Khóa luận Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam

Tài liệu Khóa luận Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam: Khoá Luận tốt nghiệp Cao Thị Hương-Lớp Nhật 1-K38F - 1 - Khoỏ Luận tốt nghiệp Thực trạng, định hướng và giải phỏp phỏt triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam Cao Thị Hương-Lớp Nhật 1-K38F Khoá Luận tốt nghiệp Cao Thị Hương-Lớp Nhật 1-K38F - 2 - LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................... 3 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM.................................................................................................................. 6 I. VÀI NẫT VỀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM..................... 6 II. KHÁI QUÁT VỀ TèNH HèNH NHẬP KHẨU, TIấU THỤ HÀNG DỆT MAY TRấN THẾ GIỚI ............................................................................................. 13 CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM .......................................................... 23 I. THỰC TRẠNG VỀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM .....

pdf95 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 1 - Khoá Luận tốt nghiệp Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam Cao Thị Hương-Lớp Nhật 1-K38F Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 2 - LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................... 3 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM.................................................................................................................. 6 I. VÀI NÉT VỀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM..................... 6 II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU, TIÊU THỤ HÀNG DỆT MAY TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................................. 13 CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM .......................................................... 23 I. THỰC TRẠNG VỀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM ........ 23 II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM ......................................................................................................................... 59 CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM ..................... 68 I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM................................................................................................................ 68 II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM ................................................ 80 KẾT LUẬN..................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 94 Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 3 - LỜI MỞ ĐẦU Bước sang thế kỉ 21 xu thế quốc tế hoá ngày càng mạnh mẽ, phân công lao động ngày càng sâu sắc, hầu hết các quốc gia đều mở cửa nền kinh tế để tận dụng triệt để hiệu quả lợi thế so sánh của nước mình. Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì ngành dệt may là một ngành đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong công cuôc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh vai trò cung cấp hàng hoá cho thị trường trong nước, ngành dệt may hiện nay đã vươn ra các thị trường nước ngoài, ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Sản phẩm của ngành hiện nay ngày càng đa dạng phong phú, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, thu được một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Với tốc độ tăng trưởng và khả năng mở rộng xuất khẩu của ngành, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy cần thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu dệt may và các mặt hàng khác vì đó là giải pháp tốt nhất cho nền kinh tế của nước ta. Nhà nước đã kịp thời có những quy định nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất hàng xuất khẩu, cụ thể là chiến lược phát triển kinh tế theo hướng thị trường mở, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Chính nhờ những chính sách và những quy định mới đó đã đưa lại cho ngành dệt may những động lực và định hướng phát triển mới. Trong thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam tuy chưa hẳn là phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đủ để chứng tỏ là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Từ năm 1995 tới nay, sản lượng xuất khẩu cũng như sản lượng sản xuất của ngành không ngừng tăng, đặc biệt đến năm 2003 này ngành dệt may đã đạt thành tựu khá đáng kể, kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu vượt qua cả dầu khí. Với xu hướng phát triển không ngừng của ngành dệt may Việt Nam trong môi trường kinh tế thế giới nhiều biến động thì đây chính là một sự kiện đáng mừng của ngành trong thời gian qua. Trước những thành quả to lớn đáng tự Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 4 - hào đó, tác giả đã chọn đề tài: "Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam" với mục đích phân tích thực trạng của ngành dệt may Việt Nam, xu hướng của thị trường dệt may thế giới đánh giá những thuận lơị khó khăn của ngành dệt may trong tình hình hiện nay từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp để nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng này. Khoá luận tốt nghiệp tập trung nghiên cứu thực trạng năng lực sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong những năm qua, tình hình tiêu thụ hàng dệt may trên thị trường thế giới. Đồng thời phân tích những tác động của các chính sách quốc gia và môi trường quốc tế, đặt ngành dệt may của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá kết hợp với đánh giá năng lực sản xuất và xuất khẩu của một số sản phẩm dệt may phổ biến của Việt Nam như hàng dệt kim, dệt thoi, hàng may sẵn, bông…Những sản phẩm khác của ngành dệt may như hàng dệt kỹ thuật...sẽ không là đối tượng nghiên cứu của luận văn này. Với phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp phân tích, kết hợp những kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ những vẫn đề nghiên cứu. Hơn nữa, khoá luận tốt nghiệp còn vận dụng các quan điểm, đường lối phát triển chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước để khái quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu. Khoá luận tốt nghiệp gồm ba chương Chương I - "Khái quát về ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam và thị trường tiêu thụ hàng dệt may thế giới" khái quát chung về ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam, quá trình phát triển của ngành, những lợi thế mà ngành có được, vai trò vị trí đối với nền kinh tế quốc dân. Phân tích tình hình nhập khẩu hàng dệt may của một số thị trường nhập khẩu chính như Nhật, Mỹ, EU. Chương III - "Hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may xuất khẩu Việt nam" sẽ phân tích cụ thể về thực trạng cơ sở sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ, sản lượng, mặt hàng, hình thức tổ chức sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Phân tích thực trạng xuất khẩu của ngành thông qua phân tích đánh giá kim ngạch xuất khẩu, chủng loại mặt hàng, và thị trường xuất khẩu của ngành dệt Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 5 - may Việt Nam. Từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội mà ngành có được và những thách thức mà ngành đang và sẽ phải đương đầu trong hiện tại và trong thời gian tới. Chương III - "Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam" qua việc đánh giá sơ bộ về xu hướng chuyển dịch việc sản xuất hàng dệt may trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu hội nhập của ngành dệt may Việt Nam, những định hướng, mục tiêu phát triển của ngành trong tương lai sẽ đưa ra những giải pháp cần thiết cho ngành dệt may Việt Nam để tháo gỡ những khó khăn trước mắt, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, khuyến khích và mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may để ngành trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường đại học Ngoại Thương, những người đã truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích và tạo điều kiện thuận lợi cho em suốt quá trình học tập tại Trường. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo Nguyễn Quang Hiệp, người đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 6 - CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM I. VÀI NÉT VỀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM 1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành Hiện nay ngành dệt may trên thế giới đã đạt được những thành tựu vượt bậc đó chính là thành quả đáng tự hào của quá trình hình thành và phát triển từ thời xa xưa của ngành này trên thế giới. Mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may là vào thế kỉ 18 khi máy dệt ra đời ở nước Anh và từ đó sức lao động đã được thay bằng máy móc nên năng suất dệt vải tăng chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Và bắt đầu từ khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra thì các thành tựu khoa học kĩ thuật được chuyển giao và có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Kinh tế đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu ăn mặc không chỉ dừng lại ở chỗ chỉ để phục vụ cho việc bảo vệ cơ thể, sức khoẻ con người mà còn để làm đẹp thêm cho cuộc sống. Ở Việt Nam, mặc dù là một nước lạc hậu, kém phát triển nhưng so với ngành dệt may trên thế giới thì cũng có rất nhiều điểm nổi bật. Trước đây, vào thời phong kiến khi máy móc, khoa học kĩ thuật chưa phát triển ở nước ta thì ngành dệt may Việt Nam đã hình thành từ ươm tơ, dệt vải với hình thức đơn giản thô sơ nhưng mang đầy kĩ thuật tinh sảo và có giá trị rất cao. Sau đó ươm tơ dệt vải đã trở thành một nghề truyền thống của Việt Nam được truyền từ đời này qua đời khác nhờ vào những đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Việt Nam. Dù những công việc đó rất giản đơn nhưng chính những nghề truyền thống này đã tạo ra một phong cách rất riêng cho ngành dệt may Việt Nam ta mà không một nước nào có được. Ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 1958 ở miền Bắc và đến năm 1970 ở miền Nam, nhưng mãi tới năm 1975 khi đất nước thống nhất, ngành dệt may mới được ổn định. Nhà máy được hình thành ở 3 Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 7 - miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Các nhà máy này đã thu hút và giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động. Khi đất nước vừa thoát khỏi ách thống trị, đang còn trong tình trạng kinh tế trì trệ kém phát triển thì các nhà máy của ngành đóng một vai trò rất to lớn đối với đất nước. Lúc đầu, các nhà máy chỉ sản xuất hàng hoá để phục vụ nhu cầu trong nước. Sản lượng sản xuất ra không nhiều vì lúc đó máy móc, thiết bị còn lạc hậu, toàn là những máy cũ nhập từ các nước xã hội chủ nghĩa, hơn nữa trình độ quản lý cũng còn rất hạn chế. Ngay cả hàng sản xuất để phục vụ cho nhu cầu trong nước cũng không đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng, mẫu mã còn nghèo nàn ít ỏi. Thời kì từ năm 1975 đến năm 1985 nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp, đầu vào và đầu ra của sản xuất được cung ứng theo chỉ tiêu của Nhà nước, việc sản xuất và quản lý theo ngành khép kín và hướng vào nhu cầu tiêu dùng nội địa là chính còn xuất khẩu trong giai đoạn này chỉ thực hiện trong khuôn khổ Hiệp định và Nghị định thư của nước ta kí kết với khu vực Đông Âu - Liên Xô trước đây. Do đó ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu đi nước ngoài chủ yếu là sang thị trường Liên Xô và thị trường Đông Âu. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu chủ yếu là gia công hàng bảo hộ lao động cho hai thị trường này với nguyên liệu, thiết bị do họ cung cấp. Sản lượng dệt may cho tới năm 1980 đạt 50 triệu sản phẩm các loại, 80% xuất sang Liên Xô còn lại là Đông Âu và khu vực II. Đến cuối năm 1990, khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bị tan rã, nước ta rơi vào thế hoàn toàn cô lập so với nhiều nước lớn mạnh khác, thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Nền kinh tế nước ta trở nên đình trệ, thất nghiệp tăng, nhiều xí nghiệp bị đóng cửa, ngành dệt may cũng không thoát khỏi tình trạng này. Cùng thời gian đó Đảng và Nhà nước ta bắt đầu chính sách đổi mới nền kinh tế, chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang cơ chế quản lý tự hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Thời kì này, ngành dệt may gặp nhiều khó khăn phải đối mặt với việc: thiếu vốn, thiếu công nghệ, đặc biệt thiếu đối tác đầu mối tiêu thụ hàng hoá. Trong nhiều năm qua ngành đã phải đưa ra nhiều chiến lược, biện pháp để duy trì Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 8 - sản xuất, đảm bảo cung cấp sản phẩm cho thị trường nội địa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đồng thời tự lo vốn đổi mới thiết bị, tăng cường thiết bị chuyên dùng, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, hoàn thiện dần hệ thống quản lí tổ chức… Giai đoạn 1990 - 1995 nhờ có chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Mặc dù phát triển chậm hơn so với các nước láng giềng Châu Á, nhưng ngành đã tự đứng dậy vươn lên, phát triển một cách đầy ấn tượng. Bước đầu năm 1993 kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD và đến cuối năm 1997 xuất khẩu đạt 1,35 tỷ USD. Không dừng lại ở con số này, hàng dệt may xuất khẩu đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam nằm trong chiến lược phát triển CNH, HĐH của đất nước trong thời gian tới. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,75 tỷ USD, trong 8 tháng đầu năm 2003 này kim ngạch xuất khẩu đạt được xấp xỉ 2,597 tỷ USD và dự kiến đến cuối năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ đạt được 3,5 tỷ USD. Với tốc độ tăng mạnh của công nghiệp dệt may nước ta hiện nay, các chuyên gia có thể khẳng định ngành dệt may có thể đạt mục tiêu 4,5 - 5 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2005 và đến năm 2010 là 8 tỷ USD. (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số 143 - ngày 2 tháng 8 năm 2003). Các mặt hàng dệt may xuất khẩu cũng tương đối phong phú, đa dạng, mẫu mã dần dần được cải tiến đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Bước đầu, ngành dệt may Việt Nam đã có tên tuổi trên một số thị trường lớn trên thế giới: EU, Mĩ, Nhật…tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Đặc biệt ngày 23 tháng 4 năm 2001 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010 theo QĐ số 55/2001/QĐ-TTg. Với chiến lược này ngành dệt may có nhiều cơ hội mới để phát triển đó là: Chính phủ có nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ, khuyến khích phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh như được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư, được Ngân hàng đầu tư và phát triển, các Ngân hàng thương mại quốc doanh bảo lãnh hoặc cho vay tín dụng Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 9 - xuất khẩu, cho vay đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, được hưởng thuế thu nhập ưu đãi 25%. Hiện nay, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đang từng bước đổi mới để hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá của cả thế giới. 2. Lợi thế phát triển của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam Thực tế cho thấy trong vài năm gần đây quần áo, sản phẩm của ngành dệt may do các cơ sở trong nước sản xuất, chất lượng ngày càng được nâng cao, mẫu mã phong phú đa dạng, tiêu thụ với khối lượng lớn trên thị trường. Nhiều người tiêu dùng đã nhận xét: trong khi chất lượng hàng hoá không kém hàng ngoại thì kiểu dáng và mẫu mã lại phù hợp hơn, giá cả rẻ hơn. Những thành tựu mà ngành dệt may xuất khẩu đã đạt được trong thời gian gần đây chủ yếu là nhờ vào nhiều yếu tố thuận lợi sẵn có của Việt Nam. Với số dân trên 80 triệu người, tỷ lệ nữ giới lại rất lớn, đó là đội ngũ lao động rất phù hợp cho ngành dệt may, một ngành đòi hỏi sự tỉ mỉ khéo léo, cần mẫn. Người dân Việt Nam đặc biệt là phụ nữ Việt Nam nổi tiếng là những người siêng năng chuyên cần, thông minh, nhanh nhẹn tháo vát, là điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam. Ở Việt Nam giá nhân công thấp ở mức dưới 2,5 USD/giờ (thuộc loại thấp nhất trong khu vực). Chi phí đầu tư thấp nhờ có sẵn nhà xưởng cho thuê với giá rẻ của các tổ chức Nhà nước và tiếp cận được nhiều chủng loại thiết bị cơ bản không đắt tiền mới cũng như đã qua sử dụng của một số nước thì chi phí sản xuất dệt may của Việt Nam là thấp 0,08 USD (CFSX/phút) (CFSX: chi phí sản xuất) thấp hơn mức bình quân là 0,13 USD bằng chi phí sản xuất ở Banglades, thấp hơn so với Trung Quốc (0,09 USD ). Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 10 - Bảng giá thành sản xuất tính theo các nước Nước Chi phí sản xuất (USD) (không gồm chi phí vận chuyển) Xu hướng Trung Quốc 0,09 ổn định Hồng Kông 0,19 ổn định Thái Lan 0,16 Tăng Đài Loan 0,2 Tăng mạnh Indonesi 0,10 ổn định Việt Nam 0,08 ổn định Trung Bình 0,13 Nguồn: Phân tích chi phí sản xuất SECO, 2001 Ngành dệt may là ngành không đòi hỏi phải có nhiều vốn đầu tư lớn. Để có thể xây dựng chỗ làm việc cho ngành dệt may thì vốn bỏ ra không nhiều và thu hồi vốn cũng khá nhanh. Đối với Việt Nam một quốc gia còn nhiều khó khăn về vốn đầu tư thì đây là một ngành rất thích hợp để phát triển kinh tế. Cũng chính vì thế mà các cơ sở sản xuất dệt may xuất khẩu ngày càng tăng và phát triển mạnh. Ngoài ra, các công ty trong khu vực đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các mối liên kết marketing thiết yếu với thị trường tiêu thụ và cung cấp gần như toàn bộ nguyên liệu cần thiết. Các đối tác thương mại khu vực Châu Á và liên minh Châu Âu (EU) đã đem đến cho Việt Nam những cơ hội rất lớn trong việc tiếp cận thị trường nước ngoài, điều này ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nói vậy không phải ngành dệt may của Việt Nam hoàn toàn chỉ có thuận lợi trên con đường phát triển. Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế các nước đang bị giảm sút, thị trường bị co hẹp lại, ngành dệt may bị chịu nhiều ảnh hưởng lớn của nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều yếu kém như vấn đề về năng lực sản xuất của Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 11 - doanh nghiệp còn nhỏ bé cả về quy mô lẫn công suất, chất lượng sản phẩm sản xuất ra chưa thật sự đem lại uy tín cho doanh nghiệp, trình độ công nghệ của ngành còn lạc hậu so với các nước trong khu vực từ 10 đến 20 năm, nguyên phụ liệu cho sản xuất cung cấp không ổn định, có rất nhiều nguyên phụ liệu mà trong nước không sản xuất được nên chủ yếu dựa vào nhập khẩu, vì vậy giá thành so với các nước trong khu vực còn cao hơn rất nhiều. Với những yếu kém của ngành dệt may Việt Nam hiện nay đã làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường trong khu vực và trên thị trường quốc tế do đó ngành đang nỗ lực đầu tư, đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường sức cạnh tranh và khẳng định uy tín mặt hàng dệt may của Việt Nam ở thị trường trong và ngoài nước. 3. Vị trí và vai trò của xuất khẩu dệt may đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Ngành dệt may đã tạo ra sản phẩm rất quan trọng không thể thiếu đối với cuộc sống của mỗi người. Trong 10 năm qua ngành dệt may xuất khẩu đã trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, có những bước tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng bình quân là 24,8%/năm, vượt lên đứng ở vị trí thứ nhất trong cả nước về kim ngạch xuất khẩu, vượt cả qua ngành dầu khí. Mặt hàng dệt may đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy nhanh tự do hoá thương mại. Mặc dù hiện nay ngành dệt may Việt Nam còn nhiều điểm yếu kém, bất cập nhưng cũng có ý nghĩa to lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Xuất khẩu dệt may tăng lên tạo đà cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất góp phần giải quyết công ăn việc làm cho đội ngũ lao động dư thừa ngày càng tăng mạnh của Việt Nam. Hơn 10 năm qua ngành đã thu hút hơn nửa triệu lao động trong cả nước. Mặt khác nhờ có sự tăng trưởng mạnh của xuất khẩu nên đã đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 12 - Vị trí của ngành dệt may xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân Chỉ số Đơn vị 1995 1999 2000 2001 1.GDP Tỷ VNĐ 228,892 339,942 444,139 474,340 2.CNN Tỷ VNĐ 34,318 70,767 82,992 94,780 3.Ngành dệt may Tỷ VNĐ 3,100 7,700 9,120 10,260 4.Tỉ lệ 3/2 % 9,03 10,88 11,0 10,8 5.Tỉ lệ 3/1 % 1,4 1,9 2,1 2,1 6. Tổng giá trị XK Triệu USD 5.449 11.540 14.308 15.810 7.XK dệt may Triệu USD 850 1.747 1.892 1.962 8.Tỷ lệ 7/6 % 15,6 15,1 13,2 12,4 Nguồn: Theo thống kê của Hiệp hội VITAS, năm 2001 Nếu như ngành dệt may vào năm 1995 chỉ chiếm 3,1% trong toàn ngành công nghiệp nhẹ thì đến năm 2001 đã tăng lên 10,26%, chiếm 21% trong GDP, góp phần làm tăng GDP của cả nước. Xuất khẩu mặt hàng dệt may đóng một vai trò đáng kể vào sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu hàng hoá nước ta trong thời gian qua. Năm 1995 xuất khẩu dệt may chỉ đạt 850 triệu USD đến năm 2001 con số đã tăng lên là 1,962 tỷ USD và năm 2002 đạt kim ngach xuất khẩu là 2,752 tỷ USD, vượt mức kế hoạch mà ngành đã đặt ra trong năm 2002. Qua đây ta thấy xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian gần đây rất có hiệu quả. Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 13 - II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU, TIÊU THỤ HÀNG DỆT MAY TRÊN THẾ GIỚI 1. Dung lượng thị trường thế giới về hàng dệt may Trên thế giới hiện nay có khoảng 194 quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Nhu cầu về hàng dệt may trên thế giới không phải là nhỏ. Những năm gần đây sau cuộc khủng hoảng tiền tệ ở khu vực Châu Á, từ năm 2002 trở đi, kinh tế thế giới đã hồi phục, nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may cũng tăng lên, nhất là tại các nước Châu Á. Bước sang thế kỉ mới này, ngành gia công sợi Châu Á sẽ phát triển trong môi trường có nhiều thuận lợi, ngành may mặc cũng đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước trong khu vực. Tình hình nhập khẩu hàng dệt may trên thế giới (Đơn vị: Triệu USD) Năm 1990 1995 1999 2000 2001 May 112074 170325 200648 214123 209645 Dệt 131564 148055 142954 149370 138590 Tổng cộng 243638 318380 343602 363493 348235 Nguồn: Theo thống kê hàng năm của ASEAN Textile Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may trên thế giới ngày càng gia tăng mạnh. Năm 2000 kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của thế giới đã tăng lên 363,493 tỷ USD trong đó mặt hàng may mặc tăng lên là 214,12 tỷ USD tương đương 6,7% so với năm 1999 và tăng lên 91% so với năm 1990. Đối với mặt hàng dệt, kim ngạch nhập khẩu là 149,370 tỷ USD tăng 4,5% so với năm 1999; và tăng 13,5% so với kim ngạch nhập khẩu năm 1990. Qua bảng ta có thể thấy, lượng nhập khẩu về hàng may mặc tăng lên rất lớn từ năm 1990 đến năm 2000, còn lượng nhập khẩu về hàng dệt thì tăng không đáng kể. Tuy nhiên đến năm 2001 thì lượng nhập khẩu hàng dệt may bị chững lại, tổng kim ngạch nhập khẩu của thế giới chỉ đạt 348,235 tỷ USD giảm đi 4,2% so với năm 2000. Hàng dệt giảm 10,788 tỷ USD tương Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 14 - đương 52,25%. Nguyên nhân là do nhu cầu của thị trường thế giới giảm mạnh đối với hàng dệt, đồng thời do nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn đặc biệt là 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Nhật đang rơi vào tình hình khủng hoảng, nền kinh tế bị đình trệ. Tại Mỹ và Nhật Bản lượng hàng dệt may nhập khẩu từ các nước trên thế giới giảm đáng kể. Trong đó tại thị trường Mỹ lượng nhập khẩu hàng may mặc giảm 724 triệu USD, còn lượng hàng dệt nhập khẩu vào thị trường này cũng giảm 484 triệu USD. Thị trường Nhật nhập khẩu hàng dệt giảm đi 190 triệu USD, hàng may mặc giảm 516 triệu USD. Ngoài ra, thị trường EU là một trong những thị trường lớn của thế giới về tiêu thụ hàng dệt may thì lượng nhập khẩu cũng bị giảm xuống đáng kể, nhập khẩu hàng may mặc giảm 812 triệu USD, hàng dệt giảm 3086 triệu USD. Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của một số thị trường lớn trên thế giới (Đơn vị: Tỷ USD) Thị Năm 1990 Năm 1995 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 trường Dệt May Dệt May Dệt May Dệt May Dệt May EU 50.370 56.844 57.227 74.183 51.037 82.204 48.706 80.084 45.620 79.263 Nhật 4.106 8.737 5.985 18.758 40547 16.402 4.939 19.709 4.749 19.148 Mỹ 6.370 26.977 10.441 41.376 14.305 58.785 16.008 67.115 15.492 66.391 TQ, HK 10.182 6.913 16.895 12.654 12.652 14.757 13.717 16.008 12.177 16.098 ơ TQ, HK: Trung Quốc và Hồng Kông Nguồn: Thống kê hàng năm của ASEAN Textile năm 2001 Nhìn chung nhu cầu mặt hàng dệt may trên thế giới tăng nhanh (trừ trường hợp năm 2001 là ngoại lệ do ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ, Nhật bị khủng hoảng). Trong đó ta cũng thấy rõ, hàng năm thị trường EU tiêu thụ một khối lượng lớn hàng dệt may (cả mặt hàng dệt kim và hàng may mặc). Do đó để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt kim thì cần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường EU và thị trường Nhật Bản là tốt nhất. Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 15 - Hiện nay, trên thế giới Nhật và Mỹ là 2 quốc gia tiêu thụ hàng dệt may nhiều nhất thế giới, đặc biệt là hàng Trung Quốc. Để cạnh tranh với hàng Trung Quốc, Mỹ có thể sẽ điều chỉnh nguồn hàng nhập khẩu. Tại Mỹ, giá cạnh tranh rất gay gắt, nhu cầu tiêu dùng đang dần thu hẹp lại nên giá cả ở thị trường này đang giảm liên tiếp. Đồng thời Mỹ cũng đang hạn chế việc xuất khẩu hàng dệt may từ các nước đang phát triển đây là điều bất lợi cho nước ta khi xuất khẩu vào Mỹ. Còn Nhật Bản là nước không có hạn ngạch hạn chế nhập khẩu về mặt hàng dệt may nên thị phần hàng dệt may của Trung Quốc chiếm hơn 80% tổng nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường này. Việt Nam đang tập trung đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Nhật và EU. Tuy nhiên, để thực hiện thành công điều này thì Việt Nam còn phải đối mặt với không ít khó khăn. 2. Đặc điểm một số thị trường nhập khẩu chính a. Thị trường Mỹ Thị trường Mỹ là một thị trường lớn và năng động nhất thế giới. Nhu cầu tiêu dùng ở thị trường này là rất lớn. Với dân số hơn 280 triệu người, vào năm 2001 người dân ở Mỹ tiêu thụ tới 272 tỷ USD cho quần áo, bình quân một người Mỹ mua khoảng 54 bộ quần áo. Đây là thị trường lớn mà nhiều năm qua Trung Quốc đang là nhà xuất khẩu lớn. Mặc dù hàng Việt Nam vẫn kém chất lượng so với hàng Trung Quốc nhưng hiện nay ở thị trường Mỹ những nhà nhập khẩu lớn đang muốn tìm nhà cung cấp khác thay thế nhà cung cấp Trung Quốc đặc biệt sau năm 2005 khi mọi quy định về hạn ngạch bị dỡ bỏ. Đây là một thuận lợi lớn đối với ngành dệt may Việt Nam. Bên phía đối tác Mỹ rất chú trọng đến thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng Mỹ là những người đã quen dùng hàng hiệu có tên tuổi (mặc dù sản phẩm đó đã được may mặc hay gia công tại Việt Nam). Những hàng hiệu nổi tiếng là những sản phẩm dễ dàng được chấp nhận ở thị trường này. Tiêu chuẩn nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ đặt ra cũng tương đối khắt khe. Các công Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 16 - ty dệt may xuất khẩu cần đạt tiêu chuẩn ISO 9.000, ISO 14.000, SA 8000, WRPA…Đây là một yêu cầu hoàn toàn mới đối với phía Việt Nam. Hiện nay Tổng công ty dệt may Việt Nam có 28 doanh nghiệp thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, 2 doanh nghiệp thực hiện ISO 14.000, 4 doanh nghiệp thực hiện SA 8.000. Trước mắt, phía Mỹ yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam làm theo SA 8000, khi chưa có chứng chỉ, nhằm đáp ứng được những điều kiện môi trường làm việc của người lao động. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tạo điều kiện lao động để đáp ứng được những yêu cầu của thị trường này. Hiện nay, hàng may mặc Việt Nam còn đang ở mức thang điểm thấp trong đánh giá chất lượng của người tiêu dùng Mỹ - theo đánh giá của hiệp hội dệt may và da giầy Mỹ (AAFA). Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam muốn vào thị trường này cần phải hết sức nỗ lực. Hơn nữa, doanh nghiệp Mỹ cũng nhìn vào khả năng cung cấp hạn ngạch xuất khẩu, các chương trình ưu đãi thuế quan, nguồn cung cấp nguyên liệu, chất lượng lao động, sự ổn định của đồng tiền, năng lực xuất khẩu, mức độ tuân thủ các thủ tục hải quan Mỹ, môi trường lao động…AAFA tỏ rõ thái độ: “Các bạn cần phải sản xuất cái chúng tôi cần, cần kiên nhẫn với thị trường Mỹ và chúng tôi sẽ kiên nhẫn với bạn”. AAFA dự báo, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng năng suất 50% mới có khả năng cạnh tranh lâu dài trên thị trường dù là hàng đó có giá cả thấp. Ngoài ra, khi thâm nhập vào thị trường này thì các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rằng đây là một thị trường có hệ thống pháp luật hoàn thiện nhưng đầy phức tạp. Muốn thâm nhập vào thị trường này cần nắm được pháp luật chính sách thương mại của Mỹ, các án lệ, các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại để giành quyền chủ động. Hiện tại ở Mỹ có 4 loại luật pháp bảo hộ mậu dịch mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thường gặp phải là: Luật quản lý nhập khẩu bảo vệ kinh tế nội địa bằng các biện pháp trừng phạt hoặc hạn chế nhập khẩu; Luật quản lý xuất khẩu nhằm hạn chế xuất khẩu những mặt hàng hay bán hàng cho những nước mà Mỹ muốn hạn chế và khuyến khích xuất khẩu những Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 17 - mặt hàng có lợi cho Mỹ; Luật quản lý xuất khẩu vì các lý do an ninh chính trị hay an ninh kinh tế; Luật về tiêu dùng hoá thương mại và cấm phân biệt đối xử. Sau sự kiện ngày 1 tháng 9 năm 2001, Mỹ quan tâm nhiều đến xuất xứ hàng hoá, cũng như thông tin liên quan về hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải đầy đủ, nếu không hàng tới Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ giao hàng, nhiều khi vi phạm hợp đồng đã kí kết. Bên phía Việt Nam cần thận trọng tránh xảy ra tranh chấp thương mại với Mỹ, vì khi hợp đồng đã xảy ra tranh chấp thì rất khó kéo đối tác Mỹ trở lại. b. Thị trường EU EU là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam sau Nhật Bản. Tuy nhiên, khi xuất khẩu vào thị trường EU thì mặt hàng dệt may xuất khẩu của ta gặp rất nhiều khó khăn. EU là một thị trường lớn với 378,5 triệu dân, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt trên 8.400 tỷ EURO, sức tiêu thụ vải tương đối cao 17kg/ người, mỗi năm EU nhập khẩu bình quân 63 tỷ USD quần áo, trong đó có khoảng 35% là nhập khẩu từ Châu Á, do vậy thị trường EU là thị trường không thể bỏ qua của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Hiện nay, đồng EURO đang có chiều hướng tăng giá so với đồng USD. Do đó đây là một cơ hội thuận lợi đối với Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU. Vì tỷ giá giữa đồng EURO và VND đang tăng thì hàng hoá của Việt Nam so với hàng hoá của các nước EU là tương đối rẻ hơn do đó thúc đẩy EU nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài đặc biệt là Việt Nam nhiều hơn. Lời khuyên từ đại diện phòng Thương Mại - Công Nghiệp Châu Âu (EURO CHAM) tại thành phố Hồ Chí Minh về kế hoạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU: các doanh nghiệp Việt Nam nên tiến nhanh vào EU và muốn xuất được hàng vào năm 2004 thì phải bắt đầu xúc tiến ngay từ bây giờ. Lúng túng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn là thông tin: nên xuất gì, xuất như thế nào? EU có 15 quốc gia và mỗi quốc gia là một thị trường có thị hiếu và nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, theo EURO CHAM, hàng dệt Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 18 - may Thổ Nhĩ Kì và Trung Quốc hiện nay đang tràn ngập EU. Khi đưa ra hàng dệt may vào thị trường EU cần chú ý điều kiện khí hậu, thị hiếu từng vùng để có hàng hoá thích hợp: ví dụ người Italia thường thích màu sắc sặc sỡ nhưng người Pháp lại không như thế. Hàng Việt Nam vào thị trường này không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng mà còn phải cạnh tranh bằng giá cả. Vì vậy, hàng muốn bán được, phải có những ưu điểm hơn sản phẩm cùng loại. EURO CHAM cũng khuyến cáo, do thị trường EU đa dạng nên muốn xuất khẩu vào nước nào thì cách tốt nhất của doanh nghiệp Việt Nam là làm sao tiếp cận được kênh phân phối, tìm được người đại diện bán hàng tốt vào từng thị trường của EU. Giải quyết vấn đề này, ngoài việc thường xuyên cập nhật mạng, theo EURO CHAM, các doanh nghiệp nên tận dụng các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn xuất khẩu như EURO CHAM, CBL, Cục xúc tiến thương mại, VietEuro. Tại các đơn vị này đều có những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đi hội chợ, gặp gỡ đối tác giới thiệu địa chỉ giao dịch. VietEuro còn mở các dịch vụ giới thiệu bán hàng qua catalogue, qua mạng, cho thuê kho, thuê gian hàng trưng bày với mức phí 10 - 20 USD/m2 mỗi tháng (thuê 2 m2 cũng được), nhận tư vấn và đảm nhận các thủ tục về xác lập quyền sở hữu thương hiệu trên 15 nước thuộc EU, làm các dịch vụ kiểm hoá, giao hàng xuất khẩu…Tận dụng những dịch vụ này doanh nghiệp sẽ tránh được tình trạng do không am hiểu quy định có thể đầu tư thừa, không hiệu quả cho các thủ tục chứng nhận chất lượng hoặc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp cũng có thể mua dịch vụ chào hàng giúp, thu thập thông tin, tìm kiếm đối tác từ các công ty tư vấn với mức phí hoa hồng chỉ tính khi được xuất hàng. Tại thị trường EU, các công ty của Trung Quốc có người đại diện rong xe đi chào khắp nơi, họ có thể cung cấp hàng sau 7 ngày, trả lời mọi thông tin đặt hàng qua điện thoại trong 8 giờ, và như vậy thông tin thị trường từ đầu mối này cũng được cập nhật trở lại nhà sản xuất nhanh chóng. Do đó, để vào thị trường EU thuận lợi, ngoài cạnh tranh ráo riết về giá thành, chi phí các doanh nghiệp còn phải tăng tốc hơn nữa trong lĩnh vực tiếp thị, đầu tư nhân sự đủ khả năng giao dịch trực tiếp, tìm đầu mối và chân hàng trực tiếp. Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 19 - EU vốn là thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao, sản phẩm phải có yếu tố chú trọng bảo vệ sức khỏe. Nhiều nhà nhập khẩu của EU thường đòi hỏi các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường này phải sưu tập đủ bộ tiêu chuẩn chất lượng gồm các chứng chỉ chất lượng sản phẩm: HACCP; CE; ISO 9.000; SA 8000; và quan trọng nhất là hệ thống chứng chỉ môi trường ISO 14.000. Trong thị trường EU thì Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Buôn bán với Đức trong nhiều năm qua có xu hướng tăng liên tục, từ 300 triệu USD năm 1985 lên tới 1 tỉ USD năm 1999 và 1,3 tỉ USD năm 2002. Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là giày da, hàng may mặc. Thị trường Đức cũng như thị trường EU nói chung muốn tăng xuất khẩu trong thị trường này cần phải thực hiện tốt những quy định và đáp ứng được những nhu cầu, sở thích “khó tính” của người tiêu dùng. Nguồn: Tổng cục Hải quan, Hà Nội năm 2002 EU là thị trường lớn và truyền thống của hàng dệt may Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này thường chiếm 45 - 50% tổng kim ngạch xuất XuÊt KhÈu hµng dÖt may sang EU n¨m 2002 6.5% 9.2% 6.0% C¸c n­íc kh¸c 9% 42.0% 12.5% 14.5% Ph¸p Hµ Lan Anh Italia T©y Ban Nha C¸c n­íc kh¸c §øc Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 20 - khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Do đó chúng ta phải có những biện pháp để không bị giảm kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này trong những năm tới. c. Thị trường Nhật Bản Nhật Bản là thị trường truyền thống của Việt Nam đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu. Vốn là một thị trường Châu Á nên có nhiều điểm tương đồng với thị trường Việt Nam. Thị trường Nhật Bản sức tiêu dùng lớn, đồng thời lại là thị trường phi hạn ngạch do đó trong tình hình nước ta chưa gia nhập WTO thì việc xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là rất có ý nghĩa. Với dân số hơn 127 triệu người, GDP đạt xấp xỉ 4.417.060 triệu USD tương đương 512,2 nghìn tỷ Yên vào năm 2000, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ, đồng thời cũng là nước nhập khẩu lớn với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 300 - 400 tỷ USD. Thị trường Nhật Bản có yêu cầu riêng về chất lượng của hàng hoá đó là Japan indutrial standard (JIS). Hàng hoá có đáp ứng được tiêu chuẩn của JIS đề ra sẽ dễ tiêu thụ trên thị trường Nhật Bản, bởi người Nhật Bản rất tin tưởng hàng hoá có đóng dấu JIS, nếu hàng hoá mà không có đóng dấu này thì khó mà tiêu thụ được ở Nhật Bản. Hiện nay, tại các thành phố lớn của Nhật Bản có hai xu hướng mua sắm mới đó là: bán hàng qua bưu điện theo catalogue hàng mẫu và hàng bán qua internet. Những phương thức này được ưa chuộng do tiết kiệm thời gian cho những công chức Nhật vốn là những người luôn luôn bận rộn. Tuy nhiên việc bán hàng theo phương thức này phải thay đổi mẫu mã liên tục bởi khách hàng đa phần là phụ nữ. Hàng dệt may nên sản xuất theo mẫu mã, màu sắc, thiết kế của người Nhật Bản. Nếu làm được điều này thì đây là một mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam vào Nhật Bản. Việt Nam cũng nên thành lập trung tâm giới thiệu sản phẩm xuất khẩu tại Nhật Bản để quảng bá hàng Việt Nam rộng rãi hơn. Bộ thương mại cần phối Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 21 - hợp với Jetro (tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản) tại Việt Nam để tăng cường hơn nữa công tác thu thập và phổ biến thông tin về thị trường Nhật tới các doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin liên quan đến phương thức phân phối, thủ tục xin dấu chứng nhận chất lượng JIS, JAS và Ecomark. Tuy thị trường Nhật là thị trường không có hạn ngạch nhưng cho tới nay Việt Nam và Nhật Bản vẫn chưa thoả thuận được với nhau về việc Nhật Bản giành cho Việt Nam chế độ MFN đầy đủ. Các hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế do chi phí khảo sát thị trường hết sức tốn kém. Chính vì thế doanh nghiệp Việt Nam không nắm bắt được nhu cầu hàng hoá, thị hiếu tiêu dùng cũng như quy định về quản lý nhập khẩu của thị trường Nhật Bản. Với một thị trường hết sức năng động, mang nhiều nét đặc thù riêng như thị trường Nhật Bản thì việc thiếu thông tin sẽ hạn chế khả năng thâm nhập vào thị trường này. Thị trường Nhật Bản nhập khẩu lượng dệt kim của Việt Nam rất nhiều do đó các doanh nghiệp Việt Nam nên thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt kim vào Nhật Bản. Tại thị trường Nhật Bản các doanh nghiệp Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống cập nhật thông tin chính xác cũng như có khả năng thích ứng kịp thời trước những yêu cầu mới của môi trường để luôn luôn tung ra sản phẩm mới. Nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ nghĩ tới việc thay đổi mẫu mã khi chu kỳ của sản phẩm đó bước sang giai đoạn thoái trào, hàng không bán được nữa. Điều này đã khiến cho dù đã chấm dứt sản xuất nhưng sản phẩm đó còn lưu thông rất nhiều trên thị trường. Trong khi đó tại Nhật Bản các doanh nghiệp Trung Quốc luôn luôn thay đổi mẫu mã khi sản phẩm vẫn còn ăn khách nên mẫu mã hàng hoá của doanh nghiệp Trung Quốc luôn mới. Lúc này các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc theo công nghệ, trình độ của người Nhật Bản với tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản được người tiêu dùng Nhật Bản đón nhận dễ dàng hơn các sản phẩm cùng loại được sản xuất ở nước khác. Do đó, để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản cần tham gia các hội chợ và triển lãm thương mại, liên kết với doanh nghiệp Nhật Bản, bán hàng trực tiếp Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 22 - cho các nhà bán sỉ, hoặc bán lẻ (các cửa hàng chuyên biệt, các cửa hàng tổng hợp…). Ngoài ra các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia vào thị trường Nhật Bản như một nhà bán lẻ hay một SPA (SPA là một doanh nghiệp họ chấp nhận gánh rủi ro lớn vì phải quản lý tất cả các quá trình từ lúc chấp nhận đơn đặt hàng và sản xuất cho đến khi bán hàng) và bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua đơn đặt hàng bằng thư. Hơn nữa, doanh nghiệp Việt Nam có thể liên kết với doanh nghiệp thương mại địa phương tại Nhật hoặc hình thành một liên minh trực tiếp với một nhà sản xuất tại thị trường này. Có thể bán hàng cho các doanh nghiệp thương mại của Nhật, các sản phẩm này sẽ mang nhãn hiệu của một trong các sản phẩm mà doanh nghiệp này đang mua bán. Vì vậy, nếu hàng với một nhãn hiệu nào đó mà không bán chạy thì sẽ có thể bị chuyển sang nhãn hiệu khác bán chạy hơn. Cách thức này ít rủi ro, nhưng không tạo được uy tín trong thị trường Nhật Bản - điều vốn rất cần thiết đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần khẳng định uy tín của mình. Hoặc có thể tiếp cận thị trường Nhật Bản như là một SPA. Cách thức thâm nhập thị trường này có thể giúp cho doanh nghiệp sản xuất và bán hàng đúng thời hạn đáp ứng nhu cầu thị trường và chi phí sản xuất. Sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đang có xu hướng giảm sút nên cần nghiên cứu thật kỹ các đặc điểm của thị trường Nhật Bản để nhãn hiệu “made in Việt Nam” của mặt hàng dệt may không bị lãng quên trên thị trường Nhật Bản. Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 23 - CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM I. THỰC TRẠNG VỀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM 1. Hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu a. Sản lượng sản xuất Trong thời gian từ năm 1998 trở lại đây, ngành dệt may Việt Nam đặc biệt là ngành may công nghiệp phục vụ xuất khẩu đã có những tiến bộ đáng kể. Năm 1999 ngành dệt may Việt Nam mới chỉ sản xuất được khoảng 320 triệu mét vải lụa và khoảng 40 triệu mét vải dệt kim chiếm khoảng 51% nhu cầu của cả nước (700 triệu mét vải). Trong đó ngành dệt Việt Nam đạt sản lượng sản xuất trung bình là 389.000 tấn sản phẩm dệt/năm và tốc độ tăng trung bình khoảng 50%/năm trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2005. Năm 2000, theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năng suất sản xuất dệt kim là 35 triệu sản phẩm. Theo các chuyên gia đánh giá về dệt kim, sau 10 năm đầu tư, lĩnh vực dệt kim năm 1999 có 450 máy dệt, khả năng sản xuất tương đương 90 triệu sản phẩm áo T. shirt. Cả ngành năm 1999 sản lượng sợi đạt 85.000 tấn, sản lượng lụa đạt 304 triệu m2, sản phẩm may là 400 triệu sản phẩm. Sản lượng lụa năm 2000 giảm xuống 16 triệu m2 so với năm 99. Năm 2002 toàn ngành đã sản xuất được 150.000 tấn sợi, 500 triệu m2 lụa và 70 tấn vải dệt kim các loại, tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp này cũng chỉ đạt non 6.300 tỷ đồng (theo giá 1994). (Nguồn: Thời Báo Kinh Tế Việt Nam số 134 - 22/8/2003). Với giá trị sản lượng như trên ngành dệt may Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc đầu tư vào trang thiết bị, máy móc để nâng cao năng suất phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu trong thời gian tới. b. Năng lực sản xuất, công nghệ Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 24 - Do trình độ công nghệ sản xuất chưa cao, thiết bị thiếu đồng bộ, 20% tổng số máy trong ngành may mặc tham gia sản xuất đã cũ và lạc hậu về công nghệ. Ngành dệt cũng ở trong tình trạng tương tự nên không có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu. Trước hết, năng lực sản xuất vải trong nước theo công suất thiết kế là 800 triệu mét nhưng sản lượng sản xuất ra chỉ mới đạt 376 triệu mét, chưa được 50% công suất thiết kế. Trong gần 600 triệu mét vải sản xuất được thì phần lớn là đáp ứng nhu cầu trong nước, phần cung cấp cho ngành may xuất khẩu chỉ có hơn 100 triệu mét (năm 2001). Như vậy, ngành may xuất khẩu nhập khoảng hơn 280 triệu mét vải (nhiều gấp 3 lần số vải do ngành dệt trong nước cung cấp). Dù đã tận dụng triệt để sức lao động của công nhân và 100% công suất máy cũng chỉ sản xuất được chừng 120.000 sản phẩm dệt kim và 80.000 sản phẩm sơ mi trong một tháng. Hiện tại, giá trị gia tăng nội địa ở mức rất thấp khoảng 25%. (Nguồn: Báo Thương Mại - số3/2002) Việt Nam có hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút trên 50 vạn lao động, nhưng quy mô còn nhỏ bé. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong những năm qua tuy đã bổ xung, thay thế 1.500 máy dệt không thoi hiện đại để nâng cấp mặt hàng dệt trên tổng số máy hiện có là 15.500 máy thì cũng chỉ đáp ứng 15% công suất dệt. Ngành may tuy liên tục mở rộng đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị dây chuyền đồng bộ chuyên sản xuất các mặt hàng như: dây chuyền may sơ mi, may quần âu, quần Jean, complete, hệ thống giặt là…nhưng cũng chưa đáp ứng được những nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng. (Nguồn: Theo thống kê của Hiệp Hội Vitas, năm 2002). Thực trạng cho thấy: ở khâu kéo sợi chỉ có 30% máy móc thuộc trình độ khá (gồm cả máy mới, máy đã qua sử dụng, và máy được cải tạo), còn đến 70% máy móc thuộc trình độ trung bình và dưới trung bình. Khâu dệt, trừ các thiết bị dệt kim là tương đối khá, còn dệt thoi chỉ có trên 35% máy mới, khoảng 25% máy được cải tạo, còn 40% là máy cũ. Còn khâu hoàn tất, có 35% số thiết bị đã sử dụng trên 30 năm, 30% sử đụng từ 20 - 30 năm, còn 35% là thiết bị mới nhưng cũng sử dụng 10 - 20 năm. (Thời Báo Kinh Tế Việt Nam số 134 - năm 2003). Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 25 - Năng lực sản xuất của ngành dệt may Máy móc Sản xuất Tiêu chí Đơn vị Tổng máy Đơn vị Năng lực 1. Kéo sợi Cọc sợi OE 1.500.000 15.000 Tấn 150.000 2.Cán bông Chuyền 4 Tấn 10.000 3.Dệt thoi Thoi Không thoi 10.000 5.500 Triệu m 500 4.Dệt kim MáyDK tròn Máy DK phản 1290 250 Tấn 70.000 5.May mặc Máy may 200.000 Triệu sp 500 Nguồn: Thống kê của Vitas, năm 2002 Không chỉ thế, ngành dệt may còn có nhiều hạn chế khác nữa: khâu kéo sợi thiếu sợi chải kỹ; khâu dệt thiếu máy dệt khổ rộng, các công đoạn chuẩn bị dệt (như hồ, mắc) rất yếu, không tương ứng với hệ thống máy dệt. Khâu thiết kế mẫu dệt còn hạn chế. Số lượng mẫu vải nghèo nàn về kết cấu mật độ sợi ngang, sợi dọc và màu sắc. Khâu nhuộm, hoàn tất còn thiếu các công đoạn chống co, chống nhàu…Đấy chính là những nguyên nhân làm cho chất lượng sản phẩm dệt còn thấp, hoặc không ổn định. Theo đánh giá của các chuyên gia, công nghệ thiết bị của ngành dệt còn lạc hậu so với các nước tiên tiến trong khu vực khoảng 15 năm, ngành may công nghệ tuy đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn còn lạc hậu hơn 5 năm so với các nước. Đặc biệt nguồn lao động của ngành dệt may hiện nay đang trong tình trạng thiếu lao động có tay nghề và lao động phổ thông một cách trầm trọng. Lao động dệt may không có tay nghề chiếm 20,4% là một con số khá cao nên năng suất lao động thấp, chẳng hạn cùng một ca làm việc năng suất lao động bình quân của một lao động ngành may Việt Nam chỉ đạt 12 áo sơ mi ngắn tay hoặc 10 chiếc quần thì lao động Hồng Kông năng suất lao động là 30 áo hoặc 15-20 chiếc quần. Hiện doanh nghiệp dệt may trong cả nước cần khoảng 600 triệu lao động thiết kế, Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 26 - 1200 nhân viên nam marketing, bán hàng và xúc tiến xuất khẩu; 40.000 lao động điều hành sản xuất ở các chức danh giám đốc, quản đốc nhà máy, kĩ thuật viên…cùng hàng trăm ngàn lao động phổ thông, nhưng không có nguồn cung ứng. Trong khi quy mô đào tạo và chất lượng lao động chưa được nâng cao nên ngành dệt may còn thiếu lao động do đó làm cho cơ cấu tổ chức sản xuất không hợp lý dẫn đến năng suất thấp. Hiện tại ngành dệt may Việt Nam đang đầu tư để tăng tốc. Nhu cầu vốn đầu tư để tăng tốc toàn ngành ( Đơn vị tính: tỉ VND) Toàn ngành Nhu cầu vốn đầu tư Năm 2005 Năm 2010 Tổng vốn đâu tư: 35000 30000 Trong đó Đầu tư trực tiếp 23200 20000 Đầu tư gián tiếp 11800 10000 Bao gồm Vốn xây dựng 3000 2550 Vốn thiết bị 20500 18000 Vốn khác 1750 1500 Chi phí bất thường 1750 1500 Vốn lưu động 8000 6450 Nguồn: Số liệu của VinaTex - năm 2002 c. Cơ cấu sản phẩm Trong những năm gần đây, sản phẩm dệt may đã dần được đa dạng hoá. Trong khâu sản xuất sợi, tỷ trọng các mặt hàng polyester pha bông với nhiều tỉ lệ khác nhau 50/50, 65/35, 83/17...tăng nhanh; các loại sợi 100% polyester cũng bắt đầu được sản xuất; các loại sản phẩm cotton/visco, cotton/aceylic, wool/acrilic đã bắt đầu được đưa ra thị trường. Trong khâu dệt vải, nhiều mặt hàng dệt thoi mới, chất lượng cao đã bắt Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 27 - đầu được sản xuất. Đối với mặt hàng 100% sợi bông, các mặt hàng sợi đơn chải kỹ chỉ số cao phục vụ cho may xuất khẩu, mặt hàng sợi bông dày được tăng cường công nghệ làm bóng, phòng co cơ học…đã xuất khẩu được sang EU và Nhật Bản. Một số mặt hàng sợi pha, các mặt hàng kate đơn màu sợi 76, 76 đơn hay sợi dọc 76/2, các loại vải dày như gabadin, kaki, simili, hàng tissus pha len, pha cotton và petex, pe/co/petex…tuy sản lượng chưa cao nhưng đã bắt đầu được đưa vào sản xuất rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp. Đối với mặt hàng 100% sợi tổng hợp, nhờ được trang bị thêm hệ thống xe săn sợi với độ săn cao, thiết bị comfit, thiết bị giảm trọng lượng đã tạo ra nhiều mặt hàng giả tơ tằm, giả len…thích hợp với khí hậu nhiệt đới, bước đầu đã giành được uy tín trong và ngoài nước. Ngoài ra mặt hàng dệt kim, 75 - 80% sản lượng hàng dệt kim từ sợi pe/co được xuất khẩu. Tuy nhiên, chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm giá thấp và trung bình 2,5 - 3,5 USD/sản phẩm, tỷ trọng các mặt hàng chất lượng cao còn rất thấp, chủ yếu vẫn phải nhập khẩu. Thực tế cho thấy, trong những năm trở lại đây quần áo do các cơ sở trong nước sản xuất ra chất lượng, mẫu mã ngày càng đa dạng, phong phú, được tiêu thụ nhiều trong nước và tiêu thụ nhiều trên thị trường nước ngoài. Theo các cuộc thăm dò gần đây, uy tín của hàng may mặc sản xuất trong nước đối với người tiêu dùng nội địa đã được khẳng định và đang có xu hướng ngày càng cao hơn, đặc biệt là các sản phẩm của các công ty An Phước, May 10, Việt Tiến, Maxx, Sanding, Legafastion, PT2000…Bên cạnh đó, các doanh nghiệp may mặc trong nước đang cố gắng tạo ra sự độc đáo cho mỗi dòng sản phẩm, theo phong cách Việt Nam. Một số công ty đã nắm bắt tâm lý thích hàng hiệu của giới trẻ, đã sản xuất nhiều loại sản phẩm mới theo các mẫu mã xuất hiện trên phim ảnh, truyền hình hoặc đặt mua mẫu mã của các nhà thiết kế nước ngoài để tạo dấu ấn riêng cho sản phẩm của mình bằng cách đặt in mác quần Jean ở nước ngoài để thu hút giới trẻ bằng sự độc đáo của dòng sản phẩm mới. Cơ cấu các sản phẩm may công nghiệp xuất khẩu đã có những thay đổi đáng kể. Ngành may đã có những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 28 - những nhà nhập khẩu “khó tính” như quần áo thể thao, quần áo Jean…Sản xuất phụ liệu may cũng đã có những tiến bộ nhất định cả về chủng loại và chất lượng. Những sản phẩm như chỉ khâu Tootal Phong Phú, khoá kéo Nha Trang, mex Việt Phát, bông tấm Việt Tiến, nút nhựa Việt Thuận…đủ tiêu chuẩn chất lượng cao cho khâu may xuất khẩu tuy nhiên sản lượng còn ít chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại của ngành. d. Tình hình về cung cấp nguyên liệu, phụ liệu Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn ở cả đầu ra và đầu vào: đó là vấn đề nguyên phụ liệu, vốn đầu tư. Nguyên phụ liệu để cung cấp cho ngành may xuất khẩu hầu như chưa sản xuất được đang phải nhập khẩu với một lượng khá lớn. Nguyên nhân là ở chỗ, việc sản xuất nguyên liệu trong nước và vùng nguyên liệu trong nước chưa được chú trọng đúng mức. Vụ bông năm 2000 - 2001, cả nước mới chỉ có hơn 2000 ha bông, sản lượng đạt 8000 tấn. So với nhu cầu sản xuất, nguyên liệu bông trong nước mới đáp ứng được 12 - 15% tổng số khoảng 70.000 tấn bông nguyên liệu. (Nguồn: Báo Thương Mại số 4 -năm 2002). Đến năm 2002, do giá bông của thế giới giảm xuống thấp và lượng sợi nhập khẩu trong nước cao nên chỉ trong vòng 5 tháng năm 2002 sản lượng nhập khẩu sợi trong nước đã tăng 33% so với cùng kỳ năm 2001. Trong khi đó, sợi sản xuất trong nước bán chậm, làm nhiều doanh nghiệp sợi không hoạt động hết công suất. Sản phẩm tiêu thụ khó khăn do thị trường Nhật Bản là thị trường tiêu thụ chính không có tín hiệu khả quan. Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu của một số doanh nghiệp là rất thấp. Tình hình thị trường nội địa khó khăn nên các chỉ tiêu sản xuất và tiêu thụ cũng bị giảm mạnh. Vụ bông năm 2001 - 2002 đạt sản lượng khá lớn nhưng do giá bông thế giới giảm thấp, nhu cầu và giá sợi giảm nên mức tiêu thụ trong nước chững lại. Tuy nhiên, trong năm 2002 Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ thị trường thế giới 97.133 tấn bông và 262.844 tấn sợi bông. Thời gian tới dự kiến nhập khẩu Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 29 - 120.000 tấn bông năm 2005 và 160.000 tấn bông năm 2010 để đạt mục tiêu của ngành đề ra. Tình hình nhập khẩu bông & sơ sợi dệt Năm 1995 1998 1999 2000 2001 2002 Bông (1000 tấn) 62,2 67,6 113,1 97,113 Sơ và sợi dệt (nghìn tấn) 938 183 160 237 210 Nguồn: theo niên giám thống kê TP HCM năm 2002 Không chỉ khó khăn trong việc cung cấp bông mà ngay cả các loại phụ liệu cung cấp cho ngành may xuất khẩu mới chỉ đáp ứng được 10 - 15% nhu cầu, nên dẫn tới tình trạnh khó kết nối giữa 2 khâu dệt và may. Việc thông tin tiếp thị của các doanh nghiệp dệt cho doanh nghiệp may vẫn còn hạn chế, chính sách hậu mãi chưa chu đáo, không có trách nhiệm cao đối với lô hàng mình sản xuất ra đến cùng. Chính vì lý do này khiến cho doanh nghiệp may chưa hào hứng đối với các sản phẩm sẩm của doanh nghiệp dệt ở trong nước. Ngược lại, doanh nghiệp may phần lớn là gia công xuất khẩu nên thường khách hàng nước ngoài chỉ định nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài vì thế ít quan tâm khai thác vải của các doanh nghiệp dệt trong nước cho dù vải của các doanh nghiệp dệt trong nước có cùng chủng loại không thua kém gì về mặt chất lượng. Hơn nữa, mua vải của nước ngoài, ngoài yếu tố chất lượng đảm bảo, thì dịch vụ hậu mãi của họ lại rất tốt. Nếu như lô vải mua về không đảm bảo về yêu cầu chất lượng cũng như mẫu thì đối tác cung cấp sẽ sẵn sàng đổi lại, thậm chí bỏ cả lô hàng vải xấu đó, cung cấp lô vải mới khác cho doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đối với doanh nghiệp Việt Nam hiếm có doanh nghiệp nào làm được. Mặt khác chất lượng hàng hoá, phụ liệu sản xuất trong nước cũng lại không đảm bảo. Một số chủng loại sản phẩm trong nước chưa sản xuất được như vải làm áo Jacket, sơ mi, quần tây, vải may comple, phụ kiện như cúc áo, xơ sợi tổng hợp, sợi phi lamăng, tạo mốt cho vải, quần áo… Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 30 - Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam Mặt hàng 1995 1996 2000 2001 2002 Sợi (tấn) 24.776 28.879 42.286 26.549 262.844 Vải (1000 m2) 5.649 6.816 853 272 Nguồn: Niên giám thống kê TP HCM năm 2002 Một đặc điểm nữa mà doanh nghiệp nước ta cần chú trọng là giảm chi phí đầu vào, tăng tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm ngành dệt may để tăng lợi nhuận cho ngành. Trong thời gian tới, Nhà nước ta sẽ đưa bông vào cơ cấu cây trồng để đảm bảo cho đến năm 2010 phải có 90.000 tấn bông xơ, trong đó chủ động 70% nguyên liệu và tiến tới làm chủ hoàn toàn nguyên liệu trong nước là mục tiêu của ngành dệt may. Thủ tướng Chính Phủ đã đồng ý đầu tư 1.500 tỷ đồng cho việc phát triển vùng nguyên liệu. Đồng thời công ty bông Việt Nam đang tích cực đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. Hình thức đầu tư trọn gói từ đầu vào đến bao tiêu sản phẩm đang được thực hiện ở một số vùng: ĐakLac, Ninh Thuận, Đồng Nai…Dự báo tới năm 2010, diện tích trồng bông trên cả nước có khả năng sẽ đạt 150.000 ha, năng suất bông bình quân đạt 18 tấn/ha có thể đáp ứng 70% nhu cầu nguyên liệu cho dệt may. Nước ta đủ điều kiện để sản xuất, phát triển bông cho năng suất cao, giống bông sợi màu, các giống bông lai Việt Nam 20, C118, VN 15…tương đương bông nhập khẩu. Ngoài ra, Nhà nước còn đầu tư các cụm công nghiệp sản xuất sản phẩm may mặc phụ liệu cho ngành may với tổng số vốn đầu tư là 600 triệu VND tương đương 40 triệu USD để sản xuất: mác áo, nút kim loại, nút nhựa, chỉ, các loại dây thun…Hiện nay, nhà máy kéo sợi polyester công suất 30.000 tấn/năm đang hoạt động từ nay cho đến năm 2005 để đáp ứng sợi cho ngành dệt may. Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 31 - e. Hình thức tổ chức sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Trên toàn quốc hiện nay nếu tính theo khu vực miền Bắc, miền Nam, miền Trung thì có tất cả 1.031 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Trong 26 tỉnh thành phía Nam thì số lượng doanh nghiệp nhiều nhất có 688 doanh nghiệp các loại, 28 tỉnh thành phố phía Bắc có 285 doanh nghiệp dệt may, 7 tỉnh thành phố miền trung có 58 doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp nhà nước có 231 doanh nghiệp chiếm 22,34%, doanh nghiệp tư nhân có 449 doanh nghiệp chiếm 43,42% còn lại 34,24% là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số doanh nghiệp dệt may trong toàn quốc Khu vực Tổng Quốc doanh Tư nhân Đầu tư nớc ngoài Hội viên Vitas 1 Phía Bắc (28 tỉnh thành) 285 140 106 39 112 2 Miền Trung ( 7 tỉnh thành) 58 30 19 9 27 3 Miền Nam (26 tỉnh thành) 688 61 324 303 312 4 Tổng 1.031 231 449 351 451 Nguồn: Thống kê của VITAS năm 2002 Về thu hút đầu tư nước ngoài tính đến nay có khoảng 180 dự án dệt - sợi - nhuộm - đan len - may mặc có hiệu lực với số vốn vào khoảng gần 1,85 tỷ trong đó có 130 dự án đã đưa vào hoạt động, tạo việc làm cho trên 50.000 lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 25% giá trị sản lượng hàng may mặc cả nước. Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 32 - Doanh nghiệp dệt may toàn quốc(theo loại hình sở hữu) Loại hình sở hữu Tổng Dệt May Thương mại &dịch vụ Quốc doanh 231 32 139 60 Tư nhân 449 229 65 FDI & Liên doanh 345 114 215 25 Tổng cộng 1.034 273 596 162 Nguồn: Theo số liệu của Hiệp hội VITAS năm 2002 Nếu phân chia doanh nghiệp dệt may theo ngành sản xuất thì hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc chiếm số lượng lớn nhất có 659, doanh nghiệp quốc doanh 139 doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân 229, doanh nghiệp doanh nghiệp FDI có 221. Số doanh nghiệp hoạt động trong ngành kéo sợi có 99 doanh nghiệp, dệt thoi có 124 doanh nghiệp trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất có 57 doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt kim số lượng là ít nhất 54 doanh nghiệp trong đó đa phần là doanh nghiệp nhà nước 26 doanh nghiệp, 19 doanh nghiệp FDI, có 9 doanh nghiệp tư nhân. Hoạt động dệt kim của nước ta hiện nay còn đang trong tình trạng khó khăn, máy móc không được đổi mới, mặt hàng không tiêu thụ được như hàng may mặc nên số lượng doanh nghiệp đầu tư vào ngành này còn ít. Doanh nghiệp dệt may toàn quốc(theo ngành sản xuất) Ngành sản xuất Tổng Quốc doanh Tư nhân FDI 1 Kéo sợi 99 42 17 40* 2 Dệt thoi 124 43 24 57* 3 Dêt kim 54 26 9 19 4 May mặc 659 139 299 221 Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 33 - 5 Phụ liệu và các loại khác 150 60 65 25 Nguồn: Theo số liệu của Hiệp hội VITAS năm 2002 Ngành dệt may xuất khẩu hiện tại sản xuất hàng hoá theo 3 phương thức: - Hình thức gia công xuất khẩu: Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay đối với ngành dệt may xuất khẩu, 80% hàng may mặc xuất khẩu là gia công cho các nước Nhật, EU…Thực chất đây là hình thức nhập nguyên phụ liệu, thậm chí cả kỹ thuật của nước ngoài, thực hiện sản xuất trong nước và sau đó tái xuất khẩu thành phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may thường gia công hàng may mặc cho các đại lý may mặc của Hồng Kông và Đài Loan nên giá gia công mà họ nhận được rất thấp. Thông thường các doanh nghiệp này rất ít kinh nghiệm về xuất khẩu cũng như nhiều doanh nghiệp tư nhân còn không đăng kí hoạt động xuất khẩu. Vì họ hoạt động trên cơ sở CM (cắt may) nên họ không có khả năng mua vải cũng như phụ kiện và cũng không có khả năng tài chính để mua nguyên vật liệu. Ưu điểm gia công xuất khẩu là huy động được đội ngũ lao động nhàn rỗi, sử dụng được ngành nghề truyền thống, không cần huy động vốn lớn, không đọng vốn, tiết kiệm được các chi phí đào tạo, thiết kế mẫu, quảng cáo, tiêu thụ và tìm kiếm thị trường, không phải chịu rủi ro về tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó lại có thể trang bị được máy móc hiện đại, tiếp thu được công nghệ tiên tiến của nước ngoài đồng thời nâng cao được trình độ quản lý cũng như kỹ thuật cho các cán bộ lãnh đạo. Tuy nhiên, gia công xuất khẩu cũng có nhược điểm lớn: Giá gia công rẻ mạt do vậy lợi nhuận thu được từ gia công hàng cho nước ngoài là rất ít (giá gia công + chi phí quản lý) so với sức lực bỏ ra. Chúng ta không có điều kiện phát triển ngành sản xuất trong nước, đặc biệt ngành trồng dâu nuôi tằm, bông, tạo sản phẩm khác cung cấp cho việc sản xuất ra vải sợi. Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 34 - - Hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm: Hình thức này càng được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu như vải, sợi, phụ liệu cho hàng may mặc từ nước ngoài, sau đó tự tổ chức sản xuất trên cơ sở nguyên liệu nhập khẩu về. Khi hoàn thành sản phẩm sẽ tìm thị trường tiêu thụ. Hàng sản xuất ra sẽ được mang nhãn hiệu sản xuất tại Việt Nam. Hình thức này khắc phục được một số nhược điểm chủ yếu của gia công sản xuất như: sản phẩm đưa ra thị trường, nếu gặp thuận lợi, giá cả hàng hoá cao sẽ thu được lợi nhuận lớn, phát huy được năng lực sáng tạo của cán bộ, tạo được tên tuổi uy tín trên thị trường thế giới, góp phần phát triển mạnh mẽ ngành may mặc Việt Nam. Việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của một số thị trường khó tính như EU, Nhật, Mỹ. Nhược điểm là việc nhập khẩu nguyên, phụ liệu từ nước ngoài chi phí rất tốn kém vì nhà nước không khuyến khích nhập khẩu mặt hàng này nên phải chịu thuế nhập khẩu không phải là mức thuế thấp. Đồng thời giá cả của các loại nguyên phụ liệu này thường xuyên biến động không ổn định và so với những mặt hàng cùng loại mà chúng ta có thể sản xuất được ở trong nước thì tương đối đắt hơn (tuy nhiên trong nước chỉ sản xuất được một lượng không nhiều nên không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp dệt may). Hơn nữa, nếu kinh doanh theo hình thức này sẽ rất dễ gặp rủi ro đối với lô hàng bởi các doanh nghiệp của ta chưa thật sự nắm vững được các thông tin từ phía các thị trường nước ngoài. - Hình thức sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước dành cho sản xuất hàng xuất khẩu: Đây là hình thức không mới đối với các nước có ngành công nghiệp dệt may phát triển từ lâu đời như Anh, Pháp, Ý…Tuy nhiên, đối với Việt Nam để thực hiện vấn đề này trong thời gian này quả là một điều rất khó. Hiện tại, tỉ lệ nội địa hoá của sản phẩm may mặc ở nước ta chỉ chiểm 15 - 20% là một con số rất thấp, do đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chiến lược cùng với các doanh nghiệp thực hiện sao cho đến năm 2010 ngành dệt may sẽ đảm bảo tỉ lệ nội địa hoá đạt 70% sản phẩm sản xuất ra. So với 2 hình thức trên, hình thức tự cung này có Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 35 - ưu điểm nhiều hơn vì tiết kiệm ngoại tệ, sử dụng nguồn nguyên phụ liệu trong nước sẽ kéo theo rất nhiều ngành nghề khác phát triển tạo đà phát triển ngành công nghiệp đất nước và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên để đạt được kết quả thì đòi hỏi có sự kết hợp của các bộ ngành và sự đoàn kết của các doanh nghiệp trong nước. Ba hình thức trên đều có ý nghĩa nhất định đối với ngành dệt may Việt Nam. Gia công xuất khẩu qua nhiều giai đoạn vẫn trở thành hoạt động chủ yếu của ngành may mặc. Hiện tại khi đất nước còn đang nghèo, các ngành sản xuất nói chung và ngành dệt may nói riêng vẫn còn lạc hậu thì phương thức gia công vẫn còn có ý nghĩa rất to lớn, là bàn đạp để chúng ta thực hiện mục tiêu đến năm 2010. Nếu biết kết hợp một cách nhịp nhàng khéo léo và có hiệu quả cả 3 phương thức trên thì chắc chắn trong thời gian gần ngành dệt may Việt Nam chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Với thực trạng của ngành các chuyên gia đánh giá: ngành dệt may vẫn còn chậm phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành may mặc đặc biệt là ngành may xuất khẩu. Một vấn đề lớn là làm thế nào để tăng cường năng lực của các doanh nghiệp dệt may đang là vấn đề lớn cần được giải quyết của các cấp các ngành, các doanh nghiệp dệt may. 2. Phân tích thực trạng về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may a. Kim ngạch xuất khẩu Trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây, ngành dệt may đã chứng tỏ là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế, có những bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành là 24,8%/năm, vượt lên thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu sau ngành dầu khí năm 2001. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 2 tỷ USD gấp 16,8 lần so với năm 1990 chiếm tỷ trọng 13,25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước. (Nguồn: Bộ Thương Mại, năm 2002) Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2001 tăng không đáng kể so với Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 36 - năm 2000, chỉ tăng 108.000 triệu VND, đó là do trong năm này hàng của Việt Nam phải cạnh tranh với hàng của Trung Quốc. Nguyên nhân cũng là do nền kinh tế của một số thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam bị suy thoái nên số lượng đơn hàng cũng giảm đi so với năm 2000. Thị trường Mỹ, EU có nhiều biến động khiến việc xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào EU và Mỹ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó hàng dệt may của các nước Đông Âu, Campuchia, Bangladesh, Srilanka, Bắc Phi, xuất khẩu vào EU được miễn thuế, không có hạn ngạch, hàng Việt Nam bị đánh thuế nhập khẩu bình 14% và bị khống chế hạn ngạch nên rất bất lợi đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu của ta. Vào năm 2002, Nhà nước đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam, cần phải điều chỉnh tăng hạn ngạch đối với hàng Việt Nam mà khách hàng có nhu cầu, bãi bỏ các loại phí liên quan đến hạn ngạch, đơn giản hoá thủ tục hành chính, điều chỉnh cơ chế hạn ngạch, chuyển sang giấy phép tự động đối với hạn ngạch các mặt hàng nhóm II thực hiện tiến độ chậm. Năm 2002, cùng với việc thực thi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, và thị trường EU tăng thêm 25% hạn ngạch xuất khẩu đã tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta. Đến cuối năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã đạt được 2,7 tỷ USD tăng 37,2% so với năm 2001, riêng xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt gần 900 triệu, tăng 20 lần so với năm 2001, chiếm 33,2% tổng kim ngạch hàng dệt may. Hiện nay trong 8 tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đã tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2002. Chưa có năm nào xuất khẩu dệt may lại tăng trưởng cao như thế, đặc biệt đã vượt xa giá trị xuất khẩu dầu thô (giá trị xuất khẩu dầu thô đạt 2,51 tỷ USD), đứng vị trí thứ nhất về tổng kim ngạch xuất khẩu. Dự tính trong năm nay kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ đạt 3,5 tỷ USD, trong khi mục tiêu mà ngành dệt may đã đề ra là đạt kim ngạch 3,2 - 3,3 tỷ USD. Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 37 - Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian qua (Triệu USD) Năm Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Tổng kim ngach xuất khẩu Tỉ trọng /tổng số 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 (ướctính) 211 350 550 750 1.150 1.349 1.351 1.682 1.892 2.000 2.700 3.500 2.581 2.985 4.054 5.200 7.255 8.759 9.361 11.532 14.455 15.100 16.710 19.300 8,1% 11,7% 13,6% 14,4% 15,2% 15,4% 14,4% 14,6% 13,08% 13,25% 16,16% 18,13% Nguồn: Bộ thương Mại và TCT VINATEX Ta thấy tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ngày càng cao, năm 2002 là 16,16%, dự tính năm 2003 này tỷ trọng sẽ là 18,13%. Hiện trong năm nay các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với một khó khăn đó là Mỹ áp dụng chế độ hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam từ ngày 1.5.2003. Các doanh nghiệp trong nước rất lúng túng Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 38 - trước tình trạng “khê” quota, hàng sản xuất ra không xuất khẩu sang Hoa Kỳ được hoặc sau khi đã nhập khẩu nguyên liệu về để sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường này nhưng vì hết hạn ngạch nên lại bán rẻ nguyên liệu đi các nước khác. Các doanh nghiệp đang lo lắng về vấn đề giải quyết việc phân bổ hạn ngạch đi Mỹ sao cho ổn thoả vào năm 2004 sắp tới. b. Chủng loại hàng dệt may xuất khẩu Các mặt hàng xuất khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam: hàng may mặc, tơ sợi, vải lụa, các loại sản phẩm khác. Trong đó hàng may mặc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu. Nguyên nhân cũng rất dễ hiểu, bởi vì ngành may mặc được đầu tư khá nhiều về máy móc, trang thiết bị cũng như các yếu tố khác trong khi đó ngành dệt thì hiện nay tình hình sản xuất vẫn chưa tốt cả về máy móc, trang thiết bị, đội ngũ công nhân. Năm 1997 và năm 1998 giá trị xuất khẩu của toàn ngành là gần như bằng nhau không có nhiều biến động. Kim ngạch xuất khẩu năm 1998 của ngành chỉ đạt 1370 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á làm sức tiêu thụ của thị trường này giảm, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu cũng giảm xuống rõ rệt, nền kinh tế các nước Châu Á bị ảnh hưởng mạnh mẽ, kéo theo một số thị trường các nước ngoài Châu Á cũng bị ảnh hưởng. Năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 1892 triệu USD nhưng hàng may mặc lại giảm đột ngột xuống với kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị rất thấp chỉ khoảng 50 triệu USD, mặt hàng khác thì kim ngạch xuất khẩu vẫn như năm 1999 không thay đổi nhiều, hàng dệt sợi, vải thì cũng vẫn như các năm trước. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tăng lên đạt 2000 triệu USD, giá trị xuất khẩu của mặt hàng may mặc lại tăng trở lại với kim ngạch khá lớn xấp xỉ 1500 triệu USD, chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, tăng 7,9% so với năm 1999 đồng thời kim ngạch xuất khẩu của hàng vải, sợi cũng tăng tổng Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 39 - kim ngạch là 170 triệu USD. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng lên mạnh đạt 2700 triệu USD, trong đó mặt hàng vải đạt 1950 triệu USD. (Nguồn: Thống kê của Vinatex, năm 2002). Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, ngành dệt may Việt Nam có nhiều khởi sắc. Từ năm 1990 trở về trước, sản phẩm may mặc chủ yếu là sơ mi nam, nữ, quần áo bảo hộ và một số sản phẩm đơn giản xuất khẩu sang thị trường Liên Xô và Đông Âu với sản lượng năm cao nhất là hàng trăm triệu sản phẩm. Khi thị trường này tan vỡ, sự khủng hoảng đã là động lực cho sự chuyển hướng thị trường, tạo vốn đầu tư máy móc thiết bị nâng cao năng lực sản xuất trong ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam. Sản phẩm dệt may đã dần dần được xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển như Canada, Thụy Điển, Australia, Hà Lan, Ba Lan…Đặc biệt là EU, Nhật Bản và mới đây là thị trường tiềm năng Mỹ và Bắc Mỹ. Danh mục mặt hàng xuất khẩu cũng ngày càng được cải tiến và phong phú hơn trước đây. Thời gian vào những năm 1990 thì hàng xuất khẩu chủ yếu là sơ mi, quần nam, nữ và bảo hộ lao động. Sau đó đến năm 1992 - 1993 thì mặt hàng xuất khẩu đã được bổ xung thêm các loại áo Jacket, sơ mi cao cấp, sản phẩm dệt kim và coi đó là sản phẩm chủ đạo trong xuất khẩu. Cho tới năm 1995, số loại hàng dệt may xuất khẩu đã lên tới 38 chủng loại trong đó 24 chủng loại đã phân bổ hết hạn ngạch cụ thể là các chủng loại (cat - viết tắt của category) sau: 1,2,4,5 6,7, 8, 12, 14, 15, 19, 21, 24, 26, 29, 34, 68, 73, 78, 39, 83, 97, 118, 161. Các loại hàng đã xuất khẩu sang thị trường Nhật, Canada, EU, Mỹ…bao gồm: Vải tổng hợp bằng xơ. Khăn bông Bộ complet Veston nam Pyjama bằng vải dệt thoi Chỉ, sợi nhân tạo Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 40 - Sơ mi nam, nữ Jacket 2,3 lớp, Blouson T.shirt, dệt kim, cotton Polo shirt Quần tây Quần áo thể thao Vải dệt kim, tơ tằm Quần áo thể thao, đồ phụ quần áo Rèm, thảm các loại Túi xách các loại Khăn trải giường Vải tổng hợp Quần lót Khăn trải bàn bằng lanh gai… Và các sản phẩm từ sợi P.E, sợi tổng hợp khác. (Nguồn: Báo thương mại - tháng 7 năm 2002) Theo đánh giá của các tổ chức nước ngoài, hàng dệt may của Việt Nam khá phong phú về chủng loại song chính sự phong phú này làm cho chất lượng của các loại hàng đó chưa được đồng đều. Hàng cao cấp, chất lượng cao của ta còn ít, chủ yếu là sơ mi nam, T.shirt thì hầu hết lại gia công cho nước ngoài, kiểu dáng mẫu mã không có gì là mới lạ trên thị trường quốc tế. Một số mặt hàng khác như vải dệt kim, tơ tằm hay sợi chưa dệt thì hạn chế về màu sắc, chất lượng chưa thật tốt do chúng ta còn nhiều khó khăn về thiết bị và công nghệ tiên tiến để xử lý sản phẩm. Mặt khác, do hạn chế về vốn và hoạt động marketing, các loại hàng dệt may Việt Nam chưa thích ứng được với sự đổi thay liên tục của thời trang thế giới nên các mặt hàng Việt Nam thường bị lỗi mốt, dù chất lượng cao giá hạ nhưng vẫn không bán được. Đội ngũ thiết kế tạo mẫu của nước ta còn non yếu chưa có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn còn kém nên hàng hoá của nước ta không bắt kịp với nhịp độ phát triển trên thế giới. Do đó, đây cũng là một vấn đề cần được chú ý, Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 41 - khắc phục để sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú về mẫu mã và có uy tín trên trường quốc tế. c. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của nước ta - Thị trường Mỹ là một thị trường lớn về tiêu thụ hàng hoá cũng như hàng dệt may, Mỹ là một thị trường lớn đối với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường này cũng thể hiện rõ tính ưu việt cũng như tiềm năng đầy hứa hẹn đối với xuất khẩu hàng dệt may hiện tại và trong tương lai. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mới bắt đầu thâm nhập thị trường đầy tiềm năng này chỉ trong vài năm gần đây. Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này chỉ đạt ở mức rất thấp 9,1 triệu USD. Đây là một con số không đáng kể so với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam vào các thị trường khác như thị trường Nhật kim ngạch là 248 triệu USD, thị trường EU kim ngạch xuất khẩu là 225 triệu USD. Trong thời gian này nếu như nói rằng xuất khẩu sang thị trường Mỹ đầy triển vọng thì không ai có thể khẳng định được điều này kể cả các chuyên gia kinh tế. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này chỉ tăng lên 2,8 triệu USD so với năm 1996. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu là 49,5 triệu USD, nhưng đến năm 2001 kim ngạch xuất khẩu giảm xuống chỉ đạt 44,6 triệu USD. Với kim ngạch này năm 2001 Việt Nam xếp thứ 64 trong số các quốc gia có xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ. Tuy nhiên, so với 70 tỷ USD mà Hoa Kỳ bỏ ra hàng năm để nhập khẩu sản phẩm dệt may từ khắp nơi trên thế giới thì quả thật con số gần 50 triệu USD xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này quả là bé nhỏ. Giải thích tại sao thị trường Mỹ là một thị trường tiêu thụ lớn hàng giầy da và hàng may mặc mà lượng hàng dệt may xuất khẩu của nước ta vào thị trường này lại quá ít ỏi như vậy. Câu trả lời thật đơn giản và mọi người ai cũng biết rõ: trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2000, nước ta và Mỹ vừa mới bước vào thời kì bình thường hóa quan hệ do đó các doanh nghiệp Việt Nam đang dần làm quen với thị trường, đồng thời chưa có những thông tin và đầu mối quan trọng để tăng Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 42 - cường hàng xuất khẩu vào thị trường này nên mặt hàng dệt may của ta cũng trong tình trạng thăm dò thị trường Mỹ là chính. Lúc này, Hiệp đinh dệt may Việt-Mỹ với ưu đãi tối huệ quốc (quy chế MFN) chưa chính thức được kí kết nên các mặt hàng dệt may của Việt Nam khi xuất sang thị trường này bị một rào cản thương mại khá lớn, mức thuế suất quá cao nên doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may không thể thâm nhập được vào Mỹ một cách ồ ạt được. Vào năm 2000 nước ta chính thức kí Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, thuế suất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đã giảm đến 10 lần. Thế nhưng trong năm 2001 với sự kiện ngày 11 tháng 9 thì lượng nhập khẩu của Mỹ giảm đáng kể nên mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này đương nhiên là cũng bị giảm xuống. Từ năm 2002 chúng ta lại có thêm Hiệp định dệt may Việt-Mỹ với ưu đãi tối huệ quốc (MFN) cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam nên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng mạnh. Theo thống kê của Bộ thương mại, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 2,7 tỷ USD, tăng 37,2% so với năm 2001 thì riêng xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt gần 900 triệu USD, tăng gấp 20 lần so với năm 2001, chiếm 33,2% tổng kim ngạch hàng dệt may. Mức gia tăng xuất khẩu kỷ lục này đã đưa Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, trên cả EU và Nhật vốn lâu nay là thị trường chính. Các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động chuyển hướng xuất khẩu sang Mỹ cũng nhằm thiết lập chỗ đứng tại thị trường mới mẻ này. Năm 2002 là năm thắng lợi lớn đối với ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Năm 2002, các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng phía Mỹ chưa áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng dệt may nên đang tăng cường, nỗ lực xuất khẩu sang Mỹ. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ từ đầu năm đến tháng 9 năm 2002 tăng lên rất mạnh 234% song chỉ chiếm khoảng 0,7% thị phần và đứng thứ 26 trong tổng số các nước xuất khẩu quần áo vào Mỹ, xếp sau Campuchia (xếp thứ 17, chiếm 2,3%), Thái Lan (xếp thứ 13, chiếm 2,8%), Phillipin (xếp thứ 11, chiếm 3,1%), Indonesia (xếp thứ 8, chiếm 3,7%), và chỉ bằng 1/10 của Trung Quốc Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 43 - Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Trị giá triệu USD 9,1 12 26 34 49,5 44,6 900 1900 (dự tính) Nguồn: Thống kê của VINATEX năm 2002 Trước tình hình kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng, một đoàn giới chức Mỹ dự kiến sang Việt Nam để thảo luận về việc đi đến thoả thuận một Hiệp Định về hàng dệt may Việt Nam-Hoa Kỳ (là một phần trong Hiệp định thương mại Việt-Mỹ), trong đó có việc cả Mỹ sẽ áp dụng quota đối với hàng dệt may xuất khẩu cuả Việt Nam vào Mỹ bắt đầu từ năm 2003. Do đó kể từ năm 2003 những doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào thị trường này thì phải có hạn ngạch, nếu không thì không thể xuất khẩu được.Theo Hiệp định dệt may Việt-Mỹ, trị giá hàng dệt may quản lý bằng hạn ngạch năm 2003 gồm 25 nhóm hàng và 38 mặt hàng cụ thể như sau: (Bảng trang bên) Để thực hiện Hiệp định ngày 28 tháng 4 năm 2003, Bộ thương mại có văn bản số 0962/TM-XNK hướng dẫn thực hiện, theo đó các doanh nghiệp phải báo cáo chi tiết, chính xác về năng lực và quy mô sản xuất của mình để làm cơ sở đối chiếu hạn ngạch và cấp hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2003. Văn bản quy định các mẫu và nội dung hồ sơ gồm các chứng từ: đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa kỳ, hợp đồng xuất khẩu (hoặc gia công hàng xuất khẩu), hoá đơn thương mại, bảng kê đóng gói hàng…Văn bản nghiêm cấm các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sử dụng giấy chứng nhận xuất khẩu hàng dệt may để xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam để xuất khẩu hàng hoá của nước khác hoặc dùng visa của nước khác xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Những công việc bước đầu của thực hiện Hiệp định như vậy tạo thuận lợi về quản lý trong thực hiện Hiệp định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại lo lắng Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 44 - rằng hạn ngạch như vậy có đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu không? Và làm thế nào để sử dụng có hiệu quả hạn ngạch. Sự lo lắng của các doanh nghiệp là hoàn toàn có cơ sở, bởi qua thực tiễn thực hiện Hiệp định dệt may EU cũng luôn nổi lên hai vấn đề này. Tuy nhiên, so với mức độ thực hiện của năm 2002 và những tháng đầu năm 2003, thì hạn ngạch xuất khẩu vào Mỹ hàng dệt may năm 2003 là 1,7 tỷ USD sẽ không hạn chế nhiều việc xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ, bởi theo dự kiến của các quan chức và của nhiều nhà kinh doanh khả năng năm 2003 chỉ thực hiện được khoảng 1,5 tỷ USD. Các mặt hàng dệt may quản lý bằng hạn ngạch Cat nhóm hàng Mặt hàng Đơn vi Hạn ngạch 2003 200 Chỉ may, sợi để bán lẻ Kg 300.000 301 Sợi, bông đã chải Kg 680.000 332 Tất chất liệu bông Tá 1.000.000 333 Áo khoác nam dạng comple Tá 36.000 334/335 Áo khoác nam nữ chất liệubông Tá 675.000 338/339 Sơ mi dệt kim nam, nữ chất liệu bông Tá 14.000.000 340/640 Sơ mi nam dệt thoi chất liệu bông và sọi tơ nhân tạo Tá 2.000.000 341/641 Sơ mi dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 762.698 342/642 Váy ngắn chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 554.654 345 Sweater chất liệu bông Tá 300.000 347/348 Quần nam nữ chất liệu bông Tá 7.000.000 351/651 Quần áo ngủ chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 582.000 352/652 Đồ lót chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 1.850.000 359/659-c Quần yếm Kg 325.000 359/659-s Quần áo bơi Kg 525.00 434 Áo khoác nam chất liệu len Tá 16.200 435 Áo khoác nữ chất liệu len Tá 40.000 440 Sơ mi nam, nữ chất liệu len Tá 2.500 Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 45 - 447 Quần nam chất liệu len Tá 52.500 448 Quần nữ chất len Tá 32.000 620 Vải bằng sợi filamăng tổng hợp khác m2 6.364.000 632 Chất liệu sợi nhân tạo Tá 500.000 638/639 Áo sơ mi nam nữ dệt kim chất liệu sợi tơ nhân tạo Tá 1.271.000 645/646 Sweater chất liệu sợi tơ nhân tạo Tá 200.000 647/648 Quần nam nữ chất liệu sợi nhân tạo Tá 1.973.318 Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 46 - Vấn đề đặt ra đó là làm thế nào để phân bổ hạn ngạch cho hợp lý, cần rút kinh nghiệm từ việc quản lý hạn ngạch dệt may EU trước đây. Từ đầu năm 2003 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ vẫn tiếp tục tăng nhanh, hiện đã xuất khẩu gần 1,3 tỉ USD hàng dệt may vào Mỹ. Dự tính năm 2004 nếu chúng ta vẫn triển khai tốt Hiệp định thương mại Việt-Mỹ thì có khả năng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may vào thị trường này đạt tới 4,1 tỷ USD, tăng 17,1% so với năm 2003, chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu . Ngày 5 tháng 6 năm 2003 liên Bộ: Thương mại, Công nghiệp và Kế hoạch- Đầu tư đã tổ chức họp báo công bố cơ chế phân bổ hạn ngạch dệt may sang thị trường Hoa Kì năm 2003. Việc phân giao theo nguyên tắc: bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, dựa trên kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp trong năm 2002 và 3 tháng đầu năm 2003, đối với các doanh nghiệp mới thì dựa vào năng lực sản xuất, năng lực xuất khẩu, dành một tỉ lệ nhất định cho những doanh nghiệp sử dụng vải sản xuất trong nước để làm hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và các vùng kinh tế khó khăn. Việc phân giao hạn ngạch năm nay sẽ chia làm 2 đợt: 80% hạn ngạch được giao trước, 20% hạn ngạch được giao sau khi kiểm tra. Thế nhưng từ khi áp dụng hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ (từ ngày 1 tháng 5 năm 2003) cho đến nay đã xảy ra một vấn đề gây ra nhiều lo lắng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Vấn đề đó là do hạn ngạch có hạn mà tốc độ xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp trong 5 tháng đầu năm quá lớn nên giá trị hạn ngạch còn lại để giao cho các doanh nghiệp trong tháng 7 cuối năm chỉ còn khoảng 600 triệu USD, trong đó có một số cat còn lại rất ít hoặc không còn, buộc các doanh nghiệp phải có phương án xử lý phù hợp trước tình hình này. Một trong những khó khăn cơ bản đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là các hợp đồng sản xuất và xuất khẩu đã ký từ đầu năm, nguyên phụ liệu đã được nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trong cả năm nhưng nay không có đủ hạn ngạch để sản xuất và xuất khẩu. Đến nay, tuy đã phân bổ theo Thông tư, ngay cả hạn ngạch phát triển khoảng 15% cũng phân với một lượng rất nhỏ. Như Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 47 - vậy, lượng hạn ngạch chưa phân bổ còn rất nhiều, thậm chí có cat tỷ lệ tồn trong các doanh nghiệp khá lớn mà chưa có hạn ngạch, như cat 338/339 (áo dệt kim), tồn gần 4 triệu tá, hoặc 347/348 (quần) tồn trên 2,3 triệu tá; tương đương 50% hạn ngạch cho 8 tháng của cả nước. Như chuyện về một khách hàng đã nhập khẩu phụ liệu để làm hàng trong tháng 9, tháng 10 năm nay nhưng do thông tin từ Mỹ là cat 338 mà khách hàng định làm đã sắp đầy nên phải tái xuất lô nguyên phụ liệu này đi nước khác như Philipines và Kenya. Các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may của Việt Nam đang lo lắng việc phân bổ hạn ngạch năm 2004 không biết cơ chế phân bổ quota sẽ được thực hiện như thế nào cho phù hợp với thực lực của các doanh nghiệp để không xảy ra những tình trạng đáng buồn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi kí kết hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kì như năm 2003. Hiện nay, những sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ đều phải được một công ty kiểm toán đánh giá thực hiện theo tiêu chuẩn SA 8.000. Đây là một yêu cầu hoàn toàn mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tổng công ty Dệt May Việt Nam hiện có 28 doanh nghiệp thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9.000, 2 doanh nghiệp thực hiện ISO 14.000 và 4 doanh nghiệp thực hiện SA 8.000. Trước mắt, phía Mỹ yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam làm theo SA 8.000 khi chưa có chứng chỉ, nhằm đáp ứng được những điều kiện, môi trường làm việc của người lao động. Mặt khác, hàng dệt may của Việt Nam hiện nay có tới 81,2% mặt hàng vải và hàng may mặc không có tên cơ sở sản xuất, thành phần nguyên liệu, nhãn hiệu hàng hoá nên khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã bị từ chối và bị trả lại hàng gây nên thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Các nhà nhập khẩu và bán lẻ Mỹ nêu rõ quan điểm xem Việt Nam là một thị trường thiết yếu trong việc cung cấp hàng dệt may và họ quyết tâm tập trung vào thị trường này trong thời gian tới, trong bối cảnh các hạn ngạch của các thị trường nhập khẩu truyền thống đã đóng băng. Họ đánh giá Việt Nam như một Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 48 - thị trường “mở” vì khả năng cung cấp mặt hàng dệt may ít nhất là đến năm 2004 - năm mà họ đánh giá Mỹ sẽ thiếu nguồn nhập khẩu hàng dệt may trầm trọng. Các nhà bán lẻ Mỹ khẳng định thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam là sự lựa chọn quan trọng tương đương với Trung Quốc và yêu cầu chính phủ không áp dụng hạn ngạch đối với Việt Nam về mặt hàng này. Thị trường Mỹ là một trong những thị trường mục tiêu không những của doanh nghiệp Việt Nam mà còn của doanh nghiệp của các nước. Biện pháp nhanh nhất để thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường mục tiêu này là nước ta nhanh chóng được gia nhập WTO để hưởng lợi từ việc bãi bỏ quota nhập khẩu dệt may và giảm thuế suất nhập khẩu trong khối. Đó là thời kì mà các doanh nghiệp của Việt Nam đang trông đợi và cũng phải đối đầu với rất nhiều thách thức mới ở thị trường khu vực và thị trường quốc tế. - Thị trường EU với số dân khoảng hơn 360 triệu người, là một thị trường có sức mua về hàng dệt may rất lớn, đồng thời cũng là một thị trường có nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng của hàng hoá. Đây chính là trung tâm thông tin về mốt của hàng may mặc với nhiều cơ sở tạo mốt thời trang nổi tiếng như: Feudi(Italia), Agnesh (Pháp), CEU of Girmer Gmbh (Đức)…Đây cũng là khu vực có kỹ thuật sản xuất những sản phẩm dệt may cao cấp truyền thống. Theo tính toán, hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU phần lớn (85% - 90%) là hàng phải đạt yêu cầu về mốt thời trang. Mức nhập khẩu hàng năm tại thị trường này là 63 tỷ USD trong đó: Đức 24,8 tỷ USD, Pháp 9,8 tỷ USD, Anh 7,9 tỷ USD…Ngoài số tự sản xuất tiêu dùng 40 tỷ USD (40%) và trao đổi nội bộ khu vực 44,8 tỷ USD thì phải nhập khẩu thêm từ các nước Châu Á trên 1 tỷ USD hàng dệt may. (Nguồn: Tạp chí thương mại số 60 - năm 2003). Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đặc biệt phát triển mạnh từ sau Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam với EU được kí kết ngày 15 tháng 12 năm 1992 và được thực hiện từ năm 1993 với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 23%/năm trong 5 năm 1993 - 1997. Tháng 11 năm 1997, Hiệp định dệt may Việt Nam-EU đã được kí kết tại Brussel. Hiệp định này thay thế Hiệp định cũ đã hết hạn vào ngày 31 tháng 12 năm Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 49 - 1997 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1998 đến hết năm 2000. Hiệp định mới này về cơ bản vẫn giữ nguyên những điều khoản cũ, chỉ sửa đổi một số điều. So với Hiệp định cũ, Hiệp định này đã giải phóng được 25 cat vốn là hàng “nóng” mà Việt Nam đang có thị trường như cat 27 (váy ngắn nữ). Như vậy, năm 1998 EU chỉ quản lý 29 mặt hàng bằng quota với tổng khối lượng tăng 31,4% so với năm 1997. 29 chủng loại hàng tiếp tục quản lý bằng hạn ngạch là cat 4 đến 10, 12, đến 15, 18, 20, 21, 26, 28, 29, 31, 35, 39, 41, 68, 73, 76, 78, 83, 97, 118, 161. Ngoài các cat trên thì có tới 22 chủng loại hàng không bị khống chế số lượng nhưng chịu sự quản lý qua cấp E/L khi xuất hàng là cat 1 đến 3, 16, 17, 19, 22, đến 24, 27, 32, 33, 36, 37, 90, 115, 117, 136, 156, 157, 159, 160. Các chủng loại hàng khác không chịu sự quản lý bằng hạn ngạch hoặc E/L được xuất khẩu tự do vào thị trường EU, thủ tục xuất nhập khẩu như đối với thị trường không hạn ngạch. Kim ngạch xuất khẩu sang EU (Đơn vị : Triệu USD ) Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch XK 225 410 521 555 609 559 540 Nguồn: Thống kê năm 2002 của Vinatex Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này trong năm 2001 giảm đáng kể so với năm 2000. Năm 2001 hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU vẫn còn tồn một lượng lớn hạn ngạch chưa thực hiện. Cụ thể cat 10: mặt hàng găng tay còn tồn 3.230.000 đôi, chiếm 60,7%, cat 13 quần lót còn 3.909.000 chiếc chiếm 46,5%; cat 12 bít tất còn 2.872.000 đôi chiếm 98,4%; áo Jacket còn 2.462.000 chiếc chiếm 12,8%, quần dệt kim còn 827.000 chiếc chiếm 23,3%…Mặc dù năm 2001 xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường có nhiều thuận lợi nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá giảm liên tục, trong khi đó giá nguyên liệu lại tăng. Các chuyên gia trong ngành cho rằng thị trường xuất khẩu hàng dệt may còn nhiều khả năng mở rộng, song cạnh tranh cũng ngày càng gay Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 50 - gắt, đặc biệt về giá cả, tỉ lệ xuất xứ hàng hóa, chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng. Năm 2002, EU quyết định tăng 25% (trị giá 150 triệu USD) hạn ngạch cho hàng dệt may của Việt Nam. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù rất có khả năng thâm nhập thị trường EU nhưng luôn bị hạn chế bởi chế độ hạn ngạch. Từ tháng 4 xuất khẩu vào hầu hết các thị trường trong EU (trừ Áo và Ai Len) đều tăng, đến hết tháng 5 tăng 28,6% so với cùng kì năm 2001. Đặc biệt sau 8 tháng thực hiện cơ chế mới về quản lý hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu đi các thị trường có hạn ngạch, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang EU, Canada và Thổ Nhĩ Kỳ, hầu hết các chủng loại mặt hàng xuất khẩu đều tăng mạnh. Đó là cơ chế “cấp giấy phép tự động” cho toàn bộ các mặt hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ. Việc này sẽ chấm dứt khi đạt tỷ lệ xuất khẩu 50% hạn ngạch cơ sở trong quý I, 70% trong quý II và 90% trong quý III. Xét trên toàn cục thì đây là cơ chế mới nhưng có nhiều ưu việt. Năm 2003 là năm thứ 11 chúng ta thực hiện quản lý và phân bổ hạn ngạch hàng dệt may đi EU (tính từ đầu năm 1993, khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may với EU có hiệu lực). Nhằm ổn định sản xuất và xuất khẩu, sau khi tiếp thu ý kiến của các bộ ngành có liên quan và các thành phố lớn, ngày 12 tháng 8 năm 2002 liên Bộ Thương mại, Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành thông tư liên tịch số 08 hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2003. Quy chế này được cải tiến bổ xung, đáp ứng được các yêu cầu: công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử; ổn định hạn ngạch để doanh nghiệp chủ động ký và thực hiện hợp đồng năm 2003 ngay trong quý 4 của năm 2002; khuyến khích các công ty xuất khẩu bằng vải sản xuất trong nước; sử dụng hạn ngạch có hiệu quả và tận dụng lao động. Đến nay chính sách cấp giấy phép xuất khẩu tự động vào thị trường EU của một số mặt hàng đã không còn có hiệu lực: ngưng cấp giấy phép xuất khẩu tự Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 51 - động đối với mặt hàng bộ quần áo ngủ (cat 18) và mặt hàng quần áo dệt kim (cat 83), quần áo bảo hộ lao động (cat 76), sợi tổng hợp (cat 41). Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU năm 2002 lại giảm đáng kể so với năm 2001 chỉ đạt 540 triệu USD. Trong năm 2003 Việt Nam lại có thêm một cơ hội tăng lượng hàng dệt may xuất khẩu vào EU, sau khi Liên minh Châu Âu - EU đã chấp nhận tăng 50 - 70% hạn ngạch cho các mặt hàng dệt may nhạy cảm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này trong năm nay. Thoả thuận trên đạt được sau cuộc đàm phán bổ xung, sửa đổi Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU, được tiến hành từ 12 đến 15 tháng 2 năm 2003 tại Hà Nội. Trưởng đoàn đàm phán, Thứ trưởng Bộ thương mại Lương Văn Tự và Trưởng đoàn phía EU, ông Lan Wilkinson, Vụ trưởng Vụ Thương mại Uỷ ban Châu Âu, đã chính thức ký tắt Hiệp định. Theo đó, một số mặt hàng dệt may khác của các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được xuất khẩu sang EU theo nhu cầu. Hai bên cũng đồng ý đây là một Hiệp định mở và có thể thảo luận để tăng cao hơn hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU, vào bất kể thời điểm nào trong năm tới. Đáp lại, Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi cho EU tăng đầu tư vào Việt Nam phù hợp với yêu cầu của một nước đang phát triển và theo luật pháp Việt Nam. Với Hiệp định vừa được kí kết, dự tính kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong năm 2003 có thể đạt tới 800 - 850 triệu USD, tăng khoảng 300 triệu USD so với năm 2002, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai bên vượt con số 6 tỷ USD. Việt Nam và EU đã qua 4 lần sửa đổi Hiệp định buôn bán hàng dệt may ký năm 1992. Vào thời điểm đó, Việt Nam mới xuất khẩu sang EU gần 200 triệu USD hàng dệt may mỗi năm. Năm 2002 tuy tăng hơn trước nhưng có xu hướng giảm và chỉ đạt 540 triệu USD. Trong thời gian 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU đạt bình quân 600 triệu USD/năm, lượng xuất khẩu hàng dệt may luôn chiếm từ 50 - 65% tổng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu. Chính vì thế các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không nên để mất thị Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 52 - trường này. Nguyên nhân của sự giảm sút kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam là: kể từ khi Hiệp định dệt may Việt-Mỹ có hiệu lực thi hành nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước tỏ ra lơ là đối với thị trường EU đổ xô vào thị trường Mỹ để chiếm thị phần. Đa số doanh nghiệp dệt may trong nước cho rằng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ dễ hơn so với xuất khẩu vào thị trường EU, vốn là thị trường kỹ tính, có nhiều đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng, mẫu mã…hơn nữa các đơn hàng từ thị trường Hoa Kỳ thường có số lượng nhiều hơn so với thị trường EU. Mặt khác, theo các chuyên gia thị trường, hoạt động xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang EU mặc dù đã có 10 năm kinh nghiệm, nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu qua các doanh nghiệp trung gian của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan…Và các công ty này sử dụng Việt Nam như một cơ sở gia công. Họ cung cấp toàn bộ vải, phụ kiện và mẫu mã, khách hàng cuối cùng chủ yếu là những nước trong EU và những nước Tây Âu khác. Do các nhà sản xuất hàng dệt may của Việt Nam chủ yếu vẫn làm gia công cho khách hàng truyền thống EU gọi là phương thức CTM, phương thức này phụ thuộc rất nhiều vào người mua hàng và thực tế tạo ra ít giá trị gia tăng. Các nhà xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến nay vẫn chưa hiểu rõ thị trường và chưa xác định được mặt hàng truyền thống ở EU. Các nhà sản xuất Việt Nam đang cố gắng nhập khẩu vải để có thể xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường nước ngoài theo phương thức FOB để tăng hàm lượng giá trị gia tăng cho mặt hàng dệt may, tuy nhiên điều này đòi hỏi phải có mối liên hệ với người mua cuối cùng, phải có kiến thức kinh nghiệm trong việc tìm nguồn cung cấp vải, phụ kiện và nguồn vốn. Phương thức này cũng có nhiều rủi ro riêng, chất lượng hàng không đồng bộ, không đúng hợp đồng dẫn đến hàng bị từ chối, giao hàng chậm dẫn đến việc huỷ các đơn đặt hàng hoặc bị phạt, những hậu quả đó có thể rất tốn kém. Hơn nữa, hàng dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh khá gay gắt với Trung Quốc vốn một cường quốc về xuất khẩu dệt may lại đang có lợi thế là thành thành viên chính thức của WTO và được phía EU bãi bỏ Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 53 - hạn ngạch. Giá cả hàng dệt may Việt Nam cũng chưa có sức cạnh tranh do phải gánh các chi phí phụ trợ như vận tải, giao nhận, lưu kho trong nước quá cao so với các nước xuất khẩu hàng dệt may trong khu vực. Việc phân bổ hạn ngạch dệt may cũng gây nhiều trở ngại đối với các doanh nghiệp dệt may, hạn ngạch thường không được báo sớm, làm cho doanh nghiệp bị thụ động, luôn phải do dự không dám ký đơn hàng lớn, mà chỉ dám nhận những đơn hàng nhỏ. Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, nếu không chặn đứng và đảo ngược xu hướng giảm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU, việc thực thi các chỉ tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam trong mấy năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn vì EU sắp tăng hạn ngạch cho Việt Nam để tiến tới xoá bỏ hoàn toàn hạn ngạch vào năm 2005. Đặc biệt từ đầu năm 2004, khi EU sẽ bao gồm 25 nền kinh tế thành viên, nếu doanh nghiệp dệt may Việt Nam không có sự chuẩn bị bây giờ, rất có thể sẽ bị tuột mất thị phần và khách hàng. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ hơn thị hiếu tập quán tiêu thụ của các thị trường cụ thể ở EU, tăng cường đầu tư để đảm bảo các tiêu chuẩn về xã hội, cải thiện chất lượng mẫu mã sản phẩm…Đồng thời muốn thâm nhập vào thị trường EU có hiệu quả, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần sớm sưu tập đủ các chứng chỉ về quản lý chất lượng như: ISO 14.000, ISO 9.000, SA 8.000, BS 7750…bởi vì thị trường EU yêu cầu về chất lượng còn khắt khe hơn cả thị trường Hoa Kỳ. - Thị trường Nhật Bản vốn là một cường quốc về dệt may. Ngay từ buổi đầu, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Nhật Bản đã chọn ngành dệt may như là một ngành công nghiệp mũi nhọn. Nhà nước Nhật Bản đầu tư rất nhiều vào ngành này và đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể, sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, do giá nguyên liệu trên thị trường thế giới cao, đồng yên tăng giá kết hợp với chi phí lao động khá cao nên việc sản xuất các sản phẩm dệt may kém hiệu quả và lợi nhuận thấp. Tình trạng này đã dẫn đến việc các nhà sản xuất chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ra nước ngoài và tăng cường nhập khẩu hàng dệt may. Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H­¬ng-Líp NhËt 1-K38F - 54 - Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Nhật Bản khá cao, không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây. Năm 2000 tổng nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản là 40.938 tỷ yên tăng 16% so với năm 1999. Trong đó sản phẩm dệt may nhập khẩu có tổng giá trị là 2.624 tỷ yên chiếm 6,5% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Nhật Bản và tăng 11,6% so với năm 1999. Vải và phụ liệu ngành may mặc giá trị nhập khẩu là 2.115 tỷ yên chiếm 5,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may, tăng 14% so với năm 1999. Năm 2001, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt của Nhật Bản là 4,7 tỷ USD giảm 4% so với lượng nhập khẩu năm 2000, kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường này là 19,15 tỷ USD là một con số khá lớn. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản với kim ngạch khoảng 400 - 500 triệu USD/năm nhưng thị phần của ta tại Nhật còn rất nhỏ bé. (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001*). Nhật Bản mỗi năm nhập khẩu khoảng 23 tỷ USD thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2,5%, so với Trung Quốc 65%, Hàn Quốc 6%. Ghi chú: * Website: /nhatban/ Để xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn nữa đến sản xuất dệt kim bởi khoảng 70% lượng nhập khẩu dệt may của Nhật Bản là hàng dệt kim. Mục tiêu sẽ là thị trường đại chúng, chưa p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan