Khóa luận Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên

Tài liệu Khóa luận Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên: ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH    PHẠM THỊ THUÝ AN PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN Chuyên ngành : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 6 năm 2008 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Vạn Hạnh ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ....................................................................................

pdf62 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH    PHẠM THỊ THUÝ AN PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN Chuyên ngành : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 6 năm 2008 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Vạn Hạnh ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Người chấm, nhận xét 1: ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Người chấm, nhận xét 2: ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày……tháng……năm……… Em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc ngân hàng và toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Khi thực tập tại ngân hàng, em nhận được nhiều sự giúp đỡ của các anh chị Phòng tín dụng, Phòng kế hoạch đã cung cấp số liệu, thông tin cần thiết, giúp em giải đáp những thắc mắc. Nhờ đó em thực hiện đề tài đúng thời gian quy định. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô Trường Đại Học An Giang đã từng bước truyền đạt kiến thức cùng với kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện để em có thể tiếp xúc với thực tế, tiếp thu thêm những kiến thức bổ ích từ môi trường bên ngoài. Em cám ơn cô Nguyễn Thị Vạn Hạnh – khoa kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và: Kính chúc quý thầy cô được dồi dào sức khỏe, gặp nhiều thuận lợi trong công tác. Kính chúc Ban giám đốc và các cô chú, anh chị nhân viên được nhiều sức khỏe, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ để cùng đưa ngân hàng ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao. SV: Phạm Thị Thúy An Viết tắt Diễn giải NHTM ĐBSCL TMCP M X DSCV DSTN DN NQH CBTD HĐTD NHNN QSDĐNN NN GDP NT TCNT BIDV RDFII MLF ngân hàng thương mại đồng bằng sông cửu long thương mại cổ phần Mỹ Xuyên doanh số cho vay doanh số thu nợ dư nợ nợ quá hạn cán bộ tín dụng hợp đồng tín dụng ngân hàng Nhà Nước quyền sử dụng đất nông nghiệp nông nghiệp tổng sản phẩm quốc dân nông thôn tài chính nông thôn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quỹ hỗ trợ phát triển nông thôn II quỹ cho vay tài chính vi mô CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài.......................................................................................................... 5 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 5 1.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 6 1.4 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 7 2.1 Khái niệm .................................................................................................................... 7 2.2 Đặc điểm tín dụng ........................................................................................................ 7 2.3 Chức năng và vai trò tín dụng....................................................................................... 7 2.3.1 Chức năng tín dụng............................................................................................... 7 2.3.2 Vai trò tín dụng.................................................................................................... 7 2.4 Các hình thức tín dụng ................................................................................................. 7 2.5 Một số vấn đề về cho vay nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên.................................. 8 2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ........................................................................ 9 2.6.1 Dư nợ / tổng nguồn vốn ....................................................................................... 9 2.6.2 Dư nợ / tổng vốn huy động ................................................................................... 9 2.6.3 Hệ số thu nợ ....................................................................................................... 10 2.6.4 Nợ quá hạn / dư nợ ............................................................................................. 10 2.6.5 Vòng quay vốn tín dụng...................................................................................... 10 CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI AN GIANG VÀ TỔNG QUAN VỀ NHTMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN ........................................................................ 11 3.1 Kinh tế - xã hội An Giang .......................................................................................... 11 3.1.1 Sơ lược tình hình phát triển kinh tế ..................................................................... 11 3.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế ............................................................................................. 11 3.1.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội................................................................ 11 3.1.4 Tình hình hoạt động hệ thống tín dụng trên địa bàn tỉnh...................................... 13 3.2 Tổng quan về ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên .............................................. 13 Chương 1: Mở đầu GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 1 SVTH: Phạm Thị Thúy An 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 13 3.2.2 Bộ máy quản lý của ngân hàng Mỹ Xuyên .......................................................... 15 3.2.3 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng trong 3 năm vừa qua ...................... 15 3.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2005 – 2007........................................................ 16 3.2.5 Kế hoạch kinh doanh năm 2008 của ngân hàng ................................................... 17 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN.............................................. 19 4.1 Tình hình nguồn vốn .................................................................................................. 19 4.2 Tình hình tín dụng nông nghiệp.................................................................................. 20 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay nông nghiệp............................................................. 20 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ nông nghiệp (DSTN NN) ........................................... 21 4.2.3 Phân tích dư nợ nông nghiệp (DN NN) ............................................................... 25 4.2.4 Phân tích nợ quá hạn........................................................................................... 29 4.2.5 Tổng quan hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên ................. 31 4.3 Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp ............. 33 4.3.1 Dư nợ nông nghiệp / nguồn vốn.......................................................................... 33 4.3.2 Dư nợ nông nghiệp / vốn huy động .................................................................... 34 4.3.3 Hệ số thu nợ nông nghiệp ................................................................................... 35 4.3.4 Nợ quá hạn nông nghiệp / dư nợ nông nghiệp ..................................................... 36 4.3.5 Vòng quay vốn tín dụng nông nghiệp.................................................................. 38 4.4 So sánh hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên với vài chi nhánh (CN) ngân hàng khác ở An Giang .................................................................................... 39 4.5 Tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung cũng như có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của nông nghiệp nói riêng…………........42 4.6 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên .......... 44 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................... 48 5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 48 5.2 Kiến nghị…………………………………………………………………………... …..49 Chương 1: Mở đầu GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 2 SVTH: Phạm Thị Thúy An DANH MỤC BIỂU ĐỒ =============== 2.1 Trang 2.2 Biểu đồ1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2005 - 2007 .....................15 Biểu đồ 2: Cơ cấu doanh số cho vay nông nghiệp qua 3 năm (2005 – 2007).................18 Biểu đồ 3: Cơ cấu doanh số thu nợ nông nghiệp qua 3 năm (2005 – 2007). ..................23 Biểu đồ 4: Cơ cấu dư nợ nông nghiệp qua 3 năm (2005 – 2007)...................................27 Biểu đồ 5: Tình hình tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng giai đoạn 2005 - 2007..........32 Biểu đồ 6: Tỷ lệ dư nợ nông nghiệp / nguồn vốn ..........................................................33 Biểu đồ 7: Tỷ lệ dư nợ nông nghiệp / vốn huy động . ...................................................35 Biểu đồ 8: Tỷ lệ doanh số thu nợ nông nghiệp / doanh số cho vay nông nghiệp . ..........36 Biểu đồ 9: Tỷ lệ nợ quá hạn nông nghiệp / dư nợ nông nghiệp ....................................37 Biểu đồ 10: Vòng quay vốn tín dụng nông nghiệp .......................................................38 Chương 1: Mở đầu GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 3 SVTH: Phạm Thị Thúy An DANH MỤC BẢNG BIỂU =============== Trang Bảng 1: Các chỉ tiêu kinh tế đạt được qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 ................................. 7 Bảng 2: Một số chỉ tiêu cơ bản............................................................................................ 8 Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2005 - 2007.................... 12 Bảng 4: Nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 ................................... 15 Bảng 5: Doanh số cho vay của ngân hàng giai đoạn 2005 - 2007....................................... 16 Bảng 6: Doanh số cho vay nông nghiệp từ năm 2005 - 2007 ............................................. 17 Bảng 7: Doanh số thu nợ của ngân hàng giai đoạn 2005 - 2007......................................... 22 Bảng 8: Doanh số thu nợ nông nghiệp từ năm 2005 – 2007............................................... 23 Bảng 9: Dư nợ của ngân hàng giai đoạn ............................................................................ 26 Bảng 10: Dư nợ nông nghiệp từ năm 2005 – 2007............................................................. 27 Bảng 11: Nợ quá hạn nông nghiệp tại ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007 ........................... 29 Bảng 12: Tổng kết tình hình tín dụng nông nghiệp từ 2005 - 2007 .................................... 31 Bảng 13: Phân tích dư nợ nông nghiệp / nguồn vốn........................................................... 33 Bảng 14: Phân tích dư nợ nông nghiệp / vốn huy động...................................................... 34 Bảng 15: Phân tích hệ số thu nợ nông nghiệp ................................................................... 35 Bảng 16: Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn nông nghiệp / dư nợ nông nghiệp ............................ 36 Bảng 17: Phân tích vòng quay vốn tín dụng nông nghiệp ..................................... 38 Bảng 18: Nợ quá hạn nông nghiệp tại ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007 ........................... 40 Chương 1: Mở đầu GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 4 SVTH: Phạm Thị Thúy An TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài “Phân tích & đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên” gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết luận. * Phần mở đầu có chương 1: mở đầu. * Phần nội dung chính được chia thành ba chương: Chương 2: Trình bày cơ sở lý luận chung, các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả tín dụng được sử dụng trong đề tài. Chương 3: Giới thiệu khái quát về tình hình kinh tế - xã hội An Giang và tổng quan về ngân hàng Mỹ Xuyên. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong ba năm vừa qua (2005 – 2007) thông qua các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí và thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm. Qua đó, đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới. Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên qua 3 năm (2005 – 2007). Phân tích tình hình nguồn vốn của Ngân hàng trong thời gian qua thông qua đánh giá công tác huy động vốn và vay vốn của Ngân hàng. Phân tích tình hình cho vay nông nghiệp, doanh số dư nợ nông nghiệp, công tác thu hồi nợ nông nghiệp và tình hình nợ quá hạn nông nghiệp của Ngân hàng qua 3 năm. Sử dụng các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hiệu quả tín dụng nông nghiệp và rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua. Đồng thời so sánh hoạt động tín dụng nông nghiệp với ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động. Từ đó, tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng nông nghiệp và hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong thời gian tới. * Phần kết luận có chương 5: Kết luận và kiến nghị. Đưa ra những mặt thuận lợi và hạn chế của Ngân hàng qua 3 năm. Những mặt làm được và chưa làm được trong hoạt động tín dụng, doanh số thu nợ và quản lý rủi ro trong tín dụng nông nghiệp. Từ đó, đưa ra những kiến nghị cho các cơ quan chính quyền ở địa phương và Ngân hàng để Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới không những đóng góp ở lĩnh vực tín dụng nông nghiệp mà còn góp phần vào hoạt động chung của ngân hàng. Chương 1: Mở đầu GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 5 SVTH: Phạm Thị Thúy An CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU    1.1 Lý do chọn đề tài Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế khu vực đang là xu thế của thời đại và trở thành cơ hội để các ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau cùng mở rộng, phát triển. Với chủ trương hội nhập trong phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện cho An Giang có thể đi trước trong phát triển kinh tế đối ngoại và có sản phẩm đủ sức cạnh tranh, đó là sản phẩm về lương thực, thuỷ sản, du lịch,… Năm 2007, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,63% (cao nhất trong 15 năm qua), một trong những thuận lợi đem lại hiệu quả cao đó là do An Giang có tài nguyên đất, nước, phong phú và đa dạng. Ngoài ra, An Giang có ưu thế lớn trong toàn vùng ĐBSCL và cả nước để phát triển ngành nông nghiệp với thế mạnh là cây lúa, ngành thuỷ sản, nhất là nuôi cá và kéo theo các ngành nghề khác có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn An Giang gặp khó khăn như: sản phẩm nông nghiệp còn phụ thuộc vào cung cầu thị trường, chưa phát triển được nền chăn nuôi công nghiệp, dễ bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, … Trong đó có việc thiếu vốn sản xuất đã gây ảnh hưởng đến đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế nói chung và phát triển lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Cùng với hệ thống các NHTM trên địa bàn, ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên phấn đấu vươn lên với những nghiệp vụ không ngừng được cải thiện và mở rộng cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho dân cư. Thông qua các hoạt động đó ngân hàng sẽ gián tiếp kích thích tiết kiệm, đẩy mạnh đầu tư, mở rộng qui mô sản xuất, góp phần thực hiện vào chương trình khuyến nông của tỉnh, đó là triển khai chương trình cơ giới hoá trước và sau thu hoạch với việc cung cấp tín dụng phần nào cho nông dân đầu tư máy gặt, máy sấy, máy cấy,… giảm bớt thất thoát, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em quyết định nghiên cứu đề tài: “Phân tích & đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên". 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên. - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu quả tín dụng nông nghiệp nói riêng. Chương 1: Mở đầu GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 6 SVTH: Phạm Thị Thúy An 1.3 Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của ngân hàng. - Tìm thông tin có liên quan từ sách, internet,… - Tổng hợp thống kê, tính toán các chỉ tiêu phân tích. - Trao đổi (với cán bộ tín dụng) để có thêm thông tin về nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu qua từng thời kỳ. - Phương pháp phân tích số liệu theo các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối. - Phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp của ngân hàng. - So sánh một số chỉ tiêu tài chính của ngân hàng với NHTM khác trên địa bàn tỉnh. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu & phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng qua 3 năm: 2005, 2006 và 2007. Chương 2: Cơ sở lý luận GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 7 SVTH: Phạm Thị Thúy An CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN    2.1 Khái niệm Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền vay để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (Ban hành theo Quyết định số 1627/ 2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước). 2.2 Đặc điểm tín dụng Tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. - Sự chuyển nhượng này có thời hạn. - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. 2.3 Chức năng và vai trò tín dụng 2.3.1 Chức năng tín dụng - Tập trung phân phối vốn tiền tệ. - Tiết kiệm lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. - Giám đốc bằng tiền đối với hoạt động kinh tế, xã hội. 2.3.2 Vai trò tín dụng - Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. - Thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. - Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. - Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài. 2.4 Các hình thức tín dụng Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo những tiêu thức phân loại khác nhau: - Căn cứ theo mục đích tín dụng - tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại cho vay sau: + Phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp. Chương 2: Cơ sở lý luận GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 8 SVTH: Phạm Thị Thúy An + Tiêu dùng cá nhân. + Bất động sản. + Nông nghiệp. + Kinh doanh xuất nhập khẩu. - Căn cứ theo thời hạn tín dụng - tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại: + Cho vay ngắn hạn. + Cho vay trung hạn. + Cho vay dài hạn. - Căn cứ theo mức độ tín nhiệm của khách hàng - tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau: + Cho vay không có đảm bảo. + Cho vay có đảm bảo. - Căn cứ theo phương thức cho vay - tiêu thức này tín dụng có thể chia thành các loại: + Cho vay theo món vay. + Cho vay theo hạn mức tín dụng. - Căn cứ theo phương thức hoàn trả nợ vay - tiêu thức này tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau: + Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn (cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ). + Cho vay trả góp (cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ). + Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 2.5 Một số vấn đề về cho vay nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên Đối tượng vay vốn: - Cho vay các hộ chăn nuôi gia cầm, thủy sản. Hỗ trợ vốn đầu tư về con giống, thức ăn trong các kỳ nuôi. - Cho vay các hộ nông dân chuyên trồng lúa hoặc hoa màu nông sản. Có nhu cầu đầu tư về cây giống, phân bón, các máy móc phục vụ nông nghiệp. Nguyên tắc vay vốn: Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (HĐTD). - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong HĐTD. Điều kiện vay vốn: Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: Chương 2: Cơ sở lý luận GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 9 SVTH: Phạm Thị Thúy An - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay trong thời hạn cam kết. Có tay nghề kinh nghiệm thực hiện phương án. - Có hộ khẩu thường trú , có chứng minh nhân dân. - Có Giấy chứng nhận QSDĐNN, thổ cư, có vốn tự có tham gia 30%. - Khách hàng vay vốn phải có tài sản đảm bảo tiền vay theo qui định sủa Chính phủ, hướng dẫn của Thống đốc NHNN và của Tổng giám đốc ngân hàng Mỹ Xuyên. Những trường hợp khác do Tổng Giám đốc qui định. Lãi suất cho vay: Theo từng thời điểm ngân hàng quy định. - Lãi suất cho vay do ngân hàng Mỹ Xuyên và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam và ghi rõ trong HĐTD. - Lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng Mỹ Xuyên ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong HĐTD tại thời điểm ký nhưng không quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn vay đã ký kết. Phương thức vay: trả phân kỳ hoặc cuối kỳ đối với khách hàng có thu nhập theo mùa vụ hoặc cuối kỳ thu hoạch. Thời hạn vay: ngắn hạn 12 tháng và trung hạn 36 tháng. Mức cho vay: Tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp (giá thị trường) và chiếm 85% giá trị phương án kinh doanh - sản xuất. 2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 2.6.1 Dư nợ / tổng nguồn vốn Dư nợ trên nguồn vốn dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thu được lợi nhuận càng cao, đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro. 2.6.2 Dư nợ / vốn huy động Chỉ tiêu này thể hiện ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Dư nợ dư nợ x 100 Tổng nguồn vốn t tổng nguồn vốn (%) = Dư nợ dư nợ x 100 Vốn huy động vốn huy động (%) = Chương 2: Cơ sở lý luận GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 10 SVTH: Phạm Thị Thúy An 2.6.3 Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn, tỷ lệ này càng cao càng tốt. 2.6.4 Nợ quá hạn / dư nợ Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém và ngược lại. 2.6.5 Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng nhanh được coi là tốt và việc đầu tư càng an toàn. Dư nợ bình quân trong kỳ được tính theo công thức sau: doanh số thu nợ x 100 doanh số cho vay Hệ số thu nợ (%) = Nợ quá hạn nợ quá hạn x 100 Dư nợ dư nợ (%) = doanh số thu nợ x 100 dư nợ bình quân Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Dư nợ đầu kỳ + dư nợ cuối kỳ 2 Chương 3: Tình hình kinh tế - xã hội AG và tổng quan về NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 11 SVTH: Phạm Thị Thúy An CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI AN GIANG VÀ TỔNG QUAN VỀ NHTMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN    3.1 Tình hình kinh tế - xã hội An Giang 3.1.1 Sơ lược tình hình phát triển kinh tế Năm 2007, tuy có nhiều khó khăn thách thức từ hạn hán, dịch bệnh trên lúa, gia súc, gia cầm, thiếu điện thường xuyên, vật giá tăng cao… ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, nhưng với những nổ lực chung của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra hầu hết đều được thực hiện đạt và vượt so với kế hoạch, các lĩnh vực văn hoá xã hội và cải cách hành chính tiếp tục chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, quan hệ hợp tác phát triển với các tỉnh, thành trong và ngoài nước đạt hiệu quả cao, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được đảm bảo. 3.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế Bảng 1: Các chỉ tiêu kinh tế đạt được qua 3 năm: 2005, 2006 và 2007. Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 1. Tốc độ tăng trưởng GDP % 9,96 9,05 13,63 2. GDP b/q đầu người/năm Triệu đồng 8.660 9.653 11.357 3. Thu ngân sách Tỷ đồng 1.729 1.945 2.156 4. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 331 444 540 Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2006 cục thống kê tỉnh An Giang, tháng 4/2006,2007 Niên giám thống kê 2006, cục thống kê tỉnh An Giang, tháng 5/2007. 3.1.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 Năm 2008 là năm bản lề của Kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, là năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 trong điều kiện cả nước Chương 3: Tình hình kinh tế - xã hội AG và tổng quan về NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 12 SVTH: Phạm Thị Thúy An bắt đầu hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực, nền kinh tế của tỉnh đang trên đà phát triển mạnh. Mục tiêu - Phát triển kinh tế với tốc độ cao theo hướng phát triển nhanh dịch vụ, công nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững gắn liền với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, phù hợp với xu thế hội nhập cả nước. - Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh thông qua công tác cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các ngành, các cấp để huy động tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển. - Phát triển mạnh nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ thông tin; tạo chuyển biến mạnh các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; quản lý và bảo vệ tốt tuyến biên giới. Phương hướng đối với lĩnh vực nông nghiệp - Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất ngành trồng trọt, trên cơ sở kết hợp giữa tăng vụ với chuyển vụ và đa dạng nhanh các loại cây màu có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung có quy mô lớn phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đồng thời phát triển mạnh sản xuất ngành chăn nuôi, cũng như kết hợp phát triển nhanh các mô hình nông ngư kết hợp để gia tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, nước và nguồn lao động dồi dào. - Tăng cường ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ mới vào sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành nông sản hàng hóa, tăng sức cạnh tranh và gia tăng hiệu quả sản xuất. Do đó kế hoạch trong năm 2008, cần phải đạt các chỉ tiêu sau: Phải đạt tốc độ tăng GDP ngành nông nghiệp 5%. Tăng giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt trên 42 triệu đồng/ha; cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 29,34% trong cơ cấu kinh tế chung. Gia tăng mức đóng góp giá trị GDP ngành thủy sản vào GDP toàn ngành nông nghiệp đạt trên 18% (tăng trên 2% so với năm 2007). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 380 triệu USD (tăng 25 triệu USD so với năm 2007). Bảng 2: Một số chỉ tiêu cơ bản Kế hoạch 2008 Chỉ tiêu Đvt Mức thực hiện Mức phấn đấu 1. Tốc độ tăng trưởng GDP % 14 14,5 2. GDP bình quân / người(giá hh) 1.000 đ 13.639 13.647 3. Thu ngân sách trên địa bàn tỷ đồng 2.218 2.218 4. Chi ngân sách địa phương. tỷ đồng 3.081 3.081 5. Tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh tỷ đồng 15.000 16.000 6. Kim ngạch xuất khẩu triệu USD 650 650 Chương 3: Tình hình kinh tế - xã hội AG và tổng quan về NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 13 SVTH: Phạm Thị Thúy An 3.1.4 Tình hình hoạt động hệ thống tín dụng trên địa bàn tỉnh - Trong năm, hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển, mở rộng phạm vi và địa bàn hoạt động, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế được tiếp cận, lựa chọn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng được nhiều hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt là triển khai dịch vụ trả lương cho cán bộ, công chức qua tài khoản theo chỉ đạo chung của Chính phủ. - Ước cả năm 2007, toàn ngành ngân hàng huy động vốn tại chỗ được 6.400 tỷ đồng (tăng 67% so năm 2006), số dư vốn huy động tại chỗ chiếm 52%/tổng dư nợ (đây là tỷ lệ đạt cao nhất trong những năm gần đây); tổng doanh số cho vay gần 29 tỷ (tăng 59%); doanh số thu nợ trên 26 ngàn tỷ (tăng 57%); tổng dư nợ gần 12.400 tỷ (tăng 37%), trong đó nợ ngắn hạn chiếm 73%, nợ trung, dài hạn chiếm 27%. - Đến cuối tháng 8-2007, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước An Giang cho biết toàn tỉnh có 42 tổ chức tín dụng và chi nhánh tổ chức tín dụng đang hoạt động ngân hàng gồm: + 8 chi nhánh ngân hàng Thương mại Nhà nước trực thuộc Trung Ương. + Ngân hàng Thương mại Cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên. + 8 chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần: Á Châu, Đông Á, Sài Gòn Công Thương, Phương Nam, Sài Gòn Thương Tín, Sài Gòn, Quốc tế, Việt Á. + Quỹ tín dụng Trung Ương chi nhánh An Giang và 24 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. - Hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã có những đóng góp nhất định vào quá trình đầu tư phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Trong xu thế hội nhập, các tổ chức tín dụng tiếp tục mở rộng phạm vi và địa bàn hoạt động góp phần thu hút vốn nhàn rỗi, các nguồn lực trong và ngoài nước nhằm gia tăng các sản phẩm dịch vụ cung ứng tín dụng, thanh toán trong nền kinh tế mà trọng tâm là phục vụ các lĩnh vực dịch vụ thương mại xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn. Các tổ chức tín dụng đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tiếp cận, lựa chọn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng được nhiều hơn, hiệu quả hơn. Nhiệm vụ kế hoạch 2008: Tổng dư nợ tín dụng đầu tư cho nền kinh tế khoảng 13.500 tỷ đồng, tăng khoảng 18- 20% so 2007; phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn chiếm dưới 4%/ tổng dư nợ. 3.2 Tổng quan về ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tiền thân của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên là Quỹ tín dụng Mỹ Xuyên được thành lập vào năm 1989 hoạt động theo quyết định thành lập và cấp phép của Uỷ Ban Nhân Dân thị xã Long Xuyên. Vượt qua thời kỳ biến động của nền kinh tế trong giai đoạn 1989-1990, Quỹ tín dụng vẫn đứng vững và phát triển. Chương 3: Tình hình kinh tế - xã hội AG và tổng quan về NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 14 SVTH: Phạm Thị Thúy An Vào ngày 12 tháng 10 năm 1992 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang cấp giấy phép số 219/QĐ.UB thành lập “ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên ”, với vốn điều lệ là 303 triệu đồng. Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN MỸ XUYÊN Tên viết tắt: NGÂN HÀNG MỸ XUYÊN Tên tiếng anh: MY XUYEN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên viết tắt: MXBANK Trụ sở chính: 248 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Điện thoại: +84-76-841706; +84-76-843709 Fax: +84-76-841006 Email: mxbankag@hcm.vnn.vn mxb@mxbank.com.vn - Tháng 5/ 2007, vốn điều lệ của ngân hàng Mỹ Xuyên là 500 tỷ đồng. Mạng lưới họat động của ngân hàng phủ kín toàn tỉnh An giang. - Tính đến ngày 14/3/2008, ngân hàng đã có 2 chi nhánh, 10 phòng giao dịch, 3 tổ tín dụng và 3 quỹ tiết kiệm. - Số lượng cán bộ nhân viên: 248 người. - Cũng trong năm 2007, một dấu mốc quan trọng của MXBank là đã đề nghị Ngân hàng nhà nước về nguyên tắc chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đô thị. Đây chính là tiền đề quan trọng để ngân hàng Mỹ Xuyên chuyển mình trong giai đoạn mới. Chương 3: Tình hình kinh tế - xã hội AG và tổng quan về NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 15 SVTH: Phạm Thị Thúy An 3.2.2 Bộ máy quản lý của ngân hàng Mỹ Xuyên Nguồn: www.myxuyenbank.com.vn 3.2.3 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng trong giai đoạn 2005 - 2007  Thuận lợi - Thành tựu lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn về sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển với diện tích gieo trồng cả năm 2007 đạt 569.900 ha (tăng hơn16.000 ha so cùng kỳ), diện tích nuôi trồng thuỷ sản hơn 2.500 ha (tăng 600 ha so cùng kỳ), chăn nuôi phát triển đa dạng, sản lượng thịt cả năm đạt 31.000 tấn (tăng 8% so cùng kỳ). - Sản xuất nông nghiệp tại tỉnh An Giang trong những năm vừa qua: trúng mùa, được giá, các mặt hàng nông sản ở mức cao nên khá thuận lợi cho nông dân, tạo động lực cho hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên địa bàn tỉnh. Chương 3: Tình hình kinh tế - xã hội AG và tổng quan về NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 16 SVTH: Phạm Thị Thúy An - Ngân hàng có hơn 15 năm thành lập, đội ngũ cán bộ công nhân có thâm niên, kinh nghiệm trong nghiệp vụ, bộ máy quản lý và điều hành ngày càng trưởng thành hơn, góp phần tích cực nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng.  Khó khăn - Bên cạnh vị trí địa lý khá thuận lợi thì cũng gặp phải khó khăn là do An Giang nằm ở đầu nguồn nên phần nào cũng chịu ảnh hưởng xấu của thiên tai, lũ lụt,.. gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và công tác thu nợ. - Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng hoạt động tại An Giang, cho phép các tổ chức áp dụng lãi suất thoả thuận. Ngoài ra, ngân hàng Nhà Nước còn quan tâm đặc biệt đến tỷ lệ an toàn vốn, điều này cũng là thách thức đối với ngân hàng. - Sự biến động của thị trường thế giới như giá xăng dầu tăng cao, dịch cúm gia cầm xuất hiện, giá cả nhiều mặt hàng ngày càng tăng cao, … 3.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007 Những năm qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt được những kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào định hướng phát triển chung của tỉnh và nhất là trong họat động sản xuất nông nghiệp. Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2005-2007 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 số tiền % số tiền % Doanh thu 29.814 48.687 148.712 18.873 63,3 100.025 205,4 Tổng chi phí 21.935 34.412 78.633 12.477 56,9 44.221 128,5 Thu nhập thuần 7.879 14.275 70.079 6.396 81,2 55.804 390,9 Thu nhập ròng 5.673 10.278 50.655 4.605 81,2 40.377 392,9 Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2005, 2006 và 2007. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất khả quan, thu nhập của ngân hàng không ngừng tăng trưởng. Cụ thể như sau: - Doanh thu: mặc dù những năm qua tình hình kinh tế của tỉnh chịu sự biến động của kinh tế thị trường ở tất cả các ngành, lĩnh vực. Trong đó có lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng của sự biến động và chịu sự điều tiết của các chính sách Nhà Nước Chương 3: Tình hình kinh tế - xã hội AG và tổng quan về NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 17 SVTH: Phạm Thị Thúy An nhưng Ngân hàng Mỹ Xuyên đã vượt qua khó khăn, vươn lên bằng cả sự nổ lực của toàn thể cán bộ trong ngân hàng đã đưa doanh thu qua các năm tăng lên: năm 2005 đạt 29.814 triệu đồng, đến năm 2006 tăng thêm 18.873 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 63,3% so với năm 2005. Sang năm 2007 kết quả hoạt động của Mỹ Xuyên Bank tiếp tục đạt mức tăng trưởng rất cao so với năm 2006, có lãi là 70.079 triệu đồng, với doanh thu 148.712 triệu đồng, thu nhập tăng thêm 100.025 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng cao với 205,4%. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua nguồn vốn hoạt động của ngân hàng không ngừng tăng trưởng, sự tăng trưởng vốn này đã tạo điều kiện cho ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế. Mạng lưới kinh doanh đến tận các huyện, thị đồng thời còn có đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, cởi mở và đa phần là người địa phương nên có điều kiện tiếp cận với các cá thể, hộ sản xuất ở nông thôn tiến triển thuận lợi. Do vậy, thị phần của ngân hàng ngày càng được mở rộng và tạo đà tiến cho ngân hàng trong năm 2008, sau khi được NHNN chấp nhận chuyển đổi lên ngân hàng đô thị thì sẽ mở rộng thị phần đến các tỉnh lân cận. - Ngoài sự tăng trưởng về tín dụng ngân hàng Mỹ Xuyên còn có các hoạt động đầu tư và dịch vụ tiền tệ tăng lên về số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao đã góp phần đưa thu nhập của ngân hàng tăng qua các năm. - Chi phí hoạt động: ngân hàng muốn đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế nên đã tăng lãi suất huy động và thực hiện nhiều hình thức huy động nên nguồn vốn huy động tăng trưởng. Mặt khác, để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của ngân hàng tốt hơn, đào tạo cán bộ - công nhân viên, trang bị thiết bị kỹ thuật hiện đại, vì thế chi phí cũng tăng dần. Cụ thể: chi phí năm 2005 là 21.935 triệu đồng; năm 2006 là 34.412 triệu đồng tăng 12.477 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 56,9 %; năm 2007 là 78.633 triệu đồng tăng 44.221 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng cao hơn trước và đến mức 128,5%. - Thu nhập thuần: lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các Ngân hàng nói chung và ngân hàng Mỹ Xuyên nói riêng. Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng mang về nhiều lợi nhuận. Năm 2006 tăng 6.396 triệu đồng tương ứng 81,2% so với năm 2005 và năm 2007 tăng rất cao 55.804 triệu đồng tương ứng 390,9% so với năm 2006. Lợi nhuận ngày càng tăng cao là do tốc độ tăng thu nhập luôn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí. Đồng thời, còn có sự nổ lực phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, mở rộng đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. Như vậy, kết quả hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua đều mang lại lợi nhuận cao. Thành tựu đó cho thấy trong thời gian qua hoạt động tín dụng của ngân hàng không những đã góp phần vào sự phát triển kinh tế thông qua việc cung ứng vốn đúng đối tượng mà còn tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian tới ngân hàng cần nổ lực hơn nữa trong các hoạt động đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng để lợi nhuận đạt được luôn có sự tăng trưởng cao. 3.2.5 Kế hoạch kinh doanh năm 2008 của ngân hàng - Với chiến lược và định hướng phân khúc thị trường phù hợp, ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững; kiểm soát rủi ro hiệu quả; kết thúc năm tài chính ngân hàng Mỹ Xuyên đã đạt được những kết quả nổi bật. Những kết quả đạt được trong năm 2007, Chương 3: Tình hình kinh tế - xã hội AG và tổng quan về NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 18 SVTH: Phạm Thị Thúy An ngân hàng Mỹ Xuyên đã xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2008 với tốc độ tăng trưởng rất cao - tổng tài sản tăng trên 200%, khởi đầu cho một giai đoạn mới và thực hiện kế hoạch phát triển 3 năm 2008-2010. Mục tiêu - Xây dựng và phát triển ngân hàng Mỹ Xuyên trở thành ngân hàng TMCP đô thị, từng bước hội nhập và thực hiện theo thông lệ quốc tế, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực. - Phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao về khả năng huy động vốn, đầu tư tín dụng và tối thiểu hóa rủi ro nhằm đạt hiệu quả ngày càng cao trong hoạt động tín dụng. - Ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ lên ít nhất là 1.000 tỷ đồng (cuối tháng 5 / 2008); sau khi chuyển từ ngân hàng nông thôn lên ngân hàng đô thị ngân hàng sẽ mở rộng mạng lưới họat động trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (mở thêm chi nhánh Cần Thơ, Sa Đéc, Hậu Giang, Kiên Giang). - Gia tăng giá trị Cổ đông. - Áp dụng sơ đồ tổ chức mới, củng cố lòng tin và nâng cao uy tín đối với khách hàng. - Tăng cường hiệu quả và tiện ích cho khách hàng và các đối tác. - Phấn đầu trở thành Ngân hàng thương mại chuyên nghiệp đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Phương hướng hoạt động năm 2008 - Tiếp tục phát huy cho vay để phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời từng bước tiếp cận và phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Hoàn thiện quy chế, quy trình đầu tư và tăng cường đầu tư tài chính. Đẩy mạnh hơn nữa nguồn thu dịch vụ bằng cách phát triển nhiều loại hình như bảo lãnh thanh toán, liên kết công ty bảo hiểm để thu phí liên kết, đồng thời liên kết với công ty chứng khoán để thu phí môi giới chứng khoán, tư vấn, cho vay chứng khoán… - Thành lập một số công ty con để cho thuê tài chính, công ty kinh doanh địa ốc để tăng lợi nhuận. Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 19 SVTH: Phạm Thị Thúy An CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN    4.1 Tình hình nguồn vốn Bảng 4: Nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm: 2005, 2006 và 2007 Đvt: triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 số tiền % số tiền % Vốn huy động 193.180 365.279 1.020.990 172.099 89,09 655.711 179,51 Vốn và các quỹ 34.194 82.270 554.165 48.076 140,60 471.895 573,59 Tổng nguồn vốn 227.374 447.549 1.575.155 220.175 96,83 1.127.606 251,95 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006 và 2007. Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2005 - 2007 15 18 35 65 82 85 - 20 40 60 80 100 2005 2006 2007 Năm % Vốn huy động Vốn và các quỹ Hiện nay, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội là rất lớn và ngân hàng là TCTD hoạt động chủ yếu là đi vay và cho vay để cung cấp vốn cho xã hội. Muốn đáp ứng nhu cầu cho đi vay của ngân hàng vay đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn vốn tương xứng. Qua các Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 20 SVTH: Phạm Thị Thúy An năm số dư huy động và đi vay của ngân hàng đều tăng lên, nhất là năm 2007 tổng số dư huy động và đi vay tại ngân hàng tăng lên đáng kể. Trong nguồn vốn của ngân hàng thì vốn huy động đóng vai trò quan trọng nhất. Chính vì thế, ngân hàng luôn quan tâm đến khả năng huy động và tình hình cạnh tranh tại địa bàn, đã đề ra nhiều giải pháp huy động có hiệu quả. Vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm, cụ thể như sau: Vốn huy động tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối qua các năm chẳng hạn như: năm 2006 tăng 172.099 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng khá cao 89,09 %, năm 2007 tăng 655.711 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng cao hơn trước 179,51%. Sự tăng lên này chứng tỏ khả năng huy động vốn từ các tầng lớp dân cư ngày một tăng. Thể hiện uy tín và vị thế của ngân hàng càng lớn. Bên cạnh đó còn có sự thuận lợi về vị trí, có đội ngũ nhân viên trẻ, cởi mở trong giao dịch. Nhờ vậy mà khách hàng đến giao dịch và gởi tiền vào ngân hàng ngày càng nhiều. 4.2 Tình hình tín dụng nông nghiệp 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay nông nghiệp An Giang là một tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, mỗi vụ sản xuất thì chục ngàn hộ có nhu cầu về vốn. Tại ngân hàng Mỹ Xuyên với phương thức cho vay đơn giản và hiện đại hóa công nghệ đạt hiệu quả cao giúp người dân đến giao dịch thuận lợi, giảm phiền hà, đáp ứng yều cầu phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Hiện nay nguồn cung cấp tín dụng ngày càng tăng trên địa bàn của tỉnh vì thế các TCTD ngày càng chạy đua nhau, trong đó có điều kiện cho vay là mối quan tâm của khách hàng, so sánh các điều kiện cung tín dụng. Do đó ngân hàng rất quan tâm đến doanh số cho vay khi xét đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bảng 5: Doanh số cho vay của ngân hàng giai đoạn 2005 - 2007 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 số tiền % số tiền % DSCV nông nghiệp 165.326 342.370 1.060.747 177.044 107,09 718.377 209,82 DSCV khác 130.610 277.674 795.196 147.064 112,60 517.522 186,38 Tổng 295.936 620.044 1.855.943 324.108 109,52 1.235.899 199,32 Nguồn: bảng cân đối tài khoản chi tiết 2005, 2006 và 2007 Nhìn chung doanh số cho vay của ngân hàng đều tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên Gvhd: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 17 Svth: Phạm Thị Thúy An nhất vào năm 2007. Trong đó, doanh số cho vay ở lĩnh vực nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng hơn 55%. Vì thế tín dụng nông nghiệp thể hiện vị trí khá quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cụ thể như sau: Doanh số cho vay nông nghiệp năm 2005 là 165.326 triệu đồng, chiếm 55,9% tổng doanh số cho vay của ngân hàng. - Sang năm 2006 là 342.370 triệu đồng tăng 177.044 triệu đồng tức tăng 107,09% so với năm 2005. - Đến năm 2007 doanh số cho vay ở mức cao 1.046.344 triệu đồng tăng 703.974 triệu đồng tức tăng 205,62% so với năm 2005, và chiếm 56,38% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Nguyên nhân làm tăng doanh số cho vay là do các hộ vay vốn muốn mở rộng quy mô sản xuất. Ngân hàng luôn đa dạng hóa các phương thức cho vay nhằm cung cấp tín dụng phù hợp với từng đối tượng người dân, như loại hình tín dụng góp nông thôn mùa vụ, các đầu tư của nông dân vào trồng lúa, hoa màu, mua sắm nông cụ dụng cụ hay là chăn nuôi … nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Bên cạnh đó, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ tín dụng đã làm cho người đi vay cảm thấy như mình và ngân hàng có mối quan hệ gần gũi và thân thiết. Vì thế ngân hàng đã tạo được lòng tin và uy tín đối với khách hàng cho nên ngày càng có đông đảo khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng trưởng rõ nét. Tình hình doanh số cho vay nông nghiệp 3 năm qua cụ thể như sau: Bảng 6: Doanh số cho vay nông nghiệp từ năm 2005 - 2007 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 số tiền % số tiền % Nông nghiệp ngắn hạn 136.789 244.811 788.974 108.022 78,97 544.163 222,28 Quỹ MLF 12.186 29.713 33.062 17.527 143,83 3.349 11,27 Ngắn hạn 148.975 274.524 822.036 125.549 84,28 547.512 199,44 Nông nghiệp trung hạn 12.251 55.064 207.329 42.813 349,47 152.265 276,52 Góp nông thôn (N T)mùa vụ 335 4.545 6.710 4.210 1.256,72 2.165 47,63 Quỹ RDFII 3.765 8.237 24.672 4.472 118,78 16.435 199,53 Trung hạn 16.351 67.846 238.711 51.495 314,93 170.865 251,84 Tổng cho vay nông nghiệp 165.326 342.370 1.060.747 177.044 107,09 718.377 209,82 Nguồn: bảng cân đối tài khoản chi tiết 2005, 2006 và 2007. Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 18 SVTH: Phạm Thị Thúy An Giới thiệu về quỹ MLF, RDFII: - Dự án tài chính nông thôn II (TCNTII) được ngân hàng thế giới hỗ trợ cho vay 200 triệu USD, ngoài ra còn có phần vốn đối ứng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Tổng số tiền của dự án được chia làm 3 phần: Quỹ hỗ trợ phát triển nông thôn II (RDF II); Quỹ cho vay tài chính vi mô (MLF) 24 triệu USD; số tiền còn lại sẽ được phục vụ cho việc nâng cao năng lực quản lý dự án. - Mức lãi suất cho vay của dự án này so với các ngân hàng thương mại cũng không có sự khác biệt. Nhưng khách hàng của dự án này được: Thứ nhất là: được tham gia khóa đào tạo, tập huấn giúp cho việc xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và cách đàm phán để mỗi đối tượng vay vốn có thể tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng một cách dễ dàng hơn. Đồng thời có cơ hội cao để tiếp cận được với các dịch vụ tài chính chính thức, tránh tình trạng vay vốn ở các thị trường tài chính phi chính thức với lãi suất cao. Cái được thứ hai là: có nhiều khả năng vay được vốn trung và dài hạn (thời hạn tối đa là 15 năm), có thể được hỗ trợ về công nghệ thông tin, nâng cao kiến thức quản lý điều hành sản xuất kinh doanh sau khi đã vay được vốn. Cái được chủ yếu: họ không phải bỏ ra chi phí huy động vốn mà số tiền cho vay lại đó sẽ được BIDV chuyển đến. - Các quỹ này sẽ được BIDV - Ngân hàng bán buôn vốn - cho vay tới các tổ chức tín dụng để những tổ chức này cho vay tiếp tới cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã và các DN ngoài quốc doanh có dự án khả thi. Thời gian thực hiện dự án là 5 năm. Mục tiêu của dự án là khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân; tăng cường năng lực của hệ thống ngân hàng trong việc tài trợ tốt hơn quá trình phát triển kinh tế ở nông thôn; tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo nông thôn với các dịch vụ tài chính chính thức. Qua bảng trên cho thấy doanh số cho vay nông nghiệp theo thời hạn tín dụng thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm vị trí chủ lực trong cho vay về lĩnh vực nông nghiệp qua các năm 2005, 2006 và 2007. Bởi cho vay ngắn hạn diễn ra thường xuyên, liên tục và có sức ảnh hướng lớn đến hoạt động cho vay nông nghiệp của ngân hàng. Biểu đồ 2: Cơ cấu doanh số cho vay nông nghiệp qua 3 năm (2005 -2007) 90 10 80 20 77 23 - 20 40 60 80 100 % 2005 2006 2007 Năm DSCV nông nghiệp ngắn hạn DSCV nông nghiệp trung hạn Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 19 SVTH: Phạm Thị Thúy An Trong cơ cấu cho vay nông nghiệp ở giai đoạn 2005 – 2007 thì doanh số cho vay ngắn hạn đều chiếm phần lớn nhưng tỉ trọng này có xu hướng giảm. Chẳng hạn như năm 2005, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 90% chỉ còn lại 10% là của trung hạn. Đến năm 2006 cho vay ngắn hạn giảm còn 80% và tiếp tục giảm còn 77% vào năm 2007. Tuy nhiên, tỉ trọng doanh số cho vay nông nghiệp trung hạn vẫn còn thấp hơn nhiều so với tỉ trọng doanh số cho vay nông nghiệp ngắn hạn. Vì cho vay trung hạn thì thời gian thu hồi vốn lâu, tốc độ luân chuyển vốn chậm dẫn đến rủi ro tín dụng cao hơn. Đồng thời đây là khoản cho vay về lĩnh vực nông nghiệp nên ngoài việc phụ thuộc vào biến đổi thị trường giá cả còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa vụ … ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của người dân làm tác động đến công tác thu nợ của ngân hàng. Ngoài ra khi cho vay ngắn hạn thì thủ tục vay và trả vốn ít phải lập nhiều hồ sơ, lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn so với lãi suất cho vay trung hạn,…vì thế ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn đó là điều hoàn toàn hợp lý. Nhưng những năm gần đây ngân hàng đã quan tâm nhiều hơn đối với cho vay trung hạn, đó cũng là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy doanh số cho vay của ngân hàng.  Đối với cho vay ngắn hạn Đối tượng vay vốn là các hộ chăn nuôi gia cầm cần hỗ trợ vốn đầu tư về con giống, thức ăn, hay là các hộ nông dân cần đầu tư về phân bón giống cây, … phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thời hạn cho vay dưới 1 năm là khá phù hợp. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn cao hơn doanh số cho vay trung hạn (ngân hàng Mỹ Xuyên chưa có loại hình cho vay dài hạn) và nó tăng nhanh qua các năm: - Mặc dù năm 2005 gặp khó khăn do biến động giá cả thị trường và rào cản kỹ thuật nhưng các hộ chăn nuôi vẫn vượt qua và tiếp tục nâng sản lượng. Vì thế cần nguồn vốn để phát triển chăn nuôi thủy sản hơn nữa, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho doanh số cho vay năm 2006 tăng 125.549 triệu đồng hay tăng 84,28% so với năm 2005. - Đến năm 2007 đạt được ở mức cao 822.036 triệu đồng, gia tăng với số tiền 547.512 triệu đồng tương đương tăng 199,44%. Hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng vừa hỗ trợ vốn cho bà con nông dân phát triển chăn nuôi, trồng hoa màu,.. vừa giúp ngân hàng đảm bảo tính thanh khoản trong đồng vốn, và đem lại an toàn hơn cho hoạt động cho vay. Bởi nguồn vốn tín dụng được tài trợ bằng vốn huy động ngắn hạn nên cho vay ngắn hạn cao thì chu kỳ luân chuyển vốn vay nhanh, khoản vay nhanh chóng được thu hồi giúp hạn chế được rủi ro, điều này cũng lý giải vì sao doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao. - Cho vay ngắn hạn nông nghiệp bằng nguồn vốn của ngân hàng: năm 2006 tăng 108.022 triệu đồng so với năm 2005 (tăng 78,97%) và đến năm 2007 gia tăng 544.163 triệu đồng so với năm 2006 (tăng cao đến 222,28 %). Đây là các khoản cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho bà con nông dân có thêm nguồn vốn sản xuất lúa, mua con giống chăn nuôi, trồng hoa màu của hộ gia đình. - Cho vay sử dụng vào mục đích nông nghiệp bằng khoản tiền quỹ MLF tăng qua các năm. Nếu như năm 2006 tăng 17.527 triệu đồng so với năm 2005 (tăng 143,83 %) thì đến Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 20 SVTH: Phạm Thị Thúy An năm 2007 mức tăng ít hơn với số tiền 3.349 triệu đồng (tăng 11,27%). Vì đây là nguồn vốn tài trợ có tính chi phí lãi vay nên ngân hàng vay về sẽ nổ lực giải ngân trong thời gian nhanh nhất để có hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn. Như vậy, trong giai đoạn 2005 – 2007 Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung hạn. Điều này chứng tỏ hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng đã theo sát tình hình kinh tế của tỉnh nhà vì khoảng 80% dân cư An Giang sống bằng nghề nông nghiệp nên tính chất thời vụ trong hoạt động sản xuất là rất cao. Thêm vào đó là An Giang có điều kiện địa lý, tự nhiên khá thuận lợi cho người dân trong việc sản xuất nông nghiệp ngày càng mở rộng qui mô nên nhu cầu về vốn cho nông nghiệp đã tăng lên đáng kể.  Đối với cho vay trung hạn Đối tượng cho vay là các hộ nông dân có nhu cầu mở rộng quy mô đất sản xuất, đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất, thu hoạch nhanh gọn, đạt hiệu quả, chất lượng cao. Xét đến doanh số cho vay trung hạn của nông nghiệp tại ngân hàng thì tăng qua các năm cả số tuyệt đối lẫn tương đối. Doanh số cho vay năm 2005 là 16.351 triệu đồng thì sang năm 2006 lên mức 67.846 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng 314,93%. Đến năm 2007 doanh số cũng tăng và đạt mức 238.711 triệu đồng nhưng tốc độ tăng trưởng thấp hơn trước, đạt mức 230,61%. Do các khoản cho vay này chủ yếu nhằm mục đích mở rộng quy mô sản xuất đất nông nghiệp, mua sắm máy móc nông cụ để phục vụ sản xuất. - Doanh số cho vay nông nghiệp trung hạn cụ thể như sau: + Năm 2005 là 12.251 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 75% tổng doanh số cho vay nông nghiệp trung hạn. + Năm 2006 tăng 42.813 triệu đồng với tỉ lệ tăng cao 349,47% so với năm 2005, và chiếm 81% tỉ trọng cho vay nông nghiệp trung hạn. + Năm 2007 tăng lên 152.265 triệu đồng so với năm 2006 và tỉ trọng là 92,5% trong cho vay nông nghiệp trung hạn. - Doanh số cho vay ở sản phẩm góp nông thôn mùa vụ đều tăng qua các năm nhưng tỉ trọng có sự thăng trầm. Đây là sản phẩm cho vay mà ngân hàng thu lãi theo từng thời vụ sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân. - Cho vay bằng quỹ RDFII cũng tăng qua các năm và tỉ trọng ngày càng tăng dần. Ngân hàng Mỹ Xuyên vay vốn từ ngân hàng BIDV thông qua dự án tài chính nông thôn II để cho các hộ nông dân vay lại. Tuy nhiên lãi vay từ BIDV thấp hơn lãi vay từ nguồn vốn huy động trong dân cư nên ngân hàng đẩy mạnh doanh số cho vay đối với loại hình cho vay từ nguồn vốn tài trợ này. Tóm lại: ngân hàng đã cố gắng nổ lực, phấn đấu tăng doanh số cho vay qua các năm, tốc độ tăng tổng doanh số cho vay của ngân hàng là tốt, với năm 2006 tăng 109,52 % so với năm 2005 và tăng cao ở năm 2007 với 199,32 % so với năm 2006. Trong đó thì doanh số cho vay nông nghiệp tăng khá nhanh, tốc độ tăng 107,09 % so với năm 2005, đặc biệt tăng nhanh vào năm 2007 với 209,82% so với năm 2006. Đó là do: Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 21 SVTH: Phạm Thị Thúy An - Đại đa số người dân sống bằng nghề nông, nên nông nghiệp là lĩnh vực không những được các cấp lãnh đạo tỉnh An Giang đặc biệt quan tâm mà còn có các cơ quan, ban ngành ngân hàng hoà chung với xu thế đó, Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng thế. Ngân hàng đã rất tích cực trong việc hỗ trợ vốn cho bà con nông dân sản xuất kinh doanh phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. - Ngày 01/8/2006, UBND tỉnh An Giang đã có Quyết định 1465/QĐ-UBND ban hành Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2006- 2010. Nhờ sự thuận lợi của chương trình khuyến nông, khuyến ngư của tỉnh An Giang đã thực hiện trong thời gian qua nhằm khuyến khích bà con đẩy mạnh sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề làm tăng nhu cầu vốn đầu tư ở lĩnh vực nông nghiệp. - Trong những năm gần đây ngân hàng đã nới lỏng các điều kiện cho vay nhằm tạo thuận lợi cho bà con vay vốn tại ngân hàng như: số tiền xét duyệt cho vay cao, đất nông nghiệp được định giá cao hơn giá quy định làm nâng giá trị tài sản thế chấp của khách hàng vay vốn khi đảm bảo tiền vay. Hơn nữa là thời hạn cho vay phù hợp với từng mục đích vay của từng đối tượng khách hàng và hình thức trả lãi cũng như trả vốn được thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng nhằm đáp ứng phù hợp nhất cho từng khách hàng hài lòng khi đến vay vốn tại ngân hàng Mỹ Xuyên. - Bên cạnh đó, ngân hàng Mỹ Xuyên là ngân hàng TMCP nông thôn nên cho vay ở lĩnh vực nông nghiệp là rất mạnh và chiếm tỉ trọng lớn trong doanh số cho vay của ngân hàng. Hơn thế nữa là các chi nhánh, phòng giao dịch rồi đến tổ tín dụng đến khắp các huyện, thị trong tỉnh nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Công tác nhiệt tình, năng nổ của CBTD cũng góp phần làm cho doanh số cho vay của ngân hàng ngày càng tăng cao và bền vững. Đồng thời ngân hàng còn là một trong 23 ngân hàng được ngân hàng thế giới cho vay thông qua dự án tài chính nông thôn. Những nguyên nhân trên đã góp phần làm cho doanh số cho vay tại ngân hàng này tăng nhanh qua các năm, mặc dù trên cùng địa bàn hoạt động ngày càng xuất hiện nhiều TCTD được xem là lớn mạnh. 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ nông nghiệp (DSTN NN) Ngân hàng là một tổ chức trung gian đi vay để cho vay, vì vậy việc cho vay như thế nào để đạt hiệu quả và hạn chế rủi ro thấp nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là yếu rất quan trọng. Để một ngân hàng hoạt động hiệu quả và bền vững cao ngoài việc đẩy nhanh doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu hồi nợ. Muốn thu hồi tốt đòi hỏi CBTD phải có sự nhìn nhận, phân tích, đánh giá và xem xét khả năng trả nợ của khách hàng từ đó xếp loại khách hàng. Sau đó có kế hoạch giám sát, nhắc nhở kịp thời các khoản nợ của khách hàng để việc thu hồi nợ được thu đúng và thu đủ như kỳ hạn HĐTD. Bên cạnh đó còn thể hiện uy tín của khách hàng và việc thu hồi nợ cũng là nhân tố thể hiện khả năng phân tích, đánh giá kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Vì thế hoạt động thu nợ được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì an toàn vốn của ngân hàng. Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 22 SVTH: Phạm Thị Thúy An Bảng 7: Doanh số thu nợ của ngân hàng giai đoạn 2005 - 2007 Đvt: triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % DSTN NN 141.204 218.759 509.882 77.555 54,92 291.123 133,08 DSTN khác 113.433 203.659 457.965 90.226 79,54 254.306 124,87 Tổng 254.637 422.418 967.847 167.781 65,89 545.429 129,12 Nguồn: bảng cân đối tài khoản chi tiết 2005, 2006 và 2007 Nhìn chung công tác thu hồi nợ của ngân hàng khá tốt, doanh số thu nợ luôn tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng doanh số thu nợ chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh số cho vay. Với năm 2006 doanh số thu nợ tăng 65,89 % so với năm 2005, đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng nhanh hơn năm 2006 đạt 129,12%. Nếu như thu nợ của ngân hàng gặt hái nhiều thành công thì sự đóng góp của thu nợ ở lĩnh vực nông nghiệp khá quan trọng. Doanh số thu nợ nông nghiệp đều tăng qua 3 năm nhưng tỉ trọng lại có sự biến động. Cụ thể như: - Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 141.204 triệu đồng chiếm 55,45% tổng doanh số thu nợ của ngân hàng thì sang năm 2006 doanh số này tăng thêm 77.555 triệu đồng nhưng tỉ trọng giảm còn 51,79%. Do tốc độ tăng của doanh số thu nợ nông nghiệp không cao bằng tốc độ tăng của tổng doanh số thu nợ ngân hàng. - So với 2006 thì năm 2007 doanh số thu nợ tăng nhanh hơn trước, chênh lệch tăng thêm 291.123 triệu đồng và tốc độ tăng cao hơn (đạt 52,68%). Do tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng doanh số thu nợ ngân hàng. Khi doanh số cho vay nông nghiệp của ngân hàng được quan tâm nhiều thì công tác thu nợ ở mảng này cũng được chú trọng không kém. Thu nợ nông nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007 đã gặt hái nhiều thành quả tích cực và được thể hiện rõ nét như sau: Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 23 SVTH: Phạm Thị Thúy An Bảng 8: Doanh số thu nợ nông nghiệp từ năm 2005 - 2007 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp Ngắn hạn 127736 167.360 367.303 39.624 31,02 199.943 119,47 Quỹ MLF 4.530 23.599 23.984 19.069 420,95 385 1,63 Ngắn hạn 132.266 190.959 391.287 58.693 44,37 200.328 104,91 Nông nghiệp trung hạn 7.305 21.555 101.217 14.250 195,07 79.662 369,58 Góp N T mùa vụ 212 726 7.118 514 242,45 6.392 880,44 Quỹ RDFII 1.421 5.519 10.260 4.098 288,39 4.741 85,90 Trung hạn 8.938 27.800 118.595 18.862 211,03 90.795 326,60 Tổng thu nợ nông nghiệp 141.204 218.759 509.882 77.555 54,92 291.123 133,08 Nguồn: bảng cân đối tài khoản chi tiết 2005, 2006 và 2007 Giai đoạn 2005 – 2007 doanh số thu nợ nông nghiệp ngắn hạn luôn tăng cao hơn doanh số thu nợ nông nghiệp trung hạn nhưng tỉ trọng có xu hướng giảm xuống. Do ngân hàng thúc đẩy doanh số cho vay ở thời trung hạn và được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 3: Cơ cấu doanh số thu nợ nông nghiệp qua 3 năm (2005 -2007) 87 77 6 13 23 94 - 20 40 60 80 100 2005 2006 2007 Năm % DSTN nông nghiệp ngắn hạn DSTN nông nghiệp trung hạn Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 24 SVTH: Phạm Thị Thúy An Trong cơ cấu doanh số thu nợ nông nghiệp thì tỉ trọng doanh số thu nợ nông nghiệp ngắn hạn chiếm phần lớn và luôn giảm qua các năm. Chẳng hạn như: năm 2005 doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao đến 94% phần còn lại 6% là của doanh số thu nợ trung hạn. Sang năm 2006 tỉ trọng ngắn hạn này giảm còn 87% và nó tiếp tục giảm vào năm 2007 còn 79%. Đó là do ngân hàng quan tâm hơn đến các khoản cho vay trung hạn nên tỉ trọng cho vay trung hạn ngày càng tăng, vì thế tỉ trọng thu nợ trung hạn sẽ tăng theo đó là điều tất nhiên. Cho vay nông nghiệp là loại hình cho vay mà khả năng trả nợ của khách hàng thường phụ thuộc rất nhiều yếu tố tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, hạn hán lũ lụt… Tuy nhiên không vì thế mà công tác thu hồi nợ không hiệu quả.  Đối với thu nợ ngắn hạn Doanh số thu nợ nông nghiệp ngắn hạn tăng qua các năm, tăng cao nhất là năm 2007 (tốc độ tăng 104,9% so với năm 2006): năm 2005 là 132.266 triệu đồng thì sang năm 2006 doanh số này tăng lên đạt 190.959 triệu đồng. Đến năm 2007 tăng thêm 200.328 triệu đồng. Cũng bởi do đa số khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả nên trả được nợ đúng theo thời hạn HĐTD và công tác thu hồi nợ của ngân hàng được tiến hành khá thuận lợi. - Thu nợ bằng khoản cho vay nông nghiệp ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn đến 97% tổng doanh số thu nợ nông nghiệp ngắn hạn với số tiền là 127.736 triệu đồng. Ngân hàng quan tâm, chú trọng đến công tác thu nợ nên việc thu nợ ngày càng tăng về chỉ số tuyệt đối, còn về tương đối có sự tăng giảm. Đến năm 2006 giảm còn 88% và đạt 167.360 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 con số này tăng đến 367.303 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 94% tổng doanh số thu nợ nông nghiệp ngắn hạn đồng thời tỷ lệ tăng cao 119% so với 2006. - Doanh số thu nợ nông nghiệp bằng nguồn vốn từ quỹ MLF được ngân hàng chú ý quan tâm đặc biệt vì nguồn vốn này là ngân hàng đi vay từ ngân hàng bán buôn (ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam) thông qua Dự Án Tài Chính nông thôn. Doanh số này tăng qua các năm nhưng tăng nhiều nhất vào năm 2006 chênh lệch 19.069 triệu đồng so với năm 2005 đạt 4.530 triệu đồng. Nếu như tỉ lệ năm 2006 tăng ở mức cao gần 421% so với năm 2005 thì đến năm 2007 mức tăng này chỉ đạt 1,63% so với năm 2006, chênh lệch tăng 385 triệu đồng. Doanh số thu nợ đạt được kết quả như ttrên nhờ vào một số nguyên nhân như sau: - CBTD nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám soát đến mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhở khách hàng khi đến hạn trả nợ và lãi cho ngân hàng. - Sản xuất lúa gặp thuận lợi: năng suất và sản lượng đạt mức khá cao, nhu cầu thị trường lớn, giá cao. - Hoa màu (Chợ Mới – vương quốc cây màu) mấy năm liền bà con thu hoạch trúng mùa, được giá. - Lĩnh vực chăn nuôi nhiều đề tài ứng dụng thành công trong việc nâng cao năng suất, cải tiến phẩm chất giống gia súc, gia cầm. Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 25 SVTH: Phạm Thị Thúy An  Đối với thu nợ trung hạn Doanh số thu nợ trung hạn tăng nhanh qua các năm: nếu như năm 2005 đạt 8.938 triệu đồng, thì sang năm 2006 tăng thêm 18.862 triệu đồng tương đương tăng 211%. Đến năm 2007 đạt 118.595 triệu đồng và tỉ lệ tăng cao là 326,6% so với năm 2006. - Trong đó, thu nợ nông nghiệp trung hạn chiếm doanh số cao: với năm 2005 đạt 7.305 triệu đồng, tỉ trọng 82% trong doanh số thu nợ trung hạn của ngân hàng về lĩnh vực nông nghiệp. Sang năm 2006 doanh số tăng lên 21.555 triệu đồng nhưng tỉ trọng giảm còn 78% hay nói tốc độ tăng 195% so với năm 2005. - Thu nợ góp nông thôn mùa vụ tăng cả doanh số lẫn tỉ trọng qua 3 năm, lần lượt là 2005 đạt 212 triệu đồng chiếm 2% nhưng sang năm 2006 tăng lên đạt 726 triệu đồng, tỉ trọng tăng ở mức 3% (tốc độ tăng 242% so với năm 2005). Đến năm 2007 chênh lệch 6.392 triệu đồng tốc độ tăng rất cao 880% so với năm 2006. - RDF II là nguồn vốn được tài trợ của ngân hàng Thế Giới nên được quan tâm đặc biệt và hầu như công tác thu nợ đối với khoản cho vay này được tiến hành thuận lợi. Bởi quá trình chấp nhận cho vay được CBTD xem xét và thẩm định rất chu đáo cho đến quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng nên việc thu nợ hầu như đúng hạn như thỏa thuận HĐTD. Những nguyên nhân khá thuận lợi dẫn đến thành tựu trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng là do: - Ngân hàng ưu tiên lựa chọn khách hàng có uy tín và có quan hệ lâu dài khi đáp ứng nhu cầu vốn với các khoản cho vay trung hạn. - CBTD thẩm định và đánh giá hồ sơ vay vốn cẩn thận về tính khả thi của phương án, xác định dòng tiền thu vào của nông dân để từ đó xét kỳ hạn trả nợ cho hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trả được nợ vay đúng thời hạn. - Kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển, nông dân trúng mùa, được giá. Mặc dù năm 2007, gặp nhiều khó khăn, thách thức từ hạn hán, dịch bệnh, vật giá tăng cao, thiếu điện thường xuyên... đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, nhưng với những nỗ lực chung của ngân hàng, nhất là CBTD nên công tác thu nợ của ngân hàng đạt được thành tích đáng kể. - Đối với các khoản MLF, RDFII các TCTD quyết định cho vay và chịu hoàn toàn trách nhiệm về các rủi ro liên quan đến việc cho vay, quản lý chặt chẽ và đảm bảo an toàn cho nguồn vốn vay, cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, đảm bảo thu hồi nợ và trả nợ. Vì vậy ngân hàng đều quan tâm, chú ý đặc biệt thu nợ đến khoản cho vay bằng các quỹ này. Tóm lại: qua 3 năm doanh số thu nợ của ngân hàng ở loại hình cho vay nông nghiệp ngày càng tăng trưởng và phát triển bền vững. Qua đó cũng thể hiện khả năng thu nợ của CBTD nhiệt tình, năng động và ngày một tiến triển hơn. 4.2.3 Phân tích dư nợ nông nghiệp (DN NN) - Dư nợ là khoản vay qua các năm của khách hàng nhưng chưa đến kỳ hạn trả theo hợp đồng đã ký kết hoặc những khoản vay đã đến kỳ hạn trả nhưng do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó chưa trả và phải gia hạn lại, do đó dư nợ bao gồm nợ chưa đến hạn, Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 26 SVTH: Phạm Thị Thúy An nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ quá hạn. Dư nợ phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng trong một thời điểm, dư nợ càng cao cho thấy qui mô hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng. Bất kỳ một ngân hàng nào cũng xem tăng trưởng dư nợ là kế hoạch và mục tiêu phấn đấu, đối với ngân hàng Mỹ Xuyên cũng vậy, nhất là ngân hàng Mỹ Xuyên đã khai trương nhiều phòng giao dịch trong tỉnh và đang nổ lực vươn lên để trong năm 2008 sẽ trở thành ngân hàng TMCP đô thị Mỹ Xuyên. Tiếp đó sẽ tiến hành thành lập các chi nhánh ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Sa Đéc, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang) nhằm nâng cao vị thế, tăng cường sức cạnh tranh của ngân hàng. Bảng 9: Dư nợ của ngân hàng giai đoạn (2005 – 2007) Đvt: triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Dư nợ NN 104.086 227.696 777.218 123.610 118,76 549.522 241,34 Dư nợ khác 90.608 166.732 487.694 76.124 84,01 320.962 192,50 Tổng DN 194.694 394.428 1.264.912 199.734 102,59 870.484 220,70 Nguồn: bảng cân đối tài khoản chi tiết 2005, 2006 và 2007 - Nếu như dư nợ của ngân hàng đạt được thành tích cao thì không thể không kể đến dư nợ ở mảng nông nghiệp. Bởi vì dư nợ nông nghiệp đối với tổng dư nợ của ngân hàng đều tăng qua 3 năm và luôn chiếm tỉ trọng cao hơn 53%. Từ đó khẳng định vị trí của tín dụng nông nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chẳng hạn năm 2005 chiếm 53,46% tổng dư nợ, năm 2006 tăng lên đạt mức 57,73%. Đến năm 2007 tiếp tục tăng cao với 61,44%, tỷ trọng càng tăng vì ngân hàng đã tăng cường doanh số cho vay, đặc biệt là doanh số cho vay nông nghiệp, đây cũng là cố gắng của ngân hàng trong việc đưa dư nợ nông nghiệp tăng lên. Nguyên nhân ngân hàng có đa dạng sản phẩm cho vay phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng nên ngày càng có nhiều khách hàng đến với ngân hàng. - Tương ứng với doanh số cho vay nông nghiệp tăng lên thì dư nợ loại này cũng tăng theo đáng kể ở giai đoạn 2005 – 2007, cụ thể như sau: Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 27 SVTH: Phạm Thị Thúy An Bảng 10: Dư nợ nông nghiệp từ năm 2005 - 2007 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp ngắn hạn 83.776 161.227 581.557 77.451 92,45 420.330 260,71 Quỹ MLF 8.856 14.969 24.046 6.113 69,03 9.077 60,64 Ngắn hạn 92.632 176.196 605.603 83.564 90,21 429.407 243,71 Nông nghiệp trung hạn 7.603 41.112 147.222 33.509 440,73 106.110 258,10 Góp NT mùa vụ 307 4.126 3.718 3.819 1.243,97 -408,00 -9,89 Quỹ RDFII 3.544 6.262 20.675 2.718 76,69 14.413 230,17 Trung hạn 11.454 51.500 171.615 40.046 349,62 120.115 233,23 Tổng dư nợ nông nghiệp 104.086 227.696 777.218 123.610 118,76 549.522 241,34 Nguồn: bảng cân đối tài khoản chi tiết 2005, 2006 và 2007 - Song song với doanh số cho vay nông nghiệp ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với trung hạn thì dư nợ cho vay nông nghiệp cũng thế. Biểu đồ 4: Cơ cấu dư nợ nông nghiệp qua 3 năm (05 – 07) 89 11 77 23 78 22 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2005 2006 2007 Năm dư nợ nông nghiệp ngắn hạn dư nợ nông nghiệp trung hạn Qua bảng trên cho thấy dư nợ ngắn hạn về nông nghiệp năm 2005 đạt 92.632 triệu đồng thì sang năm 2006 doanh số tăng lên đạt 176.196 triệu đồng, tốc độ tăng 90,21%. Đến năm 2007 doanh số tăng cao hơn năm 2006 tăng 429.407 triệu đồng hay tăng 243,31%. Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 28 SVTH: Phạm Thị Thúy An Dư nợ trung hạn ở lĩnh vực nông nghiệp năm 2006 đạt 11.454 triệu đồng tăng 40.406 triệu đồng so với năm 2006 thì sang năm 2007 cao hơn nữa (120.115 triệu đồng), tốc độ tăng rất cao 233,23% so với năm 2006. Qua đó phản ánh được đa số khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp chỉ trong thời gian ngắn hạn. Do đặc điểm sản xuất có tính chất thời vụ (trồng lúa, hoa màu, ..) vì thế ngân hàng đã kịp thời đáp ứng phù hợp với nhu cầu của nông dân đưa dư nợ cho vay nông nghiệp ngắn hạn luôn tăng nhiều hơn so với trung hạn.  Đối với dư nợ ngắn hạn - Dư nợ nông nghiệp ngắn hạn tăng trưởng cao qua các năm cả chỉ số tuyệt đối lẫn tương đối, đồng thời chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ ngắn hạn về lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2006 tăng 77.451 triệu đồng so với năm 2005 và tốc độ tăng đến 92,45%. Đến năm 2007 tốc độ tăng càng cao hơn (tăng 420.330 triệu đồng), tăng 260,71% so với năm 2006. - Cho vay nông nghiệp bằng quỹ cho vay tài chính vi mô (MLF) mà ngân hàng được tài trợ thì chiếm tỷ trọng ít hơn và có sự sụt giảm nhưng doanh số vẫn tăng qua các năm. Điển hình năm 2005 đạt 8.856 triệu đồng chiếm 9,56% về tỷ trọng, đến năm 2006 tăng thêm 6.113 triệu đồng, tỷ trọng giảm còn 8,50% rồi tiếp tục giảm còn 3,97% năm 2007 trong khi doanh số tăng đạt 24.046 triệu đồng. Từ đó cho thấy cho vay ngắn hạn là chủ yếu tại ngân hàng vì giúp ngân hàng thu hồi vốn trong thời gian ngắn và mang lại hiệu quả nhanh khi khách hàng nông dân ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nên ngày càng tăng nhu cầu vốn. Do vậy ngân hàng đã mở rộng mạng lưới hoạt động và giới thiệu các sản phẩm cho vay để ngày càng đáp ứng phù hợp, tiện ích với nhu cầu nông dân.  Đối với dư nợ trung hạn - Dư nợ nông nghiệp trong trung hạn luôn tăng cả về số tuyệt đối lẫn chỉ số tương đối. Cụ thể năm 2005 đạt 7.603 triệu đồng chiếm tỷ trọng 66,38% trong dư nợ trung hạn ở mảng nông nghiệp nhưng đến năm 2006 tăng trưởng cao đạt 41.112 triệu đồng và tăng tỷ trọng lên 79,83% tốc độ tăng rất cao 440,73%. Sang năm 2007 doanh số tiếp tục vươn lên đạt 147.222 triệu đồng, tỷ trọng đạt 85,79% chênh lệch 106.110 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng ít hơn so với năm trước nhưng vẫn ở mức cao 258,10%. - Góp nông thôn mùa vụ qua 3 năm có sự tăng giảm cả về doanh số và tỷ trọng, chẳng hạn như: năm 2005 chỉ có 307 triệu đồng chiếm 2,68% trong dư nợ trung hạn nhưng sang năm 2006 tăng rất cao 4.126 triệu đồng và đạt được 8,01%. Thế rồi năm 2007 doanh số và tỷ trọng đều giảm lần lượt còn là 3.718 triệu đồng và 2,17%. - Quỹ RDF II dư nợ cho vay càng tăng qua 3 năm nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm theo các năm. Điển hình năm 2006 doanh số tăng 2.718 triệu đồng nhưng tỷ trọng chỉ đạt 12,16% trong khi đó thì năm 2005 chiếm 30,94%. Đến năm 2007 cả doanh số cũng tăng theo sau năm 2006 với chênh lệch 14.413 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng cao đạt 230,17%. Đạt được những kết quả trên là do những năm gần đây ngân hàng đang quan tâm đến khoản cho vay trung hạn và từ năm 2004 ngân hàng được ngân hàng Thế Giới tài trợ thông qua Dự Án Tài Chính nông thôn để phục vụ quá trình phát triển kinh tế nông thôn. Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 29 SVTH: Phạm Thị Thúy An Tóm lại: dư nợ cho vay nông nghiệp ngày càng tăng trưởng cao do người dân trong tỉnh phát triển mạnh về trồng hoa màu, cá thể đầu tư chăn nuôi, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, .... Thêm vào đó là tình hình kinh tế An Giang tăng trưởng tốt đã góp phần hỗ trợ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. 4.2.4 Phân tích nợ quá hạn Hoạt động tín dụng vừa là hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực có tính rủi ro cao. Một trong những nổi lo của những người làm công tác tín dụng đó là nợ quá hạn (NQH). NQH là khoản cấp tín dụng mà khách hàng không trả đúng hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây cũng là vấn đề tất yếu trong quá trình đầu tư tín dụng, bởi lẽ không một tổ chức tín dụng nào dự đoán hoàn toàn chính xác về tất cả các khoản vay của khách hàng. Vì thế, NQH được xem là rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Do vậy giảm rủi ro NQH là mục tiêu phấn đấu vươn tới của bất kỳ tổ chức nào hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm thể hiện chất lượng tín dụng mà ngân hàng Mỹ Xuyên cũng không ngoại lệ. Bảng 11: Nợ quá hạn nông nghiệp tại ngân hàng giai đoạn ( 2005 – 2007) Đvt: triệu đồng 2006/ 2005 2007/2006 Loại NQH 2005 2006 2007 tuyệt đối tương đối(%) tuyệt đối tương đối(%) Dưới 90 ngày 0 18 225 18 207 1150,00 Từ 90 đến 180 ngày 58 91 25 33 56,90 -66 -72,53 Từ 181 đến 360 ngày 62 78 26 16 25,81 -52 -66,67 Trên 360 ngày 0 101 114 101 13 12,87 Tổng NQH nông nghiệp 120 288 390 168 140,00 102 35,42 Nguồn: bảng cân đối tài khoản chi tiết 2005, 2006 và 2007. Tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên, NQH nông nghiệp chỉ xảy ra đối với cho vay nông nghiệp và góp nông thôn mùa vụ (không xảy ra ở khoản cho vay bằng quỹ MLF và RDF II). Ngân hàng Mỹ Xuyên phân loại nợ theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN như sau: - Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn là nợ còn trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn. - Nhóm 2: Nợ cần chú ý là nợ quá hạn dưới 90 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 30 SVTH: Phạm Thị Thúy An - Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn là nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi. - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ là nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và được đánh giá là có khả năng tổn thất cao. - Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn là nợ quá hạn trên 360 ngày và được đánh giá không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Nhìn vào bảng phân tích cho thấy nợ quá hạn mảng nông nghiệp của ngân hàng đang có xu hướng tăng: - Năm 2006 NQH nông nghiệp tăng mạnh nhất 168 triệu đồng, tăng 140% so với năm năm 2005. Trong 2 năm này NQH không xuất hiện ở khoản cho vay trung hạn. - Sang năm 2007 NQH tiếp tục tăng, tăng 102 triệu đồng, tốc độ tăng 35,42% so với năm 2006. Vì dư nợ năm 2007 tăng lên rất cao mà NQH cũng có tăng lên là điều chấp nhận được.  Tình hình nợ quá hạn nông nghiệp cụ thể như sau: Nhóm 2 NQH tăng qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2007 với giá trị tăng thêm là 207 triệu đồng và chiếm tỉ trọng khá cao trong năm. Trong khi năm 2005 khoản NQH này không có và tăng 18 triệu đồng vào năm 2006. Sở dĩ NQH nhóm này vào năm 2007 chiếm phần lớn vì có thêm NQH của khoản cho vay trung hạn xuất hiện. Theo quyết định 493 /2005 /QĐ –NHNN nguyên nhân phát sinh chủ yếu từ khoản vay cho nông nghiệp do nông dân vay vốn gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh từ 3-6 tháng, và một số nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh, giá nông sản, gia súc, gia cầm bị dịch cúm, … làm cho nguồn thu nhập của người dân giảm dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Nhóm 3 Nợ quá hạn có sự thăng trầm qua các năm, năm 2006 nợ quá hạn của nhóm này là 91 triệu đồng, tăng thêm 33 triệu đồng so với năm 2005, với tốc độ tăng là 56,90%. Đến năm 2007 con số này có giảm đến 66 triệu đồng, tốc độ giảm 72,53%. Phần lớn nhóm nợ này cũng từ cho vay sản xuất nông nghiệp. Giá cả thị trường biến động liên tục, làm cho sản xuất kinh doanh bấp bênh, nguồn thu nhập không ổn định, không có khả năng trả nợ. Nhóm 4 NQH có sự tăng, giảm qua các năm: năm 2006 tăng 16 triệu đồng nhưng đến năm 2007 có tiến triển tốt hơn giảm 52 triệu đồng, tốc độ giảm gần 67%. Nguyên nhân do sự nổ lực cố gắng thu hồi nợ của CBTD. Nhóm 5 Nợ quá hạn trên 360 ngày tăng liên tục và nhanh nhất vào năm 2006 nợ quá hạn tăng 101 triệu đồng trong khi NQH này vào năm 2005 không xuất hiện. Nhưng đến năm 2007 công tác thu nợ được đẩy mạnh triển khai nhưng số NQH vẫn tiếp tục tăng thêm 13 triệu Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 31 SVTH: Phạm Thị Thúy An đồng, tốc độ tăng gần 13% so với 2006. Nhìn chung thì dư nợ quá hạn xuất hiện do một số nguyên nhân sau: - Năm 2006 thì nông – lâm – thủy sản gặp nhiều khó khăn khách quan như: thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh trên lúa, trên gia súc, gia cầm phát triển đột biến so với nhiều năm trước, giá cả nhiều mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng cao, một số mặt hàng xuất khẩu gặp khó khăn về thị trường (thủy sản xuất khẩu gặp nhiều trở ngại trước những sóng gió của thị trường xảy ra bất thường và khắc nghiệt hơn như quy định về tiền đặt cọc, những điều kiện về đảm bảo an toàn vệ sinh trong sản xuất thủy sản, chất lượng cá nguyên liệu loại tốt đạt thấp, giá cá luôn biến động giảm, thuế chống bán phá giá... ). - Đến năm 2007 giá cả vật tư nông nghiệp tăng, còn giá lúa lại lên xuống thất thường tình trạng nông dân mua chịu vật tư nông nghiệp phải trả lãi suất cho các đại lý vẫn còn nên nông dân phải bán sớm lúa non để trả nợ. Vì thế dẫn đến nông dân không bán được giá cao. - Tình hình thị trường có nhiều biến động như giá vàng, giá xăng dầu tăng mạnh làm cho giá nông sản, tiêu dùng biến động theo đồng thời tăng chi phí đầu vào của người sản xuất cộng thêm bán không được giá cao nên không trả được nợ vay đúng hạn. - Một số khách hàng vay không sử dụng đúng mục đích vay vốn hay việc chăn nuôi, trồng trọt với kinh nghiệm còn mỏng nên hiệu quả không đạt. Tóm lại: phần lớn NQH nông nghiệp của ngân hàng do nguyên nhân khách quan là việc sản xuất kinh doanh của khách hàng không hiệu quả, mặt khác là nguyên nhân chủ quan do trình độ và năng lực của CBTD trong khâu thẩm định hồ sơ vay vốn (chú ý đến tài sản đảm bảo khi vay mà không chú trọng đến phương án kinh doanh, sản xuất của khách hàng, xác định thời gian trả nợ không khớp với thời gian thu hoạch vụ mùa chăn nuôi, sản xuất của khách hàng vay). Bên cạnh đó công tác kiểm soát mục đích vay vốn của khách hàng chưa thật chặt chẽ nên khó phát hiện được khách hàng nào sử dụng vốn không đúng mục đích vay vốn như trong HĐTD đã thỏa thuận. Trong thời gian sắp đến ngân hàng cần nổ lực hơn nữa để giảm NQH trong dư nợ nông nghiệp nói riêng và NQH của hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung. 4.2.5 Tổng quan hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên Bảng 12: Tổng kết tình hình tín dụng nông nghiệp từ năm 2005 2007 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 chênh lệch 06/05 (%) chênh lệch 07/06 (%) DSCV NN 165.326 342.370 1.060.747 107,09 209,82 THU NỢ NN 141.204 218.759 509.882 54,92 133,08 DƯ NỢ NN 104.086 227.696 777.218 118,76 241,34 NQH NN 120 288 390 140,00 35,42 Nguồn: bảng cân đối tài khoản chi tiết 2005, 2006 và 2007 Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 32 SVTH: Phạm Thị Thúy An Biểu đồ 5: Tình hình tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng giai đoạn (2005 – 2007) 1.060.747 342.370 165.326 509.882 218.759141.204 104.086 22 7.6 96 777.218 120 3902880 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Triệu đồng DSCV NN THU NỢ NN DƯ NỢ NN NQH NN Hoạt động tín dụng luôn được ngân hàng xác định là một trong những lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là loại hình cho vay nông nghiệp đã đạt được những kết quả rất khả quan thể hiện ở: quy mô tín dụng nông nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ phát triển dư nợ cho vay năm sau luôn cao hơn 100% so với năm trước. Cơ cấu tín dụng ổn định thể hiện ở doanh số cho vay nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cho vay ngân hàng (phân tích trên). Hoạt động thời gian qua đạt được những kết quả tốt, mặt khách quan là do điều kiện kinh tế xã hội ổn định, nhất là năm 2007 có nhiều thắng lợi: kinh tế tăng trưởng cao hỗ trợ tín dụng tăng trưởng theo. Mặt khác, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường là thách thức cũng là động lực để ngân hàng phát triển sản phẩm dịch vụ, củng cố và phát triển thị phần tín dụng. Tuy nhiên, những thành tựu đó chủ yếu bắt nguồn từ các yếu tố nội lực của ngân hàng: năm 2007 vốn điều lệ tăng lên đạt 500.000.000.000 VNĐ, mạng lưới rộng khắp các huyện, xã với uy tín hoạt động lâu năm tiếp tục được mở rộng. nền tảng khách hàng bền vững tạo điều kiện khá thuận lợi ngân hàng phát triển sâu rộng các sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Bên cạnh đó công tác chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng, tổ chức triển khai nghiệp vụ trong hệ thống ngân hàng được thực hiện năng động, hiệu quả. Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 33 SVTH: Phạm Thị Thúy An 4.3 Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp 4.3.1 Dư nợ nông nghiệp / nguồn vốn Bảng 13: phân tích dư nợ nông nghiệp / nguồn vốn Đvt: triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2005 2006 2007 06/05 07/06 DN nông nghiệp 104,086 227,696 777,218 123,610 549,522 Nguồn vốn 227,374 447,549 1,575,155 220,175 1,127,606 Dn nông nghiệp/nguồn vốn 45.78% 50.88% 49.34% 5.10% -1.53% Nguồn: phòng kế hoạch Biểu đồ 6: tỷ lệ dư nợ nông nghiệp / nguồn vốn 227.696 777.218 104.086 1.575.155 447.549227.374 49,34 50,88 45,78 - 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng 42,00 44,00 46,00 48,00 50,00 52,00 % Dn nông nghiệp Nguồn vốn Dn nông nghiệp /nguồn vốn Tỷ lệ này qua các năm có sự biến động tăng, giảm khác nhau: - Năm 2006 là 50,88% tăng 5,1% so với năm 2005. Vì nhu cầu vay để sản xuất, mở rộng kinh doanh về trồng lúa, hoa màu không những tăng lên mà bà con nông dân cần có nguồn vốn để khôi phục đàn gia cầm, gia súc sau năm 2005 bị dịch cúm,… Đó cũng là một trong những nguyên nhân góp phần đưa dư nợ cho vay tăng lên dư nợ nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 34 SVTH: Phạm Thị Thúy An - Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy tín dụng ngân hàng ngày càng được mở rộng qui mô, đồng thời góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên tỷ lệ này cao cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. - Sang năm 2007 chỉ tiêu này là 49,34% giảm 1,53% so với năm 2006. Do dư nợ nông nghiệp năm 2007 tăng chậm hơn tốc độ tăng của nguồn vốn so với năm 2006. Khi nguồn vốn tăng cao thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn cho khách hàng trong thời gian tới ngày càng cao hơn. Vì thế để tăng trưởng dư nợ cho vay nói chung cũng như dư nợ cho vay nông nghiệp nói riêng thì ngân hàng phải có nguồn vốn đầu tư mạnh nên năm 2008 ngân hàng sẽ nâng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng và tích cực nâng cao hoạt động huy động vốn bởi vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Ngân hàng phấn đấu tăng tỷ trọng cho vay nông nghiệp đạt 60% tổng cho vay của ngân hàng vào năm 2008. 4.3.2 Dư nợ nông nghiệp / vốn huy động Dư nợ nông nghiệp / vốn huy động của ngân hàng đều tăng qua các năm và chiếm tỉ trọng cao. Điều này nói lên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng trong các năm qua được sử dụng khá hiệu quả. Bảng 14: phân tích dư nợ nông nghiệp / vốn huy động Đvt: triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2005 2006 2007 06/05 07/06 DN nông nghiệp 104.086 227.696 777.218 123.610 549.522 Vốn huy động 193.180 365.279 1.020.990 172.099 655.711 DN nông nghiệp / vốn huy động 53,88% 62,33% 76,12% 8,45% 13,79% Nguồn: phòng kế hoạch Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 35 SVTH: Phạm Thị Thúy An Biểu đồ 7: Tỷ lệ dư nợ nông nghiệp / vốn huy động 365.279 777.218 104.086 227.696 1.020.990 193.180 76,12 62,3353,88 - 500.000 1.000.000 1.500.000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 % DN nông nghiệp Vốn huy động DN nông nghiệp /vốn huy động Dư nợ nông nghiệp / vốn huy động của ngân hàng đều phát triển liên tục qua các năm và chiếm tỷ lệ cao (luôn > 53%). Từ đó cho thấy dư nợ nông nghiệp chiếm vị trí chủ yếu và việc sử dụng vốn huy động đạt hiệu quả. Mặc dù tốc độ dư nợ nông nghiệp tăng khá nhanh qua các năm nhưng nó chậm hơn so với tốc độ phát triển của vốn huy động. Nó biểu hiện vốn huy động có khả năng đáp ứng kịp mức tăng doanh số cho vay nông nghiệp. Bởi ngân hàng luôn áp dụng nhiều hình thức huy động tiền gởi tiết kiệm, tăng lãi suất, khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng và năm 2008 ngân hàng đã mở nhiều quỹ tiết kiệm đến các thị trấn, xã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng mới đến và giữ chân cả khách hàng cũ. Với những kế hoạch, chiến lược, nhiều hình thức ưu đãi như thế sẽ ngày càng có đông đảo dân cư đến giao dịch với ngân hàng hơn nữa. 4.3.3 Hệ số thu nợ nông nghiệp Bảng 15: phân tích hệ số thu nợ nông nghiệp Đvt: triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2005 2006 2007 06/05 07/06 DSTN nông nghiệp 141.204 218.759 509.882 77.555 291.123 DSCV nông nghiệp 165.326 342.370 1.060.747 177.044 718.377 DSTN NN/ DSCV NN 0,85 0,64 0,48 -0,22 -0,16 Nguồn: phòng kế hoạch Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 36 SVTH: Phạm Thị Thúy An Biểu đồ 8: Tỷ lệ doanh số thu nợ nông nghiệp / doanh số cho vay nông nghiệp 141.204 218.759 509.882342.370 1.060.747 165.326 0,85 0,64 0,48 - 500.000 1.000.000 1.500.000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 % DSTN NN DSCV NN DSTN NN/ DSCV NN Thông qua chỉ tiêu hệ số thu nợ nông nghiệp sẽ thể hiện an toàn của đồng vốn mà ngân hàng cho vay, hệ số này càng cao thì càng tốt. Chứng tỏ rủi ro tín dụng của ngân hàng thấp, tức là công tác thu hồi nợ của ngân hàng đạt hiệu quả tốt. Nhìn chung hệ số thu nợ nông nghiệp tại ngân hàng có xu hướng đều giảm liên tục qua 3 năm nhưng vẫn đạt tỷ lệ tương đối cao. Trong đó năm 2005 đạt cao nhất là 0,85% nhưng giảm vào năm 2006 và 2007 lần lượt là 0,22% và 0,16%. Mặc dù doanh số thu nợ tăng không ngừng qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh số cho vay luôn tăng nhanh hơn nên hệ số thu nợ đã giảm lại. Qua hệ số thu nợ nông nghiệp cũng phản ánh năng lực của nhân viên và ngân hàng có được những khách hàng uy tín. Bên cạnh đó ngân hàng cần đưa ra nhiều biện pháp thiết thực hơn để doanh số thu nợ tăng cao lên góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. 4.3.4 Nợ quá hạn nông nghiệp / dư nợ nông nghiệp Bảng 16: phân tích tỷ lệ nợ quá hạn nông nghiệp / dư nợ nông nghiệp Đvt: triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2005 2006 2007 06/05 07/06 NQH nông nghiệp 120 288 390 168 102 DN nông nghiệp 104.086 227.696 777.218 123.610 549.522 NQH NN/ DN NN 0,12% 0,13% 0,05% 0,01% -0,08% Nguồn: phòng kế hoạch Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 37 SVTH: Phạm Thị Thúy An Biểu đồ 9: Tỷ lệ nợ quá hạn nông nghiệp / dư nợ nông nghiệp 120 288 390 104.086 777.218 227.696 0,130,12 0,05 - 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng 0,00 0,02 0,04 0,06 0,08 0,10 0,12 0,14 % NQH NN DN NN NQH NN/ DN NN Nợ quá hạn nông nghiệp là khoản nợ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ NQH nông nghiệp / dư nợ nông nghiệp nói riêng và làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nói chung. Qua bảng phân tích và biểu đồ cho thấy tỷ lệ này có sự biến đổi liên tục qua các năm: - Năm 2006 là 0,13% tăng 0,01% do trong năm này ngoài việc sản xuất, kinh doanh của hộ nông dân gặp nhiều khó khăn mà còn công tác thẩm định hồ sơ cho vay chưa được đánh giá, nhận xét chu đáo lắm nhưng đây chỉ là những khoản vay không lớn lắm. - Đến 2007 tỷ lệ giảm mạnh 0,08% đây là dấu hiệu rất tốt đạt 0,05%. Phản ánh việc xử lý nợ quá hạn nông nghiệp ở ngân hàng đạt hiệu quả cao. - Đạt được những kết quả đó là do ngân hàng không ngừng phấn đấu, áp dụng các biện pháp hạn chế nợ quá hạn không được vượt quá 3% / tổng dư nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó cũng cần có công tác nhiệt tình, năng nổ của cán bộ tín dụng thông rõ tình hình hoạt động sản xuất, từng đối tượng khách hàng để việc cho vay, thu nợ tiến triển tốt đẹp mang lại chất lượng tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng ngày càng được nâng cao và hiệu quả tốt hơn nữa. Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 38 SVTH: Phạm Thị Thúy An 4.3.5 Vòng quay vốn tín dụng nông nghiệp Bảng 17: phân tích vòng quay vốn tín dụng nông nghiệp Đvt: triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2005 2006 2007 06/05 07/06 DSTN nông nghiệp 141.204 218.759 509.882 77.555 276.711 DN bình quân nông nghiệp 132.007 217.933 614.953 85.926 397.020 Vòng quay vốn tín dụng NN 1,07 1,00 0,83 -0,07 -0,17 Nguồn: phòng kế hoạch Biểu đồ 10: vòng quay vốn tín dụng nông nghiệp 141.204 218.759 509.882 132.007 217.933 614.9530,83 1,001,07 - 200.000 400.000 600.000 800.000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 vòng DSTN nông nghiệp DN bình quân nông nghiệp Vòng quay vốn tín dụng nông nghiệp Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng đồng thời thể hiện khả năng thu hồi vốn của ngân hàng nhanh hay chậm. Từ bảng cho thấy vòng vay vốn tín dụng đều giảm dần qua các năm, cụ thể: năm 2005 là 1,07 vòng giảm 0,07 vòng vào năm 2006 và 2007 đạt 0,83 vòng. Bởi doanh số thu nợ trong giai đoạn 2005-2007 đều phát triển liên tục nhưng tốc độ tăng dư nợ cho vay cao hơn nên dư nợ bình quân nông nghiệp cũng tăng cao. Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 39 SVTH: Phạm Thị Thúy An  Tóm lại: Qua các chỉ tiêu phân tích trên cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp đối với các hộ nông dân. Lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng cao (>50%) trong tổng dư nợ. Từ đó, ngân hàng cần giữ vững và nâng cao hơn nữa hoạt động đối với mảng này. Ngoài việc tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng, ngân hàng Mỹ Xuyên đã góp phần ổn định nền kinh tế, giúp cho các hộ nông dân có nguồn vốn sản xuất, đầu tư kinh doanh theo chiều sâu, cải thiện và nâng cao cuộc sống nông dân. Thông qua đó còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhà. 4.4 So sánh hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên với vài chi nhánh (CN) ngân hàng khác ở An Giang (AG). Những năm gần đây nền kinh tế An Giang phát triển và ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư, tổ chức tham gia kinh doanh với các lĩnh vực khác nhau. Trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng thể hiện rõ nét, bằng chứng là đến năm 2007 đã có xuất hiện hơn 40 TCTD hoạt động trên địa bàn tỉnh AG. Mỗi ngân hàng đều có sản phẩm riêng nhưng với các phương thức cho vay tương tự nhau và đều nhằm mục đích phục vụ tối đa nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong tỉnh để có lợi nhuận ngày càng gia tăng và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế. Để đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng Mỹ Xuyên so với các chi nhánh ngân hàng khác tại thành phố Long Xuyên – An Giang, cụ thể là xem xét tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp ở giai đoạn 2005 – 2007 giữa ngân hàng Mỹ Xuyên với NH No & phát triển N T Việt Nam chi nhánh An Giang, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank chi nhánh An Giang. Ngân hàng Mỹ Xuyên có thời gian hoạt động hơn 15 năm (1992 – 2008) lâu hơn NH No & phát triển N T Việt Nam chi nhánh AG có thời gian hoạt động gần 13 năm (1995 – 2008), ngân hàng Sacombank có thời gian hoạt động gần đây (5 / 2005 – 2008). Sau đây là bảng so sánh hoạt động tín dụng nông nghiệp giữa ngân hàng Mỹ Xuyên với hai TCTD khác trên cùng địa bàn hoạt động. Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 40 SVTH: Phạm Thị Thúy An B

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐỀ TÀI PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN.pdf
Tài liệu liên quan