Tài liệu Khóa luận Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhật bản từ năm 1990 và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
-----------------------------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT
BẢN TỪ NĂM 1990 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : Thạc sỹ Nguyễn Thị Việt Hoa
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Hà
Lớp : A3 K37
Hà Nội-12/2002
Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, nhà trường, các
thầy cô giáo và bạn bè-những người đã tận tình giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập dưới mái trường Đại học
Ngoại Thương. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Việt Hoa, người đã
chỉ bảo giúp đỡ tận tình để em hoàn thành bài khoá luận
này.
Hà Nội 12/2002
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Hà
MỤC LỤC
Lời mở đầu ...................................................................................................1
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).....
99 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhật bản từ năm 1990 và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
-----------------------------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT
BẢN TỪ NĂM 1990 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : Thạc sỹ Nguyễn Thị Việt Hoa
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Hà
Lớp : A3 K37
Hà Nội-12/2002
Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, nhà trường, các
thầy cô giáo và bạn bè-những người đã tận tình giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập dưới mái trường Đại học
Ngoại Thương. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Việt Hoa, người đã
chỉ bảo giúp đỡ tận tình để em hoàn thành bài khoá luận
này.
Hà Nội 12/2002
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Hà
MỤC LỤC
Lời mở đầu ...................................................................................................1
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)...............3
1. Khái niệm và đặc điểm của FDI..................................................................3
1.1 Khái niệm FDI.............................................................................................3
1.2 Đặc điểm của FDI......................................................................................4
2. Vai trò của FDI............................................................................................5
2.1 Đối với nước chủ đầu tư.............................................................................5
2.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư ...................................................................6
3. Xu hướng vận động của dòng FDI trên thế giới hiện nay............................7
3.1 Dòng FDI ngày càng tăng và tập trung vào các nước phát triển................8
3.2 Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong dòng lưu chuyển FDI..................................................................11
3.3 Sáp nhập và mua lại trở thành hình thức chủ yếu trong đầu tư quốc tế .13.
3.4. Lĩnh vực đầu tư có sự thay đổi sâu sắc...................................................16
Chương II: Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản
từ năm 1990 đến nay..................................................................................18
1 ĐÁNH GIÁ VỀ LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI THẾ CỦA NHẬT BẢN
KHI THAM GIA VÀO HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC
TẾ.......................................................................................18
1.1 Lợi thế......................................................................................................18
1.1.1 Tiềm lực tài chính hùng mạnh...................................................18
1.1.2 Khoa học công nghệ hiện đại.....................................................19
1.1.3 Kinh nghiệm quản lý tiên tiến và độc đáo..................................20
1.2. Bất lợi thế................................................................................................20
1.2.1 Một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên...............................20
1.2.2 Vai trò của Nhật Bản trên trường quốc tế còn hạn chế...............21
2. Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990
đến nay.........................................................................................................22
3. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhật Bản từ năm 1990 đến
nay.................................................................................................................24
3.1 Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư...........................................................24
3.2 Địa bàn đầu tư.........................................................................................26
3.2.1 Bắc Mỹ và EU- Địa bàn đầu tư chủ yếu.....................................26
3.2.2 Châu Á- Địa bàn đầu tư ngày càng quan trọng..........................30
3.3 Lĩnh vực đầu tư........................................................................................32
3.3.1 Đầu tư vào lĩnh vực chế tạo có xu hướng giảm so với đầu tư vào .
lĩnh vực phi chế tạo..............................................................................32
3.3.2 Tập trung vào đầu tư vào ngành phi chế tạo ở Bắc Mỹ và EU...35
3.3.3 Ưu tiên vào ngành chế tạo ở Châu Á ........................................36
3.4 Hình thức đầu tư......................................................................................38
3.4.1 Mua lại và sáp nhập....................................................................39
3.4.2 Cho vay dài hạn..........................................................................41
3.4.3 Thành lập các nhà máy mới.......................................................42
4. Đánh giá về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ
năm 1990 đến nay.........................................................................................44
4.1. Những thành tựu đạt được......................................................................44
4.1.1 Hoạt động JDI đã góp phần thực hiện thành công chính sách
đối ngoại của Nhật Bản.......................................................................44
4.1.2 Cơ hội kinh doanh của các công ty Nhật Bản ngày càng được
mở rộng...............................................................................................46
4.1.3 Thế cân bằng trong quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với Mỹ và EU
được tạo lập...................................................................................................49
4.2. Một số hạn chế tồn tại và nguyên nhân..................................................52
4.2.1. Một số hạn chế tồn tại...............................................................52
4.1.2 Nguyên nhân..............................................................................57
Chương III: JDI ở Việt Nam và một số giải pháp để Việt Nam tăng cường
thu hút đầu tư của Nhật Bản...........................................................62
1. Sơ lược về tình hình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam từ
1988 đến nay................................................................................................62
1.1 Khái quát về tiến trình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam
từ năm 1988 đến nay....................................................................................63
1.2 Quy mô dự án đầu tư...............................................................................64
1.3 Cơ cấu lĩnh vực đầu tư.............................................................................65
1.4 Hiệu quả của những dự án JDI ở Việt Nam.............................................66
1.5 Một số hạn chế tồn tại.............................................................................68
2. XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA
NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ
21.................................................................................................69
2.1. Duy trì thị trường đầu tư truyền thống, tăng cường khai thác mở
rộng thị trường mới........................................................................................69
2.2. Tiếp tục khai thác lĩnh vực đầu tư thế mạnh đồng thời khai thác
đầu tư các ngành mới.....................................................................................74
3. Chiến lược thu hút FDI của Việt Nam ......................................................75
4. Một số giải pháp để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư của
Nhật Bản .......................................................................................................76
4.1. Xóa đi tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư Nhật Bản về môi trường
đầu tư Việt Nam ...........................................................................................77
4.2. Phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước trong khu vực..80
4.3. Tăng cường hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư........................82
Kết luận........................................................................................................85
Danh mục tài liệu tham khảo.........................................................................87
Phụ lục
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm qua đã có
những bước tiến đáng kể do sự lạc quan của các nhà đầu tư nước ngoài về những
thành công của Việt Nam trong tiến trình đổi mới và những nỗ lực của Việt Nam
trong việc cải thiện môi trường đầu tư trở nên thuận lợi và hấp dẫn hơn. Nhiều
đối tác đầu tư đã đến với Việt Nam và một trong những đối tác đầu tư quan
trọng nhất là Nhật Bản. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản (JDI) có tầm
quan trọng đối với Việt Nam bởi nhiều lẽ. Thứ nhất, Nhật Bản là quốc gia phát
triển nhất nhì thế giới với tiềm lực tài chính hùng hậu, công nghệ hiện đại,
những thứ mà Việt Nam còn yếu, còn thiếu và cần phải tranh thủ. Thứ hai, Nhật
Bản đang hướng mạnh chính sách đối ngoại của mình trở về Châu Á, đặc biệt là
Đông Á, Đông Nam Á (ASEAN) trong đó có Việt Nam. Thứ ba, các dự án đầu
tư của Nhật Bản tại Việt Nam trong thời gian qua được đánh giá là thành công,
nếu xét về phương diện vốn đầu tư thực hiện và tính hiệu quả thì cho tới nay tại
Việt Nam chưa có nhà đầu tư nào vượt qua được Nhật Bản. Cuối cùng, mối
quan hệ hợp tác hữu nghị trong gần 30 năm qua là cơ sở vững chắc để phát triển
mối quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản nói riêng
trong tương lai.
Do tầm quan trọng của nguồn vốn JDI, Việt Nam cần có các giải pháp
hợp lý để tăng cường thu hút nguồn vốn này. Để đưa ra được các giải pháp hữu
hiệu thì trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu xem mục đích của Nhật Bản khi
tham gia vào đầu tư quốc tế là gì? Xu hướng vận động của dòng JDI trong thời
gian qua ra sao? Các ngành nào Nhật Bản có thế mạnh và đẩy mạnh đầu tư ra
nước ngoài? Chiến lược của các nhà đầu tư Nhật Bản trong thời gian tới như thế
nào? Trên cơ sở trả lời các câu hỏi này thì chúng ta sẽ định hướng quy hoạch
chiến lược thu hút đầu tư để kêu gọi đầu tư của Nhật Bản ra sao? Những giải
pháp nào nhằm củng cố niềm tin của các nhà đầu tư Nhật Bản vào môi trường
đầu tư của Việt Nam? Đây cũng là lý do mà tôi lựa chọn đề tài “Tình hình đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990 và một số giải pháp
nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam “. Khi lựa
chọn đề tài này tôi nghĩ rằng mình đă thực hiện được cả hai mục đích, vừa hiểu
được tính hình JDI vừa tìm hiểu được tình hình tiếp nhận đầu tư những lợi thế
cũng như những khiếm khuyết của môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Tất nhiên có nhiều lĩnh vực khác có thể hay hơn đề tài mà tôi đã lựa
chọn nhưng đối với tôi, đây có lẽ là một công việc tâm đắc nhất mà tôi đã làm
trong thời sinh viên của mình, bởi nó không chỉ chứa đựng những trí thức mà tôi
đã dày công tìm kiếm và học hỏi mà nó còn là bản khoá luận tốt nghiệp đánh giá
kết quả của tôi trong suốt quá trình học tập.
Khi lựa chọn đề tài này tôi đã gặp được một số thuận lợi bởi tôi đã có một
thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và sưu tầm tài liệu. Bên cạnh đó tôi cũng nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè trong việc thu thập tài liệu. Đặc biệt, tôi
đã nhận được sự quan tâm chỉ bảo của cô giáo, Thạc sỹ Nguyễn Thị Việt Hoa
cũng như các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Ngoại thương. Tuy nhiên, khó
khăn lớn nhất đối với tôi là những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về JDI trong
những năm gần đây còn hạn chế. Hơn nữa, trong việc thu thập số liệu mới, cập
nhật tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Bởi vậy, với khả năng còn hạn hẹp tôi không giám khẳng định mình sẽ
đưa ra được một chuyên luận hoàn chỉnh về tình hình JDI và một số giải pháp
nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Trong quá trình
hoàn thành bài khóa luận này, chắc chắn tôi không tránh khỏi sai sót. Tuy nhiên,
với khả năng có thể tôi đă cố gắng để hoàn thành tốt bài khoá luận. Ngoài lời nói
đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài khoá luận gồm ba chương chính:
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 2: Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990
CHƯƠNG 3: JDI VÀO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ
VIỆT NAM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA NHẬT
BẢN
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI)
1. Khái niệm và đặc điểm của FDI
1.1 Khái niệm
Đầu tư nói chung là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục
vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản, hiện tượng "tư bản thừa" đã làm cho đầu tư vượt ra khỏi biên giới quốc gia
và mang tính chất quốc tế. Hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng phát triển mạnh
mẽ, hợp thành những dòng chính trong trào lưu có tính quy luật trong liên kết
kinh tế toàn cầu hiện nay. Một trong các hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu nhất
hiện nay là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo Tổ chức thuơng mại và phát triển của Liên hợp Quốc (UNCTAD),
FDI được định nghĩa là một hoạt động đầu tư liên quan đến một mối quan hệ
dài hạn và phản ánh lợi ích lâu dài và quyền kiểm soát đối với tài sản ở nước sở
tại của doanh nghiệp mà chủ đầu tư nước ngoài đã bỏ vốn đầu tư. Định nghĩa
này khẳng định FDI là hoạt động có tính chất dài hạn, diễn ra trong một khoảng
thời gian nhất định, nó khác với hoạt động xuất khẩu hàng hoá hay mua bán cổ
phiếu quốc tế.
THEO CÁCH HIỂU THÔNG THƯỜNG CỦA NGƯỜI
NHẬT BẢN THÌ FDI LÀ ĐẦU TƯ VỐN VÀO HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH Ở NƯỚC NGOÀI NHẰM THU LỢI
NHUẬN. TRONG BỘ LUẬT KIỂM SOÁT NGOẠI HỐI VÀ
NGOẠI THƯƠNG NHẬT BẢN 10/1980, FDI ĐƯỢC ĐỊNH
NGHĨA "LÀ VIỆC NẮM LẤY BẤT KỲ CỔ PHIẾU DO TỔ CHỨC
PHÁP NHÂN THEO LUẬT PHÁP NƯỚC NGOÀI PHÁT HÀNH
HOẶC BẤT KỲ MỘT KHOẢN TIỀN CHO VAY TỚI MỘT TỔ
CHỨC PHÁP NHÂN NHƯ VẬY NHẰM THIẾT LẬP MỐI QUAN
HỆ KINH TẾ LÂU DÀI HOẶC BẤT KỲ KHOẢN TRẢ VỐN NÀO
ĐỂ THÀNH LẬP, MỞ RỘNG MỘT CHI NHÁNH, NHÀ MÁY
HAY MỘT DOANH NGHIỆP KHÁC Ở NƯỚC NGOÀI BỞI MỘT
NGƯỜI BẢN XỨ". NHƯ VẬY CHỦ ĐẦU TƯ CÓ THỂ LÀ CỔ
ĐÔNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐƯỢC THÀNH LẬP HOẶC
CŨNG CÓ THỂ LÀ TRÁI CHỦ CỦA DOANH NGHIỆP ĐÓ
NHƯNG VỚI ĐIỀU KIỆN LÀ CHO VAY DÀI HẠN. FDI CÓ
NGHĨA LÀ ĐẦU TƯ NHẰM CÓ ĐƯỢC QUYỀN LỢI THỰC
SỰ VÀ LỢI ÍCH LÂU DÀI TRONG VIỆC QUẢN LÝ DOANH
NGHIỆP Ở NƯỚC CHỦ NHÀ.
Điều 2, khoản 1 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 quy định
"Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam
vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành đầu tư theo quy định của
Luật này". Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, pháp nhân nước ngoài. Vốn trong
hoạt động FDI không chỉ là tiền mà còn là các tài sản khác như máy móc nguyên
vật liệu, công nghệ, bí quyết, ... Mặc dù hoạt động FDI có yếu tố nước ngoài
nhưng vẫn phải tuân thủ theo các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài Việt
Nam nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung, FDI là một bộ phận của nền
kinh tế quốc dân.
NHƯ VẬY, FDI LÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CHỦ
YẾU MÀ CHỦ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ TOÀN BỘ HAY
PHẦN ĐỦ LỚN VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DỰ ÁN NHẰM DÀNH
QUYỀN ĐIỀU HÀNH HOẶC THAM GIA ĐIỀU HÀNH CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HOẶC KINH DOANH DỊCH VỤ
THƯƠNG MẠI.
1.2 Đặc điểm của FDI
FDI có những đặc điểm khác biệt để phân biệt với các hình thức đầu tư
khác. Các đặc điểm đó là:
Thứ nhất, FDI là vốn đầu tư do chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và tự chịu
trách nhiệm về lỗ lãi. Do đó, hình thức đầu tư này mang lại hiệu quả kinh tế cao,
không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế, ít bị lệ thuộc vào điều kiện chính
trị. Lợi nhuận mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của đối
tượng mà họ bỏ vốn ra đầu tư, do đó, FDI có tính khả thi cao vì các chủ đầu tư
theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và hoàn vốn.
Thứ hai, chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn pháp định hoặc
điều lệ tối thiểu tuỳ theo quy định của luật pháp mỗi nước để tham gia kiểm soát
doanh nghiệp. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam 1996 quy định bên nước
ngoài phải góp tối thiểu là 30% vốn pháp định của dự án. Tỷ lệ đóng góp của
mỗi bên trong vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đồng
thời cùng là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro.
Thứ ba, thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được
công nghệ, kỹ nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, ... là những mục tiêu
mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Do đó, thông qua hình
thức này nước tiếp nhận đầu tư có thể kết hợp tối ưu các nguồn lực trong và
ngoài nước cũng như các nguồn lực tiên tiến từ bên ngoài.
2. Vai trò của FDI
DÒNG LƯU CHUYỂN FDI CỦA THẾ GIỚI KHÔNG
NGỪNG GIA TĂNG VÀ TRỞ THÀNH MỘT HÌNH THỨC ĐẦU
TƯ QUỐC TẾ CHIẾM ƯU THẾ NHẤT. MỘT TRONG NHỮNG
NHÂN TỐ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FDI CHÍNH LÀ
VAI TRÒ TO LỚN CỦA FDI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ
GIỚI NÓI CHUNG CŨNG NHƯ CÁC NƯỚC CHỦ ĐẦU TƯ VÀ
NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ.
2.1 Đối với nước chủ đầu tư
FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng
sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới. Hiện nay cùng với xu thế
toàn cầu hoá thì chủ nghĩa bảo hộ cũng tiếp tục trỗi dậy. Việc xây dựng các nhà
máy sản xuất chế tạo hoặc lắp ráp ở nước sở tại sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm phụ tùng của công ty mẹ ở nước ngoài đồng thời còn là biện pháp
thâm nhập thị trường hữu hiệu tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các
nước. Một trong những lý do mà Trung Quốc thường thu hút đến 50% FDI đổ
vào các nước đang phát triển trong những năm gần đây chính là thị trường 1,2 tỷ
dân của họ.
FDI giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian
thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cao. Sự phát triển không đồng đều về trình
độ phát triển sản xuất tạo ra chênh lệch về điều kiện và giá cả các yếu tố đầu vào
của sản xuất. Do đó FDI cho phép lợi dụng chênh lệch này để giảm chi phí sản
xuất, tăng lợi nhuận ...
FDI giúp các chủ đầu tư tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên liệu ổn
định. Một trong các động cơ đầu tư ra nước ngoài là định hướng nguồn nguyên
liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn tài
nguyên của các nước đang phát triển dồi dào nhưng do thiếu vốn và công nghệ
nên không thể khai thác được. Do đó, đầu tư vào các lĩnh vực này sẽ thu được
nguyên liệu thô với giá rẻ và lợi nhuận cao.
FDI GIÚP CÁC CHỦ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỔI MỚI
CƠ CẤU SẢN XUẤT, ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI, NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH: CÁC NHÀ ĐẦU TƯ
THƯỜNG CHUYỂN NHỮNG MÁY MÓC CÔNG NGHỆ ĐÃ
LẠC HẬU SO VỚI TRÌNH ĐỘ CHUNG CỦA THẾ GIỚI ĐỂ
ĐẦU TƯ SANG NƯỚC KHÁC. ĐIỀU NÀY GIÚP CÁC CHỦ
ĐẦU TƯ BÁN ĐƯỢC MÁY MÓC CŨ NHẰM ĐỔI MỚI THIẾT
BỊ CÔNG NGHỆ, KÉO DÀI CHU KỲ SỐNG SẢN PHẨM Ở THỊ
TRƯỜNG MỚI VÀ DI CHUYỂN MÁY MÓC GÂY Ô NHIỄM
RA NƯỚC NGOÀI.
2.2 Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư
Các nước công nghiệp phát triển là những nước xuất khẩu FDI lớn nhất
đồng thời là nước tiếp nhận FDI lớn nhất tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các
quốc gia trong đó các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò chủ chốt. Nguồn vốn
FDI có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các nước này và chiến lược
phát triển của TNCs như tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế,
tăng nguồn thu cho chính phủ, giải quyết thất nghiệp, kiềm chế lạm phát.
Bảng1: Đóng góp của FDI vào nền kinh tế Việt Nam:
Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Doanh thu (Triệu USD) 2063 2743 3815 3910 4600 6167 7400
Xuất khẩu (Triệu USD) 336 788 1790 1982 2547 3300 3560
Tỷ trọng GDP (%) 6,30 7,39 9,07 10,03 12,24 13,25 13,5
Tốc độ tăng công nghiệp (%) 8,8 21,7 23,2 24,4 20,0 23,1 12,1
Tỷ trọng trong công nghiệp (%) 25,1 26,7 28,9 32,0 34,7 36,0 35,4
Nộp ngân sách (Triệu USD) 195 263 315 317 271 260 -
Lao động trực tiếp (ngìn người) - 220 250 270 296 327 380
Nguồn: Thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư 3/2002
Mặc dù các nước đang phát triển chỉ có thể tiếp nhận được khoảng 20%
tổng lượng FDI của thế giới nhưng FDI đang có vai trò hết sức to lớn đối với
các nước này trong việc cung cấp nguồn bổ sung vốn cho quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước; FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm
việc làm mới; FDI tác động quan trọng tới xuất khẩu, nhập khẩu cũng như góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý; Cuối cùng FDI góp phần bổ
sung quan trọng cho ngân sách quốc gia. Bảng 1 cho thấy những đóng góp đáng
kể của hoạt động FDI tại Việt Nam vào nền kinh tế quốc dân. Tính đến năm
2001, Việt Nam đã thu hút được 41.002 triệu USD, trong đó vốn thực hiện đạt
21.482 triệu USD. Riêng năm 2001, doanh thu của khu vực này đạt 7.400 triệu
USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 3.573 triệu USD, nếu tính cả dầu thô thì con số
này lên tới 6.748 triệu USD. Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đóng
góp khoảng 13,5% GDP và chiếm 35,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của
cả nước. Tổng số lao động trực tiếp làm trong khu vực này khoảng 380 nghìn
người, góp phần giải quyết bớt căng thẳng giữa nhu cầu việc làm và nhu cầu
tuyển dụng lao động ở trong nước.
NHƯ VẬY, FDI CÓ TÁC ĐỘNG RẤT TO LỚN ĐẾN
NƯỚC CHỦ ĐẦU TƯ CŨNG NHƯ NƯỚC TIẾP NHẬN VỐN.
TUY NHIÊN, CŨNG CÓ KHI LỢI ÍCH CỦA BÊN NÀY LẠI LÀ
THIỆT HẠI ĐỐI VỚI BÊN KIA, CHẲNG HẠN NHƯ TRƯỜNG
HỢP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CŨ, CHỦ ĐẦU TƯ CÀNG
THU ĐƯỢC NHIỀU LỢI NHUẬN THÌ NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ
CÀNG PHẢI GÁNH CHỊU NHIỀU THIỆT HẠI NHƯ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG, CÔNG NGHỆ LẠC HẬU VÀ CHI PHÍ CÔNG
NGHỆ CAO ... DO ĐÓ, CHỦ ĐẦU TƯ CŨNG NHƯ BÊN TIẾP
NHẬN PHẢI CÓ CÁC CHÍNH SÁCH HỢP LÝ NHẰM TỐI ĐA
HOÁ LỢI ÍCH DO FDI MANG LẠI ĐỒNG THỜI PHẢI ĐÁNH
GIÁ ĐÚNG NHỮNG CÁI "ĐƯỢC" VÀ "MẤT", ĐỂ QUYẾT
ĐỊNH ĐẦU TƯ HAY TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ.
3. Xu hướng vận động của dòng FDI trên thế giới hiện nay
Cùng với thương mại, tài chính-tiền tệ, FDI là một trong các động lực
chính thúc đẩy quá trình xâm nhập vào nhau, nương tựa lẫn nhau và mâu thuẫn
với nhau giữa các trung tâm kinh tế của thế giới. Dòng FDI chủ yếu vẫn đổ vào
các nước công nghiệp phát triển và xuất phát chủ yếu từ các nước này lan toả
khắp thế giới. Trong những năm qua, FDI tăng vượt tốc độ tăng trưởng kinh tế
thế giới và tốc độ tăng trưởng của thương mại quốc tế. Xu hướng vận động
chính của dòng FDI trên thế giới tập trung vào các đặc điểm sau:
3.1 Dòng FDI ngày càng tăng và tập trung vào các nước phát triển
Bảng 2: Tình hình tiếp nhận và xuất khẩu FDI trên thế giới.
Đơn vị: Triệu USD
Cả thế giới Nước phát triển Nước đang phát triển
Năm Tiếp
nhận Xuất khẩu Tiếp nhận Xuất khẩu
Tiếp
nhận
Xuất
khẩu
1983-1987 77,1 76,8 58,7 72,6 18,3 4,2
1988-1992 177,3 208,5 139,1 193,3 36,8 15,2
1990 203,8 204,3 169,8 222,5 33,7 17,8
1991 157,8 210,8 114,0 201,9 41,3 8,9
1992 168,1 203,1 114,0 181,4 50,4 21,0
1993 207,9 225,5 129,3 192,4 73,1 33,0
1994 225,7 230,0 132,8 190,9 87,0 38,6
1995 331,844 357,537 205,693 306,822 111,884 50,259
1996 377,516 390,776 219,789 331,963 145,030 57,763
1997 473,052 471,906 275,229 404,153 187,789 64,335
1998 680,082 687,111 480,638 651,873 179,481 33,045
1999 865,487 799,928 636,449 731,765 207,619 65,638
2000 1,270,764 1,149,903 1,005,178 1,046,903 265,586 103,568
2001 694,753 680,629 502,202 510,356 192,549 170,323
Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế của IFM (12/2001)
NĂM 2000 ĐƯỢC ĐÁNH DẤU LÀ NĂM KỶ LỤC CỦA
TỔNG FDI TRÊN THẾ GIỚI VỚI CON SỐ TRÊN MỘT NGÀN
TỶ USD. DÒNG LƯU CHUYỂN FDI KHÔNG NGỪNG TĂNG
LÊN. TRONG NHỮNG NĂM 70, FDI BÌNH QUÂN HÀNG NĂM
CHỈ KHOẢNG 28,2 TRIỆU USD/NĂM NHƯNG TRONG THẬP
KỶ 80, CON SỐ NÀY ĐÃ TĂNG LÊN TỚI 93,8 TRIỆU/NĂM,
GẤP BA LẦN CON SỐ THẬP NIÊN 70 VÀ TỪ NĂM 1990 ĐẾN
NAY, MỨC TRUNG BÌNH HÀNG NĂM LÀ 383,3 TRIỆU USD,
GẤP 14 LẦN MỨC NHỮNG NĂM 70. NẾU CHỈ TÍNH RIÊNG
NỬA SAU THẬP KỶ 90 THÌ CON SỐ BÌNH QUÂN LÊN TỚI
541,5 TRIỆU USD, GẤP KHOẢNG 19 LẦN SO VỚI CON SỐ
28,2 TRIỆU USD NHỮNG NĂM 70. SỰ TĂNG LÊN NHANH
CHÓNG CỦA DÒNG LUÂN CHUYỂN FDI TRONG NHỮNG
NĂM QUA CHỦ YẾU TẬP TRUNG VÀO CÁC NƯỚC PHÁT
TRIỂN. CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VỪA LÀ NGUỒN ĐẦU TƯ
CHỦ YẾU RA NƯỚC NGOÀI VỪA LÀ ĐỊA CHỈ THU HÚT
ĐẠI BỘ PHẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ. TỪ NĂM 1996-1999, FDI
VÀO CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN CHIẾM 60%, 59%, 71% VÀ
76,5% TỶ TRỌNG VỐN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ. NĂM 1999, CÁC
NƯỚC PHÁT TRIỂN CHIẾM 76,5% TRONG TỔNG SỐ 865
TỶ USD VỐN FDI, TRONG KHI 3/4 DÂN SỐ SỐNG TẠI CÁC
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CHIA NHAU 23,5% CÒN LẠI,
KHOẢNG 192 TỶ USD. NĂM 2000, KHẢ NĂNG THU HÚT
VỐN FDI CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ĐÃ ĐƯỢC
CẢI THIỆN ĐÔI CHÚT, ĐẠT TRÊN 200 TỶ USD, CHIẾM
2,8% TRONG TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI CỦA CÁC
NƯỚC NÀY, TĂNG TƯƠNG ỨNG VỚI TỐC ĐỘ TĂNG
TRƯỞNG GDP.
BIỂU ĐỒ 1: SO SÁNH FDI CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ ĐANG PHÁT
TRIỂN
NGUỒN: THỐNG KÊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CỦA IMF
(12/2001)
NĂM 2000, MỸ TIẾP TỤC LÀ ĐỊA CHỈ THU HÚT FDI
NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI, CHIẾM KHOẢNG HƠN 200 TỶ
USD, PHẦN LỚN TRONG SỐ NÀY LÀ DO CÁC VỤ MUA BÁN
VÀ SÁP NHẬP CÔNG TY MANG LẠI. TUY NHIÊN, NĂM
2001, MỸ ĐÃ BỊ ANH THAY THẾ TRONG TƯ CÁCH LÀ CHỦ
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI LỚN NHẤT. THEO ĐÁNH GIÁ CỦA
UNCTAD, NHẬT BẢN ĐÃ TRỞ THÀNH ĐỊA CHỈ MỚI HẤP
DẪN FDI CỦA THẾ GIỚI. LƯỢNG FDI VÀO NHẬT BẢN NĂM
2000 TĂNG 105% SO VỚI NĂM 1999, ĐẠT 21,51 TỶ USD SO
VỚI 10,47 TỶ USD CỦA NĂM TRƯỚC CAO HƠN NHIỀU SO
VỚI MỨC 5,53 TỶ USD NĂM 1998. TRONG KHI ĐÓ, NHẬT
BẢN VẪN DUY TRÌ ĐƯỢC VỊ THẾ CỦA MỘT NƯỚC CUNG
CẤP FDI HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI : 66,69 TỶ USD, TĂNG SO
VỚI 63,7 TỶ USD CỦA NĂM 1999. TẠI CHÂU Á, FDI ĐỔ VÀO
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC NÀY ĐÃ
TĂNG TỪ MỨC 97 TỶ USD NĂM 1998, LÊN 106 TỶ USD NĂM
1999. NĂM 2000, DO ĐƯỢC KHÍCH LỆ BỞI SỰ PHỤC HỒI
KINH TẾ TRONG KHU VỰC, CÙNG NHỮNG CẢI CÁCH
THEO HƯỚNG KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI,
NÊN CHỈ TÍNH RIÊNG LƯỢNG FDI MÀ CÁC CÔNG TY
XUYÊN QUỐC GIA ĐỔ VÀO CÁC NƯỚC NÀY ĐÃ TĂNG TỪ
0
200
400
600
800
1000
1200
T
ri
Öu
U
SD
83-87 88-92 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Níc ph¸t triÓn Níc ®ang ph¸t triÓn
MỨC 80,5 TỶ USD NĂM 1999 LÊN HƠN 100 TỶ USD NĂM
2000. CÒN Ở CHÂU ÂU, TRONG KHI TỔNG ĐẦU TƯ VÀO
EU BAO GỒM CẢ VỐN KINH DOANH VÀ XÂY DỰNG DÂN
DỤNG HẦU NHƯ RƠI XUỐNG TẬN ĐÁY VÀO QUÝ II NĂM
2000 VÀ NGAY CẢ CÔNG TY CÓ TRỤ SỞ EU CŨNG ĐANG
CHUYỂN VỐN ĐẦU TƯ CỦA MÌNH VÀO MỸ THAY VÌ VÀO
LIÊN MINH TIỀN TỆ NÀY, THÌ XU HƯỚNG GIA NHẬP EU
CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU LẠI LÀ TÁC NHÂN KÍCH
THÍCH LUỒNG FDI VÀO KHU VỰC NÀY GIA TĂNG. TẠI
KHỐI THỊ TRƯỜNG CHUNG NAM MỸ (NAFTA), TỔNG FDI
VÀO CÁC NƯỚC NÀY ĐẠT XẤP XỈ 110 TỶ USD TRONG
THỜI GIAN 1995-1999. VỚI TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ TIẾP
TỤC ỔN ĐỊNH, KINH TẾ PHỤC HỒI VỮNG CHẮC, TRIỂN
VỌNG FDI ĐỔ VÀO KHU VỰC TRONG THỜI GIAN TỚI SẼ
CÒN NHIỀU HƠN NỮA.
NÓI CHUNG, TUY CÓ MỘT VÀI NĂM CHỮNG LẠI
HOẶC GIẢM TỐC ĐỘ NHƯNG LUỒNG FDI TRÊN THẾ GIỚI
TRONG CÁC NĂM QUA ĐÃ CÓ SỰ GIA TĂNG ĐÁNG KINH
NGẠC. ĐIỀU NÀY CÓ THỂ LÝ GIẢI BỞI CÁC NGUYÊN
NHÂN SAU:
THỨ NHẤT, THÔNG QUA CÁC VỤ MUA BÁN VÀ SÁP
NHẬP, FDI ĐƯỢC RÓT TRỰC TIẾP VÀO THỊ TRƯỜNG ĐỊA
PHƯƠNG VÀ KHU VỰC, ĐỂ TẬN DỤNG ƯU THẾ VỀ CHI
PHÍ VẬN CHUYỂN VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT THẤP CỦA THỊ
TRƯỜNG NỘI ĐỊA, ĐÂY CŨNG LÀ CÁCH ĐỂ XUYÊN
THỦNG HÀNG RÀO THUẾ QUAN. CHÍNH VÌ VẬY, TRIỂN
VỌNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA NƯỚC TIẾP NHẬN
VỐN LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH LÀM TĂNG LƯỢNG VỐN
FDI. VIỆC GDP TOÀN CẦU TRONG NĂM 2000 THEO ĐÁNH
GIÁ CỦA IMF TĂNG 4,7% CÓ THỂ ĐƯỢC XEM LÀ NHÂN
TỐ CHÍNH GÓP PHẦN THÚC ĐẨY LUỒNG VỐN FDI GIA
TĂNG.
THỨ HAI, DO CHI PHÍ VẬN TẢI VÀ TRUYỀN THÔNG
GIẢM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY, CÙNG VỚI VIỆC
NỚI LỎNG CÁC HÀNG RÀO BUÔN BÁN VÀ ĐẦU TƯ GIỮA
CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ĐÃ LÀM TĂNG DÒNG FDI. VẢ
LẠI, HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI GIA TĂNG
MẠNH VỚI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG HƠN 10% ĐÃ TẠO
ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY DÒNG FDI .
THỨ BA, LÀN SÓNG HỢP NHẤT VÀ MUA LẠI CÁC
CÔNG TY ĐÃ ĐẨY MÔ HÌNH NHỮNG TẬP ĐOÀN ĐỒ SỘ DO
GIA ĐÌNH CHI PHỐI KIỂU CŨ SỤP ĐỔ. THAY VÀO ĐÓ, NÓ
TẠO RA BỨC TRANH BAO GỒM CÁC CÔNG TY HIỆN ĐẠI,
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO, ĐƯỢC ĐIỀU HÀNH MỘT
CÁCH CHUYÊN NGHIỆP VÀ TẬP TRUNG, CÓ THỂ CẠNH
TRANH VỚI NHỮNG CÔNG TY KHỔNG LỒ TRÊN TOÀN
CẦU. CHÍNH NHU CẦU HỢP NHẤT ĐỂ TỒN TẠI ĐANG
DIỄN RA Ở MỌI NƠI TRÊN THẾ GIỚI NÀY ĐÃ TRỞ THÀNH
NHÂN TỐ CHÍNH VÀ QUAN TRỌNG NHẤT THÚC ĐẨY
LUỒNG VỐN FDI GIA TĂNG MẠNH TRONG MỘT THẬP KỶ
QUA. NĂM 1990, TRONG 209 TỶ USD VỐN FDI CỦA THẾ
GIỚI, VỐN CHUYỂN THÔNG QUA CÁC VỤ SÁP NHẬP
CHIẾM 72,3% ĐẠT 151 TỶ USD. ĐẾN NĂM 1999, 83%
TRONG TỔNG SỐ 865 TỶ USD VỐN FDI LÀ DO SÁP NHẬP
MANG LẠI, TƯƠNG ĐƯƠNG KHOẢNG 720 TỶ USD. NGAY
TẠI CHÂU Á, MẢNH ĐẤT CỦA NHỮNG CHAEBOL VÀ
KEIRETSU, NGƯỜI TA ĐANG DẦN DẦN ĐÁNH GIÁ CAO VÀ
HIỂU BIẾT VIỆC MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NHƯ MỘT CÔNG
CỤ KINH DOANH. TẠI NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC, NẾU
NHƯ TRƯỚC ĐÂY NGƯỜI TA PHẢI BÁN MỘT THỨ GÌ ĐÓ,
THÌ ĐÓ ĐƯỢC XEM NHƯ LÀ THẤT BẠI. NHƯNG DẦN DẦN
CÁC DOANH GIA ĐÃ TỪ BỎ QUAN ĐIỂM NÀY, HỌ NHẬN
THẤY NHU CẦU HỢP LÝ HOÁ HÌNH MẪU CŨ KHÔNG CÒN
HOẠT ĐỘNG TỐT NỮA.
Bảng 3 : Năm nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới
Đơn vị: Triệu USD
TT 1996 1997 1998 2000
1 Mỹ 91,883 Mỹ 105,017 Mỹ 146,053 Anh 259,427
2 Đức 50,752 Anh 63,499 Anh 119,747 Pháp 169,481
3 Anh 35,157 Đức 41,675 Đức 92,398 Mỹ 152,440
4 Hà Lan 31,905 Pháp 35,488 Pháp 45,701 Bỉ 823,342
5 Pháp 30,362 Nhật Bản 26,059 Hà lan 39,227 Hà lan 74,809
Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế của IMF (12/2001)
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VẪN LÀ LỰC LƯỢNG
THỨ YẾU ĐỐI VỚI VIỆC THÚC ĐẨY VÀ THU HÚT LUỒNG
VỐN FDI. TUY NHIÊN XU HƯỚNG ĐẦU TƯ SONG PHƯƠNG
SẼ TRỞ NÊN PHỔ BIẾN THAY CHO KHUYNH HƯỚNG MỘT
CHIỀU TRƯỚC ĐÂY.
3.2 Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong dòng lưu chuyển FDI
Trong đầu tư quốc tế, TNCs có vai trò chủ đạo trong phân phối nguồn vốn
của thế giới vào các khu vực, đặc biệt có vai trò quyết định trong hoạt động FDI,
chiếm lĩnh thị trường, hình thành các trung tâm đầu tư mạnh của thế giới. Trong
100 tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay thì hơn một nửa là công ty (59
TNCs) chứ không phải là quốc gia (41 quốc gia). Theo số liệu thống kê của
UNCTAD thì trong năm 1998 đã có tới 53.000 TNCs với 450.000 xí nghiệp chi
nhánh và chiếm 2/3 tổng khối lượng buôn bán của thế giới, trong đó một nửa
buôn bán nội bộ giữa các chi nhánh của TNCs. Hiện nay, TNCs đầu tư ra nước
ngoài khoảng 3.000 tỷ USD, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ khoảng trên 5.000
tỷ USD vào năm 1996, 15 nước phát triển có khoảng 30.500 TNCs trong số
38.700 TNCs của thế giới (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 3/1998). Đến đầu năm
2001, số lượng TNCs đã tăng nhanh chóng và đạt con số 57.000 TNCs với hơn
500.000 chi nhánh. Chúng kiểm soát 40% GDP, 60% ngoại thương, 50% kỹ
thuật công nghệ mới, 90% FDI thế giới (IMF: World Economic Outlook, May,
2001).
Có thể nói, hoạt động của TNCs có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế,
trong chuyển giao công nghệ, nắm vững công nghệ cao, bảo đảm khả năng cạnh
tranh và chiếm lĩnh thị trường. Sự phát triển của TNCs không chỉ ở mặt mở
rộng quy mô, mà điều chủ yếu là ở sự điều chỉnh chiến lược kinh doanh của
chúng. Việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh đã tạo ra ảnh hưởng trực tiếp đối
với quốc tế hoá và nhất thể hoá sản xuất của thế giới.
Diễn biến chiến lược của TNCs chủ yếu đã trải qua ba giai đoạn:
Một là, chiến lược công ty con độc lập. Đây là hình thức chiến lược phổ biến
của TNCs, với việc các công ty con vận hành tương đối độc lập. Liên hệ giữa
công ty mẹ với các công ty con ở nước ngoài được khống chế thông qua quyền
sở hữu. Những liên hệ khác chỉ gồm: chuyển giao kỹ thuật và cung cấp tư bản
dài hạn. Loại công ty con độc lập này rất giống hình ảnh thu gọn của công ty
mẹ. Đặc biệt nó tồn tại nhiều ở các ngành chế tạo và dịch vụ. Hai là, chiến lược
tìm kiếm vốn nước ngoài. Đây là chiến lược của TNCs chủ yếu thông qua tìm
kiếm nguồn vốn bên ngoài để tham gia vào sản xuất quốc tế. Động cơ của việc
tìm nguồn vốn bên ngoài là nhằm lợi dụng ưu thế về vị trí khu vực mà nước chủ
nhà đã có được. Ba là, nhất thể hoá phức hợp. Tiền đề của chiến lược này là
TNCs có được năng lực chuyển dời sản xuất và cung ứng hàng hoá đến bất kỳ
địa điểm nào để thu lợi nhuận cao nhất. Nhất thể hoá phức hợp cho phép bất kỳ
một công ty nào đang kinh doanh ở một địa phương nào đó đều có thể cùng các
công ty con khác hoặc công ty mẹ sử dụng năng lực của toàn bộ công ty một
cách chủ động để phát huy hiệu quả thu lợi nhuận. Trong chiến lược này, các
công ty con ở những khu vực khác nhau có thể nhất thể hoá về chức năng ở mức
độ tương đối nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của công ty. Chính nhờ chiến
lược này mà các TNCs đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đầu tư ra nước ngoài
nhằm thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của môi trường kinh doanh với mục
tiêu thu được lợi nhuận cao nhất.
Đầu tư ra nước ngoài của TNCs năm nước Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp,
Đức chiếm tới trên 60% giá trị của FDI của thế giới. Với việc đầu tư ra nước
ngoài, TNCs đã góp phần làm tăng nhanh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế
thế giới cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong thương mại quốc tế.
3.3 Sáp nhập và mua lại trở thành hình thức chủ yếu trong đầu tư
quốc tế.
Xét về mặt lịch sử, làn sóng sáp nhập công ty đã xuất hiện ba lần: Lần thứ
nhất vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi quá trình tích tụ tập trung tư bản mở
rộng, chủ yếu là hình thức sáp nhập thẳng đứng giữa các công ty cùng ngành.
Lần thứ hai là vào những năm 20 của thế kỷ 20, chủ yếu là sáp nhập nằm ngang
giữa các công ty theo nhóm ngành. Và lần thứ ba là giữa thập kỷ 80 trở lại nay.
Trước sức ép mạnh mẽ của cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, các xí nghiệp quốc
tế lấy sáp nhập ở nước ngoài làm chiến lược sống còn để thích ứng. Xét về số vụ
sáp nhập hay quy mô mua vào thì làn sóng sáp nhập của các công ty lần thứ ba
đã đạt đến mức cao nhất trong lịch sử.
Theo UNCTAD, trong hai mươi năm gần đây, giá trị các vụ mua lại công
ty tăng 42%, năm 2001 tổng giá trị các vụ mua lại lên tới 1.424 tỷ USD cao hơn
nhiều so với tổng đầu tư quốc tế. Chỉ một nhóm các nước công nghiệp phát triển
nhưng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong khối lượng FDI toàn cầu là do các vụ sáp
nhập và mua lại xuyên quốc gia. Các công ty lớn của Anh và Mỹ đóng vai trò
chủ chốt trong lĩnh vực mua lại và sáp nhập, do đó hai nước này thường xuyên
dẫn đầu thế giới về việc tăng quy mô đầu tư ra nước ngoài. Lấy ví dụ như vụ
mua lại và sáp nhập lớn nhất năm 1999 là vụ Tập đoàn Vodafone PLC (Anh)
mua lại Công ty viễn thông Air Touch (Mỹ) trị giá 60,3 triệu USD, tiếp theo là
Tập đoàn Zeneca (Anh) mua Công ty Astra (Thụy Điển) với giá 34,6 triệu USD
và vụ mua lại 32,6 triệu USD giữa Công ty Orange (Anh) và Tập đoàn
Mannesmann (Đức). Nước Anh đứng vị trí số 1 trong số các nước đầu tư ra
nước ngoài nhiều nhất phản ánh sự thật rằng hai trong số ba vụ sáp nhập lớn
nhất bắt nguồn từ các công ty Anh. Thụy Điển nhảy lên vị trí thứ ba trong số các
nước tiếp nhận FDI nhiều nhất năm 1999 cũng một phần nhờ vào vụ mua lại
Astra (Sách trắng về đầu tư của Jetro 2001, trang 4).
Làn sóng sáp nhập xuyên quốc gia giữa các công ty diễn ra từ thập kỷ 80
đến nay là kết quả của chiến lược kinh doanh mới mà TNCs đã chọn để thích
ứng với môi trường kinh doanh quốc tế đang thay đổi. Nguyên nhân thúc đẩy
việc hình thành làn sóng sáp nhập lần thứ ba là do tác dụng của các nhân tố ngắn
hạn và dài hạn. Nhân tố ngắn hạn nẩy sinh vào giữa thập kỷ 80. Đó là thời kỳ
kinh tế các nước phát triển tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, ở thời kỳ này
các công ty không chỉ có được nhiều cơ hội đầu tư mà còn có thể sử dụng được
số lượng lớn lợi nhuận và tiền vay với lãi suất thấp để thực hiện các vụ đầu tư
mới. Thứ hai là, các nước phát triển đã dấy lên làn sóng tự do hoá tài chính tiền
tệ, Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản đã liên tục nới lỏng việc quản lý khống chế đối với
tài chính tiền tệ, thúc đẩy và nâng cao được hiệu quả và lợi ích kinh tế của các
ngân hàng và các tổ chức tài chính, vì vậy mà các công ty đã có thể tranh thủ
được nhiều lợi nhuận về tài chính để đầu tư. Thứ ba là, sự hình thành thị trường
châu Âu thống nhất vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các công ty nước
ngoài. Các công ty của Mỹ và Nhật Bản đã thông qua các hoạt động sáp nhập và
mua lại với số lượng lớn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và hưởng những điều
kiện tiện lợi do tự do lưu thông mang lại.
Nhân tố dài hạn trước tiên là, xu thế toàn cầu hoá với cạnh tranh ngày
càng gay gắt, TNCs của các nước phải áp dụng phương thức sáp nhập hoặc mua
lại để tiếp nhận các kỹ thuật mũi nhọn, rút ngắn thời gian phát minh kỹ thuật,
giảm bớt được rủi ro nguy hiểm, sử dụng ưu thế của kinh tế quy mô và mạng
lưới hoá sản xuất quốc tế để tăng cường sản xuất thu lợi nhuận. Thứ hai là, từ
giữa thập kỷ 80 các nước trên thế giới đã thi hành phổ biến chính sách tự do hoá
đầu tư, về khách quan mà xét nó đã kích thích mạnh sự lưu thông tiền vốn của
TNCs
Như vậy, làn sóng sáp nhập công ty làm nảy sinh những ảnh hưởng to lớn
đối với quốc tế hoá sản xuất và toàn cầu hoá kinh tế. Việc sáp nhập xuyên quốc
gia các xí nghiệp đã làm cho năng lực kinh doanh của các TNCs mở rộng nhanh
chóng trong một thời gian ngắn, đồng thời thực hiện việc sản xuất theo mạng
lưới một cách có hiệu quả, từ đó nâng cao rất nhiều năng lực và hiệu quả lợi ích
kinh tế của các xí nghiệp. Vào nửa sau của thập kỷ 90, làn sóng sáp nhập công
ty lại nổi lên mạnh mẽ hơn, đặc biệt là TNCs tăng cường thôn tính lẫn nhau và
thôn tính các công ty nước ngoài để trở thành các tập đoàn khổng lồ kinh doanh
trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thế giới. Làn sóng sáp nhập công ty vào
cuối thế kỷ 20 xuất phát từ những tất yếu kinh tế sau:
Thứ nhất, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và xu
hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới tăng lên, cạnh tranh ngày càng quyết
liệt, nên một công ty lớn ngoài sức mạnh về tiềm lực còn cần cả uy tín với khách
hàng. Ví dụ: với việc hợp nhất hãng hàng không Travelers và công ty tài chính
Citi Corp, 40 triệu khách hàng hiện tại của hãng hàng không sẽ rất tiện lợi khi
tiếp cận với các dịch vụ tài chính của Citi Corp, cùng lúc đó 60 triệu khách hàng
hiện tại của công ty tài chính sẽ rất tiện lợi khi sử dụng các sản phẩm bảo hiểm
của Travelers. Do sự tiện lợi như vậy nên tập đoàn mới ra đời này rất có tiềm
năng thu hút khách hàng và có khả năng cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ.
Thứ hai, các công ty hợp nhất vốn không có mạng lưới rộng rãi để bán lẻ
các sản phẩm, do đó sự sáp nhập giúp họ có thể dễ dàng thực hiện tiếp thị sản
phẩm của mình ở mọi nơi trên thế giới.
Thứ ba, sáp nhập công ty sẽ nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh
doanh, đó là mục tiêu và là lý do duy nhất cho sự tồn tại và phát triển của quá
trình sáp nhập.
Thứ tư, việc sáp nhập các công ty làm cho các công ty cùng được lợi khi
giá cổ phiếu của họ tăng mạnh, thể hiện tâm lý chung của người đầu tư là thích
đánh cược vào các công ty khổng lồ, có tiềm lực mạnh đủ để vượt qua mọi cuộc
cạnh tranh. Trong thực tế, ngay sau khi quyết định hợp nhất được công bố, ngay
lập tức giá cổ phiếu của Travelers tăng lên 18% và của Citi Corp đã tăng lên
26%
Tuy nhiên cũng có những nguy cơ bất ổn, tiềm tàng và hiện thực do sáp
nhập đưa lại như các vụ sa thải nhân công hàng loạt, bộ máy quản lý không đủ
khả năng điều hành, nguy cơ độc quyền biến người tiêu dùng thành nạn nhân.
Trong những năm tới, việc mua lại các công ty của các nước còn diễn ra sâu sắc
hơn. Các ngành tài chính, viễn thông, dược phẩm, ô tô sẽ được sắp xếp lại trên
phạm vi toàn cầu thông qua việc mua lại và sáp nhập. Trong một số lĩnh vực
dịch vụ, thương mại khoa học kỹ thuật cao và một số ngành có nhu cầu lớn về
tài chính cũng diễn ra hiện tượng mua lại với quy mô lớn. Đầu tư trực tiếp xuyên
quốc gia thông qua sáp nhập vẫn là hình thức chủ yếu trong đầu tư quốc tế mặc
dù còn có những bất ổn do nó mang lại.
3.4 Lĩnh vực đầu tư có sự thay đổi sâu sắc
TRONG THẬP KỶ 80, TỶ TRỌNG FDI CỦA CÁC NƯỚC
PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NẶNG TỪ 18% (NĂM 1980) ĐÃ HẠ XUỐNG CÒN 11% (NĂM
1990), CÒN TỐC ĐỘ TĂNG VỀ THU HÚT FDI VÀO NGÀNH
SẢN XUẤT KHAI KHOÁNG TĂNG NHANH HƠN NGÀNH
CHẾ TẠO VÀ DỊCH VỤ. VÌ VẬY, TỶ TRỌNG CỦA FDI VÀO
NGÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM SƠ CẤP TỪ 52% (NĂM 1980)
TĂNG ĐẾN 67% (NĂM 1990). Ở NỬA ĐẦU THẬP KỶ 80, HY
VỌNG VỀ GIÁ DẦU MỎ TĂNG CAO, FDI VÀO NGÀNH
CÔNG NGHIỆP DẦU MỎ TĂNG LÊN NHANH CHÓNG. ĐỂ
ỨNG PHÓ VỚI VẤN ĐỀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT ĐẦU MỎ
TĂNG, THỰC HIỆN VIỆC ĐA DẠNG HOÁ SẢN XUẤT, TNCS
CỦA MỸ VÀ TÂY ÂU ĐÃ LÀM GẤP RÚT HOẠT ĐỘNG MUA
LẠI VÀ SÁP NHẬP VỚI NHAU.
Từ năm 1985 trở về trước, ngành chế tạo là ngành chủ yếu thu hút FDI.
Tuy nhiên, đầu tư vào ngành chế tạo của các nước phát triển đã chuyển từ các
ngành sản xuất kiểu tập trung cao nguồn vốn lao động sang ngành sản xuất tập
trung tư bản và kỹ thuật. Lấy Mỹ làm ví dụ: Những năm 1982-1991, những
ngành có tỷ lệ thu hút FDI nhanh của Mỹ theo thứ tự là: Thuốc chữa bệnh
(24,7%), thiết bị máy tính và thiết bị văn phòng (17,4%), các máy móc công
nghiệp (15,8%), máy điện và thiết bị điện trở (14,5%), công nghiệp hoá chất
(14,6%).
Từ năm 1985 lại đây, ngành dịch vụ đã trở thành ngành có tốc độ thu hút
FDI nhanh nhất ở các nước phát triển. Năm 1993, JDI vào ngành dịch vụ là
66%, của Mỹ là 51%, Đức 59% và của Anh là 48%. Xét trong cơ cấu ngành sản
xuất thì số công ty con của TNCs hoạt động trong ngành dịch vụ là nhiều nhất,
còn trong 500 TNCs lớn nhất thế giới thì tỷ lệ công ty hoạt động trong nghành
dịch vụ là 60% Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển thì FDI vào các ngành sản
xuất vật chất vẫn chiếm tỷ trọng lớn do cơ cấu kinh tế của các nước này đang
trong quá trình chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá. Trong thời gian tới thì
tỷ trọng của FDI vào ngành dịch vụ sẽ tăng lên do đầu tư vào các ngành này
thường mang lại lợi nhuận lớn trong khi chính phủ của các nước đang phát triển
lại có nhiều ưu đãi khuyến khích phát triển ngành dịch vụ nhằm đưa đất nước
phát triển theo hướng hiện đại hoá.
Những đặc điểm của luồng vốn đầu tư quốc tế trong thời gian qua cho
thấy đầu tư thế giới vẫn quy tụ được những lực đẩy cần thiết để tiếp tục phát
triển. Tuy nhiên, có những nhân tố làm hạn chế sự gia tăng luồng vốn FDI như
sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu, những bất ổn về mặt chính trị xã hội ở
châu Mỹ La-tinh, giá bất động sản và tỷ giá đang tăng cao ở Đông Á ảnh hưởng
đến hoạt động sáp nhập và mua lại ... Điều cuối cùng muốn nói đến ở đây là đầu
tư quốc tế, đặc biệt là vốn FDI trước đây, được trông đợi như là một biện pháp
để thúc đẩy khả năng tạo việc làm, giảm thất nghiệp, nhưng những mặt trái của
làn sóng sáp nhập không cho thấy mối quan tâm chung này của thế giới sẽ được
giải quyết dù cho lượng vốn đầu tư quốc tế vẫn sẽ tiếp tục tăng cao.
CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA
NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY
NHẬT BẢN ĐÃ CÓ NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI TỪ ĐẦU NHỮNG NĂM 50,
SAU ĐÓ ĐƯỢC THÚC ĐẨY MẠNH MẼ VÀO THẬP KỶ 70 VÀ
TỪ NỬA SAU NHỮNG NĂM 1980 THÌ HOẠT ĐỘNG JDI
ĐƯỢC GIA TĂNG MỘT CÁCH NHANH CHÓNG. NGUYÊN
NHÂN CHỦ YẾU CỦA VIỆC JDI TĂNG ĐỘT BIẾN TRONG
GIAI ĐOẠN NÀY LÀ DO TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG YÊN LÊN
GIÁ TỪ 240 YÊN/1USD NĂM 1985 LÊN TỚI MỨC 120
YÊN/1USD NĂM 1988 LÀM CHO GIÁ THÀNH ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI CỦA CÁC XÍ NGHIỆP NHẬT BẢN TRỞ NÊN RẺ
HƠN. ĐẾN NĂM 1989, LÀN SÓNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI
CỦA CÁC CÔNG TY NHẬT BẢN Ở NƯỚC NGOÀI ĐẶC BIỆT
LÀ Ở MỸ VÀ TÂY ÂU DIỄN RA NHƯ VŨ BÃO KHIẾN
NGƯỜI TA PHẢI THỐT LÊN RẰNG "NƯỚC NHẬT RỒI SẼ
MUA CẢ THẾ GIỚI". NHƯNG ĐẦU NĂM 1990, KHI NỀN
KINH TẾ BONG BÓNG SỤP ĐỔ KÉO THEO MỘT BƯỚC SUY
GIẢM CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ KINH TẾ NHẬT
BẢN HIỆN ĐẠI, JDI TRONG TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY CŨNG
CÓ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KHÁC BIỆT. DÒNG FDI CÓ XU
HƯỚNG GIẢM SÚT, CƠ CẤU NGÀNH, LÃNH THỔ ĐẦU TƯ
CŨNG NHƯ HÌNH THỨC CŨNG ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH ĐỂ
PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH MỚI. BỨC TRANH CHUNG VỀ
TÌNH HÌNH ĐẦU CỦA NHẬT BẢN RA NƯỚC NGOÀI TRONG
TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY CŨNG CÓ NHỮNG MẢNG SÁNG
TỐI KHÁC NHAU.
1. ĐÁNH GIÁ VỀ LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI THẾ CỦA NHẬT BẢN
KHI THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1.1 Lợi thế
1.1.1 Tiềm lực tài chính hùng mạnh
TỪ MỘT NƯỚC BẠI TRẬN SAU CHIẾN THANH THẾ
GIỚI THỨ HAI, NHẬT BẢN ĐÃ KHIẾN THẾ GIỚI PHẢI NỂ
TRỌNG VÌ SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VƯỢT BẬC CỦA
MÌNH CHỈ TRONG VÀI BA THẬP KỶ, NHANH CHÓNG
VƯƠN LÊN THÀNH MỘT SIÊU CƯỜNG KINH TẾ VÀ TRỞ
THÀNH CÂU CHUYỆN THẦN KỲ VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ THẾ KỶ 20. THỜI KỲ TĂNG TRƯỞNG CAO LIÊN TỤC
TỪ NHỮNG NĂM 60 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70, NHẬT
BẢN CƠ BẢN, ĐÃ TIẾN HÀNH HIỆN ĐẠI HOÁ. NẾU NHƯ Ở
NHỮNG NĂM 60, KINH TẾ NHẬT BẢN CHỈ BẰNG 10%
TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN MỸ THÌ HIỆN NAY ĐÃ BẰNG
KHOẢNG 60%. NẾU XÉT VỀ THU NHẬP TRÊN ĐẦU NGƯỜI
THÌ CON SỐ 40.830 USD CỦA NHẬT BẢN VƯỢT XA ĐỨC
VỚI 29.504 USD VÀ MỸ VỚI 27.532 USD. TRONG KHI MỸ
NGÀY CÀNG TRỞ THÀNH CON NỢ, THẬM CHÍ LỚN NHẤT
THẾ GIỚI, THÌ NHẬT BẢN LẠI LÀ NƯỚC XUẤT KHẨU TƯ
BẢN VÀ LÀ NƯỚC CHỦ NỢ LỚN NHẤT THẾ GIỚI VỚI
TỔNG TÀI SẢN CỦA NHẬT BẢN Ở NƯỚC NGOÀI LÊN TỚI
600 TỶ USD ( TẠP CHÍ NHẬT BẢN NGÀY NAY 7/2002). ĐỒNG
YÊN LÊN GIÁ MỘT CÁCH NHANH CHÓNG Ở NỬA SAU
THẬP KỶ 80 CŨNG LÀ MỘT NHÂN TỐ KHIẾN CHO NHẬT
BẢN VÀ CÁC CÔNG TY NHẬT BẢN GIÀU CÓ LÊN RẤT
NHIỀU NẾU TÍNH BẰNG ĐỒNG USD. CHẲNG HẠN NẾU
NHƯ TRƯỚC ĐÂY MỘT CÔNG TY NHẬT BẢN MUỐN XÂY
DỰNG MỘT NHÀ MÁY 2 TRIỆU USD Ở NƯỚC NGOÀI THÌ
PHẢI BỎ RA 480 TRIỆU YÊN THÌ NAY VỚI 480 TRIỆU YÊN
NÀY, CÔNG TY CÓ THỂ XÂY ĐƯỢC HAI NHÀ MÁY NHƯ
THẾ. TRÊN THỰC TẾ NHẬT BẢN GIÀU CÓ ĐẾN MỨC CÓ
ĐỦ KHẢ NĂNG ĐẦU TƯ Ở KHẮP NƠI. KHÔNG CHỈ THẾ,
HẦU HẾT CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, KHÔNG CHỈ CÁC
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN NGHÈO KHÓ MÀ CẢ NHỮNG
NƯỚC CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LỚN Ở TÂY ÂU VÀ BẮC MỸ
ĐỀU TÌM CÁCH THU HÚT ĐƯỢC THẬT NHIỀU VỐN CỦA
CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NHẬT BẢN.
1.1.2 Khoa học công nghệ hiện đại
Đi cùng chiều đối với sự tăng trưởng kinh tế là sự phát triển theo chiều
sâu của nền kinh tế Nhật Bản. Tiềm lực khoa học kỹ thuật ngày càng gia tăng,
dần dần cạnh tranh với Tây Âu và Mỹ trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Về mặt
biến các kỹ thuật cao thành các sản phẩm thương mại thì Nhật Bản chiếm ưu thế
rõ rệt. Nhật Bản đã vượt Mỹ trong các lĩnh vực như kỹ thuật vi điện tử, đồ điện
gia dụng, thông tin bằng sợi quang, thiết bị tự động hoá văn phòng, ... Nhật Bản
cũng đã giành được một phần đáng kể trên thị trường chất bán dẫn của thế giới
để chiếm dần những chỗ đã mất của Mỹ. Sở dĩ có được những thành công như
vậy là do Nhật Bản đã đầu tư mạnh vào phát triển khoa học kỹ thuật. Năm tài
khoá 1986/1987, Nhật Bản đã nâng chi phí nghiên cứu và phát triển lên tới 9,2
ngàn tỷ Yên gần bằng một nửa của Mỹ so với khoảng cách 1/8 năm 1970. Ngân
sách tài khoá năm 1996 của Nhật Bản đã tăng đầu tư cho khoa học công nghệ
lên thêm 6,9% tương đương với 26,7 tỷ USD. Mặc dù ngân sách chung của Nhật
Bản năm tài khoá 2001 giảm so với năm trước nhưng ngân sách đầu tư cho khoa
học công nghệ vẫn tăng5% (Báo cáo về ngân sách cho khoa học công nghệ năm
2001-Bộ tài chính Nhật Bản ). Điều đó cho thấy quan điểm rõ ràng của Nhật
Bản coi khoa học và công nghệ như là một động lực cho tăng trưởng kinh tế. Do
đó Nhật Bản đã thành công trong việc nắm độc quyền về công nghệ trong một
số lĩnh vực đặc biệt là ở các ngành công nghiệp cao cấp, qua đó khống chế được
các ngành công nghiệp cấp thấp. Cho dù Mỹ và Tây Âu có rất nhiều ngành công
nghiệp với quy mô lớn mạnh nhưng nhờ vào ưu thế độc quyền ở những công
nghệ cao, Nhật Bản vẫn chiếm được thế nổi trội trong rất nhiều ngành công
nghiệp. Hiện nay, Nhật Bản đang chiếm 1/3 lượng hàng xuất khẩu hàng năm đối
với các mặt hàng có tính độc quyền. Sự độc quyền về kỹ thuật đã làm cho Nhật
Bản có ưu thế khá mạnh về giá cả. Đây là nguyên nhân mà trong những năm qua
ngay cả khi đồng Yên tăng giá gấp hai lần so với đồng USD mà xuất khẩu của
Nhật Bản vẫn giữ được mức tăng nhanh.
1.1.3 Kinh nghiệm quản lý tiên tiến và độc đáo
Một lợi thế nữa của Nhật Bản đó là những kinh nghiệm quản lý độc đáo
và tiên tiến. Các ông chủ Nhật Bản thường khuyến khích các công nhân tham
gia vào việc quản lý công ty bằng các hình thức khác nhau, điều này đã phát huy
tối đa tính sáng tạo và tính tập thể của người lao động. Quản lý chất lượng cũng
là một đặc trưng quan trọng trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Với phương
châm "chất lượng là trên hết", phong trào kiểm tra chất lượng để sản phẩm
không có khuyết tật diễn ra rất mạnh mẽ trong các công ty Nhật Bản. Do đó,
hàng hoá của Nhật Bản có chất lượng cao, có được vị trí vững chắc trong lựa
chọn của người tiêu dùng.
Các lợi thế của Nhật Bản được phát huy rất rõ trong quá trình đầu tư ra
nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990 đến nay, thể hiện vai trò to lớn của Nhật
Bản trong hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế.
1.2 Bất lợi thế
1.2.1 Một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên
NHẬT BẢN LÀ MỘT ĐẤT NƯỚC PHỤ THUỘC RẤT
LỚN VÀO NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN NHẬP
KHẨU. MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN NHẬT BẢN KHÓ
KHĂN: NÚI NON BAO PHỦ 72% QUẦN ĐẢO, ĐỒNG BẰNG
CHỈ CHIẾM 15% DIỆN TÍCH NƯỚC NHẬT, ĐẤT TRỒNG
CHIẾM 14% DIỆN TÍCH LÃNH THỔ. LÒNG ĐẤT CHỈ CÓ
MỘT ÍT THAN ĐÁ, ĐỒNG, CHÌ, KẼM VÀ LƯU HUỲNH, HẦU
NHƯ KHÔNG CÓ DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN. DO ĐÓ,
NHẬT BẢN PHẢI THƯỜNG XUYÊN NHẬP KHẨU TỪ 98% -
100% NGUỒN NGUYÊN LIỆU Ở MỌI NGÀNH SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP. DO ĐÓ BẤT KỲ MỘT CUỘC KHỦNG
HOẢNG NGUYÊN LIỆU THẾ GIỚI NÀO ĐỀU TÁC ĐỘNG
SÂU SẮC ĐẾN NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN HƠN BẤT KỲ MỘT
NỀN KINH TẾ PHƯƠNG TÂY NÀO KHÁC VÀ CHÍNH TÍNH
KHÔNG ỔN ĐỊNH TRONG CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU ĐÃ
GÂY NÊN SỰ KHÔNG ỔN ĐỊNH KÉO DÀI VỀ TĂNG
TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN. TRONG SUỐT TỪ
NĂM 1990 ĐẾN NAY, NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN ĐANG LÂM
VÀO CUỘC SUY THOÁI TRẦM TRỌNG NHẤT KỂ TỪ SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI VÀ NỀN KINH TẾ
ĐANG TRONG BƯỚC CHUYỂN ĐÃ BỘC LỘ RÕ NHIỀU
ĐIỂM BẤT CẬP, ĐIỀU NÀY ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN
HOẠT ĐỘNG JDI TRONG NHỮNG NĂM QUA.
1.2.2 VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN TRÊN TRƯỜNG QUỐC
TẾ CÒN HẠN CHẾ
Nhật Bản được mệnh danh là "người khổng lồ" về kinh tế nhưng lại là
"một anh lùn" về chính trị, hay "một người không lồ không có bom". Việc phòng
vệ của Nhật Bản được bảo đảm bởi Hoa Kỳ do Hiệp ước San Francisco 1951.
JDI được xếp vào hạng cao của thế giới, Nhật Bản là nước chủ nợ hàng đầu thế
giới, thị trường chứng khoán Tokyo chiếm 25% nguồn vốn toàn cầu, trong khi
đồng Yên không phải là đồng tiền quốc tế. Trong các mối quan hệ giữa Nhật
Bản và phương Tây còn có sự ngờ vực. Nhật Bản đang mong muốn mở rộng
quan hệ với các nước Châu Á nhưng ảnh hưởng chính trị của Nhật Bản ở Đông
Nam Á bị hạn chế bởi những kỷ niệm trong thời kỳ Thế chiến thứ hai. Ảnh
hưởng văn hoá của Nhật Bản trên thế giới còn yếu. Nhật Bản không sẵn có
những nguồn tài nguyên thiên nhiên như Hoa Kỳ cũng như không có một thị
trường trong nước có thể so sánh với thị trường nội địa Hoa Kỳ hay EU. Hơn
nữa, hiện nay Nhật Bản lại đang phải chịu sự cạnh tranh dữ dội của Mỹ, EU và
các nước công nghiệp mới NIEs.
Những mặt mạnh của nền kinh tế Nhật Bản đã được khẳng định nhưng
những mặt bất lợi của nền kinh tế cũng được bộc lộ rõ nét, chính những hạn chế
này làm cản trở hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990 đến
nay.
2. Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990
TỪ CUỐI NHỮNG NĂM 80 TRỞ LẠI ĐÂY, TRƯỚC
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG YÊN TĂNG GIÁ, NHU CẦU
ĐÒI HỎI BỨC THIẾT VỀ NGUYÊN NHIÊN LIỆU, NHU CẦU
TÌM KIẾM THỊ TRƯỜNG MỚI VÀ MỨC LƯƠNG ĐANG
TĂNG LÊN Ở NHẬT BẢN, THÊM VÀO ĐÓ LÀ XU HƯỚNG
QUỐC TẾ HOÁ NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI, CUỘC CÁCH
MẠNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ, CÁC NHÀ
ĐẦU TƯ NHẬT BẢN ĐÃ PHẢI HOẠCH ĐỊNH CÁC CHIẾN
LƯỢC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI MỚI NHẰM
TỐI ĐA HOÁ LỢI NHUẬN THU ĐƯỢC.
Mức lương tăng cùng với tác động của đồng Yên tăng giá làm cho giá
thành sản xuất ở Nhật Bản đắt lên tương đối so với các nước khác, do đó, hàng
xuất khẩu từ Nhật Bản không thể cạnh tranh được ở thị trường nước ngoài. Bên
cạnh đó, hàng rào bảo hộ mậu dịch ngày càng trở nên tinh vi nên hàng hoá của
Nhật Bản lại càng khó thâm nhập vào thị trường các nước khác hơn. Mô hình
kinh tế lấy xuất khẩu làm trọng tâm trong thời kỳ tăng trưởng cao không còn
phù hợp nữa, các nhà đầu tư Nhật Bản đã tiến hành "dời nhà máy ra nước
ngoài", thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài để thay thế xuất khẩu.
Nguyên nhân chủ yếu mà Nhật Bản đã chuyển mạnh từ chính sách lấy
xuất khẩu làm lợi ích sống còn sang chiến lược lấy đầu tư nước ngoài làm nội
dung chủ yếu là: Thứ nhất, bảo hộ mậu dịch không còn là xu hướng chính trong
nền kinh tế thế giới nhưng sự xuất hiện của các liên minh mậu dịch tự do, trên
thực tế đang tạo ra các rào cản tập thể đối với quan hệ kinh tế thương mại cho
những nước bên ngoài; Thứ hai, việc tái triển khai và thay đổi cơ cấu công
nghiệp trong nước không thể thực hiện có kết quả nếu chỉ dựa vào thương mại
trong khi bản thân quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế về thực chất là quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang một nước khác thông qua đầu tư trực tiếp và
chuyển giao công nghệ. Thứ ba, các tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản đã lớn
mạnh đến mức, phạm vi hoạt động của nó là địa bàn ngoài nước và liên kết
mạng kinh doanh có tính toàn cầu. Trong điều kiện thị trường thế giới và tăng
trưởng thương mại đang có xu hướng giảm dần so với nhịp độ tăng đầu tư, các
công ty Nhật Bản không thể đi ngược lại với xu thế đồng Yên tăng giá mạnh để
gây ra những trở ngại cho hoạt động xuất khẩu. Tổng thể những lý do đó đã thúc
đẩy Nhật Bản tích cực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, coi đó là những giải pháp
căn bản để giải quyết những bức xúc trong nền kinh tế, giải quyết mâu thuẫn với
bạn hàng, nhanh chóng thích nghi với bối cảnh quốc tế.
Quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Mỹ, Tây Âu diễn ra theo hướng vừa
hợp tác vừa cạnh tranh với nhau, vừa nương tựa lẫn nhau vừa đấu tranh xung
đột. Để thể hiện vai trò là một siêu cường kinh tế, Nhật Bản đã tấn công sâu vào
tận thị trường nội địa của các nước công nghiệp phát triển này để nhằm dành
giật các cơ hội kinh doanh cũng như bành trướng sức mạnh kinh tế của mình.
JDI vào nhóm này thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng JDI nói chung,
TNCs của Nhật Bản đã xác lập được chỗ đứng vững chắc tại các nước này trong
tất cả các lĩnh vực từ ngành điện tử đến ngành kỹ thuật cao, từ giao thông vận tải
tài chính, bảo hiểm, ngân hàng.
Đối với các nước phát triển, đặc biệt là ở Châu Á, Nhật Bản mong muốn
thông qua hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế để thành lập một vành đai an
ninh kinh tế với Nhật Bản là trung tâm. Các công ty Nhật Bản đầu tư vào các
nước đang phát triển nhằm mục tiêu như: xuất khẩu trở lại Nhật Bản hoặc xuất
khẩu sang một nước thứ ba khác; khai thác thị trường lao động rẻ; tạo nguồn
cung cấp nguyên vật liệu; sản xuất các hàng hoá thích ứng với thị trường địa
phương nhằm khai thác tối đa lợi ích kinh tế dựa vào lợi thế công nghệ kỹ thuật
của mình so với các công ty bản địa. Tuy nhiên, mục đích có tính chất bao trùm
mà các công ty Nhật Bản đầu tư vào nhóm nước này là tăng sự phụ thuộc của
các nước nhận đầu tư. Các chi nhánh của các công ty Nhật Bản hình thành nên
mạng lưới phân công lao động trong khu vực và ngày càng giữ vai trò chi phối
các công ty địa phương.
Với các chiến lược này, các công ty Nhật Bản đã đẩy mạnh hoạt động đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài trong từ năm 1990 đến nay. TNCs của Nhật Bản đã
thiết lập được mạng lưới kinh doanh toàn cầu, uy tín của Nhật Bản trên trường
quốc tế ngày càng được khẳng định.
3. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990
3.1 Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư
Bảng 4 : Đầu tư nước ngoài của Nhật Bản (từ 1970 đến 2001)
Đơn vị: Triệu USD
Năm tài
chính Số vốn FDI
Năm tài
chính Số vốn FDI
Năm tài
chính Số vốn FDI
1970 904 1980 4.693 1990 56.911
1971 858 1981 8.932 1991 41.584
1972 2.338 1982 7.703 1992 34.138
1973 3.494 1983 8.145 1993 36.025
1974 2.395 1984 10.155 1994 41.051
1975 3.280 1985 12.217 1995 50.694
1976 3.462 1986 22.320 1996 48.020
1977 2.806 1987 33.364 1997 53.972
1978 4.598 1988 47.022 1998 40.747
1979 4.995 1989 67.540 1999 66.694
70-79 22.848 80-89 215.161 90-99 389.898
2000 4.858 2001 3.616 2002 1.958
Nguồn: Thống kê về FDI của Bộ Tài chính Nhật Bản 17/9/2002.
Ghi chú: Năm tài chính bắt đầu từ 01/4 năm nay đến 31/3 năm tiếp theo.
Số liệu năm 2000 chỉ tính ở nửa đầu của năm
JDI trong thập kỷ 90 gấp 17 lần tổng số JDI của thập kỷ 70 và tăng 180%
so với thập kỷ 80. Nếu so với năm 1970 thì JDI năm 1999 gấp 73 lần. Theo
thống kê của Bộ Công nghiệp & Ngoại thương Nhật Bản (MITI), tổng JDI giai
đoạn 1946-1990 là 15.966 triệu USD, con số này chỉ bằng 40% tổng số JDI giai
đoạn 1990-1999. Các con số trên chứng tỏ rằng Nhật Bản đã đẩy mạnh hoạt
động đầu tư ra nước ngoài từ năm 1990 đến nay
-15.7
-26.9
-17.9
0.5
14
23.5
-5.3
12.4
-24.5
63.7
-27.1 -24.6
0
20
40
60
80
1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
T
ri
Öu
U
SD
-40
-20
0
20
40
60
80%
Tæng sè vèn Tèc ®é t¨ ng(%)
Biểu đồ 2: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990
Nguồn :Thống kê về FDI củaBộ Tài chính Nhật Bản 17/9/2002.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng thập kỷ 90 thì tình hình JDI có những bước
thăng trầm. Tốc độ tăng bình quân hàng năm chỉ đạt 1,64%. Nền kinh tế bong
bóng sụp đổ làm cho JDI liên tục giảm với tốc độ cao trong ba năm 1990, 1991,
1992 với mức tương ứng là -15,7%, -26,9% và -17,9%. JDI có dấu hiệu phục hồi
trong ba năm tiếp theo, và mức độ phục hồi cũng tương đối cao đặc biệt là năm
1995. Nhưng một năm sau đó thì khối lượng JDI lại giảm 5,3%. Năm 1997, JDI
tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1991 với mức tăng 12,4%. Ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á bắt đầu vào tháng 7/1997 đã tác động
mạnh mẽ đến nền kinh tế Nhật Bản nói chung và hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài nói riêng, JDI năm 1998 đã giảm đi 13 triệu USD (24,5%). Nhưng
JDI năm 1999 lại tăng đột biến lên tới 66,694 tỷ USD gần đạt tới mức cao nhất
của năm 1989. Nguyên nhân là do sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản cũng
như nền kinh tế khu vực đẩy nhanh tốc độ của quá trình mua lại và sáp nhập
giữa các công ty nước ngoài. Trong năm 1999, có 238 vụ sáp nhập và mua lại do
các công ty Nhật Bản tiến hành ở nước ngoài, tăng so với con số kỷ lục 175 vụ
năm 1998. Tuy nhiên, JDI lại tiếp tục tụt dốc trong các năm 2000 và 2001. Năm
2001, JDI chỉ còn 3.616 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 1993.
Dù tốc độ đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản có giảm sút so với những
thập kỷ trước, nhưng nhìn chung, những năm 90 Nhật Bản vẫn giữ được mức
đầu tư khá cao, thậm chí tăng đáng kể. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về thu
hút vốn đầu tư, cũng như sự di chuyển phức tạp về dòng lưu chuyển vốn trên thế
giới thì việc Nhật Bản giữ được mức đầu tư trên chứng tỏ Nhật Bản không chỉ
có kinh nghiệm mà còn có sức mạnh đáng kể trong lĩnh vực này. Câu hỏi đặt ra
là: Tại sao nền kinh tế Nhật Bản những năm 90 rơi vào tình trạng suy thoái trầm
trọng, nhưng JDI không giảm, mà ngược lại khối lượng đầu tư ra nước ngoài lại
tăng lên dù rằng mức tăng không nổi trội, và hiện tại Nhật Bản vẫn là nước cung
cấp tài chính quan trọng cho Châu Á và thế giới. Ở đây có thể được giải thích
bởi nhiều ký do khác nhau. Trước hết Nhật Bản là nước thực hiện tương đối
nhất quán chính sách xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu tư bản. Điều này một mặt
giúp Nhật Bản mở rộng thị trường, có vị trí vững chắc trong thương mại và đầu
tư. Mặt khác đây là lĩnh vực mà Nhật Bản có thể nhanh chóng thu lợi nhuận từ
bên ngoài. Thứ hai là việc tăng cường khuyến khích xuất khẩu và đầu tư (đặc
biệt là vào nước công nghiệp phát triển) nhằm làm giảm áp lực tăng nhập khẩu
từ chính các nước này. Hơn nữa, chủ trương này không chỉ tạo công ăn việc làm
cho các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn là một giải pháp để làm giảm mâu thuẫn
trong quan hệ mậu dịch với các nước. Thứ ba, điều có thể dễ nhận thấy là những
năm gần đây kinh tế Nhật Bản rơi vào trì trệ, giá đồng Yên không ổn định, chi
phí cao, lợi nhuận thấp, ... là những nguyên nhân trực tiếp khiến các nhà đầu tư
Nhật Bản tích cực tìm kiếm và mở rộng đầu tư ra bên ngoài.
3.2 Địa bàn đầu tư
3.2.1 Bắc Mỹ và EU- Địa bàn đầu tư chủ yếu
Có thể thấy nguồn vốn JDI chủ yếu tập trung ở Bắc Mỹ, châu Âu và Châu
Á. Bắc Mỹ (đặc biệt là Mỹ) là thị trường thu hút FDI lớn nhất của Nhật Bản.
Theo số liệu thống kê, tỷ trọng JDI vào khu vực này chiếm trung bình khoảng
35% cho đến giữa thập kỷ 80. Sau năm 1985, JDI vào khu vực này có sự gia
tăng mạnh và đạt mức đỉnh điểm vào năm 1989 với tỷ lệ 50% tổng JDI. Thời kỳ
nửa đầu những năm 1990, JDI vào Bắc Mỹ chiếm trung bình 40-45%, sau đó có
giảm sút mạnh trong năm tài khoá 1997-1998, riêng năm 1998 giảm 46,6% so
với năm trước.
Bảng 5: Đầu tư của Nhật Bản phân theo lãnh thổ
Đơn vị: Triệu USD
Năm Bắc Mỹ Châu Á EU Mỹ Latinh Châu Úc Châu Phi
1990 27192 7054 14294 3628 4166 578
1991 18823 5936 9371 3337 3278 837
1992 14572 6425 7061 2726 2406 947
1993 15287 6637 7940 3370 2035 756
1994 18273 9699 6230 5231 1423 636
1995 22761 12264 8470 3877 2795 527
1996 23021 11614 7372 4446 897 669
1997 21389 12181 11024 6336 2058 803
1998 109430 6528 14010 6463 2213 590
1999 24770 7162 25804 7437 894 628
2000 11803 5704 23476 5033 641 696
Nguồn: Japan Almanac 2002, trang 93
Trong khu vực Bắc Mỹ, JDI phần lớn chảy vào Mỹ. Vào những năm đầu
thập kỷ 90, Mỹ thu hút từ 40-45% tổng mức JDI. Vào cuối thập niên 70, JDI vào
Mỹ vẫn còn thấp, lượng đầu tư chỉ khoảng 3,5 tỷ USD và duy trì đến cuối năm
1979. Trong suốt thập kỷ 80 là thời kỳ JDI vào Mỹ với tốc độ cao. Tuy nhiên,
bước sang những năm 90, đặc biệt là nửa sau thập niên này, tỷ trọng của JDI có
xu hướng giảm sút: Năm 1997, JDI vào Mỹ chỉ còn chiếm 38,5% tổng JDI trên
toàn thế giới, sang năm 1998, con số này lại giảm đột biến xuống chỉ còn 25,3%,
năm 1999 tuy có phục hồi nhưng cũng chỉ đạt mức 34,2%. Nguyên nhân là do
cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997 cũng như sự bất ổn của nền kinh tế toàn
cầu làm giảm nhu cầu đầu tư của các công ty Nhật Bản.
Từ năm 1980 đến nay, dòng JDI vào Mỹ đã thể hiện chiến lược "chiếm
lĩnh thị trường nhằm bành trướng sức mạnh kinh tế" của các công ty Nhật Bản.
Bởi lẽ trong suốt 10 năm của thập kỷ 80, thâm hụt buôn bán của Mỹ đối với
Nhật Bản lên đến 353,7 tỷ USD bằng 1/3 chênh lệch âm trong ngoại thương của
Mỹ. Tính không cân xứng này về buôn bán gây nên sự bất bình gay gắt của các
giới kinh doanh trong nước Mỹ. Những khuynh hướng của chủ nghĩa bảo hộ
buôn bán không ngừng tăng lên. Từ khi B.Clinton lên cầm quyền, vấn đề buôn
bán với Nhật Bản đã được áp dụng bằng thái độ rắn hơn để đối phó với tình
trạng này. Chính quyền B.Clinton đã tuyên bố áp dụng điều khoản "Super 301"
trong buôn bán, khống chế cắt giảm các hoá đơn đối với Nhật Bản. Kể từ năm
1994 đến 1998, Mỹ đã buộc Nhật Bản phải ký 34 hiệp định liên quan đến buôn
bán tay đôi giữa hai nước. Do đó, trọng điểm của JDI đã được định hướng vào
ngành chế tạo của nước Mỹ, là những ngành có sự bảo hộ nghiêm ngặt như: xe ô
tô, máy tính điện tử và đồ điện gia đình. Cách sản xuất tại chỗ, tiêu thụ tại chỗ
này của Nhật Bản đã né tránh một cách có hiệu quả các hàng rào bảo hộ của Mỹ.
JDI vào Mỹ chủ yếu lấy chiếm lĩnh khai thác thị trường làm mục tiêu chính.
Đầu tư của Nhật Bản vào Châu Âu chỉ đứng sau đầu tư của Nhật Bản vào
Bắc Mỹ. Năm 90, JDI vào Châu Âu chiếm 25% toàn bộ JDI trong năm đó. Từ
giữa thập kỷ 80 đến nay, JDI đã tăng cao, chủ yếu là do tăng với quy mô lớn vào
Châu Âu. Để sớm chiếm lĩnh thị trường Châu Âu, trước khi thị trường châu Âu
thống nhất ra đời, tư bản của Nhật Bản đã đổ vào Tây Âu với tốc độ cao.
Khoảng những năm 1986-1989, mức đầu tư cộng dồn của Nhật Bản vào Châu
Âu đã tăng lên và đạt 24 tỷ USD.
Bên cạnh xu hướng giảm sút JDI vào Mỹ, JDI vào Châu Âu trong thập kỷ
qua chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu những năm 1990, tỷ trọng JDI vào
Châu Âu trong tổng JDI giảm rõ rệt: từ mức 25,1% năm 1990 xuống mức thấp
nhất 13,2% năm 1994. Điều này ngược lại hẳn với xu thế gia tăng trong những
năm 1980. Giai đoạn hai, nửa sau những năm 90, JDI vào Châu Âu lại có xu
hướng tăng lên. Riêng năm 1997 tăng 65,6% so với năm trước, năm 1998 tăng
30,5%, với mức tăng này đã đưa tỷ trọng của JDI đầu tư vào Châu Âu cao hơn
Bắc Mỹ (Bắc Mỹ là 26,9% còn châu Âu chiếm 34,4%). Năm 1999, JDI vào
Châu Âu lại tiếp tục tăng mạnh tới 60,5% so với năm trước đưa tỷ lệ JDI vào
đây lên tới 50,2%. Sự gia tăng dòng JDI vào khu vực này gắn liền với môi
trường kinh doanh của Châu Âu khá ổn dịnh trong những năm qua. Với sự thay
đổi này trong chính sách đầu tư của Nhật Bản cho thấy vai trò của Châu Âu với
tư cách là thị trường đầu tư của các công ty Nhật Bản ngày một gia tăng.
Để vượt qua sự thách thức của thị trường Châu Âu thống nhất, chiến lược
chủ yếu mà các công ty Nhật Bản đã chọn trong định hướng dòng JDI vào Châu
Âu: Thứ nhất, cố gắng sản xuất tại chỗ. Năm 1990, tỷ lệ tiêu thụ về phụ tùng rời
và vật liệu của các công ty thuộc ngành chế tạo của Nhật Bản ở Châu Âu là
68,9% ở các công ty gia công và lắp ráp đạt được là 60,7%. Thứ hai là, thông
qua mở rộng sản xuất trên thị trường các nước mới, lợi dụng mối liên hệ nội tại
giữa nơi đầu tư với thị trường thống nhất để tăng cơ hội đầu tư. Đặc biệt là từ
đầu những năm 80 đến nay, Nhật Bản đã tăng đầu tư vào EU nhằm thích nghi
kịp thời với thị trường thống nhất mới hình thành. Mục đích chủ yếu của JDI là
thông qua việc xây dựng các cơ sở sản xuất ở Châu Âu để đảm bảo chắc chắn
việc chiếm lĩnh và mở rộng thị phần của Nhật Bản ở Châu Âu.
Đầu tư của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào Mỹ và EU là do: Thứ nhất,
Mỹ, Nhật, EU là bạn hàng chủ yếu của nhau trong quan hệ buôn bán quốc tế.
Năm 1998 kim ngạch xuất nhập khẩu với Mỹ chiếm 23% tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu của Nhật Bản còn tổng trị giá buôn bán với EU chiếm 18%. Các công
ty Nhật Bản mong muốn thành lập các nhà máy ở các nước là bạn hàng của
mình và trong quá trình xây dựng sẽ tăng cường xuất nhập khẩu vật liệu xây
dựng, lắp ráp và máy móc trang thiết bị. Hơn nữa, các nhà đầu tư Nhật Bản lại
rất chú trọng đến xây dựng kênh phân phối sản phẩm nên đã đầu tư mạnh vào
Mỹ và EU để thành lập các cơ sở phân phối để tạo điều kiện hỗ trợ cho xuất
khẩu. Hai là, sau khi liên minh Châu Âu ra đời và khu vực thương mại tự do Bắc
Mỹ NAFTA được thành lập, cơ hội đầu tư cho các công ty Nhật Bản càng mở
rộng nhằm để xâm nhập vào thị trường thống nhất. Khu vực NAFTA với GDP
khoảng 6.500 tỷ USD, 600 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu và thị trường 360
triệu dân có hiệu lực từ 1/4/1994 đã buộc Nhật Bản phải có những đối sách mới
trong quan hệ quốc tế. Để vượt qua hàng rào mậu dịch của NAFTA, Nhật Bản
đã lợi dụng triệt để chính sách ưu đãi mậu dịch nội bộ giữa các thành viên
NAFTA để tăng cường đầu tư, xây dựng nhiều xí nghiệp ở Mỹ nhằm tạo thế
xuất khẩu tại chỗ trong tương lai. Ba là, chiến lược đầu tư ra nước ngoài nhằm
thay thế xuất khẩu để tránh phải đối đầu với Mỹ và EU trong cạnh tranh xuất
khẩu. Nhật Bản thường xuyên xuất siêu sang Mỹ và EU dù cho gặp những hàng
rào bảo hộ mạnh mẽ làm cho quan hệ mậu dịch giữa Nhật Bản với Mỹ và EU
ngày càng trở nên căng thẳng. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm xoa dịu bớt
các xung đột này. Cuối cùng, các công ty của Nhật Bản đã tìm đến thị trường
Mỹ và EU để liên minh chiến lược nhằm tìm lợi thế so sánh vì Nhật Bản tuy có
địa vị độc quyền nhất định trong một số ngành công nghiệp chế tạo cấp cao
nhưng về lĩnh vực khoa học kỹ thuật vẫn ở trạng thái lạc hậu tương đối. Các
công ty của Nhật Bản đã lợi dụng triệt để các liên minh này để học hỏi kinh
nghiệm, bí quyết kỹ thuật cũng như tạo ra các sản phẩm ưu việt nhằm nâng cao
vị thế cạnh tranh của mình.
3.2.2 Châu Á- Địa bàn đầu tư ngày càng quan trọng
Châu Á là một thị trường dành được sự chú ý của các công ty Nhật Bản.
Có thể thấy vào những năm 70 và 80, các công ty Nhật Bản phần lớn tập trung ở
Bắc Mỹ và Châu Âu nhằm sản xuất phục vụ nhu cầu tại chỗ. Nhưng từ cuối
những năm 1980 đến nay, các công ty Nhật Bản đã điều chỉnh trong chính sách
địa bàn đầu tư, hướng tới tập trung vào khu vực Châu Á, nhất là Đông Á. Trước
khi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bùng nổ năm 1997, tỷ trọng của JDI
đầu tư vào Châu Á đứng thứ hai sau khu vực Bắc Mỹ, vị trí này vốn trước đây
thuộc về Châu Âu.
Mặc dù dòng vốn vào thị trường Châu Á tăng, song mức tăng cũng rất
khác nhau. Vào cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80, JDI vào Châu Á tăng, chủ yếu
là do tăng mức đầu tư ở thị trường ASEAN và NIEs. Thời gian từ 1986 đến
1989, FDI vào hai khu vực này tăng mạnh. Kể từ sau năm 90, JDI vào NIEs
giảm do sự thay đổi lợi thế so sánh trong các ngành công nghiệp chế tạo cần
nhiều lao động ở khu vực này. Sau đợt giảm vào năm 1993 (từ chỗ chiếm 9,4%
tổng JDI xuống còn 6,7%), đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN tăng lên đạt 4 tỷ
USD năm 1995, tương đương với 9,5% tổng JDI. Năm 1997, JDI vào ASEAN
tăng 81,7% so với năm 1996. Trong khu vực Châu Á, JDI vào thị trường Trung
Quốc có sự gia tăng vào nửa đầu những năm 90. Năm 1995, JDI vào Trung
Quốc đã đạt con số kỷ lục là 4,473 tỷ USD chiếm 8,8% tổng JDI. Sự gia tăng
này gắn liền với lợi thế chi phí thấp cũng như quy mô thị trường rộng lớn và
phản ánh mối quan hệ Nhật - Trung Quốc ngày một cải thiện. Sau cuộc khủng
hoảng tài chính khu vực, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Châu Á giảm mạnh.
Năm 1998, đầu tư của Nhật Bản vào Châu Á chỉ ngang bằng với mức JDI vào
khu vực Mỹ Latinh, sang năm 1999, JDI lại tiếp tục rời khỏi thị trường Châu Á
trong khi tổng JDI lại tăng đột biến trong năm này.
Sự gia tăng không ổn định dòng vốn JDI vào Châu Á có nhiều lý do. Thời
kỳ trước cuộc khủng hoảng tài chính, khu vực Châu Á, nhất là Đông Á có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, ổn định. Sự tăng trưởng này đã thúc đẩy sự gia tăng kim
ngạch cũng như cải thiện cơ cấu buôn bán và đầu tư từ khu vực cần nhiều lao
động sang khu vực cần nhiều vốn và công nghệ. Hơn nữa, sự trì trệ suy thoái
kinh tế Nhật Bản trong những năm 90 đã thúc đẩy các ngành công nghiệp đầu tư
và mở rộng ra nước ngoài, nhất là các nước láng giềng Đông Á nhằm đáp ứng
nhu cầu gia tăng hàng hoá lâu bền và dịch vụ ở các nước này. Bên cạnh việc gia
tăng di chuyển vốn ngắn hạn thông qua đầu gián tiếp và các khoản cho vay của
ngân hàng, JDI ở Đông Á cũng được khuyến khích gia tăng nhằm góp phần hạn
chế sự suy giảm trong buôn bán và thâm hụt tài khoản vãng lai. Ngoài ra, cũng
còn nhiều yếu tố thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản vào Châu Á như việc đồng Yên
tăng giá mạnh, lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng
cao, chi phí giao thông thấp, chính trị tương đối ổn định. Tuy nhiên cơn bão
khủng hoảng tài chính tiền tệ đã cuốn đi những thành quả mà các nước Đông Á
dày công vun đắp và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng lượng vốn FDI
đổ vào khu vực này nói chung và JDI nói riêng, làm cho lượng vốn đầu tư vào
khu vực này giảm mạnh vào sau năm 1997.
Đầu tư của Nhật Bản vào khu vực Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Đại Dương
và vùng Trung Đông chiếm tỷ trọng không cao trong suốt cả thập kỷ 90. Tuy
nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, JDI đã có xu hướng chuyển dịch
tới khu vực này. Vì vậy, tổng mức đầu tư vào khu vực Mỹ Latinh và vùng
Caribê đạt ngang bằng với số vốn vào Châu Á trong các năm 1998-1999.
Như vậy, cơ cấu địa bàn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài từ
năm 1990 cho đến trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 đã có sự thay
đổi, một mặt vẫn chú trọng đến thị trường truyền thống Mỹ và EU, đã cho thấy
có sự dịch chuyển dòng vốn tập trung vào Châu Á, nhất là Đông Á. Mặc dù cuộc
khủng hoảng đẫ tác động tiêu cực đến hoạt động JDI ở Châu Á nhưng các nhà
kinh tế vẫn nhận định rằng trong tương lai gần đây vẫn là một hướng ưu tiên.
Mục đích của đầu tư vào Châu Á hiện nay trước hết là nhằm mở rộng thị trường,
tận dụng chi phí thấp, tạo thêm khách hàng mới và xuất khẩu trở lại Nhật Bản.
3.3 Lĩnh vực đầu tư
3.3.1 Đầu tư vào lĩnh vực chế tạo có xu hướng giảm so với đầu tư vào
lĩnh vực phi chế tạo
JDI vào lĩnh vực chế tạo giảm liên tục trong ba năm kể từ 19991 đến
19993 và xuống mức thấp nhất còn 12.766 triệu Yên vào năm 1993. Sự suy
giảm này một phần là do sự suy giảm chung của dòng vốn đầu tư ra nước ngoài
của Nhật Bản nhưng nó cũng phản ánh một điều rằng do nền kinh tế bong bóng
sụp đổ, lợi nhuận mà các công ty thu về không còn như trước nữa thậm chí bằng
không. Trong giai đoạn này JDI vào ngành phi chế tạo cũng giảm đáng kể, thậm
chí tốc độ suy giảm còn cao hơn ngành chế tạo. Nếu như số JDI vào ngành chế
tạo giảm 44% so với năm 1990 thì con số này của ngành phi chế tạo là 52%.
Cùng với sự phục hồi của dòng JDI, đầu tư vào lĩnh vực chế tạo và phi chế tạo
cũng tăng dần, nhưng tốc độ tăng vào lĩnh vực chế tạo nhanh hơn tốc độ tăng
của lĩnh vực phi chế tạo. Sở dĩ như vậy là do trong giai đoạn này, JDI đang
hướng mạnh vào Châu Á nơi cơ cấu kinh tế tập trung vào ngành sản xuất vật
chất là chủ yếu. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã làm cho JDI vào ngành
chế tạo năm 98 giảm xuống mức kỷ lục kể từ năm 1995, giảm 34% so với năm
1997, trong khi đầu tư vào ngành phi chế tạo vẫn ở mức cao, chỉ giảm 13% so
với năm trước. Điều này chứng tỏ rằng, các công ty của Nhật Bản rất chú trọng
vào đầu tư bất động sản, khi có khủng hoảng xảy ra thì khó tháo chạy nên mức
JDI vào ngành phi chế tạo vẫn cao.
Biểu đồ 3: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài phân theo lĩnh vực
Nguồn: Thống kê của Bộ tài chính Nhật Bản 17/9/2001
Năm 1999, JDI vào ngành chế tạo có sự gia tăng đột biến, chiếm tới
khoảng 63% tổng JDI ra nước ngoài, trong khi đó JDI vào lĩnh vực phi chế tạo
lại giảm, chỉ còn 45% mức năm 1990. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư Nhật
Bản bắt đầu bán tháo cổ phiếu cũng như bất động sản để đầu tư vào lĩnh vực
khác ít rủi ro và hiệu quả hơn. Sang đến năm 2000, JDI vào ngành chế tạo đã
giảm xuống mức thấp nhất trong vòng mười năm qua còn đầu tư vào lĩnh vực
phi chế tạo lại gia tăng mạnh, tăng 50% so với năm trước. Nhưng JDI vào lĩnh
vực chế tạo lại có xu hướng tăng trong năm 2001, ngược lai với sự giảm sút của
JDI vào các ngành phi chế tạo. Nguyên nhân của sự tăng giảm bất thường của
dòng JDI vào các ngành chế tạo và phi chế tạo là nền kinh tế toàn cầu trong các
năm đầu thế kỷ 21 bị chững lại. Do đó, các cơ hội kinh doanh trở nên khó dự
21.773
67.565
22.718
59.442
16.919
39.307
13.038
30.81
12.766
28.449
14.426
27.978
18.236
30.395
22.821
30.124
23.731
41.793
15.686
36.625
47.193
26.986
12.911
40.502
17.449
21.744
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
T
ri
Öu
y
ªn
1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
ChÕ t¹o Phi chÕ t¹o
đoán hơn làm cho các nhà đầu tư của Nhật Bản không thể nhất quán trong việc
lựa chọn ngành ngề đầu tư cho mình.
Ngành hoá chất và ngành điện tử thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng
JDI vào lĩnh vực chế tạo. Điều này thể hiện thế mạnh của Nhật Bản trong lĩnh
vực này. Năm 1999 được coi là năm hoàng kim nhất của ngành điện tử Nhật
Bản khi con số JDI của ngành này đạt mức 18.237 triệu Yên tăng khoảng 400%
so với năm 1998. Cũng trong năm này, ngành thực phẩm cũng thu hút được một
lượng JDI lớn 16.628 triêu Yên, tăng gấp 10 lần năm 1998. Điều này có thể lý
giải là do các vụ sáp nhập lớn diễn ra giữa các công ty Nhật Bản với các công ty
ở nước ngoài trong năm 1999 về ngành điện tử và thuốc là. Về lĩnh vực phi chế
tạo, ngành chiếm tỷ trọng cao là đầu tư bất động sản, dịch vụ và tài chính bảo
hiểm. Tuy nhiên, kể từ sau cuộc khủng hoảng Châu Á 1997, đầu tư vào bất động
sản và tài chính bảo hiểm đã giảm đi đáng kể. Riêng JDI vào ngành tài chính
bảo hiểm năm 1999 đã giảm đi 39,6% so với năm 1998. Ngành vận tải vẫn duy
trì được mức đầu tư ổn định kể từ năm 1992 với mức bình quân khoảng 24.000
triệu Yên mỗi năm do thế mạnh trong ngành đóng tàu và vận tải hàng hoá của
Nhật Bản trong những năm qua. Bên cạnh đó, xu thế tự do hoá trong lĩnh vực
viễn thông cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật Bản mua thêm cổ phần hoặc
liên doanh với các hãng nước ngoài nhằm tiếp thu những bí quyết kỹ thuật trong
lĩnh vực này.
3.3.2 Đầu tư tập trung vào ngành phi chế tạo ở Bắc Mỹ và EU
Xu hướng biến động của tỷ trọng giữa JDI vào ngành chế tạo và phi chế
tạo cũng gắn liền với mỗi địa bàn đầu tư cụ thể. Trong lĩnh vực chế tạo, xét theo
tỷ trọng nguồn vốn đầu tư thì đầu tư vào lĩnh vực này giảm mạnh trên thị trường
Bắc Mỹ, trong khi đầu tư vào công nghiệp chế tạo lại có sự gia tăng mạnh trên
địa bàn Châu Á. Điều này cũng dễ hiểu do quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá
ở khu vực này.
Tỷ trọng JDI vào ngành phi chế tạo ở Bắc Mỹ và EU trong tổng JDI
thường chiếm trên 50%. Vào đầu những năm 90, khi các nhà đầu tư Nhật Bản
đang chú trọng đến hoạt động kinh doanh bất động sản ở hai khu vực này thì tỷ
trọng trên lên đến 87%. Tuy nhiên, vào nửa sau thập niên 90 thì JDI vào ngành
này ở Bắc Mỹ và EU giảm mạnh, kéo theo sự suy giảm của tỷ trọng đầu tư của
Nhật Bản vào lĩnh vực phi chế tạo trong tổng JDI nói chung và vào hai khu vực
này nói riêng. Xét cả giai đoạn 1990-2001 thì tỷ trọng JDI vào ngành phi chế tạo
trong tổng đầu tư của Nhật Bản ở Bắc Mỹ và EU là 65,3%.
Đối với khu vực Bắc Mỹ, trong công nghiệp chế tạo, phần JDI chủ yếu
đầu tư vào lĩnh vực điện tử, thiết bị giao thông và hoá chất. Năm 1995, JDI vào
công nghiệp điện tử là 33%, năm 1997 là 47% và năm 1999 lên đến 73% tổng
JDI của Nhật Bản vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo ở khu vực này. Trong khi
đó, đầu tư vào lĩnh vực máy móc phổ thông và sản phẩm dệt lại giảm xuống khá
mạnh. Còn về lĩnh vực phi chế tạo thì các nhà đầu tư Nhật Bản lại chú trọng vào
ngành dịch vụ, tài chính bảo hiểm, thương mại và bất động sản. Những ảo tưởng
giàu sang vô tận của giới kinh doanh Nhật Bản vào cuối những năm 80 khiến
cho họ mua sạch mọi thứ ở Hoa Kỳ - từ trung tâm Rockefeller đến công ty điện
ảnh "Universal". Chính điều này đã làm cho JDI đầu tư vào bất động sản năm
1989 lên đến 11.909 triệu Yên, chiếm 34% đầu tư vào lĩnh vực phi chế tạo trong
năm đó. Nhưng sự phồn thịnh kinh tế chấm dứt kéo theo sự suy giảm kỷ lục của
JDI vào ngành này. Mức đầu tư vào ngành bất động sản lần lượt là 5.365 triệu
Yên vào năm 1996, năm 1997: 3.488 triệu Yên, năm 1998: 1.855 triệu Yên, năm
1999: 999 triệu Yên sang đến năm 2000 chỉ còn 156 triệu Yên, bằng khoảng
1,3% con số năm 1989 ( Thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản về đầu tư trực
tiếp nước ngoài 17/9/2002)
Đầu tư của Nhật Bản vào EU cũng tập trung vào ngành điện tử, chế tạo
máy và tài chính bảo hiểm. JDI vào khu vực chế tạo ở EU sau cuộc khủng hoảng
tài chính gia tăng mạnh, năm 1997 tăng 65,5% so với năm trước, chiếm 20,8%
tổng JDI vào lĩnh vực này, năm 1998 tăng 30,5% chiếm 34,4% và năm 1999
tăng 60,5% chiếm 38,7% JDI vào khu vực chế tạo. Sự gia tăng này chủ yếu vào
lĩnh vực chế biến thực phẩm, ngành hoá chất và thiết bị giao thông. Xét trong
nội bộ EU thì cơ cấu ngành của JDI vào các nước khác nhau cũng khác nhau.
Đức và Pháp là những nơi đầu tư chủ yếu của các công ty thương mại Nhật Bản,
nước Đức là nòng cốt trong nền kinh tế EU và có thị trường rộng lớn, do đó
thương mại Đức là sự lựa chọn ưu tiên của các công ty Nhật Bản. Còn đầu tư
của các xí nghiệp Nhật Bản ở Hà Lan chủ yếu tập trung vào ngành dịch vụ, công
trình máy điện và công nghiệp hoá học. Thuỵ Sỹ là nơi đầu tư lý tưởng của giới
ngân hàng và giới chứng khoán Nhật Bản. Đầu tư của Nhật Bản vào Tây Ban
Nha lại chủ yếu tập trung vào ngành chế tạo v.v...
3.3.3 Ưu tiên đầu tư vào ngành chế tạo ở Châu Á
Nếu như đầu tư của Nhật Bản vào Châu Á trước đây chỉ tập trung vào các
ngành công nghiệp khai thác và sơ chế nguyên nhiên liệu thì kể từ năm 90 trở đi
JDI vào khu vực này lại tập trung vào ngành máy móc, luyện kim, ngành ô tô và
lắp ráp điện tử. Một điểm đáng chú ý nữa là từ đầu những năm 90, việc vận
dụng các thị trường sẵn có và sản xuất để tiêu thụ tại chỗ cũng được các nhà đầu
tư Nhật Bản chú trọng. Bởi vì từ đầu những năm 90 cho đến trước khủng hoảng
tài chính - tiền tệ khu vực, trong khi phần còn lại của thế giới bị lâm vào tình
trạng giảm phát, nhu cầu tiêu thụ yếu thì tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm
của Châu Á (NIEs + ASEAN + Trung Quốc) đạt khoảng 7-8%, cao hơn đáng kể
so với bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới, kết quả là nhu cầu tại chỗ cũng
được mở rộng theo. Bên cạnh đó, JDI vào Châu Á trong giai đoạn này cũng
nhằm cung cấp trở lại cho Nhật Bản những mặt hàng không còn sức cạnh tranh
nếu tiếp tục được sản xuất ở trong nước. Do đó, tỷ trọng xuất khẩu của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản trong các ngành dệt may, giày dép, lắp
ráp các sản phẩm điện tử so với tổng xuất khẩu của các nước tiếp nhận đầu tư
thường cao. Sau cuộc khủng hoảng, đầu tư vào lĩnh vực chế tạo đã giảm 48% từ
8.978 triệu Yên xuống còn 4.732 triệu Yên, năm 1999 đầu tư của Nhật Bản vào
lĩnh vực này có phục hồi nhưng không đáng kể và xu hướng suy giảm lại tiếp
tục vào năm 2000. Tuy nhiên một dấu hiệu đáng mừng là JDI vào lĩnh vực chế
tạo ở Châu Á lai tăng lên gần 25% trong năm 2001.
JDI vào ngành phi chế tạo ở Châu Á tăng giảm bất thường: sau khi phục
hồi vào năm 92, đầu tư vào ngành này giảm tới mức kỷ lục năm 1993 chỉ còn
3.357 triệu Yên, năm 1994 JDI lại tăng lên 30% nhưng năm 1995 lại chứng kiến
sự suy giảm. Nguyên nhân là do JDI vào ngành dịch vụ và tài chính giảm mạnh.
Năm 1997, JDI vào ngành phi chế tạo đạt mức cao nhất kể từ năm 1991 do sự
gia tăng đột biến của đầu tư vào công nghiệp khai khoáng và bất động sản (cả
hai ngành này chiếm tới 41% tổng JDI vào lĩnh vực này). Tuy nhiên kể từ năm
1998 JDI vào lĩnh vực phi chế tạo lại tụt dốc kỷ lục chỉ còn 2.983 triệu Yên vào
năm 1999 và 2.257 triệu Yên vào năm 2000. Năm 2001, JDI vào lĩnh vực này
cũng không đuợc cải thiện khi chỉ đạt 2.236 triệu yên. Mặc dù JDI vào khu vực
Châu Á nhìn chung giảm nhưng tỷ trọng của JDI vào ngành chế tạo vẫn chiếm
khoảng 2/3 tổng JDI.
Những thay đổi trong cơ cấu lĩnh vực đầu tư như trên nằm trong chủ
trương điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại của Nhật Bản cho phù hợp với sự
phát triển cơ sở sản xuất của nền kinh tế toàn cầu. Đối với những khu vực phát
triển, đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ và những ngành đại diện cho nền kinh
tế tri thức. Ngược lại, đối với những khu vực đang còn công nghiệp hoá hay
kinh tế chưa phát triển thì đầu tư chú trọng đến các ngành công nghiệp chế tạo,
các ngành khai thác tài nguyên.
3.3 Hình thức đầu tư
Bảng 6: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản
Đơn vị: 100 triệu Yên
Năm Mua lại và sáp nhập Cho vay dài hạn Lập chi nhánh mới Tổng
Trường
hợp
Giá trị Trường
hợp
Giá trị Trường
hợp
Giá trị Trường
hợp
Giá trị
1991 1556 37129 2938 19097 25 636 4564 83527
1992 1397 28185 2318 15663 26 465 3741 44131
1993 1530 27525 1925 13690 33 299 3488 41514
1994 1203 29694 1236 12710 39 404 2478 42808
1995 1498 33749 1332 14881 33 938 2863 49568
1996 1228 40515 1254 12430 19 1149 2501 54094
1997 1032 50348 1446 15176 11 705 2489 66229
1998 508 32632 1083 19079 6 457 1597 52169
1999 603 62991 1104 11170 6 229 1713 74390
2000 633 45698 1048 7445 3 277 1684 53690
2001 620 30151 1127 9042 6 355 1753 39548
2002 362 15985 783 4512 4 312 1149 20808
NGUỒN:THỐNG KÊ CỦA BỘ TÀI CHÍNH NHẬT BẢN
17/9/2002
GHI CHÚ: SỐ LIỆU NĂM 2002 CHỈ TÍNH Ở NỬA ĐẦU
CỦA NĂM.
Tổng JDI bao gồm vốn mua lại và sáp nhập, vốn cho vay và vốn thiết lập
cơ sở sản xuất, chi nhánh mới. Các số liệu ở Bảng 6 cho thấy các công ty Nhật
Bản rất chú trọng vào chiến lược mua lại và sáp nhập, do đó JDI của hình thức
này thường chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 2/3 tổng JDI, đặc biệt là năm đỉnh điểm
1999, số vốn mua lại và sáp nhập lên tới 83% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của
năm đó. Với tư cách là chủ nợ lớn nhất thế giới, các nhà đầu tư tư nhân cũng
tích cực cung cấp các khoản tín dụng dài hạn, điều này làm cho JDI đầu tư vào
cho vay thường chiếm tỷ trọng lớn, ở nửa đầu thập kỷ 90, con số này là 30%,
vào nửa sau những năm 90, tỷ trọng có giảm nhưng vẫn xấp xỉ 20%. Trước cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ, các nhà máy và chi nhánh được thiết lập nhiều
hơn so với sau năm 1997 nhưng so với tổng JDI thì vốn đầu tư vào đây chiếm
phần không đáng kể. Như vậy các nhà đầu tư Nhật Bản tập trung vào chiến lược
thôn tính, mua lại xuyên quốc gia, duy trì, nâng cao hiệu quả của các cơ sở sản
xuất hiện có hơn là thành lập các nhà máy mới.
3.3.1 MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP
LÀN SÓNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP GIỮA CÔNG TY
NHẬT BẢN VỚI CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI ĐÃ DIỄN RA
MẠNH MẼ KỂ TỪ NỬA SAU NHỮNG NĂM 1980. NĂM 1989,
VỤ MỘT NHÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH ĐÃ MUA ĐỨT TRUNG
TÂM THƯƠNG MẠI ROCKEFELLER VỚI GIÁ 800 TRIỆU
USD ĐÃ LÀM CHẤN ĐỘNG CẢ NƯỚC MỸ. BƯỚC SANG
NHỮNG NĂM 90, CÁC VỤ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP CỦA
CÔNG TY NHẬT BẢN DIỄN RA CÓ PHẦN "ÊM DỊU" HƠN,
QUY MÔ CỦA CÁC VỤ SÁP NHẬP NHỎ HƠN NHIỀU SO VỚI
CỦA CÁC VỤ SÁP NHẬP GIỮA CÁC CÔNG TY ANH VÀ MỸ
VỚI NHAU. DO CUỘC KHỦNG HOẢNG CƠ CẤU KINH TẾ
NĂM 92, SỐ VỐN ĐẦU TƯ VÀO MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP ĐÃ
GIẢM ĐI GẦN 900 TỶ YÊN, ĐÂY CŨNG LÀ NGUYÊN NHÂN
CHÍNH LÀM CHO TỔNG JDI TRONG NĂM ĐÓ GIẢM ĐI
22%. TRONG BA NĂM TỪ 1992-1994, MỨC JDI DÀNH CHO
CÁC VỤ MUA LẠI SÁP NHẬP VẪN ỔN ĐỊNH. MỘT ĐIỂM
ĐÁNG CHÚ Ý LÀ NĂM 1993 TUY SỐ VỐN ĐẦU TƯ MUA LẠI
VÀ SÁP NHẬP ĐẠT MỨC THẤP NHẤT NHƯNG SỐ VỤ ĐẦU
TƯ LẠI ĐẠT MỨC CAO NHẤT TRONG CẢ GIAI ĐOẠN 1990-
2000. NGUYÊN NHÂN LÀ DO THỊ TRƯỜNG THỐNG NHẤT
CHÂU ÂU VỪA MỚI ĐƯỢC THÀNH LẬP, CÁC NHÀ ĐẦU TƯ
NHẬT BẢN BẮT ĐẦU Ồ ẠT THÔN TÍNH CÁC CÔNG TY
VỪA VÀ NHỎ CŨNG NHƯ TĂNG THÊM VỐN CỔ PHẦN TẠI
CÁC LIÊN DOANH CỦA MÌNH Ở CÁC NƯỚC EU NHẰM
BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM KHAI THÁC TIỀM NĂNG TO
LỚN CỦA MỘT THỊ TRƯỜNG THỐNG NHẤT. NĂM 1995,
JDI VÀO HÌNH THỨC NÀY CÓ DẤU HIỆU PHỤC HỒI CẢ VỀ
GIÁ TRỊ LẪN SỐ VỤ ĐẦU TƯ VÀ HAI NĂM 1996 VÀ 1997
MẶC DÙ SỐ VỤ ĐẦU TƯ CÓ GIẢM NHƯNG QUY MÔ CỦA
CÁC VỤ LẠI TĂNG LÊN ĐÁNG KỂ. TRONG GIAI ĐOẠN
NÀY, CÁC CÔNG TY CỦA NHẬT BẢN ĐÃ MUA LẠI HOÀN
TOÀN 371 CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TRONG ĐÓ CHỦ YẾU
LÀ CÁC CÔNG TY Ở ANH VÀ Ở MỸ. NĂM 1998, DO ẢNH
HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ,
CÁC VỤ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI BỊ CHỮNG LẠI VÀ GIẢM
XUỐNG. TUY NHIÊN, ĐIỀU ĐÁNG NÓI Ở ĐÂY LÀ QUY MÔ
TRUNG BÌNH CỦA CÁC VỤ SÁP NHẬP ĐÃ TĂNG TỪ 4,8 TỶ
YÊN/VỤ NĂM 1998 LÊN ĐẾN 6,4 TỶ YÊN/VỤ NĂM 1999,
CHỨNG TỎ RẰNG CÁC CÔNG TY NHẬT BẢN ĐÃ CÓ
NHỮNG BƯỚC ĐI THẬN TRỌNG HƠN TRONG CHIẾN
LƯỢC MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP CỦA MÌNH, CHÚ TRỌNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG HƠN LÀ SỐ LƯỢNG VÀ CHỈ LỰA
CHỌN CÁC ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ XỨNG ĐÁNG.
NĂM 1999, HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP LẠI
DIỄN RA NHỘN NHỊP, TUY SỐ VỤ ĐẦU TƯ TĂNG KHÔNG
ĐÁNG KỂ NHƯNG TỔNG GIÁ TRỊ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP
ĐÃ TĂNG VỌT LÊN TỚI GẦN 630 TỶ YÊN, TĂNG 93% SO
VỚI NĂM 1998. TUY NHIÊN JDI VÀO MUA LẠI VÀ SÁP
NHẬP LAI GIẢM DO SỰ SUY GIẢM CHUNG CỦA DÒNG
JDI TRONG CÁC NĂM 2000 VÀ 2001 KỂ TỪ ĐẦU NHỮNG
NĂM 90 ĐẶC BIỆT LÀ SAU CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH TIỀN TỆ, CÁC CÔNG TY CỦA NHẬT BẢN CÓ XU
HƯỚNG CỦNG CỐ LẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH
DOANH HIỆN CÓ ĐỂ TÌM KIẾM HIỆU QUẢ KINH TẾ THEO
QUY MÔ VÀ TĂNG CƯỜNG CÁC NGÀNH KINH DOANH
CHỦ CHỐT BẰNG CÁCH LIÊN KẾT VỚI CÁC HÃNG NƯỚC
NGOÀI. ĐẶC BIỆT LÀ ĐỐI VỚI NGÀNH CHẾ TẠO VỚI
GÁNH NẶNG VƯỢT QUÁ CÔNG SUẤT TRONG KHI HẦU
NHƯ NHU CẦU CỦA CÁC NGÀNH NÀY TĂNG KHÔNG
ĐÁNG KỂ THÌ CẠNH TRANH QUỐC TẾ GAY GẮT BUỘC
CÁC CÔNG TY PHẢI TÌM TÒI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LỚN
HƠN, ĐIỀU NÀY KHIẾN HỌ PHẢI "KHỞI ĐỘNG" CÁC
BƯỚC CƠ CẤU LẠI SẢN XUẤT MANG TÍNH CHẤT QUỐC
TẾ. CÒN NGÀNH PHI CHẾ TẠO, ĐẶC BIỆT LÀ TRONG
LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, TRIỂN VỌNG TĂNG
TRƯỞNG LÀ RẤT LỚN, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO
HƯỚNG QUỐC TẾ HOÁ CÔNG VIỆC KINH DOANH VÀ
NHỮNG TIẾN BỘ VỀ CÔNG NGHỆ ĐÃ TẠO RA NHU CẦU
KHÔNG NGỪNG TĂNG LÊN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN
CÁC NGÀNH DICH VỤ QUY MÔ TOÀN CẦU. CÁC LÝ DO
NÀY KHIẾN CÁC CÔNG TY NHẬT BẢN KHÔNG NGỪNG
TẬP TRUNG VÀO CÁC NGÀNH KINH DOANH CHỦ CHỐT
VÀ TIẾN TỚI MỞ RỘNG KINH DOANH TOÀN CẦU. RIÊNG
ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG Á, NƠI BỊ ẢNH HƯỞNG NẶNG
NỀ NHẤT CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN
TỆ, THÌ HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP CŨNG BẮT
ĐẦU ĐƯỢC HÂM NÓNG TRỞ LẠI TRONG NĂM 1999 VỚI
172 VỤ, DO CÁC CÔNG TY MẸ Ở NHẬT BẢN ĐÃ TĂNG
THÊM VỐN HOẠT ĐỘNG CHO CÁC CÔNG TY CON Ở ĐÂY
ĐỂ DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG SẢN XUẤT. MỘT ĐẶC TRƯNG
CỦA CÁC VỤ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY
NHẬT BẢN Ở ĐÔNG Á KỂ TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH TIỀN TỆ 1997 LÀ CÁC CÔNG TY TRONG LĨNH VỰC
CHẾ TẠO KHÔNG NGỪNG RÓT VỐN CHO CÁC CÔNG TY
CON ĐỊA PHƯƠNG. NHÂN TỐ THÚC ĐẨY SỰ TĂNG
TRƯỞNG NÀY LÀ CÁC QUỐC GIA BỊ KHỦNG HOẢNG ĐÃ
NỚI LỎNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ HẠN CHẾ QUYỀN NẮM GIỮ
CỔ PHẦN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI. HÀNG
LOẠT CÁC CÔNG TY NHẬT BẢN ĐÃ TẬN DỤNG ĐIỀU NÀY
ĐỂ TĂNG TỶ LỆ NẮM GIỮ CỔ PHẦN CỦA CÁC CHI
NHÁNH NƯỚC NGOÀI CỦA MÌNH LÊN TỚI 100% HOẶC Ở
TỶ LỆ CHO PHÉP HỌ NẮM QUYỀN QUẢN LÝ CÔNG TY.
3.3.2 CHO VAY DÀI HẠN
Nhật Bản nổi tiếng với những công ty tài chính khổng lồ với hàng trăm
chi nhánh hoạt động khắp nơi ở các thị trường tài chính tiền tệ thế giới. Các
ngân hàng Nhật Bản có sức mạnh đáng kể do số dư tài khoản có khổng lồ, đứng
hàng đầu trên thị trường tư bản quốc tế. Nếu mười năm trước trong số 10 tổ
chức tín dụng lớn nhất thế giới chỉ có một ngân hàng Nhật Bản thì năm 1990 có
tới 7. Đứng đầu là ngân hàng "Daiichi Kangyo", thứ hai là tập đoàn tài chính
"Taiyo Kobe Mitsu Hinko" mới hình thành cuối năm 1989 do sáp nhập hai ngân
hàng "Mitsu" và "Taiyo Kobe". Tài khoản của ngân hàng này gấp đôi tài khoản
có của ngân hàng khổng lồ Mỹ "City Corp" vào thời điểm đó. Các cuộc sáp
nhập ngân hàng ở Nhật Bản đã đưa các ngân hàng Nhật Bản đạt đến trình độ mà
hiện nay cả Mỹ và Tây Âu đều chưa đạt đến do đạo luật chống độc quyền hạn
chế. Với sức mạnh tài chính của mình, các công ty tài chính đã đẩy mạnh hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thông qua hình thức cung cấp tín dụng dài
hạn cho các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó hình thức cho vay vốn có giá trị
khá ổn định trong suốt từ năm 1990 đến nay. Năm 1991, tổng số tiền cho vay lên
đến 19.097 triệu Yên, chiếm tới 33,5% tổng JDI năm đó, điều này cũng đánh
dấu một sự phát triển phồn thịnh của giới tài chính Nhật Bản lúc này. Năm 1992
mặc dù lượng vốn cho vay có giảm nhưng tốc độ giảm chỉ 17% so với năm
1991, thấp hơn tốc độ giảm của tổng lượng vốn JDI là 32% do đó tỷ trọng vốn
vay trong JDI vẫn đạt 35%. Năm 1993 tỷ trọng này giảm nhẹ xuống còn 33% và
năm 1996 giá trị vốn cho vay đạt mức thấp nhất chỉ còn 12.430 tỷ Yên. Vào thời
gian này các công ty tài chính đang phải gánh chịu một khoản nợ khó đòi lên tới
500 tỷ Yên cho hậu quả của những hợp đồng cho vay thiếu cân nhắc kỹ càng
trong thời kỳ kinh tế bong bóng. Do đó, các công ty này phải sắp xếp lại các
khoản nợ khó đòi cũng như thu hẹp lại các khoản cho vay do hiệu quả của chúng
khồng còn cao như trước nữa. Năm 1997, cùng với sự tăng trưởng của các vụ
mua lại và sáp nhập thì giá trị của các khoản cho vay cùng tăng lên 22% và năm
1998 lại tăng lên 25% so với năm 1997. Một mặt, các nhà đầu tư bắt đầu di
chuyển các khoản cho vay sang Châu Âu, nơi ít bị ảnh hưởng của cơn bão tài
chính 1997, mặt khác họ lại tiếp tục tài trợ thêm cho các công ty ở Châu Á, địa
bàn hoạt động chiến lược của mình để giúp các công ty này vượt qua cơn sóng
gió. Tuy nhiên, giá trị các khoản vốn vay lại liên tục tụt dốc vào năm 1999, 2000
và năm 2001 do số công ty bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lâm vào phá sản
ngày càng nhiều làm cho các khoản nợ khó đòi ngày một gia tăng trong khi hoạt
động tài chính của Nhật Bản ở Châu Âu bị thu hẹp do không đạt được hiệu quả
như mong muốn.
3.3.3 Thành lập các chi nhánh mới
Như đã đề cập ở trên, các nhà đầu tư của Nhật Bản ưa thích hình thức đầu
tư mua lại nhà máy đang hoạt động hơn là xây dựng các nhà máy mới, do đó,
lượng JDI đầu tư vào hình thức này rất ít cũng như số lượng nhà máy được xây
dựng hàng năm cũng không đáng kể. Tuy nhiên, nếu xét riêng hình thức này thì
chúng ta sẽ thấy có sự thay đổi về số lượng cũng như quy mô dự án xây dựng
trước và sau cuộc khủng hoảng Châu Á 1997.
Từ năm 1996 trở về trước, số doanh nghiệp được xây dựng trung bình
hàng năm là 31 doanh nghiệp/năm với số vốn trung bình 2 tỷ Yên. Kể từ năm
1991, hầu hết các nhà máy được xây dựng mới hoàn toàn đều nằm ở Châu Á,
đặc biệt là năm 1994, 36 trong tổng số 39 nhà máy được xây dựng mới khắp thế
giới của Nhật Bản được đặt ở Châu Á. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi vì hầu hết
các nước ở Châu Á đang trong quá trình công nghiệp hoá, cơ sở vật chất hạ tầng
hầu như chưa có gì, các nhà máy ở đây hầu hết đã lạc hậu, cũ kỹ nên các nhà
đầu tư không mặn mà mấy với việc mua lại và sáp nhập. Hơn nữa, chính phủ
của các nước này lại tập trung vào xây dựng các khu công nghiệp và kêu gọi đầu
tư vào đây nên các nhà đầu tư không còn cách nào khác là phải đầu tư thành lập
cơ sở kinh doanh mới hoàn toàn nếu như họ muốn làm ăn lâu dài tại địa phương
này.
Kể từ năm 1997, số nhà máy được xây dựng mới mỗi năm giảm đi nhanh
chóng, từ năm 1998 đến năm đầu năm 2002 chỉ có 25 nhà máy được xây dựng
thêm và tất cả nằm ở Châu Á. Tuy nhiên quy mô vốn trung bình của mỗi dự án
đã lên tới 65,2 tỷ Yên cao gấp ba lần con số của giai đoạn trước khủng hoảng.
Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư Nhật Bản đã nhận thức được hiệu quả kinh tế
theo quy mô và chỉ những doanh nghiệp có số vốn đủ lớn thì mới đủ sức chống
chọi trước những biến động của nền kinh tế thế giới cũng như sự cạnh tranh gay
gắt của các doanh nghiệp trong cùng ngành.
Bảng 7: Số doanh nghiệp và chi nhánh của Nhật Bản được xây dựng mới ở
nước ngoài
Năm Bắc Mỹ Châu Âu Châu Á Khu vực khác
Số nhà
máy
Giá
trị
Số nhà
máy Giá trị
Số nhà
máy Giá trị
Số nhà
máy Giá trị
1989 46 463 11 341 14 137 2 60
1990 19 62 18 819 8 139 4 147
1991 3 48 11 390 10 160 1 38
1992 3 15 4 94 17 220 2 136
1993 3 107 4 15 24 137 2 40
1994 2 11 - - 36 298 1 95
1995 6 242 1 65 25 533 1 98
1996 1 36 3 141 14 862 1 120
1997 - - 2 241 8 330 1 134
1998 - - - - 6 141 - -
1999 - - - - 6 113 - -
2000 1 12 1 15 1 250 - -
2001 - - - - 6 358 - -
2001 - - - - 6 355 - -
2002 - - - - 4 312 - -
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản
17/9/2002
Có thể nói trong những năm 1990, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ Châu Á 1997, chính sách đầu tư của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản
vận động theo hướng tập trung duy trì, nâng cao hiệu quả của các cơ sở sản xuất
hiện có và tăng quy mô vốn để nhằm dành lợi thế trong cạnh tranh trên thị
trường thế giới. Do đó, hình thức đầu tư của họ cũng được điều chỉnh để phù
hợp với chính sách này: các vụ sáp nhập cũng như đầu tư xây dựng nhà máy mới
không ngừng tăng lên xét về quy mô vốn, từ đó vị thế của các công ty Nhật Bản
cũng được nâng lên trong môi trường kinh doanh toàn cầu.
4. Đánh giá về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ
năm 1990
4.1 Những thành tựu đạt được
4.1.1 Hoạt động JDI đã góp phần thực hiện thành công chính sách đối
ngoại của Nhật Bản
Từ năm 1990 đến nay, Nhật Bản đã chuyển mạnh từ chính sách lấy xuất
khẩu làm lợi ích sống còn sang chính sách đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài làm nội dung chủ yếu của chiến lược kinh tế đối ngoại. Về cơ bản hoạt
động đầu tư nước ngoài của Nhật Bản đã góp phần thực hiện thành công chiến
lược kinh tế đối ngoại này. Bắt đầu từ nửa sau những năm 80, chiến lược kinh tế
đối ngoại của Nhật Bản đã được điều chỉnh nhằm giải quyết những yêu cầu sau
đây: Một là, giảm sự lệ thuộc tự nhiên vào các nguồn cung cấp nguyên liệu của
nước ngoài; Hai là, đa dạng hoá thị trường và sản phẩm xuất khẩu trong trường
hợp có biến động bất lợi cho nền kinh tế Nhật Bản; Ba là, giảm thiểu những mất
cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu, gây tình trạng tách nền kinh tế Nhật Bản ở
chừng mực nhất định với thị trường thế giới; Bốn là, giải quyết tình trạng dư
thừa tư bản, thặng dư cán cân thanh toán do tình trạng thường xuyên xuất siêu
của nền kinh tế. Về thực chất, các yêu cầu này đặt ra cho nền kinh tế Nhật Bản
tham gia thực sự vào phân công lao động quốc tế mới, hoà nhập tốt hơn vào
cộng đồng quốc tế.
Nếu như các hãng của Mỹ chủ yếu tập trung vào cung ứng cho thị trường
nước ngoài hơn là chuyển một phần thành phẩm về Mỹ thì ngược lại, các công
ty của Nhật Bản lại rất chú ý hướng về thị trường Nhật Bản trong khi mở rộng
hoạt động ra nước ngoài. Khoảng 10% trong tổng sản lượng của các hãng thuộc
sở hữu của Nhật Bản được tái nhập về Nhật Bản vào năm 1995, trong khi tỷ lệ
này năm 1986 chỉ là 4%. Hầu như tất cả các công ty của Nhật Bản tại Mỹ bán
sản phẩm tại thị trường này thì các chi nhánh của Nhật Bản tại Châu Á lại ngày
càng tăng cường xuất khẩu về Nhật Bản. Ví dụ như 87% các dự án đầu tư của
Nhật Bản vào Thái Lan đầu năm 1994 để cung cấp hàng xuất khẩu, sẽ cung cấp
80% sản phẩm của mình trở lại Nhật Bản. Đây cũng là hướng trở nên hấp dẫn
hơn đối với công ty Nhật Bản, nhất là những ngành chế tạo cần nhiều lao động,
nguyên liệu và kỹ thuật thấp đã không tìm thấy lợi nhuận nếu còn được tiếp tục
được sản xuất trong nước. Năm 1998, nhập khẩu từ các chi nhánh nước ngoài
chiếm 14% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản (năm 1992 con số
này là 4%). Về thực chất, phương thức tái nhập những hàng hoá do các cơ sở
Nhật Bản sản xuất ở nước ngoài là sự chu chuyển mậu dịch nội bộ ngành công
nghiệp và nội bộ các công ty Nhật Bản trên quy mô khu vực và toàn cầu. Một
mặt nó phản ánh ở chừng mực nhất định tính chất khép kín của các công ty Nhật
Bản, sự ảnh hưởng của tàn dư bảo hộ nền kinh tế Nhật Bản khá chặt chẽ từ các
thập kỷ trước. Mặt khác, nó cũng phản ánh xu hướng tận dụng lợi thế so sánh về
lao động, nguyên liệu thị trường ở nước ngoài của các công ty Nhật Bản qua
việc liên kết chặt chẽ các mạng lưới chi nhánh với công ty mẹ và theo sự phân
công lao động của công ty mẹ. Như vậy, với những điều chỉnh của chính sách
đầu tư trực tiếp nước ngoài được bổ sung hữu hiệu với chính sách ngoại thương
và chính sách chuyển giao công nghệ không trọn gói đã cơ bản đáp ứng được
các mục tiêu mà chính sách đối ngoại đã đặt ra trong từ năm 1990 đến nay. Kim
ngạch nhập khẩu của Nhật Bản không ngừng tăng lên trong khi thặng dư thương
mại đã giảm dần, giảm được sức ép về thặng dư cán cân thanh toán cũng như
làm dịu được những căng thẳng trong quan hệ buôn bán với các nước bạn hàng.
Đồng thời xu hướng vận động của dòng JDI cũng tạo cơ hội cho các nhà
đầu tư nước ngoài thâm nhập thị trường Nhật Bản do cạnh tranh ở đây bớt gay
gắt hơn, tận dụng được những lợi thế về thị trường hơn một trăm triệu dân với
mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất nhì thế giới. Chính luồng vốn đầu
tư này đã bổ sung hữu hiệu vào những khiếm khuyết của nền kinh tế Nhật Bản
cũng như tăng tính cạnh tranh của thị trường nội địa, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Việc tăng cường thu hút FDI trước hết là một yêu cầu khách quan do quá
trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ buộc chính phủ Nhật Bản phải mở cửa
thị trường vốn được bảo hộ rất chặt chẽ từ mấy thập kỷ trước. Hơn nữa, để thúc
đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài, chính phủ phải ký kết các hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư song và đa phương. Do đó, Nhật Bản không thể không
ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài tại nước mình. Bên cạnh đó, do FDI là
biện pháp có sức mạnh để xâm nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM.pdf