Khóa luận Phát triển chính phủ điện tử ở một số nước bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tài liệu Khóa luận Phát triển chính phủ điện tử ở một số nước bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ********************** Đề tài: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Quang Hiệp Sinh viên thực hiện : Trần Thị Liên Lớp : Anh 5 K38B HÀ NỘI - 2003 MỤC LỤC Nội dung Tra ng Lời nói đầu 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ …………… 4 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ..........… 4 1. Sự ra đời Chính phủ điện tử……………………………………….. .…………… 4 2. Khái niệm về Chính phủ điện tử………………………………………………… 11 3. Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền thống ………… 16 II. CÁC HÌNH THỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHÍNH TRONG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ……………………………………………... 17 1. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Chính phủ - G2G (Government to Government)……………………………………………………… 17 2. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Doanh nghiệp - G2B (Government to Business)………………………………………………………….. 17 3. Hình t...

pdf108 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Phát triển chính phủ điện tử ở một số nước bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ********************** Đề tài: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Quang Hiệp Sinh viên thực hiện : Trần Thị Liên Lớp : Anh 5 K38B HÀ NỘI - 2003 MỤC LỤC Nội dung Tra ng Lời nói đầu 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ …………… 4 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ..........… 4 1. Sự ra đời Chính phủ điện tử……………………………………….. .…………… 4 2. Khái niệm về Chính phủ điện tử………………………………………………… 11 3. Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền thống ………… 16 II. CÁC HÌNH THỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHÍNH TRONG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ……………………………………………... 17 1. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Chính phủ - G2G (Government to Government)……………………………………………………… 17 2. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Doanh nghiệp - G2B (Government to Business)………………………………………………………….. 17 3. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Công dân - G2C (Government to Citizen)…………………………………………….............................. ................. 18 III. LỢI ÍCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ ………………………… 18 1. Lợi ích về dịch vụ của Chính phủ ………………………………………………. 18 2. Lợi ích trong quản lý hành chính nhà nước 19 3. Tạo mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ với chính phủ, giữa chính phủ với doanh nghiệp và giữa chính phủ với công dân ……………………………………. 21 CHƯƠNG II: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM………….. 22 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI………………… 22 1. Tình hình phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới…………………………… 22 2. Dự báo triển vọng phát triển Chính phủ điện tử trong tương lai……………… 27 II. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỸ………………….. 28 1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Mỹ ……………………………………………… 28 2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Mỹ …………………………….. 29 3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Mỹ …………………………………………… 32 III. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở AUSTRALIA …….. 38 1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở 38 Australia………………………………………… 2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Australia………………….. 39 3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Australia………………………………… 45 IV. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở SINGAPORE…… 47 1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Singapore ………………………………… 47 2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Singapore ………………………. 48 3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Singapore ……………………………………. 55 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở CÁC NƯỚC…… ……………………………………… 57 1. Những cơ hội được tạo ra khi phát triển Chính phủ điện tử …………………. 57 2. Những thách thức phải giải quyết trong phát triển Chính phủ điện tử…… 58 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM………………………………… 61 I. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC TIỀN ĐỀ CHO VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM………………………………………... 61 1. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông ……………………………. 61 2. Nguồn nhân lực cho việc triển khai Chính phủ điện tử ………………………. 66 3. Nhận thức của người dân và khả năng tiếp cận các dịch vụ điện tử của Chính phủ……………………………………………………………………… ……... 67 4. Cơ sở pháp lý ……………………………………………………………………. 67 5. Vấn đề bảo mật thông tin ……………………………………………………….. 69 6. Hệ thống thanh toán điện tử……………………………………………………… 69 II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG BƯỚC ĐẦU CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM…………………………………………………….. 71 1. Quá trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nước …………………………. 71 2. Một số dịch vụ hành chính công qua Website của Chính phủ ……………… 80 III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM…………………….. 86 1. Định hướng Chính phủ trong việc phát triển công nghệ thông tin và ứng công nghệ thông tin vào các dịch vụ của Chính phủ ………………………….. 86 2. Một số kiến nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt nam …………… 89 Kết luận……………………………………………………………... 93 Tài liệu tham khảo DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AGLS: Government Locator Service Standard ATO: Australian Taxation Office CIO: Chief Information Officer G2B: Government to Business G2C: Government to Citizen G2E: Government to Employee G2G: Government to Government ICT: Information and Communication Technology IEE: Internal Effectiveness and Efficiency IMSC: Information Management Strategy Committee IPT: Integrated Project Team NOIE: National Office for the Information economy OMB: Office of Management and Budget RCB: Registry of Companies and Businesses RCSA: Recruitment and Consulting Service Association Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò của nhà nước ngày càng trở nên quan trọng. Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc hoạch định các chính sách về kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và đưa nền kinh tế phát triển sánh ngang với các cường quốc kinh tế trên thế giới. Nhưng làm thế nào để các chủ trương chính sách đó đến được với nhân dân mới là vấn đề mà Chính phủ cần phải suy tính. Các nước phát triển trên thế giới đã tìm ra lời giải cho bài toán, đó là phát triển Chính phủ điện tử. Hầu hết các nước này đã nhận thức được rằng Chính phủ điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho đất nước. Trong tương lai, nước nào có một nền Chính phủ điện tử phát triển, nước đó sẽ có lợi thế hơn các nước khác. Không một nước nào muốn bị tụt hậu so với các nước, do đó, phát triển Chính phủ điện tử đã trở thành xu hướng chung của các quốc gia trên toàn thế giới. Thế nhưng, ở nước ta, khái niệm Chính phủ điện tử đối với hầu hết mọi người là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ và hết sức lạ lẫm. Hầu như chẳng ai biết Chính phủ điện tử là gì chứ không nói gì đến việc liệu Chính phủ điện tử sẽ mang lại lợi ích gì cho đất nước. Hiện nay có rất ít, nếu không nói là không có tác giả trong nước nào đề cập đến vấn đề Chính phủ điện tử. Các nước phát triển trên thế giới đã đề ra và thực hiện chiến lược Chính phủ điện tử từ nhiều năm trước, vậy mà nước ta mới bắt đầu triển khai các đề án tin học hoá quản lý nhà nước. Khởi động chậm như vậy thì nước ta còn rất lâu mới đuổi kịp các nước khác. Do vậy, nghiên cứu về Chính phủ điện tử là vấn đề rất cần thiết đối với nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em mạnh dạn Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 2 lựa chọn đề tài: "PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC - BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM" với hy vọng phần nào đó nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này cũng như đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Khoá luận bắt đầu bằng việc nghiên cứu những nội dung cơ bản về Chính phủ điện tử với mục đích đem lại cái nhìn tổng quát, khách quan nhất về Chính phủ điện tử. Từ đó, khoá luận sẽ đi sâu nghiên cứu về chiến lược và tổng hợp một số dữ liệu về thực trạng phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước tiêu biểu, cụ thể là ba nước Mỹ, Australia và Singapore, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển Chính phủ điện tử. Phần cuối cùng của bài khoá luận sẽ dành để tìm hiểu và đánh giá các tiền đề cho việc xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt nam, từ đó đề ra định hướng và một số kiến nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Bài viết áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: Phương pháp nghiên cứu tham khảo và tổng hợp tài liệu; Phương pháp suy luận logic, phương pháp so sánh. 4. Kết quả nghiên cứu Qua nghiên cứu về chiến lược phát triển Chính phủ điện tử ba nước Mỹ, Singapore và Australia, khoá luận đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho các nước đi sau. Khoá luận cũng đã đi sâu tìm hiểu về tình hình chuẩn bị cho phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam.Từ đó, khoá luận đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp phát triển Chính phủ điện tử phù hợp với khả năng của nước ta. 5. Nội dung nghiên cứu Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 3 Khoá luận gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về chính phủ điện tử Chương II: Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước và bài học kinh nghiệm với Việt nam Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển Chính phủ điện tử ở Việt nam Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thầy Nguyễn Quang Hiệp, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã giúp đỡ em trong việc thu thập tài liệu để hoàn thành khoá luận này. Do trình độ còn hạn chế và thời gian cũng có hạn, khoá luận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn. Hà nội, ngày 20/11/2003 Sinh viên Trần Thị Liên Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 1. Sự ra đời Chính phủ điện tử Ngày nay người ta nói nhiều về Chính phủ điện tử (e-government). Một khi mà Internet và thương mại điện tử ra đời, thì sự ra đời Chính phủ điện tử là điều tất yếu. Trước kia, hầu hết chính phủ các nước phải giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội theo cách cũ, tức là hoàn toàn không có sự tham gia của công nghệ thông tin và viễn thông. Như đã thấy ở hầu hết các nước, cơ cấu bộ máy nhà nước bao gồm các Bộ như bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học và công nghệ… Trung bình mỗi chính phủ có khoảng 50 tới 70 bộ hay cơ quan khác nhau ở trung ương. Mỗi bộ như vậy đều có các cơ quan chức năng riêng. Việc phát hiện một cơ quan làm không đúng chức năng, nhiệm vụ của mình có thể là khó khăn. Tệ hơn, ngay cả các vấn đề đơn giản như cấp giấy phép kinh doanh cho một doanh nghiệp, bán một căn nhà hoặc đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh thì một số lớn các cơ quan khác nhau đòi hỏi một số biểu mẫu khác nhau. Điều này là quá thừa và không cần thiết. Hơn nữa, thủ tục giải quyết vấn đề về quản lý thường quá rườm rà, gây khó khăn cho người dân khi có nhu cầu. Ví dụ như phố Phoenix tỉnh thành Arizon thuộc bang SW Tây Nam nước Mỹ, dân chúng thường xuyên phải chen lấn nối đuôi nhau để đăng ký lại xe hơi và xe tải đã gây ồn ào và làm bẩn cả một khu vực trước trụ sở thành phố. Tình trạng này đã xảy ra không riêng gì ở Mỹ mà ở hầu hết các nước trên thế giới. Dân chúng quan hệ với các cơ quan, ban ngành của Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 5 chính phủ từ trung ương đến địa phương đều nằm trong tình trạng ảm đạm và hao phí thời gian nên họ cũng muốn tránh né càng nhiều càng hay. Một trong các lý do cơ bản làm cho khu vực công kém hiệu quả, quan liêu là những việc xảy ra ở trên. Hệ thống tổ chức hàng dọc hay ngang của các cơ quan có quá nhiều ban ngành tạo ra sự phức tạp cho cán bộ nhân viên trong lúc thừa hành nhiệm vụ. Để giải quyết tình trạng trên, Chính phủ các nước trên thế giới đã tìm ra giải pháp áp dụng Internet và các thành tựu khác của khoa học công nghệ để cải thiện hoạt động của bộ máy nhà nước. Khả năng áp dụng Internet để cung cấp thông tin Chính phủ tới mọi người ở mọi nơi mà không cần bất cứ khâu trung gian nào sẽ ảnh hưởng rất lớn tới bản thân các quan chức Chính phủ. Các doanh nghiệp nhỏ có thể thu thập các quy tắc và các văn bản pháp luật dễ dàng hơn mà không cần phải thông qua luật sư. Ngay cả người dân cũng có thể nộp thuế từ nhà riêng vừa đỡ tốn thời gian tiền bạc vừa hiệu quả. Mặt khác, việc mọi người có thể chủ động hơn khi truy cập các thông tin và sử dụng các dịch vụ của Chính phủ cũng góp phần hạn chế hiện tượng lạm dụng quyền lực của các quan chức nhà nước, bảo vệ quyền lợi cá nhân cho công dân và đảm bảo an toàn và bảo mật các thông tin quan trọng của Chính phủ. Mặc dù vẫn còn sớm để dự đoán những ảnh hưởng của Internet đối với Chính phủ, nhưng có một điều chắc chắn rằng những ứng dụng của Internet trong việc đưa thông tin và dịch vụ của Chính phủ tới mọi người ở mọi nơi mọi lúc tạo ra cơ hội mở rộng, cải thiện và nâng cao chất lượng thông tin và dịch vụ của Chính phủ. Lợi ích của việc áp dụng Internet lại càng rõ ràng khi các Chính phủ trên khắp thế giới đang tự chuyển đổi sang Chính phủ điện tử. Vậy lý do của tất cả các hành động trên là gì và cơ sở hạ tầng thông tin đóng vai trò gì trong việc này? 1.1. Lý do ra đời Chính phủ điện tử Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 6 Có 4 lý do chính khiến Chính phủ các nước chuyển đổi sang Chính phủ điện tử: 1.1.1. Tiết kiệm chi phí cho cả Chính phủ và dân chúng Trên thế giới hầu hết các Chính phủ đều nằm trong tình trạng chịu gánh nặng về chi phí. Mặc dù ở nhiều nước, khoản thu từ thuế tăng lên cùng với tốc độ tăng của nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước công nghiệp, các khoản chi tiêu của Chính phủ vẫn tăng lên một cách nhanh chóng, nhất là khi dân số và các yếu tố khác tăng làm cho các khoản chi dành cho lương hưu và các khoản trợ cấp thất nghiệp, y tế tăng nhanh mỗi năm. Những khoản chi như vậy làm cho ngân sách nhà nước ngày càng cạn kiệt, khiến cho Chính phủ phải vắt óc nghĩ cách giảm chi phí. Chính phủ các nước thấy rằng áp dụng công nghệ thông tin và viễn thông vào quản lý hành chính nhà nước và cung cấp dịch vụ của Chính phủ vừa giúp giảm chi cho nhà nước vừa tiết kiệm thời gian tiền bạc cho các đối tượng sử dụng dịch vụ của Chính phủ. Rõ ràng là sử dụng dịch vụ thanh toán bằng điện sẽ nhanh hơn và rẻ hơn rất nhiều so với việc dùng tiền mặt hay các phương tiện thanh toán truyền thống khác. Chính phủ cũng tiết kiệm được rất nhiều nếu đăng tải các thông tin mời thầu trên mạng thay vì phải đăng tải trên báo chí. Từ năm 1996, thành phố Arizona của Mỹ đi tiên phong trong việc cho phép dân chúng sử dụng dịch vụ đăng ký lại giấy phép lái xe qua trang Web. Thay vì phải đứng xếp hàng cả buổi trước sở giao thông để chờ đến lượt mình thì nay dân chúng có thể lên mạng đăng ký số xe, xin bảng số 24/24 giờ liên tục và 7 ngày một tuần. Nhờ giao dịch qua mạng nên mỗi giao dịch rút lại trung bình chỉ còn 2 phút và người dân cũng tiết kiệm được chi phí do không phải đóng lệ phí cho Sở Giao thông như trước đây. Website này do IBM xây dựng, bảo quản và công ty này được trả 2% trên Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 7 trị giá của giao dịch. Tiến trình thực hiện trên mạng chỉ tốn 1,6 USD so với 6,6USD cho mỗi giao dịch tại Sở. Việc này tiết kiệm cho Chính phủ một số tiền lớn, Sở Giao thông tiết kiệm được 1,7 triệu USD mỗi năm nhờ cung cấp dịch vụ qua mạng. (Nguồn: Kinh tế học Internet: Từ thương mại điện tử đến Chính phủ điện tử - Vương Liêm, NXB Trẻ, 2001) 1.1.2. Áp lực cạnh tranh từ khu vực tư nhân Ngoài vấn đề chi phí, Chính phủ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng tăng và phức tạp từ khu vực tư nhân. Trong nền kinh tế thị trường và môi trường cạnh tranh tự do hiện nay, sản phẩm và dịch vụ khách hàng do khu vực tư nhân cung cấp ngày càng tăng về cả lượng và chất. Các công ty đang rất tích cực tìm hiểu thị hiếu và tâm lý khách hàng để tìm cách khác biệt hoá sản phẩm và dịch vụ của mình so với các công ty khác. Mặc dù việc này mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và xã hội, song nó lại làm nảy sinh một vấn đề quan trọng, đó là khi các khách hàng được hưởng dịch vụ ngày càng tốt từ khu vực tư nhân thì họ lại càng mong đợi một dấu hiệu tương tự từ các dịch vụ của Chính phủ. Trước đây, khi Chính phủ cung cấp thông tin và dịch vụ phục vụ người dân, việc phải bỏ ra bao nhiêu chi phí để cung cấp dịch vụ đó luôn là vấn đề được xem xét đầu tiên, sau đó mới đến chất lượng dịch vụ. Nếu cứ trong tình trạng này thì chất lượng dịch vụ do Chính phủ cung cấp không bao giờ cạnh tranh được với chất lượng dịch vụ của khu vực tư nhân. Vì vậy, các công dân càng được hưởng dịch vụ tốt bao nhiêu từ khu vực tư nhân lại càng yêu cầu bấy nhiêu từ các dịch vụ do Chính phủ cung cấp. 1.1.3. Công nghệ thông tin và viễn thông đang cải thiện chất lượng dịch vụ ở khắp mọi nơi Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, Chính phủ cũng nhận thấy áp dụng khoa học công nghệ là một biện pháp hữu hiệu để cải thiện chất lượng dịch vụ. Nếu một sinh viên đại học có thể Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 8 đăng ký lớp cho mình qua mạng từ nhà hay từ ký túc xá thì tại sao Chính phủ lại không thể cho phép công dân của mình nộp thuế theo cách tương tự như vậy? Khi công nghệ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ Chính phủ theo hướng tích cực cả về tính kinh tế lẫn tính kỹ thuật thì Chính phủ không còn sự lựa chọn nào khác là phải đi theo chiều hướng chung đó. Sử dụng công nghệ hiện đại, thoạt tiên các viên chức Chính phủ cần phải giải quyết với nhiều loại giao dịch phong phú hơn với công dân và do đó phải có kiến thức sâu rộng hơn về công nghệ. Các tổ chức Chính phủ cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Trước kia, nếu một công dân muốn xin giấy phép lái xe, đăng ký xe hay muốn nộp thuế, anh ta sẽ phải đến ba cơ quan nhà nước khác nhau. Chỉ để thực hiện một dịch vụ rất đơn giản mà phải đi đến rất nhiều nơi và thực hiện nhiều thủ tục rườm rà. Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ cần phải rút gọn lại bộ máy hành chính của mình. Như vậy thì một công dân thất nghiệp khi muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp, bồi thường hay trợ cấp về y tế có thể ngồi ở nhà và yêu cầu qua điện thoại hay một máy tính cá nhân thay vì cứ phải đi đến 4, 5 cơ quan khác nhau của Chính phủ để yêu cầu. 1.1.4. Tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế Các Chính phủ dân chủ tự do trên thế giới thấy rằng Chính phủ cũng là một thành viên quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Chính phủ ngày nay nhận thức rõ rằng Chính phủ cần thực hiện thêm chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số- một động lực phát triển kinh tế của thế kỷ 21. Vai trò mới này của Chính phủ yêu cầu phải có nhiều công cụ quản lý hơn ngoài các công cụ truyền thống. Cơ sở hạ tầng vật chất cũ như hệ thống đường bộ, đường sắt, đường ống, hệ thống phân phối ga và điện vẫn quan trọng, song chúng cần phải được bổ sung thêm các cơ sở hạ tầng mới như mạng điện thoại cố định, Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 9 điện thoại không dây, vệ tinh, Internet không dây,… Nếu không có cơ sở hạ tầng viễn thông tiên tiến cũng như hệ thống giáo dục và hệ thống kỹ thuật số hiện đại cho các dịch vụ của Chính phủ thì nước đó sẽ không có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác. Trên đây là một số lý do chính khiến cho Chính phủ các nước, nhất là các nước phát triển, phải nhanh chóng gấp rút tạo tiền đề, cơ sở vật chất kỹ thuật để chuyển đổi sang Chính phủ điện tử và đặt ra mục tiêu cho chiến lược Chính phủ điện tử của mình. Bảng dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về mục tiêu mà Chính phủ các nước G7 và một số nước khác đặt ra trong chiến lược phát triển Chính phủ điện tử. Tên nước Mục tiêu Úc Đến năm 2001 tất cả các dịch vụ Chính phủ sẽ được thực hiện trên mạng. Canada Đến năm 2004 tất cả các dịch vụ Chính phủ quan trọng sẽ được cung cấp trực tuyến. Phần lan Tới năm 2000, đa số các biểu mẫu sẽ được điện hoá. Pháp Năm 2000, tất cả chính quyền các cấp phải phổ cập truy cập dịch vụ và thông tin Chính phủ qua mạng. Đức Chỉ đặt ra một số mục tiêu cấp bộ. Ailen Cung cấp hầu hết các loại dịch vụ Chính phủ qua trên mạng vào cuối năm 2001. Ý Chỉ đặt ra một số mục tiêu cấp bộ. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 10 Nhật bản Tất cả các thủ tục như đăng ký, xin cấp giấy phép và các thủ tục khác sẽ được cung cấp trên mạng Internet vào năm tài chính 2003. Singapore Thực hiện các dịch vụ thanh toán điện tử vào năm 2001. UK 100% dịch vụ công sẽ được thực hiện bằng điện vào năm 2005. Mỹ Phổ cập truy cập dịch vụ và thông tin Chính phủ qua mạng vào năm 2003. Nguồn: Central Internet Unit (2000) 1.2. Các nhân tố thúc đẩy sự ra đời Chính phủ điện tử 1.2.1. Toàn cầu hoá Trong điều kiện toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, các quốc gia trở nên gắn bó với nhau về kinh tế, văn hoá và xã hội. Sự phụ thuộc lẫn nhau về văn hoá và xã hội giữa các nước khác nhau là cơ sở cho việc hình thành nền văn hoá toàn cầu. Để tham gia vào sự hình thành nền văn hoá toàn cầu này cũng như việc được thừa nhận những nét đặc sắc trong văn hoá của mình, các quốc gia phải tìm cách giúp đỡ các công dân và các tổ chức kinh doanh của mình cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hoá. Do đó việc cung cấp thông tin cho các công ty trong nước, giúp đỡ các công ty trong nước cũng như các công ty nước ngoài hoạt động cần phải có sự tham gia của Chính phủ. Nếu vẫn cứ tồn tại dưới hình thức Chính phủ cũ trước kia, tức là không có sự trợ giúp của công nghệ hiện đại trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ, thì Chính phủ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện vai trò của mình. Chính phủ điện tử ra đời có thể dễ dàng đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hoá bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 11 Hơn nữa, trong điều kiện toàn cầu hoá, quốc tế hoá, các quốc gia cần trao đổi thông tin một cách hiệu quả để cùng giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như bảo vệ môi trường, chia sẻ các nguồn tài nguyên chiến lược và những vấn đề khác không thể được giải quyết bởi từng quốc gia riêng lẻ. Chính phủ điện tử hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu này bởi Chính phủ điện tử giúp rút ngắn không gian và tiết kiệm thời gian, tạo ra khả năng kiểm soát các "rủi ro toàn cầu" một cách hiệu quả. 1.2.2. Thị trường hoá Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các công ty đang tự tổ chức lại để trở thành các doanh nghiệp điện tử nhằm thu lợi nhuận tối đa. Thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin và viễn thông, các công ty có thể giảm chi phí giá thành và tăng chất lượng dịch vụ từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn. Như vậy nếu Chính phủ điện tử được nhìn nhận như một nhà cung cấp dịch vụ, mà vẫn sử dụng các phương thức truyền thống thì sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ khu vực tư nhân. Chính phủ cần phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến chất lượng dịch vụ, xây dựng một cơ sở hạ tầng quản lý và bảo mật thông tin thì mới có khả năng đáp ứng được yêu cầu của công dân và doanh nghiệp. Qua một số phân tích ở trên chúng ta đã hiểu phần nào lý do khiến Chính phủ điện tử lại là mơ ước chung của Chính phủ các nước trên thế giới. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi Chính phủ điện tử là gì thì mỗi nước lại có một khái niệm khác nhau. Vì vậy, đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về Chính phủ điện tử. 2. Khái niệm về Chính phủ điện tử 2.1. Khái niệm Với một thuật ngữ mới như Chính phủ điện tử thì khó có thể đưa ra một khái niệm đúng đắn, rõ ràng và thoả mãn tất cả các đối tượng. Thật sai Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 12 lầm khi cho rằng Chính phủ điện tử là mạng máy tính trang bị cho các cơ quan Chính phủ và việc sử dụng mạng này của các quan chức Chính phủ từ cấp cao nhất đến các chuyên viên để thực hiện các công việc của mình. Chính phủ điện tử tuyệt nhiên không phải là điện toán hoá các cơ quan Chính phủ. Điện toán hoá các cơ quan Chính phủ là việc cần làm trong tiến trình tạo dựng từng bước Chính phủ điện tử, nhưng đó chỉ là biện pháp chứ không phải là mục tiêu. Thoạt nhìn, Chính phủ điện tử giống như việc áp dụng các phương pháp kinh doanh điện tử vào các dịch vụ do Chính phủ cung cấp như thông tin Chính phủ, cấp giấy phép lái xe… Tuy nhiên nhiều tác giả và nhiều nhà kinh tế học lại đưa ra các khái niệm khác nhau về Chính phủ điện tử. Theo Sally Katzen, phó giám đốc điều hành cơ quan quản lý ngân sách thời tổng thống B.Clinton thì "Chính phủ điện tử là việc mọi công dân và doanh nghiệp có thể truy cập thông tin và sử dụng dịch vụ Chính phủ 24/24 giờ, 7 ngày mỗi tuần. Chính phủ điện tử chủ yếu dựa vào các cơ quan Chính phủ sử dụng Internet và các công nghệ tiên tiến khác để nhận và cung cấp thông tin, dịch vụ dễ dàng hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và rẻ hơn." (Nguồn: Cách hiểu này đã được nêu trong nhiều chiến lược về Chính phủ điện tử của các quốc gia, có thể coi đây là khái niệm đúng nhất về Chính phủ điện tử. Dưới thời tổng thống G.Bush hiện nay còn xuất hiện một khái niệm rộng hơn về Chính phủ điện tử như sau: "Bằng việc cung cấp cho các cá nhân khả năng tham gia vào bộ máy hành chính liên bang để truy cập thông tin và giao dịch kinh doanh, Internet hứa hẹn trao bớt quyền lực từ tay các nhà lãnh đạo trong chính quyền Washington vào tay các công dân Mỹ. Tổng thống G.Bush tin tưởng rằng việc người dân có thể truy cập Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 13 thông tin và dịch vụ Chính phủ dễ dàng hơn chính là bước đầu tiên của Chính phủ điện tử." (Nguồn: Tổng thống G.Bush tin rằng Chính phủ điện tử sẽ đem lại khả năng tái thiết bộ máy hành chính quan liêu của liên bang. Đến đây lại có một câu hỏi là Chính phủ điện tử chỉ tập trung vào việc tiếp nhận, phổ biến thông tin và cung cấp dịch vụ hay còn bao gồm cả các phương thức điều hành xã hội truyền thống? Chúng ta thấy rằng hiện nay còn xuất hiện khái niệm "Nền dân chủ điện tử (e-democracy)". Do vậy, để trả lời được câu hỏi trên nhất thiết phải phân biệt sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Nền dân chủ điện tử. Rogers W'O Okot-Uma, tác giả cuốn "E- democracy: Re-inventing Good Governance" cho rằng "Theo nghĩa rộng, Nền dân chủ điện tử đề cập đến tất cả các phương tiện thông tin bằng điện tử giữa Chính phủ và công dân. Theo nghĩa hẹp, Nền dân chủ điện tử bao gồm tất cả phương tiện thông tin điện tử giữa cử tri và những người đắc cử." ( Dân chủ điện tử là việc các cá nhân và các tổ chức có thể tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định của Chính phủ thông qua các phương tiện điện tử như mạng World Wide Web. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng mặc dù Chính phủ điện tử và Dân chủ điện tử không loại trừ lẫn nhau, nhưng lại khác nhau ở chỗ Nền dân chủ điện tử tập trung vào cơ cấu và quá trình thực hiện các chức năng của Chính phủ, đặc biệt là việc điều hành xã hội. Trong khi đó, Chính phủ điện tử là Chính phủ tập trung vào việc cung cấp dịch vụ điện tử tới công chúng. Nói một cách ngắn gọn hơn Chính phủ điện tử đề cập đến việc cung cấp dịch vụ, còn Nền dân chủ điện tử đề cập đến việc sự tham gia của dân chúng vào Chính phủ. 2.2. Ba giai đoạn của Chính phủ điện tử Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 14 Chính phủ các nước có các chiến lược khác nhau để xây dựng Chính phủ điện tử. Một số nước lập ra các kế hoạch dài hạn trên mọi lĩnh vực, một số lại chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực khi bắt đầu dự án xây dựng Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, hầu hết các nước đang xây dựng thành công Chính phủ điện tử chọn cách chia dự án phát triển Chính phủ điện tử làm 3 giai đoạn nhỏ. Các giai đoạn này không phụ thuộc lẫn nhau, tức là không cần phải giai đoạn này hoàn thành thì giai đoạn kia mới bắt đầu. 2.2.1. Giai đoạn sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông để mở rộng truy cập thông tin của Chính phủ Chính phủ tạo ra khối lượng lớn thông tin, hầu hết các thông tin này đều có ích đối với cá nhân và doanh nghiệp. Internet và các công nghệ thông tin hiện đại khác có thể chuyển các thông tin này nhanh chóng hơn và trực tiếp tới công dân. Việc thực hiện giai đoạn này rất đa dạng về nội dung, do đó mỗi nước cần dựa vào khả năng của mình để có cách triển khai phù hợp. Chẳng hạn đối với các nước đang phát triển, cơ sở tầng phục vụ cho việc phát triển và triển khai Chính phủ điện tử còn kém so với các nước công nghiệp, nên bắt đầu giai đoạn này bằng việc phổ biến thông tin Chính phủ trên mạng, tập trung phổ biến các điều lệ, quy tắc, các văn bản pháp luật… Đối với các quốc gia có nhiều hiện tượng quan chức Chính phủ làm việc kém hiệu quả và tham nhũng thì việc tạo cho công dân và doanh nghiệp khả năng truy cập thông tin Chính phủ mà không cần phải tới các cơ quan hành chính, đứng xếp hàng hàng giờ và thậm chí đưa hối lộ là một cuộc cách mạng thực sự. Khi triển khai thực hiện giai đoạn này cần chú ý những điểm sau: - Bắt đầu bằng việc phổ biến thông tin trực tuyến; - Truyền đạt thông tin có ích tới công chúng hàng ngày, chú ý tới ngôn ngữ địa phương; - Luôn cập nhật thông tin trên trang Web của Chính phủ; Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 15 - Tập trung vào những nội dung phục vụ phát triển kinh tế, chống tham nhũng, thu hút đầu tư nước ngoài… 2.2.2. Giai đoạn tăng cường sự tham gia của người dân vào Chính phủ Như đã nói ở trên, các trang Web phổ biến thông tin Chính phủ chỉ là bước đầu của Chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử phải có khả năng lôi kéo, thu hút dân chúng tham gia vào các hoạt động của Chính phủ, kết hợp với các nhà hoạch định chính sách ở mọi cấp của Chính phủ. Củng cố, tăng cường sự tham gia này sẽ tạo dựng được lòng tin từ phía công chúng vào Chính phủ. Những điểm cần lưu ý khi xây dựng trang Web tương tác giữa Chính phủ và dân chúng: - Phải cho công chúng thấy kết quả của việc họ tham gia vào các hoạt động của Chính phủ; - Phân tích, lý giải những vấn đề chính sách phức tạp một cách dễ hiểu; - Thuyết phục công chúng tham gia; - Sử dụng các phương tiện truyền thông để phổ biến kiến thức về Internet. Khi thực hiện giai đoạn này, các Chính phủ cần chú ý lập ra những diễn đàn giữa Chính phủ và công dân. Những diễn đàn như vậy sẽ tạo ra những cuộc thảo luận trực tuyến trong đó mọi người có thể tham gia trao đổi ý kiến về những vấn đề chính sách của chính phủ. 2.2.3. Giai đoạn cung cấp rộng rãi các dịch vụ của Chính phủ qua mạng Chính phủ có thể bắt đầu bằng việc cho phép người dân thực hiện giao dịch qua mạng. Chính phủ chịu áp lực từ phía khu vực tư nhân khi khu vực này bắt đầu thực hiện giao dịch kinh doanh trên mạng. Thêm vào Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 16 đó, khả năng sử dụng giao dịch qua mạng làm giảm chi phí, tăng năng suất cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến Chính phủ phải suy tính. Trước kia, các dịch vụ của Chính phủ như đăng ký hộ tịch hay ra hạn thẻ căn cước phải mất một thời gian dài chờ đợi hàng giờ để gặp được các quan chức chính phủ có trách nhiệm hay thậm chí là phải đút lót. Bằng cách cung cấp dịch vụ trực tuyến, chỉ cần ngồi ở nhà hay tại nơi làm việc, trạm điện thoại và bật máy vi tính lên để nối vào mạng của Chính phủ, bạn sẽ nhận được nhiều dịch vụ do các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp. Có lẽ động lực lớn nhất trong việc cung cấp các dịch vụ trên mạng là để rút gọn, tinh giảm bộ máy nhà nước và quá trình thực hiện các thủ tục hành chính từ đó tiết kiệm tiền bạc và nâng cao hiệu quả trong dài hạn. Thêm vào đó, bằng cách tự động hoá các thủ tục hành chính đặc biệt là trong lĩnh vực thu thuế, Chính phủ hi vọng sẽ hạn chế được hiện tượng tham nhũng, tăng thu cho ngân sách nhà nước trong khi vẫn duy trì được lòng tin của dân chúng vào Chính phủ. Một ví dụ điển hình là hệ thống thu lệ phí xa lộ ở tỉnh Gujarat của Ấn độ. Đây là tỉnh có hiện tượng đa số tiền lệ phí cầu đường đều chui vào túi của nhân viên thu phí. Từ khi lập ra hệ thống tính và thu phí tự động, hiện tượng thất thu phí đã giảm hẳn. Sau một năm áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, sự trì trệ và hiện tượng tham nhũng đã giảm đáng kể trong khi doanh thu từ phí cầu đường tăng 3 lần. 3. Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền thống Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về Chính phủ điện tử nhưng chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm chung về Chính phủ điện tử như sau:  Chính phủ điện tử là Chính phủ sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông để tự động hoá và triển khai các thủ tục hành chính. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 17  Chính phủ điện tử cho phép các công dân có thể truy cập các thủ tục hành chính thông qua các phương tiện điện tử như Internet, điện thoại di động, truyền hình tương tác.  Chính phủ điện tử là Chính phủ làm việc với người dân 24/24 giờ, 7 ngày mỗi tuần và 365 ngày mỗi năm, người dân có thể thụ hưởng các dịch vụ công dù họ ở bất cứ đâu. Từ những đặc điểm trên ta thấy rằng Chính phủ điện tử có nhiều điểm khác so với Chính phủ truyền thống. Với Chính phủ truyền thống, quá trình quản lý hành chính trong nội bộ các cơ quan nhà nước diễn ra thủ công, tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Dân chúng không thể liên lạc với Chính phủ ngoài giờ hành chính, không thể ở bất cứ nơi nào ngoài trụ sở của các cơ quan nhà nước. Người dân không thể đăng ký lấy giấy phép kinh doanh, làm khai sinh cho con mình hay đóng thuế trước bạ 24/24 giờ, 7/7 ngày và ở bất cứ đâu. Chính phủ điện tử có thể khắc phục được những hạn chế này của Chính phủ truyền thống. Ngoài ra, sự khác biệt chủ yếu giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền thống là sự khác biệt về tốc độ xử lý giữa các thủ tục hành chính được tự động hóa so với các thủ tục hành chính được xử lý thủ công. Việc tự động hoá thủ tục hành chính của Chính phủ điện tử cho phép xử lý các thủ tục nhanh hơn, gọn hơn, đơn giản hơn rất nhiều. Không những thế, thông tin được cung cấp cho người dân còn đầy đủ, chính xác và dễ dàng hơn, người dân cũng đỡ mất nhiều chi phí để thu thập các thông tin này. Nói tóm lại Chính phủ điện tử là một Chính phủ hiện đại hơn nhiều so với Chính phủ truyền thống. Chính phủ điện tử là mục tiêu mà các cơ quan Chính phủ các cấp sẽ tiến dần từng bước tới và có lẽ không bao giờ có thể nói rằng Chính phủ điện tử đã được xây dựng xong. II. CÁC HÌNH THỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHÍNH TRONG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 18 Đối tượng sử dụng dịch vụ Chính phủ bao gồm cơ quan Chính phủ các cấp, doanh nghiệp, công dân và các nhân viên Chính phủ. Bốn đối tượng chính trên tương ứng với 4 hình thức cung cấp dịch vụ chính: 1. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Chính phủ - G2G (Government to Government) Nhiều dịch vụ công dân và các bản báo cáo quan trọng rất cần sự liên kết giữa chính quyền các cấp. Mục đích của hính thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Chính phủ (G2G) này là để tạo lập và củng cố mối quan hệ giữa chính quyền các cấp với nhau. Những mối quan hệ mới này sẽ thúc đẩy sự liên kết giữa các cơ quan trong nội bộ Chính phủ nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ phục vụ dân chúng ngày càng tốt hơn. 2. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Doanh nghiệp - G2B (Government to Business) Điều quan trọng cần phải ghi nhớ là G2B là một yếu tố quan trọng góp phần tăng tính cạnh tranh của thị trường trong nước và tạo mối quan hệ lâu dài, đôi bên cùng có lợi giữa chính phủ và doanh nghiệp. Mục đích của hình thức G2B này là nhằm giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp trong việc truy cập thông tin Chính phủ như các quy tắc luật điều chỉnh việc kinh doanh của doanh nghiệp. Trang Web BusinessLaw.gov của Chính phủ Mỹ là một ví dụ điển hình về hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến doanh nghiệp. Qua trang Web này các doanh nghiệp có thể truy cập các thông tin, các nghị định và các văn bản pháp luật khác. Cũng trên trang Web này các doanh nghiệp có thể sử dụng ngay các dụng cụ chuyên ngành để tìm hiểu xem các văn bản luật yêu cầu gì đối với công việc kinh doanh của mình. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 19 3. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Công dân - G2C (Government to Citizen) Mục đích của hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ tới Công dân này là để cung cấp thông tin và dịch vụ trực tuyến tới mọi người dân. Dân chúng có thể thu thập các thông tin liên quan tới cuộc sống hàng ngày của mình và sử dụng các dịch vụ của Chính phủ một cách nhanh chóng và tiết kiệm thông qua việc kết nối vào mạng của Chính phủ. Ở hầu hết các nước, hình thức cung cấp dịch vụ này của Chính phủ đang trong quá trình triển khai và cũng đã đạt một số kết quả nhất định. III. LỢI ÍCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 1. Lợi ích về dịch vụ của Chính phủ Trong kỷ nguyên Chính phủ điện tử, mọi công dân có thể được hưởng các dịch vụ của Chính phủ mọi lúc, mọi nơi, với chi phí thấp hơn và được phục vụ nhiệt tình hơn. Chính phủ điện tử cũng ảnh hưởng rất lớn lên giới doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Các công ty giờ đây có thể hoàn thành các yêu cầu của Chính phủ trên mạng, tìm kiếm các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, thực hiện các giao dịch hoặc nộp thuế ngay trên mạng. Chính phủ điện tử có thể khiến cho các cá nhân truy cập thông tin và dịch vụ liên quan đến mình qua một cửa duy nhất. Các thông tin được cung cấp của Chính phủ điện tử luôn đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của từng cá nhân riêng lẻ. Nói chung, Chính phủ điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân cũng như các doanh nghiệp, cụ thể bao gồm các lợi ích sau:  Cung cấp đầy đủ thông tin cho mọi đối tượng;  Đơn giản hoá các thủ tục hành chính;  Đảm bảo việc xử lý các thủ tục hành chính một các công khai, công bằng, tin cậy, ổn định và kịp thời; Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 20  Tiết kiệm thời gian và tiền bạc;  Tăng tính thuận tiện khi sử dụng các dịch vụ của Chính phủ;  … 2. Lợi ích trong quản lý hành chính nhà nước Chính phủ điện tử góp phần làm trong sáng bộ máy nhà nước, hạn chế và loại trừ hiện tượng tham nhũng. Bảng dưới đây thể hiện các loại thông tin có thể đạt được tính minh bạch thông qua Chính phủ điện tử, làm nản lòng các quan chức quan liêu tham nhũng trong Chính phủ. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 21 Loại thông tin Lợi ích Ví dụ - Các quy tắc và thủ tục về dịch vụ - Tên các quan chức Chính phủ - Thông tin về công dân - Tiêu chuẩn hoá các thủ tục cung cấp dịch vụ - Hạn chế sự trì hoãn - Giảm tính chuyên quyền của các viên chức chính phủ. Công khai ngân sách ở Argentina và Karnataka, Ấn độ Kết quả của các quyết định của Chính phủ. Giảm tình trạng tham nhũng E-procurement ở Chile, Philippines. Dữ liệu về nhà đất, tiền thanh toán các khoản thuế… - Công khai tình trạng ăn hối lộ và tham nhũng - Trao nhiều quyền lực hơn cho công dân tham gia vào các hoạt động của chính phủ Bhoomi, Các báo cáo nhà đất trực tuyến ở Karnataka, Ấn độ Các quyết định của chính phủ như cấp phép, cấp giấy thông hành cho hàng hoá… Theo dõi các hành động đút lót, hối lộ, mua chuộc Hải quan trực tuyến, OPEN ở Seoul, Hàn quốc OPEN: Online Procedures Enhancement for Civil Applications Nguồn: "Administrative Corruption: How Does E-Government Help?", Professor Subhash Bhatnagar, Indian Institute of Management, Ahmedabad, India. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 22 Ngoài ra, bộ máy nhà nước có thể được tinh giảm nhờ áp dụng công nghệ thông tin, giúp tiết kiệm ngân sách dành cho chi phí quản lý, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả trong các hoạt động của các cơ quan Chính phủ. 3. Tạo mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ với chính phủ, giữa chính phủ với doanh nghiệp và giữa chính phủ với công dân Tương tự như thương mại điện tử cho phép các nghiệp giao thương với nhau một cách có hiệu quả hơn (B2B) và tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận gần hơn với doanh nghiệp (B2C), Chính phủ điện tử cũng hướng tới việc tạo ra mối quan hệ tương hỗ Chính phủ - công dân (G2C), Chính phủ - doanh nghiệp (G2B), và quan hệ giữa chính các cơ quan công quyền (G2G) ngày càng thân thiện hơn, thuận lợi hơn và công khai hơn. Các mối quan hệ này có thể được duy trì thường xuyên, liên tục nhờ có các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, đỡ tốn thời gian. Trong dài hạn, các dịch vụ điện tử có thể giúp giảm chi phí cung cấp dịch vụ của Chính phủ. Người dân cũng ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều dịch vụ điện tử của Chính phủ vì họ không cần phải đến, viết thư hoặc gọi điện thoại tới một cơ quan Chính phủ để yêu cầu thực hiện một dịch vụ cụ thể. Với ngày càng nhiều dịch vụ được cung cấp trực tuyến, Chính phủ điện tử sẽ là một cuộc cách mạng trong mối quan hệ giữa Chính phủ và công dân. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 23 CHƯƠNG II PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI 1. Tình hình phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới (Nguồn : Global E-government Full Report, 2003 - www.insidepolitics.org/egovt03int.html) Theo báo cáo về tình hình phát triển Chính phủ điện tử điện tử toàn cầu của Darrell M. West, trường Đại học Brown ở Providence, Rhode Island vào tháng 9 năm 2003, tình hình phát triển Chính phủ điện tử của các nước trên thế giới tiến bộ rất nhiều so với các năm trước. Đây là báo cáo được hầu hết các quốc gia sử dụng trong quá trình phát triển Chính phủ điện tử. Những dữ liệu phân tích được lấy từ 2166 trang Web của Chính phủ ở 198 quốc gia khác nhau cho thấy: - 16% Website của Chính phủ đã thực hiện cung cấp dịch vụ trên mạng, tăng 12% so với năm 2002. - 89% Website cung cấp các ấn phẩm và 73% Website cho phép kết nối với các cơ sở dữ liệu khác. - 75% Website của Chính phủ sử dụng tiếng Anh. - 51% Website đa ngôn ngữ, tức là sử dụng từ hai đến ba ngôn ngữ. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 24 Các quốc gia trên thế giới có tốc độ phát triển Chính phủ điện tử khác nhau phụ thuộc vào từng khu vực. Cao nhất vẫn là các nước Bắc Mỹ, sau đó đến Châu Á, Tây Âu, các quốc gia thuộc Thái Bình Dương, Trung Đông, Đông Âu, Nga và Trung Á, Nam Mỹ, Trung Mỹ và cuối cùng là Châu Phi. Bảng: Tỷ lệ các quốc gia thực hiện Chính phủ điện tử giữa các khu vực trên thế giới (Đơn vị %) Khu vực 2001 2002 2003 Bắc Mỹ 51.0 60.4 40.2 Tây Âu 34.1 47.6 33.1 Đông Âu -- 43.5 32.0 Châu Á 34.0 48.7 34.3 Trung đông 31.1 43.2 32.1 Nga và Trung Á 30.9 37.2 29.7 Nam Mỹ 30.7 42.0 29.5 Các quốc đảo Thái Bình Dương 30.6 39.5 32.1 Trung Mỹ 27.7 41.4 28.6 Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 25 Châu Phi 23.5 36.8 27.6 Hầu hết các trang Web của Chính phủ được thiết kế để cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ dân chúng như các ấn phẩm và các cơ sở dữ liệu khác. Đa số các trang Web không cung cấp phim ảnh và ca nhạc. Đây là đặc điểm chung của các Website của Chính phủ. Tuy nhiên vẫn có khoảng 8% Website cung cấp các dịch vụ nghe nhạc và xem phim. Về dịch vụ trên mạng, trong số các trang Web của Chính phủ được điều tra có 16% Website cung cấp dịch vụ trực tuyến, tăng 12% so với năm 2002. Trong đó, 9% chỉ cung cấp một dịch vụ, 3% cung cấp 2 dịch vụ, 4% cung cấp từ 3 dịch vụ trở lên, 84% không cung cấp dịch vụ nào. Hầu hết các dịch vụ được thực hiện trên trang Web của Chính phủ đều là các loại dịch vụ như gửi kiến nghị, đặt các ấn phẩm, tìm kiếm việc làm, đăng ký giấy thông hành và gia hạn giấy phép lái xe. Bắc Mỹ (bao gồm Mỹ, Canada và Mehicô) là khu vực có tỷ lệ dịch vụ thực hiện trực tuyến lớn nhất, tới 45%, tăng so với 41% năm 2002. Dưới đây là bảng xếp hạng các khu vực có tỷ lệ các Website của Chính phủ thực hiện dịch vụ trực tuyến lớn nhất: Khu vực 2001 2002 2003 Bắc Mỹ 28% 41% 45% Các quốc đảo Thái Bình Dương 19 14 17 Châu Á 12 26 26 Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 26 Trung Đông 10 15 24 Tây Âu 9 10 17 Đông Âu -- 2 6 Trung Mỹ 4 4 9 Nam Mỹ 3 7 14 Nga và Trung Á 2 1 1 Châu Phi 2 2 5 Một trong những đặc điểm làm chậm tốc độ phát triển của các dịch vụ trực tuyến là không thể sử dụng được thẻ tín dụng và chữ ký số trong các giao dịch tài chính. Trong khi đó ở các trang Web tư việc này rất phổ biến. Tuy vậy, đã có 2% Website của Chính phủ chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng và 0,1% cho phép dùng chữ ký số trong các giao dịch tài chính, ví dụ như trang Web của Chính phủ Singapore và Đan Mạch. Về thông tin cá nhân và tính an toàn bảo mật: đây là nỗi băn khoăn lo lắng của mọi công dân về Chính phủ điện tử. Chỉ khi đảm bảo được an toàn thông tin cá nhân thì mới có thể trấn an được dân chúng và khuyến khích mọi người sử dụng nhiều dịch vụ công trên mạng. Tuy vậy, chỉ có một số ít các trang Web của Chính phủ là chú ý tới điều này. Đa số đều nằm trong các lĩnh vực mà Chính phủ cho là quan trọng. Chính phủ điện tử Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 27 sẽ không được triển khai một cách nhanh chóng trừ phi dân chúng cảm thấy an toàn khi sử dụng thông tin và dịch vụ trên mạng. Bảng: Tỷ lệ trang Web có độ an toàn thông tin cá nhân cao ở các nước Singapore Canada Mỹ Úc New Zealand Anh Nhật Bản Đài Loan 90% 65% 62% 39% 30% 21% 15% 12% Các nước được điều tra trong báo cáo này được đánh giá về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo thang điểm từ 0 đến 100. Chỉ số này chủ yếu dựa trên khả năng sẵn có các thông tin, cơ sở dữ liệu và số lượng các dịch vụ trực tuyến. Sau đây là bảng xếp hạng một số nước về việc phát triển Chính phủ điện tử : Singapore 46.3 Mỹ 45.3 Canada 42.4 Úc 41.5 Đài Loan 41.3 Thổ Nhĩ Kỳ 38.3 Anh 37.7 Malaysia 36.7 Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 28 Vatican 36.5 Austria 36.0 Thuỵ Điển 35.9 Trung Quốc 35.9 New Zealand 35.5 Phần Lan 35.5 Philippines 35.5 Đan Mạch 35.5 Hồng Kông 34.5 Đức 34.4 Nhật 34.2 Pháp 33.8 Cộng hoà Séc 33.8 Brunei 32.8 Thái land 32.4 Đông Timo 32.6 Campuchia 31.0 Vietnam 30.5 Myanma 28.0 Indonesia 24.0 Irăc 20.0 Lào 19.0 2. Dự báo triển vọng phát triển Chính phủ điện tử trong tương lai Xu hướng phát triển Chính phủ điện tử đang trở thành một tất yếu khách quan. Có rất nhiều lý do khiến các nước không thể bỏ qua cơ hội phát triển Chính phủ điện tử. Lý do quan trọng nhất chính là những lợi ích mà Chính phủ điện tử đem lại. Không thể phủ nhận một điều rằng Chính phủ điện tử đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 29 nước vốn cồng kềnh, quan liêu và trì trệ với một khối lượng công việc khổng lồ. Ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông vào hoạt động của Chính phủ là chìa khoá của mọi thành công mà Chính phủ các nước công nghiệp phát triển đã đạt được. Đó chính là những bước khởi đầu trong chiến lược phát triển Chính phủ điện tử mà hầu hết các nước trên thế giới đang đeo đuổi. Hiện nay, Singapore, Mỹ, Canada và Australia là 4 nước đứng đầu trên thế giới về phát triển Chính phủ điện tử. Singapore là nước công nghiệp mới duy nhất được nằm trong tốp các nước dẫn đầu, còn lại hầu hết là các nước phát triển. Tình hình phát triển Chính phủ điện tử ở các nước đang phát triển kém khả quan hơn nhiều, họ còn một khoảng cách rất xa mới đuổi kịp các nước đi trước. Tuy nhiên, khi Chính phủ điện tử diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, các nước đang và kém phát triển có thể rút kinh nghiệm từ các nước đi trước để rút ngắn thời gian triển khai Chính phủ điện tử. Như vậy, trong năm tới, năm 2004, tình hình phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Các nước đi tiên phong về Chính phủ điện tử đang tiếp tục hoàn thiện, còn các quốc gia kém phát triển hơn như Thái Lan, Campuchia,Việt Nam… đang gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất và vạch ra chiến lược phát triển Chính phủ điện tử. II. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỸ 1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Mỹ Bộ máy hành chính hiện tại của Mỹ là sản phẩm của các xung đột chính trị trong suốt hai thập kỷ qua. Cho đến nay hệ thống hành pháp của Liên bang Mỹ được đánh giá là khá tản mạn. Hệ thống này bao gồm tổng thống, các trợ lý, Bộ trưởng, 14 bộ và hàng loạt các cơ quan khác với khoảng ba triệu công chức. Với một bộ máy chính quyền khá cồng kềnh như vậy thì sự ra đời Chính phủ điện tử thực sự là một cuộc cách mạng. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 30 Người Mỹ đã sớm biết rằng khi công nghệ, khả năng sáng tạo và lãnh đạo hợp nhất thì sẽ tạo ra những kết quả mạnh mẽ. Điều gì sẽ xảy ra nếu Chính phủ nắm lấy công nghệ thông tin với trí sáng tạo và sự lãnh đạo táo bạo? Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả người Mỹ đều nhận thức được Chính phủ điện tử là cách để thay đổi thế giới một cách có ý nghĩa? Và điều gì sẽ xảy ra nếu căn bệnh thâm niên của Chính phủ là sự mất liên lạc giữa người dân và Chính phủ được nối lại? Khích lệ bởi những câu hỏi này, hàng trăm nhà lãnh đạo trong các ngành công nghiệp, Chính phủ, các nhà nghiên cứu và các tổ chức phi lợi nhuận đã bắt đầu hợp tác làm việc vào tháng 11/1999 để phát triển Chính phủ điện tử. Công việc của họ được phát động, hướng dẫn và điều phối bởi tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ CEG (Council for Excellence in Government). Theo dự án này, hai chuyên gia tư vấn Peter Hart và Robert Teeter thực hiện hai cuộc điều tra vào tháng 8/2000 và tháng 1/2001. Cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 1/2001 của P.Hart và R.Teeter cho thấy trong 3 người Mỹ thì có 1 người nói Chính phủ điện tử nên được tổng thống mới ưu tiên. Hai phần ba số người được trưng cầu ý kiến ủng hộ công việc của cơ quan công nghệ Nhà Trắng nhằm đổi mới Chính phủ và cải thiện dịch vụ thông qua mạng Internet. Hai phần ba cho rằng sự tồn tại mối liên hệ giữa nhà nước và khu vực tư nhân bao giờ cũng tốt hơn là để hai khu vực này hoạt động độc lập với nhau. Cũng 2/3 số người được hỏi ủng hộ việc sử dụng quỹ Chính phủ để giúp các bang hiện đại hoá hệ thống bầu cử, ví dụ như lắp đặt các máy bỏ phiếu điện tử tương tự như các máy rút tiền tự động đang được sử dụng rộng rãi ở các ngân hàng. (Nguồn: Năm 2001, tổng thống Bush đã bắt đầu một vài nỗ lực cải cách Chính phủ nhằm làm cho Chính phủ hoạt động hiệu quả hơn và lấy dân làm trọng tâm. Một trong những nỗ lực này là tạo lập nên một Chính phủ điện tử ở Mỹ. Vì vậy vào ngày 18/7/2001, giám đốc cơ quan Quản lý và Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 31 Ngân sách (OMB: Office of Management and Budget), ông Mitchell E.Daneils đã thành lập nhóm thực hiện Chính phủ điện tử vạch kế hoạch hành động để thực hiện những bước khởi đầu cho Chính phủ điện tử. 2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Mỹ 2.1. Mục tiêu trong chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Chính phủ Mỹ Phát triển Chính phủ điện tử là một thành phần quan trọng trong chương trình quản lý của tổng thống G.Bush. Bắt đầu vào năm 2001, chương trình này của Chính phủ Mỹ nhằm mục đích ứng dụng công nghệ thông tin để tiết kiệm hàng triệu đô la lãng phí trong chi tiêu của Chính phủ, giảm gánh nặng lên công dân và doanh nghiệp khi phải làm việc với Chính phủ, rút ngắn thời gian trả lời những câu hỏi của công dân từ hàng tuần xuống còn vài phút. Mục đích quan trọng của chiến lược này là phải làm sao cho người dân có thể truy cập thông tin và sử dụng dịch vụ Chính phủ chỉ bằng ba lần nhấn chuột khi sử dụng Internet. Sau đây là một số mục tiêu trong chiến lược phát triển Chính phủ điện tử: n Mục tiêu chung:  Các cơ quan Chính phủ tập trung vào việc hiện đại hoá thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.  Các hệ thống công nghệ thông tin chính phải được công chúng thừa nhận là an toàn tuyệt đối.  Chính phủ điện tử bước đầu phải đạt được những lợi ích thiết thực như tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian mà dân chúng phải chờ đợi để có được sự hồi âm từ phía Chính phủ, giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp, cải thiện dịch vụ Chính phủ…  Đề ra những giải pháp giảm thiểu chi phí đầu tư cho công nghệ thông tin không cần thiết trong sáu lĩnh vực kinh doanh của Chính Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 32 phủ vào năm tài chính 2004 (được nêu trong phần sau của chương này). o Mục tiêu cụ thể: G2G (Chính phủ - Chính phủ): Mục tiêu chủ yếu của loại hình quan hệ này là làm sao cho chính quyền các cấp làm việc với nhau dễ dàng hơn để phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Để đạt được điều này phải có biện pháp làm cho chính quyền các bang và chính quyền địa phương có thể dễ dàng nhận được thông tin và đáp ứng yêu cầu của nhau. Cải tiến cách truyền thông tin giữa các cấp chính quyền sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho Chính phủ. G2B (Chính phủ - Doanh nghiệp):  Tăng khả năng công dân và doanh nghiệp có thể tìm, xem và bàn luận về các quy tắc và các văn bản pháp luật;  Giảm gánh nặng cho doanh nghiệp bằng cách cho phép các doanh nghiệp có thể trình văn bản thuế và nộp thuế qua mạng;  Rút ngắn thời gian điền vào các mẫu đơn xuất khẩu; và  Rút ngắn thời gian mà các doanh nghiệp phải đệ trình và tuân thủ các quy tắc pháp luật. G2C (Chính phủ - Công dân):  Rút ngắn thời gian truy cập thông tin về các khoản vay;  Tăng số lượng công dân trình văn bản thuế và nộp thuế qua mạng;  Rút ngắn thời gian cho người dân khi phải tìm kiếm các thông tin giải trí. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 33 2.2. Chính sách Chính phủ Mỹ sử dụng để đạt mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử Vào năm 2003 và 2004, Chính phủ điện tử sẽ cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn tới người dân với chi phí thấp hơn. Để thực hiện được mục tiêu trên, cơ quan Chính phủ điện tử và công nghệ thông tin sẽ thực hiện những chính sách sau:  Đơn giản hóa quá trình hoạt động của Chính phủ nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ.  Sử dụng ngân sách hàng năm để hỗ trợ cho việc thực hiện dự án Chính phủ điện tử.  Đẩy nhanh tình hình thực hiện dự án thông qua phát triển, tuyển dụng và giữ chân lực lượng cán bộ công nghệ thông tin có trình độ.  Tiếp tục hiện đại hoá quản lý thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Chính phủ, bao gồm quản lý chi phí, quản lý các báo cáo tài chính, quản lý sổ sách; cung cấp thông tin và dữ liệu liên quan tới tình hình đất nước; quản lý nguồn nhân lực;…  Liên kết lãnh đạo các cơ quan Chính phủ để hỗ trợ cho việc thực hiện dự án Chính phủ điện tử. 3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Mỹ Phần lớn người Mỹ hiện nay đang sử dụng Internet, con số này chiếm 63% trong đó có 31% số người sử dụng nó vì công việc. Một nửa trong nhóm này (35%) là những người sử dụng một cách thường xuyên. Công chúng có một quan điểm rất tích cực về Internet, nhưng vẫn hoài nghi về tính an toàn của nó. 74% số người sử dụng Internet cho rằng Internet có ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của họ. Đây là một yếu tố Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 34 quan trọng khiến cho Chính phủ điện tử không còn chỉ là lý thuyết nữa mà nó đang và sẽ trở thành hiện thực. Những số liệu sau đây sẽ là những bằng chứng rõ ràng nhất cho sự ra đời và tồn tại một Chính phủ điện tử ở Mỹ. Hầu như mọi quan chức Chính phủ liên bang, các quan chức của các bang và các quan chức ở địa phương cho rằng cơ quan của họ đều có một trang Web riêng và đang hoạt động rất tốt. Các Website này đều đăng thông tin, một vài trang Web còn cho phép công chúng thực hiện các giao dịch trên mạng. Một số các Website còn cho phép người truy cập đưa ra những lời bình luận về các dịch vụ hoặc về các hoạt động của Chính phủ. 83% 72% 66% 64% 58% 37% Tμi liÖu Th«ng tin DÞch vô B×nh luËn vÒ ho¹t ®éng cña ChÝnh phñ M¸y mãc Download phÇn mÒm C¸c dÞch vô ®−îc cung cÊp trªn Website cña chÝnh phñ Nguồn: Hiện nay Chính phủ đang đầu tư cho Chính phủ điện tử và các quan chức tin tưởng việc đầu tư đang có kết quả tốt. Chính phủ điện tử trợ giúp các cơ quan Chính phủ trong các công việc hành chính nội bộ, giúp tiếp cận nhiều hơn với công chúng và phối hợp tốt hơn với các cơ quan các cấp khác của Chính phủ. Công chúng trên mạng đang sử dụng và đánh giá rất cao các trang Web của Chính phủ. Sáu mươi sáu phần trăm người sử dụng Internet ở Mỹ đã ghé thăm ít nhất một trong số rất nhiều Website của chính quyền Liên Bang, chính quyền các bang và chính quyền địa phương. Trong số đó nhiều nhất là những người sử dụng Internet thường xuyên và những người có liên quan đến Chính phủ. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 35 Bảng: Tỷ lệ sử dụng Website của Chính phủ Người sử dụng Internet Lòng tin vào chính phủ Website Tất cả những người sử dụng Internet Người sử dụng Internet thường xuyên Người sử dụng Internet không thường xuyên Cao Trung bình Thấp Website của Chính phủ Liên Bang 54% 66% 38% 56% 53% 51% Website của Chính phủ các Bang 45% 58% 29% 44% 48% 41% Website địa phương 36% 45% 26% 42% 37% 30% (Nguồn: Các doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận cũng tiếp cận với Chính phủ điện tử. Đa số những người đứng đầu các tổ chức này nói rằng họ có sử dụng các trang Web của Chính phủ và đánh giá các trang Web này rất tốt. Ba phần tư các doanh nghiệp giao dịch với chính quyền Liên Bang ở mức độ không thường xuyên nói rằng khả năng tìm kiếm thông tin và điều khiển các giao dịch qua Internet đã làm cho mối quan hệ giữa họ với các cơ quan Chính phủ không còn nặng nề như trước nữa. Họ còn cho rằng khả năng tìm kiếm thông tin Chính phủ trên Internet làm cho họ dễ dàng tuân thủ các quy định của pháp luật. 3.1. Thái độ của người dân Mỹ về Chính phủ điện tử Năm 2001, Hart Teeter đã thay mặt hội đồng các đại biểu quốc hội tổ chức nhiều cuộc điều tra về thái độ của công chúng, các quan chức Chính phủ và các tổ chức đối với Chính phủ điện tử. Cuộc điều tra đã rút ra ba kết luận sau: * Người dân Mỹ tin tưởng rằng Chính phủ điện tử đồng nghĩa với một Chính phủ hiệu quả hơn. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 36 Cả ba đối tượng của cuộc điều tra đều nhận thấy tiềm năng to lớn của Chính phủ điện tử trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ. Năm mươi sáu phần trăm công chúng dự đoán rằng trong vòng 5 đến 10 năm tới Chính phủ điện tử sẽ có những ảnh hưởng tích cực nhiều hơn là tiêu cực. Chín mươi hai phần trăm quan chức Chính phủ và 76% tổ chức cho rằng Chính phủ điện tử đồng nghĩa với một Chính phủ hiệu quả hơn. Ban đầu chỉ có 58% số người Mĩ có niềm tin thấp đối với Chính phủ điện tử. Tuy nhiên sau khi các dịch vụ của Chính phủ điện tử được thử nghiệm thì sự ủng hộ của họ đối với Chính phủ điện tử đã tăng 13% lên thành 71%. Tuy còn quá sớm để dự đoán khả năng thay đổi niềm tin của công chúng vào Chính phủ điện tử, nhưng kết quả của cuộc điều tra cho thấy Chính phủ điện tử sẽ có ảnh hưởng tích cực tới mọi mặt của đời sống. * Công chúng Mỹ mong muốn tiến hành Chính phủ điện tử một cách thận trọng nhằm đảm bảo sự an toàn và bí mật thông tin cá nhân. Các đối tượng tham gia trong cuộc điều tra còn thể hiện hai quan điểm khác nhau về Chính phủ điện tử: - Quan điểm 1: Nên tiến hành dần dần việc kết nối Internet giữa Chính phủ và công chúng bởi vì còn rất nhiều người không truy cập được vào Internet và còn nhiều vấn đề quan trọng như an toàn và bí mật thông tin cá nhân vẫn chưa được giải quyết. - Quan điểm 2: Nên tiến hành nhanh chóng việc mở rộng sử dụng Internet trong việc giao tiếp giữa Chính phủ và công chúng bởi vì Chính phủ điện tử tạo ra nhiều cơ hội cải thiện dịch vụ, khả năng liên lạc và hiệu quả của Chính phủ. 65% người dân Mỹ ủng hộ quan điểm 1 tức là mong muốn tiến hành một cách chậm chạp việc thực thi Chính phủ điện tử, trong khi chỉ có 30% người mong muốn tiến hành nó một cách nhanh chóng. Đại đa số người dân còn lo lắng về độ an toàn và bí mật. Ngược lại, các quan chức Chính Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 37 phủ lại có một quan điểm đối lập, 56% các quan chức được hỏi ủng hộ quan điểm 2. Điều này cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên bởi vì các quan chức Chính phủ biết nhiều về Chính phủ điện tử hơn so với công chúng và đã được thấy những lợi ích của nó một cách trực tiếp, hơn 80% tin tưởng rằng cơ quan của họ sẽ thực hiện tốt công việc bằng cách sử dụng Internet để cải thiện hiệu quả và chất lượng dịch vụ. * Mong muốn của công chúng về Chính phủ điện tử không chỉ dừng lại ở những dịch vụ có chất lượng cao và hiệu quả mà họ còn mong muốn được thông tin nhiều hơn, được trao nhiều quyền lực hơn và mong chờ ở một Chính phủ có trách nhiệm hơn. Người Mỹ đánh giá một cách rất rõ ràng tiềm năng của Chính phủ điện tử trong việc tạo ra một Chính phủ hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp nhiều dịch vụ tốt hơn và thuận tiện hơn. Họ ủng hộ việc họ có thể nộp thuế, đăng ký xe hay sinh viên có thể vay tiền qua mạng. Khi được hỏi lợi ích nào là quan trọng nhất mà Chính phủ điện tử mang lại, 36% cho rằng tạo ra một Chính phủ có trách nhiệm hơn đối với người dân là lợi ích quan trọng nhất, 23% ủng hộ khả năng Chính phủ điện tử đem lại số lượng người truy cập thông tin nhiều hơn, 21% cho rằng Chính phủ tạo ra nhiều lợi ích hơn và hiệu quả hơn, 13% tin tưởng Chính phủ điện tử sẽ tạo ra những dịch vụ thuận tiện hơn. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 38 36% 19% 23% 34% 21% 16% 13% 23% ChÝnh phñ cã tr¸ch nhiÖm h¬n víi c«ng d©n Sè l−îng d©n chóng truy cËp th«ng tin nhiÒu h¬n ChÝnh phñ ho¹t ®éng hiÖu qu¶ h¬n DÞch vô ChÝnh phñ thuËn tiÖn h¬n Nh÷ng lîi Ých quan träng nhÊt cña ChÝnh phñ ®iÖn tö C«ng chóng Quan chøc ChÝnh phñ (Nguồn: The Next American Revolution - Tóm lại, người dân Mỹ có nhận thức rất tốt về Chính phủ điện tử và những lợi ích của Chính phủ điện tử. Điều này chứng tỏ tình hình triển khai Chính phủ điện tử ở Mỹ có những dấu hiệu rất khả quan, ít nhất thì đa số người dân Mỹ còn biết Chính phủ điện tử là gì và tại sao phải phát triển Chính phủ điện tử. Có thể nói đây là một kết quả quan trọng của chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Chính phủ Mỹ. 3.2. Một số sự kiện nổi bật trong quá trình thực hiện Chính phủ điện tử FirstGov.gov: đây là Website có tới 186 triệu trang thông tin kết nối với hơn 22.000 Website của chính quyền Liên bang và chính quyền các bang. FirstGov.gov là một trong 50 Website tiện ích nhất do Yahoo thiết kế vào tháng 7/2002, và hiện thời trang Web này đã được cải tiến để cung cấp dịch vụ Chính phủ chỉ trong vòng "3 nháy chuột". Chiến lược "3 nháy chuột" này đã thu hút số người sử dụng trang Web ngày càng tăng, từ 5 triệu người năm 2001 lên tới 28 triệu người năm 2002. Volunteer.gov: trang Web này cho phép công dân Mỹ đăng ký làm tình nguyện viên. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 39 Recreation.gov: cho phép công dân truy cập vào các công viên giải trí và các trung tâm giải trí khác. Website này kết nối với hơn 2500 Website giải trí khác của Chính phủ. GovBenefits.gov: cho phép truy cập thông tin và dịch vụ của hơn 400 chương trình của Chính phủ đạt hơn 2000 tỷ đô la lợi nhuận hàng năm. Website này mỗi tháng có tới hơn 500.000 người truy cập. IRS Free Filing: hơn 78 triệu người Mỹ có thể trình văn bản thuế trên mạng miễn phí. Theo dự đoán, sẽ có tới 3,5 triệu người Mỹ sử dụng dịch vụ này vào năm 2003. Integrated Acquisition Environment: IAE đã cho ra đời một số trang Web và công cụ quan trọng như Hệ thống phục hồi thông tin (www.PPIRS.gov) được dùng để tìm và phục hồi lại những thông tin đã mất và Hệ thống dữ liệu kỹ thuật Liên bang (www.FedTeDS.gov). BusinessLaw.gov: cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ khả năng truy cập thông tin về các quy tắc pháp luật, các công cụ hỗ trợ và khả năng thực hiện giao dịch trên mạng. Website này cũng là một cổng thông tin được kết nốt với các trang Web của chính quyền Liên bang, chính quyền các bang và chính quyền địa phương. Regulation.gov: bằng cách tạo ra một hệ thống duy nhất hỗ trợ cho quá trình làm luật, đề ra các điều lệ, các quy tắc, Website này theo dự tính sẽ tiết kiệm được 94 triệu đô la. GoLearn.gov: đây là một trong những Website đào tạo điện tử được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. GoLearn.gov này có hơn 45.000 người sử dụng đăng ký tham gia đào tạo với học phí rất thấp trong khi phương pháp đào tạo truyền thống chỉ phục vụ được một số ít người, đôi khi học phí lên tới 2500 đến 5000 đô la một lớp. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 40 E-Payroll: Dự án hệ thống trả lương điện tử này sẽ rút gọn các cơ quan quản lý tiền lương cho nhân viên Chính phủ từ con số 22 xuống còn 2, đó là DoD/GSA và USDA/DOI. Theo dự đoán, hệ thống này giúp Chính phủ tiết kiệm được 1,2 tỷ đô la trong 10 năm tới. III. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở AUSTRALIA 1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Australia Đổi mới và tính hiệu quả là hai động lực quan trọng đối với Australia để tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đang giúp Australia rút ngắn khoảng cách với các nước khác và nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) và những ứng dụng của nó đã tạo ra sự chuyển đổi trong hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Trong chính sách đầu tư phát triển ban hành năm 1997, thủ tướng Australia, ông Hon John Howard MP đã công bố kế hoạch đầu tư cho sự phát triển và tăng tính năng động cho nền kinh tế Australia. Kế hoạch này tập trung vào việc tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy quá trình cải cách nền kinh tế đất nước. Ngoài ra, kế hoạch này còn đặt ra một mục tiêu quan trọng cho các bộ, ban ngành là tới tháng 9/2001, tất cả các dịch vụ Chính phủ phải được cung cấp trên mạng Internet. Vào tháng 2/2002, trong cuộc họp của đại biểu các quốc gia trên thế giới về công nghệ thông tin, Thủ Tướng Úc đã tuyên bố nước này đã đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2002. Đây là nền móng cho sự ra đời Chính phủ điện tử ở Úc. Hiện nay Chính phủ nước này đã rất tiến bộ so với các quốc gia khác trong việc sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ trực tuyến. Chính phủ Australia đang tiến hành chuyển từ giai đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ hai của Chính phủ điện tử - đó là giai đoạn phát triển một Chính phủ điện tử đầy đủ hơn, trong đó việc ứng dụng công nghệ mới vào cung cấp các dịch vụ công, cung cấp thông tin và vào quá trình quản lý hành chính Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 41 nhà nước sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và bản thân Chính phủ. Chiến lược này đã đề ra một số mục tiêu quan trọng cho các bộ, các ban ngành và các cơ quan Chính phủ (các mục tiêu này sẽ được đề cập trong phần 2.1 của chương này). Chiến lược này được Chính phủ Úc giao cho một uỷ ban mới thành lập là Uỷ ban chiến lược quản lý thông tin (IMSC) với sự hỗ trợ của Uỷ ban CIO. 2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Australia 2.1. Các mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển Chính phủ điện tử Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Chính phủ Australia được lập vào tháng 11/2002 đã đề ra một số mục tiêu quan trọng sau: - Đầu tư có hiệu quả hơn: Đầu tư cho sự phát triển một Chính phủ điện tử hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng đối Australia. Nhưng phải đầu tư như thế nào để đạt kết quả tốt nhất lại càng quan trọng hơn bởi kết quả đầu tư sẽ là nền tảng quan trọng cho Chính phủ trong việc cải thiện hoạt động của Chính phủ, cải thiện quá trình hoạch định chính sách, cung cấp dịch vụ và thông tin. Do vậy phải cơ cấu lại bộ máy hành chính nhà nước, áp dụng công nghệ mới trong quá trình cải cách, phải lập và quản lý dự án đảm bảo đạt được kết quả toàn diện. - Đảm bảo tính thuận tiện khi truy cập thông tin và dịch vụ Chính phủ: Chính phủ điện tử có thể giúp công dân và doanh nghiệp làm việc với Chính phủ để giải quyết hàng loạt các vấn đề bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu mà không cần phải biết là cơ quan nào của Chính phủ đang cung cấp dịch vụ mà họ yêu cầu. Người dân không còn phải đứng xếp hàng hàng giờ bên ngoài trụ sở của cơ quan Chính phủ để được gặp các quan chức có Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 42 trách nhiệm và sau đó phải chờ đợi điện thoại trả lời yêu cầu của mình hàng tuần hay thậm chí hàng tháng. - Cung cấp dịch vụ theo nhu cầu khách hàng: Mặc dù chúng ta luôn nói công nghệ trong thời đại Chính phủ điện tử đóng vai trò rất quan trọng nhưng công nghệ không quyết định loại dịch vụ mà Chính phủ cung cấp. Ngược lại, áp dụng công nghệ để quản lý thông tin và hoạt động kinh doanh mới là phương tiện để làm cho dịch vụ của Chính phủ đáp ứng được ước muốn và nhu cầu của công dân. - Thống nhất, kết hợp các dịch vụ có liên quan: Thật không thuận tiện cho các cá nhân và doanh nghiệp khi phải thực hiện nhiều giao dịch riêng lẻ với Chính phủ để đạt được một mục tiêu duy nhất. Để hạn chế nhược điểm này, Chính phủ Australia sẽ áp dụng biện pháp phân các dịch vụ liên quan đến nhau thành từng nhóm, từ đó các dịch vụ liên quan đến nhau có thể được thực hiện thông qua một giao dịch duy nhất. - Tăng cường sự tham gia của công dân vào Chính phủ: Chính phủ có thể sử dụng Internet để tăng tính minh bạch trong các hoạt động của Chính phủ và tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với công chúng. Khi mọi người ngày càng quen với việc tìm kiếm thông tin và sử dụng dịch vụ công trên mạng thì họ lại càng mong chờ một mối liên hệ ở cấp độ cao hơn với Chính phủ. Điều này lại càng đem lại nhiều lợi ích cho Chính phủ khi mà công chúng ngày càng quan tâm tới hoạt động của Chính phủ. Tính minh bạch và lòng tin của công chúng vào Chính phủ ngày càng được củng cố khi những ý kiến của công chúng được quan tâm để ý trong quá trình hoạch định chính sách của Chính phủ. 2.2. Thực hiện mục tiêu Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 43 Sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan Chính phủ chính là chìa khoá để thực hiện thành công 6 mục tiêu trên. Đây chính là sự liên kết giữa các cơ quan Chính phủ trong cách thức cung cấp thông tin và dịch vụ, cách lên kế hoạch và quản lý các thành phần của Chính phủ điện tử như thế nào. Cơ quan chiến lược quản lý thông tin (IMSC) sẽ chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch này. Sau đây là một số biện pháp Chính phủ Australia chọn lựa nhằm thực hiện mục tiêu đề ra: * Đầu tư có hiệu quả hơn: Để đầu tư có hiệu quả hơn cần phải xác định được chi phí và kết quả đầu tư. Với sự tồn tại nhiều kênh cung cấp dịch vụ như hiện nay thì việc xác định chi phí và lợi ích của dịch vụ trực tuyến không phải dễ. Trong khi đó người dân Australia khi sử dụng dịch vụ luôn hi vọng chỉ phải trả chi phí thấp. Do vậy việc đầu tư cần phải thực hiện trong nhiều năm thì mới có thể giảm được chi phí theo yêu cầu của dân chúng. * Đảm bảo tính thuận tiện khi truy cập thông tin và dịch vụ Chính phủ: Có một số phương pháp để thực hiện mục tiêu này là Chính phủ có thể cung cấp thông tin và dịch vụ theo khách hàng, theo nhóm chủ đề, theo loại dịch vụ theo vùng, và cũng có thể cung cấp thông tin và dịch vụ công dựa trên những sự kiện trong cuộc sống hàng ngày. Trang Web Australia.gov.au và một số trang Web khác đang trong giai đoạn đầu tiên cung cấp thông tin và dịch vụ theo các nhóm một cách logic không phụ thuộc vào việc thông tin hay dịch vụ đó do cơ quan Chính phủ nào cung cấp. * Cung cấp dịch vụ theo nhu cầu khách hàng: Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 44 Thiết lập cơ sở cho các dịch vụ tương tác lẫn nhau sẽ làm cho các cơ quan Chính phủ có khả năng "bó" các dịch vụ có liên quan với nhau thành các dịch vụ hợp nhất theo yêu cầu của khách hàng. Điều này sẽ rút ngắn quá trình xử lý thông tin và giảm chi phí điều hành. Các cơ quan Chính phủ còn có thể kết hợp các dịch vụ khác nhau, không liên quan đến nhau và cung cấp chúng với tư cách là một dịch vụ đơn nhất. * Thống nhất, kết hợp các dịch vụ có liên quan: + Xây dựng một cơ cấu cung cấp dịch vụ chung và điều hành nó: Nguyên tắc và tiêu chuẩn của cơ cấu này được đưa ra nhằm khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông để hỗ trợ cho quá trình cung cấp dịch vụ của Chính phủ. Đây chính là nền tảng quan trọng cho việc phân phối dịch vụ hợp nhất. Chỉ ra các vấn đề quan trọng liên quan tới việc đầu tư và quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông được coi như là một phần trong chương trình làm việc của IMSC. + Thiết lập các cơ cấu điều hành để thoả mãn khách hàng: Thành công của một Chính phủ điện tử lấy công dân làm trung tâm phụ thuộc vào khả năng đáp ứng yêu cầu của dân chúng. Nhiều cơ quan Chính phủ đang sẵn sàng làm việc nhằm thu hút sự chú ý của công chúng. Việc này cần phải có sự hiểu biết về từng thành phần khách hàng và các cách để thu hút được sự phản hồi từ phía khách hàng. + Xây dựng một chiến lược đầu tư: Để phát triển các dịch vụ tập trung vào khách hàng cần phải trả lời câu hỏi ai sẽ là người trả chi phí cho việc tiêu dùng các dịch vụ đó, lợi ích thu được từ các dịch vụ đó là bao nhiêu và việc đầu tư cần bao nhiêu thời gian? Việc cung cấp các dịch vụ phức tạp hơn có lẽ sẽ khó được thực hiện nếu không có một chiến lược đầu tư kết hợp giữa các cơ quan Chính phủ. Do vậy cần phải xây dựng một chiến lược đầu tư, trong đó xem xét xem nguồn kinh phí dành cho hoạt động đầu tư nên lấy từ ngân sách hay từ các nguồn thu khác? Hiện nay, Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 45 việc đầu tư vào công nghệ thông tin và viễn thông cũng gặp khó khăn do những hạn chế trong nguồn ngân sách hiện tại của Australia. Thông qua IMSC, Chính phủ Australia đang xem xét những vấn đề trên để loại bỏ những trở ngại đối với chiến lược đầu tư vào công nghệ thông tin và viễn thông. * Tạo dựng lòng tin của người sử dụng Chính phủ Australia đã xây dựng và tăng lòng tin từ phía công chúng thông qua việc ban hành những tiêu chuẩn về Website của Chính phủ. Trong chiến lược Chính phủ trực tuyến, Chính phủ Australia đã đề ra những tiêu chuẩn tối thiểu đối với những thông tin và dịch vụ trực tuyến. Những tiêu chuẩn này hiện nay vẫn còn được áp dụng. Cơ quan quốc gia về nền kinh tế thông tin (NOIE) sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan quan trọng của Chính phủ để thúc đẩy thực hiện những tiêu chuẩn này. Cuối năm 2002, Chính phủ Australia đã ban hành tiêu chuẩn dịch vụ Chính phủ Australia (AGLS). Việc sử dụng tiêu chuẩn này của các cơ quan hành pháp cho phép gia tăng sự truy cập thông tin từ phía các khách hàng. Sau đây là một số tiêu chuẩn quan trọng trong hệ thống các tiêu chuẩn AGLS: + Truy cập: đây là một tiêu chuẩn quan trọng đối với các Website của Chính phủ. Các cơ quan Chính phủ phải đảm bảo rằng nội dung trang Web của họ phải tới được tất cả những người có thể sử dụng Internet. + Sự thẩm định quyền: trong một hệ điều hành mạng hoặc đa người dùng, đây là một tiến trình đánh giá thông tin đăng nhập của người dùng. Tiến trình thẩm định quyền liên quan đến việc so sánh tên và mật khẩu của người dùng với một danh sách những người dùng được phép. Nếu hệ điều hành so thấy khớp, người dùng được phép truy xuất hệ thống, nhưng chỉ ở mức độ như đã chỉ định trong bản cấp phép trong chương mục của người Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 46 dùng đó. Trong quá trình cung cấp dịch vụ và thông tin trên mạng, sự thẩm định quyền đảm bảo xác định người gửi và người nhận thông tin trực tuyến, từ đó xây dựng lòng tin và đảm bảo tính an toàn khi thực hiện các giao dịch trên mạng. Chính phủ Australia đã có những tiến bộ đáng kể trong thẩm định điện tử các doanh nghiệp tham gia giao dịch với Chính phủ trên mạng. * Tăng cường sự tham gia của công dân vào Chính phủ Internet mang lại cho các cơ quan Chính phủ cơ hội có được ý kiến của công chúng về các vấn đề chính sách. Có hai cách để tăng cường sự tham gia của công dân vào Chính phủ. Cách thứ nhất là Chính phủ có thể sử dụng tối đa những ứng dụng của Internet để quan hệ với công dân, chẳng hạn như các nghị sĩ quốc hội có thể liên lạc với cơ quan, với quốc hội qua mạng Internet, hay người dân có thể bỏ phiếu bầu cử thông qua mạng Internet (Bỏ phiếu điện tử). Các thứ hai tập trung vào quản lý công chúng, tức là các cơ quan Chính phủ có thể sử dụng Internet để tối đa hoá hiệu quả khi quan hệ và trưng cầu ý kiến của công chúng. 2.3. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin * Nghiên cứu phát triển chiến lược quản lý kiến thức về Chính phủ điện tử: Sự phát triển một Chính phủ điện tử hiệu quả và bền vững ở Australia yêu cầu Chính phủ nước này cần phải chú ý nhiều hơn tới nguồn tài sản trí tuệ và phải coi đó là nguồn tài nguyên được chia sẻ giữa các cơ quan Chính phủ. Biện pháp của Chính phủ đối với nghiên cứu phát triển quản lý kiến thức là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo cho Chính phủ có thể đạt được kết quả tốt nhất trong việc đầu tư vào công nghệ thông tin và viễn thông. * Phát triển kỹ năng về công nghệ thông tin và viễn thông trong Chính phủ: Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 47 Để đảm bảo thành công trong những giai đoạn tiếp theo của Chính phủ điện tử, những kỹ năng về công nghệ thông tin và viễn thông cần phải được mở rộng phát triển ở tất các các cấp quản lý. Trách nhiệm xúc tiến chương trình cung cấp dịch vụ và thông tin trên mạng đi vào hoạt động nhanh chóng thuộc về các nhà quản lý công nghệ thông tin, do vậy các nhà quản lý trong các cơ quan Chính phủ cần phải có kiến thức và những kỹ năng cần thiết đủ để hiểu được quy trình cung cấp dịch vụ trên mạng của Chính phủ hoạt động như thế nào. * Chia sẻ và tái sử dụng tài sản: Các cơ quan nhà nước đang sẵn sàng hợp tác để đưa ra các chính sách nhằm xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa họ. Các cơ quan Chính phủ còn liên kết chặt chẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông thông qua việc tăng quyền mua của Chính phủ và tái sử dụng nguồn tài sản trí tuệ có giá trị. 3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Australia Chiến lược Chính phủ trực tuyến của Australia đã đạt được kết quả đáng kể. Các cơ quan Chính phủ hiện nay luôn đảm bảo tính sẵn có của thông tin và dịch vụ trên Internet cho những người có nhu cầu truy cập. Dưới đây là một số sự kiện nổi bật trong quá trình thực hiện Chính phủ điện tử ở Australia: * Business Entry Point: đây là trang Web cung cấp thông tin và dịch vụ miễn phí cho các doanh nghiệp Australia 24/24 giờ và 7 ngày trong tuần. Thông qua trang Web này các doanh nghiệp Australia có thể thực hiện các giao dịch thuận tiện hơn và đơn giản hơn. Đặc điểm duy nhất của Website này là nó có thể cung cấp thông tin và dịch vụ của các cơ quan Chính phủ từ cấp Liên Bang, Chính phủ cấp bang đến Chính phủ cấp địa phương. Website này đang tiếp tục được hoàn thiện và cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ hơn để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 48 Australia. Theo các thông tin được đăng tải trên Website này, kể từ đầu năm 2000, Business Entry Point đã cung cấp hơn 30 triệu trang thông tin. Gần một triệu đơn xin phép trở thành một thành viên của Australian Business Number được thực hiện trên mạng thông qua Business Entry Point, gần một triệu nghiên cứu được thực hiện trên Australian Business Register mỗi tháng. (Nguồn : ) * Australian JobSearch (AJS) cung cấp những thông tin về việc làm cho những người đang tìm việc và là nơi để các doanh nghiệp đăng quảng cáo tuyển nhân viên. Cơ sở dữ liệu này bao gồm những nội dung sau:  Tất cả các công việc được liệt kê trên các trang Web việc làm trên cả nước;  Việc làm được quảng cáo trên các báo trong nước;  Việc làm được đăng trên công báo Australian Public Service;  Việc làm do các công ty đăng tải; và  Việc làm từ Hiệp hội dịch vụ tư vấn và tuyển dụng (RCSA). Ngoài ra, Australian JobSearch còn liệt kê danh sách các công việc cho các dự án trợ cấp thất nghiệp và việc làm theo mùa trên cả nước. Hiện AJS đang có hơn 50.000 vị trí và là một trong các trang tuyển dụng dẫn đầu Australia. (Theo FishOnline ( trang Web này cho phép truy cập nhanh chóng thông tin về chính sách câu cá của Chính phủ, bơi thuyền, dự báo thời tiết, các quy tắc về an toàn và môi trường cũng như xin cấp phép câu cá trên mạng. Website này thể hiện cách các Chính phủ liên bang và Chính phủ các bang liên kết với nhau để cung cấp dịch vụ vì lợi ích của công chúng. Đây là một mô hình hiệu quả để cung cấp dịch vụ hợp nhất trực tuyến trong tương lai. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 49 Paying tax online (Nộp thuế trên mạng): Thuế điện tử là cách an toàn để nộp thuế và tăng doanh thu thuế hàng năm qua Internet. Thuế điện tử sử dụng công nghệ chứng chỉ kỹ thuật số và mã hoá dữ liệu mới nhất để đảm bảo tính an toàn và tính xác thực của các thông tin được gửi tới Cơ quan thuế Australia (ATO). Kể từ khi thuế điện tử được đưa vào sử dụng, số người sử dụng phương thức nộp thuế này ngày càng tăng. Tới đầu tháng 11/2002, ở Úc có hơn 540.000 người sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử, tăng 52% so với năm 2001. Tốc độ thu thuế điện tử nhanh hơn rất nhiều so với các phương thức nộp thuế thủ công. Cơ quan thuế Australia đã xử lý 100% doanh thu thuế điện tử trong vòng 14 ngày, trong đó có tới gần 90% được xử lý chỉ trong 10 ngày, thấp hơn rất nhiều so với con số 42 ngày khi xử lý trên giấy tờ. (Nguồn: Kết luận: Trên đây là một số thành tựu trong quá trình phát triển Chính phủ điện tử ở Australia. Nhưng đây không phải là giai đoạn cuối cùng mà chỉ là giai đoạn đầu trong qua trình chuyển đổi Chính phủ thông qua ứng dụng rộng rãi công nghệ để cung cấp dịch vụ trực tuyến. Dịch vụ trực tuyến là một phần trong quá trình cung cấp dịch vụ của Chính phủ. Đối với các cơ quan Chính phủ Australia, kênh phân phối dịch vụ hiên nay là kết quả của việc kế thừa các kênh phân phối truyền thống. Dịch vụ vẫn sẽ được cung cấp thông qua các phương tiện truyền thống như điện thoại, fax hoặc cung cấp trực tiếp tại trụ sở của các cơ quan Chính phủ. Cho dù có sử dụng kênh phân phối nào đi nữa thì mục tiêu cuối cùng vẫn là nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí cho cả người sử dụng lẫn nhà cung cấp dịch vụ mà cụ thể là Chính phủ. IV. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở SINGAPORE Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 50 1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Singapore Có thể nói Chính phủ điện tử ở Singapore ra đời bắt nguồn từ quyết định tin học hoá bộ máy hành chính nhà nước vào năm 1981. Tuy nhiên, do đây là chương trình phát triển chỉ tập trung vào bộ máy hành chính nhà nước cho nên Chính phủ điện tử ở Singapore ngày nay không phát triển tới được mức độ mà đáng lẽ ra nếu với thời gian triển khai sớm như vậy thì nước này phải có một Chính phủ điện tử lớn mạnh hơn nhiều. Hiện nay đối với Singapore, phát triển Chính phủ điện tử đã là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược phát triển đất nước. Chương trình tin học hoá bộ máy hành chính nhà nước (CSCP) bắt đầu thực hiện vào năm 1981 đánh dấu làn sóng đầu tiên của Chính phủ điện tử ở Singapore. Chương trình này nhằm mục đích tiết kiệm nguồn nhân lực, cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, cung cấp nguồn thông tin tốt hơn cho quá trình ra quyết định của Chính phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ công. Mục tiêu chung của chương trình này là nhằm tự động hoá các chức năng hoạt động truyền thống của Chính phủ và hạn chế cách làm việc thủ công, chủ yếu là trên giấy tờ. Một trong các chiến lược đầu tiên mà CSSP lựa chọn được gọi là SS-SF (Start Small, Scale Fast). Ngay từ khi công nghệ thông tin và viễn thông chưa trở nên quen thuộc với cả Chính phủ lẫn người dân Singapore thì người ta cũng nhận thấy rằng để bắt đầu một chương trình cải cách, cách tốt nhất là nên bắt đầu thử nghiệm ở quy mô nhỏ, sau đó một khi đã được đông đảo công chúng chấp nhận mới nhanh chóng tiến hành triển khai ở phạm vi rộng hơn. Với những nhận thức như vậy, chương trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nước của Chính phủ Singapore diễn ra khá nhanh chóng, tạo tiền đề cho sự phát triển Chính phủ điện tử sau này. Điều quan trọng là phải chú ý rằng nếu chỉ với những kiến thức kỹ thuật đơn giản về công nghệ thông tin và viễn thông thì sẽ không đủ để bắt Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 51 đầu triển khai Chính phủ điện tử. Những ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong cuộc sống thường gặp phải những hạn chế như tâm lý e ngại cái mới trong một bộ phận dân chúng hay những khó khăn nhỏ thường xảy ra với các cơ quan Chính phủ trong giai đoạn đầu cung cấp dịch vụ công. Do vậy trước khi bắt đầu triển khai xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử việc cần phải làm trước tiên là khắc phục khó khăn và loại bỏ tâm lý lo sợ này. Trong thời gian hơn 20 năm kể từ khi bắt đầu triển khai, Chính phủ Singapore đã cho ra đời rất nhiều dịch vụ về Chính phủ điện tử, từ việc cung cấp thông tin đơn giản đến những giao dịch kinh doanh phức tạp. Hiện nay, Singapore là một trong những nước có hệ thống Chính phủ điện tử phát triển nhất thế giới. Do vậy, các nước đang xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới nên và rất cần nghiên cứu chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Singapore để trả lời được câu hỏi tại sao Chính phủ điện tử ở Singapore lại phát triển đến như vậy, hơn cả các cường quốc kinh tế trên thế giới. 2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Singapore 2.1. Chiến lược G2C Một nguyên lý cơ bản của mối quan hệ Chính phủ - Công dân trong Chính phủ điện tử là lấy khách hàng làm trung tâm. Nhưng trên thực tế lại có một nghịch lý đó là hiện nay, hầu hết các chính trị gia và các quan chức Chính phủ, những người được dân bầu ra và được trả lương để phục vụ dân lại tự coi mình là cha mẹ dân chứ không phải là đầy tớ của dân. Họ đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của dân. Họ coi việc làm thế nào để cai trị thoải mái, thuận tiện hơn là lắng nghe xem dân chúng muốn gì. Do đó, coi công dân là khách hàng của Chính phủ là cách Chính phủ Singapore tạo lập mối quan hệ Chính phủ - Công dân theo chiều hướng phục vụ lợi ích của người dân. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 52 * Cổng Công dân - điện tử: Cổng Công dân - điện tử ( là nền tảng của Chính phủ điện tử ở Singapore. Cổng này cung cấp thông tin và dịch vụ trực tuyến một cửa, qua đó mọi người dân có thể tham gia giao dịch với Chính phủ mà không cần phải thông qua bất cứ một cơ quan Chính phủ riêng rẽ nào. Dịch vụ và thông tin được cung cấp qua cổng này rất phong phú và đa dạng. Thông tin và dịch vụ được phân loại thành 16 lĩnh vực: văn hoá nghệ thuật, kinh doanh, quốc phòng, giáo dục, bầu cử, việc làm, gia đình, sức khoẻ, nhà ở, luật, thư viện, giải trí, an toàn và an ninh, thể thao, vận tải và cuối cùng là du lịch. Mọi người dân có thể truy cập cổng Công dân - điện tử từ khắp mọi nơi chỉ cần kết nối Internet cho máy tính của mình. Các cá nhân không có điều kiện truy cập Internet từ nhà riêng, từ cơ quan hay những cá nhân cần có sự hướng dẫn khi truy cập các dịch vụ điện tử của Chính phủ có thể yêu cầu sự trợ giúp từ Trung tâm trợ giúp công dân - điện tử. Trung tâm Công dân - điện tử hiện nay có hơn 2.600 dịch vụ điện tử. Do bị hạn chế trong khuôn khổ khoá luận này, nên những thông tin chi tiết về cổng Công dân - điện tử không thể được giới thiệu hết. Bạn đọc có thể truy cập thêm thông tin trong các trang www.ecitizen.gov.sg, www.mof.gov.sg, hoặc www.ida.gov.sg. *Sự kết nối đa chiều: Điều kiện tiên quyết để Chính phủ điện tử có thể hoạt động một cách hiệu quả chính là sự kết nối điện tử đến mọi người dân Singapore. Chính phủ Singapore đang nỗ lực xây dựng một xã hội trong đó mà công nghệ thông tin và viễn thông là một phần của cuộc sống. Hiện nay ở Singapore, "Singapore One" là một sơ sở hạ tầng rộng khắp cả nước. "Singapore One" bao trùm 99% phạm vi lãnh thổ, mang lại khả năng ứng dụng công nghệ trong các cơ quan, các doanh nghiệp, trường học, gia đình, thư viện, và các Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 53 trung tâm công cộng, với 7.000 điểm truy cập trên khắp đất nước Singapore. (Nguồn: E-government: The Singapore - www.infitt.org/) Tất cả các trường đại học và cao đẳng ở Singapore đã được trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại. Singapore cũng đã thực hiện thành công mục tiêu là vào cuối năm 2002, cứ hai học sinh cấp I và cấp II sẽ có một máy vi tính để phục vụ cho việc học tập. Trong năm 2000, 75% số dân Singapore sử dụng điện thoại di động, gần 50% người dân truy cập Internet. Về mật độ truy cập Internet tại gia, Singapore đứng thứ hai Châu Á với tỷ lệ 353/10.000 người. Ngoài ra, Singapore còn là một trong những nước có tỷ lệ sở hữu máy vi tính cao nhất trên thế giới, chiếm 61% trong năm 2000. 61% 56% 56% 51% 50% 32% Singapore A ustralia §μi Loan USA Hång K«ng A ilen Tû lÖ së h÷u PC ë mét sè n−íc Nguồn: Survey on Infocomm Usage in Households 2000 * Xã hội điện tử và phong cách sống điện tử: Trong một xã hội điện tử, công nghệ phải tới được và phù hợp với tất cả mọi người không kể tuổi tác, ngôn ngữ, sức khoẻ và khả năng kinh tế. Chính phủ Singapore đã đầu tư 25 triệu đô la Singapore để tạo ra một động thái điện tử trong thời gian ba năm, tập trung vào việc khắc phục khoảng cách số về thu nhập, ngôn ngữ…, đặc biệt là với 4 thành phần dân Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 54 cư quan trọng là người già, người nội trợ, công nhân và người khuyết tật. Chương trình này còn nhằm mục đích cải thiện khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong 30.000 hộ gia đình có thu nhập thấp. Mục tiêu của Chính phủ Singapore là làm sao để không một người dân Singapore nào còn cảm thấy khó khăn khi truy cập các dịch vụ điện tử của Chính phủ. Để có được mức độ truy cập rộng khắp, các trung tâm trợ giúp Công dân điện tử đã được đặt ở khắp các vùng trong cả nước, bố trí cán bộ nhân viên có khả năng nói được cả 4 ngôn ngữ chính thức của nước này. Một trong các cách để thúc đẩy việc triển khai Chính phủ điện tử là phải tạo ra một phong cách sống điện tử trong mọi tầng lớp nhân dân. Thành công của Chính phủ điện tử phụ thuộc vào sự chấp nhận của công chúng đối với một nếp sống mới - một phong cách sống điện tử. Để nâng cao nhận thức của công chúng về phong cách sống điện tử, chiến dịch kéo dài một tháng được tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm 2000. Đến năm 2002, chiến dịch này chuyển sang thực hiện hàng tháng thay vì hàng năm, nội dung của chiến dịch chủ yếu tập trung vào các chủ đề cụ thể. Các chiến dịch này nhấn mạnh 4Es - tức là học tập điện tử, giải trí điện tử, thông tin điện tử và giao dịch điện tử - nhằm mục đích lý giải cho dân chúng thấy sự cần thiết của công nghệ thông tin và viễn thông. Tuy nhiên, các chiến dịch trên mới chỉ nhằm mục đích nâng cao mục đích của dân chúng về một phong cách sống điện tử, còn để hướng người dân từ nhận thức sang chấp nhận nhận nó, Chính phủ Singapore đã tổ chức một loạt hội chợ trực tuyến nhằm củng cố lòng tin của công chúng vào dịch vụ trực tuyến như mua bán hàng tạp phẩm, mua bán túi du lịch hay cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Chính phủ Singapore cũng đã tổ chức các chương trình đào tạo nhằm nâng cao hiểu biết về công nghệ thông tin và viễn thông, trang bị cho hàng nghìn người Singapore những kỹ năng về máy tính và Internet. Các chương trình đào tạo này thường là rất nhanh chóng và luôn sẵn có. Ngoài ra, Chính phủ Singapore còn tổ Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 55 chức một chương trình gọi là Đại sứ điện tử (e - Ambassador). Mục đích chương trình này là để xoá bỏ "khoảng cách số" giữa những người có kiến thức về công nghệ thông tin và viễn thông với những người chưa có kinh nghiệm gì bằng cách người đi trước giúp đỡ người đi sau. Chương trình này được tổ chức rộng rãi trong công chúng, nêu cao tinh thần tự nguyện, kêu gọi những người đã biết giúp đỡ những người chưa biết từng bước làm quen với phong cách sống điện tử. 2.2. Chiến lược G2B Mục tiêu của chiến lược G2B của Singapore là tạo mối quan hệ điện tử giữa Chính phủ và doanh nghiệp hiệu quả cao, thuận tiện và chi phí thấp. Mô hình Business Town ( của trung tâm Công dân điện tử là một tiến bộ quan trọng trong phương pháp lấy khách hàng làm trung tâm để cung cấp dịch vụ điện tử. Giờ đây, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế có thể truy cập, sử dụng thông tin dịch vụ G2B phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp như lên kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường, quản lý nguồn tài sản trí tuệ,… Một hướng dẫn gồm 10 bước được xây dựng nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp mới trở thành các doanh nghiệp thành công trên thương trường. Business Town còn có các kế hoạch và chương trình hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng như hiện đại hoá, nâng cấp và mở rộng lĩnh vực kinh doanh truyền thống của công ty. Thông qua công nghệ thông tin và viễn thông, Chính phủ Singapore quyết tâm không chỉ cung cấp các dịch vụ điện tử mà còn đóng vai trò ngày càng lớn trong sự phát triển của các doanh nghiệp ở nước này. *Thu mua trực tuyến: Thu mua trực tuyến có thể giúp các doanh nghiệp giảm chi phí quản lý và tạo được nhiều mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp trên thế giới. Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 56 Chính phủ Singapore đã thiết lập hệ thống thu mua trực tuyến của Chính phủ vào tháng 12/2000, được gọi là trung tâm kinh doanh điện tử của Chính phủ (GeBiz). Trung tâm này tạo cơ hội cho các nhà cung cấp trong và ngoài nước buôn bán với khu vực công, cho phép họ có thể thực hiện các giao dịch điện tử với Chính phủ. Một khi hoàn thiện, hệ thống này sẽ mang lại cho người mua, các nhà cung cấp và đấu thầu một môi trường an toàn cho hoạt động thu mua và đấu thầu. *Đơn giản hoá thủ tục đăng ký kinh doanh: Trong môi trường kinh doanh năng động hiện nay, công việc dễ dàng nhất và cần thiết nhất để bắt đầu và hợp thức hoá công việc kinh doanh là đăng ký kinh doanh với Chính phủ. Các công ty có thể gửi yêu cầu thành lập công ty trên mạng. Đơn đăng ký kinh doanh (Bizfile) có thể thực hiện trên mạng mà không cần phải trực tiếp đến trụ sở của Cơ quan đăng ký kinh doanh (RCB: Registry of Companies and Businesses). Công chúng sẽ có thể nhận được các thông tin chính xác và cập nhật liên quan tới các doanh nghiệp thông qua eBizCore. Ngoài việc đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp còn có thể nhanh chóng xin giấy phép và các yêu cầu khác thông qua hệ thống xin cấp phép trực tuyến (OASIS). Các doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống này ở bất cứ đâu, miễn là nơi đó có nối mạng Internet mà không cần phải gửi đi đơn xin cấp phép nhiều lần hoặc phải thực hiện nhiều cuộc viếng thăm các cơ quan Chính phủ mới có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình. 2.3. Chiến lược G2E Bên cạnh công chúng và doanh nghiệp, các nhân viên Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của Chính phủ điện tử. Các nhân viên Chính phủ chịu trách nhiệm thực thi chính sách và phân phối dịch vụ, do vậy mục tiêu của chiến lược G2E là trao quyền cho các quan Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan van tot nghiep.pdf
Tài liệu liên quan