Khóa luận Tìm hiểu tình hình thực hiện bảo hiểm Hull và P&I tại Vinaship

Tài liệu Khóa luận Tìm hiểu tình hình thực hiện bảo hiểm Hull và P&I tại Vinaship: LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử văn minh nhân loại, thậm chí cho đến hiện giờ người ta vẫn chưa xác định được bảo hiểm xuất hiện từ khi nào. Dù vậy, trong bất kỳ phương thức sản xuất nào, dù lực lượng sản xuất có tiên tiến đến mấy thì con người với tư cách là chủ tư liệu sản xuất vẫn phải tuân theo quy luật khách quan của Thế giới vật chất, chịu những rủi ro trong quản lý sản xuất. Nhất là trong quản lý xã hội thường xuyên phải đối đầu với các tổn thất sản xuất, tinh thần do các nguyên nhân khách quan bên ngoài mà chúng ta chưa thể lường trước gây ra, khiến cho bản thân chủ thể không thể tự quản lý được. Ngay từ xa xưa, để hạn chế tổn thất và khắc phục hậu quả do những rủi ro gây ra, con người đã tự mình dành ra những khoản dự trữ nhất định. Tuy nhiên, biện pháp này tỏ ra kém hiệu quả và không kinh tế. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học quản lý kinh tế, con người hình thành các tổ chức chuyên nghiệp...

doc97 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Tìm hiểu tình hình thực hiện bảo hiểm Hull và P&I tại Vinaship, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử văn minh nhân loại, thậm chí cho đến hiện giờ người ta vẫn chưa xác định được bảo hiểm xuất hiện từ khi nào. Dù vậy, trong bất kỳ phương thức sản xuất nào, dù lực lượng sản xuất có tiên tiến đến mấy thì con người với tư cách là chủ tư liệu sản xuất vẫn phải tuân theo quy luật khách quan của Thế giới vật chất, chịu những rủi ro trong quản lý sản xuất. Nhất là trong quản lý xã hội thường xuyên phải đối đầu với các tổn thất sản xuất, tinh thần do các nguyên nhân khách quan bên ngoài mà chúng ta chưa thể lường trước gây ra, khiến cho bản thân chủ thể không thể tự quản lý được. Ngay từ xa xưa, để hạn chế tổn thất và khắc phục hậu quả do những rủi ro gây ra, con người đã tự mình dành ra những khoản dự trữ nhất định. Tuy nhiên, biện pháp này tỏ ra kém hiệu quả và không kinh tế. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học quản lý kinh tế, con người hình thành các tổ chức chuyên nghiệp làm nhiệm vụ bảo hiểm. Lúc này hình thành hai đối tác là Người bảo hiểm và Người được bảo hiểm. Các tổ chức này đóng vai trò chuyển giao những rủi ro, bù đắp những tổn thất, thực hiện các chức năng phân phối lại, bảo toàn vốn, nhanh chóng khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất cho Người được bảo hiểm. Đặc biệt khi nền kinh tế đất nước đang phát triển nhanh, quá trình lưu thông, buôn bán hàng hóa giữa các nước gia tăng thì nhu cầu bảo hiểm cũng đòi hỏi phải phát triển tương ứng. Bảo hiểm lúc này đã trở thành bạn đường theo các nhà quản lý kinh tế, các chủ sản xuất kinh doanh. Với vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống sản xuất kinh doanh của con người, nên lĩnh vực bảo hiểm được quan tâm và phát triển, thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh. Các tổ chức bảo hiểm lớn mạnh không ngừng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Kinh doanh bảo hiểm đã thực sự phát triển không những về mặt quy mô tổ chức mà cả về loại hình bảo hiểm. Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, bảo hiểm tồn tại một cách khách quan và ở mọi chế độ xã hội. Bảo hiểm giúp đỡ bù đắp những thiệt hại, mất mát về người và tài sản của nhà nước, của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội và của các cá nhân do các rủi ro gây nên nhằm khắc phục những hậu quả của các rủi ro, góp phần ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh. Bảo hiểm đã tạo ra nguồn vốn lớn bằng phí bảo hiểm, tăng thu, giảm chi cho cán cân thanh toán Quốc tế, tạo ra tâm lý an toàn trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội. Bảo hiểm là một biện pháp kinh tế nhằm đảm bảo bù đắp những tổn thất về tài sản của mỗi đơn vị kinh tế riêng biệt do những rủi ro, biến cố gây ra bằng cách phân tán rủi ro này cho nhiều đơn vị kinh tế bị chính rủi ro này đe dọa. Bảo hiểm Hàng hải là một loại bảo hiểm bao gồm tất cả các giá trị bảo hiểm liên quan đến vận tải đường biển. Bảo hiểm Hàng hải là một ngành hoạt động nhằm bảo vệ Người được bảo hiểm. Người được bảo hiểm là các chủ tàu, các chủ hàng có hàng hóa chuyên chở bằng đường biển. Bằng hình thức bảo hiểm, chúng ta đã phân tán các hậu quả tài chính của một số biến cố Hàng hải hay sự cố chuyên chở cho nhiều người để mỗi người không bị ảnh hưởng trầm trọng. Trên thực tế có nhiều loại hình bảo hiểm tàu biển mà chủ tàu có thể tự lựa chọn cho mình một loại hình thích hợp: Bảo hiểm mọi rủi ro, Bảo hiểm tổn thất toàn bộ, Bảo hiểm tổn thất riêng, Bảo hiểm một phần giá trị, Bảo hiểm chuyến, Bảo hiểm định kỳ .v.v.. Tóm lại, việc mua bảo hiểm tổn thất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu cho đội tàu là một việc làm cần thiết, có tính bắt buộc. Đồng thời việc mua bảo hiểm đem lại những lợi ích nhất định cho chủ tàu như đã nói ở trên. Đề tài của khoá luận tốt nghiệp này là: “Đánh giá tình hình thực hiện bảo hiểm P&I và Hull của Công ty Vận tải biển III trong hai năm 2001 - 2002" Để làm sáng tỏ vấn đề nêu trên, chúng ta cần nghiên cứu những nội dung sau: - Hiểu rõ được các điều kiện của bảo hiểm P&I-Protection&Indemnity, tình hình thực hiện công tác bảo hiểm P&I của Công ty Vận tải biển III trong hai năm 2001-2002. - Hiểu rõ được các điều khoản của bảo hiểm thân tàu- Hull, tình hình thực hiện bảo hiểm thân tàu của Công ty Vận tải biển III trong hai năm 2001-2002 - Thông qua các số liệu về công tác bảo hiểm P&I và Hull, đánh giá công tác bảo hiểm P&I và Hull của Công ty Vận tải biển III trong hai năm 2001-2002. - Từ đó tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo hiểm của Công ty trong năm tới. Thiết kế tốt nghiệp này hoàn thành được ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân em còn được sự chỉ đạo tận tình của thày giáo hướng dẫn Vũ Sỹ Tuấn – Trưởng khoa kinh tế ngoại thương, cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp của em tại Công ty Vận tải biển III, Công ty bảo hiểm Hải Phòng, Chi nhánh bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh tại Hải Phòng. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thày giáo Vũ Sỹ Tuấn, các thầy cô giáo khác trong Khoa kinh tế ngoại thương và các đồng nghiệp ở Công ty Vận tải biển III, Công ty bảo hiểm Hải Phòng, Chi nhánh bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh tại Hải Phòng, ban biên tập tạp chí Visaba Times, Hiệp hội VIFAS đã giúp em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.Vì thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế, khoá luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em mong được các thầy cô giáo chỉ bảo và châm chước. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN III 1 . Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty vận tải biển III ********************************** Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta đang bước vào giai đoạn quyết liệt. Đế quốc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc, ném bom vào các căn cứ quân sự, cơ sở kinh tế, văn hóa của nước ta một cách khốc liệt. Xuất phát từ yêu cầu thống nhất quản lý của các lực lượng vận tải biển để chủ động tập trung mở các chiến dịch vận tải lớn, phục vụ chiến trường miền Nam và các tỉnh khu bốn cũ. Đồng thời từng bước xây dựng nền nếp quản lý kinh doanh và đào tạo đội ngũ sĩ quan, thuyền viên cho sự nghiệp phát triển của ngành vận tải biển sau khi chiến tranh kết thúc. Ngày 01-10-1970, Bộ giao thông vận tải quyết định thành lập “Công ty vận tải ven biển Việt Nam” trên cơ sở hợp nhất ba đội tàu “Giải Phóng-Tự Lực-Quyết Thắng” và một xưởng vật tư. Toàn bộ đội tàu của công ty khi mới thành lập có 217 chiếc tàu, hầu hết là tàu giải phóng, sà lan chở dầu đường sông, sà lan biển 800T, cùng với một số tàu ven biển như: Hòa Bình, Thống Nhất, Hữu Nghị, 20-7, Bến Thủy,.... Với tổng trọng tải là 24.000T. Trong 5 năm từ năm 1970 đến 1974 đội tàu của công ty đã vận chuyển gần 1,7 triệu tấn hàng hóa gồm: lương thực, thực phẩm, thuốc men, hàng quân sự, hậu cần cho chiến đấu và 1,4 triệu tấn xăng dầu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của chiến trường nhất là các chiến dịch lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và nhà nước giao phó. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, công ty trong hoàn cảnh có những khó khăn về nhiều mặt, Đảng ủy và giám đốc cùng với các cán bộ công nhân viên đã chủ trương vừa xây dựng củng cố tổ chức, vừa đảm bảo sản xuất. Phát động mạnh mẽ phong trào tự quản, bảo dưỡng thiết bị phương tiện kết hợp với việc tăng cường các điều kiện và khả năng của các xưởng và trạm sửa chữa tại Hải Phòng và khu bốn cũ đảm bảo nhiệm vụ trùng tu các phương tiện đồng thời tổ chức việc cung ứng sinh hoạt cho các tàu đủ điều kiện sản xuất đạt năng suất cao. Trên cơ sở thực hiện đồng bộ các chủ trương đã đề ra, trong thời kỳ mới thành lập công ty vận tải biển vẫn luôn đảm bảo thực hiện nhiệm vụ cấp trên đã giao cho. Tuyến vận tải trong nước từ Hải Phòng vào khu IV cũ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Công ty, kết hợp vận tải hai chiều là hàng vào đồng thời lấy hàng ra chủ yếu là gỗ. Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Trải qua những năm tháng ác liệt gian khổ 160 cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan, thuyền viên của công ty đã hy sinh trên khắp các tuyến đường biển, các cảng cùng với tổn thất của tài sản: 48 phương tiện, trên 3.000T tàu bị máy bay Mỹ bắn phá, bị thủy lôi phá hủy. Đảng và nhà nước đánh giá cao sự đóng góp, hy sinh của tập thể cán bộ, sĩ quan, thuyền viên của công ty vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đã dành cho công ty nhiều phần thưởng cao quý. Hai tập thể được tặng danh hiệu anh hùng TL 06 Và TK 154 cùng nhiều huân chương các loại cho tập thể, cá nhân trong giai đoạn này. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thực hiện khẩu hiệu “Giải phóng đến đâu đường biển sâu đến đó ”, tất cả các tàu của công ty đã theo sát tình hình chiến sự. Chỉ sau vài ngày giải phóng Sài Gòn, các tàu Hoà Bình, Sông Đà đã có mặt nối liền Bắc - Nam sau hơn hai mươi năm chia cách. Cũng trong thời gian này cùng với việc tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng đầu là vận tải trong nước, công ty đã giành một số tàu thích hợp để vận chuyển hàng xuất nhập khẩu trên tuyến Việt Nam - Hồng Kông. Ngày 9-11-1973 tàu Hoà Bình mở tuyến Việt Nam - Nhật Bản thắng lợi. Đây là một tiền đề, một cái mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của ngành hàng hải Việt Nam. Từ đó công ty đã đưa tàu hoạt động thường xuyên trên tuyến Việt Nam - Hồng Kông Và tuyến Việt Nam - Nhật Bản hình thành hai lực lượng vận tải với hai nhiệm vụ khác nhau: - Đội tàu nhỏ làm nhiệm vụ vận chuyển ở các tuyến trong nước. - Đội tàu lớn làm nhiệm vụ kinh doanh trên các tuyến nước ngoài phục vụ xuất nhập khẩu thu về ngoại tệ cho nhà nước. Từ sự hình thành trên, để từng bước chuyên môn hóa và nâng cao hiệu quả kinh doanh tạo tiền đề cho xây dựng và phát triển ngành, tháng 3 - 1975 bộ giao thông vận tải quyết định tách một bộ phận lớn phương tiện vận tải và lao động của công ty để thành lập : “Công ty vận tải biển III ” với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức vận tải trong nước. Từ đó công ty còn có 8 tàu với tổng trọng tải là 36.000DWT làm nhiệm vụ tổ chức kinh doanh vận tải nước ngoài phục vụ xuất nhập khẩu và nhanh chóng xây dựng đội tàu vận tải biển. Từ số phương tiện nhỏ ban đầu có hai tuyến vận tải Hồng Kông và Nhật Bản công ty đã tổ chức mở thêm các tuyến mới đi các nước Đông Nam á, đưa tàu hoạt động thường xuyên trên các tuyến này, tranh thủ chở thuê tăng thu ngoại tệ. Năm 1980 công ty vận tải biển III ( Vinaship ) mở luồng hàng đi các cảng Bắc Nhật Bản và Hàn Quốc vv đem lại một thành công mới cho ngành vận tải biển Việt Nam trong công cuộc mở rộng thị phần vận tải quốc tế. Đến năm 1987 đã trả nợ xong, năng lực vận tải tăng gấp 6 lần ban đầu. Bằng con đường tự lực cánh sinh, mạnh dạn, sáng tạo công ty vận tải biển III đã xây dựng được một đội tàu biển xa tương đối lớn trong khu vực. Đồng thời tự đào tạo đội ngũ sĩ quan, thuyền viên và cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn vững vàng đáp ứng yêu cầu phát triển khai thác kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển của công ty cũng như giúp đỡ cho việc phát triển lực lượng vận tải biển sau này. Với chiều dài 30 năm qua, hoạt động kinh doanh khai thác vận tải biển của công ty trải qua nhiều biến đổi do tác động khách quan của nền kinh tế đất nước và biến đổi kinh tế chính trị trên thế giới, song công ty vận tải biển III đã khẳng định vị trí của mình trong ngành vận tải biển. Công ty đang dần ổn định để chuẩn bị cho những bước đi mới trong tương lai, tiếp kịp với sự chuyển biến chung của nền kinh tế đất nước. Công ty vận tải biển III hiện có : Trụ sở chính: Số 01 hoàng Văn Thụ, Hải Phòng. Các đại diện ở các tỉnh, thành phố: - Đại diện tại thành phố Hà Nội. - Đại diện tại tỉnh Quảng Ninh. - Đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. - Đại diện tại thành phố Đà Nẵng. Các dịch vụ, đại lý: - Đại lý tàu - Ban khai thác kinh doanh cầu cảng và kho bãi Container. - Đại lý xuất khẩu thuyền viên (CREWING CENTER). - Đại lý dầu nhớt Cantex (Cantex LUBRICATION AGENCY) Công ty liên doanh vận tải hàng công nghệ cao ( TRANSVINA ). Xí nghiệp dịch vụ vận tải( TRANSE ) Đội tàu của công ty tính đến tháng 02 năm 2003: - Số tàu 12 chiếc . - Tổng trọng tải: 98.638,5 DWT 2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty ****************************** 2.1. Sơ đồ tổ chức. CÁC KHỐI PHÒNG BAN CỦA CÔNG TY Khối quản lý Khối kinh doanh khai thác đội tàu Khối phòng ban hành chính Khối kinh doanh dịch vụ khác Phòng tài chính kế toán Phòng khai thác thương vụ Phòng hành chính Địa lý tàu biển Phòng kỹ thuật Xí nghiệp dịch vụ vận tải Phòng bảo vệ quân sự Trung tâm thuyền viên Phòng pháp chế hàng hải Trung tâm thông tin & vi tính Ban khai thác cầu cảng và kho bãi Container Phòng tổ chức cán bộ-lao động tiền lương Ban thanh tra Đại lý dầu nhờn Cantex Phòng vật tư Các chi nhánh của công ty Phòng kinh tế đối ngoại Ban quản lý an toàn ( ISM CODE ) Bảng 1: Sơ đồ phòng ban của công ty 2.2. Bộ máy tổ chức. a. Ban giám đốc. 1. Tổng giám đốc: - Đồng chí : Đoàn Bá Thước - Chức năng, nhiệm vụ : Là người đại diện pháp nhân cho mọi hoạt động của Công ty. 2.Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật. - Đồng chí Đỗ Văn Hội: Giúp Tổng giám đốc về vấn đề quản lý khoa học kỹ thuật đối với độ tàu. b. Các khối ban của công ty. 1. Khối quản lý 1.1- Phòng tài chính kế toán : Là một phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý hoạt động tài chính, hạch toán kinh tế và hạch toán kế toán cho toàn công ty. Quản lý kiểm soát các thủ tục thanh toán, việc hạch toán, đề xuất các biện pháp giúp Công ty thực hiện các chỉ tiêu về tài chính 1.2 - Phòng kỹ thuật. Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc về quản lý kỹ thuật,vật tư của đội tàu. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó Tổng giám đốc kỹ thuật, quản lý kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về kỹ thuật, bảo quản bảo dưỡng, sửa chữa, tiêu hao vật tư, phụ tùng phục vụ cho khai thác kinh doanh vận tải hoạt động có hiệu quả 1.3 - Phòng pháp chế hàng hải: Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp giám đốc về công tác pháp chế, thanh tra, an toàn hàng hải nằm trong khối quản lý và kiểm soát. Có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau: - Quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế hàng hải. Tổ chức thanh tra việc thực hiện các quy định của công ty, pháp luật quốc tế và Việt Nam trên các tàu. - Quản lý, hướng dẫn thực hiện về công tác an toàn hàng hải, an toàn lao động trong sản xuất và hoạt động khai thác vận tải trong toàn công ty. - Quản lý theo dõi, hướng dẫn thực hiện công tác bảo hiểm tàu, ôtô, tai nạn lao động trong toàn Công ty. - Nghiên cứu, tư vấn về luật pháp quốc tế và Việt nam có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. - Đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu an toàn Hàng hải theo luật Quốc tế và Việt nam, các quy định của đăng kiểm, theo dõi thời hạn của giấy tờ đã đăng ký, đăng kiểm có liên quan đến hoạt động khai thác kinh doanh tàu. -Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra an toàn hàng hải, tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn lao động, phòng cháy nổ trong toàn Công ty. - Thực hiện về nghiệp vụ bảo hiểm trong toàn Công ty. - Yêu cầu các phòng, ban, tàu, các đơn vị trong công ty cung cấp số liệu chứng từ, hồ sơ liên quan đến hoạt động khai thác kinh doanh vận tải, khai thác kỹ thuật khi cần cho nghiệp vụ của phòng. - Kiểm tra sự việc, hồ sơ có liên quan đến các vụ việc gây ảnh hưởng đến sản xuất, tổn thất tài sản, phương tiện, thiết bị và con người để làm rõ nguyên nhân giúp cho việc xử lý rút kinh nghiệm. - Có quyền đề nghị khen thưởng và kỷ luật các cá nhân tập thể thực hiện an toàn Hàng hải, an toàn lao động, cũng như chấp hành các luật pháp Quốc tế, Việt nam và quy chế của Công ty. 1.4 - Phòng tổng hợp. - Chức năng, nhiệm vụ: + Phụ trách việc thực hiện kế hoạch sản xuất của các phòng ban, các tàu, các dịch vụ. + Kết hợp với Phòng tổ chức lao động tiền lương, Phòng kế toán tài vụ trong việc phân phối lương ở các phòng ban, các tàu. + Theo dõi tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, phân tích , đánh giá từng quý, từng năm, tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Công ty các biện pháp điều chỉnh cân đối để đảm bảo thực hiện kế hoạch đề ra. 1.5 - Phòng tổ chức cán bộ- lao động tiền lương. Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp tổng giám đốc về công tác tổ chức lao động tiền lương trong hoạt động khai thác kinh doanh như chức năng nhiệm vụ. Quản lý khai thác và sử dụng lực lượng lao động của Công ty theo luật pháp ( Bộ luật lao động và dân sự ) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của Công ty 1.6 - Ban quản lý an toàn quốc tế ( ISM – Code ): Chịu trách nhiệm về hệ thống quản lý an toàn của Công ty. Đảm bảo hoạt động an toàn của các tàu theo luật hàng hải Quốc tế (IMO). Đồng thời Ban cũng đang tiến hành xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của công ty ( ISO 9001 ). 2. Khối kinh doanh khai thác đội tàu. 2.1 - Phòng khai thác thương vụ: Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp tổng giám đốc quản lý, khai thác đội tàu có hiệu quả nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc. 2.2 - Xí nghiệp dịch vu vận tải ( Transe ) Là đơn vị trực thuộc của Công ty, được Tổng Giám đốc giao cho thực hiện một số nhiệm vụ về cung cấp dịch vụ vận tải. Thực hiện sự chỉ đạo, điều hành về kinh doanh dịch vụ và quản lý tài chính, Tổ chức cán bộ lao động, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch theo phân cấp của Công ty. Được Tổng giám đốc giao thực hiện một số nhiệm vụ về liên doanh trong lĩnh vực vận tải. 3. Khối phòng ban hành chính . 3.1 - Phòng hành chính: Là phòng nghiệp vụ giúp Tổng Giám đốc công ty về việc hành chính. 3.2 - Phòng kinh tế đối ngoại. Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc về công tác đối ngoại, quan hệ kinh tế đối ngoại trong lĩnh liên quan đến hoạt động khai thác kinh doanh tàu biển theo chức năng, nhiệm vụ của Công ty. 3.3 - Phòng thanh tra - Bảo vệ - Quân sự. Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc về công tác thanh tra, bảo vệ an toàn sản xuất, thực hiện công tác quân sự 3.4 - Trung tâm thông tin và vi tính. Là đơn vị giúp Tổng Giám đốc về xây dựng, khai thác, sử dụng hệ thống tin học của Công ty trong sự thống nhất toàn ngành trong điều kiện phát triển chung của toàn quốc và khu vực. 3.5 - Các chi nhánh của Công ty: Hiện nay Công ty có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hà Nội. Việc mở thêm chi nhánh khi xét thấy yêu cầu sản xuất, Tổng Giám đốc sẽ quyết định. Các chi nhánh là một đơn vị hành chính trong mô hình cơ cấu tổ chức hiện nay của Công ty, được quyết định thành lập theo yêu cầu quản lý điều hành phục vụ sản xuất tại những nơi đầu mối kinh tế ở xa trụ sở chính. Nhiệm vụ chung của các chi nhánh công ty ở các tỉnh, thành phố: - Giải quyết, phục vụ mọi yêu cầu trong quản lý, khai thác kinh doanh của Công ty cho các tàu về khu vực xếp dỡ hàng hóa theo hợp đồng vận tải, nhận vật tư, nhiên liệu thay thế thuyền viên và những yêu cầu đột xuất khác theo sự chỉ đạo chung của Công ty . - Tham mưu giúp Tổng giám đốc trong việc xây dựng mối quan hệ giữa công ty với địa phương nơi có chi nhánh, phục vụ cho hoạt động khai thác kinh doanh vận tải dịch vụ sản xuất, cũng như thực hiện chấp hành những quy định của địa phương theo luật hiện hành. - Thu xếp cho các hoạt động, giao tiếp, tiếp xúc khách hàng, hội nghị, hội thảo lãnh đạo và cán bộ Công ty đến công tác tại địa phương. Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các tài sản, trang bị cho hoạt động của chi nhánh 4. Khối kinh doanh, dịch vụ khác: 4.1 - Đại lý tàu biển ( SHIPPING AGENCY ) - Chức năng, nhiệm vụ : Làm công tác đại lý cho các tàu trong nước và nước ngoài đến cảng Việt nam. 4.2 - Đại lý dầu nhờn Cantex: - Chức năng, nhiệm vụ: Làm kho hàng, bán các sản phẩm dầu nhớt cho hãng Cantex - Hoa kỳ. 4.3 - Trung tâm thuyền viên (VINASHIP CREWING CENTER): - Đào tạo thuyền viên và cung cấp thuyền viên đi làm thuê cho các tàu nước ngoài. Hoạt động kinh doanh dịch vụ, sản xuất khác theo yêu cầu của Công ty đảm bảo chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao. - Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu giúp Tổng giám đốc đồng thời với việc cung ứng cho hoạt động vận tải và các đơn vị dịch vụ sản xuất khác. Có nhiệm vụ kiểm soát quản lý trực tiếp các định mức kinh tế, kỹ thuật, cung ứng vật tư, phụ tùng, nhiên liệu. Nhiệm vụ của từng đơn vị như quyết định thành lập, hoạt động theo điều lệ, quy chế được Tổng giám đốc quyết định ban hành. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về : - Vốn đầu tư ban đầu cho sản xuất kinh doanh dịch vụ. - Các tài sản cơ sở vật chất được giao. - Kế hoạch sản xuất theo từng thời kỳ nhất định (Quý, năm). - Quản lý khai thác lực lượng lao động được giao nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. đồng thời từng bước mở rộng nâng cao chất lượng phù hợp với cơ chế thị trường trong các hoạt động này, tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp cho kết quả kinh doanh chung của Công ty. Các đơn vị hạch toán nội bộ có quyền chủ động triển khai theo quy chế (điều lệ) trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, sử dụng quản lý vốn, hạch toán kinh tế, quản lý sử dụng khai thác lực lượng lao động, phương tiện, thiết bị, cơ sở vật chất được Công ty giao. Được đề nghị khen thưởng, đề bạt, nâng lương, kỷ luật theo phân cấp. Để thúc đẩy sản xuất kinh doanh các đơn vị phải có qui chế riêng về: - Quan hệ giao dịch với khách hàng trong cơ chế thị trường chung. - Phân phối thu nhập cho người lao động theo mặt bằng của công ty khi vượt kế hoạch sản xuất có trích thưởng thỏa đáng. 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2001 - 2002 Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch 2002 Thực hiện 2001 Thực hiện 2002 Tỉ lệ (%) A B 1 2 3 3/1 3/2 I. Sản lượng 1000T 1.150 1.070 1.225 106 114 1.Vận tải nước ngoài 1000T 220 450 204 2.Vận tải trong nước 1000T 850 775 91 II.Tổng doanh thu Tr.Đồng 182.000 149.407 198.800 109 133 1.Vận tải Tr.Đồng 170.000 140.278 185.900 109 132 2.Dịch vụ Tr.Đồng 12.000 9.13 12.900 107 141 III.Tổng lãi Tr.Đồng 4.500 4.049 5.887 130 145 IV.Nộp ngân sách Tr.Đồng 5.300 5.073 5.503 103 108 - Phải nộp Tr.Đồng 5.300 5.073 5.503 103 108 - Đã nộp Tr.Đồng 5.073 5.145 101 V.Đầu tư XDCB 1000USD 4.100 5.200 126 Mua tàu 1000USD 4.100 Đóng tàu * Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001-2002 Mục tiêu trong sản xuất kinh doanh năm 2003 của Công ty là: Phải giữ vững hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải, bảo toàn vốn phải từng bước trẻ hóa, đổi mới cơ cấu đội tàu theo sự phân công và chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt nam. Năm 2003 đội tàu Công ty đang quản lý là 12 tàu với tổng trọng tải là: 98.638,5 DWT, tuổi bình quân 27,1. Tổng số lao động bình quân là 720 người (Có 219 người làm hợp đồng ngắn hạn). Trong đó thuyền viên là 528 người, đang làm việc trên các tàu trong và ngoài Công ty là 404 người, còn lại là nghỉ phép và chờ việc (Chiếm 76,51% tổng số thuyền viên), tuổi đời lại cao, độ tuổi từ 40 trở lên chiếm 70%. Tình hình chính trị, xã hội, tài chính, kinh tế trong nước và trên thế giới cũng có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, khai thác đội tàu của Công ty. Để giữ vững hoạt động kinh doanh vận tải, bảo toàn vốn,tiếp tục đổi mới cơ cấu đội tàu, trẻ hóa lực lượng lao động theo sự phân công và chiến lược phát triển của Vinalines. Năm 2003, Công ty đã phấn đấu đạt được các chỉ tiêu sau: Hoàn thành chỉ tiêu nộp ngân sách, sản lượng vận tải, định mức chi phí tiền lương theo kế hoạch Vinalines đã giao. Tổng doanh thu: 220 tỉ đồng trong đó: Doanh thu vận tải : 215 tỉ đồng. Doanh thu dịch vụ: 13 tỉ đồng. Đại lý Cantex: 1,1 tỉ đồng. Tổng lãi đạt: 6 tỉ đồng. Nộp ngân sách: 5,8 tỉ đồng. Trả nợ vốn và lãi đã vay theo đúng hợp đồng Tổng quỹ tiền lương thực hiện như Tổng công ty giao, giữ vững thu nhập cho người lao động trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác, thực hiện phân phối theo năng suất chất lượng công việc, khuyến khích những đóng góp thiết thực trong đổi mới quản lý, tăng hiệu quả kinh doanh, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, quan tâm phát huy chất xám trong đội ngũ cán bộ trẻ. STT Tên tàu Năm đóng Nơi đóng Cấp tàu DWT ( T ) GRT ( RT ) Công suất ( CV ) Loại tàu Đăng kiểm Vùng Hoạt động 1 Hùng Vương 01 1981 Nhật Bản Không hạn chế 4747 2608 2300 Hàng khô Việt Nam Đông – Nam – Bắc Á 2 Hùng Vương 02 1981 Nhật Bản Không hạn chế 6500 4393 3800 Hàng khô Việt Nam Đông – Nam – Bắc Á 3 Hùng Vương 03 1974 Nhật Bản Hạn chế cấp 1 5923 3228 3800 Hàng khô Việt Nam Đông – Nam – Bắc Á 4 Hà Đông 1986 Hàn Quốc Không hạn chế 6700 5561 3400 Hàng khô Việt Nam Đông – Nam – Bắc Á 5 Nam Định 1976 Nhật Bản Không hạn chế 8305 5109 4100 Hàng khô Việt Nam Đông – Nam – Bắc Á 6 Ninh Bình 1976 Nhật Bản Không hạn chế 8200 5109 4100 Hàng khô Việt Nam Đông – Nam – Bắc Á 7 Hà Nam 1986 Nhật Bản Không hạn chế 6512 4068 3235 Hàng khô Việt Nam Đông – Nam – Bắc Á 8 Hà Tiên 1986 Nhật Bản Không hạn chế 7018 5555 3400 Hàng khô Việt Nam Đông – Nam – Bắc Á 9 Bình Phước 1989 Nhật Bản Không hạn chế 7054.7 4565 3300 Hàng khô Việt Nam Đông – Nam – Bắc Á 10 Hưng Yên 1974 Nhật Bản Hạn chế cấp 1 11849 7317 5000 Hàng khô Việt Nam Đông – Nam – Bắc Á 11 Hà Giang 1974 Nhật Bản Không hạn chế 11849 7194 5000 Hàng khô Việt Nam Đông – Nam – Bắc Á 12 Mỹ An 1993 Nhật Bản Không hạn chế 8049 4929 4100 Hàng khô Việt Nam Đông – Nam – Bắc Á Bảng 3: Danh sách đội tàu Vinaship năm 2003 CHƯƠNG II : NGHIÊN CỨU NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HẢI TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM P&I VÀ THÂN TÀU 1. Lịch sử phát triển ngành bảo hiểm 1.1. Lịch sử phát triển Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử nền văn minh nhân loại, thậm chí cho đến giờ người ta vẫn chưa xác định được bảo hiểm xuất hiện từ khi nào, nhưng theo nhiều tài liệu có thể coi là bảo hiểm hiểm bắt nguồn như sau: Vào cuối thế kỷ XV, khi châu Âu thực hiện những chuyến đi khai phá tới châu Á và châu Mĩ, mở đường cho cái gọi là “Cuộc cách mạng công nghiệp”. Các đội tàu nhỏ tìm cách đi từ châu Âu tới các nước mua bán hàng hóa tại đó. Đội tàu đó có thể trở về với nhiều loại hàng hóa hấp dẫn, song cũng lại có nhiều rủi ro khiến một số tàu không trở về được. Một số tàu có thể bị chìm do thiên tai, cạn kiệt nguồn cung cấp (như đội thủy thủ bị chết vì bệnh tật), lạc đường, đâm va .... Những người tham gia đầu tư vào chuyến đi mạo hiểm thấy cần thiết phải cùng nhau chia sẻ rủi ro để tránh trường hợp một số nhà đầu tư có thể mất trắng khoản đầu tư của mình do một hiện tượng ngẫu nhiên đã khiến con tàu bị mất tích. Ý tưởng về rủi ro và thành lập một quỹ chung đã xuất hiện cùng một lúc. Người ta tìm ra 2 cách nhằm đáp ứng nhu cầu này: - Cách thứ nhất là thành lập một liên doanh có vốn góp cổ phần, theo đó một nhóm nhà đầu tư cùng đầu tư vào một đội thuyền chở hàng chung và phân chia lợi nhuận thu được. - Cách thứ hai là bảo hiểm một hệ thống, mà theo đó chủ tàu hay chủ hàng có thể là một cá nhân hay một công ty đề nghị trả tiền mặt cho người khác nếu như người này đồng ý sẽ bồi thường cho các chủ hàng thuộc con tàu khi con tàu đã nêu trên không hoàn thành một chuyến đi cụ thể nào đó. Theo cách thức này, thay cho việc phát triển trong cạnh tranh bằng việc chung vốn và bảo hiểm bổ sung cho nhau, một số cá nhân hay công ty thu phí bảo hiểm bằng tiền mặt để đổi lấy một cam kết sẽ bồi thường cho chủ tàu trong trường hợp tàu bị mất tích. Những Người bảo hiểm này đã tạo lập một quỹ chung mà họ cam kết sử dụng để thanh toán cho Người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất. Vào thời kỳ đầu, Người bảo hiểm phải bán một số tài sản hoặc rút tiền từ tài khoản ngân hàng để thanh toán tiền bồi thường cho Người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất. Nguyên tắc này vẫn được áp dụng tại Lloyd’s ở London, nơi đây hình thức cam kết bồi thường là dựa trên cơ sở hợp đồng. Các cá nhân có tên là Lloyd’s cam kết bồi thường bằng chính tiền của mình khi rủi ro họ nhận bảo hiểm xảy ra. Người ta soạn thảo ra các văn bản nêu rõ các rủi ro, sự kiện được bảo hiểm, hoàn cảnh và thời gian bảo hiểm. Một số nhà kinh doanh bảo hiểm nhanh chóng nhận ra rằng rất nhiều thành viên trong cộng đồng không muốn mình nhận bảo hiểm cho những rủi ro lớn như vậy theo kiểu của Lloyd’s, vì vậy khái niệm góp vốn chung được đề cập trong bối cảnh khác. Người ta kêu gọi mua cổ phần của các công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ thuê các chuyên gia lựa chọn các rủi ro có thể được bảo hiểm và bồi thường cho Người được bảo hiểm bằng tiền trích ra từ quỹ chung mà công ty đó đem đầu tư khi rủi ro đó xảy ra. Từ các loại bảo hiểm ban đầu như bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hỏa hoạn và bảo hiểm nhân thọ đã phát triển thành hàng loạt loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm du lịch, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm xe cơ giới.... 1.2. Nguồn gốc của các hội bảo hiểm P&I Tổ tiên của các hội bảo hiểm P&I là các hội bảo hiểm vỏ tàu. Thời gian đầu được thành lập để chống lại sự độc quyền của hãng Lloyd’s và một số công ty bảo hiểm London cỡ lớn khác mà thông qua sự độc quyền của mình, các công ty này đòi phí bảo hiểm rất cao dẫn đến các chủ tàu phải tìm đến một thị trường bảo hiểm có mức phí bảo hiểm rẻ hơn ở nơi khác. Để đạt được mức phí bảo hiểm như mong muốn, con đường duy nhất của các chủ tàu thời đó là tổ chức lại tự bảo hiểm dưới hình thức chia sẻ một cách tương hỗ những tổn thất mà họ phải chịu đựng trong quá trình quản lý và kinh doanh khai thác tàu. Đến năm 1810, đã có trên 20 hội bảo hiểm vỏ tàu tương hỗ được thành lập, phần lớn được tập trung ở London và ngoài ra có hai hội ở Đông Bắc và miền Tây nước Anh. Năm 1824, Nghị viện Anh xóa bỏ sự độc quyền và vì thế lại một lần nữa có sự cạnh tranh về bảo hiểm vỏ tàu. Các chủ tàu không còn cần đến các hội bảo hiểm vỏ tàu tương hỗ nữa và thị trường bảo hiểm lúc này đã được mở rộng. Tuy nhiên vào khoảng thời gian này và những thập kỷ tiếp sau đó lại phát sinh một số rủi ro khác không thuộc hoặc chỉ thuộc một phần trách nhiệm của bảo hiểm vỏ tàu, dẫn đến các chủ tàu buộc phải tự bảo hiểm bằng cách thành lập các hội bảo hiểm tương hỗ. Rủi ro thứ nhất là rủi ro đâm va tàu. Vào khoảng thời gian này đã có một số vụ đâm va tàu xảy ra nhưng trong điều khoản bảo hiểm vỏ tàu vẫn chưa quy định rõ về trách nhiệm của bảo hiểm trong việc bồi thường cho chủ tàu, khoản tiền họ phải bồi thường cho chủ tàu khác do hậu quả hai tàu đâm va nhau và chủ tàu ấy có lỗi. Do vậy, bảo hiểm tàu đã khước từ bồi thường phần trách nhiệm của chủ tàu đối với chủ tàu khác. Một số chủ tàu đã kiện công ty bảo hiểm vỏ tàu nhưng không đạt được kết quả gì. Cho đến năm 1836, tòa án Anh vẫn bênh vực cho quyền lợi của công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, do sự đấu tranh của các chủ tàu, các công ty bảo hiểm vỏ tàu đã mở rộng phạm vi bảo hiểm đối với rủi ro về đâm va tàu. Nhưng họ chỉ nhận bảo hiểm 3/4 trách nhiệm của chủ tàu đối với chủ tàu khác trong trường hợp đâm va tàu. Các nhà bảo hiểm hy vọng rằng, để chủ tàu phải gánh 1/4 trách nhiệm đâm va thì họ sẽ thận trọng hơn trong công việc điều hành và quản lý con tàu. Tuy vậy, 1/4 trách nhiệm đâm va không được bảo hiểm này lại quá lớn so với khả năng tài chính của các chủ tàu. Do vậy họ phải tìm nơi nào đó để mua bảo hiểm. Rủi ro thứ hai là rủi ro thương tật, chết chóc của người đi biển bao gồm thuyền viên và hành khách đi tàu cũng không được bảo hiểm. Đến năm 1846, Nghị viện Anh đã thông qua đạo luật về trách nhiệm của chủ tàu với rủi ro này. Năm 1855, hai hội bảo trợ chủ tàu đầu tiên được thành lập nhằm mục đích bảo hiểm 1/4 trách nhiệm đâm va của chủ tàu và 100% trách nhiệm đối với thương tật, chết chóc của người đi biển. Hội thứ nhất là Hội The Britaina Steamship Insurance Association, Hội thứ hai là hội Shipowner’s Protection Association- Hội này chính là tiền thân của hội West of England hiện nay chúng ta đang tham gia. Sang đầu thế kỷ 20, các hội bảo hiểm P&I đã trở thành một bộ phận quan trọng của bảo hiểm hàng hải. Trong thời gian đầu, vì nước Anh là nơi phát sinh ra loại bảo hiểm này, nên Hội bảo hiểm P&I được giành riêng cho chủ tàu người Anh. Nhưng vì nhu cầu P&I ngày càng tăng và trở thành cấp thiết cho tất cả các chủ tàu. Do vậy, những chủ tàu không phải là người Anh cũng đề nghị được tham gia vào hội. Hội P&I không còn riêng của người Anh nữa mà nó trở thành hội quốc tế của các chủ tàu. 1.3. Lịch sử phát triển của bảo hiểm thân tàu biển. Có quan điểm cho rằng, bảo hiểm thân tàu biển ra đời từ thế kỷ 14, 15 khi các nhà buôn cho vay nặng lãi cấp vốn vay cho các thuyền buôn đi biển. Nếu thuyền buôn bị đắm thì người cho vay mất cả vốn lẫn lãi. Ngược lại, nếu chuyến đi trót lọt, thuyền cập bến an toàn, thì người đi vay phải trả vốn và trả thêm lãi suất rất nặng. Khoản lãi suất này người ta coi đó là tiền đề của phí bảo hiểm tàu biển. Đa số còn lại cho rằng, bảo hiểm tàu biển ra đời từ thế kỷ 17 tại quán cà phê của thuyền trưởng giàu kinh nghiệm tên là Lloyd. Các hãng buôn, thuyền trưởng, sĩ quan và thủy thủ thường đến trao đổi tin tức những rủi ro, hiểm họa, tổn thất xảy ra đối với các con tàu đi biển. Để thu hút khách hàng, ông Lloyd cho tổng hợp tin tức thu được để phát hành bản tin và cho thông báo hàng ngày vào những giờ quy định. Qua thống kê, người ta đưa ra một số kinh nghiệm để đề phòng, hạn chế tổn thất và thành lập Hội bảo hiểm thân tàu để bảo hiểm các rủi ro, tổn thất thường xảy ra hiểm họa lớn. Từ đó thể lệ, luật lệ về bảo hiểm tàu biển cũng ra đời. Từ năm 1888, điều khoản về bảo hiểm thân tàu được soạn thảo bởi Hội bảo hiểm London và được áp dụng rộng rãi trên thế giới. 2. Một số thuật ngữ thường dùng trong bảo hiểm hàng hải 2.1. Người bảo hiểm Là người đứng ra bảo hiểm cho những người khác khi được yêu cầu. Người bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm, nhưng đồng thời có trách nhiệm bồi thường tổn thất trong phạm vi bảo hiểm. 2.2 Người được bảo hiểm Là người có vật đem bảo hiểm. Người được bảo hiểm có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm cho Người bảo hiểm và có quyền đòi Người bảo hiểm bồi thường những tổn thất trong phạm vi bảo hiểm. 2.3. Người tái bảo hiểm Là Người bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp thuận với Người được bảo hiểm cho Người bảo hiểm khác trên cơ sở nhượng lại cho Người bảo hiểm mới một phần phí bảo hiểm đã thu của Người được bảo hiểm. 2.4. Người được tái bảo hiểm Là người sau khi nhận bảo hiểm ở một người lại mang vật bảo hiểm đến bảo hiểm ở một tổ chức bảo hiểm khác. 2.5. Đối tượng bảo hiểm Là đối tượng ở trong tình trạng chịu sự đe dọa của rủi ro. Vì mục đích đảm bảo an toàn, phục hồi và tái tạo lại đối tượng bảo hiểm mà hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết. Đối tượng bảo hiểm có nhiều loại, có thể xếp chúng vào 3 nhóm: - Tài sản. - Trách nhiệm dân sự. - Tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động của con người. Để hợp đồng bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý, người tham gia bảo hiểm phải có quyền bảo hiểm hợp pháp đối với đối tượng bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể là bất kỳ quyền lợi vật chất nào liên quan đến các hoạt động hàng hải mà có thể quy ra tiền bao gồm: tàu biển, hàng hóa, tiền cước vận chuyển, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng hóa, các khoản hoa hồng, chi phí tổn thất chung, trách nhiệm dân sự và các khoản tiền được bảo đảm bằng tàu, hàng hóa hoặc tiền cước vận chuyển. Đối tượng bảo hiểm hàng hải có thể là tàu đang đóng. 2.6. Giá trị bảo hiểm Là giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm, được xác định như sau: - Giá trị bảo hiểm của tàu: là tổng giá trị của tàu vào thời điểm bắt đầu bảo hiểm. Giá trị này còn bao gồm giá trị của máy móc, trang thiết bị, phụ tùng dự trữ của tàu cộng với toàn bộ bảo hiểm phí. - Giá trị bảo hiểm của tiền hàng hóa: là giá trị hàng ghi trên hóa đơn ở nơi bốc hàng hoặc giá thị trường ở nơi vào thời điểm bốc hàng cộng với phí bảo hiểm và có thể cả tiền lãi ước tính. - Giá trị bảo hiểm của tiền cước vận chuyển: là tổng số tiền cước vận chuyển cộng với phí bảo hiểm. Trong trường hợp người thuê vận chuyển mua bảo hiểm cho tiền cước vận chuyển thì số tiền cước này được tính gộp vào giá trị bảo hiểm của hàng hóa để bảo hiểm. - Giá trị bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm khác trừ trách nhiệm dân sự là giá trị của đối tượng ở nơi và thời điểm bắt đầu bảo hiểm cộng với bảo hiểm phí. 2.7. Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm là mức tối đa mà Người bảo hiểm bồi thường cho Người tham gia bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm thì Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất theo tỉ lệ giữa số tiền bảo hiểm với giá trị bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần tiền vượt quá giá trị bảo hiểm không được thừa nhận. 2.8. Phí bảo hiểm Là một khoản tiền nhỏ mà Người được bảo hiểm phải nộp cho Người bảo hiểm để được bồi thường. Mức phí bảo hiểm được định ra trên cơ sở tính toán xác suất xảy ra rủi ro hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo số phí thu được đủ để bồi thường và bù đắp các chi phí khác đồng thời có lãi. 2.9. Mức miễn thường Là giá trị được biểu hiện bằng một số tiền cụ thể hoặc bằng số % của số tiền bảo hiểm mà nếu giá trị tổn thất nhỏ hơn giá trị này thì Người bảo hiểm không bồi thường cho Người được bảo hiểm. Có hai mức miễn thường: - Mức miễn thường có khấu trừ: là mức miễn bồi thường mà nếu giá trị tổn thất lớn hơn mức miễn bồi thường thì Người bảo hiểm sẽ bồi thường nhưng chỉ bồi thường phần giá trị tổn thất vượt quá mức miễn thường. - Mức miễn thường không khấu trừ: là mức miễn bồi thường mà nếu giá trị tổn thất lớn hơn hoặc bằng mức miễn bồi thường thì Người bảo hiểm sẽ bồi thường 100% giá trị tổn thất, nếu thấp hơn thì Người được bảo hiểm phải tự gánh chịu. 2.10. Giá trị tổn thất Là giá trị tài sản bị mất, hư hỏng hoặc là số tiền chi phí để sửa chữa những hư hỏng đó. 2.11. Giá trị bồi thường Là giá trị hay số tiền mà Người bảo hiểm bồi thường cho Người được bảo hiểm. Giá trị bồi thường = Giá trị tổn thất + Chi phí giám định + Chi phí bảo quản phòng ngừa thiệt hại tài sản lớn hơn 2.12. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải Là hợp đồng được ký kết giữa Người bảo hiểm và Người được bảo hiểm mà theo đó Người bảo hiểm thu phí bảo hiểm do Người được bảo hiểm trả, và Người được bảo hiểm được bồi thường tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các hiểm họa gây ra theo mức độ và điều kiện đã thỏa thuận với Người bảo hiểm. 2.13. Điều kiện bảo hiểm Là toàn bộ những quy định về rủi ro, tổn thất được bảo hiểm và nói lên phạm vi, quyền hạn, nghĩa vụ của Người bảo hiểm và Người được bảo hiểm. 2.14. Rủi ro được bảo hiểm Là rủi ro đã thỏa thuận trong hợp đồng. Người bảo hiểm chỉ bồi thường những thiệt hại do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra mà thôi. 3. Các nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm Hoạt động bảo hiểm được tiến hành dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây: 3.1. Bảo hiểm mọi rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn. Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm mọi rủi ro, tức là bảo hiểm một sự cố tai nạn, tai họa xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra. 3.2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối Theo nguyên tắc này, hai bên của mối quan hệ bảo hiểm - Người bảo hiểm và Người được bảo hiểm - phải tuyệt đối thành thật với nhau, tin tưởng lẫn nhau, không lừa dối lẫn nhau. Nếu một bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểm trở nên không có hiệu lực. 3.3. Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm Theo nguyên tắc này, Người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Lợi ích bảo hiểm là lợi ích hay quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm. Trong bảo hiểm hàng hải, lợi ích bảo hiểm không nhất thiết phải có khi ký kết hợp đồng bảo hiểm nhưng nhất thiết phải có khi xảy ra tổn thất. Lợi ích bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn bó với hay phụ thuộc vào sự an toàn của đối tượng bảo hiểm. 3.4. Nguyên tắc bồi thường Theo nguyên tắc này, khi có tổn thất xảy ra, Người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho Người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. 3.5. Nguyên tắc thế quyền Theo nguyên tắc này, Người bảo hiểm sau khi bồi thường cho Người được bảo hiểm có quyền thay mặt cho Người được bảo hiểm để đòi Người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình. 4. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải 4.1. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng nguyên tắc được ký kết giữa Người được bảo hiểm và Người bảo hiểm mà theo đó Người bảo hiểm thu phí bảo hiểm từ Người được bảo hiểm và phải bồi thường cho Người được bảo hiểm các tổn thất thuộc trách nhiệm của mình cho các đối tượng bảo hiểm do các hiểm họa hàng hải gây ra theo mức độ và điều kiện đã thỏa thuận với Người được bảo hiểm. Đơn bảo hiểm hoặc giấy tờ chứng nhận bảo hiểm được Người bảo hiểm cấp cho từng tàu là chứng từ cấu thành của hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm có thể tái bảo hiểm đối tượng mình nhận bảo hiểm. Hợp đồng tái bảo hiểm hoàn toàn độc lập với hợp đồng bảo hiểm trước đó. Hợp đồng bảo hiểm phải được làm bằng văn bản. Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng có các tính chất sau: - Các rủi ro được bảo hiểm: Tuy đã đóng góp phí bảo hiểm nhưng chỉ được nhận bồi hoàn khi có sự cố quy định trong hợp đồng bảo hiểm xảy ra dẫn đến tổn thất. - Gia nhập: Vì bảo hiểm có nhiều loại hình, nội dung, điều kiện, điều khoản đã được Người bảo hiểm ấn định trước, Người được bảo hiểm muốn thay đổi nội dung hợp đồng bảo hiểm hoặc nội dung đơn bảo hiểm phải có sự trao đổi bàn bạc cụ thể với Người bảo hiểm và có xác nhận bằng văn bản về nội dung tu sửa sao cho phù hợp với nhu cầu bảo hiểm của mình. Vì là hợp đồng gia nhập như thế cho nên khi có nội dung nào không rõ phải được cắt nghĩa rõ ràng sao cho có lợi cho Người được bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm phải được thể hiện bằng đơn bảo hiểm hoặc bằng giấy chứng nhận bảo hiểm và chỉ có hợp đồng mới có giá trị dẫn chứng và ngược lại. Đơn bảo hiểm là bộ phận cấu thành của hợp đồng bảo hiểm. Một hợp đồng sẽ bị vô hiệu khi mà chủ tàu không thông báo cho Người bảo hiểm biết một trong các trường hợp sau: - Tàu bị thay đổi người quản lý hay thay đổi quốc tịch. - Tàu bị hoán cải về cấu trúc. - Tàu thay đổi vùng hoạt động, thay đổi loại hàng vận chuyển. - Tàu bị thay đổi cấp tàu. - Chủ tàu không thanh toán phí bảo hiểm theo đúng quy định. - Tàu bị cầm giữ .v.v... 4.2. Các loại hợp đồng bảo hiểm 4.2.1. Hợp đồng chuyến Theo hình thức của hợp đồng bảo hiểm một chuyến, tàu đi từ cảng này đến cảng khác và hãng bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất và rủi ro trong phạm vi bảo hiểm có thể cho chuyến đi đó. Gắn liền với loại hoạt động này là loại hợp đồng một chuyến đi - về (Round - voyage policy). Hình thức này là bảo hiểm cho một hành trình khứ hồi và phí bảo hiểm chỉ nộp một lần. Phí bảo hiểm cho loại hình bảo hiểm này thông thường bao giờ cũng cao giá hơn các loại khác. 4.2.2. Hợp đồng bảo hiểm theo thời gian Theo hợp đồng này, tàu được bảo hiểm trong một thời gian nhất định không kể số chuyến. Khi thời hạn bảo hiểm sắp kết thúc, nếu cần có thể thông báo bằng văn bản xin tiếp tục bảo hiểm theo các điều kiện như cũ và phải được xác báo bằng văn bản. 4.2.3. Hợp đồng bảo hiểm vừa chuyến vừa định hạn Vì một hợp đồng chuyến rất ít khi đứng yên, thông thường kèm theo nó là một điều khoản giữ cho tàu và hàng hóa tiếp tục được bảo hiểm trong một số ngày sau khi tàu đến cảng. Theo tinh thần đó, hợp đồng tiếp tục có hiệu lực trong thời gian thỏa thuận, dù rằng trong thời gian đó một hành trình khác đối với tàu đã bắt đầu. 4.2.4. Hợp đồng bảo hiểm thả nổi hay hợp đồng bảo hiểm bỏ ngỏ Hình thức này là hình thức cuối cùng của hợp đồng bảo hiểm. Hình thức này thông thưòng được sử dụng bởi các chủ tàu có nhiều lô hàng nhỏ. Đối với họ, nếu ký kết hợp đồng từng lô hàng thì sẽ bất tiện. Theo hình thức hợp đồng thả nổi, số tiền nộp bảo hiểm là số tiền khoán chung và mỗi chuyến xếp hàng xong, trách nhiệm của hãng lại được giảm bớt. Nếu áp dụng hình thức bảo hiểm nay, cứ mỗi lô hàng xếp xuống tàu đều phải được ghi rõ. Tránh trường hợp Người được bảo hiểm chỉ khai những lô hàng hay gặp rủi ro tổn thất để đánh lừa Người bảo hiểm. 4.3. Những loại hợp đồng bảo hiểm được áp dụng ở Việt nam Hiện nay tại các công ty bảo hiểm Việt nam thường áp dụng hai hình thức bảo hiểm tàu biển là hợp đồng bảo hiểm thời hạn và hợp đồng bảo hiểm chuyến. Tùy theo điều kiện khai thác, khả năng tài chính của mình mà Người mua bảo hiểm lựa chọn hình thức bảo hiểm thời hạn hay hình thức bảo hiểm chuyến. VINASHIP là công ty vận tải biển lớn, các con tàu được khai thác thường xuyên, cho nên công ty đã áp dụng hình thức bảo hiểm thời hạn. Sau đây là mẫu hợp đồng bảo hiểm mà VINASHIP áp dụng: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ TÀU P&I HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC BẢO HIỂM P&I Một bên là: Người bảo hiểm Địa chỉ: Tài khoản ngoại tệ số: Tài khoản Việt nam số: Tại ngân hàng: Do ông: Chức vụ: Làm đại diện. Sau đây gọi là Người bảo hiểm Một bên là: Công ty vận tải biển III ( VINASHIP ) Địa chỉ: Số 01 Hoàng Văn Thụ - Hải Phòng Tài khoản ngoại tệ số: Tài khoản Việt nam số: Tại ngân hàng: Cổ phần hàng hải - Hải Phòng Do ông: Đoàn Bá Thước Chức vụ: Tổng Giám đốc làm đại diện. Sau đây gọi là Người được bảo hiểm Đã cùng nhau thỏa thuận nguyên tắc về việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm P&I như sau: I. Nguyên tắc chung 1. Người được bảo hiểm đồng ý tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với các tàu thuộc quyền quản lý của mình tại Người bảo hiểm. 2. Người bảo hiểm đồng ý bảo hiểm về trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với các tàu mà Người được bảo hiểm yêu cầu với điều kiện tàu phải đảm bảo điều kiện an toàn đi biển theo đúng quy định của Luật Hàng hải Việt nam, luật lệ, tập quán và các công ước quốc tế mà Việt nam tham gia. 3. Trong mọi trường hợp, trách nhiệm của Người bảo hiểm không vượt quá trách nhiệm thực tế của Người được bảo hiểm đối với người thứ ba và giới hạn trách nhiệm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. II. Luật, điều khoản, điều kiện chi phối hợp đồng 1. Luật áp dụng Luật áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm này là Luật Hàng hải Việt nam. Những điều Luật Hàng hải Việt nam chưa quy định thì áp dụng luật và tập quán quốc tế. 2. Điều khoản, điều kiện bảo hiểm Điều khoản, điều kiện cụ thể áp dụng cho tàu được ghi tên trên giấy chứng nhận bảo hiểm và giấy sửa đổi bổ sung (nếu có). Giấy chứng nhận bảo hiểm và giấy sửa đổi bổ sung là các bộ phận của hợp đồng bảo hiểm này. III. Thủ tục bảo hiểm 1. Yêu cầu bảo hiểm Người được bảo hiểm tùy theo điều kiện về con tàu, khả năng tài chính của mình mà lựa chọn hình thức bảo hiểm thời hạn hoặc bảo hiểm chuyến để yêu cầu bảo hiểm. Giấy yêu cầu bảo hiểm phải gửi cho Người bảo hiểm trước 07 ngày kể từ ngày yêu cầu bảo hiểm có hiệu lực với nội dung kê khai theo mẫu in sẵn của Người bảo hiểm. Đối với tàu tham gia bảo hiểm lần đầu tại Người bảo hiểm phải kèm theo giấy yêu cầu bảo hiểm và bản sao các giấy tờ sau: - Chứng thư quốc tịch. - Giấy chứng nhận khả năng an toàn đi biển của tàu có kèm theo các biên bản kiểm tra từng phần của cơ quan đăng kiểm cấp. - Biên bản kiểm tra khi giao nhận tàu. - Giấy phép hoạt động. - Hợp đồng hoặc những văn bản pháp lý có liên quan đến trách nhiệm mà chủ tàu đã ký kết với thuyền viên hoặc Người thứ 3. 2. Chấp nhận bảo hiểm Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu liên quan nêu ở phần III.1, Người bảo hiểm sẽ xem xét và tiến hành kiểm tra tình trạng thực tế của con tàu. Nếu tàu thực sự đảm bảo an toàn đi biển, Người bảo hiểm sẽ chấp nhận và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho tàu. 3. Hiệu lực của bảo hiểm Ngoài những quy định trong Luật Hàng hải Việt nam và điều kiện áp dụng cho từng tàu, hiệu lực bảo hiểm cũng tự động chấm dứt khi: - Chủ tàu không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại điểm V.3 dưới đây của hợp đồng. - Tàu được chuyển chủ hoặc thay người quản lý. - Thay đổi phạm vi hoạt động, nơi đăng kiểm của tàu mà không thông báo cho Người bảo hiểm biết bằng văn bản. - Tàu bị trưng dụng, trưng thu. Nếu sau khi hợp đồng bảo hiểm đã ký kết, tàu thuyền lại có sự thay đổi thì Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho Người bảo hiểm biết. Nếu xét thấy sự thay đổi đó làm tăng rủi ro và trách nhiệm của Người bảo hiểm thì Người bảo hiểm có thể thu thêm phí bảo hiểm. Nếu Người được bảo hiểm thông báo sai hoặc không thông báo đầy đủ những thay đổi của con tàu. Theo quy định, Người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất do những sai trái hoặc thay đổi gây ra. IV. Phí bảo hiểm 1. Mức phí bảo hiểm Mức phí bảo hiểm cố định theo từng năm áp dụng cho các loại tàu. Phí bảo hiểm điều chỉnh thêm cho các năm bảo hiểm trước đó (nếu có) do Người bảo hiểm tính toán trên cơ sở cân đối tình hình tổn thất chung toàn bộ các đội tàu tham gia bảo hiểm tại Người bảo hiểm phù hợp với những rủi ro bảo hiểm. Người bảo hiểm sẽ thông báo mức phí bảo hiểm trước 20 ngày cho chủ tàu kể từ ngày bắt đầu của năm nghiệp vụ mới (20/2). 2. Loại tiền đóng phí bảo hiểm Đối với tàu hoạt động tuyến quốc tế, Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm bằng ngoại tệ. 3. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm a. Tàu tham gia bảo hiểm 01 năm (kể từ 12 giờ trưa ngày 20/2 của năm bảo hiểm), phí bảo hiểm được thanh toán theo 04 kỳ, mỗi kỳ = ẳ số phí bảo hiểm. - Kỳ 1 thanh toán chậm nhất ngày 15/03 - Kỳ 2 thanh toán chậm nhất ngày 15/06 - Kỳ 3 thanh toán chậm nhất ngày 15/09 - Kỳ 4 thanh toán chậm nhất ngày 15/12 b. Đối với những tàu tham gia bảo hiểm trên 09 tháng, phí bảo hiểm được thanh toán theo 02 kỳ, mỗi kỳ = ẵ số phí bảo hiểm ghi trên. Thông báo thu phí vào 10 ngày đầu mỗi kỳ. c. Đối với tàu tham gia bảo hiểm dưới 09 tháng, phí bảo hiểm được thanh toán 01 lần sau 10 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. d. Đối với tàu bảo hiểm chuyến, Người được bảo hiểm phải thanh toán đầy đủ số phí bảo hiểm ngay sau khi cấp đơn bảo hiểm. e. Phí bảo hiểm được coi là thanh toán đầy đủ, đúng hạn khi tiền đã vào tài khoản của Người bảo hiểm hoặc có xác nhận của ngân hàng về việc chuyển trả phí bảo hiểm của Người được bảo hiểm theo đúng thời hạn và đúng số tiền ghi trên thông báo thu phí và giấy sửa đổi bổ sung (nếu có). f. Nếu Người được bảo hiểm không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn thì Người bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hoặc có quyền từ chối bồi thường khi tổn thất xảy ra. Và ngoài việc thanh toán số phí cho thời gian tàu đã bảo hiểm, Người được bảo hiểm còn phải thanh toán cả lãi suất của số phí còn nợ cho thời gian kể từ ngày phát sinh nợ đến ngày thanh toán. 4. Phương thức thanh toán phí bảo hiểm Phí bảo hiểm được thanh toán vào tài khoản của Người bảo hiểm theo quy định về phương thức thanh toán hiện hành của Ngân hàng nhà nước Việt nam. 5. Hoàn phí bảo hiểm a. Điều kiện hoàn phí bảo hiểm chỉ áp dụng đối với trường hợp hủy bảo hiểm và Người bảo hiểm chỉ hoàn phí bảo hiểm khi Người được bảo hiểm thông báo trước cho Người bảo hiểm bằng văn bản ngày tàu bắt đầu hủy bảo hiểm. b. Tỉ lệ hoàn phí bảo hiểm: 80% số phí cho thời gian hủy. c. Thời gian hoàn phí: Phí bảo hiểm được hoàn ngay khi Người bảo hiểm có văn bản chấp nhận. V. Bảo quản, kiểm tra tàu và công tác đề phòng hạn chế tổn thất 1. Bảo quản tàu Trong mọi trường hợp, Người được bảo hiểm phải có trách nhiệm đối với con tàu để tàu luôn đảm bảo an toàn đi biển và chuyên chở hàng hóa thích hợp theo quy định điều 19.2 của Luật Hàng hải Việt nam. 2. Kiểm tra tàu Bất cứ ở lúc nào và ở đâu, Người bảo hiểm hoặc đại diện của Người bảo hiểm đều có thể tiến hành kiểm tra điều kiện an toàn đi biển thực tế đối với các tàu tham gia bảo hiểm, miễn là việc kiểm tra không làm ảnh hưởng đến hoạt động của tàu, chi phí kiểm tra do Người bảo hiểm chịu. Người bảo hiểm có quyền từ chối hoặc loại trừ những tổn thất xảy ra do hậu quả của những khiếm khuyết phát hiện qua kiểm tra mà chủ tàu chưa khắc phục. 3. Đề phòng, hạn chế tổn thất Người bảo hiểm và Người được bảo hiểm cùng các cơ quan liên quan cộng tác với nhau để đề ra các biện pháp phòng ngừa tổn thất. Người bảo hiểm sẽ khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có những thành tích trong công tác đề phòng, hạn chế tổn thất. VI. Thông báo, giải quyết tai nạn 1. Thông báo sự cố Khi tàu được bảo hiểm xảy ra tai nạn, tổn thất thuộc rủi ro P&I. Người được bảo hiểm phải bằng mọi cách thông báo ngay cho Người bảo hiểm biết mọi thông tin về sự cố để bàn bạc, giám định và đề ra hướng giải quyết cho thích hợp nhằm hạn chế tổn thất tới mức thấp nhất. 2. Thu thập hồ sơ Khi có tổn thất, Người được bảo hiểm phải thu thập ngay các tài liệu chứng từ sau: - Kháng nghị hàng hải (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi tàu xảy ra tai nạn hoặc cảng đến đầu tiên nếu sự cố xảy ra khi tàu đang ở ngoài khơi). - Trích sao đầy đủ và chi tiết nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký vô tuyến điện, thông báo thời tiết... - Các tài liệu liên quan khác tùy rủi ro. 3. Khắc phục sự cố Người bảo hiểm có trách nhiệm trực tiếp phối hợp cùng Người được bảo hiểm tranh chấp với Người khiếu nại. Trường hợp cần thiết, Người bảo hiểm sẽ yêu cầu Người được bảo hiểm cung cấp kịp thời, đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan ủy quyền để Người bảo hiểm trực tiếp tranh chấp với Người khiếu nại. 4. Giải quyết bồi thường a. Hồ sơ khiếu nại Khi khiếu nại bồi thường những rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm, Người được bảo hiểm phải gửi cho Người bảo hiểm hồ sơ gồm các chứng từ sau: - Giấy yêu cầu bồi thường. - Biên bản giám định tổn thất. - Các chứng từ, hóa đơn xác nhận số tiền Người được bảo hiểm đã thanh toán cho Người khiếu nại. - Các tài liệu liệt kê tại điểm VI.2 Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, nếu Người bảo hiểm không có yêu cầu gì thêm thì hồ sơ khiếu nại được coi là hợp lệ. b. Thời hạn bồi thường Trừ những tổn thất đang còn phải tranh chấp với bên thứ 3 có liên quan, tất cả các vụ đã được Hội và Người bảo hiểm chấp nhận thuộc trách nhiệm của Người bảo hiểm. Người bảo hiểm sẽ thanh toán trong vòng 15 ngày kể từ sau ngày Người được bảo hiểm trả cho Người khiếu nại. Nếu quá thời hạn trên mà Người bảo hiểm không chuyển trả thì Người bảo hiểm sẽ phải trả thêm một khoản lãi theo lãi suất vay ngân hàng quá thời hạn của số tiền bồi thường cho thời gian chậm thanh toán đó. Sau 15 ngày kể từ ngày Người được bảo hiểm nhận được thông báo giải quyết của Người bảo hiểm mà không có ý kiến gì thì hồ sơ khiếu nại bồi thường xem như được kết thúc. c. Loại tiền bồi thường Tàu đóng phí bảo hiểm bằng loại tiền nào thì Người bảo hiểm sẽ thanh toán bằng loại tiền đó khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm. VII. Trách nhiệm bảo lưu quyền khiếu nại người thứ 3 Trường hợp tàu có bảo hiểm bị tổn thất liên quan đến trách nhiệm của Người thứ 3, Người được bảo hiểm phải thực hiện mọi nghĩa vụ lập các chứng từ ràng buộc trách nhiệm Người thứ 3 nhằm bảo đảm quyền truy đòi Người thứ 3 cho Người bảo hiểm. VIII. Chế tài bồi thường Trường hợp chủ tàu không thu thập đầy đủ hồ sơ tại điều VI.1, VI.2, VII và không tuân theo các chỉ dẫn bằng văn bản của Người bảo hiểm hoặc vi phạm các quy định về thông báo tai nạn, đảm bảo quyền khiếu nại Người thứ 3 thì Người bảo hiểm có quyền từ chối toàn bộ hoặc một phần số tiền bồi thường. IX. Thời hạn khiếu nại Thời hạn khiếu nại theo hợp đồng bảo hiểm là 24 tháng kể từ ngày xảy ra tổn thất. X. Hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng này có hiệu lực kể từ 00 giờ ngày...... và tiếp tục không thời hạn nếu một trong hai bên không gửi thông báo đề nghị hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm cho bên kia. Nếu muốn hủy bỏ hợp đồng thì phải gửi thông báo chậm nhất 03 tháng trước ngày kết thúc năm bảo hiểm. Hợp đồng này áp dụng đối với sự cố, tranh chấp xảy ra kể từ 00 giờ ngày.... XI. Xử lý tranh chấp Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có sự tranh chấp mà hai bên không giải quyết được bằng thương lượng, sẽ đưa ra trọng tài hoặc tòa án để xét xử. Hợp đồng này được làm thành 06 bản, mỗi bên giữ 03 bản và có giá trị như nhau. Thành phố . . . . . Ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . Người được bảo hiểm Người bảo hiểm HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC BẢO HIỂM THÂN TÀU Một bên là: Người bảo hiểm Địa chỉ: Tài khoản ngoại tệ số: Tài khoản Việt nam số: Tại ngân hàng: Do ông: Chức vụ: Làm đại diện. Sau đây gọi là Người bảo hiểm Một bên là: Công ty vận tải biển III (VINASHIP ) Địa chỉ:01 Hoàng Văn Thụ - Hải Phòng Tài khoản ngoại tệ số: Tài khoản Việt nam số: Tại ngân hàng: Cổ phần hàng hải - Hải Phòng Do ông: Đoàn Bá Thước Chức vụ: Tổng Giám đốc Làm đại diện. Sau đây gọi là Người được bảo hiểm Đã cùng nhau thỏa thuận nguyên tắc về việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu như sau: I. Nguyên tắc chung 1. Người được bảo hiểm đồng ý tham gia bảo hiểm thân tàu (vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị) cho các tàu thuộc quyền quản lý của mình tại Người bảo hiểm. 2. Người bảo hiểm đồng ý bảo hiểm thân tàu cho các tàu mà Người được bảo hiểm yêu cầu với điều kiện tàu phải đảm bảo điều kiện an toàn đi biển theo đúng quy định của Luật Hàng hải Việt nam, luật lệ, tập quán và các công ước quốc tế mà Việt nam tham gia. 3. Giá trị bảo hiểm của tàu là giá trị do hai bên thỏa thuận phối hợp với giá trị thực tế tại thời điểm tham gia bảo hiểm. II. Luật, điều khoản, điều kiện chi phối hợp đồng 1. Luật áp dụng Luật áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm này là Luật Hàng hải Việt nam. Những điều Luật Hàng hải Việt nam chưa quy định thì áp dụng luật và tập quán quốc tế. 2. Điều khoản, điều kiện chi phối hợp đồng Điều khoản, điều kiện cụ thể áp dụng cho từng tàu được ghi tên trên đơn bảo hiểm và giấy sửa đổi bổ sung (nếu có). Đơn bảo hiểm và giấy sửa đổi bổ sung là các bộ phận cấu thành của hợp đồng bảo hiểm này. III. Thủ tục bảo hiểm 1. Yêu cầu bảo hiểm Người được bảo hiểm tùy theo điều kiện về con tàu, khả năng tài chính của mình mà lựa chọn hình thức bảo hiểm thời hạn hoặc bảo hiểm chuyến, điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro hoặc tổn thất toàn bộ...., mua cả giá trị hay chỉ mua bảo hiểm một phần giá trị tàu cho thích hợp để kê khai trong giấy yêu cầu bảo hiểm. 2. Giấy yêu cầu bảo hiểm Giấy yêu cầu bảo hiểm phải gửi cho Người bảo hiểm trước 07 ngày kể từ ngày yêu cầu bảo hiểm có hiệu lực với nội dung kê khai theo mẫu in sẵn của Người bảo hiểm. Đối với tàu tham gia bảo hiểm lần đầu tại Người bảo hiểm, ngoài giấy yêu cầu bảo hiểm phải có bản sao các giấy tờ sau: - Chứng thư quốc tịch. - Giấy chứng nhận khả năng an toàn đi biển của tàu có kèm theo các biên bản kiểm tra từng phần của cơ quan đăng kiểm cấp. - Biên bản kiểm tra khi giao nhận tàu. - Các bản thiết kế kỹ thuật tàu (nếu có). - Một bộ giấy tờ đăng kiểm để Người bảo hiểm tham khảo. 3. Chấp nhận bảo hiểm Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu liên quan nêu ở phần III.1, III.2, Người bảo hiểm sẽ xem xét và tiến hành kiểm tra tình trạng thực tế của con tàu. Nếu tàu thực sự đảm bảo an toàn đi biển, Người bảo hiểm sẽ chấp nhận và cấp đơn bảo hiểm cho tàu. 4. Hiệu lực của bảo hiểm Ngoài những quy định trong Luật Hàng hải Việt nam và điều kiện áp dụng cho từng tàu, hiệu lực bảo hiểm cũng tự động chấm dứt khi: - Chủ tàu không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại điểm V.3 dưới đây của hợp đồng. - Tàu được chuyển chủ hoặc thay người quản lý. - Thay đổi phạm vi hoạt động, nơi đăng kiểm của tàu mà không thông báo cho Người bảo hiểm biết bằng văn bản. - Tàu bị trưng dụng, trưng thu. Nếu sau khi hợp đồng bảo hiểm đã ký kết, tàu thuyền lại có sự thay đổi thì Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho Người bảo hiểm biết. Nếu xét thấy sự thay đổi đó làm tăng rủi ro và trách nhiệm của Người bảo hiểm thì Người bảo hiểm có thể thu thêm phí bảo hiểm. Nếu Người được bảo hiểm thông báo sai hoặc không thông báo đầy đủ những thay đổi của con tàu. Theo quy định, Người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất do những sai trái hoặc thay đổi gây ra. IV. Phí bảo hiểm 1. Tỉ lệ phí bảo hiểm Theo nguyên tắc chung, tỉ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào các yếu tố như: tuổi tàu, trọng tải, vùng hoạt động, người quản lý, số tàu tham gia bảo hiểm.... Tỉ lệ phí hàng năm tăng hoặc giảm phụ thuộc vào cơ sở cân đối tình hình tổn thất chung của toàn bộ các đội tàu tham gia bảo hiểm tại Người bảo hiểm. Tỉ lệ phí bảo hiểm sẽ điều chỉnh tăng cho các tàu hoặc chủ tàu có tỉ lệ bồi thường tổn thất lớn và ngược lại. 2. Loại tiền đóng phí bảo hiểm Đối với tàu hoạt động tuyến quốc tế, Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm bằng ngoại tệ. Phí bảo hiểm thanh toán bằng USD. 3. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm Tùy thuộc vào thời hạn tham gia bảo hiểm cụ thể. a. Tàu tham gia bảo hiểm 01 năm (kể từ 00 giờ ngày 01/01 của năm bảo hiểm), phí bảo hiểm được thanh toán theo 04 kỳ, mỗi kỳ = ẳ số phí bảo hiểm năm. - Kỳ 1 thanh toán chậm nhất ngày 15/01 - Kỳ 2 thanh toán chậm nhất ngày 01/04 - Kỳ 3 thanh toán chậm nhất ngày 01/07 - Kỳ 4 thanh toán chậm nhất ngày 01/10 b. Đối với những tàu tham gia bảo hiểm trên 06 tháng, phí bảo hiểm được thanh toán theo 02 kỳ, mỗi kỳ = ẵ số phí bảo hiểm ghi trên. Thông báo thu phí vào 10 ngày đầu mỗi kỳ. c. Đối với tàu tham gia bảo hiểm dưới 06 tháng, phí bảo hiểm được thanh toán 01 lần ngay sau khi được cấp đơn bảo hiểm. d. Trường hợp tàu được bảo hiểm theo thời hạn mà bị tổn thất toàn bộ thì sau 15 ngày kể từ ngày bị tổn thất, Người được bảo hiểm phải thanh toán toàn bộ số phí bảo hiểm còn lại của tàu mặc dù chưa đến kỳ thanh toán. e. Đối với tàu bảo hiểm chuyến, Người được bảo hiểm phải thanh toán đầy đủ số phí bảo hiểm ngay sau khi được cấp đơn bảo hiểm. f. Phí bảo hiểm được coi là thanh toán đầy đủ, đúng hạn khi tiền đã vào tài khoản của Người bảo hiểm hoặc có xác nhận của ngân hàng về việc chuyển trả phí bảo hiểm của Người được bảo hiểm theo đúng thời hạn và đúng số tiền ghi trên thông báo thu phí và giấy sửa đổi bổ sung (nếu có). g. Nếu Người được bảo hiểm không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn thì Người bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hoặc có quyền từ chối bồi thường khi tổn thất xảy ra. Và ngoài việc thanh toán số phí cho thời gian tàu đã bảo hiểm, Người được bảo hiểm còn phải thanh toán cả lãi suất của số phí còn nợ cho thời gian kể từ ngày phát sinh nợ đến ngày thanh toán. 4. Phương thức thanh toán phí bảo hiểm Phí bảo hiểm được thanh toán vào tài khoản của Người bảo hiểm theo quy định về phương thức thanh toán hiện hành của Ngân hàng nhà nước Việt nam. 5. Hoàn phí bảo hiểm a. Điều kiện hoàn phí bảo hiểm Người bảo hiểm chỉ hoàn phí bảo hiểm khi Người được bảo hiểm thông báo trước cho Người bảo hiểm bằng văn bản ngày tàu bắt đầu hủy bảo hiểm, tàu ngừng hoạt động để sửa chữa, địa điểm an toàn để tàu ngừng hoạt động hoặc được Người bảo hiểm chấp nhận, ngày tàu hoạt động trở lại và trong năm tàu không bị tổn thất toàn bộ. Người bảo hiểm sẽ hoàn phí bảo hiểm cho mỗi giai đoạn 30 ngày liên tục cho trường hợp tàu ngừng hoạt động để sửa chữa hoặc neo đậu tại nơi an toàn, hoặc hủy hợp đồng. b. Tỉ lệ hoàn phí bảo hiểm: - Trường hợp hủy bảo hiểm được hoàn 90% số phí cho thời gian hủy bảo hiểm. - Trường hợp tàu ngừng hoạt động không sửa chữa đậu ở cảng trong nước được hoàn 75% số phí cho thời gian hủy bảo hiểm. - Trường hợp tàu đậu ở cảng nước ngoài hay đang sửa chữa trong nước hoặc sửa chữa ở nước ngoài được hoàn 65% số phí cho thời gian hủy bảo hiểm. c. Thời gian hoàn phí Phí bảo hiểm chỉ được hoàn vào cuối năm nghiệm vụ bảo hiểm. V. Công tác bảo quản, kiểm tra tàu và công tác đề phòng hạn chế tổn thất 1. Bảo quản tàu Trong mọi trường hợp, Người được bảo hiểm phải có trách nhiệm đối với con tàu để tàu luôn đảm bảo an toàn đi biển và chuyên chở hàng hóa thích hợp theo quy định điều 19.2 của Luật Hàng hải Việt nam. 2. Kiểm tra tàu Bất kỳ vào lúc nào và ở đâu, Người bảo hiểm hoặc đại diện của Người bảo hiểm đều có thể tiến hành kiểm tra điều kiện an toàn đi biển thực tế đối với các tàu tham gia bảo hiểm tại Người bảo hiểm, miễn là việc kiểm tra không làm ảnh hưởng đến hoạt động của tàu. Chi phí kiểm tra do Người bảo hiểm chịu. Người bảo hiểm có quyền từ chối hoặc loại trừ những tổn thất xảy ra do hậu quả của những khiếm khuyết phát hiện qua kiểm tra mà chủ tàu chưa khắc phục. 3. Đề phòng, hạn chế tổn thất Người bảo hiểm và Người được bảo hiểm cùng các cơ quan liên quan cộng tác với nhau để đề ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tổn thất. Người bảo hiểm sẽ khen thưởng cho những tập thể và cá nhân có những thành tích trong công tác đề phòng, hạn chế tổn thất. VI. Thông báo, giải quyết tai nạn 1. Thông báo sự cố Khi tàu được bảo hiểm xảy ra tai nạn, tổn thất thuộc các quy định trong điều khoản bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải bằng mọi cách thông báo ngay cho Người bảo hiểm biết mọi thông tin về sự cố để bàn bạc, giám định và đề ra hướng giải quyết cho thích hợp nhằm hạn chế tổn thất tới mức thấp nhất. 2. Thu thập hồ sơ Khi có tổn thất, Người được bảo hiểm phải thu thập ngay các tài liệu chứng từ sau: - Kháng nghị hàng hải (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi tàu xảy ra tai nạn hoặc cảng đến đầu tiên nếu sự cố xảy ra khi tàu đang ở ngoài khơi). - Trích sao đầy đủ và chi tiết nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký vô tuyến điện, thông báo thời tiết... - Báo cáo chi tiết tổn thất của thuyền trưởng (tổn thất thuộc phần vỏ), máy trưởng (tổn thất thuộc phần máy), điện trưởng (tổn thất thuộc phần điện)... có xác nhận của thuyền trưởng. - Biên bản giám định đối tịch có xác nhận của 2 tàu nếu tàu đâm va với tàu khác. Nội dung ghi rõ tên tàu đâm va, chủ tàu hoặc Người bảo hiểm, vị trí đâm va, tốc độ của tàu, sơ bộ tổn thất của mỗi tàu. 3. Khắc phục sự cố a. Người bảo hiểm có quyền chỉ định xưởng sửa chữa tàu và trong các trường hợp xét thấy cần thiết thì chủ tàu luôn tạo mọi điều kiện để Người bảo hiểm cử cán bộ theo dõi và giám sát việc sửa chữa. b. Để tàu hoạt động kinh doanh tốt, kịp thời, tùy theo khả năng tài chính của mình, Người bảo hiểm có thể xem xét cụ thể từng tổn thất thuộc trách nhiệm để có thể thỏa thuận số tiền tạm ứng sửa chữa hoặc bảo lãnh (nếu có). 4. Giải quyết bồi thường a. Hồ sơ khiếu nại Khi khiếu nại bồi thường những rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm, Người được bảo hiểm phải gửi cho Người bảo hiểm hồ sơ gồm các chứng từ sau: - Giấy yêu cầu bồi thường. - Biên bản giám định tổn thất. Biên bản quyết toán chi phí sửa chữa tổn thất đòi bồi thường (có chứng từ kèm theo). - Các tài liệu liệt kê tại điểm VI.2. - Bằng thuyền trưởng (nếu tổn thất toàn bộ). - Các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của Người thứ 3 (trường hợp tổn thất có liên quan đến Người thứ 3). Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, nếu Người bảo hiểm không có yêu cầu gì thêm thì hồ sơ khiếu nại được coi là hợp lệ. b. Thời hạn bồi thường Người bảo hiểm có trách nhiệm giải quyết bồi thường trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Quá thời hạn trên mà Người bảo hiểm không có ý kiến hoặc không giải quyết thì chủ tàu có quyền yêu cầu Người bảo hiểm phải thanh toán tiền bồi thường cộng lãi suất vay ngân hàng quá hạn của số tiền bồi thường cho thời hạn chậm thanh toán. Sau 15 ngày kể từ ngày Người được bảo hiểm nhận được thông báo giải quyết của Người bảo hiểm mà không có ý kiến gì thì hồ sơ khiếu nại bồi thường xem như được kết thúc. c. Loại tiền bồi thường Tàu đóng phí bảo hiểm bằng loại tiền nào thì Người bảo hiểm sẽ thanh toán bằng loại tiền đó khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm. d. Tỉ lệ bồi thường Trường hợp Người được bảo hiểm tham gia bảo hiểm tàu với số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm, Người bảo hiểm chỉ bồi thường theo tỉ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm cho những tổn thất thuộc trách nhiệm xảy ra. VII. Trách nhiệm bảo lưu quyền khiếu nại Trường hợp tàu có bảo hiểm bị tổn thất liên quan đến trách nhiệm của Người thứ 3, Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho Người bảo hiểm biết và thực hiện mọi nghĩa vụ cần thiết nhằm bảo đảm quyền truy đòi Người thứ 3 cho Người bảo hiểm (điều 232 - Luật Hàng hải Việt nam). VIII. Chế tài bồi thường Như các quy định về chế tài ghi trong đơn bảo hiểm. Trong trường hợp chủ tàu không thu thập đầy đủ hồ sơ tại điều VI.1, VI.2, VII và không tuân theo các chỉ dẫn bằng văn bản của Người bảo hiểm, hoặc vi phạm các quy định về thông báo tai nạn, đảm bảo quyền khiếu nại Người thứ 3 thì Người bảo hiểm có quyền từ chối toàn bộ hoặc một phần số tiền bồi thường. IX. Thời hạn khiếu nại Thời hạn khiếu nại theo hợp đồng bảo hiểm thân tàu là 12 tháng kể từ ngày xảy ra tổn thất. X. Hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng này có hiệu lực kể từ 00 giờ ngày...... và tiếp tục không thời hạn nếu một trong hai bên không gửi thông báo đề nghị hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm cho bên kia. Nếu muốn hủy bỏ hợp đồng thì phải gửi thông báo chậm nhất 03 tháng trước ngày kết thúc năm bảo hiểm. XI. Xử lý tranh chấp Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có sự tranh chấp mà hai bên không giải quyết được bằng thương lượng, sẽ đưa ra trọng tài hoặc tòa án để xét xử. Hợp đồng này được làm thành 06 bản, mỗi bên giữ 03 bản và có giá trị như nhau. Thành phố . . . . . Ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . Người được bảo hiểm Người bảo hiểm CHƯƠNG III: CÔNG TÁC BẢO HIỂM THÂN TÀU VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ TÀU Ở CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN III Phần 1: CÔNG TÁC BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ TÀU P&I 1. Tổng quan chung về bảo hiểm P&I P&I tức là Protection Indemnity Insurance. Các chủ tàu mua bảo hiểm P&I để bảo vệ mình trong trường hợp phải chịu trách nhiệm đối với bên thứ 3. - Protection: là sự phục vụ và giúp đỡ của Hội đối với các hội viên, ví dụ như bảo lãnh, giải thoát tàu bị bắt giữ, giúp đỡ cho tàu giải quyết các tranh chấp với Người khiếu nại.... - Indemnity: là sự bồi thường của Hội đối với các rủi ro được bảo hiểm. 1.1. P&I Club Là hội do các chủ tàu thành lập để bảo hiểm trách nhiệm của chủ tàu đối với Người thứ 3. Người thứ 3 ở đây là bất kỳ người nào không phải là Hội hoặc bất kỳ chủ tàu được bảo hiểm. Bảo hiểm của Hội là loại bảo hiểm duy nhất trong đó hội viên vừa là Người bảo hiểm vừa là Người được bảo hiểm. Hội thu phí bảo hiểm trên cơ sở tương hỗ và cân bằng thu chi trong các năm nghiệp vụ. Trách nhiệm của Hội đối với hội viên là không hạn chế, không giới hạn bởi số tiền bảo hiểm. Hội không những nhận bảo hiểm mà còn giúp đỡ các chủ tàu. 1.2. Sự giúp đỡ của Hội đối với các chủ tàu Hội giúp đỡ các chủ tàu giải quyết tranh chấp với Người khiếu nại. Hội có một mạng lưới đại diện ở hầu hết các cảng lớn trên Thế giới. Đó là những người tinh thông, am hiểu luật lệ địa phương, sẵn sàng giúp đỡ chủ tàu khi xảy ra sự cố. Đại diện của Hội được chia làm hai loại: Đại diện pháp lý và Đại diện thương mại. Đại diện pháp lý của Hội là các luật sư am hiểu luật hàng hải ở nước sở tại, làm cố vấn về các vấn đề pháp lý được ủy quyền ra tòa ở địa phương để bảo vệ quyền lợi của chủ tàu. Một trong những sự phục vụ của Hội được các hội viên đánh giá cao nhất là Hội cấp giấy bảo lãnh để giải thoát tàu bị bắt giữ bởi Người thứ 3 có khiếu nại hàng hóa với chủ tàu. Hội có cấp giấy bảo lãnh hay không là do Hội đơn phương quyết định và việc đó tùy thuộc vào mối quan hệ giữa Hội và hội viên, việc bắt giữ đó xuất phát từ khiếu nại nào?, có liên quan đến trách nhiệm của Hội hay không? Một sự phục vụ nữa không kém phần quan trọng, đó là việc cung cấp thông tin của Hội. Hội thường xuyên gửi cho chủ tàu các văn kiện của các Công ước quốc tế mới nhất, văn bản sửa đổi luật lệ của các nước liên quan đến trách nhiệm của chủ tàu, mẫu hợp đồng và vận tải, ... Hội cũng tiến hành các khóa đào tạo cán bộ nghiệp vụ của các hội viên. Nhiều chủ tàu đã cử cán bộ của mình đến để thực tập tại trụ sở của Hội. Ngoài ra, Hội còn tổ chức các chuyên đề bảo hiểm để bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của các chủ tàu. 1.3. Phạm vi bảo hiểm của Hội Ở Việt nam, các Công ty bảo hiểm Việt nam đứng ra lo liệu cho quyền lợi của các chủ tàu và lựa chọn Hội P&I mà họ thấy thích hợp nhất với quyền lợi của chủ tàu. Hiện nay, quy tắc chi phối bảo hiểm P&I ở Việt nam là quy tắc bảo hiểm của Hội chủ tàu tương hỗ miền Tây nước Anh. Quy tắc này gồm 4 nhóm: - Nhóm I: Bảo vệ và bồi thường - Nhóm II: Cước phí lưu trì và biện hộ - Nhóm III: Đình công của sĩ quan, thủy thủ - Nhóm IV: Đình công ở cảng Các chủ tàu Việt nam thường mua bảo hiểm P&I thuộc nhóm I Nhóm I: BẢO VỆ VÀ BỒI THƯỜNG 1. Thương tật, hiểm họa, chết chóc đối với thuyền viên Hội chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng như các chi phí bệnh viện, thuốc men, mai táng hay các chi phí khác phát sinh từ thương tật, bệnh hoạn, chết chóc ấy của bất cứ thuyền viên nào của tàu được bảo hiểm dù có trên tàu hay không. 2. Thương tật, bệnh hoạn, chết chóc những người khác không phải là thuyền viên Hội chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng như chi phí bệnh viện, thuốc men, mai táng và các chi phí phát sinh do thương tật, bệnh hoạn, chết chóc của những người khác không phải là thuyền viên. Họ là công nhân bốc dỡ trong quá trình xếp dỡ hàng, công nhân cứu chữa tàu, người buộc dây tàu..., những người đang thực hiện công việc của tàu ngoài biển mà không thuộc thủy thủ đoàn như hoa tiêu, hải quan, người sửa chữa đi theo tàu.... 3. Hồi hương và chi phí thay người Hội sẽ bồi thường các chi phí hồi hương đối với những thủy thủ bị bệnh hay bị thương tật; hoặc do vợ, con, cha mẹ bị bệnh nặng; hoặc theo nghĩa vụ pháp định; hoặc theo nội dung thỏa thuận với thủy thủ đoàn hay hợp đồng tuyển dụng đã được các quản trị viên chấp nhận. 4. Lương và bồi thường thất nghiệp khi tàu đắm Hội sẽ chịu trách nhiệm trả lương cho thuyền viên của tàu được bảo hiểm trong quá trình chờ hồi hương vì thương tật, hay trong quá trình chờ hồi hương với thuyền viên là người thay thế, tuyển dụng ở nưóc ngoài. Hội cũng chịu trách nhiệm bù đắp cho thuyền viên đang ở trên tàu, đi đến tàu, từ tàu đi bị thất nghiệp do đắm tàu gây ra. 5. Chi phí thay đổi tuyến đường Hội chịu trách nhiệm bù đắp chi phí thực của hội viên khi tàu được bảo hiểm thay đổi tuyến đường một cách hợp lý. 6. Hành khách lậu, bỏ trốn và tị nạn Hội sẽ bồi thường cho chủ tàu những chi phí hoặc chi phí cứu hộ liên quan đến khách lậu vé, kẻ bỏ trốn và người tị nạn miễn là chủ tàu có trách nhiệm với các chi phí đó và không thể lấy lại từ bên thứ 3. 7. Cứu sinh mạng con người Nếu bên thứ 3 cứu người trên tàu thuộc Hội thì Hội cũng trả cho chủ tàu số tiền thưởng về mặt pháp lý phải chịu (do bên thứ 3 khiếu nại) nhưng với điều kiện số tiền này không thể lấy lại từ nguồn khác. 8. Tổn thất và tổn hại đồ đạc của thuyền viên và những người khác Hội chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay trả phụ cấp bù đắp các tổn thất thiệt hại đồ đạc của thuyền viên, hành khách, hoặc những người có mặt ở trên tàu được bảo hiểm. 9. Đâm va với tàu khác Hội có thể bồi thường từ 1/4 đến 4/4 trách nhiệm đâm va do tàu của hội viên đâm va với tàu khác. Hội cũng chịu trách nhiệm bồi thường phần trách nhiệm của hội viên phát sinh từ sự cố đâm va vượt quá số tiền được bồi thường theo đơn bảo hiểm thân tàu vì lý do mức trách nhiệm vượt quá giá trị của tàu trong đơn bảo hiểm. 10. Tổn thất, tổn hại gây ra cho tài sản Hội chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tổn thất hay tổn hại gây ra cho tài sản trên đất liền cũng như trên biển cả, cố định hay di động. 11. Ô nhiễm Hội chịu trách nhiệm bồi thường và bù đắp các chi phí mà chủ tàu phải chịu để tiến hành phòng ngừa hoặc làm giảm thiểu rò rỉ, ô nhiễm, tổn thất phát sinh, chi phí làm sạch và các chi phí phải chịu do tuân theo quy định của chính quyền. 12. Trách nhiệm theo các hợp đồng lai dắt Hội cũng bồi thường cho chủ tàu tiền lai dắt nhằm mục đích ra vào cảng hoặc dẫn tàu đi đâu đó trong cảng trong chuyến hành trình thương mại thông thường. 13. Trách nhiệm phát sinh từ một vài hợp đồng và điều khoản bồi thường Hội sẽ bồi thường các chi phí liên quan đến trách nhiệm về chết chóc, bệnh hoạn hay tổn thất, tổn hại tài sản phát sinh từ nội dung một hợp đồng hay một điều khoản bồi thường hội viên đã ký kết hay đã được ký kết nhân danh hội viên liên quan đến phương tiện, dịch vụ được cung cấp hoặc sẽ cung cấp cho tàu mà đã được quản trị viên chấp nhận. 14. Trách nhiệm đối với xác tàu Trách nhiệm này được Hội bồi thường gồm: Phí tổn, chi phí liên quan đến việc trục vớt, dời, phá hủy, thắp sáng, làm nổi tàu nếu các chi phí này thuộc trách nhiệm pháp lý của chủ tàu. 15. Chi phí cách ly Hội chịu trách nhiệm bồi thường các chi phí phụ trội mà hội viên phải gánh chịu và là hậu quả của bệnh truyền nhiễm phát hiện trên tàu bao gồm chi phí cách ly và tẩy uế cùng với tổn thất thực của hội viên về nhiên liệu, tiền lương, đồ dự trữ, cảng phí. 16. Hàng hóa Hội bồi thường cho chủ tàu tổn thất, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa phát sinh do các nguyên nhân thuộc trách nhiệm pháp lý của chủ tàu và các chi phí xử lý hàng hư hỏng, hàng mất giá trị và những khiếu nại phát sinh từ vận đơn suốt hoặc vận đơn chuyển tải hoặc theo hợp đồng khác được quản trị viên chấp thuận. 17. Những đóng góp tổn thất chung không thu được Đóng góp tổn thất chung không thu được mà chủ tàu có quyền hưởng cũng có thể được Hội P&I bồi thường miễn là những đóng góp đó về mặt pháp lý không thể lấy được từ nguồn khác. 18. Phần đóng góp chung của tàu Hội bồi thường cho chủ tàu phần đóng góp chung của tàu nếu phần đóng góp này không lấy được theo đơn bảo hiểm thân tàu. 19. Chi phí của người cứu hộ Hội sẽ chi trả những chi phí hợp lý của người cứu hộ trong việc cố gắng cứu tàu và cũng sẽ chi trả tiền thưởng mà mẫu hợp đồng LOF 1980 cho phép nếu cứu hộ không thành công. 20. Tiền phạt Hội sẽ bồi thường tiền phạt mà chủ tàu phải gánh chịu do: - Nơi, điều kiện làm việc không an toàn. - Giao thiếu hoặc thừa hàng hóa. - Buôn lậu hoặc vi phạm hải quan. - Vi phạm xuất nhập cảnh. - Ô nhiễm. - Hành động bất cẩn, sai sót của thuyền viên hoặc người làm công trên tàu. 21. Điều tra và tố tụng hình sự Hội sẽ chịu trách nhiệm bồi thường các chi phí, phí tổn mà hội viên phải chịu để bảo vệ quyền lợi của mình. 22. Tổn thất, tổn hại, chi phí phải gánh chịu khi hành động theo chỉ thị của các quản trị viên Hội chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất, tổn hại, phí tổn phải chịu một cách hợp lý và cần thiết để thực hiện chỉ thị bằng văn bản của các quản trị viên liên quan tới tàu được bảo hiểm. 23. Chi phí tố tụng và đề phòng tổn thất Hội sẽ bồi thường những phí tổn, chi phí bất thường mà hội viên đã gánh chịu một cách hợp lý khi hay sau khi xảy ra tai nạn nhằm tránh hay giảm thiểu tổn thất phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm của Hội. Hội sẽ bù đắp các phí tổn, chi phí tố tụng liên quan đến trách nhiệm hay chi phí mà Hội nhận bảo hiểm cho hội viên. 24. Bảo hiểm đặc biệt Mục đích của quy tắc này là do chủ tàu có cơ hội được bồi thường những chi phí thường là không được chi trả nhưng hội đồng quản trị cho là có thể xem xét đền bù trong phạm vi của Hội. Những khiếu nại này phải được trình lên hội đồng quản trị trên cơ sở riêng rẽ. Nhóm II: CƯỚC LƯU TRÌ VÀ BIỆN HỘ Hội - Người bảo hiểm bảo trợ cho chủ tàu các khoản chi phí sau: - Cước khống, lưu trì, cầm giữ tàu hoặc bất kỳ vấn đề nào khác nảy sinh ngoài hợp đồng thuê tàu, vận đơn hoặc hợp đồng chuyên chở nào khác hoặc chuyên chở hàng hóa hoặc việc kinh doanh của tàu nói chung. - Cầm giữ tàu, cứu hộ, đóng góp tổn thất chung và lệ phí. - Hỏng hóc của tàu được bảo hiểm kéo dài. - Điều tra, thẩm định hợp pháp, ngăn chặn sự can thiệp bởi các tổ chức nhà nước, nhà chức trách,... các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh của tàu. - Hợp đồng của tàu được bảo hiểm được thiết lập, trao đổi, chuyển đổi sửa chữa (bao gồm bất kỳ sự cam kết nào liên quan tới hợp đồng nếu hợp đồng được ký kết khi bắt đầu hoặc trong thời hạn bảo hiểm hoặc quản trị viên chấp nhận bằng văn bản rằng khiếu nại, tranh chấp hoặc kiện tụng nảy sinh từ một hợp đồng cụ thể được bảo hiểm). - Sự cầm cố và hợp đồng cầm cố được bảo hiểm. - Bất kỳ hợp đồng nào khác liên quan đến tàu được bảo hiểm. - Bất kỳ vấn đề nào khác mà theo ý kiến của hội đồng là thuộc phạm vi bảo hiểm của nhóm này. Chú ý: Hội chỉ bồi thường các chi phí liên quan khác trong việc giải quyết tranh chấp của chủ tàu với Người khiếu nại. Hội không bồi thường các tổn thất là đối tượng của vụ tranh chấp. Nhóm III: ĐÌNH CÔNG CỦA THỦY THỦ VÀ SĨ QUAN TRÊN TÀU Hội bồi thường cho chủ tàu các thiệt hại kinh doanh về những ngày tàu ngừng hoạt động do đình công của sĩ quan, thủy thủ trên tàu bao gồm những ngày đình công, những ngày tàu nằm chờ đợi do hậu quả của cuộc đình công miễn là: - Sự cố đình công phải kéo dài ít nhất 24 giờ liên tục trở lên, số ngày tàu ngừng hoạt động phải vượt mức khấu trừ thì chủ tàu mới có quyền khiếu nại Hội. - Phần khiếu nại về ngày tàu chờ đợi do hậu quả cuộc đình công phải được giới hạn bằng ngày đình công. - Không bồi thường cho những ngày mà chủ tàu vẫn hưởng tiền cho thuê tàu hoặc được tính vào thời gian làm hàng. - Giới hạn tối đa của khiếu nại thuộc nhóm này là 42 ngày (không kể số ngày khấu trừ) hoặc ít hơn nữa tùy theo thỏa thuận. - Không bồi thường những thiệt hại những ngày tàu ngừng hoạt động thuộc phạm vi nhóm I, nhóm II, hoặc chủ tàu được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm chiến tranh, hoặc các hợp đồng bảo hiểm khác. - Khiếu nại về sự chậm trễ do hậu quả của cuộc đình công mà bắt đầu trước khi tàu tham gia bảo hiểm sẽ không được bồi thường. - Không bồi thường những khiếu nại về hậu quả của tàu chở hàng lậu, bị phong tỏa hoặc kinh doanh bất hợp pháp. - Hội có quyền từ chối hoặc giảm nhẹ mức độ bồi thường nếu việc đình công của sĩ quan, thủy thủ xảy ra do hành động bất hợp lý hoặc do sơ suất hay lỗi lầm của người quản lý trên tàu hoặc chủ tàu không có biện pháp thích đáng để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. - Trách nhiệm của Hội chỉ giới hạn ở mức thiệt hại của chủ tàu phải gánh chịu do hậu quả của cuộc đình công. - Hội đồng có quyền đơn phương quyết định bồi thường toàn bộ hoặc một phần các chi phí chủ tàu đã bỏ ra cho các biện pháp phòng tránh hoặc hạn chế các tổn thất thuộc trách nhiệm của Hội. - Hội đồng có quyền đơn phương quyết định bồi thường toàn bộ hoặc một phần của bất kỳ khiếu nại nào nếu họ cho rằng khiếu nại đó thuộc trách nhiệm của loại này. Nhóm IV: ĐÌNH CÔNG Ở CẢNG Hội sẽ chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất, chi phí về ngày tàu ngừng hoạt động ở cầu cảng và trong khi chờ đợi vào cầu cảng làm hàng. Sự chậm trễ này là do hoặc là hậu quả của cuộc đình công, bế cảng của người lao động hoặc bất cứ nguyên nhân nào ảnh hưởng tới việc kinh doanh của tàu bao gồm các quá trình sau: - Vào hoặc khởi hành từ cảng hay cầu hay di chuyển nơi neo đậu. - Xếp dỡ, chuyên chở hàng hóa tới nơi xếp hàng hoặc từ nơi dỡ hàng. - Các dịch vụ cần thiết khác như cung cấp các thiết bị cho việc sửa chữa tàu và bảo quản tàu. Miễn là: - Sự cố đình công hoặc bế xưởng phải kéo dài ít nhất 24 giờ liên tục trở lên và số ngày ngừng hoạt động phải vượt mức khấu trừ thì chủ tàu mới có quyền khiếu nại Hội. - Phần khiếu nại về ngày chờ đợi do hậu quả của cuộc đình công hoặc bế xưởng được giới hạn bằng số ngày đình công hoặc bế xưởng. - Không được bồi thường những ngày mà chủ tàu vẫn hưởng tiền cho thuê tàu hoặc được tính vào thời gian làm hàng theo hợp đồng thuê tàu hoặc những ngày tàu làm công việc khác. - Giới hạn tối đa của khiếu nại này là 42 ngày (không kể số ngày khấu trừ) hoặc ít hơn nữa tùy theo thỏa thuận. - Không bồi thường những thiệt hại những ngày tàu ngừng hoạt động thuộc phạm vi nhóm I, nhóm II, nhóm III hoặc chủ tàu được bồi thường theo hợp đồng bồi thường chiến tranh hay các hợp đồng bảo hiểm khác. - Khiếu nại về sự chậm trễ do hậu quả của cuộc đình công mà bắt đầu trước khi tàu tham gia bảo hiểm sẽ không được bồi thường. - Không bồi thường những khiếu nại về hậu quả của tàu chở hàng lậu, bị phong tỏa hoặc kinh doanh bất hợp pháp. - Hội có quyền từ chối hoặc giảm nhẹ mức độ bồi thường nếu việc đình công của sĩ quan, thủy thủ xảy ra do hành động bất hợp lý hoặc do sơ suất hay lỗi lầm của người quản lý tàu hoặc chủ tàu không có biện pháp thích đáng để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. - Trách nhiệm của Hội chỉ giới hạn ở mức thiệt hại của chủ tàu phải gánh chịu do hậu quả của cuộc đình công. - Hội đồng có quyền đơn phương quy định bồi thường toàn bộ hoặc một phần các chi phí của chủ tàu đã bỏ ra cho các biện pháp phòng tránh hoặc hạn chế các tổn thất thuộc trách nhiệm của Hội. - Hội đồng có quyền đơn phương quy định bồi thường toàn bộ hoặc một phần của bất kỳ khiếu nại nào nếu họ cho rằng khiếu nại đó thuộc trách nhiệm của bảo hiểm loại này. 2. Tình hình ký kết hợp đồng bảo hiểm P&I Công ty Vận tải biển III đã tham gia hội bảo hiểm tương hỗ trách nhiệm dân sự chủ tàu miền Tây nước Anh thông qua việc ký kết hợp đồng bảo hiểm P&I với các công ty bảo hiểm là Bảo Việt, Bảo Minh. Là một công ty vận tải biển lớn hoạt động kinh doanh lâu năm, Công ty Vận tải biển III đã rất chú trọng tới công tác bảo hiểm mà đặc biệt là công tác bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu, bởi vì các rủi ro thuộc loại bảo hiểm này rất hay xảy ra đôi khi với giá trị rất lớn. Bên cạnh đó đây cũng là biện pháp để thu hút các chủ hàng thuê vận chuyển vì họ cảm thấy an toàn cho hàng hóa của họ hơn. VINASHIP ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu với Bảo Việt, Bảo Minh cũng giống như bảo hiểm thân máy tàu, tức là mua bảo hiểm thân máy tàu cho tàu nào ở Công ty nào thì cũng mua bảo hiểm P&I của con tàu đó ở Công ty đó. Hình thức bảo hiểm này được VINASHIP mua theo hình thức định hạn, nên Công ty chủ động ký kết hợp đồng bảo hiểm ngay vào đầu năm nghiệp vụ bảo hiểm. Tuy nhiên trong bốn nhóm rủi ro thuộc trách nhiệm của Hội bảo hiểm P&I, đội tàu của VINASHIP chỉ tham gia mua bảo hiểm nhóm I, còn không tham gia mua bảo hiểm thuộc nhóm II, III, IV. Bởi vì xét tình hình thực tế hiện nay của Công ty cũng như tình hình kinh tế chính trị ở trong nước và trên thế giới, Công ty có thể loại trừ được ba nhóm rủi ro đó trong quá trình kinh doanh khai thác. Chúng ta sẽ đi sâu phân tích cụ thể từng nhóm và lý do mà VINASHIP không tham gia ba nhóm còn lại. * Đối với nhóm II: Cước phí, lưu trì và biện hộ Để đảm bảo chắc chắn thu được cước phí thì cần chú ý trong khi ký kết hợp đồng phải tìm hiểu kỹ đối tác, nội dung của hợp đồng và nội dung của B/L phải chặt chẽ. Khi giao hàng phải giao đúng thủ tục, yêu cầu phải xuất trình vận đơn gốc mới cho nhận hàng. Nếu không trả cước thì phải tìm cách giữ hàng để đòi tiền cước. Nếu người vận chuyển không đòi được tiền cước thì Người bảo hiểm cũng khó có thể đòi được. Mặt khác, muốn Người bảo hiểm đòi được tiền cước thì chủ tàu phải cung cấp đầy đủ hồ sơ. Khi tiến hành ký kết hợp đồng vận chuyển, Người bảo hiểm sẽ yêu cầu chủ tàu tham khảo ý kiến về nội dung C/P và nội dung mẫu B/L. Việc làm này trên thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn có thể không thực hiện được. Còn tiền phạt ngày tàu chủ tàu cũng có thể khắc phục được bằng cách ký mức bốc xếp một cách chính xác và cần đốc thúc làm hàng nhanh để đảm bảo tiến độ làm hàng. Trong thực tế, việc đòi tiền dôi nhật ngày tàu vì nhiều lý do khác nhau mà chủ tàu khó thực hiện được trong đó có lý do quan hệ bạn hàng. Còn chi phí biện hộ trong mọi trường hợp Người bảo hiểm phải sẵn sàng hỗ trợ chủ tàu vì đó là trách nhiệm của họ. * Đối với nhóm III: Đình công của sĩ quan và thủy thủ Trong thực tế chúng ta thấy, sĩ quan và thuyền viên của chúng ta rất có ý thức và không có tập quán đình công chống lại chủ tàu bởi vì họ đang cần việc làm. Do vậy Công ty cũng không cần mua bảo hiểm cho loại rủi ro này. * Đối với nhóm IV: Đình công ở cảng Trong thực tế cũng dễ dàng giúp chủ tàu có thể loại trừ được rủi ro này bởi vì nếu có đình công thì thời gian đình công sẽ được thông báo trước. Do vậy tàu đang trong cảng có thể rời cảng ngay tránh cho tàu không bị kẹt lại trong cảng. Trong trường hợp tàu đang trên đường tới cảng thì đại lý có trách nhiệm thông báo cho chủ tàu hoặc thông báo trực tiếp cho tàu để tàu kịp thời đổi hướng đến cảng gần cảng đích nhất để trả hàng. Công ty chỉ cần thông báo cho Người bảo hiểm biết sự việc và lý do tàu phải đổi hướng. Việc thông báo này rất cần thiết để khi tàu hành trình đến cảng mới, nếu có rủi ro thì không bị Người bảo hiểm từ chối bồi thường miễn rằng cảng mới vẫn nằm trong phạm vi cho phép tàu hoạt động của hợp đồng và đơn bảo hiểm. Nhờ những lý do thuận lợi trên, đồng thời tiết kiệm được một khoản tiền mua phí bảo hiểm lớn, Công ty đã chỉ mua bảo hiểm P&I thuộc nhóm I. 3. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm P&I Vì quyền lợi của cả hai bên. Với các Công ty bảo hiểm, nhằm giữ khách hàng cũng như thu hút thêm khách hàng; còn với Công ty Vận tải biển III, để tạo được uy tín là một khách hàng đáng tin cậy. Cho nên cả hai bên đều cố gắng thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình, cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho đối tác. Về phía mình, là lá cờ đầu trong ngành Vận tải biển của Việt nam, Công ty Vận tải biển III đã thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng bảo hiểm. Với một đội tàu vận tải biển lớn và hoạt động tầm xa, nên những rủi ro thuộc nhóm I là không thể tránh khỏi. Do đó Công ty luôn chủ động đóng phí bảo hiểm theo đúng thời gian đã quy định cho Công ty bảo hiểm. Ở đây chúng ta cần chú ý, do bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu là bảo hiểm tương hỗ, không mang tính kinh doanh, cho nên mức phí bảo hiểm được tính toán dựa trên sự cân đối với tình hình bảo hiểm của năm trước. Do đó phí bảo hiểm P&I của năm nay sẽ được xác định theo giá trị số vụ tổn thất của năm trước. Đây là lý do khiến mức phí bảo hiểm P&I không cố định theo các năm. Phí bảo hiểm loại này là kết quả thương lượng giữa VINASHIP với các Công ty bảo hiểm nhưng tuân theo quy tắc: Số vụ bồi thường của năm nghiệp vụ trước càng cao thì mức phí bảo hiểm của năm nay càng cao hay phí thấp thì mức khấu trừ cao. Công ty đã nộp phí bảo hiểm cho đội tàu như sau: Phí bảo hiểm P&I trong 1 năm = å (Mức phí bảo hiểm cho 1 GRT x GRT của 1 tàu) Về phía các Công ty bảo hiểm: Sau khi tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, Người bảo hiểm sẽ tiến hành tranh chấp, thương lượng với Người khiếu nại nhằm giảm nhẹ hay giải thoát trách nhiệm. Nếu vụ tổn thất xảy ra ở nước ngoài mà Hội bảo hiểm P&I ở nước ngoài trực tiếp giải quyết với Người khiếu nại thì Công ty phối hợp với chủ tàu để có ý kiến xác đáng về việc chấp nhận, từ chối hoặc giảm nhẹ trách nhiệm của chủ tàu, cung cấp các bằng chứng liên quan để giúp Hội tranh chấp với Người khiếu nại. Sau khi xác định trách nhiệm bảo hiểm, số tiền bồi thường sẽ được xác định như sau: Số tiền bồi thường = Số tiền bồi thường thiệt hại thực tế + Chi phí hợp lý - Mức khấu trừ Mức khấu trừ áp dụng đối với VINASHIP như sau: Hàng rời: 1500 USD/1 vụ Hàng khác: 3000 USD/1 vụ Đâm va (4/4): 3000 USD/1 vụ Khiếu nại khác: 1000 USD/1 vụ Số tiền bồi thường thiệt hại thực tế dựa trên mức độ thiệt hại thực tế và được xác định như sau: - Đối với hàng hóa: Mức độ thiệt hại và giá trị thiệt hại dựa trên Hóa đơn hàng; Đơn bảo hiểm hàng hóa; Bản chi tiết tính bồi thường của Người bảo hiểm hàng hóa hoặc Giấy yêu cầu bồi thường của Người khiếu nại; Biên bản giám định; Biên bản đổ vỡ hàng hoặc Biên bản kết toán giao nhận hàng nếu hàng hóa nguyên kiện; Biên bản đánh giá mức độ giảm giá trị thương mại có sự tham gia của các bên có liên quan; Biên bản xử lý, thanh lý hàng hóa bị hư hỏng có sự tham gia của các bên. - Đối với tổn thất đâm va cầu cảng, vật cố định: Bản dự toán sửa chữa và kết toán sửa chữa; Biên bản giám định tổn thất; Báo cáo về quá trình giám sát sửa chữa - Đối với ô nhiễm dầu: Quyết định phạt tiền của chính quyền; Hóa đơn về chi phí làm sạch môi trường và chi phí khác; Biên bản giám định. - Về việc di chuyển xác tàu: Các hợp đồng, hóa đơn về việc di chuyển xác tàu, toàn bộ chi phí để thực hiện di chuyển xác tàu trừ đi giá trị xác tàu hoặc các bộ phận của xác tàu thu hồi được. - Đối với rủi ro thương tật, ốm đau: Hóa đơn viện phí, thuốc men, các chi phí thực tế và hợp lý. Trong năm nghiệp vụ 2001, 2002 các Công ty bảo hiểm đều thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Tình hình thực hiện bảo hiểm giữa các Công ty bảo hiểm và Công ty Vận tải biển III được thể hiện trong những bảng sau: STT Tên tàu GRT ( RT ) P & I Người bảo hiểm Mức khấu trừ USD / GRT Phí P&I 1 Hùng Vương 01 2608 5.20 14,9917.76 Bảo Việt 20tr/3000USD 2 Hùng Vương 02 4393 5.20 25,127.96 Bảo Việt 25tr/3000USD 3 Hùng Vương 03 3228 5.20 18,464.16 Bảo Việt 25tr/3000USD 4 Hà Đông 5561 4.50 25,024.50 Bảo Minh 15tr/3000USD 5 Nam Định 5109 4.54 25,224.69 Bảo Việt 25tr/3000USD 6 Ninh Bình 5109 4.54 25,224.69 Bảo Việt 25tr/3000USD 7 Hà Nam 4068 4.54 20,315.59 Bảo Việt 25tr/3000USD 8 Hà Tiên 5555 4.50 24,997.50 Bảo Minh 15tr/3000USD 9 Bình Phước 4565 4.54 22,797.50 Bảo Việt 15tr/3000USD 10 Hưng Yên 7317 4.54 36,541.10 Bảo Việt 30tr/3000USD 11 Hà Giang 7194 4.80 34,531.20 Bảo Minh 15tr/3000USD Tổng cộng 238,635.57 Bảng 4: Tình hình mua bảo hiểm P&I cho đội tàu Vinaship năm 2001 STT Tên tàu GRT ( RT ) P & I Người bảo hiểm Mức khấu trừ USD / GRT Phí P&I 1 Hùng Vương 01 2608 7.264 20,838.96 Bảo Việt 25tr/3000USD 2 Hùng Vương 02 4393 7.264 35,101.83 Bảo Việt 25tr/3000USD 3 Hùng Vương 03 3228 7.264 25,793.01 Bảo Việt 25tr/3000USD 4 Hà Đông 5561 5.5125 30,621.94 Bảo Minh 15tr/3000USD 5 Nam Định 5109 6.34 51,052.90 Bảo Việt 25tr/3000USD 6 Ninh Bình 5109 6.34 35,242.34 Bảo Việt 25tr/3000USD 7 Hà Nam 4068 6.34 28,383.66 Bảo Việt 25tr/3000USD 8 Hà Tiên 5555 5.5125 39,656.93 Bảo Minh 15tr/3000USD 9 Bình Phước 4565 6.34 31,851.37 Bảo Việt 15tr/3000USD 10 Hưng Yên 7317 6.34 35,242.34 Bảo Việt 25tr/3000USD 11 Hà Giang 7194 5.58 32,698.68 Bảo Minh 15tr/3000USD Tổng cộng 326,827.04 Bảng 5: Tình hình mua bảo hiểm P&I cho đội tàu Vinaship năm 2002 Phần 2: CÔNG TÁC BẢO HIỂM THÂN TÀU 1. Tổng quan về bảo hiểm thân tàu Người được bảo hiểm có thể tham gia một trong hai điều kiện dưới đây: 1.1. Bảo hiểm mọi rủi ro đối với thân tàu thuyền Với điều kiện này, Người bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thường: - Tổn thất toàn bộ hay tổn thất bộ phận xảy ra đối với thân tàu được bảo hiểm là do hậu quả của những nguyên nhân trực tiếp sau đây: + Đâm va với tàu thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước. + Đâm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi trôi, cố định, cầu phà, đà, công trình đê đập, cầu cảng.... + Cháy nổ ngay trên tàu thuyền hoặc cháy nổ ở nơi khác gây tổn thất cho tàu. + Vứt bỏ tài sản khỏi tàu thuyền trong trường hợp cần thiết, hợp lý. + Mất tích. + Động đất, sụt lở, núi lửa phun. + Bão tố, sóng thần, gió lốc, mưa đá hay sét đánh. + Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển hàng hóa, nguyên liệu hoặc khi tàu đang neo đậu, lên đà sửa chữa tại xưởng. + Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc hư hỏng do khuyết tật ngầm gây ra với điều kiện kiểm tra giám định bình thường không phát hiện được. + Sơ suất của Thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ, hoa tiêu hoặc của người sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là Người được bảo hiểm. - Những chi phí cần thiết và hợp lý trong việc: + Hạn chế tổn thất, trợ giúp hay cứu hộ hoặc chi phí tố tụng được Người bảo hiểm đồng ý trước. + Kiểm tra giám định những hư hại, tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm. + Đóng góp chi phí tổn thất chung. + Kiểm tra đáy tàu sau khi mắc cạn kể cả trường hợp không phát hiện được tổn thất. 1.2. Bảo hiểm tổn thất toàn bộ đối với thân tàu thuyền Với điều kiện này, Người bảo hiểm nhận trách nhiệm: - Bồi thường tổn thất toàn bộ (thực tế hay ước tính) xảy ra đối với thân tàu được bảo hiểm là hậu quả do những nguyên nhân trực tiếp sau đây: + Đâm va với tàu thuyền hay phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước. + Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi trôi, cố định, cầu phà, đà, công trình đê đập, cầu cảng.... + Cháy nổ ngay trên tàu thuyền hoặc cháy nổ ở nơi khác gây tổn thất cho tàu. + Vứt bỏ tài sản khỏi tàu thuyền trong trường hợp cần thiết, hợp lý. + Mất tích. + Động đất, sụt lở, núi lửa phun. + Bão tố, sóng thần, gió lốc, mưa đá hay sét đánh. + Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển hàng hóa, nguyên liệu hoặc khi tàu đang neo đậu, lên đà sửa chữa ở xưởng. + Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc hư hỏng do khuyết tật ngầm gây ra với điều kiện kiểm tra giám định bình thường không phát hiện được. + Sơ suất của Thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ, hoa tiêu hoặc của người sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là Người được bảo hiểm. - Những khoản chi phí hợp lý mà chủ tàu phải gánh chịu để tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế tới mức thấp nhất đối với các tổn thất có thể dẫn đến khiếu nại, đòi bồi thường theo điều khoản này. - Rủi ro ô nhiễm. Người bảo hiểm còn bảo hiểm cả tổn thất do tàu thuyền gây ra từ quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro ô nhiễm với điều kiện: + Tổn hại tàu thuyền thuộc trách nhiệm bảo hiểm. + Hành động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm phòng ngừa, hạn chế nguy cơ hoặc rủi ro ô nhiễm không phải là do thiếu mẫn cán hợp lý của Người được bảo hiểm, chủ tàu hay người quản lý tàu trong việc phòng ngừa hoặc hạn chế nguy cơ rủi ro ô nhiễm. Người bảo hiểm cũng nhận trách nhiệm bồi thường tổn thất đối với tàu thuyền buộc phải chạy bằng buồm hay động cơ cùng một lúc cả hai loại đó trong hoàn cảnh thấy thật sự cần thiết. Lai kéo và trợ giúp tàu thuyền khác khi gặp tai nạn. Những hư hỏng mất mát và tổn thất vật chất xảy ra trong thời gian này chỉ thuộc trách nhiệm bảo hiểm phần chi phí sửa chữa mà Người được bảo hiểm không thu hồi được đầy đủ do phía được cứu nạn thực sự không đủ khả năng hoàn trả. Tàu thuyền được bảo hiểm đâm va với tàu thuyền cùng chủ hoặc cùng thuộc quyền quản lý hoặc được những tàu thuyền như vậy cứu hộ. Nếu Người được bảo hiểm thỏa thuận trước và nộp thêm phí bảo hiểm theo yêu cầu của Người bảo hiểm, Người bảo hiểm còn nhận bảo hiểm cả trường hợp: + Có sự thay đổi về phạm vi hoạt động, lai dắt và ngày khởi hành (trường hợp bảo hiểm chuyến). + Xếp dỡ hàng hóa hoặc nguyên liệu ở ngoài biển sang tàu khác hoặc từ tàu khác sang tàu được bảo hiểm. 2. Tình hình ký kết hợp đồng bảo hiểm Công ty Vận tải biển III là một Công ty Vận tải biển lớn, có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, có đội tàu hoạt động thường xuyên trên các tuyến trong và ngoài nước. Để đảm bảo công tác kinh doanh đạt kết quả tốt, Công ty rất quan tâm đến công tác bảo hiểm đội tàu của mình. Công ty mua bảo hiểm thời hạn đối với bảo hiểm thân tàu và tất cả các điều khoản ITC (1983) là cơ sở để ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa Công ty và các Công ty bảo hiểm. Hiện nay có rất nhiều các Công ty bảo hiểm trên đất nước ta như Bảo Việt, Bảo Minh, còn có các Công ty bảo hiểm nước ngoài như Công ty Denholm Ship Management, Taiheiyo Kaiun... nên đã tạo ra sự cạnh tranh trong thị trường bảo hiểm trong nước, làm tiền đề nâng cao chất lượng bảo hiểm. Nhưng bên cạnh đó còn có một số mặt hạn chế, đó là các Công ty bảo hiểm nước ngoài có chất lượng nghiệp vụ bảo hiểm rất cao, thủ tục ngắn gọn và đặc biệt là tỉ lệ phí bảo hiểm của họ thấp hơn của các Công ty bảo hiểm trong nước. Điều này dễ gây nguy cơ chảy ngoại tệ ra ngoài. Là một Công ty lớn của một ngành có nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, Công ty chỉ mua bảo hiểm của các Công ty bảo hiểm trong nước. Bảo Việt là Người bảo hiểm lâu năm nhất của Công ty, sau này có thêm Bảo Minh. Việc mua bảo hiểm tại nhiều Công ty khác nhau tạo ra sự cạnh tranh nhằm giảm giá cước và nâng cao chất lượng bảo hiểm. Trong năm 2000, chất lượng của công tác bảo hiểm được nâng cao rõ rệt, quá trình ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa Phòng pháp chế hàng hải của Công ty và Phòng bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo Việt, Bảo Minh đã được rút ngắn và rất nhanh chóng do đã có sự hiểu biết lẫn nhau lâu năm. Và trong năm 2002, công tác bảo hiểm đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2001, Công ty đã mua bảo hiểm tại Bảo Việt 08 tàu, tại Bảo Minh 03 tàu Năm 2002, Công ty cũng đã mua bảo hiểm tại Bảo Việt 08 tàu, tại Bảo Minh 03 tàu. Với mỗi tàu, Công ty mua đồng thời cả bảo hiểm thân máy tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu ở cùng một Công ty bảo hiểm để tạo điều kiện dễ dàng khi xảy ra tổn thất thì việc tính toán xác định tổn thất của cả hai loại đối tượng bảo hiểm cho thật dễ dàng, thuận tiện khi thanh toán.Tình hình bảo hiểm thân tàu trong năm 2001 và 2002 được phản ánh trong các bảng sau: STT Tên tàu Gía trị bảo hiểm (USD ) Hull Người bảo hiểm Mức khấu trừ Hull Tỷ lệ phí ( % ) Phí Hull 1 Hùng Vương 01 1,200,000 2.00 24,000.00 Bảo Việt 20tr/3000USD 2 Hùng Vương 02 1,512,000 1.90 28,728.00 Bảo Việt 25tr/3000USD 3 Hùng Vương 03 468,000 1.98 9,266.00 Bảo Việt 25tr/3000USD 4 Hà Đông 1,630,000 1.20 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc272nh gi tnh hnh th7921c hi7879n b7843o hi7875m PampI vamp22.doc
Tài liệu liên quan