Tài liệu Khóa luận Tối ưu quy trình chuyển gene gfp vào vi khuẩn pseudomonas fluorescens bằng phương pháp tiếp hợp ba thành phần: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TỐI ƢU QUY TRÌNH CHUYỂN GENE gfp VÀO VI KHUẨN
Pseudomonas fluorescens BẰNG PHƢƠNG PHÁP
TIẾP HỢP BA THÀNH PHẦN
Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2003 – 2007
Sinh viên thực hiện: TRẦN NGUYỄN THÚY AN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TỐI ƢU QUY TRÌNH CHUYỂN GENE gfp VÀO VI KHUẨN
Pseudomonas fluorescens BẰNG PHƢƠNG PHÁP
TIẾP HỢP BA THÀNH PHẦN
Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện
TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN TRẦN NGUYỄN THÚY AN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09 / 2007
iii
LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn ông bà, cha mẹ đã nuôi nấng, dạy bảo con trƣởng thành
nhƣ ngày hôm nay, cùng những ngƣời thân trong gia đình luôn tạo mọi điều kiện và
động viên con trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cám ơn:
Ban...
63 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Tối ưu quy trình chuyển gene gfp vào vi khuẩn pseudomonas fluorescens bằng phương pháp tiếp hợp ba thành phần, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TỐI ƢU QUY TRÌNH CHUYỂN GENE gfp VÀO VI KHUẨN
Pseudomonas fluorescens BẰNG PHƢƠNG PHÁP
TIẾP HỢP BA THÀNH PHẦN
Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2003 – 2007
Sinh viên thực hiện: TRẦN NGUYỄN THÚY AN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TỐI ƢU QUY TRÌNH CHUYỂN GENE gfp VÀO VI KHUẨN
Pseudomonas fluorescens BẰNG PHƢƠNG PHÁP
TIẾP HỢP BA THÀNH PHẦN
Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện
TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN TRẦN NGUYỄN THÚY AN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09 / 2007
iii
LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn ông bà, cha mẹ đã nuôi nấng, dạy bảo con trƣởng thành
nhƣ ngày hôm nay, cùng những ngƣời thân trong gia đình luôn tạo mọi điều kiện và
động viên con trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cám ơn:
Ban giám hiệu Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm cùng thầy cô Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học đã truyền đạt
mọi kiến thức, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập ở
trƣờng.
Thầy Lê Đình Đôn đã tận tình hƣớng dẫn và động viên tôi trong thời gian
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Thầy Zhang Liqun ở Đại Học Nông Nghiệp Trung Quốc đã cung cấp mẫu vi
khuẩn E.coli DH5α (λ-pir) chứa plasmid pUT-gfp, vi khuẩn E.coli DH5α (λ-pir)
chứa plasmid pRK600 và các tài liệu phục vụ cho thí nghiệm.
Ban giám đốc cùng các anh chị trực thuộc Trung Tâm Phân Tích – Thí
Nghiệm Hóa Sinh Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã hƣớng
dẫn và chia sẻ cùng tôi những khó khăn trong thời gian thực hiện khóa luận.
Anh Nguyễn Văn Lẫm đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tất cả các anh chị thuộc Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật Khoa Nông Học đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Các bạn bè lớp Công Nghệ Sinh Học 29 đã giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt những năm học cũng nhƣ thời gian thực hiện khóa luận.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2007
Sinh viên
Trần Nguyễn Thúy An
iv
TÓM TẮT
Đề tài “Tối ƣu quy trình chuyển gene gfp vào vi khuẩn Pseudomonas
fluorescens bằng phƣơng pháp tiếp hợp ba thành phần” do Trần Nguyễn Thúy
An, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Địa điểm: trƣờng Đại
học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 03/2007 đến tháng 08/2007.
Pseudomonas fluorescens là tác nhân kiểm soát sinh học đƣợc nghiên cứu
nhiều nhất do chúng có khả năng kháng nấm mạnh và có phổ kí chủ rộng. Việc phát
triển các phƣơng pháp nhạy để quan sát những tế bào vi khuẩn Pseudomonas
fluorescens trong biofilm hay trên rễ cây trồng đóng vai trò quan trọng khi muốn
nghiên cứu những hệ thống này. Đáp ứng nhu cầu đó, gần đây những marker phân
tử mới đã đƣợc phát triển nhƣ những phƣơng pháp chuyên biệt để đánh dấu sự phân
bố, quần thể và hoạt tính chuyển hóa của các vi sinh vật mục tiêu trong môi trƣờng.
Trong số những marker này, green fluorescent protein (GFP) từ loài sứa Aequorea
victoria đã đƣợc chứng tỏ là công cụ hữu hiệu nhất. Những dòng Pseudomonas
fluorescens đƣợc đánh dấu bởi marker GFP có thể dễ dàng quan sát và phát hiện
qua kính hiển vi phát huỳnh quang mà không cần phải phá hủy cấu trúc và cũng
không cần thêm vào các cơ chất ngoại sinh.
Nội dung nghiên cứu
1. Chọn lọc dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens có đặc tính đối
kháng mạnh với nấm, phát sáng mạnh trên môi trƣờng KB và có khả
năng kháng kháng sinh thích hợp cho mục đích nghiên cứu.
2. Khảo sát các điều kiện tối ƣu để chuyển gene gfp vào vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens bằng phƣơng pháp tiếp hợp ba thành phần.
3. Thực hiện PCR để kiểm tra sự hiện diện của gene gfp trong vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens sau khi tiếp hợp.
Kết quả đạt đƣợc
Chọn đƣợc dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens thích hợp cho mục đích
nghiên cứu. Đạt đƣợc quy trình tối ƣu để chuyển gene gfp vào vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens bằng phƣơng pháp tiếp hợp ba thành phần.
v
SUMMARY
Tran Nguyen Thuy An, Nong Lam university, Ho Chi Minh city,
“Establishing an optimal protocol to transfer gfp gene into Pseudomonas
fluorescens by triparental mating”. This subject was conducted at Nong Lam
University from March to August in 2007.
Pseudomonas fluorescens is the most extensively studied biocontrol-agent
because of their strongly antifungal ability and their broad host range. The
development of sensitive methods for observing Pseudomonas fluorescens cells in a
population in biofilms or in plant roots is of great importance for studying these
systems. In response to this problem, novel molecular markers have been developed
recently as specific methods for tracing the distribution, population and metabolic
activity of target microorganisms in a certain environment. Among them, the green
fluorescent protein (GFP) of the jellyfish Aequorea victoria has proved to be the
most powerful tool. The GFP-marked Pseudomonas fluorescens strain can be
conveniently observed by using fluorescence microscopy to study their behaviour.
Researching contents are
1. Selecting the Pseudomonas fluorescens strains which have strongly
antifungal ability, appropriate antibiotic resistance and fluoresce
under short wave length ultraviolet light.
2. Researching the optimal conditions to transfer gfp gene into
Pseudomonas fluorescens by triparental mating.
3. Performing PCR to confirm the gfp gene in Pseudomonas fluorescens
after conjugation.
Obtaining results
The appropriate Pseudomonas fluorescens strains have been selected.
The optimal protocol to transfer gfp gene into Pseudomonas fluorescens by
triparental mating has been obtained.
vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
aa acid amin
bp base pair
DNA Deoxyribonucleic acid
2,4 – DAPG: 2,4 – Diacetylphloroglucinol
ETDA Ethylenediamine tetraacetic acid
F Fertility
GFP Green Fluorescent Protein
Hfr High frequency recombinance
IS Insert sequence
kb Kilo base
kDa Kilo dalton
MCS Multi cloning site
Nm Nano metre
PCR Polymerase Chain Reaction
RBS Ribosome binding site
RNA Ribonucleic acid
SDS Sodium dodecyl sulfate
TAE Tris Acetate EDTA
Tn Tranposon
UV Ultraviolet (light)
w/v Weight for volume
KB King’s B
NST Nhiễm sắc thể
TGE Transposable genetic element
dNTP deoxyribonucleotide_5_triphosphate
LB Luria – Bertain
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cơ chế lai giữa F+ và F- ......................................................................................... 7
Hình 2.2 Sự hình thành thể Hfr từ thể F+ ............................................................................ 8
Hình 2.3 Cơ chế lai giữa Hfr và F- ...................................................................................... 8
Hình 2.4 Cơ chế hình thành thể F’ từ thể Hfr .................................................................... 8
Hình 2.5 Cơ chế lai giữa F’và F- .......................................................................................... 9
Hình 2.6 Cấu trúc một trình tự chèn .................................................................................. 11
Hình 2.7 Cấu trúc transposon ............................................................................................. 12
Hình 2.8 Cơ chế phƣơng pháp tiếp hợp 3 thành phần .................................................... 15
Hình 2.9 Cơ chế hoạt động của thiết bị electroporation ................................................. 17
Hình 2.10 Quy trình biến nạp bằng phƣơng pháp CaCl2 ................................................ 18
Hình 2.11 Cấu trúc protein GFP ........................................................................................ 24
Hình 3.1 Cấu trúc plasmid pUT-gfp ......................................................................... 29
Hình 4.1 Khuẩn lạc Pseudomonas fluorescens trên môi trƣờng KB ............................ 36
Hình 4.2 Khuẩn lạc hình thành trên môi trƣờng M9 ....................................................... 38
Hình 4.3 Khuẩn lạc hình thành trên môi trƣờng M9 ....................................................... 39
Hình 4.4 Khuẩn lạc hình thành trên môi trƣờng M9 ....................................................... 40
Hình 4.5 Đối chứng trên môi trƣờng M9 .......................................................................... 41
Hình 4.6 Kết quả đối chứng ............................................................................................... 45
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Đặc tính và nguồn gốc một số dòng vi khuẩn và plasmid liên quan
trong thí nghiệm ........................................................................................................ 30
Bảng 4.1 Kết quả kiểm tra tính kháng với kháng sinh kanamycin của một số
dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens ................................................................. 34
Bảng 4.2 Kết quả kiểm tra tính kháng với kháng sinh chloramphenicol của
một số dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens ...................................................... 35
Bảng 4.3 Nguồn gốc các dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens thích
hợp làm đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 36
Bảng 4.4 Kết quả đếm số khuẩn lạc hình thành trên môi trƣờng M9 thay đổi
theo thời gian nuôi cấy tăng sinh vi khuẩn ............................................................... 37
Bảng 4.5 Kết quả đếm số khuẩn lạc hình thành trên môi trƣờng M9 thay đổi
theo tỉ lệ vi khuẩn ...................................................................................................... 38
Bảng 4.6 Kết quả đếm số khuẩn lạc hình thành trên môi trƣờng M9 thay đổi
theo nhiệt độ ủ khi nuôi chung trên môi trƣờng KB ................................................. 40
ix
MỤC LỤC
Chƣơng 1 ............................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2 Mục đích ....................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................... 3
Chƣơng 2 ............................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................................... 4
2.1 Sự trao đổi thông tin di truyền ở vi khuẩn ................................................... 4
2.1.1 Giới thiệu ....................................................................................................... 4
2.1.2 Những cơ chế chuyển gene ở vi khuẩn .......................................................... 4
2.1.2.1 Biến nạp (transformation) .......................................................................... 4
2.1.2.2 Tải nạp (transduction) ................................................................................ 5
2.1.2.3 Tiếp hợp (conjugation) .............................................................................. 7
2.1.3 Những yếu tố di truyền có khả năng chuyển vị (transposable genetic
element_TGE) .............................................................................................................. 10
2.1.3.1 Đặc tính của những yếu tố di truyền có khả năng chuyển vị ................... 11
2.1.3.2 Các loại yếu tố di truyền có khả năng chuyển vị ..................................... 11
2.2 Plasmid ....................................................................................................... 13
2.3 Các phƣơng pháp thƣờng dùng để chuyển DNA plasmid ......................... 15
2.3.1 Phƣơng pháp tiếp hợp ba thành phần (triparental mating) .......................... 15
2.3.2 Phƣơng pháp điện biến nạp .......................................................................... 16
2.3.2.1 Phƣơng pháp ............................................................................................ 16
2.3.3 Phƣơng pháp Calcium chloride.................................................................... 18
2.5 Phòng trừ sinh học bệnh cây và tác nhân phòng trừ sinh học .................... 19
2.5.1 Vi khuẩn Pseudomonas fluorescens ............................................................ 20
2.5.1.1 Phân loại vi khuẩn Pseudomonas fluorescens ......................................... 20
2.5.1.2 Các nghiên cứu về vi khuẩn Pseudomonas fluorescens .......................... 21
2.6 Protein GFP ................................................................................................ 24
2.6.1 Cấu trúc và đặc điểm ................................................................................... 24
2.6.2 Tình hình nghiên cứu về gene gfp ............................................................... 25
Chƣơng 3 ............................................................................................................................. 28
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 28
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ................................................................. 28
3.2 Vật liệu và hóa chất, dụng cụ thí nghiệm ................................................... 28
3.2.1 Vật liệu ......................................................................................................... 28
3.2.1.1 Vi khuẩn E.coli DH5α (λ-pir) chứa plasmid pUT-gfp ............................. 28
3.2.1.2 Vi khuẩn E.coli DH5α (λ-pir) chứa plasmid pRK600 ............................. 29
3.2.1.3 Vi khuẩn Pseudomonas fluorescens ........................................................ 29
3.2.2 Các loại môi trƣờng dùng trong nuôi cấy vi khuẩn ..................................... 31
3.2.3 Các loại dụng cụ, thiết bị dùng trong nghiên cứu ........................................ 31
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 31
Chƣơng 4 ............................................................................................................................. 34
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................................. 34
4.1 Kết quả ....................................................................................................... 34
4.1.1 Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của vi khuẩn ................................. 34
x
4.1.2 Kết quả kiểm tra khả năng phát sáng trên môi trƣờng KB .......................... 36
4.1.3 Kết quả khảo sát các điều kiện tối ƣu để chuyển gene gfp vào vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens bằng phƣơng pháp tiếp hợp ba thành phần ........................ 37
4.1.3.1 Khảo sát ảnh hƣởng của thời gian nuôi cấy tăng sinh vi khuẩn .............. 37
4.1.3.2 Khảo sát ảnh hƣởng của mật độ vi khuẩn ................................................ 38
4.1.3.3 Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ khi nuôi chung trên môi trƣờng KB ... 39
4.1.3.4 Kết quả đối chứng .................................................................................... 40
4.2 Thảo luận .................................................................................................... 41
4.2.1 Các thông số tối ƣu cho quá trình tiếp hợp .................................................. 41
4.2.2 Cơ chế quá trình tiếp hợp ba thành phần ..................................................... 41
4.2.3 Môi trƣờng tối ƣu cho chọn lọc ................................................................... 43
4.2.4 Kết quả đối chứng ........................................................................................ 42
4.2.5 Quy trình tiếp hợp tối ƣu cho dòng vi khuẩn nhận Pseudomonas fluorescens
1.8 44
Chƣơng 5 ............................................................................................................................. 47
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................. 47
5.1 Kết luận ...................................................................................................... 47
5.2 Đề nghị ....................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 48
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 51
1
Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Thuốc trừ sâu hóa học đƣợc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đem lại cho
chúng ta năng suất cao và nhiều lợi ích kinh tế, tuy nhiên chúng cũng đem đến
những vấn đề nhƣ ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời.
Do đó, nhu cầu ngày càng cao trong nông nghiệp là tìm ra phƣơng pháp bảo vệ cây
trồng hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên. Kiểm soát sinh học là một sự lựa chọn thay
thế có nhiều tiềm năng trong việc ngăn cản sự tàn phá do bệnh cây trồng mà không
gây ô nhiễm.
Kiểm soát sinh học liên quan đến việc sử dụng vi sinh vật để ức chế bệnh cây
và tăng cƣờng sức khỏe cây trồng. Nó đặc biệt thích hợp để ngăn chặn những bệnh
từ đất mà việc sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp hóa học cho đến nay vẫn chƣa đem
lại hiệu quả.
Kháng sinh đƣợc cho là một trong những cơ chế quan trọng nhất trong việc
kiểm soát sinh học những bệnh từ đất. Nhiều loài vi khuẩn sử dụng trong những
nghiên cứu kiểm soát sinh học là những loài có thể tạo ra kháng sinh.
Agrobacterium tạo ra agrocin 84 và 434 có nguồn gốc từ nucleoside. Chủng
Baccillus kiểm soát bệnh cây trồng tạo ra lipopeptide fengycin, một phức hợp
aminopolyol zwittermycin A và kanosamine. Tác nhân kiểm soát sinh học
Pseudomonas là đối tƣợng đƣợc nghiên cứu nhiều nhất về khả năng tạo ra kháng
sinh. Chúng tạo ra một chuỗi những kháng sinh phenolic, nhƣ là 2,4-
diacetylphloroglucinol (2,4-DAPG), pyoluteorin, pyrrolnitrin, và ít nhất 4 loại
phenazine khác nhau. Bên cạnh đó, chúng có phổ kí chủ rộng, bao gồm cà chua, bí,
cà rốt, và bắp cải. Những điều kiện trên đem đến cho chúng tiềm năng phát triển
nhƣ một loại thuốc trừ sâu sinh học đối với nhiều loại cây trồng. Vì vậy, việc
nghiên cứu xác định khả năng định cƣ của vi khuẩn Pseudomonas trên rễ cây trồng
2
rất quan trọng. Cần phát triển một phƣơng pháp hữu hiệu để quan sát những tế bào
vi khuẩn riêng lẻ trong một tập đoàn vi khuẩn trong những mô hình thí nghiệm và
môi trƣờng tự nhiên nhƣ trong biofilm hay trên rễ cây trồng khi muốn nghiên cứu
những hệ thống này.
Protein green fluorescent (gfp) từ loài sứa Aequorea victoria đã đƣợc chứng
minh là có giá trị trong nhiều nghiên cứu sinh học khác nhau. Theo Bloemberg và
ctv (1997) gfp mang lại khả năng nghiên cứu nghiên cứu tế bào mà không phải phá
hủy cấu trúc và cũng không cần thêm vào các cơ chất ngoại sinh. Thêm vào đó,
những tế bào đƣợc đánh dấu gfp có thể quan sát bằng kính hiển vi có gắn bộ lọc
huỳnh quang thông thƣờng nếu đƣợc kích thích ở bƣớc sóng thích hợp, đáp ứng đầy
đủ tính chất cho một hệ thống “marker gene”, “reporter gene” nhằm kiểm soát khả
năng định cƣ của vi khuẩn đối kháng trên đất hay cây trồng. Để đánh dấu vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens với marker GFP chúng ta có thể sử dụng nhiều phƣơng
pháp, trong đó tiếp hợp ba thành phần là một trong những phƣơng pháp đơn giản,
dễ thực hiện và có chi phí thấp.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi thực hiện đề tài “Tối ƣu quy trình
chuyển gene gfp vào vi khuẩn Pseudomonas fluorescens bằng phƣơng pháp tiếp
hợp ba thành phần”.
Đề tài này tiếp tục từ nghiên cứu “Chuyển gene gfp (Green Fluorescent
Protein) vào vi khuẩn Pseudomonas fluorescens bằng phƣơng pháp tiếp hợp ba
thành phần” do Đỗ Thị Ngọc Hân, trƣờng Đại học Nông Lâm thực hiện, và nghiên
cứu “Xây dựng quy trình biến nạp đoạn DNA vào tế bào vi khuẩn E. coli DH5α” do
Phạm Duy và Huỳnh Văn Thái, Đại học Nông Lâm thực hiện.
1.2 Mục đích
1- Chọn lọc dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens có đặc tính đối
kháng mạnh với nấm, phát sáng mạnh trên môi trƣờng KB và có khả
năng kháng kháng sinh thích hợp cho mục đích thí nghiệm.
3
2- Khảo sát các điều kiện tối ƣu để chuyển gene gfp vào vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens bằng phƣơng pháp tiếp hợp ba thành phần.
1.3 Yêu cầu
Chọn lọc đƣợc dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens có đặc tính đối
kháng mạnh với nấm, phát sáng mạnh trên môi trƣờng KB và có khả năng kháng
kháng sinh thích hợp cho mục đích thí nghiệm.
Xây dựng đƣợc quy trình tiếp hợp plasmid pUT-gfp vào vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens bằng phƣơng pháp tiếp hợp ba thành phần tối ƣu cho
dòng vi khuẩn nhận.
Thực hiện PCR để kiểm tra sự hiện diện của gene gfp trong vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens sau khi tiếp hợp.
4
Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sự trao đổi thông tin di truyền ở vi khuẩn
2.1.1 Giới thiệu
Trong các quần thể vi khuẩn, đột biến liên tục xảy ra do các lỗi trong quá
trình sao chép. Nếu có sự chọn lọc thuận lợi cho một đột biến cụ thể nào đó (ví dụ
nhƣ tính kháng kháng sinh), thể đột biến đó sẽ nhanh chóng trở thành thành phần
chính trong quần thể nhờ vào tốc độ tăng trƣởng nhanh chóng. Thêm vào đó,vì vi
khuẩn là những sinh vật đơn bội nên ngay cả những đột biến lặn cũng sẽ đƣợc biểu
hiện. Do đó, những đột biến trong quần thể vi khuẩn có thể gây ra vấn đề trong việc
chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn. Mặt khác, vi khuẩn có những cơ chế chuyển gene
sang vi khuẩn khác nên 1 đột biến xảy ra trong 1 tế bào có thể lan truyền sang các tế
bào khác.
Chuyển gene ở vi khuẩn chỉ đi theo một hƣớng duy nhất là từ tế bào vi khuẩn
cho sang tế bào vi khuẩn nhận. Thể cho thƣờng chỉ truyền đi một phần nhỏ DNA
của chúng nên không tạo thành các hợp tử hoàn chỉnh mà chỉ tạo thành các hợp tử
không hoàn chỉnh. Các gene của vi khuẩn thƣờng chỉ truyền trong cùng loài nhƣng
thỉnh thoảng sự chuyển gene tới các loài khác cũng có thể xảy ra.
2.1.2 Những cơ chế chuyển gene ở vi khuẩn
2.1.2.1 Biến nạp (transformation)
Biến nạp là phƣơng pháp chuyển gene nhờ sự thu nhận các DNA tự do trong
môi trƣờng xung quanh của thể nhận, các DNA này có nguồn gốc từ thể cho.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến biến nạp
5
Kích thƣớc DNA: DNA mạch đôi có trọng lƣợng ít nhất 5x105 dalton cho kết
quả biến nạp tốt nhất (Mayer, 2007). Do đó, biến nạp dễ bị ảnh hƣởng bởi các
nuclease có trong môi trƣờng.
Tính khả nạp của thể nhận: một số vi khuẩn có thể hấp thụ DNA một cách tự
nhiên. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể thực hiện điều đó vào một thời kì cụ thể trong
chu kì sinh trƣởng khi chúng tạo ra một loại protein đặc biệt gọi là yếu tố khả biến.
Ở giai đoạn này, vi khuẩn đƣợc gọi là khả nạp. Những loài vi khuẩn khác thì không
thể thu nhận DNA một cách tự nhiên nhƣng ta có thể tạo ra tính khả nạp in vitro
bằng cách xử lý với hóa chất (ví dụ nhƣ CaCl2).
Các giai đoạn trong biến nạp
1. Thu nhận DNA: sự hấp thu DNA ở vi khuẩn G- và G+ khác nhau. Vi khuẩn G+
thu nhận DNA dƣới dạng mạch đơn còn mạch bổ sung đƣợc tạo thành trong thể
nhận. Trái lại, vi khuẩn G- thu nhận DNA mạch đôi.
2. Tái tổ hợp tƣơng đồng: sau khi DNA từ thể cho đƣợc thu nhận, xuất hiện một sự
tái tổ hợp qua lại giữa NST và DNA từ thể cho. Sự tái tổ hợp này đòi hỏi tính
tƣơng hợp và gây ra sự thay thế DNA giữa thể cho và thể nhận.
3. Sự tái tổ hợp đòi hỏi các gene điều khiển tái tổ hợp ở vi khuẩn (recA, B, và C)
và tính tƣơng đồng giữa các DNA liên quan. Kiểu tái tổ hợp này gọi là tái tổ hợp
chung hay tái tổ hợp tƣơng đồng. Vì đòi hỏi sự tƣơng đồng, chỉ DNA từ các loài
vi khuẩn có mối liên quan gần mới có nhiều khả năng biến nạp thành công. Tuy
nhiên, cũng có những trƣờng hợp hiếm chuyển gene xảy ra giữa những loài vi
khuẩn ít liên quan.
Về tầm quan trọng, biến nạp xảy ra trong tự nhiên có thể dẫn đến sự gia tăng
độc tính. Ngoài ra, biến nạp còn đƣợc sử dụng trong công nghệ DNA tái tổ hợp.
2.1.2.2 Tải nạp (transduction)
Tải nạp là quá trình chuyển thông tin di truyền từ thể cho sang thể nhận nhờ
1 bacteriophage (hay phage).
6
Lớp vỏ của phage có thể bảo vệ DNA không bị ảnh hƣởng bởi các nuclease
trong môi trƣờng. Hầu hết các trƣờng hợp chuyển gene bằng con đƣờng tải nạp xảy
ra trong cùng loài. Tuy nhiên, đối với phage có phổ kí chủ rộng thì chuyển gene
cũng có thể xảy ra giữa các loài. Khả năng tải nạp của phage liên quan đến vòng đời
của chúng. Thông thƣờng ngƣời ta chia tải nạp thành hai loại là tải nạp phổ biến và
tải nạp đặc hiệu.
Tải nạp phổ biến là quá trình tải nạp mà bất kì gene nào của vi khuẩn cho
cũng có tiềm năng đƣợc chuyển qua vi khuẩn nhận. Phage làm trung gian tải nạp
phổ biến sẽ làm gãy DNA tế bào chủ thành những mảnh nhỏ. Trong quá trình chúng
gói DNA vào các hạt phage nhờ cơ chế “headfull”, thỉnh thoảng một số mảnh của
DNA tế bào chủ cũng đƣợc gói ngẫu nhiên vào lớp vỏ của phage. Do đó, bất kì
gene nào từ thể cho cũng có khả năng đƣợc chuyển đi miễn là kích thƣớc của chúng
vừa với phần đầu của phage. Khi phage có chứa DNA của thể cho xâm nhiễm vào
thể nhận, DNA thể cho sẽ xâm nhập vào thể nhận và xảy ra sự tái tổ hợp tƣơng
đồng thay thế DNA giữa thể cho và thể nhận.
Tải nạp đặc hiệu: là quá trình tải nạp mà chỉ có những gene nhất định nào đó
từ thể cho có thể chuyển sang thể nhận. Những phage khác nhau có thể chuyển
những gene khác nhau nhƣng 1 phage cụ thể nào đó chỉ chuyển đƣợc những gene
nhất định nào đó. Tải nạp đặc hiệu có trung gian là phage tiềm tan hay phage ôn
hòa, gene nào đƣợc chuyển phụ thuộc vào vị trí mà prophage chèn vào NST.
Trong quá trình tách ra của prophage, thỉnh thoảng xảy ra lỗi làm một số
DNA của tế bào chủ cũng đƣợc tách ra cùng với DNA phage. Chỉ có những DNA
của tế bào chủ ở 2 phía nơi prophage chèn vào mới có thể đƣợc chuyển. Sau khi
nhân lên và đƣợc phóng thích, các phage xâm nhiễm vào thể nhận. Sự tiềm tan hóa
xảy ra giúp các gene từ thể cho đƣợc chuyển ổn định.Thể nhận lúc này có hai bản
sao của gene đƣợc chuyển. Cũng có thể xảy ra sự tái tổ hợp tƣơng đồng giữa các
gene của thể cho và thể nhận.
Về tầm quan trọng, sự biến đổi tiềm tan (phage) xuất hiện trong tự nhiên là
nguồn tạo ra các chủng vi khuẩn độc.
7
F
+
F
-
F
+
F
-
F
+
F
+
F
+
F
+
Hình 2.1: Cơ chế lai giữa F+ và F- (Mayer, 2007).
2.1.2.3 Tiếp hợp (conjugation)
Tiếp hợp là quá trình chuyển DNA từ thể cho sang thể nhận qua sự tiếp xúc
trực tiếp giữa các tế bào. Ở vi khuẩn có 2 kiểu giới tính là thể cho (male) và thể
nhận (female). Sự truyền vật chất di truyền chỉ đi theo một con đƣờng là từ thể cho
sang thể nhận.
Các kiểu giới tính ở vi khuẩn
Thể cho: vi khuẩn có khả năng của 1 thể cho nếu trong tế bào có sự hiện diện
của yếu tố giới tính F. Yếu tố F là 1 đoạn DNA dạng vòng có khả năng tự sao chép
trong tế bào, chúng là 1 đơn vị sao chép độc lập còn đƣợc gọi chung là plasmid.
Yếu tố F có những gene cần thiết cho sự tự sao chép và khả năng truyền DNA của
chúng cho thể nhận. Yếu tố F còn mã hóa cho khả năng tạo pili giới tính trên bề mặt
vi khuẩn. Các pili này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp hợp.
Thể nhận: vi khuẩn là 1 thể nhận khi chúng không có yếu tố F.
Các trạng thái tồn tại của yếu tố F
(i) F
+
: vi khuẩn đƣợc gọi là F+ khi chúng có chứa yếu tố F, mà yếu tố F trong
trƣờng hợp này chỉ chứa các gene cần thiết cho sự tự sao và chuyển DNA, không có
gene nào của NST đƣợc kết hợp vào.
8
F
+
Hfr
Hình 2.2: Sự hình thành thể Hfr từ thể F+
(Mayer, 2007).
Hfr F
-
Hfr F
-
Hfr F
-
Hfr F
-
Hình 2.3: Cơ chế lai giữa Hfr và F- (Mayer, 2007).
Hfr F’
Hình 2.4: Cơ chế hình thành thể F’ từ thể Hfr
(Mayer, 2007).
Khi lai F
+
với F-, F- sẽ trở thành F+ trong khi F+ vẫn là F+. Do đó, yếu tố F có
khả năng lan truyền. Mức độ chuyển gene NST trong trƣờng hợp này rất thấp.
(ii) Hfr (high frequency
recombinance): vi khuẩn đƣợc gọi là 1
thể Hfr khi chúng có yếu tố F kết hợp vào
NST nhờ sự tái tổ hợp. Khi lai Hfr với F-,
F
-
hiếm khi trở thành Hfr còn Hfr vẫn là
Hfr. Mức độ chuyển các gene của thể cho
trong trƣờng hợp này khá cao.
(iii) F’: trong trƣờng hợp này
yếu tố F độc lập với NST của tế bào
chủ nhƣng chúng có mang một số
gene của tế bào chủ. F’ tạo thành khi
tách yếu tố F ra khỏi NST trong 1 thể
Hfr. Thỉnh thoảng khi yếu tố F đƣợc
9
tách ra, các gene ở 2 bên có thể đƣợc tách ra theo tạo thành thể F’.
Khi lai F’ với F-, F- sẽ trở thành F’ còn F’ vẫn là F’. Mức độ chuyển gene cao
với các gene của NST nằm trên F’ và thấp với các gene vẫn nằm trong NST thể cho.
Về tầm quan trọng, đối với vi khuẩn G- đây là con đƣờng chính để chuyển
gene. Chuyển gene có thể xảy ra giữa các loài vi khuẩn khác nhau. Việc truyền tính
kháng nhiều loại kháng sinh bằng con đƣờng tiếp hợp hiện là vấn đề lớn trong việc
chữa trị các bệnh cho vi khuẩn. Vì thể nhận sẽ trở thành thể cho sau khi nhận
plasmid nên có thể dễ dàng hiểu đƣợc tại sao 1 gene kháng kháng sinh chứa trên
plasmid có thể nhanh chóng chuyển 1 quần thể nhạy thành 1 quần thể kháng với
kháng sinh đó. Vi khuẩn G+ cũng có những plasmid chứa các gene kháng với nhiều
loại kháng sinh, các gene này có thể đƣợc chuyển đi bằng con đƣờng tiếp hợp hay
tải nạp. Theo Mayer (2007), cơ chế tiếp hợp ở vi khuẩn G+ hơi khác với vi khuẩn G-
đó là thể cho sẽ tạo 1 chất dính gây ra sự kết hợp với thể nhận và chuyển DNA.
Cameron (2007) cho rằng tiếp hợp là một phƣơng pháp rất hiệu quả để đƣa
DNA vào thể nhận. Nó có thuận lợi là DNA đƣa vào ở dạng mạch đơn nên dễ dàng
hơn cho việc tái tổ hợp tƣơng đồng so với DNA đƣa vào ở dạng mạch kép (biến nạp
F’ F’ F’ F’
F’ F- F’ F-
Hình 2.5: Cơ chế lai giữa F’ và F- (Mayer, 2007).
10
và điện biến nạp). Tiếp hợp cũng là con đƣờng thƣờng đƣợc sử dụng để đƣa DNA
từ E.coli vào vi khuẩn vùng rễ.
Cơ chế quá trình tiếp hợp
Việc truyền yếu tố F từ một vi khuẩn F+ sang một vi khuẩn F- đòi hỏi một sự
tiếp xúc trực tiếp giữa hai tế bào. Khi nuôi chung với vi khuẩn F- các vi khuẩn F+ sẽ
có phản ứng của giới tính đực kéo dài pili sinh dục của mình và bám vào một thụ
thể của tế bào vi khuẩn nhận, sau đó pili co lại để kéo tế bào nhận lại gần. Giai đoạn
tiếp theo vi khuẩn cho tiết ra enzyme làm tan vách tế bào của vi khuẩn nhận và
truyền DNA của mình vào. Hiện tƣợng tái tổ hợp sẽ diễn ra sau đó. Quá trình truyền
vật chất di truyền từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận xảy ra theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: sự tiếp xúc ngẫu nhiên xuất hiện vài phút sau khi trộn vi khuẩn
với nhau. Xác suất của sự tiếp xúc phụ thuộc vào nồng độ của hai nòi vi khuẩn.
Giai đoạn 2: là sự bắt cặp giữa tế bào nhận và tế bào cho. Tế bào nhận đóng
vai trò thụ động, màng tế bào của nó bị hòa tan tại chổ tiếp xúc với pili sinh dục của
vi khuẩn đực, tạo thành những cầu nguyên sinh chất có đƣờng kính từ 10 – 30 µm.
Quá trình này phụ thuộc vào pH, điều kiện dinh dƣỡng trong môi trƣờng.
Giai đoạn 3: các DNA của tế bào cho chuyển sang tế bào nhận theo cấu trúc
thẳng. Số lƣợng gene chuyển sang phụ thuộc vào thời gian tiếp hợp.
Giai đoạn 4: là quá trình tái tổ hợp giữa nhiễm sắc thể của thể nhận và đoạn
vật chất di truyền của thể cho, quá trình này đòi hỏi tính tƣơng đồng.
Cuối cùng là sự tái tạo nhiễm sắc thể trong những thế hệ sau, thể lai đƣợc
hình thành.
2.1.3 Những yếu tố di truyền có khả năng chuyển vị (transposable genetic
element_TGE)
Những yếu tố di truyền có khả năng chuyển vị (TGE) là những đoạn DNA có
khả năng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.
11
Transposase ABCDEFG GFEDCBA
Hình 2.6: Cấu trúc một trình tự chèn (Mayer, 2007).
2.1.3.1 Đặc tính của những yếu tố di truyền có khả năng chuyển vị
(i) Di chuyển ngẫu nhiên, TGE có thể di chuyển từ bất kì phân tử DNA nào
đến bất kì phân tử DNA nào khác, thậm chí đến 1 vị trí khác trên cùng 1 phân tử.
Thực ra, sự di chuyển này không hoàn toàn là ngẫu nhiên, cũng có những vị trí trên
phân tử DNA mà TGE sẽ ƣu tiên chèn vào. (ii) Chúng không có khả năng tự sao
chép: các TGE không có cơ chế tự sao chép (ngoại trừ một số phage có khả năng
chuyển vị), do đó, để nhân lên chúng phải kết hợp với các đơn vị sao chép khác.
(iii) Sự chuyển vị đƣợc điều khiển bởi cơ chế tái tổ hợp tại vị trí đặc hiệu. Sự
chuyển vị đòi hỏi ít hoặc không cần tính tƣơng đồng giữa các vị trí. Sự chuyển vị
xảy ra nhờ 1 transposase mã hóa cho TGE. Và cuối cùng, sự chuyển vị có thể xảy ra
đồng thời với sự nhân đôi. Trong nhiều trƣờng hợp, sự chuyển vị làm di chuyển
TGE từ vị trí này tới vị trí khác. Tuy nhiên, cũng có những trƣờng hợp sự chuyển vị
xảy ra đồng thời với sự nhân đôi của TGE, 1 bản sao vẫn ở lại vị trí cũ còn bản sao
kia sẽ đƣợc chuyển đến vị trí mới.
2.1.3.2 Các loại yếu tố di truyền có khả năng chuyển vị
Các trình tự chèn (IS_insertion sequence)
Các trình tự chèn là các TGE không chứa gene nào khác ngoài các gene cần
thiết cho sự chuyển vị. Về cách đặt tên, các trình tự chèn đƣợc kí hiệu là IS, kèm
theo 1 con số. Ví dụ IS1.
Về cấu trúc, IS là 1 đoạn DNA thẳng, ở hai đầu có chứa các trình tự lặp lại, ở
giữa có các gene liên quan đến sự chuyển vị và các trình tự kiểm soát sự biểu hiện
gene, ngoài ra không có bất kì 1 gene không thiết yếu nào khác hiện diện.
Tầm quan trọng của các trình tự chèn đƣợc thể hiện trong các lĩnh vực sau:
Đột biến: đƣa 1 trình tự chèn vào 1 gene của vi khuẩn sẽ làm bất hoạt gene.
12
IS IS Resistance Gene(s)
IS IS Resistance Gene(s)
Hình 2.7: Cấu trúc transposon (Mayer, 2007).
Chèn plasmid vào NST: các vị trí mà plasmid chèn vào NST vi khuẩn là
ngay tại trình tự chèn trên NST hay gần đó .
Sự biến đổi phase: kháng nguyên lông là một trong những kháng nguyên
chính kích thích đáp ứng miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm vi khuẩn. Salmonella
có 2 gene mã hóa cho 2 loại kháng nguyên lông khác nhau. Sự biểu hiện của các
gene này đƣợc điều hòa bởi 1 trình tự chèn. Điều hòa theo hƣớng này thì gene này
biểu hiện, theo hƣớng kia thì gene kia biểu hiện. Do đó, Salmonella có thể thay đổi
kháng nguyên lông của chúng để đáp ứng với sự tấn công của hệ thống miễn dịch.
Sự biến đổi phase cũng xảy ra ở những kháng nguyên bề mặt khác của vi khuẩn.
Transposons (Tn)
Transposon là các yếu tố di truyền có khả năng chuyển vị có chứa 1 hay
nhiều gene khác ngoài các gene cần thiết cho sự chuyển vị. Về cách đặt tên,
transposon đƣợc kí hiệu là Tn kèm theo 1 con số. Ví dụ Tn5.
Về cấu trúc, cấu trúc của 1 transposon tƣơng tự nhƣ 1 trình tự chèn. Các gene
có thêm nằm ở giữa, 2 đầu là các trình tự lặp lại. Trong một số trƣờng hợp (các
transposon ghép) các trình tự lặp lại ở hai đầu chính là các trình tự chèn.
Tầm quan trọng: nhiều gene kháng kháng sinh nằm trên transposon. Vì
transposon có thể nhảy từ phân tử DNA này tới phân tử DNA khác nên các
transposon này là 1 yếu tố chính trong sự phát tán plasmid, đem đến tính kháng
nhiều loại thuốc cho các vi khuẩn có chứa plasmid nhƣ vậy. Những plasmid kháng
nhiều loại thuốc đang là 1 vấn đề y học lớn vì việc sử dụng bừa bãi thuốc kháng
13
sinh có thể đem đến 1 sự chọn lọc thuận lợi cho các loài vi khuẩn có chứa những
plasmid này.
Các transposon vi khuẩn phân biệt với nhau bằng mức độ hội nhập
(intergration). Các phần tử Tn7, Tn9, IS4, IS5 có mức độ hội nhập cao. Các phần tử
Tn10, IS1, IS2 có mức độ hội nhập trung bình. Các phần tử Tn2, Tn4, Tn5 và DNA
phage Mu nói chung gắn vào các chỗ ngẫu nhiên của bộ gen. Tần số chuyển vị của
các transposon vi khuẩn cũng biến đổi trong phạm vi rộng từ 10-7 – 10-4, ở các điều
kiện khác nhau thì nó phụ thuộc vào độ dài của transposon.
2.2 Plasmid
Plasmid là những phân tử DNA dạng vòng có khả năng sao chép và tồn tại
độc lập trong tế bào vi khuẩn. Hầu hết plasmid có chứa 1 hoặc nhiều gene mà
những gene này thƣờng không thiết yếu cho sự sống của tế bào chủ nhƣng quy định
cho những đặc điểm hữu ích, ví dụ nhƣ khả năng kháng kháng sinh. Ngƣời ta
thƣờng dựa vào khả năng kháng kháng sinh nhƣ một marker chọn lọc để chắc rằng
vi khuẩn nuôi cấy có chứa một plasmid cụ thể nào đó (Brown, 1995).
Tất cả plasmid đều có chứa ít nhất một trình tự DNA đóng vai trò nhƣ một
điểm khởi đầu sao chép, cho phép plasmid nhân lên độc lập với nhiễm sắc thể của tế
bào chủ. Về kích thƣớc, plasmid thay đổi từ nhỏ nhất là 1 kb đến lớn nhất là 250 kb,
nhƣng chỉ những plasmid có kích thƣớc nhỏ hơn 10 kb mới thích hợp để sử dụng
trong cloning.
Về số bản sao, plasmid đƣợc chia thành nhóm plasmid có nhiều bản sao và
nhóm có ít bản sao. Đối với plasmid có nhiều bản sao, có thể tìm thấy 20 đến 50
plasmid trong 1 tế bào. Loại plasmid này có 1 đặc điểm hữu ích là vẫn có thể nhân
lên khi sự tổng hợp protein của tế bào ngừng lại. Đặc tính này đƣợc ứng dụng để
tăng số lƣợng plasmid mà không cần tăng lƣợng tế bào chủ tạo thuận lợi cho quá
trình ly trích plasmid. Khi canh khuẩn đạt đến nồng độ tế bào thích hợp, một tác
nhân ức chế tổng hợp protein (ví dụ nhƣ chloramphenicol) đƣợc thêm vào, và canh
khuẩn đƣợc ủ tiếp khoảng 12 tiếng nữa. Trong thời gian này, plasmid tiếp tục nhân
14
lên trong khi sự sao chép nhiễm sắc thể của tế bào chủ và sự phân chia tế bào bị
khóa lại. Kết quả là số bản sao của plasmid có thể đạt đến hàng ngàn bản sao. Đối
với plasmid có ít bản sao, sự sao chép xảy ra cùng lúc với sự sao chép nhiễm sắc thể
vi khuẩn. Trong tế bào vi khuẩn có từ 1 – 3 bản sao plasmid nhƣ vậy. Kích thƣớc tối
thiểu của nó 20 – 30 kb, còn tối đa thì lớn hơn một bậc. Khi ly trích plasmid có ít
bản sao, muốn gia tăng lƣợng plasmid thì phải gia tăng lƣợng tế bào chủ.
Plasmid đƣợc chia thành 2 nhóm: tiếp hợp và không tiếp hợp. Plasmid tiếp
hợp có khả năng phát động sự tiếp hợp giới tính giữa các tế bào vi khuẩn, quá trình
này dẫn đến kết quả là plasmid tiếp hợp đƣợc lan truyền từ 1 tế bào tới tất cả các tế
bào khác trong canh khuẩn. Sự tiếp hợp và chuyển plasmid đƣợc kiểm soát bởi hệ
thống chuyển hay các gene tra, mà chỉ có trong những plasmid tiếp hợp. Tuy nhiên,
1 plasmid không tiếp hợp, dƣới một số điều kiện thích hợp, có thể đƣợc truyền đi
cùng với plasmid tiếp hợp khi cả hai cùng hiện diện trong 1 tế bào.
Nhiều loại plasmid có thể đƣợc tìm thấy trong cùng 1 tế bào. Trên thực tế,
những tế bào E.coli đƣợc biết là có thể chứa đến 7 loại plasmid khác nhau cùng lúc.
Theo Mølbak (2003) để có thể cùng tồn tại trong 1 tế bào, những plasmid khác nhau
phải liên kết với nhau. Nếu 2 plasmid không có khả năng liên kết với nhau thì khi
đó 1 trong 2 sẽ nhanh chóng bị mất đi khỏi tế bào.
Việc phân loại plasmid thông thƣờng dựa trên những đặc điểm chính đƣợc
quy định bởi các gene của plasmid (Brown, 1995). Theo cách này, plasmid đƣợc
chia thành 5 loại: (i) Fertility hay “F” plasmid: chỉ chứa các gene tra và không có
đặc điểm gì ngoại trừ khả năng phát động sự truyền tiếp hợp của plasmid. Ví dụ nhƣ
F plasmid của E.coli. (ii) Resistance hay “R” plasmid: có chứa những gene đem đến
cho tế bào chủ tính kháng với 1 hoặc nhiều tác nhân kháng khuẩn, nhƣ là
chloramphenicol, ampicillin và thủy ngân. R plasmid rất quan trọng trong vi sinh
vật học lâm sàng bởi vì sự phát tán của chúng ra các quần thể tự nhiên có thể dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng trong việc chữa trị các bệnh nhiễm vi khuẩn. Ví dụ: RP4,
thông thƣờng tìm thấy ở Pseudomonas, nhƣng cũng có thể xuất hiện ở nhiều loài vi
15
Hình 2.8: Cơ chế phƣơng pháp tiếp hợp 3 thành phần (Cameron, 2007).
khuẩn khác. (iii) Col plasmid: mã hóa cho các colicin_là những protein có thể gây
độc cho vi khuẩn khác. Ví dụ: ColE1 ở E.coli. (iv) Degradative plasmid: cho phép
tế bào chủ tổng hợp những phân tử đặc biệt nhƣ toluene và acid salicylic. Ví dụ:
TOL ở Pseudomonas putida. Và cuối cùng là Virulence plasmid: đem đến đặc tính
gây bệnh cho tế bào chủ. Ví dụ: Ti plasmid ở Agrobacterium tumefaciens, gây bƣớu
ở cây 2 lá mầm.
2.3 Các phƣơng pháp thƣờng dùng để chuyển DNA plasmid
2.3.1 Phƣơng pháp tiếp hợp ba thành phần (triparental mating)
Là phƣơng pháp chuyển gene từ thể cho sang thể nhận qua sự tiếp xúc trực
tiếp giữa các tế bào và có sự trợ giúp của dòng vi khuẩn có plasmid hỗ trợ.
16
So với phƣơng pháp tiếp hợp thông thƣờng ở vi khuẩn thì phƣơng pháp tiếp
hợp ba thành phần có thêm sự hiện diện của dòng vi khuẩn trợ giúp có chứa plasmid
hỗ trợ. Vậy tại sao plasmid hỗ trợ lại cần thiết cho việc tiếp hợp? Theo Cameron
(2007) hiệu quả chuyển gene sẽ tăng lên đáng kể khi có sự hiện diện của plasmid hỗ
trợ vì nó có gene chuyển tra gene. Tra gene cung cấp nhiều chức năng tạo thuận lợi
cho việc tiếp hợp nhƣ hình thành pili, duy trì sự tiếp xúc giữa các tế bào, làm duỗi
DNA và làm đứt oriT (mob) để khởi đầu việc chuyển DNA mạch đơn vào thể nhận.
Cameron (2007) còn cho rằng tiếp hợp ba thành phần là con đƣờng thƣờng đƣợc sử
dụng để đƣa DNA từ E.coli vào vi khuẩn vùng rễ.
2.3.2 Phƣơng pháp điện biến nạp
Điện biến nạp là một phƣơng pháp hóa học sử dụng để đƣa những phân tử
phân cực vào tế bào chủ qua màng tế bào. Trong phƣơng pháp này, một xung điện
lớn làm xáo trộn tạm thời lớp đôi phospholipid, cho phép những phân tử phân cực
nhƣ DNA đi vào tế bào.
Nhiều kỹ thuật nghiên cứu trong sinh học phân tử đòi hỏi các gene lạ hoặc
vật liệu protein đƣợc chèn vào 1 tế bào chủ. Nhƣng thực hiện điều này không đơn
giản vì lớp đôi phospholipid của màng nguyên sinh chất ngăn cản các phân tử phân
cực nhƣ DNA và protein đi xuyên qua màng một cách tùy ý.
Nhiều phƣơng pháp cho phép vƣợt qua rào cản này đã đƣợc nghiên cứu và
phát triển. Điện biến nạp là một phƣơng pháp nhƣ vậy. Điện biến nạp lợi dụng
những tƣơng tác ƣa nƣớc – kị nƣớc tƣơng đối yếu và khả năng tự liền lại của màng
sau khi bị xáo trộn. Nhờ vậy, một shock điện áp nhanh có thể làm xáo trộn các vùng
của màng một cách tạm thời, cho phép những phân tử phân cực đi qua, nhƣng sau
đó màng có thể nhanh chóng đóng lại, tế bào vẫn còn nguyên vẹn.
2.3.2.1 Phƣơng pháp
Trộn tế bào chủ và các phân tử muốn chèn vào trong dung dịch, cơ chế hoạt
động của thiết bị điện biến nạp đƣợc trình bày dƣới dạng sơ đồ sau đây:
17
Khi công tắc đầu tiên đóng lại, tụ điện nạp điện và giữ một điện áp cao. Khi
công tắc thứ hai đóng lại, điện áp này phóng điện qua dịch huyền phù tế bào. Điển
hình nhƣ, cần một xung điện từ 10000 đến 100000 V/cm (thay đổi theo kích thƣớc
tế bào) kéo dài từ một vài phần triệu giây tới một phần nghìn giây để thực hiện điện
biến nạp. Xung điện này xáo trộn lớp đôi phospholipid của màng và hình thành
nhiều lỗ trong một thời gian ngắn. Điện thế qua màng tế bào đồng thời tăng lên
khoảng 0.5 - 1.0 V để những phân tử đƣợc tích điện (nhƣ DNA) băng qua màng qua
các lỗ theo cách thức tƣơng tự nhƣ điện di. Khi các ion và phân tử tích điện chui
qua lỗ, màng tế bào trung hòa điện tích, các lỗ nhanh chóng đóng lại, và lớp đôi
phospholipid liền lại. Những phân tử mong muốn lúc này ở bên trong tế bào và có
thể sử dụng cho những nghiên cứu tiếp theo.
Theo Smith (1989) điện biến nạp là phƣơng pháp rất phổ biến và có hiệu quả
cao trong việc chuyển các phân tử DNA mục tiêu vào tế bào vi khuẩn.
Hình 2.9: Cơ chế hoạt động của thiết bị điện biến nạp.
18
2.3.3 Phƣơng pháp Calcium chloride
Phƣơng pháp này đƣợc phát triển từ hơn 30 năm qua và tạo ra các tế bào khả
nạp có hiệu quả biến nạp từ 5.106 đến 2.107 khuẩn lạc/μg plasmid DNA.
Quy trình biến nạp bằng phƣơng pháp calcium chloride đƣợc trình bày dƣới
dạng sơ đồ sau:
2.4
Thông thƣờng, ngƣời ta xử lý tế bào vi khuẩn trong dung dịch muối lạnh của
kim loại hóa trị II nhƣ CaCl2, MgCl2, RbCl2. Việc biến nạp DNA plasmid vào vi
khuẩn đạt hiệu quả cao hơn khi có sự hiện diện của ion Ca2+ ở nhiệt độ thấp (0 –
4
0
C). Ion Ca
2+
có thể gây ra những xáo trộn trên màng tế bào làm cho DNA xâm
nhập vào dễ dàng hơn. Giai đoạn shock nhiệt kế tiếp sẽ kích thích sự chuyển DNA
vào tế bào. Môi trƣờng dƣỡng chất đƣợc thêm vào sau đó cho phép tế bào phục hồi
và DNA tiến hành sao mã, dịch mã để tạo ra các protein tƣơng ứng.
So với điện biến nạp, phƣơng pháp này tốn nhiều thời gian hơn, hệ số biến
nạp của tế bào sau khi xử lý thấp nhƣng đơn giản và dễ thực hiện (Phạm Duy và
Huỳnh Văn Thái, 2005).
Hình 2.10: Quy trình biến nạp bằng phƣơng pháp CaCl2.
19
2.5 Phòng trừ sinh học bệnh cây và tác nhân phòng trừ sinh học
Theo Cook và Baker (1983), phòng trừ sinh học bệnh cây là sử dụng một
hoặc nhiều loài sinh vật (ngoại trừ con ngƣời) để khống chế mầm bệnh hay làm
giảm sự sinh trƣởng và phát triển của một tác nhân gây hại nào đó. Đến năm 1988,
Cook đã đƣa ra một khái niệm rộng hơn về phòng trừ sinh học. Theo ông, phòng trừ
sinh học bệnh cây là sử dụng sinh vật, gene và các sản phẩm của gene để điều khiển
tác nhân gây bệnh. Cách điều khiển tác nhân gây bệnh có thể là: (i) duy trì nguồn
bệnh ở mức thấp dƣới ngƣỡng gây hại, (ii) làm chậm hoặc loại trừ tiến trình xâm
nhiễm của bệnh, (iii) kích hoạt và tạo điều kiện phát huy hệ thống tự vệ của cây.
Các công trình nghiên cứu về tác nhân phòng trừ sinh học đƣợc công bố vào
đầu thế kỉ 20 cho thấy vi khuẩn là một trong những tác nhân phòng trừ sinh học phổ
biến và hiệu quả. Đây là nhóm vi khuẩn hoại sinh mà phổ biến nhất là Pseudomonas
spp., kế đến là Bacillus spp. và Streptomyces (Burr và cộng sự, 1978; Weller và
Cook, 1983).
Vi khuẩn đóng vai trò là tác nhân phòng trừ sinh học dựa trên quan hệ đối
kháng với một số vi sinh vật gây bệnh cây. Tác động đối kháng có thể xảy ra bằng
nhiều cơ chế nhƣ: cạnh tranh chỗ cƣ trú; cạnh tranh dinh dƣỡng, đặc biệt là việc
cạnh tranh chất Fe bằng cách tạo ra các hợp chất siderophore. Trong môi trƣờng tự
nhiên khi thiếu một chất dinh dƣỡng nào đó hay hàm lƣợng chất đó không đủ cung
cấp vi sinh vật thì loại vi sinh vật nào có khả năng đồng hóa mạnh sẽ lấy đƣợc nhiều
thức ăn và phát triển, còn loại yếu bị đói và có thể bị tiêu diệt. Cơ chế thứ ba là tiết
chất kháng sinh và phân hóa tố: trong quá trình hoạt động sống, nhiều vi sinh vật có
thể tiết ra bên ngoài các chất có tác dụng ức chế một hoặc nhiều loại vi sinh vật
khác. Các chất này có thể là kháng sinh hay các phân hóa tố để phân giải tế bào vi
sinh vật khác. Tác động đối kháng cũng có thể do cơ chế siêu kí sinh trên mầm bệnh
hoặc kích thích sự tăng trƣởng của cây trồng: nhiều vi khuẩn đối kháng với vi sinh
vật gây bệnh cây trồng một cách gián tiếp bằng cách kích thích sự tăng trƣởng của
cây nhờ đó cây kháng đƣợc mầm bệnh.
20
2.5.1 Vi khuẩn Pseudomonas fluorescens
Trong số các loài Pseudomonas spp., P. fluorescens là đƣợc chú ý nghiên
cứu hơn hết, vì ngoài khả năng đối kháng với 10 loại mầm bệnh phát sinh từ đất, nó
còn có khả năng kích thích sự phát triển của cây trồng (Nguyễn Trọng Thể, 2004).
Pseudomonas fluorescens là loài trực khuẩn, Gram (-), có đơn hoặc tùng
mao, sống hiếu khí bắt buộc nhƣng một số dòng có khả năng sử dụng nitrate thay
thế oxy làm chất nhận electron cuối cùng trong quá trình hô hấp tế bào. Chúng có
cơ chế trao đổi chất cực kì linh hoạt giúp chúng sống đƣợc cả trong đất và trong
nƣớc. Nhiệt độ tối ƣu cho sự phát triển của Pseudomonas fluorescens là 25-300C.
Chúng có trắc nghiệm dƣơng tính với oxidase. Một số dòng Pseudomonas
fluorescens (chẳng hạn nhƣ CHAO hay Pf-5) có những đặc tính kiểm soát sinh học,
giúp bảo vệ vùng rễ một số loài thực vật chống lại nấm kí sinh nhƣ Fusarium hay
Pythium, cũng nhƣ một số loài nematode ăn thực vật.
Đến nay, ngƣời ta vẫn chƣa biết đƣợc chính xác cơ chế kiểm soát sinh học
của Pseudomonas fluorescens, một số giả thuyết đƣợc đƣa ra nhƣ sau: thứ nhất
ngƣời ta cho rằng chúng kích thích tính kháng tập thể của cây, giúp cây kháng lại
tốt hơn sự tấn công của mầm bệnh thực sự. Thứ hai là chúng cạnh tranh dinh dƣỡng
với các vi sinh vật gây bệnh, ví dụ nhƣ tiết ra các hợp chất siderophore tạo điều kiện
thuận lợi cho việc cạnh tranh Fe. Và cuối cùng chúng có thể tạo ra các hợp chất đối
kháng với các vi sinh vật khác, chẳng hạn nhƣ các loại kháng sinh thuộc họ
phenazine hoặc hydrogen cyanide.
2.5.1.1 Phân loại vi khuẩn Pseudomonas fluorescens
Giới: Bacteria
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gamma Proteobacteria
Bộ: Pseudomonadales
Họ: Pseudomonadaceae
Giống: Pseudomonas
21
Loài: Pseudomonas fluorescens
2.5.1.2 Các nghiên cứu về vi khuẩn Pseudomonas fluorescens
Năm 1935, các nhà khoa học Liên Xô đã dùng một số loài vi khuẩn thuộc
nhóm Pseudomonas bón vào đất để chống lại nấm Sclerotonia và Botrylis bảo vệ
nhiều loại cây trồng.
Những chủng vi khuẩn vùng rễ trong đó có Pseudomonas fluorescens đối
kháng mạnh với Rhizoctonia solani, Sclerotium (corticium) rolfsii. Nguồn vi khuẩn
này cũng đƣợc sử dụng trong phòng trừ sinh học hiệu quả đối với bệnh thối bẹ lá,
bệnh thối thân đậu phộng, nâng cao sự phát triển cây trồng và tăng năng suất
(Sakthivel và ctv, 1986).
Mew và Rosales (1984) đã phân lập từ ngoài đồng hai loài vi khuẩn phát
huỳnh quang và không phát huỳnh quang trên môi trƣờng KB đối kháng với nấm
Rhizoctonia solani.
Gutter Son và ctv (1986) đã sử dụng dòng vi khuẩn Pseudomonas
fluorescens trong phòng trừ bệnh héo cây con trên cây bông.
Sivamani và Gnanamanickam (1988) đã xử lý cây chuối con Musa balbisiana
bằng vi khuẩn đối kháng Pseudomonas fluorescens trên bệnh héo rũ. Kết quả bệnh
ít hơn, rễ cây phát triển tốt hơn và tăng chiều cao.
Nghiên cứu về vi khuẩn đối kháng Pseudomonas fluorescens có huỳnh
quang và không có huỳnh quang phân lập từ rễ lúa ở miền Nam Ấn Độ đối kháng
tốt với nấm Rhizoctonia solani đƣợc thực hiện bởi Devi và ctv (1989).
Voisard và ctv (1989) cho biết cyanide sản xuất bởi Pseudomonas
fluorescens giúp ngăn chặn bệnh thối đen rễ thuốc lá.
Lambert và ctv (1987) đã phân lập Pseudomonas fluorescens, Pseudomonas
cepacia, Serratia liquefacien và Bacillus sp. có hoạt tính chống nấm phổ rộng từ
cây bắp, lúa mạch, và xà lách xoong.
22
Jee và Kim (1987) nghiên cứu sự đối kháng giữa vi khuẩn và nấm đối với
mầm bệnh héo rũ dƣa leo. Những chủng chính đã đƣợc chọn lọc là P.fluorescens,
P.putida và Seratia sp., nấm đối kháng thì có Giocladium sp., Trichoderma
harzianum và Trichoderma viridae. Trong môi trƣờng agar lỏng, vi khuẩn đối
kháng ức chế sự nảy mầm của bào tử Fusarium oxysporum f. sp. cucumerium từ
26% - 45%, P.fluorescens là vi khuẩn có tính kìm hãm mạnh nhất.
Theo Gnanamanickam và ctv (1992), những nhóm vi khuẩn đối kháng phát
huỳnh quang và không phát huỳnh quang đƣợc quan sát trong ống nghiệm có khả
năng kìm hãm nấm Rhizoctonia solani vì chúng có gene chitinase làm phân hủy
chitin trong vách tế bào sợi nấm. Nhiều dòng vi khuẩn có hiệu quả kìm hãm sự phát
triển khuẩn ty, ảnh hƣởng đến sự sống của hạch nấm và bảo vệ cây lúa tránh đƣợc
sự xâm nhiễm của nấm bệnh.
Gogoi và Roy (1996) cho biết những dòng vi khuẩn phát huỳnh quang và
không phát huỳnh quang phân lập ở Philippine đƣợc đánh giá là kháng với mầm
bệnh đốm vằn Rhizoctonia solani. Giữa 9 dòng có hiệu quả thì 5 dòng đƣợc biết là
Pseudomonas fluorescens, 1 dòng là Enterobacter.
Theo Rindran và Vidhyaekaran (1996) những nòi vi khuẩn Pseudomonas
fluorescens phát huỳnh quang phân lập từ vùng rễ cũng kìm hãm sự phát triển của
Rhizoctonia solani. Một trong những dòng có hiệu quả nhất là PfAIR2, phân lập
trên than bùn đƣợc dùng để xử lý hạt, xử lý rễ, rải vào đất và phun lên lá.
Mukhopadhyay và ctv (1996) cho biết khi phân lập từ mạ lúa đƣợc trồng từ
hạt giống có khử trùng bề mặt, ngƣời ta tìm thấy 3 nòi hiện diện trên vỏ trấu hạt lúa
là Bacillus spp., Pseudomonas fluorescens và Enterobacter.
Sử dụng P.cepacia làm giảm bệnh mốc xanh sau thu hoạch do Penicillium
digitatum trên trái chanh tới 80% so với không chủng (Smilanick và Ricardodenis-
arrue, 1992). Tác động đối kháng của vi khuẩn đƣợc xác nhận do chất kháng khuẩn
pyrrolnitrin.
23
Abdelzaher và Elnaghy (1998) cho biết bệnh thối rễ cây bông vải do nấm
P.carolinianum ở Ai Cập đƣợc kiểm soát bằng cách sử dụng vi khuẩn đối kháng
P.fluorescens. Vi khuẩn đối kháng cao với nấm trong thí nghiệm trên đĩa petri và
hạn chế đƣợc bệnh khi áp dụng trong đất. Hiệu quả kiểm soát khi trộn vi khuẩn vào
đất cao hơn khi chủng vi khuẩn vào vùng rễ cây con trƣớc khi đem trồng. Tác động
đối kháng là do cạnh tranh về dinh dƣỡng, siderophores, những chất có khả năng
kháng khuẩn-HCN.
Theo Notz và ctv (2001), sự hình thành 2,4-diacetylphloroglucinol (2,4-
DAPG) là quan trọng cho tính đối kháng của Pseudomonas fluorescens. Giống cây
kí chủ có ảnh hƣởng nhất định tới mức độ tạo thành 2,4-DAPG.
Pseudomonas fluorescens tạo ra 2,4-DAPG chống lại bệnh chết cây con do
nấm trong đất và hạn chế bệnh chết cây do nấm Gaeumannomyces graminis var.
tritici (Mavrodi và ctv, 2001). Hợp chất này đƣợc kiểm soát bởi gene phlD, một
gene rất biến đổi về cấu trúc hóa học. Những nghiên cứu ở mức độ phân tử chỉ ra
rằng phlD là một marker phân tử quan trọng để nghiên cứu cấu trúc quần thể vi
khuẩn tạo ra 2,4-DAPG. Hợp chất DAPG đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát
bệnh chết cây con và bệnh hại rễ của nhiều loại cây trồng. Ví dụ, dòng CHAO hạn
chế bệnh thối đen rễ thuốc lá, chết cây lúa mì, thối rễ cà chua, dòng f113 hạn chế
bệnh chết cây con củ cải đƣờng.
Kell (1992) chia vi khuẩn Pseudomonas thành hai nhóm dựa trên số hợp chất
kháng khuẩn tạo ra. Nhóm 1 gồm những dòng vi khuẩn phân lập từ thuốc lá, cà
chua, dƣa chuột, bông vải tạo ra DAPG, HCN, pyoluteprin. Nhóm thứ 2 gồm vi
khuẩn tạo DAPG, HCN.
Theo Gardener và ctv (2000) gene phlD mã hóa polyketide synthase tạo
monacetylphloroglucinol và chuyển hóa tiếp thành 2,4-DAPG. Một phần lớn ORF
của gene này đƣợc phân lập và phân tích cấu trúc. Sử dụng primer B2BF và BPR4
có thể xác định chính xác vi khuẩn đối kháng sản sinh ra hợp chất 2,4-DAPG.
24
Năm 1997, Bloemberg và ctv đã sử dụng green fluorescent protein nhƣ một
marker để nghiên cứu sự phân bố, hình thành tập đoàn và hoạt tính trao đổi chất của
vi khuẩn Pseudomonas.
2.6 Protein GFP
2.6.1 Cấu trúc và đặc điểm
GFP (Green Fluoescent Protein): là loại protein lần đầu tiên đƣợc tìm thấy
vào năm 1974 nhƣ một hợp chất phát sáng – aequorin – có ở loài sứa jellyish
Aequorea victoria sống ở vùng nƣớc lạnh biển bắc Thái Bình Dƣơng .
Là một hexapeptide có trọng lƣợng phân tử 27 kDa, cấu tạo từ 238 aa, với
đặc tính đặc biệt là tại trung tâm hoạt động của nó có sự tự động đóng vòng của 3 aa
Serine
65
– Tyrosine66 – Glycine67 (Serine có thể thay thế bằng Threonine). Khi
chuỗi protein gấp lại đoạn nhỏ Ser – Tyr – Gly này đƣợc chôn sâu vào bên trong lúc
này có nhiều phản ứng hóa học xẩy ra. Glycine hình thành liên kết với Serine xảy ra
phản ứng khử hydro tạo liên kết đôi hình thành một vòng mới với Tyrosine, nhƣng
tại sao Glycine lại hình thành liên kết với Serine tạo vòng 5 cạnh là điều mà chƣa ai
biết. Hydro đƣợc phóng thích kết hợp với oxy trong môi trƣờng tạo phân tử nƣớc
(do đó vi sinh vật chuyển gene gfp phải nuôi cấy trong môi trƣờng hiếu khí). Chính
sự chen lấn của phân tử nƣớc đã hấp thu năng lƣợng của protein ngay khi nó hấp
thụ photon ánh sáng, do đó phát lại cũng dƣới dạng ánh sáng ở mức năng lƣợng
Hình 2.11 Cấu trúc protein GFP (Đỗ Thị Ngọc Hân, 2006).
25
thấp hơn. Chuỗi protein có cấu trúc hình trụ mà bộ 3 Ser – Tyr – Gly nằm ở phần
lõi bên trong làm cho đặc tính này của protein rất bền.
Với đặc tính nổi bật nhƣ trên, gần đây gene gfp rất đƣợc quan tâm sử dụng
nhƣ hệ thống marker gene, reporter gene cho những vi sinh vật biến đổi gene. Vì
tính dễ phát hiện chỉ cần quan sát dƣới kính hiển vi phát huỳnh quang
(epifluorescence microscopy), kính hiển vi tiêu cự laze (laser confocal microscopy),
máy đếm tế bào (flow cytometry) và máy quang phổ đo huỳnh quang
(spectrofluorimetry); tính ổn định cao, tồn tại lâu trong vi sinh vật không dễ mất đi
nhƣ gene kháng kháng sinh; không cần co-enzyme nhƣ các hệ thống phát màu, phát
ánh sáng hay phát huỳnh quang khác (Thí dụ nhƣ gene lux ở prokaryote hay gene
luc ở eukaryote mã hóa cho sự hoạt động của enzyme luciferase cần các co-enzyme
NADH cho luc hoặc FMNH2 cho lux mà các co-enzyme này thì phụ thuộc nhiều
vào năng lƣợng dự trữ của tế bào vi sinh vật), gene gfp xuất phát từ loài cá nên
không có sẵn trong hê thống gene của vi sinh vật nhƣ gene kháng kháng sinh, hay
gene lux … nên không xẩy ra phản ứng dƣơng tính giả khi kiểm tra. Ngoài ra với
đặc tính dễ quan sát, độ chính xác cao, không phá hủy tế bào, không gây độc cho tế
bào và có thể kiểm tra từng tế bào chỉ có 1 bản sao, ngƣời ta dùng marker gfp để
quan sát quá trình hoạt động bên trong khi vi sinh vật xâm nhập vào kí chủ. Thí dụ
nhƣ quan sát Agrobacterium, Rhizobium khi chúng kí sinh vào rễ cây, quan sát sự
hình thành khuẩn lạc, mật độ tế bào qua các phase cũng nhƣ cƣờng độ phát sáng.
2.6.2 Tình hình nghiên cứu về gene gfp
Sử dụng gene gfp nhƣ một loại marker dùng kiểm tra sự sống sót của vi
khuẩn Pseudomonas sp. UG14Gr có khả năng khoáng hóa phenanthrene trong đất
nhiễm creosote (Deena Errampalli, 1998), gene gfp nhƣ một lọai marker dễ nhìn
thấy để kiểm soát vi khuẩn tổng hợp acid lactic trong hệ sinh thái phức tạp (Karen
P. Scott, 1998), gene gfp nhƣ hệ thống marker và reporter trong vi khuẩn
Helicobacter sp. (Christine Josenhans, 1998), gene gfp nhƣ một reporter biểu hiện
26
gene, một marker sống nghiên cứu nấm Phytophthora parasitica kháng nicotianae
gây bệnh trên cây thuốc lá (Arnaud Bottin, 1998)
Yeoung-Seuk Bae và Guy R. Knudsen (1999) sử dụng Polyethylene-glycol
đồng biến nạp gene tổng hợp β-Glucuronidase (GUS) và gene tổng hợp GFP
(Fluorescent Protein Genes ) vào nấm Trichoderma harzianum đế kiểm soát sự tăng
trƣởng và họat động của nấm trong đất. Còn Pieter van West và cộng sự (1999) sử
dụng phƣơng pháp biến nạp dựa trên CaCl2 và PEG (Polyethylene-glycol) chuyển
gene gfp và gene gus nhƣ một reporter gene nghiên cứu nấm Phytophthora
palmivora gây bệnh trên thực vật.
Ảnh hƣởng của tình trạng thiếu dinh dƣỡng (Starvation), tình trạng sống
nhƣng không có khả năng tăng sinh (Viable-but-Nonculturable State ) đến khả năng
phát sáng của vi khuẩn Pseudomonas fluorescens A506 đánh dấu bởi gene gfp đã
đƣợc M. Lowder và cộng sự (2000) nghiên cứu.
Janus A.J. và cộng sự (2002) kiểm tra tại chổ (In situ detection ) việc chuyển
gene theo chiều ngang của các yếu tố di truyền di động bằng cách xây dựng tổ hợp
gene reporter gfp và promoter lac chuyển vào vi khuẩn. GFP phát ra những bƣớc
sóng màu khác nhau cho phép xác định hoạt động tăng trƣởng, vị trí tế bào cho, tế
bào nhận. Còn R. Bhatia (2002) thì xây dựng marker gfp vào vi khuẩn
Bradyrhizobium cho những nghiên cứu sinh thái về sự cạnh tranh, sống sót trên đất,
trên môi trƣờng chứa than đá. Năm 2003, Johan Goris đã nghiên cứu sự đa dạng của
những vi khuẩn hoạt động ở cống rãnh dựa trên plasmid pC1-gfp làm giảm khả
năng sản xuất 3-chloroaniline.
Năm 2004, Tina S. Boldt đã nghiên cứu nhiều hệ thống reporter gfp khác
nhau để kiểm soát hoạt động vi khuẩn Pseudomonas fluorescens F113 định cƣ trên
rễ cây linh lăng phát triển qua nhiều giai đoạn tăng trƣởng không phụ thuộc vào sự
suy thoái 3-chlorobiphenyl. Trong năm đó Gejiao Wang và cộng sự sử dụng Real-
time PCR để định lƣợng dòng Pseudomonas putida đánh dấu gfp trong quá trình
suy giảm 2-chlorobenzoate trong đất. Đến Ninwe Maraha và cộng sự thì kiểm soát
tình trạng sinh lý của vi khuẩn Pseudomonas fluorescens SBW25 đánh dấu gfp ở
27
những điều kiện dinh dƣỡng khác nhau trong đất bằng máy đếm tế bào (flow
cytomerry).
Chong Zhang và cộng sự, 2005 kiểm tra nhanh vi khuẩn Enterobacer
aerogenes đánh dấu gfp trong điều kiện kị khí bằng phƣơng pháp AFR (Aerobic
fluorescence recovery).
Năm 1996, Chiu và ctv đã sử dụng GFP nhƣ một hệ thống reporter nhạy và
linh hoạt để nghiên cứu nhiều loại tế bào thực vậtvà cả những cây chuyển gene.
Cũng trong năm đó, Reichel và ctv đã nghiên cứu sự biểu hiện của gene gfp trong
một loạt các tế bào thực vật một lá mầm và hai lá mầm.
Straight và ctv (1996) đã nghiên cứu các nhiễm sắc thể nấm men đƣợc đánh
dấu GFP và khám phá ra rằng những tƣơng tác protein – protein có thể kích thích
các thanh nhiễm sắc chị em dính lại.
Năm 1997, Bloemberg và ctv đã sử dụng green fluorescent protein nhƣ một
marker để nghiên cứu sự phân bố, hình thành tập đoàn và hoạt tính trao đổi chất của
vi khuẩn Pseudomonas.
Sự biểu hiện của gene gfp ở một số dòng vi khuẩn E.coli và Agrobacterium
tumefaciens đã đƣợc Nguyễn Hữu Hổ và ctv nghiên cứu vào năm 2006.
Sơ qua tình hình nghiên cứu trên thế giới, chúng ta thấy gene gfp đƣợc sử
dụng rộng rãi nhƣ hệ thống marker gene, reporter gene nhằm kiểm soát hoạt động
của vi khuẩn trong nhiều môi trƣờng khác nhau (đất, nƣớc, không khí).
28
Chƣơng 3
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Thời gian: Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 01 tháng 03 năm 2007 đến ngày 13
tháng 08 năm 2007.
Địa điểm: Trung Tâm Phân Tích Thí Nghiệm trƣờng Đại Học Nông Lâm TP
Hồ Chí Minh và phòng 118, 105 bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Học,
Trƣờng Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.2 Vật liệu và hóa chất, dụng cụ thí nghiệm
3.2.1 Vật liệu
3.2.1.1 Vi khuẩn E.coli DH5α (λ-pir) chứa plasmid pUT-gfp
Trong thí nghiệm này sử dụng một biến thể của GFP, đó là thể đột biến P11
có sự thay đổi ở vị trí 167 aa isoleucine thành aa threonine làm thay đổi bƣớc sóng
kích thích lên mức tối đa từ 396 nm thành 471 nm trong khi không có sự thay đổi
bƣớc sóng phát ra 502 nm so với 508 nm của GFP bình thƣờng.
Đoạn PpsbA – RBS – gfp đƣợc thiết kế nhƣ sau: Đoạn gfp (P11) đƣợc cắt ra
từ plasmid pGEMEX-2(P11) sử dụng cặp enzyme cắt NedI – BamHI, sau đó đƣợc
chèn vào sau vùng RBS (T7 gene 10) dài 35 bp của plasmid pET22b, lại tiếp tục
đƣợc cắt ra bằng cặp enzyme XbaI – BamHI, đọan này đƣợc chèn tiếp vào vùng
MCS của plasmid pIC19H nhằm sử dụng những vị trí chèn này cho quá trình
subclone. Promoter psbA là promoter cấu trúc, mạnh, phổ kí chủ rộng phân lập từ
Amaranthus hybridus , cắt ra từ plasmid pRL427 bằng enzyme XbaI, đoạn 170 bp
này đƣợc chèn vào vùng MCS nằm trƣớc vùng RBS – gfp, lại đƣợc cắt ra bằng cặp
enzyme BglII – BamHI chèn vào plasmid pUC18Not, tiếp tục cắt ra bằng enzyme
NotI và chèn vào plasmid pUT mini-Tn5 hình thành plasmid pUT-gfp.
29
3.2.1.2 Vi khuẩn E.coli DH5α (λ-pir) chứa plasmid pRK600
E.coli DH5α (λ-pir) có chứa plasmid hỗ trợ pRK600 đƣợc thêm vào hỗn hợp
tiếp hợp gồm thể cho E.coli DH5α có chứa plasmid pUT-gfp và thể nhận
Pseudomonas flourescens. Plasmid hỗ trợ pRK600 có Mob+ Tra+. pRK600 còn có
một điểm khởi đầu sao chép và điểm khởi đầu chuyển gene (mob) ColE1. ColE1 chỉ
cho phép plasmid nhân lên trong E.coli chứ không nhân lên trong vi khuẩn vùng rễ.
Plasmid pRK600 đƣợc sử dụng để vận chuyển những plasmid lớn thông qua
oriT, nó không tái bản lên, nhƣng sau một thời gian cho phép biểu hiện gene vận
chuyển RK2 (S.Klein) chứa các yếu tố mob+ và tra+.
3.2.1.3 Vi khuẩn Pseudomonas fluorescens
Bộ mẫu Pseudomonas fluorescens đƣợc giữ trong tủ - 70oC thuộc bộ môn
Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Học trƣờng đại học Nông Lâm. Các dòng đƣợc chọn
đƣợc đem ra rã đông và tăng sinh trên môi trƣờng LB.
Hình 3.1: Cấu trúc plasmid pUT-gfp
(Đỗ Thị Ngọc Hân, 2006).
30
Bảng 3.1 Đặc tính và nguồn gốc một số dòng vi khuẩn và plasmid liên quan
trong thí nghiệm
Dòng và plasmid Đặc tính Nguồn
E.coli DH5α (λ-pir) Thi pro hsdR recA;
chromosomal RP4; tra
+
;
Sm/Sp
R
Simon và cộng sự, 1983
pRK2013 Km
R
; ColE1 ori; RK2-mob;
RK2-tra
Figurski, D. and Helinski,
D.,1979
pRK600 ColE1 replicon with RK2
transfer region, helper
plasmid; Cm
R
Finan và cộng sự, 1986
pUTmini-Tn5 Ap
R
; Km
R
; delivery plasmid
for mini-Tn5
Herrero và cộng sự ,1990
pUC18Not Ap
R
; lacZ; oriColE1; MCS
flanked by NotI sites
Herrero và cộng sự ,1990
pGEMEX-2 (P11) Ap
R
; T7 promoter; contains
P11
Heim và cộng sự, 1994
pET22B Ap
R
; lacI; f1 ori Novagen, Madison, WI
pIC19H Ap
R
; lacZ Marsh, J.L., Erfle, M. and
Wykes, E.J. (1984)
pRL427 Ap
R
; psbA promoter J. Elhai and C.P. Wolk,
unpublished
pUTgfp Delivery plasmid for
mini-Tn5::gfp; Ap
R
; Km
R
;
oriT(PR4); oriRK6
Tombolini và cộng sự,
1997
Ap
R
gene kháng Ampicillin KmR gene kháng Kanamycin
Sm
R
gene kháng Streptomycin SpR gene kháng Spectinomycin
31
3.2.2 Các loại môi trƣờng dùng trong nuôi cấy vi khuẩn
Môi trƣờng LB lỏng Môi trƣờng LB agar
Môi trƣờng King’B agar Môi trƣờng M9
3.2.3 Các loại dụng cụ, thiết bị dùng trong nghiên cứu
Máy điện di Máy chụp gel
Máy lắc định ôn Máy vortex
Máy chiếu tia UV Kính hiển vi phát huỳnh quang
Bồn nƣớc ổn nhiệt (water bath) Tủ cấy vô trùng (micro flow)
Tủ - 20oC, - 70oC Tủ sấy dụng cụ
Nồi hấp (Autoclave) Máy ly tâm
Máy đo pH Cân kỹ thuật
Ống nghiệm, đĩa petri Eppendorf 1,5 ml, 200 µl
Micropipette (0.5-10 µl; 10 - 100 µl; 100 - 1000 µl)
Pipet và đầu tip các loại
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1
Chọn lọc những dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens có đặc tính đối
kháng mạnh với nấm, phát sáng mạnh trên môi trƣờng KB và có khả năng kháng
kháng sinh thích hợp cho mục đích thí nghiệm. Gồm các bƣớc:
a. Kiểm tra tính kháng kháng sinh của vi khuẩn: cấy các dòng vi khuẩn vào
môi trƣờng LB có chứa kanamycin (50 µg/ml) và môi trƣờng chứa
chloramphenicol (20 µg/ml).
b. Kiểm tra khả năng phát sáng trên môi trƣờng KB: sử dụng phƣơng pháp
cấy điểm cấy các dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens lên môi
trƣờng KB, ủ ở 280C trong 24 giờ, quan sát dƣới máy chiếu tia UV để
chọn những dòng vi khuẩn phát sáng mạnh.
32
c. Chỉ tiêu tính đối kháng của vi khuẩn đối với nấm đã đƣợc Phan Thị Thu
Hiền (2002) và Vƣơng Huỳnh Nhƣ (2007) nghiên cứu và chọn ra những
dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens đối kháng mạnh với nấm.
Giai đoạn 2
Khảo sát các điều kiện tối ƣu để chuyển gene gfp vào vi khuẩn Pseudomonas
fluorescens bằng phƣơng pháp tiếp hợp ba thành phần.
Quy trình chuyển gene gfp vào vi khuẩn Pseudomonas fluorescens bằng
phƣơng pháp tiếp hợp ba thành phần (theo Đỗ Thị Ngọc Hân, 2006 có chỉnh sửa):
1. Nuôi riêng 3 dòng vi khuẩn trong tủ lắc định ôn ở 28oC, tốc độ lắc 150
vòng/phút, trong 16 giờ.
o Vi khuẩn cho:Vi khuẩn E.coli DH5α (λ-pir) chứa plasmid pUT-gfp trong
5ml môi trƣờng LB chứa ampicillin (50 µg/ml) và kanamycin (50 µg/ml).
o Vi khuẩn hỗ trợ: Vi khuẩn E.coli DH5α (λ-pir) chứa plasmid pRK600
trong 5 ml môi trƣờng LB chứa chloramphenicol (20 µg/ml).
o Vi khuẩn nhận: Vi khuẩn Pseudomonas fluorescens trong 5ml LB, tùy
dòng mà có chứa loại và nồng độ kháng sinh thích hợp.
2. Hút lần lƣợt 3 dòng với tỉ lệ vi khuẩn cho : vi khuẩn hỗ trợ : vi khuẩn nhận =
1:1:3 = 300µl : 300 µl : 900 µl cho vào ependorf 1.5 ml, vortex kỹ, ly tâm
12.000 vòng/phút ở 200C trong 1 phút. Thu sinh khối, rửa lại với 1 ml nƣớc
cất vô trùng. Cho thêm vào ependorf 100 - 200 µl nƣớc cất vô trùng hòa tan
sinh khối, đem vortex kỹ.
3. Cấy dịch vi khuẩn lên đĩa môi trƣờng KB, bằng cách sử dụng micropipet nhỏ
từng giọt (khoảng 10µl ) lên môi trƣờng, ủ 24 giờ ở 28oC.
4. Sau khi khuẩn lạc hình thành, cho tiếp 1ml nƣớc hấp vô trùng vào đĩa petri
hòa tan các khuẩn lạc. Pha loãng dịch khuẩn. Tiếp tục hút khoảng 30 µl dịch
vi khuẩn sang đĩa môi trƣờng M9 (chứa kanamycin 50µg/ml, ampicillin
50µg/ml và chloramphenicol 20µg/ml) trang đều trên mặt đĩa, ủ 48 giờ ở
28
0
C.
33
Chọn những khuẩn lạc riêng biệt, sử dụng que tăm đã hấp, sấy cấy điểm sang
đĩa môi trƣờng M9 (chứa kanamycin 50µg/ml, ampicillin 50µg/ml và
chloramphenicol 20µg/ml).
Thực hiện các khảo sát sau:
a. Khảo sát ảnh hƣởng của thời gian nuôi cấy tăng sinh vi khuẩn: nuôi riêng 3
dòng vi khuẩn trong tủ lắc định ôn ở 28oC, tốc độ lắc 150 vòng/phút, trong
thời gian nuôi cấy lần lƣợt là 16, 20, và 24 giờ.
b. Khảo sát ảnh hƣởng của mật độ vi khuẩn: lần lƣợt thay đổi tỉ lệ vi khuẩn cho:
vi khuẩn hỗ trợ: vi khuẩn nhận = 1:1:1, 1:1:2, 1:1:3, 1:1:4, 1:1:5
c. Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ khi nuôi chung trên môi trƣờng KB: lần
lƣợt thay đổi nhiệt độ nuôi cấy ở 24, 28, và 320C.
Định tính kết quả bằng cách quan sát số khuẩn lạc hình thành trên môi
trƣờng M9 (chứa kanamycin 50µg/ml, ampicillin 50µg/ml và chloramphenicol
20µg/ml). Số liệu đƣợc xử lý thống kê bằng phần mềm MINITAB Release 13.2.
Giai đoạn 3
Thực hiện PCR để kiểm tra sự hiện diện của gene gfp trong vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens sau khi tiếp hợp.
34
Chƣơng 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả
4.1.1 Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của vi khuẩn
Mục đích kiểm tra kháng sinh là chọn ra những dòng Pseudomonas
fluorescens không kháng với kanamycin, nhƣng kháng đƣợc với chloramphenicol
để khi chọn lọc trên môi trƣờng M9 có chứa kanamycin và chloramphenicol thì chỉ
những dòng Pseudomonas fluorescens đã nhận đƣợc plasmid pUT-gfp có gene
kháng với kanamycin mới hình thành khuẩn lạc.
Sau khi chọn đƣợc các dòng Pseudomonas fluorescens không kháng với
kanamycin, chúng tôi tiến hành kiểm tra khả năng phát sáng của những dòng này
trên môi trƣờng KB, chọn ra một số dòng phát sáng mạnh. Sau đó, chúng tôi tiến
hành kiểm tra tính kháng của những dòng này với chloramphenicol.
Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của một số dòng Pseudomonas
fluorescens đƣợc trình bày ở bảng 4.1 và bảng 4.2.
Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra tính kháng với kháng sinh kanamycin của một số
dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens
Dòng vi khuẩn
P. fluorescens
Kanamycin
(50 µg/ml)
Dòng vi khuẩn
P. fluorescens
Kanamycin
(50 µg/ml)
1.8 - 138 +
13 - 147 +
13.4 + 164 -
17 + 172 -
18 - 186 +
20.2 - 187 -
35
20.3 - 189 -
20.4 - 192 +
28 + 200 +
33 + 216 +
35 - 221 +
37 - 222 +
42 + 239 -
51 - 245 -
65 - 283 -
68 - 315 +
81 + 321 -
121 - 432 +
123 - 846 -
135 -
Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra tính kháng với kháng sinh chloramphenicol của
một số dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens
Dòng vi khuẩn
P. fluorescens
Chloramphenicol
(50 µg/ml)
1.8 +
13.4 -
20.2 -
20.3 +
20.4 -
283 +
Kết quả kiểm tra kháng sinh cho thấy các dòng Pseudomonas fluorescens có
tính kháng kháng sinh phù hợp với mục đích thí nghiệm là dòng 1.8, 20.3, 283.
36
Bảng 4.3: Nguồn gốc các dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens thích hợp
làm đối tƣợng nghiên cứu
Dòng vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens
Cây kí chủ
Thời gian
phân lập
Ngƣời phân lập
1.8 cải ngọt 4-2007 Vƣơng Huỳnh Nhƣ
20.3 mùng tơi 4-2007 Vƣơng Huỳnh Nhƣ
283 khoai tây 2002 Phan Thị Thu Hiền
4.1.2 Kết quả kiểm tra khả năng phát sáng trên môi trƣờng KB
Dựa trên kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh, chọn các dòng vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens không kháng với kanamycin (50 µg/ml), cấy điểm các
dòng này lên môi trƣờng KB để kiểm tra khả năng phát sáng. Sau khi kiểm tra, chọn
đƣợc dòng vi khuẩn 1.8 có khả năng phát sáng mạnh và ổn định nhất.
Từ kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh và kiểm tra khả năng phát sáng
trên môi trƣờng KB, chúng tôi chọn dòng Pseudomonas fluorescens 1.8 là đối
tƣợng nghiên cứu trong đề tài này.
Hình 4.1: Khuẩn lạc Pseudomonas fluorescens trên môi trƣờng KB.
(A) chụp dưới tia UV, (B) chụp dưới ánh sáng thường
Khuẩn lạc
P. fluorescens
B A
Khuẩn lạc
phát sáng
37
4.1.3 Kết quả khảo sát các điều kiện tối ƣu để chuyển gene gfp vào vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens bằng phƣơng pháp tiếp hợp ba thành phần
4.1.3.1 Khảo sát ảnh hƣởng của thời gian nuôi cấy tăng sinh vi khuẩn
Môi trƣờng LB là môi trƣờng dinh dƣỡng để tăng sinh vi khuẩn. Khi vi
khuẩn phát triển bƣớc vào phase cấp số, trên vách tế bào có thể hình thành cầu nối
tiếp hợp để truyền vật chất di truyền từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận.
Nuôi cấy riêng từng dòng vi khuẩn cho, vi khuẩn nhận và vi khuẩn hỗ trợ
trong 5ml LB có chứa kháng sinh thích hợp cho từng dòng vi khuẩn ở 28OC, tốc độ
lắc 150 vòng/phút. Lần lƣợt sau 16, 20 và 24 giờ tăng sinh, thu sinh khối vi khuẩn
và thực hiện theo quy trình tiếp hợp nêu trên.
Đánh giá kết quả khảo sát bằng cách đếm số khuẩn lạc hình thành trên môi
trƣờng M9 (chứa kanamycin 50µg/ml, ampicillin 50µg/ml và chloramphenicol
20µg/ml), chọn nồng độ pha loãng là 10-12. Thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần.
Bảng 4.4 Kết quả đếm số khuẩn lạc hình thành trên môi trƣờng M9 thay đổi
theo thời gian nuôi cấy tăng sinh vi khuẩn
Thời gian nuôi cấy
(giờ)
Số khuẩn lạc
Lần 1 Lần 2 Lần 3
16 240 368 256
20 508 604 416
24 432 516 392
Xử lý thống kê kết quả đếm khuẩn lạc cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa với
xác suất sai lầm P = 0.03 và đối với dòng Pseudomonas fluorescens 1.8, thời gian
nuôi cấy tăng sinh vi khuẩn là 20 tiếng cho khả năng tiếp hợp cao nhất.
38
4.1.3.2 Khảo sát ảnh hƣởng của mật độ vi khuẩn
Lập lại thí nghiệm nhƣ trên, thời gian nuôi cấy tăng sinh vi khuẩn là 20 tiếng,
các thông số khác giữ nguyên nhƣng lần lƣợt thay đổi tỉ lệ vi khuẩn cho: vi khuẩn
hỗ trợ: vi khuẩn nhận là 1 : 1: 1, 1 : 1 : 2, 1 : 1 : 3, 1 : 1 : 4, 1 : 1 : 5. Kết quả khảo
sát ảnh hƣởng của mật độ vi khuẩn đƣợc trình bày trong hình 4.3.
Bảng 4.5 Kết quả đếm số khuẩn lạc hình thành trên môi trƣờng M9 thay đổi
theo tỉ lệ vi khuẩn
Tỉ lệ vi khuẩn
Số khuẩn lạc
Lần 1 Lần 2 Lần 3
1 : 1 : 1 708 552 712
1 : 1 : 2 678 662 698
1 : 1 : 3 704 680 616
1 : 1 : 4 752 697 702
1 : 1 : 5 804 774 724
Trong thí nghiệm này, chúng tôi chọn đếm khuẩn lạc ở nồng độ pha loãng là
10
-11, khuẩn lạc hình thành dày đặc, gây khó khăn trong quá trình đếm. Tuy nhiên,
do chênh lệch số khuẩn lạc giữa các tỉ lệ không nhiều, sự khác biệt không lớn và
Hình 4.2: Khuẩn lạc hình thành trên môi trƣờng M9.
(A) các dòng vi khuẩn được nuôi trong LB 16 giờ, (B) các dòng vi khuẩn được nuôi trong LB 20
giờ, (C) các dòng vi khuẩn được nuôi trong LB 24 giờ
A B C
39
vẫn đạt yêu cầu là hình thành những khuẩn lạc rời rạc để cấy điểm sang môi trƣờng
M9 nên chúng tôi không thực hiện lại thí nghiệm này.
Xử lý thống kê kết quả đếm khuẩn lạc, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt giữa
các tỉ lệ không có ý nghĩa về mặt thống kê. Nói cách khác tỉ lệ vi khuẩn cho: vi
khuẩn hỗ trợ: vi khuẩn nhận thay đổi ảnh hƣởng không lớn đến hiệu quả tiếp hợp.
4.1.3.3 Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ khi nuôi chung trên môi trƣờng KB
Lập lại thí nghiệm nhƣ trên, thời gian nuôi cấy tăng sinh vi khuẩn là 20 tiếng,
tỉ lệ vi khuẩn cho: vi khuẩn hỗ trợ: vi khuẩn nhận là 1: 1: 3, các thông số khác giữ
nguyên nhƣng thay đổi nhiệt độ ủ khi nuôi chung trên môi trƣờng KB lần lƣợt là
24
0
C, 28
0C, và 320C. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ khi nuôi chung trên
môi trƣờng KB đƣợc trình bày trong bảng 4.6.
A B C
D E
Hình 4.3: Khuẩn lạc hình thành trên môi trƣờng M9.
Tỉ lệ vi khuẩn cho : vi khuẩn hỗ trợ : vi khuẩn nhận (A) = 1 : 1 : 1, (B) = 1 : 1 : 2, (C)
= 1 : 1 : 3, (D) = 1 : 1 : 4, (E) = 1 : 1 : 5
40
Bảng 4.6 Kết quả đếm số khuẩn lạc hình thành trên môi trƣờng M9 thay đổi
theo nhiệt độ ủ khi nuôi chung trên môi trƣờng KB
Nhiệt độ ủ
Số khuẩn lạc
Lần 1 Lần 2 Lần 3
24
0
C 688 720 504
28
0
C 816 1000 816
32
0
C 536 568 456
Xử lý thống kê kết quả đếm khuẩn lạc cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa với
xác suất sai lầm P = 0.011. Đối với dòng Pseudomonas fluorescens 1.8 nhiệt độ ủ
khi nuôi chung trên môi trƣờng KB là 280C cho khả năng tiếp hợp cao nhất, đây
cũng là nhiệt độ tối ƣu cho sự phát triển của Pseudomonas fluorescens.
4.1.3.4 Kết quả đối chứng
Thực hiện quy trình tiếp hợp tƣơng tự nhƣ trên đối với riêng từng dòng vi
khuẩn cho, vi khuẩn nhận và vi khuẩn hỗ trợ chứ không trộn chung chúng với nhau.
Kết quả trên môi trƣờng M9 (chứa kanamycin 50µg/ml, ampicillin 50µg/ml
và chloramphenicol 20µg/ml) nhƣ sau: dòng vi khuẩn cho có chứa plasmid pUT-gfp
không hình thành khuẩn lạc, còn dòng vi khuẩn hỗ trợ có chứa plasmid pRK600 và
dòng vi khuẩn nhận chƣa tiếp hợp vẫn sống đƣợc trên môi trƣờng này.
Hình 4.4: Khuẩn lạc hình thành trên môi trƣờng M9.
(A) ủ ở 240C, (B) ủ ở 280C, (C) ủ ở 320C
A B C
41
4.2 Thảo luận
4.2.1 Các thông số tối ƣu cho quá trình tiếp hợp
Thời gian nuôi cấy tăng sinh vi khuẩn trên môi trƣờng LB là 20 tiếng cho
khả năng tiếp hợp cao nhất
Tỉ lệ vi khuẩn cho: vi khuẩn hỗ trợ: vi khuẩn nhận thay đổi ảnh hƣởng không
lớn đến hiệu quả tiếp hợp. Điều này có thể giải thích là do môi trƣờng chọn lọc
chúng tôi sử dụng chƣa tối ƣu nên chƣa thể thấy đƣợc sự khác biệt giữa tỉ lệ các
dòng vi khuẩn khác nhau
Nhiệt độ ủ khi nuôi chung trên môi trƣờng KB là 280C cho khả năng tiếp hợp
cao nhất.
4.2.2 Cơ chế quá trình tiếp hợp ba thành phần
Ba dòng vi khuẩn đƣợc trộn vào hỗn hợp tiếp hợp theo tỉ lệ thích hợp. E.coli
DH5α (λ-pir) chứa plasmid hỗ trợ pRK600 không thể tiếp hợp thành công với
Pseudomonas fluorescens vì không có vùng tƣơng đồng, và không thể duy trì trong
Pseudomonas fluorescens vì có điểm khởi đầu sao chép colE1.
Theo Cameron (2007) gene tra
+
trên pRK600 gây nên sự hình thành pili, kéo
vi khuẩn cho E.coli DH5α (λ-pir) có chứa plasmid pUT-gfp lại gần, làm tan vách tế
bào của vi khuẩn, hình thành cầu nguyên sinh chất. Tra+ cũng gây đứt gãy DNA tại
Hình 4.5: Đối chứng trên môi trƣờng M9.
(A) E.coli DH5α (λ-pir) chứa plasmid pUT-gfp, (B) E.coli DH5α (λ-pir) chứa plasmid
pRK600, (C) Pseudomonas fluorescens 1.8
B C A
42
oriT (mob) và làm pRK600 duỗi ra. Một mạch đơn của pRK600 đƣợc chuyển vào
thể cho E.coli DH5α. Lúc này có 2 plasmid trong thể cho. Gene tra+ trên pRK600
lại gây nên sự hình thành pili, kéo thể nhận Pseudomonas fluorescens lại gần, hình
thành cầu nối nguyên sinh chất. Đồng thời tra+ cũng gây đứt gãy DNA tại oriT
RP4, khởi đầu sự chuyển pUT-gfp vào thể nhận. Trong thể nhận, sự tái tổ hợp xảy
ra giữa pUT-gfp và DNA bộ gene của thể nhận nhờ hệ thống transposon mini-Tn5.
Các thể tái tổ hợp sau đó sẽ đƣợc chọn lọc trên môi trƣờng có chứa kháng sinh
kanamycin 50µg/ml, ampicillin 50µg/ml và chloramphenicol 20µg/ml.
4.2.3 Kết quả đối chứng
Dòng vi khuẩn E.coli DH5α (λ-pir) có chứa plasmid pUT-gfp không mọc
đƣợc trên môi trƣờng M9 vì chúng không kháng đƣợc với chloramphenicol
(20µg/ml) có trong môi trƣờng.
Dòng vi khuẩn E.coli DH5α (λ-pir) có chứa plasmid pRK600 kháng đƣợc
với kanamycin (50µg/ml), ampicillin (50µg/ml) và cả chloramphenicol (20µg/ml)
nên môi trƣờng M9 chúng tôi sử dụng không loại bỏ đƣợc dòng này.
Dòng vi khuẩn nhận Pseudomonas fluorescens 1.8 không kháng đƣợc với
kanamycin (50µg/ml) nhƣng khi nuôi riêng dòng vi khuẩn này qua các bƣớc nhƣ
quy trình tiếp hợp nêu trên chúng vẫn có thể hình thành khuẩn lạc trên môi trƣờng
M9 (có chứa kanamycin 50µg/ml, ampicillin 50µg/ml và chloramphenicol
20µg/ml). Để loại trừ trƣờng hợp kháng sinh kanamycin bị mất hoạt tính khi bổ
sung vào môi trƣờng, chúng tôi cấy trực tiếp dòng Pseudomonas fluorescens 1.8 lên
môi trƣờng M9 bằng phƣơng pháp cấy điểm mà không nuôi qua các bƣớc nhƣ quy
trình tiếp hợp. Kết quả vi khuẩn Pseudomonas fluorescens 1.8 không mọc đƣợc trên
môi trƣờng M9. Nhƣ vậy, chúng tôi cho rằng trong quy trình tiếp hợp, khi nuôi
chung trên môi trƣờng KB có một cơ chế nào đó đã xảy ra làm cho dòng vi khuẩn
nhận dù không nhận đƣợc plasmid vẫn có thể mọc đƣợc trên môi trƣờng chọn lọc
có kháng sinh.
43
4.2.4 Môi trƣờng thích hợp cho chọn lọc
Môi trƣờng M9 có chứa các loại kháng sinh kanamycin, ampicillin, và
chloramphenicol không phải là môi trƣờng chọn lọc thích hợp trong nghiên cứu
này. Vì M9 là 1 loại môi trƣờng thích hợp cho cả Pseudomonas và E.coli nên khi
chọn lọc phải dựa vào tính kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn. Điều này gây
ra nhiều bất lợi
Thứ nhất là phải kiểm tra chặt chẽ tính kháng kháng sinh của dòng vi khuẩn
nhận. Dòng này phải kháng đƣợc với ít nhất một loại kháng sinh mà dòng vi khuẩn
cho và vi khuẩn hỗ trợ không kháng đƣợc. Dòng này lại phải là dòng nhạy với
kanamycin hoặc ampicillin để nếu chúng không nhận đƣợc plasmid thì sẽ không
mọc đƣợc trên môi trƣờng chọn lọc. Vì phải đáp ứng khắt khe về khả năng kháng
kháng sinh nên những dòng Pseudomonas có khả năng kháng kháng sinh phù hợp
để chọn lọc thƣờng không phải là dòng đối kháng mạnh với nấm gây bệnh hoặc
không phát sáng mạnh trên môi trƣờng KB.
Thứ hai là kháng sinh sau khi đƣợc bổ sung vào môi trƣờng bị phân hủy rất
nhanh chóng bởi nhiệt độ và ánh sáng. Do đó khi chọn lọc cần sử dụng nồng độ
kháng sinh cao nên rất tốn kém, ngoài ra chúng ta cũng không biết đƣợc chính xác
nồng độ kháng sinh còn trong môi trƣờng.
Để khắc phục những vấn đề trên, chúng tôi đề nghị 2 giải pháp:
(i) Chúng ta có thể sử dụng loại môi trƣờng chọn lọc riêng cho
Pseudomonas. Có nhiều loại môi trƣờng chọn lọc cho Pseudomonas dựa trên các
loại sắc tố chúng tiết ra môi trƣờng. Ví dụ nhƣ môi trƣờng có potassium sulphate và
magnesium chloride. Hai chất này giúp tăng cƣờng khả năng tạo pyocyanin. Đây là
loại sắc tố xanh lục hơi ngả sang xanh lá cây do Pseudomonas tiết ra môi trƣờng
xung quanh khuẩn lạc. Dựa vào sắc tố chúng ta có thể chọn lọc Pseudomonas, loại
bỏ các dòng E.coli.
(ii) Bổ sung vào quy trình tiếp hợp nêu trên một bƣớc cấy điểm sang môi
trƣờng KB. Khi khuẩn lạc hình thành, đem chiếu dƣới tia UV để xác định và loại bỏ
các dòng E.coli.
44
Nhƣ vậy, dòng Pseudomonas fluorescens đƣợc chọn làm vi khuẩn nhận chỉ
cần đáp ứng điều kiện không kháng với kanamycin, môi trƣờng chọn lọc cũng chỉ
cần bổ sung loại kháng sinh này để chọn lọc dòng Pseudomonas fluorescens đã
nhận đƣợc plasmid.
4.2.5 Quy trình tiếp hợp tối ƣu cho dòng vi khuẩn nhận Pseudomonas
fluorescens 1.8
Để chứng tỏ những nhận định trên chúng tôi thực hiện lại thí nghiệm chuyển
gene gfp vào vi khuẩn Pseudomonas fluorescens bằng phƣơng pháp tiếp hợp ba
thành phần với quy trình đƣợc sửa đổi nhƣ sau:
1. Nuôi riêng 3 dòng vi khuẩn trong tủ lắc định ôn ở 28oC, tốc độ lắc 150
vòng/phút, trong 20 giờ.
o Vi khuẩn cho: Vi khuẩn E.coli DH5α (λ-pir) chứa plasmid pUT-gfp trong
5ml môi trƣờng LB chứa ampicillin (50 µg/ml) và kanamycin (50 µg/ml).
o Vi khuẩn hỗ trợ: Vi khuẩn E.coli DH5α (λ-pir) chứa plasmid pRK600
trong 5 ml môi trƣờng LB chứa chloramphenicol (20 µg/ml).
o Vi khuẩn nhận: Vi khuẩn Pseudomonas fluorescens 1.8 trong 5ml LB
chứa chloramphenicol (20 µg/ml).
2. Hút lần lƣợt 3 dòng với tỉ lệ vi khuẩn cho: vi khuẩn hỗ trợ: vi khuẩn nhận =
1:1:3 = 300µl: 300 µl: 900 µl cho vào ependorf 1.5 ml, vortex kỹ, ly tâm
12.000 vòng/phút ở 200C trong 1 phút. Thu sinh khối, rửa lại với 1 ml nƣớc
cất vô trùng. Cho thêm vào ependorf 100 - 200 µl nƣớc cất vô trùng hòa tan
sinh khối, đem vortex kỹ.
3. Cấy dịch vi khuẩn lên đĩa môi trƣờng LB agar, bằng cách sử dụng micropipet
nhỏ từng giọt (khoảng 10µl ) lên môi trƣờng, ủ 24 giờ ở 28oC.
4. Sau khi khuẩn lạc hình thành, cho tiếp 1ml nƣớc cất vô trùng vào đĩa petri
hòa tan các khuẩn lạc. Pha loãng dịch khuẩn. Tiếp tục hút khoảng 30 µl dịch vi
khuẩn sang đĩa môi trƣờng M9 (chứa kanamycin 50µg/ml) trang đều trên
mặt đĩa, ủ 48 giờ ở 280C.
45
Chọn những khuẩn lạc riêng biệt, sử dụng que tăm đã hấp, sấy cấy điểm sang
đĩa môi trƣờng M9 (chứa kanamycin 50µg/ml), ủ 24 giờ ở 280C. Từ đĩa M9 này tiếp
tục cấy điểm các khuẩn lạc sang đĩa môi trƣờng KB, giữ đúng vị trí các khuẩn lạc
nhƣ trên môi trƣờng M9. Ủ 24 giờ ở 280C.
Đối chứng cũng đƣợc thực hiện bằng cách nuôi riêng 3 dòng vi khuẩn cho,
nhận và hỗ trợ theo quy trình đƣợc trình bày trong mục 4.2.5.
Kết quả đối chứng đƣợc trình bày trong hình 4.6.
Kết quả đối chứng cho thấy dòng Pseudomonas fluorescens 1.8 chƣa tiếp
hợp không mọc đƣợc trên môi trƣờng M9 (chứa kanamycin 50µg/ml). Nhƣ vậy, các
dòng vi khuẩn hình thành khuẩn lạc là vi khuẩn cho, vi khuẩn nhận đã tiếp hợp và
vi khuẩn hỗ trợ.
Các dòng vi khuẩn sau khi hình thành khuẩn lạc trên môi trƣờng KB đƣợc
đem chiếu dƣới tia UV. Những dòng phát sáng là các dòng Pseudomonas
fluorescens đã tiếp hợp, còn những dòng không phát sáng là các dòng vi khuẩn
E.coli cho và hỗ trợ. Chỉ chọn những dòng phát sáng, loại bỏ những dòng không
phát sáng.
Nhƣ vậy, qua hai bƣớc chọn lọc: chọn lọc bằng kháng sinh và chọn lọc dựa
vào khả năng phát sáng trên môi trƣờng KB, chúng ta có thể thu đƣợc những dòng
Pseudomonas fluorescens đã tiếp hợp. Do đó, chúng tôi kết luận quy trình đƣợc
A B
C
Hình 4.6: Kết quả đối chứng.
(A) dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens chưa tiếp hợp, (B) dòng vi khuẩn E.coli có
chứa plasmid hỗ trợ pRK600, (C) dòng vi khuẩn E.coli có chứa plasmid pUT-gfp
46
trình bày trong mục 4.2.5 là quy trình tối ƣu cho việc chuyển gene gfp vào vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens bằng phƣơng pháp tiếp hợp ba thành phần.
So với nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Hân (2006), chúng tôi đã tìm ra phƣơng
pháp chọn lọc thích hợp hơn để thu nhận đƣợc các dòng Pseudomonas fluorescens
đã tiếp hợp. Với quy trình tiếp hợp mà chúng tôi đã phát triển việc chọn lọc dòng vi
khuẩn nhận thích hợp để làm đối tƣợng nghiên cứu cũng dễ dàng hơn rất nhiều vì
không phải phụ thuộc quá chặt chẽ vào tính kháng kháng sinh của các dòng vi
khuẩn nhận. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài này là chúng tôi không thực hiện PCR để
kiểm tra sự hiện diện của gene gfp trong vi khuẩn Pseudomonas fluorescens sau khi
tiếp hợp. Và do hạn chế về máy móc chúng tôi cũng không thực hiện đƣợc việc
quan sát các tế bào vi khuẩn dƣới kính hiển vi phát huỳnh quang để chọn ra dòng vi
khuẩn Pseudomonas fluorescens tiếp hợp có biểu hiện phát sáng mạnh.
Chúng tôi đã đƣa ra quy trình tối ƣu để chuyển DNA plasmid vào vi khuẩn
bằng phƣơng pháp tiếp hợp ba thành phần, tạo tiền đề để so sánh hiệu quả chuyển
gene bằng phƣơng pháp tiếp hợp ba thành phần với phƣơng pháp biến nạp bằng
cách xử lý với calcium chloride mà Phạm Duy và Huỳnh Văn Thái (2005) đã trình
bày trong nghiên cứu “Xây dựng quy trình biến nạp đoạn DNA vào tế bào vi khuẩn
E.coli DH5α”, góp phần chọn ra phƣơng pháp thích hợp để thực hiện mục đích
chuyển các gene mong muốn vào tế bào vi khuẩn để sử dụng cho các nghiên cứu
tiếp theo.
47
Chƣơng 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Chúng tôi đã khảo sát và tìm ra quy trình thích hợp để chuyển gene gfp vào
vi khuẩn Pseudomonas fluorescens bằng phƣơng pháp tiếp hợp ba thành phần. Quy
trình này không đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại kháng sinh để chọn lọc, dòng vi
khuẩn nhận không cần đáp ứng điều kiện phải kháng với ít nhất một loại kháng sinh
mà vi khuẩn cho và vi khuẩn hỗ trợ không kháng đƣợc. Do đó có thể dễ dàng chọn
đƣợc dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens thích hợp làm đối tƣợng nghiên cứu.
Thay vì sử dụng nhiều loại kháng sinh chúng ta có thể dựa vào đặc điểm của
Pseudomonas fluorescens là phát sáng trên môi trƣờng KB để phân biệt giữa
Pseudomonas fluorescens và các dòng vi khuẩn E.coli cho và hỗ trợ.
Trong quá trình tiếp hợp, nuôi chung 3 dòng vi khuẩn trên môi trƣờng LB
agar sẽ cho kết quả chọn lọc tốt hơn là nuôi chung trên môi trƣờng KB. Cơ chế của
hiện tƣợng này chúng tôi chƣa giải thích đƣợc.
Hạn chế của đề tài này là chúng tôi không thực hiện đƣợc giai đoạn chạy
PCR để kiểm tra sự hiện diện của gene gfp trong vi khuẩn Pseudomonas fluorescens
sau khi tiếp hợp.
5.2 Đề nghị
Một số hƣớng phát triển của đề tài:
Chuyển gene bằng phƣơng pháp điện biến nạp và so sánh hiệu quả giữa hai
phƣơng pháp.
Thực hiện PCR để kiểm tra sự hiện diện của gene gfp trong vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens sau khi tiếp hợp.
Quan sát dƣới kính hiển vi phát huỳnh quang các dòng Pseudomonas
fluorescens đã chuyển gene gfp để chọn ra dòng có biểu hiện phát sáng mạnh.
Khảo sát khả năng định cƣ của Pseudomonas fluorescens trên rễ cây trồng.
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đỗ Thị Ngọc Hân, 2006. Chuyển gene gfp (Green Fluorescent Protein)
vào vi khuẩn Pseudomonas fluorescens bằng phương pháp tiếp hợp ba
thành phần. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sƣ Công nghệ sinh học, Đại học
Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Duy Bình, 2004. Chọn lọc và đánh giá dòng vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens đối kháng với nấm Rhizoctonia solani gây hại
trên cây bông vải. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sƣ Nông Học, Đại học Nông
Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Trọng Thể, 2004. Chọn lọc và sử dụng vi khuẩn đối kháng
Pseudomonas fluorescens để phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani
và Sclerotium rolfsii gây hại trên cây bông vải và cây cà chua. Luận văn
thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
4. Phạm Duy, Huỳnh Văn Thái, 2005. Xây dựng quy trình biến nạp đoạn
DNA vào tế bào vi khuẩn E. coli DH5α. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sƣ Công
Nghệ Sinh Học. Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
5. Phạm Mỹ Liên, 2004. Chọn lọc và đánh giá dòng vi khuẩn Pseudomonas
fluorescens đối kháng với nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh trên cây cà
chua. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sƣ Nông Học, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ
Chí Minh.
Tài liệu tiếng Anh
1. Bloemberg, G. V., G. A. O’Toole, B. J. J. Lugtenberg, and R. Kolter.
1997. Green Fluorescent Protein as a marker for Pseudomonas spp..
Applied and Environmental Microbiology. 63: 4543-4551.
2. Brown, T. A. 1995. Gene cloning: an introduction, 3rd ed. Chapman and
Hall, London, UK.
49
3. Cameron, L. 2007. Recombinant DNA technology. Mbio 4570
Laboratory, 201 Buller Bldg, Canada.
4. de Lorenzo,V. , M. Herrero, U. Jakubzik, and K. N. Timmis. 1990. Mini-
Tn5 transposon derivatives for insertion mutagenesis, promoter probing,
and chromosomal insertion of cloned DNA in gram-negative eubacteria.
J. Bacteriol. 172: 6568-6572.
5. Finan,T.M., B. Kunkel, G.F. de Vos, and E.R. Signer. 1986. Second
symbiotic megaplasmid in Rhizobium meliloti carrying
exopolysaccharide and thiamine synthesis genes. J. Bacteriol. 167: 66-72.
6. Grall, S. and C. Manceau. 2003. Colonization of Vitis vinifera by a Green
Fluorescence Protein-Labeled, gfp-Marked Strain of Xylophilus
ampelinus, the Causal Agent of Bacterial Necrosis of Grapevine. Applied
and Environmental Microbiology. 69(4): 1904–1912.
7. Mayer, G. 2007. Exchange of genetic information. In Microbiology and
Immunology On-line, Hunt, R.C. editor.
University of
South Carolina School of Medicine.
8. Mergeay, M., and J. Gerits. 1978. F'-Plasmid Transfer from Escherichia
coli to Pseudomonas fluorescens. J. Bacteriology. 135: 18-28.
9. Mølbak, L. 2003. Conjugative plasmids and the transfer of mobile
genetic elements among bacteria in plant rhizosphere environments.
PhDs thesis. National Environmental Research Institute, Denmark. 142
pp.
10. Royston,C. 1972. Molecular structure of bacterial plasmids.
Bacteriological Reviews. 36: 361-405.
11. Sawada,H., H. Ieki, and I. Matsuda. 1995. PCR detection of Ti and Ri
plasmids from phytopathogenic Agrobacterium strains. Applied and
Environmental Microbiology. 61: 828-831.
50
12. Sepúlveda-Torres, L. D. C., N. Rajendran, M. J. Dybas, C. S. Criddle.
1999. Generation and initial characterization of Pseudomonas stutzeri KC
mutants with impaired ability to degrade carbon tetrachloride. Arch
Microbiol. 171: 424-429.
13. Smith, A. W., and B. H. Iglewsski. 1989. Transformation of
Pseudomonas aeruginosa by electroporation. Nucleic Acids Res. 17:
10509.
51
PHỤ LỤC
Công thức pha một số môi trƣờng dùng trong thí nghiệm
Môi trƣờng LB (Luria – Bertain) lỏng
Tryptone 10g
Bacto yeast extract 5g
NaCl 10g
Thêm nƣớc cho tới 1000ml
Chuẩn độ pH=7.0 bằng NaOH 1N
Hấp khử trùng ở 1210C trong 20 phút
Môi trƣờng KB (King’s B) agar
Proteose peptone 20g
Glycerol 15ml
K2HPO4 1.5g
MgSO4.7H2O 1.5g
Thêm nƣớc cho tới 1000ml
Chuẩn độ pH=7.2 bằng NaOH 1N
Agar 15g
Hấp khử trùng ở 1210C trong 20 phút
Môi trƣờng M9
Na2HPO4.7H2O 6g
KH2PO4 3g
NaCl 0.5g
NH4Cl 1g
Thêm 950ml nƣớc
Chuẩn độ pH=7.4 bằng NaOH 1N
52
Bacto agar 15g
Hấp khử trùng 1210C trong 20 phút, để nhiệt độ hạ xuống 600C thêm
10ml Glucose 20% đã đƣợc lọc
1ml CaCl2 0.1M đã hấp khử trùng
1ml MgSO4 1M đã hấp khử trùng
50 µl Thiamine 100 µg/ml đã đƣợc lọc
Thêm nƣớc tới 1000ml
Các dung dịch stock kháng sinh
Pha các dung dịch stock có nồng độ 100µg/µl
Cân 100 mg kháng sinh Ampicillin cho vào 1ml nƣớc hấp vô trùng trong
eppendorf 1,5 ml, trộn đều rồi lọc qua đầu lọc 0.22 µm. Dung dịch kháng sinh đƣợc
chiết ra các eppendorf 200µl. Cất ống eppendorf dùng thƣờng vào tủ mát 50C, các
ống còn lại bảo quản trong tủ -200C, tất cả các ôngg đều đƣợc bọc giấy bạc và bảo
quản trong tối.
Pha tƣơng tự cho Kanamycin. Còn Chloramphenicol cũng đƣợc pha tƣơng tự
nhƣng thay nƣớc bằng ethanol nguyên chất.
Vật liệu dùng để xem kính hiển vi
Lam
Lame
Dầu soi kính
Giấy lau kính
Bảng xử lý số liệu thống kê theo phần mềm MINITAB Release 13.2
One-way ANOVA: Số khuẩn lạc theo Thời gian
Analysis of Variance for So khuan
Source DF SS MS F P
Thoi gia 2 78091 39045 6,62 0,030
Error 6 35413 5902
Total 8 113504
53
Individual 95% CIs For Mean
Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+
16 3 288,00 69,74 (--------*--------)
20 3 509,33 94,01 (--------*--------)
24 3 446,67 63,29 (--------*--------)
------+---------+---------+---------+
Pooled StDev = 76,83 240 360 480 600
One-way ANOVA: Số khuẩn lạc theo Tỉ lệ vi khuẩn
Analysis of Variance for So khuan
Source DF SS MS F P
Ti le VK 4 24453 6113 2,30 0,130
Error 10 26557 2656
Total 14 51010
Individual 95% CIs For Mean
Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+
111 3 657,33 91,24 (---------*--------)
112 3 679,33 18,04 (--------*---------)
113 3 666,67 45,49 (--------*---------)
114 3 717,00 30,41 (--------*---------)
115 3 767,33 40,41 (---------*--------)
------+---------+---------+---------+
Pooled StDev = 51,53 630 700 770 840
One-way ANOVA: Số khuẩn lạc theo Nhiệt độ ủ
Analysis of Variance for So khuan
Source DF SS MS F P
Nhiet do 2 199054 99527 10,59 0,011
Error 6 56405 9401
Total 8 255460
Individual 95% CIs For Mean
Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+-----
24 3 637,3 116,6 (------*------)
28 3 877,3 106,2 (------*------)
32 3 520,0 57,7 (------*------)
-+---------+---------+---------+-----
Pooled StDev = 97,0 400 600 800 1000
Saving file as: C:\Data\day du.MPJ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TRAN NGUYEN THUY AN.pdf