Tài liệu Khóa luận Tìm hiểu và xây dựng WebSite siêu thị Máy tính: LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các Thầy Cô mà em đã từng được học tập, các Thầy Cô trong khoa Công Nghệ thông tin đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô Th.s Hồ Thị Huyền Thương_ người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, các anh chị, cùng tất cả bạn bè đã bên em và cho em những lời động viên quý báu, những lời khuyên chân tình. Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Trần Thị Hồng Ánh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lời nói đầu
Ngày nay ứng dụng công nghệ thông tin và việc tin học hóa được xem là một trong những yếu tố mang tính quyết định trong hoạt động của các tổ chức, cũng như của các công ty, nó đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo ra những bước đột phá một cách mạnh mẽ.
Việc xây dựng các trang Web để phục vụ cho các nhu cầu riêng của các tổ chức, công ty thậm chí các cá nhân, ngày nay không lấy gì làm xa lạ. Với một vài thao t...
54 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Tìm hiểu và xây dựng WebSite siêu thị Máy tính, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các Thầy Cô mà em đã từng được học tập, các Thầy Cô trong khoa Công Nghệ thông tin đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô Th.s Hồ Thị Huyền Thương_ người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, các anh chị, cùng tất cả bạn bè đã bên em và cho em những lời động viên quý báu, những lời khuyên chân tình. Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Trần Thị Hồng Ánh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lời nói đầu
Ngày nay ứng dụng công nghệ thông tin và việc tin học hóa được xem là một trong những yếu tố mang tính quyết định trong hoạt động của các tổ chức, cũng như của các công ty, nó đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo ra những bước đột phá một cách mạnh mẽ.
Việc xây dựng các trang Web để phục vụ cho các nhu cầu riêng của các tổ chức, công ty thậm chí các cá nhân, ngày nay không lấy gì làm xa lạ. Với một vài thao tác đơn giản, một người bất kì có thể trở thành chủ của một Website giới thiệu về một vấn đề nào đó mình quan tâm như: một Website giới thiệu về bản thân và gia đình, hay là một Website cho bạn bè, một Website cho công cụ làm việc hàng ngày của bạn như máy tính chẳng hạn, sao lại không ?
Đối với các công ty thì việc xây dựng các Website riêng càng ngày càng trở nên cấp thiết. Thông qua những Website này, thông tin về họ cũng như các công văn, thông báo hay các sản phẩm, dịch vụ mới của công ty sẽ đến với những người quan tâm, đến với khách hàng của họ một cách nhanh chóng kịp thời, tránh những phiền hà mà phương thức giao tiếp truyền thống thường gặp phải.
Tại Việt Nam, Internet cũng đã không còn xa lạ với rất nhiều người qua những ứng dụng mà nó mang lại cho cuộc sống. Web đó là linh hồn của Internet, với mong muốn tìm hiểu thêm về mạng Internet và lĩnh vực thương mại điện tử qua mạng. Luận văn tốt nghiệp “Tìm hiểu và xây dựng WebSite siêu thị Máy tính” buôn bán mặt hàng Máy tính, máy in…được chúng tôi xây dựng và phát triển trong bước đầu làm quen và khám phá. Đến với chúng tôi bạn sẽ mất rất ít về thời gian để có thể có cả một không gian máy tính cho riêng mình. Với hệ thống thông tin của Website được tải lên mạng bạn có thể thoái mái ở nhà mà cũng có thể mua được hàng một cách ưng ý nhất. Điều đó là sự thật, không tin ? Bạn hãy đến với chúng tôi.
2. Lý do chọn đề tài:
Thương mại điện tử bây giờ đang phát triển trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nó khẳng định được vai trò xúc tiến và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Và để xây dựng được trang ngôn ngữ thương mại điện tử như vậy tôi đã chọn cho mình một ngôn ngữ đơn giản và dễ học trong bước đầu làm quen của mình đó là ngôn ngữ lập trình ASP và hệ cơ sở dữ liệu Access .
Tôi đã chọn cho mình lĩnh vực thương mại điện tử và WebSite “Tìm hiểu và xây dựng siêu thị Máy tính ” ra đời, tại sao tôi chọn Web và buôn bán máy tính cũng do một lý do đơn giản vì tôi là một sinh viên của khoa Công nghệ thông tin thì việc xây dựng cho mình trang Website đặc biệt là trang Web thương mại giới thiệu sản phẩm Máy vi tính là rất hữu ích và thiết thực.
3. Lý do chọn ngôn ngữ:
ASP(Active Server Pages) là môi trường kịch bản trên máy chủ (Server-side Scripting Environment). Dùng để chạy các Web động và có tương tác. Nhờ tập các đối tượng có sẵn với nhiều tính năng phong phú, khả năng hổ trợ VBScrip lẫn Jscript cùng một số thành phần khác kèm theo.
Tại sao tôi lại chọn ngôn ngữ ASP cho chương trình của mình. Chúng ta không còn xa lạ gì khi có rất nhiều sự lựa chọn các ngôn ngữ lập trình khác như: Perl, Java, PHP nhưng hiện nay tôi vẫn trung thành với ASP Theo quan điểm cá nhân thì tôi thích ASP vì rất dễ học, mã lệnh tương tự như VisualBasic là một thuận lợi, ASP cung cấp giao diện lập trình mạnh và dễ dàng trong việc triển khai ứng dụng trên Web, dễ thực hành thí nghiệm. So với học Perl thì chúng ta mất ít thời gian hơn nhiều để học ASP. Có nhiều chuyên gia cho rằng ASP có độ bảo mật kém hơn CGI, theo tôi có thể lý giải điều này là do ASP chạy trên các Server với hệ điều hành mạng của Microsoft, mà Microsoft vẫn có tiền lệ là tính bảo mật hệ
thống kém, không thể bì được với UNIX. Nhưng mặt khác, ASP lại có tính năng truy cập cơ sở dữ liệu tuyệt vời, nếu so với CGI thì ASP hơn hẳn mặt này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng các phương pháp khảo sát, tìm hiểu các thông tin cần thiết, các trang Web bán hàng trên mạng, khảo sát tình hình thực tế của khách hàng khi mua hàng tại các cửa hàng, thanh toán tiền hàng qua mạng của ngân hàng nhà nước Việt Nam, nhu cầu sử dụng Máy tính ở nước ta hiện nay, sự quản lý của các công ty kinh doanh, các mô hình thương mại điện tử. Đồng thời kết hợp với ngôn ngữ lập trình ASP, cơ sở dữ liệu Access để từ đó xây dựng Web bán hàng qua mạng.
5. Những giải pháp khoa học đã được giải quyết trong và ngoài nước.
Thương mại điện tử đã và đang phát triển trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Vấn đề là ở trang bán hàng qua mạng chúng ta cần quan tâm đó là đến hình thức thanh toán, ở nước ngoài việc thanh toán chủ yếu dựa trên hính thức thanh toán Card chủ yếu như MaterCard hay VisaCard các hình thức thanh toán này chưa được áp dụng tại Việt nam chúng ta. Bên cạnh những hình thức thanh toán trên thì các hình thức thanh toán như “tiền mặt” hay “chuyển khoản ngân hàng” cũng chưa thực sự thông thoáng và còn gây sự cản trở, rườm rà đối với khách hàng. Vấn đề là ở chổ hình thức thanh toán qua mạng chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều vấn đề cần được giải quyết.
6. Mục tiêu của chương trình
Mục tiêu của chương trình là xây dựng được một siêu thị bán Máy tính với đầy đủ các chức năng như: giới thiệu hàng, đặt hàng và thanh toán tiền hàng, các hình thức thanh toán điện tử thích hợp với tình hình nước ta hiện nay và việc quản lý cửa hàng của công ty một cách khoa học, dễ dàng và hiệu quả cao.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết.
Chương II: Phân tích và thiết kế hệ thống.
Chương III: Xây dựng chương trình.
Sau cùng là danh mục tài liệu tham khảo chính.
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Hệ thống thông tin được hình thành sử dụng mô hình Client/Server, ngôn ngữ HTML và ASP thiết kế trang Web, chuẩn ADODB để kết nối cơ sở dữ liệu, trình duyệt Web Internet Explore. Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng đối tượng:
I. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH CLIENT/SERVER
Sự phát triển
Ngày nay mô hình Client/Server được sử rộng rãi trong môi trường phân tán, nguồn gốc của nó bắt nguồn từ hệ thống xử lý dựa trên máy chủ (Host - Terminal). Trong mô hình này, trình khách gửi yêu cầu đến trình chủ xử lý và trả về kết quả để trình khách hiển thị. Trình chủ trong các ứng dụng Web được gọi là Web Server. Trình khách thường là Brower(hay trình duyệt) máy chủ đảm đương toàn bộ công việc xử lý đến logic trình bày. Các Client chỉ có nhiệm vụ hiển thị kết quả đã được định dạng từ máy chủ.
Cấu trúc mô hình Client/Server
2. 1 Tổng quan mô hình:
Mô hình khách chủ Client/Server là một hệ thống gồm ít nhất một máy chủ và các máy trạm nối vào máy chủ thông qua một môi trường mạng. Server cài đặt hệ điều hành mạng (NeWork Operating System) để điều khiển hệ thống. Trên máy Client cài bất cứ hệ điều hành nào miễn là có khả năng giao tiếp với Server. Hệ thống mạng ở đây có thể là mạng cục bộ hay mạng diện rộng.
Client/Server cho phép một ứng dụng chia thành nhiều nhiệm vụ khác nhau. Mỗi nhiệm vụ có thể thực hiện trên các môi trường, hình thức khác nhau, có thể phát triển và duy trì độc lập cũng như thực hiện trên nhiều máy tính khác nhau trên mạng.
2.2 Tổ chức của mô hình:
Một hệ thống tổ chức theo mô hình Client/Server bao gồm ba thành phần đó là: Client, Server và Mạng.
Client: yêu cầu tối thiểu của Client là có khả năng phát ra yêu cầu tới Server và hiển thị kết quả trả về từ Server. Nó có thể là các trạm làm việc, máy tính để bàn …máy Client có thể chạy bất cứ hệ điều hành nào và không phụ thuộc vào hệ điều hành mạng.
Client có thể tổ chức thực hiện công việc riêng của mình, xử lý dữ liệu trước khi gửi đến Server hoặc dữ liệu từ Server trở về, tự nó điều độ các tài nguyên cục bộ của nó mà không ảnh hưởng đến Server.
Server: Vì Server thực hiện nhiều công việc nên nó phải là một máy đủ mạnh như khả năng bộ xử lý, không gian bộ nhớ, dung lượng đĩa cứng, độ tin cậy cao…máy Server còn phải có hệ điều hành thích hợp để chạy. Tuỳ theo yêu cầu hệ thống mà lựa chọn yêu cầu phần mềm một cách hợp lý. Nó có thể là phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu một phần hoặc toàn bộ phần mềm mạng…Server cung cấp dữ liệu cho các Client khi có yêu cầu. Đảm bảo hệ thống hoạt động một cách hiệu quả, thông suốt tránh tình trạng tắc nghẽn, xung đột khi có yêu cầu tới một Server khác. Khi đó nó đóng vai trò một Client. Nếu trên hệ thống có nhiều Server thì mỗi Server có một chức năng nhất định, người ta phân Server ra làm 5 loại chức năng:
Application Server: Server này đóng vai trò Host trong các hệ thống Host Base Processing.
File Server:quản lý file của hệ thống.
Data Server: Xử lý dữ liệu, tổ chức lưu trữ dữ liệu, thực hiện truy vấn dữ liệu.
Computer Server: Quản lý chức năng, nhận biết các yêu cầu và chuyển giao đáp ứng.
Database Server: Tương tác dữ liệu, Server này hoạt động dựa trên Computer Server và DataServer, đảm đương chức năng cầu nối với Server khác ở xa hoặc mạng khác.
3. Các thành phần của mô hình Client/Server
3.1 Giao diện người dùng (Uses Interface):
Có chức năng tương tác với người sử dụng, như phát ra yêu cầu dữ liệu đối với người sử dụng hoặc cách thức đón nhận dữ liệu từ người sử dụng, thành phần này tạo một giao diện đối với người sử dụng.
3.2 Logic trình bày (Presentation Logic):
Là thành phần của ứng dụng đảm đương trách nhiệm hiển thị, trình bày các thành phần giao tiếp với người sử dụng như định dạng màn hình, quản lý các hộp thoại, các cửa sổ, đọc ghi các thông tin trên màn hình, phím, chuột…
3.3 Logic ứng dụng( Application Logic ):
Đảm đương việc thực thi ứng dụng như đáp ứng các yêu cầu từ người sử dụng, quản lý các cơ sở dữ liệu…Ngoài ra nó còn là cái cốt lõi của hệ thống điều chỉnh các thành phần khác, thông thường nó gồm hai thành phần: thao tác dữ liệu và xử lý dữ liệu.
4. Ưu nhược điểm của mô hình Client/Server :
4.1 Ưu điểm:
Mô hình Client/Server tạo ra khả năng mềm dẻo trong quan hệ giữa Client và Server. Client có thể đảm đương một số nhiệm vụ thay cho Server và Server có thể phân phối tác vụ cho nó. Điều này giảm bớt gánh nặng cho Server, tận dụng khả năng của Client. Như vậy chi phí cũng giảm đáng kể.
Client/Server mở ra khả năng sử dụng tài nguyên dùng chung trên mạng như phần mềm, máy in, …các tài nguyên trước đây chỉ nằm trên một hệ thống do đó chỉ được khai thác trực tiếp trên Host đó. Nay nó được cấp phát cho các nhiệm vụ, các trạm làm việc cùng các Server khác trong hệ thống.
Client/Server cho phép phối hợp quản lý, tập trung và không tập trung. Các chức năng có thể bị phân tán trên các nút khác nhau do đó làm tăng tính an toàn của hệ thống cũng như khả năng qua tải trên một Server.
Cho phép dùng giao diện đồ hoạ trên các trạm giúp cho việc sử dụng dễ dàng hơn. Các ứng dụng được phát triển nhanh, dễ được người dùng chấp nhận.
4.2 Nhược điểm:
Bên cạnh những tiến bộ trên, mô hình Client/Server cũng có những nhược điểm sau:
Khi ứng dụng chủ yếu đặt ở Server, Server có nhiều nguy cơ tắc nghẽn, xung đột. Đòi hỏi các chiến lược phân chia nguồn tài nguyên, phân phối nhiệm vụ cũng như đáp ứng yêu cầu.
Môi trường có nhiều người sử dụng đòi hỏi các cơ chế bảo mật dữ liệu, cần phải có hiểu biết và phương pháp kỹ thuật mới có thể giải quyết vấn đề một cách tối ưu.
II. CÁC CÔNG CỤ CÀI ĐẶT
1. Ngôn ngữ HTML :
Ngôn ngữ HTML (Hyper Text Markup Language) là ngôn ngữ định dạng và đánh dấu các văn bản. HTML sử dụng các thẻ (tag) để định dạng. Trong HTML, mỗi trang được bắt đầu và kết thúc bởi cặp "". Sắp đặt thông tin trên mặt văn bản.
1.1. Các thành phần của một tài liệu HTML:
Cấu trúc tổng quát của một tài liệu HTML:
Tiêu đề của một trang HTML
Nội dung của trang HTML có thể là văn bản, đồ hoạ, âm thanh, video…
Văn bản HTML hay một trang Web, bắt đầu là thẻ kết thúc bằng , thường có hai thành phần chính: Phần đầu văn bản (Document head) và phần thân văn bản (Document body).
a) Phần đầu văn bản: được mở đầu bằng thẻ kết thúc bằng
thẻ . Thông tin duy nhất trong phần đầu được trình duyệt Web hiển thị là tiêu đề của văn bản.
b) Phần thân văn bản: được bắt đầu bởi thẻ và kết thúc bởi thẻ , là phần chứa nội dung chính của văn bản. .
1.2. Thuộc tính liên kết của HTML:
a) Tạo liên kết :
Trong trang HTML có thể liên kết đến các trang HTML khác hay đến ngay một phần nào đó trong trang hiện hành.
Các thẻ tạo liên kết:
Xem thông tin về mối quan hệ giữa các thuộc tính như: herf, name, method, rev, title…
Thiết lập mối liên kết tới một trang Web với một file bất kỳ, hoặc có thể liên kết trên cùng một trang. Thẻ này không thể dùng một mình mà phải kèm theo địa chỉ của tài liệu muốn liên kết.
b)Chèn một số đối tượng:
Chèn hình ảnh vào trang Web, file xác định trên tập tin ảnh để trình duyệt có thể mở tập tin và hiển thị (tập tin ảnh được lưu trữ dạng .GIF hoặc . JPG)
tạo chú thích, tạo vùng trống trong trang HTML có nội dung không hiển thị lên trang Web.
Tạo hiệu ứng cho chữ chạy
Cho phép tạo tập tin ảnh làm nền cho trang Web
Nguồn ảnh
Trước khi đưa hình ảnh lên trang Web, cần phải xác định tên của tập tin hình ảnh và nơi lưu trữ trên máy chủ để hướng trình duyệt tìm đúng ảnh cần sử dụng.
1.3. Các đặc trưng của ngôn ngữ HTML:
Ngôn ngữ HTML cung cấp các công cụ thuận lợi để xây dựng một trang Web:
- Sử dụng liên kết để truy vấn dữ liệu.
- Kết hợp kết quả truy vấn được với thẻ HTML để tạo trang hiển thị theo ý muốn.
- Tạo các nút Submit để gọi đến các trang khác, nhằm thực thi các yêu cầu.
- Truy vấn đến các thành phần điều khiển dộng của Web như các nút điều khiển, các ô chọn.
- Cho phép chèn các đoạn mã để thi hành các chức năng.
2. Giới thiệu Ngôn ngữ ASP (Active Server Pages)
Microsoft Active Pages(ASP) là môi trường lập trình ứng dụng phía Server(Server side scripting) hỗ trợ mạnh trong việc xây dựng Web. Microsoft gọi nó là môi trường Server-Side
Scripting, môi trường này cho phép tạo và chạy các các ứng dụng Web Server động, tương tác và có hiệu quả cao. Để làm việc trong môi trường này, các ASP Coder thường sử dụng VBScript hoặc JavaScript, cả hai loại này đều tự động hỗ trợ ASP.
Các ứng dụng ASP có thể làm việc với bất kỳ cơ sở dữ liệu nào tương thích với ADODC như SQL, Access, Oracle…đồng thời rất dễ viết và sửa đổi.
a) Trang ASP:
Mỗi trang ASP có thể bao gồm một trong các thành phần sau: HTML, Script của ngôn ngữ VBScript hoặc Javascipt. Text trong đó có các tag HTML và Text sẽ được xử lý bình thường như đối với các văn bản HTML thông thường, các Script sẽ được một bộ phận (Engine) của ASP thông dịch và thi hành trên Server. Có thể xem trang ASP như một trang HTML có bổ sung các ASP Script Command.
Trong các HTML, môi trường được bắt đầu và kết thúc bởi cặp "" , ASP cũng tương tự như vậy. Để đánh dấu nơi nào ASP Script bắt đầu và kết thúc dùng cặp lệnh "".
Các đoạn ASP Script có thể xuất hiện ở mọi nơi trong trang HTML và do đ ó ASP & HTML có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Với ASP ta có thể chèn các Script thực thi được vào trực tiếp các file HTML. Khi đó việc tạo ra trang HTML và xử lý Script trở nên đồng thời, điều này cho phép tạo ra các tương tác của Website một cách linh hoạt uyển chuyển, có thể chèn các thành phần HTML động vào trang Web tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.
b) Hoạt động của trang ASP:
Các ASP Script thông thường chỉ chạy trên các Server cài IIS (Microsoft Internet Information Server). Quy trình như sau: khi một User thông qua trình duyệt Web gửi yêu cầu tới một file.asp ở Server thì Script chứa trong file đó sẽ được chạy trên Server và trả kết quả về cho Browser đó. Khi Web Server nhận được yêu cầu tới một file.asp thì nó sẽ đọc từ đầu tới cuối file.asp đó, thực hiện các lệnh Script trong đó và trả kết quả về cho Web Browser là một trang HTML. Do môi trường hoạt động là mạng nên một Script ASP khi được viết ra có thể sử dụng được ở mọi nơi, không cần trình biên dịch hay kết nối. Các ASP Script được viết dựa trên các ngôn ngữ hướng đối tượng nên rất tiện lợi, sẵn có các Object đi kèm như: Request, Response, Application,Server, Session. Tận dụng được các ActiveX components như: Database Access, Content linking, Collaboration Data Object, Browser capabilities, File Access... Hơn nữa nó cũng có thể tận dụng được components từ các nhà nhà phân phối khác, cung cấp dưới dạng các file .dll
c) Sơ đồ một ứng dụng trên Web ASP:
Web Browser
Thông tin yêu cầu /đáp ứng
ASP
ADO
OLEDB
ODBC
Database Server
DMS
(SQL Server )
Web Server: là nơi tiếp nhận và trả lời các yêu cầu của Web User, đồng thời cũng thực hiện việc kết nối đến hệ DBMS trên Database Server theo yêu cầu truy cập dữ liệu của trang ASP. ADO cung cấp giao diện lập trình cho người phát triển xây dựng các lệnh truy cập cơ sở dữ liệu, các lệnh này được chuyển đến cho hệ DBMS để thực thi thông qua các thành phần OLEDB (và ODBC). Kết quả truy vấn dữ liệu sẽ được Web Server đưa ra hiển thị trên Browser.
Database Server: nơi diễn ra việc thực thi các thao tác cơ sở dữ liệu như truy vấn, cập nhật cũng như đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu của hệ DBMS
Browser: giao diện với người dùng, tiếp nhận các yêu cầu của người sử dụng cũng như hiển thị kết quả yêu cầu.
Quy trình như sau: khi một User thông qua Web Browser gửi yêu cầu tới một file.asp ở Server thì Script chứa trong file sẽ được chạy trên Server và trả kết quả về cho Browser đó.Khi Web Server nhận được yêu cầu tới một file.asp thì nó sẽ đọc từ đầu tới cuối file.asp đó, thực hiện các lệnh Script trong đó và trả kết quả về cho Web Browser là một trang HTML.
Đặc điểm của ASP:
- Tạo nội dung động cho trang Web.
- Nhận yêu cầu truy vấn tin hoặc dữ liệu gửi đến từ người sử dụng qua form.
- Truy cập cơ sở dữ liệu và truy vấn tin cho người sử dụng
- Tuỳ biến nội dung trang theo đối tượng người sử dụng.
- Dễ dùng và nhanh hơn CGI, Perl.
- Bí mật mã nguồn.
Các file.asp tương thích với file HTML, và việc viết các Script đơn giản, không phải biên dịch hay liên kết như việc lập trình thông thường, ASP cung cấp các đối tượng tiện lợi cho nhiều thao tác như: Reques, Response, Server, Apllication, Session. Các đối tượng có sẵn này của môi trường ASP sẽ giúp cho việc giao tiếp dữ liệu giữa Client và Server thực sự tiện lợi, cũng như việc quản lý ứng dụng một cách linh hoạt nhờ vào các biến Session, Apllication.
Các thành phần và cú pháp ASP:
ASP bao gồm các thành phần sau:
* Các bộ dịch ngôn ngữ VBscript và Jscript .
* Thư viện các đối tượng, chuyên dùng để truy xuất Database thông qua ODBC Driver (Active Server Data Object - ADO). Thư viện các đối tượng hỗ trợ cho việc viết các trang ASP.
Trang ASP đơn giản là một trang văn bản với phần mở rộng là .asp, gồm có ba phần:
- Văn bản (Text)
- Các HTML tag
- Các Script: mỗi Script sẽ thực hiện một công việc nào đó, giống như các phát biểu của một ngôn ngữ lập trình. Một Script là một chuỗi các lệnh Script, nó có thể là:
+ Một phép gán giá trị cho một biến
+ Một yêu cầu Web Server gửi thông tin đến Browser.
+ Tổ hợp các lệnh riêng rẽ thành một thủ tục hay một hàm giống như trong các ngôn ngữ lập trình.
+ Việc thi hành một Script là một quá trình gửi chuỗi các lệnh tới Scripting Engine, tại đây ASP sẽ thông dịch các lệnh này và chuyển tiếp cho máy tính. Script được viết bằng một ngôn ngữ với các luật được đặc tả nào đó. Trong ASP cung cấp hai Script Engine là Vbscrip, và Jsript. Tuy nhiên ASP không phải là ngôn ngữ Script, mà nó chỉ cung cấp một môi trường nào để xử lý các Script mà ta chèn vào trong các file.asp, việc chèn này phải tuân theo một cú pháp nhất định của ASP. VBScript là ngôn ngữ mặc định của ASP nếu muốn sử dụng một ngôn ngữ khác thì chúng ta cần phải định nghĩa ngôn ngữ. Tại đầu trang thêm dòng :
Cú pháp: Lựa chọn Script được đặt ngay tại dòng đầu file:
Các đối tượng(object) trong Asp:
Khi viết các script ta thường có nhu cầu thực hiện một số tác vụ nào đó theo một qui tắc cơ bản nào đó. Khi đó thường xuất hiện những công việc lặp đi lặp lại nhiều lần, từ đó xuất hiện nhu cầu tạo ra các đối tượng có khả năng thực hiện những công việc cơ bản đó. Mỗi đối tượng là một kết hợp giữa lập trình và dữ liệu mà có thể xử lý như một đơn vị thống nhất.
Ðối với phần lớn các đối tượng, để sử dụng được nó ta phải tạo ra các instance cho nó. Tuy nhiên ASP có sẵn năm đối tượng mà ta có thể dùng được mà không cần phải tạo các instance. Chúng được gọi là các build-in object, bao gồm:
Request: Là đối tượng chứa các thông tin ở Web Browser gửi yêu cầu tới Web Server.
Response: Là chìa khóa để gửi thông tin tới User, là đại diện cho phần thông tin do Server trả về cho Web Browser.
Server: Là môi trường máy Server nơi ASP đang chạy, chứa các thông tin và tác vụ về hệ thống.
Apllication: Ðại diện cho ứng dụng Web của ASP, chứa script hiện hành.
Session: là một biến đại diện cho người sử dụng
Database Access: Một trong những tài sản lớn nhất mà ASP có được là khả năng thâm nhập vào các cơ sở dữ liệu. ASP thường làm việc với hai người bạn đồng nghiệp là Access và hệ cơ sở dữ liệu SQL.
a. Ðối tượng Request:
Ðịnh nghĩa: Để gửi dữ liệu lên Server, ta sử dụng Form trong trang Web. Tên của các đối tượng Web như Text, Button nằm trong Form sẽ được như tên biến khi phân tích, lấy dữ liệu trên Server. Trong Form có Button kiểu Submit để người dùng đẩy dữ liệu lên Server.
Form có hai thuộc tính là Action và Method. Action quy định file (.asp) mà sẽ đón nhận và xử lý dữ liệu đẩy lên. Method các cách thức gửi dữ liệu; nếu là Post thì tất cả dữ liệu trong Form sẽ đóng gói và gửi lên Server. Nếu là GET thì dữ liệu được gửi đi như một phần của URL, thường là sau dấu “?”.
Kiểu gửi dữ liệu GET cũng có thể lợi dụng để gửi đi dưới dạng một link.
test
Với đối tượng Request, các ứng dụng ASP có thể lấy dễ dàng các thông tin gửi tới từ User.
Cú pháp tổng quát: Request.(CollectionName)(Variable)
Ðối tượng Request: Có 5 Collection .
Client Certificate: Nhận Certtification Fields từ Request của Web Browser. Nếu Web Browser sử dụng http:// để connect với Server, Browser sẽ gửi Certification Fields.
Query String: Nhận giá trị của các biến trong HTML query string. Ðây là giá trị được gửi lên theo sau dấu chấm hỏi(?) trong HTML Request.
Ví dụ: S = Request.QueryString(“Name”)
S = Request(“Name”)
Form: Nhận các giá trị của các phần tử trên form sử dụng phương thức POST.
Ví dụ: S = Request.Form(“Name”)
S = Request(“Name”)
Cookies: Cho phép nhận những giá trị của cookies trong một HTML Request.
Server Variable: nhận các giá trị của các biến môi trường.
Ví dụ: Request.ServerVariables(“LOGON_USER”)
Request.ServerVariables(“HTTP_USER_AGENT”)
b. Ðối tượng Response:
Ðịnh nghĩa: Đối tượng này quản lý tất cả dữ liệu, việc gửi thông tin tới cho User sẽ được thực hiện nhờ đối tượng Response.
Cú pháp tổng quát: Response.Collection /property / method
Collection của đối tượng Response:
- Cookies: Xác định giá trị biến Cookies. Nếu Cookies được chỉ ra không tồn tại, nó sẽ được tạo ra. Nếu nó tồn tại thì nó được nhận giá trị mới.
Các Properties:
- Buffer: Chỉ ra trang Web output được giữ lại đệm buffer hay không.
- ContentType: Chỉ ra HTML content type cho response.
- Expires: Chỉ định số thời gian trước khi một trang được cached trên một Browser hết hạn.
- ExpiresAbsolute: Chỉ ra ngày giờ của một trang được cache trên Browser hết hạn.
- Status: Chỉ ra giá trị trạng thái được Server.
Các Methods:
- AddHeader: Thêm một HTML header với một giá trị được chỉ định.
- AppendToLog: Thêm một chuỗi vào cuối file Log của Web Server cho request này.
- BinaryWrite: Xuất thông tin ra output HTML dạng Binary.
- Clear: Xóa đệm output HTML.
- End: Dừng xử lý file.asp và trả về kết quả hiện tại.
- Flush: Gửi thông tin trong buffer cho client.
- Redirect: Gửi một thông báo cho Browser định hướng lại đến một URL khác.
- Write: Ghi một biến ra HTML output như là một chuỗi.
c. Ðối tượng session:
Ðịnh nghĩa: Chúng ta có thể sử dụng 1 object Session để lưu trữ thông tin cần thiết cho 1 User. Những biến được lưu trữ trong object vẫn tồn tại khi User nhảy từ trang này sang trang khác trong ứng dụng.Web Server tự động tạo object session khi User chưa có session yêu cầu một trang Web. Khi session này kết thúc thì các biến trong nó được xóa để giải phóng tài nguyên. Các biến session có tầm vực trong session đó mà thôi.
Cú pháp tổng quát: Session.property | method
Các Properties:
SessionID: Trả về SessionID cho User. Mỗi session sẽ được Server cho một số định danh duy nhất khi nó được tạo ra.
Timeout: Khoảng thời gian tồn tại của session, tính bằng phút.
Các Methods:
Abandon: Xóa bỏ một Object Session, trả lại tài nguyên cho hệ thống.
<% Session(“Company”)= “NewTech”
Session(“Email”)= “Anh@yahoo.com”%>
My Company:
Email:
d. Ðối tượng Application:
Ðịnh nghĩa: Ta có thể sử dụng Object Application để cho phép nhiều người cùng sử dụng một ứng dụng chia sẻ thông tin với nhau. Bởi vì Object Application được dùng chung bởi nhiều người sử dụng, do đó Object có 2 Method Lock và Unlock để cấm không cho nhiều User đồng thời thay đổi Property của Object này, các biến Application là toàn cục, có tác dụng trên toàn ứng dụng.
Cú pháp tổng quát: Application.Method
Các Methods:
Lock: Phương pháp này cấm không cho Client khác thay đổi Property của đối tượng Application .
Unlock: Phương pháp này cho phép Client khác thay đổi Property của đối tượng Application .
Events: gồm có hai Event được khai báo trong file Global.asa.
Application_OnStart: Xảy ra khi khởi động ứng dụng.
Application_OnEnd: Xảyra khi ứng dụng đóng, hay Server Shutdown.
Ví dụ: <% Application.Lock
Application(“Company”) = “Anh”
Application.Unlock %>
Ở đây định nghĩa 1 biến là Company, có giá trị là Anh. Vì rằng có thể bị tranh chấp nên phải đặt giữa Lock nà Unlock.
e. Ðối tượng Server:
Ðịnh nghĩa: Cho phép truy xuất đến các Method và Property của Server như là những hàm tiện ích.
Cú pháp tổng quát: Server.Method
Các Properties
CriptTimeout: Khoảng thời gian dành cho Script chạy.
Các Methods
CreateObject: Tạo một Instance của Server component.
HTMLEncode: Mã hóa một chuỗi theo dạng HTML
MapPath: ánh xạ đường dẫn ảo (là đường dẫn tuyệt đối trên Server hiện hành hoặc đường dẫn tương đối đến trang hiện tại) thành đường dẫn vật lý (physical path).
URLencode: mã hóa một chuỗi (kể cả kí tự escape) theo qui tắc mã hóa URL
Ví dụ: Đoạn mã sau in ra các biến Server
Database Access: Truy nhập cơ sở dữ liệu
<%
Dim objConnection
Set objConnection = Server.CreateObject(“ADODB.Connection”)
ObjConnection.Open “Publication”, ”sa”, “”
Dim objRecordSet
Set objRecordSet = Server.CreateObject(“ADODB.RecordSet”)
ObjRecordSet.Open “Select pub_name From Publishers”, objConnection
%>
Đối tượng kiểu Connection: Tạo kết nối ADO tới Database.
Đối tượng kiểu RecordSet: Cho phép thao tác trên table (select,update…) của Connection đả thiết lập.
<% objRecordSet.MoveNext
Loop
ObjRecordSet.close
ObjConnection.close
Set objRecordSet = nothing
Set objConnection = nothing %>
Chú ý: Khi thêm, cập nhật dữ liệu ngoài dùng SQL có thể có nhiều cách
Các lệnh ASP và VBScript
Call
Dim
Do... loop
Empty
Erase
Exit
False
For... next
If... then... Else
Nothing
Null
On Error
Option Explicit
Randomize
Redim
Rem
Select case
Set
Sub
True
While...wend
Các đối tượng và hàm (version 2.0)
Object: Dictionary; FileSystemObject; TextStream C
Method:
Add
Close
CreateTextFile
FileExists
Items
Key
OpenTextFile
Read
ReadAll
ReadLine
Remove
RemoveAll
Skip
SkipLine
Write
WriteBlankLines
WriteLine
Các properties:
AtEndOfLine
AtEndOfStream
Column
CompareMode
Count
HelpContext
HelpFile
Item
Key
Line
Còn bây giờ chúng ta hãy mở một trình soạn thảo nào đó, Notepad chẳng hạn và viết những mã lệnh sau:
Ví dụ 1 về ASP script
Bây giờ là
Sau khi viết xong ghi file này tên là vd1.asp và chạy, trên màn hình Browser sẽ xuất hiện dòng "Chào bạn - Bây giờ là...". Trong ví dụ này ta dùng Object
Response và hàm Time của VBScript để đa thông tin ra màn hình của User. Chúng
ta có thể thấy rõ là asp đã được xử lý trên Server một cách dễ dàng bằng cách chỉnh lại đồng hồ máy tính của bạn và chạy lại script trên thì vẫn báo giờ chuẩn vì giờ ở đây lấy ở máy chủ chứ không lấy giờ ở máy Client. Ví dụ trên chỉ là một minh hoạ rất thô sơ cho ASP, bạn có thể viết các chương trình khác phức tạp hơn nhiều.
Các phần trên đã giúp bạn có một nhìn nhận cơ bản, mục này sẽ đưa ra một ví dụ đơn giản để hình dung rõ hơn cách viết mã lệnh và thưởng thức hương vị sức mạnh của ASP. Một điều cần lưu ý là để test chương trình chúng ta cần phải cài bộ IIS (Internet Information Server) hoặc bộ PWS ( Personal Web Server), sau đó máy tính của chúng ta sẽ trở thành một Local Server. Hoặc chúng ta Upload các file test lên một Server nào đó cho phép chạy các asp Script. Trong hai bộ này đều có phần trợ giúp hướng dẫn ta về các hàm và lệnh, nếu các hàm trong ví dụ này bạn chưa nắm được thì có thể tra cứu trong đó.
Có một điều gây khó khăn cho chúng ta khi muốn tìm kiếm các mã lệnh ASP đó là khi truy nhập vào một site dùng ASP:
vídụ: chúng ta không thể xem mã nguồn được. Sự thực những thông tin bạn xem trên Browser đã được default.asp xử lý và trả về mã html. Như hình ảnh sau:
Một ví dụ khác, nếu bạn thêm dòng vào trang Web của bạn (giả sử strname được gán bằng "TinHọc&ĐờiSống") thì khi chạy và xem mã nguồn bạn sẽ thấy dòng: Đây là TinHọc&ĐờiSống .
3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ACCESS
3.1 Ý niệm về cơ sở dữ liệu (CSDL):
CSDL là tập hợp những số liệu liên quan đến một chủ đề hay một mục đích quản lý khai thác nào đó trong CSDL ngoài các Table chứa những số liệu còn có những “vật dụng” giúp ta quản lý và khai thác số liệu, đó là những Query (bảng truy vấn), nhữmg Form (mẫu biểu), những Report (bảo biểu), những Macro (lệnh ngầm) và những module (đơn thể lập trình).
3.2 Microsoft Access:
Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System gọi tắt là DBMS) giúp ta quản lý bảo trì và khai thác số liệu được lưu giữ một cách có tổ chức bên trong máy tính .
4. NGÔN NGỮ TRUY VẤN DỮ LIỆU SQL
4.1 Những đặc trưng của ngôn ngữ SQL:
SQL là ngôn ngữ quản lý CSDL điển hình, SQL là ngôn ngữ đơn giản nhưng rất hiệu quả. Hơn nữa sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu xây dựng những CSDL lớn theo mô hình Client/Server ngôn ngữ SQL càng phổ biến. Trong mô hình Client/Server, toàn bộ cơ sở dữ liệu được tập trung trên máy chủ (Server). Mọi thao tác xử lý dữ liệu được thực hiện trên máy chủ bằng các lệnh SQL. Máy trạm (Client) chỉ dùng để cập nhật dữ liệu cho máy chủ hoặc lấy thông tin từ máy chủ. SQL được sử dụng để nhanh chóng tạo ra các trang Web động (Dynamic Web Pages). Kết dính giữa cơ sở dữ liệu và trang Web. Khi người dùng yêu cầu, SQL sẽ thực hiện việc truy cập thông tin trong cơ sở dữ liệu trên máy chủ và hiển thị và hiển thị làm việc kết quả trên trang Web, SQL cũng là công cụ để cập nhật thông tin cho CSDL. SQL chỉ làm việc với những dữ liệu có cấu trúc bảng (Table) như Foxpro, Access. SQL phân tích, xử lý thông tin, sửa đổi cấu trúc của các bảng. Đặc điểm nổi bật của SQL là cho phép nhiều người truy cập đồng thời. SQL sử dụng Query (câu hỏi truy vấn) mỗi Query là một câu lệnh SQL được xây dựng hoàn chỉnh và có thể ghi lại để mang ra sử dụng bất cứ lúc nào. SQL có khả năng đáp ứng hầu hết các yêu cầu đối với việc cập nhật, phân tích dữ liệu từ các bảng, và có thể kết nối một CSDL khác sang SQL thông qua ODBC. Một số công cụ chính của SQL có khả năng đáp ứng hầu hết các yêu cầu đối với việc cập nhật, phân tích dữ liệu từ các bảng, và có thể kết nối một CSDL khác sang SQL thông qua ODBC.
Một số công cụ chính của SQL:
Cập nhật, xoá các bảng ghi trên toàn bảng theo những điều kiện khác nhau.
Kết nối dữ liệu trên máy chủ (Server). Khi dữ liệu được tập trung trên máy
chúng ta phải sử dụng lệnh SQL để xâm nhập vào bên trong máy.
Kết hợp các trang Web với CSDL bằng lệnh SQL. Tất cả các chức năng của SQL đều có thể thực hiện bằng các công cụ khác nhau của phần mềm có sử dụng SQL.
Câu lệnh đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng và rất ngắn gọn.
Khả năng thực hiện những yêu cầu phức tạp của công việc…
4.2 Dạng lệnh của ngôn ngữ truy vấn dữ liệu:
a) Cập nhật dữ liệu:
Thêm các Record vào một bảng:
Cú pháp:
Insert Into Tên_bảng(danh_sách_các_trường)
Value(Các_giá_trị)
[Câu_hỏi_con]
b) Xoá cơ sở dữ liệu:
Xoá một record ra khỏi bảng
Cú pháp:
Delete Tên_ bảng
[From (Tên_bảng)]
[WHERE biểu_thức_điều_kiện]
c) Truy vấn dữ liệu:
Cú pháp:
Select [*Distinet] danh_sách _tham _chiếu
Form danh_sách_tên_bảng/Tên_các_view
[Where Biểu_thức_điều_kiện]
[Group by danh_sách_các_cột]
[Having Biểu_thức_điều_kiện]
[Order by {Tên_trường/ Số_ thứ_ tự _trường/ Biểu_thức}]
d) Sửa đổi dữ liệu:
Update [Tên_bảng]
Set [Tên_cột = biểu thức,…]
[From Tên _bảng]
[Where Biểu_thức_điều_kiện]
5. GIỚI THIỆU MACROMEDIA DREAMWEAVER MX 2004:
- DreamWeaver là một chương trình dùng để tạo ra và quản lý các trang Web. Cốt lõi là HTML ( Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản)
- Là một công cụ dễ dùng, rất mạnh và ưu thích với các nhà thiết kế Web chuyên nghiệp. Với DreamWeaver bạn dễ dàng phát triển một trang Web hoặc một Website rất lớn. Bạn cũng thể mở các trang HTML soạn thảo từ các chương trình soạn thảo HTML khác ( FrontPage , HomeSite ...) chỉ để chỉnh mã và thay đổi cách viết phù hợp với DreamWeaver bằng các tiện ích một cách dễ dàng.
- Là một công cụ trực quan mà bạn có thế bổ sung các Sript, biểu mẫu, bảng biểu, nhiều loại đối tượng khác mà không phải viết đoạn mã này.
- Sử dụng các công nghệ HTML, Web chuẩn, và cũng cung cấp khả năng tương thích với các trình duyệt cũ, bằng cách kiểm tra độ tương thích mã với từng loại trình duyệt bằng tiện ích có sẳn.
- Ngoài ra còn cung cấp cho người thiết kế khả năng thêm mã, khả năng kiểm tra mã hoạt động trên trình duyệt ra sao, khả năng đặt các Control ( tương tự Visual Basic) vào trang Web một cách thuận tiện, sau đó cũng có thể viết mã bằng cách chuyển chế độ hiển thị, ngoài ra DremWeaver còn hỗ trợ chế độ Desing and code cho ai thích vừa viết code vừa xem trang hiển thị .
- DreamWear hỗ trợ thiết kế tất cả các định dạng file hiện nay ( ASP, JSP, PHP, HTM, XML …), đây là đặc điểm nổi trội trong khi các chương trình soạn thảo cùng loại không có được .
- Trong phiên bản MX 2004 hiện nay, hỗ trợ tốt Unicode, các loại định dạng, kết nối với cơ sở dư liệu nhanh chóng và tự nhiên ( tương tự dùng Wizard connect Database trong .NET), với các Hệ CSDL : Acess, SQL Server thông qua ODBC. Vì thế các nhà thiết kế không cần phải viết một đoạn mã nào mà vẫn có thể truy cập CSDL để thêm, xoá, sửa .
Chương II
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
I. HƯỚNG PHÂN TÍCH
Khi phân tích thiết kế hệ thống ta có thể chọn hướng phân tích một trong hai hướng đó là hướng chức năng và hướng dữ liệu. Trong đề tài này tôi lựa chọn theo hướng phân tích chức năng. Với cách tiếp cận này chức năng được lấy làm trục chính của quá trình phân tích thiết kế, tiến hành phân tích trên xuống có cấu trúc.
II. THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
1. Các đối tượng quan tâm
- Người quản trị:
Người quản trị có trách nhiệm cập nhật thông tin gồm thông tin sản phẩm và thông tin của cửa hàng các thông tin mới nhất có liên quan đến thị trường Máy tính, máy in…theo dõi, điều chỉnh và liên hệ kịp thời các khách hàng có nhu cầu mua hàng của công ty.
- Khách hàng :
Khách hàng trực tiếp tìm hiểu các mặt hàng của công ty qua Website một cách chi tiết, đặt hàng tại trang Web này và góp ý kiến cũng như cung cấp các thông tin cho cửa hàng .
2. Các yêu cầu về chức năng
Chức năng quản trị
Đăng nhập hệ thống.
Cập nhật thông tin (nhập mới, sửa, xoá).
Bổ sung các sản phẩm mới.
Xem thông tin về khách hàng đặt hàng .
Chức năng người dùng
- Tìm hiểu các thông tin mặt hàng của công ty.
- Đăng mua hàng trực tiếp qua Website.
Góp ý cho của hàng qua trang thông tin rao vặt hoặc địa chỉ Yahoo.com
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu:
+ Table Admin
+ Table Categories
+ Table Dathang
+ Table Oitem
+ Table Customers
+ Table Products
+ Table BanTin
+ Table BantinRV
+ Table Orders
4. Thiết kế hệ thống thông tin
4.1 Biểu đồ phân cấp chức năng
Biểu đồ phân cấp chức năng được nêu ra chức năng và quá trình cho biểu đồ luồng dữ liệu, thông qua nó để mô tả các chức năng xử lý của hệ thống theo các mức. Việc phân rã ra chức năng được thực hiện theo sơ đồ phân cấp chức năng còn được dùng dể chỉ ra mức độ mà từng quá trình hoặc quá trình con phải xuất hiện trong biểu đồ luồng dữ liệu.
Quản lý thông tin khách hàng
Hình 1: Biểu đồ Phân cấp chức năng
Ý kiến khách hàng
Thông tin vể sản phẩm
Thông tin quảng bá, rao vặt
Thông tin khách hàng
Thông tin sản phẩm
Thông tin tài khoản
Hệ thống thông tin và đặt hàng qua mạng
Cập nhật thông tin
Đặt sản phẩm
Quản lý khách hàng
Quản lý khách hàng
4.2 Biểu đồ luồng dữ liệu
Biểu đồ luồng dữ liệu dùng để diển tả tập hợp các chức năng của hệ thống trong mối quan hệ trước sau của tiến trình xử lý và trao đổi thông tin trong hệ thống. Biểu đồ luồng dữ liệu giúp ta thấy đằng sau những gì xảy ra trong hệ thống, làm những chức năng và các thông tin cần thiết. Biểu đồ luồng dữ liệu được chia thành các mức như sau:
a. Mức khung cảnh
Là mức tổng quát nhất được xây dựng ở giai đoạn đầu của quá trình phân tích và được dùng để vạch ra biên giới của hệ thống cũng như buộc người phân tích thiết kế phải xem xét các luồng dữ liệu bên ngoài hệ thống. Ở mức này :
- Người phân tích chỉ cần xác định được các tác nhân ngoài của hệ thống và coi toàn bộ các xử lý của hệ thống là một chức năng .
- Trong biểu đồ chưa có kho dữ liệu .
Tra cứu thông tin, đặt hàng
Đáp ứng yêu cầu
Hệ thống thông tin và đặt hàng
Khách hàng
Quản trị hệ thống
Đáp ứng yêu cầu
Cập nhật, kiểm duyệt
thôngtin
b. Mức đỉnh
Dựa vào sơ đồ phân cấp chức năng ở mức hai để tách các chức năng thành các chức năng con trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc sau đây:
- Các luồng dữ liệu vào ra với tác nhân ngoài được bảo toàn.
- Các tác nhân ngoài cũng được bảo toàn.
- Các tác nhân ngoài cũng được bảo toàn.
- Có thể xuất hiện các kho dữ liệu.
- Có thể bổ sung các luồng dữ liệu nội bộ.
Thông tin yêu cầu/ đáp ứng
Khách hàng
Cập nhật sản phẩm
Tra cứu thông tin
Đặt sản phẩm
Quản lý khách hàng
Kiểm duyệt thông tin
Ngân hàng
Quản trị hệ thống
Thông tin yêu cầu/đáp ứng
Đặt sản phẩm
Thông tin tài kgoản
Thông tin yêu cầu /đáp ứng
c. Mức dưới đỉnh
Phân rã từ mức đỉnh. Được phân rã từ chức năng cấp trên.
- Các luồng dữ liệu với tác nhân ngoài được bảo toàn.
- Có thể bổ sung các luồng dữ liệu nội bộ.
- Các kho dữ liệu xuất hiện dần theo nhu cầu.
c.1 Chức năng Cập nhật thông tin
Thông tin quảng bá
Kho thông tin
Cập nhật/ghi TT
Khách hàng
Thông tin sản phẩm
Thông tin Sp
Cập nhật thông tin
Thông tin cung cấp
Quản trị hệ thống
Cập nhật thông tin
c.2 Chức năng Đặt hàng
Khách hàng
Thông tin sản phẩm
Tra cứu thông tin
Thông tin khách hàng
Thông tin kh/h
Quản trị hệ thống
Thông tin tài khoản
Ngân hàng
Thông tin khách hàng
Thông tin t/khoản
Kho
Thông tin t/khoản
c.3 Chức năng Quản lý khách hàng
Kho
Quản lý thông tin khách hàng
Khách hàng
Thông tin khách/h
Thông tin khách hàng
Thông tin khách hàng
Ý kiến khách hàng
Ý kiến
Đáp ứng thông tin
Chương III
XÂY DỰNG WEBSITE SIÊU THỊ MÁY TÍNH
Hệ thống siêu thị gồm hai chức năng cơ bản của một trang Web bán hàng qua mạng:
* Phần dành cho khách hàng.
* Phần dành cho người quản trị.
Và một số chức năng cơ bản như: Truy cập thông tin, viết thông tin, giải trí.
Ta cùng tìm hiểu lần lượt các chức năng đó:
1. Phần dành cho khách hàng.
Khách hàng có thể thực hiện các công đoạn sau :
Khách hàng vào trang Web của siêu thị và tìm hiểu các sản phẩm qua các thông tin đả được hiển thị. Nếu khách hàng đồng ý mua hàng thì phải thực hiện các yêu cầu sau:
Bước 1: Khách hàng chọn các sản phẩm cần mua, các sản phẩm này sẽ được đưa vào giỏ hàng. Nếu khách hàng cảm thấy không mua một sản phẩm đả chọn thì có thể xoá bỏ mặt hàng đó để chọn mặt hàng cho đến khi ưng ý.
Bước 2: Khách hàng đả đồng ý mua thì điền các thông tin của cá nhân vào cho người quản trị.
Bước 3: Khách hàng chọn hình thức thanh toán có thể là Chuyển khoản, Visa, Mastercard…
Bước 4: Khách hàng sẽ được thông báo yêu cầu của khách hàng đã được chấp nhận hay chưa.
Khách hàng cũng có thể đưa các thông tin cần thiết như: rao bán sản phẩm, tin tức, nhắn tin…của bản thân lên trang web của siêu thị. Khách hàng có thể cảm thấy được thư giản qua trang giải trí của siêu thị.
Phần dành cho người quản trị
Sự khác biệt của người quản trị so với khách hàng đó là khả năng đăng nhập vào hệ thống. Người quản trị có thể thực hiện được các chức năng sau khi đăng nhập vào hệ thống:
1. Cập nhật các sản phẩm mới của siêu thị.
- Thêm thiết bị: Khi siêu thị có thêm sản phẩm mới thì người quản trị hệ thống phải thêm sản phẩm đó vào danh mục sản phẩm của công ty hoặc khi siêu thị nhập thêm hàng đả có thì người quản trị phải cập nhật lại số lượng của mặt hàng đó.
- Xoá thiết bị: Một thiết bị không thích hợp để đưa lên giới thiệu thì người quản trị thực hiện việc xoá thiết bị đó đi.
- Tìm thiết bị: Chức năng này giúp cho người quản trị tìm thiết bị nào đó để có thể xóa, sủa đổi, thay thế.
2. Thông tin khách hàng đả đặt hàng.
- Xem thông tin khách hàng đả đặt hàng: Người quản trị có thể biết được các thông tin của khách hàng cung cấp như: thông tin về khách hàng, cần mua sản phẩm gì, ngày nào lấy, hình thức thanh toán như thế nào.
- Xoá khách hàng: Thực hiện việc xoá khách hàng.
3. Nhập thông tin của hệ thống.
- Thêm thông tin: Người quản trị có thể đưa lên trang Web các thông tin mới nhật cập nhật nhất như các thông tin tuyển người làm, các thông báo của công ty, hình thức khuyến mại…
- Xoá thông tin: Người quản trị có thể xoá các thông tin trên trang Web khi thông tin đó không mang tính cập nhật.
- Sửa thông tin: Người quản trị có thể sửa các thông tin trên trang Web khi thông tin không còn giá trị.
3. Giao diện chính của chương trình
Đây là giao diện chính của chương trình. Là giao diện đầu tiên khi mà khách hàng truy cập địa chỉ của trang Web thì khách hàng sẽ nhận được. Qua trang Web này khách hàng sẽ tìm hiểu cấu trúc của Shop, các mặt hàng của Shop hiện có… đồng thời khách hàng cũng sẽ nhận được các dịch vụ của Shop như giải trí, góp ý... Nếu khách hàng muốn đặt hàng sản phẩm của chủng loại nào thì nháy đúp vào hình ảnh thì để có được thông tin chi tiết của sản phẩm như sau:
Ví dụ: Đây là giao diện chi tiết của sản phẩm Máy tính đồng bộ. Qua giao diện này khách hàng có thể xem thông tin chi tiết của sản phẩm và có thể đồng ý đặt hàng.
Đây là trang đặt hàng, trang này khách hàng có thể đặt số lượng hàng tuỳ theo yêu cầu. Khách hàng có thể đặt các loại mặt hàng khác vào giỏ hàng của mình và có thể loại bỏ một mặt hàng nào đó trong giỏ hàng của mình. Sau đó thực hiện việc thanh toán.
Trang thanh toán của khách hàng. Khách hàng ghi các thông tin đầy đủ để thực hiện giao dịch. Hệ thống sẽ kiểm tra các thông tin của khách hàng, nếu không đúng quy định hệ thống sẽ yêu cầu khách hàng nhập lại các thông tin đó ngược lại nếu khách hàng thực hiện đúng yêu cầu của hệ thống khách hàng nhận trả lời từ hệ thống.
Đây là trang quản lý thông tin của khách hàng của hệ thống. Một khách hàng khi đả mua hàng và đả nhận được hàng thì hệ thống cung cấp chức năng xoá khách hàng đó, còn khách hàng đăng ký mua hàng nhưng chưa nhận được hàng thì hệ thống sẽ hiện ra thông báo trạng thái của khách hàng đó là: chưa giao hàng để hệ thống quản lý khách hàng hiệu quả, chính xác.
Khách hàng có thể dăng, sửa, xoá các tin qua trang dăng tin của Shop đẻ đến được với các khách hàng khác. Trang này giúp kết nối giữa các khách hàng với nhau.
Đây là trang đăng tin của hệ thống. Người quản trị hệ thống có thể nhập, sửa, xoá các thông tin Giúp kết nối giữa cửa hàng với khách hàng. Qua trang này khác hàng có thể xem các thông tin từ cửa hàng cung cấp.
KẾT LUẬN
.
Chương trình đả được hoàn thành trong một thời gian không lâu, là một sinh viên trong bước đầu tiếp xúc và làm quen với lĩnh vực thương mại điện tử cũng như những vấn đề về kinh doanh trên mạng Internet. Do trình độ cũng như khả năng còn hạn chế về nhiều măt, chắc chắn chương trình không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình xây dựng cũng như vận hành máy. Rất mong sự đóng góp, giúp đỡ của tất cả các Thầy Cô cùng tất cả các bạn.
1. Ưu điểm
Sau đây là những gì chương trình đã làm được:
a. Phần dành cho người quản trị :
Người quản tri thực hiện các chức năng sau:
Cập nhật các sản phẩm của công ty.
Sửa đổi, xoá các sản phẩm.
Tìm kiếm sản phẩm.
Quản lý các thông tin khách hàng và giao dịch trao đổi với khách hàng.
Đăng tin đến khách hàng.
b. Phần dành cho khách hàng
Khách hàng xem xét các mặt hàng của công ty
Khách hàng đặt hàng với đầy đủ các thông tin: số lượng mua, sản phẩm…
Thực hiện hình thức thanh toán.
Khách hàng xem xét các thông tin hổ trợ,giúp đỡ, góp ý kiến trên trang Web .
Đăng tin, góp ý, hay các thông tin cá nhân, mua bán…
2. Khuyết điểm
Chương trình cũng còn một số hạn chế
a. Một số chức năng cũng chưa thật tối ưu.
b. Chương trình chưa có điều kiện để thử nghiệm trên mạng.
Hướng phát triển
Trong tương lai chương trình sẽ tiếp tục được củng cố những thiếu sót và phát triển về mọi mặt: như đa dạng hoá các hình thức thanh toán, Hệ thống quản trị tốt hơn, tính bảo mật cao hơn nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và được ứng dụng qua mạng.
Để hoàn thành đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các thầy cô giáo và các bạn bè sinh viên. Đặc biệt là sự chỉ dẫn nhiệt tình của Cô giáo - Th.s Hồ Thị Huyền Thương, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Nhân đây một lần nữa chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Cô, sự ủng hộ nhiệt tình của các Thầy giáo Cô giáo trong khoa CNTT cũng như tất cả các anh chị, bạn bè sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Y
[1]. Nguyễn Phương Lan, ASP Database, Nhà Xuất Bản Trẻ
[2]. VN-Guide, HTML K ỷ thuật tạo trang Web, Nhà Xuất Bản Thống Kê
[3]. Quách Tuấn Ngọc, FrontPage 2000, Nhà Xuất Bản Trẻ
[4]. Ks. Phạm Quang Huy, Flash MX 2004-Nhìn từ góc độ kỹ thuật, NXB Thống kê
[5]. Phạm Quang Trình, Giáo trình phân tích và thiết kế hệ thống
[6]. Nguyễn Phương Lan, ASP 3.0, ASP.NET, NXBGD
[7]. Một số luận văn tốt nghiệp của các khoá trước
[8]. Các trang Web
http:// www. Diễn đàn tin học.com
http:// www. Mua bán trực tuyến.com
http:// www. Ktlehoan.com
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lời nói đầu....................................................................................................2
2. Lý do chọn đề tài…………...........................................................................3
3. Lý do chọn ngôn ngữ ……............................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................4
5. Những giải pháp khoa học đả được giải quyết trong và ngoài nước……….4
6. Mục tiêu của chương trình………………….……………………………...4
7. Cấu trúc luận văn………………………………………………...…………4
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý thuyết
I. Giới thiệu mô hình Client/Server…………………..……………...…….….6
I.1. Sự phát triển ...................................................................................6
I.2. Cấu trúc mô hình Client/Server…………….……………………..6
I.2.1. Tổng quan về mô hình…………………………..……….6
I.2.2. Tổ chức mô hình................................................................7
I.3. Các thành phần của mô hình Client/Server……...…………….….8
I.3.1. Giao diện người dùng…………...…………...………..….8
I.3.2. Logic trình bày………………………….……………..…8
I.3.3. Logic ứng dụng……………….………….………………8
I.4. Ưu nhược điểm của mô hình Client/Server……….…………….....8
I.4.1. Ưu điểm…………..……………………….………...........8
I.4.2. Nhược điểm...……………….………………….………...9 II.Các công cụ cài đặt
II.1. Ngôn ngữ HTML ...........................................................................9
II.1.1. Các thành phần của một tài liệu HTML………………...9
II.1.2. Thuộc tính liên kết của HTML……….…….………….10
II.1.3. Các đặc trưng của ngôn ngữ HTML…………………...11
II.2. Giới thiệu ngôn ngữ ASP……………………………………….11
II.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access………………..…………........23
II.3.1. Ý niệm về cơ sở dữ liệu……….………….………..…...23
II.3.2. Microsoft Access……………………..…………….…..23
II.4. Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu SQL……...………………………... .24
II.4.1. Những đặc trưng của ngôn ngữ SQL:……………..……24
II.4.2. Dạng lệnh của ngôn ngữ truy vấn dữ liệu………………25 II.5. Giới thiệu dụng cụ Macromedia DreamWeaver MX 2004……....26
Chương II: Phân tích và thiết kế hệ thống
I. Hướng phân tích……………………….…………………….....28
II. Thiết kế hệ thống thông tin……………………………..…..…...28
II.1. Các đối tượng quan tâm………….………………….……28
II.2. Các yêu cầu về chức năng……………………………......28
II.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu…………………………………...29
II.4. Thiết kế hệ thống thông tin………………….…………....32
II.4.1. Biểu đồ phân cấp chức năng………….……………...…32
II.4.2. Biểu đồ luồng dữ liệu……………………………….….32
Chương III: Chương trình xây dựng WebSite siêu thị Máy tính
III.1. Phần giành cho khách hàng…………………………………37
III.2. Phần dành cho người quản trị……………………………….38
III.3. Một số giao diện chính của chương trình……………..….....39
PHẦN KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-----------²-----------
TRẦN THỊ HỒNG ÁNH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG WEBSITE SIÊU THỊ MÁY TÍNH
CHUYÊN NGÀNH: CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN
Vinh, 2006
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-----------²-----------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG WEBSITE SIÊU THỊ MÁY TÍNH
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hồ Thị Huyền Thương
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hồng Ánh
Lớp: 43B2 – CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Vinh, 2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu và xây dựng WebSite siêu thị Máy tính.doc