Tài liệu Khóa luận Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán: ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VĂN THỊ THU LOAN
THIẾT LẬP VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 05 năm 2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THIẾT LẬP VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện: Văn Thị Thu Loan
Lớp: DH4TC
Mã số SV: DTC030299
Giáo viên hướng dẫn: Đặng Hùng Vũ
Long Xuyên, tháng 05 năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: Đặng Hùng Vũ
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1...
71 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VĂN THỊ THU LOAN
THIẾT LẬP VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 05 năm 2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THIẾT LẬP VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện: Văn Thị Thu Loan
Lớp: DH4TC
Mã số SV: DTC030299
Giáo viên hướng dẫn: Đặng Hùng Vũ
Long Xuyên, tháng 05 năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: Đặng Hùng Vũ
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 1
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 1
1.3.1 Thu thập dữ liệu ......................................................................................... 1
1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu thu được ........................................................... 1
1.3.3 Trình tự thực hiện nghiên cứu .................................................................... 1
1.4 Ý nghĩa ............................................................................................................... 2
1.4.1 Đối với bản thân ........................................................................................ 2
1.4.2 Đối với nhà đầu .......................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT TẬP ĐẦU TƯ ........................................................... 3
2.1 Các hình thức đầu tư chứng khoán ....................................................................... 3
2.1.1 Tự đầu tư .................................................................................................. 3
2.1.2 Đầu tư qua môi giới của công ty chứng khoán............................................ 3
2.1.3 Đầu tư qua nhà tư vấn nổi tiếng................................................................. 3
2.1.4 Đầu tư vào quỹ đầu tư ............................................................................... 3
2.1.5 Đầu tư vào Hedged Fund ........................................................................... 3
2.1.6 Quỹ bán khống.......................................................................................... 4
2.2 Chiến lược đầu tư ................................................................................................ 4
2.2.1 Chiến lược mua để hưởng cổ tức và tăng giá cổ phiếu ................................ 4
2.2.2 Chiến lược chi phí thấp hơn giá trung bình................................................. 4
2.2.3 Chiến lược tổng giá trị đầu tư cố định ........................................................ 4
2.2.4 Chiến lược duy trì tỷ lệ không đổi giữa trái phiếu và cổ phiếu .................... 4
2.2.5 Chiến lược mua trả chậm ........................................................................... 4
2.2.6 Chiến lược bán khống ................................................................................ 4
2.3 Phân tích cơ bản .................................................................................................. 5
2.3.1 Rũi ro và suất sinh lời ................................................................................ 5
2.3.2 Phân tích nền kinh tế toàn cầu .................................................................... 6
2.3.3 Nền kinh tế quốc gia .................................................................................. 6
2.3.4 Các chính sách của chính phủ .................................................................... 6
2.3.5 Phân tích ngành.......................................................................................... 6
2.3.6 Phân tích, đánh giá các tỷ số tài chính ........................................................ 6
2.4 Phân tích kỹ thuật ................................................................................................ 7
2.4.1 Các chỉ tiêu dự báo trong phân tích kỹ thuật................................................ 7
2.4.2 Lập đồ thị phản ánh tình hình thị trường ..................................................... 8
CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ ................................................ 9
3.1 Một số giả định.................................................................................................... 9
3.2 Mô hình thiết lập danh mục đầu tư....................................................................... 9
3.3 Phân tích vĩ mô và phân tích ngành...................................................................... 9
3.3.1 Kinh tế quốc tế........................................................................................... 9
3.3.2 Kinh tế quốc gia....................................................................................... 10
3.3.3 Phân tích ngành........................................................................................ 11
3.4 Lựa chọn chiến lược và chứng khoán đầu tư ...................................................... 13
3.5 Phân tích và đánh giá công ty ............................................................................ 13
3.5.1 Ngành xuất nhập khẩu thuỷ sản................................................................. 13
3.5.2 Ngành vận tải............................................................................................ 16
3.5.3 Ngành công nghệ thông tin ....................................................................... 20
3.6 Rủi ro và suất sinh lời chứng khoán ................................................................... 22
3.7 Phân tích kỹ thuật .............................................................................................. 24
3.7.1 Phân tích biểu đồ giá của GMD................................................................. 24
3.7.2 Phân tích biểu đồ giá của AGF.................................................................. 25
3.7.3 Phân tích biểu đồ giá của FPT................................................................... 26
3.7.4 Nhận định về sự biến động giá .................................................................. 26
3.8 Đánh giá kết quả đầu tư ..................................................................................... 27
3.9 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán .............................................................. 28
3.10 Kết luận........................................................................................................... 29
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 30
4.1 Kết luận............................................................................................................. 30
4.2 Kiến nghị........................................................................................................... 30
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
A. Danh mục bảng
Bảng 3.1 Chỉ số tài chính của AGF .............................................................. 14
Bảng 3.2 Chỉ số tài chính của ABT .............................................................. 14
Bảng 3.3 Chỉ số tài chính của GMD............................................................. 16
Bảng 3.4 Chỉ số tài chính của HTV.............................................................. 18
Bảng 3.5 Chỉ số tài chính FPT ..................................................................... 21
Bảng 3.6 Rủi ro và suất sinh lời dự kiến....................................................... 22
B. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1 Giá GMD từ năm 2006-2007 ...................................................... 24
Biểu đồ 3.2 Giá GMD từ tháng 5/2006 đến 4/2007 ....................................... 24
Biểu đồ 3.3 Giá AGF từ năm 2006-2007....................................................... 25
Biểu đồ 3.4 Giá AGF từ tháng5/2006 đến 4/2007.......................................... 25
Biểu đồ 3.5 Giá FPT từ năm 2006-2007........................................................ 26
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Đặt vấn đề:
Thị trường chứng khoán là một trong những yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị
trường hiện đại. Mọi biến động về kinh tế, chính trị, xã hội… sẽ tác động ngay trên thị
trường chứng khoán và cứ nhìn vào chỉ số giá chứng khoán người ta có thể thấy rõ mức
ảnh hưởng ấy tác động như thế nào.
Ở Việt Nam hiện nay, thị trường chứng khoán là thị trường sôi động, tin tức chứng
khoán luôn được đưa lên hàng đầu trên các phương tiện truyền thông và đầu tư chứng
khoán trở thành hoạt động phát triển mạnh mẽ được nhiều người quan tâm. Những nhà đầu
tư chứng khoán cũng chính là đem tiền tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty và
hy vọng sau một thời gian sẽ nhận được giá trị cao hơn. Nhưng liệu việc kinh doanh này có
đạt được mục đích như mong muốn không khi mà công ty bạn mua chứng khoán làm ăn
thua lỗ, phá sản… và giá cổ phiếu giảm đáng kể.
Đầu tư chứng khoán kiếm lời là một hoạt động hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư,
nhưng đầu tư chứng khoán như thế nào để đạt được lợi nhuận mục tiêu với mức rủi ro thấp
nhất. Đó là lý do tôi nghiên cứu đề tài này: “thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng
khoán”.
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân tích lựa chọn chứng khoán trong danh mục.
- Phân tích và quyết định thời điểm mua chứng khoán.
- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quát về tình hình tài chính và hoạt động của các công ty đã được
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Chọn tập đầu tư gồm các cổ phiếu của các công ty đã được niêm yết.
- Thời gian: từ tháng 4 năm 2007 đến nay.
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
1.3.1 Thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu thứ cấp từ các công ty được niên yết qua
internet, báo, đài…
1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu thu được: tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu thu
được, thống kê đơn giản, vẽ đồ thị…
1.3.3 Trình tự thực hiện nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết về đầu tư chứng khoán.
- Phân tích thái độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư để lựa chọn chiến lược và chứng
khoán đầu tư.
- Phân tích tổng thể nền kinh tế và phân tích ngành.
- Tính toán các tỷ số tài chính dự án trên số liệu thu thập để đánh giá công ty.
- Sử dụng đồ thị phân tích, dự báo giá chứng khoán, chọn thời điểm mua bán thích
hợp.
- Xác định phương thức quản lý danh mục đầu tư và dự đoán kết quả sau khi đầu
tư.
1.4 Ý nghĩa:
1.4.1 Ở góc độ nhà đầu tư:
Việc thiết lập danh mục đầu tư có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chính là vấn đề
cốt lõi của việc ra quyết định của nhà đầu tư, việc thiết lập danh mục đòi hỏi nhà đầu tư
phải nghiên cứu lý thuyết về chứng khoán và thực tế thông tin thị trường. Qua đó nhà đầu
tư biết rất rõ các thông tin về loại chứng khoán mà mình đã chọn, nhờ vậy mà nhà đầu tư
có thể giảm thiểu những rủi ro trong đầu tư. Ngoài ra, việc tự nghiên cứu và thiết lập danh
mục còn giúp tối thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Việc nghiên cứu để thiết lập danh mục ngoài việc giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro,
còn giúp nhà đầu tư hiểu rõ về tình hình hoạt động của một số công ty, mở rộng thêm vốn
kiến thức trong kinh doanh cho mình.
1.4.2 Đối với bản thân:
Nghiên cứu và thiết lập danh mục đầu tư giúp tôi rất nhiều trong việc mở mang
kiến thức về thị trường chứng khoán, qua đó ứng dụng được lý thuyết đã học một cách
hiệu quả.
Tôi hy vọng rằng sau khi tốt nghiệp với chuyên đề thiết lập và quản lý danh mục
đầu tư chứng khoán đã nghiên cứu, sẽ giúp tôi thực hiện được ước mơ trở thành nhân viên
tư vấn đầu tư chứng khoán.
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT TẬP ĐẦU TƯ
Việc thiết lập danh mục đầu tư chứng khoán đòi hỏi những gì và đầu tư như thế nào
để đạt hiệu quả, chương này sẽ trình bày những lý thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
2.1 Các hình thức đầu tư chứng khoán:
2.1.1 Tự đầu tư:
Đây là hình thức nhà đầu tư cá nhân tự bỏ tiền ra mua bán chứng khoán, tự ra quyết
định về số lượng, chủng loại, thời điểm mua bán. Có ưu điểm là ít tốn chi phí nhưng nhà
đầu tư phải tự tìm hiểu các thông tin về công ty mà họ đầu tư. Liệu nhà đầu tư có khả năng
đánh giá thế nào. Để tránh những sai lầm do tự đầu tư, nhà đầu tư cần tham khảo, lựa chọn
và thực hiện kiên định một chiến lược đầu tư thích hợp với khả năng tài chính của mình,
học hỏi kinh nghiệm từ những nhà đầu tư đi trước là điều rất cần thiết. Nhìn chung, khi đầu
tư vào những cổ phiếu hàng đầu thì các nhà đầu tư có thể an tâm, cho dù giá rớt thì cũng sẽ
tăng trong thời gian ngắn.
2.1.2 Đầu tư qua môi giới của công ty chứng khoán:
Nhà đầu tư nhận được dịch vụ tư vấn của nhà môi giới nên mức độ an toàn cho nhà
đầu tư cao hơn, tuỳ thuộc vào trình độ của nhà tư vấn. Các nhà đầu tư chứng khoán nước
ngoài thường sử dụng hình thức này vì họ ít có thời gian theo đuổi thông tin trên thị trường
chứng khoán. Tuy nhiên phải trả phí 3% giá trị chứng khoán mua hay bán cho dù nhà đầu
tư có lãi hay lỗ.
2.1.3 Đầu tư qua nhà tư vấn nổi tiếng:
Các nhà đầu tư giàu có sẵn sàng bỏ tiền để thuê một nhà tư vấn giỏi về chuyên
môn và chiến lược để đưa ra quyết định đầu tư kịp thời. Nhà tư vấn chiến lược sẽ phải theo
dõi thường xuyên tài khoản cho khách hàng để kịp thời báo hiệu thời điểm mua và bán hay
phải thay đổi danh mục đầu tư để đối phó với tình hình thị trường như khủng hoảng tài
chính, chiến tranh, các yếu tố chính trị, kinh tế thế giới. Nhờ vậy nhà đầu tư có thể thu
được khoản lời rất lớn, tuy nhiên hoa hồng cho các nhà tư vấn này khá cao: từ 6% đến
10%.
2.1.4 Đầu tư vào quỹ đầu tư:
Nếu nhà đầu tư không đủ thời gian và ít hiểu biết về thị trường chứng khoán, lại
không muốn đầu tư qua môi giới hay nhà tư vấn thì có thể tìm đến các quỹ đầu tư. Quỹ là
nơi tập hợp các nhà đầu tư, thường là những nhà đầu tư nhỏ. Ưu điểm là, quỹ được quản lý
bởi công ty quản lý quỹ, do những chuyên gia điều hành thực hiện việc mua bán. Hơn nữa,
do tập hợp được lượng vốn lớn từ nhiều nhà đầu tư, quỹ đầu tư có thể đa dạng hóa danh
mục nhờ vậy mà hạn chế được rủi ro.Tuy nhiên chi phí đầu tư cao, bao gồm chi phí quản
lý cho công ty quản lý quỹ, chi phí cho ngân hàng giám sát…
2.1.5 Đầu tư vào Hedged Fund:
Hedged Fund là quỹ không chỉ đầu tư vào chứng khoán mà còn đầu tư vào thị
trường tiền tệ, vàng. Quỹ chú trọng đầu tư vào các hợp đồng future, option của các loại
hàng hóa: chứng khoán, tiền tệ (ngoại hối) và vàng. Quỹ không phải chỉ mua rồi chờ giá
lên mà người quản lý quỹ sẽ linh hoạt hơn khi phải thanh lý hợp đồng để bảo vệ nhà đầu
tư. Nhà quản lý có thể dùng chiến lược mua bán các hợp đồng theo chiều xuống của thị
trường.
2.1.6 Quỹ bán khống:
Người quản lý quỹ dùng tài sản của quỹ vay mượn cổ phiếu để bán trước, quỹ chọn
mua cổ phiếu sẽ giảm giá trong thời gian tới, đó là cổ phiếu của những công ty hoạt động
kém hiệu quả hoặc có vấn đề về tài chính. Và đương nhiên là nhà quản lý quỹ phải sớm
nhận ra điều đó trước khi thị trường nhận biết thông tin này, trước khi cổ phiếu này giảm.
Khi cổ phiếu này thật sự giảm, quỹ sẽ mua vào để trả nợ và hưởng được phần chênh lệch
giữa giá mua và giá đã bán.
2.2 Chiến lược đầu tư:
2.2.1 Chiến lược mua để hưởng cổ tức và tăng giá cổ phiếu:
Nếu thấy giá chứng khoán trong quá khứ tăng một cách điều đặn thì nhà đầu tư có
thể lựa chọn chiến lược này với kỳ vọng tương lai sẽ theo chiều hướng như vậy mà không
phải theo dõi sát sao các biến động hằng ngày, chiến lược này thích hợp với cổ phiếu của
các công ty hàng đầu trong các ngành công nghiệp, có sức mạnh tài chính và đang trong
thời kỳ tăng trưởng. Chiến lược này khá đơn giản thích hợp với các nhà đầu tư mới tham
gia vào thị trường.
2.2.2 Chiến lược chi phí thấp hơn giá trung bình:
Sử dụng khoản tiền cố định để mua cổ phiếu vào những thời điểm xác định theo
tháng, quý, hay nửa năm. Khi giá cổ phiếu hạ, nhà đầu tư sẽ mua được nhiều cổ phiếu hơn
khi giá tăng, chiến lược này kỳ vọng trong tương lai chi phí trung bình mua một cổ phiếu
thấp hơn giá trung bình cổ phiếu mua trên thị trường. Nhưng nếu giá hạ liên tục nhà đầu tư
có thể bị lỗ.
2.2.3 Chiến lược tổng giá trị đầu tư cố định:
Luôn luôn duy trì một khoản đầu tư cố định vào một hổn hợp cổ phiếu cả trong
trường hợp giá tăng hay giá giảm, khi giá tăng bán bớt cổ phiếu kiếm lời, khi giá giảm mua
thêm để đưa tổng giá trị đầu tư về mức ban đầu. Chiến lược này dựa trên xu thế giá dài hạn
và cũng chưa tối đa hóa lợi nhuận vì nhà đầu tư có thể đã bán khi giá còn tiếp tục lên. Khả
năng sinh lời của tập dự án bị hạn chế khi có một chiến lược giá tăng mạnh kéo dài.
2.2.4 Chiến lược duy trì tỷ lệ không đổi giữa trái phiếu và cổ phiếu:
Nhà đầu tư xác định một tỷ lệ cố định giữa giá trị cổ phiếu và giá trị trái phiếu; theo
thời gian, do sự biến động của giá cả chứng khoán, tỷ lệ này thay đổi và cần được điều
chỉnh về giá trị ban đầu. Việc điều chỉnh có thể được thực hiện định kì hoặc khi tỷ lệ này
biến đổi khỏi một giới hạn phần trăm nào đó. Bản chất sinh lời của chiến lược này cũng
giống như của chiến lược đầu tư một số tiền cố định: thúc bán khi giá cao và mua vào khi
giá thấp. Đây vẫn là chiến lược dành cho những nhà đầu tư dài hạn nhưng ít nhất nhà đầu
tư cũng nên xem lại tỷ lệ đầu tư mỗi năm một lần.
2.2.5 Chiến lược mua trả chậm:
Dành cho những nhà đầu tư có kinh nghiệm đầu tư ngắn hạn và có tính chất đầu cơ.
Nó cho phép nhà đầu tư chi trả một phần tiền mua cổ phiếu, phần còn lại vay từ công ty
môi giới chứng khoán và dùng chính cổ phiếu đó để đảm bảo cho vốn vay.
2.2.6 Chiến lược bán khống:
Nhà đầu tư dự đoán giá chứng khoán trong tương lai sẽ giảm, họ vay chứng khoán
của các nhà môi giới hoặc công ty chứng khoán để bán và hy vọng mua được chứng khoán
với giá thấp để trả lại cho người vay. Việc mua bán này thường được thực hiện thông qua
một tài khoản bảo chứng, đây là chiến lược đầu tư có độ rủi ro cao nhất và chưa được pháp
luật hiện hành trên TTCK Việt Nam cho phép.
2.3 Phân tích cơ bản:
2.3.1 Rủi ro và suất sinh lời:
Rủi ro:
Rủi ro trong tài chính là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính, trong kinh
doanh chứng khoán rủi ro cũng được sử dụng với ý nghĩa thay thế qua lại lẫn nhau với
thuật ngữ không chắc chắn, mô tả sự biến đổi của tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán.
Cũng có thể nói rằng, rủi ro trong đầu tư chứng khoán là khả năng xuất hiện các khoản
thiệt hại do sự biến động của tỷ suất sinh lợi chứng khoán. Các loại rủi ro trong đầu tư
chứng khoán thường gặp là:
- Rủi ro lãi suất: là khả năng biến động của lợi tức chứng khoán do những thay đổi
của lãi suất trên thị trường gây ra. Nói một cách tổng quát, nếu lãi suất thị trường tăng thì
giá trị và thị giá của khoản đầu tư sẽ giảm và ngược lại. Khả năng biến động của lợi nhuận
tính được chính là rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất ảnh hưởng giá trái phiếu, cổ phiếu, bất
động sản…
- Rủi ro sức mua: là tác động của lạm phát đối với khoán đầu tư, lợi tức của cổ
phiếu và trái phiếu là những khoản thanh toán bằng tiền cố định không tăng theo lạm phát.
Nếu trong khoản thời gian nắm giữ chứng khoán giá cả hàng hóa dịch vụ tăng, các nhà đầu
tư đã bị mất một phần sức mua. Khoản thiệt hại có thể có về sức mua đối với sản phẩm vật
chất này là rủi ro sức mua.
- Rủi ro thị trường: nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu hay các quỹ đầu tư và giá chứng
khoán lại hạ thấp, trường hợp này gọi là rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường phát sinh từ khả
năng biến động của lãi suất thị trường do các lực lượng thị trường luân phiên lên xuống.
- Rủi ro phá sản: nhà đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu của công ty sẽ phải chịu rủi ro
khi công ty mất khả năng chi trả đe dọa phá sản. Nếu giá trị tài sản của công ty thấp hơn
các khoản nợ, các nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro phá sản của công ty. Thị giá cổ phiếu
chắc chắn sẽ giảm có thể gần bằng 0.
- Rủi ro về khả năng chuyển đổi thành tiền mặt: cổ phiếu công ty nhỏ, hiếm được
giao dịch trên thị trường, khi giá tục giảm, bạn có thể không bán được chúng để thu hồi
vốn liếng. Còn đối với cổ phiếu của những công ty hàng đầu, có khối lượng giao dịch lớn,
tính thanh khoản cao, dễ chuyển đổi thành tiền.
Suất sinh lợi:
Tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán được đo lường như là tổng các khoản thu
nhập hay lỗ của chủ sở hữu trong một thời kỳ. Đó là thay đổi trong giá trị của đầu tư cộng
thêm với tất cả các thu nhập.
Mức sinh lợi kỳ vọng của một số loại chứng khoán có liên hệ tỷ lệ thuận với rủi ro
của chứng khoán đó, và cách tính tỷ suất sinh lợi đơn giản của một loại chứng khoán:
K=
DIV: tỉ lệ chi trả cổ tức.
∆P: chênh lệch giá lúc mua vào và khi bán ra.
P: giá khi mua vào.
2.3.2 Phân tích nền kinh tế toàn cầu:
Trong xu thế hội nhập ngày nay, sự phát triển của một quốc gia hay một doanh
nghiệp gắn liền với sự biến động kinh tế toàn cầu. Do đó, để đánh giá hoạt động của doanh
nghiệp thì cần xem xét đến môi trường vĩ mô toàn cầu.
Các yếu tố vĩ mô toàn cầu tác động đến viễn cảnh các công ty đó là: Tốc độ tăng
trưởng kinh tế toàn cầu và của từng quốc gia, sự phát triển của khoa học công nghệ, giá cả,
vấn đề cạnh tranh quốc tế, rủi ro chính trị, lãi suất và tỷ giá hối đoái.
DIV + ∆P
P
2.3.3 Nền kinh tế quốc gia:
Nền kinh tế quốc gia là môi trường hoạt động tổng thể của tất cả các doanh nghiệp,
gắn liền với sự phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp. Vì vậy để đánh giá đúng doanh
nghiệp thì việc xem xét tổng thể nền kinh tế quốc gia là điều cần thiết.
2.3.4 Các chính sách của chính phủ: các chính sách của chính phủ có liên quan đến
thị trường chứng khoán bao gồm: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ.
2.3.5 Phân tích ngành:
Phân tích ngành để so sánh thấy rõ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp này so với
doanh nghiệp khác trong cùng ngành, giúp cho việc lựa chọn chứng khoán của doanh
nghiệp nào là phù hợp với mục đích đầu tư.
2.3.6 Phân tích, đánh giá các tỷ số tài chính:
* Tìm hiểu báo cáo tài chính:
- Doanh thu: doanh thu tăng thì lãi ròng và doanh lợi trên cổ phiếu cũng tăng lên.
- Lưu lượng tiền mặt: đây cũng là dấu hiệu quan trọng cho thấy công ty có vững
mạnh hay không, nếu số dư tiền mặt thấp, cuối cùng công ty không còn đủ sức thanh toán
nợ nần.
- Lãi kinh doanh trước thuế: lãi kinh doanh trước thuế nên có chiều hướng tăng lên
theo doanh thu.
- Chi phí trả lãi: chi phí trả lãi tăng do các khoản nợ vay tăng hay do lãi suất cao
hơn.
- Cổ tức: cổ tức có tăng trong năm qua? so sánh mức cổ tức với doanh lợi trên mỗi
cổ phiếu thường (EPS) giúp ta biết nhiều về chủ trương chi trả cổ tức.
- Một số nghi vấn cần nêu ra: chi phí hoặc thuế tăng, hãy tìm nguyên nhân; có bất
kỳ khoản mục nào bất thường làm số liệu báo cáo bị sai lệch không?
* Các tỷ số tài chính:
- Tỷ số khả năng thanh toán: là tỷ số giữa tài sản lưu hoạt và công nợ ngắn hạn. Tỷ
số này giúp xác định khả năng thanh toán nợ của công ty. Tỷ số này phải ít nhất là 2 mới
đảm bảo khả năng thanh toán.
- Chỉ số tài sản nhạy cảm: là tỷ số của hiệu tài sản lưu động và hàng tồn kho trên nợ
ngắn hạn. Chỉ số này lớn hơn 1 được xem là an toàn.
- Lợi suất từ vốn kinh doanh (ROE): là tỷ lệ lãi kinh doanh trước thuế trên vốn cổ
đông của công ty. ROE cao thể hiện công ty làm ăn hiệu quả (tỷ giá này đánh giá xem
công ty kiếm được bao nhiêu lãi so với vốn đưa vào kinh doanh).
- Chỉ số lợi nhuận hoạt động: là tỷ số giữa thu nhập hoạt động và doanh số bán
thực. Tỷ số này cho biết lợi nhuận gộp sinh ra mỗi đồng doanh số bán là bao nhiêu.
- Chỉ số lợi nhuận ròng: là tỷ số giữa thu nhập ròng và doanh số bán thực. Tỷ số
cho biết lợi nhuận sau thuế và lãi vay trên mỗi đồng doanh số bán là bao nhiêu.
- Tỷ số giá cả trên doanh lợi (P/E ratio): giá thị trường hiện hành của mỗi cổ phiếu
thường chia cho doanh lợi trên mỗi cổ phiếu ấy. P/E càng cao, công ty càng được sắp hạng
cao trên thị trường.
- Tỷ số giá cả trên doanh thu (P/S ratio): tương tự như P/E nhưng thay thế doanh lợi
bằng doang thu bán hàng.
- Tỷ số giá cả trên trị số sách (P/B): mục đích thẩm định giá cổ phiếu giao dịch ở
mức rẻ hay đắt. Chỉ số này càng cao chứng tỏ công ty càng phát triển trong tương lai.
2.4 Phân tích kỹ thuật:
Phân tích kỹ thuật là việc sử dụng các dữ liệu thống kê diễn biến của thị trường, các
mô hình, biểu đồ để nghiên cứu, phân tích, đánh giá các trào lưu lên xuống của giá cả. Qua
phân tích kỹ thuật, các nhà đầu tư sẽ xác định được thời điểm thích hợp cho việc mua, bán
chứng khoán ở hiện tại hay tương lai. Các nhà phân tích kĩ thuật không phủ nhận giá trị
của thông tin cơ bản. Họ tin rằng giá cổ phiếu rồi cũng sẽ phù hợp với giá trị đích thực của
chúng. Tuy nhiên, các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng quá trình ảnh hưởng thay đổi đến
giá cả tuân theo những nguyên tắc trên thị trường, vì thị trường có thể tự điều chỉnh để đạt
đến một mức cân bằng mới.
2.4.1 Các chỉ tiêu dự báo trong phân tích kỹ thuật:
- Biến động giá cả: giá cả thị trường hay thay đổi và các nhà phân tích quan sát
những biến động này, nối các điểm phản ánh ở mức giá cổ phiếu cao nhất hoặc thấp nhất
trên biểu đồ tạo nên đường xu thế. Đường xu thế cho thấy qua thời gian giá cổ phiếu thay
đổi như thế nào. Giá chứng khoán biến đổi theo ba xu hướng: xu hướng tăng, xu hướng
giảm và xu hướng tăng giảm thất thường. Xu hướng tăng giảm thất thường là tình trạng giá
một loại cổ phiếu tăng lên rồi lại giảm xuống sau đó trở về mức giá ban đầu; nhìn chung
nhà đầu tư khó có thể tìm thấy quy luật thay đổi của giá chứng khoán trong thời kì này. Do
đó, nhà đầu tư khá ngần ngại và thường tránh mua bán loại chứng khoán khi chúng rơi vào
tình trạng này.
- Mức giá trung bình động: mức giá trung bình liên tục cập nhật bằng cách chọn
lấy mức giá mới nhất và loại bỏ mức giá cũ nhất. Các mức giá trung bình động được đưa
vào đồ thị để trình bày các dấu hiệu về xu thế biến động giá cả. Một số nhà phân tích kỹ
thuật xem mức giá trung bình động như là đường kháng cự hay đường chống đỡ. Nếu giá
chứng khoán tăng cao hơn mức giá trung bình động, dấu hiệu mua vào. Ngược lại, khi giá
giảm thấp hơn mức giá trung bình động là dấu hiệu bán ra. Tùy theo đầu tư ngắn hạn hay
dài hạn mà các nhà đầu tư sử dụng mức giá trung bình động bao nhiêu ngày. Giá trung
bình động không phải là mức giá duy nhất mà chúng ta dựa vào để quyết định mua bán
chứng khoán. Tuy nhiên giá trung bình động thể hiện khá rõ nét sức mạnh và xu hướng
biến động của giá chứng khoán.
- Khối lượng giao dịch: dựa vào khối lượng giao dịch để đoán chiều hướng giá
chứng khoán. Khối lượng giao dịch thể hiện lượng cung và cầu chứng khoán được thực
hiện, qua đó nhà đầu tư rút ra kết luận về xu hướng biến động của giá chứng khoán hoặc
tìm ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến xu hướng biến động giá cả. Khi khối lượng giao
dịch tăng, dấu hiệu giá cổ phiếu tăng và ngược lại khối lượng giao dịch giảm, tức có dấu
hiệu giá cổ phiếu giảm.
- Sức mạnh tương đối: cho biết một chứng khoán mạnh hay yếu hơn so với một
loại chứng khoán khác hoặc một chỉ số chứng khoán. Cổ phiếu có sức mạnh tương đối khi
nó mạnh hơn so với một cổ phiếu khác hay một chỉ số chứng khoán. Sức mạnh tương đối
được phản ánh bởi tỷ lệ tăng/giảm giá của một loại chứng khoán so với các chứng khoán
khác hay chỉ số chứng khoán. Khi chứng khoán A tăng giá mạnh so với chứng khoán B, ta
nói: chứng khoán A có sức mạnh tương đối hơn chứng khoán B.
2.4.2 Lập đồ thị phản ánh tình hình thị trường:
Sau khi thu thập các số liệu, các biểu đồ cập nhật thường ngày qua internet, báo
chí,… rồi cải biến cho phù hợp nhu cầu phân tích kỹ thuật của mình. Nhờ loại thông tin
này mà các nhà đầu tư có thể khởi đầu phân tích để xác định các chiều hướng biến động
trên thị trường.
Biểu đồ là công cụ đắt lực dành cho các nhà phân tích kỹ thuật. Các loại biểu đồ
thông dụng là đồ thị đường (line), đồ thị thanh (bars), đồ thị nến (candlesticks), biểu đồ
điểm và số (point and figure).
Đồ thị đường là đường nối các mức giá được sắp xếp theo thứ tự thời gian, dạng đồ
thị này được sử dụng khá phổ biến trong phân tích chứng khoán và dự báo tỷ giá hối đoái.
Đồ thị thanh và đồ thị nến, biểu diễn các mức giá đóng cửa và mở cửa, giá cao nhất
và giá thấp nhất trong ngày.
Tùy theo kỹ thuật phân tích của nhà phân tích kỹ thuật mà họ có thể lựa chọn loại
đồ thị phù hợp để phân tích tốt hơn. Ngoài ra, những nhà phân tích không nhất thiết phải sử
dụng tất cả các chỉ tiêu dự báo; họ có thể chỉ xem xét các chỉ tiêu mà họ đánh giá là quan
trọng, có tác động mạnh đến xu thế thị trường.
Nhiều nhà phân tích cho rằng việc dự báo xu hướng giá thị truờng để lựa chọn thời
điểm mua bán thích hợp thông qua các chỉ tiêu dự báo và đồ thị là chưa đủ. Thông tin thị
trường cũng rất cần thiết, nhiều thông tin tác động đến tâm lý nhà đầu tư và làm xu hướng
giá thị trường thay đổi bất thường. Vì vậy thông tin thị trường là rất cần cho việc dự báo xu
hướng giá.
CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ
3.1 Một số giả định:
Đề tài này nhằm thiết lập danh mục đầu tư có giá trị là 100 triệu đồng, chủ đầu tư
muốn gia tăng nguồn vốn bằng cách tham gia vào thị trường chứng khoán, cụ thể là đầu tư
vào các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Với số tiền 100 triệu đồng nhà đầu tư cũng đã lựa chọn nhiều kênh đầu tư khác
nhau trước khi quyết định đầu tư vào chứng khoán.
Chẳng hạn, đem tiền gửi ngân hàng, mặc dù rủi ro là rất thấp nhưng suất sinh lợi
không cao, hay mua trái phiếu chính phủ để được lợi nhuận 10% trên năm. Đây là hình
thức đầu tư thụ động và không mang lại lợi nhuận cao. Còn nếu tham gia đầu tư bất động
sản hay thực hiện một dự án kinh doanh nào đó, thì với nguồn vốn đầu tư ban đầu 100 triệu
là rất ít. Thông qua việc lựa chọn các kênh đầu tư thì nhà đầu tư thấy rằng việc tham gia
đầu tư vào chứng khoán Việt Nam một thị trường sôi động hiện nay là thích hợp nhất.
3.2 Mô hình thiết lập danh mục đầu tư:
3.3 Phân tích vĩ mô và phân tích ngành:
3.3.1 Kinh tế thế giới:
- Hiện nay khoa học công nghệ của thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt
là ngành công nghệ thông tin đã góp phần thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển. Trong đó,
Phân tích vĩ mô nền kinh tế thế giới và kinh tế quốc
Lựa chọn và phân tích ngành
Lựa chọn chiến lược và chứng khoán đầu tư
Phân tích và đánh giá chứng khoán của công ty
Phân tích kĩ thuật xác định thời điểm mua và bán
Báo cáo kết quả sau khi đầu tư
một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nhật… được đánh giá là các nước có trình độ khoa
học kỹ thuật phát triển cao. Các nước có khoa học kỹ thuật tiến bộ ngày càng cải thiện
công nghệ sản xuất để tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
- Đối với doanh nghiệp Viêt Nam, mặc dù gặp thuận lợi lớn ở sự bình đẳng về cơ
hội làm ăn với doanh nghiệp các nước, nhưng với trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao,
công nghệ sản xuất còn kém so với nhiều quốc gia, vẫn chưa tạo lập được khả năng cạnh
tranh ngang bằng trên thị trường quốc tế. Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam nên đi tìm lợi thế
cạnh tranh chủ động nhiều hơn, bớt chú trọng hoạt động gia công thông qua các bên trung
gian…
- Ngoài ra, vấn đề cạnh tranh quốc tế hiện nay ngày càng trở nên gay gắt, sản phẩm
cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ khách hàng… Đứng trước xu
thế cạnh tranh gay gắt thì các doanh nghiệp Việt Nam cần ngày càng hoàn thiện sản phẩm
hơn, biết lựa chọn chiến lược, thời cơ thích hợp để quảng bá sản phẩm, tăng sức cạnh
tranh. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, được lợi thế về sự bình đẳng và cơ hội làm
ăn, được nhiều quốc gia lưu tâm đến. Đây là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp
thông qua các trang wed bắt mắt với nhiều thông tin cụ thể, phong phú.
- Giá dầu thế giới tăng sau khi một số cơ sở lọc dầu ở Garryville, Louisiana (Mỹ) bị
cháy cùng nguy cơ bãi công từ một số cơ sở lọc dầu tại Châu Âu. Giá dầu lên tới 67,9
USD/ thùng tại Luân Đôn, đây là mức giá cao nhất tháng 4. Ngoài ra, việc công nhân Mỹ
tại các nhà máy lọc dầu đình công sẽ làm cho tình hình thị trường thêm bất ổn và dự báo
giá dầu sẽ tăng thêm trong thời gian tới. Giá dầu thế giới tăng ảnh hưởng nhiều đến các
doanh nghiệp, có thể kéo theo các mặt hàng trong thời gian tới tăng theo.
Hiện nay, thị trường chứng khoán được xem là thị trường phát triển mạnh mẽ ở hầu
hết các nước có nền kinh tế phát triển. Thị trường chứng khoán NewYork và London được
đánh giá là thị trường lớn mạnh và đã tồn tại lâu đời, thị trường thu hút nhiều nhà đầu tư
nhất trên thế giới. Còn đối với Việt Nam, được đánh giá là nước có tốc độ tăng trưởng
GDP rất cao, dân số trẻ. Đây là những yếu tố khiến các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng
khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày
càng vươn xa ra tầm quốc tế.
3.3.2 Kinh tế quốc gia:
- Giai đoạn 2001 - 2005, Việt Nam đã thu hút gần 15 tỉ USD vốn ODA, 20 tỉ USD
vốn FDI; tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.
- Năm 2005, Việt Nam đã vươn ra thế giới với kim ngạch xuất khẩu vượt 30 tỉ
USD/năm, gấp hơn 6 lần so với năm 1995; chính thức hội nhập vào nền kinh tế quốc tế với
7 mặt hàng vượt mức 1 tỉ USD. Năm 2006, Việt Nam sẽ có thêm thành viên tham gia “Câu
lạc bộ 1tỉ USD”. Ngoài ra, với kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm xấp xỉ 60% GDP, nền kinh
tế nước ta được xem là một nền kinh tế có độ mở lớn.
- Việt Nam đã gia nhập WTO, tổ chức thương mại toàn cầu, kinh tế Việt Nam có
nhiều chuyển biến.
- Những ngành nghề được đánh giá là có nhiều tiềm năng như: công nghệ thông tin,
viễn thông, dịch vụ, tài chính ngân hàng, thị trường chứng khoán và một số ngành nghề sản
xuất những mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam có ưu thế.
- Những ngành nghề bị tác động mạnh như: ngành hàng hải, công nghiệp phụ trợ,
sản xuất giấy, ngành gỗ.
- Ngoài ra, khi mở cửa thị trường theo cam kết của WTO, biến động giá hàng hóa
và tỷ giá VND/USD ngày càng trở nên khó lường.
- Giá xăng dầu thế giới biến động dẫn đến những bất ổn của giá xăng dầu trong
nước. Mặc dù giá xăng dầu trong thời gian qua có xu hướng giảm do kinh tế thế giới tăng
trưởng chậm lại, nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Điều này tạo ra gánh nặng đối với nhiều
nền kinh tế, đặc biệt đối với nước ta thì gánh nặng này càng lớn hơn do mức độ tiêu thụ
xăng dầu khá cao (5% so với của Mỹ chỉ là 2,5% trên GDP).
- Giá cả hàng hóa bấp bênh, thấy rõ nhất là giá các mặt hàng nông hải sản xuất
khẩu sẽ bị tác động mạnh do biến động bất ổn của giá cả thế giới mà cà phê là một trong
những mặt hàng điển hình. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho các doanh nghiệp
kinh doanh cà phê thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng trong nhiều năm liền. Ngoài ra, các mặt hàng
nông hải sản khác là chủ lực ở nước ta như gạo, cá Basa, tôm... thời gian qua thường xuyên
rơi vào cảnh được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa. Việc giá nông hải sản xuất khẩu
sụt giảm trên thị trường thế giới trong những năm sắp đến là điều hoàn toàn có thể xảy ra,
một phần do kinh tế thế giới có xu hướng chững lại, phần khác giá các mặt hàng này còn
phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố không thể kiểm soát được như thời tiết chẳng hạn.
- Biến động tỉ giá là một trong những nguồn gốc rủi ro chính khiến các doanh
nghiệp trên thế giới luôn rơi vào thế bị động. Với việc có khả năng trong tương lai tỉ giá
VND/USD ngày càng linh hoạt hơn, mà gần đây là việc Ngân hàng Nhà nước công bố
chính thức mở rộng biên độ tỉ giá VND/USD lên 0,5% thì bất ổn trong tỉ giá giờ đây đã trở
thành một rủi ro mà các doanh nghiệp cần phải tính đến trong khi xây dựng kế hoạch kinh
doanh.
- Cho đến lúc này, có thể xem như lãi suất của Việt Nam đã được tự do hóa hoàn
toàn. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vấn đề chạy đua lãi suất trong các năm qua giữa
các ngân hàng thương mại nhiều lúc không tuân theo một qui luật nào cả. Điển hình là
trong năm 2006, khi mà chỉ số CPI giảm, kéo theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước
công bố giảm, các ngân hàng thương mại vẫn điều chỉnh tăng lãi suất? việc “chạy đua lãi
suất” giữa các ngân hàng thương mại đã tạo ra không ít rủi ro cho doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp cần nhận thức rằng những biến động không thể nhận trước của
tỷ giá, lãi suất và hàng hoá không những có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn
ảnh hưởng đến thị phần, sức cạnh tranh và thậm chí là cả sự tồn tại của doanh nghiệp.
- Những thay đổi thất thường trong giá cả hàng hóa có thể đẩy giá cả đầu vào tăng
đến mức mà người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng các sản phẩm nhập khẩu thay
thế. Còn biến động của lãi suất có thể tạo ra áp lực làm tăng chi phí của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nào có doanh thu thấp sẽ bị tác động bất lợi bởi lãi suất tăng lên và có
thể lâm vào tình trạng kiệt huệ tài chính.
- Qua việc tìm hiểu kinh tế quốc gia, chúng ta đã thấy được sự biến động tỷ giá
cũng như giá cả hàng hóa ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Đồng thời thấy được tiềm năng cũng như thách thức của một số ngành nghề trước
thềm hội nhập. Như vậy việc xem xét tổng thể nền kinh tế sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong
việc lựa chọn ngành nghề đầu tư.
3.3.3 Phân tích ngành:
- Trong vài ba thập niên gần đây, khoa học kỹ thuật của thế giới phát triển rất
mạnh, đặt biệt là công nghệ thông tin đã thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển nhanh
chóng. Việt Nam trong thời kì hội nhập thì ngành công nghệ thông tin được đánh giá cao.
Phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông tại
Việt Nam đều là những dự án rất lớn và với những công ty tên tuổi lớn như: Hewlett
Packard (Mỹ), Sonion (Đan Mạch), Renesas và Videe (Nhật), Allied Technologises
(Singapore), Sony (Nhật), Samsung (Hàn Quốc)… Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử và
linh kiện máy vi tính ước tính trong năm nay sẽ tăng 25% so với năm vừa qua. Thị trường
viễn thông Việt Nam cũng được đưa vào danh sách những thị trường có tốc độ tăng trưởng
cao nhất ở khu vực Châu Á.
- Ngành xuất khẩu thủy sản được đánh giá là ngành nhiều triển vọng. Chỉ trong hai
tháng đầu năm 2007, xuất khẩu thuỷ sản trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế đạt tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất: 41,94% so với cùng kỳ năm 2006. Thị trường tiêu thụ sản
phẩm ngày càng mở rộng, với khối lượng tiêu thụ ngày càng lớn. Điều này buộc các doanh
nghiệp phải tăng công suất hoạt động để sản xuất và giao hàng theo hợp đồng đã kí với nhà
nhập khẩu. Việc xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng với tốc độ cao là điều đáng mừng cho
ngành, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế sau này như chính sự tăng trưởng của xuất khẩu
dẫn đến sự thiếu hụt nguyên liệu nhất là trong những tháng đầu năm, là sự cản trở về sau
cho sự tăng trưởng liên tục giá trị xuất khẩu, năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Nhiều
doanh nghiệp sẽ phải hoạt động cầm chừng hay hoạt động không hết công suất và là tiền
đề cho hoạt động thu mua, nhập lậu nguyên liệu thiếu đảm bảo về chất lương an toàn vệ
sinh và hậu quả là nhiều lô hàng bị huỷ, bị trả lại do nhiễm lượng quá chất, kháng sinh cấm
sử dụng. Như vậy, vấn đề vệ sinh an toàn sản phẩm xuất khẩu đang là vấn đề cấp bách cần
được giải quyết. Để khắc phục những hạn chế này, Bộ thuỷ sản cũng đưa ra nhiều giải
pháp:
+ Để tránh tình trạng lúc thừa, lúc thiếu nguyên liệu cho chế biến thì phải tính đến
vấn đề nhập nguyên liệu để tái chế xuất khẩu, thì cần tìm biện pháp giúp doanh nghiệp
nhập khẩu nguyên liệu có được thủ tục đơn giản, tiện lợi hơn.
+ Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các qui định liên quan đến chế biến thuỷ sản
và nguyên liệu thuỷ sản dùng cho chế biến xuất khẩu để giải quyết vấn đề về an toàn vệ
sinh hiện nay.
+ Xử lý nặng hành vi các doanh nghiệp làm ảnh hưởng uy tín của xuất khẩu thuỷ
sản Việt Nam như: bơm chích tạp chất, các thủ thuật làm tăng khối lượng, kích cỡ nguyên
liệu, nhập nguyên liệu không rõ nguồn gốc.
Các giải pháp của Bộ thuỷ sản đưa ra nếu được thực hiện tốt thì sẽ tạo cơ hội giúp
ngành xuất nhập khẩu thuỷ sản phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
- Trong thời kì hội nhập, ngành giao thông vận tải được nhiều thuận lợi, cũng
không ít khó khăn. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam như cơ
sở hạ tầng, sân bay, cảng biển… tình hình xuất nhập khẩu trong nước ngày càng gia tăng
và tất yếu các dịch vụ vận tải phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu cũng tăng theo, đặc biệt
là dịch vụ vận tải biển, hàng không.
Mặc dù trong xu thế hội nhập, ngành vận tải có nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên,
chính trong bản thân ngành vận tải Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại như: chưa bỏ được tư
duy làm ăn kiểu cũ, trông chờ vào nhà nước. Ngành cũng có nhiều hiệp hội như: Hiệp hội
cảng biển, Hiệp hội chủ tàu… nhưng các hiệp hội này chỉ hoạt động theo hình thức, chưa
có sự hỗ trợ, liên kết nhau cùng phát triển để cạnh tranh với nước ngoài. Để ngành vận tải
Việt Nam phát triển thì việc đầu tư có cơ sở hạ tầng, liên kết và hỗ trợ giữa các doanh
nghiệp là rất cần thiết.
Ngành hàng hải bị xem là chịu thiệt hại nặng khi Việt Nam gia nhập WTO. Bởi vì,
cảng biển Việt Nam tuy nhiều nhưng bố trí chưa hợp lý và ít cảng nước sâu để đón tàu có
trọng tải lớn. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều kinh nghiệm và phương tiện
tốt hơn Việt Nam, điều này buộc Việt Nam phải nâng cao chất lượng và hạ giá thành dịch
vụ. Những doanh nghiệp trong nước nổ lực vượt qua thử thách, tự hoàn thiện mình thì sẽ
đứng vững và phát triển.
- Qua phân tích ngành, chúng ta có thể thấy được thuận lợi và khó khăn của ngành
mà chúng ta định đầu tư. Qua đó cũng giúp chúng ta trong việc lựa chọn công ty triển vọng
của ngành để đầu tư tốt hơn.
3.4 Lựa chọn chiến lược và chứng khoán đầu tư:
Tôi muốn tăng giá trị đồng vốn nhàn rỗi của mình thay vì gửi ngân hàng để hưởng
lãi suất tôi chấp nhận rủi ro đầu tư vào thị trường chứng khoán để được lợi nhuận cao hơn.
Vì mới đầu tư, tôi lựa chọn các công ty có vị thế để đầu tư. Thường thì giá cổ phiếu những
công ty này tăng đều đặn và cổ phiếu dễ chuyển đổi thành tiền mặt. Ngoài ra khi mua cổ
phiếu công ty còn tránh được rủi ro phá sản, vì đây là những công ty mạnh.
Chiến lược đầu tư là: Buy and Hold, mua và giữ đợi giá tăng sẽ bán. Chiến lược
này thường thích hợp cho những nhà đầu tư mới vì không cần theo dõi giá sát sao hàng
ngày mà chỉ cần lựa chọn và phân tích đúng công ty mà ta đầu tư.
Khi đã xem xét đến nền kinh tế quốc gia, phân tích ngành đã chọn tôi quyết định
chọn ra 5 loại chứng khoán niêm yết của ngành đã phân tích, sau đó phân tích, so sánh và
chọn ra 3 loại đưa vào danh mục đầu tư. Đó là cổ phiếu của công ty sau: Công ty cổ phần
đại lý liên hiệp vận chuyển (GMD), công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
(AGF), công ty cổ phần vận tải Hà Tiên (HTV), công ty cổ phần phát triển và đầu tư công
nghệ (FPT), công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (ABT).
Tôi quyết định chọn bốn loại cổ phiếu thuộc 2 ngành để phân tích so sánh. Trong
cùng ngành, công ty nào hoạt động tốt hơn, có nhiều triển vọng hơn, phù hợp với mục tiêu
đầu tư hơn…
3.5 Phân tích và đánh giá công ty:
3.5.1 Ngành xuất nhập khẩu thủy sản:
* Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang được thành lập ngày
28/6/2001 từ việc cổ phần hóa Công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang theo quyết định
số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản xuất kinh doanh, chế biến
và xuất nhập khẩu thủy hải sản đông lạnh, nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp.
Công ty Agifish là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của ngành thủy sản có mô hình sản
xuất kinh doanh khép kín từ khâu sản xuất cá giống, phát triển sinh sản nhân tạo, nuôi cá
bè, chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu và chế biến tận dụng các phụ phẩm của cá Tra
và cá Basa.
Sản phẩm cá Basa, cá Tra fillet đông lạnh của Agifish được xuất khẩu đi các thị
trường nước ngoài. Các thị trường xuất khẩu chính của công ty là: Mỹ, Hồng Kông (Trung
Quốc), Châu Âu (EU) và các nước Đông Nam Á - ASEAN.
Hiện nay trong cả nước có trên 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và cá basa đông
lạnh, phần lớn tập trung hoạt động ở trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Công ty
Agifish hiện là doanh nghiệp đứng đầu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá Tra, cá
Basa fillet đông lạnh. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản, Agifish nằm trong
số những doanh nghiệp hàng đầu (thứ 2 về sản lượng và thứ 10 về kim ngạch xuất khẩu).
Lợi thế cạnh tranh của Agifish là ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào, có trang thiết
bị máy móc hiện đại với công suất lớn và quan trọng là đã tạo được mối quan hệ đối tác
với nhiều khách hàng lớn trên thế giới.
Cơ bản về tình hình hoạt của Agifish trong vài năm gần đây được thể hiện qua bảng
sau:
Bảng 3.1 Chỉ số tài chính của AGF
Năm 2006 2005 2004
Doanh thu (triệu đồng) 1.196.432 830.979 891.534
% tăng (giảm) 43,97 6,79 80
Lợi nhuận thuần (triệu đồng) 46.616 23.355 18.098
% tăng (giảm) 99,59 29,04
EPS (VNĐ) 5.490 4.585 4.232
Cổ tức 1.800 1.300 2.400
P/E 11,06 7,71 6,96
ROA % 7,81 7,6 5,4
ROE % 20,28 20 20,1
Nợ/ vốn chủ sở hữu 2,7 1,6 2,7
* Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Bến Tre (Aquatex BENTRE ) được
thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là công ty đông lạnh thủy sản xuất
khẩu Bến Tre theo Quyết định số 3423/QĐ-UB ngày 01/12/2003 của UBND tỉnh Bến Tre.
Tháng 05/2006, công ty đã nâng vốn điều lệ lên 33 tỷ đồng. Aquatex BENTRE là một
trong những doanh nghiệp xuất khẩu nghêu và cá tra hàng đầu của Việt Nam. Sản phẩm
chính của Công ty là nghêu, cá tra và tôm sú đông lạnh.
Năm 2006, công ty được trao giải thưởng “2006 Business Excellence Awards” do
báo thương mại, thương mại điện tử (E-TradeNews) phối hợp cùng với ủy ban quốc gia về
hợp tác kinh tế quốc tế và các cơ quan thương vụ Việt Nam tại thị trường Tây Ban Nha và
Italia bình chọn phạm vi và lĩnh vực hoạt động của Công ty bao gồm: chế biến, xuất khẩu
thủy sản; nuôi trồng thủy sản; nhập khẩu vật tư, hàng hóa; thương mại, nhà hàng và dịch
vụ; kinh doanh các ngành nghề khác do ĐHCĐ quyết định và phù hợp với quy định của
pháp luật. Cơ cấu vốn cổ phần trước khi niêm yết ngày 14/10/2006: cổ đông nội bộ là
38,01%, cổ đông nước ngoài là 10,73%, còn lại là do cổ đông bên ngoài công ty nắm giữ.
Tình hình hoạt động từ năm 2004 đến 2006:
Bảng 3.2 Chỉ số tài chính của ABT
Năm 2006 2005 2004
Doanh thu (triệu đồng) 331.377 288.744 216.434
% tăng (giảm) 14,76 33,4
Lợi nhuận thuần (triệu đồng) 25.057 7.811 5.393
% tăng (giảm) 220,79 44,83
EPS (VNĐ) 5.120 4.715 3.973
Cổ tức 2.000 1.800
P/E 10,74 7,21 7,82
ROA % 8,3 6,11 4,98
ROE % 19,98 20,01 19,8
Nợ/ vốn chủ sở hữu 2,1 1,86 1,8
Phân tích, đánh giá AGF và ABT
AGF ABT
Kết quả sản xuất kinh doanh
Doanh thu công ty năm 2006 đạt
1196 tỷ, vượt mức kế hoạch là 850 tỷ.
Tăng 43,97% so với năm 2005, trong đó
doanh thu xuất khẩu đạt 797 tỷ tăng 37%
so với năm 2005. Lợi nhuận sau thuế đạt
46 tỷ tăng 99,5% năm 2005.
Doanh thu công ty năm 2004 đạt
331 tỷ, tăng 14,76% so với năm 2005.
Trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 265 tỷ
bằng 1/3 doanh thu xuất khẩu AGF, lợi
nhuận sau thuế đạt 25 tỷ tăng gấp đôi so
với năm 2005.
Đánh giá tài chính
Tỷ suất lợi nhuận tăng nhẹ, với tỷ
suất ROE ở mức 20,28% tăng so với năm
2005 là 20%. ROA tăng từ 7,6 lên 7,8.
Nhìn chung do vốn chủ sở hữu tăng lên
cho nên mặc dù lợi nhuận sau thuế tăng
nhiều nhưng ROE vẫn ở mức ổn định.
Tỷ suất lợi nhuận ROA là 8,3;
ROE đạt 19,97% thấp hơn AGF là
20,28%. Thông thường công ty tốt thì
ROE phải cao hơn mức trung bình của các
công ty cùng ngành. Điều này cho thấy
công ty kiếm được nhiều tiền hơn trên
đồng vốn bỏ ra đầu tư. Như vậy, ở chỉ số
này AGF được đánh giá tốt hơn
Thông tin cổ phiếu
Chỉ số P/E trung bình năm 2006 là
11,06 thấp hơn P/E trung bình thị trường
là 11,3. Nhưng với kết quả kinh doanh khả
quan của AGF từ 2004 đến 2006 thì giá cổ
phiếu trong năm 2007 có thể tăng.
Chỉ số P/E trung bình năm 2006
đạt 10,74 vẫn thấp hơn P/E trung bình toàn
thị trường. Mặc dù kết quả kinh doanh qua
các năm biểu hiện tốt nhưng giá cổ phiếu
ABT có tăng trong tương lai không thì
chưa chắc. Bởi vì, ABT là doanh nghiệp
trẻ khả năng cạnh tranh trong thời gian sắp
tới sẽ như thế nào khi mà công ty không
còn được bảo hộ miễn thuế.
Thị trường
Thị trường chủ yếu của AGF là thị
trường xuất khẩu chiếm 70% tổng doanh
thu, thị trường nội địa chiếm 30%. Thị
trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Hồng
Kông, Tây Ban Nha, Bỉ, Đức, Singapore,
Úc, Canada, Anh, Ba Lan, Đài Loan…
Cuối năm 2006 và những tháng đầu năm
2007 các đơn đặt hàng từ Mỹ và EU tăng
mạnh và kim ngạch xuất khẩu năm 2006
đạt 40 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu vẫn là thị
trường chủ yếu, chiếm 75% tổng doanh
thu, với tổng kim ngạch xuất khẩu năm
2006 hơn 13 triệu USD. Thị trường xuất
khẩu chủ yếu là EU, Nhật, Mỹ. Tuy ABT
xuất khẩu chiếm 75% doanh thu nhưng
kim ngạch xuất khẩu chỉ khoảng 1/3 kim
ngạch xuất khẩu của AGF
Đánh giá SWOT
Thế mạnh:
- Thương hiệu phổ biến rộng rãi
trong và ngoài nước, công nghệ tiến bộ,
nguồn nguyên liệu ổn định, hệ thống quản
lý chất lượng đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu
cầu khắc khe của thị trường quốc tế. Công
ty ngày càng đa dạng hoá sản phẩm, phát
triển thị trường mới, chiếm lĩnh thị trường
trong nước.
Điểm yếu:
- Phụ thuộc thị trường xuất khẩu,
khi thị trường xuất khẩu biến động sẽ ảnh
hưởng nhiều tới doanh thu.
- Công nghệ tiến bộ, nguồn nguyên
liệu đạt chất lượng, có hệ thống quản lý
chất lượng tốt. Có khả năng cạnh tranh
trên thị trường nội địa và quốc tế
- Phụ thuộc vào xuất khẩu; thị
trường nội địa chiếm 25% tỷ trọng, xuất
khẩu chủ yếu sang EU và Mỹ và các nước
này kiểm tra đầy đủ mức dư lượng kháng
sinh trong cá gây khó khăn cho việc xuất
khẩu.
Nhìn chung qua phân tích 2 loại cổ phiếu trên cho ta thấy AGF là công ty có kết
quả kinh doanh tốt hơn và có thương hiệu nổi tiếng hơn trên thị trường quốc tế. Công ty có
qui mô doanh thu lớn trên thị trường và có tỷ suất sinh lợi khá cao.Trong khi đó, mặc dù
hoạt động sản xuất kinh doanh ABT tăng trưởng tốt nhưng doanh thu thấp hơn rất nhiều so
với AGF chỉ bằng khoảng 1/3 doanh thu AGF, thị trường xuất khẩu chưa được mở rộng
chủ yếu là EU và Mỹ, có thể gặp rủi ro khi 2 thị trường này biến động.
Như vậy, thông qua phân tích tổng thể có thể thấy rằng, AGF được đánh giá tốt
hơn, có nhiều triển vọng phát triển hơn.
3.5.2 Ngành vận tải:
* Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển (GMD) được thành lập dưới hình
thức công ty cổ phần theo quyết định số 1489 QĐ/TCCB - LĐ ngày 24 tháng 7 năm 1993.
Công ty là đơn vị đầu tiên của ngành tham gia cung cấp các dịch vụ liên quan cho loại hình
vận chuyển hàng hóa bằng container. Từ năm 1995 Công ty bắt đầu khai thác mô hình
Cảng Cạn (ICD) nằm sâu trong nội địa kết hợp với việc bốc xếp và chuyển tải container
bằng đường thủy nội địa (Midstream).
Mức vốn điều lệ ban đầu: 6.207.600.000 VNĐ, mức vốn điều lệ hiện tại:
200.000.000.000 VNĐ. Cơ cấu vốn chủ sở hữu trong công ty hiện tại như sau: Nhà nước
sở hữu 15,75%; cổ đông trong Công ty sở hữu 26,66%; cổ đông ngoài Công ty sở hữu
44,82% và cổ phiếu quỹ là 12,77%.
Những lĩnh vực hoạt động chính hiện nay của Công ty bao gồm: tổ chức kinh
doanh vận tải đa phương thức, vận chuyển container bằng đường thủy nội địa đến Cảng
cạn (ICD) và ngược lại; tổ chức xếp dỡ, sang mạn container và các loại hàng hóa khác từ
tàu xuống sà lan và ngược lại trong khu vực các cảng; tổ chức kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa bằng đường biển và hàng không, kinh doanh khai thác bến bãi container và
các dịch vụ có liên quan; kinh doanh văn phòng làm việc
Nguồn khách hàng chủ yếu của Công ty là các nhà xuất nhập khẩu, sản xuất
(VolCafe của Thụy Sĩ, Sucafina của Singapore - chuyên xuất nhập khẩu cà phê…, các chủ
tàu hàng rời (YL Sung của Hàn Quốc, Allied Maritime của Hy Lạp...); các hãng vận tải
hàng hải chuyên tuyến vận tải container (Yangming của Đài Loan, Sinkor, Hajin của Hàn
Quốc...).
Những nét chính trong chiến lược kinh doanh của công ty là: ưu tiên ứng dụng
công nghệ vận tải tiên tiến vào Việt Nam, đi đầu trong việc mở ra những loại hình dịch vụ
mới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ theo hướng hiện đại. Đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị,
cơ sở hạ tầng để nâng cao khả năng cạnh tranh. Chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân
lực, công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm dịch vụ mới và quản lý chất lượng dịch vụ.
Tình hình hoạt động của công ty từ năm 2004 đến 2006:
Bảng 3.3 Chỉ số tài chính của GMD
Năm 2006 2005 2004
Doanh thu (triệu đồng) 1.211.978 871.204 824.439
% tăng (giảm) 39,11 5,6
Lợi nhuận thuần (triệu đồng) 219.574 118.593 112.712
% tăng (giảm) 85,14 5,21
EPS (VNĐ) 6.449 5.733 4.569
Cổ tức 1.200 1.200 1.200
P/E 16,1 9,59 8,6
ROA % 26,43 16,67 16,21
ROE % 40,06 24,16 24,03
Nợ/ vốn chủ sở hữu 0,86 1,21 1,34
*Công ty cổ phần vận tải Hà Tiên (HTV) đăng ký hoạt động và được cấp giấy
phép ngày 21/01/2000 với vốn điều lệ đạt 48 tỷ đồng.
Ngành, nghề kinh doanh và các sản phẩm chính: Kinh doanh vận tải đường thuỷ,
vận tải đường bộ trong và ngoài nước, kinh doanh tổng hợp vật tư, thiết bị phương tiện vận
tải, khai thác bến bãi và kinh doanh các ngành nghề khác theo phạm vi cho phép của pháp
luật.
Tình hình cung cấp các loại dịch vụ: Công ty là một doanh nghiệp hoạt động chính
trong lĩnh vực vận tải hàng hoá, hiện đang cung cấp hai loại hình dịch vụ chính là vận tải
đường thuỷ và vận tải đường bộ. Doanh thu vận tải đường thuỷ chiếm tỷ trọng lớn với trên
80% hàng năm trong tổng doanh thu của công ty. Công ty là một trong những doanh
nghiệp có đội ngũ phương tiện vận tải thuỷ hàng đầu về năng lực vận chuyển trong khu
vực vận tải thuỷ ở Miền Nam và đồng bằng sông Cửu Long. Trong năm 2004, công ty
chiếm 6,5% thị phần của tổng khối lượng vận chuyển hàng hoá khu vực phía Nam (tương
đương 2,75 triệu tấn với khối lượng luân chuyển 152,69 triệu tấn Km). Công ty đang là
đơn vị vận tải thuỷ duy nhất có thể bao tiêu vận chuyển toàn bộ nguyên liệu đầu vào cho
công ty xi măng Hà Tiên 1 và một phần cho công ty xi măng Hà Tiên 2. Trong đó, 90%
tổng doanh thu của đội vận tải thuỷ của công ty là từ 02 nguồn vận chuyển này. Hàng hoá
vận chuyển cho 02 công ty xi măng trên đây chủ yếu là Clinker, Thạch cao và đá Puzolan
được vận chuyển từ Hà Tiên.
Tình hình hoạt động từ năm 2004 đến 2006:
Bảng 3.4 Chỉ số tài chính của HTV
Năm 2006 2005 2004
Doanh thu (triệu đồng) 86.751 79.312 77.261
% tăng (giảm) 9,3 2,6
Lợi nhuận thuần (triệu đồng) 14.515 8.300 8.391
% tăng (giảm) 74,87 - 1
EPS (VNĐ) 3.220 3.012 2.875
Cổ tức 1.300 1.300 1.300
P/E 10,2 9,1 7,36
ROA % 18,33 11,6 11,32
ROE % 14,42 11,24 10,07
Nợ/ vốn chủ sở hữu 1,2 1,12 0,98
* Phân tích, đánh giá GMD và HTV:
GMD HTV
Kết quả sản xuất kinh doanh
Doanh thu năm 2006 đạt 1211 tỷ, Tổng doanh thu đạt hơn 86 tỷ, tăng
tăng 39,11% so với năm 2005. Trong đó,
vận tải biển chiếm khoảng 70% tổng doanh
thu. Hoạt động kinh doanh khai thác bến
bãi container, đầu tư có cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải… chiếm 30% tổng doanh thu.
Năm 2006 doanh nghiệp được ưu đãi về
thuế nên lợi nhuận trước thuế có tăng
33,3% so với năm 2005, nhưng lợi nhuận
thuần tăng đến 85,14% so với năm trước.
9,3% so với năm 2005, tăng 12,28% so với
năm 2004. Với mức tăng trưởng này công
ty được đánh giá là công ty có mức tăng
trưởng chậm. Doanh thu chỉ khoảng 7% so
với doanh nghiệp cùng ngành GMD. Trong
đó, giao thông đường thuỷ chiếm 80%
doanh thu; vận tải đường bộ, kinh doanh
thiết bị, phương tiện vận tải… chiếm 20%
doanh thu. Năm 2006 doanh nghiệp được
giảm 50% thuế thu nhập nên lợi nhuận sau
thuế đạt 14,5 tỷ tăng 75% so với năm 2005.
Đánh giá tài chính
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tốt, với
ROE năm 2006 là 40,06% tăng 68,8%.
Vốn chủ sở hữu không đổi, do đó việc tăng
lên của lợi nhuận đã làm ROE tăng mạnh
và lớn hơn ROE trung bình toàn thị trường
là 20,55%. Điều này cho thấy mức sinh lời
của công ty là rất tốt. ROA đạt 26,43 cao
hơn trung bình thị trường là 11,69. Chỉ số
này cho thấy công ty kiếm được lợi nhuận
tính trên tổng tài sản ở mức khá cao. Chỉ số
khả năng thanh toán năm 2006 là 2,3; chỉ
số này lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tăng so
với năm 2005 nhưng vẫn ở mức thấp, ROE
đạt 14,42%, thấp hơn ROE trung bình toàn
thị trường và thấp hơn ROE của GMD.
Điều này đồng nghĩa với việc công ty kiếm
được ít tiền hơn trên đồng vốn bỏ ra so với
công ty GMD. ROA đạt 18,33 cao hơn
ROA trung bình thị trường nhưng vẫn thấp
hơn ROA của GMD. Trong cùng ngành thì
ROA của công ty nào cao sẽ được đánh giá
tốt hơn. Vì thế, ở chỉ tiêu này GMD được
đánh giá cao hơn. Chỉ số khả năng thanh
toán của công ty là rất tốt. toán nhanh 1,2 lớn hơn 1 nên cũng được
đánh giá là an toàn về khả năng thanh toán.
Thông tin về cổ phiếu
Chỉ số P/E năm 2006 là 16,1 cao
hơn P/E trung bình thị trường là11,3 thể
hiện triển vọng phát triển của công ty trong
tương lai. Ngày 21/3/2007 chính thức giao
dịch cổ phiếu phát hành thêm.
Chỉ số P/E trung bình năm 2006 là
10,2 thấp hơn P/E trung bình thị trường và
thấp hơn P/E của GMD. P/E thấp có thể do
cổ phiếu của công ty bị đánh giá thấp,
ngoài ra cũng có thể do tình tình kinh
doanh chưa tốt, triển vọng phát triển kém.
Thị trường
Khách hàng chủ yếu của công ty là
các nhà xuất nhập khẩu, sản xuất (Volcafe
của thuỵ sĩ, Sucafina của Singapore),
chuyên xuất nhập khẩu café, các chủ tàu
hàng rời của Hàn Quốc, Hy Lạp…Công ty
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển
trong nước, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ
vận tải để tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường nội địa và quốc tế.
Thị trường chủ yếu là thị trường nội
địa, các khách hàng lớn đó là công ty xi
măng Hà Tiên 1 và công ty xi măng Hà
Tiên 2. Doanh thu từ loại hình giao thông
đường thuỷ chiếm 80% doanh thu. Là
doanh nghiệp vận tải thuỷ có đội ngũ vận
tải thuỷ hàng đầu ở khu vực phía Nam và
đồng băng sông Cửu Long.
Phân tích SWOT
* Thế mạnh:
- Việt Nam với chiều dài 3200 km
- Phát triển mạnh thị trường khu
biển đây là điều kiện thuận lợi cho vận tải
biển. Công ty hoạt động nhiều lĩnh vực với
nhiều sản phẩm đa dạng và khả năng cạnh
tranh tốt. Cổ phiếu của công ty được đánh
giá là một trong những cổ phiếu mạnh trên
thị trường niêm yết.
* Điểm yếu:
- Công ty hoạt động vận tải biển là
chủ yếu, nhưng Việt Nam chưa có nhiều
cảng nước sâu, đón tàu lớn. Còn phía
doanh nghiệp thì có rất ít tàu trọng tải lớn
trong khi xu thế hội nhập hiện nay thì cạnh
tranh trở nên ngày càng quyết liệt. Các
doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện tốt
hơn nhảy vào thị trường Việt Nam, gây khó
khăn cho doanh nghiệp.
vực Miền Nam về vận tải thuỷ, là đơn vị
duy nhất có thể bao tiêu toàn bộ nguyên
liệu đầu vào cho công ty xi măng Hà Tiên
1.
- Thị trường hoạt động kinh doanh
còn nhỏ hẹp, chủ yếu là thị trường trong
nước, các sản phẩm dịch vụ chưa nhiều.
Còn lệ thuộc nhiều vào hai công ty xi măng
Hà Tiên 1 và công ty xi măng Hà Tiên 2.
Phân tích và so sánh 2 cổ phiếu GMD và HTV trong ngành vận tải, ta thấy được sự
phân biệt rõ rệt của 2 loại cổ phiếu này.
Cổ phiếu GMD đã tồn tại rất sớm trên thị trường niêm yết (năm 2001), công ty có
doanh thu tăng trưởng cao, thị trường rộng rãi, tình hình tài chính ổn định. Trong khi HTV
có doanh thu tăng ổn định nhưng chỉ bằng 7% của GMD, tình hình tài chính kém hơn
nhiều so với GMD, thị trường hoạt động còn nhỏ và trong thời gian tới còn gặp nhiều áp
lực cạnh tranh.
Như vậy, cổ phiếu GMD khi so sánh với HTV thì được đánh giá tốt hơn.
3.5.3 Ngành công nghệ thông tin
* Công ty cổ phần và đầu tư công nghệ FPT: năm 2006 doanh số FPT đạt 11.693
tỷ đồng (tương đương 730 triệu USD), tăng trưởng 42,40% so với năm 2005. Lợi nhuận
trước thuế FPT đạt 606 tỷ đồng, tăng 77% so với năm 2005 và đạt 110% kế hoạch. Lợi
nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng tăng 60% và đạt 109% kế hoạch. FPT là
công ty tập trung được đông đảo cán bộ làm tin học nhất Việt Nam. Đến cuối
năm 2006, FPT có 7008 nhân viên (tăng 41,6 % so với năm 2005).
Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT: tích hợp hệ thống, sản xuất phần mềm (đáp
ứng thị trường nội địa và xuất khẩu), phân phối các sản phẩm CNTT, cung cấp các giải
pháp, các dịch vụ viễn thông và Internet, đào tạo lập trình viên quốc tế và chuyên gia mỹ
thuật đa phương tiện, bảo trì các thiết bị viễn thông và tin học, phân phối điện thoại di
động, bất động sản…
Đối tác của FPT là các công ty tin học và viễn thông uy tín trên thế giới như Cisco,
Checkpoint, IBM, HP, Microsoft, Motorola, Oracle, Samsung, Toshiba, Nokia ... Bên cạnh
đó, FPT còn làm dịch vụ hậu mãi, là nhà bảo hành chính thức của nhiều hãng (như IBM,
HP, Motorola, Samsung...) tại Việt Nam về cả phần cứng lẫn phần mềm. Với hệ thống đối
tác này FPT có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới nhất của thế giới trong lĩnh vực
CNTT, viễn thông cho khách hàng tại Việt Nam.
Tình hình hoạt động kinh doanh của FPT trong 3 năm gần nhất:
Bảng 3.5 Chỉ số tài chính của FPT
Năm 2006 2005 2004
Doanh thu (triệu đồng) 21.399.752 14.100.792 8.734.781
% tăng (giảm) 51,76 61,43
Lợi nhuận thuần (triệu đồng) 535.612 301.378 138.904
% tăng (giảm) 77,72 116,9
EPS (VNĐ) 7.880 6.870 5.529
Cổ tức 1.500 1.800 1.720
P/E 60,06 50,76 48,62
ROA % 24,13 19,02 14,18
ROE % 46,6 29,08 21,15
Nợ/ vốn chủ sở hữu 2,37 2,23 4,07
* Phân tích và đánh giá FPT
- Hoạt động sản xuất kinh doanh: doanh thu năm 2006 đạt 21.399 tỷ tăng 51,76%
so với năm 2005, doanh thu tăng trưởng bình quân hơn 50% mỗi năm từ 2004 đến nay. Lợi
nhuận sau thuế đạt 535 tỷ, tăng 77,72% so với năm 2005 và đạt 110% kế hoạch.
- Đánh giá tài chính: tỷ số lợi nhuận hoạt động ROE đạt 46,6% cao hơn mức trung
bình thị trường là 20,55% cho thấy mức sinh lời của công ty rất cao. ROA đạt 24,13%
cũng cao hơn mức trung bình thị trường 11,69%. Tỷ số lợi nhuận hoạt động của công ty
đều đạt mức khá tốt, điều này cho thấy công ty làm ăn hiệu quả, có nhiều triển vọng trong
tương lai và giá cổ phiếu có thể sẽ tăng. Ngoài ra, chỉ số khả năng thanh toán đạt 2,32 còn
thể hiện khả năng thanh toán nợ tốt của công ty.
- Thông tin về cổ phiếu: cổ phiếu công ty mới được niêm yết 12/2006, nhưng được
sự thu hút đông đảo của các nhà đầu tư, khối lượng giao dịch bình quân 20 phiên đạt
115.229 cổ phiếu. Trong đó cũng thu hút được số đông nhà đầu tư nước ngoài. Giá cổ
phiếu mới niêm yết là 400 ngàn đồng/ cổ phiếu có lúc giá lên tới 650 ngàn đồng/ cổ phiếu.
Cổ phiếu FPT có chỉ số P/E trung bình năm 2006 là 60,06 một chỉ số rất cao, thể hiện khả
năng kinh doanh tốt trong tương lai, nhiều nhà đầu tư đánh giá rất cao FPT vì họ tin tưởng
nhiều vào những chiến lược kinh doanh của FPT trong thời gian xắp tới.
- Thông tin thị trường: công ty FPT hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất
phần mềm, lắp ráp, bảo hành, bảo trì dịch vụ viễn thông, truyền hình, bất động sản… FPT
đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với các chứng chỉ ISO
cho tất cả các lĩnh vực hoạt động. FPT luôn được bình chọn là công ty tin học uy tín nhất
Việt Nam, sản phẩm và dịch vụ FPT luôn giành được các giải cao nhất của hội tin học Việt
Nam, Vinasa trong những năm qua.
Hệ thống khách hàng rộng rãi bao gồm trong nước và ngoài nước. Công ty có các
đối tác uy tín trên thế giới như: Cisco Checkpoint, IBM, HP, Microsoft… với các đối tác
này, FPT có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới nhất của thế giới trong lĩnh vực
công nghệ thông tin, viễn thông cho khách hàng tại Việt Nam.
FPT có thương hiệu nổi tiếng, đi đầu trong chất lượng đối với sản phẩm và dịch vụ,
thị trường tiêu thụ rộng rãi, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Trong thời kì hội nhập hiện
nay, ngành công nghệ thông tin được đánh giá có nhiều triển vọng. Đây cũng là cơ hội cho
công ty phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Qua phân tích và đánh giá công ty, so sánh các công ty trong cùng ngành đã cho ta
thấy được tình hình kinh doanh của các công ty này, từ đó lựa chọn được công ty tốt hơn
để đầu tư. Các công ty trong phần phân tích được đánh giá cao, phù hợp mục tiêu đầu tư là
FPT, GMD, AGF. Tuy nhiên việc lựa chọn chứng khoán của các công ty để đầu tư cũng
cần tính đến rủi ro và suất sinh lợi của chứng khoán, có vậy đầu tư mới đem lại hiệu quả
tốt hơn.
3.6 Rủi ro và suất sinh lợi chứng khoán.
Bảng 3.6: rủi ro và suất sinh lợi dự kiến
i : giá khớp lệnh hằng ngày.
: giá khớp lệnh trung bình.
N : mẫu, tính bằng số ngày.
DIV: tỷ lệ chi trả cổ tức.
P : Pi- P (P: giá mua chứng khoán dự kiến, Pi: giá bán chứng khoán dự kiến).
Bảng 3.2 giá chứng khoán dự kiến
Giá chứng khoán dự kiến Giá mua Giá bán
GMD 140.000 180.000
AGF 110.000 135.000
FPT 430.000 560.000
ABT 100.000 120.000
HTV 36.000 45.000
(Giá chứng khoán sẽ được nói kỹ ở phần: phân tích kĩ thuật chứng khoán qua các
biểu đồ).
GMD AGF FPT ABT HTV Rủi ro giá CK quí 4/2006
N
i )(
21,39%
16,87%
32,09%
22.1%
18.24%
Suất sinh lợi dự kiến
P
PDIVK
0,28
0,24
0,31
0.22
0.20
Suất sinh lợi 2006 0,5 0.64 0,4 0.25 0.31
Rủi ro về giá cao nhất là FPT, vì giá FPT dao động mạnh với biên độ dao động lớn
và tiếp theo là GMD và ABT, giá cổ phiếu cũng biến động nhiều. Nguyên nhân của sự biến
động giá này một phần do có nhiều cổ phần của các công ty được niêm yết vào dịp cuối
năm 2006, chẳng hạn như FPT và khuynh hướng đầu tư theo phong trào vào cổ phiếu mới
lại diễn ra, làm cho khối lượng giao dịch cổ phiếu trên thị trường của một số công ty giảm
sút. Ngoài ra, các nhà đầu tư trong nước nghĩ rằng các nhà đầu tư nước ngoài đầu cơ vào
thị trường chứng khoán Việt Nam ở một số loại cổ phiếu và những nhà đầu tư trong nước
cũng theo khuynh hướng đầu tư này, làm cho giá một số loại chứng khoán tăng liên tục và
những chứng khoán khác lại giảm giá. Khi thị trường ổn định thì giá chứng khoán trở lại
mức giá thực của nó. Vì vậy nguyên nhân này cũng làm cho giá các loại chứng khoán bị
đầu cơ biến động mạnh.
Qua bảng rủi ro và suất sinh lợi, ta có thể sắp xếp các chứng khoán theo chiều rủi ro
và suất sinh lợi giảm dần như sau:
* Rủi ro: FPT > ABT > GMD > HTV > AGF
* Suất sinh lợi: FPT > GMD >AGF > ABT > HTV
Như vậy, với rủi ro và suất sinh lợi như cách sắp xếp trên, ta có thể thấy dễ dàng
chọn GMD và AGF là 2 cổ phiếu có suất sinh lợi cao và rủi ro thấp. FPT là cổ phiếu có
suất sinh lợi cao nhất và rủi ro cũng vậy, nhưng ở mức sinh lợi và rủi ro này có thể chấp
nhận được. Còn đối với HTV và ABT là 2 cổ phiếu có rủi ro cao nhưng suất sinh lời ở mức
thấp nên không được chọn vào danh mục.
Giả sử tỷ suất sinh lợi của 3 loại chứng khoán độc lập, do đó hệ số tương quan từng
cặp chứng khoán bằng 0. Danh mục gồm 40% đầu tư cho FPT, 30% cho GMD, 30% cho
AGF.
* Suất sinh lợi tập đầu tư:
rp = 0,4.0,31 + 0,3.0,28 + 0,3.0,24
rp = 28%
* Rủi ro tập đầu tư:
2222222 24,0.3,028,0.3,031,0.4,0 p
%2,15p
Lý do: Danh mục đầu tư chỉ gồm 3 loại chứng khoán:
- FPT là cổ phiếu có sức sinh lợi cao nhất, đồng thời là cổ phiếu có rủi ro cao về giá
nhưng ở mức chấp nhận được.
- Trong khi GMD và AGF có rủi ro thấp hơn, như vậy khi chọn 3 loại cổ phiếu này
trong cùng danh mục thì sẽ giảm thiểu được rủi ro.
- Mặt khác nếu chọn nhiều hơn 3, có thể là 4 hoặc 5 loại cổ phiếu thì với nguồn vốn
100 triệu đồng mà phải đầu tư nhiều cổ phiếu như vậy thì liệu việc phân tích, đánh giá và
quản lý danh mục có tốt không, lợi nhuận từ danh mục có cao không.
- Theo tôi, với nguồn vốn 100 triệu đồng thì việc đa dạng hóa dạnh mục bằng 3 loại
cổ phiếu trên là thích hợp. Với 3 loại cổ phiếu thì việc đánh giá, theo dỗi sát sao hơn, quản
lý danh mục dễ dàng hơn.
3.7 Phân tích kĩ thuật:
3.7.1 Phân tích biểu đồ giá của GMD
Biểu đồ 3.1: Giá GMD từ năm 2006-2007
Nguồn: www.SSI.com.vn
Biểu đồ 3.2: Giá GMD từ tháng 5/2006 đến 4/2007
Nguồn: www.SSI.com.vn
Nhìn lại giá chứng khoán GMD trong năm vừa qua, giá chứng khoán ít biến động
nhưng có chiều hướng tăng vào giai đoạn cuối năm. Giá GMD giai đoạn cuối năm 2006
biến động lớn có lúc lên đến 170 ngàn/ cổ phiếu và giảm liên tục đến mức 126 ngàn đông/
cổ phiếu. Ngày 28/12/2006 khi giá cổ phiếu đang xuống liên tục thì GMD lại có biểu hiện
tăng giá, do vậy xu hướng giá sắp tới tăng là hoàn toàn có thể, và giá trở lại sẽ có khă năng
ở mức cao hơn mức giá cũ. Đầu năm 2007, giá GMD có chiều hướng tăng và hiện nay có
chiều hướng đang giảm, đây là thời cơ thích hợp để mua vào.
Tôi dự định sẽ mua GMD với giá 145 ngàn đồng/ cổ phiếu, với hy vọng nắm giữ và
đợi giá tăng đến mức 180 ngàn đồng / cổ phiếu.
Giá GMD rất nhạy cảm có khi lên rất cao, rồi giảm liên tục ở mức thấp làm nhiều
nhà đầu tư phải hoang mang. Tuy nhiên, cần xem xét giá quá khứ để đánh giá và dự báo xu
hướng giá tương lai, có vậy mới lựa chọn đúng thời cơ mua bán.
3.7.2 Phân tích biểu đồ giá AGF
Biểu đồ 3.3: Giá AGF từ năm 2006-2007
Nguồn: www.SSI.com.vn
Biểu đồ 3.4: Giá AGF từ tháng5/2006 đến 4/2007
Nguồn: www.SSI.com.vn
Qua biểu đồ giá năm 2006, cho thấy giá cổ phiếu AGF dao động hẹp và có xu
hướng tăng từ đầu năm đến cuối năm. Giá cổ phiếu AGF thường tăng 2 đến 3 tuần và lại đi
xuống trong 2 đến 3 tuần tiếp. Nhưng sau khi tục giá thì mức giá tăng sau đó đến điểm cao
nhất lại cao hơn so với lần tăng giá trước đó. Tuy nhiên, mức giá giảm giai đoạn sau vẫn
không thấp hơn mức giá thấp nhất chu kì trước nó và xu thế này diễn ra suốt năm, đặc biệt
rõ nét vào những tháng cuối năm 2006.
Như vậy, sau sự biến động giá của AGF tôi thấy rằng thời cơ tốt cho việc đầu tư là
lúc giá AGF đang sụt vào cuối tháng 4 năm 2007 và tôi quyết định mua mức giá 110 ngàn/
cổ phiếu, đợi khi giá tăng khoảng trên 135 ngàn đồng/ cổ phiếu sẽ bán ra. Lý do chọn giá
bán trên 135 ngàn vì mức giá tăng cao nhất trước đó là 132 ngàn đồng. Tôi kỳ vọng rằng
mức giá tăng sau sẽ tăng hơn theo chu kỳ dự báo.
3.7.3 Phân tích biểu đồ giá FPT
Biểu đồ 3.5: Giá FPT từ năm 2006-2007
Nguồn: www.SSI.com.vn
FPT là cổ phiếu mới niêm yết tại Thị trường giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ
Chí Minh, ngày 13/12/2006 với giá giao dịch phiên đầu tiên là 400 ngàn đồng/ cổ phiếu và
sau đó giá FPT tăng liên tục trên 2 tuần đạt mức trên 500 ngàn đồng/ cổ phiếu. Và khi đạt
510 ngàn đồng/ cổ phiếu thì giá cổ phiếu FPT lại xuống và đạt mức 440 ngàn vào ngày
03/01/2007. Hôm sau FPT lại tăng lên 450 ngàn đồng/ cổ phiếu, giá FPT giao động với
biên độ rộng và có xu hướng tăng đến tháng 03 năm 2007 lên đến 645 ngàn đồng trên cổ
phiếu ngày 05 tháng 03 năm 2007. Sau đó FPT tục giá liên tục xuống còn 456 ngàn vào
ngày 24 tháng 04 năm 2007 và tôi nghỉ rằng xu hướng giá còn giảm nhẹ. Tôi quyết định
đặt mua với giá 440 ngàn đồng/ cổ phiếu. Theo tôi, giá FPT sẽ lại tăng và khi FPT tăng thì
sẽ có khả năng tăng hơn 500 ngàn đồng trên cổ phiếu. Bởi FPT là cổ phiếu mới nên nhiều
nhà đầu tư còn e ngại, thị trường chưa phản ánh đúng giá trị thực của loại cổ phiếu này.
Nhưng sắp tới hy vọng cổ phiếu FPT sẽ tăng giá vì nhà đầu tư bị thu hút bởi công ty nhiều
triển vọng, hoạt động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực: công nghệ thông tin, bất động sản.
Chính vì vậy sẽ đẩy giá cổ phiếu FPT lên cao.
3.7.4. Nhận định về sự biến động giá:
Giá chứng khoán lên xuống với biên độ dao động lớn và đặc biệt trong tháng
4/2007 giá nhiều loại chứng khoán giảm mạnh, kể cả các loại chứng khoán được đánh giá
là loại chứng khoán chủ lực, nhiều loại giảm đến mức kịch sàn trong nhiều đợt khớp lệnh.
Theo một số chuyên gia chứng khoán cho biết, nguyên nhân chứng khoán giảm
mạnh trong thời gian này là do chứng khoán Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh
sau một thời gian dài tăng nóng (từ 12/2006 đến 03/2007).
Nhiều nhà đầu tư có tâm lý lo sợ đã và đang bán tháo cổ phiếu do lo sợ cổ phiếu
Việt Nam sẽ tiếp tục mất điểm trong thời gian tới.
Ngoài vấn đề tâm lý nhà đầu tư, theo các chuyên gia chứng khoán, một số yếu tố
khác như: biến động của thị trường bất động sản, thông tin xoay quanh phương thức giao
dịch khớp lệnh liên tục và cả sự can thiệp của nhà đầu tư nước ngoài… đã tác động không
nhỏ tới thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây.
Một số nhà phân tích chứng khoán lại nhận định rằng, sau một thời gian điều chỉnh
giảm giá nhiều loại cổ phiếu đã xuống dưới mức giá trị thực. Rất thích hợp cho những nhà
đầu tư tham gia vào thị trường dài hạn có nhiều loại cổ phiếu hiện nay đang ở mức giá rất
tốt, các nhà đầu tư có thể tự đánh giá để lựa chọn loại cổ phiếu đầu tư thích hợp tùy theo
mục tiêu đầu tư của mình.
Theo tôi đây là thời điểm thích hợp nhất để tôi tự quyết định mua vào 3 loại cổ
phiếu AGF, GMD, FPT. Nếu đợi cổ phiếu này rớt đến đáy thì tôi e rằng không kịp.
Mặc dù ở phần phân tích kỹ thuật chúng ta đã phân tích kỹ giá mua và giá bán. Tuy
nhiên nếu thị trường có sự biến động vượt ngoài mức dự kiến thì cần xem xét lại có nên
chờ để bán được giá cao hay không hay có trường hợp giá chưa đạt mức dự kiến nhưng
phải bán sớm để tránh giá tục trong thời gian dài… Nếu dự báo và đưa ra được quyết định
chính xác thì lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá sẽ cao hơn mức dự kiến. Đó là điều mà
các nhà đầu tư hy vọng.
3.8 Dự báo kết quả sau khi đầu tư:
Bảng 3.6: kết quả đầu tư
GMD AGF FPT
Tổng số cổ phiếu 100 100 170
Giá mua chứng khoán 145.000 105.000 425.000
Giá bán chứng khoán 180.000 137.000 570.000
Lợi nhuận từ chênh lệch giá 35.000 32.000 145.000
Tổng lợi nhuận 31.350.000
Chi phí mua và bán 0,00375 x (97.250.000+128.600.000) = 846.000
Lợi nhuận thuần 31.350.000 – 846.000 = 30.504.000
Tỷ suất lợi nhuận 30.504/(97.255+846) = 31.09%
Dựa vào giá mua và giá bán dự kiến, các điều kiện ràng buộc khác như: số lượng cổ
phiếu, nguồn vốn đầu tư nhỏ hơn 100 triệu đồng… Để đạt được lợi nhuận tối đa với rủi ro
ở mức tương đối thì hàm Solver trong excel cho ta phương án tối ưu nhất, đó là số lượng
từng loại cổ phiếu trong bảng trên.
* Giá mua cổ phiếu trong bảng trên vào thời điểm là:
- GMD, giá 145.000/CP ngày 24/04/2007
- AGF, giá 105.000/CP ngày 24/04/2007
- FPT, giá 425.000/CP ngày 25/04/2007
* Giá bán cổ phiếu trong bảng trên vào thời điểm là:
- GMD, giá 180.000 chỉ là giá dự kiến để báo cáo kết quả, còn trong thời điểm này
(31/05/2007) giá GMD chỉ có 164.000 và nếu tính lợi nhuận và cổ phiếu quy đổi thì lợi
nhuận thuần chỉ đạt 28.864.000 và tỷ suất lợi nhuận là 29,19%.
- AGF, giá bán là 137.000/CP ngày 23/05/2007.
- FPT, giá 578.000/CP ngày 14/05/2007.
Như vậy sau khi đầu tư, nhà đầu tư đạt được lợi nhuận khá cao, với tỷ suất lợi
nhuận đạt 31.09%. Tuy vậy, không phải đầu tư chứng khoán lúc nào cũng lời, có đôi khi
nhà đầu tư lổ nặng vì những phân tích hay dự báo không đúng với thị trường. Do đó việc
thu thập thông tin, dữ liệu để thiết lập danh mục đầu tư làm cơ sở cho đầu tư chứng khoán
để hạn chế phần nào rủi ro là rất cần thiết. Để đầu tư đạt hiệu quả thì ngoài việc thiết lập
danh mục còn phải biết quản lý danh mục tốt, tuỳ theo chiến lược kinh doanh mà nhà đầu
tư có cách quản lý riêng.
3.9 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán:
* Trước khi ra quyết định mua chứng khoán:
Xem xét nền kinh tế toàn cầu và quốc gia, để cơ bản dự đoán xu thế vận hành của
thị trường, lựa chọn kênh đầu tư thích hợp. Sau khi lựa chọn đầu tư vào chứng khoán, thì
việc cần làm tiếp theo là phân tích ngành nghề lựa chọn đầu tư. Lựa chọn công ty có triển
vọng của ngành, phù hợp mục tiêu đầu tư, thông qua các bước phân tích tài chính, thị
trường…
* Ra quyết định mua, bán:
Phân tích công ty, biết được những khả năng những hạn chế của công ty trong
tương lai và thông tin tài chính của công ty đã phần nào giúp chúng ta dự báo được xu thế
giá cổ phiếu trong thời gian tới. Ngoài ra, việc phân tích biểu đồ thông qua một số chỉ tiêu
dự báo như: khối lượng giao dịch, xu hướng giá… kết hợp với thông tin thị trường sẽ giúp
chúng ta nhiều trong việc lựa chọn thời điểm mua bán chứng khoán.
* Giai đoạn nắm giữ chứng khoán:
Giai đoạn này tôi cần theo dõi giá cổ phiếu, đặc biệt lúc giá tăng gần với mức giá
dự kiến, cần theo dõi để có thể đặt bán kịp thời. Hoặc khi nắm giữ cổ phiếu trong thời gian
dài mà giá vẫn chưa đạt mức dự kiến thì cần xem xét có nên bán ra để chọn một cơ hội đầu
tư tốt hơn. Việc lựa chọn thời điểm mua bán không phải lúc nào cũng như dự kiến, nó có
thể linh hoạt hơn tuỳ theo tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà mình nắm cổ phiếu.
* Sau khi bán chứng khoán:
Sau khi đã bán được chứng khoán tôi quyết định tái đầu tư, nhưng không phải ngay
lúc mới bán. Bởi vì, sau một thời gian đầu tư thì cần phải phân tích lại thị trường để tìm
hiểu cơ hội đầu tư mới tốt hơn hay đầu tư vào cổ phiếu cũ, nhưng ở một thời điểm khác tốt
hơn.
3.10 Kết Luận:
Việc phân tích và thiết lập danh mục làm cơ sở cho việc đầu tư chứng khoán, nhà
đầu tư nắm vững thông tin về công ty, giúp họ đầu tư hiệu quả tránh được rủi ro.
Ngoài ra chúng ta còn gặp hạn chế trong việc thiết lập danh mục: khó khăn trong
việc thu thập thông tin, liệu thông tin có thật chính xác không. Những ngoại tác tiêu cực
tác động đến thị trường như thế nào. Đó là vấn đề mà các nhà đầu tư phải đau đầu.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận:
Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư muốn đạt được những kết quả khả
quan từ việc đầu tư của mình thì việc thiết lập danh mục là điều cần thiết. Để thiết lập danh
mục thì nhà đầu tư cần nắm vững thông tin công ty, phân tích để thấy rõ sức mạnh tài
chính của công ty. Ngoài ra, còn phải thường xuyên cập nhật thông tin thị trường để có thể
linh hoạt trong việc lựa chọn chứng khoán đưa vào danh mục. Còn đối với những nhà đầu
tư theo phong trào, thì việc mua bán chứng khoán là theo cảm hứng, bị chi phối bởi yếu tố
tâm lý rất lớn. Đầu tư chứng khoán theo phong trào đã không dựa trên nền tảng, cơ sở lý
thuyết nào, chính vì vậy sẽ gặp nhiều rủi ro và việc đầu tư như thế thì không nên.
Những nhà kinh doanh thực thụ hay những nhà đầu tư lớn chẳng mấy ai đầu tư theo
cảm hứng hay theo những lời đồn đại, những thông tin chưa xác thực về lĩnh vực họ đầu
tư. Phần lớn họ đầu tư đều phải dựa trên nền tảng kiến thức về chứng khoán hay kinh
nghiệm. Có như vậy đầu tư mới thật sự đem lại hiệu quả.
Việc thiết lập danh mục là cơ sở cho đầu tư chứng khoán. Thế nên, việc đầu tư có
hiệu quả hay không là phụ thuộc vào khả năng thiết lập danh mục của nhà đầu tư. Họ có
nắm vững thông tin, phân tích thông tin về công ty ở mức độ nào, thông tin thị trường mà
họ biết có thật chính xác không… Như vậy, một danh mục thật sự hiệu quả là nhờ vào mức
độ hiểu biết và khả năng phân tích của nhà đầu tư.
Trong một số trường hợp, nếu chúng ta là người quan tâm nhiều đến thị trường,
muốn tham gia vào thị trường chứng khoán nhưng khả năng phân tích chứng khoán kém
thì có thể nhờ đến các nhà tư vấn chứng khoán. Nhà tư vấn là những người có trình độ
chuyên môn, nắm vững thông tin, phân tích chứng khoán tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Họ
sẽ thiết lập cho chúng ta danh mục đầu tư phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro và mục
tiêu đầu tư. Mặc dù phải trả phí, nhưng kết quả thu được sẽ tốt hơn khi chúng ta tự đầu tư.
Nhìn chung, khi cần đầu tư vào thị trường chứng khoán bằng cách này hay cách khác thì
nhà đầu tư nên thiết lập danh mục để đầu tư đạt kết quả tốt hơn.
Riêng đối với tôi, đầu tư vào thị trường chứng khoán thì việc thiết lập danh mục là
tất yếu. Sau khi đầu tư, nếu lợi nhuận đạt được cao là điều rất tốt. Nhưng nếu ngược lại, lợi
nhuận ở mức thấp, thậm chí bị lỗ, thì tôi xem đó như bài học kinh nghiệm. Và việc tiếp
theo cần làm là tìm hiểu nguyên nhân thất bại để tìm hướng khắc phục sau này. Trong mọi
công việc đều có thất bại và thành công và trong đầu tư cũng vậy. Thế nhưng đầu tư dựa
trên hiểu biết và có cơ sở thì dễ gặt hái được những thành quả tốt đẹp. Đó cũng là ý nghĩa
của việc nên thiết lập danh mục làm nền tảng cho đầu tư chứng khoán.
4.2 Kiến nghị:
Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường khá mới mẽ nên việc đầu tư vào thị
trường này còn gặp nhiều hạn chế. Phần lớn nhà đầu tư là tầng lớp trí thức, người có trình
độ cao, họ là những người ít nhiều biết về thị trường chứng khoán. Một số người có đồng
vốn nhàn rỗi nhưng ngại tham gia vào thị trường chứng khoán vì họ không biết hay biết rất
ít về thị trường này. Đó là vấn đề mà các nhà kinh tế, các tổ chức tài chính tín dụng, các
trung tâm chứng khoán phải quan tâm. Riêng những người tham gia vào thị trường này lại
có một số biết rất ít thông tin về thị trường, họ phần lớn đầu tư theo phong trào hay những
lời đồn đại, còn những người đầu tư theo phân tích gặp khó khăn trong việc thu thập, phân
tích thông tin… Tất cả là những vướng mắc cần được giải quyết. Sau đây tôi xin có một số
kiến nghị giúp khắc phục phần nào những hạn chế nêu trên:
- Các trung tâm, sở giao dịch chứng khoán cần đạt được những yêu cầu nhất định
về cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, trong đó việc đào tạo một đội ngũ chuyên viên giỏi có
đủ phẩm chất và năng lực cần được khẳng định là chiến lược hàng đầu.
- Cần thành lập thêm các trung tâm môi giới chứng khoán ở các thành phố nhỏ hay
chi nhánh ở các huyện để thị trường chứng khoán ngày càng gần gủi hơn với mọi người.
- Tại công ty môi giới chứng khoán, cần có nhân viên tư vấn về chứng khoán cho
những nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường.
- Hiện nay, đa số các nhà đầu tư chứng khoán là những người có trình độ, biết ít
nhiều về lĩnh vực tài chính, chứng khoán… một số còn lại còn xa lạ với 2 từ “chứng
khoán”. Vì vậy, muốn thị trường phát triển mạnh, ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia vào
thị trường thì việc giới thiệu về chứng khoán trên các phương tiện thông tin là rất cần thiết.
- Các công ty chứng khoán cần chuẩn bị tốt hơn các cơ sở hạ tầng, cũng như đội
ngũ nhân sự để thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục trong thời gian tới.
- Thông tin về các công ty niêm yết phải được chính xác, rõ ràng và được đưa lên
mạng, báo, đài… thường xuyên.
- Hiện nay có nhiều tranh luận về việc tăng khối lượng giao dịch mỗi lô lên 100 cổ
phiếu chứ không phải là 10. Theo tôi chưa nên tăng khối lượng giao dịch lên 100 mỗi lô vì
thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay tuy phát triển nhưng vẫn còn là thị trường non
trẻ, vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ mới tham gia. Nếu khối lượng mỗi lô tăng 10 lần thì
việc này có thể sẽ gây khó khăn cho họ. Chưa kể đến một số nhà đầu tư định tham gia vào
thị trường vì khi mới chơi lại phải chơi lớn, liệu họ có thể chấp nhận rủi ro thử đầu tư vào
thị trường.
- Trong xu thế hội nhập hiện nay, Việt Nam được nhiều quốc gia trên thế giới biết
đến và thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng thu hút
vốn nhà đầu tư nước ngoài. Các công ty chứng khoán cần tạo các trang web dành cho nhà
đầu tư nước ngoài thông tin về thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như minh bạch hóa
về các công ty niêm yết…
Những kiến nghị nêu trên, nếu được thực hiện tốt tôi hy vọng sẽ có nhiều người
tham gia vào thị trường và thị trường chứng khoán Viêt Nam ngày càng phát triển mạnh
mẽ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kenneth A. Ster. 2001. Bí quyết đầu tư chứng khoán. TP. Hồ Chí Minh:
NXB Trẻ. Biên dịch: Minh Đức – Hồ Kim Chung.
Lê Văn Tư và Lê Tùng Văn. 1997. Thị trường chứng khoán. Hà Nội: NXB
Thống Kê.
Lê Văn Tư. 2005. Thị Trường chứng khoán. TP. HCM: NXB Thống Kê.
Bùi Kim Yến. 2006. Giáo trình thị trường chứng khoán. TP. HCM: NXB Lao
Động Xã Hội.
Lý Vinh Quang. 1998. Chứng khoán và phân tích đầu tư chứng khoán. NXB
Thống Kê.
David Blake. 2001. Phân tích thị trường tài chính. NXB Thống Kê. Biên
dịch: Thái Việt – Minh Khương – Tùng Lâm.
Trần Ngọc Thơ. 2005. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. NXB Thống Kê.
Trường ĐH Kinh Tế TP. HCM.
PHỤ LỤC
Báo cáo tài chính FPT Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục 2006* 2005* 2004* 2003*
Doanh thu tổng 21.399.752 14.100.792 8.734.781 4.148.298
Doanh thu thuần 21.399.752 14.100.792 8.734.781 4.148.298
Giá vốn bán hàng 20.048.519 13.179.645 8.196.631 3.890.028
Lợi nhuận tổng 1.351.233 921.148 538.150 258.270
Chi phí bán hàng 357.567 283.983 158.411 110.995
Chi phí quản lý doanh nghiệp 435.826 269.132 164.054 72.980
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 557.840 368.032 215.684 74.295
Thu nhập hoạt động tài chính 11.278 7.227 4.389 2.164
Chi phí hoạt động tài chính 74.259 40.367 28.326 32.640
Interest payable 57.961 31.456 21.815 12.867
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -62.981 -33.140 -23.937 -30.475
Thu nhập bất thường 140.456 15.635 1.396 423
Chi phí bất thường 26.015 6.633 369 348
Lợi nhuận bất thường 114.440 9.002 1.028 75
Lợi nhuận trước thuế 609.299 343.893 192.775 43.894
Thuế thu nhập doanh nghiệp 73.687 42.515 53.871 14.046
Lợi nhuận thuần 535.612 301.378 138.904 29.848
Báo cáo tài chính của GMD Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục 2006* 2005 2004 2003 2002
Doanh thu tổng 1.211.978 871.204 824.439 569.833 500.435
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần 1.211.978 871.204 824.439 569.833 500.435
Giá vốn bán hàng 964.641 680.811 645.116 438.058 364.092
Lợi nhuận tổng 247.337 190.393 179.322 131.775 136.343
Chi phí bán hàng 166
Chi phí quản lý doanh nghiệp 89.593 37.838 28.252 24.860 19.018
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 157.578 152.555 151.071 106.915 117.325
Thu nhập hoạt động tài chính 74.431 13.984 3.890 7.316 5.435
Chi phí hoạt động tài chính 16.710 1.513 194 30
Interest payable 13.858 194
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 57.720 12.470 3.697 7.316 5.405
Thu nhập bất thường 5.663 3.310 8.351 2.193 600
Chi phí bất thường 1.387 3.623 8.193 1.906 333
Lợi nhuận bất thường 4.276 -313 158 287 267
Lợi nhuận trước thuế 219.574 164.712 154.926 114.518 122.997
Thuế thu nhập doanh nghiệp 46.119 42.214 13.048 26.366
Lợi nhuận thuần 219.574 118.593 112.712 101.470 96.631
Báo cáo tài chính năm AGF Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục 2006* 2005 2004 2003 2002
Doanh thu tổng 1.196.463 830.979 891.534 494.580 533.093
Export revenue 431.133
Các khoản giảm trừ 5.557 44.797 8.134 3.719 1.538
Giảm giá bán hàng 381 5
Hàng bán bị trả lại 7.753 1.533
Doanh thu thuần 1.190.906 786.182 883.401 490.862 531.555
Giá vốn bán hàng 1.047.145 680.791 794.109 417.978 457.198
Lợi nhuận tổng 143.760 105.391 89.291 72.884 74.357
Chi phí bán hàng 75.534 55.889 49.553 32.542 30.970
Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.887 19.018 11.568 15.475 19.964
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 52.339 30.484 28.170 24.866 23.423
Thu nhập hoạt động tài chính 5.453 2.906 3.414 1.576 3.551
Chi phí hoạt động tài chính 6.901 7.425 11.946 4.834 4.306
Interest payable 6.829 6.992 11.604 4.393 4.040
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -1.448 -4.519 -8.532 -3.259 -755
Thu nhập bất thường 1.958 1.879 1.310 4.285
Chi phí bất thường 2.179 2.294 266 2.479
Lợi nhuận bất thường -222 -415 1.044 625 1.806
Lợi nhuận trước thuế 50.670 25.549 20.682 22.233 24.475
Thuế thu nhập doanh nghiệp 4.054 3.194 2.584
Lợi nhuận thuần 46.616 22.355 18.098 22.233 24.475
Bảng cân đối FPT Đơn vị tính: triệu đồng
31/12/2005* 31/12/2004* 31/12/2003*
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 2.020.901 1.495.173 917.139
Tiền mặt 415.058 372.681 79.956
Tiền mặt tại quỹ 16.598 26.688 11.057
Tiền gửi ngân hàng 398.460 345.993 68.899
Các khoản phải thu 1.201.315 756.304 619.655
Phải thu của khách hàng 1.025.325 592.088 478.246
Trả trước ngưòi bán 121.923 122.424 90.059
Deductible V.A.T 19.898 18.084 6.915
Intra-company receivables 8.420 5.077
Các khoản phải thu khác 34.895 15.652 39.359
Provision for bad debts -727 -363
Hàng tồn kho 384.296 355.824 206.909
Hàng mua đang đi trên đường 4.100
Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 252 312 29
Công cụ, dụng cụ trong kho 716
Thành phẩm tồn kho 1.241
Hàng hoá tồn kho 377.986 355.512 206.880
Tài sản lưu động khác 20.232 10.363 10.618
Tạm ứng 10.659 3.853 5.759
Chi phí trả trước 4.060 2.751 747
Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn
hạn 5.513 3.759 4.112
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 198.576 88.532 62.094
Tài sản cố định 157.574 74.637 55.807
Tài sản cố định hữu hình 149.114 72.910 54.811
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình 265.599 147.503 104.142
Hao mòn luỹ kế tài sản cố định hữu hình -116.485 -74.592 -49.331
Tài sản cố định vô hình 8.460 1.726 995
Nguyên giá tài sản cố định vô hình 10.307 2.930 1.724
Hoa mòn luỹ kế tài sản cố định vô hình -1.847 -1.203 -729
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.296 5.565 3.906
Góp vốn liên doanh 1.296 5.465 3.906
Các khoản đầu tư dài hạn khác 100
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 8.144 2.762 76
Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ dài
hạn 1.246
Long term pre-paid expense 31.562 5.569 1.059
Tổng cộng tài sản 2.219.477 1.583.705 979.233
Nguồn vốn 31/12/2005* 31/12/2004* 31/12/2003*
Nợ phải trả 1.533.043 1.271.657 806.762
Nợ ngắn hạn 1.394.741 1.098.067 716.761
Vay ngắn hạn 836.088 552.897 355.411
Phải trả cho người bán 266.958 351.924 192.352
Người mua trả tiền trước 48.256 18.783 20.619
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 53.010 58.823 27.583
Phải trả công nhân viên 38.601 5.710 3.601
Nợ khác 151.829 109.930 117.195
Nợ dài hạn 124.922 162.668 84.532
Vay dài hạn 124.922 162.668 84.532
Nợ khác 13.380 10.921 5.469
Chi phí phải trả 13.380 10.921 5.469
Nguồn vốn chủ sở hữu 686.434 312.049 172.471
Vốn và quỹ 569.136 297.440 169.700
Nguồn vốn kinh doanh 547.292 288.585 150.000
Quỹ đầu tư phát triển 109 38 17.815
Lợi nhuận chưa phân phối 21.735 8.817 1.885
Nguồn kinh phí, quỹ khác 117.298 14.609 2.771
Quỹ khen thưởng và phúc lợi 114.548 12.809 2.771
Nguồn kinh phí sự nghiệp 2.750 1.800
Tổng cộng nguồn vốn 2.219.477 1.583.705 979.233
Báo cáo tài chính công ty cổ phần vận tải Hà Tiên Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục 2006* 2005 2004 2003 2002
Doanh thu tổng 86.751 79.312 77.261 61.862 66.935
Doanh thu thuần 86.751 79.312 77.261 61.862 66.935
Giá vốn bán hàng 72.296 70.298 66.911 50.245 46.666
Lợi nhuận tổng 14.455 9.014 10.350 11.617 20.269
Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.800 4.672 3.778 3.837 3.847
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 8.655 4.342 6.572 7.780 16.422
Thu nhập hoạt động tài chính 5.586 3.884 2.807 1.438 877
Chi phí hoạt động tài chính 12 15 359 949 2.181
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 5.574 3.869 2.448 489 -1.305
Thu nhập bất thường 4.756 4.922 906 506
Chi phí bất thường 2.105 1.731 216 124
Lợi nhuận bất thường 2.651 3.191 690 382
Lợi nhuận trước thuế 16.880 11.402 9.710 8.268 15.499
Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.364 3.103 1.319 1.284 1.271
Lợi nhuận thuần 14.515 8.300 8.391 6.984 14.228
Báo cáo tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre
Đơn vị tính: triệu đồng
2006* 2005* 2004*
Doanh thu tổng 331.377 288.744 216.434
Export revenue 221.770 134.796
Các khoản giảm trừ 162 6.312 4.827
Giảm giá bán hàng 6.312 134
Hàng bán bị trả lại 4.693
Doanh thu thuần 331.215 282.433 211.607
Giá vốn bán hàng 273.027 247.787 192.135
Lợi nhuận tổng 58.188 34.646 19.473
Chi phí bán hàng 27.405 21.823 11.159
Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.156 2.827 2.733
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 26.627 9.996 5.581
Thu nhập hoạt động tài chính 1.739 1.296 1.618
Chi phí hoạt động tài chính 4.131 3.774 2.096
Interest payable 3.777 3.444 1.922
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -2.392 -2.479 -478
Thu nhập bất thường 1.081 1.030 290
Chi phí bất thường 258 737
Lợi nhuận bất thường 823 293 290
Lợi nhuận trước thuế 25.057 7.811 5.393
Lợi nhuận thuần 25.057 7.811 5.393
Các bảng lịch sử giao dịch khớp lệnh gần đây nhất
AGF - Lịch sử giao dịch khớp lệnh
Date Open Close Change % Change
Total
Shares
Value
(*M)
24/01/2007 132.0 129.0 -3.0 -2.27 62,700 8,088.3
23/01/2007 136.0 132.0 -4.0 -2.94 34,470 4,550.04
22/01/2007 143.0 136.0 -7.0 -4.9 63,760 8,671.36
19/01/2007 142.0 143.0 1.0 0.7 23,300 3,331.9
18/01/2007 136.0 142.0 6.0 4.41 55,260 7,846.92
17/01/2007 136.0 136.0 0.0 0.0 42,490 5,778.64
15/01/2007 126.0 130.0 4.0 3.17 34,250 4,452.5
12/01/2007 128.0 126.0 -2.0 -1.56 25,220 3,177.72
11/01/2007 127.0 128.0 1.0 0.79 31,480 4,029.44
10/01/2007 126.0 127.0 1.0 0.79 40,470 5,139.69
09/01/2007 121.0 126.0 5.0 4.13 47,720 6,012.72
08/01/2007 120.0 121.0 1.0 0.83 47,340 5,728.14
05/01/2007 120.0 120.0 0.0 0.0 38,970 4,676.4
04/01/2007 115.0 120.0 5.0 4.35 24,140 2,896.8
03/01/2007 110.0 115.0 5.0 4.55 12,240 1,407.6
02/01/2007 112.0 110.0 -2.0 -1.79 14,830 1,631.3
29/12/2006 117.0 112.0 -5.0 -4.27 37,120 4,157.44
28/12/2006 119.0 117.0 -2.0 -1.68 19,030 2,226.51
27/12/2006 114.0 119.0 5.0 4.39 51,310 6,105.89
AGF - Lịch sử giao dịch khớp lệnh
Date Open Close Change % Change
Total
Shares
Value
(*M)
01/03/2007 155.0 155.0 0.0 0.0 39,410 6,108.55
28/02/2007 155.0 155.0 0.0 0.0 67,280 10,428.4
27/02/2007 148.0 155.0 7.0 4.73 33,830 5,243.65
26/02/2007 141.0 148.0 7.0 4.96 27,240 4,031.52
15/02/2007 135.0 141.0 6.0 4.44 14,660 2,067.06
14/02/2007 132.0 135.0 3.0 2.27 51,900 7,006.5
13/02/2007 136.0 132.0 -4.0 -2.94 52,080 6,874.56
12/02/2007 130.0 136.0 6.0 4.62 16,210 2,204.56
09/02/2007 133.0 130.0 -3.0 -2.26 11,400 1,482
08/02/2007 140.0 133.0 -7.0 -5.0 16,720 2,223.76
07/02/2007 139.0 140.0 1.0 0.72 33,410 4,677.4
06/02/2007 136.0 139.0 3.0 2.21 30,350 4,218.65
05/02/2007 142.0 136.0 -6.0 -4.23 14,090 1,916.24
02/02/2007 137.0 142.0 5.0 3.65 59,970 8,515.74
01/02/2007 137.0 137.0 0.0 0.0 89,340 12,239.58
31/01/2007 132.0 137.0 5.0 3.79 49,180 6,737.66
30/01/2007 126.0 132.0 6.0 4.76 1,690 223.08
29/01/2007 120.0 126.0 6.0 5.0 11,990 1,510.74
26/01/2007 123.0 120.0 -3.0 -2.44 50,120 6,014.4
25/01/2007 129.0 123.0 -6.0 -4.65 27,210 3,346.83
AGF - Lịch sử giao dịch khớp lệnh
Date Open Close Change % Change
Total
Shares
Value
(*M)
29/03/2007 133.0 139.0 6.0 4.51 14,180 1,971.02
28/03/2007 129.0 133.0 4.0 3.1 12,890 1,714.37
27/03/2007 135.0 129.0 -6.0 -4.44 13,290 1,714.41
26/03/2007 138.0 135.0 -3.0 -2.17 17,950 2,423.25
23/03/2007 140.0 138.0 -2.0 -1.43 24,890 3,434.82
22/03/2007 142.0 140.0 -2.0 -1.41 10,580 1,481.2
21/03/2007 147.0 142.0 -5.0 -3.4 16,390 2,327.38
20/03/2007 147.0 147.0 0.0 0.0 31,890 4,687.83
19/03/2007 140.0 147.0 7.0 5.0 31,370 4,611.39
16/03/2007 134.0 140.0 6.0 4.48 7,380 1,033.2
15/03/2007 140.0 134.0 -6.0 -4.29 24,690 3,308.46
14/03/2007 147.0 140.0 -7.0 -4.76 61,550 8,617
13/03/2007 148.0 147.0 -1.0 -0.68 41,770 6,140.19
12/03/2007 153.0 148.0 -5.0 -3.27 20,330 3,008.84
09/03/2007 147.0 153.0 6.0 4.08 48,660 7,444.98
08/03/2007 140.0 147.0 7.0 5.0 5,860 861.42
07/03/2007 145.0 140.0 -5.0 -3.45 64,630 9,048.2
06/03/2007 150.0 145.0 -5.0 -3.33 115,800 16,791
05/03/2007 155.0 150.0 -5.0 -3.23 70,600 10,590
02/03/2007 155.0 155.0 0.0 0.0 24,830 3,848.65
AGF - Lịch sử giao dịch khớp lệnh
Date Open Close Change % Change
Total
Shares
Value
(*M)
25/04/2007 33.5 33.2 -0.3 -0.9 10 0.332
24/04/2007 109.0 105.0 -4.0 -3.67 12,460 1,308.3
23/04/2007 114.0 109.0 -5.0 -4.39 7,050 768.45
20/04/2007 115.0 114.0 -1.0 -0.87 5,790 660.06
19/04/2007 115.0 115.0 0.0 0.0 27,120 3,118.8
18/04/2007 110.0 115.0 5.0 4.55 8,030 923.45
17/04/2007 114.0 110.0 -4.0 -3.51 23,540 2,589.4
16/04/2007 119.0 114.0 -5.0 -4.2 25,340 2,888.76
13/04/2007 122.0 119.0 -3.0 -2.46 13,430 1,598.17
12/04/2007 125.0 122.0 -3.0 -2.4 9,300 1,134.6
11/04/2007 125.0 125.0 0.0 0.0 4,410 551.25
10/04/2007 127.0 125.0 -2.0 -1.57 5,280 660
09/04/2007 126.0 127.0 1.0 0.79 6,780 861.06
07/04/2007 126.0 132.0 6.0 4.76 421,150 55,591.8
06/04/2007 130.0 126.0 -4.0 -3.08 4,990 628.74
05/04/2007 132.0 130.0 -2.0 -1.52 3,790 492.7
04/04/2007 127.0 132.0 5.0 3.94 3,880 512.16
03/04/2007 133.0 127.0 -6.0 -4.51 19,730 2,505.71
02/04/2007 139.0 133.0 -6.0 -4.32 5,970 794.01
30/03/2007 139.0 139.0 0.0 0.0 11,210 1,558.19
GMD - Lịch sử giao dịch khớp lệnh
Date Open Close Change % Change
Total
Shares
Value
(*M)
24/01/2007 174.0 166.0 -8.0 -4.6 149,880 24,880.08
23/01/2007 175.0 174.0 -1.0 -0.57 229,920 40,006.08
22/01/2007 180.0 175.0 -5.0 -2.78 181,150 31,701.25
19/01/2007 172.0 180.0 8.0 4.65 106,160 19,108.8
18/01/2007 181.0 172.0 -9.0 -4.97 388,170 66,765.24
17/01/2007 190.0 181.0 -9.0 -4.74 132,520 23,986.12
16/01/2007 189.0 190.0 1.0 0.53 203,340 38,634.6
15/01/2007 189.0 189.0 0.0 0.0 229,060 43,292.34
12/01/2007 180.0 189.0 9.0 5.0 239,850 45,331.65
11/01/2007 172.0 180.0 8.0 4.65 200,610 36,109.8
10/01/2007 164.0 172.0 8.0 4.88 167,200 28,758.4
09/01/2007 157.0 164.0 7.0 4.46 290,420 47,628.88
08/01/2007 150.0 157.0 7.0 4.67 283,500 44,509.5
05/01/2007 145.0 150.0 5.0 3.45 396,730 59,509.5
04/01/2007 139.0 145.0 6.0 4.32 111,040 16,100.8
03/01/2007 136.0 139.0 3.0 2.21 136,420 18,962.38
02/01/2007 137.0 136.0 -1.0 -0.73 128,900 17,530.4
29/12/2006 132.0 137.0 5.0 3.79 67,680 9,272.16
28/12/2006 126.0 132.0 6.0 4.76 134,730 17,784.36
27/12/2006 130.0 126.0 -4.0 -3.08 140,050 17,646.
GMD - Lịch sử giao dịch khớp lệnh
Date Open Close Change % Change
Total
Shares
Value
(*M)
01/03/2007 189.0 185.0 -4.0 -2.12 178,830 33,083.55
28/02/2007 198.0 189.0 -9.0 -4.55 39,450 7,456.05
27/02/2007 190.0 198.0 8.0 4.21 246,040 48,715.92
26/02/2007 183.0 190.0 7.0 3.83 166,280 31,593.2
15/02/2007 185.0 183.0 -2.0 -1.08 238,220 43,594.26
14/02/2007 185.0 185.0 0.0 0.0 245,060 45,336.1
13/02/2007 190.0 185.0 -5.0 -2.63 125,300 23,180.5
12/02/2007 181.0 190.0 9.0 4.97 177,500 33,725
09/02/2007 181.0 181.0 0.0 0.0 262,720 47,552.32
08/02/2007 190.0 181.0 -9.0 -4.74 139,660 25,278.46
07/02/2007 198.0 190.0 -8.0 -4.04 211,610 40,205.9
06/02/2007 208.0 198.0 -10.0 -4.81 67,100 13,285.8
05/02/2007 199.0 208.0 9.0 4.52 581,740 121,001.92
02/02/2007 190.0 199.0 9.0 4.74 406,630 80,919.37
01/02/2007 181.0 190.0 9.0 4.97 593,280 112,723.2
31/01/2007 173.0 181.0 8.0 4.62 217,870 39,434.47
30/01/2007 165.0 173.0 8.0 4.85 96,150 16,633.95
29/01/2007 158.0 165.0 7.0 4.43 74,150 12,234.75
26/01/2007 158.0 158.0 0.0 0.0 333,900 52,756.2
25/01/2007 166.0 158.0 -8.0 -4.82 128,650 20,326.7
GMD - Lịch sử giao dịch khớp lệnh
Date Open Close Change % Change
Total
Shares
Value
(*M)
29/03/2007 166.0 174.0 8.0 4.82 222,280 38,676.72
28/03/2007 159.0 166.0 7.0 4.4 157,790 26,193.14
27/03/2007 167.0 159.0 -8.0 -4.79 98,490 15,659.91
26/03/2007 167.0 167.0 0.0 0.0 113,800 19,004.6
23/03/2007 170.0 167.0 -3.0 -1.76 190,980 31,893.66
22/03/2007 175.0 170.0 -5.0 -2.86 245,310 41,702.7
21/03/2007 175.0 175.0 0.0 0.0 59,570 10,424.75
20/03/2007 181.0 175.0 -6.0 -3.31 81,620 14,283.5
19/03/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn THIẾT LẬP VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN.pdf