Khóa luận Phân tích sự tác động chi phí đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm An Giang

Tài liệu Khóa luận Phân tích sự tác động chi phí đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm An Giang: ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ HUỲNH GIAO PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CHI PHÍ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG Chuyên ngành : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Long xuyên, tháng 6 năm 2007 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CHI PHÍ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG Chuyên ngành : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ HUỲNH GIAO Lớp : DH4TC Mã số Sv: DTC030287 Người hướng dẫn : ThS. TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG Long Xuyên, tháng 6 năm 2007 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo v...

pdf77 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Phân tích sự tác động chi phí đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ HUỲNH GIAO PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CHI PHÍ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG Chuyên ngành : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Long xuyên, tháng 6 năm 2007 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CHI PHÍ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG Chuyên ngành : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ HUỲNH GIAO Lớp : DH4TC Mã số Sv: DTC030287 Người hướng dẫn : ThS. TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG Long Xuyên, tháng 6 năm 2007 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm …… LỜI CÁM ƠN  Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Dược phẩm An Giang, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong công ty đã giúp cho tôi phần nào có được tác phong làm việc, biết các hoạt động sản xuất trong công ty. Đặc biệt là tôi đã vận dụng được những kiến thức học trong nhà trường vào trong thực tiễn công việc tại công ty. Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Ban giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm An Giang, và hơn hết gửi lời cám ơn đến chú Hoàng, chị Trang và các anh chị trong phòng Kế toán đã cung cấp số liệu, chỉ bảo tận tình, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt chuyên đề của mình trong thời gian thực tập. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho tôi những bài học, kinh nghiệm quý báu cho tôi áp dụng vào công việc. Và tôi xin cám ơn cô Trần Thị Thanh Phương đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ cho tôi những điểm sai trong suốt thời gian qua. Và tôi cũng xin chân thành cám ơn đến các đấng sinh thành ra tôi, con xin cám ơn ba mẹ đã cho con có cơ hội tiếp xúc với môi trường học tập như thế này. Các bạn bè đã luôn quan tâm, chăm sóc trong những lúc tôi khó khăn vấp ngã trên con đường nghiên cứu tri thức, khoa học. Do thời gian có hạn và kiến thức của tôi vẫn còn nhiều hạn chế nên chuyên đề không trách khỏi những sai sót nhất định, tôi mong thầy cô cùng các cô chú, anh chị trong công tiếp tục đóng góp những ý kiến để tôi có thể rút ra nhiều kinh nghiệm hơn nữa sau khi hoàn thành chuyên đề này. Xin chân thành cám ơn! Sinh viên LÊ THỊ HUỲNH GIAO TÓM LƯỢC NỘI DUNG  Công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang vừa mới chuyển sang hình thức cổ phần vào cuối năm 2002, trong giai đoạn này đã phát sinh các khoản chi phí trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng tăng cao. Do công ty đang chú trọng vào công tác bán hàng và quản lý doanh nghiệp, bên cạnh đó với chính sách bán chịu cho các đối tác kinh doanh đã tác động làm doanh thu của công ty trong các năm qua gia tăng đáng kể. Kết quả kinh doanh đạt hiệu quả, lợi nhuận và doanh thu tăng cao trong 2 năm 2005 và 2006. Và qua quá trình phân tích các chỉ số đánh giá kết quả kinh doanh của công ty là tỷ số hoạt động và khả năng sinh lời đang đạt hiệu quả cao. Công ty đã tận dụng tốt các năng suất làm việc các loại tài sản hiện có, vòng quay các khoản phải thu trong năm trước nhỏ và tăng dần trong năm 2006, số ngày thu hồi nợ giảm do thực hiện chính sách thu hồi nợ. Bên cạnh các tỷ số trên để đánh giá toàn bộ tình hình tài chính của công ty thì tiến hành phân tích các tỷ số khả năng thanh toán và kết cấu tài chính thấy được thực trạng tài chính, xem xét tình hình thanh toán thấy được khả năng trả nợ. Tài sản trong công ty được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngân hàng, nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu qua các năm không gia tăng. Sự gia tăng chi phí chủ yếu là do mở rộng thị trường gia tăng nhu cầu sản phẩm, nhưng khoản tăng chi phí cao hơn so với tăng của doanh thu nên lợi nhuận thu về giảm. Công ty cần có biện pháp quản lại các khoản chi phí tốt hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời cần tận dụng ưu thế của công ty trong giai đoạn hiện nay là miễn thuế thu nhập làm tiền đề cho sự tăng trưởng của công ty sau này. MỤC LỤC  Trang PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài : ................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................... 1 3. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................... 1 4. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................ 2 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT VÀI VẤN ĐỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ................................................................................................ 3 1.1. Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh: ..................................................... 3 1.2. Các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh: ............................... 4 1.2.1. Doanh thu: ........................................................................................... 5 1.2.2. Chi phí : ............................................................................................... 5 1.2.2.1. Chi phí sản xuất:.......................................................................... 6 1.2.2.2. Chi phí ngoài sản xuất: ................................................................ 6 1.2.3. Các hoạt động của doanh nghiệp: ......................................................... 7 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh: ..................................... 8 1.3.1. Tỷ số hoạt động: .................................................................................. 8 1.3.2. Tỷ suất về khả năng sinh lợi: ................................................................ 9 1.4. Một vài chỉ tiêu khác đánh giá về tình hình tài chính:.................................. 10 1.4.1. Tỷ số thanh toán:................................................................................ 10 1.4.2. Tỷ số nợ và kết cấu tài chính:............................................................. 11 CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY DƯỢC AN GIANG:.............................. 11 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: .............................................. 12 2.2. Bộ máy tổ chức của công ty: ....................................................................... 13 2.2.1. Cơ cấu tổ chức: .................................................................................. 13 2.2.2. Ưu, nhược điểm của cơ cấu tổ chức:................................................... 14 2.3. Mục đích, phạm vi kinh doanh và nhiệm vụ của công ty: ............................ 15 2.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua: ....................... 16 CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG: .................................................................... 18 3.1. Phân tích lợi nhuận: .................................................................................... 18 3.1.1. Tình hình thực hiện thực tế về lợi nhuận so với kế hoạch năm 2006: .. 18 3.1.2. Tình hình lợi nhuận qua các năm:....................................................... 19 3.1.3. Kết cấu lợi nhuận của công ty: ........................................................... 21 3.2. Các yếu tố tác động đến lợi nhuận : ............................................................ 32 3.2.1. Phân tích doanh thu :.......................................................................... 22 3.2.2. Phân tích chi phí: ............................................................................... 25 3.2.2.1. Tình hình chung về chi phí: ....................................................... 25 3.2.2.2. Các thành phần chi phí: ............................................................. 26 3.2.3. Các nhân tố tác động đến lợi nhuận: ................................................... 35 3.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh: ................................................... 38 3.3.1. Tỷ số hoạt động: ................................................................................ 38 3.3.2. Tỷ suất về khả năng sinh lợi: .............................................................. 44 3.4. Một số chỉ tiêu khác về đánh giá tình hình tài chính của công ty: ................ 47 3.4.1. Tỷ số thanh toán:................................................................................ 47 3.4.2. Tỷ số nợ và kết cấu tài chính:............................................................. 49 CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TĂNG KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIÁNG: .............................................................. 53 Ưu điểm: ........................................................................................................... 53 Hạn chế: ............................................................................................................ 53 Nguyên nhân: .................................................................................................... 53 Giải pháp:.......................................................................................................... 54 CHƯƠNG 5 : KIẾN NGHỊ - KẾT LUẬN:.......................................................... 57 5.1. Kiến nghị:................................................................................................... 57 5.2. Kết luận: ..................................................................................................... 57 DANH MỤC BIỂU BẢNG , SƠ ĐỒ  Tên Trang Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức công ty Dược An Giang ............................................ 13 Sơ đồ 2.2. Cơ cấu phòng kế toán ....................................................................... 15 Bảng 2.1. Tóm lược kết quả kinh doanh trong các năm qua ............................... 16 Bảng 2.2. Tỷ trọng của chi phí và lợi nhuận trên doanh thu ............................... 17 Bảng 3.1. Phân tích lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch năm 2006 ................... 18 Bảng 3.2.Tình hình lợi nhuận của công ty.......................................................... 19 Bảng 3.3. Tỷ trọng các khoản lợi nhuận trong tổng lợi nhuận ............................ 21 Bảng 3.4. Cơ cấu các loại doanh thu .................................................................. 22 Bảng 3.5. Doanh thu các nhóm hàng của công ty Dược An Giang ..................... 24 Bảng 3.6. Các thành phần chi phí....................................................................... 26 Bảng 3.7. Bảng tóm tắt một vài hoạt động chi phí sản xuất chung...................... 27 Bảng 3.8. Tình hình lương nhân công trực tiếp trong 3 năm............................... 29 Bảng 3.9. Các loại nguyên vật liệu..................................................................... 30 Bảng 3.10. Tóm lược một vài hoạt động bán hàng ............................................. 31 Bảng 3.11. Tóm lược vài hoạt động quản lý doanh nghiệp ........... 33 Bảng 3.12. Tổng hợp các nhân tố tác động đến lợi nhuận sau thuế năm 2005- 2004 .......................................................................................................................... 37 Bảng 3.13. Tổng hợp các nhân tố tác động đến lợi nhuận sau thuế năm 2006- 2005 .......................................................................................................................... 37 Bảng 3.14. Vòng quay hàng tồn kho ................................................................. 38 Bảng 3.15. Vòng quay khoản phải thu ............................................................... 39 Bảng 3.16. Kỳ thu tiền bình quân trong 3 năm qua ............................................ 40 Bảng 3.17. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định ..................................................... 41 Bảng 3.18. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản.......................................................... 42 Bảng 3.19. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu ................................................... 43 Bảng 3.20. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ......................................................... 44 Bảng 3.21. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ...................................................... 45 Bảng 3.22.Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.................................................. 46 Bảng 3.23.Tỷ số thanh toán hiện thời................................................................. 47 Bảng 3.24. Tỷ số thanh toán nhanh .................................................................... 48 Bảng 3.25. Tỷ số nợ trên tài sản......................................................................... 49 Bảng 3.26.Tỷ số tự tài trợ .................................................................................. 50 Bảng 3.27. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh và một vài chỉ tiêu đánh giá tài chính khác ............... ............................................. ………………………….51 DANH MỤC BIỂU ĐỒ  Tên Trang Biểu đồ 2.1.Biểu diễn kết quả kinh doanh trong 3 năm qua................................ 16 Biểu đồ 3.1.Biểu diễn tình hình lợi nhuận trong 3 năm qua................................ 20 Biểu đồ 3.2. Biểu diễn các thành phần doanh thu qua 3 năm .............................. 23 Biểu đồ 3.3. Biểu diễn tỷ trọng chi phí trên doanh thu trong 3 năm .................... 25 Biểu đồ 3.4.Biểu diễn vòng quay hàng tồn kho .................................................. 38 Biểu đồ 3.5.Biểu diễn vòng quay khoản phải thu ............................................... 39 Biểu đồ 3.6. Biểu diễn kỳ thu tiền bình quân...................................................... 40 Biểu đồ 3.7. Biểu diễn hiệu suất sử dụng tài sản cố định .................................... 41 Biểu đồ 3.8. Biểu diễn hiệu suất sử dụng tài sản ................................................ 42 Biểu đồ 3.9. Biểu diễn hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu................................... 43 Biểu đồ 3.10. Biểu diễn tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ...................................... 44 Biểu đồ 3.11.Biểu diễn tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ..................................... 45 Biểu đồ 3.12.Biểu diễn tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ............................... 46 Biểu đồ 3.13.Biểu diễn tỷ số thanh toán hiện thời .............................................. 47 Biểu đồ 3.14. Biểu diễn tỷ số thanh toán nhanh ................................................. 48 Biểu đồ 3.15.Biểu diễn tỷ suất nợ trên tài sản .................................................... 49 Biểu đồ 3.16.Biểu diễn tỷ số tự tài trợ................................................................ 50 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  Viết tắt Giải thích BH Bảo hiểm CB – CNV Cán bộ công nhân viên CP Chi phí CP Cổ phần C.ty Công ty CPBH Chi phí bán hàng CP QLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp CPSXC Chi phí sản xuất chung CTV Cộng tác viên DT Doanh thu DSĐH Dược sĩ Đại học EMS Epress Mail Service GMP Good Manufacturing Practice GVHB Giá vốn hàng bán LN Lợi nhuận KH Khấu hao NH Ngân hàng PGS Phó giáo sư QĐ Quyết định TK Tài khoản TN Thu nhập TTYT Trung tâm y tế TS Tiến sĩ TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO  Bộ xây dựng. 2001. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Hà Nội. NXB Xây dựng. Tiến sĩ Bùi Hữu Phước, Tiến sĩ Lê Thị Lanh, Tiến sĩ Lại Tiến Dĩnh, Tiến sĩ Phan Thị Nhi Hiếu. 2004. Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội. NXB Thống kê. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương. 2000. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Hà Nội. NXB Thống Kê. Phó giáo sư. Tiến sĩ Đoàn Xuân Tiên. 2005. Giáo trình kế toán quản trị. Hà Nội. NXB Tài chính. Học Viện Tài chính.2005. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội. NXB Tài chính. Lê Thị Kim Loan. 4/2006. Phân tích nợ phải thu ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang.Chuyên đề tốt nghiệp đại học. Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang. Nguyễn Hải Sản. 2000. Quản trị doanh nghiệp. Hà Nội. NXB Thống kê. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hội, Tiến sĩ Phan Thăng. 1999. Quản trị học. Hà Nội. NXB Thống kê. Giảng viên chính Nguyễn Thị Mỵ, Tiến sĩ Phan Đức Dũng – Giảng viên Đại học Quốc gia TPHCM. 2006. Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà sách kinh tế Tuấn Minh. NXB Thống kê. Phó giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Năng Phúc. 2005. Phân tích hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Hà Nội. NXB Tài chính. Nguyễn Thị Mỹ Duyên. 5/2004. Phân tích hiệu quả kinh doanh công ty phà An Giang. Khóa luận tốt nghiệp. Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang. Tiến sĩ Phan Đức Dũng. 2006. Nguyên lý kế toán. Hà Nội. NXB Thống kê. Tiến sĩ Trần Ngọc Thơ, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trang, Tiến sĩ Phan Thị Bích Nguyệt, Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Hoa, Tiến sĩ Nguyễn Thị Uyên Uyên. 2003. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Hà Nội. NXB Thống Kê. Tập thể tác giả trung tâm Pháp – Việt Đào tạo và quản lý. 2000. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội. NXB Thanh niên. Trương Thị Loan. 4/2006. Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang. Chuyên đề tốt nghiệp đại học. Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang. Tiến sĩ Võ Văn Nhị, Trần Anh Hoa, Thạc sĩ Trần Thị Duyên, Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Dung. 2001. Kế toán tài chính. Hà Nội. NXB Thống Kê. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề được đặt ra hàng đầu cho các doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh. Có hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp mới đứng vững trên thị trường, đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Kinh tế Việt Nam hoà nhập vào nền kinh tế chung thế giới, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc với nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới, học tập những kinh nghiệm quản lý kinh doanh, thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Để đáp ứng được những đòi hỏi của các nhà đầu tư, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích kết quả kinh doanh. Vì các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến thực trạng của doanh nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư. Các nhà đầu tư cũng quan tâm đến khả năng quản lý, tình hình vay trả nợ của doanh nghiệp…. Bên cạnh những cơ hội đạt được, doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều thách thức như sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài. Trong quá trình cạnh tranh quy luật đào thải luôn diễn ra một cách khắc nghiệt. Nếu các doanh nghiệp không kiểm tra tình hình nội lực để kịp thời chấn chỉnh những mặt yếu kém, phát huy những mặt mạnh sẽ khó tồn tại trên thương trường. Do đó doanh nghiệp cũng tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh đánh giá, xem xét các hoạt động kinh doanh đang diễn ra trong doanh nghiệp. Đồng thời đánh giá các mục tiêu đạt đến đâu, tồn tại những hạn chế nào tìm hướng khắc phục. Giúp nhà quản trị chỉ đạo những hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai, theo dõi kịp thời các diễn biến bất hợp lý. Tóm lại việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp là điều cần thiết, nó gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra hướng phát triển cho doanh nghiệp. Điều này lại càng hết sức quan trọng trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường, với những lý do trên tôi đã chọn đề tài “ Phân tích kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu diễn biến hoạt động kinh doanh của công ty Dược trong 3 năm. - Đánh giá và xem xét biến động đang theo chiều hướng tốt hay xấu, nguyên nhân của sự biến động đó là phụ thuộc vào yếu tố nào. - Tìm ra biện pháp khắc phục các yếu tố làm giảm kết quả kinh doanh. - Giúp từng đối tượng như ngân hàng, nhà đầu tư, nhà quản lý,… lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập số liệu bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2004- 2006. - Tham khảo các sách báo có liên quan đến tài chính. - Phỏng vấn các nhân viên phòng kế toán để tìm hiểu về lịch sử hình thành của công ty và những lý do biến động trong hoạt động kinh doanh của công ty. - Phân tích theo xu hướng( phân tích theo chiều ngang) là so sánh sự diễn biến các chỉ tiêu, các biến động trong kết quả kinh doanh của các năm. - Phân tích theo chiều dọc xem xét tỷ trọng từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung. - Phân tích sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trong các chỉ tiêu tài chính theo phương pháp Dupont. - Phân tích qua hệ số xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế dưới dạng phân số. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Chỉ phân tích kết quả kinh doanh trong 3 năm trở lại đây. - Tìm hiểu nguyên nhân, tìm ra giải pháp khắc phục do trong thời gian thực tập và kiến thức của tôi vẫn còn bị hạn chế nên không trách khỏi các sai xót trong phần nội dung phân tích. - Phân tích các chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lợi của công ty nhằm đánh giá kết quả kinh doanh trong thời gian qua. - Căn cứ vào dữ liệu của bảng Cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong 3 năm làm cơ sở phân tích. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT VÀI VẤN ĐỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ 1.1. Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh1: - Kết quả kinh doanh là toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bao gồm kết quả của các hoạt động thông thường và hoạt động khác. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường bao gồm kết quả từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là số chênh lệch giữa doanh thu (đầu ra) và chi phí (đầu vào) của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp. Ta có: Kết quả bán hàng Các khoản = DT - - GVHB - CPBH - CPQLDN và cung cấp dịch vụ giảm trừ Kết quả hoạt động TC = DT hoạt động TC – CP hoạt động TC – CP QLDN Kết quả khác = TN khác – CP khác  Ý nghĩa kết quả hoạt động kinh doanh: Trong điều kiện kinh tế hiện nay, mọi doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu là đạt lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và cho xã hội. Muốn có kết quả như vậy, doanh nghiệp cần phải có được những kết quả cụ thể trong sản xuất kinh doanh, kết quả đầu tiên được tính đến là kết quả sản xuất ra sản phẩm, sau đó là kết quả từ hoạt động tài chính và từ các hoạt động khác. Nhìn chung thì các doanh nghiệp đều muốn tất cả các hoạt động đầu tư đều mang lại hiệu quả cao, để có được như vậy cần phải biết được nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai có được sản phẩm phù hợp. Sẽ nhận được sự phản hồi tốt từ phía khách hàng, ngoài ra còn có các công tác khác như quảng cáo, tiếp thị,… các hoạt động hậu mãi đối với khách hàng tốt thì kết quả kinh doanh sẽ đem lại cao. Vậy, kết quả kinh doanh là yếu tố chính yếu để nhận định được hiện tại doanh nghiệp đang trong tình trạng như thế nào, nó thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp, xác định là doanh nghiệp đó có thể tiếp tục hoạt động hay ngừng. Việc xác định cũng như phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là rất quan trọng, từ đó đưa ra những biện pháp hợp lý cho doanh nghiệp, nếu xác định hay phân tích sai sẽ nhận định sai về tình trạng hiện tại của doanh nghiệp dẫn đến việc đưa ra quyết định sai lầm. 1.2. Các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu cơ bản nói về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó chính là lợi nhuận. Vì:2 1 PGS.TS Đoàn Xuân Tiên, 2005. 2 Nguyễn Thị Mỹ Duyên, 5/2004. - Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng biểu hiện của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như: lao động, vật tư, tài sản cố định,…. - Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Một phần được đóng góp vào ngân sách nhà nước, một phần được thành lập quỹ, tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. - Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường có nhiều hình thức đầu tư nên lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau.  Lợi nhuận về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng của doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp( lãi gộp): là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ. Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh : là lợi nhuận trước thuế của hoạt động kinh doanh chính trong kỳ, xác định bằng lợi nhuận gộp trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ.  Lợi nhuận hoạt động tài chính: Đây là bộ phận lợi nhuận thu được do hoạt động tài chính mang lại như: hoạt động góp vốn liên doanh, mua bán chứng khoán dài hạn, ngắn hạn,…. Lợi nhuận từ bộ phận này được xác định bằng khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí cho các hoạt động tài chính trong kỳ.  Lợi nhuận bất thường: Là chênh lệch về khoản thu bất thường, không xảy một cách đều đặn và thường xuyên như : thu về nhượng bán, thanh lý tài sản, nợ khó đòi,…. Tóm lại, lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thu về được khoản thu đó. Nên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc vào yếu tố đó là doanh thu, chi phí và các hoạt động mà doanh nghiệp đang có hay kết quả kinh doanh sẽ bị tác động bởi các yếu tố sau: 1.2.1. Doanh thu3 : Khái niệm: Là toàn bộ số tiền đã hoặc sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lao vụ và các hoạt động khác của doanh nghiệp (bao gồm khoản trợ cấp, trợ giá) trong 3 Bộ xây dựng, 2001:81-83. một thời kỳ nhất định. Đây là bộ phận quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. - Là nguồn quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo doanh nghiệp có thể tái sản xuất. - Là nguồn để các doanh nghiệp có thể thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước. - Là nguồn để tham gia góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với các đơn vị khác. - Chứng tỏ được sản phẩm làm ra phù hợp nhu cầu xã hội. Nếu doanh thu không đủ bù đắp cho các khoản chi, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về mặt tài chính, kết quả kinh doanh không đạt hiệu quả. Tình trạng này kéo dài sẽ làm doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tất yếu dẫn đến phá sản. Vì thế các doanh nghiệp luôn tìm cách gia tăng doanh thu trong trường hợp có thể. Các nhân tố tác động đến doanh thu: - Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc lao vụ, dịch vụ cung ứng: khối lượng sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ càng nhiều thì mức doanh thu sẽ gia tăng. Khối lượng sản phẩm sẽ bị tác động bởi các yếu tố như công tác tiêu thụ sản phẩm, số lượng hợp đồng được ký,… - Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm càng cao, càng tốt thì người tiêu dùng sử dụng lâu dài, tác động đến lượng sản phẩm được tiêu thụ trong hiện tại và tương lai. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ có nghĩa là nâng caogiá trị sản phẩm mình có, tạo điều kiện cho gia tăng doanh thu. - Giá bán sản phẩm: doanh nghiệp khi tiến hành định giá sản phẩm có sự cân nhắc vừa đủ để bù đắp cho chi phí sản xuất vừa có mức giá phù hợp với người tiêu dùng. Nhằm gia tăng doanh thu và tái đầu tư sản xuất. - Con người: bao gồm trình độ quản lý, kinh nghiệm thực tiễn, khả năng tiếp thị, am hiểu thị trường,… - Nhân tố khác: doanh nghiệp cần nắm bắt những thông tin về cơ chế, chính sách của nhà nước kịp thời đưa ra các định hướng, biệp pháp đúng đắn hơn. 1.2.2. Chi phí4: Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí, kiểm soát được các khoản chi phát sinh trong kỳ. Vì chi phí không hợp lý sẽ gây khó khăn trong quản lý và giảm lợi nhuận chung trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn tìm cách hạ thấp chi phí vì khi chi phí thấp sẽ: - Tăng nguồn vốn mở rộng tái sản xuất, trong điều kiện giá sản phẩm ổn định chi phí càng thấp thì lợi nhuận càng tăng, nguồn vốn tái sản xuất càng nhiều. - Tạo điều kiện hạ thấp giá bán sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. 4 Nguyễn Thị Mỹ Duyên. 5/2004:14 -15. - Giảm bớt vốn lưu động bị chiếm dụng. 1.2.2.1. Chi phí sản xuất5: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí của những nguyên vật liệu mà cấu thành thực thể của sản phẩm có giá trị và có thể xác định được một cách tách biệt rõ ràng và cụ thể cho từng sản phẩm. Chi phí này bao gồm chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, động lực, công cụ, dụng cụ sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm trong kỳ. Nói đến giá thành toàn bộ khoản mục này bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Mỗi loại sản phẩm khác nhau sẽ có được sản xuất từ những nguyên vật liệu khác nhau, mức tiêu hao khác nhau, giá cả khác nhau. Chi phí này bị tác động bởi các nhân tố mức tiêu hao vật liệu bình quân của từng loại vật liệu và giá vật liệu xuất dùng cho sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí thanh toán cho công nhân trực tiếp vận hành dây chuyền sản xuất, tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp có ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp. Khoản mục này bao gồm chi phí lương, tiền công, các khoản trích nộp theo nhân công trực tiếp tạo nên sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp phải nộp, chi theo quy định như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân sản xuất. Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình phục vụ và quản lý phân xưởng. Bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định dùng vào sản xuất, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài,…. 1.2.2.2. Chi phí ngoài sản xuất: Chi phí bán hàng6: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như: - Chi phí nhân viên bán hàng: là các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. - Chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, bảo quản sản phẩm, nhiên liệu để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ; phụ tùng thay thế dùng cho việc sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ của bộ phận bán hàng. - Chi phí KH TSCĐ ở bộ phận bảo quản sản phẩm, hàng hóa, bộ phận bán hàng như : khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển. 5 Nguyễn Thị Mỹ Duyên, 5/2004. 6 TS. Võ Văn Nhị, 2001:191 - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận bán hàng như : chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, tiền thuê kho bãi, tiền thuê bóc vác vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ, hoa hồng phải trả cho các đại lý tiêu thụ, …. - Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động bán hàng gồm chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hóa; chi phí chào hàng, quảng cáo, chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng,…. Chi phí quản lý doanh nghiệp7: Là những khoản chi phí liên quan với việc tổ chức hành chính và các hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp. - Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp : tiền lương và các khoản phụ cấp, tăng ca phải trả cho ban giám đốc, nhân viên ở các phòng ban, và các khoản trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, y tế. - Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp. - Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ công tác quản lý. - Chi phí KH TSCĐ phục vụ cho toàn doanh nghiệp: nhà văn phòng làm việc của doanh nghiệp, vật kiến trúc,…. - Thuế, phí, lệ phí : thuế môn bài, thuế nhà đất, và các khoản phí, lệ phí khác… - Chi phí dự phòng : dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi,…. - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như tiền điện, nước, điện thoại,… - Chi phí khác bằng tiền đã chi ra cho việc điều hành quản lý chung của toàn doanh nghiệp : chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí,…. 1.2.3. Các hoạt động của doanh nghiệp8: Công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang vừa sản xuất vừa tiêu thụ nên công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính, và các hoạt động khác. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là quá trình tiêu dùng các yếu tố sản xuất kinh doanh (tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động) để tạo ra các sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Trong quá trình này, một mặt doanh nghiệp tiêu dùng một bộ phận nguồn lực (làm phát sinh chi phí), mặt khác tạo ra nguồn lực mới dưới dạng sản phẩm, công việc, lao vụ. Hoạt động đầu tư tài chính là tận dụng mọi tài sản, nguồn vốn nhàn rỗi hoặc sử dụng kém hiệu quả và cơ hội kinh doanh để tham gia vào quá trình kinh doanh, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa theo doanh thu. Thực chất là dòng vốn mua cổ phiếu, chứng khoán, trái phiếu hoặc góp vốn liên doanh,… có hai loại đầu tư là ngắn hạn và dài hạn. Hoạt động khác là các hoạt động ngoài sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là những hoạt động ngoài dự tính hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện. Hoặc 7 TS.Võ Văn Nhị, 2001:193 8 PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, 2005 là những hoạt động không mang tính chất thường xuyên gồm các hoạt động như nhượng bán, thanh lý tài sản, khoản nợ không xác định được chủ,…. Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra doanh thu, nâng cao tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là hoạt động đầu tư tài chính – đây chính là cơ sở tạo ra nguồn lợi tức cho doanh nghiệp. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh9: 1.3.1. Tỷ số hoạt động:  Vòng quay hàng tồn kho: Doanh thu thuần Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho là tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng như thế nào. Số vòng quay càng cao, chứng tỏ việc luân chuyển hàng tồn kho qua các năm nhanh, giảm chi phí lưu kho nhưng nếu số vòng quay này quá lớn sẽ làm công ty thiếu hàng cung ứng cho khách hàng, mất uy tín doanh nghiệp.  Vòng quay khoản phải thu: Doanh thu thuần Số vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh việc thanh toán các khoản phải thu của khách hàng sau khi kết thúc một vòng quay thì công ty thu hồi được nợ. Nếu số ngày của vòng quay càng nhỏ thì tốc độ quay càng nhanh, thời gian bị chiếm dụng vốn càng ngắn.  Kỳ thu tiền bình quân: Khoản phải thu x 360 Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu thuần Chỉ tiêu dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng, cho thấy khi tiêu thụ bao lâu thì doanh nghiệp thu được tiền, thể hiện được chính sách bán chịu của doanh nghiệp đối với khách hàng. Mặt khác qua chỉ tiêu này đánh giá được tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm.  Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Tài sản cố định 9 TS. Trần Ngọc Thơ, 2003 và TS. Bùi Hữu Phước, 2004 Tỷ suất này nói lên là một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, và nó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Hiệu suất càng cao thì càng tốt.  Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Dùng để đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn chủ sở hữu, xem xét nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu có hiệu quả hay không.  Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản = Tổng tài sản Tỷ suất này đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Dùng để phản ánh hiệu quả tổng quát về quản lý và khai thác tài sản nói chung của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao càng tốt vì khi đó nó cho phép tiết kiệm nguồn vốn, giảm được chi phí sử dụng vốn. 1.3.2. Tỷ suất về khả năng sinh lợi:  Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu: (ROE): Lợi nhuận ròng ROE = Vốn chủ sở hữu x 100% Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sinh lời từ nguồn vốn bỏ ra đầu tư vào doanh nghiệp, cứ một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu lãi ròng ( là khoản lợi sau khi đã trừ các khoản phát sinh trong kỳ). Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ rằng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trên số vốn bỏ ra.  Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản(ROA): Lợi nhuận ròng ROA = Tổng tài sản x 100% Chỉ tiêu này phản ánh đo lường khả năng sinh lời trên tài sản của doanh nghiệp, cứ 1 đồng vốn đầu tư chi ra cho tài sản thì sẽ thu được bao nhiêu lợi, chỉ tiêu này càng cao thì kinh doanh có hiệu quả trên số tiền bỏ ra.  Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu: Lợi nhuận ròng Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì kết quả kinh doanh càng đạt hiệu quả.  Mô hình phân tích theo tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu: Tổng tài sản Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần ROE = Vốn cổ phần x Doanh thu thuần x Tổng tài sản = tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần x tỷ suất sinh lợi trên doanh thu x hiệu suất sử dụng tài sản Vậy, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: - Hiệu suất sử dụng tài sản hiện có. - Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu. - Tỷ suất tài sản trên vốn cổ phần. 1.4. Một vài chỉ tiêu khác đánh giá về tình hình tài chính: Bên cạnh tỷ số hoạt động và tỷ suất khả năng sinh lợi để đánh giá kết quả kinh doanh của công ty hiện tại, nhà quản trị biết được tài sản nào đã được khai thác hiệu quả, tài sản nào chưa được tận dụng hết khả năng có thể có của tài sản đó. Họ sẽ đưa ra biện pháp hợp lý để sử dụng các loại tài sản đó, đồng thời đánh giá mức độ các loại tài sản tạo ra lợi nhuận. Và để đánh giá được toàn bộ thực trạng tài chính một công ty, cần phải tìm hiểu thêm về các loại tỷ số thanh toán: biết được tình hình thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn; tỷ số kết cấu tài chính công ty. 1.4.1. Tỷ số thanh toán  Tỷ số thanh toán hiện thời: Tổng TSLĐ ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện thời = Tổng số nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp sẽ có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm, tài sản lưu động cao do tiền mặt nhàn rỗi, hàng tồn kho, nợ phải đòi cao,…  Tỷ số thanh toán nhanh: Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Dựa vào chỉ tiêu này biết được khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp, tránh việc hàng tồn kho ứ động quá nhiều sẽ làm hạn chế khả năng trả nợ. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng thanh toán tăng, nếu tăng quá cao làm doanh nghiệp quản lý vốn lưu động không kết quả (nợ ứ động, tiền mặt chiếm dụng nhiều). chỉ tiêu này thấp dấu hiệu khả năng thanh toán chậm, khó khăn về tình hình tài chính. 1.4.2. Tỷ số nợ và kết cấu tài chính:  Tỷ số nợ: Nợ phải trả Tỷ số nợ = Tài sản x100% Chỉ tiêu này dùng để đo lường khả năng tạo ta tài sản của khoản nợ vay, bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay. Tỷ số này càng cao, doanh nghiệp vay nhiều vốn ngân hàng, cơ cấu nguồn vốn không bền vững khi có sự chênh lệch giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cao.  Tỷ số tự tài trợ: Vốn chủ sở hữu Tỷ số tự tài trợ = Nguồn vốn x 100% Chỉ tiêu biểu hiện phần trăm tạo nên nguồn vốn của vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này cao vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn, thể hiện kinh doanh không đạt hiệu quả tốt, tình hình kinh doanh phụ thuộc qua nhiều vào lãi vay. CHƯƠNG 2 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY DƯỢC AN GIANG 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty10: Tiền thân của công ty cổ phần dược phẩm An Giang là Xí nghiệp dược phẩm An Giang được thành lập theo Quyết định số 52/QĐ.UB ngày 10 tháng 6 năm 1981 của Ủy 10 Lê Thị Kim Loan, 4/2006: 9 ban nhân dân tỉnh An Giang. Đến năm 1992, Công ty trở thành doanh nghiệp nhà nước có tên đầy đủ là “ Xí nghiệp liên hiệp Dược An Giang”. Đến cuối năm 1996, theo Quyết định số 82/ QĐ.UB ngày 07 tháng 12 năm 1996 của UBND tỉnh An Giang, Công ty dược phẩm An Giang chính thức được thành lập đến nay, trên cơ sở sáp nhập Công ty Dược và Vật tư Y tế vào Xí nghiệp Dược phẩm An Giang. Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước nhà và một trong những điều giúp cho sự phát triển đó chính là cổ phần hóa các công ty nhà nước tránh tình trạng quan liêu, bao cấp. UBND tỉnh An Giang cũng nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề nên vào năm 2003 đã ban hành công văn “Về việc săp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước”. Theo Quyết định số 411/QĐ – TTg ngày 11 tháng 04 năm 2003, Quyết định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND Tỉnh An Giang giai đoạn 2003 – 2005. Công ty dược phẩm An Giang thực hiện cổ phần hóa theo hình thức nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần theo tinh thần của Quyết định trên. Ngày 01 tháng 07 năm 2004 công ty chính thức cổ phần hóa, với tên là “CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG”. -Tên giao dịch quốc tế là: “AN GIANG PHARMACEUTICAL JOINT – STOCK COMPANY” - Tên viết tắt là : ANGIPHARMA - Mã số thuế : 1600191319-1 - Trụ sở chính :số 27 đường Nguyễn Thái Học, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. - Tổng số vốn của công ty tính đến nay là 6.776.900.000 đồng trong đó nhà nước giữ 47% tổng số vốn công ty, phần còn lại do các cổ đông khác nắm. - Tổng số lao động hiện nay là 113 người trong đó có : + Trình độ đại học dược :13 + Trình độ đại học khác :04 + Dược sĩ trung cấp : 44 + Trung cấp khác :05 + Dược tá :09 + Công nhân kỹ thuật :25 - Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất, xuất nhập khẩu các loại tân dược, các loại thực phẩm có bổ sung Vitamin và khoáng chất. Các loại trang thiết bị, dụng cụ y tế, hóa chất nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dược. 2.2. Bộ máy tổ chức của công ty: 2.2.1. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1:Cơ cấu tổ chức công ty dược An Giang Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát 2.2.2. Ưu điểm, nhược điểm của cơ cấu tổ chức:  Ưu điểm: - Đây là kiểu cơ cấu hỗn hợp vừa trực tuyến vừa chức năng nên rất dễ kiểm soát các phòng ban. Từng bộ phận chuyên môn sẽ tự điều hành rồi báo cáo lên giám đốc điều hành, giám đốc điều hành sẽ chịu mọi trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày tại công ty. - Mỗi bộ phận chức năng chỉ có một lãnh đạo nên tuân thủ theo nguyên tắc thủ trưởng : phòng kế toán có kế toán trưởng chịu trách nhiệm, phòng kinh doanh có trưởng phòng kinh doanh, phòng tổ chức hành chính. - Tạo ra sự thống nhất với nhau giữa các nhân viên, có tinh thần làm việc cao, tinh thần đoàn kết. - Có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban : + Phòng kinh doanh : thực hiện chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch mua bán kinh doanh. + Phòng tổ chức hành chính : quản lý hồ sơ công nhân viên, quản trị hành chính lưu trữ, giải quyết vấn đề tiền lương, chế độ chính sách cho nhân viên. + Phòng kế toán : xử lý số liệu của công ty. - Nhà quản trị có một kiến thức bao quát không cần chuyên về lãnh vực chuyên môn. - Tạo điều kiện cho các nhân viên trẻ dễ phát huy năng lực vốn có, góp phần làm tăng doanh thu cho công ty. - Dễ thu hút được nguồn nhân lực dồi dào.  Nhược điểm: - Đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức bao quát mới có thể giải quyết mọi công việc được tốt. - Các nhà quản trị cần phải có một lập trường vững vàng, tính công bằng mới giải quyết được các vấn đề tranh luận giữa các thanh viên. Nếu không có sự công tâm trong vấn đề quản lý sẽ làm mất lòng tin của nhân viên vào chính sách của công ty. - Là mô hình công ty Cổ phần nên vẫn còn phụ thuộc nhiều vào quyết định của các cổ đông, các kế hoạch đề ra sẽ giảm tính linh hoạt do phải chờ vào Đại hội cổ đông và số phiếu bỏ ra của các cổ đông tham gia. Trong các phòng ban của công ty tôi chỉ tập trung vào phòng kế toán để hiểu rõ hơn quá trình tổng hợp số liệu của công ty, và quy trình làm việc. o Cơ cấu phòng kế toán: Sơ đồ 2. 2 : Cơ cấu phòng kế toán Kế toán trưởng Kế toán giá thành Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Kế toán hàng hóa Thủ quỹ Kế toán quỹ tiền mặt Kế toán công nợ mua Kế toán tài sản cố định Kế toán tập hợp chi phí o Chức năng và nhiệm vụ: - Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán, tài chính của công ty. - Kế toán tổng hợp: tập sổ chi tiết từ các phần hành khác lên báo cáo tài chính, kết quả họat động kinh doanh. - Kế toán tài sản cố định : theo dõi sự tăng giảm của tài sản lập và trích khấu hao tài sản cố định. - Kế toán tập hợp chi phí : tập hợp các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý chung trong kỳ kế toán. - Kế toán công nợ mua: theo dõi các khoản nợ phải trả đối với các công ty đối tác, các khoản đã thanh toán cho công ty. - Kế toán giá thành: tính giá thành các sản phẩm do công ty sản xuất và giá các sản phẩm mua ngoài. - Kế toán công nợ bán: theo dõi sự tăng giảm của khoản phải thu của các đại lý, nhà thuốc trực thuộc và công ty đang mua chịu tại công ty. - Kế toán quỹ tiền mặt : thu chi các khoản tiền mặt tại công ty. - Thủ quỹ: kiểm kê tiền mặt. 2.3. Mục đích, phạm vi kinh doanh và nhiệm vụ của công ty:  Mục đích: sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh đáp ứng nhu cầu về thuốc chữa bệnh thiết yếu của nhân dân địa phương trong khu vực Tỉnh và các khu vực lân cận khác. Mở rộng hoạt động sản xuất để kịp thời đáp ứng các những loại thuốc thông thường tại Long Xuyên và các huyện, thị trong địa bàn tỉnh An Giang nhằm phục vụ cho người bệnh.  Phạm vi kinh doanh: giao dịch với các doanh nghiệp Dược trong và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm  Nhiệm vụ: sản xuất và kinh doanh thuốc tân dược để phòng và chữa bệnh cho con người. 2.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua: Bảng 2.1. Tóm lược kết quả kinh doanh trong các năm qua: Đvt: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Doanh thu 52.963 79.600 126.700 26.637 50,2 47.100 59,1 Chi phí 51.194 76.462 121.916 25.268 49,3 45.454 59,4 Lợi nhuận 1.769 3.218 4.784 1.449 81,9 1.566 48,6 Biểu đồ 2.1. Biểu diễn kết quả kinh doanh trong 3 năm qua 52.963 51.194 1.769 79.600 76.462 3.218 126.700 121.916 4.784 - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 triệu đồng 2004 2005 2006 năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Qua bảng phân tích trên, doanh thu của công ty năm 2004 đạt 52.963 triệu đồng, năm 2005 đạt 79.600 triệu đồng tăng hơn so với năm 2004 là50,2%. Năm 2006 doanh thu đạt 126.700 triệu đồng tăng hơn năm 2005 là 59,1%, khoản chi phí chi ra trong năm 2004 là 51.194 triệu đồng năm 2005 chi 76.462 triệu đồng tăng 49,3% năm 2004, năm 2006 chi phí tăng đến 59,4% với số tiền bỏ ra là 121.916 triệu đồng. Sự gia tăng của chi phí tương đương với gia tăng của doanh thu. Lợi nhuận sau thuế của công ty có sự biến động hơn doanh thu và chi phí, năm 2004 lợi nhuận đạt 1.769 triệu đồng, năm 2005 đạt lợi nhuận đạt 3.218 triệu đồng tăng 1.449 triệu đồng tương đương là 81,9%. Năm 2006 tăng hơn năm 2005 khoản 1.566 triệu đồng tương đương là 48,6% giảm so với năm 2005, số tiền đạt được là 4.784 triệu đồng. Doanh thu và chi phí có sự tăng qua các năm, lợi nhuận là tăng cao hơn doanh thu và chi phí trong năm 2005, năm 2006 thì tăng kém hơn doanh thu và chi phí. Nguyên nhân là: - Trong năm 2005, có sự ưu đãi từ phía Ủy ban Tỉnh được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 100%, giảm được khoản chi lớn cho thuế. - Khi so sánh năm 2006 với 2005 trên nền tảng cả hai đều được miễn giảm thuế nên giảm khoản tăng của lợi nhuận. Bảng 2.2.Tỷ trọng của chi phí và lợi nhuận trên doanh thu Đvt:% Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Doanh thu 100 100 100 Chi phí 96,6 96,05 96,22 Lợi nhuận 3,34 4,04 3,7 Tỷ trọng chi phí trên doanh thu trong 3 năm tương đối ổn định, chỉ dao động trong khoản 96%, tỷ trọng này giảm nhẹ trong 2 năm 2005 và 2006. Nguyên nhân: - Công ty được giảm 100% thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm một khoản chi rất cao. Nếu phát sinh khoản thuế doanh nghiệp, năm 2005 số tiền thuế phải nộp 901 triệu đồng, năm 2006 tiền thuế là 1.339 triệu đồng. - Các hoạt động tài chính và hoạt động khác được gia tăng đầu tư, đạt được hiệu quả cao (năm 2006 lợi nhuận tài chính là 155 triệu đồng, lợi nhuận khác 191 triệu đồng) tác động làm giảm tỷ trọng chi phí trên doanh thu. Các hoạt động này không phát sinh chi phí trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ năm 2006 phát sinh khoản chi phí khác là 76 triệu đồng. Nhìn chung, tình hình kinh doanh trong công ty 3 năm qua đang theo xu hướng tăng trưởng, lợi nhuận và doanh thu gia tăng, chi phí tương đối ổn định. Trong năm 2005 lợi nhuận tăng cao và đến 2006 giảm, yếu tố tác động chủ yếu của biến động lợi nhuận là thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản mục thuế tác động làm thay đổi tỷ trọng chi phí, lợi nhuận trên doanh thu, giả sử năm 2005, 2006 thuế thu nhập phát sinh thì tỷ trọng thật sự của chi phí, lợi nhuận trên doanh thu là: - Tỷ trọng chi phí trên doanh thu đạt 97,08%, tỷ trọng lợi nhuận trên doanh thu là 2,9% năm 2005. - Tỷ trọng chi phí trên doanh thu đạt 97,28%, tỷ trọng lợi nhuận trên doanh thu là 2,7% năm 2006. Đây là khoản lợi nhuận thực sự mà công ty đạt được trong 2 năm qua, phản ánh tình trạng kinh doanh không đem lại hiệu quả cao, chi phí tăng, lợi nhuận giảm. Công ty cần phải vận dụng những ưu điểm mà mình đang có, tác động làm tăng hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp. Thực trạng công ty đang gia tăng chi phí, cần tìm ra biện pháp tối thiểu hoá khoản chi phí, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường về giá sản phẩm. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG 3.1. Phân tích lợi nhuận: 3.1.1. Tình hình thực hiện thực tế về lợi nhuận so với kế hoạch trong năm 2006: Bảng 3.1. Phân tích lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch năm 2006 Đvt: triệu đồng Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tương đối % LN bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.216 94,4 4.514 94,4 1.298 40,36 LN tài chính 95 2,8 155 3,2 60 63,2 LN khác 95 2,8 115 2,4 20 21,05 Tổng LN 3.406 100,0 4.784 100,0 1.378 40,45 Nguồn : Phòng kế toán Trong năm 2006, công ty đã vượt mức kế hoạch đặt ra trong tất cả các khoản mục lợi nhuận. Lợi nhuận tài chính vượt mức kế hoạch đến 63,2%, sự vượt này đã làm gia tăng tỷ trọng của hoạt động tài chính trong tổng lợi nhuận là 3,2% trong khi kế hoạch đặt ra là 2,8%. Lợi nhuận từ tài chính gia tăng hơn kế hoạch đặt ra là do đầu tư cổ phiếu vào các công ty: Dược 3/2, Imexpharm,…có hiệu quả, tăng khoản đầu tư tài chính dài hạn từ 1.088 triệu đồng năm 2005 lên 1.688 triệu đồng năm 2006. Tiền lãi ngân hàng gia tăng năm 2005 là 492 triệu đồng, năm 2006 đạt 8.338 triệu đồng. Với những lý do trên, lợi nhuận tài chính là khoản mục vượt mức cao nhất. Lợi nhuận từ các hoạt động khác như thu bán tài sản cố định, cho thuê mặt bằng,.. vượt mức kế hoạch là 21,05%, tỷ trọng của lợi nhuận khác giảm hơn so với kế hoạch đặt ra. Do trong năm 2006, công ty tồn tại một khoản chi phí khác là 76 triệu đồng, các năm trước không tồn tại khoản chi phí này. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cũng đạt hơn mức kế hoạch là 40,36%, dù có sự biến động về tỷ trọng các khoản lợi nhuận, tỷ trọng của từng khoản mục lợi nhuận trong tổng lợi nhuận vẫn không có sự thay đổi lớn. Yếu tố làm tăng thực hiện so với kế hoạch là do giá thuốc trên thị trường gia tăng, thường xảy ra thiên tai làm tăng nhu cầu sử dụng thuốc. Nhìn chung, tình hình thực hiện lợi nhuận trong năm 2006 đều vượt mức kế hoạch đặt ra, thể hiện công ty đang hoạt động tốt. Và nguyên nhân chủ yếu mà công ty vượt mức kế hoạch là giá thuốc tăng cao, trong năm xảy ra nhiều thiên tai, dịch bệnh làm gia tăng nhu cầu sử dụng thuốc, người dân quan tâm hơn đến chương trình chăm sóc sức khỏe. 3.1.2. Tình hình lợi nhuận qua các năm: Qua phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong năm 2006, kết quả kinh doanh công ty tăng cao, vượt mức kế hoạch đặt ra. Đặc biệt là sau khi công ty tiến hành cổ phần hoá, lợi nhuận tăng về mặt số lượng, để nhận xét chính xác về tình hình của công ty, tiến hành phân tích sự biến động của công ty trong 3 năm 2004 – 2006. Bảng 3.2. Tình hình lợi nhuận của công ty: Đvt: triệu đồng Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tương đối % Tương đối % LN bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.394 3.028 4.514 634 26,4 1.486 32,9 LN tài chính 48 129,7 45,1 37 85 155 70 LN khác 26 105 115 79 303,8 10 8,69 Tổng LN 1.769 3.218 4.784 1.449 81,9 1.566 32,7 Nguồn: Phòng kế toán Biểu đồ 3.1. Biểu diễn tình hình lợi nhuận trong 3 năm qua 2.394 37 26 3.028 85 105 4.514 155 115 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 triệu đồng 2004 2005 2006 năm LN khác LN tài chính LN bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản lợi nhuận sau thuế đều tăng cao, trong đó lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác có sự tăng vượt bậc trong năm 2005 và giảm xuống trong năm 2006. Chỉ có lợi nhuận từ bán hàng, cung cấp dịch vụ thể hiện sự tăng đều trong 2 năm qua. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 26,4% trong năm 2005 từ 2.394 triệu đồng năm 2004, tăng lên 3.028 triệu đồng năm 2005. Do đây là năm đầu tiên thực hiện cổ phần hóa, thị trường được quan tâm mở rộng hơn trước, năm 2006 lợi nhuận từ bán hàng, cung cấp dịch vụ vẫn gia tăng. Số tiền đạt được là 4.514 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 là 32,9%, công ty vẫn tiếp tục gia tăng thị trường tiêu thụ sang các huyện thị lân cận, gia tăng số lượng sản phẩm được tiêu thụ. Đặc biệt trong năm 2006, sự gia tăng thị trường tiêu thụ ở các tỉnh lân cận khoản 30%, công ty khai thác tốt thị trường trong tỉnh với số lượng cửa hàng, quầy thuốc trực thuộc công ty gia tăng. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính có sự gia tăng nhanh trong năm 2005, số tiền đạt được là 85 triệu đồng tăng hơn năm 2004 là 129,7%. Nguyên nhân chủ yếu là khi chuyển sang hình thức cổ phần hóa, hoạt động tài chính sẽ được chú trọng hơn là doanh nghiệp nhà nước. Thị trường tài chính được mở rộng, trong năm công ty đầu tư vào cổ phiếu công ty Dược 3/2 có hiệu quả cổ tức, lợi nhuận được chia là 73 triệu đồng, khoản đầu tư chứng khoán gia tăng trong kỳ là 975 triệu đồng, tổng khoản đầu tư dài hạn lên 1.088 triệu đồng. Tiền lãi ngân hàng năm 2005 đạt 9 triệu đồng cao hơn năm 2004 khoản 50%. Năm 2006, lợi nhuận tài chính tăng hơn năm 2005 là 45,1%, giảm hơn so với biến động của năm 2005. Do khoản đầu tư chứng khoán dài hạn năm 2006 chỉ với số tiền tăng lên là 600 triệu đồng, thu nhập tài chính trong năm chủ yếu là lãi ngân hàng. Số tiền lãi nhận được từ phía ngân hàng là 76 triệu đồng tăng hơn năm 2005 là 744%. Lợi nhuận từ hoạt động khác thu được từ quá trình thanh lý, chuyển nhượng tài sản, cho thuê mặt bằng,… trong giai đoạn chuyển giao hình thức kinh doanh. Năm 2004 chỉ đạt 26 triệu đồng đến năm 2005 lợi nhuận thu về từ hoạt động này đạt đến 105 triệu đồng tăng 303,8% so với năm 2004. Sự tăng giảm liên tục của hoạt động khác do năm 2005 công ty phải thanh lý tài sản, thu bán tài sản cũ, chuyển sang loại hình kinh doanh cổ phần. Đến năm 2006, chỉ tiêu này chỉ tăng 8,96% so với năm 2005 công ty đã đi vào hoạt động ổn định, lợi nhuận từ hoạt động khác chủ yếu là cho thuê mặt bằng, thu hồi nợ. Nhìn chung tổng lợi nhuận sau thuế gia tăng, năm 2004 đạt 1.769 triệu đồng năm 2005 có sự gia tăng nhanh từ lợi nhuận tài chính và từ lợi nhuận khác làm tổng lợi nhuận gia tăng đạt 3.218 triệu đồng tăng hơn so với năm 2004 là 81,9%. Ngoài các lý do gia tăng của hoạt động tài chính thì công được hưởng sự ưu đãi từ phía nhà nước, giảm 100% thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm được một khoản chi lớn cho thuế. Đến năm 2006, tổng lợi nhuận theo chiều hướng giảm chỉ 32,7% số tiền đạt được là 4.784 triệu đồng, do lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động khác giảm chỉ có hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là gia tăng. Năm 2005 lợi nhuận tăng cao là do khoản lợi nhuận này được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận năm 2004 đã khấu trừ thuế. Năm 2006, sụt giảm % gia tăng là do cả hai khoản lợi nhuận này đều được xét trên tinh thần đã được giảm thuế. Ngoài ra các hoạt động khác giảm trong năm 2006, đầu tư chứng khoán giảm, tác động làm tổng lợi nhuận giảm trong năm. 3.1.3. Kết cấu lợi nhuận của công ty: Bảng 3.3. Tỷ trọng các khoản lợi nhuận trong tổng lợi nhuận Đvt: % Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng LN 100 100 100 LN bán hàng, cung cấp dịch vụ 96,4 94,09 94,5 LN tài chính 2,09 2,64 3,2 LN khác 1,46 3,26 2,4 Trong năm 2004, tỷ trọng lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 96,4%, lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, do công ty là loại hình sản xuất kinh doanh nên bán hàng sản phẩm chiếm tỷ trọng cao. Doanh thu từ hoạt động bán hàng đạt đến 29.173 triệu đồng, công ty chưa chú trọng nhiều vào loại hình kinh doanh tài chính và các hoạt động khác. Hoạt động đầu tư tài chính trong năm cổ tức được chia là 6 triệu đồng, các hoạt động khác chủ yếu là từ thuê mặt bằng. Năm 2005, tỷ trọng các khoản lợi nhuận có sự thay đổi, lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt 94,05% giảm hơn trong năm 2004, các khoản lợi nhuận tài chính và khác gia tăng. Lợi nhuận tài chính đạt tỷ trọng là 2,64%, lợi nhuận khác đạt 3,24%. Nguyên nhân là do trong năm xảy ra thanh lý tài sản, nợ khó đòi được xử lý thu về là 91 triệu đồng, thu bán các loại tài sản gia tăng tỷ trọng lợi nhuận khác. Hoạt động tài chính được đầu tư thêm vào việc mua cổ phiếu công ty Dược 3/2 thành phố Hồ Chí Minh, tiền lãi nhận được từ tiền gởi ngân hàng. Năm 2006, tỷ trọng lợi nhuận khác giảm chỉ còn 2,46% do hoạt động khác chủ yếu thuê mặt bằng, không phát sinh khoản thu được từ nợ khó đòi. Lợi nhuận tài chính trong năm tăng chủ yếu là do lãi nhận được từ tiền gởi ngân hàng tăng, các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn giảm. Thực trạng chung về tình hình lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua theo chiều tăng trưởng, nhưng đây là lợi nhuận đã được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Giảm khoản chi rất lớn cho thuế nếu thuế phát sinh thì lợi nhuận đạt được giảm do đó sự tăng trưởng này chưa bền vững. Các hoạt động khác của công ty biến đổi liên tục tác động đến tình hình lợi nhuận chung của công ty, cần kiểm soát các hoạt động này chặt chẽ hơn. Hoạt động tài chính đạt hiệu quả, lợi nhuận từ khoản đầu tư này gia tăng tỷ trọng trong tổng lợi nhuận. Bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn đạt tỷ trọng cao, có sự thay đổi nhưng không nhiều do chiến lược kinh doanh của công ty, thị trường tiêu thụ được mở rộng hơn trước có nhiều cửa hàng, quầy thuốc trực thuộc. Các khoản lợi nhuận trong tổng lợi nhuận biến động liên tục, công ty chưa quản lý tốt tình hình kinh doanh, tạo biến động trong việc xác định kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty đang hưởng sự ưu đãi từ các cấp chính quyền cần vận dụng tốt khoản lợi thế đang có để tăng kết quả kinh doanh, làm nền tảng cho công ty sau này, đó là vấn đề mà công ty cần phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Các yếu tố tác động lợi nhuận: 3.2.1. Phân tích doanh thu:  Kết cấu doanh thu của công ty: Bảng 3.4. Cơ cấu các loại doanh thu Đvt: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tương đối % Tương đối % DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 52.900 99,8 79.490 99,76 126.354 99,72 26.590 50,26 46.864 58,95 DT tài chính 37 0,06 85 0,1 155 0,12 48 129,7 70 82,3 DT khác 26 0,04 105 0,13 191 0,15 79 303,8 86 81,9 Tổng DT 52.963 100 79.680 100 126.700 100 26.717 50,4 47.020 59,01 Nguồn: Phòng kế toán Biểu đồ 3.2. Biểu diễn các thành phần doanh thu qua 3 năm 52.900 37 26 79.490 85 105 126.354 155 191 - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 triệu đồng 2004 2005 2006 năm DT bán hàng và cung cấp dịch vụ DT tài chính DT khác Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất – kinh doanh nên doanh thu của Dược An Giang phụ thuộc vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tỷ trọng của khoản doanh thu cũng luôn đạt số lượng cao là 99,8% năm 2004. Tỷ trọng này không biến động nhiều trong 2 năm 2005 và 2006, nhưng có sự gia tăng trong năm 2005 và 2006 về số tiền đạt được. Năm 2006 doanh thu tăng 50,2% gấp đôi so với năm 2004, tiếp tục gia tăng đến 58,9% trong năm 2006. Doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng doanh thu, năm 2004 là 0,06%, năm 2005 có sự tăng nhẹ nhưng vẫn chiếm tỷ trong nhỏ trong tổng doanh thu chỉ đạt 0,1%. Năm 2006 đạt tỷ trọng là 0,12%, doanh thu tài chính chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu. Mặc dù, khi phân tích theo xu hướng biến động qua các năm khoản doanh thu này có sự gia tăng rất nhanh trong năm 2005 là 129,7% so với năm 2004. Đến năm 2006 có sụt giảm còn 82,3% nhưng vẫn tăng cao. Trong các loại doanh thu, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên do công ty mở rộng thị trường sản xuất, tiêu thụ qua các tỉnh lân cận, doanh thu tăng theo việc gia tăng quy mô sản xuất. Doanh thu từ hoạt động tài chính và hoạt động khác tăng cao trong năm 2005 và 2006, đặc biệt là trong năm 2005, do năm đầu tiên chuyển sang hình thức cổ phần hóa ngoài việc hưởng chính sách từ nhà nước, năm đầu tiên thực hiện các loại hình kinh doanh mới nên hiệu quả tăng vượt bậc so với năm trước. Biểu hiện rõ hơn là năm 2006 so với năm 2005 đã có sự ổn định hơn trong sự tăng trưởng các khoản mục. Tỷ trọng của các loại doanh thu trong công ty không có sự thay đổi nhiều, không tác động đến cơ cấu chung của doanh thu. Nhưng khi xét về xu hướng phát triển qua các năm thì có sự biến động cao của doanh thu tài chính, doanh thu từ hoạt động khác. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ gia tăng do mở rộng quy mô sản xuất. Tổng doanh thu tăng 52.963 triệu đồng năm 2004, đạt 79.680 triệu đồng năm 2005 tăng so với năm 2004 là 50,4%. Năm 2006 doanh thu đạt được 126.700 triệu đồng tăng hơn so với năm 2005 là 59,01%, yếu tố làm gia tăng doanh thu chủ yếu là do hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quá trình kinh doanh tạo ra. Hiện tại công ty đang có 5 nhóm hàng chủ yếu, và đây chính là nguồn tạo ra cho doanh thu bán hàng. Nên doanh thu bán hàng được thực hiện như sau: Bảng 3.5: Doanh thu các nhóm hàng của công ty Dược An Giang Đvt:triệu đồng Năm 2004 2005 2006 Nhóm hàng Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) An Giang 8.564 16,4 11.976 15,07 11.064 8,76 Liên Kết 28.674 53,7 54.804 68,9 96.144 76,09 Trung Ương 11.234 21,04 6.768 8,5 11.928 9,4 Tena 2.916 5,4 3.924 4,9 4.764 3,7 3/2 2.004 3,7 2.018 2,5 2.454 1,94 Tổng 53.392 100 79.490 100 126.354 100 Nguồn: Phòng kế toán Doanh thu từ hoạt động bán hàng được tạo thành chủ yếu bởi 5 nhóm trên, trong đó hàng Liên Kết là nhóm hàng có tỷ trọng cao nhất, tăng dần qua các năm. Nhóm hàng này được tiêu thụ nhiều nhất doanh thu qua các năm như sau: năm 2004 là 28.674 triệu đồng, năm 2005 doanh thu đạt 54.804 triệu đồng tăng 91,1%, năm 2006 doanh thu đạt đến 96.144 triệu đồng. Nhóm hàng Trung Ương trong năm 2004 tỷ trọng chiếm 21,2% giảm dần sang năm 2006 chỉ đạt 9,4% tổng doanh thu. Tình trạng trên xảy ra tương tự ở các nhóm hàng An Giang, Tena và nhóm hàng 3/2 giảm dần tỷ trọng trong tổng doanh thu bán hàng. Dù có sự thay đổi về cơ cấu của các nhóm hàng, nhóm hàng Liên Kết vẫn đóng vai trò chủ yếu và tăng dần tỷ trọng trong doanh thu, giảm lượng bán ra của các nhóm hàng khác.  Nhận xét chung về doanh thu: Doanh thu của công ty không bị tác động giảm bởi các khoản khấu trừ sản phẩm, dịch vụ chứng tỏ rằng sản phẩm của công ty dần đạt chất lượng cao, uy tín của công ty là tốt, tạo lòng tin cho các đối tác. Doanh thu trong 3 năm tăng chủ yếu là do mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng thị phần sang các tỉnh lân cận, ngoài ra công ty còn đầu tư vào các loại hình kinh doanh khác như đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn. Nhưng đây là loại hình kinh doanh mới, công ty vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa có đội ngũ tư vấn nên kinh doanh này bị tác động của thị trường. Công ty không kiểm soát được sự biến động của loại hình kinh doanh đã tác động việc xác định kinh doanh. Doanh thu khác tăng nhanh trong năm 2005, đây là doanh thu phát triển không bền vững không thể chú trọng nhiều vào loại doanh thu này. Vì doanh thu khác của công ty chủ yếu là từ thanh lý tài sản, các khoản nợ khó đòi đã khóa sổ, các khoản nợ không xác định được chủ. Doanh thu khác trong công ty gia tăng có nghĩa là dòng vốn trong công ty bị chiếm dụng khá lâu. Ngoài ra, doanh thu này bao gồm các hoạt động không thể kiểm soát được, các hoạt động này mà tăng không xác định được kết quả kinh doanh đúng thực trạng hiện tại của công ty hay chưa. Công ty cần giảm các khoản chi từ doanh thu khác và tăng doanh thu tài chính, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ dễ kiểm soát hơn. Doanh thu của công ty tăng dần trong 3 năm theo chiều hướng mở rộng thị trường sản xuất, doanh thu chủ yếu từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Các loại doanh thu còn lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ không làm ảnh hưởng nhiều đến biến động chung của doanh thu. 3.2.2. Phân tích chi phí: 3.2.2.1. Tình hình chung về chi phí: Dựa vào bảng 2.2. Tỷ trọng của chi phí, lợi nhuận trên doanh thu, ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 3.3. Biểu diễn tỷ trọng chi phí trên doanh thu trong 3 năm 50.506 76.462 121.916 52.963 79.680 126.700 95,36 96,2 95,96 - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 2004 2005 2006 năm triệu đồng 94,80 95,00 95,20 95,40 95,60 95,80 96,00 96,20 96,40 % Chi phí Doanh thu Tỷ suất chi phí Trong tổng doanh thu đạt được trong 3 năm thì chi phí chiếm đến 95,36% năm 2004, tỷ suất này gia tăng trong những năm 2005, 2006. Năm 2005 tỷ suất tăng đến 95,96% và đến năm 2006 tăng 96,2%, sự gia tăng không có nhiều biến động bất thường, chi phí tăng quá nhanh tác động làm giảm lợi nhuận thu về mỗi kỳ. Và sự gia tăng này là biểu hiện không tốt của công ty về quản lý chi phí, các khoản tăng chi phí trong các năm luôn tăng cao hơn sự gia tăng của doanh thu. Năm 2004 chi phí phát sinh là 52.506 triệu đồng, doanh thu là 52.963 triệu đồng, đến năm 2005 chi phí phát sinh 76.462 triệu đồng tăng hơn năm 2004 là 51,3% trong khi doanh thu chỉ tăng 50,4% so với năm 2004. Năm 2006 sự gia tăng của doanh thu và chi phí là như nhau, chi phí tăng 59,4%, doanh thu tăng 59,1%. Nguyên nhân của sự tăng cao: - Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất – kinh doanh nên khi có sự biến động giá cả nguyên liệu sẽ tác động nhiều đến kết quả kinh doanh. - Trong 2 năm 2005 và 2006, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao: giá nguyên liệu Vitamin C của Trung Quốc tăng 23,5%,…. - Do yếu tố thị trường, công ty tăng cường khả năng cạnh tranh với các công ty cùng ngành nên tăng chi phí tiếp thị, khuyến mãi,… - Trang bị thêm nhiều trang thiết bị, máy móc phục vụ cho phân xưởng, văn phòng hiện đại để đáp ứng nhu cầu chất lượng sản phẩm. - Xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP. 3.2.2.2. Các thành phần chi phí: Bảng 3.6. Các thành phần chi phí Đvt : triệu đồng Nguồn: Phòng kế toán Tổng chi phí của công ty chủ yếu là các hoạt động Giá vốn hàng bán, quản lý doanh nghiệp, bán hàng trong đó giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao. Qua 3 năm tỷ trọng của giá vốn hàng bán giảm dần, năm 2004 tỷ trọng đạt được là 91,36%, năm 2006 sụt giảm chỉ còn 88,8% trong tổng chi phí sản xuất – kinh doanh. Trong khi đó quản lý doanh nghiệp ( QLDN) và bán hàng có chiều hướng tăng, năm 2004 tỷ trọng QLDN chỉ đạt 6,5% năm 2005 có sụt giảm nhẹ đạt 6,1%, năm 2006 tăng nhanh tỷ trọng trong tổng chi phí đạt 6,5%. Về chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng nhỏ, gia tăng qua các năm, trong năm 2006 đạt đến 2,5% nhiều hơn năm 2004 (2,1%). Sự thay đổi tỷ trọng chi phí của công ty do tập trung vào công tác bán hàng trong năm 2005 và 2006. Khi công ty tiến hành cổ phần hóa, thị trường được mở rộng gia tăng số lượng sản phẩm sản xuất, phát sinh thêm nhiều khoản chi phí: chi phí kiểm nghiệm, nguyên vật liệu, đồ dùng trong văn phòng,….Đặc biệt là sự gia tăng nhanh của chi phí QLDN năm 2004 chỉ tăng 43,4%, năm 2006 tăng hơn 2005 đến 121,5% số tiền chi ra là 3.100 triệu đồng. Giá vốn hàng bán cũng gia tăng cao trong năm 2006 đạt 108.285 triệu đồng tăng 87,3% so với năm 2005. Tổng chi phí gia tăng chủ yếu là do các khoản chi phí thành phần tạo nên. Giá vốn hàng bán của công ty bao gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.  Chi phí sản xuất chung: Bảng 3.7. Bảng tóm tắt một vài hoạt động chi phí sản xuất chung Đvt :triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tương đối % Tương đối % Giá vốn hàng bán 46.144 91,36 70.089 91,66 108.285 88,89 23.945 51,89 38.196 54,5 CP Bán hàng 3.290 6,5 4.718 6,17 10.455 8,5 1.428 43,4 5.737 121,5 CP Quản lý doanh nghiệp 1.072 2,1 1.655 2,16 3.100 2,45 583 54,3 1.445 87,3 Tổng CP 50.506 100 76.462 100 121.840 100 25.956 51,3 45.378 59,3 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % trên DT Số tiền % trên DT Số tiền % trên DT Tương đối % Tương đối % Kiểm nghiệm phí 11 0,02 34,15 0,042 83 0,065 23,15 210,5 48,85 143 KH TSCĐ 531 1 916 1,15 2.150 1,7 385 72,5 1.234 134,7 Công tác phí 214 0,4 532 0,67 1.175 0,92 318 148,2 643 120,8 CP sửa chửa 134 0,025 418 0,52 824 0,65 284 211,9 406 97,1 Đồ dùng 129 0,24 521 0,65 913 0,72 392 303,8 392 75,2 Vệ sinh phân xưởng 23 0,04 47 0,05 95 0,075 24 104,3 48 102,1 Tiền công thợ in 397 0,75 497 0,63 501 0,40 100 25,19 4 0,8 Nguyên phụ liệu 2.080 3,94 6.050 7,6 11.550 9,81 3.970 190,8 5.500 90,9 Lương phân xưởng 381 0,72 594 0,74 821 0,64 213 24,4 227 38,22 …… …. … … … … … …. … …. … Tổng CPSXC 42.152 79,6 64.742 81,4 101.178 80,07 22.590 53,6 36.436 56,2 Nguồn: Phòng kế toán Tỷ trọng chi phí sản xuất chung tăng cao trong 3 năm, năm 2004 đạt được 42.152 triệu đồng với tỷ suất trên doanh thu là 79,6%. Đến năm 2005, số tiền chi ra đạt 64.742 triệu đồng tăng hơn năm 2004 là 53,6% tương đương là 22.590 triệu đồng, tỷ trọng trên doanh thu là 81,4% tăng hơn năm 2004. Tỷ trọng trên doanh thu năm 2006 là 80,07% giảm hơn so với năm 2005, do doanh thu năm 2006 tăng cao, số tiền chi ra trong năm 2006 là 101.178 triệu đồng cao hơn năm 2005 36.436 triệu đồng tăng khoản 56,2%. Kiểm nghiệm phí tăng cao do công ty sản xuất nhiều lô hàng mới cần phải kiểm tra, chất lượng sản phẩm được quan tâm hơn trước nên cần kiểm tra nhiều hơn. Năm 2004 chỉ 11 triệu đồng tăng trong năm 2005 là 23,15%, năm 2006 tăng đến 48,85% làm tăng tỷ trọng của kiểm nghiệm phí trên doanh thu đạt 0,065%. Khoản chi phí xảy ra không theo chu kỳ chỉ phát sinh khi có yêu cầu từ khách hàng hay hàng mới, không kiểm soát được khoản chi làm tác động đến kết quả kinh doanh trong kỳ. Khấu hao tài sản cố định cũng gia tăng, công ty trang bị nhiều máy móc thiết bị cho nhà xưởng, các loại máy móc vẫn còn trong thời gian khấu hao nhiều. Năm 2005 chi phí khấu hao lên đến 916 triệu đồng tăng 72,5%, năm 2006 số tiền khấu hao đạt 2.150 triệu đồng tăng 134,7% so với năm 2005. Chi phí cơ bản dở dang trong năm 2006 là 168 triệu đồng, năm 2005 chỉ 34 triệu đồng, giá trị hao mòn tài sản 5.010 triệu đồng. Công tác phí cũng đang theo chiều hướng gia tăng tỷ trọng trên doanh thu, do việc tìm kiếm thị trường cần phải đi khảo sát thị trường mục tiêu cho nên khoản công tác phí gia tăng. Công tác phí năm 2005 tăng 148,2% năm 2006 có sụt giảm nhưng với tỷ lệ tăng như thế vẫn là cao 120% so với năm 2005. Nhu cầu tăng quy mô sản xuất, trang bị thiết bị máy móc cho hoạt động sản xuất đã tác động rất lớn đến tình hình chung của công ty, vì làm tăng nhiều khoản chi phí như: sửa chữa, đồ dùng, vệ sinh phân xưởng,…Sự tăng này các khoản chi phí này quá cao sẽ làm tăng tỷ trọng chi phí chung trên doanh thu( Chi phí sữa chữa năm 2005 tăng 211,1%, năm 2006 tăng 97,1%; chi cho đồ dùng năm 2005 tăng 303,8%, năm 2006 tăng 75,2%,…) Nguyên vật liệu là khoản chi có tỷ trọng trên doanh thu cao nhất đến 3,94% số tiền chi ra là 2.080 triệu đồng. Phải cần đến 3,94 đồng nguyên vật liệu mới đem về 100 đồng doanh thu, năm 2005 chi 6.050 triệu đồng tăng 190,8% đồng thời làm tăng tỷ suất chi phí lên đến 7,6%. Năm 2006 nguyên vật liệu có phần giảm đạt 11.550 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 90,9%, xét về tỷ suất trên doanh thu thì gia tăng đạt 9,98%. Do giá nguyên liệu tăng giảm không ổn định trong năm 2006 làm biến động khoản chi phí nguyên vật liệu. Khoản lương cho nhân viên phân xưởng tăng trong năm 2005 đạt 594 triệu đồng tăng 55,9%, đến năm 2006 lương cho phân xưởng là 821 triệu đồng tăng hơn năm 2005 là 38,2%. Khoản lương tăng là do quy mô sản xuất gia tăng, cần nhiều nhân viên hơn trước bên cạnh đó còn do chính sách tăng lương của công ty. Tỷ trọng lương phân xưởng giảm trong năm 2006 là công ty sử dụng tốt đội ngũ nhân viên, phân chia công việc phù hợp với khả năng của mỗi người, họ có điều kiện phát huy những gì mình biết làm năng suất lao động tăng. Các khoản chi trong chi phí sản xuất chung đều tăng cao, làm chi phí sản xuất chung gia tăng qua các năm. Qua phân tích công ty không kiểm soát được các khoản chi này làm tình hình chi phí tăng cao, trong đó chi phí nguyên vật liệu là tăng cao nhất do giá nguyên liệu biến động liên tục, nguồn cung cấp nguyên liệu vẫn còn bị hạn chế. Cần kiểm soát lại quá trình tiêu thụ và sản xuất sản phẩm để tìm ra biện pháp hữu hiệu tiết giảm chi phí tối thiểu nhất.  Chi phí nhân công trực tiếp: Do chế độ chi trả tiền lương cho nhân viên theo hợp đồng dài hạn nên trả lương theo tháng làm việc, không có hình thức bán thời gian. Các khoản trích theo lương bao gồm : - Kinh phí công đoàn : 2% - Bảo hiểm xã hội : 15% - Bảo hiểm y tế : 2% Bảng 3.8. Tình hình lương nhân công trực tiếp trong 3 năm Đvt:triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền % trên DT Số tiền % trên DT Số tiền % trên DT Tương đối % Tương đối % Chi phí nhân công 641 1,21 997 1,25 1.380 1,09 356 55,54 383 38,42 Các khoản trích theo lương 122 0,23 189 0,24 262 0,21 67 54,92 73 38,62 Tổng 763 1,44 1.186 1,49 1.642 1,30 423 55,44 456 38,45 Nguồn: Phòng kế toán Từ các số liệu từ bảng trên ta thấy: Năm 2004 – 2005 tỷ trọng của chi phí lương nhân công không thay đổi nhiều trong vấn đề tạo ra doanh thu của công ty, nghĩa là tỷ trọng lương nhân công trực tiếp trên doanh thu tương đối ổn định qua các năm. Do số lượng nhân công gia tăng theo sự tăng lên của quy mô sản xuất, năm 2005 số lượng công nhân viên công ty 113 người trong đó nhân viên quản lý là 25 người, năm 2004 công nhân viên toàn công ty là 93 người, nhân viên quản lý vẫn không thay đổi. Lượng nhân viên tăng lên chủ yếu là các dược tá tham gia vào quá trình bào chế thuốc, nên lương nhân công tăng hơn năm 2004 là 55,4% tương đương là 423 triệu đồng bao gồm các khoản trích theo lương. Năm 2006 – 2005 tỷ trọng chi phí lương nhân công trên doanh thu giảm, chỉ đạt 1,3%, do hiệu quả lao động sản xuất sản phẩm của năm cao hơn năm 2005. Năm 2006, số lượng nhân viên phân xưởng cũng gia tăng, chi phí nhân công đạt 1.642 triệu đồng tăng hơn năm 2005 là 456 triệu đồng tương đương là 38,45%. Nhưng tỷ trọng lương nhân công trên doanh thu giảm chứng tỏ rằng công ty phải bỏ ít chi phí cho nhân công hơn năm 2005 để thu về 100 đồng doanh thu. Công ty đang thực hiện chính sách quản lý nhân viên đạt hiệu quả, tận dụng được khả năng làm việc của mỗi người một cách hợp lý làm gia tăng doanh thu. Bên cạnh đó công ty còn thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân viên tăng các khoản tiền thưởng khuyến khích nhân viên làm việc tích cực hơn trước, tổ chức các buổi đi du lịch giảm căng thẳng trong công việc. Và thực hiện chính sách tăng lương nhân viên cũng tác động làm tăng hiệu quả công việc. Việc tăng khoản chi nhân công trực tiếp là điều tất yếu khi công ty mở rộng quy mô sản xuất, nhưng tỷ trọng trên doanh thu giảm nghĩa là năng suất lao động của nhân viên tăng, đây là điều mà công ty cần khai thác tốt hơn trong tương lai.  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là khoản chi trực tiếp cho việc sản xuất ra sản phẩm, có khoản chi này công ty mới tiếp tục sản xuất, duy trì tình hình kinh doanh. Bao gồm vật liệu chính và vật liệu phụ: Vật liệu chính là các loại hóa chất, tá dược,… cần thiết không thể thiếu trong quá trình bào chế thuốc. Vật liệu phụ là chai, vĩ thuốc, nang thuốc, toa thuốc,…. Bảng 3.9. Các loại nguyên vật liệu Đvt:triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % trên DT Số tiền % trên DT Số tiền % trên DT Tương đối % Tương đối % Vật liệu chính 3.199 6,04 3.953 4,96 5.439 4,29 754 23,5 1.486 37,5 Vật liệu phụ 152 0,28 208 0,26 288 0,2 56 36,8 80 38,4 Tổng 3.351 6,32 4.161 5,2 5.727 4,52 810 24,1 1.566 37,6 Nguồn: Phòng kế toán Tỷ trọng chi phi nguyên vật liệu trên doanh thu giảm dần trong 3 năm. Năm 2005 – 2004 trong năm 2005 đạt 4.161 triệu đồng cho nguyên vật liệu, năm 2004 là 3.351 triệu đồng tăng hơn năm 2004 khoản 24,1% tương đương 810 triệu đồng. Nhưng tỷ trọng trên doanh thu chỉ đạt 5,2% thấp hơn năm 2004 (6,32%). Công quản lý chi phí nguyên vật liệu đạt hiệu quả, giảm được số tiền chi ra trong nguyên vật liệu để đạt được 100 đồng doanh thu. Chi phí tăng trong năm là do đáp ứng nhu cầu sản phẩm gia tăng là hợp lý. Năm 2006-2005 chi phí cho nguyên vật liệu gia tăng, đạt 5.727 triệu đồng năm 2006 gia tăng hơn trong năm 2005 là 37,6%. Tỷ trọng trên doanh thu là 4,52% giảm hơn so với năm 2005, công ty đang mở rộng thị trường dược sang các tỉnh thành hơn trong năm trước làm gia tăng nhu cầu sản phẩm. Ngoài ra, nguyên nhân tác động làm cho tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu giảm hơn trong các năm qua là: - Giá thuốc biến động theo chiều hướng tăng liên tục làm tăng doanh thu, khoản tăng của doanh thu cao hơn khoản tăng của chi phí nguyên vật liệu nên làm giảm tỷ trọng trên doanh thu của chi phí nguyên vật liệu. - Công ty đã quản lý tốt quá trình sản xuất ra sản phẩm, tiết kiệm được các nguyên liệu tạo sản phẩm. Tỷ trọng vật liệu chính trên doanh thu năm 2004 là 6,04% năm 2005 là 4,96% và năm 2006 chỉ còn 4,29%. Vậy, khoản chi cho nguyên vật liệu của công ty đang quản lý hiệu quả trong việc tiết kiệm các khoản chi nguyên vật liệu sản xuất. Sự gia tăng của chi phí là do mô hình sản xuất của công ty được mở rộng, giá nguyên liệu nhập vào tuy có biến động nhưng chỉ tăng khoản 2% trong khi giá thuốc bán ra lại tăng cao. Vì thế, giá nhập nguyên liệu vẫn còn bị phụ thuộc vào thị trường, chưa kiểm soát được sự biến động giá của các nguyên liệu nhập khẩu.  Chi phí bán hàng: Bảng 3.10. Tóm lược một vài hoạt động bán hàng Đvt:triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền % trên DT Số tiền % trên DT Số tiền % trên DT Tương đối % Tương đối % Hàng khuyến mãi 335 0,63 589 0,74 3.256 2,57 254 75,82 2.667 452,80 Hoa hồng CTV,TTYT 492 0,93 518 0,65 1.001 0,79 26 5,28 483 93,24 Mua báo,sách 24 0,05 35 0,04 86 0,07 11 45,83 51 145,71 Thuê bằng DSĐH 26 0,05 90 0,11 132 0,10 64 246,15 42 46,67 CP vận chuyển 10 0,02 55,8 0,07 68,5 0,05 45,8 458,00 13 22,76 Mua mực USP 35 0,07 39 0,05 54 0,04 4 11,43 15 38,46 BH xe tải 95 0,18 129 0,16 214 0,17 34 35,79 85 65,89 Xuất quảng cáo, hư bể 76 0,14 92 0,12 107 0,08 16 21,05 15 16,30 Mua dụng cụ 9,8 0,02 12 0,02 35 0,03 2,2 22,45 23 191,67 CP tập huấn 138 0,26 296 0,37 361 0,28 158 114,49 65 21,96 CP mở TK 12 0,02 23 0,03 35 0,03 11 91,67 12 52,17 Tạm ứng 17 0,03214 26 0,03 31 0,024 9 52,94 5 19,23 Thuê mặt bằng 55 0,1 85 0,107 100,7 0,008 30 54,55 15,7 18,47 Mua vải đồng phục 5,7 0,007 5,7 -5,7 -100 NH thu lãi 364 1,07 471 0,726 564 0,446 107 29,40 93 Tiền gửi EMS 10 0,02 17,5 0,03 27,5 7,5 75,00 10 57,14 CP sữa chữa 54 0,17 66 0,083 291 0,23 12 22,22 225 340,91 Soạn thảo dự án 50 0,04 0 50 Mua vật tư 8,5 0,02 13 0,02 23 0,02 4,5 52,94 10 76,92 ….. …. …. … .. …. … …. …. … …. Tổng 3.920 7,41 4.718 5,94 10.455 8,25 798 20,36 5.737 121,6 Nguồn : Phòng kế toán Tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu luôn tăng cao trong 3 năm, năm 2004 chi 3.290 triệu đồng tỷ suất trên doanh thu là 6,22%, năm 2005 tỷ suất trên doanh thu giảm chỉ còn 5,94%, số tiền chi ra là 4.718 triệu đồng tăng hơn năm 2004 là 798 triệu đồng tương đương là 20,36%. Do đây là năm thực hiện cổ phần hóa có nhiều chiến lược cho bán hàng như quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi,… được đầu tư hơn trước. Các chiến lược này đạt được những hiệu quả kinh doanh nhất định, tăng doanh thu. Năm 2006, tỷ trọng chi phí bán hàng đạt 8,25%, thị trường gia tăng nhiều đối tác cạnh tranh, công ty phải thực hiện nhiều chiến lược cho sản phẩm: khuyến mãi, tiếp thị,…làm phát sinh thêm chi phí bán hàng, chi 10.455 triệu đồng trong năm 2006 tăng 121,6%. Trong năm 2005, số lượng nhân viên tăng từ 93 nhân viên năm 2004 lên 113, làm phát sinh chi phí mua vải đồng phục, chiếm tỷ suất trên doanh thu là 0,007%. Trong quá trình hội nhập kinh tế, chất lượng của sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng, kiểm nghiệm phí gia tăng nhanh năm 2006 đạt 205,98% tương đương khoản tiền là 128 triệu đồng. Tỷ suất trên doanh thu cũng gia tăng chiếm 0,145%. Hàng khuyến mãi tăng rất cao trong năm 2006, khoản tăng hơn năm 2005 là 452,8% tương đương số tiền là 2.667 triệu đồng. Với chính sách tiếp thị hàng đến tay người tiêu dùng gia tăng nên chi cho hàng khuyến mãi cao. Tỷ suất hàng khuyến mãi trên doanh thu là 2,57%, trong 100 đồng doanh thu tạo ra có đến 2,57 đồng chi ra cho khuyến mãi. Hoa hồng cho cộng tác viên, trung tâm y tế cũng được gia tăng cao trong năm 2006 đạt 93,24% so với năm 2005, trog khi năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 5,28%. Do công ty thu hút các nhà tiêu thụ sản phẩm để gia tăng số lượng sản phẩm nên gia tăng số tiền hoa hồng nhà tiêu thụ trên sản phẩm. Trong tổng các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ phân tích chỉ có thuê mặt bằng, thuê bằng dược sĩ đại học, chi phí vận chuyển giảm do các nhà cung cấp sẽ nhận khoản chuyên chở các nguyên liệu đến công ty. Và quầy thuốc trực thuộc phải có bằng Dược sĩ, giảm được khoản thuê bằng, còn các hoạt động khác trong công tác bán hàng đều gia tăng nhanh trong 2 năm 2005 và 2006. Các khoản chi sửa chữa máy móc thiết bị văn phòng gia tăng, chi cho việc mua các đồ dùng trong văn phòng cũng tăng cho phù hợp với mô hình mới. Đặc biệt, công ty đang có dự án xây dựng nhà máy chế biến thuốc đạt tiêu chuẩn GMP nên phát sinh thêm khoản chi soạn thảo dự án. Tóm lại, tỷ trọng chi phí bán hàng là trên doanh thu có sự biến động liên tục (khoản tỷ trọng chi phí bán hàng giảm năm 2005, tăng năm 2006) một phần là do các yếu tố trong công tác bán hàng tăng giảm liên tục. Còn do yếu tố giá cả ngày càng cao của vật giá, cũng là yếu tố làm tăng chi phí, chiến lược của công ty trong các năm này là bán hàng nên gia tăng khoản chi cho chi phí này. Nhưng tỷ trọng trên doanh thu của chi phí bán hàng như năm 2006 là cao cần phải có biện pháp hạn chế sự biến động của các khoản chi này. Trong 100 đồng doanh thu đạt thì có 8,42 đồng là chi phí bán hàng.  Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bảng 3.11. Tóm lược vài hoạt động quản lý doanh nghiệp Đvt:triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền % trên DT Số tiền % trên DT Số tiền % trên DT Tương đối % Tương đối % Công tác phí 117 0,22 184 0,23 247 0,19 67 57,26 63 34,24 Chi phí hỗ trợ quản lý 239 0,45 352 0,44 577,7 0,46 113 47,28 225,7 64,12 Điện 97 0,18 116 0,15 288 0,23 19 19,59 172 148,28 thoại Tiền nước 20 0,04 25 0,03 34 0,03 5 25,00 9 36,00 Tiền điện 31 0,06 81 0,10 96 0,08 50 161,29 15 18,52 Ngân hàng thu phí 24 0,05 50 0,06 103 0,08 26 108,33 53 106,00 Chi phí tiếp khách 22 0,04 67 0,08 110,5 0,09 45 204,55 43,5 64,93 Lệ phí vệ sinh 1,5 0,003 1,5 0,002 1,8 0,00 0 0,00 0,3 20,00 Kiểm nghiệm phí 49 0,09 51 0,06 179 0,14 2 4,08 128 250,98 Phí kiểm tra xe tải 19,3 0,04 23,1 0,03 31 0,02 3,8 19,69 7,9 34,20 Lương quản lý 168 0,32 357 0,45 774 0,61 189 112,50 417 116,81 Khấu hao tài sản cố định 216 0,41 245,5 0,31 409 0,32 29,5 13,66 163,5 66,60 Đồ dùng 36 0,07 41 0,05 87 0,07 5 13,89 46 112,20 Lệ phí đo đất, thuê đất 0,00 7,2 0,01 12 0,01 7,2 4,8 66,67 Khám sức khỏe 13,9 0,03 28,5 0,04 40 0,03 14,6 105,04 11,5 40,35 Trực tết 5,1 0,01 7,2 0,01 14 0,01 2,1 41,18 6,8 94,44 Dự phòng trợ cấp thôi việc 13 0,02 18 0,02 96 0,08 5 38,46 78 433,33 Tổng 1.072 2,03 1.655 2,08 3.100 2,45 583,2 54,41 1445 87,31 Nguồn: Phòng kế toán Công tác phí trong năm 2005 đạt 184 triệu đồng tăng hơn năm 2004 là 57,26%, đến năm 2006 khoản công tác phí chỉ tăng 34,24% so với năm 2005. Tỷ trọng của công tác phí trên doanh thu giảm trong năm 2006 chỉ đạt 0.19%. Các khoản chi phí có biến động theo xu hướng của công tác phí đó là chi phí tiếp khách, khám sức khỏe cho công nhân viên tăng cao trong năm 2005, giảm trong năm 2006. Tăng nhanh trong năm 2005 là do các chiến lược này vừa được đẩy mạnh nên chiếm một khoản chi phí cao hơn so với năm trước. Nhưng đến năm 2006 khoản tăng ít hơn là do trên nền tảng đã thực hiện tốt ở năm trước làm khoản tăng ít hơn. Bên cạnh những khoản chi phí có chiều hướng biến động tốt là giảm dần khi quy mô sản xuất được mở rộng. Kiểm nghiệm phí có sự tăng nhanh, năm 2005 so với năm 2004 chỉ tăng 4,08% nhưng đến năm 2006 kiểm nghiệm phí tăng đến 250,98%. Trong năm công ty sản xuất nhiều lô hàng mới cần phải kiểm nghiệm chất lượng trước khi tung ra thị trường. Và hiện này thị trường dược phẩm có khá nhiều công ty được hình thành nên cần sự cạnh tranh, chất lượng của thuốc là một yếu tố quan trọng trong quá trình cạnh tranh. Mặc dù phí thu từ ngân hàng không chiếm tỷ trọng cao trên doanh thu nhưng khoản phí này luôn tăng cao trong 2 năm 2005 và 2006. Năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 108%, 2006 tăng hơn trong năm 2005 là 106%, công ty tăng nguồn vốn hoạt động chủ yếu là từ vốn vay ngân hàng nên phí phải đóng cho ngân hàng gia tăng. Khoản dự phòng trợ cấp thôi việc cũng tăng cao trong năm 2006, khoản tăng lên đến 78 triệu đồng khoản 433,3%, trong khi năm 2005 chỉ tăng hơn năm 2004 là 38,46%. Do công ty gia tăng số lượng nhân viên trong quá trình kinh doanh làm gia tăng khoản dự phòng là điều tất yếu. Các hoạt động trong quản lý doanh nghiệp đều tăng cao qua các năm, chỉ có một vài hoạt có xu hướng giảm, nhưng giảm chỉ một phần nhỏ trong khi tăng các khoản chi phí khác lại tăng cao. Chính sự gia tăng các khoản chi trong hoạt động quản lý doanh nghiệp của công ty tăng cao trong năm 2005 và 2006, tác động làm gia tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2004 đạt 1.072 triệu đồng, năm 2005 đạt 1.655 triệu đồng tăng 54,3% và đến năm 2006 tiếp tục gia tăng đạt 3.100 triệu đồng tăng hơn năm 2005 là 87,3% số tiền tương đương là 1.455 triệu đồng. Tỷ trọng trên doanh thu cũng gia tăng theo, biến động là do: - Sau khi công ty tiến hành cổ phần hóa, quan tâm hơn đến việc thực hiện tiêu thụ sản phẩm, tăng cường mở rộng thị phần làm gia tăng các khoản chi phí hỗ trợ cho chiến lược đó. - Công ty đang tồn tại chính sách bán chịu để thu hút khách hàng, nhưng nợ phải thu của công ty quá cao, làm giảm tình hình lợi nhuận chung của công ty làm tăng tỷ suất chi phí trên doanh thu. Nhận xét chung về chi phí: Tình hình chi phí của công ty trong 3 năm qua gia tăng đáng kể, chi phí tăng khoản gần gia tăng chung của doanh thu, tỷ suất của chi phí cũng gia tăng. - Chi phí sản xuất chung : chiếm tỷ trọng cao trên doanh thu, tăng liên tục qua 3 năm. Các khoản mục sản xuất chung tăng cao trong năm 2005 và có phần giảm tỷ trọng gia tăng năm 2006, do có sự ổn định trong mô hình kinh doanh mới. Dù tỷ lệ của chi phí đã giảm nhưng với tỷ lệ gia tăng của chi phí như hiện tại là cao ảnh hưởng không tốt đến kinh doanh. Trong 100 đồng tạo ra doanh thu có đến 84,5 đồng của chi phí sản xuất chung. - Chi phí nhân công trực tiếp: có sự gia tăng trong năm 2005 và sau đó chậm lại ở năm 2006. Năm 2005 công ty cần đội ngũ nhân viên có trình độ cao để vận hành máy móc mua về trong phân xưởng, các khoản trợ cấp cho nhân viên cũng tăng đáp ứng nhu cầu sống của công nhân viên. Sự giảm tỷ suất chi phí tiền lương trong năm 2006 là biểu hiện công đã quản lý tốt nguồn nhân lực, nâng cao năng suất của lao động. - Chi phí nguyên vật liệu: khoản chi phí nguyên vật liệu đang được công ty quản lý tốt, nguyên liệu qua các năm tăng là phù hợp với nhu cầu sản phẩm tăng lên, nhưng tỷ trọng trên doanh thu của chi phí quản lý doanh nghiệp giảm. Số tiền chi ra nguyên vật liệu để thu về 100 đồng doanh thu qua các năm giảm do công ty đã tiết kiệm được các khoản nguyên liệu tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. - Chi phí bán hàng: trong giai đoạn hiện nay, công ty đang chú trọng vào công tác bán hàng nên các khoản chi cho bán hàng tăng, tăng tỷ suất sinh lợi trên doanh thu trong 3 năm qua. Dù công tác bán hàng đang được chú trọng nhưng sự gia tăng chi phí này rất nhanh cần kiểm soát lại khoản tăng này. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: là khoản chi phí tăng cao nhất trong các thành phần chi phí, tỷ suất trên doanh thu luôn tăng cao. Doanh thu trong các năm cũng gia tăng, sự gia tăng của doanh thu không bù đắp được sự gia tăng của chi phí nên làm giảm lợi nhuận. 3.2.3. Các nhân tố tác động đến lợi nhuận:  Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp: - Giá cả: Giá thuốc hiện nay đang biến động tương đối ổn định nhưng giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu lại bị biến động bởi tỷ giá nên không ổn định và có chiều hướng tăng nhẹ. Giá nguyên liệu tăng nhưng giá thuốc vẫn ổn định làm giảm lợi nhuận gộp của công ty. Ngoài ra, năm 2006 có chính sách tăng lương cho nhân viên, làm tổng lương nhân viên tăng, các yếu tố vật giá cũng gia tăng theo điện, nước, chi phí vệ sinh,… - Thị trường: Hiện nay có rất nhiều công ty Dược đang tồn tại và phát triển ở các địa bàn thành phố lân cận như công ty Cổ phần Dược phẩm Hậu Giang, công ty Domesco Đồng Tháp. Đặc biệt là công ty Dược Hậu Giang với tên gọi gần giống với tên công ty, là công ty phát triển mạnh nhất nên gây sự hiểu lầm cho người tiêu dùng về sản phẩm và tên công ty. Cho nên gây khó khăn cho công ty trong việc tiêu thụ tác động làm giảm lợi nhuận gộp, giảm thị phần trong thị trường Dược.  Các nhân tố tác động đến lợi nhuận sau thuế: - Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận sau thuế. Năm 2005 ta có doanh thu tăng hơn năm 2004 là 50,2% tương đương là 26.589 triệu đồng, thì lợi nhuận sau thuế cũng đạt một khoản là 1.449 triệu đồng. Năm 2006 doanh thu tăng hơn năm 2005 là một khoản là 46.864 triệu đồng đạt 58,9% thì lợi nhuận sau thuế cũng tăng là 1.566 triệu đồng tăng 48,6% so với năm 2005. Dù sự gia tăng lợi nhuận có ít nhưng mà doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tạo ra khoản lợi nhuận đó. - Tổng chi phí sản xuất kinh doanh: Năm 2005 so với năm 2004 chi phí tăng 51,3% tương đương là 25.956 triệu đồng. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 59,4% tương đương là 45.378 triệu đồng. Tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên là yếu tố làm giảm lợi nhuận ròng của công ty vì lợi nhuận được xác định sau khi doanh thu đã trừ các khoản giảm trừ, chi phí tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, trong 3 năm qua các yếu tố chi phí tăng rất nhanh nhất là giá vốn hàng bán và quản lý doanh nghiệp làm tổng chi phí gia tăng tỷ trọng được biểu hiện cụ thể như sau: Năm 2004 tỷ trọng chi phí trên doanh thu là 96,6% thì lợi nhuận trên doanh thu đạt 3,34%. Năm 2005 tỷ trọng chi phí trên doanh thu là 96,5% thì lợi nhuận trên doanh thu đạt 4,04 %. Năm 2006 tỷ trọng chi phí trên doanh thu là 96,22% thì lợi nhuận trên doanh thu đạt 3,7 %. Tỷ trọng trên doanh thu của chi phí sản xuất kinh doanh không tăng cao nhưng luôn chiếm phần lớn trong doanh thu và tăng cao hơn khoản tăng của doanh thu. Cho nên dù trong các năm qua doanh thu bán hàng của công ty gia tăng nhưng tỷ trọng lợi nhuận trong khoản doanh thu lại giảm. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: có ảnh hưởng nhiều lợi nhuận, hoạt động đầu tư không chiếm chi phí cao nên doanh thu từ đầu tư tài chính cũng là lợi nhuận tài chính. Lợi nhuận tài chính là biểu hiện tốt cho việc gia tăng doanh thu, năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 48 triệu đồng tương đương khoản 129%, năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 70 triệu đồng tương đương là 82,3%. - Lợi nhuận khác: khoản lợi nhuận này chủ yếu được tạo thành từ hoạt động ngoài sản xuất kinh doanh, những hoạt động bất thường: thanh lý tài sản, thu bán tài sản cũ, cho thuê mặt bằng, các khoản phải thu khác bằng tiền,…. Các hoạt động này ít được kiểm soát chặt chẽ tác động làm lợi nhuận chung của công ty biến động theo, công ty muốn kiểm soát được kết quả kinh doanh để đưa ra chính sách hợp lý thì cần phải giảm các hoạt động khác có nghĩa là giảm lợi nhuận khác. Năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 303 % tương đương là 79 triệu đồng, năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 9,52 triệu đồng tương đương là 10 triệu đồng. - Thuế: là khoản làm giảm lợi nhuận của công ty trong năm 2004 công ty phải nộp khoản thuế thu nhập doanh nghiệp là 688 triệu đồng làm giảm lợi nhuận từ 2.457 triệu đồng còn lại lợi nhuận sau thuế là 1.769 triệu đồng. Năm 2005 công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp nên lợi nhuận tăng cao 81,9% so với năm 2004. Năm 2006 công vẫn tiếp tục được miễn giảm thuế thu nhập tăng so với năm 2005 là 48,6%. Bảng 3.12. Tổng hợp các nhân tố tác động đến lợi nhuận sau thuế năm 2005- 2004 (đvt : triệu đồng) Nhân tố làm tăng Nhân tố làm giảm Chỉ tiêu Do tăng Do giảm Do tăng Do giảm Tổng hợp DT bán hàng, cung cấp dịch vụ 26.590 Giá vốn hàng bán 23.945 Chi phí bán hàng 1.428 Chi phí quản lý doanh nghiệp 583 Lợi nhuận tài chính 48 Lợi nhuậnkhác 79 Thuế 688 Tổng cộng 26.717 25.268 1.449 Bảng 3.13. Tổng hợp các nhân tố tác động đến lợi nhuận sau thuế năm 2006- 2005 (đvt : triệu đồng) Nhân tố làm tăng Nhân tố làm giảm Chỉ tiêu Do tăng Do giảm Do tăng Do giảm Tổng hợp DT bán hàng, cung cấp dịch vụ 46.864 Giá vốn hàng bán 38.196 Chi phí bán hàng 5.737 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.445 Lợi nhuận tài chính 70 Lợi nhuậnkhác 10 Thuế Tổng cộng 46.944 45.378 1.566 3.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh: 3.3.1. Tỷ số hoạt động:  Vòng quay hàng tồn kho: Bảng 3.14. Vòng quay hàng tồn kho (đvt: triệu đồng) Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tương đối % Tương đối % Doanh thu thuần 52.900 79.490 126.354 26.590 50,26 46.864 58,9 Hàng tồn kho 6.536 7.855 12.770 1.319 20,18 4.915 62,5 Vòng quay hàng tồn kho 8,09 10,12 9,89 Biểu đồ 3.4. Biểu diễn vòng quay hàng tồn kho 12,7706,536 7,855 8.09 9.8910.12 - 50,000 100,000 150,000 2004 2005 2006 năm triệu đồng 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00lần Doanh thu thuần Hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho Năm 2004 hàng tồn kho của công ty luân chuyển 8,01 nghĩa là khoản 44 ngày 1 vòng. Năm 2005 hàng tồn kho luân chuyển được 10,1, 1 vòng luân chuyển của hàng tồn kho là khoản 35 ngày. Năm 2006 vòng quay hàng tồn kho là 9,89, một vòng khoản 36 ngày. Vòng quay hàng tồn kho của công ty càng lớn, tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho trong công ty giảm, tỷ số này tương đối phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty. Công ty kinh doanh các loại hàng dược phẩm thời gian hết hạn sử dụng các loại hàng này ít nhất là 2 hoặc 3 tháng. Số ngày lưu kho của các loại hàng hóa trong công ty vẫn đủ thời gian cho sản phẩm tiêu thụ ở các đại lý, cửa hàng quầy thuốc trực thuộc. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là hàng hóa được để ở các cửa hàng, đại lý thuốc nên vòng quay hàng tồn kho càng cao, số lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều, càng gia tăng doanh thu đồng thời làm giảm chi phí lưu kho.  Vòng quay khoản phải thu: Bảng 3.15. Vòng quay khoản phải thu(đvt: triệu đồng) Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tương đối % Tương đối % Doanh thu thuần 52.900 79.490 126.354 26.590 50,26 46.864 58,9 Khoản phải thu 9.267 13.815 20.125 4.548 49,07 6.310 45,67 Vòng quay khoản phải thu 5,708 5,754 6,278 Biểu đồ 3.5. Biểu diễn vòng quay khoản phải thu 52.900 79.490 126.354 9.267 13.815 20.125 5,71 5,75 6,28 - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 2004 2005 2006 năm triệu đồng 5,40 5,60 5,80 6,00 6,20 6,40 lần Doanh thu thuần Khoản phải thu Vòng quay khoản phải thu Năm 2004 vòng quay khoản phải thu đạt 5,7 lần nghĩa là trong khoản 62 ngày thì công ty sẽ thu về khoản nợ, năm 2005 là 5,75 lần thời gian thu hồi nợ của công ty được rút ngắn lại chỉ 61 ngày. Năm 2006 vòng quay khoản phải thu của công ty tăng cao đạt 6,27 lần, số ngày mà công ty thu hồi nợ giảm chỉ 56 ngày, số ngày thu hồi được giảm hơn các năm trước. Vò

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CHI PHÍ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG.pdf