợc tính là một mẫu xuất
hiện loài nghiên cứu. Ngƣợc lại, mẫu không có xuất hiện bất cứ một cá thể nào
trong 3 loài phân tích thì đƣợc tính là mẫu không xuất hiện loài nghiên cứu. Các
công thức đƣợc tính nhƣ sau:
Tỉ lệ % mẫu xuất hiện loài nghiên cứu so với tổng mẫu Pangasiidae thu đƣợc:
% mẫu xuất hiện loài nghiên cứu = (tổng số mẫu xuất hiện loài
nghiên cứu/tổng mẫu cá họ Pangasiidae)*100%.
% mẫu không xuất hiện loài nghiên cứu = (tổng số mẫu không
xuất hiện loài nghiên cứu/tổng mẫu cá họ Pangasiidae)*100%.
Tần số xuất hiện mẫu có loài nghiên cứu so với tổng mẫu Pangasiidae ở các tháng
khác nhau trong mùa và ở các thời điểm khác nhau trong ngày:
20
Cộng tất cả các mẫu có xuất hiện loài nghiên cứu xuất hiện trong từng tháng:
Tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 so sánh với tất cả các mẫu Pangasiidae trên
các tháng tƣơng ứng.
Tƣơng tự, cộng tất cả các mẫu có xuất hiện loài nghiên cứu xuất hiện trong
từng thời điểm: buổi sáng (5:30 – 6:30 phút), buổi trƣa (11:30 - 12:30 phút), buổi
chiều (17:15 – 18:15 phút) và nữa đêm (23:30 – 0:30 phút) so sánh với tất cả các
mẫu Pangasiidae xuất hiện trong từng thời điểm tƣơng ứng.
3.4.1.2. Giai đoạn định lƣợng
Tỉ lệ số lƣợng cá thể của 3 loài cá phân tích và các loài khác
Từ tất cả các mẫu chỉ chứa loài thuộc họ Pangasiidae (đã chọn ra ở giai đoạn
định tính), tiếp tục chọn ra ba loài phân tích (P. hypophthalmus, P. larnaudii, P.
macronema) tƣơng ứng với ba lọ riêng biệt (số lƣợng cá thể các loài phân tích), các
cá thể còn lại trong mẫu Pangasiidae đƣợc gọi là cá thể các loài khác. Sau mỗi giai
đoạn phân tích các số liệu về vị trí thu mẫu, ngày và giờ thu, số lƣợng, loài đƣợc ghi
lại. Các phép tính nhƣ sau:
Tỉ lệ % số lƣợng cá thể của 3 loài phân tích và các loài khác:
Tỉ lệ % các loài phân tích = (tổng số lƣợng cá thể các loài
nghiên cứu/tổng số lƣợng cá thể họ Pangasiidae)*100%.
Tỉ lệ % các loài khác = (tổng số lƣợng cá thể họ Pangasiidae
không phải loài nghiên cứu/tổng số lƣợng cá thể họ
Pangasiidae)*100%.
Tần số xuất hiện loài nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau trong ngày và ở các
tháng khác nhau trong mùa:
Cộng tất cả các cá thể của các loài phân tích xuất hiện trong từng tháng:
Tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 so sánh với tất cả các cá thể họ Pangasiidae
trên các tháng tƣơng ứng.
Tƣơng tự, cộng tất cả các cá thể của các loài cá phân tích xuất hiện trong
từng thời điểm buổi sáng (5:30 – 6:30 phút), buổi trƣa (11:30 - 12:30 phút), buổi
21
chiều (17:15 – 18:15 phút) và nữa đêm (23:30 – 0:30 phút) so sánh với tất cả các cá
thể họ Pangasiidae xuất hiện trong từng thời điểm tƣơng ứng.
Tỉ lệ số lƣợng cá thể của mỗi loài cá phân tích
Tỉ lệ cá thể của từng loài phân tích trong tổng lƣợng cá thể Pangasiidae:
Tỉ lệ % loài P. macronema = (tổng số lƣợng cá thể loài P.
macronema/tổng số lƣợng cá thể họ Pangasiidae)*100%.
Tỉ lệ % loài P. larnaudii = (tổng số lƣợng cá thể loài P.
larnaudii/tổng số lƣợng cá thể họ Pangasiidae)*100%.
Tỉ lệ % loài P. hypophthalmus = (tổng số lƣợng cá thể loài P.
hypophhalmus/tổng số lƣợng cá thể họ Pangasiidae)*100%.
Tần số xuất hiện mỗi loài nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau trong ngày và ở các
tháng khác nhau trong mùa:
Cộng tất cả các cá thể của từng loài phân tích riêng biệt xuất hiện trong từng
tháng: Tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 so sánh với tất cả các cá thể họ
Pangasiidae trên các tháng tƣơng ứng.
Tƣơng tự, cộng tất cả các cá thể của từng loài phân tích riêng biệt xuất hiện
trong từng thời điểm buổi sáng (5:30 – 6:30 phút), buổi trƣa (11:30 - 12:30 phút),
buổi chiều (17:15 – 18:15 phút) và nữa đêm (23:30 – 0:30 phút) so sánh với tất cả
các cá thể họ Pangasiidae xuất hiện trong từng thời điểm tƣơng ứng.
3.4.2. Ghi nhận các điểm đặc trƣng của cá bột trƣớc khi phân tích DNA
Từ ba lọ chứa 3 loài cá nghiên cứu, chọn ngẫu nhiên mỗi lọ 10 cá thể với
kích thƣớc từ 15 mm – 30 mm. Ghi nhận và vẽ lại các điểm đặc trƣng của mỗi loài
nghiên cứu. Mục đích của giai đoạn này nhằm đối chiếu lại độ chính xác của
phƣơng pháp định danh hình thái sau khi phân tích DNA.
22
3.4.3. Xác định và phân tích vùng 16S rRNA trên mtDNA
Dựa vào kết quả định danh theo phƣơng pháp hình thái, sau khi chọn và ghi
nhận lại các điểm đặc trƣng của 10 cá thể ở mỗi loài (mục 3.4.2) chúng tôi tiến hành
phân lập và giải trình tự vùng 16S rRNA trên mtDNA.
Dựa trên cơ sở dữ liệu của ngân hàng gene (genbank:
đã có dữ liệu về trình tự và kiểu haplotype của 3 loài
phân tích vùng 16S rRNA trên mtDNA gồm: Pangasianodon hypophthalmus (mã
số truy cập: DQ334282 – DQ334289); P. larnaudii (mã số truy cập: DQ334303 –
DQ334313) và P. macronema (mã số truy cập: DQ334314 – 334315). Các trình tự
chuẩn này đƣợc sử dụng để làm trình tự đối chứng định danh ba loài phân tích.
.
23
Chƣơng 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả định danh phân loại bằng hình thái các loài cá bột thuộc họ Pangasiidae
4.1.1. Kết quả hình thái phân loại
Phân tích 976 mẫu thu đƣợc ở hai nhánh sông Tiền và sông Hậu năm 2006
trong đó có 357 mẫu có xuất hiện cá họ Pangasiidae, chúng tôi đã xác định đƣợc 3
loài của họ cá Pangasiidae (Pangasianodon hypophthalmus, Pangasius macronema
và Pangasius larnaudii ), theo Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Bạch Loan (1999) vị
trí phân loại nhƣ sau:
Ngành Động Vật có dây sống (Chordata)
Phân ngành Động vật có xƣơng sống (Vertebrata)
Tổng lớp cá (Pisses)
Lớp Cá xƣơng (Osteichthyes)
Phân lớp cá Vây tia (Actinopterygii)
Bộ Cá nheo (Siluriformes)
Họ Cá tra (Pangasiidae)
Đặc điểm hình thái phân loại Bộ cá nheo (Siluriformes)
Hai bên cơ thể đối xứng, cơ thể thay đổi từ hình ống đến hình trụ dẹp, vi bụng tách
rời vi đuôi, vi lƣng và vi ngực có tia gai cứng, râu rất dài, cơ thể không có vẩy.
Đặc điểm hình thái phân loại họ cá Tra (Pangasiidae)
24
Hai bên cơ thể đối xứng, cơ thể thay đổi từ hình ống đến hình trụ dẹp, vi bụng tách
rời vi đuôi, vi lƣng và vi ngực có tia gai cứng, râu rất dài, cơ thể không có vẩy, có vi
mỡ nhỏ ở sau vi lƣng, vi hậu môn có 28 – 46 tia mềm, vi đuôi phân thùy sâu, đầu
hơi dẹp trên dƣới, miệng dƣới, mép có hai đôi râu.
Đặc điểm hình thái phân loại Giống Helicophagus, Pangasianodon và
Pangasius
1. Tia vi bụng từ 8 - 9 tia: Pangasianodon.
Tia vi bụng nhỏ hơn 8 tia: 2.
2. Tia vi hậu môn từ 37 - 40 tia: Helicophagus.
Tia vi hậu môn nhỏ hơn 37 tia : Pangasius.
Theo Apichart TermvidChakorn (2003), Nguyễn Văn Hảo (2005) (mục 2.2) và tài
liệu của Nguyễn Văn Trọng (1997), Mai Đình Yên và ctv (1979) chúng tôi đã tổng
hợp nên các đặc điểm hình thái phân loại loài: Pangasianodon hypophthalmus,
Pangasius macronema và Pangasius larnaudii đƣợc mô tả và ghi nhận ở mục 4.2.
25
Họ
Pangasiidae;
357; 36,56%
Họ khác; 619;
63,44%
Họ Pangasiidae Họ khác
42
55
71
189
0
50
100
150
200
Sáng Trưa Chiều Nữa đêm
Thời điểm thu
Số
lư
ợn
g
m
ẫu
32
155
72
98
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9
Tháng thu mẫu
Số
lư
ợn
g
m
ẫu
4.1.2. Kết quả giai đoạn định tính
4.1.2.1. Phân tích mẫu xuất hiện họ Pangasiidae so với tổng mẫu thu đƣợc năm 2006
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ họ Pangasiidae thu đƣợc trên tổng mẫu thu năm 2006
A B
Biểu đồ 4.2. Sự phân bố của tổng lƣợng mẫu xuất hiện cá thể họ Pangasiidae.
A: biểu đồ biểu diễn tổng số lƣợng mẫu có xuất hiện cá thể họ Pangasiidae ở các thời điểm khác
nhau trong ngày (sáng: 5:30 – 6:30 phút; trƣa: 11:30 – 12:30 phút; chiều: 17:15 – 18:15 phút và
nữa đêm: 23:30 – 0:30 phút). B: biểu đồ biểu diễn tổng số lƣợng mẫu có xuất hiện cá thể họ
Pangasiidae ở các tháng khác nhau trong mùa.
26
Kết quả giai đoạn định tính: có 357 mẫu xuất hiện loài cá thuộc họ
Pangasiidae trên tổng 976 mẫu thu từ tháng 6/2006 – tháng 9/2006 (biểu đồ 4.1).
Pangasiidae chỉ có 13 loài trên tổng số 255 loài cá nƣớc ngọt vùng ĐBSCL (Mai
Đình Yên và ctv, 1985) nhƣng xuất hiện với tần số rất lớn 36,56% trên tổng số mẫu
thu đƣợc.
Ngoài ra, Pangasiidae có tần suất phân bố rất rộng và tập trung cao nhất vào
tháng 7 (biểu đồ 4.2B). Từ đây bật lên hai vần đề: thứ nhất, tuy cá thuộc họ
Pangasiidae có nhiều loài nhƣng lại đẻ khá tập trung và đẽ trƣớc tháng 7 nên đến
tháng 7 tại vùng sông Cửu Long thu đƣợc nhiều nhất (155 trên tổng 357 mẫu có
xuất hiện cá họ Pangasiidae). Thứ hai, có một số loài thuộc họ Pangasiidae đẻ rãi
rác và kéo dài trong suốt mùa nghiên cứu nên các tháng còn lại đều thu đƣợc, nhƣng
có số lƣợng thấp hơn hoặc đẻ cùng một lúc nhƣng vị trí các bãi đẻ khác nhau nên
khi trôi xuống sông Cửu Long có sự phân bố không đồng đều về số lƣợng các mẫu
cá có họ Pangasiidae trong các tháng.
Tuy nhiên, ở biểu đồ 4.2A theo phân bố ngày đêm, trong số 357 mẫu cá có
họ Pangasiidae xuất hiện nhiều nhất vào lúc giữa đêm chiếm 189 mẫu trên tổng 357
mẫu có xuất hiện họ Pangasiidae và tăng dần từ các thời điểm từ sáng, đến trƣa,
đến chiều. Điều này chúng tôi cho rằng, tần số xuất hiện nhiều vào lúc giữa đêm
liên quan đến vấn đề về lƣu tốc nƣớc, vì thủy triều ban đêm mạnh hơn ban ngày và
các loài này có khả năng ban đêm đẻ nhiều hơn ban ngày nên thu ban đêm đƣợc
nhiều hơn và ban ngày cũng thu đƣợc nhƣng với tần số thấp hơn.
Nhìn chung, từ các kết quả trên có thể nói lên rằng, Pangasiidae có tần suất
phân bố rất rộng đặc biệt là lúc giữa đêm. Nguồn tài nguyên về loại cá kinh tế này
rất phong phú. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này không vô hạn. Để sử dụng lâu dài
thì cần có mục đích và biện pháp khai thác thích hợp.
27
4.1.2.2. Phân tích mẫu xuất hiện loài nghiên cứu so với tổng mẫu Pangasiidae
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ % mẫu xuất hiện loài phân tích và tổng mẫu Pangasiidae thu đƣợc
A B
Biểu đồ 4.4. Sự phân bố về lƣợng mẫu xuất hiện loài nghiên cứu so với lƣợng mẫu Pangasiidae.
A: biểu đồ biểu diễn tần số xuất hiện mẫu có xuất hiện loài phân tích so với tổng mẫu Pangasiidae
Mẫu không
xuất hiện loài
nghiên cứu;
225; 63,02%
Mẫu xuất hiện
loài nghiên
cứu; 132;
36,98%
Mẫu không xuất hiện loài nghiên cứu
Mẫu xuất hiện loài nghiên cứu 22
15
45 5042
55
71
189
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
Sáng Trưa Chiều Tối
Thời điểm thu mẫu
S
ố
l
ư
ợ
n
g
m
ẫ
u
Mẫu xuất hiện loài phân tích
Tổng Mẫu Pangasiidae
17
48
15
52
32
155
72
98
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
Tháng 6 Thang 7 Tháng 8 Tháng 9
Tháng thu mẫu
S
ố
l
ư
ợ
n
g
m
ẫ
u
Mẫu xuất hiện loài phân tích
Tổng mẫu Pangasiidae
28
ở các thời điểm khác nhau trong ngày. B: biểu đồ biểu diễn tần số xuất hiện mẫu có xuất hiện loài
phân tích so với tổng mẫu Pangasiidae ở các tháng khác nhau trong mùa.
Nhìn vào biểu đồ 4.3 ta thấy, các loài cá phân tích xuất hiện trong 132 mẫu
trên tổng 357 mẫu có cá thuộc họ Pangasiidae (xấp xỉ 1/3), trong khi 3 loài nghiên
cứu (P. hypophthalmus, P. larnauudi, P. macronema) chiếm tỷ lệ trên 1/4 trong 13
loài thuộc họ Pangasiidae. Điều này cho thấy tần số xuất hiện các loài này tƣơng
đối nhiều. Ở biểu đồ 4.4B, các loài cá họ Pangasiidae nói chung và các loài phân
tích nói riêng đều xuất hiện rất ít vào tháng 8 và tháng 6, nhiều vào tháng 7. Tuy
nhiên, tần suất xuất hiện mẫu chứa các loài này không tập trung vào tháng 7 mà tập
trung nhiều vào tháng 9. Đến đây chỉ có thể nói rằng tần suất phân bố các loài
nghiên cứu dày ở tháng 9. Ở biểu đồ 4.4A, tuy không xuất hiện đột biến nhiều vào
giữa đêm nhƣ các loài Pangasiidae nói chung nhƣng số lƣợng mẫu xuất hiện các
loài nghiên cứu cũng tăng dần từ trƣa đến chiều, đến nửa đêm.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu này rất có ý nghĩa đối với việc khai thác các
loài Pangasiidae mong muốn, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về nguồn tài nguyên cá
bột trên sông Cửu Long.
29
4.1.3. Kết quả giai đoạn định lƣợng
4.1.3.1. Tỉ lệ số lƣợng cá thể của 3 loài cá phân tích và các loài khác
Biểu đồ 4.5. Tỉ lệ % số lƣợng cá thể của 3 loài cá phân tích và các loài khác
A B
A B
Biểu đồ 4.6. Sự phân bố về số lƣợng các loài nghiên cứu so với tổng lƣợng Pangasiidae.
Tổng cá thể loài
khác; 2848;
88,64%
Tổng cá thể các
loài phân tích;
365; 11,36%
Tổng cá thể loài khác Tổng cá thể các loài phân tích
293
528 564
1828
31 29
115
190
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
Sáng Trưa Chiều Nữa đêm
Thời điểm thu mẫu
S
ố
l
ư
ợ
n
g
c
á
t
h
ể
Pangasiidae Các loài phân tích
208
2358
140
507
62
166
20
117
0
500
1000
1500
2000
2500
Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9
Tháng thu ẫu
S
ố
l
ư
ợ
n
g
c
á
t
h
ể
Pangasiidae Các loài phân tích
30
A: biểu đồ biểu diễn tổng số lƣợng các loài phân tích so với tổng lƣợng Pangasiidae ở các thời
điểm khác nhau trong ngày. B: biểu đồ biểu diễn tổng số lƣợng các loài phân tích so với tổng
lƣợng Pangasiidae ở các tháng khác nhau trong mùa.
Kết quả quá trình phân tích hình thái ở giai đoạn định lƣợng: Tổng số lƣợng
cá thể cá bột có trong 357 mẫu họ Pangasiidae (mục 4.1.2.2) là 3.213 cá thể, trong
đó các loài phân tích chỉ có 365 cá thể, chiếm 11,36% tổng lƣợng Pangasiidae thu
đƣợc (biểu đồ 4.5). Nhìn chung, qua các biểu đồ phân bố theo mùa của các loài cá
họ Pangasiidae về tần suất xuất hiện và số lƣợng đều rất cao vào tháng 7 (biểu đồ
4.4B và 4.6B). Điều đó chứng minh rằng, các loài cá họ Pangasiidae tâp trung đẻ
nhiều vào trƣớc tháng 7, và đây cũng là mùa sinh sản chính của các loài cá này. Vì
vậy mà tại thời điểm tháng 7, vùng sông Cửu Long thu đƣợc nhiều loài cá họ
Pangasiidae nhất. Tuy số lƣợng các loài nghiên cứu thấp hơn nhiều so với tổng
lƣợng cá họ Pangasiidae thu đƣợc, nhƣng cả lƣợng mẫu và số lƣợng cá thể các loài
cá nghiên cứu cũng tuân theo quy luật trên. Tƣơng tự, các loài họ Pangasiidae nói
chung và các loài phân tích nói riêng, theo phân bố ngày đêm cả tần suất xuất hiện
và tỷ lệ đều rất cao vào thời điểm buổi chiều và giữa đêm.
31
2848; 88,64%
36; 1,12%
12; 0,37%
317; 9,87%
các loài không phân tích P. macronema
P. larnaudii P. hypophthalmus
4.1.2.4. Tỉ lệ số lƣợng cá thể của mỗi loài cá phân tích so với tổng lƣợng cá thể
họ Pangasiidae
Biểu đồ 4.7. Tỉ lệ % cá thể của từng loài phân tích trong tổng lƣợng cá thể họ Pangasiidae
A B
Biểu đồ 4.8. Sự phân bố về số lƣợng từng loài nghiên cứu so với tổng lƣợng Pangasiidae.
293
528 564
1828
26 10112
178
13 125 611 10
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
Sáng Trưa Chiều Nữa đêm
Thời điểm thu mẫu
S
ố
l
ư
ợ
n
g
c
á
t
h
ể
các loài không phân tích
P. macronema
P. larnaudii
P. hypophthalmus
2358
507
140208
17
146 10153
316
3 149 3
0
500
1000
1500
2000
2500
Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9
Tháng thu mẫu
S
ố
l
ư
ợ
n
g
c
á
t
h
ể
Pangasiidae P. macronema
P. larnaudii P. hypophthalmus
32
A: biểu đồ biểu diễn tổng số lƣợng từng loài phân tích so với tổng lƣợng Pangasiidae ở các thời
điểm khác nhau trong ngày. B: biểu đồ biểu diễn tổng số lƣợng từng loài phân tích so với tổng
lƣợng Pangasiidae ở các tháng khác nhau trong mùa.
Khi phân tích về số lƣợng từng loài nghiên cứu (biểu đồ 4.7), trong 3213 cá
thể thuộc họ Pangasiidae (mục 4.1.2.3) thì: P. hypophthalmus (cá tra sông) chiếm
tỷ lệ rất ít 12 trên tổng số 3213 cá thể họ Pangasiidae (xấp xỉ 0,37%). Trong đó chỉ
có 1 mẫu tháng 6 chiếm cao nhất là 9 cá thể, và ba mẫu còn lại mỗi mẫu 1 cá thể
đều rơi vào tháng 9. Điều này có thể kết luận rằng, cá P. hypophthalmus đẻ sớm
nhất, tức đẻ trƣớc tháng 6 vì vậy đến thời điểm tháng 6 thì vùng sông Cửu Long thu
số lƣợng nhiều nhất; Loài P. macronema (cá sát) có 99 mẫu, rơi vào tháng 9 nhiều
nhất (35 mẫu) nhƣng số lƣợng cá thể chỉ có 101. Tuy tháng 7 chỉ có 37 mẫu nhƣng
tần suất xuất hiện lại rất nhiều: 146 cá thể. Tháng 6, tháng 8 đều xuất hiện nhƣng
với số lƣợng rất ít. Nhƣ vậy, loài này đẻ rãi rác ở các tháng trong mùa nhƣng đẻ
nhiều nhất là thời điểm trƣớc tháng 7; Riêng loài P. larnaudii (cá vồ đém) xuất hiện
không đều, chỉ có 29 mẫu (với 36 cá thể) nhƣng lại phân bố đều trong 4 tháng
nghiên cứu. Khả năng loài này đẻ rãi rác trong suốt mùa nghiên cứu nhƣng nhiều
nhất là tháng 7 (có 11 mẫu với 16 cá thể) nên các tháng còn lại đều xuất hiện nhƣng
rất ít. Lý do thứ hai cũng có thể do đẻ cùng lúc và di cƣ một lƣợt nhƣng bãi đẻ khác
xa nhau, nên khi trôi xuống sông Cửu Long thì thu đƣợc rãi rác ở nhiều tháng trong
mùa. Tƣơng tự, biểu đồ 4.8B tuy các loài phân tích có số lƣợng rất thấp so với tổng
lƣợng cá họ Pangasiidae nhƣng đều xuất hiện nhiều vào lúc chiều và nữa đêm.
Riêng loài P. hypophthalmus chỉ xuất hiện vào hai thời điềm là trƣa và chiều.
Từ kết quả này cho thấy, các loài phân tích có tần suất xuất hiện và số lƣợng
đều rất thấp so với tổng lƣợng Pangasiidae thu đƣợc. Hiện nay, hai loài cá đƣợc
ngƣ dân vùng sông Cửu Long nuôi phổ biến là P. hypophhalmus và P. larnaudii. Từ
kết quả này cho thấy rằng, ngƣ dân vùng đã giết khoảng 98% các loài thuộc họ
Pangasiidae không mong muốn, chƣa kể đến các loài trong họ khác để chỉ đƣợc thu
hai loài P. hypophthalmus và P. larnaudii. Đây là điều nguy hiểm đe dọa mối nguy
33
cơ tuyệt chủng của một số loài cá đang hiếm của vùng. Vì vậy cần có biện pháp bảo
vệ và khai thác thích hợp nguồn tài nguyên vốn có trên sông Cửu Long.
4.2. Ghi nhận các điểm đặc trƣng của cá bột trƣớc khi phân tích DNA
Từ 3 lọ chứa 3 loài phân tích, chọn ngẫu nhiên mỗi loài ra 10 cá thể để chuẩn
bị cho quá trình phân tích DNA, các điểm đặc trƣng của các loài trên đƣợc ghi nhận
và mô tả lại theo hình sau:
o Pangasianodon hypophthalmus: Rất dễ phân biệt với các loài khác do có nhiều
sắc tố nâu đen dọc theo thân mà các loài khác không có. Ngoài ra còn có sắc tố
đen trên đầu và đuôi, cán đuôi thon và thân thon dài hơn các con khác.
Hình 4.1. Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878), 17 mm.
o Pangasius larnaudii: Tuy cũng có thân dài và dẹp dần về phía đuôi, cũng có
hai đôi râu nhƣng điểm khác biệt để nhận dạng loài này so với các loài khác là: đầu
to hơn các loài khác, miệng rộng kéo dài đến mắt, bụng cũng rất to và có nhiều hắc
tố. Đuôi cũng có hắc tố giống nhƣ P. hypophthalmus, nhƣng vi ngực và vi lƣng có
hắc tố rất rõ, đặc biệt sau nắp mang có chấm hắc tố.
34
Hình 4.2. Pangasius larnaudii Bocourt, 1866. 20 mm.
o Pangasius macronema: loài này rất dễ nhầm lẩn với Pangasius siamensis
(cùng giống), thân dài, hơi dẹp về phía đuôi, cũng có hắc tố trên đầu và thân, vi
lƣng cũng có 1 tia cứng và 7 tia mềm, nhƣng khác biệt là P. siamensis mắt to hơn,
râu dài hơn và đặc biệt sau gốc vi lƣng chẩm xuống mà ở P. macronema không có.
Ngoài ra ở P. macronema, có hắc tố quanh gốc vi lƣng nhiều hơn và không có hắc
tố trên gốc vi lƣng nhƣ P. siamensis.
Hình 4.3. Pangasius macronema Bleeker, 1851. 15 mm
4.3. Xác định và phân tích vùng 16S rRNA trên mtDNA
4.3.1. Nhân dòng vùng gen mã hóa 16S rRNA
Trƣớc khi nhân dòng vùng 16S rRNA trên mtDNA của tất cả các mẫu cá
phân tích, chúng tôi thực hiện 2 lần thí nghiệm trên 3 loài đã định danh hình thái
35
đối với mẫu thu năm 2006 và 1 lần thí nghiệm cho mẫu năm 2005 bảo quản trong
formol 5%:
Lần 1: 2 mẫu P. macronema có kích thƣớc 15 mm, 2 mẫu P. macronema có kích
thƣớc 24 mm và 1 mẫu cá tra bảo quản trong phòng Thí Nghiệm Sinh Học Phân Tử
dùng làm đối chứng dƣơng. Kết quả chỉ có 1 mẫu 5T (giếng thứ 1) cho kết quả, 4
mẫu còn lại không có vạch DNA nào (hình A).
Lần 2: Tiếp tục tách 2 mẫu cá tra kích thƣớc 19 mm, từ các mẫu đã định danh năm
2006 và 1 mẫu cá tra (ký hiệu 5T) phòng Thí Nghiệm Sinh Học Phân tử làm đối
chứng dƣơng. Kết quả chỉ có mẫu 5T cho một vạch DNA (giếng thứ 1), hai mẫu
còn lại âm tính (giếng 1 và giếng 2) (hình B).
Lần 3: Cũng theo phƣơng pháp định danh nhƣ thế chúng tôi chọn 6 mẫu cá lớn đã
xác định chính xác là cá họ Pangasiidae (kích thƣớc: 76 mm, 81 mm, 83 mm, 86
mm, 93 mm và 110 mm), nhằm mục đích kiểm chứng lại DNA có bị phân huỷ bởi
formol không và 1 mẫu chứng dƣơng 5T đã sử dụng cho lần thí nghiệm 1 và 2. Kết
quả tƣơng tự, cả 6 mẫu cá lớn thuộc họ Pangasiidae bảo quản trong formol năm
2005 đều cho kết quả âm tính, chỉ có mẫu 5T là cho 1 băng DNA duy nhất (hình
C).
Hình 4.4: Sản phẩm PCR khuếch đại vùng 16S rRNA trên mtDNA từ một số mẫu năm 2006 và
năm 2005. Hình A: lần thí nghiệm thứ nhất với 2 mẫu cá P. macronema 15 mm (giếng 1, giếng 2)
36
và 2 mẫu cá 24 mm (giếng 3 và giếng 4). 5T: mẫu đối chứng dƣơng.
Hình B: lần thí nghiệm thứ 2 với 2 mẫu cá P. hypophthalmus 19 mm (giếng 1, giếng 2). Mẫu 5T
làm đối chứng dƣơng và M: thang Lambda DNA ECoRI Hind III.
Hình C: lần thí nghiệm thứ 3 với 6 mẫu cá thuộc họ Pangasiidae có kích thƣớc lần lƣợc là: 76
mm, 81 mm, 83 mm, 86 mm, 93 mm và 110 mm (giếng thứ 1 đến giếng thứ 6). 5T là mẫu đối
chứng dƣơng.
Kết quả cả 3 lần thí nghiệm trên đều cho một kết quả duy nhất là mẫu 5T từ
phòng Thí Nghiệm Sinh Học Phân Tử đều cho kết quả dƣơng và duy nhất chỉ có
một vạch DNA. Nhƣ vậy, sản phẩm DNA rất tinh, phản ứng PCR chạy tốt. Trong
hai lần thí nghiệm đầu, sau khi thực hiện phản ứng PCR các mẫu phân tích không
cho vạch băng DNA nào có thể là do định danh sai hay DNA bị phá hủy bởi
formol. Nhƣng với lần thí nghiệm thứ 3, thực hiện trên cả 6 mẫu cá lớn vẫn không
cho một vạch băng DNA nào trong khi mẫu 5T vẫn hiện một vạch băng DNA rất
rõ. Đến đây chúng tôi có thể kết luận rằng, formol đã phá hủy DNA.
Nhƣ vậy, mẫu cá năm 2006 không thể tiến hành phân tích DNA đƣợc. Chúng
tôi tiến hành định danh bổ sung 64 mẫu cá thu vào tháng 6/2007 trên hai nhánh
sông Tiền và sông Hậu với phƣơng pháp định danh nhƣ đã định danh các mẫu cá
năm 2006 và cách bố trí thí nghiệm tƣơng tự nhƣ đã trình bày ở mục 3.4. Từ kết
quả này, chúng tôi chọn 26 cá thể ngẫu nhiên từ 3 loài và có kích thƣớc chiều dài
thân từ 15 mm đến 30 mm để kiểm tra trình tự vùng 16S rRNA trên mtDNA (Bảng
4.1).
37
Tên loài Ký hiệu
Chiều dài thân
(mm)
P. hypophthalmus
H1 15
H2 16
H3 17
H4 17
H5 18
H6 20
H7 21
H8 21
H9 21
P. larnaudii
L1 20
L2 22
L3 23
L4 25
L5 27
L6 27
L7 28
L8 30
P. macronema
M1 15
M2 17
M3 20
M4 22
M5 22
M6 22
M7 22
M8 25
M9 30
Bảng 4.1. Kích thƣớc các mẫu cá phân tích
DNA ty thể từ các mẫu cá đã chọn đƣợc tinh sạch bằng phƣơng pháp phenol-
chloroform. MtDNA sau khi tinh sạch sẽ đƣợc hòa tan trong 100 µl nƣớc cất khử ion
và sử dụng trực tiếp trong phản ứng PCR nhân dòng vùng gen mã hóa 16S rRNA trên
mtDNA. Sản phẩm PCR đƣợc phân tích trên gel agarose 1% (Hình 4.5).
38
Kết quả cho thấy, mồi chuyên biệt 16Sar và 16Sbr đã khuếch đại đặc hiệu
với trình tự đích trên mtDNA để cho ra một băng sản phẩm duy nhất có kích thƣớc
khoảng 630 bp. Kết quả này tƣơng tự với kết quả nghiên cứu của Na-Nakorn và
cộng sự (2006). Đến đây chúng tôi có thể xác định đƣợc các mẫu cá trên thuộc họ
Pangasiidae. Chúng tôi tiếp tục tiến hành giải trình tự tất cả 26 mẫu cá phân tích,
để xác định chính xác từng loài. Đồng thời kiểm tra lại độ tin cậy của phƣơng pháp
phân tích hình thái.
4.3.2. Phân tích trình tự vùng 16S rRNA trên mtDNA của các mẫu cá
4.3.2.1. Định danh 9 mẫu thuộc loài P. macronema
Chín mẫu cá ngẫu nhiên của loài P. macronema đƣợc đánh số ký hiệu từ M1
đến M9, mỗi cá thể có kích thƣớc khác nhau nhƣ đã trình bày ở bảng 4.1. Trình tự
vùng 16S rRNA trên mtDNA của từng cá thể đƣợc phân tích bằng chƣơng trình
BLAST cho thấy cả chín trình tự đều có độ tƣơng đồng cao nhất với kiểu gen P.
macronema haplotype Pm01 (mã số trên ngân hàng gene DQ334314). Trên cơ sở
kết quả này, chƣơng trình DNAMAN đƣợc sử dụng để thực hiện phép so sánh trình
tự giữa 9 mẫu phân tích với hai trình tự kiểu gen P. macronema haplotype Pm01
(mã số trên ngân hàng gen DQ334314) và P. macronema haplotype Pm02 ( mã số
M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 M
Hình 4.5.: Sản phẩm PCR khuếch đại một vùng 16S
rRNA trên mtDNA từ vài mẫu cá đại điện; M : thang
LambdaDNA ECoRI Hind III; giếng 1, 2, 3: loài P.
hypophthalmus ; giếng 4, 5, 6 loài P. larnaudii; giếng 7, 8,
9: loài P. macronema.
947 bp
564 bp
831 bp
630 bp
39
trên ngân hàng gen DQ334315). Kích thƣớc các cá thể phân tích xem chi tiết ở bảng
4.1.
DQ334314 CGCCTCCTGCAAAAATCAACGTATAGGAGGTCTTGCCTGCCCAGTGACAA 50
DQ334315 -------------------------------------------------- 50
M1 -------------------------------------------------- 50
M2 -------------------------------------------------- 50
M3 -------------------------------------------------- 50
M4 -------------------------------------------------t 50
M5 -------------------------------------------------t 50
M6 -------------------------------------------------- 50
M7 -------------------------------------------------t 50
M8 -------------------------------------------------- 50
M9 -------------------------------------------------- 50
Hình 4.6a
DQ334314 TTTGTTCAACGATTAAAGTCCT 572
DQ334315 ---------------------- 572
M1 ---- 554
M2 -----a---------t------ 572
M3 -----a---------t----- 571
M4 -----a---------t------ 572
M5 -----a---------t------ 572
M6 -----a---------t------ 572
M7 -----a---------t------ 572
M8 -----a---------t------ 572
M9 -----a---------t------ 572
Hình 4.6b
Hình 4.6: Các điểm khác nhau về trình tự vùng 16S rRNA trên mtDNA loài P.macronema trên
ngân hàng gen (DQ334314, DQ334315) với trình tự 8 mẫu P. macronema phân tích (từ M1 – M9).
Hình 4.6a: Điểm đột biến tại vị trí nucleotide thứ 50 của mẫu M4, M5, M7 so với hai
trình tự chuẩn. Hình 4.6b: Điểm đột biến tại vị trí nucleotide thứ 556 và 566 của 8
mẫu cá P. macronema (từ M2 đến M9) đang phân tích với hai trình tự chuẩn trên
ngân hàng gene.
Theo kết quả so sánh trình tự vùng 16S rRNA của mẫu cá M1 tƣơng đồng
cao nhất so với kiểu gen P. macronema (Pm01) là 100% (xem phần phụ lục). Đặc
biệt, kết quả phân tích cho thấy có 1 đột biến thay thế nucleotide ở 8/9 mẫu phân
tích (mẫu M1 không có dữ liệu) có kết quả thống nhất khác biệt so với P.
macronema (Pm01) và P. macronema (Pm02), đây là hai đột biến thay thế tại vị trí
556 (Thymine đƣợc thay bằng Adenine) và 566 (Adenine đƣợc thay bằng Thymine)
(hình 4.6b).
40
Ngoài ra, còn ba vị trí mang đột biến thay thế nucleotide khác cũng đƣợc ghi
nhận là Adenine thứ 50 đƣợc thay bằng Thymine ở mẫu M4, M5, M7 (hình 4.6a);
Cytosine thứ 251 đƣợc thay bằng Thymine ở mẫu M2 (xem phụ lục), và cuối cùng
là vị trí Cytosine thứ 326 của mẫu M8 đƣợc thay bằng Thymine (hình 4.6a).
Từ kết quả trên chứng tỏ rằng, khóa phân loài dựa vào hình thái đối với loài
P. macronema mà chúng tôi đƣa ra là phù hợp khi định danh lại bằng cách so sánh
trình tự gen mã hóa 16S rRNA của mtDNA. Khi nhìn vào trình tự giữa các cá thể
chúng tôi phân tích và trình tự P. macronema (DQ334314) có vài điểm không
tƣơng đồng. Có thể là lý do sau: trong quá trình tiến hóa các cá thể có thể gặp
những biến cố về môi trƣờng dẫn đến một số nucleotide bị biến đổi để quy định các
tính trạng phù hơp hơn với môi trƣờng sống. Rất có thể đây là những kiểu gen mới
mà các tác giả đi trƣớc chƣa ghi nhận đƣợc trong khi hai trình tự của P. macronema
trên ngân hàng genbank chỉ khác nhau duy nhất một nucleotide tại vị trí 267
Thymine đƣợc thay bằng Cytosine (xem phần phụ lục).
4.3.2.2. Định danh 9 mẫu thuộc loài P. hypophthalmus
Tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp các mẫu cá thuộc loài P. macronema, chín mẫu cá
bột của loài P. hypophthamus đƣợc định danh theo phƣơng hình thái học và đặt tên
lần lƣợt từ H1 đến H9 (xem bảng 4.1). Kết quả so sánh trình tự vùng mtDNA mã
hóa 16S rRNA của chín mẫu này với tám kiểu gene của loài P. hypophthalmus
(DQ334282, DQ334283, DQ334284, DQ334285, DQ334286, DQ334287
DQ334288 DQ334289) tham khảo trên ngân hàng gene đều có độ tƣơng đồng cao
(100%).
DQ334282 ATACAAGACGAGAAGACCCTTTGGAGCTTAAGATACAAGATCAACTATGT 250
DQ334283 -------------------------------------------------- 250
DQ334284 -------------------------------------------------- 250
DQ334285 -----------------------------------t-------------- 250
DQ334286 -------------------------------------------------- 250
DQ334287 -------------------------------------------------- 250
DQ334288 -------------------------a------------------------ 250
DQ334289 -------------------------------------------------- 250
H1 -----------------------------------t-------------- 243
H2 -------------------------------------------------- 232
H3 -------------------------------------------------- 250
41
H4 -----------------------------------t-------------- 250
H5 -----------------------------------t-------------- 250
H6 -----------------------------------t-------------- 250
H7 -------------------------------------------------- 250
H8 -------------------------------------------------- 250
H9 -------------------------------------------------- 250
Hình 4.7a
DQ334282 CCTAAAACCAAGAAAGACATTTCTAAGTCACAGAATATTTGACCACAAAG 400
DQ334283 ---------------a---------------------------------- 400
DQ334284 -------------------------------------------------- 400
DQ334285 -------------------------------------------------- 400
DQ334286 -------------------------------------------------- 400
DQ334287 --------------------------------------c----------- 400
DQ334288 -------------------------------------------------- 400
DQ334289 -------------------------------------------------- 400
H1 -------------------------------------------------- 393
H2 --------------------------------------c----------- 382
H3 -------------------------------------------------- 400
H4 -------------------------------------------------- 400
H5 -------------------------------------------------- 400
H6 -------------------------------------------------- 400
H7 --------------------------------------c----------- 400
H8 -------------------------------------------------- 400
H9 -------------------------------------------------- 400
Hình 4.7b
Hình 4.7. : Sự tƣơng đồng trình tự vùng 16S rRNA trên mtDNA của 9 mẫu cá P. hypophthalmus
phân tích (từ H1 đến H9) với tám trình tự chuẩn trên ngân hàng gene P. hypophthalmus
haplotype: Ph01 đến Ph08 (DQ334282 – DQ334289). Hình 4.7a: tƣơng đồng trình tự mẫu H1, H4,
H5, H6 với kểu gen P. hypophthalmus haplotype Ph04 (DQ334285). Hình 4.7b: tƣơng đồng trình
tự mẫu H2, H7 với kểu gen P. hypophthalmus haplotype Ph06 (DQ334287).
Theo kết quả so sánh từ hình 4.7, trong số chín cá thể đƣợc phân tích thì có
hai cá thể: H2, H7 tƣơng đồng chính xác với kiểu gene P. hypophthalmus haplotype
Ph6 (DQ334287) (Hình 4.7b), ba cá thể H3, H8, H9 tƣơng đồng hoàn toàn với với
kiểu gen P. hypophthalmus haplotype Ph01 (DQ334282) (xem phần phụ lục). Bốn
cá thể cuối cùng (H1, H4, H5, H6 ) đƣợc xác định tƣơng đồng với kiểu gene P.
hypophthalmus haplotype Ph04 (DQ334285) (hình 4.7a). Trong đó, duy nhất chỉ có
mẫu H1 là mang một đột biến thay thế nucleotide, với Guanidin thứ 26 đƣợc thay
bằng Adenine, so với tám kiểu gene tham khảo trên ngân hàng gene. Nhƣ vậy, theo
kết quả phân tích này kiểu gene ở mẫu cá H1 có thể là một kiểu gen mới.
42
Tóm lại, kết quả so sánh trình tự của chín mẫu cá phân tích so với dữ liệu
chuẩn trên ngân hàng gene bằng chƣơng trình Blast và DNAMAN đã khẳng định
chín mẫu cá này là loài P. hypophthamus.
4.3.2.3. Định danh 8 mẫu thuộc loài P. larnaudii.
Tám mẫu cá bột thuộc loài P. larnaudii sau khi đã định danh, có kích thƣớc
từ 20 mm - 30 mm (bảng 4.1). Kết quả sau khi giải trình tự vùng 16S rRNA trên
mtDNA, các trình tự này đƣợc so sánh trên ngân hàng genbank tất cả đều có độ
tƣơng đồng 100% với các trình tự mẫu cá thuộc loài P. larnaudii (ký hiệu các trình
tự mẫu: Pl01 đến Pl13 tƣơng ứng với các trình tự gen có mã số truy cập DQ334303
- DQ334313)
DQ334303 GTTAAACGGCCGCGGTATTTTGACCGTGCGAAGGTAGCGCAATCACTTGT 100
DQ334304 -------------------------------------------------- 100
DQ334305 -------------------------------------------------- 100
DQ334306 -------------------------------------------------- 100
DQ334307 --------------------------------------------c----- 100
DQ334308 -------------------------------------------------- 100
DQ334309 -------------------------------------------------- 100
DQ334310 ----------------------t--------------------------- 100
DQ334311 -------------------------------------------------- 100
DQ334312 ------------------c------------------------------- 100
DQ334313 -------------------------------------------------- 100
l1 -------------------------------------------------- 100
L2 -------------------------------------------------- 100
L3 -------------------------------------------------- 100
L4 -------------------------------------------------- 100
L5 ------------------c------------------------------- 100
L6 -------------------------------------------------- 100
L7 -------------------------------------------------- 100
L8 -------------------------------------------------- 100
Hình 4.8a
DQ334303 CGATGTTGGATCAGGACATCCTAATGGTGCAGCCGCTATTAAGGGTTCGT 550
DQ334304 -------------------------------------------------- 550
DQ334305 -------------------------------------------------- 550
DQ334306 -------------------------------------------------- 550
DQ334307 -------------------------------------------------- 550
DQ334308 -------------------------------------------------- 550
DQ334309 -------------------------------------------------- 550
DQ334310 -------------------------------------------------- 550
DQ334311 -------------------------------------------------- 550
DQ334312 -------------------------------------------------- 550
DQ334313 ---------------g-------------------g-------------- 550
l1 -------------------------------------------------- 550
L2 -------------------------------------------------- 550
L3 -------------------------------------------------- 550
43
L4 ---------------g-------------------g-------------- 550
L5 -------------------------------------------------- 550
L6 ---------------g-------------------g-------------- 550
L7 ---------------g-------------------g-------------- 550
L8 -------------------------------------------------- 550
Hình 4.8b
Hình 4.8. : Sự tƣơng đồng trình tự vùng 16S rRNA trên mtDNA của 8 mẫu cá P. larnaudii phân
tích (từ L1 đến L8) với 11 trình tự chuẩn trên ngân hàng gene P. larnaudii haplotype: Pl01 đến
Pl11 (DQ334303 – DQ334313). Hình 4.8a: tƣơng đồng trình tự mẫu L5 với kểu gen P. larnaudii
haplotype Pl10 (DQ334312). Hình 4.8b: tƣơng đồng trình tự mẫu L4, L6, L7 với kểu gen P.
larnaudii haplotype Pl11 (DQ334313).
Quan sát trình tự trên ngân hàng genbank loài P. larnaudii có 11 kiểu gen. Tất
cả 8 mẫu phân tích chỉ tƣơng đồng với 3 kiểu gen của P. larnaudii (DQ334303,
DQ334312 và DQ334313) (xem phần phụ lục). Trong đó, có 4 mẫu: L1, L2, L3, L8
tƣơng đồng 100% với loài P. larnaudii haplotype Pl01 (DQ334303); mẫu L5 tƣơng
đồng 100% với loài P. larnaudii haplotype Pl10 (DQ334312) (hình 4.8a) và 3 mẫu cuối
cùng: L4, L6, L7 tƣơng đồng 100% với loài P. larnaudii haplotype Pl11 (DQ334313)
(hình 4.8b).
Nhƣ vậy, kết quả sau khi so sánh trình tự 8 mẫu cá P. larnaudii sau khi định
danh bằng hình thái với trình tự chuẩn trên ngân hàng gene đã xác định đƣợc các mẫu
phân tích đúng là loài P. larnaudii. Đồng thời ở đây chúng tôi cũng chƣa phát hiện một
haplotype mới.
44
Chƣơng 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua phƣơng pháp phân tích hình thái kết quả số lƣợng các loài cần phân tích
(P. hypophthalmus, P. larnaudii, P. macronema) chiếm tỷ lệ khá lớn 132 mẫu/357
mẫu có Pangasiidae.
Kết quả phân tích từ ba loài thu đƣợc 132 mẫu có 365 cá thể thì P.
macronema chiếm số lƣợng nhiều nhất 317 cá thể, P. larnaudii chỉ có 36 cá thể, P.
hypophthalmus ít nhất 12 cá thể.
Giải trình tự 26 sản phẩm PCR, đem so sánh từng trình tự sau khi giải với
các trình tự trong ngân hàng Genbank ở chƣơng trình BLAST cho kết quả nhƣ sau:
9 mẫu P. macronema đều giống 99% với P. macronema có mã số truy cập
DQ334314, chỉ khác với trình tự này từ 3 – 4 nucleotide; 8/9 mẫu P. hypophthalmus
thì giống 100% với ba kiểu gen của P. hypophthalmus có mã số truy cập là
DQ334282, DQ334285 và DQ334287, mẫu H1 còn lại chỉ có một điểm đột biến tại
vị trí thứ nucleotide 26 với kiểu gen của P. hypophthalmus (DQ334285); 8 mẫu P.
larnaudii cuối cùng tƣơng đồng 100% với 3/11 trình tự P. larnaudii có trên ngân
hàng gene (DQ334303, DQ334312, DQ334313).
Từ kết quả trên có thể khẳng định: sử dụng vùng 16S rRNA trên mtDNA để
xác định cá bột loài P. hypophthalmus, P. larnaudii, P. macronema thuộc họ
Pangasiidae cho kết quả phù hợp với phƣơng pháp định danh hình thái.
Phƣơng pháp phân tích hình thái có thể áp dụng định danh ở mức độ loài từ
kích thƣớc rất nhỏ là 15 mm ở 3 loài cá P. hypophthalmus, P. larnaudii, P.
macronema thuộc họ Pangasiidae.
45
5.2. Tồn tại
Tất cả mẫu cá thuộc họ Pangasiidae năm 2006 không phân tích đƣợc DNA.
Số lƣợng các loài P. larnaudii và P. hypophthalmus quá ít, số lƣợng mẫu
phân tích hạn chế nên độ tin cậy chƣa cao.
5.3. Đề xuất
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đƣa ra mục tiêu phân tích 3 loài: P.
larnaudii, P. macronema và P. hypophthalmus. Tuy nhiên, số lƣợng các loài này
quá ít. Vì vậy chúng tôi có một số đề xuất để các nghiên cứu sau này thực hiện tốt
và đầy đủ hơn:
Bên cạnh ngƣ cụ Bongo net bổ sung thêm ngƣ cụ đáy để thu đƣợc nhiều cá
hơn.
Tần số thu mẫu có thể tiến hành nhiều hơn, có thể 12 lần thu mỗi ngày nhƣng
mỗi lần 60 đến 90 phút.
Các mẫu cá thuộc họ Pangasiidae năm 2006 sau khi cố định bằng formol 5%
đƣợc bảo quản trong cồn 20% đã không phân tích đƣợc DNA. Vì vậy, nên bảo quản
mẫu bằng cồn 95% khi phân tích DNA.
Số lƣợng cá thể các loài phân tích đƣợc bổ sung tháng 6/2007 ít nên chúng
tôi chỉ thực hiện thí nghiệm trên 26 cá thể ở ba loài: P. macronema, P. larnaudii và
P. hypophthalmus. Do vậy cho độ chính xác chƣa cao. Vì vậy nên nâng độ lặp lại
trên 30 lần mỗi loài để tính thống kê sinh học sẽ cho độ chính xác cao và tin cậy
hơn.
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài Liệu Tiếng Việt
1. Bộ Thủy Sản Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, 2005. Tuyển Tập
Nghề Cá Sông Cửu Long, 2005. NXB Nông Nghiệp
2. Mai đình Yên và cộng sự, 1962. Một số dẫn liệu về hình thái và phân loại học
cá bột (ấu trùng) và cá con vớt được trên sông Hồng. NXB Khoa Học và Kỹ
Thuật, Hà Nội.
3. Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai, Trần Mai Thiên, 1979. Ngư loại học.
NXB Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội.
4. Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Nguyễn Văn Trọng, 1985.
Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội.
5. Nguyễn Bạch Loan, 1998. Đặc điểm phân loại và sinh học của một số loài cá
họ cá tra Pangasiidae ở hạ lưu sông MeKong, Việt Nam. Luận án thạc sĩ ngàng
nuôi trồng thủy sản.
6. Nguyễn Hửu Phụng và Nguyễn Bạch Loan, 1999. Thành phần lòai và phân bố
của họ cá tra Pangasiidae ở lƣu vực sông MeKong, Việt Nam
7. Nguyễn Văn Hảo, 2005. Cá Nước Ngọt Việt Nam Tập II. NXB Nông Nghiệp
Hà Nội.
8. Nguyễn Nhƣ Hiền – Trịnh Xuân Hậu, 2000. Tế Bào Học. NXB Khoa Học và
Kỹ Thuật.
9. Nguyễn Văn Trọng, 1997. Trứng cá và cá con các thuỷ vực thuộc tỉnh Tiền
Giang. Báo cáo Khoa Học. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II.
10. Lê Đức Trình, 2001. Sinh Học Phân Tử Của tế Bào. NXB Khoa Học và Kỹ
Thuật.
11. Hồ Hùynh Thùy Dƣơng, 2003. Sinh Học Phân Tử. Tái bản lần 3, NXB Giáo
Dục, Thành Phố Hồ Chí Minh.
47
12. Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng, 1993. Định loại các loài cá. NXB
khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
Tài Liệu Nƣớc Ngòai
13. Apichart TermvidChakorn, 2003. Freshweter Fish Larvae. Inland Fisheries
Resources Research and development Instute, Inland Fisheries Research and
Development Bureau Deparment of Fisheries, Thailand , pp 135.
14. Avise, J.C., Helfman, G.S., Saunders, N.C., Hales, L.S., 1996. Mitochondrial
DNA differentiation in North Atlanticeel: population genetic consequences of
an unusual life history pattern. 83: 4355 – 4354. Proc. Natl. Acad. Sci. USA
15. Alberts, Bruce; et.al. (1994). Molecular Biology of the Cell, Third Edition, New
York: Garland Publishing Inc.
16. Birky, C.W.,Fuerst, P., Maruyama, T., 1989. Organelle gene diversity under
migration, mutation and drift. Genetics 121: p613 – 617.
17. Chang, Y.S., Huang, F.L. and Lo, T.B., 1994. The complete nucleotide
sequence and gene organization of carp (Cyprinus carpio) mitochondrial
genome. Journal of Molecular Evolution 38: p138 – 155.
18. Dodgson,. J.B., Cheng, H.H., Okimoto, R., 1997. DNA markers technology: a
revolution in animal genetics. Poult. Sci 17: p1108 – 1114.
19. Douzery E., F. M. Catzeflis, 1995. Molecular evolution of the mitochondrial
12S rRNA in Ungulata (Mammalia) J. Mol. Evol 41: p622-636
20. Gehrke, P.C., 1991. Diel abundance, migration and feeding of fish larvea
(Eleotridae) in a floodplain billabong. The fisheries society of the British isles.
21. Gold, J.R., Richardson, L.R., Furman, C., King, T.L., 1993. Mitochondrial
DNA differentiation and population structure in red drum (Sciaenops ocellatus)
from the Gulf of Mexico and Atlantic Ocean. Mar. biol 116: p175 – 185.
48
22. Graves, J.E., McDowell, J.R., Jones, M.L., 1992. A genetic analysis of
weakfish Cynoscion regalis stock structure along the mid – Alantic coast. Fish.
Bull 90: p469 – 475.
23. Heist, E.J., Gold, J.R., 1999. Microsetellite DNA variation in sandbar sharks
(Carcharhinus plumbeus) from the Gulf of Mexico and mid-Atlantic bight.
Copeia 1: p182 – 186.
24. Hurng-Yi Wang and Sin-Chi Lee, 2002. Secondary Structure of Mitochondrial
12S rRNA Among Fish and Its Phylogenetic Applications. Molecular Biology
and Evolution 19: p138-148.
25. Klinbunga, S., Ampayup, P., Tassanakajon, A., Jarayabhand, P., Yoosukh, W.,
2000. Development of species-specific markers of the tropical oyster
(Crassostrea belcheri) in Thailand. Mar. Biotechnol 2: p476 – 484.
26. Palumbi, S.R., Martin, A.P., Romano, S., McMillan, W.O., Stice, L. and
Grabowski, G., 1991. The simple fool’s guide to PCR. Honolulu: Deparment of
Zoology, University of Hawaii.
27. Partis, L., Wells, R.J., 1996. Indentification of fish species using random
amplfied polymorphic DNA (RAPD). Mol. Cell. Probes 10: p435 – 441.
28. Pouyaud, L., Teugels, G.G., Gustinano, R. and Legendre, M., 2000.
Contribution to the pholygeny og pangasiid catfishes (Siluriformes,
Pangasiidae). Cybium 23: p247 – 258.
29. Roberts, T.R. and Vidthayanon, C., 1991. Systematic revision of the Asian
catfish family Pangasiidae with biological observations and description of three
new species. Proceedings of the Academy of Natural Sciences of Philadelphia
143: p406 – 252.
30. Smith, J.L.B., 1953. The Sea Fishes of Southern Africa. Central News Agency,
LTD, South Africa.
31. Springer M. S., E. Douzery, 1996. Secondary structure and patterns of
evolution among mammalian mitochondrial 12S rRNA molecules J. Mol. Evol
43: p357-373.
49
32. Sutovsky, P., et. al. Ubiquitin tag for sperm mitochondria. Nov. 25, 1999
>
33. Waiter J. Rainboth, 1996. Fishes of The Cambodian MeKong. Food And
Argriculture Organization (FAO) of The United Nations. pp 265
34. Wheeler W. C., R. L. Honeycutt, 1988. Paired sequence difference in ribosomal
RNAs: evolution and phylogenetic implications. Mol. Biol. Evol 5: p90-96
35. Young, W.P., Ostberg, C.O., Keim, P., Thorgaard, G.H., 2001. Genetic
characterization of hybridixation and introgression between anadromous
rainbow trout (Oncorhynchus mykiss irideus) and coastal cutthroat trout (O.
clarki clarki). Mol. Ecol 10: p921 – 930.
36. R. Gustiano; G. G. Teugels and L. Pouyaud, 2003. Revision of The Pangasiidae
kunyit catfish complex, with description of two new species from South- East
Asia (Siluriformes; Pangasiidae). Journal of Natural Histary 37: 357 – 376.
37. Laurent Pouyaud; Rudhy Gustiano and Guy G. Teugels, 2002. Systematic
revision of Pangasius Polyuranodon (Siluriformes, Pangasiidae) with
description of two new species. Cybium 26: 243 – 252.
38. Z.J. Liu; J.F. Cordes, 2004. DNA marker technologies and their applications in
aquaculture genetics. Aquaculture 238: 1 – 37.
39. U. Na-Nakorn, S. Sukmanomon, M. Nakajima, N. Taniguchi, W. Kamonrat, S.
Poompuang and T. T. T. Nguyen, 2006. MtDNA diversity of the critically
endangered MeKong giant catfish (Pangasianodon gigas Chevey,1993) and
closely related species: implications for conservation. Animal Conservation 9:
483 – 494. The Zoological Society of London.
40. Sake R. K., Scharf S., Faloona F., Mullis K. B., Horn Mullis K.B., Horn G.,
Erlich H.A., Amheim N., 1985. Enzymatic amplification of globin genomic
sequences and restriction site.analysis for diagnosis of sickle cell anemia.
Science 230,1350 – 1355
41. Haase A., Retzel E. F., Stakus K. A., 1990. Amplification arid detection of
lentiviral DNA inside cells. Proc Natl Acad SC! USA 87: p4971 – 4975.
50
PHỤ LỤC
FILE: Multiple_Sequence_Alignment
PROJECT:
NUMBER: 11
MAXLENGTH: 572
NAMES: DQ334314 DQ334315 M1 M2 M3 M4
M5 M6 M7 M8 M9
MAXNAMELEN: 9
ORIGIN
DQ334314 CGCCTCCTGCAAAAATCAACGTATAGGAGGTCTTGCCTGCCCAGTGACAA 50
DQ334315 -------------------------------------------------- 50
M1 ....---------------------------------------------- 46
M2 ....---------------------------------------------- 46
M3 ....---------------------------------------------- 46
M4 ....---------------------------------------------t 46
M5 ....---------------------------------------------t 46
M6 ....---------------------------------------------- 46
M7 ....---------------------------------------------t 46
M8 ....---------------------------------------------- 46
M9 ....---------------------------------------------- 46
DQ334314 GTTAAACGGCCGCGGTATTTTGACCGTGCGAAGGTAGCGCAATCACTTGT 100
DQ334315 -------------------------------------------------- 100
M1 -------------------------------------------------- 96
M2 -------------------------------------------------- 96
M3 -------------------------------------------------- 96
M4 -------------------------------------------------- 96
M5 -------------------------------------------------- 96
M6 -------------------------------------------------- 96
M7 -------------------------------------------------- 96
M8 -------------------------------------------------- 96
M9 -------------------------------------------------- 96
DQ334314 CTTTTAAATGAAGACCTGTATGAATGGTGGAACGAGGGCTTAACTGTCTC 150
DQ334315 -------------------------------------------------- 150
M1 -------------------------------------------------- 146
M2 -------------------------------------------------- 146
M3 -------------------------------------------------- 146
M4 -------------------------------------------------- 146
M5 -------------------------------------------------- 146
M6 -------------------------------------------------- 146
M7 -------------------------------------------------- 146
M8 -------------------------------------------------- 146
M9 -------------------------------------------------- 146
DQ334314 CCTTTTCAAGTCAATGAAATTGATCTGCCCGTGCAGAAGCGGACATAAAA 200
DQ334315 -------------------------------------------------- 200
M1 -------------------------------------------------- 196
M2 -------------------------------------------------- 196
M3 -------------------------------------------------- 196
M4 -------------------------------------------------- 196
M5 -------------------------------------------------- 196
M6 -------------------------------------------------- 196
M7 -------------------------------------------------- 196
51
M8 -------------------------------------------------- 196
M9 -------------------------------------------------- 196
DQ334314 ATACAAGACGAGAAGACCCTTTGGAGCTTAAGATACAAGATCAACTATGT 250
DQ334315 -------------------------------------------------- 250
M1 -------------------------------------------------- 246
M2 -------------------------------------------------- 246
M3 -------------------------------------------------- 246
M4 -------------------------------------------------- 246
M5 -------------------------------------------------- 246
M6 -------------------------------------------------- 246
M7 -------------------------------------------------- 246
M8 -------------------------------------------------- 246
M9 -------------------------------------------------- 246
DQ334314 CAAGAATCCCCAAACTAGATTAAACTAAATAGCTAACTGATCCCTATCTT 300
DQ334315 --------------------c----------------------------- 300
M1 -------------------------------------------------- 296
M2 t------------------------------------------------- 296
M3 -------------------------------------------------- 296
M4 -------------------------------------------------- 296
M5 -------------------------------------------------- 296
M6 -------------------------------------------------- 296
M7 -------------------------------------------------- 296
M8 -------------------------------------------------- 296
M9 -------------------------------------------------- 296
DQ334314 CGGTTGGGGCGACCGCGGGAGAAAACAAAGCTCCCACGCAGACTGGGGTT 350
DQ334315 -------------------------------------------------- 350
M1 -------------------------------------------------- 346
M2 -------------------------------------------------- 346
M3 -------------------------------------------------- 346
M4 -------------------------------------------------- 346
M5 -------------------------------------------------- 346
M6 -------------------------------------------------- 346
M7 -------------------------------------------------- 346
M8 -------------------------t------------------------ 346
M9 -------------------------------------------------- 346
DQ334314 ACATCCCTAAAACCAAGAAAGACATCTCTAAGTCACAGAACATCTGACCA 400
DQ334315 -------------------------------------------------- 400
M1 -------------------------------------------------- 396
M2 -------------------------------------------------- 396
M3 -------------------------------------------------- 396
M4 -------------------------------------------------- 396
M5 -------------------------------------------------- 396
M6 -------------------------------------------------- 396
M7 -------------------------------------------------- 396
M8 -------------------------------------------------- 396
M9 -------------------------------------------------- 396
DQ334314 CAAAGATCCGGCCTAACCCGCCGACCAACGGACCAAGTTACCCTAGGGAT 450
DQ334315 -------------------------------------------------- 450
M1 -------------------------------------------------- 446
M2 -------------------------------------------------- 446
M3 -------------------------------------------------- 446
M4 -------------------------------------------------- 446
52
M5 -------------------------------------------------- 446
M6 -------------------------------------------------- 446
M7 ----------------------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYEN KIEU DOI.pdf