Tài liệu Khóa luận Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La: Thực trạng và giải pháp: MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá ngày càng cao, các lĩnh vực của đời sống xã hội đều rất phát triển như kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học- kỹ thuật…Sự phát triển đó đều xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của con người, hay nói cách khác con người là trung tâm của sự phát triển xã hội. Trên thế giới hiện nay, phụ nữ chiếm gần nửa dân số, là một lực lượng lao động to lớn, góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng gia đình và đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ và phồn vinh trên trái đất. Tuy nhiên, chưa ở nước nào phụ nữ thực sự được hoàn toàn bình đẳng, chị em vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và ở nhiều nơi phụ nữ vẫn còn bị áp bức, bóc lột nặng nề.
Chính vì vậy, bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, triệt để là lý tưởng mà nhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp S.Phuriê đã cho rằng: Trình độ giải phóng ph...
70 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá ngày càng cao, các lĩnh vực của đời sống xã hội đều rất phát triển như kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học- kỹ thuật…Sự phát triển đó đều xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của con người, hay nói cách khác con người là trung tâm của sự phát triển xã hội. Trên thế giới hiện nay, phụ nữ chiếm gần nửa dân số, là một lực lượng lao động to lớn, góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng gia đình và đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ và phồn vinh trên trái đất. Tuy nhiên, chưa ở nước nào phụ nữ thực sự được hoàn toàn bình đẳng, chị em vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và ở nhiều nơi phụ nữ vẫn còn bị áp bức, bóc lột nặng nề.
Chính vì vậy, bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, triệt để là lý tưởng mà nhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp S.Phuriê đã cho rằng: Trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ phát triển của xã hội. Luận điểm này tiếp tục được khẳng định trong học thuyết Mác ngay từ khi nó ra đời và phát triển ở trình độ mới cao hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Những quan điểm trên đã cổ vũ cho nhiều phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng giữa nam và nữ, trở thành một trong những mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Phải nói rằng đây là một thực trạng đã và đang diễn ra mang tính toàn cầu, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bộ văn hoá, thể thao và du lịch Việt Nam đã chỉ ra một trong năm tồn tại yếu kém của ngành năm 2008, đó là: tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực đối với người già, phụ nữ và trẻ em gây nhức nhối công luận (theo báo thể thao hàng ngày số ra ngày 25/12/2008).
Có thể nói vấn đề đấu tranh giải phóng cho phụ nữ là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng không những đối với xã hội mà nó còn là vấn đề bức xúc trong gia đình Việt Nam nói chung và gia đình ở tỉnh Sơn La nói riêng.
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có tốt thì xã hội mới ổn định và phát triển. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì điều quan trọng nhất là phải thấy được vị trí, vai trò của gia đình và có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn những yếu tố trực tiếp tác động đến sự bền vững của gia đình. Trong đó bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một nội dung quan trọng mà chủ nghĩa xã hội cần quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề này phải được quan tâm, nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục triệt để tận gốc rễ sâu xa của nó. Phải đi vào nghiên cứu thực trạng ở từng cơ sở, địa phương, để đưa ra giải pháp phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc với 12 dân tộc anh em cùng chung sống. Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở đây ngày càng được nâng cao nhưng mặt bằng dân trí vẫn còn thấp và phát triển không đều. Nhiều quan niệm, tư tưởng phong kiến, nhất là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn chưa được xoá bỏ. Họ vẫn phải chịu thiệt thòi cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình. Đặc biệt là tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ đang gây nhiều bức xúc trong tỉnh Sơn La. Với những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một biểu hiện của bất bình đẳng giới và với tính chất là một sự sai lệch chuẩn mực xã hội. Vì thế, nó đã thu hút được nhiều nhà khoa học, xã hội học, phụ nữ học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX.
Ở Việt Nam, vấn đề bạo lực trong gia đình bắt đầu được quan tâm nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Sau Hội nghị quốc tế về bạo lực trên cơ sở giới tổ chức ở Bali năm 1993 và Hội nghị quốc tế về phụ nữ lần thứ 4 tổ chức tại Bắc Kinh năm 1995,“bạo lực trong gia đình” đã được khẳng định là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu xã hội phục vụ cho công cuộc phát triển. Trên cơ sở định nghĩa của Liên hợp quốc về bạo lực đối với phụ nữ, các nghiên cứu về bạo lực gia đình của Việt Nam đã đưa ra nhiều phân loại khác nhau về các hành vi bạo lực trong gia đình. Trong đó hầu hết các nghiên cứu đều đề cập đến hành vi bạo lực về thể chất với các tên gọi khác nhau như ngược đãi thân thể (Vũ Mạnh Lợi và cộng sự, 1999), hay bạo hành thể xác (Lê Phương Mai, 2000; Nguyễn Thị Hoài Đức, 2001), hay cưỡng bức thân thể (Bùi Thu Hằng, 2001). Bên cạnh đó các tác giả này cũng đề cập đến các hành vi bạo lực về tâm lý, tinh thần, tình cảm và tình dục. Ngoài ra, nghiên cứu của Lê Thị Quý (2000) và Lê Ngọc Văn (2004) phân loại bạo lực thành hai loại là bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy được…Nhìn chung các nghiên cứu đều đưa ra kết luận rằng gốc rễ của nạn bạo lực trên cơ sở giới là sự bất bình đẳng và quan hệ giới.
Cuốn “Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị” của Lê Thị Quý - Đặng Vũ Cảnh Linh, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2007 tập trung nghiên cứu tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, những nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình và đặc biệt là công tác phòng chống bạo lực gia đình - những bài học kinh nghiệm của Việt Nam.
Cuốn “Bình đẳng giới ở Việt Nam” của Trần Thị Vân Anh - Nguyễn Hữu Minh (chủ biên), NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2008 đã góp phần nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam dưới góc độ giới, đồng thời dành hẳn một chương để đưa ra những quan niệm chung nhất về bạo lực gia đình và làm rõ các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực.
Ngoài ra, còn rất nhiều giáo trình, luận văn, luận án hay các tạp chí thông tin khoa học về phụ nữ có đăng các báo cáo phân tích và đánh giá về vấn đề bình đẳng giới và bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Như vậy, có thể thấy vấn đề bạo lực trong gia đình đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này tác giả đã tiếp thu được rất nhiều luận điểm cho đề tài của mình. Tuy nhiên tác giả nhận thấy ở mỗi công trình trên vẫn còn một số vấn đề chưa được đề cập hoặc đề cập chưa sâu, đặc biệt là việc khắc phục vấn đề bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ. Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào với đề tài này, tác giả chọn đề tài này vì muốn chỉ ra thực trạng bạo lực gia đình ở Sơn La để từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp để khắc phục và góp phần vào công cuộc giải phóng phụ nữ nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là trên cơ sở những quan điểm lý luận về vấn đề giải phóng phụ nữ để làm rõ thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La và đề ra phương hướng cũng như giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ đáp ứng sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở tỉnh Sơn La.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là trình bày hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ; làm rõ thực trạng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, đề xuất những phương hướng và phân tích những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ tiến tới bình đẳng nam nữ, xoá bỏ tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở tỉnh Sơn La, góp phần vào công cuộc phòng chống bạo lực gia đình trong cả nước.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ở tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 - 2010, thực trạng và giải pháp.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng đồng thời đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của đề tài là những lý luận nhận thức chung về gia đình và bình đẳng giới của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La để xem xét đánh giá về vấn đề bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ ở Sơn La.
Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử, quy nạp, diễn dịch, khái quát hoá…Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp điều tra xã hội học, hệ thống hoá, so sánh.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương.
Chương 1: Quan điểm tiếp cận cơ bản về bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình.
Chương 2: Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn Tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay (2005 - 2010).
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 1
QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI
PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH
Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, ở Việt Nam, phụ nữ chiếm 50,8 % dân số. Vấn đề đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ vừa là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, vừa là đòi hỏi bức xúc của xã hội. Trong xu thế hội nhập và phát triển, tư tưởng “Nam nữ bình quyền” hơn lúc nào hết đang được tôn trọng và thúc đẩy ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về thực trạng này, trước hết chúng ta đi tìm hiểu một số khái niệm, nội dung cơ bản liên quan đến vấn đề này.
1.1. Một số khái niệm
Theo PGS.TS.Lê Thị Quý ở trung tâm nghiên cứu giới và phát triển (Đại học quốc gia Hà Nội) đã nói: “Khía cạnh bạo lực gia đình, một biểu hiện của bất bình đẳng giới” [26;17]. Vì vậy, để hiểu bạo lực là gì? bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình như thế nào? Chúng ta cần làm rõ một số khái niệm sau.
1.1.1. Bình đẳng
Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về “bình đẳng”. Nhưng có lẽ hai định nghĩa sau đây được nhiều người công nhận và sử dụng phổ biến:
Thứ nhất là theo từ điển Tiếng Việt: “Bình đẳng là sự ngang nhau về quyền lợi và địa vị” [34;6]
Thứ hai là theo từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học: “Bình đẳng là những điều kiện và những khả năng như nhau đối với việc tự do phát triển năng lực thoả mãn các nhu cầu của tất cả các thành viên trong xã hội, địa vị
như nhau của mọi người trong xã hội” [28;10].
1.1.2. Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là khái niệm biểu đạt sự đối xử như nhau của xã hội giữa nam và nữ; là trạng thái (hay tình hình) xã hội trong đó phụ nữ và nam giới có vị trí như nhau, có các cơ hội như nhau để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình. Luật bình đẳng giới (2007) có viết: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó” [24;9].
Bình đẳng giới là vấn đề không của riêng một quốc gia, dân tộc nào, mà nó là vấn đề mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam có biết bao tấm gương nữ anh hùng liệt sỹ ở khắp mọi miền của Tổ quốc trong hai cuộc kháng chiến thần thánh (chống Pháp và chống Mỹ) như: Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Thị Định…Bên cạnh đó, trên thế giới còn có rất nhiều “Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới” như mẹ Teresa được trao giải Nobel hoà bình năm 1979 vì sự nghiệp hoạt động nhân đạo của bà. Đặc biệt phải kể đến Simone de beauvior với tác phẩm “Giới thứ hai” (The second sex), bà đã trở thành mẹ đẻ của phong trào đòi nam nữ bình quyền sau năm 1968, với câu nói nổi tiếng “Người ta sinh ra không là phụ nữ mà là để trở thành phụ nữ…”.
Không chỉ vậy, trong gia đình, phụ nữ luôn là người vợ, người mẹ đảm đang chịu thương chịu khó, thương yêu chồng con. Thế nhưng chưa ở nước nào, người phụ nữ được thực sự bình đẳng. Ở nhiều nơi họ vẫn bị áp bức nặng nề, thậm chí có nơi họ vẫn là nô lệ. Tình trạng này đặc biệt trầm trọng ở các nước đang và chậm phát triển, nhất là các nước ở vùng Trung Đông, các nước theo đạo Hồi…Trước tình hình đó, Liên hợp quốc ngay từ khi thành lập sau Đại chiến thế giới lần thứ hai đã quan tâm đến vấn đề bình đẳng nam nữ. Hiến chương của Liên hợp quốc tuyên bố: “Các dân tộc hợp thành liên hiệp quốc kiên quyết khẳng định lại niềm tin vào các quyền cơ bản của con người, vào phẩm giá con người” [7;54].
Hiện nay, Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) đã được 186 nước phê chuẩn, riêng Việt Nam đã ký công ước từ năm 1980. Hiện nay, ở khu vực ASEAN đã có 8/10 quốc gia ban hành luật và điều khoản liên quan đến bạo lực gia đình. Trong đó, Malaysia là nước đầu tiên đưa ra luật này vào năm 1994, Việt Nam thông qua luật này vào năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ 7/2008.
Nếu như bình đẳng giới là sự ngang bằng nhau về nghĩa vụ và quyền lợi thì bất bình đẳng giới là sự không ngang bằng nhau về nghĩa vụ và quyền lợi. Chúng ta có thể hiểu bất bình đẳng giới là sự phân biệt không công bằng trong đối xử, hưởng thụ, trong kiểm soát và ra quyết định giữa nam và nữ…
Bất bình đẳng giới có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, nó xuất hiện ngay trong xã hội loài người. Hiện tượng này, bắt đầu cùng với sự chuyển đổi từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ quyền trên phạm vi toàn cầu, sau khi xác lập quyền tư hữu. Sự bất bình đẳng giới được bắt đầu từ những mối quan hệ ruột thịt trong gia đình, nên nó diễn ra có vẻ dễ dàng và hầu như không gặp sự phản kháng nào từ phía nữ giới. Sự áp đặt về giới đã mang tính vô hình từ nhiều thế kỷ: “Có lẽ, trong ba hình thức bất bình đẳng lớn nhất của lịch sử nhân loại (bất bình đẳng chủng tộc, bất bình đẳng giai cấp, bất bình đẳng giới) thì bất bình đẳng giới chính là nguồn gốc đích thực (về mặt lịch sử - xã hội) của mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của quan hệ vật chất”[23;21].
Cho đến nay, lịch sử của sự phát triển xã hội loài người là lịch sử của các cuộc đấu tranh nhằm xoá bỏ sự bất bình đẳng xã hội qua các cuộc khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh nghị trưởng, thay đổi thể chế chính trị, xã hội. Riêng bất bình đẳng giới lại không thể giải quyết bằng các biện pháp nêu trên. Bất bình đẳng giới là địa vị thấp kém của phụ nữ so với nam giới, là một trong những bất bình đẳng xã hội. Do đó, đã làm xuất hiện những cuộc đấu tranh của phụ nữ giành quyền bình đẳng đối với nam giới và phong trào vận động ủng hộ phụ nữ trong cuộc đấu tranh đó. Thực tiễn đó làm nảy sinh các lý thuyết nữ quyền và lý thuyết giới.
Theo như các nhà nghiên cứu về giới: “Giới và giới tính là hai khái niệm cặp đôi, liên quan chặt chẽ với nhau. Trong tiếng anh giới là GENDER và giới tính là SEX” [11;29]. Nó được thể hiện rõ hơn trong quan điểm của GS.Lê Thi: “Những khác biệt về giới tính (sex) giữa đàn ông và đàn bà là những đặc điểm tự nhiên của cơ thể con người và chức năng của nó là bẩm sinh và không thay đổi. Cần phân biệt những khác biệt về giới (gender) là những đặc điểm có tính xã hội, lịch sử cụ thể học tập được và luôn thay đổi” [29;83].
Giới ở đây chính là khái niệm khoa học ra đời từ môn nhân loại học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội. Nói về giới là nói về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quan niệm hay quy định cho nam và nữ. Còn giới tính là một khái niệm khoa học ra đời từ môn sinh vật học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình tái sản xuất con người, duy trì nòi giống.
Với những phân tích trên đã giúp chúng ta phần nào hiểu rõ về bình đẳng giới và có thể đi đến kết luận: “Bình đẳng có nghĩa là các em gái được đến trường học như các em trai, là các cơ hội kinh tế được mở ra đối với phụ nữ, là các gia đình nghèo được hưởng lợi từ các hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ…Bình đẳng cũng có nghĩa là phụ nữ hoàn toàn có quyền tham gia vào các hoạt động chính trị và ra quyết định…” [6;20]. Có thể thấy, những quan điểm về vấn đề bình đẳng giới này, trước sự biến đổi hàng ngày, hàng giờ của nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hoá nó được thể hiện khác nhau ở từng quốc gia, dân tộc cũng như giữa các tỉnh thành trong một đất nước.
1.1.3. Bạo lực gia đình
Lâu nay khái niệm bạo lực vẫn thường được hiểu theo nghĩa hẹp của chuyên ngành chính trị học. Với cách định nghĩa như vậy, bạo lực vẫn thường được hiểu với tính chất của một phương thức vận động chính trị: “bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp lật đổ” (Từ điển Tiếng Việt, 2003). Còn theo từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học: “Bạo lực là một giai cấp (các nhóm chính trị - xã hội) nào đó áp dụng những hình thức cưỡng bức khác nhau, kể cả sự tác động bằng vũ trang, đối với các giai cấp (các nhóm chính trị - xã hội) khác nhau nhằm mục đích giành lấy hoặc duy trì sự thống trị về kinh tế, chính trị những quyền hay đặc quyền khác nhau” [28;8].
Tuy nhiên, không phải mọi hình thức bạo lực trong xã hội đều mang tính chính trị, đều chỉ hướng vào việc lật đổ các đảng và phe phái chính trị. Người ta có thể dùng bạo lực để hành xử với nhau trong cuộc sống hàng ngày như: giải quyết sự bất hoà trong quan hệ xã hội, sự tranh chấp quyền lợi giữa hai người hàng xóm…Như vậy, có thể gọi bạo lực là một hiện tượng xã hội và là một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội.
Các nhà khoa học đã phân chia các dạng thức bạo lực trong xã hội: có thể là bạo lực về chính trị, khủng bố, lật đổ hoặc bạo lực về kinh tế, tranh giành lợi nhuận; bạo lực ở cấp độ giai cấp hoặc ở cấp độ các nhóm và tầng lớp xã hội; bạo lực trong phạm vi địa phương, hoặc trong phạm vi gia đình; bạo lực giữa các cá nhân với cá nhân. Từ đó ta có thể thấy, bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực trong xã hội,“Nó là việc các thành viên trong gia đình vận dụng sức mạnh để xử lý các vấn đề trong gia đình” [7;27].
Bạo lực gia đình là hiện tượng phổ biến trên thế giới nhưng vẫn có rất nhiều người nhận thức chưa đúng về nó. Luật phòng, chống bạo lực gia đình của Quốc hội nước ta chỉ rõ: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình” [25;1].
Ngày 25-11 hàng năm được Liên hợp quốc lấy làm Ngày quốc tế phòng, chống bạo lực gia đình. Thế giới từng có nhiều cố gắng trong việc phòng chống bạo lực gia đình và ban hành nhiều văn kiện pháp lý liên quan. Hiện có 89 nước có quy định pháp luật về chống bạo lực gia đình, trong đó có 60 nước có luật riêng về phòng chống bạo lực gia đình; 7 nước có luật riêng về bạo lực chống lại phụ nữ... Tuy nhiên đến nay tình trạng bạo lực gia đình vẫn đang là nỗi nhức nhối của cả nhân loại.
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình, toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng các quyền của con người.
Ở Ấn Ðộ, mỗi năm có khoảng hơn 5.000 phụ nữ bị cướp đi mạng sống của mình vì nhà chồng cho rằng của hồi môn không đủ. Ở Băng-la-đét, theo thống kê tội giết vợ chiếm 50% trong số các vụ giết người. Ngay tại Mỹ, một cường quốc hùng mạnh được coi là “tự do” thì hiện tượng bạo lực trong gia đình lại rất phổ biến và đáng báo động. Trên phạm vi toàn nước Mỹ cứ 15 giây lại có một phụ nữ bị đánh đập, có ít nhất 4 triệu báo cáo tai nạn do bạo lực trong gia đình chống lại phụ nữ mỗi năm. Còn ở Việt Nam - một đất nước đang phát triển, thì tình trạng này phải khẳng định là đang tăng lên. Theo báo cáo của Bộ Công an, cứ 2 - 3 ngày lại có một người chết liên quan đến bạo lực gia đình; trong năm 2005 có 14% số vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình (39 vụ chồng giết vợ và 8 vụ vợ giết chồng). Sáu tháng đầu năm 2006, tỷ lệ này là 30,5% (26/77 vụ) [27; 19].
Đánh giá về vấn đề này, theo GS. Lê Thị Quý ở trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ thì tệ nạn này đang phát triển trong xã hội ta hiện nay, nó không chỉ xúc phạm đến nhân phẩm, quyền con người của phụ nữ mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá. Có thể phân bạo lực trong gia đình dưới hai dạng chính là bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy được ( hay gọi là bạo lực trực tiếp và bạo lực gián tiếp).
Bạo lực nhìn thấy được thường là các hành vi về thể chất như đánh đập, cưỡng bức tình dục, sử dụng vũ lực hoặc đe doạ, kể cả việc dùng vũ lực để can thiệp vào ý muốn sử dụng các biện pháp tránh thai của vợ. Còn bạo lực không nhìn thấy được là dạng bạo lực lao động hoặc kinh tế có thể khiến nhiều người không nhận thấy được mức độ trầm trọng. Người bị bạo lực thì âm thầm chịu đựng, cam lòng khuất phục trong suốt cả cuộc đời, còn xã hội thì không ủng hộ họ.
Ngoài ra còn nhiều cách phân loại bạo lực gia đình khác nhau: bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần và bạo hành tình dục hay ngược đãi thân thể, ngược đãi về lời nói và ngược đãi liên quan đến tình dục…và người gây ra bạo lực thường là người chồng hay sự thờ ơ của người chồng đối với vợ mình. Ngoài ra tham gia vào việc hành hạ phụ nữ thường là cả gia đình nhà chồng, gồm anh chị em chồng, bố mẹ chồng, một số trường hợp khác thuê người đánh.
Việc nhận thức vấn đề này lại là một nghịch lý: một số hành vi bạo lực trong gia đình được nhiều tầng lớp trong xã hội, kể cả phụ nữ, coi là có thể chấp nhận được như quan hệ lăng nhăng, hỗn láo… Và bạo lực trong gia đình để lại những hậu quả rất nặng nề: gây tình trạng bất an trong cuộc sống của người phụ nữ, những đứa trẻ… đặc biệt cản trở sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Đây cũng là vấn đề bức xúc đang được đặt ra ở tỉnh Sơn La.
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng giới
Lịch sử xã hội loài người cho đến nay đã chứng minh rằng, tiến bộ của xã hội sẽ chậm lại, nếu trong xã hội có một bộ phận đông đảo người bị áp bức bóc lột, bị hạn chế hay bị loại trừ. Thực tiễn phát triển lịch sử cũng khẳng định: bất kỳ cuộc đấu tranh cách mạng nào nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại lao động, nếu không gắn kết chặt chẽ với vấn đề giải phóng phụ nữ và được đông đảo các tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia, thì không thể phát triển và giành thắng lợi vững chắc.
Một trong những quan điểm phi lý nhất ngự trị trong lịch sử xã hội loài người thế kỷ XVII, XVIII là: từ khi có xã hội thì đàn bà đã là nô lệ của đàn ông. Để bảo vệ chế độ thống trị, các tư tưởng của giai cấp bóc lột đã biện hộ cho giá trị không đầy đủ của người phụ nữ nên sự lệ thuộc của họ vào đàn ông là lẽ tự nhiên. Trái với quan điểm này, các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Điđơrô, J.Rutxô và sau này là Phuriê đã kịch liệt phê phán. Phuriê - nhà tư tưởng Pháp thế kỷ XIX đã tiến thêm một bước về mặt lý luận, khi cho rằng giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ giải phóng xã hội: “Sự phát triển của một thời đại lịch sử bao giờ cũng có thể xác định được bằng bước tiến của phụ nữ tới tự do, vì trong quan hệ giữa đàn ông và đàn bà, biểu hiện một cách rõ ràng nhất thắng lợi của tính người đối với tính thú. Trình độ của giải phóng phụ nữ là tiêu chuẩn tự nhiên để đo sự giải phóng phổ biến” [16; 295]. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là giải phóng phụ nữ như thế nào và với những phương thức cụ thể nào thì các ông chưa chỉ ra được.
Vì thế mà giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác ra đời và đã góp phần quan trọng đưa sự phát triển lý thuyết bình đẳng giới sang một giai đoạn mới.
Khi nghiên cứu về lý luận của cuộc cách mạng vô sản, C.Mác - Ph.Ăngghen đã đánh giá rất cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội. Theo các ông: “Trong lịch sử nhân loại, không có phong trào to lớn nào của những người bị áp bức mà lại không có phụ nữ lao động tham gia; phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất trong tất cả những người bị áp bức, chính vì vậy nên họ chưa bao giờ và không bao giờ đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng” [4; 60].
Sự nghiệp giải phóng phụ nữ phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Vì vậy, theo Ph. Ăngghen, phụ nữ tham gia công việc xã hội chính là điều kiện đầu tiên để giải phóng phụ nữ. Ông khẳng định: “Người ta thấy rằng, sự giải phóng phụ nữ, quyền bình đẳng giữa nam và nữ đều không thể có được và mãi mãi không thể có được; chừng nào mà người phụ nữ còn bị gạt ra ngoài lao động sản xuất của xã hội và còn phải bị bó hẹp trong công việc riêng tư ở gia đình” [16; 507].
Từ việc phân tích sự bất bình đẳng nam nữ trong xã hội loài người, Mác - Ăngghen đã chỉ ra nguồn gốc kinh tế, xã hội và nhận thức của sự bất bình đẳng đó. Trong đó nguồn gốc kinh tế là nguyên nhân chính tác động đến vai trò, thứ bậc của mối quan hệ nam nữ trong gia đình. Trong nền kinh tế Cộng sản nguyên thuỷ, đàn bà nắm giữ kinh tế nên đàn bà nắm giữ quyền cai quản xã hội và gia đình. “Kinh tế gia đình cộng sản…là cơ sở hiện thực quyền thống trị của người đàn bà, cái quyền thống trị phổ biến khắp mọi nơi trong thời nguyên thuỷ” [17; 83]. Nhưng khi đàn ông nắm quyền thống trị kinh tế thì sự thống trị của nam giới với phụ nữ trở nên phổ biến không chỉ trong nền sản xuất vật chất của xã hội mà cả trong nền tái sản xuất, tức là trong hôn nhân gia đình. Mác - Ăngghen chỉ rõ: “sự thống trị của đàn ông trong hôn nhân đơn thuần là kết quả của sự thống trị của họ về kinh tế”. Vì vậy, khi không còn chế độ tư hữu thì sự thống trị của đàn ông đối với đàn bà trong hôn nhân “sẽ tiêu vong cùng với sự thống trị về kinh tế” [17; 125].
Sở dĩ địa vị xã hội của người phụ nữ lúc bấy giờ luôn thấp kém hơn nam giới, là bắt nguồn từ địa vị kinh tế của họ. Ph.Ăngghen đã khẳng định: “tình trạng không bình quyền giữa đôi bên, do những quan hệ xã hội trước kia để lại cho chúng ta, tuyệt nhiên không phải là nguyên nhân, mà là kết quả của việc áp bức đàn bà về mặt kinh tế” [2; 115]. Còn theo từ điển chủ nghĩa cộng sản khoa học (do Liên Xô cũ xuất bản năm 1986): “sự xuất hiện chế độ tư hữu đến sự phụ thuộc về mặt kinh tế của người phụ nữ và người chồng, vào người cha, còn trong các giai cấp bị bóc lột thì nó đồng thời dẫn đến sự nô dịch người phụ nữ về mặt giai cấp” [28; 391].
Tuy nhiên kinh tế không phải là yếu tố duy nhất, bên cạnh đó còn có các yếu tố phi kinh tế - đó là yếu tố thuộc về nhận thức, văn hoá - xã hội. Ăngghen đã nêu rõ quan điểm này như sau: “Chúng tôi coi những điều kiện kinh tế là cái cuối cùng quyết định sự phát triển lịch sử. Nhưng chủng tộc cũng là một nhân tố kinh tế…sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật; v.v.v…, là dựa trên sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau và cùng tác động đến cơ sở kinh tế. Hoàn toàn không phải điều kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất chủ động, còn mọi thứ khác chỉ có tác dụng thụ động. Trái lại, có sự tác động qua lại trên cơ sở tính tất yếu kinh tế, xét đến cùng bao giờ cũng tự vạch ra con đường đi của nó” [32; 7].
Không dừng lại ở việc xác định nguyên nhân của sự áp bức đối với phụ nữ trong gia đình và xã hội, chủ nghĩa Mác đã tiến thêm những bước căn bản so với các nhà lý luận đương thời, bằng cách đưa ra những đề xuất nhằm giải phóng phụ nữ khỏi sự áp bức này.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đặt vấn đề rất rõ ràng, nguồn gốc áp bức phụ nữ và bất bình đẳng nam nữ nảy sinh từ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nên để xoá bỏ sự bất bình đẳng và áp bức về giới, thì cần xoá bỏ chế độ tư hữu này. Ở đây cần một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, vì chủ nghĩa tư bản với nền tảng là chế độ tư hữu không thể giải phóng phụ nữ mà còn tăng thêm sự áp bức, bóc lột và sự tha hoá đối với họ. Vì vậy, theo Ăngghen, sự nghiệp giải phóng phụ nữ chỉ có thể thực hiện được một cách triệt để khi lao động gia đình biến thành lao động xã hội:“chỉ có thể giải phóng được người phụ nữ khi người phụ nữ có thể tham gia sản xuất trên một quy mô xã hội rộng lớn và chỉ phải làm công việc trong nhà rất ít” [2; 268]. Mặt khác, do “sự thống trị của người đàn ông trong hôn nhân chỉ đơn thuần là kết quả của sự thống trị về kinh tế, và sẽ tiêu vong cùng với sự thống trị về kinh tế” [2; 127]. Cho nên phải xoá bỏ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và các quan hệ tài sản do nền sản xuất ấy tạo ra thì mới tiến đến sự hoàn toàn bình đẳng về quyền lợi giữa nam và nữ.
Trên cơ sở về sự áp bức và nguồn gốc của sự áp bức đối với phụ nữ của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác, Lênin đã hiện thực hoá quá trình giải phóng phụ nữ thông qua hàng loạt chính sách được ban hành sau khi thành lập chính quyền Xô Viết tại nước Nga. Có 3 nhóm giải pháp quan trọng được coi là then chốt: Một là, xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật mới đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ. Hai là, đưa phụ nữ vào tham gia quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền. Ba là, giảm nhẹ gánh nặng công việc nội trợ của người phụ nữ bằng việc xây dựng nhà trẻ, nhà ăn công cộng…
Trên cơ sở thực tiễn của nước Nga, V.I.Lênin đã nêu ra những luận điểm quan trọng trong quá trình thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Theo ông thì công việc nội trợ trong gia đình là một vấn đề hết sức nan giải trong số các vấn đề liên quan nhằm giải phóng phụ nữ. V.I.Lênin cho rằng:“Ngay trong điều kiện hoàn toàn bình đẳng thì sự thật phụ nữ vẫn bị trói buộc vì toàn bộ công việc gia đình đều trút lên vai phụ nữ” [15; 39].
Tóm lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, để tiến tới bình đẳng nam nữ và giải phóng phụ nữ, cần phải thực hiện những điều kiện sau:
Thứ nhất, xoá bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu nhằm xoá bỏ sự lệ thuộc về kinh tế của người phụ nữ đối với nam giới. Giải phóng phụ nữ ra khỏi sự áp bức, bóc lột và bất bình đẳng trong nền sản xuất xã hội. Thực hiện tốt điều này sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng quan hệ bình đẳng nam nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
Thứ hai, tạo điều kiện cho phụ nữ thoát khỏi những ràng buộc gia đình, tạo điều kiện và cơ hội cho họ tham gia vào nền sản xuất xã hội. Xã hội cần giúp người phụ nữ giảm nhẹ gánh nặng công việc gia đình bằng cách phát triển các hệ thống dịch vụ công cộng.
Thứ ba, xoá bỏ dần các phong tục tập quán, định kiến về giới và tâm lý coi thường phụ nữ, tuyên truyền giáo dục và vận động cộng đồng xã hội nhận thức được ý nghĩa của việc nâng cao bình đẳng nam nữ là góp phần thúc đẩy gia đình ổn định và xã hội phát triển bền vững.
Thứ tư, xây dựng quan hệ gia đình bình đẳng, hoà thuận, đòi hỏi hôn nhân cần dựa trên tình yêu chân chính chứ không bị lợi ích kinh tế chi phối.
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình đẳng
Kế thừa và phát triển học thuyết Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người Việt Nam đầu tiên hiểu và đặc biệt quan tâm đến tiềm năng, vai trò, vị thế của người phụ nữ trong phong trào cách mạng thế giới nói chung và sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói riêng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từ rất sớm khi đấu tranh cho quyền độc lập của dân tộc đã đấu tranh cho quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ các nước thuộc địa. Trên tờ báo “Người cùng khổ”, trong bài “phụ nữ Việt Nam và chế độ đô hộ của Pháp”, Người viết: “chế độ thực dân tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi. Bạo lực đó đem ra đối xử đối với trẻ em và phụ nữ lại càng bỉ ổi hơn nữa”.
Từ cảm nhận sâu sắc nỗi khổ nhục của phụ nữ dưới chế độ thực dân phong kiến, Bác càng ý thức hơn phụ nữ chính là một lực lượng, một nửa thành công của các mạng. Trong thư gửi phụ nữ nhân dịp kỷ niệm ngày 8/3/1952, Người khẳng định: “non sông gấm vóc nước Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ” [22; 289].
Tôn trọng phụ nữ, đánh giá đúng vai trò của phụ nữ, song Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất nghiêm khắc đối với phụ nữ. Người đã chỉ cho phụ nữ Việt Nam thấy rằng, muốn có sự bình đẳng thực sự, không nên chỉ trông chờ vào người khác mà “bản thân chị em phải có chí khí tự cường, tự lập, phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho mình” [21; 225].
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề bình đẳng nam nữ không chỉ là những nội dung lý luận quan trọng, mà còn là những gợi ý cụ thể và các biện pháp nhằm xây dựng các mối quan hệ bình đẳng giữa nam, nữ trong gia đình và xã hội. Người cho rằng, thực hiện bình đẳng nam nữ là vấn đề phức tạp, không dễ dàng: “Đó là cuộc cách mạng to và khó. Vì trọng nam, khinh nữ là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp trong xã hội” [20; 433].
Theo Bác, đấu tranh giành chính quyền, bình đẳng cho phụ nữ trước hết là cuộc đấu tranh về nhận thức, đấu tranh chống lại các thói quen lâu đời. Và cuộc đấu tranh này diễn ra ở mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội. Vậy đối tượng của cuộc đấu tranh đó là gì? Bác nhấn mạnh “giải phóng người đàn bà đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản của người đàn ông” [19; 524]. Rõ ràng là, nếu các biện pháp tiến tới bình đẳng nam nữ chỉ dừng lại ở việc giáo dục và động viên giới nữ nói chung thì chưa đủ. Mà mục tiêu quan trọng là phải thay đổi nhận thức, khắc phục định kiến và tư tưởng coi thường phụ nữ của nam giới. Về phương pháp đấu tranh để giành bình quyền, bình đẳng, Bác chỉ rõ không thể dùng vũ lực. Và lĩnh vực khó nhất của sự nghiệp này là phấn đấu đạt bình quyền, bình đẳng trong gia đình.
Như vậy, luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bình đẳng nam nữ thể hiện một cách rõ ràng mục tiêu cần đạt được cũng như cách thức và biện pháp cần thực hiện để đạt được bình quyền, bình đẳng. Có lẽ đây là một trong những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh cần được cán bộ, đảng viên nhận thức một cách đầy đủ và vận dụng một cách sâu sắc hơn nữa trong giai đoạn hiện nay của cách mạng Việt Nam.
Tiếp thu lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, ngay từ khi ra đời Đảng ta rất quan tâm đến phụ nữ, luôn coi vấn đề phụ nữ là trọng tâm trong sự nghiệp cách mạng. Ngay từ năm 1930 khi mới ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề cao tư tưởng “nam nữ bình quyền” và coi đó là một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam.
Nhận thức vai trò, vị thế của giới nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam đã ra nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về công tác vận động phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực công tác xã hội, bổ sung nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước. Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 12/7/1993 của Bộ chính trị về “đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 37/CT-TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư về “công tác cán bộ trong tình hình mới”; Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” được coi là những văn bản gần đây nhất ghi nhận phụ nữ Việt Nam vừa có tiềm năng to lớn, là động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.
Các Văn kiện Đại hội Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội X đều nhấn mạnh đến việc thực hiện bình đẳng giới, chú trọng công tác cán bộ nữ, nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ là điều kiện quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ cho phụ nữ. Cụ thể:
Tại Đại hội IX (2001), vấn đề bình đẳng giới được xác định như một nhiệm vụ cơ bản để xây dựng gia đình văn hoá: “đối với phụ nữ, thực hiện chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp các ngành…” [8; 126].
Đại hội X (2006) là sự kế thừa, tiếp tục mục tiêu bình đẳng giới trong gia đình. Đại hội đã xác định: “Nâng cao trình độ mọi mặt cả đời sống vật chất tinh thần cho phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp…” [9; 120].
Vấn đề bình đẳng giới đã được Đảng ta đề cập đến rất nhiều trong các Đại hội. Tuy nhiên, nó chưa được nghiên cứu sâu và thực hiện có hiệu quả. Cho đến Đại hội X, những quan điểm của Đảng về vấn đề bình đẳng giới mới thực sự được đưa ra một cách cụ thể qua luật bình đẳng giới. Luật này được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2007, đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của Nhà nước ta quy định về những nội dung bình đẳng giới một cách toàn diện. Điều 4 của Luật đã khẳng định mục tiêu của bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng thực chất giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Trước những hậu quả để lại khá nghiêm trọng của nạn bạo hành, Nhà nước ta đã ban hành Luật phòng, chống bạo hành gia đình ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2008. Luật gồm 6 chương, 45 điều, quy định phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; quyết định xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, tư tưởng của Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam là sự tiếp nối các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng nam nữ. Quan điểm này nhấn mạnh vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng; nhấn mạnh sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho phụ nữ thoát khỏi công việc gia đình tham gia vào công tác xã hội.
Tóm lại, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ, là cơ sở lý luận, nền tảng tư tưởng để Đảng và Nhà nước đề ra phương hướng, giải pháp cho vấn đề bình đẳng giới trong gia đình và được áp dụng phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng tỉnh thành, địa phương cả nước.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
(2005 - 2010)
2.1. Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Sơn La là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc, tổng diện tích tự nhiên là 14.174 km2 chiếm 4,27% diện tích cả nước. Toàn tỉnh gồm có 11 đơn vị hành chính (01 thành phố và 10 huyện), có chung đường biên giới Việt - Lào dài trên 250km và đường địa giới giáp các tỉnh bạn là 628km. Toạ độ địa lý từ 20030’ - 22002’ vĩ độ Bắc, từ 103011’ - 105002’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, Lai Châu.
Dân số (thống kê năm 2009) là 1.083.700 người, mật độ dân số 73 người/km2 trong đó nam chiếm 50,2%, nữ chiếm 49,8%. Bao gồm 12 dân tộc anh em (kinh 17,61%; Thái 53,20%; Mường 7,57%; Mông 14,61%; Dao 1,77%; Khơ Mú 1,17%; Kháng 0,80%; La Ha 0,75%; Xinh Mun 1,98%; Tày 0,15%; Lào 0,31%; Hoa 0,02%; dân tộc khác 0,06%). Tổng số lao động trên địa bàn khoảng 584.940 người (chiếm 56% tổng dân số); lao động nông, lâm nghiệp là chủ yếu với 502.350 người (chiếm 86% tổng lao động) [33; 1].
Sơn La là một tỉnh miền núi có độ cao trung bình từ 600-700m so với mực nước biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh. Địa hình gồm các dãy núi phần lớn chạy dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo chiều dòng chảy của Sông Đà và Sông Mã. Tỉnh có 2 cao nguyên là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản.
Tỉnh Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc điểm của khí hậu Tây Bắc, chia làm hai mùa: mùa đông lạnh và khô; mùa hè nóng, ẩm và mưa nhiều. Với đặc điểm địa hình như vậy đã tạo cho tài nguyên thiên nhiên tỉnh Sơn La đa dạng phong phú với tài nguyên rừng có khả năng phát triển; tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, với hệ động thực vật phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại quý hiếm.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước và sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ chính quyền địa phương, nền kinh tế Sơn La tiếp tục chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, thâm canh, kết hợp mở rộng vùng cây ăn quả, cây công nghiệp gắn với cơ sở chế biến có quy mô và công nghệ phù hợp. Đồng thời hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị mới nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La, tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh ước đạt 4.377,450 tỷ đồng, bằng 98,6% kế hoạch và tăng 12,8% so với năm 2009. Trong đó khu vực nông, lâm, thuỷ sản giảm 3,4%; công nghiệp - xây dựng tăng 19,3%; dịch vụ tăng 24%. Cơ cấu GDP: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 43,6% năm 2009 xuống còn 40,01%; khu vực công nghiệp, xây dựng từ 23,3% năm 2009 lên 23,4%; dịch vụ tăng từ 33,1% năm 2009 lên 36,56% [33; 2].
Bên cạnh đó, văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả quan trọng; các vấn đề bức xúc của xã hội được tập trung giải quyết.
Giáo dục và đào tạo được củng cố và phát triển toàn diện, các ngành học, bậc học phát triển nhanh về quy mô trường lớp, học sinh; cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung được triển khai thực hiện nghiêm túc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo…được chú trọng; chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên; mạng lưới y tế được củng cố. Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt 64%; tổng số cán bộ y tế hiện có 4.019 người, tăng 13,2% so với năm 2009. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 01 tuổi là 0,58%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 23,5%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,25%; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên xuống còn 9,5% [33; 9].
Chương trình xoá đói giảm nghèo, xoá nhà tạm được đẩy mạnh và đạt kết quả cao. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 46% (năm 2006) xuống còn 25% (năm 2010), phấn đấu giảm xuống dưới 10% vào năm 2015 [33; 11].
Ngoài ra, tình hình an ninh chính trị tiếp tục được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được thể hiện toàn diện trên các mặt: công tác nắm tình hình, công tác tham mưu; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, ma tuý…Quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế tiếp tục được củng cố, tăng cường và mở rộng; đặc biệt là quan hệ hợp tác với các tỉnh giáp biên giới Việt - Lào. Công tác tôn tạo, tăng dày hệ thống mốc quốc giới Việt - Lào được tập trung chỉ đạo, đến nay đã hoàn thành 13 mốc biên giới giữa Sơn La với tỉnh Luông Pha Băng.
Như vậy, ta có thể thấy Sơn La là một tỉnh miền núi có nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh, mặc dù những yếu tố vật chất tạo điền kiện cho sự phát triển phần lớn vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung ương, nhưng cũng góp phần dần đưa Sơn La thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và rút ngắn khoảng cách với các tỉnh phát triển, tạo lập các yếu tố cơ bản làm tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ở Sơn La mặt bằng dân trí vẫn còn thấp và phát triển không đều. Vì vậy còn nhiều hủ tục lạc hậu đặc biệt là tư tưởng phân biệt nam nữ.
Vì vậy, mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với những cuộc cách mạng to lớn thì phụ nữ Sơn La, nhất là phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa vẫn chịu thiệt thòi về mọi mặt, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng nam nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình. Đặc biệt là tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ đang gây nhiều bức xúc trong toàn tỉnh.
2.2. Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La
2.2.1. Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ
Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là tình trạng một bộ phận phụ nữ và trẻ em trở thành nạn nhân của các hành vi ngược đãi diễn ra ngay trong gia đình, do chính người chồng gây ra. Cũng như các vấn đề xã hội khác, nó chịu tác động của những thay đổi về môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội. Mặc dù đã có sự ngăn chặn khá kiên quyết của pháp luật, chính quyền, của các đoàn thể nhưng thực tế tại cộng đồng dân cư, không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể sống một cách hoàn toàn êm ấm hạnh phúc. Bạo lực trong gia đình khi lén lút, lúc công khai, đã và đang xảy ra phá vỡ hạnh phúc của một số gia đình, nhất là các cặp vợ chồng trẻ. Vì vậy chúng ta cần phải đấu tranh nhằm ngăn chặn, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bạo lực gia đình bao gồm nhiều dạng. Trong xã hội Việt Nam nó thường diễn ra dưới hai hình thức: “bạo lực nhìn thấy được” và “bạo lực không nhìn thấy được”. Hai dạng bạo lực này ở nơi này được thể hiện trong mối quan hệ khăng khít, ở nơi khác lại được thể hiện trong sự độc lập, tách biệt lẫn nhau. Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình, vào nhận thức và hành động của các thành viên trong gia đình.
Thứ nhất: bạo lực nhìn thấy được
Vấn đề bạo lực và các hành vi bạo lực trong gia đình là một vấn đề phức tạp, thể hiện ở nhiều góc độ. Trong thực tế, các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở các hành vi bạo lực nhìn thấy được mà ít có những phân tích sâu đối với những hành vi bạo lực không nhìn thấy được trong gia đình.
Bạo lực nhìn thấy được đó là bạo lực về thân thể, tình dục với các hành vi đánh đập, hành hạ đến thương tích phải tìm đến cái chết; hay bị hành hạ chửi rủa hắt hủi khi không sinh được con trai; người chồng đòi lấy vợ hai hoặc người chồng khinh bỉ coi vợ như người ở…Ta có thể nhận thấy đây là một dạng bạo lực rất nguy hiểm. Nó làm cho người phụ nữ bị tổn thương, đau đớn hoặc đôi khi mất đi cả tính mạng của mình.
Thực trạng bạo lực gia đình nói chung, bạo lực nhìn thấy được nói riêng của toàn tỉnh ngày càng tăng với con số đáng lo ngại. Năm 2005 có 175 vụ ly hôn do mâu thuẫn gia đình và đánh đập ngược đãi. Đến năm 2006 con số này là 270 vụ, tăng gần 2 lần so với năm 2005 và không ngừng tăng lên, trong năm 2007 là 212 vụ, năm 2008 số vụ bạo lực đã lên tới 319 vụ tăng 1,5 lần so với năm 2007. Đến năm 2010 là 645 vụ, tăng 2,1 lần so với năm 2008, và tăng 4,8 lần so với năm 2005.
Thực trạng này ngày càng phổ biến khắp các cơ sở địa phương trong toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ lớn trong các vụ án về hôn nhân và gia đình. Theo thống kê của Toà án nhân dân trong 455 vụ ly hôn năm 2009 trên địa bàn tỉnh thì có đến gần 400 vụ ly hôn do bạo lực gia đình gây ra với các nguyên nhân: rượu chè, ngoại tình, cờ bạc...
Bạo lực gia đình không chỉ xảy ra ở vùng sâu, vùng xa với những người có trình độ học vấn thấp mà còn ở thành phố, trong những gia đình có học vấn cao, có địa vị xã hội. Ngay tại địa bàn Thành phố, năm 2010 có 67 vụ án hôn nhân gia đình thì có đến 54 vụ án do bạo lực gia đình gây ra. Còn ở địa bàn các huyện là 571 vụ... [31; 1]. Tuy nhiên con số này chưa hẳn đã phản ánh đúng thực tế. Nhiều trường hợp các nạn nhân che giấu, âm thầm chịu đựng; một số bị đánh đập quá mức thì chỉ đến tâm sự với cán bộ cơ sở, không muốn công khai.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn của các gia đình nhưng nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này vẫn là do mâu thuẫn gia đình và tệ đánh đập ngược đãi. Trong đó phụ nữ luôn là người gánh chịu hậu quả. TS. Hoàng Bá Thịnh (Trung tâm nghiên cứu giới gia đình và môi trường trong phát triển) cho rằng: “Bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội, nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhau... Điều dễ nhận thấy là, bạo lực giới trong gia đình có xu hướng phổ biến hơn ở các cộng đồng có mức sống và dân trí thấp, hoặc tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn nặng nề” [30; 65].
Sơn La với đặc điểm là một tỉnh miền núi nghèo nàn lạc hậu với hơn 80% là dân tộc. Mấy năm gần đây mới bắt đầu phát triển công nghiệp. Chính vì vậy trình độ dân trí còn rất thấp, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của truyền thống xưa, tập tục lạc hậu vẫn ăn sâu bám rễ trong tư tưởng mỗi người nơi đây nên việc nhận thức về bạo lực trong gia đình chưa đúng đắn.
Theo nghiên cứu mới nhất ở Huyện Mộc Châu (2006): Các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu cho thấy phần lớn người dân đều không có nhận thức rõ ràng về bạo lực gia đình, khái niệm bạo lực chưa được nghe nói đến hoặc ở mức độ rất mơ hồ. Theo kết quả khảo sát phiếu điều tra hộ gia đình, có tới 63,3% số người được hỏi chưa bao giờ nghe nói tới bạo lực gia đình và 36,8% đã được nghe nói nhưng hiểu biết rất mơ hồ [10; 10].
Trên thực tế thông tin về bạo lực gia đình đối với người dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa chủ yếu qua các cuộc họp tổ, xã, và do chính quyền cơ sở cung cấp. Phần lớn các hộ gia đình người dân không có các phương tiện nghe nhìn. Việc triển khai các chính sách, đường lối, thực hiện chủ trương pháp luật của nhà nước chủ yếu dựa vào đội ngũ cán bộ cơ sở. Tuy nhiên, trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ cơ sở còn rất hạn chế. Với cách nghĩ đơn giản, nhiều chị em phụ nữ chấp nhận những hành vi thô bạo của các ông chồng với quan điểm cho rằng “phải biết thông cảm”, chỉ có một số hành vi được xác định khá rõ là hành vi bạo lực gia đình như đánh đập, chửi mắng. Còn những người nam giới lại có xu hướng phủ nhận tình trạng bạo lực gia đình tại địa phương hay gia đình như: Một nhóm nam ở huyện Mai Sơn đã nhận xét: cả nhóm người ngồi đây chỉ trừ một anh thôi còn tất cả đều đã từng đánh vợ. Đánh không nặng đâu chỉ tát tai hoặc đấm vài cái. Chuyện ấy thì quá bình thường, ở địa phương nhiều lắm.
Thông thường, người phụ nữ khi bị chồng đánh đập, chửi bới sẽ cam chịu, chờ đợi sự tỉnh ngộ của đức ông chồng, không muốn làm to chuyện vì quan niệm xấu chàng hổ ai… Chỉ có những trường hợp nào nghiêm trọng đến tính mạng thì lúc đó, chị em mới nói ra nỗi khổ nhục mình phải chịu. Theo như lời kể của lãnh đạo Huyện Phù Yên: Một năm có 6,7 vụ đánh vợ nghiêm trọng còn đấm tát thì nhiều. Có ông chồng nhốt vợ trong buồng khoá cửa không cho ra ngoài, có trường hợp vợ bị đánh nhưng không dám nói ra đến khi bị phát hiện thì mới nói.
Chẳng hạn như trường hợp của chị Lường Thị N thị trấn Thuận Châu là một người hiền lành chăm chỉ hết lòng vì chồng, vì con. Chồng chị là anh Lò Văn P lại là người hay uống rượu và mỗi khi say xỉn lại về nhà mắng chửi đánh đập vợ mình. Mặc dù vậy chị N vẫn cắn răng chịu đựng, thế nhưng chị càng nhịn thì chồng chị lại lấn tới và gần đây chị đã bị chồng đánh trọng thương phải vào viện điều trị và sau nhiều lần hai bên gia đình, tổ dân phố, toà án hoà giải nhưng chị N vẫn kiên quyết ly hôn.
Qua khảo sát thực tế cho thấy tình trạng bạo lực trong gia đình diễn ra phổ biến ở các gia đình dân tộc, với nhiều hình thức khác nhau. Ở cấp độ nguy hiểm nhất là tình trạng tự tử do mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn vợ chồng khá nhiều. Theo số liệu báo cáo của Toà án tỉnh Sơn La trong năm 2010 có tới 71 vụ tự tử. Trong đó số vụ tự tử liên quan đến mâu thuẫn gia đình là 58 vụ và phần lớn là ở người dân tộc (dân tộc H‘Mông là 23 vụ).
Đối với người dân tộc thiểu số, do phong tục tập quán lạc hậu, tuy tình trạng ly hôn không nhiều nhưng thực tế người vợ thường phải cam chịu và chấp nhận kể cả trong trường hợp người chồng rất vũ phu, đối xử tệ bạc, đã dẫn họ đến cái chết bằng cách tự tử. Vì vậy, số vụ tự tử liên quan đến bạo lực gia đình ở các dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La là khá nhiều. Đó là trường hợp của chị Giàng Thị P sinh năm 1974, là cán bộ xã ở huyện Sốp Cộp ăn lá ngón tự tử năm 2005. Năm 2004 chị được giao kiêm nhiệm vụ công an viên của thôn. Công việc bận rộn ngày đi nương, đêm tranh thủ đi làm nhiệm vụ của thôn. Do nghi ngờ chị đi chơi ngoài (chơi trai) nên chồng chị thường xuyên có hành động mắng chửi, thậm chí còn cầm dao doạ giết vợ nếu bắt được quả tang. Chị P đã nhiều lần thanh minh nhưng chồng không tin. Do phẫn uất, chị đã ăn lá ngón tự tử, để lại một cháu gái 2 tuổi.
Trước thực trạng nêu trên, trong những năm qua Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã có nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu nạn bạo hành trong gia đình, về cơ bản đã trả lại những quyền tự do, bình đẳng cho chị em phụ nữ.
Hoạt động hoà giải: Công tác hoà giải ở cơ sở luôn được cấp hội phát huy có hiệu quả, với lực lượng trên 70% hòa giải viên ở cơ sở là phụ nữ, các chị đã chủ động, tích cực trong việc nắm tình hình, kịp thời thăm hỏi, tư vấn, góp ý các gia đình có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình nên đã góp phần ngăn chặn các vụ bạo lực gia đình trên địa bàn. Điển hình như: Gia đình anh Đức - chị Huyền (xã Chiềng Pấc huyện Thuận Châu) do anh Đức bị nghiện ma tuý lại cờ bạc, thường xuyên mang đồ đạc trong nhà đi bán, kinh tế gia đình sa sút, hay đánh đập vợ con mỗi khi anh đòi tiền không được. Chị Huyền đưa đơn ly hôn và bỏ về nhà mẹ đẻ ở. Biết được sự việc trên Hội phụ nữ xã Chiềng Pấc đã phối hợp với ban công an và ban tư pháp xã đến gặp anh Đức để động viên và thuyết phục nhiều lần. Sau gần 3 tháng động viên thuyết phục, anh Đức đã nhận ra khuyết điểm, tự nguyện đi cai tại trung tâm và đi đón mẹ con chị Huyền về. Đến nay, gia đình anh chị đã hoà thuận trở lại, anh Đức tu chí làm ăn và trở thành công dân tốt.
Công tác giải quyết đơn thư: Trong 6 năm các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã nhận tổng số 1701 đơn có nội dung về hôn nhân và gia đình, nguyên nhân chủ yếu là do chồng cờ bạc, nghiện ma tuý, ngoại tình, về đánh đập, ruồng rẫy vợ con…Riêng bạo lực gia đình có 215 đơn, trong đó cấp tỉnh là 35 đơn, cấp huyện, thành, hội là 51 đơn và cấp cơ sở là 129 đơn. Hội phụ nữ đã trực tiếp giải quyết được 102 đơn, số còn lại được chuyển cho cơ quan pháp luật có thẩm quyền giải quyết. Tiêu biểu trong hoạt động này phải kể đến chi hội phụ nữ phường Chiềng Lề, phường Chiềng Sinh (Thành phố Sơn La). Trong vòng 6 năm qua đã làm tốt công tác hoà giải nên không có đơn vượt cấp. Tiêu biểu phải kể đến vụ ly hôn của anh Lò Pha Sản và chị Cầm Thị Thoa (phường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La). Chồng chị luôn cờ bạc, ngoại tình về nhà lại hay đánh đập và xúc phạm đến danh dự của chị, và đòi ly hôn. Hội phụ nữ từ phường cho đến cơ sở đã 3 lần hoà giải mà không thành, Toà án nhân dân phường đã xử cho anh ly hôn. Do toà sơ thẩm xử án không đảm bảo quyền lợi chính đáng cho phụ nữ và trẻ em nên Hội phụ nữ phường đã đề nghị Hội phụ nữ tỉnh can thiệp, xem xét lại vụ việc trên, qua xác minh cụ thể, Hội phụ nữ tỉnh đã có văn bản đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh Sơn La xem xét giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi cho mẹ con chị Thoa. Kết quả Toà án nhân dân tỉnh đã xử bác đơn ly hôn của anh Sản. Đến nay hai vợ chồng anh chị đã đoàn tụ và anh Sản có những thay đổi lớn, đã cai rượu, không đi ngoại tình, chịu khó làm ăn.
Như vậy, bạo lực nhìn thấy được đối với phụ nữ trong gia đình ở Sơn La ngày càng có xu hướng gia tăng, nhưng việc nhận thức về nó, về vai trò của người phụ nữ chưa thực sự đúng đắn và đầy đủ.
Thứ hai: bạo lực không nhìn thấy được
Bạo lực không nhìn thấy được là những hành vi xúc phạm tâm lý, tình cảm, tinh thần…; nhìn bề ngoài khó phát hiện nhưng lại làm cho phụ nữ đau khổ về mặt tinh thần, tâm lý. Hay đay nghiến, chì triết do phụ nữ không làm ra tiền phải phụ thuộc vào chồng, phụ nữ bị bắt phải làm việc để có tiền cho chồng đánh bạc. Lúc vợ có lỗi lầm thì chửi bới vợ, hoặc sức khoẻ yếu không đáp ứng được nhu cầu tình dục…Dạng bạo lực này xuất phát từ sự phân công lao động bất hợp lý giữa nam và nữ trong gia đình. Hiện nay ở nhiều nước, đặc biệt là các nước phương Đông vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng: Phục vụ vô điều kiện cho chồng con nói riêng và nam giới nói chung là“chức năng” là“thiên hướng”, là sự “hy sinh” nhường nhịn của người phụ nữ trong gia đình. Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng phụ quyền được phản ánh trong luật pháp phong kiến và chuyển thành phong tục tập quán hoà quyện vào đời sống xã hội từ hàng chục thế kỷ nay, như là một dạng đạo đức xã hội, một lối sống của nhân dân từ trong gia đình ra ngoài xã hội.
Ở các mức độ khác nhau, quan niệm này đã gán cho phụ nữ những trách nhiệm chính rất nặng nề trong các công việc tái sản xuất ra sức lao động (nội trợ, chăm sóc con cái và thành viên trong gia đình) trong khi họ là người thực hiện chính nhiệm vụ tái sản xuất sinh bọc ra con người (mang thai, sinh con và cho con bú bằng sữa của mình). Bên cạnh đó, phụ nữ vẫn thực hiện trách nhiệm lao động sản xuất như nam giới. Nhiều quan niệm sai lầm cho rằng, việc nội trợ là “thiên chức” của phụ nữ và họ không bằng lòng nếu như người phụ nữ nào không hoàn thành các thiên chức trên. Có lẽ họ đã không hiểu hoặc cố tình không hiểu thiên chức ở đây là trời trao nghĩa là tạo hoá đã quy định là không thay đổi được. Đó là các chức năng (mang thai, sinh con và cho con bú bằng sữa mẹ) còn trách nhiệm nội trợ là “xã hội chức” nghĩa là xã hội trao cho phụ nữ và có thể thay đổi được. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều nam giới đã thực hiện hành vi bóc lột phụ nữ với những nguỵ biện về thiên chức. Đồng nghĩa với việc lao động quá sức, sự hưởng thụ của phụ nữ bị coi là thứ yếu, thậm chí không được tính đến.
Cách mạng tháng Tám đã thành công được 65 năm, ở khắp nơi, người ta hô hào về bình đẳng giới, trong từng điều kiện cụ thể, cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ đã được tiến hành mạnh mẽ trên các lĩnh vực luật pháp, gia đình và xã hội. Điều đó đã làm biến đổi về căn bản vị trí, quyền lợi của người phụ nữ so với trước đây.
Tuy nhiên cuộc đấu tranh nào cũng có khó khăn của nó, đặc biệt Sơn La vốn là một tỉnh miền núi có trình độ dân trí thấp, ảnh hưởng nặng nề của tàn dư, hủ tục lạc hậu. Vì những lý do đó, chúng ta có thể giải thích được vì sao Sơn La vẫn tồn tại tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, thậm chí ở nơi vùng sâu, vùng xa có xu hướng phục hồi và phát triển. Chính tư tưởng này đã tạo ra một thứ bạo lực vô cùng ghê gớm, nó khiến cho họ không bị đánh đập về thể xác thì cũng bị đầy đoạ về tinh thần, không bị mắng chửi nhưng vẫn phải lao động cực nhọc và phục tùng như một nô lệ. Ngày nay, trong khi có nhiều người chồng đã yêu thương, chia sẻ với vợ gánh nặng gia đình, thì vẫn còn không ít những người chồng thờ ơ trút toàn bộ trách nhiệm gia đình lên đầu vợ. Từ việc lao động, kiếm sống, đến việc quản lý, thu vén các công việc trong gia đình như cơm nước, giặt giũ, chăm sóc người già, giáo dục con cái…Trong khi người vợ tất bật từ sáng đến tối thì những ông vua này lại nhởn nhơ, nhàn nhã bên các chiếu bạc hoặc giải sầu với rượu. Điều đáng lưu ý là ở nhiều làng xã, những người chồng kiểu này vẫn được ủng hộ, thậm chí cả chính giới phụ nữ. Như trường hợp Bà Trần Thị V, 50 tuổi ở Phường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La khi được hỏi về bạo lực gia đình đã luôn miệng nói về sự hiền lành của người chồng và khẳng định rằng mình chưa hề bị đánh bao giờ, cuộc sống vợ chồng bà êm ấm, bà vẫn được quyết định những việc quan trọng trong nhà. Nhưng bà lúc nào cũng phàn nàn về một sức ép vô hình đã buộc bà phải lao động cật lực suốt cuộc đời.
Ở Sơn La từ năm 2005 -2008 cho thấy, phụ nữ là người đóng vai trò chính trong việc nội trợ, ví dụ như nấu cơm (nữ: 68%, nam: 4,4%); giặt giũ (nữ: 69,5%, nam:3,4%); dọn dẹp trong gia đình (nữ:53,2%, nam: 5,7%); chăm sóc con cái và dạy con học (nữ: 41,1%, nam: 9,3%) [10; 14]. Hình ảnh người phụ nữ Thái luôn gắn với chiếc gùi, chiếc túi đeo, hay bên khung cửi dệt vải và các đồ gia dụng khác phần nào phản ánh vị trí người phụ nữ trong gia đình. Với khối lượng công việc nhiều như thế, chúng ta thấy có sự bất bình đẳng giới, song theo quan niệm của người phụ nữ Thái thì đó là trách nhiệm, bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình, là niềm vui trong lao động và hạnh phúc của họ nên trên thực tế hiện nay hầu như không có gì thay đổi về thực trạng này. Những con số này nằm chung trong thực trạng cả nước, theo tác giả Nguyễn Linh Khiếu: “Những công việc gia đình riêng người vợ thực hiện đặc biệt cao là: nấu ăn 77,9%; mua thực phẩm 86,9%; giặt quần áo 77,6% và chăm sóc con cái 43,3%” [14; 225]. Như vậy các công việc nấu ăn, giặt giũ quần áo, chăm sóc con…chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm, người đàn ông có tham gia nhưng tỷ lệ lại rất thấp như: “nấu ăn 2,15%; mua thực phẩm 2,3%; giặt quần áo 1,9%; chăm sóc con cái 2,3%; chăm sóc người già, người ốm 3,7%” [14; 225].
Bên cạnh đó, hiện nay nhiều ông chồng đã bước đầu tự giác chia sẻ công việc cùng vợ và một số gia đình khác thuê người giúp việc…tạo ra thời gian nghỉ ngơi, tiếp thu học tập văn hoá của người phụ nữ được tăng lên. Dẫu là đang có sự chia sẻ công việc gia đình của người chồng đối với người vợ, nhưng về cơ bản người phụ nữ vẫn là người đóng vai trò chính.
Trong cuộc điều tra được hỏi ở Huyện Sông Mã thì có hơn 80% trả lời là trong các gia đình nghèo người cực khổ nhất là phụ nữ và trẻ em. Họ phải lao động từ sáng tới khuya. Không có một công việc trồng trọt, chăn nuôi nào dù nặng nhọc nhất từ cày bừa, gieo cấy, gặt hái mà không qua tay họ. Thậm chí có chị phải làm cả những việc mà trước đây chỉ dành cho đàn ông như bốc vác, kéo xe…Ngược lại, nhiều ông chồng của họ lại dùng mọi lời đường mật hoặc cả biện pháp trấn áp để lấy cho bằng được những đồng tiền ít ỏi trong túi vợ và nướng vào các canh bạc, rượu chè.
Trong điều kiện như vậy người phụ nữ đã không còn thời gian nghỉ ngơi để nâng cao trình độ văn hoá. Nhiều phụ nữ trả lời rằng, trong 3 năm gần đây họ không đi khỏi huyện, không xem một vở kịch nào kể cả khi các đoàn nghệ thuật về tận địa phương biểu diễn, trình độ văn hoá thấp khiến cho các chị em trốn tránh các hoạt động văn hoá, xã hội, tự ti mặc cảm và chỉ biết vùi đầu vào công việc kiếm sống vất vả…tất cả tạo thành một vòng xoáy luẩn quẩn, khiến họ cam chịu cuộc sống như vậy. Ở thành thị nhiều phụ nữ trí thức đã không còn đủ thời gian để đọc thêm tài liệu chuyên môn, học ngoại ngữ hoặc nâng cao nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, còn nhiều người chưa dám thừa nhận có một dạng bạo lực tình dục trong gia đình, nhưng trên thực tế lại tồn tại dạng bạo lực này. Ca dao xưa đã thương cảm cho hoàn cảnh tất bật của người vợ và chê trách những ông chồng bằng những câu hát rất thực tế:
Đang cơn lửa tắt cơm sôi
Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem
Hành vi của người chồng biểu hiện uy quyền của anh ta và đặt người phụ nữ trong tình trạng khó xử. Đã có nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng này mà không “chiều” chồng đã bị anh ta đánh đập không thương tiếc. Trong thực tế, tệ bạo lực tình dục cũng xảy ra khá nhiều ở Sơn La nhưng dường như đây vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm nên họ vẫn tìm cách che đậy. Theo lời kể của chị Nguyễn Thị D (Bắc Yên): Vừa đi làm về lao vào bếp tất bật các công việc nội trợ không tên, sau đó thu dọn nhà cửa ngẩng đầu lên cũng 9h đêm người mệt mỏi rã rời chỉ muốn lên giường ngủ một giấc nhưng chồng đòi hỏi thì đành phải chiều vì chồng doạ sẽ đi tìm các cô gái làng chơi bên ngoài nếu không đồng ý…Nên dù mệt vẫn phải chiều chồng.
Thậm chí, có những đức ông chồng còn đi tìm thú vui với những người phụ nữ khác, làm tan nát hạnh phúc gia đình. Riêng năm 2010 Toà án Tỉnh đã xét xử 83 vụ ly hôn do ngoại tình. Chính áp lực này khiến cho người phụ nữ phải chịu tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần, đặc biệt những di chứng về mặt tâm lý tình cảm. Đã có người không chịu được đành phải kháng cự và bị chồng đánh sưng tím mặt mũi chân tay. Điều này đã khiến cho những người phụ nữ ấy có tâm lý sợ hãi mỗi khi “gần gũi” chồng.
Thực trạng bạo lực không nhìn thấy được nêu trên là rất nguy hiểm, vì nó đã vắt cạn kiệt tâm hồn, trí tuệ của người phụ nữ, nó sẽ mãi mãi đẩy người phụ nữ vào sự cách biệt với nam giới trong lao động, trong hưởng thụ những giá trị văn hoá. Thực trạng này, vô hình chung đã tạo cho người chồng một thói quen hưởng thụ, một thói quen gia trưởng và ích kỷ.
2.2.2. Công tác phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Sơn La nói riêng luôn xứng đáng với các danh hiệu mà Đảng và Bác Hồ trao tặng trong các giai đoạn lịch sử của đất nước. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng trao tặng phụ nữ Việt Nam danh hiệu: “Năng động, sáng tạo, trung thực, đảm đang”.
Phụ nữ Sơn La, với lực lượng 49,8% dân số, là lực lượng chủ yếu trong lao động nông nghiệp và nhiều ngành như: tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm, y tế…Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, phụ nữ Sơn La đã phát huy truyền thống vẻ vang của người phụ nữ Việt Nam: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Khẳng định vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, Đảng, Chính phủ, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Sơn La và Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tặng thưởng huân chương, bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc.
Bên cạnh những thành tích trên, phụ nữ Sơn La vẫn phải đối diện với rất nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình xảy ra ở nhiều nơi. Đứng trước thực trạng này, Tỉnh Sơn La phối hợp với Sở văn hoá và du lịch Sơn La đã đề ra và thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Công tác này đã đạt được những kết quả sau:
Ưu điểm
Các cấp uỷ Đảng giữ vững vai trò lãnh đạo trong việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm vì bình đẳng giới trong gia đình. Thường xuyên chỉ đạo hoạt động của chính quyền các cấp Hội phụ nữ, tạo điều kiện để hội thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Các chính quyền cơ sở, cơ quan chức năng luôn làm tốt công tác phổ biến pháp luật, chính sách có liên quan đến phụ nữ. Bên cạnh đó, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội cũng thường xuyên phối hợp với Hội phụ nữ tổ chức bồi dưỡng, tuyên truyền vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện phong trào hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Đặc biệt đã xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mở rộng mạng lưới cơ sở, trợ giúp nạn nhân từ tỉnh đến cơ sở, như tháng 09/2008 Sở văn hoá và du lịch đã triển khai kế hoạch xây dựng chương trình phòng chống bạo lực gia đình, đến tháng 11 đã xây dựng thành lập 5 câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình đã đi vào hoạt động.
Hội liên hiệp phụ nữ: Trong những năm qua Hội đã chỉ đạo các cấp hội coi trọng việc giáo dục truyền thống gia đình Việt Nam, hàng năm tổ chức cho cán bộ, hội viên đăng ký và bình xét gia đình bốn chuẩn mực thực hiện hiệu quả sáu nhiệm vụ trọng tâm và các phong trào: “tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “giỏi việc nước, đảm việc nhà”;“toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở các khu dân cư”. Vận động chị em thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình, nhằm tránh những mâu thuẫn, xô xát xảy ra, ảnh hưởng tới sức khoẻ của chị em, tới sự bình yên của mỗi gia đình và cộng đồng…
Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã lồng ghép mở được 42 lớp với 2.520 cán bộ hội chủ chốt các cấp được tiếp thu các văn bản Luật về phòng chống bạo lực gia đình. Quan tâm thực hiện tốt công tác phối hợp với các ngành chức năng, các cấp Hội đã năng động khai thác các nguồn lực để hỗ trợ triển khai thực hiện mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả. Phát huy vai trò thành viên Ban chỉ đạo các cấp trong mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình, các cấp Hội đã chủ động nghiên cứu, tham gia đầy đủ, đảm bảo chất lượng công tác tham mưu triển khai có hiệu quả trong hệ thống Hội, góp phần quan trọng vào kết quả chung các cấp địa phương về công tác phòng chống bạo lực gia đình.
Tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh vẫn đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức, việc thực hiện luật hôn nhân gia đình vẫn còn chưa nghiêm, luật bình đẳng giới và luật phòng chống bạo lực gia đình cũng chỉ mới được ban hành. Những biến động của nền kinh tế thị trường với nhiều mặt trái của nó, đã tác động mạnh mẽ đến gia đình, có thể nói, đây là vấn đề khó khăn nhất. Đó là:
Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ chưa thường xuyên liên tục, nội dung và hình thức còn hạn chế. Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở chưa thực sự coi công tác hoà giải là nhiệm vụ của hệ thống chính trị nên đã khoán trắng công tác này cho các tổ hoà giải. Công tác nắm bắt tình hình phụ nữ bị bạo lực gia đình ở một số cơ sở còn chưa sâu sát.
Nhận thức bình đẳng giới ở gia đình và xã hội còn hạn chế, tư tưởng phong kiến, lạc hậu còn nặng nề, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, huyện nghèo. Chế độ thông tin báo cáo hai chiều còn chậm, số liệu chưa đầy đủ, nên gây khó khăn cho công tác chỉ đạo.
Một số cấp Hội thiếu quan tâm, đôn đốc thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình nên hiệu quả công tác tuyên truyền còn hạn chế. Đặc biệt bản thân chị em phụ nữ, do trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế và chưa nhận thức rõ hành vi thuộc bạo lực gia đình.
2.3. Hậu quả và nguyên nhân của tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La
2.3.1. Hậu quả
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn tỉnh Sơn La và hậu quả mà nó để lại là rất lớn. Qua nghiên cứu cho thấy hậu quả của bạo lực gia đình không chỉ tác động đến phụ nữ mà còn tác động đến cả gia đình và xã hội.
Thứ nhất: ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của phụ nữ
Bạo lực gia đình là nguyên nhân hạn chế sự tiến bộ và phát triển của người phụ nữ. Vị trí thấp kém trong gia đình đã cản trở người phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội. Lao động kiếm sống và gánh nặng gia đình luôn đè nặng lên vai người phụ nữ. Họ không có thời gian học tập, nghỉ ngơi, giải trí để nâng cao trình độ hay học tập để kiếm được công việc tốt hơn. Trong giai đoạn khi cán cân quyền lực luôn nghiêng về phía nam giới còn phụ nữ thì mặc cảm, tự ti, chấp nhận vị trí thấp kém thì họ dễ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Như chị Đào Thị M ở xã Chiềng Khoang huyện Quỳnh Nhai tâm sự: trước thì cũng có tham gia hội phụ nữ, nhiều khi tôi cũng muốn qua lại với hàng xóm nhưng chồng tôi chê tôi nghèo lại còn lắm chuyện hội này hội nọ, thế nên tôi mắc cỡ lắm, không tham gia nữa.
Do vậy, bạo lực gia đình đã gây nên tình trạng bất an trong cuộc sống của người phụ nữ và cản trở sự phát triển của họ, vì họ luôn sống chung một nhà với kẻ gây ra bạo lực. Kết quả các nghiên cứu cho thấy, bạo lực gia đình là nguyên nhân chính phá vỡ cuộc sống gia đình, ly hôn có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, nhưng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của phụ nữ thông qua việc gây ra nguy cơ nghèo khổ của phụ nữ. Trong nhiều trường hợp ly hôn được xem là lối thoát cuối cùng khi người vợ không thể chịu đựng thêm nữa sự ngược đãi. Khảo sát của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh năm 2010 cho thấy có 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần; khoảng 15% vợ bị chồng đánh, gần 80% bị chồng chửi, 70% bị chồng bỏ mặc; 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục [13; 9]. Hậu quả của bạo lực gia đình gây thương tích thân thể chiếm 12,8%; tổn thương về tinh thần 28,3%; vợ chồng ly thân 5,1%; ly hôn 14,8%; con cái không được chăm lo 13,3%; tử vong 2,8%; tự tử 1,2%; (số này ở vùng sâu và dân tộc chiếm cao hơn), 2,7% bạo lực về kinh tế [13; 10].
Hậu quả của bạo lực gia đình là rất lớn, ảnh hưởng của nó cũng rất lâu dài, đặc biệt là ảnh hưởng tới đời sống tinh thần, đạo đức của con người khiến người phụ nữ luôn phải sống trong lo âu, đau đớn và sợ hãi. Do vậy, họ không thể hoàn thành tốt vai trò của mình đối với gia đình, đặc biệt là việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Khi đó, khả năng tan vỡ của gia đình là rất lớn. Phụ nữ là những đối tượng nhạy cảm, vì vậy, các triệu chứng trầm cảm, stress mạnh, nguy hại hơn là sự suy giảm thần kinh đã trở thành bệnh là những di chứng của nạn bạo hành gia đình. Không chỉ thế, người phụ nữ còn là đối tượng hứng chịu những tổn hại về sinh lý dưới tác động của hành vi bạo lực về tình dục.
Thứ hai: ảnh hưởng đến nhân cách trẻ em
Bạo lực gia đình không chỉ gây tổn hại đến tâm lí và sức khỏe của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí và sức khỏe của những đứa trẻ phải chứng kiến bạo lực gia đình. Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình.
Số liệu khảo sát điều tra xã hội học năm 2010 của Tỉnh cho biết: bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ chiếm 91,0%; gây tổn hại về sức khỏe, thể chất: 87,5%; gây tổn thương về tâm lý, tinh thần: 89,4%; gây tan vỡ gia đình: 89,7% và làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội: 89% [13; 27]. Với tuổi thơ hậu quả là hết sức nguy hại vì nó làm cho các em mất niềm tin vào các thành viên gia đình, từ đó chán học, sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp.
Bạo lực gia đình từng bước biến đứa trẻ hiền lành trở nên lì lợm, đồng thời có thể làm xuất hiện ở trẻ những biểu hiện tâm lý tiêu cực, như trầm cảm, nhu nhược, thiếu tự tin,… hậu quả là đứa trẻ sẽ xa rời gia đình, dễ dàng tiếp thu những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, hoặc trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội.
Thứ ba: ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng và sự bền vững gia đình
Bạo lực gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ vợ chồng. Khi người vợ bị chồng đánh nhiều lần dẫn đến sợ sệt, hoặc có thái độ chống đối sẵn sàng tự vệ đối với chồng. Bên cạnh đó là sự mất niềm tin của người phụ nữ đối với chồng. Có không ít người phụ nữ vì một số lý do nào đó mà họ phải âm thầm chịu đựng, nỗi đau đó sẽ lặng lẽ đi theo họ, làm cho mâu thuẫn vợ chồng ngày càng trầm trọng.
Tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ cũng tác động không nhỏ đến đời sống gia đình. Mặc dù gia đình khó khăn là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực, thực trạng này cũng là yếu tố tác động rất lớn tới kinh tế gia đình. Trong gia đình việc lao động sản xuất phát triển kinh tế là công việc của cả vợ và chồng. Do đó khi người chồng có những hành vi bạo lực đối với vợ, nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến hệ quả kinh tế - xã hội: năng suất lao động thấp, số ngày nghỉ làm việc tăng, thu nhập giảm đi, dẫn đến sự đói nghèo là khó tránh khỏi. Đó là còn chưa kể đến những tổn thất kinh tế khi người vợ nằm viện điều trị…
Theo kết quả hoạt động phòng chống bạo lực của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Sơn La từ năm 2005 - 2010 cho thấy bạo lực trong gia đình là nguyên nhân chính phá vỡ cuộc sống gia đình. Chỉ tính riêng năm 2010, toàn tỉnh có 645 vụ ly hôn liên quan đến mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập ngược đãi, chính vì thế phải ngăn chặn tình trạng trên để bảo vệ ngọn lửa yêu thương trong từng gia đình [31; 2].
Thứ tư: ảnh hưởng tới sự phát triển tiến bộ của xã hội
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ cũng để lại hậu quả rất lớn đối với xã hội, bởi lẽ gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, trong khi đó đỉnh cao của bạo lực gia đình là chấm dứt hôn nhân, phá vỡ tế bào xã hội. Thực trạng trên đã làm cho nhiều gia đình có cuộc sống hết sức nghèo khổ. Đây là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển tiến bộ của xã hội nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng trong những năm qua.
Phụ nữ đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội, cùng một công việc nhưng nhiều người phụ nữ có thể đảm đương tốt hơn nam giới. Tuy nhiên, bạo lực trong gia đình đã làm cho phụ nữ mất đi cơ hội và hạn chế khả năng phát triển của họ. Đây là một tổn thất rất lớn cho xã hội, do đó ngăn chặn tình trạng này là trách nhiệm không chỉ của cá nhân hay cơ quan đoàn thể nào mà là của toàn xã hội.
Tóm lại, bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ đã để lại hậu quả rất lớn, không chỉ đối với phụ nữ mà còn đối với cả thế hệ trẻ, với gia đình và xã hội. Bởi thế, chúng ta cần phải nhanh chóng ngăn chặn tình trạng này để những người phụ nữ thực sự được giải phóng và tự do phát triển một cách toàn diện, góp phần quan trọng vào sự phát triển của xã hội.
2.3.2. Nguyên nhân
Có thể nói, khó khăn lớn nhất đối với việc tìm hiểu những nguyên nhân của bạo lực gia đình là ở chỗ, bạo lực gia đình là hệ quả của sự tổng hợp một loạt các yếu tố, các chiều tác động khác nhau, từ điều kiện kinh tế - xã hội khách quan đến nhận thức chủ quan của con người, từ những nhân tố về văn hoá, gia đình đến những nhân tố về đạo đức và định hướng giá trị. Bởi vậy, qua nghiên cứu tài liệu và tổng kết thực tiễn, thì việc phân định các nguyên nhân dưới đây chỉ mang tính chất tương đối.
Thứ nhất: nguyên nhân kinh tế - xã hội
Đấu tranh cho bình đẳng nói chung, trong đó đấu tranh chống bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ là một mục tiêu lớn không chỉ riêng Sơn La mà còn là mục tiêu chung của Việt Nam, bình đẳng trên nhiều mặt, trong đó có bình đẳng về kinh tế xã hội.
Mục tiêu này phù hợp với quan điểm về nền văn minh và phát triển bền vững hiện nay trên thế giới. Từ nhận thức này thì đã có nhiều quốc gia đã có những nỗ lực lớn để lồng ghép vấn đề giới vào các chính sách và chương trình kinh tế - xã hội. Nhờ vậy sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động và mức độ tự chủ trong hoạt động kinh tế của phụ nữ ngày càng tăng. Mặc dù có nhiều thuận lợi như vậy song không vì thế mà con đường tiến tới bình đẳng, không còn bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh Sơn La lại ngắn và đơn giản.
Như vậy, chính sức mạnh kinh tế làm yếu tố nền tảng của đời sống xã hội, lực lượng nào chiếm lĩnh và chi phối nhiều hơn trong lĩnh vực kinh tế thì làm chủ, và do vậy để duy trì chế độ nam quyền, phụ quyền thì bất bình đẳng cũng bắt đầu xuất hiện giữa nam và nữ trong gia đình và cả ngoài xã hội. Nhưng cũng không thể coi đói nghèo là yếu tố lớn nhất đẻ ra nạn bạo lực gia đình, bởi lẽ có rất nhiều cặp vợ chồng quanh năm nghèo đói nhưng vẫn sống với nhau hoà thuận và đầm ấm. Cũng có những trường hợp khi nghèo đói thì vợ chồng thương yêu nhau, nhưng khi kinh tế khá lên thì hoặc là một người, hoặc cả hai người sa vào tệ nạn xã hội. Điều này phản ánh sự đa dạng và phức tạp của cuộc sống gia đình.
Tuy nhiên theo như nghiên cứu gần đây của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Sơn La cho thấy đói nghèo có liên quan chặt chẽ tới tình trạng bạo lực trong gia đình, cụ thể: phụ nữ ở gia đình có kinh tế khá, tỷ lệ phụ nữ bị chửi là 17 % so với 30,7% ở gia đình nghèo, thấp hơn 2 lần. Tỷ lệ phụ nữ bị đánh ở gia đình kinh tế khá là 3,3% so với 13,1% ở gia đình nghèo, thấp hơn 4 lần.
Sở dĩ như vậy là do ở Sơn La, đa số chị em phụ nữ thường có thu nhập thấp hơn chồng, phụ thuộc kinh tế vào người chồng. Chính vì vậy tiếng nói của chị em ít có trọng lượng, và thường không có vai trò quyết định. Đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bất bình đẳng nói chung.
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tệ nạn xã hội và bạo lực giới trong gia đình. Những mặt trái của quan hệ thị trường đã tác động xấu đến quan hệ giới trong gia đình, như đề cao một cách thái quá những giá trị vật chất mà coi nhẹ giá trị tình cảm, đạo đức. Những mối quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân cũng là lý do của bạo lực gia đình; với nam giới thì còn những tác động của các tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện hút, rượu…). Một nghiên cứu cho thấy, khoảng một nửa phụ nữ được phỏng vấn nói chồng họ có thói quen uống rượu, ở nông thôn, con số này chiếm 53,7% và đô thị là 45,2%. Say rượu, bia, đàn ông rất dễ có hành động bạo lực đối với vợ và không ít trường hợp gây nên thương tích, thậm chí dẫn đến tử vong.
Bên cạnh đó, hiện nay nền kinh tế thị trường ngoài những mặt tích cực, nó còn gây ra những bất lợi lớn cho phụ nữ khi bước vào nền kinh tế thị trường là do vấn đề việc làm, do trình độ học thức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mới dẫn đến thất nghiệp, tỷ lệ chung là 8,4% trong đó phụ nữ chiếm hơn một nửa. Phụ nữ Sơn La đa phần là buôn bán nhỏ, nội trợ và làm nông nghiệp là chính, do vậy thời gian lao động quá cao chiếm 14-15 tiếng/ngày, trong khi người chồng chỉ khoảng 8-10 tiếng/ngày. Điều này khiến cho phụ nữ có rất ít thời gian nghỉ ngơi, học tập và hưởng thụ văn hoá, hạn chế sự nhận thức về các hình thức bạo lực gia đình.
Thứ hai: nguyên nhân trình độ nhận thức
Một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng dẫn đến tình trạng bạo lực trong gia đình của phụ nữ Sơn La hiện nay là do trình độ nhận thức còn rất hạn chế, đặc biệt các dân tộc ở vùng cao với tỷ lệ mù chữ khá cao (63,8%), trong đó tập trung chủ yếu là phụ nữ (161/169 người), chiếm tỷ lệ 90% (nghiên cứu thực trạng phụ nữ dân tộc H ‘Mông, 2006). Và cũng tương ứng với kết quả điều tra của cả nước là yếu tố học vấn có tác động không nhỏ đến khả năng xảy ra bạo lực gia đình. Phụ nữ có học vấn cao bị ngược đãi ít hơn so với nhóm học vấn khác. Cụ thể ở hành vi bị chửi [1; 315]:
Trình độ học vấn
Tỷ lệ bị chửi
Tỷ lệ bị đánh
Mù chữ
37,1%
14,1%
Từ lớp 1 – 5
30,2%
8,8%
Từ lớp 6 – 9
22,4%
5,5%
Từ lớp 10 – 12
17,4%
5,1%
Từ cao đẳng đại học trở lên.
9,6%
0,9%
Bạo lực giới trong gia đình còn chịu ảnh hưởng của nhiều tư tưởng gia trưởng trong xã hội, là sự không ngang nhau về địa vị - quyền lực trong mối quan hệ giữa hai giới nam và nữ. Vẫn còn tồn tại những quan niệm không đúng về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình, tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ chưa phải là đã hết trong một bộ phận thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Nếu trong xã hội phong kiến, tư tưởng gia trưởng thường được thể hiện dưới hình thức bạo lực tinh thần là chủ yếu, thì ngày nay dường như lại thể hiện nhiều ở dạng bạo lực thể xác. Không hiếm trường hợp sinh con một bề là con gái đã bị mẹ chồng, chị em chồng hắt hủi, coi thường và ép đẻ bằng được con trai mới thôi. Với phụ nữ, tư tưởng trọng nam còn thể hiện sự tự ti, mặc cảm về thân phận, cam chịu trước nam giới.
Như vậy, có thể nói, thói quen phong tục tập quán như một bộ luật không thành văn hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của con người và xã hội. Ở Sơn La định kiến về trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào trong đầu óc con người và hiện nay vẫn có ảnh hưởng khá phổ biến, đặc biệt trong gia đình.
Thứ ba: tâm lý tự ti, mặc cảm của bản thân phụ nữ
Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi người phụ nữ phải tự tin, sáng tạo, đồng thời có thời gian nghỉ ngơi, giải trí, học tập, nâng cao trí thức và sức khoẻ.
Trên thực tế ở Sơn La hiện nay tâm lý tự ti, mặc cảm của phụ nữ thể hiện trong gia đình vẫn còn rất nặng nề. Nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, trên cương vị người vợ và người mẹ đã không có một phản kháng gì ngoài việc chịu đựng những trận đòn. Họ không dám đấu tranh với chồng, lại càng không dám chủ động trong việc ly dị vì ly dị họ sẽ mất của cải, danh dự và cả con cái. Một trong những nguyên nhân lớn nhất đó là tình mẫu tử. Mặc dù bị đánh đập nhưng phần lớn những người vợ thường không muốn phá vỡ gia đình vì họ không chịu nổi cảnh con cái ly tán và phải sống xa mình, chính vì điều này làm cho họ trở thành người mẹ vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối và thái độ nhu nhược của phụ nữ càng kích thích cho bạo lực gia đình phát triển. Ví dụ như trường hợp chị Phạm Thị T và anh Nguyễn Văn Đ ở Thị trấn Thuận Châu có hai con. Đ thuờng xuyên đấm đá mắng chửi T bằng những lời lẽ thô tục, công khai ngoại tình về ở hẳn với bồ nhí. T vô cùng đau khổ, tuy nhiên chị vẫn không muốn ly dị, chị lo sợ nếu ly dị thì cuộc đời của hai con sẽ ra sao, chị chấp nhận làm lành và để người chồng đi về cả hai nơi.
Chính vì lẽ đó cần phải có sự thay đổi về tâm lý, tư duy của chị em, đồng thời cả phía nam giới trong việc nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Một số phụ nữ chưa nắm vững luật pháp, chính sách và quyền lợi của mình. Như vậy phụ nữ phải xoá bỏ tư tưởng tự ti, mặc cảm, dám đấu tranh cho quyền bình đẳng của mình. Đồng thời chị em phụ nữ phải ra sức học tập, nâng cao trình độ, nhận thức về mọi mặt, đi tới xoá bỏ khoảng cách phát triển của họ so với nam giới, xoá bỏ tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ.
Thứ tư: các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân chính gây nên tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã kể trên thì cũng cần phải kể đến một số nguyên nhân như: do nhận thức về giới và sự bình đẳng giới còn hạn chế; tác động của các chất kích thích, của thói trăng hoa...; sự khủng hoảng của các mối quan hệ gia đình; sự xung đột về sở thích giữa vợ với chồng và thái độ ứng xử của hai người; nhận thức hạn chế của chính quyền địa phương…
Bên cạnh đó, bạo lực trong gia đình xảy ra nguyên nhân không chỉ thuộc về phía những người chồng mà còn do cả những người phụ nữ với những biểu hiện: do thói chua ngoa, nói năng thô tục, không biết kiềm chế nên chồng không chịu được; do nhận thức sai lệch, nhiều người phụ nữ đã lựa chọn con đường làm ăn phi pháp, lừa đảo, tha hoá về nhân cách đạo đức; tham lam, ít hiểu biết, đối xử thiếu văn hoá với gia đình chồng.
Nhìn chung, tất cả những nguyên nhân trên làm cho tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở Sơn La ngày càng gia tăng và quá trình phòng chống “bạo lực trong gia đình” ở đây diễn ra vẫn còn chậm. Tất cả những nguyên nhân đó chỉ mang tính chất tương đối, hy vọng đây sẽ là những căn cứ quan trọng để chúng ta vạch ra những phương hướng và giải pháp chủ yếu để góp phần tiến tới giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ, chống bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vấn đề gia đình và phụ nữ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Nghiên cứu phát hiện, nhận thức đầy đủ nguyên nhân của những vấn đề đó được coi là tiền đề quan trọng đặc biệt đối với việc đề ra và luận chứng cho các quan điểm chỉ đạo, phương hướng và các giải pháp tác động nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ nhằm nâng cao vai trò người phụ nữ đối với gia đình và xã hội.
3.1. Phương hướng nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Trong những năm qua, phong trào phụ nữ và công tác thực hiện bình đẳng giới ở Sơn La đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Để đảm bảo thực hiện được bình đẳng giới thực sự trong các gia đình Việt Nam nói chung và gia đình Sơn La nói riêng, dựa trên cơ sở định hướng phát triển của Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong 5 năm tới, thực hiện chiến lược quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2015, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII, căn cứ nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ; Đại hội phụ nữ tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2015 và ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Sơn La đã đề ra phương hướng, mục tiêu sau:
Một là, nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ, đáp ứng yêu cầu tình hình mới, xây dựng người phụ nữ Sơn La có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu.
Đẩy mạnh tuyên truyền các Chỉ thị; Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thường xuyên nắm tình hình tư tưởng và những vấn đề bức xúc của các tầng lớp phụ nữ để có hướng giải pháp, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, phụ nữ.
Đẩy mạnh phong trào đọc, tìm hiểu sách báo về phụ nữ. Vận động phụ nữ tích cực học tập, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; thực hiện xóa mù chữ cho phụ nữ.
Tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông theo chuyên đề, chú trọng truyền thông trực tiếp tại cộng đồng theo các nhóm đối tượng. Gắn công tác tuyên truyền giáo dục với các hoạt động hỗ trợ can thiệp thay đổi hành vi trong việc chăm lo, bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em gái.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, lối sống văn hoá, đồng thời thực hiện tốt chức năng của một người vợ, người mẹ, người chị trong gia đình, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Hai là, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.
Chủ động tham mưu đề xuất với Đảng và Nhà nước những vấn đề liên quan đến công tác phụ nữ và các chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ theo tinh thần nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Chú trọng các chính sách về dân số - kế hoạch hoá gia đình; chăm sóc bảo vệ bà mẹ, trẻ em; chế độ thai sản đối với phụ nữ nghèo không có bảo hiểm xã hội; phát triển hệ thống phúc lợi, nhà trẻ mẫu giáo.
Kịp thời phát hiện và có biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ khi bị vi phạm; phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm có liên quan đến xâm hại tình dục và buôn bán phụ nữ, trẻ em; trang bị kiến thức pháp luật và kỹ năng tư vấn, giám sát, phản biện xã hội cho cán bộ hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ.
Phối hợp với ban vì sự tiến bộ của phụ nữ cùng cấp tổ chức thực hiện tốt kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ 2011-2015.
Ba là, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập.
Đẩy mạnh các giải pháp giúp phụ nữ thoát nghèo hiệu quả, bền vững như: hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn chặt chẽ, hiệu quả, kết hợp cho vay vốn với dạy nghề chuyển giao kỹ thuật, và hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn.
Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất kinh doanh làm giàu chính đáng. Tôn vinh tài năng phái nữ trong lĩnh vực kinh tế để từng bước nâng cao vị trí vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Tăng cường đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ, xây dựng và thực hiện “Đề án đào tạo nghề cho phụ nữ”.
Bốn là, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ.
Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, chỉ đạo hội phụ nữ cơ sở phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên nữ thực hiện luật hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới, luật phòng chống bạo lực gia đình… và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến gia đình. Đồng thời chỉ đạo hội phụ nữ cơ sở tiếp tục triển khai và thực hiện tốt chỉ thị 49/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về “xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước”, gắn với việc đẩy mạnh phong trào thi đua “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
Vận động phụ nữ thực hiện nếp sống văn minh, đấu tranh xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân, gia đình; phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em…
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, tổ chức chính sách gia đình; đề xuất xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục bà mẹ. Vận động, hướng dẫn phụ nữ về các vấn đề nước sạch, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, thực hiện tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình…
Năm là, mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế về bình đẳng, phát triển và hoà bình.
Tham mưu, tham gia thực hiện, giám sát các cam kết quốc tế liên quan đến quyền của phụ nữ và bình đẳng giới mà Nhà nước Việt Nam và Hội phụ nữ đã cam kết.
Nâng cao nhận thức cán bộ, hội viên, phụ nữ về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và hoạt động đối ngoại của hội, thông tin cho phụ nữ Việt Nam về phong trào phụ nữ thế giới; hỗ trợ phụ nữ chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, nhân phẩm của phụ nữ Việt Nam trong các quan hệ quốc tế và quan hệ hôn nhân - gia đình có yếu tố nước ngoài. Vận động, tập hợp phụ nữ Việt Nam sinh sống ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, đầu tư, đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển đất nước.
Trên đây là những phương hướng cơ bản để tiến hành công cuộc thực hiện bình đẳng giới, tiến tới xoá bỏ tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong gia đình, để người chồng có cách nhìn nhận đúng đắn vị thế của người phụ nữ.
3.2. Những giải pháp và kiến nghị nhằm ngăn chặn bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay
3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức
Thế kỷ XXI là thể kỷ có nhiều thay đổi. Trong đó, vị trí của phụ nữ sẽ được nâng cao, sự bình đẳng được xác định trên các mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên để khẳng định được vị trí của mình, phụ nữ cần phải cố gắng rất nhiều, phải nỗ lực vươn lên cả trong nhận thức và hành động. Ngày nay, các nhà nghiên cứu vẫn khẳng định rằng, một trong những nguyên nhân chủ yếu, bản chất cản trở việc thực hiện công cuộc giải phóng phụ nữ, chống hành vi bạo hành trong gia đình, vẫn là nguyên nhân về nhận thức, ngay cả việc nhận thức về vấn đề này trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền nhiều nơi trong tỉnh còn giản đơn, phiến diện, chưa đầy đủ, thiếu quan tâm, coi đó là công việc nội bộ của từng gia đình…nó trở thành lực cản việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình ở Sơn La hiện nay.
Chúng ta biết rằng, việc làm chuyển biến nhận thức, hành vi, thái độ ứng xử với phụ nữ trong gia đình là cực kỳ khó khăn vì tư tưởng trọng nam khinh nữ là thói quen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhiều người, ngay cả đối với phụ nữ đã chấp nhận một trật tự bình đẳng ngay trong gia đình của mình. Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm thay đổi nhận thức và thái độ của nam giới và nữ giới về quan hệ giới, phải chỉ ra cho mọi người thấy được nguồn gốc của bạo lực đối với phụ nữ. Muốn thực hiện được điều này cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, làm thay đổi nhận thức ở mỗi người, đặc biệt phải làm sao cho nhận thức đó chuyển hoá thành các hành vi, thái độ về bình đẳng phụ nữ, bạo lực gia đình.
Để thay đổi nhận thức sai của người chồng, mỗi phụ nữ phải đấu tranh chống lại những phong tục tập quán lạc hậu, coi thường, trói buộc bản thân mình, sự chịu thương, chịu khó, biết hy sinh, vì chồng con,…đó là đức tính tốt của phụ nữ, song không thể biến nó thành ánh hào quang phủ lên cuộc đời mình để từ đó là chiếc bóng mờ của người khác, mất đi tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, tất cả những điều đó khi nhận thức sai chỉ làm cho phụ nữ phải lệ thuộc vào người chồng. Phụ nữ Sơn la chỉ có thể giải phóng hoàn toàn trong gia đình khi đất nước vững bước tiến lên xây dựng nền kinh tế ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Với những điều kiện trên, theo đó, phụ nữ Sơn La mới có đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh để thực hiện vai trò của mình một các xuất sắc.
Cần tập trung vào việc nâng cao kiến thức về bình đẳng phụ nữ, bạo lực gia đình, để mọi người thấy được thực trạng của nó đang ngày càng tăng với nhiều biểu hiện đa dạng, nó để lại hậu quả tiêu cực cho sự phát triển của phụ nữ, của gia đình và cả xã hội. Cần xác định, tuyên truyền là để tất cả mọi người thấy được, chống bạo lực trong gia đình là mang lại công bằng, bình đẳng cho phụ nữ, đó cũng là bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà tất cả các chế độ trước đó không thể thấy được. Không còn bạo lực gia đình: phụ nữ được giải phóng, được phát triển thì họ sẽ có văn hoá, có kiến thức đảm bảo cho mình có cơ hội hoà nhập và tham mưu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách tự tin và bình đẳng, và con cái của họ cũng được chăm sóc tốt hơn. Trên cơ sở đó, vợ chồng cũng sẽ có sự cảm thông sâu sắc và trách nhiệm với nhau, với gia đình và cả con cái, đảm bảo cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Vì vậy cần phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục để mọi người thấy nam - nữ bình đẳng là động lực của sự phát triển xã hội. Làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục là giải pháp căn bản nhất để ngăn ngừa, hạn chế bạo lực gia đình và bạo lực xã hội.
Muốn làm được điều đó đòi hỏi phải có những hình thức tuyên truyền đúng đắn. Thông tin đại chúng có vai trò quan trọng trong việc góp phần phòng chống bạo lực gia đình. Thông qua đài truyền hình, đài phát thanh, loa đài, các loại báo, tạp chí về gia đình và phụ nữ, để phổ biến luật pháp, giáo dục đạo đức, nêu những tấm gương hiếu thảo, những cặp vợ chồng hạnh phúc để tạo nên sự nhất trí mạnh mẽ cùng nói “không” với bạo lực gia đình. Đồng thời mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về vấn đề bình đẳng phụ nữ, bạo lực gia đình kết hợp với các vấn đề kinh tế, xã hội. Cần đưa vấn đề này vào chương trình hội thảo, hội nghị, tập huấn. Mặt khác, cần cấm phát hành những truyện tranh, phim hoạt hình bạo lực, báo chí miêu tả chi tiết các vụ án tình - tiền - bạo lực, vì làm như vậy sẽ tạo nên khuôn mẫu bạo lực cho một số nam giới và thanh, thiếu niên bắt chước.
3.2.2. Nhóm giải pháp về kinh tế
Hiện nay, Sơn La đang phấn đấu cho mục tiêu chung của cả nước: “Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì bất bình đẳng đối với phụ nữ, bạo lực gia đình sẽ đi ngược lại và cản trở không nhỏ đến mọi giá trị của mục tiêu chung của toàn tỉnh. Do đó, phát triển kinh tế hộ gia đình là một giải pháp không thể không thực hiện. Điều này sẽ góp phần tạo cơ sở để ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình, xây dựng gia đình Sơn La “ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.
Để phát triển kinh tế hộ gia đình, Uỷ ban nhân dân tỉnh phải chỉ đạo các ngành, các cấp đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hành động gắn với mục tiêu, chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh, thực hiện lồng ghép với nhiệm vụ phát triển kinh tế hàng năm của từng địa phương. Bên cạnh đó, tỉnh cần phải có chính sách hỗ trợ cho người dân vay vốn với lãi suất thấp. Đặc biệt, phải tổ chức những buổi tập huấn về kinh nghiệm làm giàu, phổ biến kiến thức chăn nuôi, trồng trọt…Đây là những biện pháp cụ thể để tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, vì hầu hết các gia đình có thu nhập thấp đều có nguy cơ xung đột vợ - chồng và khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên thì tình trạng bạo lực gia đình thường giảm. Tuy nhiên, một yếu tố đóng vai trò quyết định cho sự thành công của các giải pháp này là cần phải có sự nỗ lực phấn đấu của chính bản thân mỗi thành viên trong các gia đình.
Kinh tế phát triển còn loại bỏ một số khả năng phi hiệu quả kinh tế: chẳng hạn các dịch vụ, giúp việc gia đình, chăm sóc trẻ em…nó sẽ giảm bớt thời gian phụ nữ phải dành cho việc chăm sóc nhà cửa và con cái, chị em sẽ có nhiều thời gian nâng cao trình độ, thu nhập. Sơn La vốn là một tỉnh miền núi nghèo với nhiều dân tộc, 70% lao động nữ làm nông nghiệp và buôn bán nhỏ nhưng quyền sở hữu đất hay nói cách khác là tên chủ hộ đa phần là do người chồng đứng tên. Vì thế các ông chồng có quyền quyết định đối với việc sử dụng đất đai.
Hiện nay Sơn La đã và đang tiến hành nhiệm vụ di dân tái định cư cho dự án thủy điện. Đây là một vấn đề hệ trọng trong đời sống của nhân dân cũng như trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Cho nên trong khi thực hiện giải pháp này các cấp chính quyền lãnh đạo phải tập trung chú ý chỉ đạo thực hiện dự án di dân tái định cư một cách toàn diện nhằm di chuyển toàn bộ số hộ tái định cư đến nơi ở mới. Tất cả vì mục tiêu chung “ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân Sông Đà xây dựng thuỷ điện Hoà Bình đến năm 2020”. Giải quyết tốt nhiệm vụ này sẽ góp phần phát triển kinh tế Sơn La trong giai đoạn tới và đặc biệt từng bước ngăn chặn tình trạng bạo lực trong gia đình trên lĩnh vực kinh tế.
Phát triển kinh tế - xã hội, tạo mọi điều kiện xoá bỏ bạo lực trong gia đình, giải pháp này chỉ có thể thực hiện được khi các chủ thể, Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội và chính bản thân người lao động (đặc biệt là phụ nữ), nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện vấn đề này.
Hiện nay các cấp uỷ Đảng, chính quyền và cơ sở có vai trò quan trọng trong công tác bình đẳng giới, xoá bỏ tình trạng bạo lực trong gia đình do nguyên nhân kinh tế. Thực hiện bình đẳng cho phụ nữ về mặt kinh tế không chỉ tạo thêm cho phụ nữ những cơ hội phát triển tài năng, trí tuệ của mình mà còn đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế quốc dân, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội - đây cũng là yếu tố quyết định việc thực hiện tốt đối với công tác phòng chống bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở Sơn La.
3.2.3. Nhóm giải pháp xây dựng chính sách có trách nhiệm giới
Trong kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2015, thực hiện lồng ghép yếu tố giới vào toàn bộ hệ thống pháp luật Nhà nước, vào các khâu hoạch định và thực thi chính sách phát triển và các chương trình, dự án, kế hoạch công tác ở mọi ngành, mọi cấp, từ nay cho đến năm 2015, để nhóm giải pháp xây dựng chính sách về vấn đề chống bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ đạt hiệu quả cao, chúng ta cần tập trung vào những vấn đề cụ thể sau:
Thứ nhất: cần mở rộng tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bạo lực gia đình cho phụ nữ nhằm từng bước thay đổi thành kiến của xã hội về vấn đề này, đồng thời giúp họ nhận rõ vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của mình.
Thứ hai: khi tổ chức thực hiện chính sách và luật pháp cũng rất cần có trách nhiệm giới. Cần cụ thể hoá quy định của hiến pháp, pháp luật bằng các văn bản dưới luật nhằm giải quyết tốt các nhu cầu đặt ra.
3.2.4. Nhóm giải pháp về tăng cường vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ và Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ
Vấn đề phòng chống bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình, thực hiện bình đẳng nam nữ, không phải là việc riêng của phụ nữ, cũng không phải là sự “ban phát” của xã hội đối với phái yếu, mà tất cả vì lợi ích chung, vì sự phát triển của con người và xã hội. Bởi vậy, đấu tranh để loại bỏ bạo lực gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa luan tot nghiep.doc