Tài liệu Khóa luận Phòng chống tấn công từ chối dịch vụ phân tán vào các website: 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Phạm Xuân Bách
PHÒNG CHỐNG TẤN CÔNG TỪ CHỐI DỊCH VỤ
PHÂN TÁN VÀO CÁC WEBSITE
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
HÀ NỘI - 2010
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Phạm Xuân Bách
PHÒNG CHỐNG TẤN CÔNG TỪ CHỐI DỊCH VỤ
PHÂN TÁN VÀO CÁC WEBSITE
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Đại Thọ
HÀ NỘI - 2010
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Đại
Thọ đã hướng dẫn chỉ bảo em rất tận tình trong suốt năm học vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ thông tin,
trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các thầy cô đã dạy bảo, chỉ dẫn
em trong suốt bốn năm học tại trường Đại học Công nghệ, tạo điều kiện tốt nhất giúp
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên K51 trường...
61 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Phòng chống tấn công từ chối dịch vụ phân tán vào các website, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Phạm Xuân Bách
PHÒNG CHỐNG TẤN CÔNG TỪ CHỐI DỊCH VỤ
PHÂN TÁN VÀO CÁC WEBSITE
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
HÀ NỘI - 2010
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Phạm Xuân Bách
PHÒNG CHỐNG TẤN CÔNG TỪ CHỐI DỊCH VỤ
PHÂN TÁN VÀO CÁC WEBSITE
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Đại Thọ
HÀ NỘI - 2010
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Đại
Thọ đã hướng dẫn chỉ bảo em rất tận tình trong suốt năm học vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ thông tin,
trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các thầy cô đã dạy bảo, chỉ dẫn
em trong suốt bốn năm học tại trường Đại học Công nghệ, tạo điều kiện tốt nhất giúp
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên K51 trường Đại học Công nghệ, đặc biệt là các
bạn sinh viên lớp K51CA và K51MMT cùng các thành viên cùng phòng 202B kí túc
xá ngoại ngữ đã đoàn kết, giúp đỡ cùng tôi theo học các bộ môn bổ ích và thú vị trong
chương trình học đại học tại trường.
Cuối cùng, con xin gửi tới bố, chị gái, mẹ nuôi cùng gia đình lòng biết ơn và tình
cảm yêu thương.
Hà Nội, ngày 19/05/2010
Phạm Xuân Bách
ii
TÓM TẮT
Phòng chống tấn công từ chối dịch vụ, đặc biệt là các cuộc tấn công từ chối dịch
vụ phân tán vào các Website vẫn đang là đề tài nhận được rất nhiều quan tâm của các
nhà nghiên cứu. Bên cạnh những khó khăn do cơ sở hạ tầng mạng còn yếu kém, sự
phát triển không ngừng của các công cụ và phương pháp tấn công khiến cho việc
phòng và chống tấn công từ chối dịch vụ trở thành một vấn đề rất nan giải. Khóa luận
này sẽ trình bày về một phương pháp phòng chống tấn công từ chối dịch vụ hiệu quả
bằng cách sử dụng một kiến trúc mạng bao phủ để bảo vệ Website. Trong kiến trúc
này, một nhóm các SOAP, secure overlay Access Point, sẽ thực hiện chức năng kiểm
tra và phân biệt người truy cập với các chương trình độc hại của những kẻ tấn công, để
đưa yêu cầu của người dùng hợp lệ đến các node bí mật trong mạng bao phủ bằng kết
nối SSL thông qua mạng đó. Sau đó các node bí mật sẽ chuyển tiếp yêu cầu người
dùng, qua một vùng lọc, đến với Server đích. Việc dùng các bộ lọc mạnh để lọc các
yêu cầu độc hại gửi trực tiếp đến Server đích, chỉ cho phép các node bí mật được truy
cập, cùng với việc sử dụng mạng bao phủ để che giấu các node bí mật, và nhóm các
SOAP trong mạng bao phủ có thể bị tấn công để sẵn sàng được thay thế bằng các
SOAP khác, giúp cho Website được bảo vệ và hạn chế tối đa tác động của các cuộc tấn
công. Tuy vậy kiến trúc tỏ ra bất lực khi một hoặc một số các node trong mạng bao
phủ bị chiếm dụng trở thành node gây hại và tấn công mạng. Khóa luận đã thực hiện
các cải tiến, để có thể phát hiện tình huống node gây hại tấn công, và tự động chuyển
hướng truy vấn để tránh khỏi sự tấn công gây hại. Sau khi xây dựng một kịch bản tấn
công, kiến trúc cải tiến đã được kiểm tra cho thấy kết quả rất khả quan.
Từ khóa: Denial of Service, overlay node, Graphic Turing Test
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................ i
TÓM TẮT.................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Chương 1: CÁC CÁCH THỨC TẤN CÔNG TỪ CHỐI DỊCH VỤ ........ 3
1.1 Thiết lập nên mạng Agent .............................................................. 3
1.1.1 Tìm kiếm các máy dễ bị tổn thương ...................................... 3
1.1.2 Đột nhập vào máy dễ bị tổn thương....................................... 3
1.1.3 Phương pháp lây truyền ........................................................ 4
1.2 Điều khiển mạng lưới máy Agent .................................................. 5
1.2.1 Gửi lệnh trực tiếp ................................................................... 5
1.2.2 Gửi lệnh gián tiếp................................................................... 5
1.2.3 Unwitting Agent..................................................................... 6
1.2.4 Thực hiện tấn công................................................................. 7
1.3 Các cách thức tấn công từ chối dịch vụ .......................................... 8
1.3.1 Khai thác các điểm yếu của mục tiêu..................................... 8
1.3.2 Tấn công vào giao thức .......................................................... 8
1.3.3 Tấn công vào Middleware...................................................... 10
1.3.4 Tấn công vào ứng dụng.......................................................... 10
1.3.5 Tấn công vào tài nguyên ........................................................ 11
1.3.6 Pure Flooding......................................................................... 11
1.4 IP Spoofing ..................................................................................... 12
iv
1.5 Xu hướng của DoS ......................................................................... 13
Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TRUYỀN THỐNG .... 14
2.1 Biện pháp pushback........................................................................ 14
2.2 Biện pháp Traceback ...................................................................... 15
2.3 Biện pháp D-WARD ...................................................................... 18
2.4 Biện pháp NetBouncer.................................................................... 19
2.5 Biện pháp “Proof of Work” ............................................................ 20
2.6 Biện pháp DefCOM........................................................................ 21
2.7 Biện pháp COSSACK .................................................................... 22
2.8 Biện pháp Pi.................................................................................... 23
2.9 Biện pháp SIFF............................................................................... 24
2.10 Biện pháp lọc đếm chặng HCF..................................................... 25
Chương 3: SOS VÀ WEBSOS.................................................................. 27
3.1 Giao thức Chord ............................................................................. 27
3.2 Kiến trúc SOS................................................................................. 29
3.3 Kiến trúc WebSOS ......................................................................... 31
3.3.1 Giải pháp đề xuất ................................................................... 31
3.3.2 Kiến trúc của WebSOS .......................................................... 31
3.3.3 Cơ chế của WebSOS.............................................................. 32
3.3.3.1 Cơ chế chung................................................................... 32
3.3.3.2 Cơ chế định tuyến ........................................................... 34
3.3.4 Cơ chế bảo vệ ......................................................................... 34
3.3.5 Đánh giá ưu, nhược điểm của kiến trúc WebSOS ................ 36
Chương 4: THỰC NGHIỆM, CẢI TIẾN VÀ KẾT QUẢ ......................... 37
4.1 Môi trường thực nghiệm................................................................. 37
4.2 Cài đặt kiến trúc WebSOS.............................................................. 37
v
4.3 Kiểm tra độ trễ của các kết nối ....................................................... 38
4.4 Đề xuất cải tiến ............................................................................... 39
4.4.1 Vấn đề về mạng bao phủ của WebSOS ................................ 39
4.4.2 Đề xuất cải tiến ...................................................................... 40
4.4.3 Thực thi đề xuất ..................................................................... 42
4.4.3.1 Kịch bản thử nghiệm....................................................... 42
4.3.3.2 Kết quả thử nghiệm......................................................... 43
4.3.3.2.1 Với chương trình gốc ............................................... 43
4.3.3.2.2 Với chương trình cải tiến ......................................... 44
4.4.4 Đánh giá hiệu năng của chương trình cải tiến....................... 46
Chương 5: KẾT LUẬN ............................................................................. 50
5.1 Các kết quả đã đạt được.................................................................. 50
5.2 Các kết quả hướng tới..................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 52
1
MỞ ĐẦU
Tấn công từ chối dịch vụ (Dos, Denial of Services) đã ngày càng trở thành một
mối đe dọa lớn đối với sự tin cậy của mạng internet. Là các cuộc tấn công sử dụng
nhiều cách thức tổ chức và thực hiện khác nhau, từ việc dùng chỉ một máy tới việc thu
thập các máy agent dưới quyền với số lượng lên đến hàng chục ngàn máy phục vụ tấn
công, mục đích của các cuộc tấn công là làm tê liệt các ứng dụng, máy chủ, toàn bộ
mạng lưới, hoặc làm gián đoạn kết nối của người dùng hợp pháp tới Website đích. Một
nghiên cứu tại UCSD [23] đã chỉ ra rằng ngay từ đầu thập niên này các cuộc tấn công
từ chối dịch vụ đã diễn ra với một tỷ lệ lên tới 4000 cuộc tấn công mỗi tuần. Trong
năm 2002, một cuộc tấn công từ chối dịch vụ [22] đã làm sập tới 9 trong số 13 máy
chủ DNS root của toàn thế giới. Mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của các cuộc tấn
công từ chối dịch vụ, mà đặc biệt được nhắc đến nhiều nhất là tấn công từ chối dịch vụ
phân tán DDoS, đã dẫn đến một loạt các nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn về các cơ chế
tấn công, để đưa tới các cách thức giúp có thể phòng chống ảnh hưởng tiêu cực của nó.
Có nhiều phương pháp đã được đề xuất nhằm chống lại các cuộc tấn công từ chối dịch
vụ, từ việc lọc các gói tin để tránh giả mạo địa chỉ nguồn, chuyển hướng tấn công, đẩy
ngược luồng giao thông tấn công trở lại mạng, cách ly để phân biệt máy khách và giao
thông máy chủ, … Mỗi giải pháp đó đều rất tốt, và cung cấp kĩ thuật giúp chúng ta
định vị vấn đề tấn công từ chối dịch vụ. Song các phương pháp chỉ có thể bảo vệ lại
từng khía cạnh của tấn công từ chối dịch vụ. Khóa luận của tôi trình bày một phương
pháp phòng chống tấn công từ chối dịch vụ phân tán rất hiệu quả và toàn diện hơn thế.
Đó là việc áp dụng kiến trúc mạng bao phủ, để bảo vệ mục tiêu khỏi sự tiếp cận của kẻ
tấn công. Dựa trên kiến trúc mạng bao phủ, có một số đề xuất được đưa ra đó là kiến
trúc SOS và WebSOS. Kiến trúc SOS sử dụng một mạng bao phủ để chỉ cho các truy
vấn hợp pháp đã qua xác thực được phép đến server đích. Dựa vào việc sử dụng các
node bí mật, và chỉ có giao thông từ các node này mới có thể đến được server đích,
kiến trúc tỏ ra khá hiệu quả trong việc bảo vệ Website. Kế thừa kiến trúc SOS,
WebSOS triển khai mạng bao phủ với một số cơ chế cải tiến như xác thực người dùng
thông qua bài kiểm tra CAPTCHA, kết nối thông qua proxylet cùng với việc xác thiết
lập kết nối SSL và xác thực X.509, nhằm tăng mức độ bảo mật hơn cho hệ thống. Để
giúp cho WebSOS có thể tránh được cả các trường hợp các node trong mạng bao phủ
bị chiếm dụng trở thành nguồn tấn công, chúng tôi đưa ra các đề xuất cải tiến nhằm tự
động phát hiện, và thay đổi truy vấn để tránh được cuộc tấn công như vậy.
2
Phần tiếp theo của khóa luận được tổ chức như sau:
Chương 1: Các phương thức tấn công từ chối dịch vụ nêu lên một cách tổng quan
về các cách thức một kẻ tấn công phải thực hiện nhằm tạo ra một cuộc tấn công từ chối
dịch vụ.
Chương 2: Các phương pháp phòng chống tấn công từ chối dịch vụ đã được đề
xuất trước đây. Nhiều phương pháp hiện nay vẫn là những nghiên cứu đáng quan tâm
trong lĩnh vực phòng chống tấn công từ chối dịch vụ. Các phương pháp lọc, với sự
phát triển của cơ sở hạ tấng mạng, nếu được thực hiện đồng bộ có thể giảm thiểu nguy
cơ tấn công từ chối dịch vụ cho các Website.
Chương 3: SOS và WebSOS, giới thiệu về cơ chế của hai kiến trúc bảo vệ
Website khỏi tấn công từ chối dịch vụ thông qua việc sử dụng mạng bao phủ và node
bí mật. Từ đó nêu lên các đặc điểm cốt lỗi được tôi sử dụng để tham gia vào kiến trúc
được cải tiến nhằm phòng chống tấn công từ chối dịch vụ.
Chương 4: Thực nghiệm, cải tiến và kết quả nêu lên những kết quả của tôi trong
việc thực hiện triển khai mô hình kiến trúc WebSOS và các phân tích nhằm đưa ra cải
tiến giúp hệ thống trở lên mạnh mẽ hơn chống lại các cuộc tấn công ngay từ trong các
node thuộc mạng bao phủ khi một số node bị chiếm dụng trở thành nguồn tấn công.
Chương 4 cũng đưa ra các kết quả đánh giá hiệu năng của kiến trúc nguồn WebSOS và
kiến trúc cải tiến thông qua kịch bản tấn công được xây dựng và qua việc đo một số
thông số về độ trễ truy vấn thực hiện qua mô hình các kiến trúc này.
Chương 5: Kết luận tổng kết lại các kết quả đã đạt được, cùng với các kết quả mà
nghiên cứu khóa luận hướng tới nhằm hoàn thiện mô hình để hướng tới mục tiêu có
thể triển khai thực hiện.
3
Chương 1: CÁC CÁCH THỨC TẤN CÔNG TỪ
CHỐI DỊCH VỤ
Một cuộc tấn công DDoS cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng bởi kẻ tấn công.
Trước tiên là bước chiếm dụng các máy khác làm lực lượng cho bản thân. Việc này
được thực hiện bằng cách tìm máy dễ bị tổn thương, sau đó đột nhập vào chúng, và cài
đặt mã tấn công. Tiếp theo đó, kẻ tấn công thiết lập các kênh giao tiếp giữa các máy,
để chúng có thể được kiểm soát và tham gia cuộc tấn công một cách có phối hợp. Việc
này được thực hiện bằng cách sử dụng một kiến trúc handler/agent hoặc một điều
khiển và kênh điều khiển thông qua mạng IRC. Một khi các mạng DDoS được xây
dựng, nó có thể được sử dụng để tấn công nhiều lần, chống lại các mục tiêu khác nhau.
1.1 Thiết lập nên mạng Agent.
Tùy vào mỗi kiểu tấn công từ chối dịch vụ, kẻ tấn công cần tìm kiếm và thiết lập
cho mình một mạng lưới lớn các máy tính để dùng cho việc tấn công. Việc này có thể
thực hiện thủ công, bán tự động hoặc là tự động hoàn toàn. Trong các trường hợp của
hai DDoS công cụ nổi tiếng trước đây, trinoo và Shaft, chỉ quá trình cài đặt được tự
động, trong khi phát hiện và chiếm dụng các máy dễ bị tổn thương được thực hiện một
cách thủ công. Hiện nay, những kẻ tấn công thường sử dụng script để tự động hóa toàn
bộ quá trình.
1.1.1 Tìm kiếm các máy dễ bị tổn thương
Quá trình tìm kiếm dễ bị tổn thương được gọi là quét - scanning. Kẻ tấn công sẽ gửi
một gói vài mục tiêu lựa chọn để xem liệu nó có còn sống và dễ bị tổn thương. Nếu
nhận thấy máy phù hợp, những kẻ tấn công sẽ cố gắng đột nhập vào máy.
1.1.2 Đột nhập vào máy dễ bị tổn thương
Kẻ tấn công cần phải khai thác một lỗ hổng trong máy mà hắn đang có ý định
tuyển dụng để được truy cập vào và “sở hữu” chúng. Phần lớn các lỗ hổng bảo mật
cung cấp cho một kẻ tấn công quyền truy cập vào hệ thống với quyền cao nhất -
administrator, và hắn có thể thêm/ xóa/ thay đổi các tập tin hoặc hệ thống cài đặt theo
ý thích. Và để tạo thuận lợi cho việc truy nhập vào máy tính bị sở hữu trong tương lai,
kẻ tấn công thường cho chạy một chương trình cố gắng lắng nghe kết nối đến từ một
cổng nhất định. Chương trình này được gọi là backdoor. Kết nối thông qua backdoor
4
một số được bảo vệ bởi mật khẩu mạnh, một số lại mở và chấp nhận mọi kết nối bên
ngoài.
Thường các lỗ hổng bảo mật sao khi được phát hiện sẽ được giảm nhẹ bởi các
bản vá – patch. Tuy vậy các kẻ tấn công luôn cố gắng khai thác, tìm kiếm các lỗ hổng
khác mà máy có thể có. Và có một lỗ hổng không thể giảm nhẹ, hoặc được sửa bởi bản
vá, đó là một mật mã truy nhập máy tính yếu. Một số chương trình khai thác có chứa
các từ điển mật khẩu chung thường được sử dụng. Chúng thử các mật khẩu trong danh
sách đó để đột nhập vào máy tính. Có thể mất nhiều thời gian, song trong nhiều trường
hợp chúng cũng khai thác được các mật khẩu yếu của người dùng và đạt được quyền
truy nhập hợp lệ đến máy người đó. Người dùng thường nghĩ rằng không đặt mật khẩu
cho tài khoản Administrator là hợp lý, hoặc cho rằng, "password" hoặc một số từ đơn
giản khác là đủ để bảo vệ tài khoản. Và đó là những nhầm lẫn nghiêm trọng có thể
khiến họ phải trả giá đắt.
1.1.3 Phương pháp lây truyền
Kẻ tấn công cần phải quyết định một mô hình phát tán cho việc cài đặt phần mềm
độc hại của mình. Một mô hình đơn giản là kho lưu trữ trung ương, hoặc bộ nhớ cache,
với cách tiếp cận: Kẻ tấn công lưu các phần mềm độc hại trong một kho lưu trữ tập tin
(ví dụ, một máy chủ FTP) hoặc trang web của một Web, và các máy truy cập sẽ bị
nhiễm mã từ kho này. Kẻ tấn công cài đặt trinoo và Shaft sử dụng phương pháp tiếp
cận tập trung như vậy trong những ngày đầu. Năm 2001, sâu W32/Leaves sử dụng một
biến thể của các trang web bị cấu hình lại làm bộ nhớ cache của nó, cũng như các sâu
W32/ SoBig gửi thư hàng loạt trong năm 2003. Với người phòng chống, phương pháp
này có thuận lợi đó là dễ dàng trong việc nhận diện để loại bỏ nguồn tập trung mã độc
của kẻ tấn công.
Một mô hình khác là back-chaining, hay là kéo-pull, trong đó những kẻ tấn công
mang công cụ của mình từ một máy chủ lưu trữ ban đầu bị tổn hại đến máy chủ để
chiếm dụng máy mới, cứ như vậy thành một chuỗi nối tiếp.
Cuối cùng, phương pháp chủ động, push, hay lan truyền thẳng kết hợp giữa việc
khai thác và lây truyền trong cùng một tiến trình. Điểm khác biệt so với back-chaining
đó là trong ngay chính tiến trình khai thác đã chứa các mã độc để lan truyền đến máy
bị tốn hại, chứ không phải là copy mã độc đó sau khi đã chiếm dụng các máy tổn hại.
5
1.2 Điều khiển mạng lưới máy Agent
Khi mạng lưới các agent lớn dần, kẻ tấn công cần giao tiếp với các máy này để
điều khiển chúng cho hoạt động tấn công. Mục đích của việc giao tiếp này nhằm giúp
kẻ tấn công có thế đưa ra lệnh bắt đầu/ kết thúc các cuộc tấn công cụ thể cũng như
giúp hắn có thể lấy những số liệu cụ thể về hành vi của các máy agent.
1.2.1 Gửi lệnh trực tiếp
[17] Một số các công cụ DDoS như trinoo xây dựng một mạng lưới
handler/agent. Đây là kiến trúc các lớp bao phủ giúp kẻ tấn công có thể che giấu định
danh của bản thân. Hắn sẽ sử dụng một, hoặc một vài máy để chuyển các lệnh điều
khiển mạng DDoS đến các máy nạn nhân – agents. Các máy này được gọi là các
handler, hay master. Các câu lệnh có thể là các văn bản không được mã hóa, hay được
mã hóa, hoặc các chuỗi byte nhị phân. Phân tích lệnh và điều khiển giao thông giữa
các handler và các agent có thể cho cái nhìn sâu sắc khả năng của những công cụ mà
không cần phải truy cập vào các phần mềm độc hại hay mã nguồn của nó.
Để các handler và agent, theo các công cụ như trinoo, Stacheldraht, và Shaft có
thể hoạt động, các handler phải biết địa chỉ của các agent và nhớ được chúng sau khi
hệ thống hoặc chương trình khởi động lại. Các công cụ DDoS trước đây thường mã
hóa chúng lại, rồi gửi thông báo với handler trong khi chiếm dụng máy agent. Các
handler sẽ lưu giữ chúng trong một file để duy trì thông tin về mạng lưới DDoS. Trong
vài trường hợp các handler còn không chứa cơ chế xác thực, nghĩa là bất kì máy nào
cũng có thể gửi lệnh đến cho handler. Các nghiên cứu trước đây về một số công cụ
như trinoo, TFN, Stacheldraht, Shaft, và mstream đều cho thấy các handler và agent
đều có thể bị phát hiện và điều khiển lại. Điều này khiến một số kẻ tấn công có thể sử
dụng mạng lưới DDoS của kẻ khác, cũng như giúp một số người phòng thủ có thể điều
khiển ngược lại các handler để ngừng cuộc tấn công. Một số các công cụ DDoS dùng
kiến trúc handler/ agent bảo vệ truy cập đến các handler bằng mật khẩu, hoặc mật khẩu
mã hóa, hoặc mã hóa danh sách các agent để tránh việc phát hiện ra địa chỉ, và điều
khiển các agent khi handler bị phát hiện.
1.2.2 Gửi lệnh gián tiếp
[17] Truyền thông trực tiếp gây ra một vài nhược điểm cho những kẻ tấn công.
Vì handler cần thiết để lưu định danh của các agent, và thường xuyên, một máy tính
handler sẽ lưu định danh của các agent này, một khi chúng ta phát hiện và nắm giữ
6
một máy, mạng máy DDoS toàn có thể được xác định. Hơn nữa, mô hình truyền thông
trực tiếp đã tạo ra sự kiện bất thường có thể dễ dàng phát hiện khi kiểm soát mạng. Do
cơ chế của tryền thông trực tiếp là handler và agent phải sẵn sàng chấp nhận lắng nghe
trên một cổng nhất định, vì vậy khi kiểm tra bỗng nhiên thấy máy khởi tạo kết nối đến
một máy khác trên một cổng lạ là có thể phát hiện việc máy bị chiếm dụng. Kiểm tra
các gói tin gửi và nhận qua kết nối này, người quản trị mạng có thể xác định địa chỉ
của máy mình kết nối. Ngay cả khi không có kết nối, dựa vào việc giám sát các cổng
mở trên máy cũng có thể phát hiện được các tiến trình của handler hoặc agent. Cuối
cùng, kẻ tến công cũng phải viết các mã riêng của mình cho việc truyền các lệnh và
điều khiển.
Đó là lý do các kẻ tấn công chuyển sang việc truyền thông qua các IRC. Lúc này
cả kẻ tấn công và các agent sẽ kết nối đến một IRC server nào đó, vì vậy nó là hợp lệ
và không tạo ra một sự kiện bất thường nào cả. Vai trò của hanlder giờ được thực hiện
bởi một kênh đơn lẻ trên IRC server, và thường được bảo vệ bởi password. Thông
thường có một kênh mã hóa cứng vào trong các con bot trong máy nạn nhân, nơi mà
nó kết nối vào ban đầu để tìm hiểu xem kênh điều khiển thực sự nằm ở đâu. Và sau đó
nó sẽ kết nối vào trong kênh điều khiển đó. Việc nhảy kênh thậm chí cũng có thể thực
hiện trong mạng IRC thông qua cách này. Từ đó, con bot có thể nhận lệnh của kẻ tấn
công đến qua kênh điều khiển mà nó tìm được và kết nối đến, để thực hiện lệnh, như
quét tìm máy agent khác, tấn công DDoS, update, …
Việc gửi lệnh gián tiếp có rất nhiều ưu điểm. Server thì vẫn tồn tại mà được duy
trì bởi người khác, còn kẻ tấn công chỉ cần một kênh thông tin của server trong hàng
ngàn kênh chat khác, nên sẽ rất khó để phát hiện, dù cho là nó có thể trở thành một
kênh khác lạ khi có tới hàng ngàn, chục ngàn người đột nhiên tham gia chỉ trong vài
phút. Thậm chí khi bị phát hiện thì cũng cần phải tiếp xúc được với người quản lý
server mới có thể dừng kênh truyền, trong khi server IRC rất có thể lại là một server
nước ngoài nào đó. Hơn nữa, theo cơ chế phân tán của IRC, không cần tất cả các client
phải truy cập vào cùng một server IRC mới có thể tham gia vào kênh handler, mà chỉ
cần truy cập vào một server trong cùng mạng. Hầu hết các công cụ xuất hiện sau
Trinity đều lợi dụng cơ chế truyền thông này.
1.2.3 Unwitting Agent
[17] Ngoài ra còn có một lớp của các cuộc tấn công DDoS với lực lượng tham
gia là các máy tính có lỗ hổng bảo mật mà việc khai thác không nhất thiết đòi hỏi phải
7
cài đặt bất kỳ phần mềm độc hại trên máy tính này, nhưng, thay vào đó cho phép kẻ
tấn công kiểm soát các máy chủ để làm cho chúng tạo ra các giao thông tấn công. Kẻ
tấn công tập hợp một danh sách các hệ thống dễ bị tổn thương và, tại thời điểm vụ tấn
công, có các agent thông qua danh sách này gửi các lệnh để bắt đầu khai thác các
luồng giao thông. Các lưu lượng truy cập tạo ra là hợp pháp. Ví dụ, kẻ tấn công có thể
lợi dụng một lỗ hổng hiện nay tại một máy chủ Web để làm nó để chạy chương trình
PING.EXE. Một số nhà nghiên cứu đã gọi là các unwitting agent.
Sử dụng các unwitting agent, thay vì phải cài đặt mã độc trên máy nạn nhân, kẻ
tấn công sử dụng các lỗ hổng bảo mật để thâm nhập vào máy và chạy các phần mềm
hợp pháp sẵn có trên hệ thống, vì vậy việc chống trả lại hành động tấn công này trở
nên rất khó và phức tạp. Do trên máy nạn nhân không chứa mã độc hại, nên các
chương trình quét cổng truy cập, quét file hệ thống, hoặc quét virus không thể phát
hiện.Thường chỉ có thể phát hiện thông qua việc giám sát lưu lượng mạng, các chương
trình quét lỗ hổng bảo mật như Nessus. Và chỉ có cách vá các lỗi bảo mật mới giúp
việc bị lạm dụng máy và các phần mềm hợp pháp trong máy được hạn chế, giảm thiểu
nguy cơ bị chiếm dụng máy làm agent cho cuộc tấn công.
1.2.4 Thực hiện tấn công
Một số cuộc tấn công được lên lịch trước và mã hóa trong mã độc truyền đến các
agent, và định sẵn một thời điểm thì sẽ hoạt động, đồng loạt tấn công vào một mục tiêu
nào đó. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc tấn công xảy ra khi kẻ tấn công phát đi một lệnh
từ các handler đến các agent. Trong vụ tấn công, giao thông điều khiển hầu hết đều
giảm. Tùy thuộc vào loại công cụ tấn công được sử dụng, những kẻ tấn công có thể
hoặc không có khả năng phát lệnh dừng cuộc tấn công. Thời hạn của cuộc tấn công
thường được quy định tại lệnh của kẻ tấn công hay kiểm soát bởi các thiết lập mặc
định biến. Một điểm khá tốt cho việc phòng thủ nếu kẻ tấn công rời khỏi mạng tấn
công vào thời điểm tấn công tràn ngập đã bắt đầu. Tuy nhiên, có khả năng là kẻ tấn
công là quan sát các cuộc tấn công liên tục, tìm kiếm ảnh hưởng của nó vào các mục
tiêu thử nghiệm. Một số công cụ, như Shaft, có khả năng cung cấp phản hồi về thống
kê tấn công tràn ngập. Những kẻ tấn công đang thử nghiệm một số loại tấn công,
chẳng hạn như tấn công tràn gói tin ICMP, TCP SYN, và UDP, trước khi chính thức
tấn công thực sự nhằm vào nhiều mục tiêu .
8
1.3 Các cách thức tấn công từ chối dịch vụ
Có một số phương pháp gây ra từ chối dịch vụ. Tạo ra một hiệu ứng DoS là tất cả
các cách có thể để phá hỏng hoặc làm cho hệ thống ngừng hoạt động. Có nhiều cách
để làm một hệ thống ngừng hoạt động, và thường sẽ tồn tại nhiều lỗ hổng trong hệ
thống để những kẻ tấn công sẽ cố gắng khai thác hoặc định vị để tấn công vào trong
chúng cho đến khi hắn nhận được kết quả mong muốn: mục tiêu bị phải chuyển sang
trạng thái offline.
1.3.1 Khai thác các điểm yếu của mục tiêu
Việc tấn công bằng cách khai thác các điểm yếu của mục tiêu bao gồm việc gửi
các gói tin khai thác các lỗ hổng tồn tại trong máy mục tiêu đó. Ví dụ, có một lỗi trong
Windows 95 và NT, và một số hạt nhân Linux, trong việc xử lý không đúng các gói
phân mảnh. Thông thường, khi một gói tin quá lớn cho một mạng nào đó, nó được chia
thành hai (hoặc hơn) các gói nhỏ hơn, và mỗi phần trong số họ được đánh số thứ tự
phân mảnh. Việc đánh dấu chỉ ra thứ tự của byte đầu tiên và byte cuối cùng trong gói
tin, đối với bản gốc. Tại máy nhận các gói tin, chúng được hợp lại thành các gói dữ
liệu gốc thông qua việc nối các gói tin theo số thứ tự đã đánh. Tuy vậy các lỗ hổng
trong hạt nhân trên đã khiến cho máy trở nên không ổn định khi nhận các gói tin
không đúng số thứ tự phân mảnh, khiến nó có thể treo, sụp đổ, hoặc khởi động lại.
Điểm dễ bị tổn thương này có thể được khai thác bằng cách gửi gói tin UDP với số thứ
tự lặp cho nạn nhân. Có một số biến thể của việc khai thác này – gửi các mảnh có số
thứ tự chồng nhau, một gói tin có offset chồng lên gói thứ hai trước khi bắt đầu tiêu đề
trong gói đầu tiên, và như vậy. Chúng được biết đến như là các khai thác bonk, boink,
teardrop, và newtear.
Các cuộc tấn công đặc biệt dễ gây tổn thương xấu bởi vì chúng có thể làm sụp đổ hay
treo máy bằng việc chỉ cần gửi lặp lại một hoặc hai gói tin được chọn lựa cẩn thận.
Tuy nhiên, một khi lỗ hổng được vá, các cuộc tấn công ban đầu trở nên hoàn toàn
không hiệu quả.
1.3.2 Tấn công vào giao thức
[17][18]Một ví dụ lý tưởng của các cuộc tấn công giao thức đó là tấn công tràn
ngập gói TCP SYN. Một phiên kết nối TCP bắt đầu với việc bắt tay ba bước giữa một
máy khách và máy chủ. Khách hàng gửi một gói tin TCP SYN đến máy chủ, yêu cầu
một số dịch vụ. Trong phần đầu gói SYN, khách hàng cung cấp số thứ tự - sequence
9
number của mình, một uniqueper- số kết nối sẽ được sử dụng để đếm dữ liệu được gửi
đến máy chủ (vì vậy các máy chủ có thể nhận ra và xử lý mất tích, thứ tiệu dữ liệu
không đúng, hoặc dữ liệu lặp đi lặp lại). Khi nhận được gói SYN, máy chủ cấp phát
một khối điều khiển truyền dẫn (TCB), lưu trữ thông tin về khách hàng. Sau đó nó trả
lời bằng một SYN-ACK, thông báo cho khách hàng có yêu cầu rằng dịch vụ của nó sẽ
được cấp, ghi nhận số thứ tự của khách hàng và gửi thông tin về số thứ tự ban đầu của
máy chủ. Các khách hàng, khi nhận được gói SYN-ACK, cũng cấp phát một khối điều
khiển truyền dẫn, sau đó trả lời với một gói ACK đến máy chủ, để hoàn thành việc mở
kết nối.
Tiềm năng lạm dụng nằm trong việc cấp phát nguồn tài nguyên của máy chủ
ngay từ khi nhận được gói SYN. Khi máy chủ giao TCB của mình và trả lời bằng một
SYN-ACK, kết nối được cho là nửa mở. Nghĩa là tài nguyên máy chủ cấp phát sẽ được
giữ để dành cho kết nối với khách hàng, cho đến khi khách hàng gửi một gói tin ACK,
đóng kết nối (bằng cách gửi gói tin RST) hoặc cho đến khi hết hạn chờ và server ngắt
kết nối, giải phóng không gian đệm. Và cho dù khách hàng có gửi lại gói tin khác, hay
không, thì tài nguyên đó sẽ được cấp phát giữ trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong một cuộc tấn công tràn gói tin TCP SYN, kẻ tấn công tạo ra vô số các kết nối
nửa mở bằng cách sử dụng giả mạo IP nguồn. Những yêu cầu nhanh chóng vắt kiệt bộ
nhớ TCB của máy chủ, và khi đó máy chủ sẽ không còn có thể chấp nhận yêu cầu kết
nối đến nữa. Để có thể giữ cho tình trạng này được kéo dài như mong muốn, kẻ tấn
công cần phải tạo ra một dòng đều đặn các gói SYN đối với nạn nhân (để giành lấy
những tài nguyên đã được giải phóng bởi thời gian tạm ngưng hoặc hoàn thành các
phiên TCP).
Đây là một cuộc tấn công đặc biệt nguy hiểm, khi mà máy chủ nhận được một số
lượng lớn các gói SYN hợp pháp và không thể dễ dàng phân biệt các gói từ khách
hàng hợp pháp với các gói từ giao thông tấn công.
Để thực hiện thành công một cuộc tấn công tràn ngập gói SYN, kẻ tấn công cần
xác định vị trí cổng mở trên máy của nạn nhân. Sau đó, chỉ cần gửi một lưu lượng gói
tin nhỏ, tầm 10 gói SYN/ phút là có thể dần dần vắt kiệt tài nguyên của nạn nhân. Một
kiểu tấn công SYN ít phổ biến hơn đó là tấn công tràn gói SYN với cổng ngẫu nhiên.
Trong đó, kẻ tấn công tạo ra một khối lượng lớn các gói tin TCP SYN nhắm mục tiêu
cổng ngẫu nhiên của nạn nhân, với mục tiêu áp đảo tài nguyên mạng của nạn nhân,
hơn là làm đầy bộ nhớ đệm của nạn nhân.
10
Tấn công vào giao thức rất khó để có thể chống lại bằng phương pháp sửa chữa,
tạo bản vá. Bởi tạo bản vá yêu cầu phải thay đổi giao thức, trong khi thực tế cho thấy
việc thay đổi giao thức internet gần như là bất khả thi. Trong một số trường hợp, việc
sử dụng giao thức hiện tại một cách thông mình có thể giải quyết vấn đề. Như việc sử
dụng TCP SYN cookies có thể giải quyết được tấn công tràn gói SYN mà chỉ cần thay
đổi cách server xử lý kết nối đến.
1.3.3 Tấn công vào Middleware
Các cuộc tấn công có thể được thực hiện trên các thuật toán, chẳng hạn như hàm
băm mà thông thường sẽ thực hiện các hoạt động của mình trong thời gian tuyến tính
cho mỗi mục tiếp theo. Bằng cách chèn các giá trị mà tạo ra các trường hợp xấu nhất,
kẻ tấn công có thể khiến các ứng dụng thực hiện chức năng của mình trong thời gian
tiếp theo hàm mũ đối với mỗi tham số nhập vào.
Khi kẻ tấn công có thể tự do gửi dữ liệu được xử lý bằng cách sử dụng hàm băm dễ bị
tổn thương, hắn có thể gây ra việc CPU của máy chủ bị sử dụng quá năng lực khiến
cho những hoạt động bình thường chỉ tốn vài phần của giây để xử lý, giờ phải mất vài
phút để hoàn thành. Và nó cũng không cần đến một số lượng lớn request để thực hiện
cũng có thể làm quá tải các ứng dụng, khiến nó không còn năng lực để phục vụ được
người dùng hợp pháp.
1.3.4 Tấn công vào ứng dụng
Những kẻ tấn công có thể nhắm mục tiêu một ứng dụng cụ thể và gửi gói tin để
đạt tới giới hạn của yêu cầu dịch vụ ứng dụng này có thể xử lý. Ví dụ, các máy chủ
web phải mất một thời gian nhất định để phục vụ yêu cầu trang Web bình thường, và
do đó sẽ tồn tại một số hữu hạn các yêu cầu tối đa cho mỗi giây mà họ có thể duy trì.
Nếu chúng ta giả định rằng các máy chủ Web có thể xử lý 1.000 yêu cầu mỗi giây để
tải các file tạo nên trang chủ của một công ty, do đó nhiều nhất là 1.000 yêu cầu của
khách hàng có thể được xử lý đồng thời. Chúng ta giả định là máy chủ Web này bình
thường xử lý hàng ngày là 100 yêu cầu / giây (một phần mười công suất).
Nhưng nếu kẻ tấn công điều khiển 10.000 máy agent, và có khả năng mỗi một
máy trong số đó có thực hiện một yêu cầu mỗi 10 giây đến máy chủ Web? Đó là tần
suất 1.000 yêu cầu / giây, cộng thêm vào giả định giao thông bình thường nữa trở
11
thành 110% công suất của máy chủ. Bây giờ một phần lớn các yêu cầu hợp pháp sẽ
không thể thông qua bởi vì máy chủ bị bão hòa.
Cũng như các cuộc tấn công vào middle ware, một cuộc tấn công ứng dụng có
thể không làm tê liệt toàn bộ máy chủ lưu trữ hoặc xuất hiện như một số lượng lớn các
gói tin gửi tới server. Vì vậy, một lần nữa, nhiều cách phòng thủ không thể giúp bảo vệ
chống lại loại hình tấn công này.
1.3.5 Tấn công vào tài nguyên
Những kẻ tấn công có thể nhắm mục tiêu một tài nguyên cụ thể như chu kỳ CPU
hoặc khả năng chuyển đổi router. Trong tháng 1 năm 2001, Microsoft phải chịu một
lỗi mất điện được báo cáo gây ra bởi một lỗi cấu hình mạng. Điều này đã phá vỡ một
số lượng lớn tài sản của Microsoft. Khi tin tức về cuộc tấn công được công bố, người
ta đã phát hiện ra rằng tất cả các máy chủ DNS của Microsoft ở trên cùng một network
segment, phục vụ bởi cùng một router. Sau đó kẻ tấn công nhắm vào cơ sở hạ tầng
định tuyến ở phía trước của các máy chủ và đánh sập tất cả các dịch vụ trực tuyến của
Microsoft.
Microsoft nhanh chóng di chuyển để giải tán các máy chủ tên miền của họ đi nơi
khác và cung cấp định tuyến đường dẫn dự phòng đến các máy chủ để gây khó khăn
cho kẻ tấn công trong việc phá hoại hoạt động dịch vụ của họ. Loại bỏ tắc nghẽn và
nâng cao năng lực có thể giải quyết các cuộc tấn công tài nguyên, tuy nhiên kẻ tấn
công có thể đáp lại bằng các cuộc tấn công mạnh mẽ hơn nữa. Và đối với các công ty
có nguồn tài nguyên ít hơn so với Microsoft, vượt quá khả năng cung cấp và dịch vụ
phân tán về mặt địa lý có thể không phải là một lựa chọn khả thi về tài chính.
1.3.6 Pure Flooding
Với một số lượng đủ lớn các agent, kẻ tấn công chỉ cần gửi bất kì loại gói tin nào
đến mục tiêu, càng nhanh càng tốt từ mỗi máy là đủ tiêu thụ hết băng thông mạng của
mục tiêu. Đây được gọi là cuộc tấn công tiêu thụ băng thông. Nạn nhân không thể một
mình chống đỡ lại được cuộc tấn công này, vì các gói tin hợp pháp được gửi vào liên
kết giữa nhà cung cấp dịch vụ và mạng của nạn nhân. Vì vậy, nạn nhân thường phải
yêu cầu sự giúp đỡ của các ISP để lọc ra các gói tin tấn công gửi tới.
Trong các trường hợp đó, thường các ISP cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công,
ít nhất là trên router kết nối giữa mạng của ISP và của nạn nhân. Thường chính họ
cũng cần phải lọc lại trên router và thậm chí còn phải yêu cầu nhà cung cấp đường
12
truyền upstream lọc các giao thông đến mạng của họ. Trong vài trường hợp, các gói tin
tấn công là đơn giản để lọc như các gói tin UDP đến các cổng không được sử dụng,
các gói tin với giá trị IP 255. Ở trường hợp khác, các gói tin rất khó để lọc, như gói
DNS query, http request… thì việc lọc sẽ loại cả các gói tin hợp lệ, do đó sau khi lọc
thì giao thông gửi tới khách hàng của nạn nhân sẽ trở về không, kẻ tấn công đạt được
kết quả của tấn công DoS.
1.4 IP Spoofing
Một chiến thuật được sử dụng trong các cuộc tấn công nguy hiểm, đặc biệt ở
DDoS đó là IP Spoofing, hay IP giả mạo. Trong các gói tin mạng bình thường, trường
tiêu đề sẽ là nơi chứa địa chỉ IP của máy nguồn, địa chỉ máy đích. Giả mạo IP diễn ra
khi một phần mềm độc hại tạo ra các gói tin riêng và thay thế địa chỉ IP nguồn bằng
một địa chỉ IP nào khác, thông qua việc tạo và thiết lập các raw socket, socket do
người dùng định nghĩa.
Có một vài mức giả mạo ip khác nhau:
- Giả mạo IP một cách ngẫu nhiên: phần mềm sẽ tạo ra một địa chỉ IPv4
ngẫu nhiên trong khoảng từ 0.0.0.0 đến 255.255.255.255. Trong một số trường
hợp, nó sẽ tạo ra các địa chỉ IPv4 sai, như địa chỉ thuộc miền 192.168.0.0 là
miền dùng cho mạng cá nhân, hoặc địa chỉ multicast, broastcast, địa chỉ không
tồn tại (như 0.1.2.3). Tuy vậy trong hầu hết trường hợp thì nó đều tạo được địa
chỉ IP hợp lệ và có thể định tuyến được.
- Giả mạo mặt nạ mạng: Nếu một máy thuộc mạng 192.168.1.0/24 thì nó
dễ dàng giả mạo một máy nào khác ở trong cùng một mạng, ví dụ như máy
192.168.1.34 có thể giả mạo dễ dàng máy 192.168.1.35 hoặc 192.168.1.99.
- Giả mạo chính địa chỉ của nạn nhân: Đây là một kiểu giả mạo rất nguy
hiểm nếu như máy chủ nạn nhân không có được những thiết lập phòng chống.
Kẻ tấn công chỉ cần đơn giản giả mạo địa chỉ của máy nạn nhân, gửi một gói tin
request, ví dụ như gói tin TCP SYN, và nếu máy nạn nhân không có một cơ chế
lọc tốt, nó sẽ nhận gói tin, cấp phát tài nguyên cho request và gửi trả lời lại cho
chính nó. Điều này dẫn tới một vòng lặp vô tận trong chính máy nạn nhân, giữa
một bên cần nhận thông tin phản hồi còn một bên thì không bao giờ gửi thông
tin phản hồi đó cả.
13
Trong thực tế, giả mạo địa chỉ IP không phải là cần thiết cho một cuộc tấn công
DDoS thành công, bởi vì kẻ tấn công có thể vắt kiệt tài nguyên và khả năng xử lý của
nạn nhân với một lượng lớn các gói tin mà không cần liên quan gì đến địa chỉ nguồn
cả. Tuy vậy một số kẻ tấn công sử dụng IP Spoofing cho một vài lý do, như để che
giấu địa chỉ của các agent, từ đó che giấu được địa chỉ của handler và của kẻ tấn công
tốt hơn, hoặc sử dụng cho tấn công phản xạ nhiều vùng DRDoS là hình thức tấn công
mạnh nhất hiện nay giả mạo địa chỉ IP của nạn nhân để yêu cầu một số server lớn gửi
các truy vấn hợp pháp đến server nạn nhân, kết quả là nạn nhân bị tấn công các server
lớn trên thế giới, và không thể nào chống đỡ nổi. IP Spoofing cũng giúp kẻ tấn công
vượt qua cơ chế bảo vệ của một số máy chủ khi họ lưu địa chỉ các khách hàng thường
xuyên và dùng nó làm danh sách địa chỉ tin cậy ưu tiên truy cập trong trường hợp bị
tấn công.
1.5 Xu hướng của DoS
Có một cuộc chạy đua liên tục giữa những kẻ tấn công và người phòng thủ. Ngay
sau khi có một phương thức hiệu quả bảo vệ chống lại một loại tấn công, những kẻ tấn
công thay đổi chiến thuật, tìm kiếm một cách để vượt qua những biện pháp bảo vệ này.
An ninh mạng được nâng cao, kẻ tấn công càng cải thiện công cụ của họ, thêm các tùy
chọn chỉ định cấp giả mạo hoặc mặt nạ mạng giả mạo. Một số lượng lớn các cuộc tấn
công giả mạo ngày nay sử dụng subnet, vượt qua được hầu hết các bộ lọc giả mạo ip.
Các kỹ thuật mới trong chống phân tích khiến việc phát hiện ra nhiệm vụ của công cụ
tấn công khó khăn hơn. Việc che giấu mã thực thi bằng mã hóa thực hiện trong cả hệ
điều hành Windows và Unix. Các mã che giấu như burneye, Shiva, và burneye2 đang
được giám sát bởi các nhà phân tích an ninh để giải mã được chúng.
Xu hướng phát triển các công cụ tấn công DDoS theo các chiến lược nâng cao
phản ứng phòng thủ sẽ vẫn tiếp tục. Điều này được dự báo trong phân tích trinoo gốc,
và xu hướng sẽ tiếp tục không suy giảm. Có rất nhiều kịch bản tiềm năng của DDoS
rất khó khăn cho cơ chế bảo vệ để xử lý.
14
Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
TRUYỀN THỐNG
Ngay sau khi các cuộc tấn công quy mô lớn đầu tiên, nhiều nghiên cứu đã được
dành riêng cho các vấn đề mới về ngăn chặn, loại bỏ, và bằng cách nào đó lọc ra các
cuộc tấn công DoS nhằm vào các hệ thống đầu cuối host. Trong khi DDoS là một vấn
đề tương đối mới, các nghiên cứu liên quan đã tồn tại trong lĩnh vực kiểm soát tắc
nghẽn, giảm nhẹ các cuộc tấn công DoS đơn giản, dung thứ lỗi, và duy trì hoạt động
của node trong mạng.
Nhiều nghiên cứu đã cố gắng tiếp cận để giải quyết bài toán con nhỏ hơn của vấn
đề phức tạp này. Do tính chất nhạy cảm của dữ liệu trong mạng và sự phức tạp của
hiện tượng này, thật khó để hiểu một cách đầy đủ ảnh hưởng của DDoS. Nhiều nguyên
mẫu được kiểm tra trong các môi trường phòng thí nghiệm mà không có nền hay giao
thông hoạt động. Một số ý tưởng cho rằng giao thông tấn công chủ yếu là giả mạo, và
điều này rõ ràng là sai lầm, và những người khác cho rằng kiến thức nhất định về
topology của mạng, hoặc truy cập vào cơ sở dữ liệu có thể nhận biết được lưu lượng
truy cập là DDoS hay không. Những người khác yêu cầu sửa đổi đáng kể về cơ sở hạ
tầng Internet, điều có thể làm cho nó trở thành không tương thích với các giao thức
hiện tại và các ứng dụng của khách hàng, hoặc là không thực tế về kỹ thuật, chính
sách, hoặc lý do chính trị.
Chương 2 này sẽ thảo luận về một số phương pháp tiếp cận nghiên nghiên cứu đã
được thực hiện và triển khai.
2.1 Biện pháp pushback
Pushback, đề xuất của Mahajan [19] vào tháng 7 năm 2002 , nổi lên từ các cuộc
thảo luận trong nhóm nghiên cứu DDoS tại hội thảo DSIT, Trung tâm Điều phối
CERT. Ý tưởng, lấy từ thực tế, là nhà quản trị mạng cố gắng để đẩy lùi các giao thông
tấn công trở lại nguồn của nó, hoặc bằng cách rút một cáp mạng trong các bộ định
tuyến và xem liệu lưu lượng truy cập có dừng lại không, hay bằng cách quan sát lưu
lượng mạng trên các thiết bị giám sát. Giới hạn tỷ lệ gửi gói tin ra ngoài từ nạn nhân
(pushback), sau đó giảm bớt áp lực vào nạn nhân, cho phép nó trao đổi lưu lượng truy
cập và tồn tại hiệu quả trong một thời điểm khi các nguồn tấn công ngừng hoặc gỡ bỏ.
Trường hợp này với giả định rằng các vi phạm giao thông phân bố không đều trên tất
15
cả các điểm có thể thâm nhập.
Có hai kỹ thuật sử dụng ở đây: Điều khiển tắc nghẽn tổng hợp (ACC) cấp địa phương
và pushback. Điều khiển tắc nghẽn tổng hợp cấp đại phương phát hiện ra tắc nghẽn ở
cấp router và đặt một tín hiệu tấn công (hoặc nhiều hơn trong từng bối cảnh thích hợp),
một tín hiệu tắc nghẽn, mà có thể được dịch ra trong một bộ lọc router. Các tín hiệu
định nghĩa ra một tập hợp băng thông cao, một tập hợp con của lưu lượng mạng, và
điều khiển tắc nghẽn tổng hợp địa phương xác định tỷ lệ giới hạn thích hợp cho tập
hợp này. Pushback sau đó gửi tỉ lệ giới hạn này ngay lập tức đến những giao thông
upstream lân cận, nơi đóng góp số lượng lớn của giao thông tổng hợp. Cơ chế này hoạt
động tốt nhất chống lại kiểu tấn công gửi tràn DDoS và flash, vì chúng chia sẻ những
đặc điểm chung, và cố gắng để xử lý những hiện tượng từ góc độ của công việc kiểm
soát tắc nghẽn. Việc đặt ra giới hạn tỷ lệ quá cao có thể khiến các giao thông hợp lệ
cũng bị giới hạn, mất mát, còn việc đặt ra giới hạn quá thấp có thể khiến kẻ tấn công
vượt qua được sự bảo vệ.Nói chung, pushback dường như đòi hỏi các mô hình triển
khai tiếp cận tới router. Phương pháp tiếp cận hiện tại không thể đẩy tỷ lệ giới hạn qua
một router mà không hiểu phương pháp pushback. Pushback cũng yêu cầu các router
duy trì các trạng thái về luồng giao thông, đó là một gánh nặng thêm về cơ sở hạ tầng
mạng của phương pháp.
2.2 Biện pháp Traceback
Các đề xuất đầu tiên cho việc bảo vệ chống lại DDoS bao gồm phương pháp
traceback, thực hiện lần dấu ngược lại đến địa chỉ các agent trong mạng lưới DDoS để
tìm ra vị trí của kẻ tấn công. Giả định này dựa trên một số công cụ DDoS giả mạo các
nguồn tương đối ít về số lượng các agent (100-2,500). Đến nay, khi số lượng các agent
tham gia tấn công có thể thường xuyên lên tới con số hàng vạn, thì phương pháp
traceback vẫn có thể giúp chúng ta có thể truy ngược lại subnet của kẻ tấn công, từ đó
nhờ vào việc block traceback từ kẻ tấn công, tác hại của cuộc tấn công sẽ bị hạn chế
đáng kể.
Một đề xuất sớm đó là Traceback qua gói ICMP bởi S.Bellovin [20] vào tháng
11-2001, thông qua việc gửi gói tin ICMP, xác suất mỗi n gói (trong đề xuất ban đầu
n=20.000), chứa một phần của gói tin bị bắt, từ các router quan sát đến đích. Điểm bất
lợi là khi bị tấn công nặng nề với số lượng gói tin gửi đến quá lớn, một mục tiêu có thể
bị mất những gói do tắc nghẽn của các thiết bị mạng, và một số mạng không cho phép
16
gói ICMP được đi qua biên giới router của họ. Thậm chí các gói ICMP cũng sẽ tạo ra
lưu lượng truy cập bổ sung hướng đến nạn nhân, góp phần thêm vào tắc nghẽn này.
Đề nghị sau đó được sử dụng một kỹ thuật được gọi là đánh dấu gói dựa theo xác
suất (PPM, Probabilistic Packet Marking). Một lần nữa, mỗi 20.000 gói gửi đến đích,
một router sẽ đánh dấu một gói tin với một tham chiếu đến chính nó.Một tần số lấy
mẫu thấp đã được lựa chọn để tránh một gánh nặng về cơ sở hạ tầng định tuyến do
đánh dấu một khối lượng lớn truy cập trong một cuộc tấn công gửi tràn gói tin. Bằng
cách phân tích một số gói dữ liệu được đánh dấu từ một nguồn nhất định, các nạn nhân
của cuộc tấn công sẽ cố gắng xây dựng một con đường quay trở lại kẻ tấn công, hoặc ít
nhất là tới mép gần nhất với người tấn công vào cơ sở hạ tầng đánh dấu. Đề nghị ban
đầu của Savage, 8-2000, đã không có bất kỳ quy định để xác thực đối với những dấu
hiệu, nhưng sau đó đã có thêm kĩ thuật sử dụng một đề nghị xác thực và toàn vẹn kiểm
tra do D.X.Song nêu lên vào tháng 3-2001 tại IEEE INFOCOM 2001.
Traceback dựa trên kĩ thuật băm, đề xuất bởi A.C.Snoeren vào tháng 8-2001 yêu
cầu router tham gia để ghi nhớ mỗi gói đi qua nó, nhưng trong một thời gian hạn chế.
Điều này cho phép truy tìm các cuộc tấn công một gói như "Ping of Death", nhưng chỉ
khi truy vấn nhanh. Các bộ máy cô lập nguồn (SPIE, Source Path Isolation Engine)
nhớ các gói thông qua việc tính toán hàm băm với các phần bất biến của một tiêu đề IP
(ví dụ, TTL và checksum). Để tăng thêm không gian bổ sung, hàm băm yếu, thay vì
băm mã hóa mạnh, được triển khai dưới hình thức các bộ lọc Bloom Filter. Những bản
ghi thụ động không cần phải tồn tại bên trong các router ngay cả khi các thiết kế phần
cứng để đưa chúng vào các router đã được thảo luận. Các nhà thiết kế SPIE nghĩ ra
một cách để đặt một bản ghi bị động trên mỗi giao diện của router. Một số người khi
đó đã chỉ trích và cho rằng nó sẽ là quá đắt để thêm một thiết bị cho mỗi giao diện, do
đó, thiết bị SPIE đã được mở rộng để có một SPIEDER với nhiều kết nối cho mỗi giao
diện trên router. Mặc dù hàm băm yếu cho phép có lỗi, chúng sẽ nhanh chóng được
định hướng qua nhiều hàm băm được áp dụng tại các bộ định tuyến khác nhau khi
khoảng cách tăng dần từ nạn nhân. Nạn nhân khởi tạo một yêu cầu traceback thông
qua một mạng lưới thay thế (thật hay ảo) kết nối các nhà quản lý traceback, các agent
sinh dữ liệu, và các bộ định tuyến. Do khối lượng giao thông lớn trên các mạng xương
sống, thời gian giữa việc nhận một gói tin vi phạm và yêu cầu cho traceback sẽ mất
khoảng một vài phút, tùy thuộc vào năng lực và mạng lưới giao thông.
17
Một kĩ thuật thứ tư sử dụng traceback, do D.Dean và các đồng nghiệp của ông
đề xuất vào tháng 2 năm 2001, là một cách tiếp cận đại số đối với vấn đề traceback.
Tương tự một phương pháp của Savage và đồng nhiệp tại ACM SIGCOMM tháng 8-
2000, kỹ thuật này một nhúng phần thông tin lần vết vào các gói tin IP ở cấp bộ định
tuyến. Đề án này mới sử dụng các kỹ thuật đại số để mã hóa thông tin đường dẫn
thành các gói và để tái tạo lại chúng vào trang web của nạn nhân. Các tác giả hy vọng
sẽ đạt được sự linh hoạt hơn trong việc thiết kế và cải tiến trong loại bỏ thông tin thừa
kẻ tấn công tạo ra và cung cấp khả năng traceback đa tuyến.
PPM và đề xuất traceback với cách tiếp cận đại số cùng theo một số giả định như
sau:
- Kẻ tấn công có thể gửi bất kỳ gói tin.
- Nhiều kẻ tấn công có thể hành động với nhau.
- Kẻ tấn công nhận thức được sự hoạt động của các chương trình traceback.
- Kẻ tấn công phải gửi ít nhất là hàng ngàn gói.
- Tuyến đường giữa các máy nói chung là ổn định, nhưng các gói tin có thể bị
sắp xếp lại hoặc bị mất.
- Router không thể thực hiện nhiều tính toán cho mỗi gói tin.
- Router giả định là không thể bị chiếm dụng, nhưng không phải tất cả router đều
phải tham gia traceback.
Những giả định phân biệt rõ ràng những kỹ thuật này với một kỹ thuật đơn gói
như traceback dựa trên kĩ thuật băm. D.Dean và đồng nghiệp thảo luận về hiệu quả so
với Savage, khi những yêu cầu không gian khác nhau giữa 18 và 21 bit. Trong một số
trường hợp, họ đạt được kết quả tốt hơn một chút cho việc tái tạo lại đường đi, nhưng
số trường hợp tính toán sai vẫn còn cao. Ngoài việc đánh dấu gói tin, một đề án out-of-
packet đã được đề xuất, tương tự như Bellovin vào tháng 8-2001. Các tác giả nhận ra
rằng việc cải tiến thuật toán là cần thiết, và việc tìm ra các tối ưu khác cần được khám
phá. Khái niệm này cần cải tiến hơn nữa, nhưng có thể phát triển thành một khái niệm
đầy hứa hẹn trong thời gian dài.
18
2.3 Biện pháp D-WARD
D -WARD, đề xuất của Mirkovic và các đồng nghiệp [15] vào tháng 8-2003,
được phát triển tại UCLA dưới tài trợ của chương trình DARPA Fault Tolerant
Network (FTN). Hệ thống này dựa trên mạng nguồn nhằm mục đích phát hiện các
cuộc tấn công trước hoặc khi chúng rời khỏi mạng lưới DDoS của các agent. Nó là
một hệ thống nội tuyến, trong suốt với người sử dụng trên mạng, thông qua việc tập
hợp số liệu thống kê giao thông hai chiều từ các router biên tại các mạng nguồn và so
sánh chúng với các mô hình giao thông mạng xây dựng dựa trên giao thức ứng dụng
và giao vận, phản ánh sự bình thường (hợp pháp), nghi ngờ, hoặc hành vi tấn công
Dựa trên mô hình ba tầng này (tấn công, nghi ngờ, bình thường), D-WARD áp dụng tỷ
lệ giới hạn tại router ở tất cả các giao thông đi ra của một đích cho trước, ưu tiên giao
thông kết nối hợp pháp, hơi làm chậm lại lưu lượng truy cập đáng ngờ, và làm chậm
lại các kết nối tấn công mà nó cảm nhận. Tỷ lệ giới hạn năng động và thay đổi theo
thời gian, dựa trên quan sát của tín hiệu tấn công và các chính sách hạn chế về giao
thông tiêu cực. Ít giao thông tiêu cực sẽ làm giảm nhẹ các chính sách hạn chế.
Giống như hầu hết các hệ thống nghiên cứu, D-WARD đã được thử nghiệm với một
homegrown thiết lập các tiêu chí chuẩn DDoS, và giống như hầu hết các hệ thống
nghiên cứu, nó hoạt động tốt theo các tiêu chí chuẩn. Tuy nhiên, hệ thống D-WARD
cũng trải qua nhiều thử nghiệm độc lập vào cuối chu kỳ chương trình DARPA FTN.
Những thí nghiệm chỉ ra rằng D-WARD có khả năng để nhanh chóng phát hiện những
vụ tấn công tạo ra dị thường ở giao thông hai chiều, chẳng hạn như tấn công gửi tràn
nặng nề. D-WARD kiểm soát hiệu quả tất cả các giao thông, trong đó có giao thông
tấn công, và có thiệt hại và một mức độ sai lầm chủ động thấp. Nó kịp thời khôi phục
hoạt động bình thường khi kết thúc cuộc tấn công. Bằng cách giới hạn tỷ lệ lưu lượng
tấn công hơn là ngăn chặn nó, hệ thống này một cách nhanh chóng phục hồi từ các sai
lầm chủ động . Theo thiết kế, nó ngừng các cuộc tấn công tại nguồn mạng, do đó, nó
yêu cầu việc triển khai trên rộng (bao gồm một phần lớn các nguồn thực tế) để đạt
được hiệu quả mong muốn. Trừ khi có một hình phạt cho các các hosting của DDoS
agent đặt ra đối với các mạng nguồn, đây không phải là một hệ thống mà nhà khai thác
mạng sẽ hăm hở triển khai, bởi D-WARD không cung cấp một lợi ích đáng kể cho các
nhà triển khai này. Tuy nhiên, nó có thể được thể tích hợp nó với cơ chế bảo vệ khác
19
(như Cossack tại mục 2.7) mà có yêu cầu hành động từ mạng nguồn, để cung cấp các
response chọn lọc cho request.
Tóm lại, lợi thế của D-WARD nằm trong việc phát hiện và kiểm soát các cuộc
tấn công, giả định rằng giao thông tấn công thay đổi đầy đủ so với các mô hình giao
thông bình thường. Theo thực tế rằng D-WARD chọn lọc giới hạn tỷ lệ lưu lượng truy
cập, nó có thiệt hại thấp, và đáp ứng tấn công tương đối nhanh. Mặt khác, những kẻ
tấn công vẫn có thể thực hiện các cuộc tấn công thành công từ các mạng không được
trang bị với hệ thống này.
2.4 Biện pháp NetBouncer
NetBouncer, đề xuất của O'Brien [11], cũng nổi lên từ chương trình DARPA
FTN. Đây là một cơ chế xác thực người dùng khi đứng ở trên mạng của Server mục
tiêu. Lý tưởng nhất, nó được định vị tại điểm nút của mạng lưới và nhằm mục đích chỉ
cho phép các gói tin đến từ khách hàng hoặc người sử dụng "hợp pháp". Một số thử
nghiệm cho tính chính đáng được thực hiện trên máy khách, ví dụ, một gói ping
(ICMP Echo) thử nghiệm được gửi để xem liệu có một khách hàng thực sự đằng sau
những gói đã được nhận được bởi Server đích, và cũng là một Reverse Turing Test,
kiểm tra phân biệt giữa người và máy. Người đọc có thể đã xem như một bài kiểm tra
khi đăng ký một tài khoản e-mail trên các dịch vụ e-mail Yahoo: khách hàng được yêu
cầu nhập một cụm từ hay chữ bị biến dạng, hiển thị trong một hình ảnh nền làm cho nó
trở nên khó đọc, một bài kiểm tra mà thường chỉ một con người có thể làm , không
phải là một máy hay chương trình tự động. Và nếu bài kiểm tra được vượt qua, chứng
tỏ người dùng là “hợp pháp”, thì yêu cầu đến Server đích được tiếp tục. Nếu không,
NetBouncer chấm dứt kết nối.
Một ví dụ tương tác của một Reverse Turing Test có thể được tìm thấy trên trang
CAPTCHA tại
Một khi các khách hàng đã chứng tỏ rằng người đó thực sự là hợp pháp, họ được
thêm vào danh sách của khách hàng hợp pháp và được cho ưu đãi đối với khách hàng
chưa được hợp pháp. Danh sách này được quản lý bằng kỹ thuật quản lý dịch vụ chất
lượng và đảm bảo chia sẻ công bằng các tài nguyên giữa tất cả các khách hàng hợp
pháp. Để ngăn chặn một cuộc tấn công từ việc kế thừa các thông tin của một khách
hàng hợp pháp, tính hợp pháp hết hạn sau một thời gian nhất định và cần phải được
đánh giá lại bằng cách sử dụng cùng một hoặc một vài bài kiểm tra khác nhau.
20
Như vậy cách tiếp cận có thể làm việc? Nó có thể đánh bại nhiều cuộc tấn công
giả mạo, bởi những bài kiểm tra challenge phải tiếp cận nguồn gốc thực sự của các gói
tin để giao dịch hoàn thành. Các tài nguyên mạng sẵn có được chia sẻ một cách công
bằng giữa các khách hàng đã được chứng minh tính hợp pháp của họ.
Tuy nhiên, NetBouncer giả định những thuộc tính nhất định của khách hàng,
chẳng hạn như khả năng để trả lời cho ping (ví dụ, để kiểm tra sự hiện diện của một
khách hàng), mà không phải tất cả khách hàng đều hỗ trợ, đặc biệt là những người có
cài tường lửa hay bộ định tuyến DSL có bật tính năng an ninh bổ sung. Mặc dù khách
hàng là hợp pháp, hệ thống không được bảo vệ chống lại các cuộc tấn công mạo danh,
nghĩa là, một kẻ tấn công có thể lợi dụng thực tế là một khách hàng hợp pháp đã thực
hiện tất cả các công việc cần thiết để chứng minh tính hợp pháp của mình với
NetBouncer và sau đó tấn công mạng nhờ việc giả mạo địa chỉ IP hợp pháp của khách
hàng. Ngoài ra, hệ thống không phải là miễn dịch với nguồn tài nguyên cạn kiệt do
một số lượng lớn các khách hàng hợp pháp. Hơn nữa, giống như tất cả phòng thủ phía
mục tiêu, nó có thể bị tràn ngập bởi khối lượng của các gói trên đường truyền đến.
Giống như tất cả các phương án phòng thủ tốt chống lại DDoS, NetBouncer có
lợi thế và hạn chế của nó. Về mặt tích cực, nó xuất hiện để cung cấp dịch vụ tốt cho
khách hàng hợp pháp trong phần lớn các trường hợp. Vì nó nằm nội tuyến trên mạng,
có nghĩa là nó không có một sự hiện diện có thể nhìn thấy trên mạng giống như một
cầu nối mạng, nó không yêu cầu sửa đổi cho các máy chủ và khách hàng trên mạng
được bảo vệ hoặc các máy chủ kết nối với nhau. Các địa điểm triển khai gần nạn nhân
và nó không yêu cầu hợp tác với NetBouncers khác. Về mặt tiêu cực, những kẻ tấn
công có thể thực hiện các cuộc tấn công thành công vào nạn nhân / mục tiêu bằng cách
mạo nhận hợp pháp hoặc tuyển dụng một số lượng lớn các agent, cả hai đều là dễ dàng
đạt được thông qua giả mạo và tuyển dụng đủ, tương ứng. Ngoài ra, NetBouncer đặt ra
các giả định nhất định về các khách hàng hợp pháp mà không phải luôn luôn được
chia sẻ bởi tất cả các khách hàng và như vậy sẽ làm cho họ bị loại trừ khỏi truy cập
vào tài nguyên được bảo vệ. Các bài kiểm tra tính hợp pháp đặt một gánh nặng đáng
kể đến chính NetBouncer và có thể gây cạn kiệt nguồn lực của các cơ chế bảo vệ.
2.5 Biện pháp “Proof of Work”
Một cách khác để tiếp cận vấn đề DDoS là để xem xét các bài toán con của cuộc
tấn công suy giảm kết nối. Nhiều kết nối được khởi tạo bởi kẻ tấn công để triệt tiêu số
21
lượng kết nối mở mà một máy chủ có thể duy trì. Một mục tiêu trong phòng chống là
để bảo tồn các nguồn lực này trong các cuộc tấn công như vậy. Là người bảo vệ, máy
chủ bắt đầu giao ra những bài kiểm tra challenge, không khác so với NetBouncer, cho
khách hàng yêu cầu kết nối. Điều này xảy ra tại mức giao thức TCP / IP, bởi hệ thống
cần tập trung vào việc bảo vệ các nguồn tài nguyên liên quan đến kết nối mạng. Các
máy chủ phân phối một câu đố mã hóa nhỏ cho các khách hàng yêu cầu kết nối, và chờ
đợi một giải pháp. Nếu khách hàng giải quyết các câu đố trong một cửa sổ thời gian
nhất định, các tài nguyên thích hợp sau đó được phân bổ trong cùng bộ nhớ đệm của
mạng(phần của hệ điều hành xử lý các giao tiếp mạng). Khách hàng mà không giải
quyết được câu đố các kết nối của họ sẽ bị bỏ qua.
Cách tiếp cận này buộc kẻ tấn công để dành nhiều thời gian và nguồn lực trước
khi đạt được một kết nối thành công đến một máy chủ hoặc mục tiêu, và làm chậm tốc
độ mà anh ta có thể làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên của máy chủ từ bất kỳ máy
nào. Trong khi điều này có overhead thấp (máy chủ vẫn phải tạo ra và xác minh các
câu đố), thực tế giao thức TCP / IP thực hiện trên cả hai đầu (client và máy chủ) phải
được sửa đổi cho phương pháp này để làm việc. Cách phòng chống này này không xử
lý được vấn đề như các cuộc tấn công phân tán trong đó kẻ tấn công tạo ra các yêu cầu
đủ để vắt kiệt các tài nguyên máy chủ hoặc tấn công vắt kiệt tài nguyên cho việc tạo
puzzle hay tiêu thụ băng thông của đường mạng dẫn đến máy chủ.
2.6 Biện pháp DefCOM
DefCOM, đề xuất của Mirkovic [16]. Nó là một hệ thống phân tán kết hợp bảo
vệ nguồn cấp, nạn nhân, và lõi mạng. Nó phát hiện một cuộc tấn công đến và đáp ứng
bằng việc hạn chế tỷ lệ giao thông, trong khi vẫn cho phép lưu thông hợp pháp đi qua
hệ thống. Nó bao gồm ba loại nút (router hoặc host): node phát cảnh báo phát hiện một
cuộc tấn công, node hạn chế tỷ lệ thi hành giới hạn tốc độ trên tất cả lưu lượng đi
đến mục tiêu của cuộc tấn công, và node phân loại giới hạn tỷ lệ giao thông, phân
chia các gói tin hợp pháp với các gói tin đáng ngờ đồng thời đánh dấu mỗi gói với
phân loại của nó. Node phát cảnh báo và các node phân loại được thiết kế cho mạng
lưới cạnh việc triển khai, trong khi node hạn chế tỷ lệ được thiết kế cho phần lõi triển
khai của hệ thống.
Trong trường hợp bị tấn công, điểm phát hiện có khả năng sẽ ở các node phát
cảnh báo trong mạng nạn nhân, và node phân loại có khả năng gần với mạng lưới
22
nguồn. DefCOM lần dấu vết các cuộc tấn công từ nạn nhân đến tất cả các nguồn lưu
lượng truy cập hoạt động (lưu lượng tấn công hoặc hợp pháp) sử dụng một mạng lưới
che phủ và thống kê trao đổi giữa các nút bảo vệ. Giới hạn tỷ lệ được triển khai bắt đầu
từ nạn nhân, và lan truyền đến các lá trên cây giao thông (phân loại gần các nguồn).
Gói tin được đánh dấu, phân loại, chuyển tải thông tin về tính hợp pháp của mỗi gói đi
đến các node hạn chế tỷ lệ. Các node hạn chế tỷ lệ cấp phát băng thông giới hạn ưu
tiên cho các gói tin được đánh dấu hợp pháp, sau đó đến những gói tin đánh dấu đáng
ngờ, và cuối cùng để các gói tin không được đánh dấu. Điều này tạo ra ba cấp độ của
dịch vụ, tạo ra dịch vụ tốt nhất với các gói tin hợp pháp.
Bất kỳ tường lửa có thể thực hiện chức năng của node phát cảnh báo. Router lõi
sẽ phải được tăng cường với một khả năng quan sát đánh dấu để thực hiện chức năng
của node hạn chế tỷ lệ. D-WARD được mô tả như là một ứng cử viên có khả năng cho
chức năng của node phân loại . Tuy nhiên, việc phân chia giao thông hợp pháp với
giao thông tấn công không cần phải được tốt như D-WARD. Một node phân loại có
thể đơn giản đánh dấu giao thông nó xét thấy quan trọng đối với khách hàng của mạng
là nguồn hợp pháp. Miễn là tuân theo phân loại tỷ lệ hạn yêu cầu, giao thông này sẽ
không làm tổn thương các nạn nhân.
Tóm lại, thiết kế của DefCOM là giúp phát hiện giao thông bất hợp pháp tại mục
tiêu, giới hạn tỷ lệ ở lõi, và ngăn chặn lưu lượng truy cập đáng ngờ/ lưu lượng tấn công
tại mạng lưới nguồn. Sử dụng D-WARD như hệ thống phân loại ban đầu của nó,
DefCOM cũng vươn ra xa hơn vào cốt lõi để xử lý các cuộc tấn công từ các mạng
không được trang bị node phân loại giao thông không hợp pháp. DefCOM xử lý lũ lụt,
trong khi gây ra ít sự cản trở, hoặc là vô hại cho giao thông hợp pháp. Do tính chất
che phủ của hệ thống, DefCOM tự nó tạo nên một giải pháp mở rộng và không cần
tiếp cận với triển khai thêm nhờ vào việc sử dụng kiến trúc peer-to-peer, nhưng nó yêu
cầu triển khai rộng hơn phòng thủ của nạn nhân. Theo một nhược điểm, xử lý bị hư
hỏng hoặc phá vỡ các nút trong mạng che phủ có thể khá khó khăn, và DefCOM có
khả năng hoạt động tồi tệ nếu không được xử lý.
2.7 Biện pháp COSSACK
Cozak, đề xuất của Papadopoulos [8] và phát triển bởi Đại học Nam California /
ISI, nhằm mục đích ngăn chặn các cuộc tấn công từ lúc rời khỏi nguồn mạng, nghĩa là,
các mạng lưới chứa chấp các DDoS agent. Còn gọi là watchdogs - các cơ quan giám
23
sát, một plug-in cho hệ thống phát hiện xâm nhập Snort, phát hiện một cuộc tấn công
bằng cách phân tích và tương ứng lưu lượng truy cập qua mạng nguồn. Căn cứ vào
mối tương quan (thời gian, loại hình giao thông), việc tương ứng thực thể có thể ngăn
chặn lưu lượng truy cập tương tự và đồng thời như là một hành động nhóm, chính là
các giao thông tấn công gửi đến.
Kỹ thuật này thực thi tại mạng nguồn, kích hoạt bởi một thông báo từ các mục
tiêu của một cuộc tấn công DDoS, bằng cách lọc ra các vi phạm giao thông rõ ràng.
Tuy nhiên, nếu lưu lượng truy cập hợp pháp được xuất hiện bởi các động cơ tương
quan, dẫn đến một sai lầm chủ quan, thì sau đó lưu lượng truy cập hợp pháp sẽ bị loại
bỏ bởi Cozak.
Một giả định chính của kỹ thuật này là việc triển khai các cơ quan giám sát tại
nguồn mạng. Nguồn mạng đang được ngăn cản khỏi nguồn tấn công, nhưng một mạng
lưới mà không có cơ quan giám sát vẫn có thể tham gia vào một cuộc tấn công DDoS.
Hạn chế này là phổ biến cho các hệ thống đòi hỏi phải có nguồn cấp triển khai. Không
yêu cầu sửa đổi ở mức giao thức hoặc áp dụng cho các nguồn mạng. Các thông tin
liên lạc giữa các nhà kiểm soát không có khả năng mở rộng, vì họ sử dụng truyền
thông multicast.
2.8 Biện pháp Pi
Pi, đề xuất của Yaar [2], là một hệ thống bảo vệ mục tiêu nạn nhân, xây dựng
trên kỹ thuật đánh dấu gói tin đã đề cập ở biện pháp traceback, chèn vào định danh
đường dẫn vào mục chưa sử dụng trong phần header của gói tin IP. Ý tưởng chính là
những định danh đường dẫn hoặc dấu vân tay xác thực được chèn vào bởi các router
dọc theo đường mạng. Các mục tiêu hoặc nạn nhân sau đó sẽ từ chối các gói tin với
định danh đường dẫn phù hợp với các gói tin đã được xác định rõ ràng như một phần
của cuộc tấn công.
Trong đề án đánh dấu Pi cơ bản, từng router tham gia đánh dấu bit nhất định
trong trường nhận dạng IP của gói tin IP. Các vị trí của kí hiệu trong trường này được
xác định bởi giá trị của trường TTL (time to live) của gói tin. Kí hiệu là một phần của
bảng băm của địa chỉ IP của router. Vì giá trị TTL được giảm đi tại mỗi router, một
con đường tiếp giáp của gói tin được xây dựng khi nó đến gần hơn với nạn nhân.
Người ta có thể quyết định ngừng đánh dấu trong một khoảng cách chặng nhất định
của mạng nạn nhân để tăng khả năng tới đích của gói tin trong đề án này.
24
Bộ lọc Pi có thể xảy ra một khi chương trình đánh dấu đã được cài đặt trong cơ
sở hạ tầng. Đề án này giả định rằng nạn nhân biết làm thế nào để xác định số lượng lớn
của lưu lượng truy cập tấn công, ví dụ, bằng cách chọn một phần lớn của lưu lượng
truy cập đến mang nhãn hiệu tương tự. Các bộ lọc sau đó ném bỏ tất cả lưu lượng với
nhãn hiệu nhất định. Vô tình, một số lưu lượng truy cập hợp pháp chia sẻ nhãn hiệu
với các cuộc tấn công (vì nó cũng chia sẻ đường dẫn đến các nạn nhân do sự dao động
và tính chất thích nghi của mạng) cũng sẽ bị giảm xuống, mất mát.
2.9 Biện pháp SIFF
Yaar [3] đề xuất để giảm thiểu ngập lụt tấn công DDoS bằng cách sử dụng một
cơ chế trong khả năng của host cuối có thể phân chia lưu lượng truy cập Internet tách
thành hai lớp: đặc quyền và không đặc quyền. Host cuối có thể trao đổi capabilities sẽ
được sử dụng trong giao thông đặc quyền. Router sau đó sẽ xác minh những
capabilities này một cách không trạng thái. Những capabilities này được giao trong
một động cơ chế, vì vậy máy cư xử sai trái (máy tấn công) có thể có khả năng bị thu
hồi capabilities. Trái ngược với cách tiếp cận khác, kế hoạch này không đòi hỏi một cơ
chế che phủ, nhưng nó có yêu cầu sửa đổi của máy khách và máy chủ, cũng như cả ở
router nữa.
Các máy khách sẽ sử dụng một giao thức bắt tay vào khả năng trao đổi, và sau đó
là lưu lượng truy cập đặc quyền sẽ được giải quyết nhanh của mạng, trái ngược với
giao thông không có đặc quyền mà sẽ không nhận được ưu tiên. Có quy định tại chỗ
để ngăn chặn tấn công gửi tràn với lưu lượng truy cập đặc quyền của một người trái
phép, ví dụ, bởi một người cố gắng tạo ra capabilities (thực hiện bằng cách đánh dấu
trong mỗi gói). Nếu một máy khách với capabilities bắt đầu ngập lụt, sau đó các thông
tin cho lưu lượng truy cập đặc quyền có thể bị thu hồi với máy khách đó.
Các tác giả của cơ chế này đề xuất hai con đường: một là cơ chế Internet thế hệ
tiếp theo kết hợp những kỹ thuật này và một là cơ chế cho các giao thức mạng hiện
nay ở IPv4. Đó là còn chưa rõ ràng rằng những con đường sẽ chứng minh hiệu quả hay
không.
Tóm lại, kỹ thuật này cũng chấp nhận nhiều giả thiết, trong đó có giả định là máy
khách và máy chủ cập nhật các phần mềm theo giao thức TCP / IP để kết hợp sửa đổi
cần thiết cho các capabilities mới. Ưu điểm là không cần thiết phải có-liên-ISP hay
hợp tác giữa các ISP. Tuy nhiên, nó cũng giả định rằng giả mạo là hạn chế, và việc xử
25
lý và duy trì trạng thái được yêu cầu tại từng router. Các giao thức mạng mới yêu cầu
đánh dấu không gian trong tiêu đề gói IP, hợp tác của khách hàng và máy chủ, mỗi
router phải đánh dấu các gói tin, và tuyến đường giữa các máy trên mạng vẫn ổn định.
Các giả định này là khá hạn chế, so với những gì có thể xảy ra trong một mạng thực
sự.
2.10 Biện pháp lọc đếm chặng HCF
Lọc đếm chặng, Hop-Count Filtering, được đề xuất bởi Jin [7], là một dự án
nghiên cứu tại Đại học Michigan, nhằm bảo vệ chống lại DDoS bằng cách quan sát các
giá trị TTL (thời gian để sinh sống, số lượng các chặng hoặc router mà một gói tin sẽ
đi qua trước khi đến đích, hoặc bị bỏ đi để tránh chặng đường quá dài hoặc lặp lại, giá
trị được giảm đi ở mỗi router các gói tin đi qua) trong các gói tin inbound. Triển khai
tại các mạng mục tiêu, nó quan sát giá trị TTL cho bất kỳ địa chỉ nguồn trên mạng mà
đi qua mạng mục tiêu, cố gắng để suy luận một số hop đếm số chặng (có nghĩa là,
khoảng cách của người gửi đến máy phòng thủ) và xây dựng bảng mà ràng buộc một
IP cho trước với số chặng.
Hệ thống này tạo nên dự đoán của chặng đếm bắt đầu với giá trị TTL quan sát và
đoán giá trị TTL ban đầu đã được đặt trong gói tin ở người gửi. Chỉ có một vài giá trị
như hệ điều hành sử dụng và họ là khá khác nhau, tạo điều kiện đoán chính xác. Số
chặng sau đó được tính bằng sự chênh lệch giữa TTL ban đầu và các giá trị quan sát
được.
Số chặng Hop-count phân phối theo phân phối chuẩn (chuông đường cong), vì có
sự biến đổi đủ trong giá trị TTL. Nếu kẻ tấn công muốn đạt được điều này, hắn sẽ phải
đoán đúng giá trị TTL để chèn vào một gói tin giả mạo, để số chặng suy luận phù hợp
với giá trị mong đợi. Giả mạo trở nên khó khăn, vì kẻ tấn công giờ phải giả mạo giá trị
TTL chính xác để liên kết với một địa chỉ nguồn được giả mạo và, tăng cường số
chặng khác biệt thích hợp giữa kẻ tấn công và địa chỉ giả mạo, giao thông độc hại trở
nên một mô hình dễ dàng hơn.
Trong các hoạt động chung, các bộ lọc đếm chặng là thụ động trong khi nó đang
phân tích lưu lượng và nối nó với các bảng tính đến thành lập các giả định hop. Nếu số
lượng bất xứng hợp vượt qua một ngưỡng thành lập, chương trình bắt đầu lọc. Các bàn
đến đều được cập nhật liên tục bằng cách kiểm tra một ngẫu nhiên kết nối TCP đến
một trang web trong mạng được bảo vệ. Lưu ý rằng chương trình này cố gắng để ngăn
26
chặn lưu lượng truy cập giả mạo. Không có gì ngăn cản kẻ tấn công khỏi việc phát
động một cuộc tấn công bằng các nguồn thực và mang giá trị TTL chính xác, và do đó
các cuộc tấn công bằng cách sử dụng các mạng bot lớn hoặc sâu với DDoS, mà không
cần phải mạo địa chỉ nguồn để thành công, vẫn sẽ là một vấn đề. Vì các loại tấn công
trở nên dễ dàng ngày hôm nay, những kẻ tấn công chỉ cần áp dụng phương pháp này
trên giả mạo địa chỉ nguồn để có thể vượt qua phòng thủ như vậy.
Giống như những cuộc phòng thủ phía nạn nhân, phương pháp này không thể giúp bảo
vệ chống lại các cuộc tấn công quy mô lớn dựa trên việc gửi tràn tới liên kết tới vào
máy thực hiện việc kiểm tra các giá trị TTL.
27
Chương 3: SOS VÀ WEBSOS
3.1 Giao thức Chord
Cả hai kiến trúc SOS và WebSOS đều sử dụng một kĩ thuật đó là định tuyến theo
cấu trúc, hay bảng băm phân tán DHT – Distributed Hash Tables, qua việc xây dựng
một mạng bao phủ có ứng dụng giao thức Chord, vì vậy trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu
về giao thức Chord này.
Giao thức Chord là một giao thức tìm kiếm phân tán được đề xuất bởi Stoica và
các đồng nghiệp [14] tại hội nghị ACM Sigcomm diễn ra vào 8/2001 qua bài báo
“Chord: A Scalable Peer-to-peer Lookup Service for Internet Applications”. Chord
cung cấp hỗ trợ cho một hoạt động duy nhất: cho một giá trị key, nó sẽ ánh xạ giá trị
key đó tới một node trong mạng. Ở đây việc ánh xạ giá trị key đến node trong mạng
được thực hiện bởi một hàm băm nhất quán, băm giá trị key để cho ra một giá trị băm,
chính giá trị băm này sẽ tương ứng với node tương ứng trong mạng. Từ đó việc lưu trữ
và tìm kiếm dữ liệu trong mạng sẽ dễ dàng được thực hiện thông qua việc liên kết mỗi
key với các đơn vị dữ liệu để lưu trữ cặp key/ dữ liệu đó tại node mà key ánh xạ đến.
Trong mạng Chord, mỗi node được cấp phát một định danh ID thông qua một
hàm băm nhất quán trong khoảng [0, 2m] với một giá trị m định trước. Các node trong
mạng bao phủ được sắp xếp thứ tự theo định danh của chúng, và được tổ chức theo
vòng, thuận chiều kim đồng hồ.
28
Hình 1: Định tuyến theo Chord [14].
Mỗi node sẽ duy trì một bảng gọi là finger table, chứa đựng định danh của m
node trong mạng bao phủ. Giá trị ở hàng thứ i trong bảng finger table của node có định
danh x, là node có định danh nhỏ nhất mà lớn hơn hoặc bằng x + 2i-1. ( (mod 2m)), như
hình. Khi node x nhận được gói tin có đích là node định danh y, nó gửi gói tin đến
node trong mạng theo bảng finger table của nó sao cho node này có định danh lớn nhất
mà còn nhỏ hơn y. Như ở trên hình, nếu node có định danh 7 nhận được gói tin mà
đích đến có định danh là 18, gói tin sẽ được định tuyến từ node 7 đến node 16, sau đó
đến node 17. Khi gói tin đến node 17, node tiếp theo trong mạng bao phủ là node 22,
vì vậy node 17 biết rằng node 22 là node chịu trách nhiệm cho định danh 20. Như vậy
thuật toán định tuyến của Chord sẽ khiến gói tin được chuyển trong mạng đến với
node đích qua khoảng O(m) node.
Chord chính là một giải pháp tốt cho rất nhiều vấn đề: cân bằng tải, phân tán, linh
hoạt, có khả năng mở rộng. Nó cũng có thể xử lý tốt khi các node tham gia và rời khỏi
mạng một cách thường xuyên.
29
3.2 Kiến trúc SOS
SOS được Keromytis và các đồng nghiệp của ông [4] đề xuất trong bài báo :
“SOS: Secure Overlay Services” vào ngày 21/08/2002 trong hội thảo ACM Sigcomm
2002.
Ý tưởng chính của bài báo là xây dựng nên một kiến trúc tầng bao phủ quanh
server đích, nhằm ngăn chặn kẻ tấn công khỏi việc tiếp cận để tấn công phá hoại server
và chỉ cho phép người dùng đã được xác định – confirm user, mới có thể kết nối đến
server.
Kiến trúc SOS được thể hiện như hình vẽ dưới.
Hình 2: Kiến trúc cơ bản của SOS [4]
Trong kiến trúc này, yêu cầu của khách hàng từ source point sẽ đi vào một lớp
bao phủ qua một node là SOAP – Secure Overlay Access Point. Do tính chất của SOS,
nên node này sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra người dùng này có hợp lệ hay không, qua một
cơ chế xác thực, như là login. Sau khi xác thực xong người dùng, yêu cầu sẽ được
chuyển tiếp qua mạng bao phủ. Mạng bao phủ này đóng vai trò một firewall phân tán,
được xây dựng theo giao thức Chord với kĩ thuật định tuyến theo cấu trúc, sử dụng
30
bảng băm phân tán DHT. Giao thức Chord sẽ được mô tả trong phần tiếp theo. , và
trong mạng bao phủ, các node có thể đóng một trong các vai trò sau:
- SOAP: Secure Overlay Access Point: là các điểm truy cập cho khách
hàng.
- Secret Servlet: Các node đặc biệt, mà chỉ có kết nối đến từ các node này
mới được server đích chấp nhận.
- Beacon: Các node đặc biệt trong mạng bao phủ bởi nó biết được vị trí
của các secret servlet, nhờ thông báo định kì từ các secret servlet gửi tới chúng.
- Overlay Node: các node bình thường khác trong mạng.
Sau khi node SOAP đã xác thực xong người dùng, nó sẽ lấy địa chỉ Server đích
trong gói tin yêu cầu, sử dụng hàm băm của chord để đạt được một giá trị băm. Giá trị
băm này sẽ cho biết vị trí của một Beacon, nhờ đó SOAP chuyển tiếp yêu cầu người
dùng đến node Beacon đó. Khi Beacon nhận được gói tin, nó lại đọc địa chỉ Server
đích, và sau đó chuyển tiếp gói tin đến Secret Servlet của server đích. Secret Servlet
nhận được gói tin từ Beacon, nó cũng tiếp tục chuyển tiếp gói tin đến Server đích
tương ứng.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để Beacon biết được địa chỉ của Secret Servlet tương
ứng với Server đích? Điều này được thực hiện thông qua việc định kì, các Secret
Servlet tương ứng với Server đích sẽ sử dụng hàm băm của Chord với địa chỉ Server
đích, nhờ đó lấy được giá trị băm và biết được vị trí của Beacon cần biết nó. Ngay sau
đó nó gửi một thông báo đến Beacon đó, và như vậy Beacon này sẽ nhận thông báo và
biết được Secret Servlet ứng với một Server đích.
Còn với các Server đích, cơ chế của chúng đó là install một bộ lọc ở router gần
nó nhất, và lựa chọn một số node trong mạng bao phủ SOS để làm Secret Servlet của
mình, và cho phép chuyển tiếp kết nối thông qua các bộ lọc đến Server đích. Các
router ở quanh Server đích cũng được cấu hình để chỉ chấp nhận kết nối đến từ Servlet
của nó.
Với kiến trúc đề xuất như vậy, SOS được tin tưởng rằng sẽ trở thành một phương
pháp tiếp cận mới và mạnh mẽ trong phương pháp chủ động phòng và chống tấn công
từ chối dịch vụ.
31
3.3 Kiến trúc WebSOS
3.3.1 Giải pháp đề xuất
WebSOS được đề xuất bởi D. L. Cook, Morein, Keromytis cùng các đồng nghiệp
[10] qua bài báo “WebSOS: Protecting Web Servers from DDoS attacks” vào tháng 9-
2003 tại hội thảo quốc tế lần thứ 11 của IEEE về lĩnh vực mạng ICON2003, và bài
báo: “WebSOS: An Overlay-Based System for Protecting Web Servers from Denial
of Service Attacks” viết vào năm 2005 [6].
Với nhiều biện pháp đã trình bày ở chương 2, cách phòng chống tấn công DDoS
đưa ra theo một cách thức bị động, khi mà tổ chức quan sát giao thông tại một điểm
nào đó, đợi tấn công xảy ra, sau đó mới phân tích các gói tin gửi đến nhằm đặt ra các
cơ chế lọc phù hợp để ngăn chặn giao thông của kẻ tấn công. Cách tiếp cận này có hai
vấn đề khá lớn. Thứ nhất đó là sự chính xác giữa việc phân biệt giao thông tấn công
với giao thông hợp lệ. Với D-Ward, DefCom, Cossack, Pi, khi một sai lầm chủ quan
trong việc phân biệt giao thông tấn công xảy ra, các giao thông hợp lệ sẽ bị loại bỏ,
khách hàng sẽ không thể truy cập vào Server đích được. Thứ hai, là việc tạo ra một cơ
chế thiết lập bộ lọc đủ sâu để có thể hạn chế tác hại của cuộc tấn công đến mức độ tối
thiểu.
WebSOS dựa trên ý tưởng của SOS để xây dựng nên một kiến trúc phòng chống
tấn công từ chối dịch vụ, giúp cung cấp được kết nối đến máy chủ đích ngay cả khi hệ
thống đang là mục tiêu của một cuộc tấn công. Cải tiến ý tưởng của SOS, WebSOS sử
dụng hệ thống kiếm tra CAPTCHA để phân biệt người dùng hợp lệ với các autobot,
truyền các yêu cầu người dùng trong mạng bao phủ thông qua web proxy, xác thực
khách hàng qua giao thức SSL/TLS, mà không cần yêu cầu việc thay đổi hạ tầng cơ sở
mạng sẵn có.
3.3.2 Kiến trúc của WebSOS
Về cấu trúc mạng bao phủ, WebSOS thừa kế từ mô hình SOS như ở hình 2. Các
node trong mạng bao phủ vẫn đóng một trong các vai trò: SOAP, overlay node,
Beacon, Secret Servlet. Tuy vậy, khi không có tấn công từ chối dịch vụ, các máy
khách có thể kết nối trực tiếp đến máy chủ đích mà không thông qua mạng bao phủ
WebSOS. Chỉ khi hệ thống bị tấn công, nhờ các router chất lượng cao đã được cài đặt
bộ lọc địa chỉ IP, các kết nối đến từ bên ngoài sẽ bị lọc và từ chối kết nối đến các máy
chủ đích, chỉ có các Secret Servlet mới có quyền truy cập đến các máy chủ này, lúc đó
32
mạng bao phủ WebSOS mới thực sự hoạt động, và người dùng muốn truy nhập vào
máy chủ đích phải kết nối thông qua mạng bao phủ này.
Các SOAP là được cài đặt Web server nhằm tạo ra và thực hiện xác thực người
dùng hợp lệ thông qua bài kiểm tra CAPTCHA. Cũng trên các web server SOAP, các
applet được lưu trữ để người dùng có thể tải về và chạy proxy applet sau khi vượt qua
bài kiểm tra CAPTCHA đó.
Hình 3: Bài kiểm tra người truy cập sử dụng CAPTCHA. Từ khóa kiểm tra
trong trường hợp này là “zbyc”.
Vùng lọc xung quanh Server đích vẫn là các router mạnh được install các bộ lọc
IP để có thể lọc mọi kết nối đến Server trong thời gian diễn ra cuộc tấn công, và chỉ
cho phép kết nối từ các Secret Servlet đến được Server đích.
3.3.3 Cơ chế của WebSOS
3.3.3.1 Cơ chế chung
Việc kết nối thông qua mạng bao phủ WebSOS được thực hiện như hình:
33
Hình 4: Cơ chế truy cập và xác thực của người dùng [6]
Đầu tiên, người dùng cần biết một SOAP và truy cập đến nó. SOAP này sẽ được
cài đặt một webserver để thực hiện chức năng kiểm tra CAPTCHA hay Graphic
Turing Test- GTT, để xác nhận truy cập thực hiện bởi con người. CAPTCHA-
Completely Automated Public Turing test to tell Computers and Human Apart, là một
chương trình có thể tạo ra bài kiểm tra mà hầu hết con người đều có thể vượt qua,
trong khi chương trình tự động thì không. Trong WebSOS, CAPTCHA được tạo ra bởi
chương trình GIMPY.
Khi người truy cập đã vượt qua bài kiểm tra GTT, SOAP sẽ cấp cho người dùng
một chứng thực X.509 ngắn hạn, có mã hóa ip của người truy cập vào để làm chứng
thực cho việc truy cập vào dịch vụ web, nhằm tránh việc sử dụng lại cho agent với ip
khác tấn công.
Sau đó, SOAP sẽ yêu cầu người dùng chạy một chương trình proxy applet
(signed applet) để browser của người dùng kết nối đến Server đích thông qua proxy
applet đó, từ đó tạo kết nối SSL đến SOAP. SOAP nhận kết nối này, và chuyển tiếp
kết nối qua mạng bao phủ đến Beacon thích hợp, để Beacon sẽ chuyển tiếp đến Secret
Servlet. Từ Secret Servlet, yêu cầu được chuyển qua vùng lọc đến Server đích. Router
ở vùng lọc nhận thấy IP của Secret Servlet hợp lệ nên chấp nhận cho kết nối đến
Server. Điều này khiến kết nối của người dùng trở nên an toàn, và cũng khiến tuyến
đường định tuyến tăng lên, gây ra một độ trễ nhất định.
34
3.3.3.2 Cơ chế định tuyến
Trong mô hình WebSOS, giao thông từ một nguồn tới server đích sẽ đi qua các
node theo thứ tự: nguồn, SOAP, Beacon, Servlet và Server đích. Cơ chế định tuyến
thông thường được sử dụng để người dùng kết nối tới SOAP. Hơn nữa, do Beacon đã
biết các Servlet xác định tương ứng với các Server, cũng như Servlet cũng biết vị trí
của Server, vì vậy cơ chế định tuyến thông thường cũng được sử dụng giữa Beacon và
Servlet, giữa Servlet và Server đích. Còn giữa SOAP với Beacon, một cơ chế định
tuyến của lớp bao phủ được sử dụng. Nhằm giảm quãng đường định tuyến giữa chúng,
nhờ đó giảm quãng đường tổng từ nguồn tới Server đích, thuật toán Chord được sử
dụng trong trường hợp này.
Trong mô hình SOS gốc, quãng đường thiết lập từ người dùng đến Server đích
qua mạng bao phủ có thể khác với quãng đường ngược lại từ Server đích tới người
dùng. Hơn nữa, response từ Server đích có thể gửi trực tiếp đến người dùng mà không
qua lại mạng bao phủ, bởi các kênh truyền thông là song công, và trong các cuộc tấn
công DDoS thì chỉ có kết nối tới các Server đích mới là bị tắc nghẽn. Cách thức có
những thuận lợi khá lớn trong việc giảm độ trễ của mạng, vì hầu hết các kết nối
client/server hiện nay là không đối xứng do các client thường nhận response nhiều hơn
là gửi đi các request.
Trong WebSOS, định tuyến được thực hiện với từng kết nối cơ bản. Mỗi request
tiếp theo trong cùng một kết nối và các response từ Server đích có thể đi theo quãng
đường ngược lại trong mạng bao phủ. Trong khi cơ chế này làm cho việc áp dụng trở
nên đơn giản, nó cũng gây nên hậu quả làm cho độ trễ tăng lên đáng kể, vì hầu hết các
response đều đi qua mạng bao phủ với nhiều chặng, hơn là việc đi trực tiếp đến máy
khách để giảm quãng đường trong mạng phủ.
3.3.4 Cơ chế bảo vệ
Cơ chế bảo vệ được giả định trong trường hợp kẻ tấn công không đủ mạnh mẽ để
tấn công gửi tràn làm quá tải hoạt động của vùng lọc xung quanh các Server đích, cũng
như không đủ mạnh tới mức tấn công tràn làm quá tải tất cả các SOAP trong mạng bao
phủ.
35
Khi không có cuộc tấn công nào diễn ra, các khách hàng, cũng như các xử lý tự
động như chương trình đánh chỉ mục của google có thể truy cập Website một cách
trực tiếp như các Website khác.
Khi có dấu hiệu của một cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán, vùng lọc xung
quanh các Web Server được kích hoạt, các kết nối đến Website đều bị loại bỏ, ngoại
trừ các kết nối đến từ các Servlet tương ứng với các Web Server đích. Như vậy, tác hại
của một cuộc tấn công từ chối dịch vụ trực tiếp đến các Server đích bị làm giảm đến
mức thấp nhất nhờ các bộ lọc mạnh mẽ này. Kẻ tấn công muốn tiếp tục phá hoại
Website chỉ còn cách kết nối đến các Server đích qua mạng bao phủ, để thực hiện tấn
công.
Khi kết nối đến mạng bao phủ, thông qua việc sử dụng bài kiểm tra Graphic
Turing Test hiện đại, giao thông từ con người sẽ được phân biệt chính xác với giao
thông từ các chương trình máy tự động do sự đảm bảo của các chương trình
CAPTCHA hiện đại có thể khiến các chương trình nhận dạng chữ viết tự không thể
thực hiện chính xác. Vì vậy, các chương trình độc hại của kẻ tấn công sẽ bị giới hạn,
không thể tiếp cận để gửi gói tin phá hoại tới Server đích được.
Thêm vào đó, WebSOS sử dụng SSL qua mỗi chặng trong mạng bao phủ, nhằm
mục đích để xác thực chặng trước đó, nhằm tránh việc kẻ tấn công có thể phát hiện
được một số node trong lớp bao phủ WebSOS và thực hiện giả dạng các node đó. Với
thực tế rằng chi phí về thời gian tạo và chứng thực mã hóa với thuật toán RC4 là rất
nhỏ (như ở phần 4 sẽ đề cập đến), các node trong mạng bao phủ không cần thiết phải
được cài đặt thêm chức năng đặc biệt khác, và khách hàng thì đơn giản chỉ cần được
cấp một chứng thực phù hợp từ quản trị của WebSOS.
Hơn nữa, nhằm tránh việc kẻ tấn công sử dụng IP Spoofing gửi gói tin tấn công
có IP nguồn trùng với IP của các Servlet đến Server đích, WebSOS đề xuất sử dụng cơ
chế GRE: “Generic Routing Encapsulation” theo Farinacci và các đồng nghiệp vào
tháng 3-2000, và Dommety, tháng 9-2000. Theo đó, kẻ tấn công muốn giả mạo Secret
Servlet ngoài việc cần đoán được IP của Servlet, còn phải đoán được cả giá trị khóa
của GRE. Với việc sử dụng khóa phức tạp, thì việc giả mạo Servlet là vô cùng khó
khăn đối với kẻ tấn công. Cuối cùng, nếu như kẻ tấn công có thực sự giả mạo được
một vài Servlet đi nữa, thì dựa vào việc phân tích các gói tin đến nhiều từ một vài
Servlet, Server đích hoàn toàn có thể chọn lại tập các Servlet cho mình, gửi thông báo
mới đến chúng và các bộ lọc ở router.
36
Tổng kết: Như vậy chúng ta đã xây dựng xong kiến trúc WebSOS cho việc bảo
vệ các WebSite khỏi tác động của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Kiến trúc này sẽ
triển khai qua các hoạt động chính là xác nhận người dùng hợp lệ qua bài kiểm tra
Graphic Turing Test, thực hiện kết nối SSL thông qua một proxy applet qua mạng bao
phủ đến một Servlet, và từ Servlet qua một vùng lọc đến được Server đích.
3.3.5 Đánh giá ưu, nhược điểm của kiến trúc WebSOS
Trong khi nhiều đề xuất khác xây dựng nên một hệ thống chống lại tấn công từ
chối dịch vụ một cách bị động, thì WebSOS đã đưa ra một kiến trúc chủ động đối phó
với DDoS. Người dùng có thể truy cập trực tiếp vào Website khi không có tấn công
DDoS, giúp làm giảm độ trễ của truy cập. Khi phát hiện ra một cuộc tấn công, hệ
thống được kích hoạt để hoạt động. Nhờ vào bài kiểm tra Graphic Turing Test, việc
phân loại giao thông hợp lệ và giao thông bất hợp pháp đến từ các chương trình tự
động có độ chính xác cao, giúp loại bỏ giao thông không hợp lệ khỏi việc tiếp cận và
tấn công Server đích. Việc kết nối sử dụng SSL, và việc sử dụng GRE giúp tăng cường
bảo mật trong mạng bao phủ và đồng thời giúp chống lại việc kẻ tấn công giả mạo các
Servlet để gửi gói tin tràn ngập đến Server đích. Ứng dụng của giao thức Chord giúp
việc định tuyến trong mạng bao phủ trở nên nhanh chóng, hơn nữa cung cấp tính cân
bằng tải, linh hoạt, khả năng phân tán, mở rộng cho các node trong mạng bao phủ cũng
như xử lý tốt việc các node trong mạng bao phủ có thể gia nhập và rời khỏi mạng một
cách thường xuyên.
Tuy vậy, một số nhược điểm còn tồn tại của WebSOS đó là độ trễ còn cao do
việc yêu cầu người dùng phải thông qua nhiều chặng trung gian trong mạng bao phủ.
Một điểm nữa đó là chưa xử lý được trường hợp một node trong mạng bao phủ bị
chiếm dụng và trở thành agent của kẻ tấn công. Hoặc kẻ tấn công cũng hoàn toàn có
thể bỏ qua mạng bao phủ, và thực hiện tấn công trực tiếp vào Server đích qua vùng
lọc, làm cho vùng lọc bị vô hiệu hóa bởi việc xử lý các gói tin tràn ngập.
37
Chương 4: THỰC NGHIỆM, CẢI TIẾN VÀ KẾT
QUẢ
Thực nghiệm được tiến hành nhằm xây dựng nên một Website với sự bảo vệ của
lớp mạng bao phủ WebSOS. Đây là thực nghiệm nhằm triển khai giải pháp WebSOS
đã đề ra ở chương 3, đồng thời kiểm tra độ trễ của yêu cầu khách hàng khi sử dụng
mạng bao phủ WebSOS so với việc kết nối trực tiếp đến với server đích.
4.1 Môi trường thực nghiệm
Kiến trúc mạng bao phủ WebSOS được cài đặt trên mạng lưới các máy ảo với hệ
điều hành CentOS 5, máy tính 3.0 GHz, RAM 1GB. Chương trình có 3 module chính.
- Module CAPTCHA được cài đặt trên WebServer Xampp.
- Module Secure Tunnel Proxylet được viết bởi ngôn ngữ Java.
- Communication Control Module và module Overlay Network (Chord) được
viết bởi java, và C, tương ứng.
Website cần bảo vệ là một máy có cài đặt WebServer Xampp.
4.2 Cài đặt kiến trúc WebSOS
So với đề xuất WebSOS, kiến trúc thực nghiệm được xây dựng với cơ chế có một
số thay đổi. Các Servlet được thiết lập thủ công qua chế độ dòng lệnh chứ không thông
qua việc nhận các thông báo đến từ Server.
Với mỗi máy tính, để tham gia vào mạng bao phủ WebSOS, máy sẽ thực hiện
dòng lệnh trong Communication Control Module và module Overlay Network. Khi
tham gia vào mạng bao phủ, nếu node đó đóng vai trò Servlet, thì nó sẽ khai báo luôn
một file chứa IP của các Server đích mà nó làm Servlet tương ứng. Các node khai báo
file tương ứng là file rỗng, sẽ nhận vai trò làm SOAP hoặc Beacon, hay ovelay node
thông thường.
Với các máy nhận vai trò làm SOAP, ta cài đặt cho chúng thêm hai module còn
lại là module CAPTCHA để xác nhận người dùng hợp lệ, và module Secure Tunnel
Proxylet để người dùng tải về chạy proxy applet trên trình duyệt của mình.
Với các máy làm Server đích, đơn giản ta cài đặt Xampp và đặt một số file html
lên để làm Website thử nghiệm cho người dùng truy cập thông qua mạng bao phủ.
38
4.3 Kiểm tra độ trễ của các kết nối
Trong khâu kiểm tra độ trễ của các kết nối, nhằm mục đích kiểm tra để đạt được
kết quả như khi kích thước mạng bao phủ là lớn, ta dựa vào kết quả của Chord, đó là
với xác suất cao, khi trong mạng có 2m node, thì việc định tuyến chỉ đi qua m node. Vì
vậy ta tạo nên một topo mạng với m=10 node, vào định tuyến thủ công để yêu cầu
người dùng đi qua 10 node đó. Như vậy kết quả đạt được sẽ tương đương với việc
kiểm tra trong môi trường mạng bao phủ có 2m= 210= 1024 nodes.
Dưới đây là bảng kết quả tổng thời gian từ khi người dùng đưa ra request, đến
khi nhận được kết quả hiển thị trên browser, khi thực hiện định tuyến với quãng đường
là m=0, 1, 4, 7, 10 node (kết nối trực tiếp đến server, kết nối qua mạng bao phủ với
quãng đường 1 node, 4, 7, 10 node).
Server Direct 1 Node 4 Nodes 7 Nodes 10 Nodes
Google.com 1.42 2.07 2.51 2.90 3.49
Coltech.vnu.edu.vn 1.51 2.35 2.76 3.51 4.13
Test.htm (local server) 0.64 1.27 1.35 1.55 1.79
Bảng 1: Độ trễ khi thử nghiệm kết nối đến 1 số trang web
Có thể thấy, độ trễ ở đây ở số nhân 2 hoặc 3, là một độ trễ có thể chấp nhận được
khi một Website nằm trong hoàn cảnh một cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Ở đây do
việc định tuyến qua các node thực hiện một cách thủ công, nên thời gian trễ do việc
thực hiện thuật toán định tuyến Chord bị bỏ qua. Ngoài độ trễ do việc định tuyến còn
có thời gian trễ do việc cấp và chứng thực khóa qua kết nối SSL.
Các đo đạc về thời gian xác thực khóa RSA 1024 bit do Stavrou [6] và các đồng
nghiệp sử dụng một máy Linux 3 GHz Pentium IV đo được khi dùng thư viện
OpenSSL V 0.9.7c. Đo đạc cho thấy thời gian sử dụng để xác thực người dùng là rất
nhỏ, và qua tính toán giả sử mỗi khóa xác thực hết hạn sau 30 phút, thì mỗi node có
39
thể xác thực cho 18 triệu người dùng mỗi giờ, đó là khi chưa cần tới tăng tốc phần
cứng.
Bảng 2: Thời gian đăng kí và xác thực khóa RSA 1024 bit [6]
Qua các đo đạc trên có thể thấy, dù cho độ trễ là vấn đề lớn nhất của WebSOS,
độ trễ tạo ra trong các thử nghiệm là có thể chấp nhận được. Với việc các khách hàng
có thể truy nhập trực tiếp vào Website trong thời điểm không có cuộc tấn công, chỉ
kích hoạt mạng bao phủ WebSOS trong cuộc tấn công, thì thời gian trễ như vậy là có
thể chấp nhận trong việc triển khai một cách rộng rãi.
4.4 Đề xuất cải tiến
4.4.1 Vấn đề về mạng bao phủ của WebSOS
Trong khi xây dựng kiến trúc WebSOS, các tác giả giả định rằng kiến trúc
WebSOS là ổn định và chắc chắn, nghĩa là các node trong mạng bao phủ WebSOS đều
đáng tin cậy, và không bị chiếm dụng bởi kẻ tấn công, và kẻ tấn công chỉ có thể tấn
công vào hệ thống từ bên ngoài mạng bao phủ.
Để nghiên cứu và cải thiện kiến trúc WebSOS, ta giả định trường hợp một, hoặc
một số node trong mạng bao phủ WebSOS bị kẻ tấn công chiếm dụng. Từ node bị
chiếm dụng này, kẻ tấn công có thể thực hiện một trong ba hình thức tấn công sau:
- Tấn công toàn vẹn dữ liệu: Tấn công toàn vẹn dữ liệu có thể trên kênh request,
bằng cách hủy bỏ gói tin hoặc kênh truyền đã thiết lập. Khi node bị chiếm dụng
hủy gói tin trên kênh request, người dùng sẽ nhận thấy rằng mình không thể kết
nối đến server. Khi kẻ node bị chiếm dụng tấn công toàn vẹn dữ liệu trên kênh
truyền đã thiết lập, chúng ta có thể phát hiện ra kiểu tấn công này thông qua giải
pháp cải tiến, hoặc ngay ứng dụng phía người dùng có thể nhận thấy được
thông qua dữ liệu gửi về sai, hoặc qua việc xác thực… để có thể chuyển sang
SOAP khác.
40
- Tấn công hủy gói tin: tấn công hủy các gói thiết lập kết nối khiến người dùng
không thể kết nối đến server qua node đó. Phân tích sâu hơn trường hợp này, ta
thấy trong kênh truyền đã được thiết lập, kẻ tấn công có thể hủy bỏ các gói tin
được truyền giữa người dùng hợp lệ và server. Tương tự kiểu tấn công toàn vẹn
dữ liệu, chúng ta có thể phát hiện kiểu tấn công này thông qua giải pháp cải
tiến, hoặc ứng dụng người dùng cũng có thể nhận thấy qua việc kết nối bị
ngừng, hoặc qua thông lượng thấp của ứng dụng.
- Tấn công gửi tràn gói tin: Một node bị chiếm dụng có thể tham gia tấn công gửi
tràn đến server đích thông qua việc gửi tràn gói tin đến Servlet.
4.4.2 Đề xuất cải tiến
Chúng ta sẽ tập trung vào kiểu tấn công thứ nhất và thứ hai: tấn công hủy gói tin,
và đưa ra giải pháp bằng cách thiết lập một cơ chế nhận diện kiểu tấn công này, và sau
đó thiết lập cho proxylet của người dùng thực hiện thay đổi SOAP để kết nối đến
server qua con đường định tuyến khác không thông qua node bị chiếm dụng. Cơ chế
này được thực hiện theo ý tưởng bài báo [12] bằng cách gửi một gói tin thăm dò định
kì đến server đích. Áp dụng vào kiến trúc WebSOS, chúng ta sẽ cho proxylet bên
người dùng thực hiện gửi một gói tin thăm dò định kì đến server. Nếu server trả lời gói
tin thăm dò đó sai quy định đã xác định trước, thì chúng ta kết luận là trong con đường
định tuyến có một node đã bị chiếm dụng và thực hiện tấn công hủy gói tin, từ đó ta sẽ
cho người dùng tự động thay đổi SOAP để đi qua con đường định tuyến khác. Cơ chế
này là trong suốt với người dùng và người dùng sẽ không phải thực hiện xác thực hợp
lệ qua SOAP mới.
Kẻ tấn công cũng có thể chỉ chặn các yêu cầu hợp lệ, ngoài ra các gói tin thăm dò
và gói tin trả lời thăm dò vẫn được truyền qua node bị chiếm dụng. Để khắc phục
trường hợp này, cơ chế cho phép người dùng khi một số các yêu cầu nhất định không
có trả lời từ phía server, thì proxylet cũng tự động kết nối đến một proxy khác, cho
phép người dùng thiết lập kết nối bình thường, không đi qua node bị chiếm dụng nữa.
Đề xuất cải tiến có thể được thể hiện dưới dạng giả mã như sau:
- Đề xuất cải tiến thực hiện tại proxy applet
Thiết lập biến số lượng thăm dò không được trả lời đúng probe=0;
Thiết lập biến số lượng kết nối hỏng numD= 0;
41
Thiết lập số lượng kết nối thành công numS= 0;
Thiết lập biến kiểm tra kết nối hỏng drop=false;
(*) Nếu probe>3, thực hiện thay đổi SOAP cho client và thiết lập lại giá trị các
biến về mặc định.
Nếu numD>= 3 , thực hiện thay đổi SOAP cho client và thiết lập lại các biến về
mặc định.
Gửi dữ liệu request.
Gửi dữ liệu probeRequest sau một khoảng thời gian random và tăng probe lên 1.
Kiểm tra nếu drop==true, tăng numD lên 1.
Đặt giá trị drop=true.
Nếu số lượng kết nối thành công numS>7, gán numS= 0 và numD= 0.
Nếu nhận được dữ liệu response, tăng numS lên 1, và đặt lại drop=false.
Nếu dữ liệu response là probeResponse, gán probe= 0 và numD=0;
Quay lại (*)
- Đề xuất cải tiến thực hiện tại Server đích
Nếu nhận được request là probeRequest, xử lý và gửi lại probeResponse
Như vậy theo giả mã, proxylet chạy trên client sẽ kiểm tra nếu cứ 10 lần gửi
request mà có tới 3 lần không nhận được dữ liệu response thì proxylet xem như có
hành động tấn công hủy gói tin và tự động thay đổi SOAP để kết nối đến Server.
Ngoài ra, sau một khoảng thời gian random, một gói tin probeRequest được
proxylet tại client gửi lên Server đích. Nếu như client không nhận được gói
probeResponse phù hợp, nó sẽ tăng một giá trị numD. Khi numD >=3, proxylet sẽ
thực hiện thay đổi SOAP cho client, và gán lại numD=0, tiếp tục quá trình. Còn nếu
nhận được gói tin probeResponse phù hợp, proxylet ghi nhận không có tấn công hủy
gói tin, các biến được reset, quá trình được thực hiện lại từ đầu.
42
4.4.3 Thực thi đề xuất
Để thực thi đề xuất, chúng ta thay đổi cơ chế hoạt động của proxylet, và gửi định
kì gói tin thăm dò đến server, sau đó chờ gói tin trả lời thăm dò. Nếu gói tin trả lời
không đúng, hoặc không có gói tin trả lời thăm dò thì một biến thiết lập sẵn cũng được
tăng dần, đến một giá trị xác định trước, proxylet sẽ tự động kết nối đến một SOAP
khác để đảm bảo truy cập người dùng. Ngoài ra, khi yêu cầu người dùng không nhận
được trả lời từ server, thì biến được thiết lập cũng tăng dần đến giá trị định trước đó.
Khi proxylet kết nối đến SOAP khác, biến đó sẽ được khởi tạo lại giá trị 0. Sau khi
thực nghiệm với hệ thống, tôi thấy hiệu quả của cơ chế là rõ rệt, các trường hợp khi
không có gói tin trả lời thăm dò, hoặc các gói tin trả lời từ server bị hủy bỏ, thậm chí
cả khi việc giữ đường truyền cho các gói thăm dò/ trả lời thăm dò và hủy các gói tin
khác, cơ chế vẫn có thể phát hiện và xử lý hiệu quả qua việc thay đổi SOAP. Danh
sách các SOAP để thay đổi được lưu tại từng SOAP, được proxylet đọc và lưu trong
một mảng dùng để thay đổi SOAP khác khi phát hiện có tấn công hủy gói tin.
4.4.3.1 Kịch bản thử nghiệm
Để thực thi đề xuất và kiểm định các kết quả của cơ chế đề ra, trước hết chúng ta
xây dựng nên hai kịch bản thử nghiệm như sau:
- Kịch bản 1: Giả sử một client kết nối đến một SOAP. Sau khi hoàn tất xác thực
người dùng qua bài kiểm tra CAPTCHA, người dùng download về máy và chạy một
proxy applet nhằm kết nối đến SOAP. SOAP tạo chuyển tiếp yêu cầu người dùng qua
mạng WebSOS overlay node đến với Servlet, rồi đến Server đích. Trong tuyến đường
từ SOAP đến Servlet, một node trong đó có thể là một node bị chiếm dụng, và node
này sẽ thực hiện tấn công hủy bỏ gói tin. Bằng việc thực hiện khiến node vẫn gửi yêu
cầu người dùng đến Server đích cũng như lắng nghe thông điệp trả lời từ Server đích,
nhưng lại ngừng ghi vào luồng thông tin gửi ra client, node đó sẽ hủy bỏ mọi gói tin từ
Server gửi đến người dùng. Ở phía người dùng hợp lệ, sự chậm trễ trong việc nhận gói
tin dẫn đến tình trạng trang web load quá lâu, việc mất kết nối hoặc thông lượng ứng
dụng thấp. Dựa trên những biểu hiện này, ta phát hiện ra hiện tượng gói tin bị hủy nhờ
vào việc gửi và nhận gói tin probeRequest, probeResponse, và thực hiện biện pháp đối
phó. Đó là việc cấu hình khiến proxy applet đang chạy trên máy người dùng tự động
thay đổi SOAP khác. Ta thực thi kịch bản xây dựng này với cả chương trình gốc và
chương trình đã cải tiến, nhằm xem xét tác động của hình thức tấn công này với
chương trình gốc, cũng như kiểm tra khả năng của cơ chế cải tiến, xem nó có thể phát
43
hiện và xử lý tốt hình thức tấn công hủy bỏ gói tin của các node bị chiếm dụng hay
không.
- Kịch bản 2: Tương tự như kịch bản 1, tuy vậy node tấn công không hủy bỏ
toàn bộ gói tin. Ta giả sử kẻ tấn công tinh vi tới mức phát hiện ra được các gói tin
probeRequest, probeResponse cho dù ta có che giấu chúng trong gói tin gửi đi tốt thế
nào chăng nữa, hoặc là kẻ địch hủy bỏ một số lượng lớn gói tin trong các gói tin nhận
được từ server, chỉ cho một số ít các gói tin đi qua để đánh lừa người dùng rằng vẫn có
kết nối tuy rất chậm, với server và một cách ngẫu nhiên các gói tin chứa probeRequest
và probeResponse đều không bị hủy, hoặc không bị hủy tới 3 gói probeResponse liên
tiếp. Như vậy theo kịch bản 2, cơ chế đề xuất gửi probeRequest và probeResponse bị
vô hiệu hóa, ta sẽ phải sử dụng cách khác để phát hiện ra là các gói tin đang bị hủy bỏ
với số lượng lớn, để biết có tấn công của một node độc hại và thực hiện thay SOAP
cho client.
4.3.3.2 Kết quả thử nghiệm
4.3.3.2.1 Với chương trình gốc
Khi thực thi kịch bản thử nghiệm với chương trình WebSOS gốc, hiện tượng trực
quan đó là ở phía client người dùng, các gói tin request được gửi đi bình thường, vì
vậy Browser vẫn chờ các gói response trong khi không hề có gói response nào tới
Browser. Trang web vẫn thông báo “Waiting for ”, song không thể load được
trang kết quả. Sau 20 giây (theo thiết lập tùy biến setSoTimeout trong code chương
trình) không nhận được response, Browser thông báo “Internet Explorer cannot display
the webpage”.
44
Hình 5: Kịch bản thử nghiệm được thực thi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-PHÒNG CHỐNG TẤN CÔNG TỪ CHỐI DỊCH VỤ PHÂN TÁN VÀO CÁC WEBSITE.pdf