Khóa luận Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh An Giang

Tài liệu Khóa luận Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh An Giang: ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ KHÁNH AN PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH AN GIANG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 06 năm 2007 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH AN GIANG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KHÁNH AN Lớp: DH4TC – Mã số sinh viên: DTC030282 Người hướng dẫn: ĐẶNG ANH TÀI Long Xuyên, tháng 06 năm 2007 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: ........................................ Người chấm, nhận xét 1: .............................. Người chấm, nhận xét 2: .............................. Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doa...

pdf57 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ KHÁNH AN PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH AN GIANG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 06 năm 2007 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH AN GIANG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KHÁNH AN Lớp: DH4TC – Mã số sinh viên: DTC030282 Người hướng dẫn: ĐẶNG ANH TÀI Long Xuyên, tháng 06 năm 2007 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: ........................................ Người chấm, nhận xét 1: .............................. Người chấm, nhận xét 2: .............................. Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ….. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL tỉnh AG đã giúp tôi hiểu rõ hơn về hoạt động của ngân hàng, có thêm nhiều kiến thức về hoạt động tín dụng, nhờ đó tôi có thể thuận lợi hơn trong việc thực hiện đề tài “Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang”. Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng tín dụng, Ban Hướng dẫn và toàn thể các cán bộ nhân viên của ngân hàng đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập. Trong quá trình thực tập tôi nhận được sự giúp đỡ của nhiều cán bộ nhân viên Phòng tín dụng, đặc biệt là chú Trưởng phòng tín dụng Lê Quang Thạnh giúp tôi sớm có những bước phát triển đề tài, nhanh chóng có được những số liệu cần thiết. Đồng thời, tôi cũng chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu trường ĐHAG tạo điều kiện để tôi tiếp xúc với thực tế, tạo cơ hội cho tôi áp dụng kiến thức đã học tại trường và qua đó làm phong phú hơn những kiến thức chuyên ngành thông qua thời gian thực tập tại Ngân hàng; tôi rất cám ơn thầy Đặng Anh Tài đã dành thời gian hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và đã cho tôi nhiều lời khuyên hữu ích, nhờ sự hướng dẫn của thầy mà tôi có thể hoàn thành đề tài đúng thời gian qui định. SVTH TRẦN THỊ KHÁNH AN   TÓM TẮT Đề tài “Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang” được thực hiện nhằm nghiên cứu hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang từ năm 2004 - 2006. Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang trước đây chủ yếu cho vay XDSCN, những năm gần đây Ngân hàng còn mở rộng cơ cấu cho vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh… dựa trên nhu cầu vay vốn của người dân tại Thành phố Long Xuyên. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn trong 3 năm (2004 - 2006) của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang thông qua các bảng số liệu, biểu đồ phân tích Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ, Dư nợ, Nợ quá hạn, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn, so sánh hoạt động tín dụng ngắn hạn giữa Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang với một số ngân hàng chi nhánh khác hoạt động tại An Giang. Từ quá trình phân tích, cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng khá tốt, tuy cần phải khắc phục nhiều khó khăn mà Ngân hàng đang gặp phải. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang được phân tích cụ thể qua các chương sau: - Chương 1: “ Mở đầu” dựa trên nhu cầu vay vốn của người dân tại Thành phố Long Xuyên đề tài thực hiện việc phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang. - Chương 2: “Cơ sở lý thuyết” đưa ra các khái niệm về tín dụng và các vấn đề liên quan đến tín dụng… - Chương 3: “ Giới thiệu Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang” giới thiệu khái quát về Ngân hàng, cơ cấu tổ chức,… - Chương 4: “Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang” phân tích Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ, Dư nợ, Nợ quá hạn và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn trong năm 2004 – 2006. So sánh hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang với một số ngân hàng chi nhánh An Giang (2004 –2006). - Chương 5: “Kết luận - Kiến nghị” MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 1 1.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 1 1.4 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Một số khái niệm chung về tín dụng ............................................................................. 2 2.1.1 Tín dụng ........................................................................................................ 2 2.1.2 Doanh số cho vay .......................................................................................... 2 2.1.3 Doanh số thu nợ............................................................................................. 2 2.1.4 Dư nợ ........................................................................................................... 2 2.1.5 Nợ quá hạn .................................................................................................... 2 2.2 Vấn đề chung về tín dụng ............................................................................................ 2 2.2.1 Bản chất, chức năng và vai trò của tín dụng ngắn hạn ................................... 2 2.2.2 Nguyên tắc - điều kiện của tín dụng .............................................................. 4 2.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng .................................................. 5 2.3 Thể loại và thời hạn cho vay......................................................................................... 5 2.4 Trả nợ gốc và lãi .......................................................................................................... 6 2.5 Phương thức cho vay ................................................................................................... 8 2.6 Rủi ro tín dụng ............................................................................................................ 9 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL – CHI NHÁNH AN GIANG 3.1 Khái quát Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang ........................................11 3.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban ......................................................... 12 3.2.1 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 12 3.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban ............................................................................. 12 3.3 Phương hướng hoạt động năm 2007 ........................................................................... 13 CHƯƠNG 4: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL – CHI NHÁNH AN GIANG 4.1 Phân tích hoạt động TDNH năm 2004 – 2006 ............................................................ 16 4.1.1 Doanh số cho vay ........................................................................................ 16 4.1.2 Doanh số thu nợ........................................................................................... 18 4.1.3 Dư nợ cho vay ............................................................................................. 20 4.1.4 Nợ quá hạn .................................................................................................. 22 4.2 Đánh giá chất lượng TDNH năm 2004 – 2006 ........................................................... 24 4.2.1 Hệ số thu nợ ngắn hạn ................................................................................ 24 4.2.2 Dư nợ ngắn hạn/ Vốn huy động .................................................................. 25 4.2.3 Dư nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản ..................................................................... 25 4.2.4 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn ............................................................... 25 4.2.5 Nợ quá hạn ngắn hạn/ Tổng dư nợ ngắn hạn ............................................... 26 4.3 So sánh hoạt động tín dụng ngắn hạn của NH PTN ĐBSCL với một số chi nhánh ngân hàng khác tại An Giang ................................................................................................... 26 4.4 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng .................................................... 29 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 30 5.2 Kiến nghị ................................................................................................................... 31 DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG 1: TÌNH HÌNH CHO VAY NĂM 2004 - 2006 ....................................... 16 BẢNG 2: TÌNH HÌNH THU NỢ NĂM 2004 - 2006.......................................... 18 BẢNG 3: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NĂM 2004 - 2006 ........................................... 20 BẢNG 4: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NĂM 2004 - 2006 ................................ 22 BẢNG 5: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ...24 BẢNG 6: SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ........................... 27 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: BIỂU ĐỒ TỶ TRỌNG CHO VAY NGẮN HẠN .............................. 17 Biểu đồ 2: BIỂU ĐỒ TỶ TRỌNG THU NỢ NGẮN HẠN .................................19 Biểu đồ 3: BIỂU ĐỒ TỶ TRỌNG DƯ NỢ NGẮN HẠN ...................................21 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU/VIẾT TẮT DIỄN GIẢI  AG CBNV DN DSCV DSTN ĐBSCL HĐTD MHB NH ĐT&PT VN NHNN NH No&PTNT NH NT VN NH PTN ĐBSCL NH SGTT NHTM NQH ST SXKD TPLX VĐH VHĐ WTO XDSCN Tổng An Giang Cán bộ nhân viên Dư nợ Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Đồng bằng sông Cửu Long Hợp đồng tín dụng Housing Bank Of Mekong Delta – Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng nhà nước Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Ngân hàng Sài Gòn thương tín Ngân hàng thương mại Nợ quá hạn Số tiền Sản xuất kinh doanh Thành phố Long Xuyên Vốn điều hoà Vốn huy động World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới Xây dựng sửa chữa nhà Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong thực tế, nhu cầu vay vốn của xã hội đã có từ lâu và trở thành một vấn đề có thật đòi hỏi cần được quan tâm hợp lý hơn trong xã hội ngày nay, từ những người nông dân, những người mua bán nhỏ, đến những nhà kinh doanh hay những nhà đầu tư đều có nhu cầu về vốn. Tuy nhiên, xã hội vẫn tồn tại một thực trạng đó là có người thừa vốn, nhưng cũng có người thiếu vốn dẫn đến một sự mất cân đối. Xuất phát từ thực tiễn trên, ngân hàng ra đời và đã cung cấp những hoạt động như là: tiết kiệm, cho vay,… từ đó tình trạng trên được giải quyết nhanh chóng, một mặt nhằm tập trung nguồn vốn từ trong dân, mặt khác dùng nguồn vốn huy động được để cho vay lại, đây cũng là một trong những chức năng quan trọng của ngân hàng. Từ những đặc điểm, vị trí địa lý và tiềm năng của vùng ĐBSCL, Ngân hàng PTN ĐBSCL ra đời, góp phần cải thiện đời sống của người dân ĐBSCL nói chung và người dân AG nói riêng. Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang hoạt động với mục tiêu cho vay XDSCN không chỉ phù hợp với quan niệm của người dân đó là “an cư lạc nghiệp”, mà bên cạnh đó Ngân hàng còn mở rộng cơ cấu cho vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh… của người dân trong trong ngắn hạn, giúp người dân phát triển kinh tế gia đình, tạo tiền đề phát triển nền kinh tế của tỉnh AG. Với cơ cấu cho vay đa dạng, phù hợp với nhu cầu của người dân tại TPLX nên Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang được ưu tiên lựa chọn để thực hiện đề tài “Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang” để có thể hiểu rõ hơn hoạt động cho vay của ngân hàng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng của VN trong thời kỳ hậu WTO sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn, đòi hỏi những tổ chức tín dụng phải có những bước đổi mới phù hợp. Với lý do trên, đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu về hoạt động của Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang, đặc biệt phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn. Qua đó, đề ra những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Thông qua quá trình thu thập số liệu, nghiên cứu quá trình hoạt động của ngân hàng, đề tài đã sử dụng những biện pháp nghiên cứu sau: - Thu thập thông tin sơ cấp: quan sát hoạt động cho vay của ngân hàng, các thông tin bên ngoài, tham khảo ý kiến cán bộ tín dụng. - Thu thập thông tin thứ cấp: tham khảo tài liệu của ngân hàng, sách báo,… - Phương pháp phân tích số liệu, thống kê và so sánh, biểu đồ,… 1.4 Phạm vi nghiên cứu Do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi tín dụng ngắn hạn theo nhóm tại Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang năm 2004 – 2006. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Một số khái niệm chung về tín dụng 2.1.1 Tín dụng Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi1. 2.2.2 Doanh số cho vay DSCV bao gồm tất cả các khoản cho vay phát sinh trong năm tài chính. Các khoản vay mà khách hàng vay lại sau khi thanh lý hợp đồng vay cũ hoặc khách hàng vay mới lần đầu. 2.1.3 Doanh số thu nợ DSTN bao gồm tất cả các khoản thu vốn gốc mà khách hàng trả trong năm tài chính kể cả vốn thanh toán kết thúc hợp đồng hoặc vốn mà khách hàng trả một phần. 2.1.4 Dư nợ DN là chỉ tiêu phản ánh một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản ngân hàng cần phải thu về. 2.1.5 Nợ quá hạn NQH là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng, nếu không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là NQH. 2.2 Vấn đề chung về tín dụng 2.2.1 Bản chất, chức năng và vai trò của tín dụng  Bản chất tín dụng Tín dụng là mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay tạo nên mối quan hệ chặt chẽ với nhau qua việc vận động giá vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hay hàng hóa2.  Chức năng tín dụng Gồm 3 chức năng như sau: - Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: Đây là chức năng cơ bản, nhờ chức năng này mà nguồn vốn tiền tệ được điều hoà từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để nhằm phát triển kinh tế xã hội. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng. 1 Ngân hàng Nhà Nước. 2001. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Hà Nội. 2 Hồ Diệu. 2001. “Bản chất, chức năng và vai trò của tín dụng” trong Hồ Diệu (Chủ biên). Tín Dụng Ngân Hàng. TP Hồ Chí Minh: NXB Thống kê. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 3 + Tập trung lại vốn tiền tệ: nhờ vào sự hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng và của các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể xã hội được tập hợp hình thành nên một nguồn vốn đủ lớn sẵn sàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Phân phối lại vốn tiền tệ: là sự chuyển hóa để sử dụng các nguồn vốn đã tập trung được để đáp ứng nhu cầu của sản xuất lưu thông hàng hoá, cũng như nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội. Cả hai mặt trên đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả. Vì vậy, tín dụng có ưu thế rõ rệt, kích thích mặt tập trung và thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả3. - Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Nhờ hoạt động tín dụng mà nó có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội, thể hiện: + Hoạt động tín dụng, trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng: thương phiếu, kỳ phiếu, séc, các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán… + Với hoạt động của tín dụng, đặc biệt là hoạt động tín dụng ngân hàng, đã mở ra một khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng dưới các hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau. + Nhờ hoạt động của tín dụng, các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hoá nhằm tăng tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội4. - Chức năng kiểm soát quá trình hoạt động kinh tế: Đây là hệ quả của hai chức năng trên, tín dụng không những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mà còn thông qua đó thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực lãng phí, vi phạm pháp luật… trong hoạt động sản xuất kinh doanh5.  Vai trò của tín dụng Nói đến vai trò của tín dụng là nói đến sự tác động của nó đối với nền kinh tế - xã hội, tín dụng có vai trò đặc biệt to lớn: Góp phần thúc đẩy sản xuất - lưu thông hàng hoá phát triển: trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, là công cụ để tập trung vốn và thúc đẩy tích cực vốn cho các xí nghiệp, tổ chức kinh tế. Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, góp phần ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín 3, 4, 5 Hồ Diệu. 2001. “Bản chất, chức năng và vai trò của tín dụng” trong Hồ Diệu (Chủ biên). Tín Dụng Ngân Hàng. TP Hồ Chí Minh: NXB Thống kê. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 4 dụng cho sản xuất ngày càng tăng của xã hội, nhờ đó góp phần làm ổn định thị trường giá cả trong nước. Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội: thúc đẩy kinh tế phát triển, sản xuất hàng hoá và dịch vụ ngày càng gia tăng thoả mãn nhu cầu người lao động; tạo khả năng khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, lao động, đất rừng… thu hút nhiều lực lượng lao động của xã hội tạo ra lực lượng sản xuất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế6. 2.2.2 Nguyên tắc - điều kiện tín dụng  Nguyên tắc tín dụng Có 2 nguyên tắc: - Một là: Vốn vay sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có hiệu quả kinh tế. - Hai là: Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng7.  Điều kiện tín dụng Khách hàng phải có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. + Đối với pháp nhân: Có năng lực pháp luật dân sự. + Đối với cá nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện hộ gia đình, tổ hợp tác, thành viên công ty hợp doanh: có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Người vay vốn có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Người vay vốn có mục đích sử dụng vốn hợp pháp. - Có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư khả thi có hiệu quả. - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Thống đốc NHNN Việt Nam8. 6, 7 Hồ Diệu. 2001. “Bản chất, chức năng và vai trò của tín dụng” trong Hồ Diệu (Chủ biên). Tín Dụng Ngân Hàng. TP Hồ Chí Minh: NXB Thống kê. 8 Nguyễn Đăng Dờn. 2004. “Tín dụng ngắn hạn tài trợ cho kinh doanh” trong Nguyễn Đăng Dờn (Chủ biên). Tín Dụng Ngân Hàng. TP Hồ Chí Minh: NXB Thống kê. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 5 2.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn  Hệ số thu nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả thu nợ của ngân hàng. Phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn, tỷ lệ này càng cao càng tốt.  Tỷ lệ dư nợ/ Tổng vốn huy động Phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng.  Tỷ lệ dư nợ/ Tổng tài sản Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn ngân hàng, chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thu được lợi nhuận càng cao, đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro.  Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng càng nhanh được coi là tốt và việc đầu tư càng an toàn.  Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản nợ, chỉ tiêu này đánh giá chất lượng tín dụng cũng như những rủi ro tín dụng tại ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. 2.3 Thể loại và thời hạn cho vay Căn cứ vào chu kỳ SXKD, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nguồn vốn vay của Ngân hàng PTN ĐBSCL, thể loại cho vay và thời hạn cho vay xác định như sau: ( Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay ) ( Dư nợ /  Vốn huy động ) x 100 ( Dư nợ /  Tài sản ) x 100 ( NQH /  Dư nợ ) x 100 ( Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân ) Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 6  Thể loại cho vay Cho vay ngắn hạn: Ngân hàng PTN ĐBSCL cho vay vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng cho nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Cho vay trung, dài hạn: Ngân hàng PTN ĐBSCL cho vay vốn trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống9.  Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của Ngân hàng PTN ĐBSCL. Cho vay ngắn hạn thì thời hạn cho vay theo thỏa thuận phù hớp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá 12 tháng. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Cho vay dài hạn là các khoản có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên10. 2.4 Trả nợ gốc và lãi ·Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng, chi nhánh Ngân hàng PTN ĐBSCL nơi cho vay và khách hàng thoả thuận về việc trả nợ gốc và lãi tiền vay như sau: Các kỳ hạn trả nợ gốc, nợ lãi với số tiền phải trả mỗi kỳ bằng nhau. Được áp dụng cho các khách hàng có thu nhập thường xuyên, đều đặn. Tính theo phương pháp trả góp: NV: Tổng nợ vay ban đầu. A: số tiền phải trả mỗi kỳ bằng nhau, bao gồm nợ gốc và lãi. i: lãi suất cho vay. n: số kỳ trả nợ. Các kỳ hạn trả nợ gốc, nợ lãi tiền vay theo định kỳ hàng tháng, quý, vụ, chu kỳ SXKD hoặc trả lãi cùng với kỳ trả nợ gốc (phương pháp tích lãi theo tích số trên số dư nợ vay của từng giấy nhận nợ). Đồng tiền trả nợ và việc bảo toàn giá trị nợ gốc bằng các hình thức thích hợp, phù hợp với quy định của NHNN và pháp luật. ·Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì chi nhánh Ngân hàng PTN ĐBSCL nơi cho vay phải chuyển toàn bộ số dư nợ gốc khoản vay sang nợ quá hạn. 9 Ngân hàng PTN ĐBSCL. 2005. Quyết định số 43/2005/QĐ-NHN-HĐQT ngày 17/5/2005 về việc ban hành quy định chung về cho vay đối với khách hàng. TP Hồ Chí Minh. 10 Ngân hàng PTN ĐBSCL. 2005. Quyết định số 43/2005/QĐ-NHN-HĐQT ngày 17/5/2005 về việc ban hành quy định chung về cho vay đối với khách hàng . TP Hồ Chí Minh. A = NV x [ i / ( 1 - (1+i)ˉⁿ ) ] Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 7 ·Thời gian tính lãi nợ vay được tính từ ngày khách hàng nhận tiền vay đến ngày khách hàng trả nợ. Trường hợp khách hàng có nợ quá hạn thì thời gian tính lãi nợ vay được tính như sau: Lãi trong hạn tính từ ngày nhận tiền vay đến ngày đáo hạn đã thoả thuận theo hợp đồng tín dụng hoặc phụ lục hợp đồng tín dụng đã ký kết. Lãi quá hạn tính từ ngày chuyển sang nợ quá hạn (ngày kế tiếp ngày đáo hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc phụ lục hợp đồng tín dụng hoặc ngày ngân hàng quyết định xử lý chuyển sang nợ quá hạn do khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng đã ký kết) đến ngày khách hàng trả hết nợ quá hạn. ·Trật tự ưu tiên thu hồi nợ gốc, nợ lãi như sau: Đối với nợ vay được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 3: Thu lãi quá hạn, lãi trong hạn, nợ gốc. Đối với nợ vay được phân loại từ nhóm 4 đến nhóm 5: Thu nợ gốc, lãi trong hạn, thu lãi quá hạn. Đối với các khoản vay đã khởi kiện và đã có bản án của Tòa án thì thu nợ gốc, nợ lãi theo quyết định của bản án có hiệu lực. ·Đối với khách hàng vay bằng nội tệ, nếu trả nợ trước hạn số lãi phải trả chỉ tính từ ngày vay đến ngày trả nợ. Đối với khách hàng vay ngoại tệ, nếu trả trước hạn thì chi nhánh Ngân hàng PTN ĐBSCL nơi cho vay và khách hàng thoả thuận về số lãi tiền vay phải trả nhưng không vượt quá số tiền lãi phải trả tính theo lãi suất đã ghi trong hợp đồng tín dụng11.  Ghi chú: Phân loại nợ: - Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Các khoản nợ trong hạn mà các tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều 21 theo quyết định số 43/2005/QĐ-NHN-HĐQT ngày 17/5/2005 của Ngân hàng PTN ĐBSCL. - Nhóm 2: Nợ cần chú ý Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 21 theo quyết định số 43/2005/QĐ-NHN-HĐQT ngày 17/5/2005 của Ngân hàng PTN ĐBSCL. - Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; 11 Ngân hàng PTN ĐBSCL. 2005. Quyết định số 43/2005/QĐ-NHN-HĐQT ngày 17/5/2005 về việc ban hành quy định chung về cho vay đối với khách hàng. TP Hồ Chí Minh. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 8 Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 21 theo quyết định số 43/2005/QĐ-NHN-HĐQT ngày 17/5/2005 của Ngân hàng PTN ĐBSCL. - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 21 theo quyết định số 43/2005/QĐ-NHN-HĐQT ngày 17/5/2005 của Ngân hàng PTN ĐBSCL. - Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 21 theo quyết định số 43/2005/QĐ-NHN-HĐQT ngày 17/5/2005 của Ngân hàng PTN ĐBSCL. 2.5 Phương thức cho vay Trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng, khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay và hướng dẫn của Tổng Giám đốc Ngân hàng PTN ĐBSCL, chi nhánh Ngân hàng PTN ĐBSCL nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn theo các phương thức cho vay sau đây: - Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn chi nhánh Ngân hàng PTN ĐBSCL nơi cho vay và khách hàng tiến hành các thủ tục vay vốn và ký kết hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: chi nhánh Ngân hàng PTN ĐBSCL nơi cho vay cùng khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoảng thời gian xác định. - Cho vay theo dự án đầu tư: chi nhánh Ngân hàng PTN ĐBSCL cho khách hàng vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. - Cho vay hợp vốn: Các chi nhánh Ngân hàng PTN ĐBSCL và các Tổ chức tín dụng khác cùng cho vay đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng. - Cho vay trả góp: Khi vay vốn, chi nhánh Ngân hàng PTN ĐBSCL nơi cho vay cùng khách hàng xác định và thoả thuận số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Trường hợp trả nợ vay trước hạn, chi nhánh thoả thuận với khách hàng số lãi tiền vay phải trả cho phù hợp nhưng không được thấp hơn mức lãi tiền vay của cùng loại cho vay tại thời điểm trả nợ. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: + Căn cứ nhu cầu của khách hàng, chi nhánh Ngân hàng PTN ĐBSCL nơi cho vay và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng: hạn mức tín dụng dự phòng, Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 9 thời hạn hiệu lực của hạn mức dự phòng. Chi nhánh Ngân hàng PTN ĐBSCL nơi cho vay cam kết đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ, trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng, khách hàng vẫn phải trả phí cam kết cho hạn mức tín dụng dự phòng đó. + Chi nhánh có nhu cầu mở hạn mức tín dụng dự phòng vượt khả năng cân đối về nguồn vốn và quyền phán quyết, phải trình Tổng Giám đốc Ngân hàng PTN ĐBSCL quyết định. - Phương thức cho vay khác: Ngân hàng PTN ĐBSCL cho vay xây dựng, sửa chữa mua nhà ở, cho vay tiêu dùng, cho vay có bảo đảm bằng chứng từ có giá, cho vay cầm cố vàng, xe ôtô, xe gắn máy và các phương thức cho vay khác thực hiện theo hướng dẫn của Tổng Giám đốc Ngân hàng PTN ĐBSCL và quy định hiện hành của Thống đốc NHNN12. 2.6 Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết13. Hoạt động tín dụng là hoạt động có nhiều rủi ro mà nguy cơ của nó của thể làm sụp đổ cả một hệ thống ngân hàng, rủi ro tín dụng không chỉ là vấn đề được quan tâm đặc biệt trong phạm vi ngân hàng mà còn được quan tâm trong toàn nền kinh tế. Vì vậy, bên cạnh việc mở rộng tín dụng, ngân hàng còn áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng qua việc giám sát khách hàng vay và đề ra các qui định về tín dụng. Về phương diện kỹ thuật nghiệp vụ, ngân hàng áp dụng các biện pháp đa dạng và phong phú, tiếp thu kinh nghiệm và học hỏi ở các ngân hàng khác. Về phương diện pháp lý, ngân hàng luôn chấp hành các qui định về đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, rủi ro chỉ có thể hạn chế chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn, nó xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan gắn liền với hoạt động tín dụng:  Chủ quan - Xuất phát từ ngân hàng: + Bộ máy điều hành lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm, sự phân công không hợp lý. + Năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng hoặc ban lãnh đạo còn hạn chế. + Chính sách cho vay không hợp lý. + Các thông tin về khách hàng chưa đầy đủ, không chính xác. + Thực hiện không tốt quá trình cấp tín dụng. + Buông lỏng việc kiểm tra khách hàng vay. 12 Ngân hàng PTN ĐBSCL. 2005. Quyết định số 43/2005/QĐ-NHN-HĐQT ngày 17/5/2005 về việc ban hành quy định chung về cho vay đối với khách hàng. TP Hồ Chí Minh. 13 Ngân hàng Nhà Nước. 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Hà Nội. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 10 - Xuất phát từ khách hàng: + Sử dụng vốn vay không đúng mục đích. + Năng lực, công tác quản lý yếu kém của đơn vị vay vốn (doanh nghiệp, công ty, hộ gia đình,…) dẫn đến khách hàng mất khả năng thanh toán.  Khách quan - Từ cơ chế của nhà nước: Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng ngân hàng chưa đầy đủ, hệ thống pháp lý chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi. Vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm toán chưa được phát huy. - Từ khách hàng: Do ảnh hưởng bởi các nguyên nhân như thiên tai, lạm phát tiền tệ, chi phí tăng, thay đổi bất thường về giá cả sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng thay đổi… dẫn đến tình trạng khó khăn cho doanh nghiệp, nông dân, các hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân khác. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 11 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG PTN ĐBSCL CHI NHÁNH AN GIANG 3.1 Khái quát Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang Ngân hàng PTN ĐBSCL ra đời theo quyết định 769/TTG (18/09/97) của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó đã làm thay đổi diện mạo của những ngôi nhà nơi đây, từ những ngôi nhà tranh tre được thay thế dần bằng những ngôi nhà khang trang, vững chắc để người nông dân yên tâm làm kinh tế. Ngân hàng PTN ĐBSCL được thống đốc NHNN Việt Nam phê chuẩn điều lệ về tổ chức và hoạt động theo quyết định 408/QĐ – NHNN 5 (08/12/97). Ngân hàng khai trương và chính thức đi vào hoạt động đầu tháng 04/1998. Để mở rộng quy mô hoạt động, Ngân hàng PTN ĐBSCL đã thành lập chi nhánh theo công văn số 390/CV – NHNN 5 ( 07/05/98) của Thống đốc NHNN và quyết định 18/QĐ – HĐQT (27/05/99) của Hội đồng quản trị Ngân hàng PTN ĐBSCL. Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang là đơn vị kinh tế cấp I trực thuộc Hội sở tại TP Hồ Chí Minh, hoạt động theo điều lệ của tổ chức và Ngân hàng PTN ĐBSCL, theo sự phân cấp uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng PTN ĐBSCL. Chi nhánh chính thức khai trương ngày 17/12/1999. Tên chi nhánh: Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – Chi Nhánh An Giang. Tên giao dịch: Housing Bank Of Mekong Delta An Giang Branch. Tên viết tắt: MHB AG. Địa chỉ: 15 – Tôn Đức Thắng, P. Mỹ Bình, Thành Phố Long Xuyên, An Giang  : 076.857321 Fax: 076.857276 Ngoài ra Ngân hàng PTN ĐBSCL còn có 3 chi nhánh cấp II, đặt tại: Châu Đốc (1), Châu Phú (2), Tân Châu (3). Sơ đồ Chi nhánh cấp II (Châu Đốc) (1) Chi nhánh cấp II (Châu Phú) (2) Chi nhánh cấp II (Tân Châu) (3) Hội Sở chính (Tp HCM) Chi nhánh cấp I (NH PTN ĐBSCL – CN AG) Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 12 3.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban 3.2.1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang có tổng số CBNV hiện tại là 131 người, gồm có: Ban Giám đốc, Phòng hành chánh – nhân sự, Phòng kế toán – ngân quỹ, Phòng tín dụng, Phòng kiểm tra nội bộ và 3 chi nhánh: Châu Đốc, Châu Phú, Tân Châu. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban  Ban Giám đốc Giám đốc: được Hội sở bổ nhiệm, Giám đốc tổ chức và điều hành mọi hoạt động chi nhánh. Phó Giám đốc: được ủy quyền giải quyết công việc của đơn vị khi Giám đốc đi vắng.  Phòng hành chính – nhân sự - Quản lý toàn bộ mọi hoạt động liên quan đến cán bộ nhân viên trong hoạt động của Ngân hàng. - Sắp xếp bố trí công nhân viên phù hợp với trình độ chuyên môn. - Cung cấp trang thiết bị, văn phòng phẩm cho hoạt động của Ngân hàng. - Trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến mức lương, hưu trí.  Phòng kế toán – ngân quỹ - Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước. - Tổ chức hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, dịch vụ chi trả tiền kiều hối,… - Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của chi nhánh. Chi nhánh cấp II (Châu Đốc) (1) Chi nhánh cấp II (Châu Phú) (2) Chi nhánh cấp II (Tân Châu) (3) Ban Giám Đốc Phòng TC - HC Phòng KT - NQ Phòng TD Phòng KTNB Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 13 - Kiểm tra chuyên đề kế toán, ngân quỹ trong phạm vi chi nhánh. - Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước và quy định về nghĩa vụ tài chính của hệ thống. - Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán. - Giữ bí mật các tài liệu, số liệu theo quy định của ngân hàng và của Nhà nước. - Bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng tín dụng chuyển sang theo quy định. - Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin. Thực hiện chế độ quyết toán hàng năm với Hội sở. - Lập kế hoạch thu chi tài chính của chi nhánh và theo dõi thực hiện. - Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc giao.  Phòng tín dụng - Khảo sát, nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trong địa bàn hoạt động. - Tiếp cận thị trường, tìm kiếm khách hàng mới. - Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát. - Thẩm định các phương án, dự án đầu tư. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối ngoại và kinh doanh ngoại tệ. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh trong nước và ngoài nước. - Thực hiện các nghiệp vụ cho vay. - Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. - Bảo quản, lưu trữ hồ sơ. - Lập các báo cáo thống kê.  Phòng kiểm tra nội bộ - Kiểm tra, kiểm toán nội bộ các hoạt động của chi nhánh. - Thực hiện kiểm tra, theo dõi, phát hiện sai phạm, phúc tra việc sửa chữa những sai phạm của chi nhánh. - Thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiến nghị của kiểm tra bộ nội bộ tài chính chi nhánh, và kiểm tra việc thực hiện. - Phối hợp với đoàn thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, NHNN và Hội sở Ngân hàng PTN ĐBSCL trong việc kiểm tra tại chi nhánh. - Báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ. - Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 3.3 Phương hướng hoạt động năm 2007 Từ những kết quả của năm 2006, theo định hướng của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc. Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang sẽ có biện pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại, phấn đấu thực hiện các mục tiêu, kế hoạch năm 2007. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 14 ● Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang đề ra những mục tiêu sau - Nguồn vốn huy động tại chỗ: 270.000 triệu đồng. - Tổng dư nợ: 910 tỉ đồng, mức tăng trưởng: 15,19%. - Nợ xấu (nhóm 3-5): <2%/tổng dư nợ. - Lợi nhuận trước thuế: 21.950 triệu đồng. ● Những giải pháp thực hiện trong năm 2007 - Công tác nguồn vốn: Tập trung công tác huy động vốn, triển khai khuyến mãi phù hợp với thực tế trên địa bàn. Phấn đấu nâng dần tỷ lệ huy động vốn tại chỗ tối thiểu trên 30%/tổng dư nợ cho vay hiện hữu. Phát triển các sản phẩm mới trong huy động vốn, trong tín dụng và tăng dần tỷ trọng lợi nhuận từ dịch vụ trong tổng thu nhập. Điều hoà vốn kịp thời, hỗ trợ kỹ thuật, nghiệp vụ, tạo điều kiện cho các chi nhánh cấp II, Phòng giao dịch hoàn thành kế hoạch chung của chi nhánh. - Công tác tín dụng: Thực hiện chiến lược phục vụ các khách hàng, giải quyết hồ sơ vượt mức phán quyết, có chiến lược lãi suất theo từng nhóm khách hàng. Tập trung cho vay ngắn hạn, phấn đầu tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 60%/ tổng dư nợ cho vay. Thực hiện thẩm định cho vay khoa học, hiệu quả, không để hồ sơ của khách hàng kéo dài. Không để nợ quá hạn gia tăng, xử lý nợ xấu, không để nợ xấu toàn chi nhánh tăng trên 2,5%. Phân công bộ phận theo dõi, quản lý tín dụng, xử lý nhanh đối với các khoản nợ nhóm 5. - Công tác kế toán: Quản lý việc chi tiêu mua sắm, công tác phí theo chế độ chính sách nhà nước trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí. Quản lý các khoản thu chi, hạch toán kịp thời chính xác; Đề ra kế hoạch cụ thể việc khoáng chi phí cho các chi nhánh cấp II. - Công tác kiểm tra: Thực hiện tốt vai trò tham mưu cho giám đốc trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đôn đốc các chi nhánh cấp II thực hiện tốt quy trình, quy định đã được ban hành. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ tại chi nhánh và thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra của Phòng Kiểm tra nội bộ Hội sở. - Công tác tổ chức hành chánh: Mở rộng và phát triển mạng lưới của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng PTN ĐBSCL, chi nhánh AG dự kiến mở thêm 3 phòng giao dịch (Hoà Lạc, Chợ Mới, Thoại Sơn), tuyển thêm cán bộ. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 15 Tuyển dụng nhân sự theo biên chế được duyệt của Hội sở; đoàn kết tốt giữa các phòng ban và chi nhánh. - Công tác khác: Cải cách và hoàn thiện quy trình tín dụng. Nâng cao đạo đức, năng lực của các cán bộ nhân viên. Nâng cao hiệu lực quản lý của Ban lãnh đạo và các phòng ban. Bố trí khoa học cán bộ phục vụ công tác báo cáo kịp thời và tin học hoá công tác báo cáo thống kê để hạn chế số lao động phục vụ công tác gián tiếp. Tiến hành các thủ tục cần thiết trình Tổng Giám đốc, xúc tiến nhanh thủ tục mở các phòng giao dịch trực thuộc. Lãnh đạo chi nhánh cấp II chủ động nghiên cứu đưa ra chiến lược phù hợp đặc thù tại địa phương. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 16 CHƯƠNG 4: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PTN ĐBSCL – CHI NHÁNH AN GIANG 4.1 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn 2004 - 2006 4.1.1 Doanh số cho vay Hoạt động tín dụng luôn gắn liền với quá trình huy động vốn, nó cung ứng một lượng tiền lớn cho xã hội, được xem là một hoạt động không thể thiếu của mỗi ngân hàng. Hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy để tồn tại và phát triển, Ngân hàng PTN ĐBSCL - Chi Nhánh An Giang không chỉ chú trọng đến huy động vốn mà còn phải làm tốt công tác tín dụng. Hoạt động tín dụng trong 3 năm gần đây (2004 – 2006) như sau: Bảng 1: Tình hình cho vay năm 2004 - 2006 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 St % St % 1. Ngắn hạn 408.033 427.203 531.307 19.170 4,70 104.104 24,37 - XDSCN 11.540 1.467 4.167 -10.073 -87,29 2.700 184,05 - Khác 396.493 425.736 527.140 29.243 7,38 101.404 23,82 2. Trung dài hạn 185.451 235.369 402.621 49.918 26,92 167.252 71,06 Tổng 593.484 662.572 933.928 69.088 11,64 271.356 40,95 (Nguồn: Phòng Tín dụng) Ghi chú: Khác: sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi… Năm 2004 - 2006 doanh số cho vay ngắn hạn tăng đều và luôn chiếm trên 50% trong tổng doanh số cho vay, đặc biệt năm 2006 có doanh số cho vay ngắn hạn cao nhất với mức tăng là 104.104 triệu đồng, tăng 24,37% so năm 2005. Doanh số cho vay tăng chủ yếu là cho vay ngắn hạn còn vay trung dài hạn tăng tương đối, đây là một bước thay đổi đáng kể, do Ngân hàng thực hiện chính sách mở rộng cơ cấu cho vay ngắn hạn phù hợp với nhu cầu của người dân. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng, trong đó cho vay khác tăng cao hơn so với cho vay XDSCN, vì nhu cầu vay vốn để kinh doanh trong ngắn hạn tăng không ngừng, với tính chất riêng của những loại hình kinh doanh khác nhau mà người dân chỉ cần vay vốn với thời gian ngắn là có thể thu hồi vốn, và tiếp tục kinh doanh hoặc chuyển sang đầu tư khác. Năm 2006 có mức tăng cao như trên là vì người dân vay vốn để kinh doanh, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (tôm, cá basa,…) vốn là những mặt hàng có giá trị xuất khẩu và đó cũng chính là lợi thế của tỉnh nhà. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 17 Biểu đồ 1: Biểu đồ tỷ trọng cho vay ngắn hạn năm 2004 - 2006 Năm 2004 3% 97% XDSCN Khác Năm 2005 0% 100% XDSCN Khác Năm 2006 1% 99% XDSCN Khác Trong doanh số cho vay ngắn hạn, cho vay khác luôn chiếm tỷ trọng gần 100% trong 3 năm (2004 - 2006). Cho vay khác giữ một vị trí quan trọng và đang được Ngân hàng quan tâm hiện nay. - Cho vay XDSCN: năm 2005 giảm 10.073 triệu đồng, giảm 87,29% so năm 2004 và chiếm tỷ trọng gần như không đáng kể trong doanh số cho vay ngắn hạn. Vì người dân thích vay trung dài hạn cho việc XDSCN hơn là vay ngắn hạn do tính chất của việc XDSCN là cần có thời gian dài và không tạo ra được nguồn thu nhập, hoặc sau một thời gian dài mới tạo được nguồn thu cho người sử dụng vốn vay, nên vay XDSCN thích hợp với vay trung dài hạn. Nhưng đến năm 2006 cho vay XDSCN tăng 2.700 triệu đồng, tăng 184,05% so năm 2005, chiếm 1% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, tuy doanh số cho vay XDSCN tăng nhưng rất ít so với mức tăng của doanh số cho vay khác. Cho vay XDSCN tăng là do Ngân hàng cân đối nguồn vốn cho vay XDSCN trong ngắn hạn và trung dài hạn, để nhằm ổn định doanh số cho vay XDSCN trung dài hạn, và không làm ảnh hưởng quá lớn đến doanh số cho vay XDSCN trong ngắn hạn. - Cho vay khác: gồm sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi… cho vay khác trong cả 3 năm đều tăng, cao nhất là năm 2006 cho vay khác là 527.140 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99% trong doanh số cho vay ngắn hạn. Và năm 2006 là năm doanh số cho vay khác có mức tăng cao nhất, tăng là 101.404 triệu đồng, tốc độ tăng là 23,82% so năm 2005. Cho vay trong ngắn hạn nhằm phục vụ cho nhiều nhu cầu và đa dạng các đối tượng (doanh nghiệp, công ty, hộ gia đình,…) có nhu cầu vay vốn để đầu tư do tác động của sự kiện “Việt Nam gia nhập WTO”, góp phần làm doanh số cho vay khác lúc nào cũng vượt qua và lớn hơn gấp nhiều lần doanh số cho vay XDSCN. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 18 Như vậy, cho vay khác (sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản,…) qua 3 năm luôn chiếm một tỷ trọng cao trong doanh số cho vay ngắn hạn, thể hiện sự dịch chuyển gần như hoàn toàn từ cho vay XDSCN sang cho vay đối tượng khác trong ngắn hạn và thể hiện rõ mục đích cho vay ngắn hạn. Tình hình cho vay ngắn hạn có những chuyển biến khá tốt, đồng nghĩa với cơ cấu cho vay của Ngân hàng là phù hợp với nhu cầu của người dân. Việc mở rộng cơ cấu cho vay ngắn hạn thật sự thích hợp trong thời điểm này, đặc biệt là với người dân AG vay vốn để chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản, cá ba sa,… ngày càng mở rộng quy mô do những sản phẩm thủy sản ngày càng có giá trị xuất khẩu trên thị trường Quốc tế. Từ thực tế trên cho thấy, Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang không chỉ quan tâm đến mục tiêu XDSCN mà đồng thời còn tạo điều kiện cho người dân làm kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cho vay đối tượng khác (sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi …), khách hàng vay vốn ngắn hạn tại ngân hàng có thể trả nợ gốc vào bất cứ thời gian nào trong năm hoặc trả hết một lần duy nhất vào cuối năm, điều này giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc thanh toán nợ gốc; ngoài ra còn nhờ vào sự đánh giá thị trường một cách đúng đắn của Ban Giám đốc và tích cực trong công tác của các cán bộ tín dụng Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang đã góp phần tăng dần doanh số cho vay ngắn hạn theo mỗi năm. Hiện nay trên địa bàn TPLX có rất nhiều tổ chức tín dụng và trong tương lai sẽ có nhiều tổ chức tín dụng khác, đó là những đối thủ cạnh tranh với Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang, đứng trước vấn đề đó đòi hỏi Ngân hàng đề ra những chính sách cho vay như thế nào để có thể thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn, và có được khách hàng uy tín là một điều hết sức khó khăn. 4.1.2 Doanh số thu nợ Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là nhằm mục tiêu mang lại lợi nhuận, hoạt động tín dụng chẳng những phải đảm bảo được tính an toàn mà còn phải đạt hiệu quả, đảm bảo được khả năng thu hồi nợ, giảm nợ khó đòi và nợ quá hạn. Bảng 2: Tình hình thu nợ năm 2004 - 2006 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 St % St % 1. Ngắn hạn 268.663 352.013 617.309 83.350 31,02 265.296 75,37 - XDSCN 5.649 7.431 6.194 1.782 31,55 -1.237 -16,65 - Khác 263.014 344.582 611.115 81.568 31,01 266.533 77,35 2. Trung dài hạn 286.137 245.483 309.032 -40.654 -14,21 63.549 25,89 Tổng 554.800 597.496 926.341 42.696 7,70 328.845 55,04 (Nguồn: Phòng Tín dụng) Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 19 Biểu đồ 2: Biểu đồ tỷ trọng thu nợ ngắn hạn năm 2004 - 2006 Năm 2004 2% 98% XDSCN Khác Năm 2005 2% 98% XDSCN Khác Năm 2006 1% 99% XDSCN Khác Năm 2004 - 2005 tổng doanh số thu nợ luôn tăng và tăng gần gấp đôi vào năm 2006. Tổng doanh số thu nợ tăng nhờ vào việc lựa chọn đúng đối tượng, vừa phải thu hút nhiều khách hàng đến vay vốn vừa phải lựa chọn các khách hàng uy tín, có khả năng trả nợ tốt. Vì vậy để đảm bảo khả năng thu hồi nợ thì điều quan trọng đó là công tác thẩm định phải được thực hiện tốt. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng khá nhanh qua 3 năm 2004 – 2006, đặc biệt luôn cao hơn doanh số thu nợ trung dài hạn, một phần nhờ vào sự thay đổi trong cơ cấu cho vay, ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác góp phần tăng tổng doanh số thu nợ nói chung và doanh số thu nợ ngắn hạn nói riêng. Trong doanh số thu nợ ngắn hạn, thu nợ khác qua 3 năm 2004 – 2006 luôn chiếm tỷ trọng gần 100% trong doanh số thu nợ ngắn hạn, thu nợ XDSCN chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Nguyên nhân là do hiện tại cơ cấu cho vay ngắn hạn của Ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ, nuôi trồng thủy sản… được gọi là cho vay khác, từ đó dẫn đến việc thu nợ của nhóm cho vay khác cao hơn so với XDSCN. Doanh số thu nợ ngắn hạn diễn biến qua các năm như sau: - Thu nợ XDSCN: năm 2005 tăng 1.782 triệu đồng, tăng 31,55% so năm 2004, chiếm tỷ trọng 2% trong doanh số thu nợ ngắn hạn, đây là mức tăng tương đối, một phần là nhờ các cán bộ tín dụng thường xuyên nhắc nhở và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn, nhưng nguyên nhân chính là do khách hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả. Năm 2006 thu nợ XDSCN giảm 1.237 triệu đồng, giảm16,65% so năm 2005, chiếm tỷ trọng 1% trong doanh số thu nợ ngắn hạn. Thu nợ XDSCN giảm là do tính chất của việc XDSCN là không mang lại thu nhập hoặc không thể có thu nhập ngay, mà chủ yếu dựa vào các hoạt động khác như kinh doanh, đầu tư, chăn nuôi… mang Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 20 lại thu nhập để thanh toán nợ cho Ngân hàng. Do đó, khi các hoạt động trên không thuận lợi, kém hiệu quả, chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, không thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường… nên khách hàng không thể thanh toán nợ đúng hạn cho Ngân hàng. - Thu nợ khác: thu nợ khác qua 3 năm đều tăng và tăng cao nhất vào năm 2006, tăng 266.533 triệu đồng, tăng 77,35% so năm 2005, chiếm tỷ trọng 99% trong doanh số thu nợ ngắn hạn. Doanh số thu nợ của những đối tượng kinh doanh, chăn nuôi… tăng cao nhờ vào những thuận lợi riêng từ môi trường sản xuất kinh doanh, các khách hàng có phương án SXKD khả thi, nên đa số khách hàng có thể trả nợ cho Ngân hàng, thể hiện việc cho vay của Ngân hàng đối với các đối tượng này là đúng đắn, kinh nghiệm và trình độ của các cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao. Công tác thu nợ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng để đảm bảo được nguồn thu nhập của mình. Doanh số thu nợ ngắn hạn của năm 2004 - 2006 đã có những chuyển biến khá tốt, cho thấy ngoài yếu tố kinh doanh hiệu quả của khách hàng còn phải kể đến sự chỉ đạo của Ban Giám đốc và vai trò của cán bộ tín dụng Ngân hàng. Đối với công tác thu nợ, các cán bộ tín dụng luôn dành nhiều thời gian để xem xét hoạt động kinh doanh của những đối tượng vay vốn, khả năng thanh toán nợ của khách hàng; luôn có trách nhiệm nhắc nhở các khách hàng, tạo mối quan hệ vững chắc với khách hàng; quyết đoán trong việc, áp dụng linh hoạt giữa kinh nghiệm và thực tiễn với những quy định của Ngân hàng để có được kết quả thu nợ như trên. 4.1.3 Dư nợ cho vay Dư nợ cũng là một khâu để đánh giá quy mô tăng trưởng tín dụng của ngân hàng và tùy theo quy mô hoạt động mà ngân hàng sẽ đề ra kế hoạch tăng trưởng dư nợ hợp lý. Bảng 3: Tình hình dư nợ năm 2004 - 2006 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 St % St % 1. Ngắn hạn 256.947 332.137 246.135 75.190 29,26 -86.002 -25,89 - XDSCN 6.741 0.777 -1.250 -5.964 -88,47 -2.027 -260,88 - Khác 250.206 331.360 247.385 81.154 32,43 -83.975 -25,34 2. Trung dài hạn 410.227 400.113 493.702 -10.114 -2,47 93.589 23,39 Tổng 667.174 732.250 739.837 65.076 9,75 7.587 1,04 (Nguồn: Phòng Tín dụng) Sự thay đổi trong cơ cấu cho vay sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình dư nợ của Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang, đánh giá cơ cấu cho vay hiện tại ảnh hưởng đến số dư nợ thế nào cần phân tích tình hình dư nợ sau: Tổng dư nợ tăng, trong đó dư nợ ngắn hạn năm 2005 có mức tăng khá cao, tăng 75.190 triệu đồng, tăng 29,26% so năm 2004, tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn của năm 2005 đạt tương đối so với kế hoạch tăng dư nợ ngắn hạn mà Ngân hàng đề ra là 501.000 triệu đồng. Đó là nhờ việc đẩy mạnh cơ cấu cho vay ngắn hạn, mở rộng các Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 21 đối tượng vay vốn nên có thể đáp ứng cho nhiều nhu cầu khác nhau, vừa phân tán rủi ro đảm bảo cho hoạt động tín dụng được an toàn và có mức tăng trưởng hợp lý dư nợ như trên. Biểu đồ 3: Biểu đồ tỷ trọng dư nợ ngắn hạn năm 2004 - 2006 Năm 2004 3% 97% XDSCN Khác Năm 2005 0% 100% XDSCN Khác Năm 2006 1% 99% XDSCN Khác Năm 2006 dư nợ ngắn hạn giảm 86.002 triệu đồng, giảm 25,89% so năm 2005, dựa vào quy mô hoạt động hiện tại mà Ngân hàng có những thay đổi trong cơ cấu cho vay ngắn hạn, bước đầu chưa có nhiều khách hàng biết đến nên doanh số cho vay trong ngắn hạn vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, dẫn đến dư nợ cho vay ngắn hạn giảm. Đối với dư nợ ngắn hạn thì tỷ trọng dư nợ của đối tượng sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản,… chiếm một tỷ lệ khá lớn, còn dư nợ XDSCN chỉ chiếm một tỷ lệ thấp. Phân tích cụ thể tình hình dư nợ ngắn hạn như sau: - Dư nợ cho vay XDSCN: dư nợ cho vay XDSCN có xu hướng giảm từ năm 2004 – 2006, giảm mạnh vào năm 2005 và 2006. Năm 2005 dư nợ cho vay XDSCN giảm 5.946 triệu đồng, giảm 88,47% so năm 2004. Năm 2006 dư nợ XDSCN giảm 2.027 triệu đồng, giảm 260,88% so năm 2005 và chỉ chiếm tỷ trọng là 1% trong dư nợ ngắn hạn. Dư nợ XDSCN ngắn hạn giảm mạnh do có sự điều chỉnh doanh số cho vay XDSCN giữa ngắn hạn và trung dài hạn, sự điều chỉnh này là dựa nhu cầu vay vốn hiện tại và khả năng tăng trưởng dư nợ của nhóm này trong tương lai. Tuy dư nợ cho vay XDSCN giảm vẫn không làm ảnh hưởng nhiều đến dư nợ chung vì trong ngắn hạn thì việc cho vay XDSCN thường được duy trì với tỷ trọng thấp hơn so với việc cho vay khác. Việc tăng dư nợ cho vay khác trong ngắn hạn chính là mục tiêu của Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 22 - Dư nợ cho vay khác: Năm 2005 dư nợ khác tăng 81.154 triệu đồng, tăng 32,43% so năm 2004, chiếm tỷ trọng gần 100% trong dư nợ ngắn hạn. Dư nợ cho vay khác tăng đối với các hộ cá thể sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nuôi trồng thuỷ sản,… Dư nợ khác chiếm một tỷ lệ lớn trong dư nợ ngắn hạn, điều này dựa vào sự đánh giá của Ban Giám đốc đối với thị trường nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng để nhằm tăng dư nợ thích hợp theo từng thời kỳ. - Năm 2006 dư nợ cho vay khác giảm 83.975 triệu đồng, giảm 25,34% so với năm 2005, dư nợ cho vay khác giảm cũng là nguyên nhân chính làm cho dư nợ ngắn hạn giảm, nguyên nhân là do sự thay đổi trong cơ cấu cho vay ngắn hạn còn mới lạ so với người dân, vì trước đây họ chỉ biết đến Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang qua việc cho vay XDSCN và hình thức cho vay trung dài hạn. Dư nợ cho vay khác giảm cho thấy Ngân hàng chưa thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến về những thay đổi trong chính sách cho vay, nên cần phải quan tâm nhiều hơn để có thể tăng dư nợ hợp lý. Mặt khác, do lãi suất đầu vào của Ngân hàng là khá cao so với các ngân hàng khác trong tỉnh, ảnh hưởng đến lãi suất cho vay và khả năng thu hút khách hàng đến với Ngân hàng. Tuy nhiên, do phương châm của Ngân hàng là “An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững”, Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang chú ý đến việc lựa chọn khách hàng, dư nợ tăng chậm hoặc giảm đều nhằm đảm bảo việc thực hiện phương châm trên. Trong tương lai, những thay đổi trong cơ cấu cho vay sẽ được phổ biến hơn, doanh số cho vay ngắn hạn có thể sẽ tăng và do đó cũng có thể tăng dư nợ trong tương lai. Dư nợ qua các năm 2004 – 2006 có những biến động đáng kể, nhưng vẫn giữ được mức dư nợ hợp lý dựa trên quy mô hoạt động của Ngân hàng và theo sự hướng dẫn của Hội sở. 4.1.4 Nợ quá hạn Trái với những biện pháp để tăng dư nợ hợp lý, NQH bắt buột phải có những biện pháp để hạn chế, phòng ngừa. Trong quá trình hoạt động của mỗi ngân hàng, vấn đề NQH là một trong những vấn đề không mong muốn, Chi nhánh ngân hàng PTN ĐBSCL cũng vậy. Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn năm 2004 - 2006 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 St % St % 1. Ngắn hạn 2.105 2.374 4.416 0.269 12,78 2.042 86,02 2. Trung dài hạn 8.361 11.785 6.870 3.424 40,95 -4.915 -41,71 Tổng 10.466 14.159 11.286 3.693 35,29 -2.873 -20,29 (Nguồn: Phòng Tín dụng) NQH ngắn hạn luôn thấp hơn NQH trung dài hạn nhưng luôn gia tăng mỗi năm (2004 - 2006) đây là một vấn đề khó tránh khỏi, tuy nhiên Ngân hàng PTN ĐBSCL Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 23 – Chi Nhánh An Giang luôn áp dụng những biện pháp hạn chế NQH trong giới hạn cho phép. NQH ngắn hạn chủ yếu là ở nhóm cho vay nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản,… còn nhóm XDSCN chỉ giữ một tỷ lệ rất thấp trong NQH ngắn hạn. Từ năm 2004 – 2006 NQH ngắn hạn tăng, trong đó năm 2006 có mức tăng khá cao, tăng 2.042 triệu đồng, tăng 86,02% so năm 2005. NQH ngắn hạn tăng do một số khách hàng vay vốn nhằm mục đích nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi,… không gặp thuận lợi, có sự biến động bởi giá cả, đặc biệt là những năm gần đây việc xuất khẩu cá basa, thuỷ sản gặp khó khăn do thời tiết, những điều kiện về chất lượng nhập khẩu của các nước khác,… khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới thì những khó khăn này sẽ ngày càng tăng thêm hoặc sẽ được khắc phục, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hướng dẫn của Nhà nước, các ban ngành và sự thích nghi của mỗi tổ chức, cá nhân trong môi trường hội nhập. Tóm lại, NQH tăng do việc kinh doanh không hiệu quả từ phía khách hàng; mặt khác do năng lực, trình độ xử lý nợ của các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng chưa đồng đều, các biện pháp xử lý nợ chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, các hình thức cho vay chưa đa dạng. Tuy công tác thẩm định tín dụng được đa số cán bộ tín dụng thực hiện tốt, nhưng vẫn còn mất khá nhiều thời gian do trình độ của các cán bộ tín dụng còn chưa đồng đều, đây là khó khăn hiện tại của Ngân hàng. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 24 4.2 Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn Thông qua việc phân tích chung về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tình hình dư nợ, nợ quá hạn và việc phân tích cụ thể các hoạt động đó trong ngắn hạn trong 3 năm 2004 – 2006, việc đánh giá chất lượng tín dụng thông qua một số chỉ tiêu là như sau: Bảng 5: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 1. DSTN 554.800 597.496 926.341 DSTN ngắn hạn 268.663 352.013 617.309 2. DSCV 593.484 662.572 933.928 DSCV ngắn hạn 408.033 427.203 531.307 DSTN ngắn hạn / DSCV ngắn hạn 0,66 0,82 1,16 0,17 0,34 3. Dư nợ 667.174 732.250 739.837 Dư nợ ngắn hạn 256.947 332.137 246.135 Dư nợ bình quân ngắn hạn 187.262 294.542 289.136 4. Tổng nguồn vốn 668.328 741.022 864.556 Vốn huy động 146.966 149.988 189.618 Dư nợ ngắn hạn / Vốn huy động 174,83% 221,44% 129,81% 46,61% -91,64% Dư nợ ngắn hạn / Tổng tài sản 38,45% 44,82% 28,47% 6,38% -16,35% Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn 1,43 1,20 2,14 -0,24 0,94 5. NQH 10.466 14.159 11.286 NQH ngắn hạn 2.105 2.374 4.416 NQH ngắn hạn / Dư nợ ngắn hạn 0,82% 0,71% 1,79% -0,10% 1,08% 4.2.1 Hệ số thu nợ ngắn hạn Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được công tác thu nợ của Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang đang được thực hiện thế nào. Hệ số thu nợ ngắn hạn trong 3 năm 2004 - 2006 có xu hướng tăng, trong đó năm 2006 có hệ số thu nợ cao nhất là 1,16 tăng 0,34 so năm 2005 đây là một kết quả tốt. Hệ số thu nợ ngắn hạn cao đồng nghĩa với việc cho vay và thu nợ đều được thực hiện tốt, Ngân hàng có được những khách hàng uy tín và quan trọng nhất là công việc kinh doanh của khách hàng đạt hiệu quả tốt. Hệ số thu nợ ngắn hạn phản ánh được năng lực của đội ngũ nhân viên, đảm bảo việc thu nợ đúng hạn và tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng, các cán bộ tín dụng của Ngân hàng luôn có sự nổ lực phấn đấu trong công tác thu nợ. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 25 4.2.2 Dư nợ ngắn hạn/ Vốn huy động Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/vốn huy động luôn đạt trên 100% qua 3 năm 2004 - 2006, tỷ lệ này vào năm 2005 là 221,44% tăng 46,61% so năm 2004, cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhanh và tăng nhanh hơn nguồn vốn huy động, do đó việc sử dụng vốn điều hoà là cần thiết. Vào năm 2006 dư nợ ngắn hạn/vốn huy động là 129,81%, giảm 91,64% so năm 2005. Tỷ lệ này giảm trong khi doanh số cho vay ngắn hạn trong năm giảm và nguồn vốn huy động có xu hướng tăng, cho thấy việc sử dụng nguồn vốn huy động vẫn đạt hiệu quả tuy không bằng mức tăng của năm trước. Nguồn vốn huy động không thể đáp ứng kịp mức tăng của doanh số cho vay, do mặt bằng chung của nguồn vốn nhãn rỗi hiện nay không nhiều, hầu hết người dân thành thị đều có nhu cầu kinh doanh, đầu tư,… còn tâm lý của người nông dân thường thích giữ tiền, mua vàng tích trữ; mặt khác, do hoạt động huy động vốn chưa thật sự thu hút người dân. Vì vậy, Ngân hàng sẽ triển khai những hình thức khuyến mãi phù hợp thu hút khách hàng mới, giữ khách hàng cũ để có thể nâng tỷ lệ huy động vốn lên 30%/tổng dư nợ cho vay theo mục tiêu đề ra cho năm 2007. 4.2.3 Dư nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản Thông qua chỉ tiêu này cho thấy, dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng theo các năm cho thấy khả năng cho vay của Ngân hàng là hiệu quả, chỉ tiêu này vào năm 2005 là 44,82% tăng 6,38% so với năm 2004, vì nhu cầu vay vốn cho việc sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản, kinh tế hộ gia đình,… trên địa bàn TPLX là rất cao. Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn/tổng tài sản càng lớn cho thấy Ngân hàng thu được lợi nhuận càng cao từ việc cho vay ngắn hạn, tuy nhiên chỉ tiêu này cao cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chỉ tiêu này vào năm 2006 là 28,47% giảm 16,35% so năm 2005. Do tổng tài sản tăng trong khi dư nợ ngắn hạn lại giảm, cho thấy Ngân hàng ngày càng có khả năng đáp ứng nhiều nhu cầu vay vốn ngắn hạn của người dân trong tương lai. Tuy nhiên để tăng trưởng dư nợ ngắn hạn bền vững đòi hỏi Ngân hàng phải có nguồn vốn đủ mạnh, trong đó chủ yếu là nguồn vốn huy động và đối với Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang thì vấn đề này là rất quan trọng, đây cũng là vấn đề được quan tâm đối với hầu hết ngân hàng. Vì mục tiêu phát triển kinh tế, góp phần thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá cho tỉnh AG, Ngân hàng phấn đấu tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 60%/tổng dư nợ cho vay theo mục tiêu phấn đấu của năm 2007. 4.2.4 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Vòng quay vốn cụ thể qua các năm như sau: năm 2004 là 1,43 vòng, năm 2005 là 1,20 vòng, giảm 0,24 vòng so năm 2004, đến năm 2006 là 2,14 vòng, tăng lên 0,94 vòng so năm 2005. Trong 3 năm qua, vòng quay tín dụng có lúc giảm nhưng không đáng kể, mức tăng năm 2006 khá tốt nhờ khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả, thanh toán nợ sớm cho chi nhánh nên doanh số thu nợ năm 2006 tăng cao nhất trong 3 năm, đây là tín hiệu đáng mừng. Đặc biệt với việc đẩy mạnh cơ cấu cho vay ngắn hạn thì vòng quay vốn tín dụng thật sự sẽ tăng nhanh dần từng bước, doanh số cho vay sẽ mở rộng cho nhiều đối tượng khác nhau, từ đó rủi ro cũng sẽ được phân tán. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 26 Tóm lại, thông qua những chỉ tiêu đánh giá như trên phản ánh được chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh, thể hiện được vai trò của Ban lãnh đạo, trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng và sự đoàn kết của toàn thể đội ngũ nhân viên. 4.2.5 Nợ quá hạn ngắn hạn/ Tổng dư nợ ngắn hạn Nợ quá hạn là những khoản nợ gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng, nợ quá hạn tồn đọng càng nhiều sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn/tổng dư nợ ngắn hạn, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ này là 0,82% vào năm 2004, giảm 0,10% vào năm 2005, tỷ lệ này giảm là một điều tốt cho thấy việc xử lý NQH khá tốt, các giải pháp hạn chế NQH phát huy hiệu quả. Đến năm 2006 tỷ lệ này là 1,79% tăng 1,08% so năm 2005, tỷ lệ này có tăng nhưng không vượt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ này tăng vào năm 2006 là do có những hạn chế trong công tác cho vay, thẩm định tín dụng; do công việc đầu tư kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn và một phần do việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích… Tuy nhiên, Ngân hàng luôn cố gắng áp dụng các biện pháp để hạn chế NQH vượt chỉ tiêu, phấn đấu không để nợ xấu của Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang không vượt quá 2%/tổng dư nợ trong năm 2007 theo mục tiêu đề ra. 4.3 So sánh hoạt động tín dụng ngắn hạn của NH PTN ĐBSCL với một số chi nhánh ngân hàng khác tại An Giang Tại TPLX hiện nay có rất nhiều chi nhánh ngân hàng: NH PTN ĐBSCL, NH No&PTNT, NH ĐT&PT VN, NH NT VN, NH SGTT ,… Với qui mô và phương thức cho vay tương tự nhau, đòi hỏi các chi nhánh phải có sự nổ lực phấn đấu nhiều hơn trong hiện tại và tương lai, tạo sự khác biệt và nét đặc trưng cho riêng mình. Để đánh giá hoạt động cho vay của chi nhánh NH PTN ĐBSCL so với các ngân hàng chi nhánh trên địa bàn TPLX như thế nào, cụ thể là xem xét tình hình cho vay ngắn hạn trong 3 năm (2004 – 2006) giữa chi nhánh NH PTN ĐBSCL với chi nhánh NH ĐT&PTVN, chi nhánh NH No&PTNT và chi nhánh NH NT VN. Chi nhánh NH PTN ĐBSCL có thời gian hoạt động gần 8 năm (1999 - 2007), ngắn hơn so với thời gian hoạt động của các chi nhánh NH ĐT&PT VN có thời gian hoạt động gần 50 năm (1957 - 2007), chi nhánh NH No&PTNT với thời gian hoạt động gần 12 năm (1995 - 2007), chi nhánh NH NT VN với thời gian hoạt động gần 16 năm (1991 - 2007). So sánh về hoạt động cho vay ngắn hạn giữa chi nhánh NH PTN ĐBSCL với các ngân hàng khác như sau: Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 27 Bảng 6: So sánh hoạt động cho vay ngắn hạn năm 2004 - 2006 ĐVT: Triệu đồng NH ĐT&PTVN chi nhánh AG NH PTN ĐBSCL chi nhánh AG NH No&PTNT chi nhánh AG NH NT VN chi nhánh AG Chỉ tiêu NĂM ST Tỷ lệ tăng(%) ST Tỷ lệ tăng(%) ST Tỷ lệ tăng(%) ST Tỷ lệ tăng(%) 2004 1445.500 408.033 219.380 4114.375 2005 1481.000 8,70 427.203 4,70 259.783 18,42 4068.337 -1,12DSCV 2006 582.000 -210,44 531.307 24,37 382.893 47,39 - - 2004 1459.000 268.663 207.593 4115.539 2005 1438.000 -1,44 352.013 31,02 241.013 16,10 4062.697 -1,28DSTN 2006 1008.000 -0,70 617.309 75,37 390.306 61,94 - - 2004 453.000 256.947 126.834 766.661 2005 496.000 9,49 332.137 29,26 145.604 14,80 772.301 0,74DN 2006 70.000 -170,56 246.135 -25,89 138.191 -5,09 - - 2004 3.000 2.105 745 646 2005 3.000 0,00 2.374 12,78 2.052 -99,72 632 -2,17NQH 2006 2.000 -33,33 4.416 86,02 4.234 106,34 - - (Nguồn: Phòng Tín dụng từ các ngân hàng trên) - Doanh số cho vay: DSCV ngắn hạn năm 2004 – 2006, chi nhánh NH PTN ĐBSCL có DSCV thấp hơn 2 chi nhánh NH NT VN, Chi nhánh NH ĐT&PT VN; và cao hơn chi nhánh NH No&PTNT. Trong đó chi nhánh NH NT VN có DSCV cao nhất, chi nhánh có số tiền cho vay thấp nhất là chi nhánh NH No&PTNT. Đánh giá về tốc độ tăng DSCV ngắn hạn mỗi năm, thì chi nhánh NH No&PTNT có tốc độ tăng trưởng tốt nhất, đặc biệt năm 2006 tốc độ tăng 47,39% so năm 2005, chi nhánh NH PTN ĐBSCL cũng có tốc độ tăng trưởng khá vào năm 2006 tốc độ tăng 24,37% so năm 2005. Như vậy, so với 3 chi nhánh ngân hàng thì DSCV của chi nhánh NH PTN ĐBSCL có thể đánh giá là khá tốt. - Doanh số thu nợ: DSTN ngắn hạn của chi nhánh NH PTN ĐBSCL thấp hơn chi nhánh NH ĐT&PT VN và chi nhánh NH NT VN, nhưng vẫn cao hơn chi nhánh NH No&PTNT. Trong đó, DSTN ngắn hạn cao nhất là chi nhánh NH NT VN và thấp nhất là chi nhánh NH No&PTNT. Năm 2004 – 2006 chi nhánh NH PTN ĐBSCL có tốc độ tăng DSTN ngắn hạn cao nhất, đặc biệt cao nhất vào năm 2006 với tốc độ tăng 75,37% so năm 2005, các chi nhánh NH ĐT&PT VN và chi nhánh NH NT VN lại có xu hướng giảm. Qua đó cho thấy DSTN của chi nhánh NH PTN ĐBSCL thực hiện khá tốt công tác thu nợ, qua đây còn cho thấy trình độ, năng lực của các cán bộ tín dụng của chi nhánh NH PTN ĐBSCL và khả năng cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng khác. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 28 - Dư nợ: Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm của chi nhánh NH PTN ĐBSCL thấp hơn nhiều so với chi nhánh NH ĐT&PT VN và chi nhánh NH NT VN, nhưng vẫn cao hơn chi nhánh NH No&PTNT. Năm 2005 dư nợ ngắn hạn của các chi nhánh ngân hàng đều tăng, chi nhánh NH PTN ĐBSCL có tốc độ tăng cao nhất, tăng 14,80% so năm 2004, tốc độ tăng thấp nhất là chi nhánh NH NT VN với tốc độ tăng năm 2005 là 0,74% so năm 2004. Đến năm 2006 thì dư nợ ngắn hạn của các ngân hàng đều giảm, và dư nợ ngắn hạn của chi nhánh NH PTN ĐBSCL cũng có sự giảm mạnh với tốc độ 25,89% so năm 2005, chi nhánh NH ĐT&PT VN có tốc độ giảm thấp nhất 170,56% so năm 2005. Như vậy, các ngân hàng nói chung và chi nhánh NH PTN ĐBSCL phải có những chính sách, kế hoạch mới trong công tác tín dụng nhằm tăng trưởng dư nợ bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng. - Nợ quá hạn: NQH ngắn hạn của chi nhánh NH PTN ĐBSCL năm 2004 – 2005 gần tương đương với chi nhánh NH ĐT&PT VN, cao hơn chi nhánh NH NT VN và chi nhánh NH No&PTNT. Đặc biệt là năm 2006, NQH ngắn hạn của chi nhánh NH No&PTNT có tốc độ tăng cao nhất, tăng 106,34% so năm 2005. Chi nhánh NH PTN ĐBSCL cũng có NQH ngắn hạn gần tương đương, tăng với tốc độ 86,02% so năm 2005, trong khi DSCV ngắn hạn lại thấp hơn rất nhiều lần so với các ngân hàng đó, đây là một điều không tốt. NQH tăng là khó khăn mà mỗi ngân hàng đều gặp phải, do đó các ngân hàng nói chung và chi nhánh NH PTN ĐBSCL luôn áp dụng chặt chẽ các biện pháp xử lý nợ, nâng cao trình độ của các cán bộ tín dụng tương đương với tốc độ phát triển của các ngân hàng trong hiện tại và tương lai, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh NH PTN ĐBSCL so với các ngân hàng khác. Tóm lại, hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh NH PTN ĐBSCL so với các chi nhánh ngân hàng khác, cụ thể là chi nhánh NH ĐT&PT VN, chi nhánh NH No&PTNT và chi nhánh NH NT VN là khá tốt, mặc dù có thời gian hoạt động ngắn hơn và chỉ mới bắt đầu mở rộng cơ cấu cho vay ngắn hạn trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, chi nhánh NH PTN ĐBSCL phải luôn phấn đấu, nổ lực để ngày nâng cao khả năng cạnh tranh với ngân hàng trong nước và nước ngoài. 4.4 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn Qua quá trình phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn và một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang, cho thấy Ngân hàng hiện đang gặp một số khó khăn trong công tác tín dụng: công tác cho vay gặp khó khăn trong việc phổ biến chính sách cho vay, tìm kiếm khách hàng,…; công tác thu nợ gặp khó khăn trong việc đánh giá khả năng thanh toán nợ của khách hàng, hạn chế về năng lực trình độ của cán bộ tín dụng,…; việc xử lý NQH chưa được thực hiện tốt do trình độ xử lý nợ của các cán bộ tín dụng không đồng đều, gặp khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ,… Từ những nguyên nhân trên đã gây ra không ít những khó khăn cho Ngân hàng, đặc biệt NQH là nguyên nhân gây nhiều bất lợi cho Ngân hàng. Do đó, để góp phần khắc phục những khó khăn và hạn chế NQH trong hoạt động tín dụng, tôi đã đề ra các giải pháp sau đây: Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 29 - Tăng doanh số cho vay: + Đẩy mạnh các hình thức cho vay hiện tại, mở rộng thêm các hình thức vay khác dựa vào nhu cầu phát sinh chính đáng của khách hàng. + Đưa các hình thức cho vay đến các huyện, thị xã, các vùng sâu vùng xa,… để tìm kiếm khách hàng có nhu cầu. + Chú trọng việc thẩm định hồ sơ vay vốn an toàn, hiệu quả và khoa học. + Đổi mới phương pháp làm việc của Ban tư vấn cho khách hàng một cách khoa học, hợp lý và có trách nhiệm, thái độ làm việc lịch sự, vui vẻ. - Đẩy mạnh doanh số thu nợ: Thường xuyên đánh giá năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng và phân công nhiệm vụ phù hợp theo khả năng. - Xử lý nợ quá hạn: + Thường xuyên nâng cao trình độ của các cán bộ tín dụng trong việc xử lý NQH. + Xây dựng hệ thống quản lý, đánh giá tình trạng các khoản NQH. Lập ra phương án xử lý nợ đối với các khoản nợ khó thu. + Thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nhằm hạn chế NQH. Áp dụng linh hoạt những biện pháp xử lý NQH của Ngân hàng trong những trường hợp cụ thể. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 30 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Hoạt động tại Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang trong 3 năm qua (2004 - 2006) có những tiến triển tốt và đạt được nhiều kết quả khả quan. Qua việc phân tích hoạt động tín dụng, đánh giá các chỉ tiêu cho thấy: Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang luôn đoàn kết, liên hệ chặt chẽ với các ngân hàng chi nhánh cấp II (chi nhánh Châu Đốc, chi nhánh Châu Phú, chi nhánh Tân Châu) nên được Hội sở đánh giá là đơn vị có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn đảm bảo dưới 3%. Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang được bình chọn là một trong những chi nhánh xuất sắc, và được xem là một trong những đơn vị dẫn đầu về lợi nhuận và dư nợ trong hệ thống MHB. Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm của Ban lãnh đạo, sự đóng góp của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng, ban tư vấn luôn tận tình hướng dẫn cho khách hàng, các cán bộ tín dụng biết cách giải quyết, ứng xử linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Ngoài những thành tựu trên, Ngân hàng còn có những đóng góp tự hào cho tỉnh nhà, thể hiện rõ qua việc huy động vốn và cho vay của Ngân hàng: - Thông qua việc huy động vốn, ngân hàng góp phần ổn định nền kinh tế, giúp nền kinh tế có thể đạt được trạng thái cân bằng. - Quá trình cho vay giúp cho các đơn vị kinh tế có nguồn vốn kinh doanh, mở rộng qui mô SXKD cho các doanh nghiệp tại TPLX, gián tiếp giải quyết việc làm cho người dân, góp phần Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa cho tỉnh AG. Với mục tiêu cho vay XDSCN, Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang giúp người dân ổn định được chỗ ở, yên tâm làm kinh tế. Đó là những thành tựu đạt được của Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang. Tuy nhiên, Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang chưa đạt được kế hoạch vốn huy động, do khan hiếm nguồn vốn nhàn rỗi trong địa phương, nhưng chủ yếu là do các hình thức huy động vốn còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc cho vay cũng gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc vào vốn điều hòa của Hội sở có lãi suất khá cao, cao hơn lãi suất của vốn huy động, ảnh hưởng đến việc tăng doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ, đây là một trong những khó khăn lớn nhất của Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang. Tóm lại, hoạt động tín dụng của Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang đã đạt được kết quả tốt trong những năm qua và đang tiến đến cổ phần hóa để nhằm mở ra môi trường làm việc tốt hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn trong tương lai. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 31 5.2 Kiến nghị Dựa trên các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đã đề ra, cần phải có biện pháp để thực hiện tốt các giải pháp đó, đòi hỏi Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang cần có những bước thực hiện phù hợp. - Tăng doanh số cho vay: + Thiết kế bảng câu hỏi dành cho khách hàng, thiết lập bộ phận Marketing của ngân hàng, thực hiện việc quảng cáo hình ảnh của ngân hàng, nghiên cứu thị trường nhằm khai thác tốt thị trường hiện tại và tương lai, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới trong hoạt động tín dụng; áp dụng các mức lãi suất cho nhiều đối tượng khác nhau. + Nhanh chóng thành lập các phòng giao dịch tại huyện, xã, thị trấn tạo thuận lợi trong việc giao dịch với khách hàng, giảm thiểu chi phí giao dịch; tuyên truyền, phổ biến các hình thức vay vốn đến tận nhà dân nhằm thu hút khách hàng đến với Ngân hàng. Thiết kế trang Web nhằm tiện việc giao dịch với khách hàng và đưa hình ảnh Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang đến với khách hàng trong và ngoài nước. + Lập bộ phận thẩm định tín dụng theo nhóm khách hàng (thẩm định dựa theo địa chỉ và thời gian hồ sơ vay vốn của khách hàng) nhằm giảm chi phí đi lại và thời gian. + Chủ trì tổ chức các buổi họp mặt tổ tư vấn khách hàng, mời các ngân hàng trong và ngoài tỉnh (mỗi năm 1 lần), nhằm học tập kinh nghiệm trong việc giao tiếp với khách hàng giữa các ngân hàng. - Đẩy mạnh doanh số thu nợ: Mở các cuộc thi trong nội bộ Ngân hàng trong các khâu quản lý, trong hoạt động tín dụng. Khuyến khích nhân viên Ngân hàng thực hiện việc nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra những giải pháp khả thi mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của Ngân hàng. - Xử lý nợ quá hạn: + Đề cử lần lượt cán bộ tín dụng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tổ chức các cuộc thi đánh giá khả năng xử lý NQH của các cán bộ tín dụng, + Nếu xét thấy khách hàng gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh hiện tại, trường hợp này không nên tạo áp lực quá lớn cho khách hàng, nên lắng nghe phương án trả nợ của khách hàng, giúp khách hàng gia hạn nợ, xem xét thái độ trả nợ của khách hàng, theo dõi quá trình hoạt động tiếp theo của khách hàng. + Nếu khách hàng thật sự mất khả năng thanh toán nợ và không có phương án trả nợ hợp lý. Ngân hàng phải liên hệ với địa phương cư trú của khách hàng, để quản lý tài sản của khách hàng; đánh giá lại tài sản của khách hàng, thông báo cho khách hàng biết tình trạng hiện tại, nếu khách hàng không còn cách trả nợ, thì sẽ xử lý theo quy định.  Hiện nay với sự bùng nổ của Thị trường chứng khoán tại Việt Nam, hoạt động đầu tư ngày càng nóng bỏng, Ngân hàng PTN ĐBSCL - Chi Nhánh An Giang Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 32 nên cử cán bộ nhân viên học tập chuyên tu về lĩnh vực chứng khoán, đầu tư chứng khoán. Đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ và có khả năng giao tiếp với các đối tác nước ngoài; dần dần hoàn thiện bộ máy quản lý để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An Giang SVTH: Trần Thị Khánh An Trang 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bản tin Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL. 10/2/2007. TP Hồ Chí Minh. Hồ Diệu. 2001. Tín Dụng Ngân Hàng. TP Hồ Chí Minh: NXB Thống kê. Ngân hàng Nhà Nước. 2001. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001. Hà Nội. Ngân hàng Nhà Nước. 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005. Hà Nội. Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL. 2005. Quyết định số 43/2005/QĐ-NHN-HĐQT ngày 17/5/2005. TP Hồ Chí Minh. Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL - Chi Nhánh An Giang. 2007. Phương hướng thực hiện mục tiêu của Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang. Nguyễn Đăng Dờn. 2004. Tín Dụng Ngân Hàng (Nghiệp vụ ngân hàng thương mại). TP Hồ Chí Minh: NXB Thống kê. Nguyễn Ngọc Trân. 12/2006. “Gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Cam kết, thời cơ, thách thức và một số nhiệm vụ cần triển khai”. Bài báo cáo với Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang. BẢNG TÍNH BẢNG TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN NĂM 2004 - 2006 100 2004 2005 2006 St St St St % St % VHĐ 146.966 149.988 189.618 3.022 2.06 39.630 26.42 VĐH 521.362 591.034 674.938 69.672 13.36 83.904 14.20 Tổng 668.328 741.022 864.556 72.694 10.88 123.534 16.67 BẢNG 1 : TÌNH HÌNH CHO VAY NĂM 2004 - 2006 100 St % St % 1. Ngắn hạn 408.033 427.203 531.307 19.170 4.70 104.104 24.37 - XDSCN 11.540 1.467 4.167 -10.073 -87.29 2.700 184.05 - Khác 396.493 425.736 527.140 29.243 7.38 101.404 23.82 2. Trung dài hạn 185.451 235.369 402.621 49.918 26.92 167.252 71.06 Tổng 593.484 662.572 933.928 69.088 11.64 271.356 40.95 BẢNG 3: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NĂM 2004 - 2006 100 St % St % 1. Ngắn hạn 256.947 332.137 246.135 75.190 29.26 -86.002 -25.89 - XDSCN 6.741 0.777 -1.250 -5.964 -88.47 -2.027 -260.88 - Khác 250.206 331.360 247.385 81.154 32.43 -83.975 -25.34 2. Trung dài hạn 410.227 400.113 493.702 -10.114 -2.47 93.589 23.39 Tổng 667.174 732.250 739.837 65.076 9.75 7.587 1.04 BẢNG 2: TÌNH HÌNH THU NỢ NĂM 2004 - 2006 100 St % St % 1. Ngắn hạn 268.663 352.013 617.309 83.350 31.02 265.296 75.37 - XDSCN 5.649 7.431 6.194 1.782 31.55 -1.237 -16.65 - Khác 263.014 344.582 611.115 81.568 31.01 266.533 77.35 2. Trung dài hạn 286.137 245.483 309.032 -40.654 -14.21 63.549 25.89 Tổng 554.800 597.496 926.341 42.696 7.70 328.845 55.04 2005/2004 2006/2005 Năm 2005/2004 2006/2005 So sánh Chỉ tiêu Năm Chỉ tiêu Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2004 2005 So sánh 2005/2004 2006/2005 So sánh 2006-2005 So sánhNăm Chỉ tiêu 2005-2004 2006 2004 2005 2006 BẢNG 4: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NĂM 2004 - 2006 St % St % 1. Ngắn hạn 2.105 2.374 4.416 0.269 12.78 2.042 86.02 2. Trung dài hạn 8.361 11.785 6.870 3.424 40.95 -4.915 -41.71 Tổng 10.466 14.159 11.286 3.693 35.29 -2.873 -20.29 BẢNG 5: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN NĂM 2004 - 2006 2004 2005 2006 2005/20042006/2005 1. DSTN 554.800 597.496 926.341 DSTN ngắn hạn 268.663 352.013 617.309 2. DSCV 593.484 662.572 933.928 DSCV ngắn hạn 408.033 427.203 531.307 DSTN ngắn hạn / DSCV ngắn hạn 0.66 0.82 1.16 0.17 0.34 3. Dư nợ 667.174 732.250 739.837 Dư nợ ngắn hạn 256.947 332.137 246.135 dn ngh năm 2003 Dư nợ bình quân ng187.262 294.542 289.136 117.577 4. Tổng nguồn vốn 668.328 741.022 864.556 Vốn huy động 146.966 149.988 189.618 Dư nợ ngắn hạn / Vốn huy động 174.83% 221.44% 129.81% 46.61% -91.64% Dư nợ ngắn hạn / Tổng tài sản 38.45% 44.82% 28.47% 6.38% -16.35% Vòng quay vốn tín dụng ngắn 1.43 1.20 2.14 -0.24 0.94 5. NQH 10.466 14.159 11.286 NQH ngắn hạn 2.105 2.374 4.416 NQH ngắn hạn / Dư nợ ngắn hạn 0.82% 0.71% 1.79% -0.10% 1.08% Năm So sánhChỉ tiêu Chỉ tiêu Năm So sánh 2005/2004 2006/20052004 2005 2006 BẢNG 1 : TÌNH HÌNH CHO VAY NĂM 2004 - 2006 2004 2005 2006 St St St 1. Ngắn hạn 408.033 427.203 531.307 XDSCN 11.540 1.467 4.167 Khác 396.493 425.736 527.140 2. Trung dài h185.451 235.369 402.621 Tổng 593.484 662.572 933.928 BẢNG 2: TÌNH HÌNH THU NỢ NĂM 2004 - 2006 2004 2005 2006 St St St 1. Ngắn hạn 268.663 352.013 617.309 XDSCN 5.649 7.431 6.194 Khác 263.014 344.582 611.115 2. Trung dài h286.137 245.483 309.032 Tổng 554.800 597.496 926.341 BẢNG 3: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NĂM 2004 - 2006 2004 2005 2006 St St St 1. Ngắn hạn 256.947 332.137 246.135 XDSCN 6.741 0.777 -1.250 Khác 250.206 331.360 247.385 2. Trung dài h410.227 400.113 493.702 Tổng 667.174 732.250 739.837 Chỉ tiêu Năm Chỉ tiêu Năm Chỉ tiêu Năm Năm 2004 2% 98% XDSCN Khác Năm 2005 2% 98% XDSCN Khác Năm 2006 1% 99% XDSCN Khác Năm 2004 3% 97% XDSCN Khác Năm 2005 0% 100% XDSCN Khác Năm 2006 1% 99% XDSCN Khác Năm 2004 3% 97% XDSCN Khác Năm 2005 0% 100% XDSCN Khác Năm 2006 1% 99% XDSCN Khác BẢNG 1 : TÌNH HÌNH CHO VAY NĂM 2004 - 2006 100 St % St % 1. Ngắn hạn 408.033 427.203 531.307 19.170 4.70 104.104 24.37 - XDSCN 11.540 1.467 4.167 -10.073 -87.29 2.700 184.05 - Khác 396.493 425.736 527.140 29.243 7.38 101.404 23.82 2. Trung dài hạn 185.451 235.369 402.621 49.918 26.92 167.252 71.06 Tổng 593.484 662.572 933.928 69.088 11.64 271.356 40.95 BẢNG 2: TÌNH HÌNH THU NỢ NĂM 2004 - 2006 100 2004 2005 2006 St St St St % St % 1. Ngắn hạn 268.663 352.013 617.309 83.350 31.02 265.296 75.37 - XDSCN 5.649 7.431 6.194 1.782 31.55 -1.237 -16.65 - Khác 263.014 344.582 611.115 81.568 31.01 266.533 77.35 2. Trung dài hạn 286.137 245.483 309.032 -40.654 -14.21 63.549 25.89 Tổng 554.800 597.496 926.341 42.696 7.70 328.845 55.04 BẢNG 3: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NĂM 2004 - 2006 100 St % St % 1. Ngắn hạn 256.947 332.137 246.135 75.190 29.26 -86.002 -25.89 - XDSCN 6.741 0.777 -1.250 -5.964 -88.47 -2.027 -260.88 - Khác 250.206 331.360 247.385 81.154 32.43 -83.975 -25.34 2. Trung dài hạn 410.227 400.113 493.702 -10.114 -2.47 93.589 23.39 Tổng 667.174 732.250 739.837 65.076 9.75 7.587 1.04 Chỉ tiêu Năm So sánh 2005/2004 2006/2005 2004 2005 2006 Chỉ tiêu Năm So sánh 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Năm So sánh 2005/2004 2006/2005 2004 2005 2006 BẢNG 5: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN NĂM 2004 - 2006 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 1. DSTN 554.800 597.496 3.204 DSTN ngắn hạn 268.663 352.013 617.309 2. DSCV 593.484 662.572 933.928 2004 2005 2006 DSCV ngắn hạn 408.033 427.203 531.307 St St St St % St % DSTN ngắn hạn / DSCV ngắn hạn 0.66 0.82 1.16 0.17 0.34 VHĐ 146.966 149.988 189.618 3.022 0.00 39.630 0.00 3. Dư nợ 667.174 732.250 739.837 VĐH 521.362 591.034 674.938 69.672 0.00 83.904 0.00 Dư nợ ngắn hạn 256.947 332.137 246.135 Tổng 668.328 741.022 864.556 72.694 0.00 123.534 0.00 4. Tổng nguồn vốn 668.328 741.022 864.556 Vốn huy động 146.966 149.988 189.618 Dư nợ ngắn hạn / Vốn huy động 174.83% 221.44% 129.81% 46.61% -91.64% Dư nợ ngắn hạn / Tổng tài sản 38.45% 44.82% 28.47% 6.38% -16.35% Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn 1.43 1.20 2.14 -0.24 0.94 5. NQH 10.466 14.159 11.286 2004 2005 2006 NQH ngắn hạn 2.105 2.374 4.416 St St St St % St % NQH ngắn hạn / Dư nợ ngắn hạn 0.82% 0.71% 1.79% -0.10% 1.08% 1. Ngắn hạn 2.105 2.374 4.416 0.269 0.00 2.042 0.00 2. Trung dài h 8.361 11.785 6.870 3.424 0.00 -4.915 0.00 Vòng quay vốn tín dụng: DSTN / DN Bình quân Tổng 10.466 14.159 11.286 3.693 0.00 -2.873 0.00 Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ) / 2 Bảng Nợ quá hạn Chỉ tiêu Năm So sánh 2005/2004 2006/2005 Năm So sánh 2005-2004 2006-2005 Chỉ tiêu Năm So sánh Chỉ tiêu BẢNG SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN NĂM 2004 - 2006 ST Tỷ lệ tăng(%) ST Tỷ lệ tăng(%) ST Tỷ lệ tăng(%) ST Tỷ lệ tăng(%) 2004 1445.500 408.033 219.380 4114.375 2005 1481.000 2.46 427.203 4.70 259.783 18.42 4068.337 -1.12 2006 582.000 -60.70 531.307 24.37 382.893 47.39 - 2004 1459.000 268.663 207.593 4115.539 2005 1438.000 -1.44 352.013 31.02 241.013 16.10 4062.697 -1.28 2006 1008.000 -29.90 617.309 75.37 390.306 61.94 - 2004 453.000 256.947 126.834 766.661 2005 496.000 9.49 332.137 29.26 145.604 14.80 772.301 0.74 2006 70.000 -85.89 246.135 -25.89 138.191 -5.09 - 2004 3.000 2.105 745 646 2005 3.000 0.00 2.374 12.78 2.052 -99.72 632 -2.17 2006 2.000 -33.33 4.416 86.02 4.234 106.34 Chỉ tiêu NĂM DSCV DSTN DN NQH NH ĐT&PTVN chi nhánh AG NH PTN ĐBSCL chi nhánh AG NH No&PTNT chi nhánh AG NH NT VN chi nhánh AG Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh AG 2004 2005 2006 TRĐ LN 5.220 7.759 5.134 NGẮN HẠN: 2004 2005 2006 Nông nghiệp, Thủy-hảisản, tiểu thủ cn, TM-dv, ngành khác. CV 219.380 259.783 382.893 thlập 1995 11 năm 2004 2005 2006 TN 207.593 241.013 390.306 2004 2005 2006 DN 126.834 145.604 138.191 2004 2005 2006 NQH 745 2.052 4.234 Ngân hàng ĐT và PT VN chi nhánh AG Thành lập 50 (năm 1957-2007) qua nhiều lần chuyển đổi. 2004 2005 2006 CV 1445.500 1481.000 582.000 2004 2005 2006 TN 1459.000 1438.000 1008.000 2004 2005 2006 DN 453.000 496.000 70.000 2004 2005 2006 NQH 3.000 3.000 2.000 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh AG 2004 2005 CV 4114.375 4068.337 2004 2005 TN 4115.539 4062.697 2004 2005 tlập 1991 15 DN 766.661 772.301 2004 2005 NQH 646 632 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang 2004 2005 2006 Thành lập 2005 1 CV 25.3 35 165 2004 2005 2006 TN 22.914 15.5 134.751 2004 2005 2006 DN 123.129 142.629 172.878 2004 2005 2006 NQH 258.5 233 93.8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH AN GIANG.pdf
Tài liệu liên quan