Tài liệu Khóa luận Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở chương III phần I sách giáo khoa lịch sử 10 (cơ bản) trường trung học phổ thông: TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
VÕ THỊ NGỌC BÍCH
VÕ THỊ NGỌC HÂN
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở CHƯƠNG III PHẦN I SGK LỊCH SỬ 10 (CƠ BẢN) TRƯỜNG THPT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỒNG THÁP, NĂM 2010
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài những cố gắng của nhóm chúng tôi, tôi còn nhận được sự chỉ bảo tận tình, chi đáo của ThS. Phạm Xuân Vũ – người trự tiếp hường dẫn kháo luận, sự giảng dạy tận tình của quý thầy cô giáo trường Đại học Đồng Tháp, sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường THPT Mai Thanh Thế, sự động viên giúp đỡ của bạn bè, thầy cô.
Cho phép chúng tôi gởi lời biết ơn chân tình và sâu sắc nhất, rất mong tiếp nhận được sự giúp đỡ động viên nhiểu hơn của mọi người.
Võ Thị Ngọc Bích
Võ Thị Ngọc Hân
MỤC LỤC
Trang phụ bìa ........................................................................................................i
Lời cảm ơn ......................................................................................
72 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở chương III phần I sách giáo khoa lịch sử 10 (cơ bản) trường trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
VÕ THỊ NGỌC BÍCH
VÕ THỊ NGỌC HÂN
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở CHƯƠNG III PHẦN I SGK LỊCH SỬ 10 (CƠ BẢN) TRƯỜNG THPT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỒNG THÁP, NĂM 2010
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài những cố gắng của nhóm chúng tôi, tôi còn nhận được sự chỉ bảo tận tình, chi đáo của ThS. Phạm Xuân Vũ – người trự tiếp hường dẫn kháo luận, sự giảng dạy tận tình của quý thầy cô giáo trường Đại học Đồng Tháp, sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường THPT Mai Thanh Thế, sự động viên giúp đỡ của bạn bè, thầy cô.
Cho phép chúng tôi gởi lời biết ơn chân tình và sâu sắc nhất, rất mong tiếp nhận được sự giúp đỡ động viên nhiểu hơn của mọi người.
Võ Thị Ngọc Bích
Võ Thị Ngọc Hân
MỤC LỤC
Trang phụ bìa ........................................................................................................i
Lời cảm ơn .......................................................................................................ii
Mục lục .................................................................................................................1
Những chữ viết tắt trong kháo luận .....................................................................4
Phần mở đầu .........................................................................................................5
Phần nội dung .......................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở CHƯƠNG III, PHẦN I SGK LỊCH SỬ 10( CƠ BẢN) TRƯỜNG THPT...................................................................................9
1.1 Phương pháp trực quan trong dạy học lịch sử................................ ............9
1.1.1 Khái niệm ..........................................................................................9
1.1.2 Vai trò của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học lịch sử .......10
1.2 Vị trí và ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan .......................... ....10
1.2.1Vị trí .................................................................................................10
1.2.2 Ý nghĩa của đồ dùng trực quan .......................................................11
1.3 Các loại đồ dùng trực quan trong lịch sử ..................................................13
1.3.1 Nhóm thứ nhất ................................................................................13
1.3.2 Nhóm thứ hai ..................................................................................14
1.3.2.1 Mô hình sa bàn và các loại phục chế khác ..................................14
1.3.2.2 Hình ảnh và hình vẽ lịch sử ........................................................14
1.3.2.3 Phim học tập( giáo khoa) phim truyện ........................................14
1.3.3 Nhóm thứ ba ...................................................................................14
1.3.3.1 Bản đồ ..........................................................................................15
1.3.3.2 Niên biểu ......................................................................................15
1.3.3.3 Đồ thị ............................................................................................16
1.3.3.4 Hình vẽ bằng phấn trên bảng đen .................................................16
1.3.3.5 Các phương tiện khác trong dạy học ............................................16
1.4 Thực tiển của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở chương III, phần I,SGK lịch sử 10( cơ bản) trường THPT .......................... ....17
1.4.1 Mục đích điều tra khảo sát .......................................................... .....17
1.4.2 Nội dung điều tra ....................................................................... .....18
1.4.3 Kết quả điều tra........................................................................... ....18
1.4.3.1 Nhận thức của GV về việc sử dụng dồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường THPT .......................................................................... .... 18
1.4.3.2 Nhận thức của HS về việc sử dụng dồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường THPT .............................................................................. 20
CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG III, PHẦN I SGK LỊCH SỬ LỚP 10( CƠ BẢN) CẦN TRIỆT ĐỂ KHAI THÁC ĐỂ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN .............................................................................................................................22
2.1 Những nguyên tắt ....................................................................... .......22
2.2 Các nội lịch sử trong chương III, phần I, SGK lịch sử 10( cơ bản) trường THPT. ................................................................................................... 27
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN ĐỂ DẠY CHƯƠNG III, PHẦN I, SGK LICH SỬ 10 (CƠ BẢN) TRƯỜNG THPT. QUA TỪNG BÀI CỤ THỂ. .............................................................................................................34
3.1 Những nguyên tắc chung ............................................................. .....34
3.1.1 đảm bảo tính khoa học ................................................................ 34
3.1.2 Đảm bảo tính trực quan hóa ........................................................ 34
3.1.3 Đảm bào tính thẩm mỹ ................................................................ 34
3.1.4 Đảm bảo tính kinh tế .................................................................. 35
3.2 Phương pháp thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử chương III, phần I SGK lịch sử 10( cơ bản) trường THPT ...................... ....35
3.2.1 Trung quốc thời phong kiến ................................................... ..... 35
3.3 Thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 44
3.3.1 Lựa chọn đối tượng thực nghiệm .......................................... .......44
3.3.2 Nội dung thực nghiệm ...................................................................45
3.3.3 Phương pháp tiến hành thực nghiệm .............................................45
3.3.4 Kết quả thực nghiệm .....................................................................46
Kết luận ...........................................................................................................47
Tài liệu tham khảo ...........................................................................................49
Phụ lục
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
DH: Dạy học
SGK: Sách giáo khoa
THPT: Trung học phổ thông
PL: Phụ lục
[ pl 1 ; 12] Phụ lục hình 1 hình 12
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với xu thế liên tục đổi mới phương pháp DH cho phù hợp với tinh hình phát triển của thời đại trong nhà trường phổ thông hiện nay hơn bao giờ hết giáo dục có vai trò quan trọng với việc phát triển kinh tê- xã hội, vì thế từ đại hội VI của Đảng các nghị quyết của ban chấp hành trung ương 2 kháo VIII đã xác định:” Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục- đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học” [ 15, 9] chính vì lẻ đó, trong những năm gần đây có những thay đổi mạnh mẽ theo hướng áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình DH, đãm bảo điều kiện thời gian tự học và tự nghiên cứu cho HS. Phù hợp với từng môn học.
Quán triệt tư tưởng đổi mới đó từ năm học 2004- 2005 Bô giáo dục và đào tạo đã thay đổi SGK lịch sử 10, SGK mới có những hình ảnh minh họa hay câu hỏi đòi hỏi người GV có những phương pháp phù hợp hơn, đội ngũ GV đã bước đầu vận dụng có hiệu quả những phương pháp DH mới, HS tỏ thái độ tích cực mạnh dạng tự tinh trong học tập SGK mới. Tuy nhiên đó là những kết quả bước đầu, nhưng bên cạnh đó cũng có những hạn chế cần khắc phục.
Việc đổi mới phương pháp DH là chặn đường dài với nhiều khó khăn Và thử thách trong đó xóa bỏ cách dạy truyền thống thầy đọc trò chép đã lạc hậu yêu cầu là phải đồi mới. Tuy có nhiều thay đổi SGK những người thầy vẫn gữi tư tưởng cũ là cách dạy một chiều, điều này đòi hỏi ngành giáo dục cần phải nghiên cứu và vận dụng các phương pháp tích cực trong DH. Chúng ta cần khẳng định đây là quá trình lâu dài không thể nóng vội nhưng lại là công việc cấp thiết phải làm ngai ở mức độ tốt nhất có thể tùy theo điều kiện cụ thể và nâng lực không chờ đợi hội đủ điều kiện mới tiến hành.
Đổi mới phương pháp DH là yêu cầu bắt buộc đối với ngành giáo dục nói chung và GV nói riêng, song trên thực tế việc đổi mới này chưa được quan tâm đúng mức. GV được tham dự các lớp về đổi mới phương pháp DH. Song nhưng khi vể áp dụng chỉ mang tính “hình thức” hiệu qảu chua cao, do GV chưa nắm chắc lý thuyết và điều kiên cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Tuy nhiên bên cạnh đó có những GV có huyết tâm đã thực hiện một phần phương pháp đổi mới, đạt được một số kết qủa bước đầu.
Đồng thời với những trở ngại đó thì về phía Bộ giáo dục mới chỉ đổi mới phương pháp ở dạng thuyết trình, trên lý thuyết mang tính chất chung mà chưa có nghiên cứu cụ thể nên việc áp dụng còn bở ngỡ, GV chưa mạnh dạng áp dụng. Do đó việc xây dựng và sử dụng cụ thể vào một bài cụ thể là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Nếu không thực hiện được vấn đề này thì việc giảng dạy theo phương pháp truyền thống vẫn được duy trì, không phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS.
Có nhiều con đường để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay, là GV trước vấn đề đổ mới cho nên nhóm chúng tôi chọn đề tài” thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở chương III phần I SGK lịch sử 10( cơ bản) trường THPT.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Do chương trình SGK lịch sử 10 mới được áp dụng đại trà năm 2005- 2006 nên chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về việc sử dụng đồ dùng trực quan cho chương trình lịch sử THPT mà chỉ có những công trình nghiên cứu và bài viết mang tính lí luận như,” Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ở THPT của Kiều Thế Hưng; “ Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông” của Nguyễn Thị Côi; Nguyễn Kỳ trong cuốn “ Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm”.
Các công trình nghiên cứu và bài viết nói trên chủ yếu trình bài quan niệm và sự cần thiết của việc thiết kế và sử dùng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Tuy nhiên việc áp dụng vào thực tế vẫn còn nhiều bở ngỡ. Các bài viết này ít nhiều đã giúp tôi xác định cách thức con đường, nội dung thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong DH lịch sử chương III, SGK lịch sử 10( cơ bản) chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện để đi sâu vào nội dung cụ thể, đó là nhiệm vụ mà đề tài phải nghiên cứu.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc” Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học chương III, phần I SGK lịch sử 10( cơ bản) trường THPT để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS.
3.2 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài
Xác định đối tượng nghiên cứu nói trên, đề tài không tập trung nghiên cứu sâu lí luận về “ đồ dùng trực quan” mà sử dụng thành tựu lý luận DH của nội dung trên để thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan để phục vụ phần giảng dạy chương III, SGK lịch sử 10( cơ bản) phạm vi thực nghiệm sư phạm ở các trường THPT trong huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu những phương pháp, quy trình thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan để tổ chức cho HS tự lực nghiên cứu tài liệu thông qua các giờ dạy trên lớp, tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của HS thông qua bài học chương III, lịch sử 10( cơ bản) nhằm áp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp DH
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Điều tra xã hội học để phát hiện thực tiển giáo dục phổ thông về việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong DH lịch sử.
Phân tích cấu trúc nội dung chương III, SGK lịch sử 10 ( cơ bản).
Thiết kế đồ dùng trực quan nhằm phát huy tính tích cực của HS.
Xác định yêu cầu chung và biện pháp sư phạm cụ thể để thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan cho GV và HS.
Thực nghiệm sư phạm trường THPT Mai Thanh Thế nhằm kiểm tra tính khải thi của đề tài.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận về thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan. Tiến hành dạy thí nghiệm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan khi DH lịch sử chương III, SGK lịch sử 10( cơ bản)
7. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích cực của HS trong DH lịch sử chương III, SGK lịch sử 10 ( cơ bản) phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng DH lịch sử, hoàn thiện vốn kiến thức lịch sử theo yêu cầu mục tiêu đào tạo.
8. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
Thiết kế và sử dùng đồ dùng trực quan nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong DH chương III, phần I, SGK lịch sử 10( cơ bản).
Đồng thời làm tài liệu nghiên cứu và học tập của HS và các đồng nghiệp nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS.
9. CẤU TẠO CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo nội dung khóa luận gồm có ba chương.
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiển của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong DH lịch sử chương III, phần I, SGK lịch sử 10( cơ bản) trường THPT.
Chương 2. Những nội dung lịch sử trong chương III phần I, SGK lịch sử 10( cơ bản) trường THPT. Cần triệt để khai thác để thiết kế, sử dụng đồ dùng trực quan.
Chương 3. Thiết kế và sử dụng các loại đồ dùng trực quan để dạy chương 3. phần I, SGK lịch sử 10( cơ bản) trường THPT. Qua từng bài cụ thể.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VIỆC THIẾT
KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CHƯƠNG III, PHẦN I, SGK LỊCH SỬ 10( CƠ BẢN) TRƯỜNG THPT
1.1 PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
1.1.1 Khái niệm
Phương pháp DH trực quan là phương pháp được xây dựng trên cơ sở quán triệt nguyên tắc đãm bảo tính trực quan trong quá trình DH. Trong quá trình DH giáo viên hướng dẫn HS thực hiện các biện pháp quan sát sự vật, hiện tượng hay hình ảnh của chúng để trên cơ sở đó mà hình thành khái niệm, tạo biểu tượng, từ đó giúp HS lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khao học.v.v…
Phương pháp trực quan là phương pháp giảng dạy không phải bằng sự giới thiệu và lời nói mà bằng hình ảnh cụ thể, bằng cảm giác trực tiếp của học sinh bằng sự hướng dẫn của GV. Nhằm hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, đãm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích DH và giáo dục.
Phương pháp trực quan được sử dụng trong dạy học lịch sử, được xem là một phương pháp diễn tả những hành động lịch sử khách quan và mẫu mực luôn luôn gắn liền với sự phát triển tư duy trừu tượng của HS.
Như vậy có thể hiểu: Đồ dùng trực quan là hệ thống đối tượng vật chất và tất cả những phương tiện kỹ thuật được GV và HS sử dụng trong quá trình DH.
Người ta đã tổng kết vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức như sau:
Kiến thức thu nhận được: Qua nếm; qua sờ; qua ngửi; qua nghe; qua nhìn
Tỷ lệ kiến thức nhớ được sau khi học:
Qua những gì mà ta nghe được
Qua những gì mà ta nhìn được
Qua những gì mà ta nghe và nhìn được
Qua những gì mà ta nói được
Qua những gì mà ta nói và làm được
Qua việc tổng kết trên điều cho thấy:
Để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao thì cần phải thông qua quá trình nghe, nhìn và thực hành. Muốn có được điều đó đồ dùng trực quan giúp cho quá trình nhận thức của HS là cực kì quan trọng, vì vậy đồ dùng trực quan là không thể thiếu trong quá trình DH.
1.1.2 Vai trò của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học lịch sử:
Trong quá trình DH đồ dùng trực quan là một trong những yếu tố tham gia tích cực vào quá trình cung cấp kiến thức cho HS, trong qúa trình DH người dạy đưa ra những đồ dùng trực quan và hệ thống câu hỏi khéo léo dẫn dắt cho HS lĩnh hội kiến thức mới, đồ dùng quan có nhiều vai trò trong qúa trình DH, nói giúp cho GV và HS phát huy tối đa tất cả các giác quan của HS trong quá trình DH, từ đó giúp HS nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái hiện được các khái niệm, quy luận làm cơ sở cho việc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
1.2 VỊ TRÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN.
1.2.1 Vị trí
Nhà giáo dục học Sée J.A. Komensky là người đầu tiên nêu lên những nguyên tắc DH một cách có hệ thống và có cơ sở khoa học, trong số nhửng nguyên tắc mà ông đưa tính trực quan ( mà ông gọi là nguyên tắc vàng ngọc) được xếp lên hàng đầu. Sée J.A. Komensky nói: “ Không có trong trí tuệ những cái mà trước đó không có cảm giác”. Ông cho rằng “ để có tri thức vững chắc, nhất định phải dùng phương pháp trực quan” [13, 37] luận điểm quan trọng của V.Lê nin “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trù tượng và từ đó trở thực tiển – đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan” [ 13, 37 ] đã được trích dẫn trong nhiều công trình nghiên cứu và tâm lý học sư phạm và lý luận DH.
Trong DH lịch sử phương pháp trực quan lại càng có vị trí quan trọng, việc nhận thức lịch sử của HS cũng bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và tư duy trừu tượng đến thực tiển. Việc trực quan sinh động trong nhận thức lịch sử không thể bắt đầu từ cảm giác trực tiếp về hiện tượng lịch sử đã qua, mà từ những biểu tượng được tạo nên trên cơ sở các sự việc cụ thể, vì thế trong DH lịch sử cần phải sử dụng đồ dùng trực quan bên cạnh các phương pháp, phương tiện DH để quá trình DH đạt hiệu quả cao nhất.
Nhưng do nguyên nhân nào đó, lâu nay việc “ dạy chay” đã dần hình thành thói quen đáng phê bình là GV rất ngại sử dụng các phương tiện DH khác ngoài SGK và lời nói, thói quen này đã cản trở rất nhiều tới việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và chức năng giáo dục bộ môn. HS học lịch sử nhưng nhận thức lịch sử không sâu, dễ quên.
Qua việc trình bày như trên, môn lịch sử muốn không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục và giảng dạy, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới thì phải tiến hành cải tiến phương pháp DH lịch sử, trong đó việc quan trọng là phải tăng cường thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong DH lịch sử.
1.2.2 Ý nghĩa cũa đồ dùng trực quan
Trong thời kỳ đổi mới để đưa đất nước từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp có lực lượng tiên tiến, cùng với sự chuyển biến đó thì nhân cách của con người cũng có nhiều thay đổi.
Nên vấn đề đặt ra là nhân cách cần hình thành và phát triển nói chung , THPT nói riêng như lòng tự tin, tính bản lĩnh, ham học hỏi, dám đương đầu với thủ thách, tuy nhiên muốn giáo dục nhân cách cho HS phải chú ý đến bản sắc dân tộc.
Để hình thành những nhân cách nói trên thì bộ môn lịch sử có ưu thế so với các môn khác, vì nội dung ở phổ thông là cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản vững chắc về sự phát triển xã hội, xã hội loài người và dân tộc đã chảy qua, từ đó HS rút ra những bài học lịch sử xã hội loài người sẽ giúp HS hành động đúng đắn hơn.
Nói cách khác thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan sẽ phát huy tính tích cực của HS từ đó dễ dàng thực hiện ba nhiệm vụ của giáo dục: Giáo dục, giáo dưỡng và phát triển HS thông qua những hình ảnh “ trực quan sinh động” kết hợp với lời giảng của GV sẽ có những khái niệm, biểu tượng chính xác về nghiên cứu và tìm hiểu SGK.
Ví dụ: Khi trình bày về Tần Thủy Hoàng thông qua câu chữ thì HS không thể hình dung về cuộc sống của ông, nhưng khi thông qua hình 12 SGK và GV kết hợp miêu tả thì giúp HS nhớ lâu hơn về cuộc sống quyền lực nhà vua thời bấy giờ.
Đồ dùng trực quan không chỉ tạo biểu tượng mà còn là chổ dựa vững chắc cho việc nắm quá khứ lịch sử, những nét khái quát định hình hiểu sâu sắc sự kiện lịch sử. Nó là phương tiện có hiệu quả để hình thành khái niệm lịch sử và làm cho HS nắm được những quy luật của sự phát triển của Trung Quốc thời phong kiến.
Đồ dùng trực quan không chỉ tạo biểu tượng mà còn là chổ dựa vững chắc cho việc nắm quá khứ lịch sử trong những nét khái quá định hình, hiểu sâu sắc sự kiện lịch sử, nó là phương tiện hiệu quả để hình thành khái niệm lịch sử và làm cho HS nắm được những quy luật của sự phát triển xã hội. Song song với nó đồ dùng trực quan còn giúp cho các em rèn luyện kỹ năng, so sách phán đoán và phẩm chất đạo đức, cần cù, trung thực, cẩn thận…
Nhìn chung thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy học tập lịch sử ở trường phổ thông, gây hứng thú cho HS đối với việc tìm hiểu quá khứ, làm cho các em dễ hiểu, gợi trí tò mò và óc tưởng tượng cần thiết cho sự tìm hiểu lịch sử ở lứa tuổi HS.
1.3 CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về phân loại đồ dùng trực quan:
Một số phân loại theo đặt trưng về nội dung và tính chất của hình ảnh lịch sử do đồ dùng trực quan mang lại.
Một số phân loại theo đặt trưng bên ngoài như hình dạng, kỹ năng chế tạo, phương thức tạo hình…. của đồ dùng trực quan
Có ý kiến chia đồ dùng trực quan ra ba nhóm 1) Hiện vật 2) đồ dùng tạo hình( tranh, phim, đồ dùng phục chế….) 3) đồ dùng quy ước ( bản đồ, đồ thị …) dù có những quan niệm khác nhau trong việc phân loại đồ dùng trực quan song về cơ bản chúng ta có thể chia thành ba nhóm lớn thường được sử dụng trong DH ở trường phổ thông:
Những hiện vật còn lại của quá khứ lịch sử
Đồ dùng trực quan tạo hình
Đồ dùng trực quan quy ước hay tượng trưng
1.3.1 Nhóm thứ nhất: Đồ dùng trực quan hiện vật bao gồm những di tích lịch sử ( tượng người bằng đất nung trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng, toàn cảnh Cố cung bắc kinh, Một đoạn vạn lí trường thành…)
Đồ dùng trực quan hiện vật là một loại tài liêu gốc có giá trị, có ý nghĩa to lớn về mặt nhận thức, thông qua việc tiếp xúc với những di tích, HS sẽ có những hình ảnh cụ thể, chân thực về quá khứ, và từ đó có tư duy lịch sử đúng đắn.
Ví dụ: Để dạy bài 5:
Mục 1: Thì dùng tượng người bằng đất nung trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng
HS quan sát hiện vật niêu trên sẽ giúp cho các em biết được đời sống của các vị vua và lực lượng quân sự về chế độ cai trị của thời đó. Đồng thời giúp HS hiểu hiểu công sức của các nghệ nhân đã huy sinh để có những tượng người hoàn hảo.
Tuy nhiên việc sử dụng còn hạn chế do có sẵn trong trường, mà ở di tích nói không còn nguyên vẹn, bị hủy hoại qua thời gian, vì vậy việc nghiên cứu hiện vật HS phải phát huy tính sáng tạo và tưởng tựng tư duy lịch sử. Vì vậy khi có điều kiện GV nên tổ chứ dạy ngay trong các nhà bảo tàng gay các nơi diễn ra các sự kiện lịch sử
1.3.2 Nhóm thứ hai: Đồ dùng trực quan gồm những loại mô hình phục chế sa bàn, tranh ảnh lịch sử….
Do khả năng khôi phục lại hình ảnh của những con người, đồ vật biến cố, hiện tượng quá khứ một cách sinh động, cụ thể và khả năng xát thực bằng các phương tiện của nghệ thuật tạo hình, đồ dùng trực quan tạo hình có nhiều loại.
1.3.2.1 Mô hình sa bàn các loại phục chế khác:
Là đồ dùng trực quan tạo hình vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính khao học trong một mức độ nhất định, nói làm sống lại khung cảnh xã hội, GV làm thế nào hướng dẫn cho HS làm các mô hình sa bàn, đồ phục chế về công cụ lao động, qua đó rèn luyện cho HS thói quen lao động, làm phong phú kiến thức HS.
1.3.2.2 Hình ảnh và hình vẽ lịch sử:
Là đồ dùng trực quan tạo hình có khả năng cung cấp cho HS hình ảnh tương đối hoàn chỉnh và chân thực về quá khứ như hình ảnh; một đoạn vạn lí trường thành qua đó nhằm hệ thống sự kiện lớn quan trọng làm đề tài nhằm minh họa cụ thể kiến thức của HS.
1.3.2.3 Phim học tập: ( giáo khoa) phim truyện
Cũng là loại đồ dùng trực quan tạo hình, bằng hình tượng nghệ thuật nó đã khôi phục lại những hình ảnh điển hình, cụ thể về một sự kiện lịch sử. Nó gây cho HS những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc vê quá khứ.
Phim truyện và phim học tập cũng có những tính chất của nghệ thuật và tranh giáo khoa nêu trên, như bằng sự phối hợp của âm nhạc, diễn xuất, lời nói, màu sắc… nên có tác động mạnh mẽ đến HS.
1.3.3 Nhóm thứ ba: Đồ dùng trực quan quy ước bao gồm các loại bản đồ lịch sử, đồ thị, đồ họa, niên biểu…. Loại đồ dùng trực quan này tạo cho HS những ảnh tượng trưng, khi phản ảnh những mặt chất lượng và số lượng của quá trình lịch sử, đặc trưng khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế – chính trị của đời sống. Nó không chỉ là phương tiện để cụ thể hóa sự kiện mà còn là cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử cho HS.
Trong DH lịch sử ở trường THPT GV thường sử dụng các loại đồ dùng trực quan quy ước sau:
1.3.3.1 Bản đồ:
Lịch sử nhằm xác định sự kiện trong thời gian và không gian nhất định. Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp HS suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối quan hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp cho các củng cố nghi nhớ kiến thức đã học.
Về hình thức, bản đồ lịch sử không cần có nhiều chi tiết về điều kiện thiên nhiên mà cần có những kí hiệu về biên giới, và các quốc gia của, sự phân bố dân cư.
Về nội dung bản đồ chia thành hai loại chính: bản đồ tổng hợp và bản đồ chuyên đề .
Bản đồ tổng hợp phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của một nước hay nhiều nước có liên quan ở một thời kì nhất định.
Bản đồ chuyên đề : Nhằm diển tả những sự kiện riêng lẻ hay một mặt của quá trình lịch sử, như diễn biến của một trận đánh, sự phát triển kinh tế của một nước trong một giai đoạn lịch sử.
Trong thực tế DH lịch sử cần có sự kết hợp của hai loại bản đồ nêu trên khi trình bày một sự kiện. Việc sử dụng bản đồ trong DH là điều kiện cần thiết, không thể thiếu được trong điều kiện nước ta hiện nay.
1.3.3.2 Niên biểu: Là hệ thống hóa các sự kiện theo thứ tự thời gian, đồng thời nêu mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước trong một thời kì. Về niên biểu có thể chia ra mấy loại chính như sau:
Niên biểu tổng hợp: Là bản kê những sự kiện lớn xảy ra trong một thời gian dài. Niên biểu này giúp HS không những ghi nhớ những sự kiện chính, mà còn nắm các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng.
Niên biểu chuyên đề: trình bày những vấn đề quan trọng nổi bậc nào đấy của một thời kì lịch sử nhất định, nhờ đó mà HS hiểu được bản chất sự kiện một cách đầy đủ.
Niên biểu so sánh: Dùng để đối chiếu so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử, nhằm làm nổi bản chất, đặt trưng của các sự kiện ấy, hoặt để rút ra một kết luật khái quát có tính chất nguyên lí.
1.3.3.3 Đồ thị: Dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự kiện lịch sử, trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học, đồ thị có thể biểu diễn bằng một mũi tên để biểu diễn trên các trục hoành ( ghi thời gian ) và trục tung ( ghi sự kiện)
1.3.3.4 Hình vẽ bằng bấn đen trên bảng: Minh họa ngay những sự kiện trình bày miệng mà không cần sử dụng một loại trực quan nào khác.
1.3.3.5 Các phương tiện khác trong dạy học:
Do sự phát triển mạnh mẽ của khao học kỹ thuật mà việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật vào DH lịch sử ngày càng tăng, nói đến phương tiện kỹ thuật giáo dục là nói đến trước hết là các phương tiện dùng trong việc giảng dạynhư kênh hình, phim ảnh máy ghi âm, máy phóng hình... Trong DH lịch sử các phương tiện kỹ thuật thường được sử dụng ngày càng nhiều trong trường THPT Việt Nam đã có điều kiện và khả năng sử dụng, như màn hình nhỏ( tivi, đèn chiếu), radio, máy ghi âm… những phương tiện này cần có trong DH lịch sử, song không thể nào thay thế cho các đồ dùng trực quan đã có, càng không thể vai trò của người GV trên lớp. Vì vậy vấn đề đặt ra là phối hợp như thế nào các đồ dùng trực quan vốn có và các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong DH lịch sử và vai trò của GV sẽ như thế nào trong việc tổ chức DH có hiệu quả. Dĩ nhiên, trong khuôn khổ một giờ học không thể sử dụng mọi loại đồ dùng trực quan mà cần phải lựa chọn và biết cách sử dụng tùy theo tình hình cụ thể và đặc điểm của từng lớp học.
Phim đèn chiếu: Là loại màng ảnh phổ biến, đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện của chúng ta. Nội dung của phim đèn chiếu được xây dựng trên cơ sở sự kiện cơ bản trình bày quá trình lịch sử, với nhiều tài liệu minh họa phong phú hấp dẫn.
Phim video ( băng ghi hình): Đây là loại đồ dùng với nhiều nội dung phong phú kết hợp chặt chẽ với hình ảnh lời nói và âm nhạc, tác động vào các giác quan của HS cung cấp một khối lương thông tin lớn, hấp dẫn, không một nguồn kiến thức nào sánh kịp. Hình ảnh màu sắc, âm thanh tạo cho HS biểu tượng sinh động về quá khứ, làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng sự kiện sinh động về quá khứ, làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng sự kiện. Điều này góp phần khắc phục việc “ hiện đại hóa” lịch sử.
Việc sử dụng phim đèn chiếu, phim video trong DH lịch sử không để giải trí, minh họa bài học mà chủ yếu là bổ sung kiến thức giúp HS hiểu sâu hơn bài học.
Tóm lại: Việc phân loại các đồ dùng trực quan chỉ mang tính chất tương đối, vì trong thực tế lại có những vấn đề cụ thể cần được xem xét. Ví dụ: Ảnh chụp về một sự kiện lịch sử là một tài liệu trực quan ( trước hết là một tư liệu lịch sử có giá trị) có ý nghĩa rất lớn trong việc DH sinh, song lại có ảnh chụp sự kiện đang diễn ra và loại ảnh đang chụp lại vì lúc bấy giờ không có điều kiện chụp . Giá trị ý nghĩa của những bức tranh lịch sử, phim truyện về đề tài lịch sử cũng còn bàn luận nhiều dù còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, song ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong DH lịch sử là điều được khẳng định.
1.4 THỰC TIỂN CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở CHƯƠNG III, PHẦN I SGK LỊCH SỬ 10( CƠ BẢN) TRƯỜNG THPT.
1.4.1 Mục đích điều tra, khảo sát
Mục đích điều tra, khảo sát là xem việc sử dụng đồ dùng trực quan của thầy và trò như thế nào.
Quan sát sư phạm, trao đổi với GV và HS trường THPT Mai Thanh Thế về tình hình sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào?
Qua đó có những nhận xét, đánh giá để làm cơ sở cho đề tài thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử chương III, phần I, SGK lịch sử 10( cơ bản) trường THPT. Nhằm nâng cao hiệu quả DH.
1.4.2 Nội dung kiểm tra:
Đối với GV: Phát phiếu điều tra về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trương phổ thông. Qua đó để biết những khó khăn và thuận lợi của GV khi sử dụng đồ dùng trực quan. Sau đó thu phiếu điều tra lại và qua đó để làm kết quả đánh giá về việc sử dụng đồ dùng trực quan.
Đối với HS: Qua phát phiếu điều tra tình hình học tập của HS. Và trao đổi với HS về việc học đối với đồ dùng trực quan như thế nào. Sau đó thu phiếu điều tra lại để rút ra kết quả của HS về việc học với đồ dùng trực quan.
Thực tế bằng thực nghiệm sư phạm: Một vài tiết, để qua đó thấy được thực tế của việc DH của GV và HS với đồ dùng trực quan.
1.4.3 Kết quả điều tra
Để có cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài, tôi tìm hiểu thực trạng DH môn lịch sử nói chung và chương III, phần I, SGK lịch sử 10( cơ bản ) trường THPT.
1.4.3.1 Nhận thức của GV về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Để có cái nhìn toàn viện về vấn đề này, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho GV có kinh nghiệp trong nghề [ phụ lục 2]. Đối tượng tìm là GV trường THPT Mai Thanh Thế. Tất cả các phiếu khi được hỏi về nhận thức, 100% điều nhất trí về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thiết kế và sử dùng trực quan trong DH lịch sử. Các ý kiến của các thầy cô điều cho rằng: sử dụng đồ trực quan kết hợp với phương pháp sư phạm khác điều có tác dụng.
Kích thích khả năng tư duy năng động của HS
Khắc sâu kiến thức trong HS
Gây hứng thú học tập, mang lại hiệu quả cao trong quá trình DH
Giúp HS tiếp cận với phương pháp tranh luận khoa học, phát triển năng lực tư duy và ngôn luận cho HS
Người học nhận thức sâu bản chất của vấn đề từ đó vận dụng linh hoạt tri thức lịch sử vào thực tiễn.
Khắc phục được những phương pháp DH truyền thống.
Tổng hợp các ý kiến nêu trên có thể thấy một sự thống nhất trong việc sử dụng đồ dùng trực quan trong DH sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Mang lại hiệu quả cao trong quá trình DH .
Về mức độ sử dụng đồ dùng trực quan: Trong 10 GV được phỏng vấn có ba ý kiến trả lời thường xuyên sử dụng đồ dùng trực quan; có 4 GV sử dụng ở mức độ vừa phải; số còn lại trả lời không thường xuyên; chỉ sử dụng ở một số bài. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng nêu trên cho thấy:
Số GV thường xuyên sử dụng đồ dùng trực quan phần lớn là GV có thời gian công tác lâu năm trong nghề, có ý thức đổi mới phương pháp DH từ rất sớm nên có kinh nghiệm trong thiết kế cũng như sử dụng .
Số GV sử dụng đồ dùng trực quan ở mức độ vừa phải là những GV có ý thức đổi mới nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong thiết kế cũng như sử dụng .
Số GV không sử dụng thường xuyên, nêu lên rất nhiều khó nhưng tập trung lại điều cho thấy họ không có kinh nghiệm thiếu tài liệu tham khảo và do đó việc thiết kế mất nhiểu thời gian và công sức nhưng hiệu quả không cao.
Từ tình hình nêu trên có thể thấy, các GV ở trường THPT đều nhận thức được ý nghĩa, tác dụng của việc thiết kế, sử dụng đồ dùng trực quan trọng DH lịch sử. Họ đều nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan trong DH lịch sử là một trong những biện pháp quan trọng nhằm đổi mới phương pháp DH. Họ cũng mong muốn có tài liệu để học tập, tham khảo và vận dụng.
1.4.3.2 Nhận thức của HS về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong DH lịch sử ở trường phổ thông.
Thông qua điều tra, trao đổi về tác dụng của sử dụng dồ dùng trực quan trong DH ịch sử với 60 em HS[ phụ lục 1], kết quả thu được như sau:
Về tâm lí học tập: Đa số các em cho rằng việc sử dụng đồ dùng trực quan trong DH đã làm cho giờ học trở nên hứng thú và bổ ích, phần lớn HS cho rằng giờ học lịch sử và giờ học bình thường, số còn lại cho đó là giờ học cưỡng bức.
Về múc độ sử dụng và chất lượng của đồ dùng trực quan: Tìm hiểu nguyên nhân HS ích hứng thú khi tham gia giờ học lịch sử có thể thấy ngoài việc GV ích sử dụng các biện pháp kích thích năng lực tư duy của HS còn có nguyên nhân là câu hỏi của đồ dùng trực quan đặc ra không vừa sức đối với HS khiến các em chán nản, không gây hứng thú học tập.
Khi trao đổi với HS sau khi học giờ thực nghiệm, với cách dạy này các em không còn cảm thấy “ sợ” môn lịch sử nữa, trái lại đã có hiện tượng tranh luận với nhau về một vấn đề lịch sử mà các em cho là giải quyết chua thỏa đáng. Tiếp xúc với một số học sinh có trình độ trung bình các em tâm sự.
“ Trước đây em rất ghét môn lịch sử vì việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử làm em mất nhiều thời gian học thuộc lòng; qua tiết vừa rồi với việc được xem đồ dùng trực quan và trả lời các câu hỏi do GV đặt ra và tranh luận với các bạn buộc em phải tìm kiếm các sự kiện, hiện tượng để lập luận và thế là không cần học thuộc lòng em đã nắm bắt nội dung một cách tự nhiên không cần gò bó gì cả”
Một HS khác phát biểu “ em thích những giờ học như thế vì nó khiến chúng em tập trung hơn, tuy nhiên các em HS yếu vẫn chưa thật sự hội nhập. Theo em cần có nhiều đồ dùng trực quan và câu hỏi đi từ khó đến dể nhiều hơn nửa thì giờ học mới thoải mái”
Như vậy, qua điều tra GV và HS ở các trường THPT trong huyện Ngã Năm, chúng tôi rút ra kết luận chung như sau:
Một là, Việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích cực trong DH lịch sử nói chung và trong chương III, phần I SGK lịch sử lớp 10( cơ bản) trường THPT, nói riêng đã dược nhiều GV quan tâm, chưa áp dụng có hiệu quả trong thực tiển, do đó chưa tạo nên hứng thú cho HS.
Hai là, cần phải đổi mới phương pháp DH lịch sử cả trong nhận thức và hành động của người dạy, GV cần biết nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để nâng cao chất lượng giờ học nhất là việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong DH lịch sử.
Ba là: Việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong DH lịch sử phải được tiến hành đồng bộ, toàn việc và có hiệu quả rõ rệt.
Bốn là: GV cần cung cấp nguồn tài liệu tham khảo, được tham gia các lớp tập huấn chuyên đề, trao đổi thông tin với nhau... Đối với HS cần rèn luyện ý thức tự học, tự nghiên cứu, làm quen với cách học mới nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo của HS.
CHƯƠNG 2
NHỮNG NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG III, PHẦN I SGK LỊCH SỬ LỚP 10( CƠ BẢN) CẦN TRIỆT ĐỂ KHAI THÁC ĐỂ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
2.1 NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở CHƯƠNG III, PHẦN I SGK LỊCH SỬ 10( CƠ BẢN)
DH lịch sử cần sử dụng đồ dùng trực quan, nhưng sử dụng tùy tiện sẽ không đem lại hiệu quả sư phạm, mà còn ảnh hưởng không tốt đế chất lượng DH.
Vì vậy, cần chú ý những nguên tắc sử dụng đồ dùng trực quan được sử dụng trong DH lịch sử.
Nội dung yêu cầu giáo dục – giáo dưỡng của bài học quy định việc sử dụng những loại đồ dùng trực quan tương ứng và thích hợp. Bài này sử dụng bản đồ, bài khác lại sử dụng tranh ảnh hay sa bàn, mô hình. Đôi khi trong một bài giảng lại kết hợp sử dụng một vài loại đồ dùng trực quan khác nhau. Thật là tẻ nhạt nếu trong bất cứ bài học lịch sử nào, GV cũng chỉ sử dụng một vài đồ dùng trực quan có sẵn.
Để xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan phong phú, phù hợp với từng bài, GV cần tìm hiểu cơ sở nhận thức và yêu cầu sư phạm của công tác này khi chuẩn bị cho một bài giảng lịch sử.
Trước hết DH lịch sử phải cho HS biểu tượng: Biểu tượng lịch sử là những hình ảnh của sự kiện, nhân vật được phản ánh trong óc HS với những nét điển hình nhất. Các phương pháp DH, các loại đồ dùng DH điều đóng góp vào tạo biểu tượng cho HS. Những đồ dùng trực quan giữ vai trò quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho HS ở THPT.
Có nhiều loại biểu tượng cụ thể khác nhau mà HS cần phải nắm, ở đây chúng tôi chỉ trình bày một số biểu tượng lịch sử trong DH lịch sử ở THPT do đồ trực quan đã góp phần tạo nên như thế nào.
Biểu tượng về điều kiện tự nhiên của quá trình lịch sử: Là loại biểu tượng tạo cho HS bởi vì một sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với không gian và thời gian. Trong bất kỳ xã hội nào bao giờ hoạt động của con người cũng gắn liền với điều kiện tự nhiên và chịu sự tác động của tự nhiên, cho nên loại biểu tượng này giúp HS thấy được mối quan hệ chặt chẽ con người với tự nhiên và chính điều kiện như thế quy định lối sống của con người.
Biểu tượng về nền văn hóa vật chất: Đó là những sản phẩm trong quá trình sống, lao động của con người đã sáng tạo ra về mặt vật chất cũng như tinh thần. Để tạo biểu tượng này GV sử dụng tranh ảnh minh họa trên giấy hoặc bảng đen, cùng với việc cung cấp các biểu tượng là lời miêu tả của GV về hình tượng bên ngoài, cấu tạo bên trong và tính năng của nó, để HS thấy được tinh thần sáng tạo để có những công trình kiến trúc độc đáo.
Ví dụ: Khi GV cho HS xem tượng người bằng đất nung trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng kèm với việc trình bày về nội dung của nó, HS rút ra được nét độc đáo, thể hiện nghệ thuật tinh xảo của người Trung Quốc thời xưa, biết được sự xa hoa, tàn bạo của Tần Thủy Hoàng, cũng như sức mạnh quân sự của nhà Tần như thế nào, từ đó rút ra được đặt trưng của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan và không gian nhất định.
Biểu tượng về con người: Được tạo nên từ hình ảnh, tranh vẽ các loại đồ dùng trực quan trên cơ sở tiến hành miêu tả và nêu đặc điểm của hình tượng, Lịch sử là do con người sáng tạo vì vậy khong thể có lịch sử mà thiếu yếu tố con người, mặt khác hoạt động của các nhân vật lịch sử rắng liền với vai trò quần chúng nhân dân và nó phản ánh ở mức độ lịch sử.
Trên cơ sở tạo biểu tượng sẽ hình thành các khái niệm lịch sử. Đồ dùng trực quan góp phần niêu lên hiện tượng của sự vật khi GV hướng dẫn HS nêu lên những đặt trưng cơ bản và những bộ phận quan trọng nhất cấu thành các hiện tượng hay sự vật.
Các nguyên tắc sử dụng đồ dùng trực quan
Sử dụng phương tiện DH đúng lúc: Chỉ đưa phương tiện DH lúc cần thiết, không đưa trước làm phân tán sự chú ý của HS, cũng không nên để quá lâu khi đã sử dụng xong thì đem cất ngay. Đây là nguyên tắc nhiều GV mắt phải.
Ví dụ: khi đem bản đồ vào đầu tiết học GV để bản đồ đối diện với HS làm cho các em nhìn vào bản đồ gây sự chú ý của HS vào bản đồ mà không lo xây dựng bài. Vì thế GV nên xắp xếp bản đồ lại hoặc để vào bàn GV, vách tường xuôi theo hướng HS
Sử dụng phương tiện đúng chỗ: Chọn vị trí đặt phương DH để HS nào cũng nhìn thấy được và nếu cần HS có thể dễ dàng tiếp cận được. Đặc biệt với phương tiện nghe nhìn, thì phải chọn vị trí sao cho HS dể dàng sử dụng các phương tiện DH.
Sử dụng phương tiện DH đủ cường độ: Tùy theo đối tượng HS, việc sử dụng phương tiện DH diễn ra trong thời lượng thích hợp, đảm bảo có tác dụng tích cực đối với học tập của HS.
Sử dụng phương tiện DH phải đáp ứng mục đích dạy học: Tùy vào mục đích của từng bài dạy và từng nội dung mà GV sử dụng các phương tiện khác.
Ví dụ: Khi trình bày về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến thì dùng các bài thơ đường hay các tiểu thuyết thời Minh – Thanh, tranh ảnh các công trình kiến trúc, hay tìm hiểu về 4 phát minh quan trọng của Trung Quốc.
Trong quá trình sử dụng đồ dùng DH, GV luôn tạo điều kiện tối đa tổ chức cho HS tự làm việc với phương tiện DH, để khám phá tìm tòi các tri thức cần thiết cho mình. Đảm bảo cho HS tiếp sức các loại đồ dùng trực quan.
Ví dụ: Vẽ sơ đồ bộ mày nhà nước thời Tần- Hán. Nhằm khai thác tốt chức năng của các phương tiện DH của bộ môn lịch sử.
Khi sử dụng đồ dùng trực quan GV kết hợp với lời nói, miêu tả, trình bày tường thực sự kiện, kể chuyện.... HS xem đồ dùng trực qyan kèm theo lời nói của GV, giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu các sự kiện, nắm các khái niệm một cách vững chắc, hơn nửa, qua đồ dùng trực quan phát triển óc quan sát, phân tích, nhận xét của HS và các em đã trình bày về các sự kiện hay nhân vật lịch sử.
Do điều kiện học tập ở nước ta chỉ sử dụng một số loại đồ dùng trực quan chủ yếu sau: Bản đồ, tranh ảnh, trực quan quy ước.... và sau đây là cách sử dụng chúng.
Bản đồ: Là loại bản đồ treo tường được sử dụng nhiều nhất hiện nay, muốn sử dụng tốt cần có một quá trình chuẩn bị tốt, trước tiên xem bài đó ứng với bản đồ nào, sau đó xử lí nhũng chi tiết cần thiết, có kế hoạch giảng dạy cho phù hợp.
Những điều lưu ý khi sử dụng bản đồ
Không nên treo bản đồ ở giữa bảng đen vì bảng còn dùng để viết, treo ở chổ gốc cao bên phải bảng đen. Nơi có đủ ánh sáng để cả lớp nhìn thấy rõ. GV phải đứng bên phải bản đồ, dùng thước chỉ các địa điểm thực sự chính xác khi xác định một vị trí nhất định.
Ví dụ: Khi giới thiệu về toàn cảnh cố cung bắc kinh, HS hiểu được cố cung là một công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn mĩ của Trung Quốc thời trung đại, thể hiện óc thảm mĩ cũng như tải năng sáng tạo của người Trung Quốc thời xưa.
Để làm việc với bản đồ GV cần lưu ý:
Khi nói đến địa danh, khu vực lãnh thổ thì GV giảng rõ, chậm kết hợp với chỉ địa danh trên bản đồ, ít nhất GV chỉ điểm chính xác và không được chỉ sai, chỉ phải đúng trọng tâm.
Để giúp các HS nhớ các vị trí trên bản đồ, GV có thể sử dụng mỗi màu khác nhau để làm nổi bật vị trí lịch sử.
GV có thể sử dụng kết hợp bản đồ treo tường với khu vực địa lí trên bảng.
Đối với các thành tố sư phạm trong SGK( nay là kênh hình): Với vai trò là nguồn tri thức, GV có thể dẫn dắt HS khai thác thông tin kênh hình, khai thác thông tin từ nguồn gốc của thông tin. Bằng những câu hỏi hay yêu cầu cụ thể, HS biết mình phải quan sát ở bộ phận nào của kênh hình và quan sát thật tinh mắt để tìm câu trả lời. Và hoàn thành bài tập được giao một cách nhanh nhất.
Ngoài tranh ảnh, sơ đồ.... trong SGK còn tổ chức tự học ở nhà của HS. Bởi gì bài giảng trên lớp chỉ là bước đầu cho công việc tiếp tục tự học ở nhà để hiểu vấn đề, chứ không phải cung cấp hoàn chỉnh cuối cùng cho việc học tập. Do đó GV cần hướng dẫn HS làm việc với SGK lịch sử trong tự học ở nhà theo trình tự sau:
Đọc và giải thích các tranh ảnh, hình vẽ sơ đồ ... trong sách.
Đối chiếu nội dung SGK với nội dung bài giảng của GV.
Trả lời câu hỏi, bài tập liên quan đến bài học, có thể nhận xét các sự kiện. Từ đó rèn luyện kỹ năng kỹ xảo của bộ môn.
Tuy nhiên do đặc tính của tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 10 vẫn thích chú ý màu sắc và các đường nét của bản đồ mà không chú ý nội dung sự kiện. Vì thế giáo viên cần nhấn mạnh HS đi sâu khai thác các sự kiện liên quan đến tranh ảnh, bản đồ đó.
Trong học tập lịch sử cũng không thể thiếu loại đồ dùng trực quan là bản đồ câm. Đây là bản đồ có kí hiệu, dạng điểm, dạng đường và diện tích không có chữ viết để GV khi trình bài kiến thức khi học để điền nội dung lịch sử vào địa danh trên bản đồ. Việc sử dụng bản đồ câm đòi hỏi GV và HS phải nắm rõ nội dung sự kiện để điền cho đúng.
Hình vẽ đồ họa trên bản đen chủ yếu không phải là phương tiện để tạo biểu tượng cụ thể mà chủ yếu để hổ trợ bài giảng thêm sinh động, có hình ảnh nêu được những nét cơ bản của sự kiện thu hút sự chú ý của HS. Vì vậy hình vẽ, đồ họa trên bảng đen phải tiến hành nhanh và ăn khớp với lời nói của GV.
Tóm lại: Phương pháp đồ dùng trực quan có vị trí quan trọng, trong DH lịch sử, nhằm khôi phục bức tranh quá khứ lịch sử một cách sinh động gây ấn tượng cho HS. HS sẽ nắm vũng kiến thức, giáo dục tương tưởng cho các em, và phát triển tư duy sáng tạo suy nghĩ độc lập của các em về các sự kiện. Rút ra những bài học cho mình trong cuộc sống. Do đó khi sử dụng đồ dùng trực quan phải đãm bảo tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp sử dụng. Đồng thời nắm vũng, quán triệt quan điểm mới, phương pháp HD mới là phát triển tư duy tích cực của HS.
Chính vì thề trong khi sử dụng đồ dùng trực quan GV cũng phải sử dụng một hệ thống câu hỏi liên quan để thu hút sự theo dõi của các em. Như trong thực tế công việc sử dụng đồ dùng trực quan ít được sử dụng nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau, ở đây đề tài chỉ đề cặp nguyên nhân chủ yếu là do đồ dùng trực quan còn thiếu.
Đó là hệ thống lý tuyết về cách sử dụng đồ dùng trực quan. Vậy khi đi vào thực tiển nó được sử dụng thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu các phần tiếp theo.
2.2 CÁC NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG III, PHẦN I SGK LỊCH SỬ 10( CƠ BẢN). ĐỂ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN.
Bài, mục
Kiến thức lịch sử cơ bản cần khai thác
Các loại đồ dùng trực quan cần thiết kế và sử dụng
Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
Mục 1: Trung Quốc thời Tần , Hán
2: Sự phát triển chế độ phong dưới thời Đường.
3.Trung Quốc thời Minh, Thanh
4. Văn hóa Trung Quốc Thời Phong kiến
- Sự hình thành xã hội cổ đại và những nét chính quá trình hình thành chế độ phong kiến thời Tần - Hán
- Tổ chúc bộ máy nhà nước thời Tần Hán.
STT
Triều đại
Năm tồn tại
1
Nhà Tần
221-206 TCN
2
Nhà Hán
206TCN- 220
3
Thời Tam Quốc
220 - 280
4
Thời Tây Tấn
265 -316
5
Thời Đông Tấn
317 - 420
6
Thời Nam Bắc triều
420 - 589
7
Nhà Tùy
589 - 618
8
Nhà Đường
618 - 907
9
Thời Ngũ Đại
907 - 960
10
Nhà Tống
960 - 1279
11
Nhà Nguyên
1271 - 1368
12
Nhà Minh
1368 - 1644
13
Nhà Thanh
1644 - 1911
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Thực hiện chính sách quân điền và chế độ tô – dung – điệu. Ruộng tư nhân phát triển. Do vậy kinh tế thời Đường phát triển hơn so vói các triều đại trước.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Thời Đường bước vào giai đoạn thịnh đạt: Có các xưởng thủ công
+ Ngoại thương: Ngoại thương được khởi sắc thông qua việc hình thành con đường tơ lụa
- Chính trị: Bộ máy chính quyền đang tường được hoàn thiện từ trung ương xuống địa phương.
- Năm 1368, Chu Nguyên Chương lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa nông dân thắng lợi, lên ngôi vua lập ra nhà Minh. Và xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền.
- Năm 1644 Lý Tự Thành lật đổ nhà Minh và thành lập nhà Thanh
- Kinh tế: Trong nông nghiệp thời Minh , Thanh có bước tiến bộ về kỹ thuật canh tác, diện tích mở rộng hơn.
+ Thủ công và thương nghiệp: Mầm mống kinh tế TBCN đã xuất hiện, hình thành các xưởng thủ công
+ Ngoại thương: Thành thị mở rộng và đông đúc, đâu là những trung tâm chính trị và kinh tế lớn( như ở Bắc Kinh, Nam Kinh)
- Nho giáo: + Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiếm tập quyền.
+ Đến thời Tống, nho giáo phát triển thêm, các vui nhà Tống rất tôn sùng nhà nho.
+ Sau này, học thuyết Nho giáo càng trở nên thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- Phật giáo: + Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của phật giáo, các nàh sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo.
+ Kinh phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi.
- Sử học: Thời Tần – Hán, sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập: Tự Mã thiên với bộ sử kí, Hán thu của ban Cố ... Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là sử quán.
+ Đến thời Minh Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiến
- Văn hóa: + Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hóaTrung Quốc. Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đĩnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân còn sáng mãi đến ngày nay.
+ Thời Minh, Thanh xuất hiện loại hình văn học mới là tiểu thuyết chương hồi.
- Về khoa học kỹ thuật: + Nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực toán học, thiên văn., y học
+ Và tứ đại phát minh( giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng)
- Nghệ thuật kiến trúc: Có nhiều công trình kiến trúc tiêu biều như vạn lí trường thành , những bức tượng phật sinh động
- Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến.
+ Giới thiệu về vị trí địa lí của Trung Quốc thời phong kiến
+ Sơ đồ mối quan hệ địa chủ và nhân dân Trung Quốc
Quý tộc
Quý tộc
ND giàu
ND lĩnh canh
ND tự canh
ND công xã
ND nghèo
+ Bảng niên biểu lịch sử Trung quốc thời cổ trung đại.
+ Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần
+ Tượng người bằng đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
+ Lập bảng niên biểu so sánh các lĩnh vực kinh tế thời Tần và thời Đường
Triều đại
Lĩnh vực
Thời Tần
Thời Đường
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Chính sách quân điền
- Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đường
- Lập bảng hệ thống kiến thức để thấy sự phát triển kinh tế thời đường.
Triều đại
Lĩnh vực
Thời Đường
Thời Minh
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
- Toàn cảnh cố cung Bắc Kinh
- Sơ đồ nhà nước thời Minh
- Bảng liệt kê các thành tựu văn hóa.
Lĩnh vực
Thành tựu
Tư tưởng
Sử học
Văn học
Khoa học
kỹ thuật
- Một đoạn Vạn lí trường thành.
- Tượng phật bằng ngọc thạch trong cung điện được tạc từ một khối ngọc thạch trắng và được khảm đá quý.
- Giới thiệu về bốn phát minh quan trọng của Trung Quốc.
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ VÀ SỦ DỤNG CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN ĐỂ DẠY CHƯƠNG III, PHẦN I, SGK LỊCH SỬ LỚP 10 (CƠ BẢN) QUA TỪNG BÀI CỤ THỂ
3.1 NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG
3.1.1 Đảm bảo tính khoa học sư phạm
Phục vụ thiết thực nội dung bài học, chương trình SGK, góp phần đổi mới phương pháp DH.
Phải đảm bảo tính sát, khoa học phục vụ tốt cho quá trình dạy hoc
Khi sử dung phải đảm bảo trong một thời gian hợp lý trong từng bài cự thể
Ví dụ: Khi dạy bài Trung Quốc thời phong kiến
Mục 1: Minh họa bằng bản thống kê (niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc)
Mục 2: Mịnh họa bằng sơ đồ bộ nhà nước thời Đường
Mục 3: Cho học sinh quan sát H15 toàn cảnh Cố Cung Bắc Kinh
MỤC 4: Xem một đoạn vạn lý trường thành
Các tranh ảnh sơ đồ phải đảm bảo tính chính xác khoa học giúp học sinh hiểu được lịch sử dựng nước cửa Ông cha ta
3.1.2 Đảm bảo tính trực quan hóa
Phải có cấu trúc hợp lý gọn nhẹ
Chất liệu đảm bảo sử dụng lâu dài, không làm hại người sử dụng
Ví dụ: khi sử dụng bản đồ quá lớn khi treo lên bảng quá lớn bên cạnh đó lại khó tháo rở và bảo quản cho việc sử dụng lần sau.
3.1.3 Đảm bảo tính thẩm mĩ
Hình thức đẹp, màu sắc phù hợp hấp dẫn người sử dụng
Ví dụ: khi dùng đồ dùng dạy học do nhà nước cấp thì phải đảm bảo nguyên tắc trên. Khi cho HS quan sát hình 12 tượng người bằng đất nung trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng thì hình phải rõ ràng HS có thể quan sát và phân tích được.
3.1.4 Đảm bảo tính kinh tế
Đồ dùng trực quan phải phù hợp với kinh phí của nhà trường GV có thể cho HS làm được ở nhà
Ví dụ: khi yêu cầu vẽ bảng thống kê các triều đại của Trung Quốc trên một loại giấy có sẵn ở nhà vừa tiết kiệm được kinh phí tạo cho các em có ý thức tự thiết kế đồ dùng và có sự chuẩn bị trước ở nhà khi đến lớp.
3.2 PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN ĐỂ DẠY CHƯƠNG III, PHẦN I SGK LỚP 10 (CƠ BẢN ) QUA TỪNG BÀI CỤ THỂ.
Chương I: Trung Quốc thời phong kiến
Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến ( tiết 1)
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
GV: Nhắc lại kiến thức đã học ở bài các quốc gia cổ đại phương đông về các giai cấp trong xã hội.
GV: việc sử dụng công cụ bằng sách ở Trung Quốc vào thế kỉ V TCN có tác dụng gì?
HS: Sản xuất phát triển, nông dân giàu, quan lại trở thành địa chủ. Nông dân mất ruộng trở thành nông dân lĩnh canh.
GV: Treo sơ đồ về mối quan hệ về địa chủ và nông dân Trung Quốc.
Quý tộc
Quý tộc
ND giàu
Nông dân lĩnh canh
Nông dân công xã
ND tự canh
ND nghèo
HS: Cả lớp xem sơ đồ và đại diện một em trả lời câu hỏi
GV: Củng cố kiến thức: Trong xã hội Trung Quốc khi đầu sách xuất hiện, xã hội phân hóa hình thành 2 giai cấp mới đại chủ và nông dân lĩnh canh từ đây quan hệ sản xuất phong kiến đã hình thành.
GV: Cho HS xem lại bảng niên biểu Trung Quốc thời cổ trung đại.
GV: Nhà Tần được thành lập như thế nào
HS: 1 em trả lời, các em khác lắng nghe và bổ sung.
GV: Cho HS quan sát sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc thời Tần-Hán.
GV: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần-Hán từ trung ương đến địa phương như thế nào?
HS: xem sơ đồ đại diện 1 em trình bày các em khác quan sát và lắng nghe
GV: Nêu câu hỏi: Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại sự xâm lược của nhà Hán
HS: Hai Bà Trưng chống quân nam Hán năm 40.
GV: cho HS quan sát tranh tượng người bằng đất nung trong khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
GV hỏi: Nhà Đường được thành lập như thế nào?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Kinh tế thời Đường so với triều đại trước? nội dung của chính sách quân điền
GV: Lập bảng so sánh.
Triều đại
Lĩnh vực
Thời Tần
Thời Đường
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Chính sách quân điền
GV: Chia nhóm thảo luận GV quan sát và giúp đở các nhóm.
GV: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận nội dung: Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đường.
GV: Khi kết thúc thời gian đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình bày.
GV: Hỏi vì sao lại nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối triều đại nhà Đường?
HS trả lời
+ Giới thiệu sơ lược về vị trí địa lí của Trung Quốc [P17; 13]. Giáo viên treo lược đồ và chỉ cho HS về vị trí địa lí của Trung Quốc.
Sơ đồ địa chủ nông dân Trung Quốc [P13; 5]
Cho HS thấy được quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh thay thế cho quan hệ bóc lột quý tộc và nông dân công xã.
Bản niên biểu Trung Quốc thời trung đại [p13 ; 6]
Thông qua bản niên biểu cho HS nhớ lại được tên các triều đại và thời gian tồn tại giữa các triều đại phong kiến Trung Quốc như thế nào với nhau. Để các em khắc sâu thêm vào nội dung đang học của các triều đại tiêu biểu ở Trung Quốc.
a. Tình hình nhà Tần Hán
GV Kết luận
Năm 221TCN nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc vua tàn tự xưng là Tần Thủy Hoàng
Lưu Bang lập ra nhà Hán 206-220 TCN đến đây chế độ phong kiến được xác lập.
b Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần-Hán
Sơ đồ tổ chức thời Tần-Hán [P14; 7] Khi cho HS quan sát sơ đồ từ đó nhận xét và rút ra nhận định. Đây là bộ máy nàh nước phong kiến tập quyền, quyền hành tập trung chủ yếu vào tay vua. Bộ máy từ trung ương đến đại phương được tổ chức chặt chẽ.
GV kết luận
+ Ở trung ương hoàng đế có quyền tuyệt đối bên dưới có thừa tướng, thái úy cùng các quan văn vỏ
+ Địa phương: Quan thái thú và huyện lệnh
Chính sách ngoại giao của nhà Tần - Hán là xâm lươc các vùng xung quanh, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.
+ Tranh tượng người bằng đất nung trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng [P11; 1] và kết hợp với [P18 ] giúp HS hiểu sâu sắc hơn về quyền lực tối cao của vua.
2 Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường
a Về kinh tế
Bảng so sánh kinh tế thời đường [P14; 8]
+ HS biết được nông nghiệp năng xuất tăng
+ Thủ công nghiệp phát triển thịnh đạt
GV: kết luận kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với trước
b Về chính trị
+ Treo bản sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đường [P15 ; 9]
Bài 5 TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
( tiết 2)
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
GV: Đặt câu hỏi: Nhà Minh - Thanh được thành lập như thế nào?
HS: Tìm hiểu SGK và trả lời
GV: Nhận xét góp ý
GV: Đặt câu hỏi: Dưới thời Minh kinh tế Trung Quốc có gì nổi bật so với các triều đại nhà Đường.
GV: Lập bảng so sánh
Triều đại
Lĩnh vực
Thời Đường
Thời Minh
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
HS: Lên điền vào bảng hoặc ghi trên bảng đã được GV: Kẻ trước
GV: Nhận xét kết luận
GV: Đặt câu hởi:
Bộ máy nhà nước thời minh tiếp tục hoàn thiện như thế nào? hãy vẽ sơ đồ
HS chia 4 nhóm thảo luận nội dung đã nêu
GV: Phát phiếu theo mẫu sau.
GV: Sau đó phát cho học sinh thảo luận
HS: Thảo luận sao đó đại diên lên bảng treo lên
GV: Nhận xét kết luận
GV: Cho học sinh xem hình toàn cảnh cố cung bắc kinh
GV: Đặt câu hỏi tại sao nhà Minh với nền kinh tài chính trị thịnh đạt như vậy lại sup đổ?
GV: Gọi HS trả lời và các HS khác bổ sung
GV: Nhận xét chốt ý
+ Do ruộng đất tập trung vào tay quý tộc nông dân rất cực khổ dẫn đến mâu thuẩn sâu sắc khỏi nghĩa nông dân nổ ra tiêu biểu Lý Tự Thành là cho nhà Minh sụp đổ
GV: Đặt câu hỏi: Chính sách cai trị của nhà Thanh?
HS: Gọi một HS trả lời các HS khác bổ sung
GV: Nhận xét chốt ý
+ Chính sách đối nội áp bức bóc lột
+ Chính sách đối ngoại là bế quan tỏa cảng
GV: Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động và phân nhiệm vụ cho từng nhóm
GV: Lập bảng theo mẩu
GV: Phát phiếu cho học sinh
Lĩnh vực
Thành tựu
Tư tưởng
Sử học
Văn học
Khoa học
Kỉ Thuật
HS: Trao đổi làm viêc theo yêu cầu của giáo viên
GV: Quan sát giúp đỡ cho các em
HS: Đại diện nhóm lên bảng trình bày
GV: Nhận xé kết luận
GV: Mở rộng thêm dựa vào nôi dung SGK giới thiệu những tác phẩm trong lĩnh vực văn học và khoa học kĩ thuật [ P20 ] và [ P 21 ]
GV: Cho HS quan sát một đoạn Vạn Lí Trường Thành [ P11; 2] và yêu cầu HS: Nhận xét
HS: Đưa ra nhạn xét
GV kết luận: Thể hiện uy quyền của chế độ phong kiến nhưng đồng thời củng biểu hiện tài năng và nghệ thuật trong xây dựng của nhân dân Trung Quốc
GV: Cho HS quan sát Tượng phật bằng ngọc thạch trong cung điện được tạc từ một khối ngọc thạch trắng và được khảm đá quý. [P12; 4]
3 Trung Quốc Thời Phong Minh-Thanh
a Sự thành lập nhà Minh-Thanh
+ GV kết luận: Nhà Minh thành lập (1638-1644) người sáng lập là Chu Nguyên Chương nhà thanh thành lập (1644-1911)
b. Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh
GV: Treo bảng so sánh [P15; 10] Khi sử dụng bảng so sánh HS dể nhớ và thấy sự phát triển kinh tế của thời Minh so với thời Đường có một bước phát triển cao hơn về thủ công nghiệp, thương nghiệp.
GV: Kết luận
Từ thế kỉ XVI đã xuất hiện mần móng kinh tế TBCN
+ Thủ công nghiêp: Xuất hiện công trường thủ công quan hệ chủ và người làm thuê
+ Thương nghiệp: Phát triển thành thị mở rộng và phồn thịnh
C: Về chính trị
Treo sơ đồ nhà nước thời Minh [P16;11] Qua sơ đồ giúp HS dể khắc sâu kiến thức hơn từ đó sẽ linh hoạt hơn trong việc nhận xét đánh giá về quyền lực của vua thời bấy giờ.
GV kết luận;
+ Bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực tập trung vào tay vua.
Hình toàn cảnh cố cung bắc kinh [ P12; 3] và kết hợp phần [ P 18 ]
d Chính sách của nhà Thanh
+ Đối nội: Áp bức bóc lột dân tộc mua chuộc địa chủ người Hán
+ Đối ngoại: Chính sách bế quan tao cảng
Chế độ phong kiến nhà Thanh sụp đổ 1911
4 Văn hóa Trung Quốc
Nêu nhũng thành tựu về văn
hóa của Trung Quốc [P16; 12 ]
a. Tư tưởng
Nho giáo giử vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến
Phật giáo củng thịnh hành nhất là thời Đường
b Sử học: Sử ký tư mã thiên
c.Văn học: Thơ phát triển mạnh thời Đường, tiểu thuyết pháp triển mạnh thời Minh –Thanh
d. Khoa học: Đạt nhiều thành tựu trong các lỉnh vực: Hàng hải, in, làm giấy
3.3 THỰC NGHIỆN SƯ PHẠM
3.3.1 Lưa chọn đối tượng thực nghiệm
- Trường thực nghiệm là trường dạy chương trình cơ bản lớp 10 THPT ở trường THPT Mai Thanh Thế Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng.
- Lớp thực nghiệm : Trường chọn 2 lóp 1 lớp đối chứng 1 lớp thực nghiệm các lớp này có trình độ nhận thức tương đương nhau
- GV: Chọn những giáo viên có năng lực và kinh nghiệm
3.3.2 Nội dung thực nghiệm
Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (TIẾT 1) [ Phục lục 3 ]
- Bài học giúp học sinh hiểu được sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc. Giúp các em hiểu được những triều đại phong kiến lớn ở Trung Quốc hình thành như thế nào. Trãi qua quá trình đấu tranh lẫn nhau quan hệ xã hội trong nước qua từng triều đại
- Học sinh hiểu được bộ máy nhà nước thời Tần – Hán đến Minh –Thanh
- Học sinh nắm được những chính sách kinh tế, chính trị văn hóa của các triều đại hoàng đế ở Trung Quốc
Giúp học sinh thấy được tính chất của các cuộc xâm lược cửa các triều đại phong kiến Trung Quốc
Qua bài học giúp học sinh hiểu vả quý trọng các di sản văn hóa, hiểu được các ảnh hưỡng của văn hóa Trung Quốc đốc với Viêt Nam.
3.3.3 Phương pháp tiến hành thực nghiệm
- Chúng tôi đã trao đổi với học sinh dự giờ để nắm bắt tình hình học tâp cửa lớp. Sau khi trao đổi với giáo viên chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm và đối chứng song song nhau.
- Lớp thực nghiệm day theo phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học kết hợp với đồ dùng trực quan
- Lớp đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống
- Trường chọn một lớp đối chứng và một lớp thực nghiệm do một giáo viên dạy tổng số thực nghiệm và đối chứng là 60/60 em. Lớp thực nghiệm dạy bằng đò dùng trực quan. Nội dung của đồ dùng trực quan nhằm kiểm tra quá trình lĩnh hội kiến thức
- Bên cạnh đó chúng tôi còn găp các em ở lớp khác nhau để nắm thông tin làm rõ tính khả thi của đề tài. kết quả được sư dụng phương pháp thống kê toán học. Điều đó chứng tỏ rằng lớp thực nghiệm nắm kiến thức vững hơn lớp đối chứng.
Tóm lại: Thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan một cách đồng bộ hợp lý với các phương pháp khác góp phần năng cao hiệu quả đạt học lịch sử. Thông qua đó chúng tôi hy vọng rằng đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông hiện nay
3.3.4 Kết qủa thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm 2 lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng kèm theo [ phụ lục ]
KẾT LUẬN
Tóm lại, việc đổi mới phương pháp DH là yêu cầu cấp thiết, được xem là một cuộc cách mạng trong giáo dục, đòi hởi một người GV phải tiến hành một cuộc đấu tranh gây go quyết liệt để xóa bỏ lối truyền thụ một chiều từ phía GV là chủ yếu đòi hỏi kết hợp sau cho phù hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp đổi mới phù hợp với yêu cầu giáo dục trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, nói tạo ra biến đổi từ việc DH dựa vào trí nhớ và bắt chước (thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép) sang việc DH nhằm phát triển nhân cách toàn diện, điểm được nhấn mạnh là năng lực sáng tạo trong tư duy và hành động của HS. Chính vì vậy phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Đảm bảo việc học có hiệu quả GV không thể không sử dụng đồ dùng trực quan trong DH nói chung và DH lịch sử nói riêng, việc sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với lời nói, tài liệu một cách nhuần nhuyễn, có quan hệ với nhau gây hứng thú sẽ gây hứng thú cho HS và đồng thời phát huy tính tích cực, tự giác của HS bằng nhiều hướng, HS vừa nghe vừa nhìn, vừa suy nghĩ, vừa hoạt động tư duy.
Qua việc quan sát các đồ dùng trực quan giúp các em tư duy giải quyết các tình huống có vấn đề từ đó các em sẽ hiểu sâu, nhớ lâu các sự kiện lịch sử. Do yêu cầu của việc đổi mới và hiệu quả giờ dạy nên GV cần xây dựng hệ thống đồ dùng trực quan phù hợp với từng nội dung bài dạy, có như vậy GV mới đi sâu tìm hiểu đầy đủ các vấn đề khi sử dụng đồ dùng trực quan từ đó giúp các em hình thành khái niệm sâc sắc về các nội dung đã học. Nhưng để đảm bảo tính lâu dài cần tổ chức lại lớp học và xây dựng danh mục thiết bị phù hợp với đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức DH.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài: Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan được sử dụng phổ biến ở các trường phổ thông và vận dụng vào bài cụ thể. Do đó còn nhiều thiếu sót, rất mong được sư đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài của nhóm tôi được hoàn thiện hơn
Từ những kết luận trên chúng tôi có nhũng kiến nghị như sau:
Thứ nhất: GV cần nâng cao hơn nữa nhận thức về công tác đổi mới phương pháp DH, phát huy tính tích cực của HS. Trong giảng dạy cần sự linh hoạt các phương pháp, đặc biệt là sử dụng đồ dùng trực quan để giờ học đạt hiệu qua cao hơn.
Thứ hai: Tiếp tục tổ chức các đợt tập huấn, chuyên đề cho GV lịch sử về thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong DH lịch sử ở trường THPT.
Thứ ba: Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan để góp phần đổi mới phương pháp DH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo Dục – Đào Tạo ( 2006), lịch sử ( Sách cơ bản), Nxb Giáo dục
2. Bộ Giáo Dục – Đào Tạo ( 2006), lịch sử ( Sách nâng cao), Nxb Giáo dục
3. Bộ Giáo Dục – Đào Tạo ( 2006), lịch sử ( Sách giáo viên), Nxb Giáo dục
4. Nguyễn Ngọc Bảo, ( 1995), phát triển tính tích cực, tính lực của học sinh trong quá trình dạy học. Chuyên đề BDTX – THPT, chu kỳ 1993 – 1994. Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
5. Lê Văn Giang, (2001), Những vấn đề lý luận cơ bản của khao học giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
6. Phạm Minh Hạc, ( 1996), Mười năm đổi mới giáo dục, Nxb Giáo dục.
7. Lê Phụng Hoàng, (Chủ biên), ( 2002), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội
8. Nguyễn Kỳ( 1997), Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh trung tâm, Nxb Giáo dục Hà Nội.
9. Phan Ngọc Liên, ( chủ biên) ( 1999), Thiết kế bài giảng lịch sử ở trường THPT, Nxb Giáo dục Hà Nội.
10. Phan Ngọc Liên, ( chủ biên) (2002), Một số vấn đề phương pháp dạy học lịch sử, Nxb Đại học quốc gia H, Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục THPT hiện nay, Xí nghiệp in chuyên dùng Thùa Thiên Huế, Huế.
11. Lương Ninh, ( chủ biện), ( 2003), Lịch sử văn hóa thế giới cổ trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Vũ Dương Ninh, ( chủ biên), ( 2003), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Thuận, ( 2006), sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán ở THPT, tập chí giáo dục 143( kì 1 – 8/2006).
14. Trần Vĩnh Tường – Đặng Văn Hồ, ( 2005), Nâng cao hiệu quả dạy học môn sử ở trường phổ thông, một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới và phương pháp dạy học lịch sử ( Giáo trình BDTX chu kì III), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 220 – 240.
15. Giáo dục và thời đại – số đặc biệt tháng 09 năm 2003
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Họ và tên ...............................
Lớp ........................................
Trường ..................................
Để có thông tin giúp sinh viên thực hiện đề tài nguyên cứu khoa học, xin các em vui lòng trả lời những câu hỏi được nêu giới đây. Đánh dấu x vào đáp án mà em lựa chọn.
1. Em có thấy thích thú khi học lịch sử có đồ dùng trực quan hay không?
a. Có b. không
2. Kênh hình trong sách khoa có giúp em hiểu, biết hơn về kiến thức lịch sử không?
a. Có b. không
3. Để chuẩn bị cho các bài học ở chương III, lịch sử thế giới em đã làm gì?
a. Đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi và giáo viên dặn dò ở tiết trước
b. Đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi các tranh ảnh trong sách giáo khao
c. Tự thiết kế đồ dùng trực quan trước ở nhà
d.Ôn bài cũ ở nhà, tiếp thu bài mới ở lớp
4. Giáo viên có cho các em tự thiết kế đồ dùng tự học không?
a. Có b. không
5. Em có tích cự chủ động tham gia trả lời các câu hỏi, bài tập liên quan đến đồ dùng trực quan mà giáo viên đặc ra gay không?
a. Tự giác trả lời b. Lúng túng khoi trả lời
c. Thụ động, giáo viên hỏi thì trả lời cho qua chuyện
d. Chán nản, né tránh trả lời câu hỏi
6.Câu hỏi liên quan đến đồ dùng trực quan GV dạy trong tiết học theo em là?
a. Quá dễ không cần suy nghĩ cũng trả lời được
b. Chỉ cần đọc sách giáo khoa là trả lời được
c. Không khó, nếu biết suy nghĩ đối chiếu
d. Quá khó có em trả lời không được
7. Trong giờ học lịch sử GV sử dụng đồ dùng trực quan khi nào?
a. Trong tất cả các tiết học lịch sử
b. Trong tất cả các tiết sơ kết lớp
c. chỉ trong vài tiết
d. Trong các tiết thao giảng dự giờ
8. Em hứng thú khi học các tiết lịch sử không?
a. Bình thường b. Sinh động, lý thú c. Chán nản d. không hứng thú
9. Điểm tổng kết năm học trước của em môn lịch sử được xếp vào loại nào?
a. Giỏi b. Khá c. Trung bình d. yếu
PHIẾU ĐIỀU TRA HÌNH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.Trong giảng dạy quý thầy cô đã chú ý sử dụng các phương pháp nào dưới đây?
- Phương pháp trình bài miệng
- phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
- Sử dụng câu hỏi, bài tập nhận thức
- Các phương pháp khác
2. Theo thầy (cô) trong giờ dạy có nên đưa nhiều đồ dùng trực quan vào dạy học lịch sử?
- Có
- Không
Vì..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Trong dạy học quý thầy, (cô) thường sử dụng nhiều đồ dùng trực quan vào thời điểm nhiều nhât
- Trong kiểm tra bài củ
- Giảng bài mới
- Cũng cố bài học
- Cả ba thời điểm trên
4.Xin quý thầy(cô) cho biết những khó khăn và thuận lợi khi thiết kế đồ dùng trực quan trong công tác giảng dạy của mình?
+ Khó khăn: - Mất nhiều thời gian
- Thiếu kinh ngiệm chua qua tập huấn
- Không có tài liệu soạn thẳng
- Lí do khác. ............................................................................................................................................................................................................................................
+ Thuận lợi :
- Do có ý thức từ lâu nên đã có kinh nghiệm thực hiện
- Dựa vào tranh ảnh bản đồ trong SGK từ đó rút ra kinh nghiệm để thiết kế tranh ảnh bản đồ khác
- Lí do khác ..................................................................................................................................................................................................................................................................
5. Trong giờ học quý thầy (cô) đã sử dụng đồ dùng trực quan theo hình thức?
- Giáo viên treo đồ dùng trực quan lên bảng, yêu cầu HS trao đổi để trả lời
- Giáo viên treo bảng đồ lên bảng rồi hướng dẩn giải thích cho HS hiểu
P3
- Giáo viên tự vẽ các niên biểu, bản đồ câm sau đó cho HS lên bảng
- Ít sử dụng vì tốn nhiều thời gian .
6. Theo quý thầy (cô) tác dụng của việc sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với các biện pháp sư phạm khác là? ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
7. Theo quý thầy (cô) có cần tăng cường thêm đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử phổ thông không?
- Có
- Không
8.Xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết kinh nghiệm thiết kế đồ dùng trực quan của bản thân .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
9. Theo thầy (cô) có nên thường xuyên thiết kế đồ dùng trực quan trong dạy học hay không?
- cần thiết - khi cần khi không
- Không cần thiết
- Ý kiến khác ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
10. Theo kinh nghiệm của thầy (cô) kết quả của một tiết dạy có sử dụng đồ dùng trực quan học sinh hiểu bài?
a. Đa số HS hiểu và nắm chắc kiến thức
b. Học sinh không hiểu bài
c. Chỉ một vài học sinh hiểu sâu sắc kiến thức
d. Đa số học sinh ít hiểu
Nếu có thể thầy( cô) vui lòng cho biết những thông tin dưới đây.
- Họ và tên: ......................................
- Đơn vị công tác:..................................
- Số năm công tác:...............................
Xin chân thành cảm ơn quý thầy ( cô).
PHỤ LỤC 3
CHƯƠNG 3
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
BÀI 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
I MỤC TIÊU BÀ I HỌC
1. Kiến thức: HS nắm được sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các quan hệ xã hội.
- Bộ máy chính quyền phong kiến được hình thành, củng cố từ thời Tần – Hán cho đến thời Minh – thanh. Chính sách xâm lược chiếm đất đai của các hoàn đế Trung Hoa.
- Những đặt điểm về kinh tế Trung quốc thời phong kiến: Nông nghiệp là chủ yếu, hưng thịnh theo chu kỳ, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng còn yếu ớt.
- văn hóa Trung quốc phát triển rực rỡ
2. Tư tưởng: Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc
- Quý trọng các vi sản văn hóa, hiểu được các ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam
3. Kỹ năng: Giúp HS biết phân tích và kết luận, biết vẽ sơ đồ hoạt tự vẽ lược đồ để hiểu được bài giảng
- Nắm được vững chắc các khái niệm cơ bản.
II THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Vẽ các sơ đồ về sự hình thành xã hội phong kiến Trung quốc, sơ đồ bộ máy nhà nước thời Minh - Thanh
- Tranh ảnh vạn lí trường thành, cố cung, lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ồn định lớp:
Đầu giờ và cả trong suốt giờ học
2. Kiểm tra bài cũ:
? Văn hóa cổ đại Hy lập và Rôma đã phát triển như thế nào?
HS trả lời:
+ Về lịch sử và chữ viết
+ Về văn học
+ Về nghệ thuật
3. Vào bài mới:
Trên cơ sở của mô hình các quốc gia cổ đại phương đông, Trung Quốc vào những thế kỷ cuối công nguyên do sự phát triển của sản xuất, xã hội phân hóa vai cấp nên chế độ phong kiến ở đây đã hình thành sớm. Để hiểu được quá trình hình thành xã hội phong kiến ra sao? Phát triển ở các triều đại như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
GV: Nhắc lại kiến thức đã học ở bài các quốc gia cổ đại phương đông về các giai cấp trong xã hội.
GV: Việc sử dụng công cụ bằng sách ở Trung Quốc vào thế kỉ V TCN có tác dụng gì?
HS: Sản xuất phát triển, nông dân giàu, quan lại trở thành địa chủ. Nông dân mất ruộng trở thành nông dân lĩnh canh.
GV: Treo sơ đồ về mối quan hệ về địa chủ và nông dân Trung Quốc.hình 1
Quý tộc
Quý tộc
ND giàu
Nông dân lĩnh canh
Nông dân công xã
ND tự canh
ND nghèo
HS: Cả lớp xem sơ đồ và đại diện một em trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét Củng cố kiến thức: Trong xã hội Trung Quốc khi đầu sách xuất hiện, xã hội phân hóa hình thành 2 giai cấp mới đại chủ và nông dân lĩnh canh từ đây quan hệ sản xuất phong kiến đã hình thành. Đó là quan hệ bóc lột quý tộc và nông dân công xã.
GV: Cho HS xem lại bảng niên biểu Trung Quốc thời cổ trung đại.
STT
Triều đại
Năm tồn tại
1
Nhà Tần
221-206 TCN
2
Nhà Hán
206TCN- 220
3
Thời Tam Quốc
220 - 280
4
Thời Tây Tấn
265 -316
5
Thời Đông Tấn
317 - 420
6
Thời Nam Bắc triều
420 - 589
7
Nhà Tùy
589 - 618
8
Nhà Đường
618 - 907
9
Thời Ngũ Đại
907 - 960
10
Nhà Tống
960 - 1279
11
Nhà Nguyên
1271 - 1368
12
Nhà Minh
1368 - 1644
13
Nhà Thanh
1644 - 1911
GV: Nhà Tần được thành lập như thế nào
HS: 1 em trả lời, các em khác lắng nghe và bổ sung.
GV: Cho HS quan sát sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc thời Tần - Hán (hình 3)
Hoàng đế
Thái Úy
Thừa tướng
Các quan võ
Các chức quan khác
Các quan văn
Các chức quan khác
Quận
Quận
Huyện
Huyện
Huyện
Huyện
GV: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần-Hán từ trung ương đến địa phương như thế nào?
HS: xem sơ đồ đại diện 1 em trình bày các em khác quan sát và lắng nghe
GV: nêu câu hỏi: Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại sự xâm lược của nhà Hán
HS: Hai bà Trưng chống quân nam Hán năm 40.
GV: cho HS quan sát tranh tượng người bằng đất nung trong khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
GV hỏi: Nhà Đường được thành lập như thế nào?
HS: dựa vào SGK trả lời
GV: Kinh tế thời đường so với triều đại trước? nội dung của chính sách quân điền
GV: Lập bảng so sánh.
Triều đại
Lĩnh vực
Thời Tần
Thời Đường
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Chính sách quân điền
GV: Chia nhóm thảo luận GV quan sát và giúp đở các nhóm.
GV: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận nội dung: Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đường.
HS làm việc
GV quan sát và giúp dỡ các em
GV kết luận treo bảng sơ đồ
Hoàng đế
Thừa tướng
Thái úy
Các chức quan khác
Quan võ
Quan võ
Các chức quan khác
Tiết độ sứ
Quận
Huyện
GV: Khi kết thúc thời gian đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình bày.
GV hỏi vì sao lại nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối triều đại nhà Đường?
HS trả lời
1 Trung Quốc thời Tân-Hán
Sơ đồ địa chư nông dân Trung Quốc [pl5 ;1]
a. Tình hình nhà Tần Hán
GV Kết luận
Năm 221TCN nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc vua tàn tự xưng là Tần Thủy Hoàng
Lưu Bang lập ra nhà Hán 206-220 TCN đến đây chế độ phong kiến được xác lập.
b Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần-Hán
GV kết luận
+ Ở trung ương hoàng đế có quyền tuyệt đối bên dưới có thừa tướng, thái úy cùng các quan văn vỏ
+ Địa phương: Quan thái thú và huyện lệnh
Chính sách ngoại giao của nhà Tần-Hán là xâm lươc các vùng xung quanh,xâm lược Triều Tiên và đất đai của người việt cổ
2 Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời đường
a Về kinh tế
+HS biết được nông nghiệp năng xuất tăng
+ Tthủ công nghiệp phát triển thịnh đạt
GV: Kết luận kinh tế thời đường phát triển cao hơn so với trước
Về chính trị
+Treo bản sơ đồ bộ máy nhà nước thời đường [pl: 9]
4. Củng cố:
GV: Dùng sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tần và thời Đường để củng cố bài.
Yêu cầu các em so sánh đặc điểm kinh tế Thời Đường với Thời Tần
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và xem tiếp phần 3,4 cũa bài 5 tiếp theo chú ý các nội dung:
+ Sự thành lập thời Minh – Thanh.
+ Về tổ chức chính trị.
+ Biết được những giá trị tiêu biểu cũa Trung Quốc.
+ Về tư tưởng, sử học, văn học, kinh tế kĩ thuật.
- Bài tập:
+ Sưu tầm các tài liệu về các vương triều của Ấn Độ
PHỤ LỤC 4
PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP
Khoanh tròn câu trả lòi đúng nhất trong các câu trả lời sau đây:
1.Công cụ nào xuất hiện đã đánh dấu sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc phát triển?
a. Đồ đồng b. Đồ sắt
c. Kim loại d. Đồ thao
2. Xã hội Trung quốc hình thành hai giai cấp mới nào?
a. Địa chủ và nông dân
b. Quý tộc và nông dân
c. Địa chủ và nông dân lĩnh canh
d. Cả ba ý trên
3. Triều đại nhà Hán thành lập thời gian nào?
a. Năm 221 b. Năm 222
c. Năm 223 d. Năm 224
4. Ai là người đã thành lập nhà Hán
a. Tần Thủy Hoàng b. Lưu Bang
c. Trần Thắng d. Ngô Quảng
5. Ai là người giúp việc trực tiếp cho nhà vua thời Tần – Hán.
a.Thừa Tướng b. Thái Úy
c. Thừa Tướng và thái úy
d. Tiết độ sứ
6. Triều đại nào của Trung Quốc đã xâm lược đất đại người việt cổ.
a. Thời Tần b. Thời Hán
c. Nhà Hạ d. Nhà Thương
7.Trong nông nghiệp thời Đường có chính sách gì tiêu biểu:
a. Chính sách hạn điền
b. Chính sách khuyến nông
c. Chính sách quân điền
d. Chính sách thủy lợi
8. Điểm nổi bật trong việc chọn quan lại thời đường là gì?
a. Cử conn em thân cận
b. Xét tuyển
c. Mua chức quan
d. Tuyển dụng bằng thi cử
9. Nhà Đường được thành lập thời gian nào?
a. năm 618 b. Năm 619
c. năm 700 d. Năm 701
10. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng ở vị Vua nào?
a. Thời Hán b. Thời Tần
c. Thời Đường d. Thời Minh
PHỤ LỤC 5
BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ, TRANH ẢNH.
Hình 1: Tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Hình 2: Một đoạn Vạn lí trường thành
Hình 3: Toàn cảnh cố cung Bắc Kinh
Hình 4: Tượng phật bằng ngọc thạch trong cung điện được tạc từ khối ngọc thạch trắng và được khảm đá quý
Nông dân lĩnh canh
Nông dân công xã
ND nghèo
ND tự do
ND giàu
Quý tộc
Quý tộc
Hình 5: Sơ đồ đại chủ và nhân dân Trung Quốc
STT
Triều đại
Năm tồn tại
1
Nhà Tần
221-206 TCN
2
Nhà Hán
206TCN- 220
3
Thời Tam Quốc
220 - 280
4
Thời Tây Tấn
265 -316
5
Thời Đông Tấn
317 - 420
6
Thời Nam Bắc triều
420 - 589
7
Nhà Tùy
589 - 618
8
Nhà Đường
618 - 907
9
Thời Ngũ Đại
907 - 960
10
Nhà Tống
960 - 1279
11
Nhà Nguyên
1271 - 1368
12
Nhà Minh
1368 - 1644
13
Nhà Thanh
1644 - 1911
Hình 6: Bảng niên biểu lịch sử Trung quốc thời cổ trung đại.
Hoàng đế
Thừa Tướng
Thái úy
Các chức quan khác
Các quan văn
Các quan võ
Các chức quan khác
Quận
Huyện
Huyện
Quận
Huyện
Huyện
Hình 7: Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Tần – Hán
Triều đại
Lĩnh vực
Thời Tần
Thời đường
Nông Nghiệp
Ruộng tập trung vào tay đại chủ.
Nông dân bị bóc lột địa tô rất nặng nề.
Khích khích quân điền .
Thực hiện chế độ tô, dung, điệu.
Thủ công nghiệp
Thủ công nghiệp chậm phát trển
Phát triển thịnh đạt có nhiều xường thủ công.
Chính sách quân điền
Chính sách chia ruộng đất cho nông dân đinh trong làng xã theo quy định của nhà nước.
Hình 8. So sánh kinh tế thời so với thời Tần .
Hoàng đế
Thùa tường
Thái Úy
Huyện
Quận
Các chức quan khác
Quan võ
Các chức quan khác
Quan văn
Tiết độ sứ
Hình 9: Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đường
Triều đại
Lĩnh vực
Nhà Đường
Nhà Minh
Thủ công nghiệp
Phát triển thịnh đạt có nhiều xưởng thủ công như luyện sắt rất phát triển
Xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ và người làm thuê, là cơ sở xuất hiện mần móng kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Thương nghiệp
Đã có nhũng bước phát triển
Thành thị được mở rộng phát triển và phồn vinh
Hình 10: so sánh kinh tế thời Đường và thời Minh.
Vua
Thượng thư
Cấp Huyện
Cấp Huyện
Quan võ
Bộ lại
Bộ hộ
Bộ lễ
Bộ binh
Bộ
Hình
Bộ công
Hình 11: Sơ đồ bộ máy nhà nước Thời Minh – Thanh
Lĩnh vực
Thành Tựu
Tư Tưởng
Nho giáo giữ vai trò chủ đạo là công cụ bảo vệ chế độ phong kiến tiêu biểu là Khổng Tử.
Phật giáo cũng thịnh hành nhất thời Đường các nhà sư như Huyền Trang .
Sử học
Bộ sử kí Tư Mả Thiên. Bộ sử do ông biên soạn là tác phảm nổi tiếng có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng.
Văn học
Thời Đường phát triển mạnh nói phản ánh toàn bộ mặt xã hội thời bấy giờ và đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, tiêu biểu là Lý Bạch, Đổ phủ , Bạch Cư Dị. Thể loại tiểu thuyết tiêu biểu là Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am. Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Hồng Lầu Mộng của Tàu Tuyết Cần.....
Khoa học kĩ thuật
Đạt nhiều thành tựu về khoa hoc như làm giấy, kĩ thuật in, la bàn, và thuốc súng , các lĩnh vực như toán học, thiên văn học, y dược .....Bên cạnh đó có các công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc như vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính , những bức tượng phật sinh động ... còn lưu giữ đến ngày nay.
Hình 12: Những thành tựu văn hóa Trung Quốc
Hình 13: Giới thiệu về vị trí địa lí của Trung Quốc
Miêu tả về Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
- Lăng mộ Tần Thủy nằm ở phía Bắc núi Lệ Sơn tỉnh Thẩm Tây( Trung Quốc).
- Năm 1976, sau một thời gian thăm dò, tìm kiếm các ngành khảo cổ học đã tìm thấy khu lăng mộ này. Trải dài trên diện tích 11 km2, khu lăng mộ gồm hai phần chính: phần lăng tẩm và vùng phế tích cung điện, đáng chú ý nhất có 6.500 pho tượng tướng sĩ bằng đất nung.
Điều đặc biệt là các pho tượng người đều nặn bằng đất nung, có kích thước bằng kích thước người thật và diều được tô màu: quần áo mùa phấn hồng, phấn lục và xanh lam; chân tay và mặt – màu phấn trắng, con ngươi của mắt, lông mày và râu thì được vẽ bằng mực nho; tóc bôi màu đỏ sẫm hoặc xanh xám.
Nhìn vào các bức tượng ta thấy nghệ thuật điêu khắc đạt đến độ tinh xảo, người ta kết hợp giữa đúc khuôn và nặng bằng tay, lấy đất sét khô làm cốt trong, bên ngoài đắp đất, rồi đêm nung, và cuối cùng là tô màu. Qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy có hơn 100 sắc thái riêng biệt ở các khuôn mặt trên bức tượng. Những nếp nhăn ở trán, ở mi mắt, ở miệng biểu hiện tính cách rất đa dạng, thậm chí đoán họ ở miền đất nào. Những tượng ở đấy, phần nhiều có khuôn mặt vuông, trán rộng, mặt to, mồi dầy, đầu ngẩn cao, có râu mép hình chữ bát, thân tượng cao 1m9. Để hoàn thành những pho tượng gốm này nhà Tần đã huy động hàng ngàn thợ điều khắc. Khi công việc hoàn tất, Tần Thủy Hoàng cho chôn sống những người làm việc ở đây vì sợ họ tiết lộ bí mật của mình.
Toàn cảnh cố cung Bắc Kinh
Cố cung nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh, được xây dựng vào năm 1406 dưới triều Minh và hoàn thành năm 1420. Từ khi cổ cung hoàn thành, tổng cộng đã có 24 vị hoàng đế lên ngôi chấp chính ở đây, trong đó dưới triều Minh có 14 vị hoàng đế và triều Thanh có 10 vị hoàng đế.
Cố cung là một quần thể kiến trúc có quy mô lớn, có giá trị nghệ thuật và kiến trúc cao, được bảo tồn tốt nhất ở Bắc Kinh. Khuôn viên Cố cung được xây dựng trên một khu đất rộng hình chữ nhật, diện tích 720000m2, xung quanh có màu tường thành màu nâu đỏ tía, cao tới 10m. Ven ngoài tường có hào rộng, bốn gốc thành có bốn cửa ra vào đối diện với nhau : Ngọ môn, Thần Ngọ môn, Tây ngọ môn, Đông ngọ môn, trong đó Ngọ môn là cửa chính để vào Cố cung.
Trước mặt Ngọ môn là một quãng trường rộng, có sông Khim Thủy chảy ngang qua. Chính giữa có năm chiếc cầu lớn bằng đá trắng, hai bên cầu và hai bờ sông cũng đều có lan can bằng đá trắng.
Tòa nhà lớn ở chính giữa là điện Thái Hòa rộng 11 gian với diện tích 3270m2. Điện có hai tầng lợp bằng ngói lưu li màu vàng. Đây là diện tích lớn nhất của Cố cung, là nơi hoàng đế nhận chiếu khi mới lên ngôi, làm lễ sinh nhật, lễ chúc mừng năm mới,...Ngoài ra, còn có điện Trung Hòa năm gian, một tầng mái nhọn, là nơi hoàng đế nghỉ ngơi lúc hành lễ. Điện Bảo Hòa rộng chín gian và hai tầng mái là nơi cử hành yến tiệc và đón khách.
Phía sau Điện Thái Hòa là nơi hoàng đế và hoàng gia ở, làm việc. Trên thực trục giữa của nội đình là cung Càn Thanh, điện Giáo Thái và cung Không Ninh, là nơi ở và làm việc chính của hoàng đế và hoàng hậu.
Khu vực cuối cùng của Cố cung là Ngự hoa viên, có diện tích 11200m2, trồng rất nhiều cây Tùng, cây Bách và hoa thơm cỏ lạ; có núi non bộm lầu các,...Theo thống kê, có đến 100 tòa cung điện với 8600 gian lớn nhỏ khác nhau.
Cố cung là một công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn mĩ của Trung Quốc thời trung đại, thể hiện óc thẫm mĩ cũng như tài năng sáng tạo của người Trung Quốc xưa, đồng thời củng nói lên sự xa hoa của các triều đại phong kiến Trung Quốc Từ nhà Minh đến nhà Thanh đã làm tốn kém bao tiền của và công sức của nhân dân.
Vạn Lý Trường Thành
Chương trình nghiên cứu vẽ bản đồ Vạn Lý Trường Thành kéo dài 2 năm của chính phủ Trung Quốc phát hiện rằng, bức tường thành này trải dài tới 8.850 km. Trong khi những tài liệu quen thuộc từ trước đến nay đều ghi rằng công trình dài khoảng 5.000 km và ước tính này thường chủ yếu dựa trên những ghi chép lịch sử. Trong khi đó, dự án nghiên cứu mới sử dụng công nghệ định vị toàn cầu GPS và công nghệ hồng ngoại, giúp xác định vị trí một số khu vực tòa thành bị vùi lấp qua thời gian bởi những trận bão cát. Dự án tìm ra những đoạn tường thành dài tổng cộng 6.259 km cùng 359 km đường hào và 2.232 km đường phòng ngự tự nhiên như đồi núi và sông ngòi. Dự án nghiên cứu trên do Cơ quan quản lý quốc gia về di sản văn hóa và Cục đo đạc bản đồ nhà nước Trung Quốc thực hiện. Các chuyên gia cho biết, những đoạn tường thành mới phát hiện được xây dựng từ thời nhà Minh (1368-1644). Còn đoạn đường hào nằm trải dài từ dãy núi Hu ở tỉnh miền bắc Liêu Ninh tới đèo Jiayu ở tỉnh miền tây Giang Tô. Chương trình nghiên cứu Vạn Lý Trường Thành sẽ được tiếp tục thêm 18 tháng nữa, nhằm vẽ bản đồ các đoạn tường thành xây dựng từ thời nhà Tần (221-206 trước Công nguyên TCN) và nhà Hán (206 TCN - 9 sau Công Nguyên SCN). Bức tường thành này là công trình nhân tạo vĩ đại nhất thế giới, được xây dựng nhằm bảo vệ biên với phía bắc của các triều đại Trung Quốc. Các nhà khảo cổ học đã vận động để thực hiện dự án này, nhằm cung cấp cho giới nghiên cứu hiểu biết chính xác về quy mô của Vạn Lý Trường Thành. Công trình này gồm nhiều đoạn khác nhau bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN và được nối lại lần đầu tiên dưới thời Tần Thủy Hoàng, khoảng năm 220 TCN. Năm 1987, UNESCO công nhận đây là một di sản văn hóa thế giới.
Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng dất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và nhữ Giới thiệu về Kim chỉ nam
Kim chỉ nam xuất hiện từ thời Chiến Quốc, dùng nam châm thiên nhiên mài giũa mà thành và được đặt trên một địa bàn hình vuông. Bốn xung quanh địa bàn có 24 hướng, tức là 8 căn Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh,Tân, Nhâm, Quý và 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Thềm có 4 duy: Càn, Khôn, Tốn, Cấn. Kim chỉ nam được gọi là La bàn từ thời đó. Lúc cân bằng mũi kim sẽ chỉ về phương Nam. Về sau cải tiến bằng cách từ hóa kim loại nhân tạo và không dùng nam châm thiên nhiên nữa. Ghi chép sử dụng kim chỉ nam trong hàng hải Trung Hoa sớm hơn phương Tây tới gần 100 năm. Kim chỉ nam của Trung Quốc bắt đầu truyền bá ra nước ngoài từ thời Tống, qua Ả Rập rồi tới châu Âu.
Giới thiệu về nghề làm giấy
Người phát minh ra nghề làm giấy là hoạn quan Thái Luân. Ông dùng vỏ cây, sợi gai, vải rách… dùng để chế tạo ra giấy. Thực ra trước Thái Luân đã có nghề làm giấy ở Trung Quốc, có thể là từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, sớm hơn Thái Luân tới 100 năm. Cho nên Thái Luân chỉ được coi là người có công cải tiến kỹ thuật làm giấy ở Trung Quốc. Vào thời Triều Tống, tiền giấy Giao Tử phát hành sớm nhất ở Trung Quốc. Thuốc nổ được phát minh ở Trung Quốc từ cách đây trên 1.000 năm. Đầu tiên là từ kali nitrát, diêm tiêu và than gỗ. Các nhà luyện đan triều Đường đã phát minh ra thuốc súng. Cuối triều Đường, đầu triều Tống lần đầu tiên thuốc nổ được dùng trong quân sự. Thời Bắc Tống đã có công binh xưởng tương đối lớn. Thuốc nổ Trung Quốc về sau được truyền qua Ấn Độ rồi sang Ả Rập, qua Tây Ban Nha rồi đến nhiều nước ở châu Âu.
ng bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Giới thiệu về nghề in
Nghĩ là làm, ông bắt tay vào việc thực hiện đồ án của mình. Tuy nhiên mọi việc không suôn sẻ như ông vẫn tưởng. Một cách kiên trì, ông thử nghiệm hết phương pháp in này đến thuật in khác nhưng đều thất bại. Và cuối cùng ông không còn tiền để theo đuổi ước mơ của mình. Không đầu hàng, ông kêu gọi sự giúp đỡ từ những người bạn. Lúc này ông gặp được một người bạn tên là Fust vốn là một thợ rèn rất giàu có đã đồng ý trợ giúp tiền cho ông. Thế nhưng lần này lại không thành công và người bạn không còn đủ kiên nhẫn đã khởi tố ông ra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doko.vnThietkevasudungdodungtr.doc