Khóa luận Phân tích rủi ro tín dụng tại sacombank chi nhánh An Giang

Tài liệu Khóa luận Phân tích rủi ro tín dụng tại sacombank chi nhánh An Giang: Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TRỌNG NGHĨA PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH AN GIANG Chuyên ngành: Tài chính Doanh nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, 06/2007 Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tài chính Doanh nghiệp Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Lớp: DH4TC MSSV: DTC030307 Người hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP Long Xuyên, 6/2007 Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 3 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP Người chấm, nhận xét 1:……………………………….. Người chấm, nhận xét...

pdf51 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Phân tích rủi ro tín dụng tại sacombank chi nhánh An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TRỌNG NGHĨA PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH AN GIANG Chuyên ngành: Tài chính Doanh nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, 06/2007 Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tài chính Doanh nghiệp Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Lớp: DH4TC MSSV: DTC030307 Người hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP Long Xuyên, 6/2007 Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 3 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP Người chấm, nhận xét 1:……………………………….. Người chấm, nhận xét 2:……………………………….. Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày…. Tháng…. Năm….. MỤC LỤC Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 4 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU............................................ 1 1.1 Cơ sở hình thành..........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................1 1.3 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................1 1.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................... 2 2.1 Khái quát về tín dụng...................................................................................................2 2.1.1 Khái niệm về tín dụng ...............................................................................................2 2.1.2 Các nguyên tắc tín dụng............................................................................................2 2.1.3 Chức năng của tín dụng ............................................................................................3 2.1.4 Vai trò của tín dụng ..................................................................................................4 2.1.5 Đối tượng cho vay của Ngân hàng ............................................................................5 2.1.6 Điều kiện cho vay ......................................................................................................5 2.1.7 Các phương thức cho vay..........................................................................................6 2.2 Khái niệm về rủi ro tín dụng .......................................................................................7 2.2.1 Rủi ro tín dụng ..........................................................................................................7 2.2.2 Biểu hiện, nguyên nhân và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng .....................................7 2.3 Doanh số cho vay..........................................................................................................8 2.4 Doanh số thu nợ ...........................................................................................................8 2.5 Dư nợ ............................................................................................................................8 2.6 Nợ quá hạn ...................................................................................................................8 2.7 Vai trò công tác thẩm định trong việc hạn chế rủi ro .................................................9 2.7.1 Khái niệm thẩm định tín dụng..................................................................................9 2.7.2 Vai trò công tác thẩm định trong việc hạn chế rủi ro tín dụng ...............................9 2.8 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng..............................................................9 2.8.1 Tỷ lệ thu nợ................................................................................................................9 2.8.2 Tỷ lệ rủi ro tín dụng ..................................................................................................9 2.8.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ .............................................................................9 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ SACOMBANK CHI NHÁNH AN GIANG ........................................ 10 Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 5 3.1 Giới thiệu về ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín .........................10 3.2 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh An Giang .......10 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ..........................................................................10 3.2.2 Cơ cấu tổ chức – quản lý tại Sacombank An Giang ................................................11 3.2.3 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.........................................................................11 3.2.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tại Ngân hàng ...........................................14 3.2.4.1 Thuận lợi.................................................................................................................14 3.2.4.2 Khó khăn ................................................................................................................14 3.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006.................................................................15 3.2.6 Các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động năm 2007 – Biện pháp tổ chức thực hiện ............16 CHƯƠNG 4: RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH AN GIANG ....................... 17 4.1 Doanh số cho vay (DSCV)............................................................................................17 4.1.1 Doanh số cho vay – Theo thời hạn tín dụng .............................................................17 4.1.2 Doanh số cho vay – Theo loại hình cho vay..............................................................18 4.2 Doanh số thu nợ (DSTN)..............................................................................................20 4.2.1 Doanh số thu nợ - Theo thời hạn tín dụng................................................................21 4.2.2 Doanh số thu nợ - Theo loại hình cho vay ................................................................22 4.3 Dư nợ (DN) ...................................................................................................................23 4.3.1 Dư nợ - Theo thời hạn tín dụng ................................................................................24 4.3.2 Dư nợ - Theo loại hình cho vay.................................................................................25 4.4 Tìm hiểu tình hình nợ quá hạn (NQH)........................................................................26 4.5 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác tín dụng ...............................................29 4.5.1 Tỷ lệ thu nợ................................................................................................................29 4.5.2 Tỷ lệ rủi ro tín dụng ..................................................................................................30 4.5.3 Tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ .......................................................................................30 4.6 Rủi ro tín dụng – Một số nguyên nhân phát sinh........................................................31 4.6.1 Ảnh hưởng của tình hình thị trường, môi trường hoạt động của khách hàng........31 4.6.2 Nguyên nhân từ phía bản thân khách hàng .............................................................31 4.6.3 Nguyên nhân từ phía bản thân Ngân hàng ..............................................................32 4.6.4 Nguyên nhân xuát phát từ tài sản đảm bảo..............................................................32 4.6.5 Một số trường hợp bảo lãnh của bên thứ 3 để vay vốn dẫn đến rủi ro tín dụng ....32 Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 6 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG ............................ 34 5.1 Vận dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.............................34 5.1.1 Khái niệm ..................................................................................................................34 5.1.2 Mục đích của hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng....................34 5.1.3 Nguyên tắc xây dựng .................................................................................................34 5.1.4 Phân nhóm khách hàng và các chỉ tiêu đánh giá .....................................................35 5.1.5 Ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng trong việc ra quyết định tín dụng .............36 5.2 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng (CBTD) ...................................................38 5.3 Công tác thẩm định tín dụng trước khi cho vay .........................................................39 5.4 Theo dõi, giám sát khoản vay ......................................................................................40 5.5 Một số biện pháp hạn chế NQH...................................................................................40 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ............................... 41 DANH MỤC CÁC BẢNG Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 7 Bảng 1: Kết quả kinh doanh năm 2005 – 2006 .................................................................15 Bảng 2: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay tại Sacombank An Giang ...................17 Bảng 3: Tỷ trọng doanh số cho vay theo thời hạn cho vay...............................................17 Bảng 4: Doanh số cho vay theo loại hình cho vay tại Sacombank An Giang...................19 Bảng 5: Tỷ trọng doanh số cho vay theo loại hình cho vay ..............................................19 Bảng 6: Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay tại Sacombank An Giang .....................21 Bảng 7: Tỷ trọng thu nợ theo thời hạn cho vay ................................................................21 Bảng 8: Doanh số thu nợ theo loại hình cho vay tại Sacombank An Giang ....................22 Bảng 9: Tỷ trọng thu nợ theo loại hình cho vay................................................................22 Bảng 10: Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay tại Sacombank An Giang ...................24 Bảng 11: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay ...............................................................24 Bảng 12: Tình hình dư nợ theo loại hình cho vay tại Sacombank An Giang ..................25 Bảng 13: Tỷ trọng dư nợ theo loại hình cho vay...............................................................25 Bảng 14: Tình hình nợ quá hạn tại Sacombank An Giang ..............................................28 Bảng 15: Tổng nợ quá hạn theo thời hạn cho vay ............................................................28 Bảng 16: Tỷ lệ thu nợ tại Sacombank An Giang ..............................................................29 Bảng 17: Tỷ lệ rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang.................................................30 Bảng 18: Tỷ lệ Nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Sacombank An Giang ...........................30 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Sơ đồ tổ chức tại Sacombank An Giang ..............................................................11 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 8 CBCNV : Cán bộ công nhân viên CBTD : Cán bộ tín dụng DN : Dư nợ DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ EAD : Dư nợ tại thời điểm vỡ nợ EL : Khoản lỗ dự kiến LGD : Tỷ lệ lỗ khi thanh lý tài sản NQH : Nợ quá hạn PD : Xác suất vỡ nợ RRTD : Rủi ro tín dụng SXKD : Sản xuất kinh doanh TD : Tín dụng TLTN : Tỷ lệ thu nợ TLNQH/DN : Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ TLRRTD : Tỷ lệ rủi ro tín dụng TSĐB : Tài sản đảm bảo Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 9 LỜI CẢM ƠN ----- ----- Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô trường Đại Học An Giang cùng quý thầy cô trong Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh đã tận tâm truyền đạt cho em nhiều kiến thức quan trọng. Qua thời gian học tập tại trường, em đã tiếp thu được những kiến thức rất bổ ích về ngành học của mình. Em xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám Đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh An Giang và các anh chị tại nơi em thực tập. Tất cả đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể học hỏi và hiểu biết thêm rất nhiều về công tác của Ngân hàng, giúp đỡ để em có thể hoàn thành bài luận văn này. Tuy nhiên, với kiến thức còn hạn chế, nên bài luận văn này khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý chỉnh sửa của các anh chị. Sau cùng em xin kính chúc Quý thầy cô cùng các anh chị nơi em thực tập luôn được dồi dào sức khỏe và thành công trong công tác. Sinh viên thực hiện NGUYỄN TRỌNG NGHĨA TÀI LIỆU THAM KHẢO Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 10 1. Lê Văn Tề và Nguyễn Thị Xuân Liễu, 1999, Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại, TPHCM: NXB Thống Kê. 2. NHNN Việt Nam, 1999, Quyết Định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, Hà Nội. 3. NHNN Việt Nam, 2005, Quyết Định số 493/2001/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, Hà Nội. 4. Nguyễn Đăng Dờn, 2005, Tín Dụng Ngân Hàng, TPHCM: NXB Thống kê. 5. Trần Huy Hoàng, 2003, Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại, TPHCM: NXB Thống Kê. Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 11 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Cơ sở hình thành Ngày nay chúng ta đang đựơc chứng kiến hàng ngày sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, việc Việt Nam gia nhập WTO, tham gia vào các tổ chức, các hội nghị… đã tạo ra cho các doanh nghiệp trong nước những điều kiện thuận lợi để thâm nhập thị trường quốc tế rộng lớn và đầy tiềm năng; đã tạo ra cơ hội để người tiêu dùng trong nước được tiếp cận và sử dụng những hàng hóa, dịch vụ tốt nhất của các nước. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang khẩn trương nắm bắt những cơ hội, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cho những dự án mới, cải tiến kỹ thuật công nghệ để có thể cạnh tranh trong môi trường mới. Để có thể thực hiện tốt những việc trên thì vấn đề tìm nguồn tài trợ luôn được đặt ra như là vấn đề cấp thiết hàng đầu với tất cả các chủ thể kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, các khoản cấp tín dụng của Ngân hàng luôn được xem là một nguồn tài trợ tốt ngày càng góp phần quan trọng trong việc tạo vốn cho các chủ thể kinh tế hoạt động, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong công việc kinh doanh luôn có thể xảy ra thiệt hại xuất phát từ cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan, do đó những rủi ro tiềm ẩn mà Ngân hàng có thể sẽ đương đầu khi cấp tín dụng là rất lớn. Vì lẽ đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH AN GIANG”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu là tìm hiểu những rủi ro mà Sacombank gặp phải trong hoạt động cấp tín dụng, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, giúp cho hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng ngày càng có chất lượng. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Sacombank đã thành lập văn phòng đại diện và đi vào hoạt động tại An Giang từ năm 1998, nhưng đến ngày 03/08/2005 mới chính thức trở thành một Chi nhánh cấp 1. Do đó việc tìm hiểu rủi ro tín dụng trong đề tài này chỉ tập trung trong thời gian từ lúc Chi nhánh bắt đầu đi vào hoạt động năm 2005 đến cuối năm 2006. 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Số liệu thứ cấp: tập hợp số liệu từ các báo cáo, tài liệu công bố của Ngân hàng. - Phân loại – so sánh số liệu, chỉ tiêu trong hoạt động tín dụng, đánh giá nguyên nhân, thực trạng của rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. - Quan sát hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, tham khảo ý kiến cán bộ tín dụng. - Đề xuất ý kiến. Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái quát về tín dụng 2.1.1 Khái niệm về tín dụng Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Vậy cho vay hay cấp tín dụng là loại nghiệp vụ của Ngân hàng Thương mại trong đó Ngân hàng sẽ cấp cho người đi vay một số vốn để SXKD, đầu tư hay tiêu dùng. Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn gốc và tiền lãi. Ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn. Người đi vay có ý thức quan tâm đến việc trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng vốn làm sao cho có hiệu quả để hoàn trả nợ. 2.1.2 Các nguyên tắc tín dụng ` Hoạt động của tín dụng Ngân hàng tuân thủ theo các nguyên tắc sau:  Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã được bên vay trình bày với Ngân hàng và được Ngân hàng cho vay chấp nhận. Đó là các khoản chi phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh của bên vay. Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho tiền vay. Do đó, tuân thủ nguyên tắc này, khi cho vay Ngân hàng có quyền yêu cầu bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hành động của bên vay về phương diện này. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên vay gắn liền với hiệu quả cho vay Ngân hàng, có thể nói rằng hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn là cơ sở cho sự an toàn của khoản vay, thiếu yêu cầu này không thể nói đến sự tồn tại và phát triển các quan hệ vay vốn. Do đó, hiệu quả kinh tế của tiền vay được đưa ra như một sự đảm bảo, một sự cam kết của bên vay vốn, trước hết là tạo ra nhiều khối lượng sản phẩm dịch vụ, đẩy nhanh nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hoá, đồng thời tạo ra nhiều tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Việc thỏa thuận và sự cụ thể hóa nguyên tắc này như một trong những điều kiện cho vay được sử dụng làm cơ sở để Ngân hàng thiết lập quan hệ tín dụng và giám sát hoạt động của các khách hàng vay vốn trong quá trình hoạt động có sử dụng vốn vay Ngân hàng.  Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ giao dịch quyền sử dụng vốn trong thời gian nhất định. Trong khoản thời gian cam kết giao dịch, Ngân hàng và bên vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng rằng Ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho Ngân hàng (trả nợ gốc) với khoản chi phí (lợi tức và phí) nhất định. Như vậy, trong Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 13 khoản thời gian được cam kết thì bên vay có toàn quyền quyết định cách thức sử dụng khoản vay miễn là không sai lệch mục đích thỏa thuận ban đầu và đạt được hiệu quả kinh tế. Khi hết thời hạn cam kết, bên vay phải hoàn lại cho Ngân hàng một lượng giá trị và lúc này quyền sử dụng được chuyển về phía Ngân hàng. Về phương diện hạch toán, nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn của tín dụng. Tiền vay phải được bảo đảm không bị giảm giá, tiền vay phải đảm bảo thu hồi được đầy đủ và có sinh lời. Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội được ổn định, các mối quan hệ của Ngân hàng được phát triển theo xu thế an toàn và năng động. Nguyên tắc này ràng buộc các Ngân hàng sẽ không thể an toàn một khi cho vay đối với các khách hàng làm ăn yếu kém, bởi nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động, đó là một bộ phận tài sản của các chủ sở hữu mà Ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, Ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng các yêu cầu rút tiền của khách hàng khi họ cần. Khi các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của Ngân hàng, gây khó khăn cho các khách hàng khác. 2.1.3 Chức năng của tín dụng - Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ. Mặt tập trung của tín dụng thể hiện Ngân hàng là nơi tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Sau đó Ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn vay này để thực hiện cấp tín dụng cho những khách hàng có nhu cầu, đây chính là chức năng phân phối lại vốn tiền tệ. Chính nhờ chức năng này mà những nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được tận dụng một cách hợp lý cho những nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. - Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Trước hết tín dụng góp phần tạo điều kiện cho sự ra đời các công cụ lưu thông tiền tệ như thương phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng, các loại séc, thẻ thanh toán… đã thay thế được một lượng tiền mặt đang lưu hành, qua đó có thể tiết giảm một số chi phí như in và đúc tiền, vận chuyển, bảo quản… Mặt khác, hoạt động tín dụng cùng với hệ thống thanh toán qua Ngân hàng ngày càng được mở rộng đã tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế được thúc đẩy, mở ra khả năng lớn cho việc giao dịch thông qua tài khoản dưới các hình thức chuyển khoản, thanh toán bù trừ… - Phản ánh và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế. Chính nhờ thông qua công tác huy động và cho vay của Ngân hàng đã phần nào phản ánh tình hình một số mặt như khối lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội, nhu cầu vốn của các cá nhân và tổ chức kinh tế… đây là hệ quả rút ra từ chính hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh, việc Ngân hàng yêu cầu minh bạch tình hình tài chính và giám sát hoạt động của khách hàng vay vốn giúp cho Ngân hàng có thể phát hiện những bất thường trong tình hình tài chính, tăng cường kiểm soát bằng tiền đối với các chủ thể kinh tế có sử dụng vốn vay. 2.1.4 Vai trò của tín dụng - Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi các doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại ở cả 3 giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 14 thông, nên hiện tượng thừa và thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra tại các doanh nghiệp. Tín dụng đã góp phần điều tiết các nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Với mục tiêu mở rộng sản xuất đối với từng doanh nghiệp thì yêu cầu về vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra, bởi lẽ để đẩy mạnh tiến độ phát triển sản xuất không thể chỉ trông chờ vào vốn tự có của doanh nghiệp, mà phải biết tận dụng các nguồn vốn khác trong xã hội. Từ đó tín dụng mới là nơi tập trung bộ phận lớn vốn nhàn rỗi và là nơi đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển. Như vậy, tín dụng vừa giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích luỹ vốn cho đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích luỹ vốn cho nền kinh tế. - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả. Với vai trò tập trung và tận dụng những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng đã trực tiếp giảm khối lượng tiền mặt tồn động trong lưu thông. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế bị lạm phát, tín dụng được xem như là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm lạm phát trong nền kinh tế. Mặt khác, tín dụng còn tạo điều kiện mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là một trong những nhân tố tích cực giảm việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế, là bộ phận lưu thông tiền tệ mà Nhà nước rất khó quản lý và dễ bị tác động của qui luật lưu thông tiền tệ. Trong những thập niên gần đây ở hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trong các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà Nước nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong thời kỳ thì lãi suất tín dụng đã trở thành một trong những công cụ điều tiết nhạy bén với nhu cầu của nền kinh tế. - Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội. Vai trò này của tín dụng có thể nói là hệ quả tất yếu của hai vai trò trên. Nền kinh tế phát triển trong một môi trường ổn định về tiền tệ là điều kiện nâng cao dần đời sống của các thành viên trong xã hội, là điều kiện thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội, từ đó rút ngắn chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội. Hoạt động tín dụng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp mà còn phục vụ cho mọi tầng lớp dân cư. Trong nền kinh tế, bên cạnh các Ngân hàng còn có các hệ thống các tổ chức tín dụng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của cá nhân cho phát triển kinh tế gia đình, mua sắm, sinh hoạt… 2.1.5 Đối tượng cho vay của Ngân hàng Đối tượng cho vay của Ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời gian nhất định. Ngân hàng cho vay các đối tượng sau: - Giá trị vật tư, hàng hóa máy móc thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống, đầu tư và phát triển. - Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó. Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 15 Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau: - Số tiền thuế phải nộp (trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu). - Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác. - Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn. 2.1.6 Điều kiện cho vay Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với các bên để làm căn cứ xem xét quyết định thiết lập quan hệ tín dụng. Nội dung của điều kiện cho vay cũng làm cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử dụng tiền vay. Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:  Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật: - Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: + Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự; + Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; + Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; + Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; + Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; - Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài được Bộ Luật Dân Sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được Điều ước quốc tế mà Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.  Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.  Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.  Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.  Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các điều kiện cho vay có thể được từng Ngân hàng cụ thể hóa tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, tuỳ thuộc vào môi trường kinh doanh… 2.1.7 Các phương thức cho vay Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay: Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 16 - Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. - Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. - Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 2.2 Khái niệm về rủi ro tín dụng 2.2.1 Rủi ro tín dụng Là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn. 2.2.2 Biểu hiện, nguyên nhân và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng  Biểu hiện Biểu hiện của rủi ro tín dụng rất đa dạng. Tuy nhiên trên thực tế nó thường được biểu hiện qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn, là việc xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan hệ tín dụng từ đó tác động xấu đến hoạt động của Ngân hàng, có thể làm cho Ngân hàng thiệt hại hay mất khả năng thanh toán cho khách hàng. Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 17  Nguyên nhân Rủi ro tín dụng có thể không chỉ do nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng cho vay mà còn do nguyên nhân khách quan từ chính khách hàng vay vốn hay ảnh hưởng của môi trường kinh tế: Trong hoạt động kinh doanh có rất nhiều yếu tố từ môi trường tác động xấu đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp, như khi xảy ra các thiên tai, bão lụt, dịch bệnh… sẽ gây ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng, hạn chế sức mua của thị trường, làm cho tình hình kinh doanh không đạt như dự tính. Hay khi nền kinh tế bị suy thoái, việc xuất nhập khẩu, tiêu thụ hàng hóa bị hạn chế, giá cả sụt giảm… khiến việc kinh doanh của khách hàng không thuận lợi, do đó việc thu nợ của Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Đôi lúc hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn có thể gặp phải rủi ro mà nguyên nhân xuất phát từ chính quá trình sử dụng vốn của khách hàng vay. Nếu trong quá trình kinh doanh, khách hàng gặp phải những biến động trong gia đình hay xấu hơn nữa là thiếu ý thức trả nợ thì tất nhiên việc thu nợ của Ngân hàng có thể phải gặp khó khăn. Còn đối với những khách hàng không sử dụng vốn đúng cam kết, cụ thể là không thực hiện đúng phương án sản xuất kinh doanh đã đề ra và những khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh không mang lại hiệu quả thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn thu dùng để trả nợ, Ngân hàng sẽ khó có thể thu hồi đối với các khoản nợ này. Cuối cùng nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro tín dụng còn là những nguyên nhân từ chính bản thân Ngân hàng, đó là việc cán bộ tín dụng tự bản thân chưa nắm vững, chấp hành quy chế cho vay; trong quá trình thẩm định hồ sơ còn chủ quan, hời hợt, lập tờ trình cho vay không trung thực; thiếu sự quan tâm theo dõi, thu nợ khách hàng, công tác quản lý tín dụng chưa chặt chẽ gây sai sót trong quyết định cho vay… Trong đó, dễ dẫn đến rủi ro tín dụng cho Ngân hàng nhất là khi thực hiện thẩm định hồ sơ vay, nếu cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm hoặc thẩm định không theo đúng trình tự và quy định sẽ có thể bị khách hàng lừa đảo, qua mặt; đôi khi còn xảy ra trường hợp cán bộ tín dụng cố ý thẩm định sai sự thật gây thiệt hại cho chính bản thân Ngân hàng.  Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng ở mứa cao chứng tỏ hoạt động cấp tín dụng không mang lại hiệu quả: Nếu nghiệp vụ cấp tín dụng phát sinh rủi ro cũng tức là phát sinh nợ quá hạn trong tổng dư nợ tại Ngân hàng, mà tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng cao thì thể hiện chất lượng tín dụng càng thấp. Mặt khác khi nợ quá hạn gia tăng thì theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Ngân hàng sẽ phải thực hiện việc trích lập dự phòng theo từng nhóm nợ quá hạn tương ứng, sẽ phải tăng các khoản chi để đốc thúc, thu hồi nợ, từ đó làm cho lợi nhuận thấp hơn dự kiến. Trong trường hợp phát sinh nợ quá hạn lớn còn có thể làm Ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán bởi phần lớn nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là vốn huy động, khi Ngân hàng không thể đảm bảo thu hồi nợ vay đúng hạn thì khả năng thanh toán sẽ đồng thời giảm xuống, ảnh hưởng uy tín của Ngân hàng, sức cạnh tranh bị hạn chế. Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 18 2.3 Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay, không xét đến việc khoản tín dụng đó đã được thu về hay chưa, thường được xác định theo tháng, quí hay năm. 2.4 Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh các khoản thu nợ gốc mà Ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của Ngân hàng kể cả các khoản vay của năm nay và những năm trước đó, kể cả thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần. 2.5 Dư nợ Là toàn bộ số tiền Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi nợ, dư nợ được tính tại một thời điểm xác định. 2.6 Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh những khoản nợ vay (bao gồm vốn gốc và lãi) không trả nợ đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì toàn bộ số dư nợ vay của hợp đồng tín dụng đó được coi là nợ quá hạn. - Không trả đúng hạn: là việc khách hàng trả lãi hoặc gốc trễ hạn từ 1 ngày trở lên so với ngày trả nợ được thỏa thuận. - Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: là việc khách hàng gia hạn nợ hoặc điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ.  Gia hạn nợ vay: là việc Ngân hàng chấp nhận kéo dài thêm một khoản thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.  Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: là việc Ngân hàng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi. Nợ quá hạn làm cho lợi nhuận của Ngân hàng bị giảm sút, đôi khi dẫn đến thua lỗ, Ngân hàng bị mất khả năng thanh toán cho khách hàng… Nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại. 2.7 Vai trò công tác thẩm định trong việc hạn chế rủi ro 2.7.1 Khái niệm thẩm định tín dụng Thẩm định tín dụng là tiến hành xem xét và phân tích những yếu tố có liên quan đến khách hàng vay vốn trên cơ sở hồ sơ xin vay và các thông tin có liên quan để làm căn cứ quyết định cho vay đối với khách hàng. 2.7.2 Vai trò công tác thẩm định trong việc hạn chế rủi ro tín dụng - Giúp Ngân hàng xác định được khả năng và ý muốn của người vay trong việc hoàn trả tiền vay, phù hợp với các điều khoản của hợp đồng tín dụng, qua đó thấy được rủi ro có thể có trong mỗi trường hợp, thỏa thuận được mức cho vay và thu nợ hợp lý. Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 19 - Ngân hàng có thể tham gia góp ý với khách hàng nhằm tạo tiền đề đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được cả lãi và gốc đúng hạn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. 2.8 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 2.8.1 Tỷ lệ thu nợ %100 DSCV DSTNTLTN Đánh giá hiệu quả trong hoạt động thu nợ của Ngân hàng, phản ánh trong thời kỳ nhất định với doanh số cho vay nhất định thì Ngân hàng sẽ thu về đựơc bao nhiêu đồng vốn, tỷ lệ này càng cao càng tốt. 2.8.2 Tỷ lệ rủi ro tín dụng %100 TScó DNTLRRTD Nếu tỷ lệ này càng cao chứng tỏ khi đó các khoản mục tín dụng chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản có của Ngân hàng, mà nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ có vai trò quan trọng hàng đầu và thu về khoản lợi nhuận chủ yếu đối với tất cả các Ngân hàng Thương mại. Do đó khi tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản có của Ngân hàng càng lớn cũng tức là Ngân hàng có thể thu về lợi nhuận lớn hơn từ lãi vay, tuy nhiên cấp tín dụng cũng là ngiệp vụ mang lại nhiều rủi ro hơn so với đầu tư vào các tài sản có khác, vì thế mức độ rủi ro mà Ngân hàng có thể gặp phải cũng sẽ lớn hơn. 2.8.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ %100/   DN NQHDNTLNQH Thể hiện chất lượng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 20 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ SACOMBANK CHI NHÁNH AN GIANG 3.1 Giới thiệu về ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có trụ sở chính đặt tại 278_Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TPHCM, được thành lập theo quyết định số 005/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động theo quyết định số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể từ Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và sáp nhập 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình – Lữ Gia – Thành Công. Qua hơn 15 năm hoạt động, Sacombank là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, tăng từ 190 tỷ đồng năm 2001 lên 1.899 tỷ đồng tháng 3/2006, và hiện nay là 2.089 tỷ đồng (là Ngân hàng có mức vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam). Mạng lưới hoạt động trên 118 điểm giao dịch trải rộng từ Bắc vào Nam, quan hệ đại lý với 7.200 chi nhánh của 208 Ngân hàng tại 82 quốc gia và vùng lãnh thổ, đội ngũ nhân viên gần 4.000 người và dự kiến tiếp tục tăng thêm 10% trong năm tiếp theo. Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 06/06/2006 Sacombank đã tiến hành niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những thành quả đạt được, Sacombank đang hướng đến mục tiêu trở thành một Ngân hàng bán lẻ đa năng - hiện đại – đạt mức trung bình, tiên tiến trong khu vực. 3.2 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh An Giang 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh cấp 1 An Giang có trụ sở toạ lạc tại 56B_Tôn Đức Thắng, Phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang, được thành lập theo công văn số 143/NHNN ngày 22/5/2005 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động ngày 03/08/2005 theo công văn số 66 của Chủ Tịch HĐQT trên cơ sở chuyển thể và nâng cấp từ Văn phòng đại diện và Tổ tín dụng An Giang. Sacombank An Giang là chi nhánh thứ 3 áp dụng hệ thống Corebanking (T24), là một trong những phương tiện hiện đại trong việc quản lý ngân hàng. Sacombank cũng đã tiến hành thực hiện việc xếp hạng tín dụng, đánh giá phân loại các khoản vay để ngay từ đầu có thể ngăn ngừa những khoản vay có thể phát sinh rủi ro. Trong cùng xu thế phát triển của toàn hệ thống Sacombank, Sacombank An Giang cũng đặt mục tiêu phát triển là trở thành Ngân hàng bán lẻ đa năng trên địa bàn tỉnh, do vậy nhóm khách hàng trọng tâm mà Chi nhánh hướng đến là các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh công tác tín dụng nhằm đầu tư vốn để tài trợ cho các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ lúc được thành lập đến nay, tuy chỉ mới hoạt động một thời gian ngắn, Chi nhánh cũng đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ. Công tác huy động vốn và hoạt động cho vay có bước tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ tín dụng năm 2006 đã tăng hơn Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 21 32,7%, nợ quá hạn được giảm thiểu, các hoạt động dịch vụ có bước phát triển khá và có tín hiệu rất khả quan, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mỗi tháng có giảm nhẹ tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận cả năm vẫn đạt trên 600%. 3.2.2 Cơ cấu tổ chức – quản lý tại Sacombank An Giang Hình 1: Sơ đồ tổ chức tại Sacombank An Giang 3.2.3 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban  Phòng dịch vụ khách hàng Phòng Dịch vụ khách hàng có nhiệm vụ chung là làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của Ngân hàng cho khách hàng, triển khai các tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, hướng dẫn và lập chứng từ kế toán; thực hiện công tác tiếp thị để phát triển thị phần; xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm và theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch; hướng dẫn, hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc. Phòng dịch vụ khách hàng bao gồm các bộ phận: Ban Giám đốc Phòng Quản lý Tín dụng Phòng Dịch vụ Khách hàng Phòng Kế toán & Quỹ Tổ Hành chánh Quản Trị Bộ phận kiểm soát TD Bộ phận Quản lý Nợ Bộ phận KD Vàng Bộ phận DV & TG Bộ phận TTQT Bộ phận Tín dụng cá nhân Bộ phận Tín dụng DN Quỹ chính Bộ phận Tổng hợp Phòng Giao Dịch Châu Phú Phòng Giao Dịch Tân Châu Bộ phận quan hệ KH Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 22  Bộ phận tín dụng doanh nghiệp - Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chăm sóc khách hàng hiện hữu. - Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo lãnh. - Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng. - Phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vay bảo lãnh. - Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ. - Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của Ngân hàng đến khách hàng. - Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm. - Lập chứng thư bảo lãnh đối với nghiệp vụ bảo lãnh nội địa. - Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay. - Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn. - Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi trách nhiệm theo quy định của Ngân hàng. - Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.  Bộ phận tín dụng cá nhân Cũng giống như bộ phận tín dụng doanh nghiệp, ngoại trừ chức năng thứ 3 được bổ sung như sau: nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng để trả nợ, tài sản đảm bảo,… của khách hàng cho vay bất động sản và tiêu dùng; tham gia thực hiện việc giải ngân, thu nợ đối với nghiệp vụ cho vay cán bộ công nhân viên và góp chợ theo quy định của Ngân hàng.  Bộ phận thanh toán quốc tế - Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần. - Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế. - Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán, thông báo L/C và trong thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác. - Lập thủ tục và thanh toán cho nước ngoài và nhận thanh toán từ nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng. - Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí Ngân hàng phát hành L/C trong việc cho vay cầm cố bộ chứng từ. - Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng. - Thực hiện việc chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài. Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 23 - Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách. - Quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định. - Xây dựng kế họach tháng, năm; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.  Bộ phận dịch vụ và tiền gửi - Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng , đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần. - Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng; các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, các nghiệp vụ kế toán tiền vay; chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối, chuyển tiền phi mậu dịch; thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc và các loại thẻ quốc tế; các nghiệp vụ về thẻ Sacombank, các nghiệp vụ liên quan đến vốn cổ phần, thu chi tiền mặt…  Bộ phận kinh doanh vàng - Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần. - Thực hiện các tác nghiệp mua bán vàng phục vụ cho hoạt động huy động, cho vay và hoạt động kinh doanh của đơn vị theo quy định của Ngân hàng. - Lập các chứng từ kế toán liên quan do bộ phận đảm trách.  Bộ phận quan hệ khách hàng - Hướng dẫn và giới thiệu tất cả các sản phẩm của Ngân hàng. - Tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng. - Thực hiện các thủ tục ban đầu khi khách hàng sử dụng sản phẩm và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan. - Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ hoạt động của Chi nhánh.  Phòng quản lý tín dụng - Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân. - Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng. - Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố, thế chấp. - Quản lý danh mục dư nợ và tình hình thu hồi nợ. - Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.  Phòng kế toán và quỹ - Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đơn vị trực thuộc Chi nhánh. - Đảm nhận công tác thanh toán của Chi nhánh đối với nội bộ Ngân hàng và các Ngân hàng khác. Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 24 - Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn Chi nhánh. - Quản lý Chi nhánh điều hành. - Quản lý thanh khoản. - Quản lý kho quỹ. - Bảo quản và sử dụng khuôn dấu của Chi nhánh theo đúng quy định. 3.2.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tại Ngân hàng 3.2.4.1 Thuận lợi - Cán bộ nhân viên có tuổi đời trẻ, tuy kinh nghiệm còn có phần hạn chế nhưng rất nhiệt tình và năng động trong công việc. - Trụ sở Chi nhánh mới được cải tạo nên rất khang trang và hiện đại so với các Ngân hàng Thương mại Cổ phần khác, nằm trên vị trí trung tâm TP.Long Xuyên nên thu hút được khách hàng đến quan hệ. - Công tác quảng bá thương hiệu Sacombank trong thời gian gần đây, nhất là những tháng cuối năm 2006 được thực hiện trên cả hệ thống (các sự kiện như: tăng vốn điều lệ, cổ phiếu Sacombank lên sàn giao dịch, Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập…) đã làm cho nhiều người dân biết về Sacombank hơn. - Công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng được Chi nhánh đặc biệt quan tâm, xem đây là vũ khí cạnh tranh với các Ngân hàng Thương mại khác trên địa bàn, nên đã thu hút được nhiều khách hàng ở các Ngân hàng khác tới quan hệ. 3.2.4.2 Khó khăn - Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng Thương mại trên địa bàn quá khốc liệt, nếu so với các tỉnh khác thì An Giang là tỉnh có nhiều Tổ chức tín dụng nhất sau các TP trực thuộc TW. Việc ra đời sau các Ngân hàng khác nên mặc dù Chi nhánh có tốc độ phát triển rất nhanh nhưng thị phần còn rất thấp. Về cho vay phải cạnh tranh với những Ngân hàng Thương mại Quốc doanh (lãi suất từ 0,85% đến 1,00%), các Ngân hàng Thương mại khác (từ1,00% đến 1,25%). Về huy động phải lôi kéo khách hàng từ các Ngân hàng khác và cạnh tranh với các Ngân hàng mới khai trương có lãi suất huy động rất cao. - Do mới thành lập nên nhân sự còn thiếu kinh nghiệm, cần có thời gian trao dồi, bồi dưỡng. - Lãnh đạo các cấp trung gian ở một số bộ phận, phòng ban đôi lúc còn bị động trước công việc, đã có nhiều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 25 3.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 Bảng 1: Kết quả kinh doanh năm 2005 - 2006 ` ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch TT 05/KH 05 Chỉ tiêu 2006 2005 Tăng giảm % tăng giảm Thu từ lãi (1) 24.293 4.284 20.009 467,06% Chi trả lãi (2) 5.214 661 4.553 688,80% Thu nhập lãi (1)-(2) 19.079 3.623 15.456 426,60% Thu ngoài lãi (3) 1.419 158 1.261 798,10% Chi ngoài lãi (4) 5.263 1.654 3.609 218,19% Thu nhập ngoài lãi (3)-(4) -3.844 -1.496 -2.348 -110,39% Thu nhập trước thuế 15.235 2.127 13.108 616,26% Thu nhập sau thuế 10.969 1.532 9.437 615,99% (Nguồn: P. Kế Toán Sacombank An Giang) Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh đã có sự tăng trưởng rất nhanh trong năm 2006, ở tất cả các chỉ tiêu đều có sự tăng mạnh. Công tác huy động vốn và cho vay đồng thời được mở rộng làm cho thu nhập từ lãi vay tăng 467% và khoản chi phí trả lãi tiền gởi tăng đến 688%, do đó khoản lãi ròng thu về tại Chi nhánh tăng được 15,4 tỷ đồng tương đương 426%. Tuy nhiên kết thúc năm 2006, phần lợi nhuận mà Chi nhánh đạt được đã tăng hơn 616%. Sự gia tăng lợi nhuận có lớn hơn mức tăng lãi ròng do bởi ảnh hưởng của các khoản vốn điều hoà từ hội sở, trong năm Chi nhánh có sự gia tăng trả lãi cho phần vốn điều hòa nhưng chỉ đạt 218%, trong khi đó công tác huy động đạt được hiệu quả nên việc chuyển vốn điều hòa về hội sở tăng đến 798%, góp phần gia tăng lợi nhuận của Chi nhánh. Ở năm 2006 các chỉ tiêu hoạt động tại Chi nhánh đều đạt vượt kế hoạch đề ra, điều này thể hiện rõ sự cố gắng trên mọi mặt và khả năng phát triển là rất khả quan khi mà Chi nhánh chỉ mới đi vào hoạt động trong thời gian được hơn 1 năm. 3.2.6 Các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động năm 2007 – Biện pháp tổ chức thực hiện Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang, định hướng phát triển của Sacombank và tình hình thực tế tại chi nhánh, chi nhánh An Giang đề ra các chỉ tiêu sau: - Huy động vốn: + VNĐ : 114,8 tỷ đồng Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 26 + USD : 463 ngàn USD + Vàng : 2.340 lượng - Dư nợ: + VNĐ : 247,6 tỷ đồng + USD : 1.800 ngàn USD + Vàng : 62 lượng - Tổng thu : 41,896 tỷ đồng Trong đó thu phí dịch vụ : 1,657 tỷ đồng - Tổng chi : 16,562 tỷ đồng - Lợi nhuận sau khi tính ĐHV : 11,565 tỷ đồng  Biện pháp tổ chức thực hiện: Để có thể hoàn thành tốt những mục tiêu nêu trên, giữ vững sự phát triển ổn định thì phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nhằm thực hiện tốt mọi mặt hoạt động tại Chi nhánh: Công tác huy động vốn cần chú trọng hơn nữa hoạt động tiếp thị, nhất là các doanh nghiệp để tranh thủ nguồn vốn lãi suất thấp, phân loại khách hàng theo số dư tiền gởi để có chính sách chăm sóc, ưu đãi hợp lý, tăng cường quảng bá hình ảnh qua giải việt dã “Sacombank – chạy vì sức khỏe cộng đồng”… Bên cạnh cũng có thể tranh thủ vốn huy động qua việc quan hệ với các Ban quản lý dự án để vận động tiền gởi ở những khu vực có giải tỏa, đền bù… Về mặt hoạt động tín dụng, cần tiếp tục trao dồi kinh nghiệm, nghiệp vụ đội ngũ nhân viên để có thể tăng cường và mở rộng cho vay trên cơ sở an toàn và hiệu quả. Đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ đồng thời mở rộng thêm một số loại hình cho vay có ưu thế để phân tán rủi ro như cho vay mua xe, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời… Đồng thời tiến hành đánh giá lại các khoản nợ quá hạn để có biện pháp xử lý dứt điểm, tránh phát sinh nợ quá hạn mới. Đối với những mặt hoạt động khác thì tiếp tục phát huy những sản phẩm dịch vụ có thế mạnh trong năm 2006 như thanh toán quốc tế, chuyển tiền, bảo lãnh nội địa… Thực hiện tuyển dụng nhân sự để mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường quy mô tại Chi nhánh; bố trí lực lượng, phân công phân nhiệm căn cứ vào hiệu quả từng phòng ban nhằm đảm bảo hoạt động được phát triển bền vững. Thường xuyên kiểm tra toàn diện hoạt động của các phòng ban, các phòng giao dịch trực thuộc để có thể kịp thời phát hiện các sai sót, đề ra giải pháp chấn chỉnh hợp lý… Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 27 CHƯƠNG 4: RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH AN GIANG Sacombank là Ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới hoạt động rộng khắp từ Bắc vào Nam, hiện tại vốn điều lệ là 2.089 tỷ đồng – lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần tại Việt Nam, tuy nhiên cũng giống như các Ngân hàng thương mại khác, hoạt động tín dụng luôn chiếm vai trò chủ yếu, thu nhập từ việc cấp tín dụng đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận của Ngân hàng. Tuy nhiên tín dụng cũng là lĩnh vực hoạt động có thể mang lại cho Ngân hàng nhiều rủi ro nhất, để có thể tìm hiểu về những rủi ro mà Ngân hàng gặp phải trong hoạt động cấp tín dụng, ta sẽ đi vào tìm hiểu hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàg trong thời gian từ lúc bắt đầu đi vào hoạt động 03/8/2005 đến 31/12/2006. 4.1 Doanh số cho vay (DSCV) 4.1.1 Doanh số cho vay – Theo thời hạn tín dụng Bảng 2: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm Ngắn hạn 35.000 135.000 165.000 100.000 258,71% 30.000 22,22% Trung hạn 25.000 35.000 55.000 10.000 40,00% 20.000 57,14% Dài hạn 0 0 130 0 - 130 - Tổng 60.000 170.000 220.130 110.000 183,33% 50.130 29,48% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Bảng 3: Tỷ trọng doanh số cho vay theo thời hạn cho vay Chỉ tiêu 31/12/2005 30/6/2006 31/12/2006 Ngắn hạn 58,33% 79,41% 74,95% Trung hạn 41,67% 20,59% 24,98% Dài hạn - - 0,07% Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 28 (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Tổng DSCV đã có sự gia tăng lớn theo thời gian, trong đó đáng kể nhất là DSCV ngắn hạn và trung hạn. Từ lúc Chi nhánh đựơc thành lập vào 03/8/2005 đến 31/12/2005, DSCV đã đạt 60 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 35 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58,3%, cho vay trung hạn là 25 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41,6%, lúc này Chi nhánh chưa phát sinh các khoản vay có thời hạn trên 5 năm. Đến thời điểm 30/6/2006, DSCV đạt 170 tỷ đồng, so với thời điểm 31/12/2005 đã tăng lên 110 tỷ đồng, tương đương 183,3%. Đến lúc này tại Chi nhánh vẫn chưa phát sinh các khoản vay dài hạn, sự gia tăng của DSCV chủ yếu là trong cho vay ngắn hạn, tăng thêm 100 tỷ đồng tương đương 258,7%, trong khi đó cho vay trung hạn chỉ tăng được 10 tỷ đồng tương đương 40%, khi này tỷ trọng của cho vay ngắn hạn trong tổng DSCV đã đạt 79,4%. Đến hết 31/12/2006, DSCV đạt được hơn 220 tỷ đồng, tỷ lệ gia tăng chỉ còn 29,4%, thấp hơn nhiều so với thời điểm 30/6/2006. Nếu xét theo thời hạn vay thì tình hình cho vay tại Chi nhánh không có sự biến động quá lớn về tỷ trọng của các khoản vay ngắn và trung – dài hạn. Tuy nhiên đến thời điểm 31/12/2006, tỷ lệ gia tăng trong cho vay ngắn hạn và trung hạn đã có sự thay đổi, cho vay ngắn hạn chỉ còn tăng 22,2%, trong khi đó cho vay trung hạn tăng được 57,1%. Bên cạnh đó đến thời điểm này tại Chi nhánh cũng đã có phát sinh lượng cho vay dài hạn là 130 triệu đồng. Như vậy từ thời điểm 31/12/2005 đến 31/12/2006, DSCV đều có xu hướng gia tăng mặc dù tỷ lệ gia tăng tính đến 31/12/2006 là 29,4%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng DSCV ở thời điểm 30/6/2006. Tính đến 31/12/2005, tuy Chi nhánh chỉ mới đi vào hoạt động được khoảng 5 tháng nhưng doanh số cho vay đã đạt mức 60 tỷ đồng, điều này có được là do trên địa bàn Thành Phố Long Xuyên trước đây đã có đặt Văn phòng đại diện của Sacombank (đã có từ năm 1996 đến năm 1998 chính thức thành lập, là điểm giao dịch đầu tiên của Sacombank ra ngoài TPHCM và Thủ Đô Hà Nội), người dân đã được tiếp cận từ trước với các loại hình cho vay của Ngân hàng. DSCV tăng qua từng thời điểm cũng chứng tỏ người dân ngày càng có nhu cầu về vốn và mong muốn tạo lập quan hệ với Ngân hàng, mặt khác cũng thể hiện được công tác tiếp thị của Ngân hàng đã đạt được những thành quả nhất định. Sang năm 2006, khi Chi nhánh đã đi vào hoạt động ổn định, công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm tín dụng càng được triển khai triệt để, ngày càng thu hút được nhiều khách hàng hơn làm DSCV gia tăng mạnh mẽ. Tuy rằng DSCV đều có tăng ở cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, thế nhưng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất cao. Điều này là do nhóm khách hàng trọng tâm mà Chi nhánh hướng đến là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoản vay chủ yếu được dùng bổ sung nguồn vốn lưu động, mua sắm vật tư… Điều này có thể được xem như một dấu hiệu tốt khi Chi nhánh có thể nhanh chóng xoay vòng vốn, thuận lợi hơn trong công tác giám sát cho vay, đồng thời cho vay ngắn hạn cũng sẽ tiềm ẩn ít rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn. 4.1.2 Doanh số cho vay – Theo loại hình cho vay Hiện tại Sacombank An Giang đang tiến hành cho vay theo nhiều loại hình tùy theo mục đích sử dụng vốn khác nhau, bao gồm:  Cho vay sản xuất kinh doanh (SXKD)  Cho vay nông nghiệp  Cho vay tiêu dùng, bất động sản  Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 29  Cho vay cầm cố sổ tiền gởi  Cho vay cán bộ công nhân viên (CBCNV)  Cho vay tiểu thương chợ … Thời gian này Chi nhánh đang tiến hành gửi cán bộ tín dụng tập huấn thêm về loại hình Cho vay lãi cấn trừ Bất động sản, dự kiến sẽ sớm đưa vào hoạt động. Việc đưa ra nhiều loại hình có thể giúp Ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng vay vốn, thu hút được sự quan tâm của người dân. Tuy nhiên, ta chỉ xét một số loại hình mà Chi nhánh đang chú trọng đẩy mạnh và thường xuyên chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng DSCV, đó là: cho vay SXKD, cho vay nông nghiệp, cho vay CBCNV. Bảng 4: Doanh số cho vay theo loại hình cho vay tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm SXKD 9.456 103.234 120.341 93.778 991,73% 17.107 16,57% Nông nghiệp 6.376 18.249 10.589 11.873 186,21% -7.660 -41,97% CBCNV 31.678 19.960 35.321 -11.718 -36,99% 15.361 76,95% Khác 12.490 28.557 53.879 16.067 128,63% 25.322 88,67% Tổng 60.000 170.000 220.130 110.000 183,33% 50.130 29,48% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Bảng 5: Tỷ trọng doanh số cho vay theo loại hình cho vay Chỉ tiêu 31/12/2005 30/6/2006 31/12/2006 SXKD 15,76% 60,72% 54,67% Nông nghiệp 10,62% 10,73% 4,81% CBCNV 52,80% 11,74% 16,04% Khác 20,82% 16,81% 24,48% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 30 Như đã trình bày trong phần 4.1.1, tổng DSCV đã có sự gia tăng mạnh theo thời gian. Trong đó, gia tăng mạnh mẽ và chiếm tỷ trọng cao là các khoản vay phục vụ SXKD. DSCV ở loại hình này vào 31/12/2005 chỉ đạt 9,4 tỷ đồng, nhưng đến 31/12/2006 đã tăng đến 120,3 tỷ đồng, chủ yếu tăng ở nửa đầu năm 2006, tăng 93,7 tỷ đồng tương đương 991,7%. Giải thích cho sự gia tăng này là do số lượng lớn các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn ngày càng tin tưởng vào hoạt động của Chi nhánh. Với số lượng doanh nghiệp liên tục được thành lập cộng với số doanh nghiệp sẵn có trên địa bàn thì nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh luôn là rất lớn. Về cho vay nông nghiệp, đây là mảng hoạt động đựơc Chi nhánh chú trọng đẩy mạnh từ khi đi vào hoạt động. Ở thời điểm 31/12/2005, DSCV nông nghiệp đạt hơn 6,3 tỷ đồng, chiếm 10,62% tổng DSCV. Do mùa vụ Đông – Xuân 2005 nông dân được giá nông sản, thêm vào là nhu cầu vốn khắc phục hậu quả dịch cúm gia cầm nên đến 30/6/2006, cho vay nông nghiệp tăng thêm hơn 11 tỷ đồng, đạt 18,2 tỷ đồng. Đến thời điểm 31/12/2006, tình hình sản xuất, chăn nuôi của người dân có phần ổn định lại, làm cho cho vay nông nghiệp giảm đi hơn 40%, còn đạt 10,5 tỷ đồng. Khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Chi nhánh chủ yếu phục vụ trồng lúa và nuôi cá, một số nuôi thêm các loại gia súc: bò, heo,… hoặc kết hợp mua bán vật tư nông nghiệp: các loại phân bón, thuốc trừ sâu… Đặc biệt với việc giá cá và giá lúa đang có sự biến động lớn như gần đây, thị trường tiêu thụ không ổn định thì Chi nhánh đã ngày càng thận trọng hơn, chuyển hướng hạn chế đáp ứng nhu cầu vay này, đặc biệt là vay nuôi cá. Đối với cho vay CBCNV, đây là loại hình vay tín chấp đã được đẩy mạnh từ trước khi Chi nhánh được thành lập. Hiện nay Chi nhánh đã phát triển được loại hình này ở một số huyện thị lân cận như Long Xuyên, Chợ Mới, Thoại Sơn, Châu Thành và nơi đặt hai Phòng Giao dịch Tân Châu, Châu Phú. Nhóm khách hàng mà Chi nhánh hướng đến là các cán bộ - nhân viên hoạt động trong các đơn vị: trường học, Phòng Giáo dục, các cơ sở y tế các cấp, Kho Bạc Nhà Nước, bưu điện, và một số sở ban ngành theo phê duyệt riêng của Phó tổng giám đốc khu vực. Qua số liệu ở bảng 4 và 5, DSCV CBCNV đã có sự biến động, đạt 31,6 tỷ đồng vào 31/12/2005, sau đó giảm đi chỉ còn 19,9 tỷ đồng vào 30/6/2006, nhưng đến thời điểm 31/12/2006 DSCV đã tăng trở lại và đạt được 35,3 tỷ đồng. Tính đến 30/6/2006, DSCV CBCNV đã giảm hơn 11 tỷ đồng tương đương 36,9%, điều này một phần là do địa bàn cho vay chưa được chú trọng đẩy mạnh, mặt khác cán bộ tín dụng không thể kiêm nhiệm hết khi mà DSCV loại hình SXKD gia tăng quá nhanh. Đến thời điểm 31/12/2006, cho vay CBCNV đã có gia tăng 76,9% tương đương 35,3 tỷ đồng, lúc này là khi Phòng Giao dịch Tân Châu và Châu Phú đã đi vào hoạt động, số lượng cán bộ tín dụng được gia tăng, công tác tiếp thị, giới thiệu tới các cơ quan xí nghiệp được đẩy mạnh, giúp cho lượng lớn cán bộ nhân viên quan tâm nhiều hơn đến loại hình vay tín chấp này, DSCV cũng được gia tăng. Một số loại hình cho vay còn lại tuy cũng có biến động doanh số nhưng nhìn chung đều có xu hướng gia tăng. Sự gia tăng liên tục của tổng doanh số cho vay đã phần nào thể hiện sự tín nhiệm ngày càng cao của khách hàng đối với Chi nhánh, đối với Ngân hàng. Nguyên nhân của thành quả này một phần do chính quy chế cho vay của Ngân hàng ngày càng thông thoáng hơn, một phần nhờ vào tác dụng của công tác tiếp thị và sự nhiệt tình của đội ngũ nhân viên khi tiếp xúc, giải quyết hồ sơ khách hàng. 4.2 Doanh số thu nợ (DSTN) Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, khi quyết định việc nên cho vay hay không, cán bộ tín dụng sẽ căn cứ chủ yếu vào 3 nhóm yếu tố: giá trị và tính hợp pháp Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 31 của tài sản đảm bảo, tình hình sản xuất và phương án kinh doanh, cuối cùng là nguồn thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Việc tìm hiểu rõ khả năng trả nợ của khách hàng sẽ quyết định việc thu nợ về sau được thực hiện tốt hơn, giúp Ngân hàng duy trì và bảo toàn được nguồn vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. 4.2.1 Doanh số thu nợ - Theo thời hạn tín dụng Bảng 6: Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm Ngắn hạn 15.500 27.216 134.751 11.716 75,58% 107.535 395,11% Trung hạn 12.500 4.143 19.629 -8.357 -66,85% 15.486 373,78% Dài hạn 0 0 0 0 - 0 - Tổng 28.000 31.359 154.380 3.359 12,00% 123.021 392,29% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Bảng 7: Tỷ trọng thu nợ theo thời hạn cho vay Chỉ tiêu 31/12/2005 30/6/2006 31/12/2006 Ngắn hạn 55,36% 86,79% 87,28% Trung hạn 44,64% 13,21% 12,72% Dài hạn - - - (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Do tác động lớn của việc gia tăng DSCV, nhìn chung tình hình thu nợ tại Chi nhánh cũng có xu hướng tăng mạnh. Tổng số thu nợ đạt 28 tỷ đồng vào 31/12/2005, đến thời diểm 31/12/2006 đã đạt 154,3 tỷ đồng, trong đó tăng mạnh nhất từ 30/6/2006 đến 31/12/2006, tăng được 123 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là hơn 390%. Về chi tiết từng loại thời hạn tín dụng, thu nợ ngắn hạn luôn có tốc độ tăng nhanh hơn và đạt tỷ trọng lớn hơn so với thu nợ trung hạn, mặc dù tính đến thời điểm 31/12/2006, tại Chi nhánh đã có phát vay dài hạn nhưng vẫn chưa thu lại vốn gốc từ các khoản vay này. Thu nợ ngắn hạn đạt 15,5 tỷ đồng vào 31/12/2005, và cũng như tổng DSTN, thu nợ ngắn hạn tăng nhanh từ 27,2 tỷ đồng ở 30/6/2006 lên 134,7 tỷ đồng vào Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 32 31/12/2006, mức tăng là 107,5 tỷ đồng tương đương 395,1%. Sự gia tăng DSTN ngắn hạn là do Chi nhánh đẩy mạnh việc phát vay ngắn hạn từ năm 2006, thời hạn tín dụng dưới một năm nên việc thu hồi nợ được thực hiện nhanh chóng. Xét về tình hình thu nợ trung hạn, tại Chi nhánh đạt 12,5 tỷ đồng vào 31/12/2005. Nhưng đến 30/06/2006, thu nợ chỉ còn đạt 4,1 tỷ đồng, tỷ lệ giảm hơn 66%. Nguyên nhân do có sự giảm xuống của DSCV, một phần khác là do các khoản vay chưa đến hạn trả nợ và do phát sinh nợ quá hạn. 4.2.2 Doanh số thu nợ - Theo loại hình cho vay Trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh từ năm 2005 đến hết năm 2006, DSCV luôn chiếm tỷ trọng cao ở loại hình cho vay SXKD và cho vay CBCNV. Tương tự như ở DSCV, DSTN theo loại hình cho vay cũng có xu hướng gia tăng và có tỷ trọng cao ở cho vay SXKD và cho vay CBCNV. Bảng 8 và 9 sẽ thể hiện DSTN theo loại hình cho vay tại Chi nhánh: Bảng 8: Doanh số thu nợ theo loại hình cho vay tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm SXKD 9.347 9.181 108.375 -166 -1,77% 99.194 1.080,42% Nông nghiệp 2.374 4.833 7.381 2.549 103,58% 2.548 52,72% CBCNV 8.249 3.583 8.847 -4.666 -56,56% 5.264 146,91% Khác 8.030 13.762 29.777 5.732 71,38% 16.015 116,37% Tổng 28.000 31.359 154.380 3.359 12,00% 123.021 392,29% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Bảng 9: Tỷ trọng thu nợ theo loại hình cho vay Chỉ tiêu 31/12/2005 30/6/2006 31/12/2006 SXKD 33,38% 29,27% 70,20% Nông nghiệp 8,48% 15,41% 4,78% CBCNV 29,46% 11,42% 5,73% Khác 28,68% 43,90% 19,29% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 33 Đối với loại hình cho vay SXKD, DSTN tại Chi nhánh đã có sự gia tăng đột biến, vào thời điểm 31/12/2005, DSTN đạt hơn 9,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,3% tổng DSTN. Đến thời điểm 30/06/2006, DSTN vay SXKD chưa có sự biến động lớn, giảm đi 166 triệu đồng còn lại hơn 9,1 tỷ đồng. Nhưng đến thời điểm cuối năm 2006, DSTN đã có sự gia tăng rất mạnh, đạt mức 108,3 tỷ đồng, tức đã tăng so với thời điểm 30/06/2006 là hơn 10 lần, chiếm đến 70,2% tổng DSTN. Có sự gia tăng đột biến này là bởi trong năm 2006 đa số các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, các khoản nợ đến hạn được trả gốc đầy đủ, ngoài ra còn một số khoản vay được khách hàng tất toán trước hạn, sau đó yêu cầu được vay lại với số vốn gốc lớn hơn nhằm mở rộng quy mô kinh doanh. Xét về những khoản vay phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp, tình hình thu nợ diễn ra thuận lợi, DSTN gia tăng theo thời gian. Thu nợ cho vay nông nghiệp đạt hơn 2,3 tỷ đồng vào 31/12/2005, đến 31/12/2006 con số này là 7,3 tỷ đồng. Trong đó tăng nhanh nhất là từ 31/12/2005 đến 30/06/2006, tăng 103,5 % tức đạt 4,3 tỷ đồng, tỷ trọng trong tổng DSTN tăng từ 8,4% lên 15,4%. Tuy có sự gia tăng liên tục trong DSTN thế nhưng về số lượng là không lớn, điều này là do tình hình cho vay năm 2006 đạt chưa cao, bên cạnh các khoản vay này đa phần đều có kỳ hạn 12 tháng, trả gốc cuối kỳ nên các khoản vay trong năm 2006 chưa đến thời điểm trả nợ gốc, làm DSTN đạt được không cao. Còn đối với cho vay phục vụ CBCNV, tình hình thu nợ có khác hơn trong cho vay nông nghiệp và sản xuất kinh doanh, giảm đi ở thời điểm 30/06/2006, sau đó tăng trở lại vào 31/12/2006. DSTN ở 31/12/2005 đạt khoảng 8 tỷ đồng, chiếm 29,4% tổng DSTN, đến 30/06/2006, DSTN giảm đi 56,5%, chỉ còn hơn 3,5 tỷ đồng. Tuy rằng DSTN có giảm đi, nhưng điều này không có nghĩa rằng nợ quá hạn chiếm lượng lớn làm ảnh hưởng đến DSTN, mặc dù ở thời điểm 30/06/2006 có một phần nhỏ nợ quá hạn của CBCNV, điều này sẽ được trình bày ở phần sau, chủ yếu sự sụt giảm này là do một số hợp đồng vay đã được tất toán trong khi những hợp đồng mới phát sinh lại được ký kết phần lớn không xa thời điểm 30/06/2006, đến 31/12/2006 thu nợ đối tượng CBCNV đã có sự gia tăng trở lại, đạt 8,8 tỷ đồng, tốc độ tăng đạt khoảng 146,9%. DSTN tại Chi nhánh đã có sự gia tăng theo thời gian, điều này rõ ràng do ảnh hưởng của sự tăng mạnh trong DSCV. Một điều khá rõ nữa là sau khi giải ngân một khoản thời gian nhất định Chi nhánh mới có thể bắt đầu thu hồi vốn gốc, do đó sự gia tăng DSTN có thể nói sẽ luôn đến muộn hơn so với sự gia tăng của DSCV. Để có thể thực hiện tốt việc thu nợ như đã trình bày, có khá nhiều yếu tố tác động trong đó có thể kể đến như: sự phối hợp trong nội bộ Ngân hàng, phòng quản lý tín dụng theo dõi liệt kê nhằm giúp cán bộ tín dụng có thể kịp thời nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn, sự ổn định của thị trường giúp khách hàng hoạt động có hiệu quả, thuận lợi trong việc trả nợ, cuối cùng và quan trọng nhất cũng chính là ý thức trả nợ tốt của chính khách hàng. 4.3 Dư nợ (DN) Dư nợ tại một thời điểm xác định thể hiện tổng số tiền mà Ngân hàng còn phải thu về, đây là toàn bộ số vốn gốc mà Ngân hàng chưa thu lại, bao gồm các khoản vay trước đây và các khoản vay mới phát sinh. Dư nợ có mối tương quan đồng biến với DSCV và nghịch biến với DSTN, do vậy chỉ tiêu này thể hiện được thực tế tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, góp phần đánh giá hiệu quả việc cho vay, khả năng tạo ra lợi nhuận của Ngân hàng. Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 34 4.3.1 Dư nợ - Theo thời hạn tín dụng Bảng 10: Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm Ngắn hạn 28.469 136.253 166.502 107.784 378,60% 30.249 22,20% Trung hạn 33.828 64.685 100.056 30.857 91,21% 35.371 54,68% Dài hạn 0 0 130 0 - 130 - Tổng 62.297 200.938 266.688 138.641 222,55% 65.750 32,72% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Bảng 11: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay Chỉ tiêu 31/12/2005 30/6/2006 31/12/2006 Ngắn hạn 45,70% 67,80% 62,43% Trung hạn 54,30% 32,20% 37,52% Dài hạn - - 0,05% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Tổng dư nợ tại Chi nhánh có sự gia tăng liên tục theo thời gian, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng chậm lại. Dư nợ tại thời điểm 31/12/2005 là 612,2 tỷ đồng, đến thời điểm 31/12/2006 là 266,6 tỷ đồng trong đó tăng nhanh nhất là từ 31/12/2005 đến 30/06/2006, trong thời gian 6 tháng dư nợ đã tăng hơn 138 tỷ đồng, đạt 200,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng đạt rất cao, khoảng 222%. Xét theo từng loại thời hạn cho vay, dư nợ đều tăng ở vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Riêng cho vay dài hạn, đến thời điểm 31/12/2006 dư nợ chỉ mới phát sinh là 130 triệu đồng, do lúc này DSCV dài hạn cũng chỉ phát sinh 130 triệu đồng và chưa thu hồi được vốn gốc. Tại thời điểm 31/12/2005, dư nợ ngắn hạn là 28,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,7% dư nợ, dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng cao hơn, đạt 54,3% tương đương 33,8 tỷ đồng. Nhưng đến thời điểm 30/06/2006, tỷ trọng của cho vay ngắn hạn và trung hạn đã có sự thay đổi, 67,8% là của cho vay ngắn hạn và 32,2% là của cho vay trung hạn, lúc này dư nợ ngắn hạn tăng 107,7 tỷ đồng tương đương 378,6% đạt 136,2 tỷ đồng, trong khi dư nợ trung hạn chỉ đạt 64,4 tỷ đồng, tăng 30,8 tỷ đồng tương đương 91,2%. Nguyên nhân của Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 35 sự tăng nhanh dư nợ ngắn hạn là do DSCV tăng quá cao (258,7%) trong khi DSTN tăng với tỷ lệ thấp hơn (75,5%). Còn tại thời điểm 31/12/2006, mặc dù dư nợ ở mỗi loại thời hạn đều tăng nhưng tỷ lệ tăng đã có sự thay đổi. Lúc này dư nợ ngắn hạn là 166,5 tỷ đồng, dư nợ trung hạn là 100 tỷ đồng, vậy dư nợ ngắn hạn chỉ tăng được 30,2 tỷ đồng tương đương 22,2% trong khi dư nợ trung hạn tăng lên 35,3 tỷ đồng tương đương 54,6%. Nguyên nhân sự suy giảm nhanh tỷ lệ tăng dư nợ ngắn hạn là do đến thời điểm 31/12/2006, rất nhiều khoản vay ngắn hạn đã đến trả vốn gốc, làm DSTN tăng rất cao. 4.3.2 Dư nợ - Theo loại hình cho vay Bảng 12: Tình hình dư nợ theo loại hình cho vay tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm SXKD 27.483 121.536 133.502 90.453 342,22% 11.966 9,84% Nông nghiệp 4.284 17.700 20.908 13.416 313,16% 3.208 18,12% CBCNV 29.138 45.515 71.989 16.377 56,20% 26.474 58,16% Khác 1.392 16.187 40.289 14.795 1062,85% 24.102 148,89% Tổng 62.297 200.938 266.688 138.641 222,55% 65.750 32,72% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Bảng 13: Tỷ trọng dư nợ theo loại hình cho vay Chỉ tiêu 31/12/2005 30/6/2006 31/12/2006 SXKD 44,12% 60,49% 50,06% Nông nghiệp 6,87% 8,80% 7,84% CBCNV 46,77% 22,65% 26,99% Khác 2,24% 8,06% 15,11% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Tình hình dư nợ ở mỗi loại hình cho vay đều gia tăng theo thời gian, trong đó có mức tăng tương đối cao và đạt dư nợ cao nhất là loại hình cho vay SXKD. Đối với loại hình cho vay này dư nợ gia tăng khá giống với dư nợ cho vay ngắn hạn, tăng từ 24,8 tỷ Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 36 đồng vào 31/12/2005 đến 166,5 tỷ đồng vào 31/12/2006, trong đó tại thời điểm 30/06/2006 dư nợ đã đạt được hơn 136 tỷ đồng, tỷ lệ tăng đạt hơn 378%. Còn đối với loại hình cho vay nông nghiệp, tuy dư nợ đạt tương đối không cao nhưng có sự tăng trưởng khá nhanh. Vào 31/12/2005, dư nợ chỉ đạt 4,2 tỷ đồng, đến 30/06/2006 dư nợ đã đạt 17,7 tỷ đồng, tỷ lệ tăng đạt đến 313,1%. Đến 31/12/2006 dư nợ ở loại hình này đã đạt 20,9 tỷ đồng. Mặc dù có sự tăng nhanh nhưng tỷ trọng dư nợ của loại hình này vẫn không có sự thay đổi lớn, chỉ đạt dưới 10% ở cả 3 mốc thời điểm. Về mảng cho vay CBCNV, dư nợ tăng liên tục và tương đối đồng đều theo thời gian, điều này là bởi cho vay CBCNV đạt được DSCV tương đối cao trong khi thời gian trả nợ thường kéo dài đến 36 tháng làm dư nợ tăng lên liên tục. Dư nợ cho vay CBCNV ở thời điểm 31/12/2005 là 29,1 tỷ đồng, đến 30/06/2006 đạt 45,5 tỷ đồng và đến 31/12/2006 đã đạt 71,9 tỷ đồng, tốc độ tăng trung bình khoảng từ 56% đến 58%. Vì hoạt động tín dụng tại Chi nhánh được mở rộng nhanh chóng, các loại hình cho vay khác đều có sự tăng trưởng đáng kể, do đó mặc dù dư nợ cho vay CBCNV có sự gia tăng nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ tại Chi nhánh có sự giảm xuống, từ 47,6% ở thời điểm 31/12/2005 còn 26,9% tại 31/12/2006. Dư nợ tín dụng tại Chi nhánh gia tăng chủ yếu bởi sự gia tăng mạnh của DSCV, còn DSTN tuy cũng có tăng lên nhưng vẫn không thể theo kịp tốc độ cho vay, bên cạnh còn có một số khoản vay chưa thu về được, những khoản nợ quá hạn này cũng đã góp một phần vào trong tổng dư nợ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh trong phần tiếp theo. 4.4 Tìm hiểu tình hình nợ quá hạn (NQH) NQH là một phần trong tổng dư nợ của Ngân hàng, tuy nhiên đây là yếu tố quan trọng thể hiện chất lượng của công tác tín dụng, hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng, NQH càng lớn chứng tỏ hiệu quả công tác cho vay càng thấp và ngược lại. NQH phát sinh có thể do các nguyên nhân khách quan như sự biến động của thị trường, phương án kinh doanh không mang lại hiệu quả, việc thiếu ý thức trả nợ của khách hàng… hay do các nguyên nhân chủ quan như sự yếu kém về chuyên môn của cán bộ tín dụng, thiếu sự phối hợp trong công tác quản lý khoản vay… Do đó, NQH là vấn đề khó có thể tránh khỏi khi thực hiện cho vay, Ngân hàng chỉ có thể nỗ lực hạn chế các khoản nợ này sao cho càng thấp càng tốt. Giữa NQH và RRTD của Ngân hàng có mối tương quan chặt chẽ với nhau, NQH là biểu hiện cơ bản, là hệ quả gắn liền khi quá trình cho vay của Ngân hàng phát sinh rủi ro. Trong hoạt động của một Ngân hàng Thương mại thì nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của chính Ngân hàng đó, nhất là nghiệp vụ cho vay luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản có của Ngân hàng. Vì thế, việc khách hàng không thể trả nợ đúng hạn hoặc mất khả năng chi trả cho Ngân hàng trước hết sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng, ngoài ra khi mà các khoản dự trữ sơ cấp và thứ cấp không đủ sức bù đắp nhu cầu của khách hàng có thể dẫn đến việc Ngân hàng bị mất khả năng thanh toán, nguy cơ trầm trọng nhất là có thể làm sụp đổ cả một hệ thống Ngân hàng. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động các Ngân hàng, góp phần hạn chế việc phát sinh rủi ro tín dụng, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước đã ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN vào ngày 22/04/2005 về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Theo quyết định này, toàn bộ số dư nợ gốc sẽ được phân thành 5 nhóm, trong đó nhóm 1 là các khoản nợ trong hạn, từ nhóm 2 đến nhóm 5 là các khoản nợ quá hạn có Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 37 nguy cơ cao dần, khả năng thu hồi được càng thấp. Quyết định trên đã góp phần làm chặt chẽ hơn công tác đánh giá các khoản nợ, hạn chế việc phát sinh NQH, đồng nghĩa với việc có thể giảm nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng. Thể hiện là quyết định 493 đã quy định phân loại nợ theo từng khoản vay có xem xét đến trạng thái nợ của khách hàng chứ không chỉ đơn thuần hạch toán theo từng khoản vay như quyết định 950 trước đây.  Nếu khách hàng có nhiều khoản vay mà trong đó chỉ một khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc chuyển NQH thì toàn bộ dư nợ của khách hàng đó phải phân loại theo mức độ rủi ro cao hơn tương ứng.  Một khách hàng cùng quan hệ tại hai Chi nhánh, nếu khách hàng đó được cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc chuyển NQH một khoản vay tại Chi nhánh này thì đồng thời tại Chi nhánh kia cũng phải phân loại theo mức độ rủi ro cao hơn tương ứng, do đối tượng của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN do Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành là tổ chức tín dụng chứ không phải là đơn vị trực thuộc của tổ chức tín dụng. Việc phân loại nợ này là do thực tế khách hàng đã quan hệ tại 2 Chi nhánh trở lên nhưng vẫn không thể linh động đáp ứng được nhu cầu hoàn trả, điều này chứng tỏ hiện tại tình hình tài chính hay tình hình kinh doanh của khách hàng đang có chiều hướng xấu đi, rất có thể ảnh hưởng đến các khoản nợ còn lại. Tại Sacombank Chi nhánh An Giang có điểm khá đặc biệt trong tình hình NQH, đó là chỉ phát sinh NQH ở loại hình cho vay nông nghiệp và cho vay CBCNV. Đồng thời các khoản NQH trong cho vay nông nghiệp đều thuộc các khoản vay ngắn hạn, còn các khoản nợ trong cho vay CBCNV đều thuộc các khoản vay trung hạn. Tình hình NQH tại Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 38 Bảng 14: Tình hình nợ quá hạn tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 30/6/2006 31/12/2006 Nhóm 2 - - - Nhóm 3 - - - Nhóm 4 - - - Ngắn hạn (Nông nghiệp) Nhóm 5 0 37 32 Nhóm 2 874 63 2 Nhóm 3 58 7 7 Nhóm 4 102 7 2 Trung hạn (CBCNV) Nhóm 5 42 58 50 Dài hạn 0 0 0 Tổng 1076 172 93 (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Bảng 15: Tổng nợ quá hạn theo thời hạn cho vay ĐVT: Triệu đồng So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm Ngắn hạn 0 37 32 37 - -5 -13,51% Trung hạn 1076 135 61 -941 -87,45% -74 -54,81 Dài hạn 0 0 0 - - - - Tổng 1076 172 93 -904 -84,01% -79 -45,93% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 39 Tính đến thời điểm 31/12/2005 tại Chi nhánh chưa phát sinh NQH ngắn hạn trong khi NQH trong cho vay trung hạn cũng là cho vay CBCNV đạt 1.076 triệu đồng, trong đó NQH nhóm 2 đạt đến 874 triệu đồng, đây là những khoản NQH chưa đến 90 ngày và nợ được cơ cấu lại thời gian trả. Các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi. Đến thời điểm 30/06/2006, trong cho vay ngắn hạn đã phát sinh 37 triệu đồng NQH do việc sản xuất và kinh doanh nông nghiệp của một số hộ nông dân không đạt hiệu quả. Còn trong cho vay CBCNV đã có sự sụt giảm mạnh của NQH, duy nhất chỉ NQH nhóm 5 tăng lên 16 triệu đồng, còn các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 4 đều giảm mạnh, làm tổng NQH tại thời điểm này chỉ còn 172 triệu, giảm đi hơn 84% tương đương 904 triệu đồng. Sang thời điểm 31/12/2006, lúc này tổng NQH chỉ còn là 93 triệu đồng, giảm được 45,9%. NQH trong cho vay ngắn hạn đã giảm lượng nhỏ là 5 triệu đồng, còn lại 32 triệu đồng, NQH trong cho vay trung hạn đã có sự giảm xuống ở tất cả các nhóm nợ, trong đó nhóm 1 giảm mạnh nhất, từ 63 triệu đồng xuống chỉ còn 2 triệu đồng. 4.5 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác tín dụng 4.5.1 Tỷ lệ thu nợ (TLTN) Bảng : Tỷ lệ thu nợ tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 DSCV 60.000 170.000 220.130 110.000 50.130 DSTN 28.000 31.359 154.380 3.359 123.021 TL TN 46,67% 18,45% 70,13% -28,22% 51,68% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Đây là chỉ tiêu đánh giá chủ yếu hiệu quả công tác thu hồi nợ của Ngân hàng, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng càng chặt chẽ và có hiệu quả. Đối với một Ngân hàng Thương mại, hoạt động cho vay mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu, đồng thời Ngân hàng cũng phải luôn chú trọng công tác thu hồi nợ nhằm thu hồi và duy trì nguồn vốn, đảm bảo hoạt động của Ngân hàng được thông suốt, rủi ro được giảm thiểu. Tỷ lệ thu nợ tại Sacombank trong thời gian qua đã có sự biến động lớn, tỷ lệ này chỉ đạt 18,4% ở thời điểm 30/06/2006, giảm đi 28,2% so với mức 46,6% ở 31/12/2005. Đến 31/12/2006 tỷ lệ thu nợ đã tăng được 51,6%, đạt mức 70,1%. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do ở 30/06/2006, DSCV tăng rất cao trong khi DSTN chỉ gia tăng một khoản tương đối nhỏ, đến thời điểm 31/12/2006, đến lượt công tác thu nợ được thực hiện có hiệu quả, DSTN gia tăng nhanh chóng làm tỷ lệ thu nợ tăng lên rõ rệt. Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 40 4.5.2 Tỷ lệ rủi ro tín dụng (TLRRTD) Bảng 17: Tỷ lệ rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 Dư nợ 62.297 200.938 266.688 138.641 65.750 Tổng TS có 78.017 240.817 290.921 162.800 50.104 TL RRTD 79,85% 83,44% 91,67% 3,59% 8,23% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) Tỷ lệ rủi ro tín dụng càng cao thể hiện dư nợ tín dụng càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản có của Ngân hàng, một khi Ngân hàng không thể thu hồi các khoản vay đúng hạn, tức NQH tăng lên, lúc đó các khoản thanh khoản Ngân hàng có sẽ có thể không đủ đáp ứng nhu cầu rút tiền và nhu cầu cấp tín dụng nếu có của khách hàng. Ta thấy rằng tổng dư nợ luôn chiếm một khoản lớn trong tổng tài sản có của Ngân hàng và tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt tỷ lệ rủi ro tín dụng ở 31/12/2006 đã đạt 91,6%, tăng đến 8,2% so với thời điểm 30/06/2006. Điều này là do Ngân hàng đã liên tục đẩy mạnh việc phát vay, do vậy phải đồng thời tăng cường chú ý đến khả năng thu hồi của các khoản vay này, và tất nhiên nếu tỷ lệ này được duy trì ở một mức vừa phải sẽ tốt hơn cho việc phát triển bền vững của Ngân hàng. 4.5.3 Tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ (TLNQH/DN) Bảng 18: Tỷ lệ Nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 NQH 1076 172 93 -904 -79 DN 62.297 200.938 266.688 138.641 65.750 TL NQH/DN 1,72% 0,085% 0,034% -1,635% -0,051% (Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang) NQH trên tổng dư nợ là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả hoạt động tín dụng. Ngân hàng không thể đưa dư nợ quá hạn về con số không bởi NQH có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, do đó chỉ có thể hạn chế tối đa sao cho tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ nằm trong khung quy dịnh của Ngân Hàng Nhà Nước là 5% và riêng hệ Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 41 thống Sacombank là 1,5%. Tại Chi nhánh An Giang, tỷ lệ NQH đã có bước sụt giảm liên tục rất đáng khích lệ, điều này đồng nghĩa với chất lượng tín dụng đã được nâng cao rõ rệt. Đến 31/12/2006 tỷ lệ NQH chỉ có 0,034%, trong đó giảm nhanh nhất là từ 31/12/2005 đến 30/06/2006, từ 1,72% xuống còn 0,085%. 4.6 Rủi ro tín dụng – Một số nguyên nhân phát sinh 4.6.1 Ảnh hưởng của tình hình thị trường, môi trường hoạt động của khách hàng Trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp luôn phải chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ những biến động kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Khi một nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái hay khi tình hình lạm phát tăng cao làm giá cả biến động sẽ đồng thời làm sức mua của thị trường bị giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra của sản phẩm, có thể dẫn đến doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Hay chỉ cần một chiến lược marketing không phù hợp, một thông tin sai lệch gây e ngại từ thị trường cũng có thể làm doanh nghiệp mất doanh thu, phá sản dự án về một sản phẩm mới… từ đó không thể thực hiện việc trả nợ cho Ngân hàng theo đúng thoả thuận. Xu hướng hội nhập khu vực và thế giới hiện nay đang gắn kết nền kinh tế các nước lại với nhau, mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong nước hội nhập và phát triển, tuy nhiên sự cạnh tranh cũng sẽ ngày càng gay gắt. Môi trường kinh doanh biến động với những thay đổi diễn ra nhanh chóng và khó dự báo một cách chính xác có thể là thời cơ cũng có thể là nguyên nhân làm khách hàng của Ngân hàng hoạt động không hiệu quả, gián tiếp tác động đến hoạt động của Ngân hàng. Các biến động của tình hình chính trị - quân sự trên thế giới đều có thể làm ảnh hưởng giá cả các loại nguyên nhiên liệu, đồng thời sự xâm nhập của hàng hóa, dịch vụ nước ngoài dẫn đến nguy cơ các doanh nghiệp trong nước hoạt động không hiệu quả, gia tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 4.6.2 Nguyên nhân từ phía bản thân khách hàng  Đối với những khách hàng là cá nhân vay vốn Ngân hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng hay mua, sửa chữa, xây dựng nhà… mà nguồn dùng trả nợ chủ yếu từ lương và thu nhập trong sản xuất nhỏ lẻ thì nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng do:  Khách hàng bị mất việc, mất thu nhập từ lương, tình hình sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả.  Những biến cố bất ngờ như bệnh tật, tai nạn, hoả hoạn…  Khách hàng thiếu ý thức trong việc trả nợ.  Đối với khách hàng vay vốn để đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh:  Ảnh hưởng của giá cả vật tư đầu vào, thị trường tiêu thụ bị cạnh tranh bởi các đơn vị cùng ngành.  Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thoả thuận.  Phương án kinh doanh không mang lại hiệu quả, gây ảnh hưởng khả năng tài chính của khách hàng.  Một số nguyên nhân như: Năng lực quản lý yếu kém, thiên tai, hoả hoạn… Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 42 4.6.3 Nguyên nhân từ phía bản thân Ngân hàng  Cán bộ tín dụng chưa nắm vững nghiệp vụ, việc cho vay được thực hiện không đúng quy chế tín dụng, cho vay vượt quá tỷ lệ quy định, thiếu tài sản đảm bảo.  Công tác thẩm định được tiến hành hời hợt, có thể do chủ quan của cán bộ tín dụng dẫn đến việc phân tích đánh giá khách hàng còn sai sót. Hay do sự kiêng nể, những mối quan hệ từ trước dẫn đến việc cán bộ tín dụng lập tờ trình cho vay không trung thực.  Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay không được thực hiện, cán bộ tín dụng thiếu sự quan tâm theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, dẫn đến việc khách hàng có thể sử dụng vốn sai mục đích, không đủ khả năng hoàn trả vốn cho Ngân hàng.  Công tác quản lý tín dụng chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. 4.6.4 Nguyên nhân xuất phát từ tài sản đảm bảo  Việc định giá tài sản đảm bảo được thực hiện không chính xác, có thể do thiếu thông tin về tình hình giá cả hoặc cán bộ tín dụng cố tình định giá cao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng và quy định của Ngân hàng về tỷ lệ vốn vay trên giá trị tài sản đảm bảo.  Khi tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của bên bảo lãnh nhưng thiếu biên bản đồng thuận của các thành viên có liên quan; việc thế chấp tài sản đảm bảo không thực hiện việc đăng ký giao dịch đảm bảo nên rất khó khăn trong việc xử lý nếu có tranh chấp xảy ra.  Tài sản đảm bảo không xử lý được do có mãi lực quá thấp, thị trường không có nhu cầu. Thực tế đã xảy ra việc khách hàng sau khi sử dụng vốn, thay vì hoàn lại vốn cho Ngân hàng đã chấp nhận dùng tài sản đảm bảo là đất thổ cư tại nông thôn (ONT) để trừ nợ, do đó hiện Ngân hàng rất hạn chế trong việc chấp nhận tài sản đảm bảo là đất ONT, trừ khi đất có vị trí sát ngay trung tâm xã hoặc đường giao thông chính. 4.6.5 Một số trường hợp bảo lãnh của bên thứ 3 để vay vốn dẫn đến rủi ro tín dụng  Giả mạo hồ sơ để vay vốn Ngân hàng: Do thủ tục đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT ngày càng thông thoáng nên một số đối tượng lợi dụng để lập hồ sơ pháp nhân công ty vay vốn ngân hàng thông qua hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Khách hàng là đối tượng lừa đảo, đã tạo hồ sơ pháp nhân giả mạo, sổ kế toán giả, mượn cơ sở sản xuất kinh doanh của người khác để chứng minh nguồn thu nhập và mục đích sử dụng vốn... lợi dụng sự kém hiểu biết của bên bảo lãnh, kinh nghiệm còn non yếu của cán bộ tín dụng để dễ dàng qua mặt Ngân hàng. Điều này càng trở nên khó kiểm soát hơn nếu Ngân hàng cho vay thông qua trung gian.  Mượn tư cách pháp nhân để vay vốn Ngân hàng thông qua hình thức bảo lãnh: Khách hàng có tài sản, có kinh doanh nhưng không minh bạch, hoặc không đủ cơ sở để chứng minh việc kinh doanh chẳng hạn như kinh doanh nhà đất Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 43 với quy mô lớn, cho vay nặng lãi, tham gia hùn vốn trong các phi vụ làm ăn mờ ám, trốn thuế, lách luật... đối tượng khách hàng thuê mướn pháp nhân để vay vốn, sau đó người bảo lãnh sử dụng tiền vay và làm giấy nhận nợ với bên cho mướn pháp nhân. Còn đối tượng khách hàng sau khi lấy tiền thì trốn tránh trách nhiệm trả nợ.  Hùn hạp làm ăn thông qua bảo lãnh vay vốn, sau đó bỏ trốn: Một nhóm người không có vốn hoặc ít vốn nhưng hùn nhau thành lập công ty, sau đó đánh bóng hình ảnh bằng cách khuếch trương thanh thế làm ăn, làm quen với cán bộ có thẩm quyền ở địa phương, thuê mướn mặt bằng khang trang, mướn xe hơi đi lại... Sau đó mời mọc kêu gọi những người có tài sản hùn vốn làm ăn bằng cách đưa tài sản bảo lãnh cho công ty vay vốn. Như vậy họ có thể đẩy trách nhiệm trả nợ sang người khác.  Thông qua hình thức bảo lãnh để trả nợ: Một số người mắc nợ bên ngoài với lãi suất cao và không có nguồn để trả. Họ đưa tài sản bảo lãnh vay vốn Ngân hàng để trả nợ. Bằng cách này họ đã chuyển nợ cho Ngân hàng với lãi suất thấp hơn và kéo dài thời gian trả nợ.  Bên bảo lãnh và bên đi vay là bị hại do chiếm dụng vốn hoặc lừa đảo của bên thứ 3: Trong thực tế có một số người làm ăn lương thiện nhưng thiếu vốn kinh doanh nhất thời. Lợi dụng điều đó, một số đối tượng thông qua quan hệ quen biết, thân tình thuyết phục bà con, bạn bè đưa tài sản bảo lãnh cho công ty vay vốn. Qua đó đối tượng này sẽ vay ké hoặc mượn tạm ít tiền đã vay của Ngân hàng, sau đó lẩn tránh trách nhiệm hoặc bỏ trốn. Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 44 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG Cấp tín dụng là nghiệp vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động của một Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng sẽ giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền trong một thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn. Khi Ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng, cũng tức là vì lý do nào đó khách hàng không thể trả nợ cho Ngân hàng đúng cam kết, phát sinh NQH, sẽ gây tác động xấu đến hoạt động cho vay, ảnh hưởng đến hoạt động chung và sự phát triển của Ngân hàng. Do đó để hạn chế rủi ro tín dụng, Ngân hàng sẽ vận dụng các biện pháp để hạn chế NQH, nâng cao chất lượng tín dụng, ổn định hoạt động. 5.1 Vận dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng 5.1.1 Khái niệm Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là hệ thống đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và ước lượng mức độ rủi ro trong cấp phát tín dụng. 5.1.2 Mục đích của hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được xây dựng nhằm mục đích:  Dự đoán trên cơ sở định lượng và khách quan về rủi ro trong cấp phát tín dụng.  Là công cụ quan trọng trong ra quyết định cho vay, giúp cho công tác quản lý và kiểm soát tín dụng phát hiện kịp thời những dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay để có những biện pháp xử lý.  Cho phép liên tục rà soát và đánh giá tiêu chuẩn cho vay.  Giúp các cấp quản lý, điều hành dễ dàng theo dõi, điều chỉnh sách lược cho vay.  Công tác thẩm định, quyết định cho vay được thực hiện tự động hóa, rút ngắn thời gian cho vay và thống nhất cấp phát tín dụng trong toàn hệ thống, qua dó góp phần tăng doanh thu, tiết giảm chi phí.  Định lãi suất cho vay phù hợp với mức lỗ dự kiến trong cấp phát tín dụng. Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng còn nhằm mục đích:  Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới khách hàng có ít rủi ro hơn.  Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.  Quản lý tăng trưởng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của Ngân hàng và nhu cầu của khách hàng. 5.1.3 Nguyên tắc xây dựng Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được xây dựng trên các nguyên tắc: Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 45  Thông tin của khách hàng phải đầy đủ và đáng tin cậy.  Trong trường hợp có bảo lãnh toàn phần (lớn hơn hoặc bằng 100% giá trị khoản tín dụng) của một tổ chức (cá nhân) có năng lực tài chính mạnh hơn, thì khách hàng đó có thể được chấm điểm (xếp hạng) tín dụng tương đương điểm (hạng) tín dụng của bên bảo lãnh. Quy trình chấm điểm tín dụng của bên bảo lãnh cũng giống như quy trình áp dụng cho khách hàng. Trường hợp bảo lãnh một phần thì chỉ tiến hành chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho chính khách hàng.  Việc đánh giá xếp hạng khách hàng được căn cứ vào số điểm của từng tiêu chí, trọng số của tiêu chí, điểm của từng tiêu chí, trọng số của tiêu chí sẽ do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ trên cơ sở tham mưu của Phòng Chính sách và pháp chế.  Đối với mỗi nhóm khách hàng, Ngân hàng sử dụng các bảng tiêu chí khác nhau để chấm điểm và xếp hạng.  Nguyên tắc cho điểm là chỉ số thực tế nào gần với đặc điểm trong tiêu chí nhất thì áp dụng cho tiêu chí đó, nếu nằm giữa 2 đặc điểm trong tiêu chí thì ưu tiên nghiêng về phía có đặc điểm tốt nhất.  Mỗi tiêu chí và các chỉ số tài chính chuẩn có một trọng số nhất định, thể hiện mức độ ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro cho Ngân hàng. 5.1.4 Phân nhóm khách hàng và các chỉ tiêu đánh giá Do tính chất khác nhau giữa các khách hàng, để chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được chính xác, khoa học, Ngân hàng phân chia khách hàng thành 3 nhóm:  Nhóm khách hàng là doanh nghiệp. Các tiêu chí định tính:  Thể hiện khả năng quản lý: số năm hoạt động, chất lượng công việc các phòng ban, độ tin cậy báo cáo tài chính...  Nhóm tiêu chí sản phẩm – thị trường: chiến lược kinh doanh, thị trường tiêu thụ, sức hấp dẫn của thị trường.  Nhóm tiêu chí phạt: phụ thuộc người bán, người mua, tồn lương nhân viên, tồn thuế Nhà Nước. Các tiêu chí định lượng  Căn cứ trên báo cáo tài chính.  Nhóm khả năng thanh toán.  Nhóm tình hình nguồn vốn.  Nhóm tình hình hoạt động.  Nhóm khách hàng là cá nhân vay mục đích tiêu dùng.  Đặc điểm cá nhân: tuổi, trình độ, nơi ở...  Đặc điểm công việc.  Đặc điểm vay vốn. Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang SVTH: Nguyễn Trọng Nghĩa Trang 46

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH AN GIANG.pdf
Tài liệu liên quan